Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Thực trạng trả lương tại Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.83 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập, nền kinh tế ở nước ta có những thay đổi đáng kể. Để
phù hợp với quá trình hội nhập này nhiều chính sách, nhiều cơ chế phải thay đổi cải tiến
hơn để phù hợp với tình hình trả lương chung của toàn thế giới. Đơn vị sự nghiệp là đơn
vị công lập, được thành lập ra nhằm mục đích thu lợi nhuận, góp phần vào sự phát triển
chung của xã hội. Đo đó nó có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của
nền kinh tế.
Tình hình trả lương trong các đơn vị sự nghiệp công lập được Đảng và Nhà nước
ta hết sức quan tâm. Nhận thấy vai trò của cơ chế trả lương tại các đơn vị sự nghiệp, em
quyết định chọn đề tài nghiên cứu là “ Thực trạng trả lương tại Trường Cao đẳng nghề số
1 – Bộ Quốc Phòng “ để làm rõ thực trạng trả lương tại Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ
Quốc Phòng nói riêng và đơn vị sự nghiệp tự chủ nói chung. Từ đó đưa ra một số đề xuất
hoàn thiện cơ chế trả lương tại Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng.
Do hạn chế về tài liệu nghiên cứu cũng như không được đến trực tiếp Trường Cao
đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng để tiến hành nghiên cứu, nên phạm vi nghiên cứu của
bài tiểu luận chỉ giới hạn ở những đối tượng cán bộ, viên chức.
Trong quá trình làm bài, em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong thầy cô
góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em cảm ơn cô Nguyễn Thị Cẩm Nhung đã
hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này !


1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm Tiền lương
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ
hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc hai bên đã
thỏa thuận trong hợp đồng lao động. [1, tr9]
1.1.2 Khái niệm Khu vực công
Khu vực công là khu vực phản ánh các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội do
Nhà nước quyết định. [2, tr1]
1.1.3 Khái niệm Tiền lương khu vực công


Tiền lương trong khu vực công là số tiền mà Nhà nước trả cho công chức, viên
chức, người lao động làm việc trong khu vực công; căn cứ vào số lượng, chất lượng lao
động phù hợp với khả năng ngân sách của quốc gia và các quy định của pháp luật.
1.1.4 Khái niệm Đơn vị sự nghiệp
Đơn vị sự nghiệp là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp
nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. [5]
1.2 Vai trò của tiền lương khu vực công
Thu hút và giữ chân người lao động, đặc biệt là người lao động trình độ cao, tránh
tình trạng chảy máu chất xám.
Kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần nâng cao thu nhập
của đơn vị cũng như người lao động.
Nâng cao chất lượng dịch vụ công, tạo vị thế cho đơn vị.
Giúp Nhà nước hoàn thành mục tiêu quản lí, ổn định tài chính, phát triển nền kinh
tế.
1.3 Đặc điểm tiền lương khu vực công
Đa số người lao động phi nhà nước, trình độ chuyên môn cao, có sự phân biệt, phân
tầng bậc.


Mức lương trả cho cán bộ công chức viên, viên chức và trong lực lượng vũ trang do
nhà nước quy định.
Hoạt động của khu vực công chủ yếu là hoạt động quản lý nhà nước nên không tạo
ra lợi nhuận, do đó tiền lương của cán bộ công chức, viên chức hoàn toàn phụ thuộc vào
ngân sách nhà nước.
1.4 Kết cấu Tiền lương của cán bộ, công chức, lao động hợp đồng trong các đơn vị
sự nghiệp công
Kết cấu thu nhập chung của cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng
trong các đơn vị sự nghiệp công được xác định bởi công thức:
TL = TL1 + TL2 + TL3

Trong đó:
TL1: Tiền lương cơ bản trả theo quy định của nhà nước bao gồm tiền lương và các
khoản phụ cấp hiện hành.
TL2: Tiền lương tăng thêm
TL3: Các khoản tiền lương khác như phụ cấp, phúc lợi…
2. THỰC TRẠNG TRẢ LƯƠNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SỐ 1 – BỘ QUỐC
PHÒNG
2.1 Giới thiệu về Trường Cao Đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng
2.1.1 Giới thiệu chung về Trường Cao Đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng
Trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ Quốc phòng là trường dạy nghề công lập được
thành lập từ năm 1965 nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường Cao đẳng nghề số
1-BQP do Bộ Tư lệnh Quân khu 1- Bộ quốc Phòng trực tiếp quản lý, chịu sự quản lý nhà
nước về dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sự quản lý nhà nước về dạy
nghề theo lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn nơi trường đặt trụ sở
và các Cơ sở đào tạo.
Thông tin liên hệ Trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ Quốc phòng
Địa chỉ: Số 233 Đường Quang Trung - TP. Thái Nguyên - Thái Nguyên
Điện thoại: 0280 3646 053
Website: www.truong1bqp.edu.vn


Email:
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao Đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng
Chức năng:
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho bộ đội xuất ngũ, người lao động của
các tỉnh vùng đồng bằng trung du và miền núi phía Bắc (Bắc Ninh, Bắc Kạn, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Thái Nguyên) với Thái Nguyên là trung tâm vùng, theo 3 cấp trình độ: Cao
đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; hợp tác đào tạo; Tổ chức nghiên cứu ứng dụng
khoa học kỹ thuật và tổ chức các dịch vụ sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trong khu vực; Nghiên cứu khoa học và hợp

tác Quốc tế; Liên kết với các Viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ sở dạy nghề và
các cơ sở sản xuất để tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu sử dụng lao động của xã hội và
nâng cao trình độ cho học viên.
Nhiệm vụ:
- Tổ chức đào tạo cho Bộ đội xuất ngũ và người lao động có nhu cầu học nghề ở
trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học có bản
lĩnh chính trị, trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, với Tổ
quốc; Có hiểu biết nhất định về kiến thức xã hội và thị trường lao động; Có năng lực thực
hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo; Có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ
chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, biết tổ chức lao động phù hợp với cấp được đào tạo.
Tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình
độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
- Tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện các chương trình, giỏo trình, học liệu
dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo theo đúng hướng dẫn của cơ quan chức
năng.
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề và quản lý người học.
- Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng,
chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội.
- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số
lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.


- Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học.
- Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp.
- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong
hoạt động dạy nghề. Liên doanh, liên kết đào tạo với các trường cao đẳng, đại học khác.
- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt
động xã hội.
- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên
cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

- Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan
của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào
chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo quy định của Bộ LĐTB&XH.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
- Quản lý con người, đất đai, cơ sở vật chất và tài chính theo qui định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ khác của Quân đội giao; Đào tạo, bồi dưỡng, bổ túc, thi nâng giữ
bậc lái xe ôtô quân sự và tập huấn ngành xe cho toàn Quân khu 1 và các nhiệm vụ khác
theo quy định của pháp luật.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức tại Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức tại Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng
Ban Chính Trị

Khoa và bộ môn
Khoa Cơ khí –
Công nghệ Hàn

Ban Giám Hiệu

Phòng/Ban chức
năng

Đảng Uỷ

Phòng Tài chính

Các Chi Bộ

Phòng Đào tạo
Khoa Đào tạo lái


Đoàn Thanh niên

Trung tâm chức
năng
Trung tâm Liên
kết đào tạo –
Tư vấn giới


xe ôtô

Khoa Điện
Khoa Khoa học
cơ bản

Phòng Kỹ thuật

Công đoàn

Phòng Hậu cần –
Hành chính

Hội đồng quân
nhân

Ban chính trị

Hội Phụ Nữ


thiệu việc làm

Khoa Xe máy
công trình
Khoa Công nghệ
Ô tô
Khoa Y – Dược
2.2 Thực trạng trả lương tại Trường Cao Đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng
2.2.1 Căn cứ trả lương
Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền
lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/04/2006 Nghị định quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Quyết định số 4777/QĐ-BQP ngày 09/11/2015 của Bộ Quốc Phòng về việc giao
quyền thực hiện cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong Quân đội.
Thông tư 224/2013/TT-BQP ngày 26/13/2013 của Bộ Quốc Phòng quy định tên gọi,
Nhóm chức vụ, cấp bậc quân hàn cao nhất của sĩ quan thuộc trường cao đẳng nghề, trung
cấp nghề.
Thông tư 77/2016/TT-BQP ngày 08/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về
Hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ
cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Quốc Phòng
Quyết định 1645/2011/QĐ-BTL ngày 20/09/2011 của Bộ Tư lệnh ban hành quy chế
quản lý sản xuất, xây dựng kinh tế của Bộ đội Quân khu 1.


2.2.2 Nguồn Trả lương và phân phối nguồn thu
Nguồn ngân sách nhà nước
Các nguồn thu từ các hoạt động có thu tại trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc
Phòng

Các nguồn thu của trường được được phân phối hoạt động một các rõ ràng, theo
đúng các quy định của pháp luật. Được dựa trên Điều 19 và điều 20 Nghị định số
43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/04/2006 Nghị định quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập. Việc tiến hành phân phối kết quả hoạt động tài chính được xác
định sau khi trường tiến hành trang trải các khoản phí, nộp thuế và các khoản nộp khác
theo quy định của pháp luật. Các nguồn trích lập và các quỹ trích lập được tiến hành theo
phụ lục 1, trong đó các quỹ trích lập gồm có:
Qũy Phát triển hoạt động sự nghiệp được dùng để đầu tư phát triển nâng cao hoạt
động sự nghiệp, bổ xung cơ sở vật chất, mua sắm… áp dụng tiến bộ khoa hoạc kỹ thuật,
trợ giúp thêm đào tạo. Mức tối thiểu trích theo quy định vào khoảng 25%
Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo nguyên tắc Người có hiệu suất
cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm được trả nhiều hơn
Qũy Phúc lợi được dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các
hoạt động tập thể cho người lao động, trợ cấp khó khăn, chi thêm cho người lao động khi
tinh giản biên chế
Qũy khen thưởng dùng để khen thưởng định đình, đột xuất cho tập thể, cá nhân
trong và ngoàn đơn vị theo hiệu quả đơn vị và thành tích đóng góp vào hoạt động của
đơn vị. Đối với quỹ khen thưởng và phúc lợi trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương,
tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thu nhập trong năm của người lao động
Qũy dự phòng thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động, trong trường
hợp nguồn thu bị giảm sút
2.2.3 Xác định tổng quỹ tiền lương
Tổng qũy tiền lương cơ bản của Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng
được xác định trên tất cả các khoản chi trả cho lương cán bộ, viên chức, lao động hợp


đồng dài hạn và hợp đồng khoán, các khoản phụ cấp và các khoản thu nhập tăng thêm
cho người lao động.
Tổng quỹ lương toàn trường được xác định bằng công thức:

QL = LCB + LHĐ + LKG + LTT + ĐG +PC
Trong đó:
- QL: Tổng quỹ lương của toàn trường
- LCB: Tổng lương cơ bản của cán bộ, viên chức trong biên chế
- LHĐ: Tổng lương cơ bản của hợp đồng dài hạn
- LKG: Tổng lương của hợp đồng khoán gọn
- LTT: Tổng lương tăng thêm
- ĐG: Tổng các khoản đóng góp: 22% (BHXH 18%, BHYT 3% và BHTN 1%)
- PC: Tổng các khoản phụ cấp trong năm bao gồm: Phụ cấp chức vụ, Phụ cấp trách
nhiệm, phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khác…
Qũy tiền lương sẽ thay đổi khi mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định
thay đổi và hệ số lương điều chỉnh của cá nhân thay đổi.
Nhìn chung có thể thấy nhờ được tự chủ, Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc
Phòng đã giúp trường xây dựng tổng quỹ lương minh bạch và có điều chỉnh hợp lý trước
sự thay đổi của lương tối thiểu chung và hệ số lương của nhà nước. Tổng quỹ lương được
xác định rõ ràng dựa trên các mức chi trả của nhà trường cho cán bộ, viên chức và người
lao động.
2.2.4 Tiền lương của cán bộ, viên chức
Tiền lương cơ bản của Cán bộ, viên chức của nhà Trường được áp dụng theo chế độ
lương quy định của nhà nước cụ thể là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. Tiền lương cụ thể
của cán bộ, viên chức trường được áp dụng cụ thể trong hai bảng lương là: Bảng lương
cấp bậc quân hàm sĩ quan và cấp hàm cơ yếu (Phụ lục 2) và Bảng lương quân nhân
chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân nhân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân
dân (Phụ lục 4)
Trong đó tiền lương cơ bản dựa trên lương chức danh của Cán bộ, viên chức được
xác định cụ thể như sau:


TLCB = Hệ số lương * 1.210.000
Dựa vào Phụ lục 5, ta thấy tiền lương cơ bản của Cán bộ, viên chức trường Cao

đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng được xếp khá logic là dựa trên chức danh của người lao
động. Đối với những chức danh lãnh đạo từ Trưởng bộ môn, Phó bộ môn, Phó khoa, Phó
phòng, Phó giám đốc trung tâm, đến Trưởng Khoa, Trưởng phòng, Giám đốc trung tâm,
Phó hiệu trưởng và Hiệu trưởng được trả trương theo cấp bậc quân hàm sĩ quan, còn các
chức danh như Giảng viên và các nhân viên được trả lương theo lương viên chức Bộ
quốc phòng thuộc bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân nhân và
chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.
Điều này được minh chứng rõ rệt như đối với chức danh lãnh đạo là Hiệu trưởng,
cấp bậc quân hàm là Đại tá với hệ số lương 8,00, vậy lương cơ bản của Hiệu trưởng sẽ là
9.680.000 đồng, đối với viên chức có chức danh là Giảng viên, được xếp lương trong
bảng lương lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân nhân và chuyên môn kỹ
thuật thuộc công an nhân dân, cụ thể giảng viên đó được xếp vào Bậc 6, Nhóm 1, Quân
nhân chuyên nhiệp cao cấp thì hệ số lương là 5,60, qua đó lương cơ bản của giảng viên
này sẽ là 6.776.000 đồng.
2.2.5 Các khoản phụ cấp theo lương
Các khoản phụ cấp theo lương của trường quy định là phụ cấp chức vụ (Phụ lục 6)
và phụ cấp trách nhiệm (Phụ lục 7). Công thức tính các khoản phụ cấp theo lương như
sau.
Phụ cấp = (HSpccv + HSpctn) * 1210.000
Trong đó:
- HSpccv: Hệ số phụ cấp chức vụ
- HSpctn: Hệ số phục cấp trách nhiệm
- Một người kiêm nhiều vị trí lãnh đạo thì chỉ được hưởng một mức phụ cấp chức
vụ lãnh đạo cao nhất
- Nếu kiêm nhiều chức vụ mà có phụ cấp trách nhiệm thì chỉ được hưởng một mức
phụ cấp chức vụ và trách nhiệm cao nhất


- Nếu kiêm nhiều chức vụ mà có cả phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp chức vụ thì
được hưởng cả hai mức phụ cấp (cao nhất) đó.

- Nếu một người giữ vị trí chức vụ lãnh đạo mà chưa có quyết định theo quy định
thì được hưởng mức phụ cấp chức vụ tương đương (phải có quyết định nội bộ)
Theo Phụ lục 6 ta thấy phụ cấp chức vụ được áp dụng đối với các chức vụ lãnh đạo,
trong đó chức vụ Hiêu trưởng được áp dụng mức phụ cấp cao nhất với hệ số là 0,8 và hệ
số thấp nhất là 0,4 đối với các chức vụ Trưởng Ban tuyển sinh, Trưởng Ban kế hoạch,
Chỉ Huy phó cơ sở, Tổ trưởng bộ môn. Còn đối với phụ cấp trách nhiệm, theo Phụ lục 7
mức phụ cấp cao nhất là Bí thư đảng ủy tương ứng với hệ số 0,35 và thấp nhất là Giáo
viên chủ nhiệm lớp với hệ số 0,1.
Đối với chức danh Hiệu trưởng ta xác định mức phụ cấp Theo Phụ lục 6, Phụ lục 7
và Phụ lục 8, hệ số phụ cấp của Hiệu trưởng được hưởng là 0,8 đối với phụ cấp chức vụ
Hiệu Trưởng và 0,3 đối với mức phụ cấp trách nhiệm Đảng ủy viên, vậy hệ số phụ cấp
Hiệu trưởng nhận được là 1.1 tương ứng với 1.331.000 đồng. Đối với giáo viên chủ
nhiệm thì được hưởng một mức phụ cấp duy nhất là 0.1 tương ứng với 120.100 đồng.
2.2.6 Thu nhập tăng thêm
Thu nhập tăng thêm của Cán bộ, viên chức trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc
Phòng được hưởng gồm có thu nhập tăng thêm hàng tháng, thu nhập tăng thêm quý và
thu nhập tăng thêm năm.
* Thu nhập tăng thêm hàng tháng được tính bằng công thức và dựa trên hai
nguyên tắc:
TNTT hàng tháng = HSTT * NC trực tiếp * 20.000 * % được hưởng
Trong đó:
- TNTT hàng tháng: Thu nhập tăng thêm hàng tháng
- HSTT: Hệ số tăng thêm
- NC trực tiếp: Số ngày công trực tiếp tham gia công tác
- 20.000: Mức thu nhập tăng thêm theo quy định
- % được hưởng: Mức hưởng ứng với các xếp lạo A, B và C


Nguyên tắc 1. Phân phối công bằng theo số ngày công trực tiếp tham gia công tác
(bảng chấm công), trách nhiệm thực tế với Nhà trường, với Quân đội theo chức vụ và hệ

số. Định mức 20.000 đồng/người/ngày công thực tế. Hệ số áp dụng được quy định chi tiết
trong Phụ lục 9
Nguyên tắc 2. Phân phối công bằng theo bình xét tiêu chuẩn ABC.
- Xếp loại A: Đối với cá nhân đạt tiêu chuẩn xếp loại A, được hưởng 100% hệ số đã
phân cấp. Đối với cá nhân đạt tiêu chuẩn xếp loại A2, được hưởng 80% hệ số đã phân
cấp.
- Xếp loại B: Đối với cá nhân đạt tiêu chuẩn xếp loại B, được hưởng 50% hệ số đã
phân cấp.
- Xếp loại C: Đối với cá nhân đạt tiêu chuẩn xếp loại C, không được hưởng thu
nhập tăng thêm.
Ví dụ với chức danh Trưởng xếp loại A và số ngày công trực tiếp tham gia công tác
là 22 thì được hưởng chọn 100% hệ số 2,2 tương đương với thu nhập tăng thêm là
968.000 đồng. với chức danh giảng viên xếp loại A2 và số ngày công trực tiếp tham gia
công tác là 22 thì được hưởng chọn 80% hệ số 1,2 tương đương với thu nhập tăng thêm là
422.400 đồng.
* Thu nhập tăng thêm quý được căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của Cán
bộ, viên chức. Tiền lương tăng thêm quý được xác định vào tháng cuối cùng của quý, Hội
đồng khen thưởng thi đua của Nhà trường 10% trong số Cán bộ, viên chức trong Nhà
trường có thành tích, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề nghị thưởng 300.000
đồng/người/quý.
* Thu nhập tăng thêm năm dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí thường xuyên hàng
năm, kinh phí tiết kiệm được thực hiện tăng thu nhập cho Cán bộ, công chức. Mỗi năm
lương tăng thêm này được tính một lần kết thúc mỗi năm và được chi trả vào tháng trước
tết Nguyên đán hàng năm.
Mức thưởng năm sẽ do Ban giám hiệu Nhà trường quyết định căn cứ trên mức
thưởng tự chủ tài chính của Nhà trường.


Mức thu nhập tăng thêm này tối đa không quá 2 lần mức lương cơ bản. Trong
trường hợp kinh phí hoạt động thường xuyên tiết kiệm được cao hơn 2 lần quỹ lương cơ

bản thì phần chênh lệch dùng trích quỹ cơ quan theo quy định.
Trong điều kiện hoạt động không có nhiều biến động về tiền lương, kinh phí chi
lương không ảnh hưởng thì cuối năm số dư Qũy Dự phòng và ổn định thu nhập được
dùng để bổ xung nguồn kinh phí chi lương tăng thêm trong năm nhưng đảm bảo mức
tăng thêm không vợt quá 2 lần theo quy định của nhà nước
Công thức tính thu nhập tăng thêm trong năm như sau:

Các trường hợp đang công tác tại Nhà trường, thời gian làm việc dưới 3 tháng được
hưởng 30% mức thưởng năm; Làm việc từ 3 đến dưới 6 tháng được hưởng 50% mức
thưởng năm; Làm việc trên 6 tháng được tính theo quy định và theo ngày công thực tế;
Trường hợp nghỉ hưu trong năm, nghỉ công tác chuyển công tác sau ngày 30/6 thì nhà
trường tặng gói quàn trị giá 500.000 đồng/người (không bình xét năm). Các trường hợp
Cán bộ, viên chức nghỉ công tác chuyển công tác trước ngày 30/6 thì không xét thưởng
năm…
Ví dụ trong năm 2016 mức hưởng lương năm BGH quy định là bằng tiền lương cơ
bản của cán bộ, nhân viên, hệ số thưởng chung là 1,5. Vậy Hiệu trưởng với số ngày làm
việc thực tế trong năm là 250 ngày và làm việc được 3 năm 6 tháng sẽ hưởng thu nhập
tăng thêm là: 14.520.000 đồng. Với giảng viên số ngày làm việc thực tế trong năm là 250
ngày và làm việc được 1 năm 3 tháng sẽ hưởng thu nhập tăng thêm là: 10.164.000 đồng.
2.2.7 Các khoản thu nhập khác
* Chế độ làm thêm giờ. Được định mức 15.000 đồng/giờ, với điều kiện công việc
làm ngày nghỉ nằm trong kế hoạch, đã được thẩm định và được Hiệu trưởng phê duyệt.
Không áp dụng định mức này với giảng viên dạy ngoài giờ, thay vào đó Nhà trường sẽ
giải quyết cho giảng viên đó nghỉ bù và việc làm thêm giờ này quy định không quá 200


giờ/năm đối với một Cán bộ đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc một nhiệm vụ không chi
trả chế độ 2 lần.
* Chế độ trực ngày nghỉ ngày lễ. Định mức 30.000đồng/giờ. Đối với trực chỉ huy
Nhà trưởng, trực chỉ huy cơ sở, trực tuyển sinh tại cơ sở 1. Cán bộ, giảng viên đi làm

ngày nghỉ mà không được nghỉ bù. Lái xe chỉ huy và các trường hợp khác được phân
công trong kế hoạch.
* Phụ cấp đứng lớp cho giảng viên. Được quy định trong Quy chế tuyển dụng,
chuyển chế độ, nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp làm việc của Trường Cao Đẳng
nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng 2016 (Phụ lục 10). Phụ cấp này áp dụng cho giảng viên
đứng lớp dạy lý thuyết và thực hành. Phụ cấp này được gọi là Phụ cấp cơ sở được xây
dựng dự trên căn cứ số giờ giảng thực tế theo phân công của khoa, trình độ chuyên môn
thâm niên nghề của từng giảng viên. Trong đó Trình độ Thạc sĩ với thâm niên công tác
trên 15 năm có hệ số phụ cấp cơ sở cao nhất là 2,3 và thấp nhất là trình độ sơ cấp với
thâm niên công tác từ 1 năm đến dưới 5 năm là 0,3 (Phụ lục 10). Định mức phụ cấp cơ
sở là 5000 đồng và có thể thay đổi theo các năm. Công thứ tính thu nhập phụ cấp đứng
lớp.
PCĐL = Số giờ giảng * PCCS * HSPC
Trong đó:
- PCĐL: Phụ cấp đứng lớp
- PCCS: Định mức phụ cấp cơ sở
- HSPC: Hệ số phụ cấp
- Các trường hợp cộng thêm phụ cấp đúng lớp cơ sở: giảng viên có chứng chỉ KNN
từ bậc 3 trở lên cộng 0,1; giảng viên có chứng chỉ TOEIC 350 được cộng 0,1; giảng viên
có chứng chỉ TOEIC 450 trở lên được cộng 0,2; giảng viên chuyên ngành ngoại ngữ có
chứng chỉ TOEIC 800 trở lên được cộng 0,2.
Ví dụ giảng viên có trình độ Đại học tốt nghiệp được 16 năm, trong tháng giảng 160
tiết thì hệ số phụ cấp đứng lớp sẽ là 2,1 vậy thu nhập phụ cấp đứng lớp sẽ là 1.680.000
đồng. Nếu người đó có TOEIC 450 thì hệ số phụ cấp đứng lớp mới sẽ là 2,3 qua đó thu
nhập đứng lớ mới là 1.840.000 đồng.


2.3 Đánh giá thực trạng trả lương của Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc phòng
2.3.1 Ưu điểm
Phân phối tiền lương đơn giản rõ ràng. Mức lương cơ bản, các chế độ phụ cấp

lương và thu nhập tăng thêm của Cán bộ, công chức tại Nhà trường được quy định cụ thể
và áp dụng đúng theo quy định của pháp luật giúp người quản lí và cán bộ nhân viên dễ
dàng tính được lương của mình.
Có các chế độ phụ cấp lương đảm bảo sự bù đắp hao phí lao động cho người lao
động, từ đó góp phần tạo động lực lao động.
Đảm bảo tương đối công bằng vì tiền lương được tính dựa trên hệ số lương theo quy
định của pháp luật hiện hành.
Đảm bảo tính ổn định về mức lương, không có biến động lớn trong một khoảng thời
gian ngắn.
Do nhà trưởng đã được tự chủ nên luôn đảm bảo các nguồn chi phí dùng để trả thu
nhập tăng thêm. Các thu nhập tăng thêm của trường khá phong phú có thu nhập tăng
thêm tháng, thu nhâp tăng thêm quý và thu nhập tăng thêm năm, qua đó tạo động lực cho
cán bộ, viên chức Nhà trường luôn cố gắng đạt được hiệu quả công tác cao và giúp nhà
trường giữ chân được nhân tài.
2.3.2 Nhược điểm
Dù đã được quyền tự chủ nhưng tiền lương cơ bản Cán bộ, công chức Nhà trường
vẫn chưa có sự chuyên biệt. Phân hóa lương giữa các chức danh. Ví dụ như lương cơ bản
của Phó hiệu trưởng và Trưởng Phòng Đào tạo như nhau đều hưởng hệ số 7,30 với mức
lương là 8.833.000 đồng.
Phân phối tiền lương còn bình quân, chưa thực sự gắn với mức độ phức tạp và giá
trị của công việc và năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiền lương chưa
thể hiện đúng giá trị trên thị trường lao động, chưa tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân
lực nhất là nhân lực có chất lượng.
Các loại phụ cấp còn ít, chưa có các loại phụ cấp như phụ cấp lưu động, phụ cấp
chức danh giáo sư, phó giáo sư… do đó chưa hoàn toàn bù đắp được hao phí lao động
của người lao động.


Chưa tuân theo quy luật thị trường, bởi vì tiền lương chưa thực sự hình thành trên
cơ sở thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Vẫn còn dựa trên

Thang bảng lương của Nhà nước quy định.
2.3.3 Nguyên nhân
Nhà trường chưa có quy chế lương rõ ràng mà chỉ trả lương căn cứ vào quy chế chi
tiêu nội bộ.
Nhà trường thiếu các văn bản hướng dẫn trả lương cho cán bộ nhân viên.
Phương pháp trả lương vẫn dựa trên quy định chung của Nhà nước nên chưa xác
định đúng mức độ phức tạp với từng loại công việc trong bệnh viện.
Chưa có tiêu chí đánh giá thực hiện công việc cụ thể.
3. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG TẠI TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ SỐ 1 – BỘ QUỐC PHÒNG
3.1 Đối với Nhà trường
Hoàn thiện quy chế trả lương tại bệnh viện rõ ràng hơn trong việc xác định lại tiền
lương cơ bảng, tiền lương tăng thêm, phụ cấp. Xây dựng các văn bản hướng dẫn trả
lương, thưởng cụ thể.
Chú trọng tới các khoản phụ cấp và tiền thưởng nhằm tạo động lực lao động như
phụ cấp phụ cấp như phụ cấp lưu động, phụ cấp chức danh giáo sư, phó giáo sư… Để họ
chuyên tâm hơn trong công tác và nâng cao năng lựu nghiên cứu học tập và giảng dạy
giảm tối đa sự thất thoát về tài chính.
Xây dựng bản tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng công việc cụ thể, từ đó làm
căn cứ tính lương, khắc phục những nhược điểm của phương pháp phân phối tiền lương
hiện tại.
Xây dựng tiêu chí đánh giá, hoàn thiện hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công
việc đối với cán bộ nhân viên.
3.2 Đối với Nhà nước
Cải cách tiền lương, xây dựng phương án trả lương mới phù hợp với định hướng
phát triển thị trường. Vấn đề này đòi hỏi phải có sự đổi mới tư duy và sự đồng thuận cao


giữa các cấp, các ngành, phải có phương thức tiếp cận và lộ trình cũng như phải xác định
được thứ tự ưu tiên cải cách, không thể dàn đều trên mọi lĩnh vực.

Cần có những có những biện pháp mạnh mẽ để khắc phục những bất hợp lý, đảm
bảo tiền lương cán bộ, công chức, viên chức đủ sống và là yếu tố thúc đẩy năng suất lao
động, nâng cao hiệu quả công việc của khu vực công nói chung và trong các đơn vị sự
nghiệp nói riêng.
Đối với các Đơn vị đã tự chủ phải luôn hỗ trợ và giúp các đơn vị đó giải quyết các
khó khăn, không phải làm theo kiểu “Đem con bỏ chợ”. Đối với các đơn vị chư tự chủ thì
phải đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cung cấp dịch vụ gắn
với nhu cầu xã hội, cơ quan đơn vị sự nghiệp được quyết định biên chế và trả lương theo
quy định có gắn với hiệu quả công việc.
Áp dụng cơ chế Nhà nước đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ có gắn với chất lượng và số
lượng sản phẩm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở hệ thống kinh tế kỹ thuật cũng
như các tiêu chí cụ thể, nghiên cứu áp dụng cơ chế đấu thầu trong cung cấp dịch vụ công.
Ngoài ra, nghiên cứu và sửa đổi các quy định pháp luật về phí, lệ phí cũng như các
quy định về sử dụng các khoản phí, lệ phí được để lại đơn vị. Đổi mới các yếu tố cấu
thành của chế độ tiền lương Các yếu tố cấu thành của chế độ tiền lương bao gồm: tiền
lương tối thiểu; hệ thống thang, bảng lương; chế độ phụ cấp lương.
Về tiền lương tối thiểu: cần xác định lại mức tiền lương tối thiểu trên cơ sở đánh giá
lại mức sống tối thiểu một cách có luận cứ, có tính khoa học và phù hợp với thực tiễn.
Mức tiền lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu thực tế và phù hợp với tình
hình phát triển kinh tế cũng như khả năng chi trả của nền kinh tế trong từng giai đoạn.
Về hệ thống thang lương, bảng lương: cần xây dựng thang, bảng lương cán bộ công
chức theo hướng quy định mức lương cho từng chức danh và vị trí công việc (không áp
dụng hệ số mà xây dựng thang bảng lương lãnh đạo, quản lý và thang bảng lương chuyên
môn nghiệp vụ cho từng vị trí với mức tuyệt đối cụ thể), thực hiện công bố tiền lương
năm cho từng chức danh và vị trí làm việc để khắc phục việc gắn hệ số lương với mức
lương tối thiểu chung.


Về chế độ phụ cấp lương: cần rà soát lại các khoản phụ cấp, rút gọn tối đa các loại
phụ cấp, hạn chế quy định các loại phụ cấp mới và xác định mức phụ cấp phù hợp với

thực tế công việc, đặc thù trách nhiệm.


KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận “Thực trạng trả lương tại Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc
Phòng “ chúng ta có thể thấy rằng tình hình trả lương tại Trường Cao đẳng nghề số 1 –
Bộ Quốc Phòng nói riêng và trong các đơn vị sự nghiệp nói chung còn nhiều bất cập, hạn
chế. Hạn chế lớn nhất ở đây là tiền lương chưa phản ánh đúng giá trị thì trường sức lao
động. Nguyên nhân không phải chỉ do những tồn tại xuất hiện trong chính sách lương của
Nhà nước và của Nhà nước mà còn do sự hạn chế trong trả lương tại Nhà trường. Dù đã
được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu xã
hội, quyết định biên chế và trả lương theo quy định có gắn với hiệu quả công việc, nhưng
tình hình trả lương của Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng vẫn còn phụ thuộc
vào tiền lương tối thiểu; hệ thống thang, bảng lương; chế độ phụ cấp lương và chưa có sự
chuyên biệt rõ ràng. Để có thể hoàn thiện hơn nữa tình hình trả lương tại Nhà trường thì
Nhà trường cần phải có cơ chế trả lương chuyên biệt đồng thời cần có thêm sự giúp đỡ
của các cơ quan Nhà nước để tác động nên các yếu tố cấu thành của chế độ tiền lương
bao gồm: tiền lương tối thiểu; hệ thống thang, bảng lương; chế độ phụ cấp lương.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Tiệp ( 2007), Giáo trình tiền lương tiền công, Nhà xuất bản Đại

học Lao động- xã hội, Hà Nội.
2. TS. Vũ Huy Từ (Chủ Biên; PTS. Lê Chi Mai; PTS Võ Kim sơn, Quản lý khu vưc

công. Được lấy về từ: />3. Quy chế chi tiêu nội bộ Trường Cao Đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng 2016
4. Quy chế tuyển dụng, chuyển chế độ, nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp làm
việc của Trường Cao Đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng 2016
5. Đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức xã hội là gì?. Được lấy về từ:

/>6. Trang web Trường Cao Đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng
/>7. Trang web Hệ thống Văn bản quy phạm quáp luật
/>8. Trang web Thư viện Pháp luật


PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phân phối kết quả hoạt động tài chính
Trích lập các quỹ
TT

Nguồn Trích Lập

Kết quả
Tài chính
(thu - chi)>0

Qũy phát Qũy hỗ
triển sự trọ tăng
nghiệp thêm thu
nhập

Qũy khen
thưởng

Qũy
Qũy dự
phúc lợi phòng ổn
định thu
nhấp


1 Liên kết đào tạo

100%

35%

50%

3%

10%

2%

2 Hoạt động thu sự nghiệp

100%

25%

45%

10%

15%

5%

3 Hoạt động có thu khác


100%

45%

30%

10%

10%

5%

(Nguồn: Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường Cao đẳng nghề số 1 – Bộ Quốc Phòng
2016)
Phụ lục 2. Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan và cấp hàm cơ yếu
(Đơn vị tính: Đồng)

STT

CẤP BẬC QUÂN
HÀM SĨ QUAN

CẤP HÀM
CƠ YẾU

HỆ SỐ

MỨC LƯƠNG
THỰC HIỆN
từ 01/5/2016


1 Đại tướng
10,40
12.584.000
2 Thượng tướng
9,80
11.858.000
3 Trung tướng
9,20
11.132.000
4 Thiếu tướng
Bậc 9
8,60
10.406.000
5 Đại tá
Bậc 8
8,00
9.680.000
6 Thượng tá
Bậc 7
7,30
8.833.000
7 Trung tá
Bậc 6
6,60
7.986.000
8 Thiếu tá
Bậc 5
6,00
7.260.000

9 Đại úy
Bậc 4
5,40
6.534.000
10 Thượng úy
Bậc 3
5,00
6.050.000
11 Trung úy
Bậc 2
4,60
5.566.000
12 Thiếu úy
Bậc 1
4,20
5.082.000
(Nguồn: Thông tư số 77/2016/TT-BQP ngày 08/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)


Phụ lục 3. Bảng nâng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan và cấp hàm cơ yếu
(Đơn vị tính: Đồng)
S
TT

CẤP BẬC
QUÂN HÀM
SĨ QUAN

CẤP HÀM
CƠ YẾU


LẦN 1
Mức lương
Hệ số
từ
01/05/2016

LẦN 2
Mức lương
Hệ số
từ
01/05/2016

1

Đại tướng

-

11,00

13.310.000

-

-

2

Thượng

tướng

-

10,40

12.584.000

-

-

3

Trung tướng

-

9,80

11.858.000

-

-

4

Thiếu tướng


Bậc 9

9,20

11.132.000

-

-

5

Đại tá

Bậc 8

8,40

10.164.000

8,60

10.406.000

6

Thượng tá

Bậc 7


7,70

9.317.000

8,10

9.801.000

7

Trung tá

Bậc 6

7,00

8.470.000

7,40

8.954.000

8

Thiếu tá

Bậc 5

6,40


7.744.000

6,80

8.228.000

9

Đại úy

-

5,80

7.018.000

6,20

7.502.000

10

Thượng úy

-

5,35

6.473.500


5,70

6.897.000

(Nguồn: Thông tư số 77/2016/TT-BQP ngày 08/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)


Phụ lục 4. Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân nhân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an
nhân dân
(Đơn vị tính: 1000 Đồng)
STT

Chức danh

1

Quân nhân chuyên
nghiệp cao cấp
Nhóm 1
Hệ số lương
Mức lương thực hiện
01/05/2016
Nhóm 2
Hệ số lương
Mức lương thực hiện
01/05/2016
Quân nhân chuyên
nghiệp trung cấp
Nhóm 1
Hệ số lương

Mức lương thực hiện
01/05/2016
Nhóm 2
Hệ số lương
Mức lương thực hiện
01/05/2016
Quân nhân chuyên
nghiệp sơ cấp

a

b

2
a

b

3

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4

Bậc
5

Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9

Bậc
10


Bậc
11

Bậc 12

3.85
4.20
4.55
4.90 5.25 5.60
5.95
6.30
6.65
7.00
7.35
7.70
4,658. 5,082. 5,505. 5,929. 6,352 6,776. 7,199. 7,623. 8,046. 8,470. 8,893. 9,317.
0
0
5
0
.5
0
5
0
5
0
5
0
3.65
4.00

4.35
4.70 5.05 5.40
5.75
6.10
6.45
6.80
7.15
7.50
4,416. 4,840. 5,263. 5,687. 6,110 6,534. 6,957. 7,381. 7,804. 8,228. 8,651. 9,075.
5
0
5
0
.5
0
5
0
5
0
5
0

3.50
3.80
4.10
4.40 4.70 5.00
5.30
5.60
5.90
6.20

4,235. 4,598. 4,961. 5,324. 5,687 6,050. 6,413. 6,776. 7,139. 7,502.
0
0
0
0
.0
0
0
0
0
0
3.20
3.50
3.80
4.10 4.40 4.70
5.00
5.30
5.60
5.90
3,872. 4,235. 4,598. 4,961. 5,324 5,687. 6,050. 6,413. 6,776. 7,139.
0
0
0
0
.0
0
0
0
0
0



A

B

Nhóm 1
Hệ số lương
3.20
3.45
3.70
3.95
Mức lương thực hiện 3,872. 4,174. 4,477. 4,779.
01/05/2016
0
5
0
5
Nhóm 2
Hệ số lương
2.95
3.20
3.45
3.70
Mức lương thực hiện 3,569. 3,872. 4,174. 4,477.
01/05/2016
5
0
5
0


4.20 4.45
4.70
4.95
5.20
5.45
5,082 5,384. 5,687. 5,989. 6,292. 6,594.
.0
5
0
5
0
5
3.95 4.20
4.45
4.70
4.95
5.20
4,779 5,082. 5,384. 5,687. 5,989. 6,292.
.5
0
5
0
5
0

(Nguồn: Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ)


Phụ lục 5. Bảng lương Cán bộ, Viên chức Trường Cao đẳng Nghề số 1 – Bộ Quốc

Phòng
Đơn vị tính: Đồng
ST
T

TÊN CHỨC DANH

1
Hiệu trưởng
2 Phó Hiệu trưởng
Trưởng Phòng Đào
3 tạo
Trưởng Phòng Kỹ
4 Thuật
Trưởng Phòng hậu
5 cần - hành chính
Trưởng Phòng Tài
6 chính
Giám đốc Trung tâm
Liên kết đào tạo – Tư
vấn giới thiệu việc
7 làm
8 Trưởng khoa ĐTLX
Trưởng Khoa Công
9 nghệ Ô tô
Trưởng Khoa Xe
10 máy công trình
Trưởng Khoa Khoa
11 học cơ bản
12 Trưởng Khoa điện

Trưởng Khoa Đào
13 tạo lái xe ôtô
Trưởng Khoa Cơ khí
14 – Công nghệ Hàn
15 Trưởng Y – Dược
16 Phó Phòng Đào tạo
17 Phó Phòng Kỹ Thuật

CẤP BẬC QUÂN
HÀM SĨ
QUAN/NGẠCH
VIÊN CHỨC
Đại tá
Thượng tá

HỆ SỐ

MỨC LƯƠNG
THỰC HIỆN từ
01/5/2016

8,00
7,30

9.680.000
8.833.000

7,30

8.833.000


6,60

7.986.000

7,30

8.833.000

5,00

6.050.000

7,30

8.833.000

Thượng tá
Thượng tá

7,30

8.833.000

Trung tá

6,60

7.986.000


7,30

8.833.000

6,00

7.260.000

6,00

7.260.000

7,30

8.833.000

7,30

8.833.000

7,30
6,60
6,60

8.833.000
7.986.000
7.986.000

Thượng tá
Thượng tá

Thượng tá
Thượng Uý

Thượng tá
Thiếu Tá
Thiếu Tá
Thượng tá
Thượng tá
Thượng tá
Trung tá
Trung tá


Phó Phòng hậu cần 18 hành chính

19
20
21
22
23
24
25
26
27

Phó Giám đốc Trung
tâm Liên kết đào tạo
– Tư vấn giới thiệu
việc làm
Phó khoa ĐTLX

Phó Khoa Công nghệ
Ô tô
Phó Khoa Xe máy
công trình
Phó Khoa Khoa học
cơ bản
Phó Khoa điện
Phó Khoa đào tạo ô

Phó Khoa Cơ khí –
Công nghệ Hàn
Phó Khoa Y - Dược

28 Trưởng Bộ Môn
29 Phó Bộ môn

30 Giảng viên
Nhân viên đào tạo
31 nghề
32 Nhân viên CT HSSV
Tổ công nghệ thông
33 tin
34 Nhân viên bảo mật
35 Nhân viên thư viện
Nhân viên trung tâm
36 sát hạch loại 3
37 Nhân viên tuyển sinh

Thiếu Tá


Thiếu Tá
Trung tá
Trung tá
Thiếu Tá
Thiếu Tá
Thiếu Tá
Trung tá
Trung tá
Thiếu Tá
Thiếu Tá, Trung tá
QNCN cao cấp
Nhóm 1/Nhóm 2
Thiếu Tá, Trung tá
Đại Uý QNCN cao
cấp Nhóm 1/Nhóm 2
Thiếu tá, Trung tá,
Đại Uý, Thượng úy,
QNCN cao cấp
QNCN cao cấp
Nhóm 1/Nhóm 2
QNCN trung cấp
QNCN trung cấp
QNCN trung cấp
QNCN trung cấp
QNCN sơ cấp
QNCN trung cấp
QNCN sơ cấp

6,00


7.260.000

6,00

7.260.000

6,60

7.986.000

6,60

7.986.000

6,00

7.260.000

6,00

7.260.000

6,00

7.260.000

6,60

7.986.000


6,60

7.986.000

6,00

7.260.000


×