Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Tiểu luận quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.65 KB, 44 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Lễ hội cổ truyền là một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần, bắt nguồn và
phát triển từ thực tiễn hoạt động của đời sống xã hội, sự giao lưu, tiếp biến văn hoá
của cộng đồng. Lễ hội cổ truyền chứa đựng tất cả những khát vọng, những ước
muốn tâm linh vừa linh thiêng, vừa trần tục của cộng đồng dân cư trong những
hoàn cảnh cụ thể. Đây là một bộ phận quan trọng của văn hoá dân tộc, được lưu
truyền qua hàng nghìn năm lịch sử. Muốn nghiên cứu văn hoá truyền thống, lẽ
đương nhiên là phải tìm đến lễ hội, đặc biệt là lễ hội cổ truyền.
Trong những năm gần đây, lễ hội cổ truyền nước ta được quan tâm nghiên
cứu và đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu tập
trung trên bình diện tổng thể khu vực vùng như Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ…
Nghiên cứu về lễ hội cổ truyền ở phạm vi hẹp, thuộc địa bàn của một địa phương,
một tỉnh vẫn còn chưa nhiều. Mặt khác, do mỗi tiểu vùng văn hoá sắc thái riêng,
cho nên khi nghiên cứu lễ hội cổ truyền của người Việt, chúng ta không thể bỏ qua
việc nghiên cứu ở từng địa phương cụ thể. Chính vì vậy, nghiên cứu lễ hội cổ
truyền ở mỗi tiểu vùng văn hoá là những bước đi cần thiết và quan trọng để kế
thừa, phát huy di sản văn hoá dân tộc. Xuất phát từ những đòi hỏi của công tác
nghiên cứu văn hoá, em chọn đề tài “Quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và
phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Hưng Yên”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
2.1 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu lễ hội.


Nghiên cứu về lễ hội không phải là một đề tài mới. Từ trước tới nay, đã có
nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Những nghiên cứu của họ có thể tập hợp
và phân loại theo các nhóm sau:
-- Nhóm công trình theo khuynh hướng miêu thuật từng lễ hội cụ thể:
Khuynh hướng sưu tầm nghiên cứu và miêu thuật từng lễ hội cụ thể là khuynh
hướng nổi trội nhất và có số lượng các công trình nhiều nhất như các công trình
của các tác giả Thạch Phương – Lê Trung Vũ, xuất bản năm 1995 có tựa đề: 60 lễ


hội truyền thống của người Việt Nam, (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội), Nguyễn
Chí Bền (trưởng ban tuyển chọn) xuất bản sách: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt
Nam, Nxb Văn hoá Dân tộc và Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội, năm 2000),
Trương Thìn (chủ biên) (1990) ấn hành công trình: Hội hè Việt Nam (Nxb Văn hoá
Dân tộc, Hà Nội).…. Theo nhóm các tác giả tuyển chọn mà Nguyễn Chí Bền (là
trưởng ban tuyển chọn) có khoảng 212 lễ hội truyền thống được miêu thuật. Điều
đáng quan tâm, các công trình trên chủ yếu dừng ở việc miêu thuật và giải nghĩa
các lễ hội chứ chưa nhấn mạnh vào những phân tích về mối liên hệ của các lễ hội
truyền thống với xã hội đương đại để có thể đưa ra những giải pháp quản lý lễ hội.
-- Nhóm công trình theo khuynh hướng nghiên cứu lễ hội ở bình diện tổng
thể: Khuynh hướng này chủ yếu nhìn nhận các vấn đề giá trị của lễ hội truyền
thống theo phương pháp định tính. Một trong những tác giả tiêu biểu cho khuynh
hướng này là GS. Đinh Gia Khánh trong các công trình ý nghĩa xã hội và văn hoá
của hội lễ dân gian và Văn hoá dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt
Nam ; Tập thể các tác giả của Viện Nghiên cứu Văn hoá (Viện Khoa học Xã hội
Việt Nam) xuất bản công trình Lễ hội cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ do PGS.
Lê Trung Vũ (chủ biên)….
2.2 Quá trình nghiên cứu lễ hội cổ truyền ở tỉnh Hưng Yên


Trong nhiều năm qua đã có đông đảo nhà nghiên cứu trung ương và địa
phương nghiên cứu, tìm hiểu, làm rõ về lễ hội và lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên.
Song chủ yếu những bài viết nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở giới thiệu hoặc miêu tả
dưới góc độ đơn lẻ từng lễ hội hoặc tập trung vào một số lễ hội tiêu biểu của tỉnh,
như lễ hội Đền Tân La (TP Hưng Yên), lễ hội Đền Trần, Đền Mẫu (Phố Hiến Hưng Yên), hội Đền Đa Hòa (thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung), Văn Miếu Xích
Đằng ( Lam Sơn – Hưng Yên), Chùa Chuông ( Nhân Dục – Hưng Yên)…
Gần đây (từ năm 1997 tỉnh Hưng Yên được tái lập đến nay), Sở Văn hoá
Thể thao và Du lịch Hưng Yên đã có một số công trình nghiên cứu khoa học liên
quan đến lễ hội cổ truyền ở tỉnh và được xuất bản thành sách. Cụ thể như sau:
Cuốn sách “Hưng yên vùng phù sa văn hóa” của Nguyễn Phúc Lai đã

nghiên cứu và trình bày chi tiết về các lễ hội cổ truyền của Tỉnh.
Ngoài ra còn có cuốn “Những di tích danh thắng tiêu biểu” của Lâm Hải
Ngọc, cuốn sách giới thiệu về các địa danh nổi tiếng của Tỉnh cũng như các lễ hội
của từng đơn vị địa phương.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc khảo
cứu, thống kê giới thiệu, chưa đề cập lễ hội cổ truyền Hưng Yên một cách có hệ
thống và chưa đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn và phát huy lễ hội cổ
truyền trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài tiểu luận "Quá trình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy
giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Hưng Yên" sẽ cố gắng nghiên cứu lễ hội
cổ truyền Hưng Yên, làm rõ những giá trị văn hoá trong lễ hội, đồng thời đưa ra
những phương hướng, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá
góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc trên quê
hương.


3. Mục đích, nhiệm vụ của tiểu luận
- Tìm hiểu một số thành tố cơ bản của lễ hội cổ truyền, những giá trị văn
hoá của lễ hội cổ truyền.
- Nghiên cứu thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ
truyền. Hướng tới một cái nhìn tổng thể về lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp, những kiến nghị mong muốn
góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên trong
giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống lễ hội cổ truyền, trong đó tập trung làm rõ
một số lễ hội tiêu biểu đang diễn ra hiện nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tới lễ hội cổ truyền trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến nay (mốc thời gian tỉnh Hưng Yên được tái lập).
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của tiểu luận

- Cơ sở lý luận: Tiểu luận vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam về
văn hoá để nghiên cứu lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp logic và lịch sử
+ Phương pháp liên ngành và chuyên ngành
+ Phương pháp điều tra xã hội học


+ Phương pháp phỏng vấn sâu
+ Phương pháp quan sát tham dự
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu sẵn có.
6. Những đóng góp của tiểu luận
- Tiểu luận có thể được xem như một công trình khoa học nghiên cứu có
hệ thống về lễ hội cổ truyền Hưng Yên dưới góc độ văn hoá học và văn hoá dân
gian; cung cấp cho người đọc một hệ thống tư liệu phong phú, những giá trị đích
thực về lễ hội cổ truyền ở một địa phương cụ thể.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn
hoá của lễ hội cổ truyền ở tỉnh Hưng Yên, tiểu luận sẽ góp phần xây dựng những
định hướng cho công tác chỉ đạo, quản lý lễ hội trên phạm vi của tỉnh; đồng thời đề
xuất những giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội
Hưng Yên trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
7. Kết cấu của tiểu luận
Bài tiểu luận được chia thành 3 chương chính:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ
hội cổ truyền.
Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội cổ truyền ở
Hưng Yên.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên.



Trong phạm vi kiến thức còn hạn hẹp, bài viết không tránh khỏi thiếu
sót, em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến của các thầy cô để những
bài viết sau của em được hoàn chỉnh hơn.


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN

1.1. QUAN NIỆM VỀ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI CỔ TRUYỀN

1.1.1. Lễ hội
Việt Nam là đất nước có nền văn hoá lâu đời, nhiều dân tộc cùng sinh sống
trên một lãnh thổ thống nhất, cùng đóng góp phong tục tập quán măng bản sắc riêng
của mỗi vùng miền, dân tộc, tôn giáo... cho nền văn hoá của dân tộc. Trong đó lễ hội
là yếu tố vừa đặc trưng cho mỗi dân tộc, vừa làm cho văn hoá đất nước đặc sắc hơn.
Cho đến thời điểm hiện nay, khái niệm lễ hội vẫn còn nhiều cách hiểu và lý giải
khác nhau trong giới nghiên cứu. Tựu trung lại trên thực tế đã xuất hiện một số ý
kiến sau đây: có quan niệm chia tách lễ và hội thành hai thành tố khác nhau trong
cấu trúc lễ hội dựa trên thực tế có những sinh hoạt văn hoá dân gian có lễ mà không
có hội hoặc ngược lại. Theo Bùi Thiết thì “Lễ là các hoạt động đạt tới trình độ nghi
lễ, hội là các hoạt nghi lễ đạt trình độ cao hơn, trong đó có các hoạt động văn hoá
truyền thống”; khác với quan điểm trên, nhà nghiên cứu Thu Linh cho rằng:
Lễ (cuộc lễ) phản ánh những sự kiện đặc biệt, về mặt hình thức lệ trong các dịp
này trở thành hệ thống những nghi thức có tính chất phổ biến được quy định một
cách nghiêm ngặt nhiều khi đạt đến trình độ một “ cải diễn hoá” cùng với không khí
trang nghiêm đóng vai trò chủ đạo. Đây chính là điểm giao thoa giữa lễ với hội, và



có lẽ cũng vì vậy người ta thường nhập hai từ lễ hội. Theo Nguyễn Quang Lê, thì
bất kỳ một lễ hội nào cũng bao gồm hai hệ thống đan quện và giao thoa với nhau:
1- Hệ thống lễ: Bao gồm các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian và tôn giáo
cùng với các lễ vật được sử dụng làm đồ lễ mang tính linh thiêng, được chuẩn bị rất
chu đáo và nghiêm túc. Thông qua các nghi lễ này con người được giao cảm với thế
giới siêu nhiên là các thần thánh (các nhiên thần và nhân thần), do chính con người
tưởng tượng ra và họ cầu mong các thần thánh bảo trợ và có tác động tốt đẹp đến
tương lai cuộc sống tốt đẹp của mình.
2- Hệ thống hội: Bao gồm các trò vui, trò diễn và các kiểu diễn xướng dân
gian, cụ thể là các trò vui chơi giải trí, các đám rước và ca múa dân gian.v.v- chúng
đều mang tính vui nhộn, hài hước, song đôi khi chưa thể tách ra khỏi việc thờ cúng.
Giáo sư Đinh Gia Khánh quan niệm: “ đặc điểm cơ bản của văn hoá dân gian
(trong đó có lễ hội) là tính nguyên hợp... tức nói rằng quan hệ nghệ thuật ấy người ta
nhận thức hiện thực như một tổng thể chưa bị chia cắt”. Nghiên cứu "Lễ hội Việt
Nam trong sự phát triển du lịch", Dương Văn Sáu cho rằng: “Lễ hội là hình thức
sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian và
không gian xác định; nhằm nhắc lại một số sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền
thoại; đồng thời là dịp biểu hiện cách ứng xử văn hoá của con người với thiên nhiênthần thánh và con người với xã hội” Tác giả Phạm Quang Nghị cắt nghĩa “ lễ hội là
một sinh hoạt văn hoá cộng đồng, có tính phổ biến trong cộng đồng xã hội, có sức
lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Là sản phẩm sáng tạo của các thế
hệ tiền nhân để lại cho hôm nay, lễ hội chứa đựng những mong ước thiết tha vừa
thánh thiện, vừa đời thường, vừa thiêng liêng, vừa thế tục của bao thế hệ con
người”.


GS. Ngô Đức Thịnh quan niệm “ lễ hội cổ truyền là một hiện tượng văn hoá
dân gian tổng thể”, “ lễ hội là một hình thứ diễn xướng tâm linh" và diễn giải:
Tính tổng thể của lễ hội không phải là thực thể “chia đôi” như người ta quan niệm
mà nó hình thành trên trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó (thường là
tôn thờ một vị thần linh - lịch sử hay là một thần linh nghề nghiệp nào đó) rồi từ đó

nảy sinh và tích hợp các hiện tượng văn hoá phái sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội
cho nên một trong lễ hội phần lễ là phần gốc rễ chủ đạo, phần hội là phần phát sinh
tích hợp.
Như vậy, các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau hai thành tố cấu trúc
nên lễ hội (phần lễ tức là nghi lễ, là mặt thứ nhất: tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng,
linh thiêng; phần hội tức là hội hè, là mặt thứ hai: vật chất, văn hoá nghệ thuật, đời
thường). Tác giả Trần Bình Minh cho rằng: “lễ và hội hoà quện, xoắn xít với nhau
để cùng nhau biểu thị một giá trị nào đó của một cộng đồng. Trong lễ cũng có hội và
trong hội cũng có lễ.
Nguyễn Tri Nguyên khẳng định: Lễ hội là sự thể hiện, là sự phát lộ của ký
ức văn hoá dân tộc. Giống như gien di truyền, ký ức văn hoá chứa đựng hàm lượng
thông tin các giá trị văn hoá của quá khứ qua các truyền thống văn hoá dân tộc, tạo
nên bản sắc và sự đa dạng văn hoá, cũng thiết yếu đối với sự sống con người tựa
như sự đa dạng sinh học trong thế giới tự nhiên . Từ những quan điểm trên, chúng
tôi nhận thức như sau:
Lễ: là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con
người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước
cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.
Hội: là tập hợp các trò diễn có tính nghi thức, các cuộc vui chơi, giải trí tại
một thời điểm nhất định, thường trong khuôn viên các công trình tôn giáo hay ở sát


chúng, có đông người tham gia, là đời sống văn hoá hàng ngày và một phần đời của
cá nhân và cả cộng đồng, nhân kỷ niệm một sự kiện quan trọng đối với một cộng
đồng xã hội.
Lễ hội là sản phẩm của xã hội quá khứ, được truyền lại tới ngày nay và nó
được người dân, cộng đồng tiếp nhận và thực hành trong đời sống sinh hoạt văn hoá,
tín ngưỡng.
1.1.2. Lễ hội cổ truyền
Lễ hội cổ truyền là một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian tổng hợp, vừa

độc đáo, vừa phong phú đa dạng của dân tộc Việt Nam, vốn có nguồn gốc phát sinh
và phát triển từ rất lâu đời trong lòng lịch sử văn hoá nước nhà. Có thể coi lễ hội cổ
truyền là hình ảnh thu nhỏ của nền văn hoá dân gian cổ truyền dân tộc. Bởi lẽ, trong
lễ hội cổ truyền bao hàm hầu như đầy đủ các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian,
như: về văn học dân gian, có truyền thuyết, thần thoại, thần tích, thần phả, văn tế,
văn bia, hoành phi câu đối, ca dao hò vè...; về nghệ thuật biểu diễn dân gian, có diễn
xướng, sân khấu dân gian, các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc...; về tôn giáo có
phong tục và tín ngưỡng dân gian gồm, các nghi lễ, nghi thức, trò chơi, trò diễn, trò
chơi dân gian, tục lệ, đối tượng thờ cúng, đức tin và kỵ hèm dân gian... Do vậy, lễ
hội cổ truyền không chỉ là một hiện tượng văn hoá dân gian, mà còn là một hiện
tượng lịch sử xã hội. Nó phản ánh khá trung thực và rõ nét cốt cách, bản lĩnh và bản
sắc dân tộc, cùng với tâm linh, nguyện vọng của nhân dân trong suốt thời kỳ lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Lễ hội cổ truyền được ra đời, bảo tồn và phát huy trong lòng lịch sử- văn
hoá dân tộc, nó phản ánh khá đầy đủ và rất sinh động đời sống văn hoá- xã hội mà
đã trải qua. Nhiều yếu tố văn hoá tinh thần được lễ hội cổ truyền bảo lưu và truyền
tụng từ đời này sang đời khác; và thực sự trở thành di sản văn hoá truyền thống vô


giá. Đó chính là kho tàng các giá trị thuộc về tinh hoa văn hoá, phản ánh rõ nét bản
lĩnh và bản sắc dân tộc Việt Nam. Khái niệm cổ truyền được Từ điển tiếng Việt cắt
nghĩa như sau:
“Cổ: Thuộc về thời xa xưa trong lịch sử”;
“Truyền: Để lại cái mình đang nắm giữ cho người khác, thường thuộc thế hệ sau”;
“Cổ truyền: Từ xưa truyền lại, vốn có từ xưa” .
Trong cuốn “Lễ hội cổ truyền”, Phan Đăng Nhật cho rằng: “ Lễ hội cổ
truyền là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp phong tục, tín
ngưỡng, văn hoá nghệ thuật cả các sự kiện xã hội - lịch sử quan trọng của dân tộc”
và lễ hội “còn là bảo tàng sống về các mặt sinh hoạt văn hoá tinh thần của người
Việt. Chúng đã sống, đang sống và với đặc trưng của mình, chúng tạo nên sức cuốn

hút và thuyết phục mạnh mẽ nhất”, tác giả cũng cho rằng “Hội lễ là nơi bảo tồn, tích
tụ văn hoá (theo nghĩa rộng) của nhiều thời kỳ lịch sử, trong quá khứ, dồn nén lại
cho đương thời” . GS. Lê Trung Vũ và Nguyễn Hồng Dương khái quát: “ Hội làngLễ hội truyền thống, là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của
cộng đồng làng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống; sự tồn tại và phát triển cho cả làng,
sự bình yên cho từng cá nhân, niềm hành phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho
từng dòng họ; sự sinh sôi của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà bao đời đã quy
tụ niềm mơ ước chung vào 4 chữ “ Nhân khang vật thịnh”, hay “ Quốc thái dân an”.
Hai tác giả giải thích tiếp:
Lễ hội truyền thống, còn gọi là lễ hội dân gian hay lễ hội cổ truyền thường
tổ chức ở đình, chùa (hội chùa mang nội dung và chức năng hội làng), đền, miếu,
phủ, điện trong các làng gọi là hội làng, hoặc ngày nay ở các thị trấn, tỉnh thành chỉ
gọi là hội đình, hội đền, hội phủ; do dân làng- trước hết là các cụ, đại biểu nhiều mặt
của cộng đồng làng xưa hoặc phường, phố tổ chức. Đó là những lễ hội thường gồm


hai phần: lễ và hội. Lễ với hệ thống lễ uy nghiêm, và thần bí; Hội với hệ thống hội,
vui tươi và thế tục; kèm theo và xen kẽ là phong tục, trong đó mỗi hội thường có
một tục hèm- tục kiêng- là đặc điểm của mỗi hội.
Em sử dụng khái niệm lễ hội cổ truyền theo quan điểm của GS.Ngô Đức
Thịnh, cho rằng lễ hội cổ truyền là:
1/ “Một hình thức diễn xướng dân gian bao gồm nhiều hình thức diễn xướng
nhỏ, kết hợp hữu cơ với nhau tạo thành tổng thể diễn xướng lễ hội”;
2/ “Là một hình thức diễn xướng tâm linh” không còn là thế giới hiện thực
mà đã vươn lên thế giới biểu tượng linh thiêng. “Nó tái hiện lại lịch sử tự nhiên, lịch
sử xã hội trong một “thời điểm mạnh”, thời điểm có giá trị đặc biệt, thời điểm
thiêng, khác với thời gian thường ngày”;
3/ “Diễn xướng lễ hội cổ truyền đạt tới hiệu quả xã hội nhiều mặt, nó tạo
nên và biểu trưng cho sức mạnh cố kết cộng đồng, nó là niềm cộng cảm và cộng
mệnh của cội nguồn.
Bên cạnh đó, lễ hội cổ truyền là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể,

được hình thành trên cơ sở một nghi lễ, tín ngưỡng nào đó. Các lễ hội cổ truyền là
sinh hoạt văn hoá tiến hành theo định kỳ, mang tính cộng đồng (thường là cộng
đồng làng).
Ngoài ra, lễ hội là một di sản văn hoá, một sản phẩm của lịch sử, tồn tại và
vận hành trong bối cảnh xã hội hiện tại.
1.1.3. Giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền
Nghiên cứu giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền, cũng chính là tìm về lễ hội
cổ truyền trong tư cách là một di sản văn hoá quan trọng.


Khái niệm di sản được hiểu một nghĩa đơn giản nhất là tài sản của thế hệ
trước để lại cho thế hệ sau. Hay “chỉ chung cho các tài sản văn hoá như văn học dân
gian, các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, các tác phẩm văn học… mà
các thế hệ trước để lại cho thế hệ sau”.
Luật Di sản văn hoá của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xác
định di sản là “sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học,
được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác”.
Khái niệm di sản là một khái niệm tiến triển, có nghĩa là nó thay đổi theo
thời gian và không gian. Giờ đây khái niệm di sản không hoàn toàn đồng nhất với
khái niệm tài sản từ quá khứ nữa vì nó liên quan đến quá trình chọn lọc quá khứ,
nhất là đối với các di sản của cộng đồng (như đối với trường hợp lễ hội). Rõ ràng
là, không phải bất kỳ quá khứ nào cũng có thể trở thành di sản. Chính vì lẽ đó,
chúng tôi quan niệm: Di sản là sự lựa chọn ký ức, báu vật của cộng đồng từ những
quá khứ lịch sử để thể hiện cho nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện
tại.
Di sản văn hoá được hiểu là những gì có giá trị do tổ tiên, cha ông truyền
lại cho con cháu, hoặc nói rộng hơn là thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Tuy
nhiên, điều này trên thực tế chưa hoàn toàn thoả mãn những suy luận logic muốn
tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này. Chúng ta biết rằng, không phải bất cứ tài sản gì
do thế hệ trước để lại cho thế hệ sau cũng được xem như di sản. Lấy ví dụ trong

trường hợp các phong tục, tín ngưỡng, bên cạnh những phong tục, tín ngưỡng được
xem là di sản quý báu do tiền nhân để lại cho thế hệ chúng ta ngày hôm nay, nhiều
phong tục, tín ngưỡng bị xem là hủ tục lạc hậu. Như vậy, chúng ta cần có một cách
lý giải sâu sắc hơn về thuật ngữ này. Trong diễn trình văn hóa của mỗi dân tộc, di
sản văn hóa giữ vai trò rất quan trọng vì nó là nguồn lực nội sinh cho quá trình tiếp


biến văn hóa. Di sản văn hóa hàm chứa những giá trị văn hóa xưa để lại cho đời sau.
Văn hóa biểu hiện trình độ phát triển của xã hội và con người. Văn hóa là tất cả giá
trị vật chất tinh thần do con người sáng tạo ra, liên quan trực tiếp tới con người,
nhằm mục đích duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Tổng thư kí UNESCO ông Federico Mayor định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể
sống tác động các hoạt động sáng tạo ( của các cá nhân và cộng đồng) trong quá khứ
và hiện tại. Qua các thế kỉ, hoạt đọng sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá
trị, các truyền thống và thị hiếu, những yếu tố xác định của mỗi dân tộc”.
1.1.4 Một số đặc trưng của lễ hội cổ truyền
Lễ hội là một trong những hiện tượng sinh hoạt văn hoá cổ truyền của
nhiều dân tộc ở nước ta cũng như trên thế giới. Nó là tấm gương phản ánh trung
thực đời sống văn hoá của mỗi dân tộc. Lễ hội cổ truyền có hai đặc trưng cơ bản
sau:
1.1.4.1. Lễ hội cổ truyền - một “hiện tượng văn hoá gian tổng thể”
GS. Ngô Đức Thịnh quan niệm “hiện tượng văn hoá dân gian tổng thể” là:
“một hiện tượng văn hoá mang tính phức thể, mà trong phức thể ấy, một yếu tố văn
hoá dân gian nào đó giữ vai trò chủ đạo đó và cũng như gắn kết đa chiều với thực tại
xã hội”.
Tổng thể của lễ hội không phải tổn thể “chia đôi” giữa phần lễ và phần hội
như một số người quan niệm, mà nó hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín
ngưỡng nào đó (tường là tôn thờ một vị thần linh lịch sử, hay một thần linh nghề
nghiệp, thần linh huyền thoại...) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinh
hoạt văn hoá phái sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội. Cho nên, trong lễ hội, phần lễ

là gốc rễ, chủ đạo, phần hội là phần phái sinh tích hợp.


Nhìn một cách tổng thể, thì lễ hội chủ yếu vẫn thuộc phạm trù cái thiêng,
của thế giới thiêng liêng chứ không phải “cái tục”, cái thuộc về đời sống trần tục.
Ngôn ngữ của lễ hội là ngôn ngữ biểu tượng, vượt lên trên đời sống hiện hữu hàng
ngày. Ngay một số sinh hoạt vui chơi, giải trí, thi tài diễn ra trong lễ hội, như đua
thuyền, đấu vật, kéo co,... thậm chí các trò chơi mang tính phồn thực vẫn mang
tính nghi lễ, phong tục chứ không còn mang tính “trần tục” thuần tuý, mà đã trở
thành “cái tục” của thế giới thiêng liêng. Từ đây rút ra một hệ quả mang tính thực
tiễn là hiện nay chúng ta đang phục hồi, phát huy lễ hội cổ truyền thì phải luôn
nhận thức lễ hội thuộc phạm trù cái thiêng, cái biểu tượng, vượt lên
trên thế giới trần tục, thực tại; nếu biến lễ hội thành cái trần tục, thì lễ hội với đúng
nghĩa của nó sẽ không còn nữa.
Lễ hội là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng hợp, nên phải tiếp cận nó
như một hệ thống, phân biệt đâu là yếu tố tạo hệ thống, đâu là yếu tố tích hợp, phái
sinh, tìm ra
mối quan hệ hữu cơ giữa chúng và mối quan hệ giữa lễ hội với thực tại xã hội. Nói
cách khác, phải nhận thức diện mạo, bản chất của xã hội như thế nào đã sản sinh ra
hiện tượng lễ hội như thế.
1.1.4.2. Lễ hội cổ truyền - một hình thức diễn xướng tâm linh
Lễ hội cổ truyền là một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng, một hình
thức diễn xướng tâm linh.
Diễn xướng được hiểu với hàm nghĩa khá rộng, bao gồm những hành
động và lời nói nhằm biểu đạt một thông tin nào đó giữa một người hay một nhóm
người với một nhóm người khác. Như vậy có thể coi toàn bộ các sinh hoạt văn hoá
dân gian tồn tại dưới dạng các diễn xướng. Hay nói cách khác, diễn xướng là một


môi trường thể hiện, tồn tại và biến đổi của văn hoá dân gian. Vì vậy, về mặt

phương pháp luận thì mọi hiện tượng văn hoá dân gian đều được tiếp cận trong
môi trường diễn xướng. Từ quan niệm chung như vậy chúng ta có thể bàn tới lễ hội
với tư cách là một diễn xướng tâm linh.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LỄ HỘI


CỔ TRUYỀN Ở HƯNG YÊN
2.1. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH HƯNG
YÊN

2.1.1.Về vị trí địa lý
Hưng Yên (Hán tự: 興安) là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông
Hồng Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách
thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía
tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và
tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh
Hà Nam.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã
cho Hưng Yên những lợi thế mới về vị trí địa lý: tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu
thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Vị trí địa lý thuận lợi
tạo cho Hưng Yên nhiều cơ hội phát triển năng động nền kinh tế của mình.
2.1.2. Về truyền thống văn hoá - lịch sử
2.1.2.1. Về lịch sử
Tỉnh Hưng Yên nguyên thuộc thừa tuyên Sơn Nam đặt vào năm Quang
Thuận thứ 10 đời Lê (1469). Đến năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) thì chia thành Sơn
Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Đời nhà Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 3 (1822),
Sơn Nam Thượng được đổi thành trấn Sơn Nam còn Sơn Nam Hạ thì gọi là trấn
Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm

các huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ, Phù Dung của trấn Sơn Nam
và Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định (các huyện Thần Khê,
Duyên Hà và Hưng Nhân sau bị cắt vào tỉnh Thái Bình mới thành lập).


Tuy là tỉnh "mới" chỉ non 200 năm, vùng đất Hưng Yên đã nổi danh từ
thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trước đó với Phố Hiến, vốn là thương cảng đô
hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài. Thuyền bè ngược sông Hồng lên Thăng
Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép nên Phố Hiến trở thành tụ
điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật và người Tây phương đều đến đấy buôn
bán. Do vậy dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến"
2.1.2.2. Hưng Yên - vùng đất có nhiều danh thắng và di tích
Hưng Yên có các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như sau:
• Quần thể di tích Phố Hiến: Văn Miếu Xích Đằng, đền Trần, đền Mẫu,
đền Thiên Hậu, Đông Đô Quảng Hội, Võ Miếu, chùa Chuông, chùa Phố,
chùa Hiến, chùa Nễ Châu, đền Mây, Phố Hiến xưa, hội ả đào...
• Hồ bán nguyệt
• Di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung: (đền Đa Hòa, đền Dạ Trạch, các di
tích liên quan đến Triệu Việt Vương)
• Nhà tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông.
• Cụm di tích Phù Ủng (Ân Thi) liên quan đến danh tướng Phạm Ngũ
Lão, di tích Tống Trân - Cúc Hoa (Phù Cừ)
• Đền thờ bà Hoàng Thị Loan - Thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh.
• Khu lưu niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh
• Chùa Khúc Lộng - Vĩnh Khúc, Văn Giang ….
2.1.2.3. Hưng Yên - mảnh đất “địa linh, nhân kiệt” trong lịch sử đấu tranh
dựng nước và giữ nước của dân tộc
Nghiên cứu lịch sử hình thành cư dân Hưng Yên, chúng ta có thể rút
ra những nhận xét sau đây:



Một là, đại bộ phận cư dân Hưng Yên là cư dân sinh tồn lâu đời trên
một vùng đất cổ của đất nước được phát triển mỗi ngày một đông lên qua các
giai đoạn lịch sử. Từng giai đoạn một, khối cư dân gốc này có tiếp nhận các
dòng người ngoài tỉnh nhập cư, song những dòng này không tràn vào ồ ạt mà
chỉ dần dần, ít một, số lượng không là bao so với tổng số nên không thay đổi
tính chất cơ bản của cư dân gốc bản địa.
Hai là, đại bộ phận người Hưng Yên là cư dân nông nghiệp. Trước
Cách mạng tháng Tám nông dân chiếm tới 99%. Sau Cách mạng tháng Tám,
nhấtlà từ năm 1954 đến nay, theo đà công nghiệp hoá XHCN, thành phần
công nhân và thị dân có tăng lên nhiều. Số người này vốn xuất thân từ nông
nghiệp nên còn mang nhiều phong cách, lề lối làm ăn sinh sống của người
nông dân.
Ba là, đại bộ phận cư dân Hưng Yên là người gốc Việt, chủ yếu là
người Kinh. Các thành phần dân tộc khác (Sán Dìu, Dao, Cao Lan…), mới
đến nhập cư trên dưới 100 năm nay nên vẫn giữ đặc tính dân tộc. Sự giao lưu
văn hoá nhiều màu nhiều vẻ giữa các nhóm dân tộc, các nhóm người sống
xen kẽ nhau, tạo ra một nền văn hoá văn nghệ dân gian tổng hoà trên cơ sở
văn hoá văn nghệ dân gian, lễ hội truyền thống phát triển lên.
Ba yếu tố trên đây có ảnh hưởng quyết định tới sự hình thành tính
cách của cư dân Hưng Yên. Đó là tổng hợp những phẩm chất tốt đẹp của cư
dân nông nghiệp vùng đất cổ Văn Lang, dòng dõi người Việt cổ Phùng
Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Làng Cả, những người đã tham gia công
cuộc chinh phục thiên nhiên vùng đỉnh chóp châu thổ sông Hồng từ những
ngày đầu dựng nước, đã góp phần xương máu đáng kể vào sự nghiệp giữ
nước.
2.2 CÁC LOẠI HÌNH LỄ HỘI


Lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên qua điều tra, khảo sát có 8614 lễ hội

được tổ chức hàng
năm. Hiện nay các lễ hội đang trong thời kỳ được phục hồi, trong đó có 320
lễ hội được khôi phục. Nhiều lễ hội chưa được khôi phục nhưng các lễ thức
cầu cúng, thờ tự vẫn diễn ra ở hầu hết các di tích thờ tự, tín ngưỡng tôn giáo
nhằm thoả mãn nhu cầu tâm linh của nhiều đối tượng.
Lễ hội cổ truyền diễn ra quanh năm, trong số đó tập trung chủ yếu và
mùa xuân, mang tính đặc thù của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Đây là
Thời điểm mạnh của sinh hoạt cộng đồng. Hầu hết các địa điểm thờ tự, tôn
giáo, tín ngưỡng người dân đều trìm đắm vào một không gian thiêng, trong
một khoảng thời gian thiêng.
Để phân loại lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên, có thể dựa trên quan điểm
phân loại của các học giả đã từng nghiên cứu trước đây. Nhà nghiên cứu Lê
Thị Nhâm Tuyết dựa vào tính chất lễ thức, trò diễn mang chức năng văn hoáxã hội, chia lễ hội thành 05 loại: Lễ hội nông nghiệp, lễ hội phồn thực giao
duyên, lễ hội văn nghệ, lễ hội thi tài, lễ hội lịch sử Nhà nghiên cứu Đinh Gia
Khánh phân loại lễ hội theo tính chất tôn giáo và không gian tôn giáo. Nhà
nghiên cứu Lê Trung Vũ chia lễ hội thành 04 loại: Lễ hội tái hiện sinh hoạt
tiền nông nghiệp; lễ hội tái hiện sinh hoạt nông nghiệp; lễ hội tái hiện sự kiện
lịch sử; lễ hội thuộc các đề tài khác,...
2.2.1 Lễ hội đền
Là loại hình lệ hội cổ truyền được tổ chức tại đền và ngôi đền trở
thành không gian lý tưởng- là trung tâm và diễn trường của lễ hội, như lễ hội
đền Tân La thờ bà Bát Nạn đại tướng quân, vị nữ tương xuất sắc của Hai Bà
Trưng. Được tổ chức từ 16 tháng Giêng đến 16 tháng 2 hàng năm.
2.2.2. Lễ hội chùa


Là loại hình lễ hội cổ truyền được tổ chức tại chùa; vì chùa trở thành
không gian tâm linh lý tưởng và là trung tâm, diễn trường của lễ hội. Loại
hình lễ hội này chiếm con số nhỏ tổng số lễ hội đang được tổ chức trên địa
bàn tỉnh như: Chùa Chuông, Chùa Đông, Chùa Am…

2.3. TỔ CHỨC LỄ HỘI CỔ TRUYỀN

Tổ chức lễ hội là công việc rất được cộng đồng làng xã coi trọng. Lễ
hội đã có lịch sử lâu đời được kế thừa và truyền tục hàng nghìn năm và mỗi
cá nhân trong cộng đồng vừa là người tham dự, vừa là người truyền bá cũng
như tiếp nhận vốn văn hoá truyền thống ở địa phương. Để tổ chức lễ hội, có
nhiều công việc khác nhau được phân công cho từng người có trách nhiệm
tham gia. Tuỳ thuộc quy mô tổ chức mà công việc chuẩn bị, phân công lực
lượng tham gia có sự sắp xếp khác nhau nhưng đều giống nhau về những giá
trị lựa chọn.
2.4. MỘT SỐ NGHI THỨC CƠ BẢN CỦA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN Ở TỈNH HƯNG
YÊN

2.4.1. Điểm thờ tự nơi thực hiện các nghi lễ
2.4.1.1. Thần điện nguyên thuỷ phi kiến trúc
Như cây đa, hòn đá, đó là các điểm thực hành nghi lễ sơ khai của
người Việt cổ nói chung và người Hưng Yên nói riêng. Loại thần điện này có
ở khắp nơi trong các làng xã Hưng Yên, từ đầu làng, xóm ngõ tới ngã ba
đường làng.
2.4.1.2. Các thần điện có kiến trúc ở Hưng Yên
• Nghè: Là loại hình điện thờ thần có mái che sớm hơn cả, thuật ngữ
Việt cổ gọi là “Nghè”. Đó là dạng sớm của miếu thờ thần - nghĩa là
thần điện có kiến trúc sơ khai. Tổng số hiện nay ở Hưng Yên còn
10 ngôi nghè.


• Am: Trong tín ngưỡng tôn giáo là nơi thờ Phật, phạm vi nhỏ hơn
chùa. Miếu thờ thần linh bản thổ ở các làng, hoặc miếu cô hồn ở bãi
tha ma cũng gọi là “Am”.
• Quán: Là nơi thờ thánh thần tương tự như đền miếu trong tín

ngưỡng dân gian.
• Miếu: Miếu là công trình kiến trúc nhỏ với quy mô rất đa dạng.
Thường có 3 gian chạy dọc vừa có nội điện vừa có nhà tiền tế.
Không có tả hữu gian, sân nhỏ và không có tam quan. Tuy nhiên
cũng có những ngôi miếu đồ sộ như toà nhà lớn, nhiều gian và
nhiều lớp cấu trúc.
• Đền: Đền là nơi thờ thần thánh hoặc những nhân vật lịch sử được
tôn sùng như thần thánh.
• Đình: Đây là công trình kiến trúc công cộng của làng xã nên
thường toạ lạc ở giữa làng. Mỗi làng ở Vĩnh Phúc đều có một ngôi
đình, gọi chung là đình làng.
2.4.2. Bài trí thờ tự- Một thiết chế thực hiện nghi lễ
Trong không gian thiêng liêng ở miếu, đền, đình thì vị thế của khu
nội điện xếp hạng bậc nhất. Đó là trung tâm của sự thờ cúng, nơi định
hình, sản sinh ra nội dung của các giá trị tế lễ và hội hè, tức là các giá trị
văn hoá tâm linh của cả cộng đồng.
Ở vị thế trang trọng nhất của khu di tích (giá trị văn hoá vật thể) các
làng đã tạo ra một sự bài trí theo một thiết chế hoặc là sâu thẳm, hoặc là
hoành tráng nhằm tôn lên sự uy nghiêm của các cuộc hành lễ.
Sự bài trí như sau:
Bài vị: Trên cùng của cung cấm là nơi đặt tượng hoặc bài vị của
các vị thần (Mộc bản có dáng người của các vị thần gọi chung là thần vị -


nơi ở của thần).Tượng và bài vị đều có dòng ghi duệ hiệu của các thần,
gọi là dòng thánh tâm.
Mỗi vị thần là một tượng hoặc một bài vị đặt trong long ngai hoặc
trong khám.
Trước nơi an phụng thần vị là ban thờ, trên đó đặt hòm sắc phong
của các triều đại cùng tư liệu ghi lại thần tích các vị thần.

Bộ Tam sự: Gồm 3 vật dụng:
* Bát hương: hay lư hương tượng trưng cho bầu thái cực. Hương
thắp lên là tượtrưng cho các vì tinh tú. Khói hương là vạch nối âm dương.
* Hai con hạc đội đèn (hoặc sáp), hoặc hai cây đèn (hoặc sáp) khi
thắp lên là “nhật nguyệt quang minh” (mặt trời, mặt trăng đều sáng).
* Cái tam sơn đặt rượu và trầu cau, là biểu thị của “tam đài”: Thiên
- Địa - Nhân.
Bộ Ngũ sự:
* Bát hương
* Hai cây đèn (hoặc con hạc), hoặc hai cây sáp.
* Lọ lộc bình cắm hoa
* Mâm bồng đặt ngũ quả
* Cái kỷ hay còn gọi là cái tam sơn. ở giữa nhô cao lên đủ để đặt bộ
đài con ba chiếc đựng 3 chén rượu cúng. Hai bên thấp hơn đựng hai đài
lớn, một bên đặt đĩa trầu cau, một bên đặt bát nước cúng.
Bát bửu:
Trong ban thờ nội điện nối với tiền tế còn có một nhang án thứ hai
có ở đền và đình làng, hai bên đặt bát bửu (bảo) gồm có 8 thứ quý là:
* Quả bầu eo.

* Giỏ quả.

* Cái bút.

* Thanh kiếm.


* Cái quạt hình quả vả.

* Cái khánh hoặc phất trần.


* Ống sáo (tiêu).

* Bàn cờ.

Mỗi thứ được tạo thành mảng chạm lộng, đặt trên đầu một cán dài
sơn son thếp vàng, cắm vào hai cái giá đặt hai bên trong gian giữa tiền tế.
Phía đầu hàng có hai biển “Tĩnh túc” (yên lặng, trang nghiêm) và “Hồi tị”
(tránh ra xa), dùng đi đầu trong lễ rước.
Lỗ bộ:
Trước hương án có dàn lỗ bộ, hay còn gọi là “chấp kích” gồm 8 thứ vũ
khí thời xưa:
* Long đao

* Mác trường

* Chuỳ

* Kiếm

* Câu liêm

* Đinh ba

* Tay thước

* Nắm tay

Trong thần điện, các làng đều có sắm sửa treo lên các bức hoành
phi hoặc câu đối, những hoành phi câu đối này đều để nói lên công trạng

của các vị thần hoặc nhắc tới lịch sử oai hùng của các vị thần. Như vậy,
sự bài trí ở thần điện theo một phương thức nhất định tuy là các di sản vật
thể nhưng đều biểu hiện tâm linh cộng đồng trong văn hoá ứng xử thờ
thần, đều cũng thuộc về thể chế của “lễ”, làm vật trung gian trong mối
tương thông Thần - Người theo thiết chế chặt chẽ của Nho giáo.
2.5. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA LỄ HỘI
CỔ TRUYỀN Ở HƯNG YÊN
Lễ hội dân gian cổ truyền ở Hưng Yên có từ lâu đời, gắn kết với
sự xuất hiện tâm linh cộng đồng nông thôn, các làng chạ nông nghiệp từ
thời sơ sử, để lại nhiều trong các di chỉ khảo cổ trên địa bàn tỉnh Vĩnh


Phúc. Cho dù thời gian có phủ đầy lên theo năm tháng, nhưng trong dấu
tích để lại trong lễ hội ở Hưng Yên vẫn còn phân định được:
Ở thời Hùng Vương dựng nước là những huyền tích về nhưng
công việc mở đất, lập làng, trị thuỷ, dạy dân chăn tằm, dệt vải, cày cấy lúa
nước và trên hết là các huyền tích về cuộc chiên tranh Hùng- Thục 10
năm ở thời Duệ Vương XVIII đều in đậm qua các mẫu hình đặc sắc trong
lễ hội.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 sau công nguyên
chống lại Mã Viện trên đất Vĩnh Phúc hiện còn lại khoảng 80 di tích mà
về sau mỗi điểm là một lễ hội không không phải ngẫu nhiên có được…..
Mặc dù những dấu vết còn lại có thể không phản ánh đầy đủ bởi
những biến thiên của lịch sử, nhưng cho đến trước năm 1945 các làng xã
ở Hưng Yên vẫn đều đặn tổ chức lễ hội theo mùa vụ, với các nội dung
theo tín ngưỡng và các quy chế về phong tục. Song mấy thập kỷ trước
đây, lễ hội cổ truyền ở Hưng Yên phần nhiều bị mai một vì không có cơ
sở, điều kiện thực hiện. Ngày nay do nhu cầu tâm linh văn hoá của người
dân ngày càng cao, nhiều lễ hội đã phục hồi và bảo tồn, phát huy giá trị
văn hoá của nó.

Từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, ở nước ta nói
chung và Hưng Yên nói riêng lễ hội cổ truyền được phục hồi và phát triển
nhanh chóng. Coi đây là sự “bùng nổ” về lễ hội. Vấn đề này có nguyên
nhân sâu xa của nó. Trước hết là nguyên nhân khách quan, đó là sau nhiều
năm chiến tranh, đất nước được hoà bình, thống nhất, nhân dân phấn khởi
và tin tưởng vào tương lai của cuộc sống. Mặt khác, nền kinh tế đất nước
có những thay đổi căn bản và phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân ngày
càng được nâng cao và cải thiện không ngừng... Đối với tỉnh Hưng Yên,
sau năm 1997 được tái lập tỉnh, nền kinh tế tăng trưởng và phát triển với


×