Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn di sản quan họ tại tỉnh bắc ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.16 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ HUY HOÀNG

CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TỪ THỰC TIỄN
DI SẢN QUAN HỌ TẠI TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số
:
60 34 04 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị An

Phản biện 1:.......................................................................
Phản biện 2:.......................................................................

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ
họp tại: Học viện Khoa học xã hội
....giờ......ngày......tháng.......năm 2017


Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là phương diện tồn tại và tự biểu hiện của một quốc gia, văn
hóa là một phương diện quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử Việt
Nam. Không những thế, cùng với tài nguyên, con người và các nguồn
lực khác, văn hóa là một nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển.
Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc đã khẳng định vai trò của văn
hóa đối với phát triển, cũng như chỉ ra những nhiệm vụ phát triển của
văn hóa.
Dân ca quan họ Bắc Ninh là một loại hình diễn xướng dân
ca gắn bó với đời sống tinh thần của người dân Kinh Bắc, được
truyền từ đời này qua đời khác, trở thành tài sản văn hóa của người
Kinh Bắc. Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tổ chức Văn hóa, Khoa học và
Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận dân ca Quan
họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thực hiện cam kết với UNESCO, Chính phủ Việt Nam, Ủy
ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã tích cực chỉ đạo, triển khai các biện
pháp, kế hoạch cụ thể để bảo tồn bền vững di sản.Tuy nhiên, việc xây
dựng một chính sách tổng thể về bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân
ca quan họ Bắc Ninh vẫn còn gặp nhiều rào cản trong việc nâng cao
tính phổ biến và nhận thức của cộng đồng có liên quan về tầm quan
trọng của di sản.
Từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Chính sách bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn di sản Quan họ tại
tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Chính sách công
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di

sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn di sản Quan họ tại tỉnh Bắc Ninh

1


được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa những nội dung, thành
quả của các tài liệu liên quan trước đó để xây dựng hướng nghiên cứu
phù hợp với tình hình của tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói chung, luận văn
sẽ nghiên cứu thực trạng ban hành chính sách và việc thực hiện chính
sách bảo tồn, phát huy giá trị di sản quan họ tại tỉnh Bắc Ninh để từ
đó đề xuất phương hướng và các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di
sản quan họ tại tỉnh Bắc Ninh trong những năm sắp tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách bảo tồn, phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
- Nghiên cứu thực trạng và công cụ chính sách bảo tồn, phát
huy giá trị di sản quan họ tại tỉnh Bắc Ninh.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bảo
tồn, phát huy giá trị di sản quan họ phù hợp với điều kiện thực tế tại
tỉnh Bắc Ninh
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Dưới góc độ khoa học chính sách công, đề tài luận văn tập
trung nghiên cứu việc ban hành và thực hiện chính sách bảo tồn, phát
huy giá trị dân ca quan họ Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
di sản Quan họ tại tỉnh Bắc Ninh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2009 đến nay.

2


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng hai cách tiếp cận chính là phân tích chính
sách công và văn hóa học.
Sử dụng phương pháp phân tích chính sách công, tác giả
phân tích chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện
và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các thủ thể chính
sách.
Sử dụng cách tiếp cận văn hóa học, tác giả sẽ phân tích nét
đặc thù của diễn xướng dân ca quan họ Bắc Ninh với tư cách là một
hiện tượng văn hóa, trong đó, nghệ nhân, khán giả, nhà quản lý có vai
trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách văn hóa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích - tổng hợp tài liệu văn bản: Luận văn sẽ thu thập
và phân tích các Văn kiện Đại hội, Nghị quyết, chủ trương của Đảng,
chính sách của Nhà nước về văn hóa, về di sản văn hóa, về chính
sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói chung
và thực tế di sản quan họ tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng;
- Phân tích tài liệu thứ cấp: Luận văn sẽ thu thập và phân tích
các báo cáo thống kê có liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh; các công trình
nghiên cứu, sưu tầm trong nước về di sản văn hóa phi vật thể, di sản
quan họ liên quan đến đề tài trong thời gian qua.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Đề tài vận dụng các lý thuyết về chính sách công để đánh giá
một chính sách cụ thể: chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể trong điều kiện thực tiễn tại địa phương.

3


- Đề tài cung cấp những kết quả nghiên cứu, tư liệu liên quan
đến chính sách công, từ đó đề xuất giải pháp chính sách nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả của chính sách đã ban hành.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ thực tiễn nghiên cứu chính sách bảo tồn, phát huy giá trị
di sản Quan họ tại tỉnh Bắc Ninh, luận văn chỉ ra những bất cập trong
việc xây dựng và thực thi chính sách. Kết quả nghiên cứu của luận
văn sẽ bổ sung các luận cứ khoa học và thực tiễn cho tỉnh Bắc Ninh
trong cho công tác hoạch định, xây dựng và thực thi chính sách bảo
tồn, phát huy giá trị dân ca Quan họ.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Chương 2: Thực trạng chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
di sản Quan họ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bảo
tồn và phát huy giá trị di sản Quan họ tại tỉnh Bắc Ninh.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ

PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm chính sách công
Tác giả Đỗ Phú Hải đã có định nghĩa về Chính sách công
như sau: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có
liên quan nhằm lựa chọn mục tiêu cụ thể và lựa chọn các giải pháp,

4


các công cụ nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng
thể đã xác định (Đỗ Phú Hải, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1/2014).
1.1.2 Khái niệm chính sách văn hóa
Năm 2002, UNESCO đưa ra một định nghĩa về chính sách
văn hóa như sau: “Chính sách văn hóa là một tổng thể các nguyên
tắc hoạt động quyết định các thực hành, các phương pháp quản lý
hành chính và phương pháp ngân sách Nhà nước dùng làm cơ sở cho
các hoạt động văn hóa” [17, tr.19].
- Di sản văn hóa phi vật thể
Là quốc gia thành viên thứ 22 tham gia Công ước về bảo vệ
di sản văn hóa phi vật thể 2003 của UNESCO, Việt Nam cũng đã cụ
thể hóa khái niệm di sản văn hóa phi vật thể trong bối cảnh Việt
Nam. Khoản 1 Điều 4 Luật di sản văn hóa năm 2001 quy định: “Di
sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền
bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ,
lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối
sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri
thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục

truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác”.
1.2. Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
phi vật thể ở nước ta
1.2.1. Quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về
chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở
nước ta
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) được đánh giá là đã tạo
nên một bước ngoặt trong nhận thức về vai trò của văn hóa, trong đó

5


có văn hóa phi vật thể của dân tộc đối với phát triển. Nghị quyết đã
khẳng định nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trong bối
cảnh mới ở nước ta: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng
đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những
giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn,
kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân
gian) văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.
1.2.2. Vấn đề của chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa phi vật thể ở nước ta
Thực trạng chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa phi vật thể hiện nay vẫn còn khá nhiều bất cập, chưa theo kịp
được sự phát triển của xã hội:
- Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã
hội, công nghệ thông tin di sản văn hóa phi vật thể có hiện tượng mai
một, thất truyền. Cả nước hiện có hàng nghìn di sản văn hóa phi vật
thể được thống kê nhưng mới chỉ có 202 (đến tháng 01 năm 2017) di
sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Việc sưu tầm, lưu giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của 54

dân tộc anh em chưa thực sự đồng bộ.
- Chưa có chính sách thỏa đáng và ban hành kịp thời đối với
các nghệ nhân, chủ thể của di sản văn hóa phi vật thể.
- Chưa xây dựng kế hoạch tổng thể, dài hạn về phổ biến, tuyên
truyền về giá trị di sản văn hóa phi vật thể tới toàn thể người dân, xác
định những thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu phát huy giá trị di
sản văn hóa phi vật thể dẫn tới sự bị động của các cấp, các ngành.
- Nhiều địa phương còn chưa giải quyết thấu đáo mối quan
hệ giữa bảo tồn và phát huy, phát triển, dẫn đến việc không bảo tồn
nguyên dạng, nguyên gốc di sản văn hóa phi vật thể.

6


- Nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho văn hóa còn hạn
hẹp, thiếu cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích, huy động
tối đa các nguồn lực xã hội hóa, các thành phần kinh tế tham gia vào
việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
- Công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương
một số nơi còn hạn chế, chưa sâu sát, quyết liệt.
- Tình trạng hoạt động của lễ hội còn tự phát, tràn lan, xuất
hiện sự thương mại hóa rõ rệt.
- Một số văn bản pháp luật về lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa
còn chưa cập nhật phù hợp với tình hình thực tiễn dẫn đến những khó
khăn trong công tác tổ chức thực hiện, quản lý của các địa phương.
1.2.3. Giải pháp và công cụ chính sách bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở nước ta
Trong thời gian qua, các văn bản chính sách và các hoạt động
thực tiễn đã đúc rút được một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể. Các giải pháp được sử dụng và vẫn tiếp

tục thực thi gồm việc hoàn thiện thể chế chính sách, việc nâng cao
nhận thức cộng đồng về giá trị di sản, việc tăng cường hoạt động xã
hội hóa, việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và việc tăng cường
đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa.
Thực tiễn công tác và các văn bản chính sách về bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa phi vật thể cũng đã chỉ ra các công cụ chính
sách cần sử dụng để thực hiện các giải pháp nêu trên. Các công cụ
chính sách được chỉ ra gồm: công cụ quyền lực giám sát, công cụ tổ
chức, công cụ tài chính và công cụ truyền thông.
1.2.4. Thể chế chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể ở nước ta
Từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng, Sắc

7


lệnh số 65/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Về việc bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam đến Nghị quyết Trung
ương 5 khóa VIII về Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc.
Luật Di sản văn hóa lần đầu được ban hành tại kỳ họp thứ 9
Quốc hội khóa X (năm 2001), được sửa đổi năm 2009 và năm 2013
và các Thông tư, Nghị định đã thể hiện sự chuyển biến rõ rệt về nhận
thức và quyết tâm của nhà nước ta trên hành trình bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Ngày 24 tháng 2 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết
định số 36/2005/QĐ-TTg về việc lấy ngày 23 tháng 11 hàng năm là
“Ngày Di sản văn hóa Việt Nam”. Ngày 06 tháng 5 năm 2009, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 581/QĐ-TTg về việc phê
duyệt Chiến lược văn hóa đến năm 2020.

Ngoài ra, để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và chính
sách của Nhà nước, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã
kịp thời ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết
Luật Di sản văn hóa.
1.2.5. Chủ thể chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể ở nước ta
Chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước thông qua các
cơ quan như: Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa
phương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Quá trình hoạch
định, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở nước ta cho thấy chủ thể của chính
sách này gồm có:
Cấp Trung ương: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, các Bộ, ngành có liên quan.

8


Cấp tỉnh, thành phố: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và
Thể thao; các Sở, ngành có liên quan.
Cấp huyện: Ủy ban nhân dân huyện, phòng Văn hóa Thông
tin và một số phòng, ban có liên quan.
Cấp xã: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn.
Các chủ thể này thực hiện chức năng quản lý nhà nước thông
qua việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách về bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
1.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở nước ta

* Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị bao gồm các yếu tố về văn hóa chính trị,
hiến pháp, thể chế chính trị.
- Văn hóa chính trị
. Văn hóa chính trị bao gồm nhận thức chính trị, tư duy đổi mới của
đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị và các cơ quan
nhà nước.
- Hiến pháp
Hiến pháp nước ta quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà
nước, thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm
chủ, Nhà nước quản lý.
- Thể chế chính trị
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ta là nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì

9


Nhân dân.
* Các yếu tố bên trong
- Vai trò của công luận và truyền thông
Vai trò của công luận và truyền thông được thể hiện là phản
ứng, bình phẩm, quan điểm của nhân dân được thể hiện dưới hình
thức này hay hình thức khác về một hiện tượng hay các vấn đề xã hội
hoặc chính sách công nhất định.
- Hệ thống các giá trị xã hội
Hệ thống các giá trị xã hội bao gồm sự đa dạng về văn hóa,
tôn giáo, nghề nghiệp, chủng tộc, tầng lớp xã hội, các nhóm lợi ích.

- Hệ thống kinh tế
Hệ thống kinh tế là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình
hoạch định chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi
vật thể.
* Các yếu tố thuộc về bên trong cơ quan lập chính sách
Chính sách công là kết quả của một loạt hoạt động của nhiều
người từ nhiều cơ quan chức năng khác nhau, gắn liền với quan hệ
các chủ thể làm chính sách công.
* Các yếu tố bên ngoài
Yếu tố địa chính trị ảnh hướng đến việc hoạch định chính
sách công.
1.3. Những nhân tố tác động đến chính sách bảo tồn và
phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ tại tỉnh Bắc Ninh
1.3.1. Truyền thống văn hóa
Bắc Ninh là một mảnh đất có nền văn hiến lâu đời với nhiều
giá trị văn hóa tốt đẹp.
Bắc Ninh là quê hương có nhiều lễ hội truyền thống, trong đó
không ít lễ hội lớn có quy mô vùng miền và quốc gia. Lễ hội truyền

10


thống Bắc Ninh là di sản quý và đặc sắc của nền văn hiến Kinh Bắc,
không chỉ đậm đà mà còn gìn giữ, chứa đựng nhiều nét đẹp truyền
thống độc đáo.
1.3.2. Biến đổi văn hóa trước và sau 1945
Giai đoạn trước năm 1945, các nghiên cứu về dân ca quan họ
còn ít chủ yếu dưới dạng các bài báo khai thác mặt phong tục, lề lối,
văn chương trong quan họ. Đặc biệt, các tác giả đều không phải là
những người nghiên cứu chuyên sâu về âm nhạc.

Sau Cách mạng Tháng Tám, đất nước ta bước vào hai cuộc
chiến tranh, trong điều kiện đó, các lễ hội truyền thống hầu như
không có điều kiện để tổ chức.
Từ sau năm 1955, công tác nghiên cứu, sưu tầm dân ca quan
họ được quan tâm, đầu tư của nhà nước nên dần thu hút sự chú ý của
các nhóm nghiên cứu mà thành viên là các nhạc sỹ chuyên nghiệp.
1.3.3. Tác động tích cực của việc UNESCO vinh danh
Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
(2009)
Ngày 30/9/2009, Dân ca Quan họ được vinh danh là Di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự kiện quan trọng này đã
khơi dậy niềm tự hào về vốn văn hóa do cha ông trao truyền, góp
phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và giúp cho
cộng đồng và các cấp chính quyền nhận thức sâu sắc hơn giá trị của
dân ca quan họ Bắc Ninh và nhiệm vụ phải giữ gìn và phát huy giá trị
vốn văn hóa này.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh được ghi danh đã góp phần quảng
bá di sản, sự đang dạng văn hóa và gắn kết con người Việt Nam với
cộng đồng quốc tế Các sinh hoạt văn hóa quan họ trở thành điểm
giao lưu văn hóa của những nguời yêu văn hóa Việt Nam.

11


Kết luận chương 1
Từ việc làm rõ hệ thống các khái niệm chính sách công,
chính sách văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể, chúng ta có thể nhận
thấy, trong suốt thời gian qua, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm,
cọi trọng, thể chế hóa bằng nhiều chủ trương, chính sách ban hành.

Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhận
được sự ủng hộ của người dân, ý thức của cộng đồng trong việc bảo
tồn và phát huy di sản văn hóa được tăng lên rất nhiều.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ DI SẢN QUAN HỌ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
2.1. Giới thiệu về tỉnh Bắc Ninh và di sản dân ca Quan họ
2.1.1. Giới thiệu về tỉnh Bắc Ninh
Về vị trí địa lý: Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng
Sông Hồng, có diện tích tự nhiên là 823km², tiếp giáp với tỉnh Bắc
Giang ở phía Bắc, tỉnh Hải Dương ở phía Đông Nam, tỉnh Hưng Yên
ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây.Cho dù công cuộc đổi mới,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa với diễn ra ngày một nhanh, diện mại
chung của tỉnh Bắc Ninh về cơ bản vẫn mang dấu ấn của một vùng
nông nghiệp với những sinh hoạt văn hóa dân gian truyền từ đời này
sang đời khác, trong đó có dân ca quan họ.
2.1.2. Di sản dân ca quan họ Bắc Ninh
Theo Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của
UNESCO, dân ca quan họ Bắc Ninh thuộc hình thức nghệ thuật trình
diễn. Dân ca quan họ Bắc Ninh là hát đối đáp giữa nam và nữ. Người
nam thường được gọi là các liền anh, còn nguời nữ đuợc gọi là liền

12


chị. Họ hát quan họ vào các dịp nông nhàn, mùa xuân, mùa lễ hội, và
cả trong những ngày thường, trong nhà, đình, làng, chùa , trên hồ,
sông.
Ngoài đặc trưng về tập quán xã hội kể trên đối với sự hình
thành của dân ca quan họ Bắc Ninh, nghệ thuật trình diễn quan họ

cũng là một nét quan trọng tạo nên di sản quan họ. Nghệ thuật trình
diễn quan họ thể hiện qua các hình thức quan họ vô cùng độc đáo,
bao gồm: hát thờ, hát hội, hát thi lấy giải và hát canh…
2.2. Các chính sách của tỉnh Bắc Ninh về bảo tồn và phát
huy giá trị di sản dân ca Quan họ giai đoạn trước năm 2009
Có thể nói, trong thời gian từ năm 1965 đến năm 1981, Đảng
bộ và chính quyền tình Bắc Ninh lúc bấy giờ đã sớm quan tâm đến
công tác phục dựng và phát triển dân ca quan họ, thể hiện ở việc tổ
chức đều đặn hội nghị chuyên sâu về quan họ. Mỗi hội nghị đều đặt
ra được những phương hướng, nhiệm vụ cụ thể giúp cho dân ca quan
họ dần dần đi vào cuộc sống.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở giai đoạn này đó là các kế hoạch
của tỉnh chưa làm dân ca quan họ trở về với không gian sinh hoạt
quan họ vốn có của nó, đó là những ngày hội, lễ, tết với không gian
làng, xã.
Năm 2005, Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh
phối hợp Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam xây dựng hồ sơ dân ca
Quan họ Bắc Ninh đệ trình UNESCO công nhận đưa vào danh mục
Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Tháng 7 năm
2005, Ban thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tính Bắc Ninh thông
qua Đề án xây dựng hồ sơ trình UNESCO về dân ca quan họ Bắc
Ninh. Cuối năm 2005, Bộ Văn hóa-Thông tin thành lập Ban chỉ đạo
xây dựng hồ sơ văn hóa quan họ Bắc Ninh.

13


Năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban Liên Chính phủ
Công ước UNESCO 2003 tại Abu Dhabi chính thức ghi danh Dân ca
quan họ Bắc Ninh vàp Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện

của nhân loại. Đây là cơ hội lớn để Nhà nước ta nói chung, chính
quyền tỉnh Bắc Ninh nói riêng xây dựng những chính sách mới để
bảo tồn di sản dân ca quan họ đúng đắn nhất.
2.3. Các giải pháp của tỉnh Bắc Ninh để thực hiện chính
sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ giai đoạn
2009 đến 2015
2.3.1. Chính sách khôi phục làng quan họ
Chính quyền tỉnh Bắc Ninh khuyến khích các làng, câu lạc
bộ trong việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa, những giá trị
đặc trưng của quan họ, trong đó có các hình thức sinh hoạt quan họ từ
đó hoạt động văn hóa Quan họ ở các địa phương này đều mang tính
tự nguyện, quy tụ được những người yêu, thích hát dân ca Quan họ.
Tỉnh Bắc Ninh quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị
dân ca quan họ Bắc Ninh trong lễ hội, đặc biệt là lễ hội Lim. Chính
quyền địa phương đã quy hoạch và quản lý, tổ chức các hoạt động lễ
hội Lim theo truyền thống. Xây dựng, hoàn thiện 02 chòi hát dân ca
Quan họ trên khuôn viên di tích đồi Lim thuộc thị trấn Lim, huyện
Tiên Du. Đây là công trình nhằm phục vụ hoạt động giao lưu dân ca
Quan họ tại lễ hội Lim hàng năm.
2.3.2. Chính sách tôn vinh nghệ nhân
- Ngày 7 tháng 7 năm 2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Băc Ninh
ban hành Quyết định số 93/2009/QĐ-UBND về việc ban hành “Quy
chế xét tặng danh hiệu nghệ nhân dân ca Quan họ Bắc Ninh”.
- Năm 2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số
190/2013/QĐ-UBND ngày 21/5/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về

14


việc Quy định chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân dân ca Quan họ Bắc

Ninh; chế độ hỗ trợ đối với nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công và nhân
viên phục vụ Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh.
- Năm 2015, UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung ban hành Quyết
định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 17/12/2015 ban hành Quy chế xét
tặng danh hiệu danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi
vật thể tỉnh Bắc Ninh
2.3.3. Chính sách truyền dạy (tại làng, trong các trường
học phổ thông, trường chuyên nghiệp…)
Xác định rõ nhiệm vụ trên, tỉnh Bắc Ninh cũng xây dựng
chính sách truyền dạy dân ca quan họ Bắc Ninh. Hiện nay, hàng trăm
câu lạc bộ quan họ được thành lập trên khắp địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Các câu lạc bộ thu hút cả người già lẫn người trẻ tham gia, thường
xuyên sinh hoạt ca hát, giao lưu giữa các làng quan họ trong vùng.
Tỉnh đã đầu tư thiết bị cho 45 Câu lạc bộ Quan họ tại các làng Quan
họ gốc.
Ngày 12 tháng 7 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh
ban hành Quyết định số 820/QĐ-UBND về việc thành lập Hội những
người yêu dân ca quan họ Bắc Ninh. Việc thành lập Hội thể hiện
quyết tâm của tỉnh Bắc Ninh trong việc triển khai chính sách bảo tồn
và phát huy dân ca quan họ Bắc Ninh.
2.3.4. Chính sách tuyên truyền quảng bá di sản
Hàng năm, tỉnh Bắc Ninh đều tổ chức Chương trình nghệ
thuật “Về miền Quan họ”, đây là những chương trình nghệ thuật
được đầu tư xây dựng với quy mô lớn, dàn dựng công phu trên cơ sở
khai thác những giá trị tinh hoa trong lề lối sinh hoạt, giai điệu âm
nhạc, lời ca của dân ca quan họ Bắc Ninh để hình thành chủ đề riêng
của từng chương trình. Các chương trình nghệ thuật đã mang lại hiệu

15



quả thiết thực trong việc tăng cường quảng bá dân ca quan họ Bắc
Ninh với bạn bè trong nước và quốc tế.
Tổ chức đưa các nghệ sỹ Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh,
một số nghệ nhân dân ca quan họ Bắc Ninh tham gia các chương
trình giao lưu, giới thiệu và quảng bá về dân ca quan họ Bắc Ninh ở
tại các tỉnh trong nước và một số nước như: Lào, Hàn quốc, Trung
Quốc, Cộng hoà Séc, Pháp...
Ngày 30 tháng 9 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh
ban hành Quyết định số 1196/QĐ-UBND về việc thành lập Nhà hát
dân ca Quan họ Bắc Ninh trên cơ sở nâng cấp Đoàn dân ca Quan họ
Bắc Ninh.
2.3.5. Chính sách đối với hoạt động sưu tầm, bảo tồn dân
ca quan họ Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với Viện Văn hoá Nghệ thuật
Việt Nam nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng các hình thức hát quan họ
truyền thống, một số phong tục đặc trưng trong sinh hoạt văn hoá
quan họ. Từ đó, tỉnh đã đưa ra được báo cáo tổng quan nghiên cứu về
sinh hoạt văn hoá Quan họ và xây dựng các băng tư liệu khoa học về
Lễ hội làng Diềm, Lễ hội Cầu đảo.
Tỉnh Bắc Ninh cũng chú trọng sưu tầm, ghi âm, ghi hình các
bài bản Quan họ cổ.
2.4. Đánh giá về các chính sách và việc thực hiện chính
sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ tại tỉnh
Bắc Ninh
2.4.1. Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các giải pháp,
công cụ chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ
* Đối với nhóm giải pháp về khôi phục làng quan họ
Chính sách của tỉnh đề ra chưa đưa ra được các giải pháp cụ


16


thể giải quyết sự ảnh hưởng của các dự án, quy hoạch phát triển cơ sở
hạ tầng, các khu công nghiệp đang được xây dựng ngày một nhiều ở
tỉnh Bắc Ninh hiện nay.. Có thể thấy, hiện nay tỉnh chưa có một
chính sách tổng thể dành cho bảo tồn và phát triển các làng quan họ
gốc, các không gian liên quan đến hoạt động quan họ.
* Đối với nhóm giải pháp về tôn vinh nghệ nhân
Tỉnh Bắc Ninh đã có những chủ truơng, chính sách thiết thực
nhằm đãi ngỗ và tôn vinh những nghệ nhân dân ca quan họ Bắc Ninh.
Mặc dù vậy, chính sách này cũng còn tồn tại một số hạn chế
nhất định, đó là kể từ năm 2010 đến nay, ngoài 41 nghệ nhân được
phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân ca quan họ đợt đầu thì tỉnh chưa
có thêm một lần phong tặng danh hiệu nào nữa. Một vấn đề nữa cần
được nhắc đến đó mức hỗ trợ đối với các nghệ nhân hiện nay còn
thấp, chưa có sự tương xứng với tầm quan trọng của di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại.
* Đối với nhóm giải pháp về truyền dạy quan họ
Việc tổ chức giáo dục, truyền dạy các giá trị tốt đẹp và sinh
hoạt văn hóa dân ca quan họ Bắc Ninh đã có sự quan tâm. Tuy nhiên,
việc xây dựng một chính sách chung về truyền dạy dân ca quan họ
chưa thành một hệ thống tổng thể và thống nhất.
Công tác truyền dạy dân ca quan họ ở cộng đồng hiện nay
chủ yếu là tự phát. Tỉnh Bắc Ninh chưa xây dựng đuợc một cơ chế
khuyến khích việc thành lập các câu lạc bộ quan họ. Điều đáng lo
ngại là ngay trong các làng quan họ gốc thì chỉ còn rất ít nghệ nhân
cao tuổi là hát quan họ theo truyền thống.
* Đối với giải pháp tuyên truyền, quảng bá dân ca quan họ
Bắc Ninh

Sau khi dân ca quan họ Bắc Ninh được công nhận là di sản

17


văn hóa phi vật thể của nhân loại, tỉnh Bắc Ninh đã tích cực thực hiện
quảng bá dân ca quan họ trên các phương tiện truyền thông của tỉnh
cũng như của Trung ương. Tuy nhiên, Tỉnh Bắc Ninh chưa xây dựng
được một chiến lược phát triển du lịch gắn với quan họ.
* Đối với nhóm giải pháp đầu tư, quy hoạch bảo tồn dân ca
quan họ
Trong thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã có sự quan tâm, đầu tư
để phát giá trị di sản văn hóa phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội của
địa phương. Tuy nhiên, kinh phí đầu tư cho công tác bảo tồn và phát
huy giá trị dân ca quan họ Bắc Ninh còn chưa phù hợp với tình hình
thực tế.
2.4.2. Đánh giá vai trò của các chủ thể tham gia thực hiện
chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã chủ động ban hành các Nghị
quyết, các chương trình công tác mà ở đó luôn nhấn mạnh những
định hướng, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca
quan họ Bắc Ninh.
Tuy nhiên, sự tham gia của các chủ thể thực hiện chính sách
bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca quan họ Bắc Ninh cũng còn
nhiều hạn chế.
2.4.3. Đánh giá môi trường thể chế chính sách bảo tồn và
phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ
Thể chế chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca
quan họ của tỉnh Bắc Ninh tương đối toàn diện, rõ ràng, công khai
minh bạch và đạt được hiệu quả cao.

Tuy nhiên, thể chế chính sách này vẫn còn bộc lộ một số hạn
chế như chưa bao quát và giải quyết hết các vấn đề chính sách đặt ra.

18


Kết luận chương 2
Thực hiện chính sách chung của Nhà nước về bảo tồn giá trị
di sản văn hóa phi vật thể, tỉnh Bắc Ninh đã có sự quan tâm, đầu tư
để bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca quan họ Bắc Ninh. Những
chính sách đã được ban hành dần đi vào cuộc sống mang lại những
hiệu quả tích cực đối với dân ca quan họ Bắc Ninh. Tuy nhiêm trong
quá trình triển khai, thực thi chính sách cũng bộc lộ nhiều thiếu sót,
chưa mang tính tổng thể của một chính sách cần có. Vì vậy, việc phát
hiện và đánh giá những hạn chế của chính sách là rất cần thiết để có
những đề xuất giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh và
mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca quan họ Bắc Ninh.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN QUAN HỌ TẠI
TỈNH BẮC NINH
3.1. Sự cần thiết, mục tiêu hoàn thiện chính sách bảo tồn
và phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ tại tỉnh Bắc Ninh
3.1.1. Sự cần thiết hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát
huy giá trị di sản dân ca Quan họ
Xuất phát từ thực tiễn chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
di sản dân ca Quan họ tại tỉnh Bắc Ninh còn nhiều hạn chế, bất cập
như: thiếu các giải pháp mang tính tổng thể đối với việc bảo tồn các
không gian ra đời và biểu diễn quan họ; lễ hội gốc bị xâm lấn bởi các
loại hình giải trí mới; cơ chế tôn vinh nghệ nhân quan họ chưa được

quan tâm đúng mức… Chính vì thế, đòi hỏi tỉnh Bắc Ninh phat tiếp
tục rà soát, hoàn thiện những cơ chế, chính sách đã ban hành để phù
hợp với điều kiện thực tế hiện nay của địa phương.

19


3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát huy
giá trị di sản dân ca Quan họ
xác định mục tiêu hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát huy
giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh phải chú trọng vào một số vấn
đề sau:
Thứ nhất, thể chế hóa, ban hành cơ chế, chính sách bảo tồn
và phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ phù hợp với tình hình địa
phương nhằm cụ thể hóa các chủ truơng của Đảng, chính sách của
Nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể cũng như giải quyết những
vấn đề chính sách của tỉnh.
Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện các chính sách bảo tồn và phát
huy giá trị di sản dân ca quan họ phải đồng bộ, thống nhất với các
chính sách, dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương, quy hoạch
các khu công nghiệp, khu đô thị cũng như phát triển du lịch, giải
quyết hài hòa giữa sự phát triển kinh tế và văn hóa.
Thứ ba, xây dựng cơ chế khuyến khích, thúc đẩy cộng đồng
trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca quan họ;
định hướng, hỗ trợ nâng cao năng lực tự quản lý và bảo vệ di sản dân
ca quan họ cho cộng đồng.
Thứ tư, hoàn thiện chính sách tôn vinh, đãi ngộ phù hợp với
nghệ nhân dân ca quan họ cũng như các tổ chức, cá nhân đóng góp có
hiệu quả vào công tác bảo tồn, phát huy di sản dân ca quan họ.
Thứ năm, có cơ chế, chính sách truyền dạy dân ca quan họ

trong cộng đồng, xã hội mang tính hệ thống, triển khai đồng bộ với
các chính sách giáo dục của địa phương.
Thứ sáu, có cơ chế chính sách tăng cường giới thiệu, quảng
bá giá trị di sản dân ca quan họ, thúc đẩy giao lưu với các loại hình
nghệ thuật dân gian khác trên cơ sở gìn giữ những nét đặc trưng của

20


di sản, góp phần vào phát triển hoạt động du lịch của địa phương.
Thứ bảy, nâng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các
hoạt động bảo tồn di sản dân ca quan họ tương ứng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế của tỉnh, cân đối giữa đầu tư xây dựng, bảo vệ các
thiết chế văn hóa, không gian lễ hội với công tác nghiên cứu, sưu
tầm, lưu trữ dân ca quan họ.
Thứ tám, nâng cao vai trò của quản lý nhà nước, sự phối hợp
giữa các ban, ngành, cơ quan, đơn vị của tỉnh có liên quan đến việc
bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca quan họ.
3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bảo tồn và
phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ
3.2.1. Hoàn thiện thể chế chính sách bảo tồn và phát huy
giá trị di sản dân ca Quan họ
Tỉnh Bắc Ninh cần tiến hành rà soát, đánh giá lại những bất
cập, hạn chế của chính sách hiện thời để bổ sung, hoàn thiện thể chế
chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca quan họ Bắc
Ninh. Từ đó kiến nghị Đảng và Nhà nuớc tiếp tục hoàn thiện hệ
thống pháp luật về di sản nói chung, đặc biệt đối với các nội dung
liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nói
riêng mà ở đây chính là di sản dân ca quan họ Bắc Ninh.
3.2.2. Hoàn thiện giải pháp và công cụ chính sách bảo tồn

và phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ
3.2.2.1. Hoàn thiện nhóm giải pháp về khôi phục làng quan
họ gốc, lễ hội và các không gian liên quan đến hoạt động quan họ
Việc khôi phục làng quan họ, lễ hội và các không gian liên
quan đến hoạt động quan họ gốc đòi hỏi tỉnh Bắc Ninh trong quá
trình xây dựng các dự án, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế
xã hội của tỉnh phải có sự tham gia chặt chẽ của các chủ thể tham gia

21


công tác bảo tồn di sản văn hóa nói chung và dân ca quan họ nói
riêng. Việc xây dựng các dự án, quy hoạch này không để xảy ra tác
động tiêu cực đối với việc bảo tồn các làng quan họ, lễ hội và các
không gian liên quan đến hoạt động quan họ gốc.
3.2.2.2. Hoàn thiện nhóm giải pháp về tôn vinh đội ngũ nghệ
nhân
Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều văn bản quy định
cơ chế tôn vinh nghệ nhân dân ca quan họ, tuy nhiên, những văn bản
này vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến việc bảo tồn và tôn vinh nghệ
nhân dân ca quan họ còn gặp nhiều khó khăn.
Cần nghiên cứu, sửa đổi các quy định hiện hành về chế độ
đãi ngộ đối với nghệ nhân dân ca quan họ Bắc Ninh.
3.2.2.3. Hoàn thiện nhóm giải pháp về truyền dạy dân ca
Quan họ
Để bảo tồn dân ca quan họ, tỉnh Bắc Ninh cần xác định một
trong những nhiệm vụ quan trọng cần làm đó là xây dựng các cơ chế
chính sách truyền dạy, đào tạo nghệ nhân quan họ theo các hình thức
truyền thống
Việc xây dựng chương trình dạy hát dân ca phải được đặt lên

hàng đầu. Các tài liệu giảng dạy phải được biên soạn khoa học, cung
cấp kiến thức về dân ca quan họ truyền thống, các bài hát dân ca
quan họ phù hợp với từng lứa tuổi.
3.2.2.3. Hoàn thiện nhóm giải pháp về tuyên truyền, quảng
bá di sản dân ca Quan họ
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về giá
trị độc đáo của di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh dưới mọi hình thức
như cổ động trực quan, trên các phương tiện thông tin đại chúng của
trung ương và địa phương nhằm nâng cao được ý thức bảo tồn và

22


phát huy giá trị dân ca Quan họ của cộng đồng.
3.2.2.4. Giải pháp về nguồn lực chính sách
Cần tăng mức đầu tư ngân sách cho công tác quản lý văn hóa
nói chung và hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca quan
họ nói riêng phù hợp với tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Xây dựng, ban
hành các đề án, dự án bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca quan họ
tại riêng từng cấp để đạt hiệu quả cao và nâng cao nhận thức của các
cấp lãnh đạo cùng cộng đồng nơi dân ca quan họ phát triển.
3.2.3. Nâng cao năng lực chủ thể chính sách bảo tồn và
phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ
- Tăng cường kiện toàn bộ máy làm công tác quản lý di sản
văn hóa phi vật thể ở địa phương. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao kến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ cán bộ quản lý văn hóa ở các cấp cơ sở.
Kết luận chương 3
Việc di sản dân ca quan họ Bắc Ninh được vinh danh vào danh
sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là cơ hội để

nâng tầm quảng bá và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của đất nước
ta lên tầm quốc tế. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó việc đổi
mới, xây dựng, hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa phi vật thể nói chung và dân ca quan họ Bắc Ninh nói
riêng là một vấn đề cần sự quan tâm sâu sắc của các cơ quan có thẩm
quyền từ Trung ương đến địa phương.

23


×