Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề chế biến nông sản vùng đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.53 MB, 214 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN VĂN THỂ

ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO CHẤT THẢI PHÁT SINH
TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN VĂN THỂ

ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO CHẤT THẢI PHÁT SINH
TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIIỆP


MÃ SỐ: 62 62 01 15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN TUẤN SƠN
2. TS. NGUYỄN NGHĨA BIÊN

HÀ NỘI, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đề được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2015
Tác giả

Trần Văn Thể

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Tuấn
Sơn và TS. Nguyễn Nghĩa Biên đã ân cần chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và khích lệ
tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện và hoàn thiện luận án này;
Tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý
Đào tạo, tập thể các thầy cô giáo Bộ môn Phân tích định lượng; Bộ môn Kế hoạch
và Đầu; các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tạo mọi điều kiện

thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện luận án;
Tôi xin chân thành cám ơn tới các cơ quan quản lý có liên quan tại các
tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và tiến hành triển khai các nội dung
nghiên cứu tại địa phương;
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Hồng SơnNguyên Viện trưởng, PGS.TS. Mai Văn Trịnh – Viện trưởng; tập thể cán bộ
Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế và các bạn bè, đồng nghiệp tại Viện Môi
trường Nông nghiệp đã động viên, cổ vũ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thiện luận án này;
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến bố, mẹ, anh, chị, em, vợ và các
con đã kịp thời động viên, ủng hộ về vật chất và tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi về
về thời gian để tôi dồn tâm sức vào nghiên cứu và hoàn thiện luận án này.
Xin chân thành cám ơn tất cả vì sự giúp đỡ vô cùng quý báu đó!
Tác giả

Trần Văn Thể

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cam ơn

ii

Danh mục bảng


vii

Danh mục sơ đồ

ix

Danh mục đồ thi

x

Danh mục phụ lục

xi

Danh muc từ viết tắt

xiii

MỞ ĐẦU

1

1

Tính cấp thiết của đề tài

1

2


Những vấn đề nghiên cứu đặt ra cần giải quyết

3

3

Mục tiêu nghiên cứu

4

4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5

5

Những đóng góp mới của luận án

6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI
KINH TẾ DO CHẤT THẢI PHÁT SINH TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ
1.1

BIẾN NÔNG SẢN

7


Những khái niệm cơ bản

7

1.1.1 Khái niệm về làng nghề chế biến nông sản

7

1.1.2 Khái niệm về chất thải và tác động của chất thải tại các làng nghề

8

1.1.3 Khái niệm về thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh

10

1.1.4 Khái niệm về biện pháp quản lý môi trường làng nghề

11

1.2

Cơ sở lý luận về đánh giá thiệt hại kinh tế

13

1.2.1 Cơ sở lý thuyết xác định các loại thiệt hại kinh tế

13


1.2.2 Một số quan điểm về đánh giá thiệt hại kinh tế

22

1.2.3 Các phương pháp phổ biến trong đánh giá thiệt hại kinh tế

26

1.3

35

Thực tiễn vận dụng các phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế

1.3.1 Trên thế giới

35

iii


1.3.2 Tại Việt Nam

40

1.4

Bài học kinh nghiệm


41

1.5

Lựa chọn phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế phù hợp với làng nghề 43

1.6

Lựa chọn phương pháp xác định các biện pháp quản lý thiệt hại kinh tế

45

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

48

2.1

48

Khái quát chung hoạt động sản xuất làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng

2.1.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội

48

2.1.2 Hoạt động sản xuất làng nghề chế biến nông sản

49


2.1.3 Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế nông thôn

51

2.1.4 Những vấn đề phát sinh từ hoạt động sản xuất tại làng nghề

52

2.2

54

Phương pháp tiếp cận

2.2.1 Tiếp cận kế thừa

54

2.2.2 Tiếp cận có sự tham gia

54

2.2.3 Tiếp cận hệ thống

55

2.2.4 Tiếp cận theo vùng phân bố làng nghề

55


2.2.5 Tiếp cận theo lĩnh vực hoạt động của làng nghề

55

2.2.6 Xác định khung logic trong đánh giá thiệt hại kinh tế ở làng nghề

55

2.3

57

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp và kết quả chọn điểm nghiên cứu

57

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

66

2.3.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích chất lượng môi trường

73

2.3.4 Phương pháp tính toán các chỉ tiêu thiệt hại kinh tế

74


Chương 3. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG, THIỆT HẠI
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
3.1

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

85

Hiện trạng chất lượng môi trường ở các làng nghề chế biến nông sản

85

3.1.1 Sơ lược về xu hướng biến đổi chất lượng môi trường ở làng nghề

85

3.1.2 Kết quả phân tích chất lượng môi trường tại làng nghề chế biến nông sản

87

3.2

92

Thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh tại làng nghề chế biến nông sản

iv


3.2.1 Thiệt hại kinh tế do suy giảm sản lượng nông nghiệp và thủy sản


92

3.2.2 Thiệt hại kinh tế thay thế, sửa chữa cơ sở hạ tầng và xử lý chất thải

96

3.2.3 Thiệt hại kinh tế suy giảm sức khỏe cộng đồng do ảnh hưởng của ô
nhiễm môi trường

100

3.2.4 Thiệt hại kinh tế do ngăn ngừa, giảm nhẹ tác động của ô nhiễm môi
trường ở làng nghề

105

3.2.5 Thiệt hại kinh tế do chuyển đổi mục đích sử dụng tài nguyên để giải
quyết chất thải phát sinh ở các làng nghề

108

3.2.6 Tổng thiệt hại kinh tế do phát sinh chất thải từ hoạt động sản xuất
nghề ở làng nghề
3.3

109

Thực trạng triển khai chính sách quản lý giảm thiểu thiệt hại kinh tế do
chất thải phát sinh ở làng nghề


114

3.3.1 Hiện trạng xây dựng các chính sách quản lý chung về làng nghề

114

3.3.2 Thực tiễn triển khai chính sách trong quản lý môi trường ở các làng nghề

122

Chương 4. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIẢM THIỂU THIỆT HẠI KINH TẾ DO
CHẤT THẢI PHÁT SINH TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG
4.1

SẢN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

134

Quan điểm và định hướng giải pháp

134

4.1.1 Quan điểm

134

4.1.2 Định hướng giải pháp

135


4.2

Một số giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế tại làng
nghề chế biến nông sản

137

4.2.1 Giải pháp kiểm soát chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất ở làng nghề

137

4.2.2 Giải pháp kiểm soát thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt
động sản xuất ở làng nghề

139

4.2.3 Giải pháp về cơ chế chính sách

141

4.2.4 Giải pháp về tổ chức quản lý

143

4.3.5 Giải pháp về thông tin, tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức
và năng lực bảo vệ môi trường ở các làng nghề

v


145


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

147

1

Kết luận

147

2

Kiến nghị

148

Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án

151

Tài liệu tham khảo

152

Phụ lục

159


vi


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

1.1

Các phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường

29

2.1

Làng nghề và phân bố làng nghề đến năm 2011

49

2.2

Số lượng làng nghề các tỉnh đồng bằng sông Hồng đến 2011

50

2.3


Số lượng hộ và lao động tham gia sản xuất ở làng nghề làng nghề, 2011

52

2.4

Phát thải chất thải rắn từ hoạt động sản xuất ở làng nghề đến 2010

53

2.5

Kết quả lựa chọn các điểm nghiên cứu về làng nghề CBNS

60

2.6

Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội các xã nghiên cứu có làng nghề giai
đoạn 2009-2011

62

2.7

Đặc điểm hộ nông dân điều tra tại Bắc Ninh giai đoạn 2009-2011

69


2.8

Đặc điểm hộ nông dân điều tra tại Hà Nội giai đoạn 2009- 2011

70

2.9

Đặc điểm hộ nông dân điều tra tại Nam Định giai đoạn 2009- 2011

71

2.10 Đặc điểm hộ nông dân điều tra tại Ninh Bình giai đoạn 2009- 2011

72

2.11 Khung phân tích và các chỉ tiêu nghiên cứu

81

3.1

Diễn biến chất lượng môi trường ở làng nghề giai đoạn 1976-2011

86

3.2

Diện tích đất trồng lúa và đất nuôi trồng thủy sản bị ảnh bởi chất thải
phát sinh từ sản xuất ở làng nghề CBNS(*)


3.3

Thiệt hại kinh tế do suy giảm sản lượng nông nghiệp và thủy sản từ
hoạt động sản xuất ở các làng nghề CBNS(*)

3.4

99

Tỷ lệ mắc bệnh do bị tác động bởi ô nhiễm môi trường từ các làng nghề
CBNS(*)

3.7

97

Thiệt hại kinh tế do thay thế, sửa chữa cơ sở hạ tầng và xử lý chất thải
từ các làng nghề CBNS(*)

3.6

94

Ước tính khối lượng chất thải phát sinh cần nạo vét do tác động của
phát sinh chất thải từ sản xuất nghề ở làng nghề CBNS(*)

3.5

93


101

Ước tính số hộ bị ảnh hưởng đến sức khỏe do phát sinh chất thải từ các
làng nghề CBNS(*)

102

vii


3.8

Thiệt hại kinh tế về suy giảm sức khỏe cộng đồng do tác động bởi chất
thải phát sinh từ các làng nghề CBNS(*)

3.9

104

Thiệt hại kinh tế về ngăn ngừa, giảm nhẹ ô nhiễm môi trường do chất
thải phát sinh từ các làng nghề CBNS(*)

106

3.10 Thiệt hại kinh tế do chuyển đổi mục đích sử dụng tài nguyên để giải
quyết vấn đề chất thải ở các làng nghề CBNS(*)

108


3.11 Tổng thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất tại
các làng nghề CBNS (triệu đồng/năm)(*)

112

3.12 Hạn chế và bất cập về quản lý môi trường làng nghề trong các văn bản
pháp luật có liên quan đến 2013

118

3.13 Hạn chế và bất cập về đánh giá, quản lý thiệt hại kinh tế trong các văn
bản quy định có liên quan đến 2013

121

3.14 Hiện trạng ban hành và triển khai các văn bản quản lý môi trường làng
nghề tại các tỉnh điều tra đến 2013

124

3.15 Thực trạng triển khai các biện pháp quản lý ở các làng nghề CBNS đến
2013

128

3.16 Kiến nghị của nông dân về các giải pháp giảm thiểu thiệt hại kinh tế do
chất thải phát sinh ở làng nghề chế biến nông sản

viii


130


DANH MỤC SƠ ĐỒ

TT

Tên sơ đồ

Trang

1.1

Chu kỳ hoạt động sản xuất và phát thải sau quá trình sản xuất

1.2

Lan truyền ô nhiễm và tác động gây thiệt hại kinh tế từ hoạt động sản

23

xuất nghề ở làng nghề CBNS

24

1.3

Áp lực môi trường và hành vi ứng phó ở làng nghề

26


1.4

Lựa chọn các phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát
sinh tại làng nghề chế biến nông sản

2.1

44

Khung đánh giá thiệt hại kinh tế và đề xuất các giải pháp quản lý làng
nghề chế biến nông sản vùng đồng bằng sông Hồng

56

2.2

Mô tả phân bố không gian trong lựa chọn các điểm nghiên cứu

58

2.3

Vị trí lựa chọn các điểm nghiên cứu tại các tỉnh

58

4.1

Đổi mới hệ thống tổ chức quản lý sản xuất và thiệt hại kinh tế ở làng

nghề vùng đồng bằng Sông Hồng

ix

144


DANH MỤC ĐỒ THỊ
TT

Tên đồ thị

Trang

1.1

Hàm cầu Hicks và Marshal để đo độ thỏa dụng tiêu dùng và phúc lợi xã hội

1.2

Cân bằng thiệt hại cận biên và lợi ích cận biên thông qua tiêu chuẩn
môi trường

1.3

15
18

Lý thuyết "có và không" hoạt động gây ô nhiễm môi trường trong
đánh giá thiệt hại kinh tế


19

1.4

Lý thuyết về hiệu quả Pareto trong phân tích thiệt hại kinh tế

21

2.1

Cơ cấu loại ngành nghề của làng nghề cả nước năm 2011

50

3.1

Kết quả so sánh hàm lượng COD5 trong nước thải giữa làng nghề
CBNS với làng bị tác động và làng thuần nông đối chứng năm 2012

3.2

Kết quả so sánh hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước thải giữa
làng nghề CBNS với làng bị tác động và làng thuần nông năm 2012

3.3

91

Cơ cấu tổng thiệt hại kinh tế theo thành phần thiệt hại kinh tế ở các

làng nghề CBNS

3.8

91

Kết quả so sánh hàm lượng TSS trong nước mặt giữa làng nghề CBNS
với làng bị tác động và làng thuần nông đối chứng năm 2012

3.7

90

Kết quả so sánh hàm lượng TSS trong nước mặt giữa làng nghề CBNS
với làng bị tác động và làng thuần nông đối chứng năm 2012

3.6

90

Kết quả so sánh hàm lượng COD5 trong nước mặt giữa làng nghề
CBNS với làng bị tác động và làng thuần nông đối chứng năm 2012

3.5

88

Kết quả so sánh hàm lượng coliform trong nước thải giữa làng nghề
CBNS với làng bị tác động và làng thuần nông đối chứng năm 2012


3.4

88

113

So sánh thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh theo đối tượng chịu
ảnh hưởng ở các làng nghề CBNS

113

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
TT

Tên phụ lục

Trang

1

Những tác động tiêu cực cơ bản từ hoạt động sản xuất ở làng nghề

159

2

Hạn chế tồn tại của một số phương pháp lượng hóa thiệt hại kinh tế


160

3

Tiêu chí công nhận làng nghề

162

4

Quy trình sản xuất và phát sinh chất thải tại làng nghề bánh đa thôn
Đoài, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

5

Quy trình sản xuất và phát sinh chất thải tại làng nghề nấu rượu Đại
Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

6

166

Quy trình sản xuất và phát sinh chất thải từ nghề chế biến miến dong
tại làng nghề Kim Phượng, xã Nam Dương, tinh Nam Định

9

165


Quy trình sản xuất và phát sinh chất thải tại làng nghề chế biến bún
khô Minh Hòa, xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, Hà Nội

8

164

Quy trình sản xuất và phát sinh chất thải tại làng nghề chế biến tinh
bột sắn Quế Dương, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

7

163

167

Quy trình sản xuất và phát sinh chất thải từ nghề chế biến bún ướt tại làng
nghề thôn Thượng, trị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

168

10

Tổng hợp các dữ liệu thu thập từ các xã và làng nghề

169

11

Tổng hợp cơ sở dữ liệu về điều tra nông dân theo PRA


170

12

Phiếu điều tra nông dân tại các làng nghề

171

14

Số mẫu và các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường làng nghề

178

15

Ô nhiễm nước mặt khu dân cư ở làng nghề CBNS Quế Dương, xã Cát
Quế, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, 2011

16

179

Nước tưới bị ô nhiễm từ làng nghề chế biến bún khô Minh Hòa, xã
Minh Khai, huyện Hoài Đức, thành phố (Hà Nội, 2011

179

17


Lịch sử sản xuất và chất lượng môi trường tại làng nghề điều tra

180

18

Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước thải các điểm nghiên cứu

182

19

Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước mặt các điểm nghiên cứu

183

xi


20

Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng đất dân cư các điểm nghiên cứu

21

Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng đất nông nghiệp các điểm

184


nghiên cứu

185

22

Tác động gây thiệt hại kinh tế ở các làng nghề CBNS

186

23

Tính toán chi tiết thiệt hại kinh tế do suy giảm sản lượng nông nghiệp
và thủy sản

24

188

Tính toán chi tiết thiệt hại kinh tế thay thế, sửa chữa cơ sở hạ tầng và
xử lý chất thải

190

25

Tính toán chi tiết thiệt hại kinh tế do suy giảm sức khỏe cộng đồng

192


26

Chất thải tích tụ gây ứ đọng kênh mương tiêu nước làm ảnh hưởng
đến sức khỏe cộng đồng tại làng nghề chế biến tinh bột sắn Quế
Dương, 2011

27

197

Phế thải đổ tràn ra đường tại làng nghề CBNS gây ách tắc giao thông,
mất vệ sinh và cảnh quan, 2011

28

197

Công đoạn lọc bột gây ra nhiều hậu quả về sức khỏe đối với lao động
nữ ở làng nghề chế biến tinh bột sắn Quế Dương, 2011

29
30

198

Sổ theo dõi sức khỏe nông dân làm nghề tại của Trạm Y tế xã Yên
Ninh, Ninh Bình

198


Một số thiệt hại về xã hội do ô nhiễm môi trường ở làng nghề

199

xii


DANH MUC TỪ VIẾT TẮT
BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BTN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

CBNS

Chế biến nông sản

CS

Thặng dư người tiêu dùng (Comsumer Surplus)

CTR


Chất thải rắn

CV

Thay đổi thay thế (Conpensate Variation)

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

EV

Thay đổi tương đương (Equivelent Variation)

GIS

Hệ thống thống tin địa lý (Geographic Information System)

TCKT

Tổng cục thống kê

IE

Ảnh hưởng của thu nhập (Income Effect)

MB

Lợi ích cận biên (Marginal Benefit)


MD

Thiệt hại cận biên (Marginal Damage)

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

NQ

Nghị quyết

PA

Phương pháp đánh giá có sự tham gia (Participatory Appraisal)

PRA

Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng
(Participatory Rural Appraisal)

PS

Thặng dư người sản xuất (Producer Surplus)



Quyết định

RRA


Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural
Appraisal)

SE

Ảnh hưởng của sự thay thế (Substitute Effect)

TT

Thông tư

TW

Trung ương

WTP

Khả năng sẵn lòng chi trả (Willing to Pay)

xiii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động sản xuất làng nghề mang tính đặc thù và rất điển hình ở vùng
nông thôn nước ta (Nguyễn Sinh Cúc, 2010). Theo thống kê, hiện nay, cả nước có
3.353 làng nghề và làng có nghề (chiếm 19% tổng số xã của cả nước) trong đó có
1.262 làng nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề. Trong 7 nhóm làng nghề,
hoạt động làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm có 805 làng nghề, chiếm 24%

tổng số làng nghề cả nước. Đồng bằng sông Hồng ̣(ĐBSH) là vùng có sự tập trung
cao về hoạt động làng nghề với 1.669 làng nghề, chiếm 49,77% số làng nghề hiện
có của cả nước. Trong đó, Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình và Nam Định là 4 tỉnh có
hoạt động làng nghề chiếm ưu thế về số lượng và đa dạng loại hình hoạt động với
1.075 làng nghề, chiếm 67,6% tổng số làng nghề của cả vùng ĐBSH. Các làng nghề
ở vùng ĐBSH nói chung trong đó có các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định và Ninh
Bình nói riêng có tính đại diện và điển hình cao về quy mô, loại hình và đặc thù
hoạt động sản xuất làng nghề ở nước ta (Chính phủ, 2011).
Hoạt động làng nghề có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn
như góp phần tích cực vào phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn, xóa đói giảm
nghèo, quảng bá văn hóa truyền thống và du lịch truyền thống. Theo đánh giá của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), hoạt động sản xuất làng nghề nước
ta với sự tham gia của 72% hộ cá thể, 18% hợp tác xã và 10% doanh nghiệp tư nhân
và tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 11 triệu lao động nông thôn. Ngoài ra, hoạt
động làng nghề còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành các hiệp hội, câu lạc
bộ, các trung tâm giao lưu buôn bán, giao thương và các cụm dân cư có lối sống đô
thị ở nông thôn.
Tuy nhiên, ngoài đóng góp quan trọng về giá trị kinh tế và giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn, hoạt động sản xuất làng nghề cũng đang gây ra nhiều
tác động tiêu cực đến môi trường nông thôn. Cụ thể, hoạt động sản xuất làng nghề
phát thải trên 1 triệu tấn chất thải rắn, hàng triệu khối nước thải, khí thải và gây ô
nhiễm môi trường nông thôn nghiêm trọng không chỉ ở khu vực làng nghề mà còn
1


lan sang cả các khu vực phụ cận làng nghề (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011c).
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2008 về làng nghề cho thấy trong số
255 làng nghề điều tra, có 46% số làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng, 27%
số làng nghề có môi trường ô nhiễm vừa và chỉ 27% làng nghề có môi trường ô
nhiễm nhẹ. Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá chất lượng môi trường ở làng nghề đều

vượt quy chuẩn cho phép (QCVN) nhiều lần như SO2 trong không khí vượt 6,5 lần,
nồng độ pH trong nước thấp, BOD5, COD trong nước thải có nơi vượt trên 200 lần,
coliform trong cả nước thải và nước mặt vượt từ 20-50 lần, nhiều làng nghề vượt
quy chuẩn trên 400 lần (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008b).
Do đa số các cơ sở hoạt động sản xuất làng nghề, trong đó có nghề CBNS
nằm xen kẽ các khu dân cư, có chung hệ thống cơ sở hạ tầng môi trường nên đã ảnh
hưởng mạnh đến sức khỏe người dân như 58,8% người dân ở làng nghề nấu rượu
Vân Hà (Bắc Giang) bị bệnh đường ruột, 50,2% người dân làng nghề bún Phú Đô
(Hà Nội) mắc bệnh nghề nghiệp, 68,5% người dân làng nghề bún bánh Vũ Hội
(Thái Bình) bị bệnh ngoài da,... Các tác động nỳ đã làm gia tăng các chi phí khám
chữa bệnh và gây thiệt hại kinh tế cho nông dân. Ô nhiễm môi trường ở làng nghề
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người làm nghề mà còn ảnh hưởng đến hộ dân
không làm nghề ở các khu vực lân cận, làm suy giảm diện tích nuôi trồng thủy sản,
giảm năng suất cây trồng, tăng chi tiêu về xử lý chất thải và các chi phí giải quyết
sự cố môi trường ở làng nghề và các khu vực phụ cận làng nghề (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2008b).
Mặc dù hoạt động làng nghề gây ra nhiều tác động tiêu cực và thiệt hại kinh
tế cho dân cư nông thôn nhưng cho tới nay, có rất ít các công trình nghiên cứu
chuyên sâu về đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoat động sản xuất
ở làng nghề nói chung và làng nghề CBNS nói chung. Do vậy, cấn có các nghiên
cứu chuyên sâu về lý luận và thực tiễn trong đánh giá thiệt kinh tế do chất thải phát
sinh từ làng nghề CBNS để đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp giảm thiểu thiệt
hại kinh tế hướng tới phát triển bền vững làng nghề CBNS nói riêng làng nghề nói
chung ở vùng ĐBSH.

2


2. Những vấn đề nghiên cứu đặt ra cần giải quyết
Ở nước ta, một số kết quả nghiên cứu đã bước đầu tiến hành đánh giá tác

động tiêu cực của hoạt động sản xuất làng nghề đến môi trường nông thôn nhưng
các nghiên cứu về tác động tiêu cực đến kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động
sản xuất tại các làng nghề còn hạn chế (Đặng Kim Chi, 2005). Trên thực tế, phát
sinh chất thải làng nghề cần phải được nhìn nhận cả khía cạnh tiêu cực và tích cực
để đánh giá toàn diện hơn các tác động kinh tế môi trường do hoạt động làng nghề.
Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu này mới chủ yếu tập trung nêu lên diễn biến hiện
trạng, nguyên nhân mà chưa có các nghiên cứu tiến hành đánh giá thiệt hại kinh tế
do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất làng nghề (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, 2011). Do vậy, trên cơ sở đánh giá những tác động kinh tế môi
trường, từng bước đánh giá những thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường để đề
xuất các giải pháp quản lý nhằm đảm bảo sự hài hòa lợi ích kinh tế, xã hội và môi
trường ở các làng nghề CBNS vùng ĐBSH.
Thực tế, có nhiều phương pháp tính toán thiệt hại kinh tế do chất thải phát
sinh từ sản xuất nói chung như các phương pháp của Tientenberg (2000); Hartwick
(1997), Bolt et al., (2005) và Dixon et al., (1996) đã được áp dụng rộng rãi trên thế
giới và các nước trong khu vực nhưng vẫn còn rất hạn chế trong thực tiễn vận dụng
các phương pháp này ở nước ta, nhất là đối với lĩnh vực hoạt động sản xuất làng
nghề. Do vậy, xác định các loại hình tác động kinh tế môi trường, chọn lọc và vận
dụng các phương pháp tính toán thiệt hại kinh tế phù hợp để đánh giá thiệt hại kinh
tế do phát sinh chất thải từ các hoạt động sản xuất tại làng nghề có vai trò quan
trọng và cần được thực hiện để hoàn thiện cơ sở khoa học về nghiên cứu đánh giá
thiệt hại kinh tế, xây dựng các giải pháp quản lý phù hợp đối với hoạt động sản xuất
làng nghề CBNS vùng ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung.
Trong xây dựng các biện pháp quản lý ở làng nghề hiện nay chủ yếu chỉ tập
trung vào khía cạnh sản xuất và lợi ích kinh tế từ làng nghề mà thiếu sự quan tâm
đến khía cạnh môi trường, đặc thù xã hội nông thôn làng nghề (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, 2011). Các văn bản pháp lý liên quan môi trường trong quản

3



lý làng nghề đã được ban hành nhưng thiếu tính khả thi và thực tiễn khi áp dụng
trong quản lý làng nghề vốn rất đặc thù chỉ có ở các vùng nông thôn. Hơn nữa,
trong bối cảnh kinh tế nông thôn ngày càng phát triển, dân số ngày càng đông liệu
thực tế triển khai các giải pháp quản lý môi trường ở làng nghề có phát huy được
hiệu quả để góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất nghề đến
môi trường, hoạt động kinh tế của nông dân làng nghề và những vẫn đề cần giải
quyết để hướng tới phát triển bền vững làng nghề.
Từ những vấn đề còn tồn tại nêu trên, các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu
đề tài này là:
- Các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS có
ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường, các hoạt động sản xuất khác và sinh
hoạt của cộng đồng dân cư?
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thiệt hại kinh tế và đánh giá thiệt hại
kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề của làng nghề chế biến
nông sản đang đặt ra như thế nào và sử dụng những phương pháp nào để đánh giá
thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở các làng nghề
CBNS nước ta?
- Chất thải từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS đã gây thiệt hại gì
về kinh tế và ai sẽ là người gánh chịu thiệt hại này trong điều kiện thực tế ở một số
làng nghề CBNS vùng ĐBSH?
- Những bất cập về chính sách trong quản lý các làng nghề CBNS ở vùng
ĐBSH hiện nay như thế nào?
- Giải pháp nào cần đề xuất nhằm quản lý và giảm thiểu thiệt hại kinh tế do
chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất nghề tiến tới phát triển bền vững làng nghề
CBNS ở vùng ĐBSH?
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thiệt hại kinh tế và hiện trạng quản lý chất
thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS vùng ĐBSH thời gian

4


qua đề xuất các giải pháp tổng hợp quản lý giảm thiểu thiệt hại kinh tế, hướng tới
phát triển bền vững làng nghề CBNS ở vùng ĐBSH thời gian tới.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá thiệt hại kinh tế do chất
thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS tại vùng ĐBSH;
- Đánh giá thực trạng thiệt hại kinh tế và hiện trạng quản lý giảm thiểu thiệt
hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS tại
vùng ĐBSH;
- Đề xuất được các giải pháp quản lý giảm thiểu thiệt hại kinh tế do chất thải
phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở các làng nghề CBNS tại vùng ĐBSH.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải
phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS vùng ĐBSH. Cụ thể, các
nội dung nghiên cứu của đề tài này tập trung vào:
- Mức độ thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề
đối với hộ nông dân tại làng nghề CBNS ở vùng ĐBSH;
- Các biện pháp quản lý để giảm thiểu thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh
từ hoạt động sản xuất nghề ở làng nghề CBNS tại vùng ĐBSH.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Chỉ đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ
hoạt động sản xuất nghề ở một số làng nghề CBNS, không đánh giá thiệt hại kinh tế
do các hoạt động sản xuất khác ở làng nghề. Các số liệu đưa vào tính toán dựa trên giá
thực tế tại các làng nghề ở thời điểm điều tra, không tính đến giá bóng, chi phí cơ hội
cho những thiệt hại về xã hội do người sản xuất nghề vừa là người gây thiệt hại, đồng
thời cũng là người chịu thiệt hại kinh tế, đặc điểm sản xuất làng nghề chế biến nông sản
phân tán, mang tính chất thời vụ và tận dụng lao động gia đình là chủ yếu nên ít chịu

điều chỉnh của quy định về hệ số lương tối thiểu, một số sản phẩm dịch vụ môi trường
được trao đổi nhưng không hoàn toàn phản ánh theo quy luật thị trường, các cá nhân
trong cộng đồng không có quyền sở hữu riêng về tài nguyên và môi trường.

5


- Phạm vi về lĩnh vực hoạt động của làng nghề: Các nội dung nghiên cứu tập
trung vào nhóm làng nghề CBNS gồm chế biến tinh bột sắn, chế biến miến dong,
chế biến bún khô, bún ướt, nấu rượu và bánh đa.
- Phạm vi về không gian: Các nội dung nghiên cứu của đề tài được triển khai
nghiên cứu tại một số làng nghề đã chọn thuộc các huyện Hoài Đức (Hà Nội); Yên
Phong (Bắc Ninh); Nam Trực (Nam Định) và Yên Khánh (Ninh Bình). Đây là các
tỉnh có đặc thù về hoạt động làng nghề CBNS vùng ĐBSH.
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập từ 2008-2011, các
số sơ cấp thu thập trong giai đoạn 2009-2011.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá thiệt hại kinh tế do chất
thải phát sinh từ hoạt động sản xuất làng nghề chưa được chú trọng trong các nghiên
cứu ở nước ta, luận án đã đánh giá các ưu điểm, nhược điểm và phân tích khả năng
vận dụng các phương pháp đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt
động sản xuất nghề ở các làng nghề CBNS trong điều kiện cụ thể của vùng ĐBSH.
- Đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề
ở một số làng nghề CBNS tại vùng ĐBSH.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, giảm thiểu thiệt hại kinh tế do tác động của
chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất ở các làng nghề CBNS để tiến tới phát
triển bền vững làng nghề tại vùng ĐBSH trong thời gian tới.

6



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ
DO CHẤT THẢI PHÁT SINH TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về làng nghề chế biến nông sản
Kết quả tổng quan cho thấy các nghiên cứu về lịch sử hình thành làng nghề
còn ít nhưng thực tế làng nghề đã tồn tại và có lịch sử lâu đời ở nước ta nói chung
và ĐBSH nói riêng. Theo đánh giá từ các nguồn tư liệu, trong giai đoạn đầu, làng
nghề CBNS được hình thành và phát triển theo quy mô hộ gia đình để tăng giá trị
các sản phẩm nông nghiệp và khả năng tiếp cận thị trường. Dần rà, dựa trên mức độ
sẵn có về nguyên liệu, nhu cầu thị trường và giá trị kinh tế mang lại, hoạt động chế
biến nông sản được mở rộng với nhiều hộ tham gia, từ đó hình thành lên các cụm
hộ làm nghề rồi phát triển thành làng nghề.
Lê Quốc Doanh và cs. (2003) đã khái niệm về làng nghề "là tập hợp các nhóm
hộ nông dân sống ở một làng tham gia sản xuất một loại ngành nghề điển hình và có
vai trò quan trọng đối với thu nhập, đời sống của cộng đồng". Đinh Xuân Nghiêm
và cs. (2010) lại đưa ra ba quan niệm và dựa trên các quan niệm này đã đưa ra khái
niệm làng nghề "là một thiết chế kinh tế xã hội, một cụm hoặc nhiều cụm dân cư
sinh sống trong một thôn (làng), có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông
nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập và tồn tại trong một không gian địa lý nhất
định, thu nhập từ các nghề chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn
làng". Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006) đưa ra khái
niệm làng nghề "là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum,
sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động
ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau". Các
làng nghề được công nhận phải đảm bảo được các tiêu chí có tối thiểu 30% số hộ
của thôn tham gia sản xuất nghề của làng nghề; có sự ổn định của lĩnh vực sản xuất
kinh doanh điển hình theo tên gọi làng nghề tối thiểu 2 năm và chấp hành tốt chính


7


sách, pháp luật của Nhà nước về làng nghề.
Dựa trên kết quả tổng quan, chúng tôi đưa ra khái niệm về làng nghề CBNS
như sau: “Làng nghề CBNS là một cụm hoặc nhiều cụm dân cư sinh sống trong một
thôn cùng sản xuất một hoặc một số sản phẩm liên quan đến hoạt động CBNS, có
tính đặc thù cao về tính chất sản phẩm và cơ cấu thu nhập trong tổng giá trị sản
phẩm của toàn làng”. Khái niệm này sẽ được sử dụng để triển khai các nội dung
nghiên cứu về đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ làng nghề CBNS
trong đề tài này.
1.1.2. Khái niệm về chất thải và tác động của chất thải tại các làng nghề
1.1.2.1. Chất thải phát sinh từ làng nghề chế biến nông sản
Hoạt động sản xuất dù ở quy mô nhỏ đến lớn, đơn giản đến phức tạp khi đã
sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất ra một sản phẩm khác đều có khả năng gây
phát sinh chất thải. Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và sửa đổi năm 2014 đưa tra
định nghĩa chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc hoạt động khác của sản xuất và tiêu dùng (Quốc hội, 2005). Do tính chất
và đặc điểm tiêu dùng của chất thải mà có thể phân loại chất thải thành các dạng
khác nhau như (i) dựa trên đặc tính về dạng vật chất, chất thải ở các làng nghề được
chia thành chất thải rắn (xỉ than, vỏ sắn, vỏ dong riềng, bã bột gạo, bã dong, bã sắn,
đất cát,...); chất thải lỏng (nước rửa củ sắn, nước rửa củ dong, nước lọc bột, nước
ngâm gạo,...) và chất thải khí (khí than, bụi, mùi,...); (ii) dựa trên mức độ nguy hiểm
của chất ô nhiễm trong chất thải để phân loại chất thải thành chất thải thông thường
và chất thải nguy hại; và (iii) dựa trên khả năng tái sử dụng chất thải để chia thành
chất thải có thể tái chế và chất thải không thể tái chế. Dựa trên các quan điểm, phân
loại trên, chất thải làng nghề CBNS là vật chất được thải ra từ hoạt động sản xuất
nghề và tồn tại ở các dạng chất thải rắn, chất thải lỏng và khí thải. Về cơ bản, chất
thải từ hoạt động sản xuất CBNS cũng được phân loại như các chất thải khác gồm
chất thải rắn, lỏng và khí, chất thải thông thường và một phần chất thải nguy hại;

chất thải có thể tái chế (đây là dạng chất thải phổ biến nhất ở làng nghề CBNS) và
chất thải không thể tái chế (do lẫn các tạp chất và chất thải nguy hại).

8


Cũng như chất thải từ hoạt động sản xuất khác, chất thải từ hoạt động CBNS
khi thải ra môi trường sẽ gây tác động tiêu cực đến các thành phần môi trường, khi
các chất gây ô nhiễm có trong chất thải từ làng nghề tích tụ và vượt quá ngưỡng cho
phép sẽ gây ô nhiễm và suy thoái môi trường, làm thay đổi thành phần và tính hữu
ích của môi trường, gây thiệt hại kinh tế cho các đối tượng chịu chi phối của thành
phần môi trường đó.
1.1.2.1. Khái niệm về tác động và đánh giá tác động môi trường do chất thải phát sinh
Chất thải phát sinh không được thu gom và xử lý kịp thời, vượt quá sức tải
của môi trường sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến các thành phần môi trường.
Đối với các làng nghề CBNS, nguyên liệu chính là sản phẩm nông sản (củ dong, củ
sắn, gạo,..) để tạo ra sản phẩm tiêu dùng như miến dong, bột sắn, bột dong, bún,
bánh đa, rượu và phát sinh các loại chất thải gồm vỏ dong, vỏ sắn, đất cát, nước lẫn
bã dong, bã sắn, tạp chất, hóa chất, xỉ than. Các chất thải này khi phát sinh sẽ bị
phân hủy theo thời gian và tác động đến các thành môi trường. Tác động phát sinh
từ chất thải phát sinh tại làng nghề CBNS là những tác động làm thay đổi chất
lượng và chức năng của các thành phần môi trường (đất, nước, không khí) ở làng
nghề và vùng phụ cận làng nghề. Dựa vào xu hướng của tác động để phân thành tác
động tiêu cực và tích cực, nhưng chủ yếu là tác động tiêu cực. Dựa vào mức độ lan
tỏa của các động người ta phân thành tác động tại chỗ và tác động lan truyền. Các
tác động từ phát sinh chất thải, gây ô nhiễm môi trường ở làng nghề CBNS bao gồm
các ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và
nhiều hoạt động khác của dân cư tại làng nghề và các khu vực phụ cận làng nghề
(Phụ lục 1).
Hoạt động đánh giá tác động môi trường ở làng nghề sẽ cung cấp cơ sở khoa

học giúp các nhà chính sách ra các quyết định phương án khả thi và tối ưu về kinh
tế và kỹ thuật để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế và phát triển
bền vững sản xuất ở làng nghề. Đánh giá tác động được hiểu là việc phân tích diễn
biến, xác định và dự báo tác động đến môi trường từ các hoạt động sản xuất để xây
dựng các giải pháp bảo vệ môi trường kịp thời. Lượng hóa tác động hay thiệt hại

9


kinh tế là tính toán các tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường đến các đối tượng
bị ảnh hưởng. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008b), các tác động môi trường
ở các làng nghề CBNS chủ yếu suy giảm năng suất, sản lượng cây trồng, năng suất
và sản lượng thủy sản, suy giảm sức khỏe như gia tăng các bệnh ngoài da, viêm
niêm mạc, nấm móng, dầy sừng gan bàn chân, viêm chân tóc, viêm nang lông cho
cư dân làng nghề và cư dân ở khu vực phụ cận làng nghề (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2008b).
1.1.3. Khái niệm về thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh
Trong một số điều ước quốc tế có liên quan, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm và
suy thoái môi trường được xác định bao gồm thiệt hại về hệ động vật, thực vật, đất,
nước và các yếu tố khí hậu; thiệt hại về tài sản vật chất của các đối tượng và hoạt
động có liên quan; thiệt hại về cảnh quan và xói mòn giá trị văn hóa; thiệt hại về
mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố trên (Philip, 2003). Tương tự, Cộng đồng
Châu Âu (EUROPA, 2004) quan niệm về thiệt hại môi trường là sự thay đổi bất lợi
về tài nguyên thiên nhiên hoặc những cản trở đáng kể đến các dịch vụ môi trường
có thể xảy ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và biểu hiện dưới dạng thiệt hại đối
với các loài và môi trường sống tự nhiên của chúng; thiệt hại đối với môi trường
nước, đất và không khí gây ra nguy cơ đáng kể cho sức khỏe con người. Luật bảo
vệ môi trường của Liên bang Nga đã có định nghĩa rõ nét nhất nhưng bao hàm
nghĩa rộng về thiệt hại kinh tế do ô nhiễm và suy thoái môi trường gồm cả những
giá trị thiệt hại về sức khỏe của cá nhân và cộng đồng do ảnh hưởng trực tiếp hoặc

gián tiếp từ ô nhiễm môi trường. Nhật Bản đã phân chia thiệt hại kinh tế môi trường
thành nhiều dạng bao gồm cả thiệt hại kinh tế đối với sức khỏe và tính mạng của
con người; thiệt hại kinh tế về tài sản; thiệt hại kinh tế do suy giảm tài nguyên thiên
nhiên và hệ sinh thái; thiệt hại kinh tế do mất hoặc giảm giá trị cảnh quan, giá trị
văn hóa và mỹ quan (Cấn Anh Tuấn, 2011). Ngoài ra, Vũ Thu Hạnh và Nguyễn
Văn Phương (2012) còn cho thấy tại Australia, ngoài những thiệt hại kinh tế kể trên,
các thiệt hại lợi ích về văn hóa, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, giải trí (gọi chung là lợi
ích phi vật chất) cũng được coi là thiệt hại kinh tế và cần được đánh giá.

10


×