BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG
QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN
THANH LÃNG, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH
Hà Nội - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG
KHÓA: 2013 - 2015
QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN
THANH LÃNG, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý đô thị & công trình
Mã số: 60.58.01.06
Luận văn thạc sỹ quản lý đô thị & công trình
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. VŨ THỊ VINH
Hà Nội - 2015
i
Lời cảm ơn
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học kiến trúc Hà Nội, các
thầy cô giáo, cán bộ khoa sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt khoá học.
Xin trân trọng cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ đã nhiệt tình giảng
dạy, cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn đến cô giáo PGS.TS. Vũ Thị Vinh đã tận tâm
hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới các Sở ban ngành của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện
Bình Xuyên, thị trấn Thanh Lãng đã cung cấp số liệu và giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu cũng như thời gian làm luận văn
tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
HỌC VIÊN
Nguyễn Hồng Phương
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu luận văn này là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Hồng Phương
iii
MỤC LỤC
Phần Mở Đầu ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài ....................................... Error! Bookmark not defined.
2. Mục đích nghiên cứu ................................. Error! Bookmark not defined.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............ Error! Bookmark not defined.
4. Phương pháp nghiên cứu.......................... Error! Bookmark not defined.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Error! Bookmark not defined.
6. Giải thích từ ngữ......................................... Error! Bookmark not defined.
7. Cấu trúc luận văn ...................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT THỊ TRẤN THANH LÃNG, HUYỆN BÌNH XUYÊN ......... Error!
Bookmark not defined.
1.1. Thực trạng công tác quản lý Hạ tầng kỹ thuật các thị trấn của Huyện Bình
Xuyên .............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Giới thiệu chung về huyện Bình Xuyên ... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật các thị trấn của huyện Bình Xuyên: ... Error!
Bookmark not defined.
1.1.3. Đánh giá chung về công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật các thị trấn của
huyện Bình Xuyên. .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình
Xuyên .............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Giới thiệu khái quát thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên .......... Error!
Bookmark not defined.
1.2.3. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Thanh Lãng. .............. Error!
Bookmark not defined.
iv
1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thị trấn
Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên.................. Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thị trấn Thanh
Lãng, huyện Bình Xuyên. ................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại thị
trấn Thanh Lãng............................................... Error! Bookmark not defined.
1.4. Đánh giá chung về công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thị
trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên. ......... Error! Bookmark not defined.
1.4.1. Về ưu điểm. ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Các mặt còn tồn tại:............................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HẠ TẦNG
KỸ THUẬT THỊ TRẤN THANH LÃNG, HUYỆN BÌNH XUYÊN .. Error!
Bookmark not defined.
2.1. Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật và quản lý đối với hạ tầng kỹ thuật
đô thị ............................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Đặc tính của hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. ........... Error!
Bookmark not defined.
2.1.3. Các yêu cầu về quản lý ......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống HTKT.
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Các cơ sở pháp lý về quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị.................. Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Các văn bản pháp luật hướng dẫn Quản lý hệ thống HTKT đô thị do
nhà nước ban hành. ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Các văn bản của Tỉnh Vĩnh Phúc. ......... Error! Bookmark not defined.
v
2.3. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong lĩnh vực quản lý hạ tầng
kỹ thuật đô thị................................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Kinh nghiệm của thế giới: ..................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Kinh nghiệm của Việt Nam. ................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN
THANH LÃNG, HUYỆN BÌNH XUYÊN ...... Error! Bookmark not defined.
3.1. Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quản lý hạ
tầng kỹ thuật trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên:
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Hoàn thiện đồng bộ hệ thống giao thông liên xã, thị trấn và đường giao
thông nội bộ trong thị trấn............................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Hoàn thiện khớp nối hệ thống thoát nước thải và nước mưa khắc phục
ngập úng cục bộ: ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Đề xuất giải pháp quản lý rác thải và vệ sinh môi trường trên địa bàn thị
trấn Thanh Lãng. ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Đề xuất cơ chế chính sách quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên địa
bàn thị trấn Thanh Lãng: ............................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Đề xuất bổ sung, điều chỉnh các văn bản pháp luật liên quan đến quản
lý và xây dựng HTKT. .................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Đề xuất cơ chế chính sách thu hút đầu tư xây dựng hệ thống HTKT trên
địa bàn thị trấn Thanh Lãng. ........................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Đề xuất thành lập Ban Giám sát HTKT thị trấn Thanh Lãng. ....... Error!
Bookmark not defined.
3.3. Giải pháp xã hội hóa và huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hạ
tầng kỹ thuật trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng: Error! Bookmark not defined.
vi
3.3.1. Xã hội hóa đầu tư xây dựng hệ thống đường nội bộ và hệ thống thoát
nước trên địa bàn thị trấn. ............................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, bảo dưỡng HTKT
trên địa bàn thị trấn. ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.3.3 Đề xuất mô hình nâng cao năng lực quản lý HTKT thị trấn Thanh Lãng
với sự tham gia của cộng đồng........................ Error! Bookmark not defined.
3.4. Giải pháp nâng cao trình độ, tăng cường trách nhiệm của cán bộ làm
công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật: .............. Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Tổ chức tập huấn cho lực lượng cán bộ chuyên trách về quản lý HTKT.
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của các cán bộ quản lý hành chính
cấp xã, thị trấn trong lĩnh vực quản lý HTKT. .. Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Tăng cường quyền hạn cho cán bộ thuộc UBND thị trấn trong việc thực
hiện giám sát xây dựng HTKT theo quy hoạch. Error! Bookmark not defined.
3.4.4. Nâng cao trách nhiệm cho các cán bộ thị trấn làm công tác quản lý
HTKT thông qua cơ chế tài chính. .................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................... Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận ...................................................... Error! Bookmark not defined.
2. Kiến nghị .................................................... Error! Bookmark not defined.
vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AFD
: Nguồn vốn Chính phủ Pháp
BOT
: Build - Operate - Transfer
CTR
: Chất thải rắn
CTRSH
: Chất thải rắn sinh hoạt
HTKT
: Hạ tầng kỹ thuật
HTX
: Hợp tác xã
HDV
: Hướng dẫn viên
NĐ - CP
: Nghị định chính phủ
TT - BXD
: Thông tư Bộ Xây dựng
NXB
: Nhà xuất bản
QCXDVN
: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
QCXD
: Quy chuẩn xây dựng
QĐ-TTg
: Quyết định Thủ tướng
UBND
: Ủy ban nhân dân.
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Thống kê chỉ tiêu các loại đường trong đô thị loại I
Mật độ của các loại đường giao thông trong khu đô thị
Trang
37
38
ix
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1.
Hình 1.2.
Hình 1.3.
Hình 1.4.
Hình 1.5.
Hình 1.6.
Hình 1.7.
Hình 1.8.
Hình 1.9.
Hình 1.10.
Hình 1.11.
Hình 1.12.
Hình 1.13.
Bản đồ hành chính huyện Bình Xuyên
Đường tỉnh 310 đi qua địa phận huyện Bình Xuyên
Đường kết nối giữa các tổ dân phố của thị trấn
Thanh Lãng
Đường kết nối giữa các tổ dân phố của thị trấn
Thanh Lãng
Trang
6
9
9
10
Hệ thống thoát nước thải của thị trấn Thanh Lãng
Bãi rác của một số tổ dân phố của thị trấn Thanh
Lãng
Bãi rác tại khu làng nghề của thị trấn Thanh Lãng
Bản đồ hành chính thị trấn Thanh Lãng
Đường ĐH.31 đoạn qua thi trấn
12
Cầu trên đường ĐH.31
Bãi trôn lấp rác tại khu làng nghề TDP Thống Nhất,
20
thị trấn Thanh Lãng
Trạm điện của thị trấn Thanh Lãng
Trạm phát sóng BTS tại thị trấn
14
15
18
20
22
23
24
Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật thị
Hình 1.14.
trấn Thanh Lãng
25
Mô hình quản lý khai thác sử dụng hệ thống đường
Hình 1.15.
Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 2.4.
Hình 3.1.
Hình 3.2.
Hình 3.3.
trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng
Người dân trong bộ quần áo vàng tham gia thu
gom rác ở Surabaya
Người dân tộc sinh sống tại thị trấn Sapa
Phố Cầu Mây- Trung tâm Thị trấn Sa Pa
Xe thu gom rác tại 1 điểm của thị trấn Sapa
Mặt cắt tuyến đường tỉnh 303 qua địa bàn thị trấn
Thanh Lãng
Mặt cắt điển hình tuyến đường nội bộ của thị trấn
Thanh Lãng
Bản đồ quy hoạch mạng lưới đường và bãi đỗ xe
28
56
57
59
61
63
65
67
x
Hình 3.4.
Hình 3.5.
Hình 3.6.
Hình 3.7.
Hình 3.8.
tĩnh của thị trấn Thanh Lãng
Dùng thùng nhựa để ủ rác chế biến phân vi sinh
Xe thùng thu gom thủ công có nắp đậy đảm bảo
điều kiện VSMT
Mô hình tổ chức quản lý của Ban Giám sát cộng
đồng HTKT thị trấn Thanh Lãng
Sơ đồ tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ
thống HTKT trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng
Mô hình tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn
Thanh Lãng
73
76
84
88
91
1
Phần Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Huyện Bình Xuyên được tái lập năm 1998, là một huyện Công nghiệp của
tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích 14.847,31 ha, dân số hiện nay là 111.252 người,
gồm 03 thị trấn và 10 xã trực thuộc. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, trong
những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá tại Bình Xuyên hiện nay đang diễn ra khá
nhanh chóng, nhiều dự án hạ tầng kỹ thuật đang được đầu tư xây dựng trên địa
bàn các thị trấn của huyện như: Thị trấn Hương Canh, thị trấn Gia Khánh, Thị
trấn Thanh Lãng...
Thị trấn Thanh Lãng nằm trong địa giới của huyện Bình Xuyên có vị
trí, ranh giới như sau:
- Phía Đông giáp xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên.
- Tây giáp Bình Định và thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc.
- Phía Nam giáp xã Văn Tiến và xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc.
- Phía Bắc giáp xã Tân Phong huyện Bình Xuyên và xã Thanh Trù
thành phố Vĩnh Yên.
Tổng diện tích của thị trấn là 969,93ha, quy mô dân số khoảng 14.885
người. Toàn thị trấn có 11 Tổ dân phố, có 01 Cụm Công nghiệp làng nghề và
05 khu hạ tầng kỹ thuật mới đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng.
Thị trấn Thanh Lãng được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt quy hoạch
chung đô thị năm 2006. Trong những năm qua do kinh phí đầu tư còn hạn chế
nên hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thị trấn chưa đồng bộ. Mạng lưới đường
toàn thị trấn chỉ có 25 km, đường nhỏ hẹp , tổ chức giao thông chưa tốt.... Hệ
thống thoát nước chưa đồng bộ nên khi mưa lớn là thị trấn bị úng ngập cục
bộ. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt cũng còn nhiều hạn chế , thị trấn
chưa huy động người dân làm phân loại rác thải tại nhà nên công tác thu gom
cũng gặp khó khăn.
2
Chính vì vậy, nghiên cứu, đề tài" Quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn
Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc " là rất cần thiết nhằm góp
phần hoàn thiện công tác quản lý kỹ thuật hạ tầng cho Thị trấn Thanh Lãng,
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và các thị trấn khác trong huyện
Bình Xuyên nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên những đánh giá thực trạng và cơ sở khoa học để đề xuất
những giải pháp giúp cho công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thị
trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc tốt hơn góp phần nâng
cao chất lượng sống của người dân trong thị trấn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật.
- Phạm vi nghiên cứu: Mạng lưới đường, hệ thống thoát nước, quản lý
chất thải rắn sinh hoạt, Thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả
nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên quan.
- Phương pháp hệ thống hoá, phân tích, so sánh, tổng hợp để đưa ra các
giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật của thị trấn Thanh Lãng cho phù hợp.
- Phương pháp Chuyên gia.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp trên dựa trên những đánh giá và
cơ sở khoa học để quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thị trấn Thanh Lãng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật của thị trấn Thanh Lãng nhằm xây dựng hạ tầng đồng bộ và hiện đại, mang
đặc thù riêng cho khu vực.
3
6. Giải thích từ ngữ
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. [10].
Theo luật Xây Dựng 2014 - Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô
thị bao gồm: Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu
sáng công cộng, cấp thoát nước, xử lý các chất thải, nghĩa trang; cây xanh công
viên và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị [10].
- Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị được xây dựng trên cơ sở của nhiều khoa
học chuyên ngành, bao gồm hệ thống các chính sách, cơ chế, biện pháp và
phương tiện được chính quyền Nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện và
kiểm soát quá trình tăng trưởng, phát triển đô thị, nhằm thực hiện một cách có
hiệu quả các mục tiêu dự kiến.
Cộng đồng: Là một nhóm người đặc trưng, sống ở một khu vực địa lý
được chỉ rõ, có văn hoá và lối sống chung, có sự thống nhất hành động chung để
cùng theo đuổi một mục đích [9].
Cộng đồng có thể là nhóm dân cư nhỏ (như cộng đồng dân cư phường,
xã, tổ chức dân phố, thôn, xóm) hoặc có thể là cộng đồng người địa phương, là
những người có quan hệ gần gũi với nhau, thường xuyên gặp mặt ở địa bàn sinh
sống và đều có chung nguyện vọng được tham gia vào các hoạt động ở địa
phương.
Sự tham gia của cộng đồng: Là một quá trình mà cả chính quyền và
cộng đồng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ
cho tất cả mọi người.
Mục tiêu tham gia của cộng đồng nhằm xây dựng năng lực cho đông đảo
người dân, để duy trì tốt việc quản lý khai thác và sử dụng công trình sau khi bàn
giao.
4
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn
có ba chương.
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật của thị trấn
Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hạ tầng kỹ thuật của thị
trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hạ
tầng kỹ thuật của thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên.
Phần kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Do quá trình chuyển đổi từ xã lên thị trấn nên HTKT trên địa bàn thị trấn
Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên chưa hoàn chỉnh, đang trong giai đoạn xây dựng
mới, nâng cấp và thiếu đồng bộ. Công tác quản lý HTKT trên địa bàn thị trấn còn
bất cập, chưa hiệu quả, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của đô thị. Do vậy, việc
nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HTKT trên địa
bàn thị trấn là rất cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay.
- Quản lý HTKT trên địa bàn thị trấn là công tác mang tính đặc thù, đa
ngành, khá phức tạp và có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của nhân
dân và sự phát triển kinh tế, văn hóa, chuẩn mực phân loại cấp bậc đô thị. Để
quản lý tốt HTKT trên địa bàn thị trấn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan từ UBND huyện Bình Xuyên, UBND thị trấn Thanh Lãng, chủ đầu
tư, ban quản lý dự án cho tới cộng đồng dân cư sống trên địa bàn thị trấn.
Trong đó, vai trò của dân cư trong tham gia hoạch định và giám sát xây dựng,
quản lý HTKT là rất quan trọng, cần được nâng lên.
- Để quản lý một cách có hiệu quả HTKT thị trấn Thanh Lãng, trong luận văn
này, tác giả đề xuất bốn nhóm giải pháp đồng bộ bao gồm: Đề xuất một số giải
pháp về kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quản lý hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thị trấn
Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên; Đề xuất cơ chế chính sách quản lý xây dựng hạ
tầng kỹ thuật trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng; Giải pháp xã hội hóa và huy động sự
tham gia của cộng đồng trong quản lý hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thị trấn Thanh
Lãng; Giải pháp nâng cao trình độ, tăng cường trách nhiệm của cán bộ làm công tác
quản lý hạ tầng kỹ thuật. Với bốn giải pháp trên cán bộ và cộng đồng tham gia quản
lý sẽ mang tính chuyên nghiệp và trực tiếp quản lý HTKT trên địa bàn thị trấn và là
đầu mối liên kết giữa các cơ quan quản lý của nhà nước, các cơ quan chuyên ngành,
các bên tham gia dự án về HTKT với UBND thị trấn sở tại.
95
2. Kiến nghị
Để công tác quản lý HTKT trên địa bàn thị trấn Thanh Lãng được hiệu quả
hơn, tác giả kiến nghị:
* Đối với Nhà nước và các cơ quan ban ngành, UBND tỉnh Vĩnh Phúc:
- Cần ban hành bổ sung hoàn thiện hoặc thay thế những cơ chế, chính sách
cũ không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay trên cơ sở nghiên cứu, rà soát,
đánh giá thực trạng HTKT và công tác quản lý HTKT trên địa bàn các thị trấn.
Nên phân định rõ và nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương,
đặc biệt UBND thị trấn trong công tác kiểm soát, đánh giá chất lượng, vận hành
và quản lý công trình thuộc HTKT, vận động và khuyến khích người dân tham gia
quản lý tốt HTKT.
- Xây dựng cơ chế chính sách xã hội hóa hợp lý nhằm huy động tối
đa nguồn lực trong đầu tư xây dựng, cải tạo và quản lý các công trình thuộc
HTKT đô thị.
- Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý hiệu quả từ tỉnh đến cơ sở đối
với hệ thống HTKT, phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của các tổ chức,
người dân đô thị cùng tham gia với chính quyền đô thị thực hiện công tác
quản lý HTKT. Tăng cường phối kết hợp trong quá trình thực hiện và quản
lý trước, trong và sau đầu tư giữa các chủ thể: Chính quyền đô thị (trong đó
có UBND thị trấn) - Chủ đầu tư - Đơn vị thi công - Người dân đô thị, nhằm
cân đối hài hòa giữa 3 yếu tố là trách nhiệm - lợi ích - nhu cầu, cùng hướng
tới mục tiêu chung là phát triển đô thị bền vững.
- Khuyến khích đưa vào ứng dụng trong thực tế các thành tựu
KHKT về quản lý HTKT, áp dụng công nghệ tự động hóa trong quản lý
để nâng cao hiệu quả công tác. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về
công tác quản lý HTKT cho cán bộ chuyên môn. Tổ chức tuyên truyền sâu
96
rộng trong cộng đồng dân cư về công tác quản lý HTKT, đặc biệt về các
cơ chế chính sách xã hội hóa công tác này.
* Đối với UBND huyện Bình Xuyên:
- Cần phân cấp công tác quản lý HTKT cho UBND các xã, thị trấn. Một
mình Phòng Công thương không đủ cán bộ để quản lý HTKT trên địa bàn huyện.
- Khuyến khích UBND các xã, thị trấn thành lập các Ban quản lý, giám sát
HTKT trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần có cơ chế về tài chính thỏa đáng và đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác quản lý HTKT.
* Đối với các chủ đầu tư, đơn vị tham gia xây dựng, cải tạo và vận hành hệ
thống HTKT: Cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác đầu tư,
thi công, quản lý, vận hành và bảo trì HTKT đô thị, tuân thủ nghiêm các quy định
hiện hành của pháp luật, đặc biệt, cần tôn trọng ý kiến tham gia, sự giám sát của
cộng đồng dân cư trong tất cả các khâu.
* Đối với cộng đồng dân cư sống trên địa bàn các xã, thị trấn: UBND
thị trấn cần xây dựng quy định để huy động sự tham gia tích cực của nhân dân
vào tất cả các khâu trong công tác quản lý hệ thống HTKT, từ khi lập dự án
quy hoạch, thi công, vận hành, sửa chữa… Coi đó vừa là nghĩa vụ vừa là
quyền lợi của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng, QCVN 01:2008/BXD (2008), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về quy hoạch xây dựng, Hà Nội.
2. Bộ Xây dựng, QCVN 07:2010/BXD (2010), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, Hà Nội.
3. Bộ Xây dựng, TCXDVN 104 - 2007 (2008), Đường đô thị - Yêu cầu
thiết kế, Hà Nội.
4. Bùi Xuân Cậy (2009), Đường đô thị và tổ chức giao thông, Đại học Giao
thông Vận tải, Hà Nội.
5. Nguyễn Thế Bá, Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, Nhà xuất bản
Xây dựng.
6. Lâm Quang Cường (2005), Tài liệu bài giảng Giao thông đô thị và quy
hoạch đường phố, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
7. Lê Anh Đức – Trần Thị Việt Hà – Trần Thị Sen (2009), Quy hoạch giao
thông đô thị, Trường Đại học Kiến tTrúc TP.Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Khải (2004), Đường và giao thông đô thị , NXB Xây dựng.
9. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày
17/6/2009.
10. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
11. Chính phủ (2005), Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của
Chính phủ về Quy hoạch xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 18/2/2005.
12. Chính phủ (2010), Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm
2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2010.
13. Chính phủ (2014), Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm
2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
14. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/2/2008
của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn Quản lý đường đô thị, có hiệu lực thi hành từ
ngày 23/3/2008.
15. Bộ Giao thông( 2011), Thông tư số 39/2011/BGTVT ngày 18/5/2011
của Bộ Giao thông Vận tải về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về
quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực thi hành từ
ngày 02/7/2011.
16. Nguyễn Hồng Tiến (2011), Quy hoạch và Hạ tầng kỹ thuật đô thị, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
17. Viện quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc (2014), Quy hoạch vùng tỉnh phía
Tây, Nam, Bắc tỉnh Vĩnh Phúc.
18. Vũ Thị Vinh (2001), Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị, NXB
xây dựng Hà Nội.
19. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày
26/10/2011 về Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
20. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày
20/01/2012 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2020.
21. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Quyết định số 3879/QĐ-UBND ngày
29/12/2014 về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch cấp nước đô thị Vĩnh Phúc
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
22. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Quyết định số 3880/QĐ-UBND ngày
29/12/2014 về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch thoát nước đô thị Vĩnh Phúc
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
23. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Quyết định số 4108/QĐ-UBND ngày
31/12/2010 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình
Xuyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
24. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Quyết định số 3369/QĐ-UB ngày
11/12/2006 về Quy hoạch chung đô thị Thanh Lãng đến năm 2020.
25. Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị:
Chính phủ Việt nam
: www.chinhphu.gov.vn
UBND tỉnh Vĩnh Phúc
: www.vinhphuc.gov.vn
Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc
: www.skhdt.vinh phuc.gov.vn
Sở Xây dựng Vĩnh Phúc
: www.soxd.vinhphuc.gov.vn
Sở Công thương Vĩnh Phúc
:www.soctvp.gov.vn
Sở Giao thông Vận tải Vĩnh Phúc
:www.sogtvt.vinhphuc.gov.vn