Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Quá trình đô thị hóa ở thị trấn hương canh (huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc) giai đoạn 1995 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 134 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu
sắc nhất tới TS. Phạm Thị Tuyết – Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo
và giúp tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài khoa
học này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn
Hương Canh, các phòng, ban ngành huyện Bình Xuyên và tỉnh Vĩnh
Phúc...đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp cho tác giả những tư liệu hết
sức cần thiết, quý báu trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa Lịch Sử, các thầy
cô giáo bộ môn lịch sử Việt Nam và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ
động viên tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
đề tài.
Hà Nội, tháng 1 năm 2017
Tác giả


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
ĐTH

: Đô thị hóa

UBND

: Ủy ban nhân dân

HĐND

: Hội đồng nhân dân



HTX

: Hợp tác xã

HĐBT

: Hội đồng bộ trưởng

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

GTSX

: Giá trị sản xuất

NLTS

: Nông- lâm- thủy sản

CN-TTCN

: Công nghiệp – thủ công nghiệp

TM- DV

: Thương mại – dịch vụ



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 9
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 10
7. Bố cục của luận văn.................................................................................. 10
Chƣơng 1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ
HÓA Ở THỊ TRẤN HƢƠNG CANH GIAI ĐOẠN 1995 - 2015............. 12
1.1.Lịch sử hình thành thị trấn Hương Canh ................................................. 12
1.2. Điều kiện địa lý tự nhiên ....................................................................... 14
1.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 14
1.2.2. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 14
1.3. Đặc điểm kinh tế và văn hóa - xã hội thị trấn Hương Canh trước năm 1995... 19
1.3.1. Đặc điểm kinh tế................................................................................. 19
1.3.2.Đặc điểm văn hóa – xã hội................................................................... 21
1.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về quy hoạch, phát triển đô thị ............. 23
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 31
Chƣơng 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở
THỊ TRẤN HƢƠNG CANH GIAI ĐOẠN 1995 - 2015 .......................... 32
2.1. Biến đổi về tổ chức không gian đô thị ................................................... 32
2.1.1. Địa giới hành chính ............................................................................ 32
2.1.2. Cảnh quan môi trường ........................................................................ 33
2.2. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 36


2.3. Biến đổi về tổ chức quản lý đô thị ......................................................... 44
2.3.1. Bộ máy quản lý đô thị......................................................................... 44

2.3.2. Chính sách quản lý đô thị ................................................................... 45
2.4. Biến đổi về kinh tế................................................................................. 47
2.4.1. Kết cấu kinh tế.................................................................................... 47
2.4.2. Các hoạt động kinh tế ......................................................................... 50
2.5. Biến đổi về văn hóa- xã hội ................................................................... 63
2.5.1. Dân số và kết cấu dân cư .................................................................... 63
2.5.2. Văn hóa và lối sống đô thị .................................................................. 72
2.5.3. Anh ninh và trật tự đô thị .................................................................... 81
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 83
Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở
THỊ TRẤN HƢƠNG CANH GIAI ĐOẠN 1995 - 2015 ........................... 84
3.1. Đặc điểm ............................................................................................... 84
3.2. Tác động................................................................................................ 87
3.3. Những vấn đề đặt ra .............................................................................. 93
Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................... 96
KẾT LUẬN ................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 99
PHỤ LỤC.................................................................................................. 105


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Hiện trạng cơ cấu đất đai ở thị trấn Hương Canh (2011 -2015) .... 15
Bảng 1.2: Diện tích sử dụng đất theo quy hoạch ở thị trấn Hương Canh từ
năm 2011 đến năm 2015 .............................................................................. 16
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn thị trấn Hương Canh
các năm 2001-2015 ...................................................................................... 48
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn thị trấn Hương Canh từ 2000
đến năm 2015 ............................................................................................... 51
Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng cây hoa màu thị trấn Hương Canh qua một
số năm 2013- 2015 ....................................................................................... 52

Bảng 2.4: Tình hình chăn nuôi trên địa bàn thị trấn Hương Canh từ năm 1996
đến năm 2015 ............................................................................................... 54
Bảng 2.5: Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn thị trấn Hương Canh từ năm 2000 đến năm 2015 .......... 59
Bảng 2.6: Dân số và mật độ dân số ở Hương Canh....................................... 64
qua các năm từ 1995- 2015........................................................................... 64
Bảng 2.7: Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thị trấn những
năm 2006 -2015 ........................................................................................... 66
Bảng 2.8: Nguồn lao động thị trấn Hương Canh ........................................... 69
qua các năm năm 1995- 2015 ....................................................................... 69
Bảng 2.9: Tình hình giáo dục trên địa bàn thị trấn Hương Canh ................... 73
những năm 2005 -2015................................................................................. 73


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất trong các ngành kinh tế của thị trấn
Hương Canh những năm 2001 - 2015........................................................... 49
Biểu đồ 2.2: Giá trị thu nhập của sản xuất nông nghiệp Hương Canh giai đoạn
1995-2015 .................................................................................................... 55
Biểu đồ 2.3: Dân số và tốc độ gia tăng dân số thị trấn Hương Canh ............ 65
giai đoạn 1995 - 2015 ................................................................................... 65
Biểu đồ 2.4: Mật độ dân số thị trấn Hương Canh giai đoạn 1995 -2015 ....... 66
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu lao động trong các khu vực sản xuất của thị trấn Hương
Canh (2000 -2015) ....................................................................................... 70


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Sau 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, từ năm 1996, Việt
Nam chính thức bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

Chính công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đã tác động
mạnh mẽ đến mọi mặt của quá trình đô thị hóa, thúc đẩy nhanh chóng quá
trình đô thị hóa ở các vùng trong cả nước. Đô thị hóa là kết quả tất yếu của
quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đồng thời quá trình đô thị hóa đã
thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa diễn ra nhanh hơn. Đảng và Chính
phủ đã xác định: “Xây dựng và phát triển đô thị hiện nay là một trong những
vấn đề trọng tâm, quyết định sự đi lên của cả nước, tạo hạt nhân và động lực
thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước” [9; tr.108].
Đô thị hóa là quá trình chuyển hóa vận động phức tạp, mang tính phổ
biến toàn cầu, là quá trình tất yếu đối với các quốc gia đang phát triển khi
bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Quá trình đô thị hóa đang
diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nơi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nhiều vùng nông thôn trước đây đến nay đã trở thành những đô thị hiện đại,
bộ mặt kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của
người dân được nâng cao. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng để lại những
hệ lụy đáng báo động đòi hỏi các cấp chính quyền và những nhà hoạch định
chính sách cần phải xem xét để khắc phục.
Tùy theo những hoàn cảnh khách quan khác nhau mà mỗi địa phương
trong quá trình đô thị hóa lại có những đặc điểm riêng biệt. Thị trấn Hương
Canh (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) hội tụ đầy đủ những điều kiện
thuận lợi để phát triển. Quá trình đô thị hóa ở đây diễn ra mạnh mẽ đã làm
thay đổi nhanh chóng diện mạo của thị trấn, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm
1995 đến nay. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh nhiều vấn đề
phức tạp và để lại những hệ lụy đòi hỏi cần phải giải quyết.
1


Việc nghiên cứu về đô thị hóa trong bối cảnh hiện nay của cả nước
cũng như đối với từng địa phương là rất cần thiết, góp phần nâng cao nhận
thức, đánh giá khách quan về kết quả tác động của tiến trình CNH- HĐH đất

nước cũng như vai trò của đô thị và đô thị hóa trong quá trình hội nhập và
phát triển.
Do vậy, nghiên cứu về quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh trong
giai đoạn từ khi thành lập năm 1995 đến năm 2015 là một việc làm có ý nghĩa
thiết thực, không chỉ góp phần phục dựng lại diện mạo cùng những biến đổi
của thị trấn Hương Canh trong quá trình phát triển, mà còn cung cấp thêm
minh chứng đánh giá về kết quả của quá trình thực hiện đường lối đổi mới,
công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời qua
đó những mặt tích cực và hạn chế của quá trình đô thị hóa ở Hương Canh
cũng được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan nhằm giúp cho các cấp
lãnh đạo ở địa phương rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc
hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển thị trấn Hương Canh trong
các giai đoạn sau này.
Xuất phát từ lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Quá trình đô thị hóa ở thị
trấn Hương Canh (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) giai đoạn 1995-2015”
làm luận văn thạc sỹ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đô thị hóa là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình đổi
mới để xây dựng và phát triển đất nước, nhất là trong thời đại công nghiệp
hóa - hiện đại hóa hiện nay. Chính vì vậy, vấn đề này đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm và đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu đã công bố:
Cuốn “Đô thị Việt Nam” của tác giả Đàm Trung Phường xuất bản năm
1995 [48] đã đề cập tới thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam, nghiên cứu
định hướng phát triển đô thị trong bối cảnh đô thị hóa thế giới và bước đầu

2


công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam. Đồng thời tác giả còn trình bày
mở rộng những khái niệm về đô thị học trong mối quan hệ với những tiến bộ

của khoa học mới, đem đến những thông tin có tính chất tham khảo về vấn đề
đô thị.
Hay trong cuốn “Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của các tác giả Trần Ngọc Hiền, Trần
Văn Chữ xuất bản năm 1998 [38] đề cập về những vấn đề liên quan đến lý
thuyết chung về đô thị hóa trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cuốn sách còn
tập trung phân tích, đánh giá thực trạng đô thị Việt Nam, phát hiện ra các vấn
đề nảy sinh và làm rõ vai trò quan trọng của các chính sách tác động đến sự
phát triển của đô thị Việt Nam.
Đề cập đến lĩnh vực văn hóa trong quá trình đô thị hóa, cuốn sách “Văn
hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay” của tác giả Trần Văn Bính
xuất bản năm 1998 [3] đã nghiên cứu và bàn luận đến vấn đề môi trường văn
hóa trong quá trình đô thị hóa, cung cấp những vấn đề liên quan đến đô thị hóa.
Trong cuốn “Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á” của trung tâm
Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện khoa học xã hội xuất bản năm 1999
[75] các vấn đề được đề cập đến là xu thế phát triển của một số thành phố,
nhu cầu quản lý đô thị, tình trạng tăng dân số, bảo vệ môi trường, sự thay đổi
của môi trường văn hóa trong quá trình đô thị hóa. Đó cũng là những vấn đề
đặt ra trong quá trình đô thị hóa ở nhiều địa phương hiện nay, trong đó có thị
trấn Hương Canh.
Tác giả Đỗ Thị Minh Đức có công trình nghiên cứu về đô thị hóa: “Đô
thị hóa ở Việt Nam trong bối cảnh thế giới đô thị hóa” đăng trên tạp chí Khoa
học xã hội, Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2006 [30], bài viết đã đề cập khái
quát đô thị hóa ở Việt Nam trong bối cảnh thế giới.
Cuốn “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị” của tác giả Nguyễn Thế

3


Bá xuất bản năm 2013 [1] là tài liệu quan trọng đề cập đến những vấn đề về

quy hoạch xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị.
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu khác về quá trình đô thị hóa
ở một số địa phương như: luận án tiến sĩ Đỗ Thị Minh Đức: “Phân tích dưới
góc độ địa lý kinh tế - xã hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội
trong quá trình đô thị hóa” năm bảo vệ 1992 [31] Luận án trình bày bản chất
của quá trình đô thị hóa, quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển, tình
hình đô thị hóa ở Việt Nam, những nhân tố tác động đến sự hình thành, phát
triển và chuyển hóa cấu trúc, không gian của thành phố Hà Nội và sự chuyển
hóa của vùng ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa
Luận văn thạc sĩ Lịch sử của tác giả Nguyễn Ngọc Hà năm 1995 [34]
nghiên cứu về “Quá trình đô thị hóa ở thị trấn Phú Minh (Phú Xuyên- Hà
Tây) từ 1962 -1995”. Luận văn đã dựng lại bức tranh chuyển đổi về các mặt:
kinh tế, văn hóa – xã hội ở thị trấn Phú Minh trong quá trình đô thị hóa, đồng
thời đưa ra những nhận xét về đặc điểm về quá trình đô thị hóa ở thị trấn Phú
Minh và định hướng phát triển trong tương lai.
Luận án tiến sĩ địa lý của tác giả Vũ Thị Chuyên năm 2010 [8] nghiên
cứu về “Phân tích quá trình đô thị hóa ở thành phố Hải Phòng giai đoạn
1985 – 2007” luận văn dựa trên cơ sở lý luận về phát triển đô thị và đô thị
hóa, vận dụng vào thực tiễn Việt Nam để phân tích thực trạng quá trình đô thị
hóa của thành phố Hải Phòng, từ đó nêu định hướng và một số giải pháp tích
cực để thực hiện định hướng đô thị hóa ở Hải Phòng.
Riêng về thị trấn Hương Canh và tỉnh Vĩnh Phúc, đã có một số công
trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau trong lịch sử hình thành
và phát triển. Đó là:
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Tam Canh (1941- 1987)” xuất bản năm 1988
[4] trong đó đề cập đến một số nội dung phản ánh đặc điểm tình hình kinh tế xã hội thị trấn Hương Canh từ năm 1941 đến năm 1987

4



Cuốn sách “Đình Hương Canh” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn xuất bản
năm 1999 [56] nghiên cứu về cụm đình Hương Canh: đình Tiên Hường,
Hương Ngọc và Hương Canh.
Cuốn “Địa chí Vĩnh Phúc” của các tác giả Nguyễn Ngọc Thanh,
Nguyễn Thế Trường (tái bản năm 2012) [49] cũng đề cập về các vấn đề địa
giới hành chính, kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có đề cập đến địa
giới hành chính và lịch sử hình thành thị trấn Hương Canh.
Hay cuốn “Làng cổ truyền Vĩnh Phúc” [46] của tác giả Xuân Mai xuất
bản năm 2014 đã đề cập giới thiệu khái quát về làng nghề cổ truyền Vĩnh Phúc,
trong đó có đề cập tới một số nét đặc sắc của làng nghề gốm Hương Canh.
Ngoài các công trình kể trên còn có một số bài viết của các tác giả được
đăng trên một số báo, tạp chí. Trong bài viết “Hương Canh ngày nay” [27]
đăng trên báo Vĩnh Phúc số 400 ngày 16/9/1999, tác giả Nguyễn Quý Đôn đã
đề cập đến hoạt động kinh tế thủ công nghiệp, dịch vụ thị trấn năm 1999. Hay
trong bài viết “Hương Canh xưa và nay” [28] đăng trên báo Vĩnh Phúc số
1036 năm 2013 của tác giả Nguyễn Quý Đôn đã đề cập khái quát đến quá
trình hình thành thị trấn Hương Canh. Viết về làng gốm cổ truyền của Hương
Canh có luận văn thạc sĩ lịch sử Việt Nam năm 2010 của tác giả Nguyễn Thị
Thanh Loan nghiên cứu về “Nghề gốm Hương Canh huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc” [45]. Hay bài viết “Dự án tạo việc làm và phục hồi nghề gốm
Hương Canh” [29] đăng trên báo Vĩnh Phúc, số 683 ngày 6/7/2001 của tác
giả Nguyễn Quý Đôn viết về làng gốm Hương Canh và sự thay đổi và phục
hổi làng gốm Hương Canh.
Như vậy, nghiên cứu về Hương Canh trong quá trình đô thị hóa đã có
một số công trình, bài báo. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách chuyên sâu và hệ thống về quá trình đô thị hóa ở thị trấn
Hương Canh. Các nguồn tài liệu kể trên là cơ sở để tham khảo, kế thừa và
phát triển trong luận văn này.
5



3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm làm rõ quá trình phát triển và
những biến đổi của thị trấn Hương Canh trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội,
văn hóa , môi trường, tổ chức không gian đô thị... dưới tác động của quá trình
đô thị hóa. Đồng thời trên cơ sở đó phân tích và rút ra những nhận xét, đánh
giá về đặc điểm, tác động cùng những vấn đề đặt ra của quá trình đô thị hóa ở
thị trấn Hương Canh từ khi thành lập năm 1995 đến năm 2015.
* Nhiệm vụ
Để đạt được một số mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn sẽ tập
trung làm rõ những vấn đề khoa học sau đây:
- Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa ở
thị trấn Hương Canh để làm rõ những thuận lợi và khó khăn của thị trấn
Hương Canh trong quá trình phát triển.
- Làm rõ những biến đổi của thị trấn Hương Canh trên các mặt kinh tế,
văn hóa, không gian đô thị và cách thức tổ chức quản lý không gian đô thị từ
năm 1995 đến năm 2015 dưới tác động của quá trình đô thị hóa.
- Phân tích, đánh giá và rút ra những nhận xét về quá trình đô thị hóa ở
thị trấn Hương Canh giai đoạn 1995 – 2015.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình đô thị hóa ở thị trấn
Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc từ khi thành lập thị trấn
(năm 1995) đến năm 2015.
Có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về đô thị hóa của các
nhà nghiên cứu tùy theo nhiều góc độ nghiên cứu. Có tác giả đưa ra định
nghĩa: “Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình

6



thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và
đời sống” [1; tr.15].
Theo giáo sư Đàm Trung Phường trong cuốn “Đô thị Việt Nam” thì cho
rằng: “Đô thị hóa là một quá trình chuyển dịch lao động, từ hoạt động sơ khai
nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có như nông, lâm, ngư nghiệp, khai
khoáng phân tán trên một diện tích rộng khắp, hầu như toàn quốc sang những
hoạt động tập trung hơn như chế biến sản xuất, xây dựng cơ bản, vận tải, sửa
chữa, dịch vụ thương mại, tài chính, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật,... Quá
trình đô thị hóa diễn ra song song với động thái phát triển không gian kinh tế xã hội, trình độ đô thị hóa phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
của nền văn hóa và phương thức tổ chức lối sống xã hội... Do vậy, có thể nói
đô thị hóa là một quá trình diễn biến về kinh tế, xã hội, văn hóa, không gian
gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra sự phát triển
nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn
hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng phát triển không gian thành hệ
thống đô thị song song với tổ chức bộ máy hành chính, quân sự” [48; tr.7].
Theo định nghĩa này thì đô thị hóa là quá trình chuyển đổi trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội từ kinh tế, xã hội, văn hóa đến khoa học kỹ thuật và
cả không gian cư trú của con người.
Một tác giả khác lại quan niệm đô thị hóa là quá trình biến đổi kinh tế xã hội- văn hóa và không gian [9; tr.369].
Mặc dù còn nhiều quan niệm khác nhau về đô thị hóa nhưng nhìn
chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau ở những điểm: Đô thị hoá
là một quá trình phát triển tất yếu, khách quan và có tính phổ quát của xã hội.
Theo nghĩa rộng đô thị hoá được hiểu như một quá trình phát triển toàn diện
kinh tế và xã hội hay quan niệm quá trình đô thị hoá hiện nay như một quá
trình phát triển của lịch sử, liên hệ mật thiết với sự phát triển của lực lượng

7



sản xuất, các hệ thống xã hội và tổ chức môi trường sống của cộng đồng.
Theo nghĩa hẹp, đô thị hoá là quá trình chuyển cư từ lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp với tất cả các hệ quả của nó như sự tăng
trưởng dân cư đô thị, sự nâng cao mức độ trang bị kỹ thuật, sự thay đổi trong
văn hóa và lối sống.
Ban đầu, đô thị hóa được hiểu chỉ là sự chuyển đổi từ một vùng nông
thôn thành đô thị hay là sự gia tăng dân số trong đô thị, sự mở rộng diện tích
và nâng cao vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Tuy
nhiên, sau dần khái niệm đô thị hóa được hiểu một cách rộng hơn, không chỉ
là sự gia tăng số lượng các đô thị, qui mô dân số đô thị cũng như ảnh hưởng
của nó đối với các vùng xung quanh mà đô thị hóa còn bao gồm những thay
đổi đa dạng về mặt kinh tế – xã hội, gắn liền với sự phát triển công – thương
nghiệp, dịch vụ và sự phân bố dân cư, phân bố sản xuất, sự nâng cấp về cơ sở
hạ tầng, sự thay đổi về tổ chức không gian đô thị, cách thức quản lý đô thị.
Tuy nhiên, trong đề tài này, chúng tôi xin giới hạn nghiên cứu quá trình
đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh dưới góc độ là quá trình biến đổi kinh tế xã hội – văn hóa và không gian đô thị, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng gắn
liền với việc tổ chức quản lý đô thị.
Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ những biến đổi của đô thị
Hương Canh trên các phương diện chủ yếu là: không gian đô thị; cơ sở hạ tầng
đô thị; kết cấu và các hoạt động kinh tế; dân số và kết cấu dân cư; an ninh và
trật tự đô thị.
* Phạm vi
- Về thời gian: Giới hạn nghiên cứu của đề tài là từ năm 1995 đến 2015.
Đây là giai đoạn lịch sử có những thay đổi quan trọng và sâu sắc đối với thị
trấn Hương Canh, trong đó năm 1995 là năm thị trấn Hương Canh được thành
lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số xã Tam Canh cũ, năm 2015

8



là thời điểm gần nhất khi đề tài nghiên cứu này được lựa chọn, cũng là thời
điểm đánh dấu quá trình phát triển 20 năm của thị trấn Hương Canh.
- Về không gian: Giới hạn không gian nghiên cứu là toàn bộ thị trấn Hương
Canh là gồm 19 tổ dân phố: Phố I, Phố II, Kim Phượng, Chợ Cánh, Đồng Nhất,
Lò Cang, Lò Ngói, Chuôi Ná, Nội Giữa, Lang Bầu, Cửa Đồng, Thắng Lợi, Bờ
Đáy, Nhất Nhị, Chùa Hạ, Vam Dộc, Đông Mướp, Trong Ngoài, Đồng Sậu.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
*Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu đóng vai trò là cơ sở lý luận và cung cấp kết quả từ
nghiên cứu thực tiễn cho đề tài là các sách chuyên khảo, các giáo trình, công
trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả, các nhà nghiên cứu về đô thị và đô
thị hóa nói chung trên thế giới và ở Việt Nam.
Nguồn tài liệu chính để tác giả thực hiện đề tài là các tài liệu liên quan
đến quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh bao gồm các chỉ thị, nghị
quyết, công văn của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền thị trấn Hương Canh
và huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển thị trấn, các đề án quy
hoạch, các số liệu thống kê, báo cáo về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội của thị trấn Hương Canh.
Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng nguồn tài liệu thu thập được từ quá
trình khảo sát thực địa, điền dã của tác giả ở địa phương.
*Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận sử học Mác xít, đề tài sử dụng hai
phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra
đề tài còn kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như: phân
tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu tư liệu và các phương pháp khảo
sát, điền dã, điều tra xã hội học.

9



6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên góp phần làm rõ quá trình
chuyển biến từng thành tố thuộc quá trình đô thị hóa của thị trấn Hương Canh,
đó là sự chuyển dịch trên các mặt: địa giới hành chính, tổ chức không gian đô
thị, kinh tế, văn hóa, xã hội và cách thức tổ chức quản lý đô thị trong quá trình
đô thị hóa.
- Luận văn làm rõ lịch sử hình thành, phát triển và phục dựng bức tranh
đô thị hóa ở một địa phương cụ thể, trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước với những dấu ấn đậm nét về các kết quả đạt được cùng những
tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa.
- Luận văn bước đầu đưa ra những phân tích đánh giá, khánh quan về
đặc điểm, tác động của quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh, để từ đó
có cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới.
- Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy
lịch sử đô thị Việt Nam và lịch sử huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa ở thị trấn
Hương Canh giai đoạn 1995 - 2015. Trong chương này, trên cơ sở phân tích
các yếu tố về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, và đặc điểm kinh tế - xã hội
Hương Canh trước năm 1995 và lịch sử hình thành cùng những chính sách
quản lý, phát triển đô thị của Đảng và Nhà nước, luận văn nhằm làm rõ các
điều kiện thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa của thị
trấn Hương Canh.

10



Chương 2: Những biểu hiện của quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương
Canh giai đoạn 1995- 2015. Nội dung chương này tập trung làm rõ sự biến
đổi của thị trấn Hương Canh trên các phương diện chủ yếu như: tổ chức
không gian đô thị, cơ sở hạ tầng đô thị, tổ chức quản lý đô thị, kinh tế, văn
hóa – xã hội. Qua đó, bức tranh về quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh
trong 20 năm sẽ được phục dựng tương đối toàn diện.
Chương 3: Một số nhận xét về quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương
Canh giai đoạn 1995 - 2015. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tế, trong
chương này, tác giả luận văn sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá về đặc điểm,
tác động của quá trình đô thị hóa ở thị trấn Hương Canh trong 20 năm qua và
nêu ra những vấn đề đặt ra cho quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị trong các
giai đoạn tiếp theo.

11


Chƣơng 1
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
Ở THỊ TRẤN HƢƠNG CANH GIAI ĐOẠN 1995 -2015
1.1.Lịch sử hình thành thị trấn Hƣơng Canh
Theo tài liệu ghi chép của nhà giáo Nguyễn Quý Đôn viết về “Tổng
quan về ba làng Cánh”, Thị trấn Hương Canh xưa vốn là ba làng Kẻ Cánh. Kẻ
Cánh là tên nôm cổ của Hương Canh. Địa danh bắt nguồn từ tên giống lúa ở
địa phương. Thứ lúa có hai tia nhọn ở hai bên hạt thóc. Người ta gọi hai tia
nhọn ấy là Cánh và hạt thóc có tên Gié Cánh đã tạo thành tên ba làng: Hương
Canh, Ngọc Canh, Tiên Canh. Cả ba cái tên: Hương Canh, Ngọc Canh và
Tiên Canh đều xuất phát từ cách phiên âm chữ Cánh mà ra, đồng thời lột tả
tính chất của hạt lúa: hạt lúa thơm, hạt lúa đẹp, hạt lúa sớm.
Vùng đất Hương Canh có từ trước thế kỷ X. Khi đó Ngô Quyền chuẩn

bị đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Vùng chiêm trũng Hương Canh
và sông Cà Lồ rất tiện cho việc giấu quân và luyện tập thủy chiến. Lúc đó
Hương Canh còn trong trạng thái hoang rậm, với những cánh đồng có nhiều
dã thú nương náu như: Đồng Hổ, Đồng Sậu, Đồng Mọi...
Thoạt đầu, cư dân Hương Canh sinh sống thành từng chòm trên những
vùng gò đồi thấp, dần dần dân số phát triển. Sau vài thế kỷ, dân cư tập trung
đông hơn, từ Hương Canh tách ra thành một làng nữa gọi là Ngọc Canh. Sang
đầu thế kỷ XVII, từ Hương Canh, Ngọc Canh lại hình thành thêm một làng
thứ ba lấy tên là Tiên Canh hay còn gọi là Tiên Hường. Tuy có ba làng Kẻ
Cánh nhưng vẫn gọi chung là Hương Canh.
Năm 1706, Hương Canh thuộc về huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn
Sơn Tây. Năm 1810, Hương Canh thuộc về huyện Yên Lãng, phủ Tam Đới,
trấn Sơn Tây. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà Nguyễn bãi bỏ tổng

12


trấn Bắc Thành, các trấn trong nước đều đổi làm tỉnh. Lúc đó Hương Canh
thuộc huyện Bình Tuyền, phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Vào thời Pháp
thuộc ngày 6/1/1890, toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh
Vĩnh Yên lần thứ nhất. Xã Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên được chọn
làm nơi đặt tỉnh lỵ, cho nên trước đây, dân gian vẫn thường gọi tỉnh Vĩnh Yên
là tỉnh Cánh.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ngày 12/2/1950, thi hành Nghị
định số 03/TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,
hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện Bình
Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên, sau đó
đổi tên là xã Tam Canh.
Tháng 3 năm 1968, thi hành Nghị quyết số 504-NQ/TVQH tiến hành hợp
nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Lúc đó xã Tam Canh

có năm thôn: Đại Đồng, Hương Canh, Ngọc Canh, Tiên Canh, Thắng Lợi.
Trong thời gian hợp nhất tỉnh, theo quyết định số 178/QĐ của chính phủ
ngày 5/7/1997, huyện Bình Xuyên hợp nhất với huyện Yên Lãng thành huyện
Mê Linh, lúc này xã Tam Canh thuộc huyện Mê Linh.
Sau đó, thi hành Nghị quyết kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 6 và thông
báo số 13/TBTW của Trung ương ngày 14/12/1978, huyện Bình Xuyên tách
khỏi huyện Mê Linh để hợp nhất với huyện Tam Dương thành huyện Tam
Đảo. Khi đó Tam Canh thuộc huyện Tam Đảo.
Ngày 22/11/1995 thị trấn Hương Canh được thành lập trên cơ sở dân số
và diện tích xã Tam Canh cũ và vẫn thuộc huyện Tam Đảo.
Đến ngày 9/6/1998, theo nghị quyết số 36/1998/NĐ-CP của chính phủ,
huyện Tam Đảo được chia thành hai huyện Tam Dương và Bình Xuyên như
trước và lúc này thị trấn Hương Canh trở thành huyện lỵ của Bình Xuyên,
tỉnh Vĩnh Phúc cho tới ngày nay.

13


Như vậy, có thể thấy, lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất
Hương Canh đã trải qua nhiều giai đoạn với những thay đổi đơn vị hành chính
và vai trò của nó trong mối quan hệ với các địa phương trong vùng. Tuy
nhiên, có một điểm đáng lưu ý là nơi đây đã từng là trung tâm hành chính,
tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Yên dưới thời Pháp thuộc. Điều này phần nào nói lên vị
trí quan trọng của vùng đất Hương Canh.
1.2. Điều kiện địa lý tự nhiên
1.2.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Hương Canh là huyện lỵ của huyện Bình Xuyên, có vị trí quan
trọng: là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện, nằm dọc theo quốc lộ
2, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào
Cai. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 45 km về phía Nam, nằm giữa hai đô thị

lớn là thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên. Phía Bắc giáp với xã Quất
Lưu và xã Tam Hợp. Phía Đông giáp với xã Sơn Lôi. Phía Nam giáp với xã
Đạo Đức. Phía Tây giáp với xã Tân Phong.
Như vậy, Hương Canh có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế, giao lưu hàng hóa và phát triển ngành dịch vụ. Đó là điều kiện thuận
lợi để Hương Canh thực hiện quá trình đô thị hóa và trở thành trung tâm mới
của thị xã Bình Xuyên trong tương lai.
1.2.2. Điều kiện tự nhiên
* Địa hình, đất đai
Thị trấn Hương Canh có địa hình tiếp giáp giữa trung du và đồng bằng,
địa hình phần lớn là vùng đồi gò có độ dốc cấp 2 (8 -15 độ). Đất đai của thị
trấn được hình thành từ nhiều loại đá vụn khác nhau, với độ dốc vừa phải, do
đó đất đai của thị trấn có tiềm năng cho việc trồng cây ăn quả, trang trại vườn,
cây công nghiệp ngắn ngày.
Bên cạnh đó, đất đai của thị trấn tương đối thuận lợi cho phát triển

14


công nghiệp và du lịch do có lợi thế về vị trí địa lý và độ chênh lệch của địa
hình không lớn, tạo nên những trung tâm địa hình bằng phẳng thuận lợi cho
việc xây dựng các công trình nhà ở, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và bố trí
cảnh quan đô thị, tạo điều kiện cho quá trình đô thị hóa phát triển.
Đất đai ở Hương Canh được hình thành từ nhiều nguồn đá vụn khác
nhau đã tạo nên sự đa dạng về loại đất trên địa bàn thị trấn. Các loại đất chính
có thể kể đến như: đất phù sa, đất gray chua điển hình, đất mới biến đổi và đất
loang lổ. Sự đa dạng về đất cũng tạo nên sự phong phú về các loại cây trồng.
Đồng thời thị trấn có loại đất sét xanh thích hợp phát triển nghề gốm, đóng
gạch ngói, đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân phát triển ngành tiểu thủ
công nghiệp.

Theo số liệu thống kê năm 2015 thì tổng diện tích đất tự nhiên của thị
trấn Hương Canh là 995,15 ha, giảm 11,27 ha so với năm 2001 do đo đạc lại
bản đồ địa chính. Hầu hết các diện tích đất đã được đưa vào khai thác sử dụng
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn. Hiện trạng sử
dụng và cơ cấu các loại đất trên địa bàn thị trấn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1. Hiện trạng cơ cấu đất đai ở thị trấn Hƣơng Canh (2011 -2015)
Năm 2001
Loại đất

Năm 2010

Năm 2015

Diện
tích
(ha)
1006,4

Tỷ lệ Diện
(%)
tích
(ha)
100
995,15

Tỷ lệ Diện
(%)
tích
(ha)
100

995,15

Tỷ lệ
(%)

Đất nông nghiệp

677,08

67,28

587,94

59,08

572,27

57,5

Đất phi nông
nghiệp

314,59

31,26

398,25

40,02


414,26

41,63

Đất chƣa sử dụng

14,75

1,47

8,96

0,90

8,62

0,87

Tổng diện tích đất
tự nhiên

100

Nguồn: Thống kê của Phòng tài nguyên và môi trường huyện Bình Xuyên

15


Qua bảng số liệu trên ta thấy đất đai của thị trấn Hương Canh trong giai
đoạn 1995-2015 có nhiều biến động. Tình hình biến động diễn ra theo xu

hướng giảm dần diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng, tăng dần diện
tích đất phi nông nghiệp do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Trong đó
diện tích đất phát triển cơ sở hạ tầng, đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp, đất xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh, đất ở đô thị có xu
hướng tăng và đặc biệt diện tích đất khu công nghiệp tăng mạnh do việc hình
thành các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thị trấn.
Bảng 1.2: Diện tích sử dụng đất theo quy hoạch ở thị trấn Hƣơng Canh
từ năm 2011 đến năm 2015
STT

Chỉ tiêu



Tổng diện tích tự nhiên

Diện tích đến các năm
2010

2011

2012

2013

2014

2015

995,15 995,15 995,15 995,15 995,15 995,15


1

Đất nông nghiệp

NNP

587,94 582,98 582,31 568,76 564,26 540,75

1.1

Đất lúa nước

DLN

469,80 466,58 466,07 453,16 449,16 428,60

LUC

373,99 370,77 370,26 357,35 353,35 333,83

Trong đó: Đất chuyên
trồng lúa nước
1.2

Đất trồng cây hàng năm
còn lại
HNK

13,24


13,18

13,02

12,85

12,35

11,95

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

43,73

43,64

43,64

43,64

43,64

43,64

1.4


Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

61,17

59,58

59,58

59,11

59,11

56,56

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

398,25 403,21 403,88 417,43 421,93 445,44

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ
quan công trình sự nghiệp CTS


9,09

9,09

9,09

9,09

9,09

9,09

2.2

Đất quốc phòng

CQP

0,47

0,47

0,62

0,62

0,62

0,62


2.3

Đất an ninh

CAN

0,67

0,67

0,67

0,67

0,67

0,67

2.4

Đất khu công nghiệp

SKK

79,17

79,17

79,17


90,73

90,73

90,73

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh
doanh
SKC

29,10

30,05

30,05

30,81

31,11

31,11

Đất sản xuất vật liệu xây
SKX
dựng, gốm sứ

0,5


0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Đất cho hoạt động khoáng
sản
SKS

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

2.6

2.7


16


2.8

Đất di tích danh thắng

DDT

0,18

0,18

0,18

0,18

0,18

0,18

2.9

Đất bãi thải, xử lý chất
thải
DRA

0,10

0,10


0,10

0,60

0,60

0,60

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

1,06

1,06

1,06

1,06

1,06

1,06

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa


NTD

8,50

8,50

8,50

8,50

8,50

12,33

2.12

Đất có mặt nước chuyên
dùng
MNC

23,91

23,89

23,89

22,85

22,85


22,25

2.13

Đất sông, suối

SON

40,89

40,87

40,87

40,87

40,87

37,82

2.14

Đất phát triển hạ tầng

DHT

139,34 143,57 144,09 145,31 146,21 149,04

2.15


Đất ở tại đô thị

ODT

65,37

65,19

65,09

65,64

68,94

89,44

3

Đất chƣa sử dụng

CSD

8,96

8,96

8,96

8,96


8,96

8,96

4

Đất đô thị

DTD

995,15 995,15 995,15 995,15 995,15 995,15

Nguồn: Thống kê phòng tài nguyên và môi trường huyện Bình Xuyên
Qua bảng số liệu trên ta thấy, diện tích sử dụng đất của thị trấn Hương
Canh qua các năm có sự thay đổi. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng
giảm bao gồm đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm,
đất nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất phi nông nghiệp ngày càng tăng.
Nguyên nhân là do quá trình đô thị hóa của thị trấn Hương Canh diễn ra ngày
càng mạnh, diện tích đất cho nhu cầu đô thị hóa tăng đó là đất cho xây dựng
các khu công nghiệp, đất phát triển cơ sở hạ tầng: đất cơ sở giáo dục, y tế, đất
nhà ở đô thị...
Nhìn chung, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn thị trấn
theo hướng tích cực và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo
hướng CNH - HĐH.
*Khí hậu
Thị trấn Hương Canh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng
ẩm và mưa nhiều. Khí hậu được chia làm bốn mùa rõ rệt là mùa Xuân, mùa
Hạ, mùa Thu và mùa Đông, trong đó mùa Xuân và mùa Thu là hai mùa
chuyển tiếp với thời gian không dài.

Lượng mưa tập trung vào tháng 6, tháng 7, tháng 8, trong thời gian này

17


lượng mưa đã chiếm 50% lượng mưa cả năm, có những trận mưa to gây ngập
úng cục bộ cùng với việc nước đầu nguồn tràn về các sông, suối đã gây nên
úng lụt. Mưa ít vào tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 23 – 25oC, nhiệt độ cao nhất là 39oC,
nhiệt độ thấp nhất là 7oC.
Độ ẩm không khí trung bình là 85%.
Gió theo hai mùa chính trong năm là:
Mùa Hạ: Gió mùa Đông Nam thịnh hành thổi từ tháng 3 đến tháng 10
hàng năm.
Mùa Đông: Gió mùa Đông Bắc thịnh hành thổi từ tháng 11 đến tháng 2
năm sau.
Khí hậu có tính chất theo mùa đã tạo nên khả năng bố trí cây trồng theo
vụ, nhưng phải khắc phục điều kiện trước tiên do thời tiết gây ra tại các thời
điểm và thời gian nhất định.
Với khí hậu ổn định như vậy, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
cũng như điều kiện sinh hoạt, cuộc sống của dân cư.
*Sông ngòi, thủy văn
Hương Canh được bao bọc bởi dòng sông Cánh uốn khúc chữ “U”, sông
Cánh đem nước từ Tam Đảo chảy qua Thổ Tang (Vĩnh Tường) đổ nước vào
Đầm Vạc (Vĩnh Yên), chảy qua các xã Bình Định, Định Xá, Thanh Lãng, đổ
xuôi về sông Cầu qua Khả Do, Sơn Lôi (đoạn sông này còn có tên gọi là sông
Nam Viêm) sông này xưa có tên là Cà Lồ, đoạn qua Hương Canh gọi là sông
Cánh. Bởi vậy mà xưa Hương Canh đươc khắc họa bởi hai câu thơ chữ hán:
“Nhất điều thạch lộ thông Tam Đảo
Tứ diện giang khung tỏa Nhị Kiều”

(Nghĩa là: Một con đường đắp cao bằng đá chạy suốt từ dãy núi Tam
Đảo. Bốn mặt sông đóng khung, khóa lại bởi hai cây cầu).

18


Khi xưa chưa có đê, sông Cánh là nguồn cung cấp phù sa chủ yếu cho
cánh đồng Hương Canh. Sông không chỉ là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho
nông nghiệp trồng lúa mà còn là hệ thống giao thông đường thủy trọng yếu
thúc đẩy giao thương buôn bán với các vùng miền. Đây là tuyến đường vận
chuyển đồ gốm, gạch ngói của các lò thủ công nơi đây đi khắp nơi trong cả
nước và là nơi đến của các mặt hàng như: vôi ở Ninh Bình, tre, gỗ, mây ở
Yên Bái, chè ở Phú Thọ, lá dong ở Hà Giang... Chính từ những dòng sông
này, xưa kia lau lách đìu hiu, sậy lác rậm rạp, Ngô Quyền đã từng luyện quân
ở đây, để chuẩn bị cho chiến dịch Bạch Đằng Giang. Chính vì thế, Hương
Canh mới có lễ hội Kéo Song, thực ra là luyện cách thức kéo thuyền
Sông Cánh cùng với hệ thống kênh Liễn Sơn và các ao, hồ trên địa bàn
thị trấn là nguồn cung cấp nước mặt cho thị trấn để phục vụ cho hoạt động tưới
tiêu trong nông nghiệp và các hoạt động sinh hoạt sản xuất khác của dân cư.
Ngoài ra Hương Canh còn có nguồn nước ngầm với trữ lượng phong phú,
có nhiều tầng chứa nước, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người
dân. Lượng nước sinh hoạt trong dân từ giếng khơi có thể khai thác khoảng
30.000 - 35.000 m3/ngày đêm. Chất lượng nước khá tốt, hiện vẫn đảm bảo đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải có
phương hướng sử dụng hợp lý, bảo vệ nguồn nước một cách bền vững.
1.3. Đặc điểm kinh tế và văn hóa - xã hội thị trấn Hƣơng Canh
trƣớc năm 1995
1.3.1. Đặc điểm kinh tế
Trước năm 1995, Hương Canh là một xã thuần nông. Phần lớn dân số
trong xã tập trung ở khu vực ngoại thị, công việc chính của người dân trong

xã là nghề nông. Vì vậy, kinh tế ở Hương Canh chủ yếu là nền kinh tế nông
nghiệp. Sau năm 1976 kinh tế nông nghiệp Hương Canh gặp nhiều khó khăn:
cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu, đồng đất manh mún, thiên nhiên có nhiều

19


×