Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Thực hiện chính sách Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa từ thực tiễn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.45 MB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC HƯNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ- VĂN HÓA
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hà Nội - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC HƯNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số

: 60.34.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Võ Khánh Vinh



Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Đề tài luận văn “Thực hiện chính sách Bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử - văn hóa từ thực tiễn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ
đúng nguyên tắc trích dẫn tài liệu. Nghiên cứu hoàn toàn trung thực và chưa
được công bố ở công trình, đề tài nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Hưng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
Chương 1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
1.1. Khái quát về chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa......... 11
1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá
trị các di tích lịch sử - văn hóa ............................................................................ 14
1.3. Nội dung thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa22
1.4. Các yếu tố tác động đến thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử - văn hóa .......................................................................................... 24
Chương 2.THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN .................................................................................... 27

2.1. Các yếu tố tác động đến thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử - văn hóa tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. .................................. 27
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
lịch sử - văn hóa tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .......................................... 29
2.3. Đánh giá khái quát kết quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các
di tích lịch sử - văn hóa tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. .............................. 44
Chương 3.TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN ...................................................... 48
3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng tăng cường thực hiện chính sách bảo tồn và
phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa ........................................................ 48
3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các
di tích lịch sử - văn hóa ...................................................................................... 53
KẾT LUẬN...................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DSVH

: Di sản văn hóa

HĐND

: Hội đồng nhân dân

UBND

: Ủy ban nhân dân


ATK

: An toàn khu

QH

: Quốc hội

NĐ-CP

: Nghị định – Chính phủ

TT-BVHTTDL

: Thông tư – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

QĐ-UBND

: Quyết định - Ủy ban nhân dân

QĐ-TTg

: Quyết định – Thủ tướng Chính phủ

MTQG

: Mục tiêu Quốc gia

ĐA-UBND


: Đề án - Ủy ban nhân dân

DTLS

: Di tích lịch sử

DTTC

: Di tích thắng cảnh

Nxb

: Nhà xuất bản

BCH TW

: Ban chấp hành Trung ương


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới là
bằng mọi cách khơi dậy sức sống mãnh liệt của dân tộc để hội nhập quốc tế
và phát triển hợp lý, phù hợp với xã hội hiện đại. Để làm được điều đó, nhiều
nước đã tìm về di sản văn hoá (DSVH), bởi DSVH chính là một trong những
cội nguồn sức sống tiềm tàng to lớn của dân tộc được tạo ra trong quá khứ,
cần phải được bảo vệ, duy trì và phát huy trong xã hội hiện đại. Văn hoá là
tiềm lực tinh thần to lớn của mỗi dân tộc, thể hiện ra ở những giá trị hàm chứa
trong vốn DSVH dân tộc được tích lũytheo thời gian lịch sử. DSVH dân tộc

giống như một nguồn lực kép: nguồn lực vật thể (hữu hình) và nguồn lực phi
vật thể (vô hình). DSVH trở thành điểm tựa quan trọng, tạo thế đi vững chắc
cho hiện tại và tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay.Trải qua hàng ngàn năm, những giá trị DSVH phi vật thể và
DSVH vật thể Việt Nam vẫn hiện diện như muôn trùng con sóng cuộn chảy
trong dòng sông văn hoá truyền thống của dân tộc.Kế thừa di sản quá khứ là
quy luật phát triển tất yếu của văn hoá. Trong đó công tác bảo tồn, phát huy
giá trị các di tích lịch sử, văn hóa đóng một vai trò quan trọng.
Bên cạnh đó việc đưa ra các chính sách và đánh giá kết quả thực hiện
chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử- văn hóa là một phần
tất yếu không thể thiếu trong việc kế thừa, quản lývà phát huy DSVH.
Trong xu thế giao lưu hội nhập và toàn cầu hoá hết sức sôi động hiện
nay, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa lại càng có ý
nghĩa vô cùng quan trọng nhằm gìn giữ và phát huy truyền thống cách mạng,
bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định rằng: Mọi hoạt động văn hoá, văn nghệ

1


phải nhằm xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng
con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm lối sống, xây
dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho sự phát triển xã hội. Kế thừa và phát
huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hoá, nghệ thuật
của dân tộc.Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá danh thắng của đất
nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải
đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và
phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp
thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp cho nền văn hoá Việt

Nam. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh
vấn đề bảo tồn phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa trong sự nghiệp phát
triển văn hoá, nền tảng tinh thần của xã hội, cần tiếp tục đầu tư cho việc bảo
tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các di sản văn hoá vật
thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hoá nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần
phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hoá, văn
nghệ dân gian.Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hoá với
các hoạt động phát triển kinh tế du lịch.
Huyện Đại Từ là một huyện có nhiều điểm di tích lịch sử - văn hóa,
việc thực hiện chính sách bảo tồn di sản của huyện đã được quan tâm triển
khai thực hiện, tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách cần có sự
nghiên cứu và đánh giá đúng tình hình thực hiện chính sách để đề xuất những
giải pháp hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện trong thời gian tiếp theo.
Xuất phát từ quan điểm đường lối của Đảng, từ thực tiễn huyện Đại Từ việc
thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
các di tích lịch sử - văn hóa từ thực tiễn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” là

2


một hoạt động có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và ý nghĩa thời sự cấp bách đối với
huyện Đại Từ nói riêng, đối với tỉnh Thái Nguyên và cả nước nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình thực hiện và nghiên cứu về chính sách bảo tồn, phát huy giá
trịcác di tích lịch sử - văn hóa ở Việt Nam
Nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, giá trị của di sản văn hóa
nói chung, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nói riêng ngày
càng được nâng cao. Bảo vệ di tích, phát huy giá trị của di tích phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đấu tranh chống vi phạm đã
trở thành nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Hàng ngàn di tích

được xếp hạng và tu bổ trong mấy chục năm qua đã thể hiện những nỗ lực to
lớn của toàn xã hội chăm lo và bảo vệ di tích.Về cơ bản hệ thống di tích của
đất nước đã được bảo vệ, chăm sóc và tu bổ bảo đảm khả năng tồn tại lâu dài.
Tuy nhiên, do trải qua hàng chục năm chiến tranh, chúng ta chưa có nhiều
điều kiện chăm lo, bảo vệ di tích nên đến nay, mặc dù đã rất cố gắng nhưng
vẫn còn nhiều di tích bị vị phạm chưa được giải tỏa. Phần lớn các vi phạm
này đã diễn ra từ nhiều chục năm nay, nên việc giải quyết cần có quyết tâm và
sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp.
Các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu của đất nước đã từng bước đã
được đầu tư tu bổ.Tuy nhiên, cũng còn nhiều di tích đang ở trong tình trạng
xuống cấp.Nhưng việc tu bổ di tích hiện nay mới chỉ tập trung vào di tích nổi
tiếng, hầu như chưa có di tích nào được đầu tư tu bổ hoàn chỉnh từ kiến trúc
tới hạ tầng, từ nội thất tới ngoại thất.Bên cạnh đó, chất lượng tu bổ di tích,
nhất là những hạng mục được thi công bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp
còn chưa đạt yêu cầu về chuyên môn. Tăng cường quản lý nhà nước và xây
dựng đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân, công nhân... phục vụ tu bổ di
tích là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay.

3


Trong những năm qua, nhiều di tích đã được phát huy giá trị một cách
tích cực dưới các mức độ khác nhau. Các chương trình festival ở di tích Cố đô
Huế, Đêm rằm Phố cổ Hội An, Hành trình du lịch về nguồn (các di tích cách
mạng ở miền Bắc, miền Trung)... đã thu hút thêm nhiều khách tham quan và
dần trở thành những ngày hội văn hóa lớn của cả nước.
Các di tích lớn, nhất là đối với các di tích sau khi được ghi vào danh
mục di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đều trở thành những địa điểm du
lịch hấp dẫn, thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Điều
đó đưa đến kết quả nguồn thu từ bán vé tham quan tại di tích và những sản

phẩm dịch vụ khác không ngừng tăng lên, tạo việc làm cho nhiều người lao
động, góp phần biến đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.
Nhìn chung, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn bộc lộ
những thiếu sót cơ bản là:
- Mặc dù nhận thức của các ngành, các cấp và của toàn xã hội về vai
trò, ý nghĩa của di tích và trách nhiệm của toàn xã hội đối với di sản văn hóa
đã được nâng cao nhưng chưa sâu sắc và toàn diện và cũng chưa được cụ thể
hóa bằng các biện pháp, kế hoạch và chương trình cụ thể.
- Chúng ta còn lúng túng trong việc xử lý một cách hài hòa mối quan hệ
giữa bảo tồn và phát triển, chưa nhận thức thật sâu sắc vị trí, vai trò của di
tích trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, cá biệt có nơi, có
lúc vẫn tồn tại xu thế thương mại hóa di tích, đặt các mục tiêu, dự án phát
triển kinh tế cao hơn các mục tiêu về bảo vệ di tích, thậm chí có những dự án
về phát triển kinh tế được triển khai tại khu vực có di tích nhưng dự án không
hề đề xuất bất cứ biện pháp nào để bảo tồn di tích.
- Công tác quản lý di tích vẫn cần tiếp tục được củng cố, còn nhiều di
tích cần phải giải tỏa sự vi phạm.

4


- Công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn
thiếu định hướng, thiếu những chính sách, chế tài để khuyến khích, kêu gọi sự
đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Các nguồn lực do dân đóng góp chưa
được qui tụ dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước, nên không được định
hướng để sử dụng có hiệu quả.
2.2. Tình hình thực hiện và nghiên cứu về chính sách bảo tồn, phát huy giá
trịcác di tích lịch sử - văn hóa tại tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh trung du – miền núi, nằm ở vùng đông Bắc Việt
Nam. Phía Bắc giáp Bắc Kạn; phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang;

phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội; phía tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên
Quang.Tỉnh Thái Nguyên có dân số gần 1,3 triệu người; gồm 9 thành phần
dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chay, Doa, sán Dìu, H mông, Hoa, Ngái chung
sống từ lâu đời.
Cũng như các tỉnh vùng Việt Bắc, Thái Nguyên là miền đất núi sông
hùng vĩ, nhiều danh lam thắng cảnh, giàu truyền thống lịch sử - cách mạng và
một di sản văn hóa các dân tộc rất phong phú, đặc sắc. Phía bắc tỉnh, trên địa
bàn các huyện Định Hóa, Phú Lương là các dãy núi thuộc phần phía nam của
các cánh cung đá vôi Sông Gâm và Ngân Sơn. Ở phía Đông tỉnh, trên địa bàn
các huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ là bạt ngàn các dãy núi đá thuộc vòng cung
đá vôi Bắc Sơn. Phía tây nam Thái Nguyên trên địa bàn các huyện Đại Từ,
Phổ Yên là dãy núi Tam Đảo sừng sững như một bức trường thành. Trong
những dãy núi này có rất nhiều hang động đã trở thành các di chỉ khảo cổ học
nổi tiếng nơi con người nguyên thủy thời đại đồ đá sinh sống, như những
Thượng Nung, Bình Long (huyện Võ Nhai); hoặc trở thành nơi dựng chùa thờ
phật từ nhiều thế kỷ trước như động Tiên Lữ (chùa Hang), động Linh Sơn ở
Đồng Hỷ, hang Chùa ở Định Hóa; hoặc những di tích lịch sử cách mạng
kháng chiến, địa điểm hoạt động của các chiến sỹ cách mạng, nơi đặt trụ sở

5


cơ quan, xưởng quân giới, quân y viện, kho tàng trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Là một miền đất cổ, gạch nối giữa đại
ngàn Việt Bắc với vùng châu thổ sông hồng, “phên dậu” phía bắc của kinh
thành Thăng Long – Đông Đô và căn cứ địac cách mạng Việt Bắc, trung tâm
thủ đô kháng chiến chống Pháp năm xưa nên Thái Nguyên có tới 787 di tích
lịch sử văn hóa trong đó khu ATK Định Hóa đã được xếp hạng quốc gia đặc
biệt, 31 di tích xếp hạng quốc gia, 128 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Các di sản
văn hóa phi vật thể, như các lễ hội dân gian: Lễ hội Lồng Tồng, lễ Kỳ yên của

đồng bào Tày, lễ cấp sắc của các dân tộc Tày, Dao, Sán Chay, Sán Dìu; nghệ
thuật diễn xướng Then Tày; các làn diệu Sli (Nùng); lượn Nàng ới, lượn Cọi
(Tày, Nùng), Páo dung (Dao), Sình ca (Sán Chay), Soọng cô (Sán Dìu); Múa
Tắc Xình (Sán Chay); múa rối cạn (Tày) và trong văn hóa dân gian, trong các
phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc…. đã trở thành di sản văn hóa
vô giá của tỉnh.
Xác định di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) là một tài sản quý, vô
giá, là bộ phận cấu thành “nền tảng tinh thần” của nhân dân các dân tộc trong
tỉnh và là tiềm năng to lớn cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội nên nhiều
năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa đã
được Đảng bộ và chính quyền tỉnh dành cho sự quan tâm đặc biệt, cả trong
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư:
Để công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn toàn
tỉnh thực hiện thống nhất, nâng cao hiệu quả hiệu lực, hiệu quả trong công tác
quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên thường xuyên chỉ đạo triển khai tuyên truyền quảng bá sâu,
rộng các văn bản Luật, dưới Luật tới các cấp chính quyền địa phương để nắm
bắt và chỉ đạo, triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức như: Hội nghị, hội
thảo, tập huấn chuyên môn, tham mưu ban hành và trực tiếp ban hành các văn

6


bản…, do vậy trong thời gian gần đây công tác quản lý di sản văn hóa trên
địa bàn toàn tỉnh được thực hiện có hiệu quả góp phần bảo tồn, phát huy giá
trị di sản văn hóa vật thể và phi thể; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản
lý nhà nước tại địa phương, tạo sự đồng thuận trong nhân dân nhằm xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo chủ trương của
Đảng, Nhà nước.
Thái Nguyên là tỉnh đã hoàn thành quy hoạch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa – danh lam thắng cảnh. Trong quy hoạch, di tích nào được lập hồ sơ

khoa học, xếp hạng nào, trong thời gian nào đã được ghi rõ, có sự đồng thuận
giữa ngành văn hóa, Thể thao và Du lịch với các huyện, thành, thị trong tỉnh.
Và nhằm tăng cường công tác quản lý di sản văn hóa, Với Quyết định số
48/2014/QĐ-UBND, ngày 11/11/2014 ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và
phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh
thì trách nhiệm, quyền hạn trong việc quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị đối với
các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được làm rõ.
Hằng năm, trên cơ sở quy hoạch xếp hạng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
phối hợp với các huyện, thành phố, thị xã lập hồ sơ khoa học đề nghị cấp có
thẩm quyền xếp hạng từ 3 đến 5 di tích quốc gia và ít nhất là 15 di tích cấp
tỉnh. Đặc biệt khu di tích lịch sử ATK Định Hóa được Chính phủ ra quyết
định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2012 đã đánh dấu một bước tiến
lớn trong công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát huy giá trị di tích của
tỉnh Thái Nguyên.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng kể ấy, lĩnh vực bảo tồn di tích
ở tỉnh Thái Nguyên vẫn còn những khó khăn, hạn chế cần tháo gỡ. Khó khăn
thách thức đầu tiên là hầu hết các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến
nguyên gốc được làm từ chất liệu tre, nứa, lá, gỗ đều đã bị mưa gió, mối mọt
tàn phá, chỉ còn lại dấu vết; việc phục hồi, tôn tạo đòi hỏi nhiều công sức và

7


lượng kinh phí lớn trong khi lượng kinh phí cấp cho công tác này chưa đáp
ứng với đòi hỏi của thực tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lý luận chính sách Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch
sử - văn hóa để xem xét thực tiễn thực hiện chính sách, thực trạng công tác bảo
tồn và phát huy giá trị di tíchvà những bất cập trong thực trạng chính sách,ở

huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, qua đó phát hiện những vấn đề chính sách và
trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát huy giá
trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Đại Từ trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và
phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa.
- Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
các di tích lịch sử- văn hóa tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu và tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường thực hiện tốt
chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động triển khai thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị
các di tích lịch sử - văn hóa huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thông qua các
hoạt động quản lý Nhà nước đối với các di tích của UBND huyện, đồng thời
nghiên cứu hoạt động quản lý, bảo vệ và khai thác phát huy giá trị các di tích
(di tích cấp tỉnh và di tích quốc gia) của các Ban quản lý di tích và nhân dân
địa phương trên địa bàn huyện.

8


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Đại Từ từ năm 2011 đến 2016.
Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện chính sách bảo tồn
và phát huy giá trị các di tích lịch sử- văn hóa trên địa bàn huyện Đại Từ.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học và
vận dụng triệt để phương pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp
cận quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây
dựng, thực hiện, đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể
chính sách. Lý thuyết chính sách công được soi sáng qua thực tiễn giúp hình
thành lý luận chính sách chuyên ngành.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa suy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lịch sử và logic,
phân tích và tổng hợp. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ
thể như: so sánh, thống kê và điều tra xã hội học, phương pháp phân tích đánh
giá chính sách...để thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã đưa ra khái niệm, quan điểm chỉ đạo của Đảng về việc
xây dựng và thực thi chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; mối quan hệ giữa chính quyền
các cấp với nhân dân trong việc bảo vệ, quản lývà phát huy giá trị các di tích
nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trong khi ngày nay các

9


giá trị lịch sử, giá trị đạo đức, giá trị văn hóa của nhân dân chưa thực sự được
coi trọng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn phân tích làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
đạt được trong việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Đại Từ.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và
phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
các di tích lịch sử - văn hóa tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3. Tăng cường thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
các di tích lịch sử- văn hóa.

10


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO
TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
1.1. Khái quát về chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử
- văn hóa
Di tích lịch sử - văn hoá là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá
lâu đời của dân tộc, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc
trưng văn hoá, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước
hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời là một bộ
phận cấu thành kho tàng di sản văn hoá nhân loại.
Luật Di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua đã khẳng định “Di sản văn hoá
Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ
phận của Di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước của nhân dân ta” [23]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định 10 nhiệm vụ về xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong đó nhiệm vụ thứ tư là bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Nghị
quyết đã chỉ rõ nội dung của nhiệm vụ này như sau: “Di sản văn hóa là tài sản
vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để

sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế
thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn
hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.
Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha
ông để lại.” [3]

11


Di sản văn hoá tồn tại dưới dạng vật thể và phi vật thể. Di sản văn hóa
vật thể gồm di tích, di vật và môi trường cảnh quan xung quanh di tích đó.
Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh
chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp
cho con người biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống
lịch sử, đặc trưng văn hoá của đất nước và do đó có tác động ngược trở lại tới
việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại.
Di tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn (trị giá nhiều nghìn tỷ
đồng) nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi
những giá trị tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, di tích còn
mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn
có nếu được khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển
kinh tế đất nước và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát
huy tối đa nguồn nội lực để phát triển.
Hệ thống di tích Việt Nam được phân thành 4 loại hình cơ bản là di tích
lịch sử, di tích kiến trúc - nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh.
Di tích lịch sử liên quan tới sự kiện hoặc nhân vật lịch sử có những
đóng góp, ảnh hưởng tới sự tiến bộ của lịch sử dân tộc. Đến với di tích lịch
sử, khách tham quan như được đọc cuốn sử ghi chép về những con người,
những sự kiện tiêu biểu, được cảm nhận một cách chân thực về lịch sử, những
cảm nhận không dễ có được khi chỉ đọc những tư liệu ghi chép của đời sau.

Giá trị của di tích kiến trúc nghệ thuật thể hiện ở quy hoạch tổng thể và
bố cục kiến trúc, ở sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan, ở những
bức chạm khắc trên kết cấu gỗ, ở vẻ đẹp thánh thiện của những pho tượng cổ,
ở nét chạm tinh xảo của những đồ thờ tự...

12


Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều di tích khảo cổ. Các di
tích, di vật khảo cổ học là nguồn sử liệu quan trọng giúp việc biên soạn lịch
sử trái đất và lịch sử dân tộc từ thời tiền/sơ sử tới các thời kỳ lịch sử sau này.
Danh lam thắng cảnh thường được kết hợp giữa công trình tôn giáo tín
ngưỡng với cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đất nước ta ở miền nhiệt đới, trải dài
trên nhiều vĩ tuyến, có rừng vàng biển bạc với một hệ động, thực vật đặc biệt
phong phú và nhiều hang động kỳ thú đủ sức hấp dẫn mọi du khách.
Việt Nam, mảnh đất của di tích, từ miền núi tới hải đảo đâu đâu cũng
có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh. Hàng vạn di tích là nguồn tài
nguyên vô giá cho việc khai thác du lịch bền vững. Khái quát hệ thống di tích
lịch sử văn hóa của Việt Nam có thể đi đến nhận định rằng: Số lượng di tích
của cả nước rất lớn, đa dạng về loại hình và có giá trị to lớn về nhiều mặt.
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản và chính sách nhằm bảo tồn và
phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa: Luật Di sản văn hóa số
28/2001/QH10, ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Di sản văn hóa số 32/2009/QH12, ngày 18 tháng 6 năm 2009; Nghị định số:
98/2010/NĐ-CP, ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của
Chính phủ về việc Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy
hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh;Thông tư số18/2012/TT-BVHTTDL, ngày 28/12/2012 của Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết một số quy định về bảo
quản, tu bổ, phục hồi di tích; Thông tư số 09/2011/TT- BVHTTDL ngày 14
tháng 7 năm 2011 của Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung
hồ sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh…

13


Trong đó, tỉnh Thái Nguyên là miền đất núi sông hùng vĩ, nhiều danh
lam thắng cảnh, giàu truyền thống lịch sử - cách mạng và một di sản văn hóa
các dân tộc rất phong phú, đặc sắc.
Để thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử
trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Thái Nguyên có ban hành các văn bản và chính
sách của địa phương: Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND, ngày 29/10/2008
của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị
di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
Quyết định số 973/QĐ-UBND ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định về quy trình lập Hồ sơ khoa
học xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 11/11/2014 của
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát
huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên thay thế Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND, ngày 29/10/2008.
1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện chính sách bảo tồn và
phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa
1.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử - văn hóa
Chính sách văn hóa là một bộ phận của chính sách công, chính sách
văn hóa cũng chỉ có thể ra đời khi có Nhà nước. Tuy nhiên, cũng như chính
sách công, thuật ngữ “chính sách văn hóa” ra đời rất muộn, phải đến những

năm nửa sau thế kỷ XX. Năm 1967, trong Hội nghị bàn tròn, các chuyên gia
văn hóa tại Monaco đã đưa ra một quan niệm về chính sách văn hóa như
sau:Chính sách văn hóa là một tổng thể những thực hành xã hội hữu thức và
có suy tính kỹ về những can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động văn hóa
nhằm vào việc đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân, bằng cách sử dụng tối

14


ưu tất cả những nguồn vật chất và nhân lực mà một xã hội nào đó sắp đặt vào
một thời điểm thích hợp. Năm 2002, UNESCO đưa ra một định nghĩa về
chính sách văn hóa như sau: Chính sách văn hóa là một tổng thể các nguyên
tắc hoạt động quyết định các cách thực hành, các phương pháp quản lý hành
chính và phương pháp ngân sách của Nhà nước dùng làm cơ sở cho các hoạt
động văn hóa.
Chính sách bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa là một bộ
phận của chính sách văn hóa, chính sách bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa đã được cụ thể hóa ở nhiều loại văn bản như: Văn kiện của các kỳ đại
hội Đảng, Nghị quyết các hội nghị Trung ương Đảng, Hiến pháp, Chiến lược
phát triển văn hóa, Luật di sản văn hóa và các Thông tư, Nghị định hướng dẫn
thực hiện Luật di sản văn hóa.
Ngày 29 tháng 6 năm 2001, Quốc hội đã thông qua Luật di sản văn hóa.
Luật này đã được sửa đổi bổ sung năm 2009 (ngày 18 tháng 6 năm 2009).
Luật đã quy định một số điều về bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa:
Luật di sản văn hóa xác định di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật
chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; Di tích lịch sử- văn hóa
là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc
công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; Tu bổ di tích lịch sử
-văn hoá, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di
tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; Phục hồi di tích lịch sử - văn hoá,

danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn
hoá, danh lam thắng cảnh đã bị huỷ hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di
tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh đó.
Tại Điều 5 của Luật di săn văn hóa khẳng định “Nhà nước thống nhất
quản lý di sản văn hoá thuộc sở hữu toàn dân; công nhận và bảo vệ các hình

15


thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình
thức sở hữu khác về di sản văn hoá theo quy định của pháp luật” [23].
Nói đến bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, có nhiều
khái niệm, định nghĩa về thuật ngữ “bảo tồn” và “phát huy” nhưng để làm rõ
hơn khái niệm về bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa (di sản), ta có
thể hiểu như sau: Bảo tồn di sản (heritage preservation) được hiểu như là các
nỗ lực nhằm bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của
nó. Phát huy di sản (heritage promotion) có nghĩa là những hành động nhằm
đưa di sản văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như là nguồn nội lực,
tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật
chất và tinh thần cho con người, thể hiện tính mục tiêu của văn hóa đối với sự
phát triển của xã hội.
Việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử
- văn hóa là triển khai thực hiện Luật di sản văn hóa, Hiến pháp, các Nghị
định của chính phủ, các Thông tư hướng thực hiện Luật và các Nghị định
bằng những hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn và gìn giữ, phát huy giá trị to
lớn của các di tích lịch sử - văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn
hóa ngày càng cao của nhân dân; nhu cầu nghiên cứu, tham quan du lịch của
khách trong, ngoài nước, tạo nền móng vững bền góp phần xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo đúng đường lối,
chủ trương của Đảng và Nhà nước.

1.2.2. Đặc điểmthực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
lịch sử - văn hóa
Di sản văn hóa (trong đó có di tích lịch sử - văn hóa) cần được bảo vệ
và phát huy giá trị với tư cách là một bộ phận cấu thành môi trường sống của
nhân loại (môi trường văn hóa xã hội, cái thiên nhiên thứ hai), trong đó lãnh
thổ quốc gia, không gian sinh tồn và hệ thống đô thị và các địa điểm cư dân là

16


những đại diện điển hình nhất. Di sản văn hóa còn được coi trọng và tôn vinh
vì đó là loại tài sản quý giá không thể thay thế, không thể tái sinh, nhưng lại
rất dễ bị biến dạng và tổn thương trước tác động của các nhân tố tự nhiên và
cách hành xử thiếu văn hóa do chính con người gây ra. Theo định nghĩa tại
Điều 1 Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam: Môi trường bao gồm các yếu tố
tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh
con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của
con người và thiên nhiên. Môi trường sống của con người có 3 bộ phận cấu
thành: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường văn hóa xã
hội, trong đó di sản văn hóa hàm chứa trong bản thân nó cả 3 hợp phần (nơi
chúng ta sống - văn hóa vật thể, cách chúng ta sống - văn hóa phi vật thể và
môi trường thiên nhiên quanh ta). Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa và danh
lam thắng cảnh lại bao hàm: các hạng mục kiến trúc, các địa điểm lịch sử;
môi trường - cảnh quan thiên nhiên bao quanh di tích và giá trị văn hóa phi
vật thể gắn với di tích. Từ đặc trưng đó đặt ra yêu cầu bảo tồn di sản văn hóa
phải gắn với bảo vệ môi trường thiên nhiên và ngược lại, bảo vệ môi trường
thiên nhiên là tạo ra môi trường tự nhiên trong lành cho sự tồn tại lâu dài của
di sản, cao hơn nữa, còn tạo nên sức hấp dẫn thẩm mỹ cho di sản văn hóa.
Về quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá cũng có nhiều
quan điểm khác nhau. Nhưng trên thế giới vẫn tựu trung 2 quan điểm như sau:

Bảo tồn nguyên vẹn và bảo tồn trên cơ sở kế thừa.
Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn, theo Gregory J.Ashworth, thì được
phát triển đầu tiên từ những năm 50 của thế kỷ XIX. Quan điểm bảo tồn
nguyện vẹn này được khá nhiều học giả ủng hộ, đặc biệt các nhà bảo tồn, bảo
tàng trong lĩnh vực di sản văn hóa. Những người theo quan điểm Bảo tồn
nguyên vẹn cho rằng, những sản phẩm của quá khứ, nên được bảo vệ một
cách nguyên vẹn, như nó vốn có, cố gắng phục hồi nguyên gốc các di sản văn

17


hóa vật thể và phi vật thể cũng như cố gắng cách ly di sản khỏi môi trường xã
hội đương đại. Họ cho rằng, mỗi di sản chứa đựng những giá trị văn hóa - xã
hội nhất định mà không phải lúc nào thế hệ hiện tại có hiểu biết một cách cụ
thể để có thể phát huy những giá trị ấy một cách thích hợp. Hơn nữa, những
giá trị văn hóa ấy luôn biến đổi theo thời gian do những tác động của xã hội
hiện tại và sẽ tạo nên những lớp văn hóa khác không trùng nghĩa với lớp văn
hóa mà thế hệ trước chuyển giao cho thế hệ sau, vì thế, có thể làm cho các thế
hệ sau nữa không thể truy nguyên được những giá trị di sản đang tồn tại.
Chính vì như vậy, những người theo quan điểm này cho rằng, do chúng ta
chưa có đủ thông tin, trình độ hiểu biết để có thể lý giải giá trị của các di sản
văn hóa, chúng ta nên giữ nguyên trạng những di sản này để khi có điều kiện,
các thế hệ tiếp nối có thể xử lý, giải thích và tìm cách kế thừa, phát huy di sản
một cách tốt hơn.
Với quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa thì được các học giả nước
ngoài hiện nay quan tâm nhiều hơn và là một xu thế khá phổ biến khi bàn đến
di sản. Có thể kể đến như Alfrey, Putnam, Ashworth và P.J. Larkham xem di
sản như một ngành công nghiệp và cần phải có cách thức quản lý di sản tương
tự với cách thức quản lý của một ngành công nghiệp văn hóa với những logic
quản lý đặc biệt, phù hợp với tính đặc thù của các di sản. Hoặc các nhà nghiên

cứu Anh, Mỹ như Boniface, Fowler, Prentice,… thì cho rằng không thể không
đề cập đến phát triển du lịch trong vấn đề bảo tồn và phát huy di sản. Cách
tiếp cận của các nhà khoa học này sống động hơn, quan tâm di sản văn hóa để
phát triển du lịch, để khẳng định tính đa dạng trong sáng tạo của con người.
Còn các tác giả như Corner và Harvey cũng cho rằng việc quản lý di sản cần
đặt dưới một cách tiếp cận toàn cầu hóa. Ngoài ra, các tác giả như Moore và
Caulton cũng cho rằng cần quan tâm làm thế nào lưu giữ được các di sản văn
hóa thông qua cách tiếp cận mới và phương tiện kỹ thuật mới. Nhìn chung,

18


quan điểm lý thuyết này dựa trên cơ sở mỗi di sản cần phải được thực hiện
nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian và không gian cụ thể. Khi di sản
ấy tồn tại ở thời gian và không gian hiện tại, di sản ấy cần phát huy giá trị văn
hóa - xã hội phù hợp với xã hội hiện nay và phải loại bỏ đi những gì không
phù hợp với xã hội ấy.
Với quan điểm thứ nhất là đóng gói các sản phẩm văn hóa cần được
bảo vệ trong môi trường khép kín để tránh mọi tác động bên ngoài làm
phương hại đến chúng. Khuynh hướng này mang lại một số kết quả rất đáng
quan tâm. Nhờ các hoạt động bảo tồn đó, trong nhiều năm qua, chúng ta đã
lưu giữ được nhiều sắc thái văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, văn hóa nói chung
trong đó có văn hóa phi vật thể luôn gắn bó với đời sống, con người, với môi
trường xã hội. Do đó, nó luôn biến đổi để phù hợp với mọi thay đổi của cuộc
sống. Bởi vậy, bảo tồn theo khuynh hướng này bộc lộ hạn chế là làm khô
cứng các sản phẩm văn hóa.
Với quan điểm thứ hai là quan điểm thả nổi. Sản phẩm văn hóa nào có
sức sống mãnh liệt, có giá trị, có nền tảng vững chắc do được chắt lọc, chưng
cất, được thử thách qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử sẽ có nhiều cơ hội
và lợi thế tự khẳng định mình nhiều hơn. Điều đó phụ thuộc vào các tiêu chí

và hệ giá trị. Bởi vậy, khi chúng ta sử dụng hệ giá trị hôm nay làm thước đo
sự thay đổi các sản phẩm văn hóa truyền thống, khuynh hướng thả nổi sẽ đẩy
nhanh quá trình làm biến dạng các tiêu chí và chuẩn mực vốn đã được định
hình từ lâu. Những sản phẩm văn hóa truyền thống tuy mang đậm nét đặc thù
nhưng khi đặt trong hệ quy chiếu mới nếu không được điều chỉnh sẽ khó có
cơ hội tồn tại lâu dài.
Rõ ràng là cả hai quan điểm trên đều xuất phát từ cách hiểu máy móc,
siêu hình, thiếu cái nhìn biện chứng về khái niệm bảo tồn. Chỉ có thể hiểu một
cách đầy đủ và đúng nghĩa khi đặt hoạt động bảo tồn trong mối quan hệ với

19


phát huy. Ngoài việc lưu giữ để không mất đi các giá trị văn hóa, bảo tồn còn
phải biết lựa chọn trong các hiện tượng đang có nguy cơ bị mất đi, những yếu
tố, những khả năng tiềm ẩn để làm cho chúng tồn tại cùng với sự phát triển đi
lên của cuộc sống. Mục đích sâu xa của bảo tồn là đưa di sản văn hóa vào
cuộc sống để phát huy giá trị của chúng. Quan điểm trên cần phải được nhìn
nhận một cách linh hoạt. Ta cần giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo
tồn và phát triển, với quan điểm di tích là cái đang có, cái không thể thay thế,
nên vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của các thế hệ hôm
nay và mai sau thì cái mới, cái xây dựng sau cần phải hết sức tôn trọng di sản
gốc. Từ thực tiễn và những bài học có tính phổ quát trên phạm vi toàn thế
giới, UNESCO, ICOMOS đã ban hành nhiều công ước, hiến chương trong đó
có nêu những nguyên tắc cơ bản để giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và
phát triển như Hiến chương về bảo vệ thành phố và đô thị lịch sử: “...bảo vệ
các thành phố và các đô thị lịch sử khác phải là một bộ phận hữu cơ của hệ
thống cố kết các chính sách phát triển kinh tế và xã hội...”; “Những chức năng
mới và các mạng kết cấu hạ tầng do đời sống đương đại đòi hỏi phải thích
hợp với đặc trưng của thành phố lịch sử.” [16]; bảo vệ di tích không có nghĩa

bảo vệ một cách bất di bất dịch, Hiến chương cũng nêu rõ việc đưa các yếu tố
đương đại vào mà hài hòa được với tổng thể khung cảnh là có thể chấp nhận,
bởi vì các yếu tố mới đó có thể góp phần làm cho khu vực thêm phong
phú.Nói tóm lại là bảo tồn di sản văn hóa cần phải đi kèm với khai thác, phát
huy giá trị của nó trong đời sống. Mặt khác, việc bảo tồn cần phải quan tâm
đến những đặc điểm xã hội trong từng thời điểm cụ thể, tức là phải lựa chọn
để bảo tồn những gì phù hợp với thời đại. Chỉ có như vậy, hoạt động bảo tồn
mới có ý nghĩa và có tính khả thi mà không trở thành lực cản đối với sự phát
triển của xã hội.

20


×