Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng bưởi Đoan Hùng Tại xã Ngọc Chấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.87 KB, 56 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong chương trình đào tạo của trường Đại Học Lâm Nghiệp, để đánh giá
kết quả học tập sau một niên khóa (2013 - 2017), đồng thời giúp cho sinh viên
làm quen với công việc nghiên cứu, gắn đào tạo lý thuyết với thực tiễn sản xuất.
Được sự nhất trí của bộ môn Khuyến Nông & Phát triển nông thôn, khoa Lâm
Học và trường Đại Học Lâm Nghiệp tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt
nghiệp: “Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng bưởi Đoan Hùng tại xã Ngọc
Chấn, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái và làm cơ sở để mở rộng mô hình“.
Sau thời gian thực hiện đến nay khóa luận đã hoàn thành. Qua đây tôi xin
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong bộ môn và đặc biệt là thầy
giáo ThS. Nguyễn Đình Hải đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành bản
khóa luận tốt nghiệp này.
Về phía địa phương tôi xin chân thành cảm ơn UBND và người dân xã
Ngọc Chấn, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái nơi tôi đến làm khóa luận tốt nghiệp
đã nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do năng lực bản thân và thời gian có
hạn nên bản khóa luận tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những sai xót nhất
định… Vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các
bạn đồng nghiệp, để bản khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẤT
UBND: Ủy ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
CHQS: Chỉ huy quân sự
LLVT: Lực lượng vũ trang
MTTQ: Mặt trận tổ quốc
LHPNVN : Liên hiệp phụ nữ Việt Nam .


KH: Kế hoạch
CCHC: Cải cách hành Chính
QSDĐ Quyền sử dụng đất
SXKD: Sản xuất kinh doanh
BHYT: Bảo hiểm y tế
SKSS: Sức khỏe sinh sản
TNXH: Tệ nạn xã hội
CAQ: Cây ăn quả
FAO: Tổ chức nông nghiệp và lương thực thể giới
NN &PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
KHKT: Khoa học kỹ thuật


KNKL; Khuyến nông khuyến lâm
NLKH: Nông lâm kết hợp
BVTV : Bảo vệ thực vật
HGĐ: Hộ gia đình

DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
Bảng 4.1: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của 2 mô hình trồng bưởi
Đoan Hùng tại xã Ngọc Chấn (tính trên 1ha)
Bảng 4.2: Kết quả tổng hợp số công lao động/ha/năm của hai mô hình
trồng bưởi
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá hiệu quả bảo vệ môi trường của các mô
hình trồng bưởi Đoan Hùng tại xã Ngọc Chấn
Bảng 4.4: Lượng phân bón hữu cơ và vô cơ của hai mô hình trồng
bưởi
Bảng 4.5: Hiệu quả tổng hợp của hai mô hình trồng bưởi
Bảng 4.6 Sơ đồ phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của

hai mô hình trồng bưởi Đoan Hùng tại xã Ngọc Chấn

Trang

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hinh
Hình 4.1: Mô hình trồng bưởi Đoan Hùng trên đất đồi của ông Hứa
Văn Thám (xóm Nà Đình).
Hình 4.2: Mô hình trồng bưởi Đoan Hùng trên đất đồi của ông Nông

Trang


Văn Hoan (xóm Khuổi Phạ).
Hình 4.3: Kênh tiêu thụ sản phẩm bưởi tại xã Ngọc Chấn


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây ăn quả được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới, tuỳ điều kiện về
khí hậu, địa hình và đất đai mà mỗi nước có một hoặc nhiều loại cây ăn quả
khác nhau. Các nước vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới: Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu
Phi, Đông Nam Á trồng nhiều các loại cây ăn quả nhiệt đới và Á nhiệt đới
(chuối, dứa, xoài, cam, quýt…) Các nước vùng ôn đới trồng nhiều các cây ăn
quả có khả năng chịu lạnh (lê, táo, mơ, mận, nho…).
Trong các loại quả thì quả có múi , bao gồm: cam, chanh, quýt, bưởi…
chiếm sản lượng tới 13,10% tổng sản lượng các loại quả trên thế giới, nguyên
nhân là do quả có múi có thể trồng trọt rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, từ
vùng nhiệt đới tới vùng Á nhiệt đới, đồng thời có thể chế biến thành nhiều loại
sản phẩm, được đông đảo người sử dụng ưa thích.

Việt Nam là đất nước mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng lại
trải dài qua nhiều vĩ độ nên có rất nhiều loại cây trái, có chất lượng tốt phục vụ
cho trong nước và xuất khẩu. Tính từ năm 90 của thế kỷ XX đến nay, diện tích
trồng cây ăn quả của cả nước tăng đáng kể. Nên chỉ cần so với thời gian cách
đây chưa gần 20 năm, diện tích dành cho trồng cây ăn quả chỉ bằng một phần ba.
Cả nước hiện có khoảng hơn 765.000 ha cây ăn quả, sản lượng ước tính hơn 6,5
triệu tấn với những loại cây chủ yếu như: Dứa, Chuối, Cam, Quýt, Bưởi, Xoài,
Thanh Long, Vải Thiều, Nhãn, Chôm chôm, Sầu riêng… Kim ngạch xuất khẩu
trái cây trong những năm gần đây dao động ở khoảng 150 đến 180 triệu USD.
Dự kiến đến năm 2020, diện tích cây ăn quả cả nước sẽ tăng lên khoảng 1,1 triệu
ha, kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,2 tỷ USD. Có thể nói, trái cây ở nước ta
không chỉ đa dạng về chủng loại mà mùa nào cũng có các sản phẩm cây trái.
Phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng ở một nước nhiệt đới, các tỉnh thành tại
Việt Nam đã hình thành các vùng nguyên liệu trái cây khá tập trung phục vụ cho
cho công nghiệp chế biến và tiêu dùng.
Trong các loại cây ăn quả phải kể đến các loại cây ăn quả có múi, đặc biệt là
bưởi. Việt Nam có nhiều giống bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao
5


như Bưởi Năm roi, Da xanh, Phúc Trạch, Thanh Trà, Diễn, Đoan Hùng….
Huyện Yên Bình trong những năm qua nhu cầu về các loại cây ăn quả tươi
giá trị dinh dưỡng cao, an toàn ngày càng tăng. Theo đánh giá, hiện nay sản xuất
cây ăn quả của mới đáp ứng được hơn 30% nhu cầu tiêu dùng, số lượng còn lại
là vận chuyển từ các tỉnh và nhập khẩu. Yên Bình là nơi có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho phát triển cây ăn quả nhiệt đới trong đó có Cam, Quýt, Bưởi, Xoài,
Táo,…. Phát triển cây ăn quả đặc sản , vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân vừa
đảm bảo môi trường xanh, tăng thu nhập cho nông dân, làm giảm khoảng cách
giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn. Bên cạnh đó, nông dân trên địa bàn Huyện
Yên Bình đã có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây ăn quả, nhiều hộ đã có thu

nhập khá ổn định. Từ việc trồng Bưởi, sản phẩm bưởi của huyện Yên Bình cùng
với sản phẩm bưởi của tỉnh Phú Thọ đã được bán ở trên toàn quốc cũng như là
xuất khẩu. Toàn huyện hiện có 1.286,3ha cây ăn quả, diện tích kinh doanh 836,5
ha, trồng mới được 295,5. Riêng về cây ăn quả có múi thì có gần 370 ha, trong
đó: bưởi 358 ha (bưởi Đại Minh 268 ha, bưởi Diễn 90 ha). Tuy nhiên tình hình
sản xuất cây đặc sản nói chung và đặc biệt là bưởi Đoan Hùng nói riêng còn một
số tồn tại do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, có nhiều mô hình khác nhau,
khả năng đầu tư thâm canh thấp, việc ứng dụng các kỹ thuật mới còn hạn chế,
công tác quản lý và sản xuất giống còn nhiều bất cập, năng xuất quả chưa cao,
chất lượng chưa đồng đều, sản phẩm chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của thị
trường.
Xã Ngọc Chấn là một xã vùng sâu vùng xa của huyện Yên Bình tuy rằng
hiện nay đã được sự quan tâm của Nhà nước về phát triển các công trình cơ sở
hạ tầng nhưng điều kiện kinh tế trong xã vẫn còn khó khăn, tình trạng phát triển
sản xuất kinh doanh nói chung và phát triển các mô hình trồng cây ăn quả
nói riêng còn nhỏ lẻ, thiếu sự quản lí và quy hoạch một cách khoa học.
Người dân trên địa bàn khi thực hiện một mô hình sản xuất chỉ chủ yếu chú
trọng tới hiệu quả về mặt kinh tế mà chưa thực sự quan tâm về các mặt về
hiệu quả xã hội và môi trường sinh thái. Việc chỉ chú trọng tới lợi ích hiệu

6


quả kinh tế sẽ dấn tới rất nhiều hậu quả xấu dẫn tới việc mô hình không thể
tồn tại được lâu dài và bền vững.
Xã Ngọc Chấn cũng là một xã nằm khá gần với huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú
Thọ, với điều kiện đất đai cũng như là khí hậu khá tương đồng nhau thì từ rất
lâu giống bưởi Đoan Hùng đã được du nhập tới địa bàn xã. Chất lượng bưởi của
xã tuy rằng chưa thể đạt bằng chất lượng bưởi được trồng ở Đoan Hùng nhưng
cũng rất ngon và được người tiêu dùng trong huyện cũng như là các vùng lân

cận ưa chuộng.
Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của mô hình trồng bưởi Đoan Hùng tại
đây là việc làm vô cùng cần thiết. Mục đích là nhằm tìm ra những giải pháp để
giải quyết được cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Từ đó là cơ sở đề xuất
được các giải pháp phát triển và mở rộng mô hình tại địa phương.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “
Đánh Giá hiệu quả của mô hình trồng bưởi Đoan Hùng tại xã Ngọc Chấn,
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, Và làm cơ sở để mở rộng mô hình”.

7


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1

Giới Thiệu chung về cây Bưởi
Bưởi là cây đặc sản quý, có giá trị dinh dưỡng cao, ngoài chất đường (810%, trong đó Saccharose là chủ yếu), bưởi đặc biệt rất giàu vitamin C (khoảng
40mg/100g thịt quả), acid hữu cơ (0,2- 1,0), Pectin (0,45-0,5%) có tác dụng tốt
đối với sức khỏe. Pectin của bưởi có tác dụng chống nhiếm kim loại nặng và
phóng xạ, tham gia vào quá trình bài tiết cholesterol, chống xơ cứng động mạch
và có tác dụng chữa bệnh đường ruột.
Theo Đường Hồng Dật (2000), ở Trung Quốc các thầy thuốc đã dùng vỏ
quả cam quýt để phòng ngừa dịch hạch, chữa trị bệnh phổi và bệnh chảy máu
dưới da. Bưởi còn là loại quả có tiềm năng kinh tế cao, trọng lượng quả lớn, cây
có thể cho thu hoạch đạt năng suất cao.
Theo Nguyễn Văn Kế (1990), sản lượng bưởi toàn cầu khoảng 5 triệu tấn
trên tổng số 6,5 triệu tấn quả của họ cam quýt. Riêng tại Việt Nam, Nam Bộ có
khoảng 2000 ha trồng cây họ có múi.
Theo FAO (Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới, 2002) thì diện

tích trồng cam, quýt, bưởi trên toàn thế giới khoảng 7.330.000 ha với sản lượng
103.300.000 tấn/năm, mang lại gá trị khoảng 3 tỷ USD.
Ngoài ăn tươi, quả bưởi còn có thể chế biến thành nhiều sản phẩm có giá
trị kinh tế như các loại nước giải khát, lấy tinh dầu từ vỏ và hạt.
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại
2.1.1.1. Nguồn gốc
Alphonse de Candle (1886) cho rằng có một số giống bưởi tại quần đảo
Malaysia cho thấy nơi đây có nguồn gốc canh tác bưởi lâu đời.
Roxburgh (1983) cho rằng bưởi đã được di thực đến Calcutta (Ấn Độ) từ
quần đảo Java (Indonesia).
Theo Webber và cộng tác viên (1967), trong quần đảo Friendly và
Fiji còn tồn tại rất nhiều giống bưởi hoang dại, cho thấy đây có thể là vùng
khởi nguyên của bưởi.
8


Tuy nhiên, Webber và cộng tác viên cũng cho rằng dựa trên các dữ
liệu đã có, Bưởi cũng có thể là cây bản địa của Malaysia và Indonesia, từ
hai nơi này. Bưởi đã lan truyền sang Trung Quốc, Ấn Độ rồi đến Iran,
Palestin và vào Châu Âu.
Theo Saunt (1990), bưởi có nguồn gốc ở Miền Nam Trung Quốc nơi
chúng được trồng rộng rãi và phân bố tới khắp các nước Đông Nam Á, nơi đây
có nhiều giống bưởi đã và đang được phát triển.
Theo Nguyễn Văn Kế (1997), bưởi thuộc họ cam quýt có nguồn gốc Đông
Nam Á (Thái Lan và Malaysia) sau đó lan rộng qua Ấn Độ, Trung Quốc, Iran.
Tóm lại, Bưởi được trồng nhiều ở trên thế giới, như: Malaysya, Trung
Quốc, Ấn Độ, Iran, Palestin, Châu Âu, Đông Nam Á. Bưởi có khả năng sinh
trưởng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trải rộng từ 35 vĩ độ nam đến 35 vĩ độ
bắc, từ đó phân bố rộng khắp thế giới. Và cho đến nay, người ta vẫn chưa thể
xác định chính xác nơi xuất xứ của cây bưởi.

2.1.1.2. Phân Loại
Cây bưởi thuộc:
Ngành hạt kín: Angiospermae
Lớp 2 lá mầm: Dicotyledones
Bộ: Rutales
Họ : Rutaceae
Tên Khoa học: Citrus grandis Osbeck
2.1.2. Đặc điểm hình thái cây bưởi
Theo Nguyễn Văn Kế (1997), so với các cây khác trong họ Cam quýt thì
bưởi là cây lớn nhất, có gai, có thể cao đến 15m, lá to, xanh đậm với cành lá to
hơn cam quýt.
- Thân và tán cây: Thuộc dạng thân gỗ, là loài cây cao to nhất trong chi
Citrus cây cao 6-7m, trong một năm có thể cho ra 3-4 đợt cành. hình thái tán đa
dạng: tán rộng, tán thưa, tán hình cầu, hình tròn hay hình tháp… đối với bưởi
Đoan Hùng thì tán chủ yếu là xòe rộng và có hình tròn.

9


- La bưởi: Lá có cành tiếp giáp hay chồng lên phiến lá, số lá trên cành có
liên quan đến trọng lượng quả, ảnh hưởng đến năng suất, kích thước lá thay đổi
tùy theo giống.
- Hoa bưởi: Hoa lưỡng tính mọc từ nách lá, màu trắng, thơm có 5 cánh và
3-5 lá đài, có 20-40 nhị đực hợp thành từng nhóm dính liền ở đáy, bao phấn có
4 ngăn, màu vàng mọc bằng hay nhô cao hơn đầy nướm nhụy cái. Đầu nướm
nhụy cái to, bầu noãn có 8-15 ngăn dính liền với nhau tại một trục giữa, thường
thì hoa tự thụ phấn, tuy nhiên hoa bưởi cũng có khả năng thụ phấn chéo.
- Quả bưởi: thường nặng 0.8-3,8 Kg, đối với bưởi Đoan Hùng thì biến
động từ 0,8-1,5kg. Da sần hoặc láng, quả tròn, quả dẹt, quả dạng quả lê, núm
cao. thịt quả trắng đến hồng, vàng, xanh vàng, quả bưởi gồm 3 phần:

+ Ngoại quả bì: là lớp vỏ ngoài của quả gồm biểu bì, lớp cutin dày và các
khí khổng. bên dưới lớp biểu bì là lớp nhu mô mỏng giàu lục lạp, nên khi quả
còn xanh vẫn có thể quang hợp được. Giai đoạn chín diệp lục bị phân hủy, nhóm
sắc tố Caroten trở nên chiếm ưu thế, màu sắc quả thay đổi từ xanh sang vàng.
+ Trung bì quả: Giáp phần phái trong ngoại quả bì, lớp này gồm nhiều
tầng tế bào hợp thành, có màu trắng, vàng nhạt hay hồng nhạt. Quả càng lớn thì
phần mô này càng xốp.
+ Nội bì quả: Gồm tâm bì hay múi được bao quanh bởi lớp vách mỏng
trong. Bên trong vách lá tép phát triển và chứa đầy dịch nước, dịch nước chứa
đường và acid (chủ yếu là acid citric)
2.1.3. Một số nét riêng về bưởi Đoan Hùng
Hiện nay, trên nước ta trải dài xuyên suốt từ Bắc vào Nam có thể kể ra
một số giống bưởi phổ biến như: Bưởi Năm roi, bưởi Tân Triều, bưởi Thanh
Long, bưởi Thanh Trà, bưởi Đường núm, bưởi Xiêm, bưởi Long, bưởi Ổi, bưởi
Lá cam, bưởi Diễn, bưởi Da xanh và bưởi Đoan Hùng.
Dưới đây tôi xin được nêu lên vài nét riêng về giống bưởi Đoan Hùng.
10


Bưởi Đoan Hùng là một giống bưởi nổi tiếng không chỉ ở Phú Thọ, mà
còn được biết đến ở nhiều nơi khác. Giống bưởi này mang tên huyện Đoan
Hùng, huyện cực Bắc của tỉnh Phú Thọ.
Bưởi Đoan Hùng có quả hình cầu dẹt, chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi
ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, ăn ngọt mát, mùi thơm đặc trưng. Giống
bưởi nối tiếng này đã được bảo hộ tên gọi xuất xứ và được Nhà nước bảo hộ vô
thời hạn tại quyết định số 73/QĐ-SHTT.
Bưởi Đoan Hùng xưa còn gọi là “bưởi Phủ Đoan”. Ngày nay, đến Đoan
Hùng bạn sẽ được biết đến một số giống bưởi như bưởi Bằng Luân, quả to, dáng
đẹp, vỏ vàng xanh. Bưởi Pô-lê-nô (lai Mỹ) quả to, dáng thô, tôm nát, vị chua,
không dóc vỏ. Bưởi Lã Hoàng tròn dẹt, hình bánh xe ăn mát ngon.... Và cuối

cùng là bưởi Sửu Chí Đám, quả vừa, xinh xắn, vỏ vàng rộm, da hơi nhăn, dáng
vẻ trông khiêm tốn hơn cả.
2.2 Tình hình sản xuất Bưởi trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Trên Thế giới
Theo số liệu thống kê của FAO (2006) thị trường quả có múi trong những
năm gần đây ngoài các loại sản phẩm cam, quýt, chanh thì bưởi đã và đang được
chú ý mặc dù hiện tại hàng năm trên thế giới sản xuất khoảng 4-5 triệu tấn bưởi
cả 2 loại bưởi chùm (Citrus prradishi) và bưởi (Citrus grandis), chiếm 5,4-5,6%
tổng sản lượng cây có múi, trong đó chủ yếu là bưởi chùm chiếm 2,8-3,,5 triệu
tấn, còn lại là bưởi chiếm 1 lượng khá khiêm tốn khoảng 1,2-1,5 triệu tấn. Sản
xuất bưởi chùm chủ yếu tập chung ở các nước châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế
biến nước quả, còn bưởi chủ yếu được sản xuất ở các nước châu Á và tập chung
nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan và một số
nước khác thuộc vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, được sử dụng để ăn
tươi là chủ yếu. Đến năm 2010, sản lượng bưởi toàn thế giới đạt 5,5 triệu tấn,
tăng hơn 10% so với gian đoạn 1996-1998 (Spreen, 2001).
2.2.2.Ở Việt Nam

11


Ở nước ta, cây ăn quả có múi trong đó có bưởi là một trong những loại
quả quan trọng được xếp vào nhóm cây ăn quả chủ lực với diện tích hơn
111.300 ha, chiếm hơn 15% diện tích cây ăn quả. Tuy chưa có số liệu thông kê
riêng biệt về từng loại quả có múi, xong cũng dễ dàng nhận thấy rằng ở nước ta
bưởi được trông ở khắp các tỉnh thành trong cả nước và có nhiều vùng sản xuất
tập chung nổi tiếng với hàng trăm hecta như vùng bưởi Đoan Hùng – Phú Thọ
(khoảng 300ha), Phúc Trạch- Hà Tĩnh (800ha), Thanh Trà- TT Huế (1000ha),
Biên Hòa- Đồng Nai,… đặc biệt là bưởi vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trồng Bưởi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở Thượng Mỗ, Hà Nội người ta

tính được hiệu quả kinh tế của trồng bưởi gấp 4-5 lần trồng lúa. Giá trị thu nhập
của một sào bưởi lên khoảng 10 triệu đồng. Còn đối với riêng bưởi Đoan Hùng,
thông thường những nhà trồng 30 cây bưởi cũng thu nhập mỗi năm khoảng 2030 triệu đồng. Ở Đồng bằng sông Cửu Long hiệu quả của trồng bưởi Năm Roi
không có gì phải bàn cãi vì giá trị của mỗi chục bưởi (14-15 quả) loại 1 từ 68
ngàn đồng đến 120 ngàn đồng trong thời điểm từ Tết Nguyên đán đến tháng 5
âm lịch, tính ra 1 công bưởi (1000 m 2) thu đươc vài chục đến cả trăm triệu đồng
mỗi năm.
Bưởi ở Việt Nam chủ yếu sử dụng ăn tươi và hiện tại sản xuất bưởi của
nước ta vẫn chưa đủ để cung cấp cho thị trường trong nước. Một vài năm gần
đây đã có một số công ty như Hoàng Gia, Đông Nam đã bắt đầu những hoạt
động như đầu tư sản xuất, áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng theo hướng
thực hành nông nghiệp tốt, đăng ký thương hiệu một số giống bưởi ngon nước ta
như Năm Roi, Da Xanh, Phúc Trạch và cả bưởi Đoan Hùng với mục đích xuất
khẩu ra thị trường nước ngoài.
Sản xuất bưởi ở nước ta vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, đặc biệt
là việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh nâng cao năng xuất, chất lượng
theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.3
2.3.1

Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
Nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, trong hệ thống kinh tế thị trường, đánh giá hiệu quả kinh tế
của dự án chung và dự án nông lâm nghiệp đã được tiến hành từ những năm 50
12


của thế kỷ XX. Trong vòng 50 năm trở lại đây thì các phương pháp đánh giá, kỹ
thuật đánh giá không ngừng được hoàn thiện thống nhất.
Năm 1974, Giáo sư John E Gunter trường đại học tổng hợp Michigan Hoa

Kỳ đã xuất bản giáo trình “Những vấn đề cơ bản trong đánh giá hiệu quả trồng
rừng” như: giá trị lợi nhuận dòng (NPV), tỷ suất thu nhập trên chi phí BCR, tỷ lệ
thu hồi vốn nội bộ (IRR). Đây là cuốn giáo trình tương đối hoàn chỉnh và giới
thiệu hệ thống các chỉ tiêu, cũng như cơ sở đánh giá hiệu quả.
Năm 1988. Gordon ConWay và Robert Chambers cùng nhiều người khác
đã xây dựng và áp dụng RRA, PRA đầu tiên tại Ấn Độ. Theo phương pháp này
hiệu quả kinh tế của một phương thức canh tác được xác định trên cơ sở phân
tích những thông tin do người dân tự điền vào bảng hỏi. Tuy nhiên, thông tin thu
được dù tản mạn và phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của người dân vì
vậy cần có phương pháp tiếp cận khéo léo để người dân cung cấp thông tin
chính xác.
Nghiên cứu về CAQ có múi thì nhiều học giả cho rằng: các CAQ có múi
có nguyên sản là Trung Quốc, vùng địa lý phát sinh có thể là Đông Nam Á. Trên
thế giới hiện nay có 75 nước trồng CAQ có múi, chủ yếu ở các nước thuộc khu
vực Châu Á, Nam Mỹ, Bắc Mỹ.
2.3.2

Nghiên cứu ở Việt Nam
Trong những năm thời kỳ bao cấp việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh nói chung còn chưa được quan tâm và hiệu quả của sản xuất
cây bưởi chưa được các nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm. Các đánh giá mới
chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế mà chưa lưu ý tới hiệu quả xã hội, sinh thái môi
trường. Sau thời kỳ đổi mới thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải phù hợp nhu
cầu xã hội và mang lại hiệu quả toàn diện mới tông tại và phát triển được. Điều
này đặt ra yêu cầu cấp bách là phải có phương pháp kỹ thuật và hệ thống chỉ tiêu
đánh giá phù hợp với tình hình, điều kiện hiện nay.
Ở Việt Nam, bưởi được trồng ở khắp hầu hết các tỉnh thành trong cả nước
và diện tích có xu hướng ngày càng tăng lên. Việt Nam có một số giống bưởi
đặc sản, có chất lượng tốt như: bưởi Da xanh, bưởi Năm roi, bưởi Diễn, bưởi
13



Đoan Hùng, ... Những năm gần đây đã có những chương trình giảng dạy về
phương pháp kỹ thuật và hệ thống chỉ tiêu đáng giá hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh trong chương trình đào tạo của trường Đại Học Lâm Nghiệp.
Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường đã có một số tác giả nghiên
cứu:
Nguyễn Thị Nguyệt Ánh: đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – sinh thái
môi trường của một số mô hình NLKH là cơ sở cho phát triển các mô hình
NLKH tại xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An thực hiện năm 2005, đã
đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường của các mô hình NLKH trong
sản xuất tại địa phương, nhưng đánh giá hiệu quả môi trường chưa thuyết phục.
Trần Thị Quế: nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường của mô
hình canh tác nông nghiệp tại Tuyên Quang. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội –
môi trường nhưng chưa tính đến những giá trị thu được từ thảm thực vật hình
thành trong thời gian bỏ hóa.
Về nghiên cứu CAQ có múi: hiện nay, nước ta đã có nhiều nghiên cứu về
CAQ có múi, nhưng chủ yếu tập chung vào cam quýt, nghiên cứu về dịch hại,
kỹ thuật trồng, chăm sóc, giống, ... mà ít có nghiên cứu về cây bưởi ví dụ như:
Hoàng Ngọc Thuận: nghiên cứu về chọn tạo và trồng cây cam quýt, đi sâu
giải quyết về giống, cách chọn tạo và trồng cam quýt.
Nguyễn Thu Cúc, Phạm Hoàng Oanh: nghiên cứu về dịch hại trên cam,
quýt, bưởi, chanh và IPM giải quyết các vấn đề về các loại sâu bệnh hại trên các
giống và biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM.
Viện nghiên cứu cây ăn quả: nghiên cứu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây
ăn quả theo tiêu chuẩn chứng nhận IOS – cây có múi.
Nhìn chung về tình hình nghiên cứu trong nước ta về CAQ có múi, nghiên
cứu về cây bưởi Đoan Hùng có thể thấy đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều
vấn đề khác nhau, nhưng chưa có nghiên cứu đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã
hội – môi trường và hiệu quả tổng hợp về các mô hình trồng bưởi nói chung

cũng như mô hình trồng bưởi Đoan Hùng tại xã Ngọc Chấn nói riêng. Chính vì
vậy dưới sự hướng dẫn của thầy ThS. Nguyễn Đình Hải tôi đã chọn nghiên cứu

14


đánh giá hiệu quả của mô hình trồng bưởi Đoan Hùng tại xã Ngọc Chấn,
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái để làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

15


CHƯƠNG 3
MỤC TIÊU,ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1. Mục tiêu
- Đánh giá thực trạng sản xuất của mô hình tại địa bàn xã Ngọc Chấn,
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế - xã hội- môi trường.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao được hiệu quả của Mô
hình đối với tình hình của xã Ngọc Chấn.
3.2. Đối tượng –địa điểm nghiên cứu:
Mô hình trồng bưởi Đoan Hùng tại Xã Ngọc Chấn, huyện Yên Bình, Tỉnh
Yên Bái.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về không gian và thời gian.
- Về không gian: tại xã Ngọc Chấn, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Về thời gian: 2012-2016
3.4. Nội dung nghiên cứu
-Phân tích điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

- Đánh giá hiệu quả :
+ Hiệu quả kinh tế
+ Hiệu quả môi trường sinh thái
+ Hiệu quả về xã hội
+ Hiệu quả tổng hợp
- Đề xuất giải pháp phát triển mô hình trồng bưởi hiệu quả tại địa phương.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Chọn điểm nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các địa điểm nghiên cứu phải đại diện
cho vùng sinh thái trong xã về phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế và những
đặc điểm chung ở các tiểu vùng…
3.5.2. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu
3.5.2.1. Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp:
+ Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật các niên giám thống kê
từ cơ quan kiểm lâm, cán bộ địa chính, các hội phụ nữ, hội nông dân, các
nông hộ,…
+ Trên cơ sở các số liệu tiến hành phân tính đánh giá tìm ra những yếu tố
tác động, xu hướng phát triển của mô hình và đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao được hiệu quả của mô hình tại địa phương.
3.5.2.2. Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp:
16


Những tài liệu mới về sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất cây ăn quả,
tổ chức sản xuất, bố trí cây trồng… được tổ chức điều tra, phỏng vấn về vấn đề
tình hình gây trồng bưởi Đoan Hùng ở địa phương một cách tổng quát tại các hộ
gia đình. Cũng như tìm hiểu về khả năng tiêu thụ sản phẩm.
3.5.2.3. Chọn mẫu điều tra:
Căn cứ vào số lượng điều tra, quy mô, diện tích đất trồng, cách thức tổ
chức sản xuất, bố trí cây trồng, kết quả. Xu hướng và tiềm năng về nâng cao

hiệu quả của mô hình đối với kinh tế cũng như các vấn đề xã hội.
+ Biểu số lượng mẫu điều tra
3.5.2.4. Xây dựng phiếu điều tra
Phiếu điều tra là tập hợp các biểu mẫu, được xây dựng phục vụ cho quá
trình thu thập số liệu, thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu:
+ Những thông tin về hộ: họ tên, địa chỉ, tuổi, số nhân khẩu, lao động….
+ Diện tích đất đai
+ Các tư liệu sản xuất khác: như máy móc thiết bị, phương tiện vận
chuyển…
+ Các khả năng về nguồn vốn…
+ Kết quả sản xuất và kinh doanh đối với mô hình của các hộ gia đình.
3.5.2.5. Phương pháp điều tra:
Phỏng vấn, đàm thoại nêu vấn đề, thảo luận, sử dụng hệ thống câu hỏi
đóng và mở phù hợp với tình hình thực tế, có thể sử dụng phương pháp đánh giá
nhanh nông thôn, phương pháp đánh giá nông thôn có người tham gia trong quá
trình khảo sát.
3.5.3. Phương pháp phân tích
Các phương pháp được vận dụng trong nội dung nghiên cứu đề tài được
thể hiện:
3.5.3.1. Phương pháp thống kê mô tả:
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả
số liệu thu thập được. phương pháp này được sử dụng để phân tích các hộ, nhóm
hộ trồng bưởi Đoan Hùng của Xã. Trên cơ sở số liệu điều tra, tổng hợp phân tích
theo từng thời gian và không gian, sau đó tổng hợp khái quát để thấy được xu
thế phát triển của hiện tượng, sự vật.
3.5.3.2. Phương pháp phân tố thống kê:
Phương pháp này được dùng để phân tố các mẫu điều tra, tổng hợp kết
quả điều tra nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản về tình hình sản xuất và hiệu
qảu kinh tế sản xuất của các hộ trồng bưởi trong xã. Phân tổ các nhóm hộ đầu tư
cao, đầu tư trung bình và đầu tư thấp theo mức đầu tư chi phí trung gian. Từ đó

17


là cơ sở để so sánh kết quả và hiệu quả của mô hình giữa các nhóm hộ đồng thời
rút ra những nhận xét và kết luận.
3.5.3.3. Phương pháp So sánh:
Được áp dụng để so sánh kết quả và hiệu quả của mô hình giữa các nhóm
hộ phân theo tiêu chuẩn đầu tư, có thể so sánh hiệu quả giữa mô hình trông bưởi
với các loài cây ăn quả khác.
3.5.3.4. Phương pháp chuyên gia:
Dựa vào thực tiễn, các chuyên gia như chủ hộ gia đình, người lao động,
cán bộ nông nghiệp, chủ mua thu gom, … dể tính toán các chỉ tiêu về các loại
cây trồng thông qua phỏng vấn.

18


3.5.3.5. Phương pháp minh họa bằng biểu đồ, hình ảnh:
Phương pháp này được ứng dụng để thể hiện mô tả một số hiện trạng và
kết quả nghiên cứu.
3.5.3.6. Phân tích SWOT:
Tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT)
của địa phương từ đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp phù hợp.
S

W

O

T


S: điểm mạnh
W: điểm yếu
O: cơ hội
T: thách thức
→Tổng hợp thông tin thu thập được và tiến hành xử lý số liệu thông qua
phần mềm excel
3.5.3.7. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế:
+ Giá trị hiện thực (NPV)
NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của
các hoạt động sản xuất trong các mô hình sau khi đã triết khấu để quy về thời
điểm hiện tại.
NPV=BPV ─ CPV
Trong đó: BPV= Bi/ và CPV= Ci/
NPV: là giá trị hiện tại lợi nhuận ròng (đồng)
BPV: Tổng giá trị thu nhập ròng được quy về thời điểm hiện tại.
CPV: Tổng chi phí được quy về thời điểm hiện tại.
Bi: Giá trị thu nhập tiêu thụ sản phẩm ở năm thứ i.
Ci: Giá trị chi phí cho sản xuất ở năm thứ i.
r: Tỷ lệ lãi suất tính toán hoặc tỷ lệ chiết khấu.
i: chỉ số năm trong sản xuất.
n: số năm hoạt động
NPV>0: Mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
NPV=0: Mô hình sản xuất kinh doanh hòa vốn.
NPV<0: Mô hình sản xuất kinh doanh ko có hiệu quả.
+ Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR)
BCR: là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết
mức độ thu nhập trên một đơn vị sản xuất. Dùng BCR để đánh giá hiệu quả đầu
tư cho các loại mô hình canh tác có cơ cấu đầu tư trong các năm khác nhau.
BCR=

BCR>1: đầu tư có chất lượng.
19


+ Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR)
Thời điểm hoàn trả vốn:
T=(i.log(1+r)) / (log(1+irr)) (3)
Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế của từng mô hình trong các năm
được ghi vào các biểu:
Năm
Ci
Bi
Bi-Ci
1
2
……
Kết quả tổng hợp được ghi vào biểu mẫu:

CPV

BPV

NPV

NP

NPV/Nă

BP


BPV/Nă

CP

CPV/Nă

BCR/Nă

IRR(%

V

m

V

m

V

m

m

)

BCR

Ghi chú


3.5.3.8. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội:
Đánh giá hiệu quả xã hội của mô hình trồng bưởi tại địa phương thông
qua 2 chỉ tiêu:
+ Hiệu quả giải quyết việc làm: thể hiện bằng số công lao động/ha/năm.
Cách xác định hiệu quả giải quyết việc làm: giải quyết việc lam chính là
thể hiện số công lao động đầu tư vào số ha trong năm. Nếu mô hình trồng bưởi
có ngày công hiệu quả giải quyết công ăn việc làm cao.
+ Khả năng phát triển sản xuất hàng hóa: Thông qua chất lượng sản phẩm
tiêu thụ, Số lượng sản phẩm tiêu thụ, thị trường tiêu thụ và giá trị sản phẩm bán
ra thị trường.
3.5.3.9. Phương pháp đánh giá hiệu quả môi trường:
Đánh giá hiệu quả môi trường chính là đánh giá:
+ Quá trình sử dụng phân bón cho mô hình trồng bưởi.
+ Quá trình sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật.
+ Chất hữu cơ trong đất: Bao gồm màu đất, độ chặt của lớp đất mặt, thực
vật chỉ thị, sự hoạt động của giun đất.
+ Lượng nước mất đi: sự xuất hiện đá, sỏi trên mặt
+ Đa dạng cây trồng: lượng cành lá rơi rụng.

20


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1 Điều kiện tự nhiên – Kinh tế- xã hội của điểm nghiên cứu
4.1.1.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Ngọc chấn là xã nằm ở phía Đông của huyện Yên Bình có tổng diện tích
là 29,6829 km2 (2968,29 ha). Trong đó có 360 ha là diện tích mặt nước Hồ Thác
Bà. Nằm dọc theo con đương tỉnh lộ Yên Thế - Vĩnh Kiên với chiều dài 7,1 km

đường tỉnh lộ. Toàn xã có 626 hộ .Tổng số khẩu là 2813 khẩu, trong đó người
dân chủ yếu là dân tộc Tày chiếm tới 97%, ngoài ra còn có một số dân tộc như
Kinh, Dao, Nùng, Thái, Mường , Cao Lan, Gia Lai. Xã Ngọc Chấn được chia
thành 5 thôn trong đó có một thôn chạy dọc ven Hồ Thác Bà.
- Đặc điểm vị trí:
+ Phía Bắc giáp Xuân Long.
+Phía Nam giáp xã Phúc Ninh – xã Mỹ Gia.
+ Phía Đông giáo xã Cảm Nhân.
+Phía Tây giáp xã An Phú, huyện Lục Yên.
Đời sống kinh tế của nhân dân cơ bản đã ổn định nhưng vẫn có một số hộ
gặp khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế, cơ sở hạ tầng như đường giao thông,
trường học, điện lưới quốc gia, trạm y tế xã đã được nhà nước quan tâm đầu tư
đầy đủ.
4.1.1.2. Địa hình
Ngọc Chấn có địa hình phức tạp mang đặc điểm địa hình của xã miền núi,
Bề mặt không bằng phẳng, bao quanh nhiều đồi núi, ô trũng bậc thang. Do vậy
nơi đây rất thuận lợi cho việc phát triển nông lâm kết hợp có hiệu quả phong
phú. Địa hình của xã có thể chia làm 2 loại chính khác nhau rõ rệt:
- Địa hình núi cao bao gồm các dãy núi và đồi bắt úp nằm bao quanh diện
tích xã, cao trung bình 300 – 800 m, độ dốc phổ biến từ 15 – 30 o. Địa hình bị
chia cắt mạnh, sông suối có độ dốc lớn tạo ra nhiều tiểu vùng khác nhau.

21


- Địa hình bằng thoải và vùng trũng thấp. Cao bình quân 80 – 150 m, độ
dốc phổ biến từ 5 – 15o. Đặc điểm nổi bật là đất khá bằng phẳng, thuận lợi cho
phát triển cây lương thực và cây ăn quả.
4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
4.1.2.1 Tài nguyên đất đai

Theo các nguồn tài liệu về thổ những đã nghiên cứu từ trước tới nay, nhất
là điều tra đánh giá đất hiện nay xã Ngọc Chấn có tổng diện tích tự nhiên là
2968,29 ha.
- Đất đai của xã được chia làm 6 nhóm: lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất
phi nông nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng.
+ Đất lâm nghiệp 1894,13 ha
+ Đất nông nghiệp 2227,03 ha
+ Đất phi nông nghiệp: 744,71 ha
+ Đất ở: 12,63 ha
+ Đất chuyên dùng: 26,49 ha
+ Đất chưa sử dụng: 0,19 ha
Đặc điểm đất đai thổ nhưỡng của xã Ngọc Chấn là nhiều loại đất, nhóm
đất đỏ vàng (Feralit) là nhóm đất chiếm phần lớn diện tích trong xã (61%) gồm
nhiều loại đất có khả năng phát triển cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây lương
thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày (mía,...) và phát triển đồng cỏ để
chăn nuôi đại gia súc. Nhóm đất dốc tự phân bổ rải rác ở các thung lũng sông
suối có khả năng cải tạo thâm canh trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công
nghiệp ngắn ngày.
4.1.2.2. Tài nguyên nước
Nguồn nước của xã Ngọc Chấn rất phong phú và dồi dào. Toàn địa bàn xã
có 1 con Suối lớn chảy qua và nhiều suối nhỏ được phân bố khá đồng đều, tạo
nhiều điều kiện cho việc tưới tiêu và nhiều công trình thủy lợi nội đồng cũng
như là công trình thủy lợi nhỏ do các hộ nông dân tự làm để phụ vụ cho sản
xuất cũng như sinh hoạt hàng ngày cho người dân.
- Nguồn nước mặt: nguồn nước mặt của xã khá lớn, trong đó chủ yếu là
nguồn nước mặt từ suối cùng nhiều ao hồ, các hồ và kênh chứa nước tạo cho
22


nguồn nước mặt khá phong phú. Đặc điểm suối ở đây là lòng suối hẹp, dốc kết

hợp với lượng mưa lớn và tập trung, độ che phủ của thảm thực vật ở mức trung
bình, nhưng khi có mưa lớn vẫn có thể gây lũ đột ngột, ảnh hưởng đến sản xuất
và đường xá đi lại của bà con trong xã vào mùa mưa.
- Nguồn nước gầm: dồi dào, có ở khắp lãnh thổ xã với chất lượng nước
sạch, đủ tiêu chuẩn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt cho người dân. Mực
nước ngầm không sâu nhưng tương đối ổn định, thuận lợi cho khai thác, kể cả
đơn giản trong sinh hoạt của người dân.
4.1.2.3 Đặc điểm khí hậu thủy văn
- Ngọc Chấn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung
bình hàng năm là 22,90C. Lượng mưa bình quân hàng năm là 2.121,2mm, số
ngày mưa trung bình là 136 ngày, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.
Độ ẩm trung bình là 37% và không có sương muối.
- Khí hậu của vùng nóng ẩm thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng
trọt, chăn nuôi, nhưng do điều kiện vĩ độ cao của địa hình nên có biểu hiện của
vùng Nam Á nhiệt đới. Tuy nhiên, gió mùa đông bắc không kéo dài mà tràn về
từng đợt. Mỗi khi không khí cực đới yếu đi không khí biển lại tràn vào thay thế.
Vì vậy Mùa Đông tuy rét lạnh nhưng vẫn xen kẽ những đợt ấm làm giảm tác hại
do thời tiết lạnh gây ra đối với sảm xuất nông nghiệp. Những cây trồng nhiệt đới
đã thích nghi với khí hậu khá thấp trong mùa Đông.
- Hướng gió thịnh hành: gió Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau),
gió Đông Nam (từ tháng 5 đến tháng 9).
- Đất đai của xã khá màu mỡ, đồi núi xen kẽ những cánh đồng vừa và
nhỏ... Các yếu tố tự nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng,
phát triển cho cây trồng và vật nuôi.

23


4.1.3
4.1.3.1


Đặc điểm kinh tế xã hội
Về kinh tế
4.1.3.1.1Về sản xuất nông nghiệp- lâm nghiệp, thủy sản
●Về nông nghiệp
Sản xuất Nông nghiệp phát triển ổn định, năm 2016 thời tiết diễn biến bất
thường, nắng nóng kéo dài cũng đã có ít nhiều ảnh hưởng đến trồng lúa và các
loại cây màu. Nhưng bên cạnh những khó khăn trên Chính quyền xã đã trực tiếp
chỉ đạo các thôn tuyên truyền trong nhân dân tận dụng các nguồn nước khe suối
bơm trực tiếp để phục vụ nước tưới cho diện tích cây nông nghiệp.
* Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng cây lúa hai vụ toàn xã là: 149,5/139 đạt
107,5 % KH;
* Tổng sản lượng cả năm đạt: 712,25/652,2 tấn đạt 109,2% KH
* Cây Ngô: Cả năm trồng được 46,3/45 ha đạt 102,88% kế hoạch giao. Năng
xuất bình quân 28.8/28,9 tạ/ha đạt 99,65 % KH; Tổng sản lượng là 133,3/130
tấn đạt 102,5 tấn.
Tóm lại: Tổng sản lượng lương thực quy thóc là: 845,55/782,2 tấn đạt
108% KH
Trong đó:

+ Thóc 712,25/652,2 tấn đạt 109,2% KH
+ Ngô là 133,3/130 tấn đạt 102,5 tấn.

* Cây sắn: Tổng diện tích gieo trồng cả năm
- Diện tích: 105/100 ha đạt 105 % KH
+ Năng xuất: 215/215 tạ/ha đạt 100% KH
+ Sản lượng: 2.257,5/2.150,0 tấn đạt 105% KH
* Khoai các loại: Tổng diện tích gieo trồng cả năm
- Diện tích: 15,1/15 ha đạt 100,6% KH
+ Năng xuất: 52,2/53,5 tạ/ha đạt 97,57% KH

+ Sản lượng: 78,82/80,3 đạt 98,1% KH
* Cây Lạc: Tổng diện tích: 20/20 ha đạt 100% kế hoạch; năng xuất bình quân
cả năm đạt 14,4/14,4 tạ/ha đạt 100% KH; Tổng sản lượng: 28,8/28,8 tấn đạt
100% KH.
* Rau các loại: Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 25,7/25 ha đạt 102,8% KH
24


* Cây ăn quả: Tổng diện tích cây ăn quả (chủ yếu là bưởi Đoan Hùng) toàn xã là
25,6 ha, trồng mới 9,04/3 ha đạt 301,3% KH
Kinh doanh: 17/19,8 ha đạt 85,85 %KH
Năng suất: 70/73,5 tạ/ha đạt 95,2% KH
(Nguyên nhân diện tích Kinh doanh giảm 2,8 ha là do người dân đã chặt
phá diện tích cây lâu năm cằn cỗi, không còn hiệu quả về kinh tế để trồng mới
nhiều loại cây có hiệu quả năng xuất cao hơn)
- Tất cả những loại cây trồng chính đều đạt và vượt chỉ tiêu kế
hoạch Nhà Nước giao.
● Về lâm nghiệp:
- Công tác quản lý và bảo vệ rừng được quan tâm trú trọng. Làm tốt công
tác tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân về công tác bảo vệ rừng. Vì
vậy trong năm chưa sảy ra vụ cháy rừng nào và chặt phá rừng trái phép. Diện
tích rừng bảo vệ khoanh nuôi đạt 100% KH đề ra.
Tổng diện tích rừng trồng mới năm 2016 là 131/130 ha đạt 100,7 % KH
- Khai thác gỗ rừng trồng: 3285m3/5300m3 đạt 61,98% kế hoạch.
● Chăn nuôi – Thủy sản.
* Trong năm thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm,
trên địa bàn không có ổ dịch nào bùng phát, chỉ đạo thú y viên cơ sở làm tốt
công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và phun thuốc khử trùng
tiêu độc trên địa bàn toàn xã.
- Triển khai tiêm phòng bệnh lở mồm long móng cho Trâu, Bò là 400 liều;

+ Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng cho Trâu, Bò, Lợn đợt 1 là 460 liều.
Trong đó được hỗ trợ miễn phí là 430 liều(vùng cao), Mất phí (Vùng thấp) là 30
liều. Trong đó dịch tả Lợn đợt 1 là 460 liều, Vùng cao là 430 liều, thấp 30 liều.
+ Tiêm phòng bệnh bệnh Tụ huyết trùng Lợn đợt 1: Tổng là 460 liều;
trong đó 430 vùng cao, 30 liều vùng thấp.
+ Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng cho Trâu, Bò, Lợn đợt 2 là 390
liều. Trong đó được hỗ trợ miễn phí là 320 liều(vùng cao), Mất phí (Vùng
thấp) là 70 liều; Dịch tả lợn đợt 2 là 450 liều, trong đó vùng cao là 430 liều;
vùng thấp là 20 liều.
25


×