MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
1.1. Những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài
1.2. Nội dung hoạt động giáo dục văn hóa học đường ở các
trường trung học phổ thông
1.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường
ở các trường trung học phổ thơng
1.4. Những nhân tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục
văn hóa học đường ở các trường trung học phổ thông
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC VĂN HĨA HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG HUYỆN GIÁ RAI,
TỈNH BẠC LIÊU
2.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu
2.2. Đặc điểm của các trường trung học phổ thông chọn nghiên
cứu
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học
đường ở các trường trung học phổ thông huyện Giá Rai,
tỉnh Bạc Liêu
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN GIÁ RAI,
TỈNH BẠC LIÊU
3.1. Các căn cứ và nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý
hoạt động giáo dục văn hóa học đường ở các trường
trung học phổ thông
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hoá học đường ở
các Trường trung học phổ thông huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu
3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện
3
13
13
20
25
26
30
30
30
38
59
59
60
77
pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
84
88
92
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà trường là trái tim của cộng đồng, là trung tâm văn hóa của cộng
đồng, có tác động quan trọng đến văn hóa của địa phương. Trong quản lý nhà
trường, nếu như cấu trúc tổ chức vạch ra ranh giới của các bộ phận, qui định
mối liên hệ giữa chúng, hiện ra như rường cột, như “xương sống” của nhà
trường thì văn hóa học đường là linh hồn của nhà trường, định ra các địn bẩy
vơ hình cho nhà trường. Văn hóa học đường tạo nên đời sống tâm lý, tinh
thần của tập thể nhà trường; nó có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới tinh
thần và thái độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhà trường, tác
động tới chất lượng giáo dục của nhà trường. Nếu nhà trường xây dựng được
văn hố học đường lành mạnh sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cơng
tác quản lý, hiệu quả giáo dục và đào tạo cũng như mối quan hệ tốt đẹp với
cộng đồng xã hội. Sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh chịu
ảnh hưởng rất lớn từ mơi trường văn hố học đường, gia đình, xã hội, trong
đó mơi trường văn hố học đường thuận lợi tạo điều kiện cho các em nhanh
chóng trưởng thành, tạo nền tảng vững chắc cho các em trở thành những công
dân tốt.
Thực trạng vi phạm pháp luật ngày càng trẻ hóa hiện nay đã gióng lên
hồi chng báo động về việc xuống cấp của văn hóa, đạo đức mà ở đó có liên
quan mật thiết đến văn hóa nhà trường. Trong những năm trở lại đây, bên
ngoài trường học xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng như: học sinh
đánh lộn, cư xử thiếu văn hóa, sử dụng các chất gây nghiện… Trong trường
học, hiện tượng học sinh coi thường nội quy nhà trường, hỗn láo với thầy cơ,
có phản ứng tiêu cực trước sự nhắc nhở của nhà trường… diễn ra ngày càng
phổ biến. Nghị quyết số 29 – NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã nêu
định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, mục tiêu và
3
nhiệm vụ, giải pháp. Như vậy, rõ ràng là việc xây dựng và phát triển văn hố
học đường tích cực, lành mạnh là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của các nhà
trường.
Trong những năm qua, giáo dục trung học phổ thơng ở tỉnh Bạc Liêu
nói chung, huyện Giá Rai nói riêng đã đạt những kết quả đáng trân trọng.
Thực hiện Chỉ thị số 40/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 Về việc
phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”, ngành GD&ĐT tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện tốt phong trào thi đua
như: dạy và học đạt hiệu quả, với việc tích cực đổi mới phương pháp giảng
dạy, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, chất lượng
học tập và rèn luyện của học sinh có những chuyển biến rõ rệt . Gi dục
Bạc Liêu đã đưa trị chơi dân gian và các loại hình văn nghệ dân gian vào
nhà trường; hỗ trợ chăm sóc di tích lịch sử và cơng trình văn hố; xây dựng
mơi trường xanh – sạch – đẹp… Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới giáo
dục, vấn đề giáo dục văn hóa học đường ở các trường trung học phổ thơng
huyện Giá Rai vẫn cịn những bất cập cần được khắc phục nhằm xây dựng
một môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục
trên địa bàn huyện, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục,
“đưa Bạc Liêu trở thành địa phương có chất lượng giáo dục tốt, có những
cơ sở giáo dục chất lượng cao có sức thu hút cả vùng” như tinh thần của
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu về cơng tác
giáo dục và đào tạo. Vì thế, tơi đã chọn đề tài: "Quản lý hoạt động giáo
dục văn hoá học đường ở các trường trung học phổ thông huyện Giá
Rai, tỉnh Bạc Liêu” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
* Ở nước ngồi
Vấn đề giáo dục nhà trường nói chung cũng như giáo dục văn hoá học
4
đường nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
Tuy nhiên, vấn đề này cũng chỉ mới được quan tâm nghiên cứu trong những
thập niên gần đây. Vì thế, văn hố học đường (hay văn hố nhà trường) cho
HS là khái niệm cịn khá mới, nội hàm về nội dung của giáo dục hành vi văn
hoá học đường cũng chưa được hiểu rõ và đầy đủ đối với mọi người, kể cả
với những người làm cơng tác giáo dục.
Thuật ngữ văn hố học đường được xuất hiện từ những năm 60 của thể
kỷ trước ở phương Tây, một số nước đã có trung tâm nghiên cứu về văn hoá
học đường bằng cách tổ chức khảo sát và xây dựng những tiêu chí đánh giá
văn hố của từng trường học. Ở Singapore, người ta rất chú trọng đến cơng
tác giáo dục văn hố học đường đường bằng cách xác định những giá trị cốt
lõi, xây dựng tầm nhìn và giá trị để mọi người cùng hướng tới.
Nhà giáo dục Hoa Kỳ Kent D.Peterson trong bài viết “văn hóa học
đường: tích cực hay tiêu cực?” đã đưa ra quan niệm về văn hoá học đường, và
chỉ ra tập hợp các dấu hiệu về văn hóa học đường. Kent D.Peterson cho rằng
“văn hoá học đường là tập hợp các chuẩn mực, giá trị và niềm tin, các nghi lễ
và nghi thức, các biểu tượng và truyền thống tạo ra “vẻ bề ngoài” của nhà
trường”.
Một học giả Fullan tin rằng ngành giáo dục cần nhìn vào mơi trường
văn hố học đường một cách toàn diện hơn, tạo thế đồng bộ, nhất qn ngay
trong nội bộ một ngơi trường.
Cịn Jane Turner và Carolyn Crang thì lại quan niệm: văn hố học
đường bao gồm các giá trị, biểu tượng, niềm tin và sự chia sẻ các quan niệm
của cha mẹ, HS, GV và các thành viên có liên quan như là một nhóm hay
cộng đồng. Văn hóa chỉ đạo các gì là có giá trị của nhóm và các thành viên sẽ
suy nghĩ, cảm thấy và hành động như thế nào
Elizabeth R.Hinde cho rằng văn hố học đường khơng phải là một thực
5
thể tĩnh. Nó ln được hình thành và định hình thông qua các tương tác với
người khác và thông qua những hành động đáp lại trong cuộc sống nói chung.
Văn hoá học đường phát triển ngay khi các thành viên tương tác với nhau, với
HS và với cộng đồng. Nó trở thành chỉ dẫn cho hành vi giữa các thành viên
trong nhà trường. Văn hóa được định hình bởi những tương tác với con người
và hành động của họ được chỉ đạo bởi văn hóa.
Từ đầu thế kỉ XX cho đến nay, ở các nước phát triển, có nhiều tác giả
nghiên cứu về văn hóa nhà trường. Có thể kể đến các tác giả như: Masland,
A.T. (1985). Organisational culture in the study of higher education; V.M
Rơđin (2000), Văn hóa học (Người dịch: Nguyễn Hồng Minh), Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội; E.B Tylor (2001), Văn hóa nguyên thủy, tạp chí
văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
Theo các tác giả nước ngồi, văn hóa học đường làm nền tảng và định
hướng cho sự phát triển, tiến bộ của nhà trường, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục của trường. Đây cũng được xem là một yếu tố quan trọng
nhất để thực hiện đổi mới quản lý giáo dục ở từng nhà trường trong điều
kiện hiện nay.
* Ở Việt Nam
Một số tác giả đã có bài đăng tạp chí, kỷ yếu đề cập đến nhiều khía cạnh
về văn hóa học đường. Có thể kể đến các tác giả như: Phạm Minh Hạc, Nguyễn
Công Khanh, Phạm Quang Huân, Chử Xuân Dũng, Vũ Dũng, Nguyễn Tùng
Lâm. Trần Hoàng Phong, Vài suy nghĩ về xây dựng văn hóa học đường trong
trường đại học, Báo giáo dục thời đại; Đinh Cơng Tuấn, (tháng 3-2011), Văn
hóa học đường nhìn từ quan hệ thầy trị, Tạp chí VHNT, số 321;…
Các viện nghiên cứu như: Viện Khoa học xã hội và nhân văn, Viện
Khoa học giáo dục Việt Nam, Viện nghiên cứu giáo dục và một số trường Đại
học, Sở giáo dục và đào tạo như: Đại học Thái Nguyên, Đại học Văn Hóa
6
Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tiền Giang, Sở giáo dục và đào tạo Lâm
Đồng, Đại học sư phạm Hà Nội, Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam
…đã tổ chức các cuộc Hội thảo Khoa học về Văn hóa nhà trường, Văn hóa
ứng xử học đường. Văn hóa giao tiếp trong nhà trường. Đặc biệt năm 2007 –
2008, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã có cơng trình nghiên cứu đề tài
“Tìm hiểu về văn hóa nhà trường phổ thơng”. Đề tài đã tìm hiểu một số quan
niệm về văn hóa nhà trường phổ thơng trên thế giới, đưa ra nhận định về văn
hóa nhà trường phổ thông trên thế giới và nêu được một số định hướng nghiên
cứu văn hóa nhà trường phổ thơng Việt Nam.
Có khá nhiều luận án, luận văn nghiên cứu về văn hoá nhà trường như: Lê
Thị Ngọc Thúy (2012) với luận án tiến sĩ “Quản lý nhà trường tiểu học Việt
Nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức”; Lê Thị Ngoãn (2009) với luận văn thạc sĩ
“Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Cao đẳng cơng nghiệp Nam
Định”; Lưu Văn Mùi (2012) với luận văn thạc sĩ “Xây dựng văn hóa nhà trường
tại các trường trung học phổ thông huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”…
Tác giả Phạm Minh Hạc khi bàn đến giáo dục văn hoá học đường trong
nhà trường nhấn mạnh: mỗi cấp học, bậc học có yêu cầu riêng, nội dung
riêng, biện pháp đặc thù. Trong các biện pháp, giới thiệu một biện pháp là
mỗi trường có Hệ giá trị làm chuẩn mực để mọi thành viên đồng thuận lấy đó
làm mục tiêu phấn đấu, thước đo thành quả của bản thân, của lớp, của trường,
đặc biệt về mặt đạo đức xã hội, giá trị nhân cách điều mà chúng ta gọi là “dạy
người” bên cạnh “dạy chữ, dạy nghề”. Tác giả khẳng định, văn hố học
đường góp phần quan trọng cải cách nền giáo dục nước nhà.
Tác giả Nguyễn Thị Nhượng- Lê Thị Mai trong bài “Xây dựng văn hoá
học đường ở trường đại học Phú Yên” khẳng định: xây dựng văn hoá học
đường tốt là việc làm hết sức quan trọng góp phần đặc lực cho công cuộc xây
dựng các thế hệ cơng dân lành mạnh, có tri thức cho xã hội ngày mai. Các tác
7
giả nhấn mạnh: HS, sinh viên không thể trở thành những cơng dân có ích cho
xã hội, những người con hiếu thảo trong gia đình nếu chỉ có học vấn mà
khơng có hành vi ứng xử văn hóa. Một trong những vấn đề cơ bản của văn
hoá học đường là giáo dục hành vi văn hóa cho HS trong nhà trường. Nó là
q trình làm cho các hành vi ứng xử của học tuân theo các chuẩn mực, vừa
phù hợp với các giá trị truyền thống của dân tộc, vừa phù hợp với sự phát
triền của xã hội hiện đại.
Trong bài viết “Giáo dục văn hóa cho HS là nhiệm vụ rất quan trọng
của nhà trường hiện nay”, tác giả Quốc Chấn (Hội Khoa học Tâm lý- giáo
dục Thanh Hóa) cho rằng: một mặt nhà trường có nhiệm cụ giáo dục văn hóa
cho HS với tư cách là “văn hóa nhà trường”, mặt thứ hai bản thân nhà trường,
từ học tập, giảng dạy, sinh hoạt đến quan hệ thầy trò, tổ chức trường lớp ...
phải phản ánh được nội dung văn hóa HS, tức “nhà trường văn hóa” ...
Nguyễn Ngọc Phú trong tác phẩm “Bàn về một số nội dung cơ bản của
văn hóa học đường” đã mơ tả các thành phần tạo thành của văn hoá học
đường gồm: người thầy, người học, các lực lượng trong quản lý giáo dục
trong nhà trường, và đồng thời xây dựng những nội dung cơ bản của văn hóa
học đường, đó là những địi hỏi văn hóa đối với chính đối tượng và các quan
hệ ứng xử của các đối tượng này với công việc, đối với người khác, đối với
môi trường tự nhiên, xã hội, thế giới đồ vật xung quanh.
Vương Quang Minh khi viết bài “Xây dựng văn hoá học đường cho HS
sinh viên hiện nay” đã nêu: Môi trường giáo dục có vai trị quyết định hình
thành nên nét đép văn hóa trong mỗi con người, đó chính là mơi trường học
đường, nơi HS sinh viên cắp sách đến trường không chỉ để học hành, trau rồi
kiến thức cho hành trang vào đời, mà còn là nơi diễn ra cách xử sự giao tiếp
giữa HS, sinh viên với nhau, giữa trị với thầy cơ giáo, cách học và tiếp thu
kiến thức qua phát triển ngôn ngữ, cách ăn mặc, lối sống.
8
Các tác giả nêu trên đã bước đầu đề cập đến vấn đề văn hóa học đường;
quan niệm, các chuẩn giá trị, nội dung, biện pháp xây dựng văn hoá học
đường trong nhà trường nhưng ở quy mô rộng, chung chung, chưa có cơng
trình nào đi sâu nghiên cứu cụ thể những biện pháp quản lý giáo dục văn hoá
học đường cho HS THPT. Trên thực tế, công tác quản lý của đội ngũ lãnh
đạo, quản lý các trường THPT mới chỉ tập trung vào quản lý chuyên môn
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Chính vì vậy, nghiên
cứu về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường ở các
trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu là cần thiết. Từ đó, đề tài đề xuất
một số biện pháp quản lý, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, đáp ứng
u cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục văn hóa học đường,
từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ ở các trường
THPT huyện Giá Rai nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục của các
trường.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ
Khảo sát, phân tích thực trạng VHHĐ và thực trạng quản lý hoạt động
giáo dục VHHĐ ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ ở các trường
THPT huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn hiện nay.
4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục VHHĐ tại các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh
Bạc Liêu.
* Đối tượng nghiên cứu
9
Quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ ở các trường THPT huyện Giá
Rai,tỉnh Bạc Liêu.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lí hoạt động giáo dục VHHĐ ở 3
trường THPT Nguyễn Trung Trực, THPT Giá Rai và THPT Tân Phong huyện
Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Số liệu điều tra khảo sát sử dụng các năm học 2011-2012, 2012-2013 và
năm học 2013-2014.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu nghiên cứu xây dựng được cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo
dục VHHĐ, đánh giá đúng thực trạng hoạt động này và đề xuất được các biện
pháp phù hợp với xu thế phát triển của lý luận và thực tiễn giáo dục VHHĐ,
khả thi thì sẻ quản lý tốt hoạt động giáo dục văn hoá học đường ở các trường
THPT đạt hiệu quả tốt hơn, sẽ góp phần xây dựng một mơi trường giáo dục
tích cực thân thiện cho nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục tồn
diện của các trường trung học phổ thơng trên địa bàn huyện Giá Rai, tỉnh Bạc
Liêu.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng.
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các Nghị quyết của Đảng Cộng
sản Việt Nam, liên quan đến hoạt động giáo dục VHHĐ. Quá trình nghiên cứu
đề tài, sử dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc, quan điểm lơgíc – lịch
sử và quan điểm thực tiễn để luận giải các nhiệm vụ khi nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu
Các nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa các
tài liệu khoa học, các văn kiện, nghị quyết, văn bản pháp quy của Đảng, nhà
10
nước, các tạp chí, cơng trình khoa học, sách báo về các nội dung có liên quan
đến hoạt động giáo dục VHHĐ.
Các nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế hoạt động giáo dục VHHĐ ở các
trường THPT huyện Giá Rai để đánh giá thực trạng quản lí của hoạt động này.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu sản phẩm của các
phong trào “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, về xây dựng mơi
trường “xanh, sạch, đẹp”, về các hoạt động ngồi giờ lên lớp, về phong trào
văn hoá, văn nghệ...
Phương pháp điều tra bằng phiếu: Tìm hiểu thực trạng văn hố học
đường ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu: những thuận lợi, khó
khăn, nhận thức và các biện pháp đã thực hiện qua khảo sát ý kiến của cán bộ
quản lý, giáo viên và học sinh các trường THPT. Đề tài cũng sử dụng phương
pháp này để khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất.
Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Sở Giáo dục,
chuyên viên các phòng của Sở, cán bộ quản lý và giáo viên cuả các trường
THPT để tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn và tình hình thực tế xây dựng
văn hố học đường.
Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, một số
nhà QLGD có kinh nghiệm xoay quanh các vấn đề nghiên cứu, nhằm thu thập
các thông tin cần thiết liên quan đến đề tài.
Các nhóm phương pháp hỗ trợ
Phương pháp thống kê toán học trong khoa học GD: xử lý kết quả
nghiên cứu, xác định các thông số cần thiết như xác xuất, tỷ lệ %, giá trị
trung bình, …
7. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn việc quản lý hoạt
động VHHĐ ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
11
Đề xuất những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả
cơng tác quản lí hoạt động VHHĐ ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh
Bạc Liêu hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để cán bộ quản lý giáo
dục, giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo, quản
lý, xây dựng và phát triển hoạt động giáo dục VHHĐ một cách hiệu quả. Đây
cũng là tài liệu tham khảo cho các trường THPT trong tỉnh để xây dựng mơi
trường VHHĐ góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục ở các trường
THPT trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
8. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có phần mở đầu, 3 chương (10 tiết), kết luận và kiến nghị,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
1.1. Những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội
của lao động. Trong quá trình phát triển của lý luận quản lý, có nhiều cách
định nghĩa khác nhau về khái niệm quản lý, do các nhà nghiên cứu lý luận
cũng như thực hành quản lý đưa ra.
Harold Koontz, người được coi là cha đẻ của quản lý hiện đại, đã viết:
“Quản lý là một hoạt động thiết yếu; nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá
nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi chủ thể đạt
được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn
cá nhân ít nhất”.[18, tr. 29].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, “Hoạt động quản lý là hoạt động bao
gồm hai quá trình “quản” và “lý” tích hợp vào nhau; trong đó, “quản” có
nghĩa là duy trì và ổn định hệ, “lý” có nghĩa là đổi mới hệ”.[3, tr. 2].
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu một cách
khái quát: Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của
chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ
chức vận hành và đạt được mục đích đã đề ra.
1.1.2. Khái niệm hoạt động, hoạt động giáo dục
Theo Từ điển Triết học: “Hoạt động là một phương thức đặc thù của
con người quan hệ với thế giới, một q trình qua đó con người tái sản xuất
và cải tạo một cách sáng tạo thế giới tự nhiên, do đó làm cho bản thân trở
13
thành chủ thể hoạt động và làm cho những hiện tượng của tự nhiên mà con
người nắm được trở thành khách thể của hoạt động của mình”.[42, tr. 256 ].
Hoạt động GD là quá trình tác động đến các đối tượng GD để hình
thành cho họ những phẩm chất nhân cách.
Hoạt động GD là q trình phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của HS và tập thể HS khi tham gia vào hoạt động học tập và GD trong và
ngồi nhà trường. Q trình tổ chức này được đặt trong mối quan hệ thuận lợi
hài hòa giữa cá nhân với môi trường tự nhiên và xã hội, giữa cá nhân và tập
thể, giữa GV và HS với các lực lượng xã hội khác trong mối quan hệ biện
chứng giữa q trình tác động có mục đích của nhà GD với sự hoạt động tự
GD của HS.
1.1.3. Khái niệm văn hóa và văn hóa học đường
1.1.3.1. Văn hóa
Văn hóa là sản phẩm của con người, là hệ quả của sự tiến hóa nhân
loại. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và
khác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để
hiểu về khái niệm "văn hóa" đến nay vẫn cịn nhiều ý kiến khác nhau về định
nghĩa văn hóa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra
những ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó, mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời
sống và địi hỏi của sự sinh tồn”
Theo Unessco: Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống
động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra
14
trong hiên tại, qua hàng bao nhiêu thế kỉ nó đã hình thành nên một hệ thống
giá trị, truyền thống, thẫm mĩ và lối sống, và dựa trên đó, từng dân tộc thể
hiện bản sắc riêng của mình.
Theo Trần Ngọc Thêm: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích luỹ qua q trình hoạt động thực
tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
Tại Hội nghị Quốc tế các nhà văn học họp tại Mehico do Unesco tổ
chức năm 1982, trên cơ sở của 200 định nghĩa khác nhau của văn hóa, bản
tuyên bố chung của hội nghị đã chấp nhận một quan niệm về văn hóa như sau:
“Trong ý nghĩa rộng nhất văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh
thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay
của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn
chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống
các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng”
Như vậy, dưới góc độ xã hội học thì VH là một hiện tượng XH gắn với
đời sống XH, cịn nội dung của VH chính là sản phẩm của hoạt động thực tiễn
có tính sáng tạo của con người, luôn được chắt lọc kế thừa, phát triển dưới tác
động của con người, vì hạnh phúc của con người.
Theo những ý nghĩa đó, văn hóa là một hiện tượng XH đặc thù mà nét
trội cơ bản của hiện tượng này là ở chỗ chúng là một hệ thống những giá trị
chung nhất cả về vật chất và tinh thần cho một cộng đồng, một dân tộc, một
thời đại hay một giai đoạn lịch sử nào đó, là kết quả của quá trình hoạt động
thực tiễn của con người trong môi trường tự nhiên và trong các mối quan hệ
xã hội. VH là một hiện tượng khách quan, là tổng hịa của tất cả các khía cạnh
của đời sống trong XH. Sự có mặt của những thành tố và mối quan hệ giữa
chúng tạo nên bộ mặt chung nhất của hệ thống VH, còn những biểu hiện cụ
15
thể của văn hóa nói chung và của mỗi thành tố nói riêng được phản ánh thơng
qua các loại hình văn hóa.
1.1.3.2. Văn hóa học đường
Văn hố học đường là một thuật ngữ khoa học còn khá mới mẻ, một
cụm từ xuất hiện cách đây chưa lâu và cũng chủ yếu trên các phương tiện
thơng tin đại chúng. Có nhiều cách tiếp cận nội hàm văn hóa học đường, các
nhà nghiên cứu tùy theo góc độ, mục đích cụ thể, tùy theo mỗi người nhấn
mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác đã đưa ra khá nhiều khái niệm về văn
hóa học đường.
Theo Phạm Minh Hạc: Văn hóa học đường là hệ thống các chuẩn mực,
giá trị giúp các cán bộ quản lý nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh và
các em học sinh, sinh viên có cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt
đẹp. Do đó xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau.
Kent.D.Peterson cho rằng: Văn hóa nhà trường là tập hợp các chuẩn
mực, giá trị và niềm tin, các lễ nghi và nghi thức, các biểu tượng và truyền
thống tạo ra “vẻ bề ngoài” của nhà trường.
Stephen Stolp cho rằng: Văn hóa nhà trường như là “một cấu trúc, một
q trình và bầu khơng khí của các giá trị và chuẩn mực dẫn dắt giáo viên và
học sinh đến việc giảng dạy và học tập có hiệu quả”.
Elizabeth R. Hinde cho rằng: Văn hóa nhà trường khơng phải là một
thực thể tĩnh, nó ln được hình thành và định hình thơng qua các tương tác
với người khác và thông qua những hành động đáp lại trong cuộc sống nói
chung (Finnanm 2000). VH nhà trường phát triển ngay khi các thành viên
tương tác với nhau, với học sinh và với cộng đồng. Nó trở thành chỉ dẫn cho
hành vi giữa các thành viên của nhà trường. VH được định hình bởi những
tương tác với con người và hành động của họ được chỉ đạo bởi VH.
16
Như vậy, có thể hiểu văn hóa học đường là tồn bộ yếu tố vật chất
(khơng gian, cảnh quan…); nội quy của nhà trường và những biểu hiện của
cán bộ, và học sinh trong trường phù hợp với chuẩn mực văn hóa chung của
xã hội, phù hợp với nội quy, quy định của môi trường học đường đảm bảo cho
các hoạt động trong trường học diễn ra lành mạnh, đạt mục tiêu giáo dục. Văn
hóa học đường được thể hiện ở việc bố trí, xây dựng và giữ gìn cảnh quan,
mơi trường học đường (khn viên, cảnh quan, phịng học, giảng đường...)
đảm bảo tính thẩm mỹ, giáo dục, góp phần tạo nên môi trường và phương tiện
giáo dục học sinh; biểu hiện thông qua ý thức, hành vi… của cán bộ, giáo
viên, học sinh trong nhà trường phù hợp với chuẩn mực văn hóa xã hội và nội
quy, quy định của nhà trường.
Các dấu hiệu đặc trưng của VHHĐ lành mạnh được thể hiện: Sự đổi
mới; chấp nhận rủi ro; trao quyền lực; sự tham gia của mọi người; tập trung
vào kết quả; tập trung vào con người; làm việc nhóm; sự ổn định.
Cụ thể hóa: GV được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong
mọi hoạt động của nhà trường; nhà trường có những chuẩn mực để ln luôn
cải tiến, vươn tới; mỗi người biết rõ công việc mình phải làm, cần làm và ln
có ý thức chia sẻ trách nhiệm đối với việc học tập của HS; tập trung ưu tiên
phát triển chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm; bầu khơng khí cởi mở, hợp
tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau; nhà trường thể hiện sự quan tâm, quan hệ
hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng nhau tham gia giải quyết những vấn
đề của GD.
Các yếu tố cấu thành văn hóa học đường là những thành phần cơ bản
của nội dung văn hóa học đường và được khái quát thành 5 nhóm sau: Các
mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy; biểu tượng, các giá trị và
truyền thống của nhà trường; niềm tin, các loại thái độ, cảm xúc và ước muốn
cá nhân; các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên; nghi thức và hành
vi, đồng phục.
17
Dựa vào những phân tích nêu trên, có thể hiểu Văn hoá học đường là
hệ thống những giá trị, chuẩn mực, những biểu tượng, niềm tin được hình
thành và củng cố trong không gian nhà trường, chi phối mọi thái độ, hành
động của các thành viên trong nhà trường.
1.1.4. Khái niệm giáo dục văn hóa học đường, quản lý hoạt động
giáo dục văn hoá học đường
Giáo dục là một vấn đề lớn của lý luận giáo dục, là thành tố quan trọng
của q trình giáo dục, nó quyết định tồn bộ các hoạt động giáo dục trong
thực tiễn. Nội dung giáo dục trong nhà trường rất toàn diện, được xây dựng
xuất phát từ mục đích giáo dục xã hội và các yêu cầu khách quan của đất
nước và thời đại.
Quá trình giáo dục ở nhà trường được tổ chức nhằm giúp người học
nắm vững các tri thức khoa học, những kinh nghiệm của các thế hệ đi trước
tích lũy được và những giá trị xã hội được mọi người thừa nhận. Nhờ việc
lĩnh hội nội dung của giáo dục, người học có khả năng phát triển bản thân
về tâm lý, thể chất và xã hội, có cư xử đúng đắn trong các mối quan hệ
khác nhau.
Việc tổ chức các hoạt động trong nhà trường thực chất là tổ chức thực
hiện nội dung giáo dục cho người học trong một lớp học, trường học. Về mặt
lý thuyết, giáo dục là hệ thống có nhiều nhân tố tham gia, trong đó nội dung
giáo dục là một nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục.
Về mặt thực tiễn, nội dung giáo dục là toàn bộ các hoạt động giáo dục trong
nhà trường. Bởi thế khơng có nội dung giáo dục thì khơng có hoạt động giáo
dục. Như vậy, Giáo dục là hệ thống những tri thức, thái độ và hành vi có liên
quan đến thệ thống những chuẩn mực xã hội cần được giáo dục cho người
được giáo dục.
18
Theo quan điểm của GS. Phạm Minh Hạc cho rằng: "Văn hóa học
đường là văn hóa trong các trường học, nó là một bộ phận cấu thành của hệ
thống giáo dục quốc dân và mang bản sắc chung của nền văn hóa dân tộc.
Cụ thể hơn, văn hóa học đường là hệ thống các chuẩn mực, giá trị giúp các
cán bộ quản lý nhà trường, các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh và các
em học sinh, sinh viên có cách thức suy nghĩ, tình cảm và hành động tốt đẹp".
Giáo dục văn hoá học đường là các hoạt động có mục đích, có kế hoạch
của các cấp quản lý giáo dục, các tổ chức, tập thể, cá nhân có chức năng và nhiệm
vụ giáo dục để góp phần hình thành mơi trường học đường có văn hóa lành mạnh,
văn minh; hình thành được nhận thức, thái độ và hành vi của CB, GV và HS phù
hợp với chuẩn mực văn hóa xã hội và nội quy, quy định của nhà trường.
Trên cơ sở lý luận về nội dung giáo dục, chúng ta có thể hiểu giáo dục
văn hóa học đường như sau: Giáo dục văn hóa học đường chính là hệ thống
tri thức các giá trị văn hóa học đường cần được giáo dục cho người được giáo
dục để biến nó thành ý thức, thái độ và hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn
mực văn hóa học đường, chuẩn mực xã hội và thời đại.
Dựa trên khái niệm giáo dục văn hố học đường có thể thấy quản lý
hoạt động giáo dục văn hoá học đường là một nhiệm vụ quan trọng của nhà
quản lý- Hiệu trưởng nhà trường. Quản lý hoạt động giáo dục văn hoá học
đường chính là quản lý tất cả các mặt của hoạt động giáo dục văn hoá học
đường cho HS. Điều này được thể hiện trong quá trình thực hiện các chức
năng của nhà quản lý, đó là:
Kế hoạch hóa cơng tác quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường.
Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục văn hóa học đường.
Chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục văn hóa học đường.
Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động giáo dục văn hóa
học đường.
19
Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát: Quản lý hoạt động giáo dục
VHHĐ là quá trình tác động có ý thức (có mục đích, có tổ chức) của chủ thể
quản lý tới khách thể quản lý, thực hiện các chức năng quản lý nhằm làm cho
tổ chức vận hành đưa hoạt động giáo dục VHHĐ đạt tới mục tiêu mong
muốn.
1.2. Nội dung hoạt động giáo dục văn hóa học đường ở các trường
trung học phổ thông
1.2.1. Giáo dục nhận thức và ý thức tổ chức kỷ luật trong nhà trường
Giáo dục nhận thức là một vấn đề quan trọng trong giáo dục, giúp cho
học sinh phát triển nhân cách, tự nhận thức về chính bản thân trong việc học
tập và thực hiện nội quy trong nhà trường, nhận thức về xã hội, tự chịu trách
nhiệm với quyết định của mình cũng như tự kiểm sốt các mối quan hệ với
mọi người xung quanh.
Đối với bản thân phải say mê, thích thú và chăm chỉ học tập. Tập trung
lắng nghe thầy cô giáo giảng bài, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Ln trung thực, giản dị, hịa đồng với mọi người, khơng nói tục chửi bậy, khi
làm sai không bảo thủ, sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi, ham học hỏi, cầu tiến, say
mê học tập để trở thành một học trị ngoan, một cơng dân có ích cho xã hội.
Đối với bạn phải tôn trọng bạn, khơng trêu đùa, nói xấu bạn trong lớp
học, nhiệt tình trao đổi, thảo luận về nội dung học tập với bạn. Giúp bạn khi
gặp khó khăn, vướng mắc về bài học, đồn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Bình đẳng, chân thành, yêu mến, quan tâm đến bạn, quan hệ bạn bè trong
sáng, lành mạnh,luôn vui vẻ, sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi, ham học hỏi, cầu
tiến, say mê học tập để trở thành cơng dân có ích.
Đối với thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường phải kính trọng, u
q, biết ơn thầy cơ giáo, cán bộ, nhân viên. Tự giác, tích cực tuân theo
hướng dẫn của giáo viên trong giờ học, phải xin phép và được sự đồng ý của
20
giáo viên, coi trọng nề nếp, kỉ cương trong học tập. Khi gặp thầy cô giáo, cán
bộ, nhân viên, phải chào hỏi lễ phép, xưng hơ đúng mực, khơng nói xấu thầy,
cơ giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường.
Khi có vấn đề cần giải quyết, trình bày và đề nghị cán bộ, giáo viên,
nhân viên giải quyết công việc tại nhà trường.
Nội dung phản ánh, đề xuất, kiến nghị xuất phát từ lợi ích chung của
tập thể và những yêu cầu chính đáng của người học.
1.2.2. Giáo dục thực hiện tốt nội quy, quy chế trong nhà trường
Thực hiện những quy định, coi trọng nề nếp của nhà trường, nghiêm
chỉnh chấp hành nội quy, quy định của trường đề ra.
Giáo dục học sinh trang phục đến lớp phải gọn gàng, lịch sự, có thể
mặc đồng phục theo quy định của nhà trường. Bảng tên phải đeo từ nhà đến
trường, đeo khi thực hiện nhiệm vụ khi giao tiếp với các phòng, các lớp trong
nhà trường. Quần áo gọn gàng, nghiêm túc theo quy định của nhà trường,
khơng nói chuyện riêng, làm việc riêng trong lớp, khơng quay cóp, gian lận
khi kiểm tra, thi.
Giáo dục các em có trách nhiệm giữ gìn bảo vệ tài sản, mơi trường học
đường, bảo vệ trật tự và sử dụng an tồn, tiết kiệm, có hiệu quả tài sản của
nhà trường, của lớp học. Chấp hành đúng các quy định về trật tự vệ sinh môi
trường học đường, vứt rác đúng nơi quy định, không vẽ, dán... lên tường, lên
bàn, ghế trong nhà trường, lớp học, không chặt phá cây cảnh, buôn bán trái
phép trong nhà trường. Có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và sử dụng an tồn,
tiết kiệm có hiệu quả hệ thống điện trong lớp học.
Giáo dục tính tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động phong trào
của nhà trường, các phong trào thi đua, các hoạt động đoàn thể, các hoạt động
chính trị xã hội. Tích cực học tập, rèn luyện và sáng tạo.
1.2.3. Giáo dục văn hóa giao tiếp, ứng xử
21
Giúp cho mọi thế hệ học sinh có được nhận thức đúng để có hành vi
đẹp về ứng xử, giao tiếp với nhau trong học tập, sinh hoạt ở tất cả mọi môi
trường xã hội khác nhau. Thông qua văn hóa giao tiếp giúp cho mỗi người
gần gũi thân thiện, hịa hợp với nhau, có sự đồng cảm, chia sẻ, từ đó làm cho
quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn “Người yêu người sống để
yêu nhau” (Tố Hữu) và nâng cao được ý thức cộng đồng cho mỗi người.
Đích cuối cùng là phải làm cho văn hóa học đường thật sự tốt đẹp, xây
dựng được mơi trường văn hóa lành mạnh, trong sáng, đẹp đẽ, đầy tính nhân văn,
có sức cảm hóa, sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội, từ đó góp phần hình thành, phát
triển nhân cách cho học sinh trở thành con người mới XHCN Việt Nam.
Văn hóa giao tiếp xưa nhưng khơng cũ vẫn rất quen thuộc với người
Việt Nam chúng ta như: Thuần phong, mĩ tục; tiên học lễ, hậu học văn; lời
chào cao hơn mâm cỗ; tôn sư trọng đạo; cơng cha, nghĩa mẹ, ơn thầy…Đó là
những việc chứa đựng những giá trị văn hóa, nhân văn cao q ln được mọi
người coi trọng và ra sức gìn giữ, phát triển. Tuy nhiên, trong thời đại ngày
nay, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã làm cho một số giá trị
văn hóa truyền thống bị phai nhạt, thậm chí bị rạn nứt, đổ vỡ. Trong phạm vi
nhà trường có những vấn đề khơng chỉ làm đau lịng người trong cuộc mà cịn
gây nỗi bất bình, lo lắng cho cả xã hội. Mọi người chắc phải rùng mình và hết
sức kinh ngạc khi chứng kiến hoặc hay tin cảnh học sinh đánh nhau, đâm
chém nhau, đâm chém người khác, ... Thật đau xót và khó hiểu với cách ứng
xử đầy tính bạo lực theo kiểu xã hội đen của một số phần tử học sinh có chữ
mà thiếu nghĩa ấy trong mái trường THPT. Ngược lại cũng không phải ít
những trường hợp thầy, cơ giáo có những cách hành xử phản giáo dục đối với
HS như bán điểm, mua tình hay những hình phạt quá khắt khe, đánh học sinh,
nhục mạ học sinh,…. Chỉ mới đơn cử vài trong muôn vàn trường hợp tiêu cực
đa dạng từ trước tới nay ở trong phạm vi trường học để thấy rằng tình hình
22
đạo đức văn hóa học đường đang có vấn đề và cần phải tìm ra ngun nhân để
có phương pháp chữa trị, giáo dục xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa cán bộ,
giáo viên và học sinh
1.2.4. Giáo dục xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa cán bộ, giáo viên
và học sinh
Đối với thầy, cơ giáo: Hết lịng vì người học thân u, hết lịng vì sự
nghiệp trồng người, vì sự nghiệp xây dựng đất nước, thầy cơ phải là người sẵn
sàng tham gia chỉ bảo tận tình người học, thầy cô phải là người mô phạm
trong quan hệ ứng xử với người học và luôn mẫu mực trong mọi hành vi.
Đối với học sinh: Ln kính trọng thầy cơ giáo, ln sẵn lịng giúp đỡ
giáo viên một cách trong sáng, chân thành, không vụ lợi, luôn xem thầy cơ
giáo như bố mẹ, anh chị của mình, phấn đấu học tập và tu dưỡng đền đáp
công ơn của thầy cơ. Nhưng bên cạnh đó có một số tỏ thái độ hỗn láo, khơng
tơn trọng, khơng kính trọng, khơng u q thầy cơ giáo của mình. Vì vậy,
mối quan hệ giữa thầy cô giáo và học sinh, cũng không cịn thiêng liêng và
đúng mực như xưa. Có một số không chào hỏi, vô lễ, coi thường thầy cô ngày
càng phổ biến, quan hệ giữa giáo viên cũng bị thương mại hóa, làm mất vẻ
đẹp “tơn sư trọng đạo” mà chúng ta hằng ca ngợi.
1.2.5. Giáo dục nhân cách
Nhà trường là nơi diễn ra việc dạy học và giáo dục để học sinh trở
thành nhân cách phù hợp với xã hội. Trong giai đoạn hội nhập và tồn cầu
hóa kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, mỗi đất nước,địa
phương không những phải khẳng định được năng lực của mình trong lĩnh vực
chun mơn qua các hoạt động diễn ra trong xã hội mà mỗi cá nhân cần phải
khẳng định đạo đức tác phong đặc trưng của xã hội mình đang sống- cái mà
đã được hình thành và hun đúc qua những chặng đường phát triển của xã hội.
Những phẩm chất này chủ yếu được rèn luyện thông qua hoạt động giáo dục
23
trong nhà trường. Vì vậy, văn hóa học đường là một trong những yếu tố vô
cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho người học ngay khi ngồi
trên ghế nhà trường.
Xây dựng nhân cách có đủ các yếu tố tài, đức vẹn tồn đã có nhiều nhà
nghiên cứu, danh nhân văn hóa đề cập đến thời Xuân thu chiến quốc, Khổng
Tử cho rằng người đàn ông trong xã hội phải là người “Tu thân, tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ”. Quan điểm của Khổng Tử chủ yếu là những quan điểm
vũ trụ và con người với tư tưởng “Thiên nhân tương đồng”. Nội dung cơ bản
nhất trong học thuyết đạo đức của Khổng Tử là “Nhân, lễ, trí, dũng”. Trong
đó “ nhân” được ơng đề cập sâu rộng nhất. Theo Hồ Chí Minh, nhân cách
Việt Nam tiêu biểu được hun đúc trong hệ thống giá trị truyền thống mấy
nghìn năm lịch sử hùng tráng, quật cường, bất khuất, hy sinh, chịu đựng dân
tộc. Nhân cách ấy ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển nhân cách người
Việt Nam, tinh thần của Hồ Chí Minh, nhân cách của Hồ Chí Minh tạo ra sức
mạnh tâm lý kỳ diệu Hồ Chí Minh.
Như vậy, giáo dục nhân cách là cốt lõi nhiệm vụ giáo dục cho thế hệ trẻ
và toàn xã hội. Giáo dục nhân cách là mấu chốt sự hình thành và phát triển
của con người, giáo dục là dạy và học làm người, con người theo tư tưởng của
Hồ Chí Minh, có cấu trúc nhân cách “Đức” và “Tài”. Trong đó “Đức” là nền
tảng, thành tố “Tài” là cấu trúc năng lực.
Vậy giáo dục nhân cách cho học sinh là sự hội tụ các yếu tố phẩm chất
của “Đức” và năng lực của “Tài”
Phẩm chất: Phẩm chất xã hội, phẩm chất cá nhân, phẩm chất ý chí,
cung cách ứng xử.
Năng lực: năng lực xã hội hóa, năng lực chủ thể hóa, năng lực hành
động và năng lực giao lưu.
1.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường ở các
trường trung học phổ thông
24
Quản lý mục tiêu giáo dục VHHĐ làm cho quá trình giáo dục VHHĐ
vận hành đồng bộ theo đúng hướng để đạt mục tiêu đã đề ra, nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục VHHĐ. Muốn vậy, phải làm sao cho các đối tượng của
quá trình giáo dục VHHĐ nắm vững mục tiêu VHHĐ của nhà trường, có thái
độ ủng hộ và quyết tâm phấn đấu thực hiện.
1.3.1. Quản lý kế hoạch hóa cơng tác giáo dục VHHĐ trong nhà
trường
Quản lý nội dung giáo dục VHHĐ nhằm đảm bảo cho nội dung VHHĐ
được xây dựng, thực hiện mục tiêu, bao gồm: Quản lý việc xác định nội dung
giáo dục VHHĐ sao cho vừa bao quát vừa cụ thể; Quản lý việc xây dựng
chương trình phù hợp với từng đối tượng khác nhau; Quản lý quá trình giáo
dục đảm bảo thực hiện nội dung giáo dục VHHĐ đã xác định.
1.3.2. Tổ chức phân công, phân nhiệm và phối hợp các lực lượng
tham gia giáo dục văn hóa học đường
Tổ chức trong quản lý giáo dục VHHĐ là triển khai các hoạt động giáo
dục một cách khoa học, huy động được sức mạnh của tất cả các bộ phân trong
bộ máy giáo dục để đạt tới muc tiêu giáo dục.
Nội dung của tổ chức trong quản lý giáo dục VHHĐ bao gồm các công
việc: xác định biên chế, sắp xếp nhân sự và liên kết các bộ phận trong bộ máy
giáo dục.
1.3.3. Chỉ đạo thực hiện tốt nội dung chương trình phương pháp và
hình thức giáo dục văn hóa học đường
Quản lý hình thức và phương pháp giáo dục VHHĐ nhằm làm cho việc
tổ chức và triển khai các hoạt động giáo dục VHHĐ diễn ra một cách khoa
học, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo thực hiện nội dung giáo dục
VHHĐ đạt mục tiêu. Việc lựa chọn hình thức và phương pháp giáo dục
VHHĐ phải được dựa trên mục tiêu và nội dung đã xác định, đồng thời phải
đảm bảo đúng nguyên tắc giáo dục VHHĐ.
25