Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA CHÙA GIÁC LÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.33 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN.
BỘ MÔN LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG.
Tiểu luận môn: Bảo tồn và phát huy di sản trong sự nghiệp xây dựng
nền văn hóa mới Việt Nam.
Đề tài:
CHÙA GIÁC LÂM.
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Hồ Sơn Diệp.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Tú Khâm (1356130020).
Nguyễn Thị Ngà (1356130029).
Lê Thị Thanh Nguyên (1356130035).
Đặng Thị Quí (1356130042).
Phan Vũ Phương Quỳnh (1356130044).
Huỳnh Thị Kim Thoa (1356130052).
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014.
MỤC LỤC.
MỤC LỤC……………………………… trang
1
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… trang 3
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………….trang 4
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………………trang 4
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU………………………………………….trang 6
3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU…………………………………………trang 7
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………….trang 8
1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHÙA GIÁC
LÂM……………………………………………………………………trang 8
2.GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỦA CHÙA GIÁC LÂM……… trang 11
2.1.KIẾN TRÚC……………………………………………………… trang 11
2.1.1.KIẾN TRÚC XUNG QUANH VƯỜN CHÙA………………… trang
11
2.1.1.1.CỔNG NHỊ QUAN…………………………………………….trang


11
2.1.1.2.CỔNG TAM QUAN………………………………………… trang
14
2.1.2.KIẾN TRÚC CHÙA CHÍNH…………………………………….trang
15
2.1.2.1.CHÍNH ĐIỆN………………………………………………… trang
16
2
2.1.2.2.NHÀ TRAI…………………………………………………… trang 20
2.1.2.3.NHÀ GIẢNG………………………………………………… trang
23
2.2.TƯỢNG THỜ………………………………………………………trang
24
2.2.1.BÀN THỜ CHÍNH……………………………………………….trang
25
2.2.2.BỘ TƯỢNG THẬP BÁT LA HÁN…………………………… trang
28
2.2.3.BỘ TƯỢNG THẬP ĐIỆN DIÊM VƯƠNG…………………… trang
33
2.2.4.CÁC TƯỢNG KHÁC……………………………………………trang
35
2.3.TÁC PHẨM MỸ THUẬT PHẬT GIÁO KHÁC.…………………trang 38
2.3.1.HOÀNH PHI…………………………………………………… trang
39
2.3.2.BAO LAM……………………………………………………… trang 40
2.3.3.LIỄN ĐỐI……………………………………………………… trang
41
2.3.4.PHÁP KHÍ……………………………………………………… trang
42
2.3.5.LƯ HƯƠNG…………………………………………………… trang

43
2.3.6.BÀN THỜ……………………………………………………… trang 44
3
3.NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ -
VĂN HÓA CỦA CHÙA GIÁC LÂM…………………………………trang 46
3.1.THỰC TRẠNG CHÙA GIÁC LÂM………………………………trang 46
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ -
VĂN HÓA CỦA CHÙA GIÁC LÂM…………………………………trang 49
PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………….trang 51
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………….trang 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.Tiến sĩ Hồ Sơn Diệp – Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiệp, “Đình, chùa, lăng,
miếu, di sản văn hóa vật thể của người Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
2.Tiến sĩ Trần Hồng Liên, “Chùa Giác Lâm, Di tích Lịch sử - Văn hóa”.
3.Tiến sĩ Phan Anh Tú, ’’Góp thêm ý kiến về hướng bảo tồn di tích kiến
trúc nghệ thuật Chùa Giác Lâm’’.
4.Giáo sư – Nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê, “Truyền thống dân tộc
trong công cuộc đổi mới hiện đại hoá đất nước Việt Nam”.
5.“Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 62”.
4
PHẦN MỞ ĐẦU.
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Di sản văn hóa, di tích lịch sử Việt Nam ta mang những giá trị văn
hóa truyền thống dân tộc được lưu giữ qua bao thời kỳ, có ý nghĩa và
vai trò to lớn, quan trọng trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới.
Theo thời gian và sự vận động phát triển không ngừng trong công cuộc
xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay, đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến di sản văn hóa, đặc biệt là
các di sản văn hóa vật thể như đình, chùa, lăng, miếu - là nơi luôn gắn
bó mật thiết với đời sống tinh thần mỗi người dân Việt Nam, đây không

chỉ là không gian văn hóa tôn giáo, nơi phục vụ các hoạt động thờ cúng
tâm linh mà còn là nơi sinh hoạt công đồng, in dấu những hương ước,
5
lệ làng, những thiết chế lâu đời - thì liệu những giá trị truyền thống quý
báu ấy có còn được bảo tồn và phát huy cùng với sự phát triển của đất
nước ngày nay?
Chùa là một nhân tố rất phổ biến, đặc trưng, tạo nên nền văn hóa
truyền thống cho cộng đồng các dân tộc. Những ngôi chùa như một
phần không thể thiếu trong bức tranh làng quê của chúng ta ngày xưa,
và ngày nay, ở các thành phố lớn, chúng ta vẫn thấy sự hiện diện của
các ngôi chùa cổ giữa đô thị nhộn nhịp. Bởi vì, chùa luôn gắn bó mật
thiết với đời sống tinh thần của mỗi người dân chúng ta, nó không chỉ có
vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn hóa truyền thống của nước ta mà
còn tác động sâu sắc toàn diện đến nhiều mặt của xã hội Việt Nam.
Chùa với người Việt không chỉ là không gian văn hóa tôn giáo, nơi phục
vụ các hoạt động thờ cúng tâm linh mà còn là nơi sinh hoạt cộng đồng,
nơi in dấu những thiết chế lâu đời của xã hội xưa. Hồ Chí Minh – một
thành phố đầy năng động, một trung tâm kinh tế trọng điểm ở phía Nam
của nước ta. Nhưng chúng ta cũng không khó để thấy được các ngôi
chùa cổ trong lòng thành phố. Giác Lâm là một trong những ngôi chùa
cổ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh, đã được Bộ Văn hóa – Thông tin
công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia của Việt Nam theo
quyết định số 1288- Vh/QĐ ngày 16 tháng 11 năm 1988.
Chùa thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham
quan, chiêm bái, lễ phật, và sự quan tâm, nghiên cứu của các học giả
khoa học trên các lĩnh vực. Đến với chùa Giác Lâm, mọi người đều
mang trong lòng sự hiếu kỳ, khám phá về vẻ đẹp của lối kiến trúc cổ
xưa, tìm hiểu nền văn hóa Phật giáo và cũng như là tìm về cội nguồn và
bản sắc văn hóa của người dân Nam Bộ. Ngoài những vẻ đẹp về mặt
hình thức, chùa Giác Lâm còn mang trong mình những vẻ đẹp có giá trị

nhân văn sâu sắc, là nơi lưu giữ những dấu ấn về lịch sử, tôn giáo, tín
6
ngưỡng của dân tộc. Nhưng bên cạnh đó, chùa Giác Lâm còn phải đối
mặt với những thực trạng về việc bảo tồn các cổ vật, di vật, và những
yếu tố tác động khách quan, chùa được trùng tu lại nhiều lần nên kiến
trúc chùa lại mang thêm những đặc điểm mới. Đây cũng chính là lý do
mà nhóm chọn đề tài nghiên cứu về chùa Giác Lâm nhằm hiểu rõ về
những giá trị di sản văn hóa chùa, cũng như là phương thức bảo tồn và
phát huy di sản.
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Tìm hiểu di sản văn hóa vật thể chùa Giác Lâm nhằm hiểu rõ hơn
những giá trị mà tiền nhân đã hun đúc và lưu truyền lại cho chúng ta.
Hy vọng đóng góp vào nguồn tài liệu nghiên cứu về chùa cho các
công trình nghiên cứu khoa học về sau.
7
Góp phần phục vụ cho công tác bảo tồn di sản, công tác tuyên
truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng và giữ gìn di
sản cho mọi người.
3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Thông qua nghiên cứu khảo sát, tiếp cận thực tế đã dặt ra những
nhiệm vụ cần thiết là phải nắm rõ tình hình các cổ vật, di vật văn hóa,
kiến trúc, cảnh quan trong khuôn viên chùa cũng như là những thực
8
trạng về việc bảo tồn các loại di sản trong chùa và những yếu tố tác
động bên ngoài.
Từ đó đưa ra các giải pháp thực tiễn để bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa.
PHẦN NỘI DUNG.
1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHÙA GIÁC LÂM.
9

“Ở địa phận xã Phú Mỹ Thọ, huyện Bình Dương, trên chỗ gò bằng,
có gò kim đôi rộng độ ba dặm, trên gò cỏ thơm mọc dày như trải nệm,
cây cao bóng mát như lọng che. Sáng chiều mây khói nổi bay quanh
quất, địa thế tuy nhỏ mà có nhã thú. Mùa xuân năm Giáp Tý (1744), đời
vua Thế Tôn thứ bảy, người xã Minh Hương là Lý Thụy Long quyên của
xây dựng nhà chùa trang nghiêm, cửa thiền u tịch”(Nguồn: Tiến sĩ Trần
Hồng Liên, “Chùa Giác Lâm, Di tích Lịch sử - Văn hóa”). Đó là cảnh
quan thơ mộng và thanh tịnh, nơi đã được chọn để xây dựng một ngôi
chùa mang tên Cẩm Sơn, Sơn Can hoặc Cẩm Đệm, là tiền thân của
ngôi chùa Giác Lâm sau này. Vị trí này hiện nay là số 565 (số cũ 118)
đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình.
Từ năm 1774, khi Thiền sư Viên Quang về trụ trì chùa Cẩm Đệm,
đã đổi tên thành chùa Giác Lâm. Chùa Giác Lâm từ đó đến nay đã trải
qua gần 300 năm. Đó là một khoảng thời gian khá dài, ngôi chùa được
trùng tu và được 11 đời Thiền sư kế thế trụ trì: Tổ sư, Tổ tông (Viên
Quang) đời thứ 36, Tiên Giác (Hải Tịnh), Minh Vi, Minh Khiêm, Như Lợi,
Như Phòng, Hồng Hưng, Nhựt Dần, Lệ Sành(Nguồn: Bảng tóm tắt của
chùa Giác Lâm).
Vào những năm 1799 – 1804, sau hơn nửa thế kỷ trôi qua từ ngày
dựng chùa, Thiền sư Viên Quang đứng ra tiến hành cuộc đại trùng tu
lần thứ nhất ngôi chùa Giác Lâm. Những năm 1906 – 1909, Thiền sư
Hồng Hưng Thạnh Đạo, thuộc đời thứ 40, đã đứng ra trùng tu lần thứ
hai ngôi chùa Giác Lâm.
Chùa Giác Lâm được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích
Lịch sử - Văn hóa Quốc gia theo Quyết định số 1288 – VH/QĐ ngày 16
– 11 – 1988.
10
Chùa Giác Lâm. (Ảnh: tự chụp)
11
Bảng tóm tắt của chùa Giác Lâm. (Ảnh: tự chụp)

Bảng chứng nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa của chùa Giác Lâm.
(Ảnh: tự chụp)
12
2.GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỦA CHÙA GIÁC LÂM.
2.1.KIẾN TRÚC.
2.1.1.KIẾN TRÚC XUNG QUANG VƯỜN CHÙA.
2.1.1.1.CỔNG NHỊ QUAN.
Nét đặc sắc trong kiến trúc chùa, từ ngoài nhìn vào là cổng nhị
quan, được dựng lên vào năm 1939(Nguồn: Tiến sĩ Trần Hồng Liên,
“Chùa Giác Lâm, Di tích Lịch sử - Văn hóa”). Từ trước, chùa không có
cổng tam quan, do đó cổng nhị quan được xem như cổng chính của
chùa. Cổng được dựng lên theo phong cách đặc biệt, độc đáo, có lẽ là
cổng đặc biệt nhất so với các chùa ở Nam Bộ, cũng như cả nước.
Hai cổng sắt hai bên được ngăn cách bởi hai hàng rào và một tấm
bình phong bằng gạch cao khoảng gần sáu mét(Nguồn: Tiến sĩ Trần
Hồng Liên, “Chùa Giác Lâm, Di tích Lịch sử - Văn hóa”). Bình phong có
chân đế trang trí dạng chân quỳ tiếp nối với bức chắn bằng gạch trơn
không có hoa văn. Đầu tiên là dòng chữ Hán khắc theo chiều ngang:
“Bảo trụ thần phan”(Nguồn: Tiến sĩ Trần Hồng Liên, “Chùa Giác Lâm, Di
tích Lịch sử - Văn hóa”)ở mặt trước. Nối với phần này là dạng kiến trúc
tựa mái che, hai bên có hai sư tử ngồi dạng chầu hầu. Tầng trên là một
bức bình phong có kích thước nhỏ hơn, trang trí đầu rắn Naga cách
điệu. Bức bình phong này có mặt trước và sau khắc dọc hàng chữ Hán:
“Ô Quang thái tử” và “Ô Minh thái tử”(Nguồn: Tiến sĩ Trần Hồng Liên,
“Chùa Giác Lâm, Di tích Lịch sử - Văn hóa”). Trên bình phong là mái
ngói nhỏ có đặt một bình bằng sứ. Toàn bộ cổng nhị quan nổi bật trên
nền xanh um tùm của cây bồ đề phía sau.
13
Để thấy hết giá trị và ý nghĩa lịch sử - văn hóa của cổng nhị quan,
chúng ta cần tìm hiểu về những hàng chữ Hán, cũng như chức năng

của cổng này. Tam quan là cổng vào của phần lớn các ngôi chùa. Cổng
nhị quan tại chùa Giác Lâm được xây dựng, bỏ đi phần cửa ở giữa.
Thông thường, đây là lối vào chính. Nay thiết kế cổng vào hai bên, chắn
lại phần cửa chính, điều đó thể hiện một sự phản kháng đặc biệt. Đó là
sự phản kháng lại ách áp bức, nô dịch dân tộc dưới thời Pháp, mà cụ
thể là những quan Tây đã đến chùa, không có cổng chính để vào, bắt
buộc phải đi bằng lối nhỏ hẹp hai bên. Sự phản kháng còn thâm thúy
hơn khi tìm hiểu hang loạt chữ Hán được chạm khắc trên bức bình
phong. “Ô Quang thái tử” và “Ô Minh thái tử” đều đồng nghĩa như con
trời, ý nói cả con trời cũng không được đi bằng lối giữa này, còn lâu mới
tới lượt quan Tây!(Tham khảo: Tiến sĩ Trần Hồng Liên, “Chùa Giác Lâm,
Di tích Lịch sử - Văn hóa”).
Cổng nhị quan của chùa Giác Lâm. (Ảnh: tự chụp)
14
Mặt trước bức bình phong của cổng nhị quan ở chùa Giác Lâm. (Ảnh: tự
chụp)
15
Mặt sau bức bình phong của cổng nhị quan ở chùa Giác Lâm. (Ảnh: tự
chụp)
2.1.1.2.CỔNG TAM QUAN.
Cổng tam quan chùa Giác Lâm được xây dựng vào năm 1955, gồm
ba lối vào, tượng trưng cho “không quan, giả quan, trung quan” và còn
có ý nghĩa của “tam giải thoát ấn”, “tam pháp ấn” (không, vô tướng, vô
nguyện). Mỗi cổng đều có mai che, lợp ngói, các đầu đao gắn hoa văn
trang trí, diềm mái lá đề màu xanh thẫm nổi bật bên cạnh hàng ngói đỏ.
Trên cổng giữa khắc ba chữ Hán: “Giác Lâm tự”(Nguồn: Tiến sĩ Trần
Hồng Liên, “Chùa Giác Lâm, Di tích Lịch sử - Văn hóa”), hai bên chạm
hai câu đối có chữ đầu và chữ cuối hợp lại là “TỔ ĐÌNH GIÁC LÂM”:
“GIÁC ngộ quảng khai từ thiện đồng lai qui hướng TỔ,
LÂM tuyền phổ nhuận ngộ mê cộng hưởng tuệ vi ĐÌNH.”

Dịch là:
16
“Giác ngộ thênh thang đón khách thiện từ về hướng Tổ,
Lâm tuyền tĩnh tịch đưa người mê ngộ tới vi Đình.” (Tín Phủ dịch)
Cổng tam quan của chùa Giác Lâm. (Ảnh: tự chụp)
2.1.2.KIẾN TRÚC CHÙA CHÍNH.
Chùa có cấu trúc hình chữ tam (三), gồm ba dãy nhà ngang nối liền
nhau (không kể các nhà phụ): chính điện, giảng đường và nhà trai.
Sườn nhà đâm trính cột kê. Mái lợp ngói âm dương.
Mặt bằng hình chữ tam của chùa Giác Lâm. (Ảnh: tự chụp)
17
Sườn nhà đâm trính cột kê của chùa Giác Lâm. (Ảnh: tự chụp)
2.1.2.1.CHÍNH ĐIỆN.
Mái hình bánh ít. Phía trên mái chính điện có tượng ’’Lưỡng long
tranh châu’’. Mỗi đầu kèo đều tạc đầu rồng. Sau lưng bàn thờ chính
trong chính điện là bàn thờ Tổ, treo ảnh các vị Tổ từ thế hệ 33 đến
41(Nguồn: Tiến sĩ Trần Hồng Liên, “Chùa Giác Lâm, Di tích Lịch sử -
Văn hóa”), các bài vị được đặt rất trang trọng.
18
Chính điện của chùa Giác Lâm. (Ảnh: tự chụp)
19
Mái lợp ngói âm dương và tượng “Lưỡng long tranh châu” ở chính
điện của chùa Giác Lâm.
Kèo tạc đầu rồng ở chính điện của chùa Giác Lâm. (Ảnh: tự chụp)
20
Bàn thờ Tổ ở chính điện của chùa Giác Lâm. (Ảnh: tự chụp)
Bàn thờ Tổ ở chính điện của chùa Giác Lâm. (Ảnh: tự chụp)
21
Bàn thờ Tổ ở chính điện của chùa Giác Lâm. (Ảnh: tự chụp)
22

2.1.2.2.NHÀ TRAI.
Nơi đây đặt hai dãy bàn theo chiều dọc thờ Phật tử quá vãng, có
ảnh và bài vị. Ngoài ra, tại đây còn đặt ba dãy bàn dài dùng tiếp khách,
đãi ăn vào các ngày lễ lớn, bàn cho chư Tăng dùng cơm mỗi ngày. Đầu
bàn chư Tăng thọ thực là bàn thờ Chuẩn Đề.
Dãy bàn thờ Phật tử quá vãng ở nhà trai của chùa Giác Lâm. (Ảnh:
tự chụp)
23
Dãy bàn thờ Phật tử quá vãng ở nhà trai của chùa Giác Lâm. (Ảnh:
tự chụp)
24
Ba dãy bàn dài ở nhà trai của chùa Giác Lâm. (Ảnh: tự chụp)
Bàn thờ Chuẩn Đề ở nhà trai của chùa Giác Lâm. (Ảnh: tự chụp)
25

×