Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Thực hiện chính sách phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt từ thực tiễn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN DUY THẮNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chun ngành: Chính sách cơng
Mã số: 60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐỖ PHÚ HẢI

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết
luận khoa học của luận văn chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tên tác giả

NGUYỄN DUY THẮNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1


Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển dịch
vụ vận tải hành khách cơng cộng....................................................................... 9
1.1. Khái niệm chính sách phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt .......................................................................................................... 9
1.2. Nội dung chính sách phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt hiện nay .................................................................................................... 12
1.3. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển dịch vụ vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt ................................................................................................. 20
1.4. Trách nhiệm của chủ thể thực hiện chính sách .............................................. 25
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển .......................... 27
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển dịch vụ vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt từ thực tiễn thành phố Hà Nội ............. 31
2.1. Kết quả thực hiện mục tiêu chính sách phát triển dịch vụ vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Hà Nội ........................................... 31
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển dịch vụ vận tải hành
khách cơng cộng bằng xe buýt tại Hà Nội ............................................................ 36
2.3. Đánh giá chung về tổ chức thực hiện chính sách dịch vụ vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội ............................................................ 62
Chương 3: Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển dịch vụ
vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội .................................. 66
3.1. Mục tiêu thực hiện chính sách phát triển dịch vụ vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt ................................................................................................. 66
3.2. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển dịch vụ vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội ............................................................ 67
3.3. Giải pháp tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ........................................... 73
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 79
Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................. 81
DANH MỤC CÁC BẢNG



Bảng 2.1.1.a.
Bảng 2.1.1.b.
Bảng 2.1.1.c.
Bảng 2.1.1.d.

Khối lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt tại Hà Nội (Giai đoạn 2011 - 2015)
Hiện trạng các tuyến xe buýt trên địa bàn Hà Nội
(Giai đoạn 2011 - 2015)
Kinh phí hỗ trợ chi phí hoạt động trên các tuyến xe
buýt tại Hà Nội (Giai đoạn 2011 - 2015)
Hiện trạng phương tiện vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt tại Hà Nội (Giai đoạn 2011 - 2015)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

.......33
......33
......34
......34


ATGT
BGTVT
GTVT
GTCC
HK
NKT
NQ-CP

QĐ -UBND
QCVN
TP
UBND
VTHK
VTHKCC

Tiếng Việt
An tồn giao thơng
Bộ Giao thơng vận tải
Giao thông vận tải
Giao thông công cộng
Hành khách
Người khuyết tật
Nghị quyết Chính phủ
Quyết định Ủy ban nhân dân
Quy chuẩn Việt Nam
Thành phố
Ủy ban nhân dân
Vận tải hành khách
Vận tải hành khách công cộng

Tiếng Anh
GPS Global Positioning System
ITS Intelligent Transport System

Hệ thống định vị tồn cầu
Hệ thống giao thơng thơng minh



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang đơ thị hóa nhanh chóng, khơng gian và dân số tại các đô
thị tăng nhanh. Nhiều đô thị được mở rộng, các thành phố đang trở nên đông đúc
hơn. Cảnh quan đô thị ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
đang phát triển nhanh hơn nhiều so với tất cả các thành phố khác. Hai thành phố
này mở rộng thêm rất nhiều nhưng giao thơng vẫn cịn rất chật chội. Nếu chúng
ta cấm các phương tiện như vậy thì hàng triệu người sẽ khơng có việc làm, GDP
bị ảnh hưởng và nhiều vấn đề khác. Vận tải hành khách công cộng (VTHKCC)
bằng xe buýt hiện vẫn là phương thức vận tải công cộng chủ đạo tại Việt Nam
(cùng với các hình thức vận tải hành khách khác như taxi, xe ôm v.v...), ngay cả
đối với các đô thị loại đặc biệt như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh vẫn đang trong
giai đoạn xây dựng hệ thống đường sắt đô thị. Hiện nay, VTHKCC bằng xe buýt
tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã đáp ứng được 6% - 7% nhu cầu đi lại của
người dân, góp phần giảm ùn tắc và nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân.
Thông điệp đưa ra là ưu tiên cơ chế, chính sách phát triển vận tải hành
khách cơng cộng bằng xe bt nhưng ngồi trợ giá trực tiếp cho hành khách đi
xe buýt thì việc ưu tiên xây dựng nền tảng cho xe buýt ở Hà Nội hiện nay mới
chỉ dừng ở thơng điệp. Phó Chủ tịch chun trách Ủy ban An tồn giao thơng
Quốc gia Khuất Việt Hùng đưa ra số liệu chứng minh, năm 2001, Hà Nội có 197
xe buýt vận chuyển được 15 triệu lượt hành khách, đến nay, số lượng xe buýt đã
phát triển lên 1500 phương tiện, vận chuyển được 496 triệu lượt hành khách.
Như vậy trong vòng 15 năm số lượng xe buýt của thành phố đã tăng gấp 7,5 lần
còn số lượng hành khách vận chuyển được cao gấp hơn 30 lần. Đây là bước
nhảy ngoạn mục của xe buýt Thủ đô không chỉ về số lượng mà chất lượng dịch
vụ cũng không thua xe buýt của nhiều đô thị khác.
Thành phố Hà Nội là nơi tập trung dân số đơng, nơi diễn ra các hoạt động
nói chung cũng như hoạt động giao thơng vận tải nói riêng. Phương tiện giao
thông thuận tiện là cơ sở cho các hoạt động khác được thực hiện tốt và là điều
kiện quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hà Nội là thủ đô của Việt

Nam, nơi tập trung hầu hết các cơ quan của Đảng và Nhà nước, nơi diễn ra các

1


hoạt động ngoại giao quan trọng của đất nước. Do vậy việc sử dụng dịch vụ vận
tải hành khách công cộng là một nhu cầu cấp thiết, không thể tách rời với cuộc
sống của công dân thủ đô, tạo cảnh quan đơ thị. Những năm qua, Hà Nội đã có
những bước phát triển đáng kể về các dịch vụ vận tải, đặc biệt là dịch vụ vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh
tế, sức ép tăng dân số, sự gia tăng của các phương tiện giao thông cá nhân, sự
mất cân đối giữa mạng lưới giao thông và lưu lượng phương tiện tham gia, hạn
chế trong quản lý đô thị đã gây nên nạn ùn tắc giao thông, đặc biệt là ở giờ tan
tầm và tai nạn giao thông vẫn đang là vấn đề nan giải gây thiệt hại về kinh tế.
Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng và phát triển hệ thống vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt là rất cần thiết để giải quyết vấn đề nêu trên. Tuy
nhiên, hầu hết các cơ chế chính sách này mới chỉ tập trung vào việc mở rộng
mạng lưới và gia tăng số lượng phương tiện tham gia của VTHKCC. Bên cạnh
đó, một bộ phận hành khách tiềm năng như cơng chức, viên chức, nhân viên văn
phịng vẫn chưa sử dụng VTHKCC bằng xe buýt như phương thức đi lại hàng
ngày do nhiều bất cập về chất lượng dịch vụ, việc không đảm bảo thời gian,
lượng hành khách trong giờ cao điểm quá lớn v.v...
Thực tế, Thành phố chưa có quy hoạch tổng thể phát triển VTHKCC làm
cơ sở để triển khai phát triển các dự án đầu tư một cách đồng bộ mang tính hiệu
quả; Tính kết nối của hệ thống xe buýt với mạng lưới đường sắt hiện tại và qui
hoạch phát triển hệ thống đường sắt đơ thị cịn chưa cao.
Tại các nước có hệ thống vận tải hành khách công cộng phát triển, xe buýt
được ưu tiên vận hành trên đường dành riêng, điển hình như Thủ đơ Seoul của
Hàn Quốc , Singapore. Nhưng ở Hà Nội thì ngược lại, xe buýt đang “loay hoay”,
“vật lộn” giữa một rừng phương tiện”. Những khó khăn đó là:

- Đường dành riêng cho xe buýt hiện nay ở Thủ đô Hà Nội gần như bằng
con số không.
- Về điều kiện vận hành của xe buýt cũng không có tổ chức giao thơng ưu
tiên và phân làn cho xe buýt, làm giảm vận tốc lữ hành của phương tiện, kéo dài
thời gian đi lại của hành khách, hạn chế sức hấp dẫn.

2


- Xe bt cịn gặp khó khăn khác về hạ tầng như hạ tầng điểm đầu cuối
chưa đảm bảo an tồn giao thơng và điều kiện dịch vụ tối thiểu cho hành khách
và nhân viên phục vụ.
- Thiếu các điểm dừng đón trả khách trên tuyến. Đây chính là những
nguyên nhân quan trọng làm giảm khả năng thu hút người dân đi xe buýt.
- Giao thông trên hầu hết các tuyến phố theo hình thức hỗn hợp, xe máy đi
chung làn với ô tô, xe buýt. Trong điều kiện giao thông như vậy, người lái xe
buýt luôn trong trạng thái hết sức căng thẳng khi phải liên tục điều khiển xe buýt
chuyển làn. Có thể thấy rõ một vấn đề cơ bản là xe cộ không tuân thủ đèn giao
thông. Xe nào cũng muốn lao lên giành quyền đi, làm đơng cứng tồn bộ các
dịng xe.
- Một số thói quen của cả xã hội gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ùn
tắc giao thơng cần phải thay đổi: Thói quen đầu tiên là văn hóa tiểu thương.
Thói quen này là rào cản lớn nhất của các phương tiện công cộng. Một thói quen
khác cần phải thay đổi là chuyện đưa đón học sinh đi học. Khu vực cổng các
trường cấp 1, 2 là những nơi "bát nháo" nhất vào giờ cao điểm.
Trước tình hình đó, một số cơ chế chính sách được ban hành nhằm đưa ra
các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt. Tuy nhiên,
hầu hết các giải pháp mới chỉ giới hạn trong phạm vi một tuyến buýt hoặc một
đô thị chứ chưa có nghiên cứu tổng thể cho tồn bộ hệ thống VTHKCC bằng xe
buýt trên phạm vi toàn quốc. Cùng với đó là điều kiện hoạt động của VTHKCC

bằng xe buýt trong thời gian qua cũng như sắp tới có nhiều thay đổi (Đưa đường
sắt đô thị vào khai thác, các địa phương chủ yếu phát triển xe buýt nội tỉnh hoặc
buýt kế cận, các loại hình VTHK mới ứng dụng công nghệ thông tin như grab
car, grab bike v.v...).
Mặc dù đã đạt được những thành công vượt bậc cả về sản lượng và chất
lượng dịch vụ nhưng năm nay số người đi xe buýt ở Thủ đô giảm sút và đang
đứng trước nguy cơ tiếp tục giảm sút. Để xe buýt tiếp tục phát triển cần phải giải
quyết nhiều vấn đề, Trên cơ sở những số liệu thực tế, những tài liệu tham khảo
của chính sách, chủ trương phát triển giao thơng vận tải hành khách cơng cộng,
đó cũng là tính cấp thiết mà tác giả chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát
triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt từ thực tiễn thành
3


phố Hà Nội” là hết sức cần thiết, góp phẩn tổng kết những lý luận và đúc rút kết
quả thực tiễn để đưa ra những biện pháp xử lý nhằm góp phần cải thiện tình
trạng ùn tắc giao thơng, mang lại hiệu quả về mơi trường và kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đên chủ đề này đã có một số cơng trình nghiên cứu khoa học,
các bài viết được đăng tải như:
- Lâm Quang Cường, “Đề xuất các giải pháp khả thi hạn chế ách tắc giao
thông trên địa bàn thành phố Hà Nội (2005-2010)”;
- Đo lường và đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, những thành
tựu trên thế giới và ứng dụng ở Việt Nam, NXB Lao động;
- TS. Nguyễn Thị Doan (1996), Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị QG;
- Đoàn Dũng, “Tổ chức quản lý vận tải hành khách công cộng ở thủ đô Hà
Nội”, Luận văn Cao học, bảo vệ năm 1996, tại Học viện Chính trị Quốc gia HCM;
- Nguyễn Thanh Cao Huy, “Khuyến khích đầu tư phát triển vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt ở thủ đô Hà Nội”, Luận văn Cao học, bảo vệ năm
1998, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;

- TS. Nguyễn Đức Lợi, Giáo trình Khoa học quản lý, ĐH Công nghệ và
quản lý Hữu Nghị;
- Nguyễn Thị Hồng Mai (2014), Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống VTHKCC trong đô thị, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học GTVT;
- Đề tài khoa học cấp Thành Phố, MS: TC - ĐT/07.02-2. Các cơng trình
trên nghiên cứu ở các góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Song ở đây
tác giả nghiên cứu chủ đề ở góc độ kinh tế chính trị đi sâu làm rõ vị trí, vai trị
của nó trong đời sống của dân cư đô thị và đưa ra một số giải pháp chủ yếu phát
triển nó trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Vũ Thế Phú (1999), Quản Trị Học, ĐH Mở bán công - Thành phố Hồ
Chí Minh;
- Nguyễn Hồng Thái (1999), Những biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
vận tải hành khách bằng ô tô, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân Hà Nội;

4


- Vũ Qúy Trị, “Dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà
Nội”, Luận văn Thạc Sĩ kinh tế, bảo vệ năm 2006, tại Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh;
- Hội thảo “Nâng cao chất lượng và phát triển vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt ở Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm
2025 do Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Tổng Công ty Vận tải Hà Nội tổ
chức ngày 16/9. Thông điệp đưa ra là ưu tiên cơ chế, chính sách phát triển vận
tải hành khách cơng cộng bằng xe bt nhưng ngồi trợ giá trực tiếp cho hành
khách đi xe buýt thì việc ưu tiên xây dựng nền tảng cho xe buýt hiện nay mới
chỉ dừng ở thông điệp;
- Doddy Hendra Wijaya (2009), Study of service quality in public bus
transport: customer complaint danling and service standards design: Case study

TransJakarta bus way and varmlandstrafik AB bus, Karlstads University.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện chính
sách phát triển các loại hình dịch vụ VTHKCC nói chung và khảo sát, đánh giá
chính sách phát triển dịch vụ VTHKCC bằng xe bt ở Thủ đơ Hà Nội nói
riêng, luận văn làm rõ thực trạng hoạt động dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt ở
Hà Nội thời gian qua. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được và những vấn đề
còn tồn tại, đề xuất giải pháp chủ yếu về các chính sách để phát triển loại hình
dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực
hiện chính sách phát triển giao thơng VTHKCC từ thực tiễn thành phố Hà Nội,
nhằm phát triển hệ thống dịch vụ VTHKCC đa phương thức, hiệu quả, thân
thiện môi trường hấp dẫn hành khách chuyển từ các phương tiện cá nhân sang
sử dụng VTHKCC.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Vận dụng lý thuyết về chính sách công để nghiên cứu, phân tích, đánh giá
tính hình thực hiện chính sách phát triển dịch vụ VTHKCC ở Hà Nội mục tiêu,
giải pháp và cơng cụ, vai trị của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách, các
yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển dịch vụ
VTHKCC Hà Nội.

5


- Nghiên cứu cơ sở về chính sách phát triển dịch vụ VTHKCC; tổng quan
và nhận xét chính sách hiện hành về phát triển dịch vụ VTHKCC.
- Do đó, cần triển khai nghiên cứu xây dựng nhằm tập trung vào việc đưa ra
các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách VTHKCC bằng xe buýt.
- Luận văn đề xuất một số giải pháp về chính sách cụ thể nhằm phát triển
dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực hiện chính sách phát triển dịch vụ
VTHKCC bằng xe buýt từ thực tiễn thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Thủ Đô Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Năm 2011 đến 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận:
Luận văn nghiên cứu và vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành khoa
học xã hội, quản lý học và đô thị học, vận dụng phương pháp nghiên chính sách
cơng, đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách cơng về chu trình chính sách từ
hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh gia chính sách cơng có sự tham gia
của chủ thể chính sách. Kết hợp với các phương pháp chuyên ngành như phương
pháp so sánh, phân tích, chỉ số, toán học để nghiên cứu, thực hiện. Lý thuyết
chính sách cơng được soi sáng qua thực tiễn giúp hình thành lý luận về chính
sách chuyên ngành.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp thu thập
thống kê và so sánh được sử dụng và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn
liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm dữ liệu sơ cấp, thứ cấp, phương pháp
so sánh, phân tích, sử lý số liệu, tốn học, các văn kiện, Nghị quyết, Quyết định
của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở Trung ương và địa phương; các tài liệu, cơng
trình nghiên cứu, các báo cáo, thống kê của chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ
chức cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề chính sách phát triển
dịch vụ VTHKCC ở nước ta nói chung và thực tế thành phố Hà Nội nói riêng.
Đồng thời thu thập các tài liệu của các tổ chức và học giả quốc tế liên quan đến
đề tài trong thời gian qua.

6



Phương pháp thực địa: Khảo sát tình hình thực tế thực hiện chính sách vận
tải hành khách cơng cộng bằng xe buýt, hoạt động đô thị quy hoạch và quản lý
VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội. Ngoài ra: Đề tài nghiên cứu dựa theo
phương pháp luận nói chung của kinh tế chính trị, đặc biệt phương pháp trừu
tượng hóa khoa học, kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, điều tra, khảo sát thực tế để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Đề tài này cung cấp lý luận về thực hiện chính sách cơng để nghiên cứu góp
phần làm rõ một số vấn đề lý luận thực hiện chính sách VTHKCC làm cơ sở định
hình cho việc đề xuất các giải pháp chính sách dịch vụ vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đã ban hành.
- Làm rõ cơ sở lý luận về DVCC và dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt
trong những năm gần đây.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Cung cấp những vấn đề có tính thực tiễn trong việc vận dụng các lý thuyết
về chính sách công để xem xét giữa lý thuyết và thực tiễn về chính sách phát
triển dịch vụ VTHKCC tại Hà Nội. Thông qua việc thu thập các dữ liệu sơ cấp
và các dữ liệu thứ cấp, sử dụng các phương pháp và cơng cụ để đánh giá tình
hình phát triển VTHKCC nói chung và đánh giá thực trạng chính sách phát triển
đối với VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Từ đó
đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện các chính sách quản lý nhà nước trong
việc hỗ trợ và phát triển dịch vụ đối với VTHKCC bằng xe buýt.
- Đưa ra một số giải pháp có tính khả thi về chính sách nhằm phát triển
dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội.
- Góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học và thực tiễn cho các cơ
quan ban ngành quản lý dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại thành phố có hiệu
lực và hiệu quả trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đơ Hà Nội.
Đóng góp của đề tài:

- Phát triển hoạt động VTHKCC bằng xe buýt nhằm nâng cao thị phần đảm
nhận của loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hướng tiện

7


nghi, an tồn, nhanh chóng với chi phí hợp lý, xây dựng hình ảnh xe bt văn
minh, thân thiện, góp phần kiềm chế tiến tới giảm thiểu ùn tắc giao thông, tai
nạn giao thông và ô nhiễm môi trường;
- Đề ra một số chính sách nhằm phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt đảm bảo kết nối đến tất cả các khu vực có nhu
cầu đi lại và tăng độ bao phủ đến các khu vực có nhu cầu đi lại lớn. Đồng thời
kết nối thuận tiện với các cơng trình đầu mối (Nhà ga, sân bay, bến xe,…) và
các loại hình vận tải công cộng, cá nhân khác (Đường sắt đô thị, taxi, xe khách
tuyến cố định,…);
- Đề ra cơ cấu mức giá vé hợp lý, phù hợp với thu nhập của người dân.
- Từng bước nâng cao chất lượng và giảm tuổi đời đoàn phương tiện xe
buýt; chú trọng đổi mới đoạn phương tiện theo hướng hiện đại, tiện nghi, an
toàn; ưu tiên đầu tư phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi
trường và phương tiện hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận đến dịch vụ VTHKCC
bằng xe buýt;
- Có chính sách chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng (điểm đầu cuối, điểm
trung chuyển, điểm dừng, nhà chờ) phục vụ hoạt động VTHKCC bằng xe buýt
đảm bảo cự ly tiếp cận thuận tiện của hành khách và cung cấp đầy đủ thông tin
về hoạt động VTHKCC bằng xe buýt.
- Tiếp tục đề ra các chính sách nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học công
nghệ trong quản lý, điều hành và cung cấp thông tin dịch vụ. Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực quản lý điều hành; tăng cường đào tạo đội ngũ lái, phụ xe
theo hướng chuyên nghiệp hóa.
7. Cơ cấu của luận văn

Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết
cấu bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển
dịch vụ vận tải hành khách công cộng
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển dịch vụ vận tải
hành khách cơng cộng bằng xe buýt từ thực tiễn thành phố Hà Nội
Chương 3: Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển dịch
vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội
8


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG

1.1. Khái niệm chính sách phát triển dịch vụ vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt
Khái niệm Chính sách công được diễn đạt khái qt như sau: “Chính sách
cơng là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của nhà nước nhằm lựa
chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn
đề của xã hội theo mục tiêu xác định của đảng chính trị cầm quyền”(Đỗ Phú
Hải, 2012). Ở nước ta, chính sách cơng là chính sách của Nhà nước, là kết quả
của việc cụ thể hoá chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam thành
các quyết định, với mục tiêu, giải pháp và công cụ thực hiện cụ thể nhằm giải
quyết các vần đề thuộc chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, duy trì sự tồn tại và
phát triển của Nhà nước, phát triển kinh tế xã hội và phục vụ người dân. Chủ thể
ban hành chính sách là Nhà nước thông qua các cơ quan quyền lực, cơ quan
hành chính (Quốc hội, Chính phủ), các bộ ngành thực hiện chức năng quản lý
nhà nước. Chính sách công được biểu hiện bằng nhiều cấp độ khác nhau: Hiến
pháp, Luật, Nghị quyết, Nghị định, Quyết định. Mục đích cuối cùng là để phát

triển và quản lý sự phát triển của xã hội. Cấu trúc của chính sách gồm 3 bộ phận:
Quan điểm và định hướng chính sách; biện pháp thực hiện chính sách, các cơng
cụ của chính sách; mục tiêu mà chính sách hướng tới.
Vận tải là sản xuất vật chất thực hiện vận chuyển hàng hóa và người. Vận
tải được chia làm vận tải đường bộ (thường gọi tắt là vận tải bộ), vận tải đường
thủy (vận tải thủy), vận tải đường không và vận tải đường sông. Vận tải đường
bộ bao gồm tàu hỏa, ô tô và hệ thống đường sá. Do có một số đặc thù riêng nên
đôi khi được xem là một phương thức riêng biệt với vận tải đường bộ. Vận tải
thủy gồm vận tải đường biển và vận tải đường sông. Vận tải đường khơng sử
dụng máy bay. Các lĩnh vực có thể được chia thành cơ sở hạ tầng, phương tiện
và hoạt động. Giao thông vận tải là rất quan trọng vì nó cho phép thương mại
giữa người và người, điều này là điều cần thiết cho sự phát triển của nền văn

9


minh.Theo nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước có thể đưa ra khái niệm về
VTHKCC như sau:
Vận tải hành khách công cộng là một bộ phận cấu thành trong hệ thống
vận tải đơ thị, nó là loại hình vận chuyển trong đơ thị có thể đáp ứng khối lượng
lớn nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục theo
thời gian xác định, theo hướng và theo tuyến cố định trong từng thời kỳ nhất
định. Hành khách chấp nhận chi trả mức giá theo quy định.
Giao thông công cộng là hệ thống giao thông trong đó người tham gia giao
thơng khơng sử dụng các phương tiện giao thông thuộc sở hữu cá nhân. Các
dạng giao thông công cộng trong thành phố thường gặp bao gồm: Xe buýt, Taxi,
Tàu Hỏa.
Dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là tổng hợp các
yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu di chuyển của hành khách từ nơi này đến nơi
khác và các nhu cầu khác (trước, trong và sau quá trình di chuyển) nhằm phục

vụ cho q trình di chuyển (đúng thời gian, khơng gian, thuận tiện, an tồn
nhanh chóng, tạo cảm giác thoải mái...), phù hợp với công dụng vận tải hành
khách bằng xe buýt.
Từ các khái niệm trên, có thể chỉ ra “Chính sách phát triển dịch vụ
VTHKCC bằng xe buýt là tập hợp các quyết định có liên quan của nhà nước
nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện để giải
quyết vấn đề phát triển dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt".
Giao thông về cả nghĩa đen, nghĩa bóng đều là mạch máu nên chúng ta đảm
bảo chống ùn tắc nhưng giao thông vẫn di chuyển được bình thường đó mới là
hiệu quả và đây mới là bài toán cần đặt ra, bởi đây là mạch máu của nền kinh tế.
Vì vậy, VTHKCC có tầm quan trọng rất lớn đối với xã hội, nó là loại dịch vụ
thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của người dân - nhu cầu đi lại, là cơ sở đảm bảo chất
lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo trật tự xã hội nói chung và tạo điều
kiện cho các hoạt động kinh tế, hoạt động sản xuất, nhằm phát triển nền kinh tế xã hội. Hơn thế nữa, q trình phát triển của các đơ thị lớn trên thế giới đã khẳng
định xu thế giao thông công cộng từng bước thay thế giao thông cá nhân, giảm
mật độ phương tiện lưu thông trong đô thị, giải quyết nạn ách tắc và tai nạn giao
thông, đảm bảo trật tự an tồn giao thơng và mỹ quan đơ thị, phù hợp với mục

10


tiêu phát triển bền vững. Trên quan điểm kinh tế, phát triển VTHKCC sẽ tiết
kiệm chi phí cho xã hội, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia và đầu
tư cho cơ sở hạ tầng đô thị, tiết kiệm được vốn đầu tư cho đơ thị. Cịn đối với cá
nhân người dân thì giảm được thời gian đi lại, đảm bảo sức khoẻ và an toàn
đồng thời tiết kiệm chi phí đi lại cho nhân dân.
Chính sách phát triển dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt bao gồm chính sách
mang lại hiệu quả xã hội có Ưu điểm, như:
- VTHKCC bằng xe buýt có tính cơ động cao, ít cản trở, hịa nhập với
các loại hình vận tải giao thơng đường bộ khác. Có thể hoạt động trong điều

kiện khó khăn về đường sá, thời tiết nên có thể tiếp cận đến các vùng chưa có
hạ tầng phát triển một cách dễ dàng;
- Khai thác điều hành đơn giản, thuận lợi. Có thể nhanh chóng điều chỉnh
chuyến lượt, hành trình, dễ dàng thay xe trong thời gian ngắn mà không ảnh
hưởng hoạt động của tuyến;
- Khai thác hợp lý và kinh tế với dịng khách nhỏ và trung bình. Cũng có
thể tăng giảm chuyến đi khi số lượng hành khách thay đổi;
- VTHKCC bằng xe buýt có thể hoạt động ở những nơi độ dốc lớn mà
các hình thức VTHKCC bằng phương tiện bánh sắt khác không đi được;
- VTHKCC bằng xe buýt cho phép phân chia nhu cầu đi lại ra các tuyến
khác nhau trên cơ sở mạng lưới đường thực tế để điều tiết mức độ đi lại;
- Chi phí đầu tư ít vì có thể tận dụng được tuyến đường hiện có, chi phí
khai thác thấp hơn các loại hình khác, mang lại hiệu quả KT-XH cao nhất;
- Góp phần đảm bảo trật tự an ninh chính trị;
- Tiết kiệm thời gian đi lại, giảm chi phí cho cá nhân và cho xã hội trong
việc đi lại, góp phần tăng năng suất lao động và tái sản xuất sức lao động;
- Phát triển giao thông công cộng, tiến tới hạn chế dần xe cá nhân;
- Chất lượng phục vụ tốt không gây mệt mỏi cho hành khách;
- Tiết kiệm chi phí đầu tư, khai thác, bảo vệ mơi trường sống cho đơ thị;
- Góp phần tạo được mạng lưới thống nhất, trực tiếp thông thương với các
tuyến nội tỉnh, liên tỉnh, xuyên quốc gia.
Việc thực hiện chính sách phát triển dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt là việc
hiện thực hóa các văn bản pháp lý chung về phát triển VTHKCC nói chung và

11


VTHKCC bằng xe buýt nói riêng. Đây là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình
chính sách phát triển VTHKCC bằng xe buýt. Nó có nhiệm vụ hiện thực hóa chính
sách phát triển VTHKCC bằng xe buýt của Nhà nước, đưa chính sách phát triển

VTHKCC bằng xe buýt của Nhà nước vào cuộc sống.Tuy nhiên, VTHKCC bằng
xe buýt có nhược điểm:
- VTHKCC bằng xe buýt có năng lực vận chuyển không cao, năng suất
vận chuyển thấp, tốc độ khai thác thấp;
- Khả năng vượt tải thấp trong giờ cao điểm;
- Thường không đáp ứng được nhu cầu của hành khách về tính tiện nghi,
độ tin cậy. Do tính cơ động, linh hoạt cao nên cũng thường dẫn đến tùy tiện,
khó quản lý;
- An tồn khơng cao, phụ thuộc nhiều vào chất lượng xe.
1.2. Nội dung chính sách phát triển dịch vụ vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt hiện nay
1.2.1. Vấn đề chính sách
Xác định vấn đề chính sách là giai đoạn khởi đầu trong quy trình xây dựng
chính sách công, bao gồm từ bước phát hiện những vấn đề xã hội, mâu thuẫn
nảy sinh trong đời sống xã hội, đến mức cần phải có giải pháp giải quyết bằng
chính sách cho đến khi hoàn thành những mục tiêu của chính sách cơng. Những
vấn đề đó thường là những mâu thuẫn trong xã hội, những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình phát triển hoặc là nhu cầu phát triển ở mức độ cao hơn.Vì vậy,
vấn đề của chính sách luôn luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội.“Việc xác
định vấn đề chính sách được bắt đầu bằng cảm nhận vấn đề so với cấu trúc vấn
đề, đó là cảm nhận về các trở ngại, khó khăn, vướng mắc trong xã hội cần được
giải quyết bằng chính sách hoặc các bất hợp lý gây mâu thuẫn, mất cân bằng,
mất ổn định về kinh tế xã hội, cản trở tăng trưởng kinh tế hoặc những nhu cầu
trong tương lai cần đạt được bằng chính sách. Theo quy luật vận động, vấn đề
chính sách mang cả tính hiện thực và tương lai, các hiện tượng đang tồn tại
thực tế sẽ làm nảy sinh những vấn đề trong tương lai”[19, tr.39]. (Đỗ Phú Hải
(2014) “Q trình xây dựng chính sách cơng tại các nước đang phát triển”, Tạp
chí Tổ chức nhà nước, số 4). Việc xác định rõ quy mô và mức độ nghiêm trọng
của vấn đề của xã hội để định rõ phạm vi và mức độ can thiệp của chính sách là


12


hết sức quan trọng và cần được xem xét cụ thể thông qua các chỉ số đáng tin cậy
và biện pháp đo lường khoa học.
Phát triển dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt là vấn đề rất rộng lớn trong đó
bao gồm nhiều vấn đề, vì thế khi xem xét một vấn đề cần phải đặt nó trong mối
quan hệ với các vấn đề khác mới thấy được hết những bất cập và nguyên nhân
của nó, cũng từ đó đưa ra được các giải pháp và công cụ khắc phục bất cập một
cách hồn thiện nhất. Chính sách phát triển dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt
nước ta cũng đã đạt được một số thành cơng nhất định góp phần vào sự phát
triển chung của đất nước, song nó đã và đang có nhiều bất cập có thể tổng hợp
trong một số nội dung chính như sau:
a) Các nhóm yếu tố về kết cấu hạ tầng
Đây là nhóm yếu tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng trong
q trình vận tải. Nó bao gồm: hệ thống giao thơng tĩnh và hệ thống giao thông
động. Tức là: hệ thống đường giao thông, hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, điểm
đầu cuối, điểm dừng đỗ trên đường… tác động trực tiếp tới tốc độ phương tiện,
sự an toàn thoải mái của hành khách khi ngồi trên phương tiện. Nếu hệ thống
đường sá có chất lượng kém, nhiều ổ gà và tình trạng kỹ thuật của phương tiện
không tốt sẽ ảnh hưởng đến độ êm dịu của phương tiện và hành khách trên xe.
b) Nhóm các yếu tố về con người
Con người là chủ thể của mọi hoạt động, là nhân tố quyết định mọi vấn đề,
yếu tố con người đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch
vụ vận tải. Con người ở đây muốn đề cập tới những người trực tiếp tham gia sản
xuất vận tải như lái xe, nhân viên bán vé, người quản lý và tổ chức vận tải. Chất
lượng và hiệu quả làm việc của họ quyết định tới sự an toàn và chất lượng dịch
vụ vận VTHKCC bằng xe buýt liên tỉnh.
Trình độ dân trí, thu nhập của người dân là yếu tố quyết định đến lượng
hành khách đi lại bằng phương tiện vận tải xe buýt, thêm vào đó là thói quen đi

lại của người dân; từ đó có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng dịch vụ
VTHKCC bằng xe buýt.
- Trình độ lái xe và nhân viên phục vụ xe
Nhân viên lái phụ xe là người trực tiếp tham gia vào việc điều khiển các
hoạt động và điều khiển phương tiện lưu thông trên đường, là lực lượng sản xuất

13


chính của doanh nghiệp vận tải. Là người ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng
dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt. Do vậy đòi hỏi lái xe và nhân viên phục vụ xe
phải có trình độ tay nghề, văn hóa, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp, tính điềm
tĩnh, cẩn thận, không nóng nảy…
- Cơng tác tổ chức quản lý và điều hành
Công tác này ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sản phẩm vận tải. Chất lượng
của công tác này là giảm thiểu các chuyến đi không thực hiện được hoặc không
thực hiện đúng thời gian quy định, đảm bảo được biểu đồ chạy xe…
Làm tốt công tác tổ chức, điều hành vận tải sẽ tạo ra sự nhịp nhàng, thơng
thống, liên thơng giữa các phương thức đón trả khách tạo cho hành khách sự
thuận tiện trong đi lại của mình, đặc biệt là trong việc hành khách phải thay đổi
phương tiện trong hành trình đi lại của mình.
c) Nhóm các yếu tố về kỹ thuật
Yếu tố kỹ thuật ở đây chính là về phương tiện vận tải, tức là nói về chất
lượng phương tiện, chủng loại phương tiện như thế nào, điểm dừng đỗ, bến
bãi… Để đảm bảo nhóm yếu tố này tốt là phụ thuộc vào chủ quan của doanh
nghiệp kinh doanh vận tải.
Trong quá trình vận tải, chất lượng phương tiện (kỹ thuật, tuổi thọ, mức độ
tiện nghi) có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chất lượng vận tải, là yếu tố
tạo nên sự an toàn, tiện nghi, thoải mái… cho hành khách trong quá trình vận
tải. Về chủng loại phương tiện thì có phù hợp với điều kiện đường xá và nhu cầu

đi lại hay không.
Để đảm bảo cho phương tiện ln ở trong tình trạng kỹ thuật tốt ln sẵn
sàng tham gia vào q trình vận tải, thì yếu tố quan trọng là chất lượng công tác
bảo dưỡng sửa chữa phương tiện. Công việc này phải đảm bảo thường xuyên
liên tục, khắc phục ngay các sự cố của phương tiện.
d) Các nhóm yếu tố khác
- Cơ chế chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp kinh doanh
VTHKCC: chính sách thuế, các chính sách ưu tiên khác;
- Điều kiện mơi trường (thời tiết, khí hậu, môi trường kinh doanh) và điều
kiện khai thác: mạng lưới giao thông, điều kiện hành khách;
- Các vùng thu hút hành khách;

14


- Tình hình an ninh trật tự trên tuyến đi qua, an ninh trật tự của toàn xã hội, đều
ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.
Những yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ
VTHKCC bằng xe buýt, là những yếu tố nằm ngoài khả năng của doanh nghiệp.
1.2.2. Các giải pháp và công cụ thực hiện chính sách phát triển dịch vụ
vận tải hành khách cơng cộng bằng xe buýt
a. Giải pháp chính sách phát triển mạng lưới vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt
- Rà soát, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC
bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo từng giai đoạn phù hợp tốc độ
tăng dân số và tốc độ đơ thị hóa, mạng lưới giao thông vận tải, quy hoạch khu
dân cư, khu công nghiệp, khu kinh tế của Thủ đô, đồng bộ với quy hoạch các
điểm đỗ, bãi đỗ xe cơng cộng.
- Hồn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt trên cơ sở
quy hoạch mạng lưới tuyến đã được duyệt, xác định những hạng mục cần xây

dựng trong hệ thống kết cấu hạ tầng của từng tuyến và tiến độ thực hiện để tập
trung thực hiện.
- Thực hiện đổi mới phương tiện không đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn theo
quy định; kiên quyết đình chỉ và chấm dứt hoạt động các phương tiện không
đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xe
buýt sàn thấp, xe buýt có thiết bị hỗ trợ người tàn tật, xe buýt sử dụng nhiên liệu
giảm ô nhiễm môi trường.
- Xây dựng các tiêu chí xe buýt theo đúng quy định; thống nhất màu sơn xe
buýt hoạt động; các đơn vị kinh doanh xe buýt phải bảo đảm các yêu cầu văn
minh, lịch sự nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.
- Mở thêm một số tuyến buýt nội đô, tuyến đường Quận, huyện để tăng tính
kết nối, hỗ trợ hiệu quả cho các tuyến buýt đang hoạt động, phục vụ tốt nhu cầu
đi lại của người dân, góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn.
- Tiến hành rà sốt cơng tác lập, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch
VTHKCC bằng xe buýt tại các tỉnh, thành phố và triển khai xây dựng kế
hoạch cụ thể phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
giai đoạn 2016-2020 cho từng địa phương.

15


- Nghiên cứu mở mới, điều chỉnh mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt tại
các tỉnh, thành phố theo hướng giảm thiểu thời gian đi lại, giảm thiểu chuyển
tuyến, giảm trùng lặp tuyến.
- Tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên VTHKCC bằng xe buýt, từng
bước nâng cao vận tốc khai thác bình quân của xe buýt đặc biệt trong khu vực
đơ thị trung tâm.
b. Giải pháp chính sách về hồn thiện, nâng cao năng lực quản lý nhà
nước đối với vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
- Thành lập Trung tâm điều hành, kiểm tra giám sát hoạt động VTHKCC

của Thành phố; ứng dụng công nghệ mới đối với hoạt động quản lý, điều hành
xe buýt (các xe buýt bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GPS) để
cơ quan quản lý kiểm tra, giám sát về tuyến, tần suất, thời gian hoạt động bảo
đảm đúng quy định.
- Xây dựng quy chế đấu thầu, đặt hàng lựa chọn đơn vị vận chuyển năng lực
tốt trên các tuyến xe buýt, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ xe
buýt; xây dựng Quy chế quản lý hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn.
- Xây dựng và áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động
VTHKCC bằng xe buýt; khung giá vé ưu đãi cho các đối tượng.
- Tăng cường kiểm tra, thực hiện các chế tài xử lý cần thiết, đúng pháp luật
đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xe bt.
Cơng cụ chính sách cho giải pháp là:
Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các cơng trình có khả năng
thu hồi vốn trực tiếp và huy động các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự
nguyện của nhân dân.
c. Giải pháp về giá vé
Theo Quyết định số 40/1998/QĐ-TTG ngày 18 tháng 2 năm 1998 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch mạng lưới giao thông công cộng tại Hà
Nội quy định về chi phí tối đa cho việc đi lại bằng xe buýt là 10% thu nhập
trung bình. Giả thiết một người đi hai chuyến trong ngày và một tháng là 26
ngày, tổng cộng là 52 chuyến đi một tháng.
Công cụ chính sách cho giải pháp là:

16


Việc quy định về mức giá vé cho VTHKCC bằng xe buýt phải được nghiên
cứu dựa trên cơ sở nghiên cứu thu nhập của người dân vào thời điểm quyết định
mức giá vé, mức độ sẵn sàng chi trả cho giá vé, đánh giá tác động đến sản lượng
hành khách.

d. Giải pháp phát triển đoàn phương tiện vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt
- Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật cho phương tiện
VTHKCC bằng xe buýt, có tính đến các quy định đặc thù cho các đô thị loại đặc
biệt, đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nâng cao chất lượng đồn phương tiện VTHKCC bằng xe bt thơng qua
cơng tác đầu tư mới, thay thế các phương tiện đã cũ, xuống cấp, đảm bảo trẻ
hóa tuổi đời bình qn đồn phương tiện.
- Ưu tiên đầu tư các loại phương tiện đáp ứng tiêu chuẩn khí thải tiên tiến,
phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch và phương tiện hỗ trợ người khuyết tật. Lựa
chọn đoàn phương tiện phù hợp với hạ tầng giao thông, đảm bảo yêu cầu về mỹ
quan cũng như đáp ứng nhu cầu hành khách.
- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách để hỗ trợ đổi mới
đoàn phương tiện VTHKCC bằng xe bt nhằm nâng cao chất lượng đồn phương
tiện nói riêng và chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt nói chung.
Cơng cụ chính sách cho giải pháp là:
Các tỉnh thành phố dựa trên nguồn kinh phí hàng năm, nghiên cứu trợ
giá cho doanh nghiệp VTHKCC bằng xe buýt. Trên cơ sở nguồn vốn đó bố trí
trợ giá hồn tồn hay hỗ trợ 1 phần.
e. Giải pháp về cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt
Nâng cao khả năng tiếp cận của mọi đối tượng hành khách (bao gồm cả
người khuyết tật) tại khu vực các điểm dừng đỗ, nhà chờ, điểm trung chuyển,
điểm đầu cuối xe buýt thông qua hệ thống giao thông ưu tiên như đèn tín hiệu
ưu tiên, biển báo, cầu bộ hành, bến, bãi trông giữ phương tiện cá nhân...
Công cụ chính sách cho giải pháp là:

17



Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư, khai thác hệ
thống kết cấu hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt (các điểm dừng đỗ, nhà
chờ, điểm trung chuyển, điểm đầu cuối).
g. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng tiêu chuẩn nguồn nhân lực (nguồn nhân lực quản lý và nguồn
nhân lực phục vụ).
- Kiểm soát chất lượng nguồn nhân lực đầu vào. Đối với nguồn nhân lực
quản lý cần đảm bảo các điều kiện về bằng cấp, kinh nghiệm quản lý. Đối với
nguồn nhân lực phục vụ cần đảm bảo các yêu cầu về bằng cấp, sức khỏe, các
kiến thức trong giao tiếp, ứng xử.
- Tổ chức tập huấn, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ
chuyên môn của đội ngũ nguồn nhân lực quản lý VTHKCC bằng xe buýt,
trong đó tập trung đào tạo kỹ năng xử lý các tình huống đột biến phát sinh
trong quá trình hoạt động.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn cho nguồn nhân lực phục vụ
như lái, phụ xe, nhân viên bán vé, những người tiếp xúc trực tiếp với hành
khách về kỹ năng, văn hóa ứng xử; trau dồi, chia sẻ kinh nghiệm về thái độ
ứng xử của đội ngũ lái xe và nhân viên trong từng tình huống cụ thể.
Cơng cụ chính sách cho giải pháp là:
- Xây dựng quy định cụ thể và nhấn mạnh hơn nữa về công tác đào bồi
dưỡng người lao động theo vị trí việc làm và theo năng lực, gắn kết với quy
hoạch để phát triển chính sách cho phù hợp.
- Về phía doanh nghiệp cần lập kế hoạch dài hạn về đào tạo, bồi dưỡng
nhân viên của đơn vị về kỹ năng, các chương trình cụ thể như kỹ năng cho lãnh
đạo quản lý, hành chính, chun mơn; có cơ chế tài chính, chú trọng bồi dưỡng
kỹ năng thực thi cơng vụ và theo vị trí việc làm đảm bảo mỗi chức danh, mỗi vị
trí việc làm được bồi dưỡng những kiến thức kỹ năng phù hợp và thiết thực với
công việc được đảm nhận.
- Cấp chứng nhận cho các cơ sở đào tạo như Trường Đại học, Cao đẳng,
Viện nghiên cứu, Trung tâm quản lý điều hành xe buýt,... đào tạo và cấp chứng

chỉ nghiệp vụ cho đội ngũ lái phụ xe trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ VTHKCC
bằng xe buýt.

18


h. Các giải pháp, cơ chế chính sách về khoa học công nghệ
- Áp dụng công nghệ tiên tiến để quản lý điều hành và giám sát hoạt
động phương tiện trên tuyến trên cơ sở xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, số
liệu cần thiết kết hợp với hệ thống giao thơng thơng minh ITS. Đưa ra quy
trình kiểm tra giám sát chuẩn, áp dụng một cách đồng bộ đối với tất cả các
đơn vị tham gia VTHKCC bằng xe buýt.
- Triển khai hệ thống vé thông minh (Smartcard), vé liên phương thức để
đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân bằng các phương thức VTHKCC khác
nhau. Đa dạng hóa hình thức bán vé (trực tiếp, online, qua điện thoại...) và
loại vé (vé lượt, vé tuyến, vé liên tuyến v.v…) phù hợp với nhu cầu của các
nhóm đối tượng khác nhau.
- Ứng dụng công nghệ GPS vào quản lý điều hành và kiểm sốt các tiêu chí
chất lượng phục vụ xe bt.
Cơng cụ chính sách cho giải pháp là:
- Nâng cao năng lực của nhân viên điều hành, nhân viên trực tiếp làm việc
trên xe để khai thác sử dụng hiệu quả, kịp thời phát hiện thông tin và nhanh
chóng khắc phục các sự cố trên tuyến như tắc đường, hư hỏng phương tiện, vi
phạm lộ trình.
i. Các giải pháp, cơ chế chính sách khác
- Xây dựng ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng VTHKCC bằng
xe bt tại Việt Nam.
- Hình thành, hồn thiện mơ hình cơ quan quản lý và điều hành hoạt
động VTHKCC nói chung và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng tại các tỉnh,
thành phố.

- Cung cấp đầy đủ thông tin về mạng lưới, thời gian, lịch trình, giá vé... của
các tuyến trên trang web, các phương tiện truyền thông như đài phát thanh, đài
truyền hình, báo chí.
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả cơng tác tun truyền về văn hóa sử dụng xe
buýt và các phương tiện giao thông công cộng. Phối hợp với các trường học, các
tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức sử dụng xe buýt một cách văn minh, lịch
sự...
Cơng cụ chính sách cho giải pháp là:

19


Tăng cường quản lý giám sát về chất lượng phương tiện, cơ sở hạ tầng,
mạng lưới hoạt động; Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát nhằm kiểm sốt
các tiêu chí phục vụ hành khách của xe buýt như: lộ trình, dừng đón trả khách
đúng quy định, thời gian, chi phí, thái độ phục vụ v.v...
1.3. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển dịch vụ vận tải hành
khách cơng cộng bằng xe buýt
Bên cạnh hoạch định xây dựng và đánh giá chính sách, thực hiện chính
sách là chiếc cầu nối hợp thành chu trình chính sách. Đây là tồn bộ q trình
chuyển hố ý chí của chủ thể thành hiện thực, đưa chính sách vào cuộc sống. Tổ
chức thực hiện chính sách có vị trí đặc biệt quan trọng bởi vì nếu chính sách
khơng được đưa vào hiện thực nó sẽ trở thành vơ nghĩa. Tổ chức thực hiện chính
sách khơng tốt sẽ dẫn đến kết quả chính sách khơng đảm bảo, thậm chí làm nảy
sinh sự chống đối của nhân dân đối với nhà nước.
Để đưa chính sách cơng nói chung và chính sách phát triển dịch vụ
VTHKCC bằng xe buýt nói riêng vào cuộc sống cần phải xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện chính sách. Đây là nhiệm vụ đầu tiên, nhiệm vụ quan trọng
trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.
Hiệu quả thực hiện chính sách phát triển dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt phụ

thuộc vào chất lượng, tính chính xác, tính khả thi của bản kế hoạch thực hiện
chính sách. Cần phải đầu tư thời gian và cơng sức để xây dựng kế hoạch thực
hiện chính sách phát triển nó. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát
triển dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt cần được xây dựng trước khi đưa chính
sách vào đời sống kinh tế xã hội.
1.3.1. Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện chính sách phát triển
dịch vụ vận tải hành khách cơng cộng bằng xe bt
Có một số phương pháp tiếp cận khi thực hiện chính sách trong đó phương
pháp tiếp cận “từ trên xuống” được xem là phương pháp truyền thống nhất khi
thực hiện một chính sách. Cách tiếp cận này đảm bảo được tính thống nhất khi
ban hành chính sách, đảm bảo chính sách được triển khai nhanh gọn và tránh
được sự chồng chéo, mất tập trung khi thực thi chính sách. Tuy nhiên, nó khơng
phát huy được tính chủ động, sáng tạo của cơ sở và chưa thật sự phù hợp với
hồn cảnh, tình hình kinh tế xã hội của từng cơ quan thực hiện. Ngược lại,

20


×