Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Đánh giá đa dạng sinh học nông nghiệp xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An làm cơ sở khoa học cho phát triển hệ sinh thái nông nghiệp bền vững (LV tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 35 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƢỜNG

Nguyễn Thị Nhung

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC NÔNG NGHIỆP
XÃ PHONG THỊNH, HUYỆN THANH CHƢƠNG,
TỈNH NGHỆ AN LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO
PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP
BỀN VỮNG

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành Khoa học môi trƣờng
(Chƣơng trình đào tạo chuẩn)

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƢỜNG

Nguyễn Thị Nhung

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC NÔNG NGHIỆP
XÃ PHONG THỊNH, HUYỆN THANH CHƢƠNG,
TỈNH NGHỆ AN LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO
PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP
BỀN VỮNG


Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành Khoa học môi trƣờng
(Chƣơng trình đào tạo chuẩn)

Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Đoàn Hoàng Giang

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới tất cả các Thầy, Cô giáo trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên
nói chung cũng nhƣ các Thầy, Cô khoa Môi trƣờng nói riêng – những ngƣời
đã truyền đạt cho tôi những tri thức quý báu trong suốt quá trình học tập để tôi
có thể hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đoàn Hoàng Giang – ngƣời
thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, luôn tận tình chỉ bảo và dìu dắt tôi trong suốt quá
trình làm khóa luận này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Hội đồng nhân dân xã Phong Thịnh đã luôn
giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả ngƣời dân xã Phong Thịnh – những
ngƣời đã nhiệt tình giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình điều tra thực địa.
Cảm ơn gia đình, bạn bè luôn là hậu phƣơng vững chắc khuyến khích
và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày

tháng

Sinh viên

Nguyễn Thị Nhung

năm


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Cơ cấu loại hộ .................................................................................... 12
Bảng 2: Nguồn thu nhập lớn nhất của hộ........................................................ 12
Bảng 3: Diện tích gieo trồng xã Phong Thịnh 2012-2016 .............................. 15
Bảng 4: Tổng hợp giống lúa gieo trồng từ năm 2012-2016............................ 17
Bảng 5: Số lƣợng chăn nuôi xã Phong Thịnh ................................................. 19
Bảng 6: Một số loại phân bón thƣờng dùng .................................................... 23
Bảng 7: Một số loại thuốc bảo vệ thực vật thƣờng dùng ................................ 26

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cơ cấu loại hộ xã Phong Thịnh năm 2016 ......................................... 13
Hình 2: Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ năm 2016 ................................ 13
Hình 3: Tỷ trọng đất gieo trồng xã từ năm 2012-2016 ................................... 14
Hình 4: Cơ cấu gieo trồng xã từ năm 2012-2016............................................ 16
Hình 5: Gà cỏ mía ........................................................................................... 20
Hình 6: Cơ cấu gia cầm năm 2016 .................................................................. 20
Hình 7: Lợn Móng Cái .................................................................................... 21
Hình 8: Lợn siêu nạc ....................................................................................... 21
Hình 9: Cơ cấu gia súc năm 2016 ................................................................... 21
Hình 10: Bò lai Sind ........................................................................................ 22
Hình 11: Trâu Việt Nam ................................................................................. 22
Hình 12: Bao bì thuốc bảo vệ thực vật vứt bỏ tại nguồn nƣớc ....................... 25



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 2
1.1. Tổng quan về nông nghiệp bền vững ................................................ 2
1.2. Tổng quan về đa dạng sinh học nông nghiệp ................................... 5
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh học nông nghiệp ........ 6
1.3.1. Trên thế giới .................................................................................. 6
1.3.2. Ở Việt Nam .................................................................................... 8
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 11
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 11
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 11
2.2.1. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp ............................................ 11
2.2.2. Điều tra thực địa.......................................................................... 11
2.2.3. Phân tích và xử lí số liệu bằng công cụ Excel ........................... 11
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 12
3.1. Một số đặc điểm cơ bản.................................................................... 12
3.2. Đa dạng cây trồng, vật nuôi ............................................................. 15
3.2.1. Đa dạng cây trồng ....................................................................... 15
3.2.2. Đa dạng vật nuôi ......................................................................... 19
3.3. Thuận lợi và khó khăn. .................................................................... 23
3.3.1. Thuận lợi ..................................................................................... 23
3.3.2. Khó khăn...................................................................................... 24
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 29


MỞ ĐẦU
Xã Phong Thịnh là một xã vùng đồi núi thuộc huyện Thanh Chƣơng
tỉnh Nghệ An. Đây là xã làm nông nghiệp lâu đời với đa số ngƣời dân bản xứ

sinh sống và duy trì nghề nông từ thời tổ tiên để lại.
Trong thời kì cả thế giới đang hƣớng tới nền nông nghiệp bền vững,
cùng với kế hoạch phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững của Đảng ta,
việc nghiên cứu thực trạng đa dạng sinh học nông nghiệp để có cơ sở khoa
học định hƣớng đến nền nông nghiệp bền vững là rất quan trọng và cấp thiết.
Do đó, sinh viên lựa chọn đề tài “ Đánh giá đa dạng sinh học nông
nghiệp xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An làm cơ sở
khoa học cho phát triển hệ sinh thái nông nghiệp bền vững” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp mang tính mở đƣờng cho những nghiên cứu chuyên sâu
hơn về đa dạng sinh học nông nghiệp của địa phƣơng, làm cơ sở khoa học cho
những định hƣớng chính sách phát triển nông nghiệp của xã, hƣớng tới nền
nông nghiệp bền vững trong tƣơng lai.
Nội dung của đề tài chủ yếu điều tra nghiên cứu về mức độ đa dạng
sinh học nông nghiệp tại xã Phong Thịnh, điều tra thực tế về thực trạng tình
hình sản xuất, diễn biến thay đổi cơ cấu và phƣơng thức sản xuất kết hợp
nghiên cứu một số yếu tố tác động đến đa dạng sinh học, từ đó đƣa ra những
kết luận tổng quan về nền nông nghiệp xã và có những đề xuất khuyến nghị
phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng.
Mong rằng sự xuất hiện của đề tài sẽ giúp cho các bạn đọc quan tâm có
thêm cái nhìn về vùng nông nghiệp thuần túy chƣa bị khai phá bởi nền công
nghiệp hiện đại, có đƣợc sự so sánh với các vùng nông nghiệp khác, từ đó làm
cơ sở để phát huy và nghiên cứu để hoàn thiện thêm đề tài về những vùng
nông nghiệp nông thôn có đặc điểm tƣơng đồng.

1


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1.


Tổng quan về nông nghiệp bền vững

Trong lịch sử phát triển của các quốc gia trên thế giới, nông nghiệp
luôn đƣợc xem là một hoạt động sản xuất cơ bản của con ngƣời. Hoạt động
sản xuất nông nghiệp là những tác động của con ngƣời vào thiên nhiên (đất
đai, nguồn nƣớc, cây trồng…) để tạo ra những sản phẩm (nông sản) phục vụ
cho nhu cầu của mình. Cùng với sự phát triển của xã hội, nông nghiệp cũng
có những bƣớc phát triển qua các giai đoạn khác nhau:
Con ngƣời biết làm nông nghiệp từ thời kì xa xƣa. Từ những hoạt động
hái lƣợm những gì đáp ứng cho nhu cầu của mình từ thiên nhiên ở thời kì
nguyên thủy, con ngƣời đã thực hiện việc trồng trọt, chăn nuôi để chủ động
tạo ra nguồn lƣơng thực, thực phẩm cho mình. Thời gian này các hoạt động
sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào sức lao động chân tay và một số công
cụ thô sơ. Nền nông nghiệp dựa vào lao động chân tay và công cụ thô sơ, kéo
dài hàng nghìn năm trong lịch sử phát triển của nhân loại. Ở thời kì này tác
động của con ngƣời lên thiên nhiên chƣa thật sâu sắc, đất đai để làm nông
nghiệp chƣa nhiều. Do đó con ngƣời có thể sống hòa hợp với thiên nhiên.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời, số dân trên trái đất ngày
càng tăng, nhu cầu lƣơng thực ngày càng lớn. Nhiều thành tựu khoa học và
công nghệ đƣợc áp dụng để tăng năng suất và sản lƣợng cây trồng. Diện tích
đất đai dành cho nông nghiệp ngày càng tăng, song hành cùng việc chặt phá
và thu hẹp diện tích rừng. Nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị thoái hóa, nhiều loài
sinh vật bị tiêu diệt, môi trƣờng sống của các loài sinh vật hoang dã bị mất đi.
Quá trình này kéo theo đất đai bị rửa trôi, xói mòn, bị bạc màu, bị đá ong hóa
ngày càng tăng. Độ phì nhiêu, dinh dƣỡng sau một quá trình canh tác lâu dài
sẽ bị giảm dần. Nhiều vùng đất trở thành hoang mạc, bị sa mạc hóa.
Từ cuối thế kỉ 18 của thiên niên kỉ thứ nhất công nghiệp của nhiều
nƣớc trên thế giới phát triển mạnh mẽ với tốc độ nhanh, chế tạo ra đƣợc nhiều
loại máy móc, công cụ lao động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Công


2


nghiệp hóa chất tạo ra nhiều loại phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật để sử
dụng trong nông nghiệp. Năng lƣợng hóa thạch, năng lƣợng điện đƣợc sử
dụng trong nông nghiệp ngày càng nhiều.
Những thành tựu khoa học này đã góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp
phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện đẩy mạnh quá trình thâm canh, tăng năng
suất nông sản. Nhƣng cùng với sự phát triển này là quá trình tác động mạnh
mẽ và sâu sắc lên thiên nhiên, những tác động ngày càng to lớn vƣợt quá sức
chịu đựng, khả năng phục hồi của thiên nhiên, gây nên những đảo lộn, những
hủy hoại cho thiên nhiên ở những vùng rộng lớn.
Rừng bị chặt phá lấy đất làm nông nghiệp là nguyên nhân của những
trận lũ bất thƣờng, những đợt hạn hán kéo dài, tình trạng rửa trôi, xói mòn ở
những vùng đất dốc. Việc sử dụng nhiều lần với lƣợng lớn các loại phân bón
hóa học và thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân của ô nhiễm môi trƣờng,
tình trạng tích lũy các chất độc hại trong nông sản gây ảnh hƣởng đến sức
khỏe ngƣời sử dụng, gây ngộ độc cho ngƣời tiêu dùng. Chế độ canh tác thiếu
hợp lí, một chiều chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế là nguyên nhân của những trận
dịch sâu bệnh bùng phát gây hại nghiêm trọng, dẫn đến phải sử dụng một
lƣợng lớn thuốc bảo vệ thực vật, và hậu quả là gây ô nhiễm môi trƣờng. Dƣ
lƣợng các chất độc hại trong nông sản không những gây hại trực tiếp tức thời
đối với ngƣời sử dụng mà còn có thể gây ra những tác động có hại lâu dài về
sau đối với cơ thể ngƣời bị ngộ độc, kể cả những tác động di truyền gây hại
cho con cái ở thế hệ tiếp theo.
Để ngăn chặn và phòng tránh những cơn thịnh nộ của thiên nhiên, con
ngƣời cần phải thay đổi cách thức sản xuất nông nghiệp, cần hƣớng tới phát
triển nông nghiệp bền vững.
Nông nghiệp bền vững không những hƣớng tới việc sản xuất những sản

phẩm lành sạch không gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực đến ngƣời tiêu dùng
mà còn phải tăng năng suất cây trồng, năng suất đất đai và lao động, đồng
thời góp phần vào quá trình phát triển bền vững của thiên nhiên và xã hội.
Nông nghiệp bền vững đƣợc hiểu theo hai nghĩa:

3


Thứ nhất, nông nghiệp bền vững (permaculture) theo định nghĩa của
Bill Mollison [1] là một hệ thống, nhờ đó con ngƣời có thể tồn tại đƣợc, sử
dụng nguồn lƣơng thực và tài nguyên phong phú thiên nhiên mà không liên
tục hủy diệt sự sống trên trái đất.
Thứ hai, nông nghiệp bền vững (sustainable agriculture) theo định
nghĩa của từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững (nhà xuất bản khoa
học và kĩ thuật – Hà Nội – 2001) [2] là phƣơng pháp trồng trọt và chăn nuôi
dựa vào việc phân bón hữu cơ, bảo vệ đất màu, bảo vệ nƣớc, hạn chế sâu
bệnh bằng biện pháp sinh học và sử dụng ở mức ít nhất năng suất hóa thạch
không tái tạo.
Mục đích của nông nghiệp bền vững là tạo ra một hệ sinh thái bền
vững, có tiềm lực kinh tế, thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời mà không làm hủy
hoại môi trƣờng sống. Hay chính là việc thỏa mãn nhu cầu của hiện tại mà
không làm ảnh hƣởng đến nhu cầu của thế hệ mai sau.
Nông nghiệp bền vững tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp sản xuất
lƣơng thực, thực phẩm cho con ngƣời, thức ăn cho chăn nuôi nhiều hơn so với
hệ sinh thái tự nhiên. Nông nghiệp bền vững không chỉ bảo vệ những hệ sinh
thái có trong tự nhiên mà còn tìm cách khôi phục những hệ sinh thái đã bị suy
thoái [6].
Triết lí của nông nghiệp bền vững là hợp tác với thiên nhiên, tuân theo
các quy luật tự nhiên, không đi ngƣợc lại, chống lại các quy luật tự nhiên.
Trong nông nghiệp bền vững, xây dựng những hệ sinh thái nông nghiệp với

việc áp dụng các khoa học kĩ thuật khác nhau tùy vào điều kiện khí hậu từng
vùng miền và điều kiện kinh tế của từng địa phƣơng. Việc áp dụng các biện
pháp phòng trừ sâu bệnh hại hay việc sử dụng các hóa chất làm phân bón cần
phải tính toán cẩn thận, việc áp dụng cần thực hiện đúng theo nguyên tắc và
liều lƣợng cùng kết hợp với việc sử dụng phân hữu cơ một cách hiệu quả [13].
Nông nghiệp bền vững cần gắn với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
bền vững hiện nay. Phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững theo tinh
thần của Đại hội XII của Đảng ta chính là quá trình nâng cao năng suất, chất
lƣợng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh

4


tế hợp lí, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các
vấn đề xã hội gắn với việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái, nhằm thỏa mãn các
nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm, nguyên liệu cho sản xuất của xã hội, cả
trong hiện tại và tƣơng lai [4].
1.2.

Tổng quan về đa dạng sinh học nông nghiệp

Đa dạng sinh học, theo định nghĩa của Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới,
1989, là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật,
động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ
sinh thái vô vùng phức tạp tồn tại trong môi trƣờng [19].
Đa dạng sinh học gồm có ba cấp độ: đa đạng gen, da dạng loài và đa
dạng hệ sinh thái. Trong đó, đa dạng gen (đa dạng di truyền) đƣợc hiểu là tần
số và sự đa dạng các gen và bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể
với nhau. Đa dạng loài là tần số và sự phong phú về trạng thái của các loài
khác nhau. Đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về trạng thái và tần số của

các hệ sinh thái khác nhau.
Đa dạng sinh học là nền tảng của nông nghiệp, là nguồn gốc và sự
phong phú của mọi giống cây trồng và vật nuôi.
Đa dạng sinh học nông nghiệp là bộ phận của đa dạng sinh học, bao
gồm tất cả các thành phần của đa dạng sinh học - ở cấp gen, cấp loài và cấp
hệ sinh thái – liên quan đến thực phẩm và nông nghiệp và các hệ sinh thái
nông nghiệp, bao gồm các loài cây trồng và vật nuôi, và nhiều giống thuộc
các loài đó và còn bao gồm các thành phần khác hỗ trợ cho sản xuất nông
nghiệp. Đa dạng sinh học nông nghiệp còn là kết quả của quá trình chọn lọc
tự nhiên và nhân tạọ.
Trong đa dạng sinh học nông nghiệp, đa dạng hệ sinh thái đề cập đến
tất cả các cảnh quan nông nghiệp nhƣ: các hệ sinh thái nƣớc (sông, mƣơng, hồ
ao, đất ngập nƣớc…), bờ ruộng (bao gồm cả bờ ven đƣờng), các vùng có cây
và khoảnh rừng (bao gồm cả những mảnh rừng rất nhỏ nằm giữa các khu
ruộng trồng trọt), các khu vƣờn gia đình, những khu đất đƣợc gieo trồng hoặc
để hoang và tất cả cá hệ sinh thái liên quan khác [12]. Đa dạng loài lại đề cập
đến tất cả các loài cây trồng, vật nuôi trong các hệ sinh thái nông nghiệp: trâu,
5


bò, lợn, gà, cây lúa, lạc, ngô… Trong khi đó đa dạng gen (di truyền) sẽ đề cập
cụ thể đến tất cả các loại giống của từng loại cây trồng, vật nuôi.
Việc nghiên cứu đa dạng sinh học nông nghiệp không chỉ đơn thuần là
nghiên cứu các thành phần của hệ sinh thái nông nghiệp mà còn cần nghiên
cứu tất cả các mối liên hệ giữa chúng và với các thành phần bên ngoài, các
dòng vật chất, năng lƣợng, thông tin để có đƣợc cái nhìn tổng quát, đúng đắn
nhất về mức độ đa dạng sinh học của hệ sinh thái nông nghiệp, từ đó có định
hƣớng phát triển và bảo tồn hợp lí.
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng sinh học nông nghiệp
1.3.1. Trên thế giới

Đa dạng sinh học nông nghiệp từ lâu đã đƣợc các nhà khoa học trên thế
giới quan tâm nghiên cứu.
Từ thập kỉ 70, Tổ chức Nông lƣơng thế giới FAO đã triển khai những
dự án nghiên cứu liên quan đến đánh giá đất đai và phân vùng sinh thái nông
nghiệp ( FAO, 1974, 1976, 1977, 1978). Thông qua những nghiên cứu có tính
hệ thống và kiểm chứng trên thực tế ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, FAO
đã đƣa ra khung phƣơng pháp phân vùng sinh thái nông nghiệp. Phƣơng pháp
tổng hợp các yếu tố sinh thái đất đai đơn lẻ nhƣ bức xạ nhiệt, độ ẩm, đất… để
đánh giá tiềm năng sử dụng cho các đơn vị đất đai hoặc sinh thái cảnh quan.
Từ đó thêm cơ sở cho việc phát triển đa dạng sinh học, với việc sản xuất nông
nghiệp thích ứng với từng điều kiện tự nhiên cụ thể [3].
Ở Trung Quốc, các nhà khoa học đã thử nghiệm nhiều kiểu thiết kế hệ
sinh thái trong các hoàn cảnh cụ thể để tạo ra hệ thống nông nghiệp đa chức
năng, ổn định, bền vững, tận dụng triệt để mối quan hệ sinh học trong các hệ
sinh thái [14,17,18].
Năm 2004, hai tác giả Mitsch and Jorgensen đã xuất bản cuốn sách
“Công nghệ sinh thái và phục hồi hệ sinh thái”. Trong thực hành thiết kế hệ
sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học, hai tác giả này chỉ rõ là phải bố trí các
loài sinh vật trong hệ thống sao cho chúng có thể thích ứng với nhau và với
môi trƣờng sống cao nhất. Điều này nghĩa là các loài vật nuôi mà con ngƣời

6


sử dụng phải có khả năng thích nghi với các điều kiện trong hệ sinh thái nông
nghiệp địa phƣơng [16].
Ngày nay với mức độ phát triển dân số chóng mặt kéo theo nhu cầu
lƣơng thực và thực phẩm cũng tăng lên, con ngƣời phải tìm mọi cách tăng
năng suất cây trồng, bắt hệ sinh thái nông nghiệp phải sản sinh ra mức năng
suất đôi khi vƣợt quá khả năng cung cấp tự nhiên của nó. Hoạt động này dẫn

đến tình trạng suy thoái nghiêm trọng đất nông nghiệp và suy giảm mức độ đa
dạng sinh học nông nghiệp nói riêng và đa dạng sinh học nói chung, đặc biệt
ở những vùng nông nghiệp thâm canh (UN News Center, 2011). Để cải thiện
vấn đề này thì cần tái tổ hợp và bố trí cây trồng vật nuôi một cách hợp lí và có
hiệu quả đối với từng kiểu hệ sinh thái mà điều kiện tiên quyết là thúc đẩy
nâng cao môi trƣờng sống cho sự tăng trƣởng cây trồng, giảm dịch hại cây
trồng, sử dụng tài nguyên địa phƣơng một cách hiệu quả [15].
Tại Malaysia, công tác phân vùng sinh thái nông nghiệp kết hợp với bố
trí hệ thống cây trồng cũng đã mang lại thành công rất lớn [20]. Theo đó,
Viện Nghiên cứu phát triển nông nghiệp của nƣớc này đã giữ lại tám vùng sản
xuất nông nghiệp để bảo tồn các giống lúa và triển khai công nghệ mới.
Những vùng nhỏ đƣợc hỗ trợ gieo trồng một vụ lúa, còn các vụ khác ngƣời
dân đƣợc lựa chọn cây trồng một cách tự do.
Dự án Nông nghiệp bền vững vì Môi trƣờng (SAFE) do Tổ chức Hợp
tác Phát triển Quốc Tế Đan Mạch (Danida) tài trợ tại Thái Lan đã tổng kết vai
trò quan trọng của đa dạng sinh học nông nghiệp đối với tài sản tự nhiên của
các nông trại và xây dựng các phƣơng pháp để cộng đồng nông thôn có thể
sử dụng nhằm mục đích phân tích đa dạng sinh học nông nghiệp và lập kế
hoạch bảo tồn và sử dụng nguồn tài nguyên đa dạng sinh học này bền vững
lâu dài. Một số hội thảo phổ biến kết quả dự án với các nƣớc láng giềng (Việt
Nam, Lào và Campuchia) cho thấy các vấn đề đa dạng sinh học nông nghiệp
có thể đƣợc thiết lập chắc chắn trong khung chính sách không chỉ tại Thái Lan
mà cả ở các nƣớc khác trong khu vực.
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), đánh giá cao vai trò của
đa dạng sinh học nông nghiệp trong phát triển bền vững của các quốc gia và

7


khuyến khích các hoạt động nâng cao nhận thức đa dạng sinh học nông

nghiệp, hỗ trợ mở rộng nghiên cứu và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học
nông nghiệp tại Thái Lan. Từ kết quả nghiên cứu tại Thái Lan, tài liệu
“Hƣớng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp” và “Hƣớng dẫn cán bộ
trợ giúp xây dựng Kế hoạch Bảo tồn sinh cảnh” đã đƣợc soạn thảo để phù hợp
với điều kiện từng nƣớc trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
1.3.2. Ở Việt Nam
Việt Nam là một nƣớc nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
sự đa dạng sinh học rất cao.
Khu vực nông nghiệp của Việt Nam đƣợc hình thành từ rất nhiều hệ
sinh thái khác nhau. Sự đa dạng sinh học cung cấp cho ngƣời dân nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú để phát triển sản xuất lƣơng thực thực phẩm
cũng nhƣ các sản phẩm khác phục vụ đời sống nhƣ thuốc chữa bệnh…
Vấn đề đa dạng sinh học nông nghiệp ngày càng đƣợc quan tâm nghiên
cứu nhằm tạo ra nhiều thành tựu tiến bộ và góp phần bảo tồn hệ sinh thái
nông nghiệp.
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCN đã có những nghiên cứu về
các hệ sinh thái nông nghiệp đặc trƣng ở Việt Nam, chỉ ra những nét cơ bản
trong các hệ sinh thái và từ đó đề xuất hƣớng bảo tồn hợp lí đối với từng loại
hệ sinh thái [7].
Theo phân loại của IUCN thì nƣớc ta đƣợc chia thành 7 vùng sinh thái
nông nghiệp chính: vùng trung du miền núi Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông
Hồng, vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng
Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi vùng
có điều kiện tự nhiên, đặc điểm thổ nhƣỡng, thủy vực khác nhau do đó mỗi
vùng sẽ có những hƣớng đi khác nhau cho nền nông nghiệp, mỗi vùng sẽ có
những loại giống cây trồng , vật nuôi thích ứng đặc trƣng khác nhau.
Đa dạng sinh học nông nghiệp Việt Nam thay đổi mạnh từ mùa này
sang mùa khác và theo chu kì gieo trồng. Thời gian nguy hiểm cho đa dạng
sinh học là vào mùa khô hạn chỉ có ít cây cối để tạo nền tảng thức ăn, điều
này đƣợc thể hiện rõ ở các tỉnh duyên hải miền Trung nƣớc ta. Thời tiết nóng

8


bức, khô hạn làm ức chế sự phát triển của các loại cây trồng, đặc biệt là lúa
nƣớc – cây lƣơng thực chính của nƣớc ta.
Theo kết quả của các nhà nghiên cứu, đa dạng sinh học nông nghiệp ở
Việt Nam ngày càng giảm. Mở rộng và thâm canh nông nghiệp đã làm biến
đổi đất nông nghiệp thành những cánh đồng thâm canh xen kẽ bởi các khoảnh
rừng, vƣờn cây, dòng sông, suối, kênh và những vùng đất phi nông nghiệp
khác. Trong khi những vùng đất này là rất quan trọng vì chúng cung cấp môi
trƣờng sống cho nhiều loài sinh vật, thì bản chất của sự chia cắt này cũng đã
gây thiệt hại cho nhiều loài động và thực vật.
Qua những kết quả nghiên cứu có đƣợc, tổ chức này đã đƣa ra những
định hƣớng bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp đối với từng vùng sinh thái
nông nghiệp nƣớc ta. Điều này sẽ giúp cho các cơ quan chuyên trách có thêm
cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nƣớc nhà ngày càng rực rỡ đồng thời giữ
đƣợc tính bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp, góp phần bảo tồn những giá
trị đa dạng sinh học nói chung và đa dạng sinh học nông nghiệp nói riêng.
Chƣơng trình cấp Nhà nƣớc do cố GS. Cao Liêm làm chủ trì về Phân
vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng [5] đƣợc thực hiện
dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới điều kiện sinh thái của vùng
nhƣ: khí hậu, nhiệt độ, thủy văn, lƣợng mƣa, độ ẩm, địa chất, địa hình, thổ
nhƣỡng và các điều kiện xã hội khác. Kết quả bản đò phân ra tám vùng và 13
tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, mô tả đặc điểm, định hƣớng sử dụng cho
từng vùng sinh thái chính [3].
Năm 1957, cố GS. Vũ Tuyên Hoàng đã nghiên cứu thiết lập hệ thống
cây trồng gắn với từng vùng sinh thái, tiếp theo là công trình chuyển đổi hệ
thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng từ lúa vụ chiêm sang lúa vụ xuân
và đã mở ra một bƣớc tiến mới từ sản xuất nông nghiệp 2 vụ/năm sang canh
tác 3 vụ/năm với một hệ thống cây trồng đa dạng.

Những năm giai đoạn 2006-2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn đã tập trung vào các lĩnh vực khoa học quan trọng nhƣ: trồng trọt – bảo
vệ thực vật, chăn nuôi – thú y, lâm nghiệp, thủy sản, công nghệ sinh học…
Kết quả là trong 5 năm đã tạo ra: 273 giống cây trồng, 1 giống lợn, 6

9


giống/dòng gà, 2 dòng vịt, 6 dòng ngan, 1 giống bò [21]. Các giống cây trồng
vật nuôi này đƣợc bố trí để cho năng suất cao và chất lƣợng phù hợp với từng
tiểu vùng sinh thái trong cả nƣớc.
Các nhóm nghiên cứu thuộc trƣờng Đại học Nông nghiệp Việt Nam
cũng đã có những nghiên cứu sản xuất các loại giống cây trồng phù hợp với
điều kiện tự nhiên của các vùng miền trên cả nƣớc. Sự đa dạng ngày càng cao
trong cây giống giúp cho ngƣời nông dân có thêm nhiều hƣớng lựa chọn và
dựa vào điều kiện tự nhiên của vùng miền để xác định những giống cây trồng
tốt nhất.
Những nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên ở các vùng nông thôn
chung quy cũng để tìm ra giải pháp nâng cao đa dạng sinh học nông nghiệp,
làm tăng sản lƣợng và năng suất một cách bền vững trong cả hiên tại và tƣơng
lai.

10


Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


Đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài này là hệ sinh thái nông nghiệp ở xã
Phong Thịnh, huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An. Trong đó chủ yếu quan
tâm đến mức độ đa dạng loài, tìm hiểu tất cả các giống cây trồng, vật nuôi tại
địa phƣơng. Nghiên cứu sự thay đổi trong cơ cấu cây trồng và những tác nhân
ảnh hƣởng.
Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu qua các báo cáo kết quả sản xuất từng năm và các
báo cáo điều tra liên quan về sản xuất nông nghiệp đƣợc lƣu giữ tại
ban nông nghiệp xã Phong Thịnh; các số liệu điều tra về hộ nông
thôn đƣợc lƣu giữ tại văn phòng xã.
- Tìm hiểu các tài liệu cũng nhƣ các công trình khoa học nghiên cứu
liên quan đến đề tài để có cơ sở khoa học đúng đắn cho những trình
bày trong bài.
2.2.

2.2.2. Điều tra thực địa
- Khảo sát các vùng sản xuất trồng trọt trên địa bàn xã, tìm hiểu thực
tế về tình hình gieo trồng tại địa phƣơng, các loại giống thƣờng
đƣợc ƣu tiên sử dụng cũng nhƣ những thuận lợi và khó khăn mà nền
nông nghiệp địa phƣơng đang đối đầu.
- Phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình làm nông nghiệp để điều tra về
các loại giống cũng nhƣ nguồn gốc, đặc điểm và tính phù hợp đối
với địa phƣơng.
2.2.3. Phân tích và xử lí số liệu bằng công cụ Excel
- Từ các số liệu thu thập đƣợc, tiến hành lập các bảng, biểu đồ cụ thể
tƣơng ứng với các loại số liệu liên quan.
- Phân tích, đánh giá tổng quan và có sự nhận xét từ các bảng, biểu đã
hoàn thành.

11


Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số đặc điểm cơ bản
Quá trình thu thập và xử lí tổng hợp các số liệu liên quan giúp ta lập
đƣợc bảng số liệu mô tả một số đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu – xã
Phong Thịnh.
Bảng 1: Cơ cấu loại hộ
Nguồn: Tổng hợp nhanh hộ nông thôn xã Phong Thịnh[11]
Loại hộ
Hộ nông nghiệp
Hộ lâm nghiệp, thủy sản
Hộ thƣơng nghiệp
Hộ công nghiệp, xây dựng, vận tải
Hộ dịch vụ khác còn lại
Hộ khác
Tổng

Số hộ
1151
42
116
40
86
201
1636

%

70,35%
2,57%
7,09%
2,44%
5,26%
12,29%
100%

Bảng 2: Nguồn thu nhập lớn nhất của hộ
Nguồn: Tổng hợp nhanh hộ nông thôn xã Phong Thịnh[11]
Nguồn thu nhập lớn nhất

Số hộ

%

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

1049

64,10%

Công nghiệp, xây dựng

40

2,40%

Thƣơng nghiệp, vận tải, dịch vụ


221

13,50%

Nguồn khác

326

20%

Tổng

1636

100%

Từ bảng số liệu, thông qua phƣơng pháp Excel ta biểu diễn các bảng số
liệu bằng các biểu đồ cơ cấu loại hộ. Biểu đồ giúp ta có cách nhìn trực quan

12


để đƣa ra đƣợc những nhận xét, đánh giá tổng quát về tình hình khu vực
nghiên cứu xã Phong Thịnh.

Hình 1: Cơ cấu loại hộ xã Phong Thịnh năm 2016
Nguồn: Tổng hợp nhanh hộ nông thôn xã Phong Thịnh năm 2016[11]

Hình 2: Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ năm 2016
Nguồn: Tổng hợp nhanh hộ nông thôn xã Phong Thịnh năm 2016[11]


13


Theo điều tra, trong 1636 hộ thƣờng trú của xã thì có 1151 hộ làm nông
nghiệp, chiếm tỉ trọng 70,35%, cho thấy ngƣời dân sống chủ yếu bằng nông
nghiệp. Thêm vào sự đa dạng ngành nghề của xã là 116 hộ thƣơng nghiệp
chiếm tỉ trọng 7,09%; 39 hộ thủy sản chiếm tỉ trọng 2,38%; 24 hộ công
nghiệp chiếm tỉ trọng 1,46%. Ngoài ra một số hộ còn theo các ngành nghề
khác nhƣ lâm nghiệp, xây dựng, vận tải, một số ngành dịch vụ và ngành khác
chiếm tỉ trọng thấp hơn nhiều.
Nguồn thu nhập chính của các hộ dân cũng là từ nông-lâm nghiệp, thủy
sản là chủ yếu, với tỉ lệ 64,1%. Ngoài ra còn có sự đóng góp của các ngành
công nghiệp xây dựng, thƣơng nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp hơn nhiều.
Tổng diện tích gieo trồng của xã khá lớn, khoảng 400ha, chiếm 30%
tổng diện tích tự nhiên của xã, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa
các loại cây trồng.
Diện tích gieo trồng hàng năm của xã giai đoạn nghiên cứu từ năm
2012 đến 2016 biến động nhẹ, không đáng kể, thể hiện sự ổn định trong quá
trình sản xuất gieo trồng.

Hình 3: Tỷ trọng đất gieo trồng xã từ năm 2012-2016
Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất xã Phong Thịnh 2012-2016[9]
Từ năm 2012 đến năm 2016 diện tích gieo trồng giảm 16,44 ha do
chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

14


3.2.


Đa dạng cây trồng, vật nuôi
3.2.1. Đa dạng cây trồng

Cơ cấu cây trồng nông nghiệp trong xã khá đa dạng, trong đó gồm ba
loại cây trồng chủ yếu là lúa, ngô và lạc.
Diện tích gieo trồng qua từng năm giai đoạn nghiên cứu từ năm 2012
đến năm 2016 đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng dƣới đây:
Bảng 3: Diện tích gieo trồng xã Phong Thịnh 2012-2016
Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất xã Phong Thịnh 2012-2016 [9]
Diện tích (ha)

2012

2013

2014

2015

2016

Tổng diện tích gieo
trồng

369

353,13

356,19


366,13

352,56

Lúa

219

222,13

230,69

234,03

234,86

Ngô

104

92,9

101,4

117,9

105,1

Lạc


46

38,1

24,1

14,2

12,6

Từ bảng số liệu, bằng công cụ xử lí Excel, ta thiết lập đƣợc các biểu đồ
cơ cấu gieo trồng tính theo tỷ trọng về diện tích gieo trồng của từng năm giai
đoạn nghiên cứu từ 2012 đến 2016.
Về cơ cấu gieo trồng, diện tích lúa chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn chiếm
khoảng 60%. Đây là cây lƣơng thực chính cho con ngƣời, là thực phẩm
không thể thiếu hàng ngày. Các giống lúa đƣợc ƣu tiên lựa chọn sản xuất ở
địa phƣơng là các giống lúa lai có khả năng thích ứng, chống chịu sâu bệnh
tốt đồng thời cho năng suất cao. Tiếp theo là ngô chiếm tỷ trọng lớn thứ hai,
đây là nguồn thức ăn cho các loài gia súc, gia cầm. Chiếm diện tích ít nhất là
lạc.

15


Hình 4: Cơ cấu gieo trồng xã từ năm 2012-2016
Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất xã Phong Thịnh 2012-2016[9]

16



Theo diễn biến cơ cấu gieo trồng từ năm 2012-2016 cho thấy cơ cấu
diện tích lúa và ngô hầu nhƣ giữ nguyên, có biến động rất nhẹ, còn lạc thì có
xu hƣớng giảm mạnh, cụ thể: từ năm 2012 chiếm 12,47%, một diện tích gieo
trồng khá lớn, nhƣng đến năm 2016 thì chỉ còn chiếm 3,57%, tính theo diện
tích thì trong 4 năm từ 2012-2016 đã giảm 33,4 ha từ 46 ha xuống 12,6 ha.
Nguyên nhân của quá trình giảm mạnh này là do việc trồng lạc cho
năng suất thấp trong khi lƣợng vật chất và nguồn sức lao động đầu tƣ và chăm
sóc cao nên cho hiệu quả kinh tế kém. Do đó ngƣời dân tập trung chuyển qua
sản xuất ngô và trồng thêm các loại cỏ phục vụ chăn nuôi. Giống ngô thƣờng
đƣợc ƣu tiên gieo trồng tại xã là những giống ngô lai trồng ngắn ngày, có thể
thích ứng với thời tiết khô hạn, dễ chăm sóc và cho năng suất cao. Thêm nữa
trồng ngô sẽ tận dụng đƣợc cả thân ngô để làm thức ăn cho trâu, bò, tận dụng
đƣợc phần vật chất thừa trong sản xuất trồng trọt. Hƣớng đi này có hiệu quả
kinh tế cao hơn.
Đa dạng giống lúa
Bảng 4: Tổng hợp giống lúa gieo trồng từ năm 2012-2016
Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất xã Phong Thịnh 2012-2016[9]
Diện tích(ha)
STT

Giống lúa
2012

2013

2014

2015


2016

193,23

171,1

139,4

67,87

1

Nhị ƣu 986

195

2

PHB 71

14

3

ĐT52

4

27P31


5

Nếp 352

6

Đa hệ số 1

8

7

Thịnh dụ

10

8

GS9

9

Kinh sở ƣu

2,9
4,8
105,01

4


1
44,86

42

3,8

1,6
28,15

17

14,24

9,51


10

ZZD004

11

ZZD001

12

Thiên ƣu

13


NA2

14

N87

15

Nếp khác

16

Giống khác
Tổng

3

2

9,61

13

1,7
16,97

1
5,1


3,4

0,65

3,48

9,3

234,03

234,86

5
6
219

222,13

230,69

Theo bảng tổng hợp ta thấy sự đa dạng về nguồn giống ngày càng cao,
đa dạng gen lớn giúp ngƣời dân có nhiều lựa chọn hơn trong sản xuất. Qua
việc thử nghiệm thêm nhiều loại giống sẽ tìm ra đƣợc những giống lúa tốt,
khả năng thích nghi cao và cho năng suất cao phù hợp với điều kiện địa
phƣơng.
Với từng vụ sẽ có một loại giống lúa chủ lực đƣợc lựa chọn dựa theo
khuyến cáo của cơ quan chuyên trách cũng nhƣ dựa vào kinh nghiệm có đƣợc
từ vụ mùa trƣớc. Có thể thấy từ năm 2012 đến 2015 thì giống lúa chủ lực đều
là giống lúa Nhị ƣu 986, đây là giống lúa lai ƣu việt đƣợc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn công nhận là tốt cả về năng suất lẫn chất lƣợng. Nhị ƣu

986 là giống lúa có khả năng thích ứng rộng, khả năng chịu rét và chống đổ
tốt, chống chịu sâu bệnh và năng suất cao.
Đến năm 2016, khi giống lúa Nhị ƣu 986 đã đƣợc trồng qua nhiều năm
và bắt đầu thể hiện những mặt hạn chế, không thích nghi với kiểu ruộng chua
phèn, có dòng nƣớc rẽ, chất lƣợng gạo không ngon, ngƣời dân đã đƣợc đề
xuất chuyển qua giống lúa lai ba dòng 27P31. Đây là giống lúa lai đƣợc đƣa
vào khảo nghiệm tại xã Thanh Liên, là xã giáp ranh với xã Phong Thịnh.
Giống lúa này đƣợc đánh giá cao với nhiều đặc điểm tốt nhƣ đẻ nhánh khỏe,
đẻ tập trung, thích hợp với điều kiện đầu tƣ thâm canh cao, chất lƣợng gạo
ngon, kết quả thử nghiệm cho năng suất bình quân 70-75 tạ/ha.
Ngoài 3 loại cây trồng chính ngƣời dân còn trồng thêm nhiều loại hoa
màu khác để đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng nhƣ các loại đậu:
đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu tƣơng…, khoai lang, sắn, rau màu khác.

18


3.2.2. Đa dạng vật nuôi
Thống kê số lƣợng chăn nuôi xã Phong Thịnh tính đến năm 2016 đƣợc
tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 5: Số lƣợng chăn nuôi xã Phong Thịnh
Nguồn: Thống kê số lượng chăn nuôi xã Phong Thịnh[10]
Số lƣợng(con)

Vật nuôi

Gia cầm

Gia súc




43844

Vịt

3225

Ngan/vịt xiêm, ngỗng

1487

Bồ câu

762

Lợn/heo

1976

Trâu

742



1437




859

Huơu

57

Trong chăn nuôi, gà là loài chiếm số lƣợng cao nhất, với tổng số 43844
con tính đến năm 2016, chiếm tỷ trọng 89,06% trong cơ cấu gia cầm. Hầu hết
gà thuộc giống gà cỏ mía, là loài gà truyền thống ở địa phƣơng, dễ nuôi, trọng
lƣợng con vừa phải (khoảng 1,5-2kg/con), cho thịt dai ngon. Với đặc điểm
vƣờn nhà trong xã thƣờng rộng nên có khoảng không gian cho việc chăn thả,
cùng với nguồn thức ăn chủ yếu là lúa và ngô đã tạo nên thƣơng hiệu gà đồi
Thanh Chƣơng.
Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng thì cũng
xuất hiện nhiều giống gà mới nhƣ gà Đông Tảo có nguồn gốc từ Hƣng Yên là giống gà siêu thịt, có vẻ ngoài to lớn với cặp chân bệ vệ; hay gà siêu trứng
Ấn Độ, gà chọi Hƣng Yên…

19


Hình 5: Gà cỏ mía

Hình 6: Cơ cấu gia cầm năm 2016
Nguồn: Thống kê số lượng chăn nuôi xã Phong Thịnh năm 2016[10]
Cùng với gà thì gia cầm ở đây còn có thêm một số loài phổ biến là
ngan, vịt, ngỗng, bồ câu với tỉ trọng thấp hơn nhiều so với gà, thể hiện sự đa
dạng thấp, dễ bị suy thoái nếu có tác động xấu ảnh hƣởng. Cần đa dạng hơn
trong cơ cấu gia súc gia cầm để đạt đƣợc sự bền vững của hệ sinh thái.
Về gia súc, lợn là loài chiếm tỉ lệ cao, cung cấp nguồn thịt cho địa
phƣơng cũng nhƣ cung ứng ra thị trƣờng bên ngoài. Các giống lợn chủ yếu ở

đây là lợn Móng Cái, lợn Đại Bạch, lợn Ỉ, các giống lợn siêu nạc. Trong đó do
20


×