Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 108 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN VIẾT HẢI

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM
KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM PHỤC
HỒI CHỨC NĂNG VÀ TRỢ GIÚP TRẺ TÀN TẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Cơng tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HÀ THỊ THƯ

Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ
Công tác xã hội về “Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn
Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh” là
hồn tồn trung thực và khơng trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Trần Viết Hải




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 01
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT .......................................................................... 08
1.1. Trẻ khuyết tật: khái niệm và đặc điểm .............................................................. 08
1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật ........................... 10
1.3. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại Trung
tâm ............................................................................................................................. 17
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật ... 20
Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM
KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ TRỢ GIÚP
TRẺ TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................................... 26
2.1. Khái quát về Trung tâm và trẻ em khuyết tật tại Trung tâm .............................. 26
2.2. Thực trạng về thực hiện dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật ...... 28
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em
khuyết tật ................................................................................................................... 50
Chương 3: ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀO TRỢ GIÚP TRẺ
EM KHUYẾT TẬT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GĨP PHẦN NÂNG CAO HIỆU
QUẢ DỊCH VỤ CƠNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT TỪ
THỰC TIỄN TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ TRỢ GIÚP TRẺ
TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................... 61
3.1. Ứng dụng công tác xã hội cá nhân vào trợ giúp trẻ em khuyết tật .................... 61
3.2. Đề xuất biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả của dịch vụ công tác xã hội đối
với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn
tật Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................................... 72
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 78



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, người khuyết tật luôn là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế của
Đảng và Nhà nước ta. Việt Nam đã ký Công ước về Quyền của người khuyết tật
(CRPD) vào tháng 10 năm 2007. CRPD là một bước tiến quốc tế quan trọng trong
việc tuyên bố và bảo vệ quyền của mọi người khuyết tật. Bằng việc ký kết CRPD,
Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quan điểm của mình về khuyết tật, rằng khuyết tật
không chỉ là một vấn đề y học mà còn bao gồm những rào cản xã hội và sự tách biệt
khỏi cuộc sống thường ngày bằng sự phân biệt đối xử và những chuẩn mực cũ. Với
sự trợ giúp của nhiều bên liên quan, các tổ chức phi chính phủ và được khuyến
khích bởi những cam kết với CRPD, Việt Nam đã ban hành Luật Người Khuyết tật
hoàn chỉnh vào tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2011. Lần đầu
tiên, Việt Nam có một định nghĩa về khuyết tật chính thức. Bên cạnh việc cung cấp
một định nghĩa khuyết tật chính thức, Luật NKT cũng đặt ra những quyền lợi của
người khuyết tật Việt Nam trong tiếp xúc bình đẳng với các dịch vụ chăm sóc y tế
chất lượng, phục hồi chức năng, giáo dục, việc làm, dạy nghề, các dịch vụ văn hóa,
thể thao và giải trí, giao thơng, các nơi công cộng và công nghệ thông tin.
Theo số liệu thống kê của Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và
xã hội năm 2009 cho biết, cả nước có hơn 5,3 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng
6,4% dân số, trong đó từ 16-55 tuổi chiếm 24%, dưới 16 tuổi chiếm 16%. Kết quả
điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 cho thấy tỷ lệ người khuyết tật ở độ
tuổi từ 5 tuổi trở lên chiếm 7,8% dân số tương đương với 6,7 triệu người. Tỷ lệ nam
giới bị khuyết tật cao hơn nữ giới, 63,5% so với 36,5%. Khoảng 16% người khuyết
tật dưới 16 tuổi, 61% từ 15-55 tuổi và 23% trên 55 tuổi.
Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật là đơn vị trực thuộc Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội, là nơi chuyên tiếp nhận, điều trị và phục hồi
chức năng cho các đối tượng là trẻ em nghèo khuyết tật, trẻ em mồ côi có hồn cảnh
gia đình khó khăn, đặc biệt… tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía
nam. Phần lớn trẻ đang được điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng tại Trung
tâm là trẻ khuyết tật nặng và trẻ khuyết tật đặc biệt nặng với các dạng như: khuyết

tật vận động; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác.
Cơng tác xã hội đối với trẻ khuyết tật tại Trung tâm là quá trình chăm sóc và
trợ giúp trẻ theo mơ hình tập trung thông qua việc giúp trẻ khuyết tật tiếp cận với
các dịch vụ công tác xã hội như: dịch vụ tư vấn, tham vấn trị liệu; dịch vụ chăm sóc,
ni dưỡng; dịch vụ hỗ trợ y tế, phục hồi chức năng; dịch vụ giáo dục chuyên biệt,
giáo dục hoà nhập; dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao, nhằm tạo điều kiện cho trẻ
1


khuyết tật được chăm sóc sức khỏe; điều trị, phục hồi chức năng; giáo dục văn hóa,
đào tạo nghề; tổ chức các hoạt động vui văn hóa, thể thao… giúp trẻ khuyết tật có
nhiều cơ hội tham gia các hoạt động xã hội và tăng cường chức năng xã hội để trẻ
được phát triển và hòa nhập cộng đồng một cách bền vững.
Thực tế cho thấy, việc trợ giúp cho trẻ khuyết tật tại Trung tâm cũng cịn có
những khó khăn nhất định như: trẻ chưa được chăm sóc tồn diện, đầy đủ, khả năng
phục hồi chức năng cho trẻ mất nhiều thời gian và kéo dài…. Trung tâm phải thực
hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, chăm sóc nhiều đối tượng với các dạng tật khác
nhau, đội ngũ viên chức y tế, nhân viên xã hội, người lao động đời sống cịn khó
khăn về sinh hoạt, kinh tế, căng thẳng về tinh thần. Cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều
việc, nhân viên chưa được đào tạo chuyên nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực tham vấn
tâm lý, công tác xã hội, kỹ năng nghề nghiệp cịn hạn chế.
Các cơng trình nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em nói
chung đã có, tuy nhiên dịch vụ cơng tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật còn khá
mới mẻ nhất là tại một trung tâm cụ thể.
Chính vì vậy, tơi đã chọn đề tài “Dịch vụ cơng tác xã hội đối với trẻ em
khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật
Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề người khuyết tật, trẻ em khuyết tật là một vấn đề mang tính xã hội và
được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm, điều này cũng thể hiện rõ trong

quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong định hướng cho các hoạt động trợ giúp
người khuyết tật rằng: “Người khuyết tật không phải gánh nặng của xã hội, họ cũng
có niềm tin, giá trị mong muốn đóng góp cho xã hội nhưng họ bị hạn chế về cơ hội
tham gia do đó Nhà nước, cộng đồng, xã hội cần quan tâm, tạo cơ hội cho họ phát
triển và hịa nhập”
Trong nhiều năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về cơng
tác xã hội với trẻ em khuyết tật, những đề tài, bài viết và nhiều chương trình, dự án
có liên quan đến an sinh xã hội cho trẻ em khuyết tật như:
Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật
sống tại cộng đồng nghiên cứu trường hợp tại xã Tân An Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên
Quang của tác giả Hà Thị Bích Hường. Luận văn mơ tả thực trạng và nhu cầu chăm
sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật ở địa phương. Phân tích những điểm thuận lợi và
hạn chế mà trẻ khuyết tật và gia đình đã trải qua trong khi tìm cách tiếp cận với các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đưa ra các giải pháp cần thiết để trẻ khuyết tật tiếp cận
được với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp với dạng khiếm khuyết của bản
2


thân. Chỉ rõ vai trị của người làm cơng tác xã hội trong việc giúp trẻ khuyết tật tiếp
cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. [34]
Những khó khăn của gia đình có trẻ khuyết tật phát triển và nhu cầu của họ đối
với các dịch vụ xã hội của tác giả Đỗ Hạnh Nga - Khoa Công tác xã hội Trường ĐH
KHXH & NV - ĐHQG TP.HCM. Kết quả khảo sát cho thấy phụ huynh còn thiếu
hiểu biết về các dấu hiệu chậm phát triển của con, thiếu những nhân viên xã hội hỗ
trợ họ trong việc phát hiện sớm, chẩn đoán đánh giá khuyết tật của con họ cũng như
giúp phụ huynh tìm kiếm các dịch vụ xã hội. Từ đó đề xuất xây dựng một số công
việc mà nhân viên xã hội cần thực hiện để hỗ trợ gia đình người khuyết tật. [27]
Những rào cản chất lượng học tập của trẻ khuyết tật ở Việt Nam, đăng trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Nghiên cứu Giáo dục, Tập 29, Số 2 (2013) 6471. Bài
viết trình bày kết quả nghiên cứu về các rào cản trẻ khuyết tật (TKT) đến trường và

những rào cản TKT học có chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông ở Việt
Nam. [33]
Giáo dục hoà nhập – cánh cửa rộng mở cho trẻ em khuyết tật tại Việt nam,
khoá luận của tác giả Lê Minh Hằng, sinh viên trường Swarthmore College, bài viết
nêu cần can thiệp sớm hệ thống giáo dục hoà nhập cho phép mọi trẻ em khuyết tật
cũng như trẻ bình thường được học tập trong một mơi trường, trẻ khuyết tật được
thể hiện tối đa khả năng của mình, các em được tạo điều kiện chứng minh rằng
mình cũng có khả năng như mọi đứa trẻ khác. Làm thay đổi cách nhìn của cộng
đồng từ ‘‘từ thiện đến nhân quyền’’ đối với trẻ khuyết tật. Bài luận đã nêu lên thực
trạng của giáo dục hoà nhập tại Việt Nam, những thách thức cần được giải quyết,
làm sao cho trẻ khuyết tật được tiếp cận với môi trường giáo dục hoà nhập, việc đào
tạo cho đội ngũ giáo viên, cán bộ về giáo dục hoà nhập và sự phối hợp, cộng tác
giữa các Bộ, ngành quan tâm đến giáo dục đặc biệt, nhất là giáo dục hoà nhập cho
trẻ em khuyết tật. [16]
Những cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề CTXH đối
với trẻ khuyết tật như: đề tài ‘‘Công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại xã Hồng
Quản, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế’’ của tác giả Trần Ngọc Hải. Mục tiêu
quan trọng mà đề tài này hướng đến đó là sự giúp đỡ của các ban ngành chức năng
nhằm giúp trẻ khuyết tật vươn lên hòa nhập cộng đồng để từ đó họ có cuộc sống tốt
hơn. Qua đó nhằm nâng cao khả năng và cơ hội tiếp cận các nguồn lực cho trẻ
khuyết tật. [32]
Cơng trình nghiên cứu của tác giả Hà Thị Thư đã trình bày một cách tổng
quát nhất về công tác xã hội với người khuyết tật, các mơ hình hỗ trợ, các phương
pháp tiếp cận, các chương trình chính sách của nhà nước đối với người khuyết tật,
3


vai trị của nhân viên cơng tác xã hội đối với người khuyết tật, các kỹ năng làm việc với
người khuyết tật. Đây là giáo trình đào tạo Cơng tác xã hội ở hệ trung cấp nghề. [24]
Tác giả Tạ Hải Giang, Trung tâm phát triển Sức khỏe bền vững – Viethealt

với nghiên cứu “Dịch vụ xã hội cho Người khuyết tật, thách thức và triển vọng”.
Trong nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ra thực trạng tiếp cận dịch vụ xã hội của
người khuyết tật Việt Nam là khó khăn đặc biệt trong lĩnh vực y tế và giáo dục. Từ
đó tác giả đưa ra đề xuất về sự cần thiết tham gia của nhân viên công tác xã hội
trong công tác hỗ trợ người khuyết tật thông qua kết nối các nguồn lực liên ngành
và đa chiều để hỗ trợ người khuyết tật một cách có hiệu quả. Nghiên cứu đã chỉ ra
vai trò cụ thể của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người khuyết tật trong
lĩnh vực y tế và giáo dục là phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh, can thiệp sớm – phát
hiện sớm khuyết tật, giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp và việc làm. [2]
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu khoa học trên phần lớn nghiên cứu và
đề cập đến công tác xã hội với người khuyết tật, trẻ em khuyết tật. Các nghiên cứu
chỉ ra những tồn tại, khó khăn và thách thức trong việc trợ giúp cho trẻ khuyết tật
tiếp cận với các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, giáo dục trong cộng đồng mà cịn rất
ít những đề tài nghiên cứu về Dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội
tập trung nhằm phân tích đánh giá thực trạng việc cung ứng các dịch vụ cơng tác xã
hội, những mặt tích cực, những tồn tại, hạn chế từ đó có những khuyến nghị và đưa
ra các biện pháp nâng cao và tăng cường các hoạt động cung ứng dịch vụ công tác
xã hội cho trẻ em khuyết tật tại các cơ sở tập trung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực trạng của dịch vụ công tác xã hội đối
với trẻ khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật
và các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em
khuyết tật; Từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả các dịch vụ công tác xã
hội cho trẻ em khuyết tật.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật
tại các trung tâm bảo trợ xã hội.
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến các dịch vụ công

tác xã hội đối với trẻ khuyết tật tại trung tâm.
4


- Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong cung cấp dịch vụ cho
trẻ
- Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động cung cấp dịch vụ
công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại trung tâm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết
tật từ thực tiễn Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về đối tượng: nghiên cứu các dịch vụ công tác xã hội đang được
cung cấp và thực hiện tại trung tâm như dịch vụ tư vấn, tham vấn trị liệu; dịch vụ
chăm sóc, ni dưỡng; dịch vụ hỗ trợ y tế, phục hồi chức năng; dịch vụ giáo dục
chuyên biệt, giáo dục hoà nhập; dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao.
- Phạm vi về khách thể: nghiên cứu trên 50 trẻ khuyết tật hoặc phụ huynh gia
đình trẻ; 50 viên chức, người lao động gồm lãnh đạo đơn vị, khoa, phòng và các
nhân viên trực tiếp chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật. Các
đối tác nhà tài trợ, viện trợ; đại diện cơ quan ban ngành, địa phương và người dân
trên địa bàn nghiên cứu.
- Phạm vi về địa bàn: tại Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật,
38 Tú Xương phường 7 quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: Dựa trên những báo cáo đánh giá
kết quả của các dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật tại trung tâm từ đó rút
ra những lý luận và đưa ra được những đề xuất về biện pháp để nâng cao hiệu quả
dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật tại trung tâm.

Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lý
thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có liên quan đến dịch vụ
hỗ trợ của công tác xã hội, chính sách hỗ trợ đối với trẻ khuyết tật trong và ngoài
nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu: Tra cứu những tài liệu Cơng ước quốc tế về
quyền trẻ em, quyền người khuyết tật; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,
5


Luật người khuyết tật; Các báo cáo, thống kê, văn bản có liên quan; sử dụng các
thơng tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc rút ra từ các
nguồn tài liệu chính của Trung tâm phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: là phương pháp dựa trên hình thức hỏi đáp
gián tiếp dựa trên bảng các câu hỏi được soạn thảo trước, điều tra viên tiến hành
phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi, người được hỏi tự đọc
các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi rồi gửi lại cho
các điều tra viên.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: thu thập thông tin xã hội học thông qua việc
tác động tâm lý học xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng
vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát: thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực
nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục
tiêu nghiên cứu của đề tài. Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm quan sát môi
trường, không gian sống, cơ sở vật chất, điều kiện, tiện nghi...sự đáp ứng các dịch vụ;
đánh giá những nguyện vọng, mong muốn sự hài lòng của trẻ, của phụ huynh khi tiếp
cận các dịch vụ công tác xã hội tại trung tâm; Sự tổ chức, phối hợp, thái độ, sự chuyên
nghiệp trong việc triển khai các hoạt động dịch vụ công tác xã hội của tập thể cán bộ,
viên chức, người lao động tại trung tâm.
- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng trong việc thu thập các số liệu định

lượng và xử lý, phân tích qua phần mềm chuyên dụng SPSS.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Những thông tin thu thập được từ luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm
hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận về trẻ khuyết tật nói riêng và lý
luận về chính sách xã hội nói chung.
Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực dịch vụ
công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại các Trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội tập
trung chuyên chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn đề cập, đánh giá và phân tích những ưu, nhược điểm những mặt
mạnh và hạn chế của công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật đang chăm sóc ni
dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội, gợi mở một số giải pháp nhằm nâng cao chất
6


lượng các dịch vụ công tác xã hội đang được cung cấp cho trẻ khuyết tật tại trung
tâm ngày càng chất lượng và hiệu quả hơn.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và danh
mục các biểu bảng, phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em
khuyết tật
Chương 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật tại Trung
tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Ứng dụng cơng tác xã hội vào trợ giúp trẻ em khuyết tật và đề xuất
biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết
tật từ thực tiễn Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật Thành phố Hồ
Chí Minh.


7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT

1.1. Trẻ khuyết tật: Khái niệm và đặc điểm
1.1.1. Một số khái niệm trẻ em/trẻ em khuyết tật
* Khái niệm về trẻ em
Theo Điều 1 Luật trẻ em năm 2016, Trẻ em là người dưới 16 tuổi. [21]
Theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, trẻ em là người dưới 18 tuổi. Mặc
dù chưa có sự thống nhất về khái niệm trẻ em giữa các cơ quan, tổ chức trong và
ngoài nước nhưng nhìn chung trẻ em được hiểu là con người ở giữa giai đoạn từ
khi sinh và tuổi dậy thì. Định nghĩa pháp lý về một "trẻ em" nói chung chỉ tới
một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưa tới tuổi trưởng thành. [2]
Tóm lại, trẻ em là thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi
nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người mà trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài, tác giả vận dụng khái niệm trẻ em theo luật trẻ em năm 2016 là
những trẻ em khuyết tật dưới 16 tuổi.
* Khái niệm về trẻ em khuyết tật
Theo luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010 đã đưa ra khái niệm về người
khuyết tật, theo đó, Trẻ em khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ
phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao
động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. [23]
Theo quan điểm của Công ước Quốc tế về Quyền của người khuyết tật được
phê chuẩn ngày 30/3/2007 cho rằng, người khuyết tật bao gồm những người có
khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc các giác quan mà khi tương
tác với các rào cản khác nhau có thể làm cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của
họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội.

Theo Đạo luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật do Quốc hội Anh
ban hành (DDA - Disability Discrimination Act) Khái niệm về người khuyết tật là
người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây
ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt
hàng ngày, [30] hay theo Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 (ADA
- Americans with Disabilities Act of 1990) định nghĩa người khuyết tật là người có
sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt
động quan trọng trong cuộc sống. [31]
8


Như vậy, trẻ em khuyết tật là những trẻ em dưới 16 tuổi có một hoặc nhiều
khiếm khuyết về thể chất và tinh thần gây ra sự suy giảm các chức năng làm ảnh
hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động trong cuộc sống thường ngày
của trẻ.
1.1.2. Đặc điểm tâm lý, nhu cầu của trẻ khuyết tật
* Đặc điểm tâm lý của trẻ khuyết tật
Bên cạnh các đặc điểm tâm lý tích cực và tiêu cực như trẻ em khác thì phần
nhiều tâm lý của trẻ em khuyết tật có điểm nổi lên là:
Tâm lý mặc cảm, tự ti do ý thức và nhận thấy về sự khác biệt của bản thân
với những trẻ bình thường khác do đó trẻ thường sống khép kín và ngại giao tiếp
với mọi người.
Trẻ rất nhạy cảm và dễ bị kích động dẫn đến khó kiểm sốt phản ứng khi bị
phân biệt đối xử và thiếu tơn trọng.
Trẻ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp với môi trường xung quanh. Vốn từ
và khả năng ngôn ngữ chậm hơn so với các trẻ bình thường khác, trẻ thường sử
dụng cử chỉ hay ánh mắt để giao tiếp.
Một số trẻ có ý chí, nghị lực cao đặc biệt là những trẻ có khuyết tật về vận
động nhưng trí tuệ phát triển bình thường hoặc thậm chí rất tốt, những trẻ này
thường cố gắng, tự giác và có ý thức cao trong học tập, lao động biết tự chăm sóc

bản thân mình để khơng phụ thuộc vào người khác.
Trong mối quan hệ tương tác với người khác trong gia đình, cộng đồng trẻ
thường có cảm xúc buồn, thất vọng, dễ tự ái. Trẻ có thể bị hạn chế phát triển năng
lực nếu gia đình có kỳ vọng thấp ở trẻ hay được gia đình, người thân bảo bọc, che
chở quá nhiều hoặc khi sống trong gia đình khó khăn, ít quan tâm trẻ khuyết tật có
cảm giác mình bị bỏ rơi.
Nhìn chung trẻ khuyết tật đang ở các độ tuổi mà tâm lý chưa ổn định, chưa
có sự hồn thiện về nhân cách, dễ bị tổn thương do vậy các em rất cần sự động viên
an ủi, chăm sóc, bảo vệ từ gia đình, người thân, cộng đồng và xã hội.
 Nhu cầu của trẻ khuyết tật
Nhu cầu là sự đòi hỏi cá nhân về những cái cần thiết để sinh sống và phát
triển. Nhu cầu của trẻ khuyết tật là những đòi hỏi cần được đáp ứng để tồn tại và
phát triển.
Trẻ khuyết tật cũng có những nhu cầu cơ bản như mọi người trong xã hội và
nhu cầu là nguồn gốc thúc đẩy trẻ hoạt động vươn tới những mục tiêu cho sự phát
triển của bản thân mà theo quan điểm của nhà tâm lý học A. Maslow, con người có
5 loại nhu cầu cơ bản được sắp xếp theo bậc thang từ thấp đến cao.

9


Các nhu cầu có mối quan hệ chặc chẽ với nhau và không tồn tại độc lập mà
luôn nằm trong mối quan hệ gắn kết, phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau, các nhu cầu
được sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao.
Trước hết trẻ khuyết tật cần được đáp ứng các nhu cầu ở mức độ thấp. Sau
đó mới tìm đến sự đáp ứng các nhu cầu ở bậc thang cao hơn.
Nhu cầu trước hết của trẻ em khuyết tật là nhu cầu về thể chất, đây là các nhu
cầu về vật chất cần thiết để trẻ sống và tồn tại như ăn, uống, mặc đủ ấm, vệ sinh,
chăm sóc sức khoẻ đảm bảo cho sự phát triển thể chất của trẻ, và hơn nữa là giúp trẻ
có điều kiện chữa trị vượt qua bệnh tật.

Thứ hai, nhu cầu về sự an tồn đó là trẻ cần có một mái ấm gia đình là chỗ
dựa về vật chất và tinh thần cho trẻ. Gia đình đóng một vai trị hết sức quan trọng,
đây là mơi trường xã hội hóa đầu tiên và mạnh nhất của trẻ vì gia đình tạo tinh thần
cho trẻ khuyết tật vượt qua khó khăn, thôi thúc nghị lực giúp trẻ chiến đấu với bệnh
tật và vươn lên trong cuộc sống.
Nhu cầu về xã hội, trẻ khuyết tật rất cần và có nhu cầu được vui chơi, giải trí,
học tập như bao trẻ em khác. Việc tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí và học
tập cho thấy trẻ mong muốn được hịa mình vào xã hội và tự khẳng định mình, nổ
lực để hoàn thiện và vươn lên trong cuộc sống.
Nhu cầu được tôn trọng, đây là nhu cầu mà trẻ khuyết tật ln địi hỏi việc
thực hiện nhu cầu này ở người lớn, ở bạn bè cùng trang lứa và trước hết là ở những
người cha người mẹ. Sự tôn trọng, sự thừa nhận của mọi người sẽ làm tăng sự tự
tin, tăng nghị lực của trẻ.
Nhu cầu cao nhất của trẻ là nhu cầu phát triển và hoàn thiện nhân cách đó là
việc tự khẳng định mình, chứng minh rằng mình có năng lực và mình có thể làm
được mọi việc.
Thực tế cho thấy, hiện nay một số nhu cầu bậc cao đối với trẻ khuyết tật rất ít
có cơ hội thực hiện hố do đó rất cần sự trợ giúp phù hợp từ phía gia đình, cộng
đồng, xã hội để trẻ có thêm cơ hội đáp ứng các nhu cầu, để trẻ có cuộc sống bình
thường, để được phát triển và hịa nhập.
1.2. Lý luận về dịch vụ cơng tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật
1.2.1. Một số khái niệm
* Khái niệm về dịch vụ xã hội
Dịch vụ xã hội cơ bản là hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng những
nhu cầu cơ bản của con người và được xã hội thừa nhận (VNSW).
Liên hợp quốc định nghĩa Dịch vụ xã hội cơ bản là các hoạt động dịch vụ
cung cấp những nhu cầu cho các đối tượng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu
của cuộc sống (UN – Africa Spending Less on Basic Social Services). [36]
10



Theo Soer. Mary Trần Thị Kim Loan dịch vụ xã hội là các tổ chức cá nhân
và xã hội thực hiện các hoạt động xã hội đáp ứng các nhu cầu bình thường và đặc
biệt của cá nhân và gia đình đảm bảo các quyền cơ bản của con người nhằm đem lại
sự phát triển và cải thiện cuộc sống. Hệ thống dịch vụ xã hội bao gồm nhiều lĩnh
vực như: y tế, giáo dục, an sinh, nông nghiệp, hạ tầng cơ sở... [18]
 Khái niệm về dịch vụ công tác xã hội
Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay
cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện
chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ
(NASW). [36]
Tác giả Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004) đưa ra khái niệm:
CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP. Nó không phải là một hành
động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống thân chủ (cá
nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình. [1,32]
Theo tác giả Hà Thị Thư, dịch vụ công tác xã hội là việc cung cấp các hoạt
động mang tính chất phịng ngừa – khắc phục rủi ro và hịa nhập cộng đồng cho các
nhóm đối tượng yếu thế dựa trên các nhu cầu cơ bản của họ nhằm bảo đảm các giá
trị và chuẩn mực xã hội. [28,tr193-199]
Như vậy, có thể thấy dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật được
hiểu là một số hoạt động mang tính chuyên nghiệp được cung cấp bởi nhân viên
công tác xã hội nhằm phòng ngừa, hạn chế, khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng nhu
cầu cơ bản cho trẻ em khuyết tật nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản cho
trẻ như dịch vụ chăm sóc, ni dưỡng; dịch vụ hỗ trợ tâm lý; dịch vụ y tế; dịch vụ
giáo dục và dịch vụ vui chơi giải trí.
1.2.2. Các nguyên tắc trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ
em khuyết tật
Nhân viên xã hội khi thực hiện các dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em
khuyết tật cần phải hiểu và tuân thủ các ngun tắc đạo đức nghề cơng tác xã hội đó
là:

Tơn trọng và phát huy quyền lựa chọn, quyền quyết định mà không phân biệt
giá trị, niềm tin, tư tưởng và cuộc sống của đối tượng và không ảnh hưởng đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của đối tượng bằng cách giúp đối tượng tự
quyết định và giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc sống.
Tập trung vào điểm mạnh, tận dụng các nguồn lực sẳn có của đối tượng để
thúc đẩy việc trao quyền.

11


Chịu trách nhiệm đối với các hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội, bảm
đảm đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp và chất lượng.
Thúc đẩy công bằng xã hội, đảm bảo cung cấp nguồn lực một cách công
bằng, minh bạch theo nhu cầu của đối tượng.
Tôn trọng sự đa dạng, không phân biệt đối xử về khả năng, tuổi tác, giới tính,
tình trạng hơn nhân, tình trạng kinh tế - xã hội, màu da, chủng tộc, quốc tịch, quan
điểm chính trị, tín ngưỡng tôn giáo và các đặc điểm sức khỏe của đối tượng.
1.2.3. Các dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật
Các hoạt động cung cấp dịch vụ về công tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã
hội, trung tâm công tác xã hội bao gồm:
Tư vấn, tham vấn để giải quyết sự căng thẳng về quan hệ, tình cảm và trợ
giúp tiếp cận các dịch vụ xã hội; tổ chức các cuộc tiếp xúc, trao đổi để tìm ra khó
khăn và cách thức giải quyết khó khăn; trợ giúp về thức ăn, chỗ ở tạm thời; hỗ trợ
khám, chữa bệnh và học tập; trợ giúp học nghề, tìm việc làm, nâng cao thu nhập và
vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hố tinh thần;
Nâng cao năng lực cho cán bộ liên quan ở cộng đồng, thành viên các gia đình
để họ tự giải quyết các vấn đề phát sinh, vượt qua hồn cảnh khó khăn;
Tổ chức các hoạt động trợ giúp cộng đồng, nâng cao năng lực phát hiện
vấn đề, xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực thơng qua các chương trình, dự án;

tổ chức thực hiện kế hoạch có sự tham gia của người dân, người cao tuổi, người tàn
tật và trẻ em, thúc đẩy cộng đồng phát triển.
1.2.3.1. Dịch vụ tư vấn, tham vấn trị liệu
Trung tâm thực hiện hỗ trợ về dịch vụ tư vấn, tham vấn trị liệu cho trẻ
khuyết tật thông qua hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho cá nhân trẻ và gia đình,
bằng các phương pháp trị liệu tâm lý giúp trẻ vượt qua khủng hoảng về tâm lý để
giải quyết sự căng thẳng về các mối quan hệ của các thành viên trong gia đình,
những vấn đề tâm lý cá nhân cũng như vấn đề xã hội của gia đình và cộng đồng dân
cư có ảnh hưởng và tác động đến trẻ khuyết tật; hỗ trợ gia đình và trẻ tiếp cận và thụ
hưởng được các chính sách trợ giúp xã hội.
Tham vấn và giúp cho trẻ khuyết tật và gia đình lập kế hoạch cá nhân và sử
dụng tối đa những nội lực (từ bản thân trẻ và gia đình) và những ngoại lực sẳn có
trong cộng đồng để giúp trẻ phát triển những kỹ năng xã hội cần thiết như giao tiếp,
hợp tác, xác định giá trị… để trẻ tự tin hơn khi tham gia vào mọi hoạt động xã hội
có ích cho cuộc sống tự lập. Ngồi ra cịn giúp các thành viên khác trong xã hội
hiểu rõ và đúng hơn về trẻ khuyết tật và bản chất của sự khuyết tật để xã hội có cái
nhìn khách quan và khoa học về trẻ khuyết tật, những khó khăn và rào cản từ phía

12


xã hội dẫn đến hạn chế cơ hội tiếp cận của trẻ khuyết tật để trẻ vươn lên sống độc
lập.
1.2.3.2. Dịch vụ chăm sóc, ni dưỡng
Trẻ khuyết tật khi đến trung tâm được tiếp nhận thông tin, yêu cầu của trẻ,
sàng lọc và phân loại; Đánh giá về tâm sinh lý, tình trạng sức khoẻ và các nhu cầu
của trẻ từ đó lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện chăm sóc trẻ. Q trình chăm sóc,
ni dưỡng trẻ được thu thập dữ liệu để tổng hợp, phân tích và giám sát, đánh giá
sự tiến triển để điều chỉnh kế hoạch chăm sóc khi cần thiết hoặc dừng kế hoạch
chăm sóc và tái hịa nhập cộng đồng cho trẻ.

Trẻ được cung cấp đầy đủ ít nhất ba bữa ăn sáng, trưa và tối mỗi ngày, bảo
đảm đủ dinh dưỡng, calo và có chất đạm (thịt, cá, đậu nành, chất bột đường, ngũ
cốc, rau quả). Có chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho trẻ sơ sinh, trẻ khuyết tật, trẻ
nhiểm HIV trẻ bị ốm hoặc suy dinh dưỡng … Ngoài chế độ trợ cấp nuôi dưỡng
hàng tháng theo quy định, trung tâm còn nhận được sự trợ giúp từ các cá nhân, tổ
chức, cộng đồng để cải thiện bữa ăn và điều kiện sinh hoạt cho trẻ khuyết tật được
đảm bảo phát triển tốt hơn.
Trẻ được cung cấp đầy đủ nước uống sạch và bảo đảm vệ sinh tắm giặt hàng
ngày, được cung cấp đồ dùng phục vụ việc ngủ gồm giường nằm, chiếu, gối, chăn
màn; cung cấp và sử dụng đồ dùng vệ sinh cá nhân, gồm xà phòng tắm, khăn tắm,
khăn mặt, kem đánh răng và bàn chải đánh răng riêng, được trang bị quần áo đồng
phục đi học (đối với trẻ trong độ tuổi đi học), tất và dép được cung cấp ít nhất 6
tháng/01 lần và được thay thế khi bị hư hỏng, mất và quần áo mặc đủ ấm về mùa
đông.
1.2.3.3. Dịch vụ hỗ trợ y tế, phục hồi chức năng
Trung tâm ln có đội ngũ cán bộ y tế (Bác sĩ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên y,
Hộ lý), trang thiết bị, dụng cụ y tế, tủ thuốc bảo đảm chăm sóc sức khoẻ ban đầu, sơ
cấp cứu khi cần thiết; điều trị và mở sổ theo dõi; kiểm tra sức khoẻ định kỳ 6 tháng
và hàng năm cho từng trẻ. Ngồi ra trung tâm cịn có đội ngũ cán bộ y tế chun
mơn về phục hồi chức năng (Bác sĩ về chỉnh hình, phục hồi chức năng, Kỹ thuật
viên vật lý trị liệu), các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ dùng để tập vật lý trị liệu,
phục hồi chức năng cho nhóm trẻ khuyết tật vận động…
Thực hiện khám, chẩn đoán, điều trị và phục hồi suy dinh dưỡng, phục hồi
chức năng giúp trẻ được can thiệp phục hồi suy dinh dưỡng, phục hồi chức năng
sớm qua tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, hạn chế những biến dạng suy giảm
chức năng, giúp trẻ phát triển vận động và thể lực tốt hơn để sớm hoà nhập cộng
đồng.

13



Tổ chức chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ
ban đầu và phục hồi chức năng qua tập vật lý trị liệu tại gia đình giúp trẻ được phục
hồi sức khoẻ, cải thiện chất lượng cuộc sống, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm hay
gặp ở trẻ em, giảm gánh nặng chi phí điều trị, nhân lực và thời gian chăm sóc bệnh.
1.2.3.4. Dịch vụ hỗ trợ giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập
Trẻ đang được chăm sóc, ni dưỡng tại trung tâm được bảo đảm việc học
văn hố (đối với trẻ có khả năng học tập) được học nghề (đối với trẻ em từ 13 tuổi
trở lên), cụ thể:
Bảo đảm cho trẻ được phổ cập giáo dục, cung cấp giáo dục chính quy hoặc
khơng chính quy trong các trường công lập, dân lập hoặc tại các trường chuyên biệt,
cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm.
Giáo dục cho trẻ về đạo đức xã hội, vệ sinh, kiến thức phòng chống lây
nhiễm HIV/AIDS, sức khoẻ sinh sản và các chủ đề khác phù hợp với độ tuổi và giới
tính. Hướng dẫn trẻ các phương pháp tự phịng tránh bn bán, lạm dụng, bạo
hành và bóc lột.
Cung cấp sách vở, tài liệu học tập và bố trí nơi học tập cho trẻ.
Tư vấn để trẻ tự lựa chọn học nghề và phù hợp với điều kiện của địa phương.
Trẻ được hỗ trợ học tiếp lên các cấp hoặc học nghề tuỳ thuộc vào độ tuổi, sự lựa
chọn và nhu cầu thị trường.
Hoạt động hỗ trợ giáo dục thông qua việc cung cấp dịch vụ giáo dục
chuyên biệt và giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật tại Trung tâm được tổ chức
qua các chương trình giáo dục mầm non, giáo dục đặc biệt, giáo dục phổ cập, chuẩn
hố các quy trình các hoạt động, cơng tác quản lý, giám sát và đánh giá. Qua đó trẻ
có nhiều cơ hội phát triển nhận thức và ngôn ngữ sớm hồ nhập cộng đồng
1.2.3.5. Dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao
Trẻ khuyết tật tại Trung tâm được tổ chức và tham gia các hoạt động văn
hóa, vui chơi, giải trí thường xuyên và định kỳ vào các dịp Lễ - Tết như:
Trung tâm trang bị tủ sách, phòng đọc; cung cấp sách báo, tạp chí, đài, ti vi
để đáp ứng các nhu cầu về giải trí và thơng tin cho trẻ; hàng tuần tổ chức hoạt động

dạy hát, dạy nhạc hoặc sinh hoạt văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với
sức khỏe theo từng trẻ, nhóm trẻ.
Trẻ được tham gia vào các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với
lứa tuổi và người dân ở cộng đồng; hỗ trợ cho trẻ khuyết tật tham gia một cách an
toàn vào các hoạt động trên;
Trẻ được tạo điều kiện để làm quen, kết bạn với những người xung quanh,
bạn học ở trường và cộng đồng; gặp gỡ với gia đình hoặc những người thân, bạn bè,
trừ một số trường hợp có khả năng đe dọa đến sự an toàn của trẻ khuyết tật.
14


Trẻ được đảm bảo tham gia trong môi trường văn hóa có sự quan tâm, chia
sẻ và hỗ trợ trẻ thể hiện tình cảm, suy nghĩ, ý tưởng và sự sáng tạo;
Trẻ có cơ hội tham gia vào các hoạt động tơn giáo và xã hội; được học văn
hóa truyền thống dân tộc và tôn trọng quyền tự do về tơn giáo, tín ngưỡng trong
khn khổ pháp luật Việt Nam; Có quyền lựa chọn tơn giáo mà khơng bị phân biệt
đối xử, không bị ép buộc theo một tôn giáo để được chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã
hội.
Qua đó, cho thấy hoạt động cung cấp các dịch vụ cơng tác xã hội tại Trung
tâm như: chăm sóc, ni dưỡng; hỗ trợ y tế, phục hồi chức năng; hỗ trợ giáo dục và
hỗ trợ tâm lý phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng xã hội mà dịch vụ hướng đến, cụ
thể đối tượng trẻ tiếp nhận vào trung tâm phần lớn là trẻ em khuyết tật trong độ tuổi
tử 3 đến dưới 16 tuổi có thể chất yếu do suy dinh dưỡng và có nhiều bệnh lý; trẻ đa
khuyết tật nên hầu như mọi sinh hoạt đều luôn cần đến đội ngũ nhân viên trực tiếp
chăm sóc, đội ngũ nhân viên y tế, kỹ thuật viên, giáo viên nhân viên xã hội túc trực
toàn thời gian 24/24 để theo dõi hỗ trợ và can thiệp kịp thời. Điều này địi hỏi người
nhân viên phải có tình thương u thương trẻ, có trách nhiệm với cơng việc của
mình xem trẻ như con em của mình. Họ rất ít có thời gian cho bản thân và gia đình
khi làm việc tại trung tâm vì phải trực và chăm sóc trẻ tồn thời gian. Cuộc sống
bản thân và gia đình chỉ nhờ vào tiền lương theo ngạch bậc nhà nước, do đó thu

nhập thường xuyên hàng tháng cộng với chế độ phụ cấp ưu đãi phải làm sao cho
người nhân viên đảm bảo được cuộc sống sẽ là điều kiện quyết định sự gắn bó lâu
dài và sự tận tâm phục vụ của người nhân viên xã hội.
1.2.4. Một số lý thuyết ứng dụng đối với trẻ em khuyết tật
1.2.4.1. Thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống là tổng thể phức hợp gồm nhiều yế tố liên quan với nhau và
mỗi biến động trong một yếu tố nào đều tác động lên những yếu tố khác và cùng tác
động lên cả một hệ thống có thể gồm nhiều hệ thống, đồng thời là một bộ phận của
một đại hệ thống. Cũng như con người là một tiểu hệ thống, gia đình là hệ thống
trung mô, xã hội là hệ thống vĩ mô. Mỗi cá nhân trong tiểu hệ thống sẽ bộc lộ vai
trò ở một mơi trường nào đó mà cá nhân gặp phải. Vận dụng thuyết hệ thống này
trong hỗ trợ CTXH cho trẻ khuyết tật, NVXH có thể nhìn trong mối quan hệ tương
tác với nhau trong gia đình, người thân, cộng đồng có can thiệp phù hợp. Tìm
những nguồn lực xung quanh trẻ thông qua mối quan hệ tương tác của trẻ để hỗ trợ.
[17, tr11-19]
1.2.4.2. Lý thuyết nhu cầu
Abraham Maslow là nhà khoa học nổi tiếng người Mỹ. Ông được xem là cha
đẻ của Thuyết nhu cầu. Theo ông, nhu cầu của con người được chia thành 5 thang
15


bậc khác nhau theo thứ tự từ thấp đến cao: nhu cầu về sinh học, nhu cầu được an
toàn, nhu cầu được chấp nhận được sự yêu thương, nhu cầu được tôn trọng và nhu
cầu được phát triển. Thang nhu cầu còn được chia làm hai cấp: cấp thấp (vật chất và
an tồn), cấp cao (xã hội, tơn trọng và phát triển). Khi con người đã thoả mãn nhu
cầu cấp thấp rồi thì sẽ tiến tới nhu cầu cấp cao hơn. [1]
Vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow trong nghiên cứu tác giả tìm hiểu và
đánh giá thực trạng nhu cầu của trẻ em khuyết tật tại Trung tâm, qua đó xem xét các
nhu cầu thực tế nào đã được đảm bảo, nhu cầu nào chưa được đảm bảo, đảm bảo ở
mức độ nào, cần ưu tiên đáp ứng nhu cầu nào trước, nhu cầu nào sau… nhằm giúp

trẻ khuyết tật được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tối thiểu và hướng đến những nhu
cầu tiếp theo cao hơn cho phù hợp theo từng điều kiện, hoàn cảnh của trẻ.
1.2.5. Phương pháp công tác xã hội cá nhân trong cung cấp dịch vụ công
tác xã hội
Công tác xã hội cá nhân (Case Work hay Working with individuals) được
xem như là phương pháp của CTXH thông qua mối quan hệ tương tác 1-1 giữa
NVXH với cá nhân thân chủ nhằm trợ giúp họ giải quyết các vấn đề nảy sinh từ sự
thay đổi (kinh tế - xã hội) của môi trường, giúp họ điều chỉnh bản thân và cách thức
tương tác với mơi trường.
Qua đó, có thể thấy CTXH cá nhân là một phương pháp trợ giúp trong
CTXH thông qua mối quan hệ tương tác trực tiếp 1-1. Mục đích của CTXH cá nhân
là giúp cho cá nhân giải quyết vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ, từ những thay đổi
của môi trường xung quanh. Đối tượng trợ giúp là cá nhân nhưng có khi cần can
thiệp với cả gia đình của họ nhằm tạo sự thay đổi của cá nhân và những người liên
quan trong gia đình, là những người đang có vấn đề tâm lý, xã hội. Người trợ giúp
là NVXH, họ là nhà chun mơn có kiến thức nền tảng như hành vi con người, xã
hội và kỹ năng chuyên môn về CTXH. Họ thực hiện việc trợ giúp các cá nhân theo
tiến trình tuần tự với các hoạt động cụ thể nhằm nâng cao chức năng của các cá
nhân để họ có khả năng tự giải quyết vấn đề của họ.
Các bước thực hiện phương pháp CTXH cá nhân hay cịn được gọi là tiến
trình cơng tác xã hội cá nhân
Tiến trình là sự trao đổi tương tác giữa những cán bộ chuyên nghiệp (nhân
viên xã hội) và thân chủ theo các bước với những hoạt động cụ thể nhằm giải quyết
vấn đề. Tiến trình này có thể được phân thành các bước khác nhau, cụ thể được
phân thành 7 bước:
Bước 1 - Xác định vấn đề
Tạo mối quan hệ với thân chủ hướng đến việc hợp tác và chia sẻ thông tin;
Xác định thân chủ đang gặp phải vấn đề gì.
16



Bước 2 – Thu thập thông tin
Việc thu thập thông có tác dụng định hướng cho kế hoạch dịch vụ cho thân
chủ. Thông tin thu thập gồm: tiểu sử xã hội, điểm mạnh, điểm yếu; vấn đề; Những
ấn tượng và đề xuất của nhân viên xã hội.
Bước 3 – Đánh giá
Khẳng định lại vấn đề thân chủ gặp phải; Nguyên nhân dẫn đến vấn đề; Vấn
đề cần được giải quyết ở đâu; Công việc trị liệu bắt đầu như thế nào.
Bước 4 – Lên kế hoạch can thiệp, trị liệu
Mục tiêu cần đạt được; Xác định thời gian trị liệu; Xây dựng kế hoạch trị liệu
theo từng mốc thời gian; Xác định nguồn lực hỗ trợ
Lưu ý: Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở những thông tin thu thập được từ
chính thân chủ và hiểu biết của NVXH về các hệ thống hỗ trợ, hệ thống mục tiêu;
Kế hoạch phải mang tính bao quát ở các mức can thiệp khác nhau.
Bước 5 – Thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch
Giám sát tiến trình và nội dung; ghi chép lại quá trình thực hiện, đánh dấu
những điều làm được, những điều chưa làm được, những đều tiến bộ, những điều
cản trở tiến trình phát triển; Hỗ trợ thân chủ trong việc theo đuổi kế hoạch; Có kỹ
năng nhận biết sự thay đổi; Lượng giá từng giai đoạn nhỏ và có sự điều chỉnh kịp
thời; Vai trị của NVXH giảm dần; Vai trò của thân chủ tham gia nhiều hơn, chủ
động hơn; Phát triển một số kế hoạch tiếp theo (nếu thấy cần thiết).
Bước 6 – Lượng giá
Lượng giá về tiến trình và kết quả đầu ra như những việc đã làm được, chưa
làm được, nguyên nhân, những kiến nghị, đề xuất.
Lưu ý: Lượng giá này dựa trên những công vịêc thực hiện được nhằm hướng
đến vịêc giải quyết vấn đề của thân chủ.
Bước 7 – Kết thúc
NVXH có thể phát triển một số kế hoạch tiếp theo để thân chủ theo đuổi thực
hiện. Thông thường, giai đoạn kết thúc diễn ra khi các mục tiêu can thiệp đạt được
hay vấn đề cuả thân chủ được giải quyết.

1.3. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật tại
trung tâm
1.3.1. Quy định của pháp luật và các chính sách đối với trẻ em, trẻ em
khuyết tật
* Công ước quốc tế về quyển trẻ em (Convention on the Rights of the Child).
Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã ghi nhận, trẻ em có: Quyền được sống;
Quyền được phát triển ở mức đầy đủ nhất; Quyền được bảo vệ khỏi những ảnh

17


hưởng tiêu cực, lạm dụng và bóc lột; Quyền được tham gia đầy đủ trong gia đình
văn hóa và cuộc sống xã hội.
Quyền đưa ra trong công ước được bắt nguồn từ phẩm giá của con người và
sự phát triển của trẻ. Tất cả các quốc gia cần phải đặt ra tiêu chuẩn trong chăm sóc,
giáo dục, pháp lý, cơng dân và dịch vụ xã hội.
Việt Nam ngay từ đầu những năm 1990 đã xây dựng các chương trình về
quyền trẻ em trong đó có hai Chương trình hành động quốc gia về Trẻ em Việt Nam
(giai đoạn 1991-2000 và giai đoạn 2001-2010); Chương trình hành động quốc gia
về Bảo vệ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt giai đoạn 1999-2002; Chương trình quốc gia
về Phịng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em đường phố, trẻ em bị xâm hại tình
dục, trẻ em làm việc trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại giai đoạn 20042010; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 ngày 15 tháng
06 năm 2004 của Quốc hội về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Ngồi ra cịn có Kế hoạch Hành động quốc gia về Chăm sóc trẻ em có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010. Kế hoạch có 9 lĩnh
vực trọng yếu và 4 mục tiêu cụ thể bao gồm tăng số trẻ em được hưởng lợi từ các
hỗ trợ xã hội; tăng số trẻ em khuyết tật được tiếp cận hỗ trợ phục hồi; tái hòa nhập 1
ngàn trẻ em mồ cơi từ các cơ sở chăm sóc tập trung về cộng đồng thơng qua các mơ
hình chăm sóc thay thế; và thử nghiệm 10 mơ hình nhóm nhà gia đình trong các cơ
sở bảo trợ xã hội.

* Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về quyền của Người khuyết tật
Mục đích của Cơng ước là nhằm bảo hộ và thúc đẩy các quyền của người
khuyết tật; đảm bảo người khuyết tật được tiếp cận bình đẳng và thực hiện đầy đủ
các quyền cơ bản như các cá nhân không khuyết tật khác.
Công ước đề cập đến các nguyên tắc cơ bản như sau: Tôn trọng phẩm giá,
quyền tự chủ của cá nhân bao gồm sự tự do lựa chọn cá nhân và sự độc lập của con
người; Không được kỳ thị; Được tham gia một cách đầy đủ và hiệu quả vào xã hội;
Tôn trọng sự khác biệt và chấp nhận người khuyết tật như một phần của nhân loại
và sự đa dạng của con người; Bình đẳng về cơ hội; Khả năng tiếp cận; Cơng bằng
giữa nam và nữ; Tôn trọng sự tham gia của trẻ em khuyết tật và tôn trọng quyền trẻ
em khuyết tật để bảo vệ tính cá thể của họ.
* Luât Người khuyết tật Việt Nam 2010
Luật Người khuyết tật đã được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm
2010. Luật Người khuyết tật Việt Nam gồm 10 chương, 53 điều và có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 01 năm 2011. Nội dung chính của Luật chủ yếu đề cập đến các lĩnh
vực có liên quan đến người khuyết tật bao gồm: chăm sóc sức khỏe; giáo dục; dạy

18


nghề và việc làm; văn hóa, thể dục thể thao, giải trí và du lịch; nhà chung cư, cơng
trình cơng cộng; giao thông; công nghệ thông tin, truyền thông; và bảo trợ xã hội
* Đề án trợ giúp Người khuyết tật của chính phủ giai đoạn 2006- 2010 được
phê duyệt tháng 10/2006. Đề án đưa ra phương pháp tiếp cận toàn diện đối với vấn
đề người khuyết tật với việc mở rộng đối tượng tham gia đề án và có sự tham gia
của nhiều bộ ngành liên quan.
* Giáo dục hịa nhập tầm nhìn tới 2015 của Chính phủ đặt mục tiêu thực hiện
giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em khuyết tật vào năm 2015.
* Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 67/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng xã hội. Nghị định

quy định tăng mức trợ cấp thường xuyên và đột xuất. Mức chuẩn để xác định mức
trợ cấp xã hội hàng tháng được tăng thêm 50%, từ 120 ngàn đồng lên 180 ngàn
đồng (hệ số 1). Hiện nay quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng
bảo trợ xã hội đã được Chính phủ điều chỉnh và thay thế bằng Nghị định
136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 theo đó, mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp
xã hội là 270 nghìn đồng.
* Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ, quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, theo đó hệ số tính mức
trợ cấp ni dưỡng hàng tháng theo mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội đối với người
khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em không nơi nương tựa, không tự lo được cho cuộc
sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội là hệ số ba (3,0)
1.3.2. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em/trẻ em khuyết tật
CTXH là một nghề hướng đến việc trợ giúp cho các cá nhân, gia đình, cộng
đồng, đặc biệt là các đối tượng xã hội “yếu thế” giúp họ phát triển khả năng của bản
thân, gia đình cùng với cộng đồng và sự trợ giúp của nhà nước, để họ tự vươn lên
hòa nhập đời sống cộng đồng. Trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển họ công
nhận CTXH là một nghề chuyên nghiệp.
Ở Việt Nam ngày 25/3/2010, Chính phủ đã ban hành Quyết định số
32/2010/QĐ – TTg phê duyệt Đề án phát triển Nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020.
Mục tiêu chung của Đề án là “Phát triển CTXH trở thành một nghề ở Việt Nam.
Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên
chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng
gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp, góp phần xây
dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến”.
Ngay sau đó, các Bộ, Ngành chức năng cũng đã ban hành các văn bản triển
khai và hướng dẫn thực hiện như: Thông tư số 34/2010/TT-BLĐTBXH ngày 8
tháng 11 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quy định tiêu chuẩn
19



nghiệp vụ các ngạch viên chức CTXH; Thông tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH ngày
25 tháng 02 năm 2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Quy định tiêu
chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội; Thơng tư liên tịch số 09/2013/TTLTBLĐTBXH-BNV ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và xã
hội, Bộ Nội Vụ, Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập; Thông tư số 01/2017/TTBLĐTBXH ngày 02 tháng 02 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội, Quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm cơng tác xã hội.
Như vậy có thể thấy Quyết định 32 đã tạo ra hành lang pháp lý để từng bước
phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp. Đồng thời, cũng tạo ra sự chuyển biến tích
cực trong nhận thức của các cấp bộ đảng, chính quyền và xã hội về nghề CTXH.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em
khuyết tật
1.4.1. Đặc điểm đối tượng
Trẻ em được chăm sóc, ni dưỡng, điều trị, phục hồi tại Trung tâm là trẻ
trong độ tuổi từ dưới 16 tuổi, con gia đình nghèo, có hồn cảnh đặc biệt khó khăn,
trẻ mồ cơi khơng nơi nương tựa, trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, trẻ bị khuyết tật, bị ảnh
hưởng bởi chất độc da cam… với nhiều dạng tật khác nhau như: bại não, chậm phát
triển vận động, chậm phát triển trí tuệ, Down, tự kỷ, trẻ chậm phát triển tâm thần
vận động, trẻ khó khăn về ngơn ngữ và trẻ đa khuyết tật.
Đặc điểm trẻ tại trung tâm phần lớn là trẻ khuyết tật nặng và đặc biệt nặng,
nhận thức của trẻ rất thấp, trẻ thường có hành vi bất thường, vận động kém, có trẻ
khơng vận động được, trẻ khơng có ngơn ngữ hoặc ngơn ngữ kém giao tiếp khó
khăn. Cha, mẹ, gia đình, hoặc người chăm sóc khơng chấp nhận khiếm khuyết của
con em mình, có tâm lý mặc cảm, hy vọng trẻ sẽ được phục hồi và phát triển như trẻ
bình thường, trẻ sẽ đi học và hòa nhập với trẻ cùng lứa tuổi. Ngồi ra cịn có một số
cha, mẹ, gia đình lại muốn bỏ rơi trẻ, hay bỏ mặc khơng chăm sóc, phó thác tất cả
cho Trung tâm. Qua đó, có thể thấy trẻ khuyết tật khi vào Trung tâm thường gặp
phải những vấn đề trong các hoạt động:
Hoạt động lao động: Gặp rất nhiều khó khăn về mặt hoạt động lao động,
trong việc đi lại do đó trẻ dễ có mặc cảm, tự ti với bản thân và hay sống cô lập, tách
biệt với mọi người xung quanh.

Sinh hoạt cá nhân: Do sự khiếm khuyết về cơ thể nên trẻ gặp nhiều cản trở
và bất tiện trong các sinh hoạt cá nhân. Mọi sinh hoạt cá nhân đều cần có sự giúp đỡ
của người khác.
Hoạt động học tập: Khả năng tiếp thu tri thức của trẻ kém hơn các bạn cùng
lứa do dó trẻ rất dễ chán nản, bỏ học và khơng hợp tác. Vì vậy cần một hình thức
20


giáo dục phù hợp như giáo dục chuyên biệt, giáo dục hịa nhập để trẻ thích nghi dần
và phát triển phù hợp theo từng đặc điểm khiếm khuyết và khả năng phát triển của
trẻ.
1.4.2. Nhân viên công tác xã hội
Yêu cầu của nhân viên công tác xã hội khi vào làm việc tại Trung tâm cần
có, đó là:
Về phẩm chất đạo đức: Nhân viên CTXH phải có lịng u thương trẻ em,
làm việc với tinh thần trách nhiệm cao; có đạo đức nghề nghiệp, tận tụy, cần mẫn và
chịu khó.
Về năng lực: Có khả năng độc lập, thực hiện thành thạo các nghiệp vụ công
tác xã hội trong phạm vi được phân công phù hợp với chuyên ngành đào tạo; có khả
năng nắm bắt các lý thuyết và phương pháp thực hành trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ được giao về công tác xã hội; chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả thực
hiện nhiệm vụ được giao; Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm
và tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ công tác xã hội; Có khả năng làm việc
theo nhóm trong q trình thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác xã hội; có kỹ
năng giao tiếp đối với các nhóm đối tượng; Nhận biết được nhu cầu trợ giúp của trẻ
và thiết lập các biện pháp giải quyết nhu cầu trợ giúp;
Về trình độ: Tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã
hội, xã hội học, tâm lý học hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội khác phù hợp
với nhiệm vụ cơng tác xã hội; Có trình độ ngoại ngữ thơng dụng từ trình độ A trở
lên, sử dụng thành thạo các kỹ năng về nghiệp vụ tin học văn phịng; Có chứng chỉ

bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội theo quy định.
Tuy nhiên, thực tế đội ngũ NVCTXH, những người làm CTXH tại Trung
tâm còn rất hạn chế về số lượng lẫn chất lượng, một số vẫn chưa được đào tạo
bài bản về chuyên ngành CTXH nên thực sự chưa nắm hết được tâm lý cũng như
nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật, phương pháp làm việc còn thiếu chuyên
nghiệp, chủ yếu làm theo thói quen và kinh nghiệm được hướng dẫn lại từ những
người làm việc trước.
Phát triển nghề CTXH là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết
các vấn đề xã hội, trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, góp phần bảo
đảm an sinh xã hội. Do đó, để hướng tới chuyên nghiệp hóa nghề CTXH thì việc
phát huy năng lực, trình độ của đội ngũ nhân viên làm công tác xã hội của Trung
tâm là yêu cầu hết sức cần thiết.
1.4.3. Nguồn lực xã hội
Kinh phí để đảm bảo cho các hoạt động cung ứng dịch vụ công tác xã hội tại
các cơ sở bảo trợ xã hội công lập chủ yếu là từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước
21


cấp như: kinh phí thường xuyên cho hoạt động chăm sóc, ni dưỡng, trợ cấp hàng
tháng cho các đối tượng kể cả tiền lương cho đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao
động làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội; kinh phí hỗ trợ về y tế, giáo dục, đào tạo
và tạo việc làm... Ngoài ra các địa phương, cơ sở bảo trợ xã hội có thể tiếp nhận, sử
dụng và quản lý các nguồn kinh phí khác do các cá nhân, mạnh thường quân, gia
đình; Các tổ chức trong và ngoài nước, doanh nghiệp tại địa phương các tổ chức xã
hội, từ thiện, tổ chức phi chính phủ đóng góp, hỗ trợ, tài trợ, viện trợ bằng tiền và
hiện vật hoặc thơng qua các chương trình, dự án…
Cơ sở vật chất nhà cửa, trang thiết bị cho hoạt động cung cấp dịch vụ công
tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội rất ít được đầu tư mới mà sử dụng từ các cơ
sở, trang thiết bị sẵn có, đã cũ sử dụng lâu năm nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến
chất lượng phục vụ, do đó nhu cầu nâng cấp, duy tu sửa chữa tài sản, trang thiết bị,

cơ sở vật chất cho các cơ sở bảo trợ là có thực và thường rất lớn cần phải được đầu
tư một lần nhằm đảm bảo tính bền vững và hiệu quả đầu tư. Việc hạn chế kinh phí
đầu tư hay chỉ đầu tư dần và dàn trải trong nhiền năm để nâng cấp trang thiết bị, cơ
sở vật chất đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển các hoạt động cung ứng các
dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập hiện nay.
Quy mô hoạt động, đối tượng phục vụ tại các cơ sở bảo trợ xã hội là có hạn.
Việc khơng thể kéo dài thời gian trợ giúp xã hội cho các đối tượng tại các cơ sở
nuôi dưỡng tập trung mà phải luân phiên nhằm tạo điều kiện cho nhiều đối tượng xã
hội có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp xã hội hơn nữa và nâng cao năng
lực của cá nhân và sự trợ giúp ngoài cộng đồng là cần thiết và khoa học. Tuy nhiên,
một số đối tượng xã hội cụ thể ở trung tâm là trẻ em khuyết tật, trẻ bị nhiễm chất
độc da cam... do các di chứng ảnh hưởng rất lâu dài, các khuyết tật nặng thường cần
rất nhiều thời gian để phục hồi cho nên việc quy định thời gian trợ giúp xã hội luân
phiên tại cơ sở bảo trợ xã hội như hiện nay là chưa phù hợp và gây khó khăn cho
các cơ sở bảo trợ xã hội trong việc giải quyết và tuân thủ các thủ tục, quy trình tiếp
nhận trẻ vào cơ sở để trợ giúp, can thiệp, phục hồi và chuyển trả trẻ về cộng đồng,
địa phương khi đủ thời gian tập trung theo quy định, điều này làm giảm tính hiệu
quả của việc trợ giúp xã hội đối với những đối tượng đặc biệt này.
1.4.4. Nhận thức của cộng đồng và ban ngành các cấp
Quan điểm và chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về công tác bảo vệ chăm
sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em khuyết tật đã được thể hiện rất rõ qua sự
quan tâm, tạo điều kiện từ những người lãnh đạo thành phố và ban ngành các cấp
thông qua việc quán triệt và triển khai các hoạt động đến từng địa phương, tuy nhiên
trong q trình thực hiện cũng cịn bất cập và một số khó khăn nhất định từ nhận
thức của cộng đồng.
22


×