Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Giáo dục trung học phổ thông huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn (1997 – 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ HOA

GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN (1997 – 2013)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thị Thu Thủy

Thái Nguyên, năm 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả
nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, chưa được công bố trong một công
trình nào khác.

Người thực hiện

Nguyễn Thị Hoa


i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tác giả Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Hà Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tác giả trong quá
trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong
Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo
tận tình, động viên khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành Luận văn này.
Trong thời gian thực hiện Luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Kạn, Huyện ủy, UBND huyện Chợ Đồn, Sở
Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn, Trường THPT Chợ Đồn, Trường THPT Bình
Trung cùng các phòng, ban, đoàn thể trong tỉnh Bắc Kạn và huyện Chợ Đồn đã
cung cấp tư liệu để tác giả hoàn thành Luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá, góp ý quý báu
của Hội đồng khoa học đánh giá luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn
thành Luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Hoa


ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục các bảng, biểu đồ............................................................................... iv
Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt ...................................................................... v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHỢ ĐỒN VÀ GIÁO DỤC THPT
HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN TRƢỚC NĂM 1997....................... 10
1.1. Vài nét về huyện Chợ Đồn ..................................................................... 10
1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ......................................................... 10
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 14
1.2. Khái quát giáo dục THPT huyện Chợ Đồn trước năm 1997 .................. 18
1.2.1. Giai đoạn 1945 - 1954 ......................................................................... 18
1.2.2. Giai đoạn 1954 – 1975 ........................................................................ 20
1.2.3. Giai đoạn 1976 – 1996 ........................................................................ 24
Chƣơng 2. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC THPT HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH
BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 1997 - 2013.............................................................. 30
2.1. Giáo dục THPT huyện Chợ Đồn giai đoạn 1997 – 2006 ....................... 30
2.1.1. Hoàn cảnh và chủ trương phát triển giáo dục THPT huyện Chợ Đồn 30
2.1.2. Giáo dục THPT huyện Chợ Đồn ......................................................... 34

2.2. Giáo dục THPT huyện Chợ Đồn giai đoạn 2006 – 2013 ....................... 43
2.2.1. Hoàn cảnh và chủ trương phát triển giáo dục THPT huyện Chợ Đồn 43
2.2.2. Giáo dục THPT huyện Chợ Đồn ......................................................... 48
Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ GIÁO DỤC THPT HUYỆN CHỢ
ĐỒN TỈNH BẮC KẠN (1997 – 2013) ............................................................ 63
3.1. Quy mô trường lớp và số lượng học sinh được mở rộng ....................... 63
iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên có sự chuyển biến về số lượng và chất lượng ...... 65
3.3. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư xây dựng và phát triển ............. 66
3.4. Chất lượng dạy học có sự chuyển biến................................................... 68
3.5. Còn tồn tại một số khó khăn và hạn chế................................................. 71
3.6. Một số bài học kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục THPT huyện Chợ Đồn ............................................................................ 72
KẾT LUẬN....................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 81
PHỤ LỤC

iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Quy mô trường lớp, học sinh Trường THPT Chợ Đồn
(1997 – 2006).................................................................................... 35
Bảng 2.2: Kết quả giáo dục hai mặt Trường THPT Chợ Đồn (1997 – 2006) .. 41
Bảng 2.3: Quy mô trường lớp, học sinh THPT Chợ Đồn (2006 – 2013) ......... 49
Bảng 2.4: Số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên THPT huyện Chợ Đồn
(2006 – 2013).................................................................................... 50
Bảng 2.5: Kết quả giáo dục hai mặt Trường THPT Chợ Đồn (2006 - 2013) ... 58
Bảng 2.6: Kết quả giáo dục hai mặt Trường THPT Bình Trung
(2006 - 2013) .................................................................................... 60
Bảng 3.1: Quy mô trường, lớp, học sinh bậc THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn trong những năm 1997 – 2013 ........................................... 64
Bảng 3.2: Kết quả hai mặt giáo dục THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
trong những năm 1997 – 2013 .......................................................... 69

iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ CÁI VIẾT TẮT

NỘI DUNG

CNH - HĐH


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nxb

Nhà xuất bản

THPT

Trung học phổ thông

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo có vị trí và vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát
triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những
thành tựu to lớn trong quá trình phát triển do sớm coi trọng vai trò của giáo dục
như Nhật Bản, Singapore... Đặc biệt, trong xã hội hiện đại ngày nay, loài người
đang bước vào cuộc cách mạng của nền kinh tế tri thức, giáo dục ngày càng có
vai trò quan trọng, trở thành nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của
kinh tế - xã hội. Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, người đã đưa
Singapore trở thành một trong bốn “con Rồng châu Á” bằng con đường giáo
dục, đã có một tổng kết vô cùng sâu sắc: Thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ
thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế.
Nắm bắt được vai trò phát triển của giáo dục, từ khi nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ra đời, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển
giáo dục, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Sau thành công của
Cách mạng tháng Tám, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm
thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (3/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đưa ra sáu nhiệm vụ cấp bách của đất nước lúc bấy giờ, trong đó có nhiệm
vụ “diệt giặc dốt”.
Trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước ta lại
càng coi trọng hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục. Đảng ta xác định để thúc đẩy
tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước thì vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài là vấn đề có tính then chốt. Đảng ta đã khẳng định trong Nghị quyết Trung

ương 3 (khóa VII): đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.
Trong hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta, giáo dục trung học phổ
thông giữ vai trò quan trọng. Trung học phổ thông là bậc cuối cùng của hệ
1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




thống giáo dục phổ thông, gồm 3 năm học từ lớp 10 đến lớp 12. Đây là bậc học
có nhiệm vụ hoàn thiện vốn học vấn phổ thông và đào tạo nguồn phục vụ cho
yêu cầu đào tạo sau trung học của xã hội, chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào cuộc
sống xã hội, lao động sản xuất, thực hành nghĩa vụ công dân và có điều kiện để
tiếp tục học thêm. Đồng thời, bậc học này cũng góp phần nâng cao dân trí.
Nước ta đang ngày càng tiến hành hội nhập quốc tế sâu rộng, sự nghiệp
giáo dục cũng đòi hỏi phải có sự đổi mới để phù hợp với yêu cầu mới của đất
nước. Vì thế, ngày 4/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành
Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong đó, đối với
giáo dục trung học phổ thông, Nghị quyết nêu rõ mục tiêu là phải tập trung phát
triển trí tuệ, thể chất hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi
dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối
sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức
vào thực tiễn. Đồng thời, chuẩn bị cho giáo dục sau phổ thông có chất lượng.
Chợ Đồn là một huyện miền núi cao của tỉnh Bắc Kạn. Thực hiện chủ
trương của Đảng và chính sách phát triển của tỉnh, trong những năm 1997 –
2013, giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn đã đạt được những thành

tựu đáng kể về cả số lượng và chất lượng. Đó là chất lượng giáo dục hai mặt
cho học sinh có bước chuyển biến tiến bộ, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học
phổ thông và học sinh thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp dần được nâng lên,
chất lượng giảng dạy từng bước được nâng cao... Song, là một huyện miền núi
cao, kinh tế còn nghèo nên giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn còn
gặp nhiều khó khăn như hệ thống cơ sở vật chất, trường lớp phục vụ cho việc
dạy học còn nhiều thiếu thốn, vẫn còn học sinh bỏ học, tỷ lệ học sinh đạt giải
trong các kỳ thi học sinh giỏi còn ít...
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Là một người con của quê hương Chợ Đồn, lại là một giáo viên giảng
dạy bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông, tôi nhận thức rõ việc nghiên
cứu giáo dục trung học phổ thông ở huyện Chợ Đồn từ năm 1997 đến năm
2013 vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn bởi nó không chỉ góp
phần vào việc nghiên cứu lịch sử phát triển của ngành giáo dục trung học phổ
thông ở địa phương mà qua đó còn có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để
tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp giáo dục cũng như đẩy mạnh sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
Từ những nhận thức nêu trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Giáo dục
trung học phổ thông huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn (1997 – 2013)” làm đề tài
luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề giáo dục tỉnh Bắc Kạn nói chung và giáo dục THPT huyện Chợ
Đồn (1997 – 2013) nói riêng đã có nhiều sách, báo, công trình nghiên cứu của
các tổ chức, cá nhân, các học giả đề cập đến với nội dung và các khía cạnh,


góc độ khác nhau.
Năm 1993, Huyện ủy Chợ Đồn cho xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ
huyện Chợ Đồn, (1930 – 1945)” [48]. Cuốn sách đã nêu ra những nét khái quát
về lịch sử hình thành, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Chợ Đồn. Đồng
thời, nêu ra quá trình phát triển của huyện Chợ Đồn trong những năm 1930 –
1945, trong đó có vấn đề giáo dục.
Năm 2000, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chợ Đồn tiếp tục cho xuất
bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Đồn, tập II (1954 – 1975)” [2]. Cuốn
sách đã trình bày một cách khái quát tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
của huyện Chợ Đồn trong những năm 1954 – 1975, trong đó đã nêu ra những
thành tựu, hạn chế của giáo dục huyện Chợ Đồn nói chung và giáo dục THPT
nói riêng trong thời gian này.

3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Năm 2000, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn cho xuất bản cuốn
“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, tập I” [4]. Cuốn sách đã tái hiện chặng đường
phát triển của lịch sử Bắc Kạn từ năm 1943 đến năm 1975 dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn. Trong đó có đề cập đến sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Bắc Kạn đối với công tác giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà, đồng thời nêu ra
ngắn gọn sự phát triển nền giáo dục của địa phương những năm 1943 – 1975.
Năm 2001, Đảng ủy – Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn xuất bản cuốn
“Bắc Kạn lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)” [39].
Cuốn sách đã đề cập đến tình hình giáo dục tỉnh Bắc Kạn trong thời kỳ tiến

hành cuộc kháng chiến chống Pháp. Đến năm 2004, Đảng ủy – Bộ chỉ huy
quân sự tỉnh Bắc Kạn tiếp tục xuất bản cuốn “Bắc Kạn lịch sử kháng chiến
chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)” [40], cuốn sách cũng đã đề cập đến tình
hình giáo dục tỉnh Bắc Kạn trong thời kỳ tiến hành cuộc kháng chiến chống
Mỹ ở địa phương.
Năm 2006, Đảng ủy – Ban Chỉ huy quân sự Chợ Đồn cho xuất bản cuốn
“Chợ Đồn lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 –
1975)” [38]. Cuốn sách đã dựng lại tương đối đầy đủ những đóng góp của quân
và dân Chợ Đồn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ cứu nước. Vấn đề giáo dục, trong đó có giáo dục THPT cũng được đề cập
ngắn gọn trong cuốn sách này.
Gần đây nhất, năm 2010, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chợ Đồn đã
xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Đồn, tập III (1975 – 2005)” [3].
Cuốn sách đã khái quát lại chặng đường 30 năm (1975 – 2005) Đảng bộ huyện
Chợ Đồn lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện nhiệm vụ chính
trị của địa phương, trong đó có nêu về quá trình phát triển nền giáo dục của
huyện. Những thành tựu, tiến bộ cũng như những hạn chế, yếu kém của giáo
dục trung học phổ thông của huyện trong những năm 1975 – 2005 đã được đề
cập ngắn gọn trong cuốn sách này.
4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Tình hình giáo dục Bắc Kạn nói chung và giáo dục THPT huyện Chợ
Đồn nói riêng còn được đề cập trong các công trình nghiên cứu của các học giả.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Âu Thị Hồng Thắm: Bắc Kạn trong cuộc
kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) [74], đã khái quát tình hình của Bắc

Kạn trong thời gian tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, trong đó có đề cập
đến tình hình giáo dục nói chung và giáo dục THPT của tỉnh nói riêng.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hà Văn Tiềm: Giáo dục phổ thông tỉnh Bắc
Kạn từ 1997 đến 2004 [76], có đề cập đến những thành tựu mà ngành giáo dục
và đào tạo Bắc Kạn đã đạt được trong thời gian này, trong đó có những đóng
góp của giáo dục THPT huyện Chợ Đồn.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Thế Anh: Huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc
Kạn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954 – 1975) [1], đã trình
bày ngắn gọn về nhiệm vụ xây dựng hậu phương của huyện Chợ Đồn trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có công tác giáo dục.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Đức Quế: Hậu phương Bắc Kạn
trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) [53], đã trình bày một
cách có hệ thống và toàn diện của hậu phương Bắc Kạn trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, trong đó có đề cập đến sự phát triển của giáo dục tỉnh
Bắc Kạn trong giai đoạn này.
Luận án Tiến sĩ của tác giả Âu Thị Hồng Thắm: Tỉnh Bắc Kạn trong căn
cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954 [75], đã làm rõ quá trình hình
thành, phát triển của căn cứ địa Bắc Kạn trong những năm 1942 – 1954. Luận
văn đã đề cập đến tình hình phát triển kinh tế, văn hóa (trong đó có giáo dục),
xã hội của tỉnh Bắc Kạn trong thời gian này.
Ngoài ra, tình hình giáo dục THPT huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn từ năm
1997 đến năm 2013 còn được đề cập trong văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh
Bắc Kạn lần thứ VIII, IX, X và văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Chợ Đồn lần

5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





thứ XVII, XVIII, XIX; trong các báo cáo tổng kết hằng năm và báo cáo đánh
giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 – 2000,
2001 – 2005, 2006 – 2010 và 2011 – 2015 của Huyện ủy Chợ Đồn; các báo cáo
tổng kết, đánh giá của ngành giáo dục và đào tạo Bắc Kạn đối với sự nghiệp
giáo dục trung học phổ thông của tỉnh.
Nhìn chung, những nguồn tư liệu trên dưới các góc độ khía cạnh khác
nhau đã phản ánh ít nhiều về quá trình phát triển giáo dục THPT huyện Chợ
Đồn nói chung và thời kỳ 1997 - 2013 nói riêng. Tuy nhiên, đến nay chưa có
một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu có hệ thống về giáo dục trung học
phổ thông huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn này. Song đó là những
tư liệu quý giúp tôi phương hướng đi sâu nghiên cứu và hoàn thành đề tài:
“Giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn (1997 – 2013)”.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn trong những năm 1997 – 2013.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: đề tài nghiên cứu về giáo dục trung học phổ thông thuộc
phạm vi huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Thời gian: đề tài nghiên cứu về giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn từ năm 1997 (từ khi Bắc Kạn tái lập tỉnh) đến năm 2013 (cụ
thể là từ năm học 1997 – 1998 đến hết năm học 2012 – 2013).
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Khái quát vài nét về địa lý hành chính, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh
tế – xã hội của huyện Chợ Đồn và tình hình giáo dục trung học phổ thông
huyện Chợ Đồn trước năm 1997.

6


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Khôi phục lại quá trình phát triển của giáo dục trung học phổ thông
huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn trong những năm 1997 – 2013. Qua đó nêu rõ
những thành tựu và hạn chế của giáo dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn
trong thời gian này.
Rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của giáo dục trung
học phổ thông huyện Chợ Đồn cho những năm tiếp theo.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả Luận văn đã sử dụng các
nguồn tư liệu:
Tài liệu văn kiện Đảng, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy
Đảng, chính quyền về giáo dục nói chung và giáo dục trung học phổ thông
nói riêng.
Các báo cáo tổng kết hằng năm của tỉnh Bắc Kạn, huyện Chợ Đồn; các
báo cáo tổng kết, đánh giá của ngành giáo dục và đào tạo Bắc Kạn; hệ thống
Niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, Phòng Thống kê huyện
Chợ Đồn về những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đặc biệt là báo
cáo tổng kết và phương hướng năm học của các trường trung học phổ thông
trong huyện Chợ Đồn trong những năm 1997 - 2013.
Các công trình nghiên cứu, sách có liên quan đến giáo dục trung học
phổ thông huyện Chợ Đồn như các cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ
Đồn, tập I (1930 – 1945)”, “Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Đồn, tập II (1954 –
1975)” , “Chợ Đồn lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
(1945 – 1975)”, Luận văn Thạc sĩ “Giáo dục phổ thông tỉnh Bắc Kạn từ
1997 đến 2004”...

Hồi kí của các thế hệ học sinh, giáo viên, lãnh đạo nhà trường.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó, chủ yếu là phương pháp lịch sử
và phương pháp logic, thông qua việc sử dụng các phương pháp chuyên ngành
(diễn tiễn theo tiến trình từng giai đoạn) để tái hiện lại quá trình phát triển của
giáo dục THPT huyện Chợ Đồn giai đoạn 1997 - 2013.
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh để rút ra
nhận xét, đánh giá khái quát.
Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng phương pháp điều tra xã hội, khảo sát
thực địa, phỏng vấn các thế hệ học sinh, giáo viên, lãnh đạo các trường
THPT trên địa bàn huyện để có thêm căn cứ thẩm định cho các nguồn tư liệu
đã lưu trữ.
5. Đóng góp của luận văn
Tái hiện lại một cách sinh động, có hệ thống quá trình phát triển của giáo
dục trung học phổ thông huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn trong những năm 1997
– 2013. Qua đó nêu rõ được những thành tựu và hạn chế của giáo dục trung học
phổ thông huyện Chợ Đồn trong thời gian này.
Đề xuất một số giải pháp để Đảng bộ, chính quyền huyện nhà có thể
tham khảo, bổ sung hoàn thiện chủ trương kế hoạch nhằm thúc đẩy sự phát
triển của giáo dục trung học phổ thông những năm tiếp theo.
Có thể dùng làm tài liệu tham khảo để phục vụ cho công tác giảng dạy
lịch sử địa phương và là nguồn tư liệu xác đáng, tin cậy để các nhà nghiên cứu

tham khảo mở rộng nghiên cứu.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
của luận văn được chia làm ba chương:

8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Chương 1: Khái quát về huyện Chợ Đồn và giáo dục THPT huyện Chợ
Đồn tỉnh Bắc Kạn trước năm 1997.
Chương 2: Tình hình giáo dục THPT huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn giai
đoạn 1997 – 2013.
Chương 3: Một số nhận xét về giáo dục THPT huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc
Kạn (1997 – 2013)

9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Chƣơng 1

KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHỢ ĐỒN VÀ GIÁO DỤC THPT
HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN TRƢỚC NĂM 1997

1.1. Vài nét về huyện Chợ Đồn
1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Chợ Đồn là một huyện miền núi cao nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn,
có 1 thị trấn (Bằng Lũng) và 21 xã. Chợ Đồn có ranh giới tiếp giáp: phía Bắc
giáp huyện Ba Bể; phía Nam giáp huyện Định Hóa của tỉnh Thái Nguyên; phía
Đông giáp huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới; phía Tây giáp các huyện
Chiêm Hóa, Yên Sơn và Na Hang của tỉnh Tuyên Quang.
Theo sử cũ, từ đời nhà Trần trở về trước, địa phận huyện Chợ Đồn ngày
nay là một phần đất của huyện Vĩnh Thông, thuộc phủ Thái Nguyên; thời thuộc
Minh (1407 - 1427) vẫn theo như thế. Đến thời nhà Lê, huyện Vĩnh Thông
được đổi tên thành châu Bạch Thông, thuộc phủ Thông Hóa, do phiên thần họ
Hoàng nối đời cai trị. Từ đó trở đi, Chợ Đồn vẫn thuộc châu Bạch Thông.
Năm 1884, sau khi chiếm được thành Thái Nguyên, thực dân Pháp bắt
đầu mở rộng cuộc xâm lược lên các huyện phía Bắc nước ta. Vấp phải sự phản
kháng quyết liệt của nhân dân các dân tộc cho nên sau 10 năm, thực dân Pháp
mới đến được phủ lỵ Thông Hóa. Đến năm 1895, một đạo quân Pháp tiến lên
vùng thượng lưu sông Cầu, đánh chiếm các vùng rẻo cao của phủ Thông Hóa,
trong đó có phần đất của huyện Chợ Đồn ngày nay.
Đầu năm 1900, theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương Paul
Doumer, thực dân Pháp tách phủ Thông Hóa đặt thành tỉnh Bắc Kạn, gồm 4
châu (sau đổi thành huyện) là Bạch Thông, Chợ Rã, Thông Hóa (sau đổi thành
Na Rì), Cảm Hóa (sau đổi thành Ngân Sơn). Năm 1911, châu Chợ Đồn được
thành lập, gồm hai tổng: Đông Viên (gồm các xã hiện nay là Đông Viên,
10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





Phương Viên, Rã Bản, Đại Sảo, Ngọc Phái, Bằng Lãng, Yên Thịnh, Yên
Thượng, Bản Thi) và Nhu Viễn (gồm các xã hiện nay là Quảng Bạch, Tân Lập,
Đồng Lạc, Nam Cường, Xuân Lạc). Đến năm 1914, chính quyền thực dân cắt
tổng Nghĩa Tá (gồm các xã hiện nay là Lương Bằng, Nghĩa Tá, Bình Trung,
Phong Huân, Yên Nhuận, Yên Mỹ) thuộc Thái Nguyên nhập vào châu Chợ
Đồn thuộc tỉnh Bắc Kạn. Kể từ đó, châu Chợ Đồn có 3 tổng với 16 xã.
Ngày 21/4/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra quyết định số
103-NQ-TVQH thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Thái
Nguyên và Bắc Kạn. Chợ Đồn lúc này trở thành một huyện của tỉnh Bắc Thái.
Đến ngày 6/11/1996, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và nguyện vọng của nhân dân các dân tộc, Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 10 đã phê chuẩn việc
chia tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Ngày 01/01/1997,
tỉnh Bắc Kạn chính thức được tái lập. Chợ Đồn lại trở thành một huyện của tỉnh
Bắc Kạn từ đó đến nay.
Về địa hình, Chợ Đồn là một huyện miền núi cao của tỉnh Bắc Kạn, có
độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với ba dạng địa hình
phổ biến: địa hình núi đá vôi ở phía Bắc thuộc cao nguyên đá vôi Lang-ca-phu
kéo dài từ huyện Ba Bể đến thị trấn Bằng Lũng, địa hình chia cắt phức tạp bởi
những dãy núi đá vôi với độ cao trên 1000m (núi Phia Khao xã Bản Thi) xen
giữa các thung lũng hẹp, độ dốc bình quân từ 250 đến 300, đây là nơi đầu nguồn
của các sông chảy về hồ Ba Bể; địa hình núi đất ở phía Nam thị trấn Bằng
Lũng, có độ cao phổ biến 400m đến trên 600m, độ dốc bình quân từ 20 0 đến
250, địa hình chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối khá dày đặc; địa hình thung
lũng phân bố dọc theo các sông, suối xen giữa các dãy núi cao. Các điều kiện tự
nhiên nhìn chung khá thuận lợi cho phát triển canh tác nông - lâm nghiệp kết
hợp, cây ăn quả, cây đặc sản.
11


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




g đặc trưng chung của khí hậu miền Bắc Việt
Nam, chia thành bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông) trong năm nhưng có hai mùa
nóng và lạnh rõ rệt. Đặc biệt, Chợ Đồn là vùng núi cao nên mùa đông thường
kéo dài (bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau), giá lạnh, nhiệt
độ không khí thấp, khô hanh, có sương muối. Mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 9, nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 23,2 oC. Ngoài ra, khí
hậu Chợ Đồn còn có đặc trưng khác như sương mù, nhất là vào các tháng 10,
11 số ngày sương mù thường cao. Vào khoảng tháng 12 và tháng 1, các xã
vùng núi đá vôi còn xuất hiện sương muối. Mùa đông lạnh, kéo dài lại kèm
theo sương mù, sương muối đã gây khó khăn không nhỏ cho đời sống sinh hoạt
và sản xuất của con người nơi đây.
Lượng mưa thuộc loại thấp, bình quân 1.115mm/năm. Các tháng có
lượng mưa lớn là tháng 6 và 7 có ngày mưa tới 340mm/ngày; thấp nhất là vào
tháng 12 và tháng 1 năm sau 1,5mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và
chiếm tới 75-80% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình 82%, thấp
nhất vào tháng 2 với 79% và cao nhất vào tháng 7 tới 88%. Chế độ gió thịnh
hành là gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí lạnh và gió mùa Đông Nam
mang theo hơi nước từ biển Đông, tạo ra những trận mưa lớn vào mùa hè.
Những đặc điểm về khí hậu nêu trên rất thích hợp cho các loại cây trồng
nhiệt đới và á nhiệt đới, là điều kiện để đa dạng hóa cây trồng, tăng vụ cho
ngành kinh tế nông – lâm nghiệp của huyện Chợ Đồn.
Chợ Đồn có hệ thống sông suối khá dày đặc, trong đó có ba nhánh
thượng nguồn của các con sông là sông Cầu, sông Năng, sông Phó Đáy (còn
gọi là sông Bình Trung). Đặc điểm chung của hệ thống sông suối nơi đây là đầu
nguồn, lòng sông ngắn, dốc, thuỷ chế thất thường. Giao thông đường sông ít

phát triển do sông suối dốc, lắm thác ghềnh. Vào mùa khô, phần lớn các dòng
sông suối đều cạn; nhưng vào mùa mưa, nước dồn nhanh có thể xảy ra lũ quét
ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân.
12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Chợ Đồn có diện tích tự nhiên 91.115 ha (chiếm 18,75 % diện tích tự
nhiên của tỉnh Bắc Kạn), trong đó diện tích đất nông nghiệp không đáng kể 5.005,85 héc-ta (chiếm 5,49% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện), đất lâm
nghiệp có 64.731,22 ha, chiếm 71,04% so với tổng diện tích tự nhiên toàn
huyện. Diện tích rừng của huyện Chợ Đồn khá nhiều, độ che phủ đạt trên 57%,
phân bố trên tất cả các xã, thị trấn. Tập đoàn cây rừng hiện có chủ yếu là cây gỗ
tạp, tre, nứa, keo, mỡ... Rừng nguyên sinh còn ít, tập trung ở một số địa bàn
khu vực hiểm trở, song lại giàu các loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như đinh,
lim, sến, táu, nghiến, lát... Động vật rừng cũng rất phong phú gồm nhiều loại
chim, thú quý như voọc đen má trắng, lợn rừng, hươu xạ, cầy vằn bắc, hoẵng,
vạc hoa... Có thể nói, rừng vừa là tài nguyên, vừa là lợi thế tuyệt đối của huyện
Chợ Đồn, vì thế, khai thác hợp lý rừng sẽ không chỉ là nguồn nguyên liệu nhằm
phát triển công nghiệp chế biến cho thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
mà còn là nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển bền vững sau này.
Không chỉ “giàu” về rừng, Chợ Đồn còn là một trong hai khu vực tập
trung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn (Chợ Đồn và Ngân Sơn – Na
Rì). Những khoáng sản có tiềm năng hơn cả là sắt, chì, kẽm và vật liệu xây
dựng có trữ lượng lớn. Những mỏ đã được thăm dò và có trữ lượng lớn là mỏ
quặng sắt Bằng Lũng; mỏ kẽm Chợ Điền thuộc xã Bản Thi (đã được thực dân
Pháp cho khai thác từ năm 1909). Bên cạnh đó, tại vùng Bản Khắt (xã Quảng
Bạch), thôn Phiêng Liềng (xã Ngọc Phái), bản Nà Lược còn có một khối lượng

lớn đá vôi là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất vật liệu xây dựng. Nguồn
khoáng sản với trữ lượng lớn là lợi thế để Chợ Đồn có thể phát triển các ngành
công nghiệp khai khoáng, công nghiệp vật liệu xây dựng, từng bước tích luỹ và
xây dựng các ngành công nghiệp khác sau này.
Là một huyện miền núi cao, phần lớn là rừng và đồi núi, việc xây dựng
và phát triển giao thông trong huyện gặp nhiều khó khăn. Thời thuộc Pháp, Chợ
Đồn mới chỉ có một đoạn đường cái dài khoảng 10 ki-lô-mét, từ xã Đông Viên
13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




đến xã Phương Viên, nối liền con đường đi từ thị xã Bắc Kạn vào tới đồn quan
Châu [48;10]. Còn lại là những con đường mòn nhỏ hẹp chỉ vừa đủ cho người
và ngựa đi lại, nối liền từ xã này đến xã khác. Từ sau ngày hòa bình lập lại,
cùng với sự phát triển kinh tế, mạng lưới giao thông trong huyện được mở
mang thêm nhiều. Hai tuyến đường nhựa lớn xuất phát từ Bằng Lũng: một
tuyến đi qua Bản Cậu sang Tuyên Quang; một tuyến xuống Bình Trung, thông
với huyện Định Hóa. Từ trung tâm huyện, các con đường đất cũng được mở
rộng, xe ô tô có thể đi về hầu hết các xã. Hiện nay, được sự đầu tư của trung
ương và của tỉnh, các tuyến đường giao thông liên xã đều đã được rải nhựa,
tuyến đường tỉnh lộ 257 đã được mở rộng và rải asphalt. Hệ thống giao thông
tương đối hoàn thiện tạo thuận lợi cho huyện Chợ Đồn trong việc giao lưu
thương mại và phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể nói, điều kiện tự nhiên ở Chợ Đồn có phần khắc nghiệt hơn
những địa phương khác trong địa bàn tỉnh Bắc Kạn, nơi đây thường xảy ra
những trận lũ lớn, những trận sương muối làm thiệt hại không nhỏ đến mùa
màng và đời sống con người. Song, huyện Chợ Đồn lại có những nguồn tài

nguyên thiên nhiên là tiềm năng để có thể đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, nhất
là với các ngành lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng và công nghiệp vật liệu
xây dựng. Kinh tế phát triển chính là điều kiện để thúc đẩy nền giáo dục của
huyện phát triển.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Chợ Đồn có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển nền kinh tế
nhiều ngành nghề.
Ngành kinh tế chính của Chợ Đồn là nông nghiệp, trong đó chủ yếu là
trồng lúa nước. Nhiều xã trong huyện có cánh đồng rộng lớn như Đông Viên,
Phương Viên, Đồng Lạc, Nam Cường... Đồng bào nơi đây còn biết làm guồng
đưa nước từ thấp lên cao, xây dựng các ruộng bậc thang để trồng cây lúa nước.
Đồng bào các dân tộc ở vùng núi cao còn có truyền thống trồng lúa nương.
14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Ngoài trồng lúa, đồng bào còn trồng ngô, khoai, sắn, các cây thực phẩm khác
(rau, đậu...) và các cây ăn quả (cam, quýt...). Những năm gần đây, huyện Chợ
Đồn đã và đang tập trung phát triển, mở rộng diện tích, nâng cao năng suất,
chất lượng các loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Đến nay, nhiều loại nông
sản địa phương đã trở thành sản phẩm uy tín trên thị trường, trong đó tiêu biểu
là chè tuyết san Bằng Phúc, hồng không hạt, gạo bao thai. Bên cạnh trồng trọt,
chăn nuôi gia súc, gia cầm (trâu, bòn, lợn, gà, vịt...) cũng được phát triển theo
quy mô hộ gia đình.
Chợ Đồn là huyện miền núi cao, rừng chiếm phần lớn diện tích tự nhiên
nên lâm nghiệp là ngành kinh tế phát triển của huyện. Việc khai thác hợp lý
rừng với nhiều loại cây gỗ như mỡ, keo, tre, nứa và một số loại cây gỗ quý

cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến từ lâu đã được chính
quyền huyện quan tâm, phát triển. Để phát triển được quỹ rừng, được sự hỗ trợ
của Trung ương, tỉnh và các tổ chức quốc tế, huyện Chợ Đồn đã thực hiện
nhiều chương trình, dự án như Chương trình 135, 134, Dự án PAM 5322, Dự
án Hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Hà Lan..., nhờ đó không chỉ khai thác nguồn
tài nguyên rừng hợp lý, phát triển bền vững mà còn giúp người dân nâng cao
thu nhập từ việc trồng rừng.
Kinh tế công nghiệp và thủ công nghiệp cũng tương đối phát triển. Nhờ
được tự nhiên ưu đãi về nguồn tài nguyên khoáng sản (sắt, chì, kẽm, đá vôi)
nên Chợ Đồn có điều kiện phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và công
nghiệp vật liệu xây dựng. Các mỏ khai thác khoáng sản có hiệu quả và mang lại
hiệu quả kinh tế cao hiện nay là mỏ quặng sắt Bằng Lũng và mỏ kẽm Chợ Điền
ở Bản Thi. Về thủ công nghiệp, đồng bào các dân tộc nơi đây rất khéo tay trong
nghề thủ công đan lát. Cả nam lẫn nữ đều biết đan và thường xuyên đan đồ
dùng các loại như: cót, dậu, bồ, rổ rá, nơm, đó… Phụ nữ rất giỏi nghề trồng
bông, kéo sợi, dệt vải; giỏi thêu thùa, may vá, làm thêm những bộ quần áo độc
15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




đáo, đậm đà màu sắc dân tộc. Hầu hết đàn ông đều sử dụng thành thạo các loại
vũ khí cầm tay và các dụng cụ chài lưới dùng để săn bắt và đánh cá.
Cùng với sự phát triển sản xuất, hoạt động thương mại cũng được mở
rộng. Hệ thống các chợ (chợ xã, chợ huyện) được xây dựng tạo điều kiện đẩy
mạnh giao lưu giữa các địa phương trong huyện, trong đó một số chợ đã được
hình thành từ khá lâu như chợ Phương Viên (tên là Chợ Đồn), chợ Bằng Lũng,
chợ Quảng Bạch. Giao thương buôn bán giữa Chợ Đồn với các vùng miền xuôi

cũng được tiến hành từ lâu.
Bên cạnh sự phát triển của các ngành kinh tế, Chợ Đồn còn có một
truyền thống văn hóa phong phú của nhiều đồng bào dân tộc anh em cùng sinh
sống trên mảnh đất này.
Theo dấu tích lịch sử, từ thời xa xưa, Chợ Đồn là mảnh đất sinh sống của
người thượng cổ. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những chiếc rìu đá, những chiếc
búa, gáo múc bằng đồng tại khu vực các xã Xuân Lạc, Tân Lập, Bản Thi… Bên
cạnh đó, dấu vết các công trình thủy lợi như mương, phai, ao, đập còn để lại ở
nhiều nơi cũng là bằng chứng cho việc từng có người tiền cổ sinh sống và sản
xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) tại nơi đây.
Trải qua thời gian dài hình thành và phát triển, ngày nay, dân số của Chợ
Đồn đã lên tới khoảng 50.000 người, với 6 dân tộc cùng sinh sống: Tày, Nùng,
Mông, Dao, Kinh, Hoa. Chiếm số đông nhất trong huyện là dân tộc Tày
(khoảng 70%). Người Tày có mặt sớm hơn cả và là chủ thể của vùng đất này.
Dân tộc Nùng chỉ chiếm một bộ phận nhỏ trong dân số (khoảng 1,7%) và có
mặt tại đây gần như cùng với thời của người Tày. Dân tộc Dao (chiếm 8,6%)
đến sau một thời gian và thường sống ở vùng núi cao. Dân tộc Kinh (khoảng
19,4%) có mặt ở vùng này vào khoảng thế kỷ XVII (theo triều Mạc chạy lên
đây trước cuộc tấn công của nghĩa quân Tây Sơn) và tăng lên vào đầu thế kỷ
XX, khi thực dân Pháp mở cuộc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản nơi
đây. Từ năm 1960 trở đi, thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, đồng
16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




bào miền xuôi tình nguyện lên khai hoang, phát triển kinh tế. Cũng từ đó, số
lượng người Kinh tiếp tục tăng lên. Dân tộc Mông và dân tộc Hoa chỉ chiếm

một tỉ lệ rất nhỏ trong dân số huyện Chợ Đồn.
Giữa các dân tộc cư trú trên quê hương Chợ Đồn có mối quan hệ gần gũi
lâu đời. Ngoài tình họ hàng và tình đồng tộc, các dân tộc còn gắn bó với nhau
bằng tình làng nghĩa xóm. Họ sống trong sự cưu mang và đùm bọc lẫn nhau.
Từ những việc cưới xin, ma chay, những ngày lễ, tết, cho đến việc làm nhà...
đều có sự quan tâm thăm hỏi và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong vùng.
Từ sau Cách mạng tháng Tám, nhất là trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội, dưới chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước, nhân dân các dân
tộc huyện Chợ Đồn ngày càng nâng cao tình đoàn kết và cả sự nhất trí về chính
trị và tinh thần.
Mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện đều có những nét văn hóa đặc
trưng riêng, những thiết chế văn hóa xã hội truyền thống của từng dân tộc, góp
phần tạo cho Chợ Đồn một kho tàng văn hóa phong phú và hấp dẫn. Đồng bào
các dân tộc Chợ Đồn còn có một đời sống tinh thần rất phong phú, đa dạng.
Những bài văn vần, thơ, cùng với các điệu si-lượn, bài then… đều được sáng
tác trong quá trình lao động sản xuất, rất giàu tính trữ tình và tính giáo dục cao
với nội dung ca ngợi cảnh đẹp quê hương, đất nước; ngợi ca mối tình chung
thủy lứa đôi, sự hồn nhiên giản dị, cũng như đức tính cần cù, dũng cảm của
người dân lao động; đồng thời đả kích những sự bất công, thối nát trong xã hội
và những đồi phong bại tục của giai cấp thống trị. Một số truyền thuyết, truyện
cổ tích như truyện “Trăm trứng”, “Thánh Gióng”… của người Kinh, truyện
“Quả Bầu”, “Phú Luông - Già Cải”, “Vua Giống”… của người Tày, đều ghi lại
các sự kiện lịch sử, biết ơn những người có công xây dựng quê hương và giáo
dục tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc. Những giá trị tinh hoa văn hóa đó
không ngừng được giữ gìn và phát huy trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ
quê hương của nhân dân các dân tộc huyện Chợ Đồn. Trong những năm gần
17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





×