Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Thực hiện chính sách công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.69 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua thực hiện đường lối của Đảng, Chúng ta đã
thu được những kết quả bước đầu rất quan trọng trong lĩnh vực phát
triển kinh tế - xã hội. Bộ mặt xã hội đang từng bước cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của đại bộ phận dân cư được nâng cao. Do vậy trẻ
em có điều kiện chăm sóc ngày một tốt hơn.
Tuy nhiên trong quá trình vận động phát triển xã hội, mặt trái của
nền kinh tế thị trường đã nãy sinh những vấn đề xã hội tiêu cực như sự
phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, sự phân tầng xã hội, kinh tế thị
trường cạnh tranh gay gắt đã khiến nhiều ông bố, bà mẹ lao vào thương
trường kiếm sống nên không có thời gian quan tâm đến con cái kể cả
nhóm giàu và nhóm nghèo. Mặt khác nền văn hóa mở kéo theo sự du
nhập văn hóa phương Tây, bên cạnh những nét đẹp không có ít những
vấn đề không phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc đã làm tha hóa biến
chất một số người trong xã hội.
Tất cả những vấn đề kể trên đã phát sinh ra các vấn đề xã hội hết
sức bức xúc trong đó có vấn đề trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và TECHCKK là
một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, là đạo lý của
dân tộc ta. Đảng ta đã khẳng định: đi đôi với phát triển tăng trưởng kinh
tế phải quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Kinh tế phát triển là
nguồn lực đảm bảo cho các chương trình xã hội, giáo dục, y tế, văn
hóa… phát triển, nhưng bên cạnh đó phát triển nền giáo dục, y tế, văn
hóa…tiên tiến sẽ thúc đẩy nền kinh tế nhanh hơn. Xuất phát từ quan
điểm đó, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng đến công tác xã hội, đến
việc giải quyết những vấn đề nãy sinh trong quá trình phát triển trong
đó có công tác bảo vệ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em CHCKK.
Việc đảm bảo phúc lợi cho TECHCKK…đang đặt ra những yêu
1



cầu lớn đối với Nhà nước và Xã hội. Để phát huy bản sắc văn hóa và
truyền thống dân tộc, cùng với thực hiện mục tiêu tăng trưởng và công
bằng, thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực cần thiết phải có
giải pháp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TECHCKK.
Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TECHCKK đòi hỏi sự nổ
lực đồng bộ, có hiệu quả của cộng đồng, sự phối hợp cùa các ngành, các
cấp, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và vươn lên của chính bản thân
các em. Tuy nhiên giải quyết vấn đề TECHCKK là vấn đề lâu dài, vì nó
cũng chịu những tác động vấn đề kinh tế xã hội cụ thể.
Trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề
TECHCKK, tuy nhiên để vấn đề này ngày được toàn diện hơn về cơ sở
lý luận và thực tiễn công tác xã hội đối với TECHCKK. Vì vậy, để có
cơ sở đề xuất giải pháp nhằm có những chính sách công tác xã hội hoàn
thiện hơn trong lĩnh vực này em đã tìm hiểu, nghiên cứu và lựa chọn đề
tài: “Thực hiện chính sách công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu
khoa học về các phía cạnh xung quanh vấn đề trẻ em, như: “ Bảo vệ
quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam” (1996) của GS Nguyễn Đình
Lộc, “Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam (2005) của
UNICEF, “Quyền trẻ em đối với tài sản và kế thừa tài sản”: Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn (1998) của PGS Hà Thị Mai Hiên “ Cơ chế pháp
lý bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam” của Thạc sĩ Chu Mạnh Hùng
(2005)…Nhìn chung, các bài viết, các công trình nghiên cứu đã đề cập
đến những vấn đề liên quan đến đề tài của luận văn. Tuy nhiên phần lớn
những công trình này mới chỉ đề cập đến quyền trẻ em nói chung mà
chưa có công trình nghiên cứu quan tâm riêng đến phía cạnh lý luận và
2



thực tiễn pháp lý dành cho đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài ra một số bài viết trên các tạp chí đề cập đến vấn đề trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn nhằm làm rõ một số quy định của pháp luật cũng
đã được tham khảo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách CTXH đối
với TECHCKK ở Việt Nam, trên cơ sở đó khảo sát thực hiện chính sách
CTXH đối với TECHCKK từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó, đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chính sách
CTXH đối với TECHCKK ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách
CTXH đối với TECHCKK ở Việt Nam.
3.2.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách CTXH
đối với TECHCKK tại tỉnh Quảng Ngãi, chỉ rõ ưu điểm, bất cập, hạn
chế và nguyên nhân của các bất cập, hạn chế.
3.2.3. Đề xuất tăng cường giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức
thực hiện chính sách CTXH đối với TECHCKK ở nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực hiện chính sách CTXH đối
với TECHCKK từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Tình hình thực hiện chính sách CTXH
đối với TECHCKK.
- Địa bàn nghiên cứu: Tại tỉnh Quảng Ngãi.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 đến năm 2016.

3


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học
và phương pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp cận quy
phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây
dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ
thể chính sách. Lý thuyết chính sách công được thực hiện qua thực tiễn
giúp hình thành lý luận về chính sách chuyên ngành.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đi sâu sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu
các quy định pháp luật, tìm ra những điểm bất cập, chưa phù hợp về chính
sách CTXH đối với TECHCKK; điểm chưa phù hợp giữa quy định pháp
luật với thực tiễn thi hành.
Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp: Thu thập
tài liệu, số liệu thông qua sách, báo và tiếp cận với các tổ chức thực
hiện như UBND tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,.. Phòng
Bảo trợ xã hội, Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh,
...và bao gồm các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở Trung
ương và địa phương; các tài liệu, công trình nghiên cứu của các tổ chức,
cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề thực hiện chính
sách CTXH đối với TECHCKK ở nước ta nói chung và thực tế tại tỉnh
Quảng Ngãi nói riêng.
Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp: Sử dụng
phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp với đối tượng bị thu hồi đất bằng
bảng hỏi; Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu:

Trên cơ sở số liệu thu thập được phân tích đánh giá tồn tại và hạn chế
trong công tác thực hiện chính sách.
4


Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu sẵn có tại địa phương
như báo cáo, Kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội....
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn đưa ra các kết quả, kết luận, kiến
nghị, đề xuất góp phần bổ sung hoàn thiện những vấn đề lý luận về thực
hiện chính sách công nói chung và chính sách CTXH đối với
TECHCKK nói riêng. Đề xuất các phương hướng và giải pháp để nâng
cao hiệu quả thực hiện chính sách CTXH đối với TECHCKK.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn không chỉ nghiên cứu quá trình
thực hiện chính sách CTXH đối với TECHCKK ở Việt Nam mà Luận
văn còn hệ thống hoá những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách
CTXH đối với TECHCKK; phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện
chính sách CTXH đối với TECHCKK từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi, từ
đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, bất cập, nguyên nhân của các hạn
chế, bất cập trong việc thực hiện chính sách CTXH đối với TECHCKK
tại tỉnh Quảng Ngãi. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện chính sách CTXH đối với TECHCKK tại tỉnh Quảng Ngãi.
Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc
vận dụng các lý thuyết chính sách công giúp hình thành lý luận về chính
sách chuyên ngành khi thực hiện chính sách CTXH đối với TECHCKK
tại tỉnh Quảng Ngãi để từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng chính
sách cho những năm tiếp theo.
Là tài liệu cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các cơ quan,
ban ngành quản lý nhà nước ở địa phương trong quá trình thực hiện
chính sách công từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá

chính sách công một cách hiệu quả khi thực hiện chính sách CTXH đối
với TECHCKK nhằm phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội theo chiến
lược, kế hoạch và mục tiêu quản lý phát triển đất nước.
5


7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn
được chia làm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách công
tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách công tác xã hội đối
với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Tăng cường các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở nước
ta hiện nay.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH KHÓ
KHĂN Ở VIỆT NAM
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm trẻ em
Ở Việt Nam xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau của các
ngành khoa học cũng như bản chất chính trị - xã hội và thực tiễn truyền
thống văn hóa, khả năng nguồn lực của Nhà nước mà đưa ra khái niệm
cụ thể về trẻ em.
Như vậy, khái niệm trẻ em có thể được hiểu là: Trẻ em là
những người dưới 16 tuổi, người từ 16 tuổi đến đủ 18 tuổi coi là vị
thành niên và trong một số trường hợp như làm trái pháp luật, nghiện

hút, mại dâm thì cũng được coi như trẻ em và có biện pháp giải quyết
đặc thù riêng. [13, tr.23]
1.1.2. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Khái niệm về TECHCKK như sau: TECHCKK là trẻ em có hoàn
cảnh không bình thường về thể chất và tinh thần, không đủ điều kiện để
6


thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình và cộng đồng (khoản
1, Điều 3 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004)
1.1.3 Khái niệm thực hiện chính sách công tác xã hội
Khái niệm thực hiện chính sách CTXH đối với TECHCKK là: Sự
thể chế hóa, cụ thể hóa các giải pháp của Nhà nước trong việc hình
thành và phát triển CTXH thành một nghề chuyên nghiệp, đảm bảo cho
nhân viên CTXH triển khai các cách tiếp cận, phương pháp của nghề
CTXH và chuyên nghiệp hóa DVCTXH đối với TECHCKK theo quan
điểm, đường lối của Đảng trong thực hiện chính sách đối với
TECHCKK, nhằm đảm bảo thực hiện quyền trẻ em, góp phần hướng tới
công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển con người toàn diện.
1.2. Vai trò của việc thực hiện chính sách công tác xã hội đối với
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
1.2.1. Về phương diện chính trị
Mỗi quốc gia có một đường lối và thể chế chính trị riêng nó định
hướng cho sự vận động và phát triển của kinh tế, xã hội, an ninh quốc
phòng của quốc gia đó. Việc định hướng về giải quyết các vấn đề xã
hội, trong đó có TECHCKK, công bằng xã hội có liên quan trực tiếp
đến chính sách CTXH đối với TECHC. Thực hiện chính sách CTXH
đối với TECHCKK không thể nằm ngoài và phải bị chi phối bởi đường
lối đó.
1.2.2. Về phương diện kinh tế - xã hội

Để hội nhập với phát triển chung của đất nước, đòi hỏi phải phát
triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,
xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Thực hiện chính sách công
tác xã hội còn thể hiện mục tiêu công bằng xã hội, là bản chất của chế
độ xã hội chủ nghĩa, thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cả nước đối với
trẻ em nói chung và TECHCK nói riêng.
7


1.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách công tác xã hội đối
với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn:
1.3.1. Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách CTXH
đối với TECHCKK
Để đưa chính sách công nói chung, chính sách CTXH nói riêng
vào cuộc sống cần phải xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính
sách. Đây là nhiệm vụ đầu tiên, nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức thực
hiện chính sách CTXH: Hiệu quả thực hiện chính sách CTXH phụ thuộc
vào chất lượng, tính chính xác, tính khả thi của bản kế hoạch thực hiện
chính sách. Cần phải đầu tư thời gian công sức để xây dựng kế hoạch
thực hiện chính sách CTXH. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
CTXH cần được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống.
1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách CTXH đối với
TECHCKK
Phổ biến tuyên truyền chính sách CTXH đối với TECHCKK của
Nhà nước là một hoạt động quan trọng trong thực hiện chính sách. Nó
có ý nghĩa to lớn đối với các cơ quan Nhà nước và đối tượng được thụ
hưởng chính sách của Nhà nước. Phổ biến tuyên truyền chính sách
chính sách CTXH đối với TECHCKK giúp cho các đối tượng được thụ
hưởng chính sách cũng như đối với cộng đồng dân cư tham gia thực thi
hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính

sách trong điều kiện, hoàn thành nhất định và về tính khả thi, tính ưu
việt của chính sách để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước.
1.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách công tác xã hội
đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Trong tổ chức thực hiện chính sách công tác xã hội đối với
TECHCKK, việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách có ý nghĩa
quan trọng, tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách. Muốn tổ chức
thực hiện chính sách có hiệu quả cần phải tiến hành phân công phối hợp
một cách chặt chẽ, hợp lý giữa các cơ quan quản lý ở Trung ương và
8


các cấp chính quyền địa phương. Cần phải phân công nhiệm vụ và trách
nhiệm cụ thể của cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp.
1.3.4. Duy trì chính sách CTXH đối với TECHCKK
Duy trì chính sách CTXH đối với TECHCKK là làm cho chính
sách được tồn tại và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Muốn
cho chính sách được duy trì, đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hợp lực của
cả người tổ chức, người thực hiện và môi trường tồn tại. Đối với các cơ
quan nhà nước nhất là cơ quan QLNN phải thường xuyên quan tâm
tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tích cực
tham gia thực hiện chính sách CTXH.
1.3.5. Điều chỉnh chính sách CTXH đối với TECHCKK
Điều chỉnh chính sách CTXH đối với TECHCKK là một hoạt
động cần thiết diễn ra thường xuyên trong tiến trình tổ chức thực hiện
chính sách. Nó được thực hiện bởi cơ quan QLNN về CTXH đối với
TECHCKK ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế
của đất nước
1.3.6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách
CTXH đối với TECHCKK

Đây là nhiệm vụ không thể thiếu được trong công tác quản lý nhà
nước về đất đai. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay đối với TECHCKK
là một vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp. Sự yếu kém trong quản lý
TECHCKK sẽ dẫn đến những diễn biến phức tạp đến đời sống xã hội.
1.3.7. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính
sách CTXH đối với TECHCKK
Tổ chức thực hiện chính sách chính sách CTXH đối với
TECHCKK được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách.
Trong quá trình đó có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực
hiện chính sách. Đánh giá tổng kết, sơ kết chính sách là kiểm điểm việc
thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà.
9


Đánh giá tổng kết trong tổ chức thực hiện chính sách là quá trình
xem xét, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành chính sách của các
cơ quan nhà nước trong hệ thống chính trị; các tổ chức, cá nhân và toàn
xã hội.
1.4. Những yêu cầu của việc thực hiện chính sách CTXH đối với
TECHCKK
1.4.1. Yêu cầu thực hiện mục tiêu
Chính sách CTXH đối với TECHCKK mang ý nghĩa chính trị xã
hội sâu sắc, đối tượng tác động rộng, vì vậy việc thực hiện chính sách này
phải hướng đến mục tiêu chính đó là: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
hay “ Hãy nghe các em nói”...
1.4.2. Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống
Chính sách CTXH đối với TECHCKK bao gồm tổng thể hệ thống
các chính sách liên quan với nhau, bao gồm cả chính sách về kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Vì vậy, việc thực hiện chính
sách phải đảm bảo tính hệ thống và đảm bảo đồng bộ giữa các ngành,

các cấp, tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị và cơ quan hành
chính nhà nước.
1.4.3. Yêu cầu các cơ quan nhà nước phải bảo đảm tính pháp
lý, khoa học và hợp lý trong tổ chức thực hiện chính sách CTXH đối
với TECHCKK
Việc thực hiện chính sách phải đảm bảo tính pháp lý, trước hết
các cơ quan thực thi chính sách phải dựa trên Hiến pháp, pháp luật và
các quy định có liên quan; đồng thời phải đảm bảo tính khoa học và hợp
lý trong tổ chức thực hiện chính sách, nhằm hướng đến việc triển khai
chính sách có hiệu quả cao nhất, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
1.4.4. Yêu cầu bảo đảm lợi ích thật sự cho các đối tượng thụ
hưởng
Thực hiện chính sách CTXH đối với TECHCKK nói riêng và
chính sách công nói chung nhằm đem lại lợi ích cho cộng đồng và xã
10


hội, làm cho kinh tế - xã hội phát triển và tạo sự tiến bộ, công bằng xã
hội, vì vậy việc thực hiện chính sách phải đem lại lợi ích cho đối tượng
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách công tác xã
hội đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
1.5.1. Hệ thống chính trị
Bao gồm văn hóa chính trị, Hiến pháp và thể chế chính trị. Hệ
thống chính trị chi phối toàn bộ nội dung và hình thức trong việc thực
hiện chính sách CTXH đối với TECHCKK bởi nó được quy định cụ thể
trong Hiến pháp, có tình kế thừa và phát triển qua nhiều giai đoạn, mọi
hoạt động của các thể chế có liên quan đến thực hiện chính sách CTXH
đối với TECHCKK đều không nằm ngoài những quy định của Hiến pháp.
1.5.2. Các yếu tố bên trong

Các yếu tố bên trong bao gồm vai trò của công luận và truyền
thông, hệ thống các giá trị xã hội, hệ thống kinh tế. Vai trò của công
luận và truyền thông trong việc thực hiện chính sách CTXH đối với
TECHCKK là quan điểm của nhân dân được thể hiện dưới hình thức
này hay hình thức khác về vấn đề chính sách CTXH đối với TECHCKK.
1.5.3. Các yếu tố bên ngoài
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến
chính sách CTXH đối với TECHCKK, các yếu tố này tạo điều kiện cho
các quốc gia, dân tộc và địa phương kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với
sức mạnh quốc tế, phát huy nội lực và mọi tiềm năng sáng tạo.
1.5.4. Vai trò điều hành của nhà nước
Nhà nước với vai trò quản lý vĩ mô của mình có tác động lớn và
toàn diện đến sự phát triển nói chung và việc thực hiện chính sách
CTXH đối với TECHCKK nói riêng. Nhà nước thực hiện các chức năng
như định hướng, tạo điều kiện môi trường, điều tiết và kiểm soát.
11


1.6 Các hình thức và phương pháp triển khai thực hiện chính
sách Công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn:
1.6.1. Các hình thức thực hiện chính sách CTXH đối với
TECHCKK
1.6.1.1. Hình thức thực hiện từ trên xuống
Chính sách CTXH đối với TECHCKK do nhà nước hoạch định
và tổ chức thực hiện nên hình thức tổ chức triển khai thực hiện chính
sách từ trên xuống nói chung là thuận lợi. Trước khi tiến hành triển
khai, Nhà nước chủ động xây dựng kế hoạch và các điều kiện cơ sở vật
chất kỹ thuật, nhân sự để thực thi chính sách. Trong quá trình thực thi,
Nhà nước chủ động kiểm tra bằng các phương tiện kỹ thuật hay thông
qua hệ thống nhân lực. Khi phát hiện những sai lệch, Nhà nước kịp thời

điều chỉnh, bổ sung để hoạt động chính sách diễn ra như định hướng.
Nếu khó khăn xuất hiện từ phía đối tượng chính sách thì Nhà nước dùng
quyền lực công để điều khiển. Hình thức triển khai này tạo ra sự tập
trung, thống nhất cao độ trong quá trình thực thi chính sách.
1.6.1.2. Hình thức triển khai thực hiện từ dưới lên
Hình thức triển khai từ dưới lên là hình thức chính quyền các cấp
chủ động triển khai đưa chính sách CTXH đối với TECHCKK vào cuộc
sống theo yêu cầu phát triển của địa phương mình. Bằng cách này các
địa phương chủ động tìm kiếm giải pháp tổ chức thực thi chính sách có
hiệu quả nhất.
1.6.1.3. Hình thức hỗn hợp
Khi sử dụng hình thức hỗn hợp cần chú ý những nội dung kết nối
giữa cấp hoạch định và cấp thực thi, để tạo ra sự đồng bộ trong tổ chức
thực hiện chính sách. Hình thức hỗn hợp đòi hỏi trình độ năng lực của
đội ngũ nhân lực tham gia hoạch định và thực thi chính sách phải đáp
ứng những yêu cầu nhất định.
1.6.2. Phương pháp thực hiện chính sách công tác xã hội đối
với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
1.6.2.1. Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là các phương pháp tác động gián tiếp vào
12


đối tượng bị quản lý, thông qua các lợi ích kinh tế và đòn bẩy kinh tế,
để cho đối tượng bị quản lý tự ý lựa chọn phương án hoạt động có hiệu
quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ mà không cần phải thường
xuyên tác động về mặt hành chính.
1.6.2.2. Phương pháp giáo dục thuyết phục
Phương pháp giáo dục là cách tác động vào nhận thức và tình
cảm của con người trong hệ thống nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt

tình lao động của họ trong việc thực hiện các nhiệm vụ.
1.6.2.3. Phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính là phương pháp tác động dựa vào các
mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý. Bất kỳ một hệ thống quản lý
nào cũng hình thành mối quan hệ tổ chức trong hệ thống. Phương pháp
hành chính trong quản lý chính là cách thức tác động trực tiếp của chủ
thể quản lý lên tập thể những người lao động dưới quyền bằng các
quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc, đòi hỏi mọi người trong tổ
chức phải chấp hành nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời,
thích đáng.
1.6.2.4. Phương pháp kết hợp
Là việc vận dụng kết hợp cùng lúc các phương pháp kinh tế, hành
chính, giáo dục thuyết phục để tác động đến đối tượng thực thi chính sách,
đối tượng chịu sự tác động, để đem lại hiệu quả cao nhất. Việc kết hợp này
phải thực hiện đồng bộ, tùy vào từng đối tượng và thời điểm cụ thể.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG TÁC XÃ
HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TỪ
THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thực hiện chính
sách công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh
Quảng Ngãi
2.1.1. Vị trí địa lý
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
13


2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế
2.1.2. Thực trạng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Quảng
Ngãi

2.1.2.1. Thực trạng người có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn
2.1.2.2. Thực trạng việc trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
tại địa phương
2.2. Tình hình thực hiện chính sách công tác xã hội đối với trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính
sách công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh
Quảng Ngãi
Căn cứ vào các chính sách của Trung ương về phát triển CTXH
thành một nghề và trên thực tiễn tình hình thực tế của địa phương, trong
giai đoạn 2011-2015 thành phố Quảng Ngãi đã tập trung tổ chức thực
hiện các nội dung của chính sách bao gồm: Thông tin, tuyên truyền về
nghề CTXH; Đào tạo, phát triển đội ngũ làm CTXH các cấp; Củng cố
và phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp DVCTXH; Vị trí việc làm, vai
trò, quyền hạn và trách nhiệm của nhân viên CTXH.
2.2.2. Thực trạng phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách
công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Quảng
Ngãi
Công tác tuyên truyền, thông tin nhằm nâng cao nhận thức cho
cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nghề CTXH là nội dung
được tỉnh Quảng Ngãi xác định hàng đầu và chiếm vị trí quan trọng
trong các hoạt động trong giai đoạn 2011-2015.
Đã sử dụng kết hợp nhiều hình thức, công cụ truyền thông trong
tuyên truyền về nghề CTXH.
14


2.2.3. Thực trạng phân công, phối hợp của các cơ quan chức
năng trong việc thực hiện chính sách công tác xã hội đối với trẻ em

có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Quảng Ngãi
Phòng chăm sóc, bảo vệ trẻ em và phòng Bảo trợ xã hội của Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi là cơ quan chuyên
môn trực thuộc UBND tỉnh, có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chính sách công tác xã hội đối
với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong phạm vi của tỉnh.
Phòng chăm sóc, bảo vệ trẻ em và phòng Bảo trợ xã hội của Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi là cơ quan chủ trì
trong việc thực hiện chính sách CTXH đối với TECHCKK ở địa
phương, có trách nhiệm thực hiện.
2.2.4. Thực trạng duy trì chính sách công tác xã hội đối với trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Quảng Ngãi
Thực hiện chính sách duy trì mạng lưới các cơ sở cung cấp DV
CTXH, tỉnh Quảng Ngãi ngoài việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ CTXH
cho nhân viên, cộng tác viên nhằm từng bước đưa phương pháp, cách
tiếp cận nghề CTXH vào thực tiễn các cơ sở bảo trợ xã hội để nâng cao
chất lượng DV đã chỉ đạo cho các cơ sở của Nhà nước nghiên cứu thành
lập phòng CTXH, mở rộng thêm chức năng DVCTXH. Song, vì nhiều
lý do như chưa có sở sở pháp lý, nguồn lực đầu tư thấp, đội ngũ nhân
viên, cộng tác viên CTXH còn hạn chế ... nên chất lượng DV CTXH
trong các cơ sở bảo trợ xã hội chưa cao; tỉnh chưa thành lập Trung tâm
DVCTXH.
2.2.5. Thực trạng điều chỉnh chính sách công tác xã hội đối với
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Quảng Ngãi
Việc điều chỉnh chính sách triển khai thực hiện chính sách trợ
giúp TECHCKK và gia đình có TECHCKK tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ
và tiếp cận các DV xã hội cơ bản thông qua đội ngũ cán bộ, công chức,
15



viên chức của các ban, ngành, mặt trận và hội đoàn thể có liên quan ở
các huyện, thành phố và cán bộ xã, phường.Trong đó, trực tiếp là ngành
LĐ-TBXH, Tư pháp, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên... đội ngũ này với
trình độ đào tạo và nghiệp vụ chưa được chuyên nghiệp về CTXH
2.2.6. Thực trạng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính
sách công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tỉnh
Quảng Ngãi
Chính sách CTXH đối với TECHCKK là một chính sách CTXH
về một lĩnh vực chuyên sâu của nghề CTXH. Sự hình thành và phát
triển CTXH đối với TECHCKK phụ thuộc vào sự hình thành và phát
triển của nghề CTXH và sự phát triển của nghề CTXH đến mức nào thì
trên cơ sở đó, lĩnh vực CTXH đối với TECHCKK mới có điều kiện
triển khai thực hiện cả về hành lang pháp lý, nhận thức xã hội, đội ngũ
làm CTXH viên.
2.2.7. Thực trạng tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện
chính sách công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tỉnh
Quảng Ngãi
Việc tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết chính sách CTXH đối với
TECHCKK được thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên nội dung tổng kết,
đánh giá vẫn chưa toàn diện, chỉ mang tính liệt kê, tổng hợp, chưa đi
vào chiều sâu và đánh giá hiệu quả, tác động của chính sách; việc đánh
giá còn mang tính chủ quan, chung chung, chưa có bộ tiêu chí đánh giá
cụ thể. Vì vậy, cần phải khắc phục để từ đó phát huy hiệu quả của chính
sách CTXH trong thời gian tới ở địa phương.
2.3. Kết quả thực hiện chính sách công tác xã hội đối với trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014 đến nay.
2.3.1. Kết quả đạt được về công tác xã hội đối với TECHCKK
Từ khi có Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 theo
16



Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg của Chính phủ, tỉnh Quảng Ngãi đã
ban hành Kế hoạch cụ thể hóa và thực hiện tương đối đồng bộ trên các
nội dung với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 phát triển CTXH trở
thành một nghề chuyên nghiệp. Công tác truyền thông, nâng cao nhận
thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nghề CTXH
được quan tâm.
Công tác đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên
và cộng tác viên các cấp được chú trọng, nhất là việc tổ chức điều tra,
thống kê để đánh giá trình độ chuyên môn, ngành nghề đào tạo của đội
ngũ này làm cơ sở cho việc đào tạo, đào tạo lại và tập huấn nâng cao
nghiệp vụ về CTXH.
Tuy còn hạn chế, song với những kết quả đạt được trong thời
gian qua đã đặt nền móng và là cơ sở cần thiết cho sự hình thành và
phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp ở địa phương để trợ giúp cho các
đối tượng yếu thế nói chung và TECHCKK nói riêng.
Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình,
đề án trợ giúp TECHCKK tại địa phương ít nhiều được bắt đầu từ nhu
cầu, nguyện vọng của TECHCKK đã tạo động lực, thu hút sự tham gia
của TECHCKK vào quá trình giải quyết chính sách và cung cấp các DV
xã hội.
Việc triển khai các phương pháp CTXH với đối tượng
TECHCKK, gia đình TECHCKK tuy chưa được đầy đủ với tư cách là
nghề nghiệp của nhân viên CTXH, song những người làm CTXH bước
đầu đã vận dụng phương pháp CTXH đối với cá nhân, gia đình để giúp
TECHCKK, gia đình TECHCKK trong việc tư vấn về chính sách, hướng
dẫn về trình tự thủ tục thực hiện để được thụ hưởng chính sách, theo dõi
và giám sát điều kiện thực tế của đối tượng, bảo vệ cho TECHCKK được
thụ hưởng các chính sách theo quy định của Nhà nước.
2.3.2. Về phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội

17


2.4. Đánh giá chung về việc tổ chức, thực hiện chính sách
công tác xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi
2.4.1. Ưu điểm
Thứ nhất, Cơ chế chính sách được ban hành thống nhất áp dụng
chung cho địa bàn toàn tỉnh.
Thứ hai, đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác
theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn kiểm tra hoạt động giải quyết chính sách
CTXH đối với TECHCKK.
Thứ tư, chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp
vụ kiến thức chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức.
Thứ năm, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã được
UBND cấp huyện, thành phố tích cực chỉ.
2.4.2. Hạn chế
2.4.2.1. Những hạn chế, bất cập trong thực hiện các mục tiêu, nội
dung phát triển công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp nhằm
trợ giúp cho các đối tượng nói chung và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
nói riêng
Một là: Trong đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân
viên CTXH các cấp, tuy có quan tâm nhưng triển khai thực hiện chậm,
chưa đạt yêu cầu.
Hai là: Mạng lưới các cơ sở cung cấp DVCTXH chưa được
củng cố và phát triển.
Ba là: Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên CTXH
chưa được xác lập đầy đủ.
2.4.2.2. Những hạn chế, bất cập trong thực hiện chính sách đảm
bảo cho nhân viên công tác xã hội triển khai các cách tiếp cận, phương
pháp công tác xã hội và sự chuyện nghiệp dịch vụ công tác xã hội:

18


Thứ nhất: Trong việc tổ chức thực hiện chính sách, kiểm tra
giám sát quá trình thực hiện chính sách chưa được thực hiện.
Thứ hai: Trong tiếp cận dựa trên nhu cầu của TECHCKK hiện
còn nhiều bất cập, chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của TE nên việc
thực hiện trợ giúp thiếu hiệu quả.
Thứ

ba:

Trong

quá

trình

trợ

giúp

TECHCKK,

gia

đìnhTECHCKK chưa áp dụng triển khai các phương pháp CTXH kể cả
phương pháp làm việc với cá nhân, gia đình, phương pháp làm việc
nhóm và phát triển cộng đồng một cách đầy đủ với tư cách là nghề
nghiệp của nhân viên CTXH.

CHƯƠNG 3
TĂNG CƯỜNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM
CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1. Định hướng, mục tiêu, các giải pháp nâng cao hiệu quả
thực hiện chính sách công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn
3.1.1. Định hướng
3.1.2 Lộ trình thực hiện từ nay đến 2025
Tiếp tục thực hiện các nội dung, giải pháp phát triển CTXH thành
một nghề chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cho các đối tượng yếu thế nói
chung và TECHCKK nói riêng.
Từng bước triển khai, áp dụng thử nghiệm các chính sách đảm
bảo cho nhân viên CTXH triển khai các cách tiếp cận, phương pháp
CTXH với đối tượng TECHCKK và chuyên nghiệp DVCTXH đối với
TECHCKK, để rút kinh nghiệm hoàn thiện chính sách.
19


Chuẩn hóa và vận hành chính sách đảm bảo cho nhân viên CTXH
triển khai các cách tiếp cận, phương pháp CTXH với TECHCKK và
chuyên nghiệp DVCTXH với đối tượng TECHCKK
3.1.2. Mục tiêu
(i). Tỉnh Quảng Ngãi cùng với cả nước, phấn đấu đến năm 2020
phát triển CTXH trở thành một nghề chuyên nghiệp.
(ii) Nghiên cứu và kịp thời cụ thể hóa các khuôn khổ pháp lý, cơ
chế, chính sách để phát triển nguồn nhân lực và mạng lưới tổ chức cung
cấp DVCTXH.
(iii). Có các giải pháp phù hợp nhằm từng bước chuyên nghiệp
hóa DVCTXH trong trợ giúp.

(iv). Đến năm 2020 cơ bản đáp ứng đủ điều kiện về: nhận thức
của xã hội, nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở cung cấp DVCTXH, môi
trường hành chính, hành lang pháp lý đảm bảo cho nhân viên CTXH
triển khai các cách tiếp cận dựa trên quyền và đảm bảo quyền của
TECHCKK, tiếp cận dựa trên nhu cầu của TECHCKK.
3.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cho
các đối tượng nói chung và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nói riêng
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách công
tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong việc tuyên
truyền, vận động
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động nhằm nâng cao
nhận thức về tầm quan trọng của CTXH trong việc phát triển xã hội.
3.2.2. Về phát triển nguồn nhân lực
Tiếp tục có các giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đảm
bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng, đặc biệt là đội ngũ những người
làm CTXH chuyên nghiệp gọi chung là nhân viên CTXH chuyên
20


nghiệp , đồng thời phải được phân bố, sử dụng nhân viên CTXH một
cách hiệu quả.
3.2.3. Phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ
Kiện toàn, củng cố và phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp
DVCTXH và nhân viên CTXH trên địa bàn toàn thành phố, đảm bảo
cung cấp DVCTXH theo nhu cầu của đối tượng TECHCKK nói riêng
và các đối tượng yếu thế nói chung.
3.2.4. Thực hiện chính sách pháp luật về chính sách công tác
xã hội
Địa phương cần kịp thời và có các giải pháp cụ thể hóa để triển

khai thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước về khung pháp lý
CTXH.
3.2.5. Thực hiện chính sách Xã hội hóa hoạt động công tác xã
hội
Từng bước thực hiện xã hội hóa các hoạt động CTXH.
3.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
đảm bảo cho nhân viên công tác xã hội triển khai các cách tiếp cận,
phương pháp công tác xã hội và chuyên nghiệp dịch vụ công tác xã
hội với đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Thứ nhất, Cần có quy định bắt buộc, đưa vào quy trình, kế hoạch
quản lý trường hợp và kiểm tra giám sát việc thực hiện của nhân viên
CTXH.
Thứ hai, Tiếp cận dựa trên quyền và đảm bảo quyền của đối
tượng TECHCKK.
Thứ ba, Tiếp cận dựa trên nhu cầu của đối tượng TECHCKK.
Thứ tư, có các giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục đẩy mạnh các
hoạt động thông tin tuyên truyền, giáo dục vận động nhằm nâng cao
nhận thức về tầm quan trọng của CTXH trong phát triển xã hội.
Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cả về số
21


lượng và chất lượng, đặc biệt là đội ngũ những người làm CTXH
chuyên nghiệp và được phân bố, sử dụng một cách phù hợp, hiệu quả.
Thứ sáu, củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp DVCTXH
và nhân viên CTXH trên địa bàn thành phố đảm bảo cung cấp
DVCTXH theo nhu cầu của đối tượng đối tượng bảo trợ nói chung và
đối tượng TECHCKK nói riêng.
Thứ bảy, kịp thời cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chính
sách, pháp luật của Nhà nước về khung pháp lý CTXH ; Từng bước

thực hiện xã hội hóa các hoạt động CTXH nhằm đảm bảo triển khai các
cách tiếp cận dựa trên quyền và đảm bảo quyền, tiếp cận dựa trên nhu
cầu của đối tượng TECHCKK
3.4. Một số kiến nghị
KẾT LUẬN
Trong mỗi thời kỳ phát triển xã hội, cùng với việc hoạch định các
chính sách kinh tế, việc hoạch định, xây dựng hệ thống các chính sách xã
hội cũng luôn được Nhà nước coi trọng, bởi vì chính sách xã hội được xem
như một yếu tố định hướng và điều tiết đối với sự phát triển xã hội, nhằm
thực hiện tốt mục tiêu tiến bộ, bình đẳng và công bằng xã hội.
Có thể thấy: Thực hiện chính sách CTXH đối với TECHCKK là
một mắc xích quan trọng trong chính sách an sinh xã hội của nước ta;
với truyền thống nhân đạo của dân tộc, đặc biệt là TECHCKK luôn
nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Việc thể chế hóa các
quan điểm của Đảng, quy định của Hiến pháp, nhiều văn bản pháp luật
được ban hành tạo hành lang và cơ sở pháp lý để TECHCKK thực hiện
quyền cơ bản của mình, tham gia vào đời sống phát triển xã hội.
Thực hiện chính sách CTXH đối với TECHCKK là sự thể chế
hóa, cụ thể hóa các giải pháp của Nhà nước trong việc hình thành và
phát triển CTXH thành một nghề chuyên nghiệp, đảm bảo cho nhân
22


viên CTXH triển khai các cách tiếp cận, phương pháp của nghề CTXH
và chuyên nghiệp hóa DVCTXH đối với TECHCKK theo quan điểm,
đường lối của Đảng trong thực hiện chính sách hỗ trợ TECHCKK nhằm
góp phần hướng tới công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển con người
toàn diện.
Thực hiện chính sách CTXH đối với TECHCKK cũng là cơ sở
pháp lý, thực hiện chức năng định hướng, điều chỉnh các hoạt động và

cũng là điều kiện cần và đủ để thực hiện CTXH trong hỗ trợ đối với
TECHCKK; có vai trò quan trọng trong trợ giúp đối tượng TECHKK,
gia đình TECHCKK nói chung; thúc đẩy thực hiện tốt quyền con người,
góp phần công bằng xã hội và phát triển bền vững.
Tỉnh Quảng Ngãi, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế - xã
hội; phấn đấu sớm trở thành “Thành phố đô thị loại 1” theo hướng hiện
đại, cũng đã đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các CSXH, chăm lo cho đối
tượng yếu thế. Nhận thức được tầm quan trọng của nghề CTXH trong
sự phát triển của xã hội hiện đại, trong thời gian qua đã triển khai nhiều
giải pháp để từng bước phát triển nghề CTXH và bước đầu, nghề
CTXH đã đóng góp nhất định vào việc giải quyết các vấn đề xã hội nói
chung và thực hiện mục tiêu đề án trợ giúp TECHCKK ở địa phương
nói riêng.
Tuy nhiên, có thể nói rằng nghề CTXH ở tỉnh Quảng Ngãi mới
chỉ trong giai đoạn hình thành. Nhận thức về CTXH và DVCTXH của
cộng đồng còn mờ nhạt. Khung pháp lý về CTXH chưa hoàn chỉnh, còn
nhiều khoảng trống. Chính sách CTXH đối với các lĩnh vực nói chung
và thực hiện chính sách CTXH đối với TECHCKK nói riêng chưa được
định hình đầy đủ và cụ thể. Sự đóng góp của ngành CTXH trong công
tác trợ giúp TECHCKK, các phương pháp CTXH đối với TECHCKK
chưa được sử dụng và phát huy hiệu quả.
Để phát huy vai trò của CTXH đối với TECHCKK, góp phần
thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp đối tượng xã hội, thúc đẩy
23


thực hiện tốt quyền con người, góp phần công bằng xã hội và phát triển
bền vững, việc định hướng, hoàn thiện chính sách CTXH đối với
TECHCKK phải đặt trên cơ sở của quá trình và kết quả phát triển
CTXH thành một nghề chuyên nghiệp, từ đó phát triển chính sách đảm

bảo cho nhân viên CTXH triển khai các cách tiếp cận, phương pháp
CTXH và sự chuyên nghiệp trong DVCTXH đối với TECHCKK. Trong
hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách CTXH đối với TECHCKK
phải đặt trong mối quan hệ nền tảng với chính sách an sinh xã hội nói
chung và chính sách đối với TECHCKK nói riêng, đồng thời phù hợp
với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng và đặc điểm
TECHCKK của quốc gia và của vùng miền, địa phương nhằm góp phần
thực hiện tốt mục tiêu trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội.
Thực hiện chính sách CTXH đối với TECHCKK là chính sách
điều chỉnh một lĩnh vực có tính chất chuyên sâu của nghề CTXH, do đó
việc hoàn thiện nó cần phải có lộ trình và bước đi thích hợp, không quá
nóng vội nhưng cũng không được chậm trễ so với nhu cầu của xã hội.
Trong xu thế giải quyết các vấn đề xã hội trong xã hội phát triển hiện
đại và điều kiện của tỉnh Quảng Ngãi hiện nay, thiết nghĩ tất yếu phải
cùng với cả nước, thực hiện đồng bộ các giải pháp phấn đấu đến năm
2020 phát triển CTXH trở thành một nghề chuyên nghiệp. Để trên cơ sở
đó có đủ điều kiện về nhận thức của xã hội, nguồn nhân lực, hệ thống
cơ sở cung cấp DVCTXH, môi trường hành chính, hành lang pháp lý
đảm bảo cho nhân viên CTXH triển khai các cách tiếp cận, triển khai
các phương pháp CTXH và từng bước chuyên nghiệp hóa DVCTXH
đối với TECHCKK được phát triển nhằm góp phần thực hiện đảm bảo
an sinh xã hội, công bằng xã hội và phát triển xã hội bền vững./

24



×