MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách, và
giữ vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. Việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh
thần đối với NCT, đặc biệt là những NCT neo đơn là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước
và toàn xã hội. Điều này thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống văn hóa
tốt đẹp bao đời nay của dân tộc ta. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có
nhiều chủ trương, chính sách, những mô hình chăm sóc NCT, NCTNĐ và đã đem lại
những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, hiện nay đời sống của NCTNĐ vẫn còn gặp rất
nhiều khó khăn, rất cần sự chung tay giúp đỡ của gia đình, xã hội, cộng đồng nhiều hơn
nữa. Trong thời gian tới, nước ta đẩy mạnh phát huy cao vai trò của nhân viên Công tác
xã hội, ứng dụng các phương pháp của CTXH nói chung, và CTXH cá nhân nói riêng
trong việc trợ giúp và cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp NCT có thêm niềm tin và nghị
lực trong cuộc sống, góp phần làm cho cuộc sống của những NCT nói chung, nhất là
NGNĐ nói riêng tìm được niềm vui, tiếp tục cống hiến, sống có ý nghĩa cho gia đình, cho
xã hội và cho chính bản thân họ. Đồng thời, khảng định tính chuyên nghiệp và tính ứng
dụng cao của ngành nghề CTXH trong công tác trợ giúp những người yếu thế trong xã
hội có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Với lý do trên, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Vận dụng phương pháp Công
tác xã hội cá nhân vào hỗ trợ giải quyết những vấn đề gặp phải của người cao tuổi
neo đơn trên địa bàn xã …………….”
2.
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng NCT trên địa bàn xã…………qua đó, vận dụng
phương pháp công tác xã hội cá nhân vào hỗ trợ những vấn đề gặp phải của họ.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của người già, người già không nơi nương
tựa.
- Tìm hiểu những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống của người già không
nơi nương tựa.
- Đánh giá thực trạng những vấn đề gặp phải của NCT ở trên địa bàn xã
……………..
- Đánh giá hiệu quả từ một số mô hình chăm sóc sức khỏe của NCT đã được
t trên điển khai trên địa bàn xã ………….
- Đề xuất phương hướng, giải pháp, và vận dụng tiến trình Công tác xã hội
cá nhân vào hỗ trợ một trường hợp NCT trên địa bàn xã ……………
3. Đối tượng, địa bàn thực hiện
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những người cao tuổi và người cao tuổi neo đơn.
- Cán bộ Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội.
- Người chăm sóc, hàng xóm láng giềng, người quen, bạn bè của Người cao tuổi.
3.2. Địa bàn thực hiện
- Xã …………..
2
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CTXH CÁ NHÂN
1.1. Khái niệm, đặc trưng của CTXH cá nhân
* Khái niệm
CTXH với cá nhân là quá trình và là một phương pháp tác động đến cá nhân có
vấn đề xã hội (bị mất hoặc yếu về chức năng xã hội), giúp cá nhân tự nhận ra vấn đề của
bản thân, củng cố, khôi phục và phát huy năng lực của bản thân để có thể tự giải quyết
được vấn đề của mình trong tình huống, nghĩa là giải quyết vấn đề cá nhân trong mối
quan hệ tương tác với môi trường xã hội của cá nhân đó.
* Đặc trưng của CTXH cá nhân
+ CTXH với cá nhân không phải là một hoạt động, một tác động nhất thời mà phải
là một qúa trình. Quá trình này bắt đầu từ việc tiếp cận đối tượng, nhận diện vấn đề cho
đến việc thu thập thông tin, chuẩn đoán, lên kế hoạch trị liệu, triển khai trị liệu, lượng giá
và cuối cùng kết thúc khi đã đạt được mục đích đặt ra.
+ CTXH với cá nhân là một phương pháp CTXH bao gồm nhiều phương pháp, kỹ
năng cụ thể, có sự kết hợp linh hoạt, rộng rãi với các lĩnh vực khác (hệ thống tri thức của
các khoa học khác, hệ thống chính sách, các kinh nghiệm của các NVXH và của đối
tượng…)
+ Khi tiến hành CTXH với cá nhân cần phải đặt cá nhân trong mối quan hệ tương
tác với các cá nhân khác, với điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường xã hội mà cá nhân
đang sinh sống. Phương pháp tác động tập trung vào các mối quan hệ về tâm lý xã hội,
bối cảnh xã hội mà ở đó vấn đề của thân chủ đang diễn ra và bị ảnh hưởng, chi phối.
+ Điều cốt lõi và là mục đích cao nhất của phương pháp CTXH với cá nhân là giúp
cá nhân tự nhận ra, mong muốn và tự giải quyết được vấn đề của mình. Quan điểm hành
động trong CTXH với cá nhân là “đối tượng là chuyên gia trong việc giải quyết vấn đề
của chính mình”. Để làm được điều này phụ thuộc rất lớn vào vai trò của NVXH, vì thân
chủ là người trong tình huống, thường không sáng suốt, thiếu bình tĩnh, tự tin hoặc hành
động liều lĩnh, vội vàng.
1.2.Đối tượng, tác nghiệp của CTXH cá nhân
Đối tượng tác động của phương pháp CTXH cá nhân là những cá nhân hoặc gia
đình có vấn đề xã hội. Đây là những người có hoàn cảnh khó khăn, gặp phải rủi ro, bất
hạnh trong cuộc sống, bị yếu thế trước xã hội; những người nghèo đói, thất nghiệp; người
bị khuyết tật; NCT, người cô đơn; trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, sống lang thang,
bị ngược đãi, bị lạm dụng tình dục, lạm dụng sức khoẻ, bóc lột sức lao động; phụ nữ bị
bạo hành, bất bình đẳng trong gia đình và xã hội; người bị nhiễm các dịch bệnh hiểm
nghèo; người nghiện ma tuý, hành nghề mại dâm, tội phạm xã hội,… Các cá nhân có vấn
đề trở thành thân chủ của tham vấn khi họ luôn cảm thấy không hài lòng trong một mối
quan hệ, một sự kiện nào đó, luôn gây bất bình cho những người xung quanh, ở họ xuất
3
hiện những cá tính hiếm thấy, có những hành động không xảy ra trong tiền lệ, cảm thấy
buồn chán, lo âu, căng thẳng, đau khổ, sợ hãi,… lặp đi lặp lại, nói nhiều, nói lảm nhảm,
biểu hiện phi lý trong nhận thức cá nhân, thể hiện trong hoạt động mà người khác thấy
không bình thường, khó thích nghi hoặc không thích nghi, hay luôn luôn hành động theo
cách có ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động của mình, hoạt động của những người xung
quanh.
Trong CTXH cá nhân, đó là mối quan hệ một - một (NVXH – thân chủ), được thể
hiện trong cả tiến trình làm việc, trợ giúp thân chủ. Phát huy nội lực, kết hợp nguồn lực
bên ngoài trợ giúp cá nhân hòa nhập cộng đồng vươn lên phát triển - sự thành công của
CTXH cá nhân.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng CTXH cá nhân là phương pháp tác động hai
chiều, trong đó NVXH đóng vai trò định hướng, giúp phát huy năng lực của thân chủ,
còn thân chủ là đối tượng, là trung tâm của quá trình tác động, chuyển biến thay đổi tình
trạng yếu kém năng lực xã hội trở thành chủ thể tích cực của việc giải quyết vấn đề của
bản thân mình.
1.3. Nguyên tắc tác nghiệp trong CTXH cá nhân
- Nguyên tắc cá biệt hóa đối tượng
Mỗi thân chủ phải được hiểu như một cá nhân độc nhất, với cá tính riêng biệt và
không phải là cá nhân của một đám đông. Con người không phải được sinh ra trong một
đám đông cũng không chết trong một đám đông trừ khi có tai họa.
- Nguyên tắc chấp nhận thân chủ
NVXH chấp nhận thân chủ với mọi phẩm chất tốt, xấu của người ấy, những điểm
mạnh và những điểm yếu, không xem xét đến hành vi của anh ta. Nền tảng của nguyên
tắc này là giả định triết học cho rằng mỗi cá nhân có giá trị bẩm sinh, không kể đến địa vị
xã hội hoặc hành vi của họ. Thân chủ được quyền lưu ý và thừa nhận là một con người
dù anh ta có phạm tội. Chấp nhận không có nghĩa là tha thứ cho hành vi mà xã hội không
thể chấp nhận, mà có nghĩa là sự quan tâm và thiện chí hướng về con người ẩn sau hành
vi.
- Không phê phán và không kết án
Điều này có nghĩa là không tỏ vẻ bất bình với thân chủ, không đổ lỗi bằng cách
tranh luận về nguyên nhân – kết quả hoặc đưa ra lời phê phán cho rằng người đó đáng bị
trừng phạt vì hành vi của họ. Thuật ngữ kết án một cá nhân và thái độ xem thường người
khác là không được chấp nhận trong CTXH. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là
NVXH biện hộ, chạy tội cho phạm nhân. Khi NVXH nói chuyện và đối xử với cung cách
như thế thì thân chỉ thấy họ được chấp nhận hoàn toàn và thân chủ sẽ bộc lộ vấn đề của
họ.
- Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ
Nguyên tác này cho rằng cá nhân có quyền tự quyết định những vấn đề thuộc về
cuộc đời họ và người khác không có quyền áp đặt quyết định lên họ. Trong CTXH cá
4
nhân, NVXH không ra quyết định, lựa chọn hay vạch kế hoạch cho thân chủ. Tuy nhiên,
thân chủ có thể được hướng dẫn và giúp đỡ để đưa ra quyết định riêng.
Sự tự quyết, cũng như sự tự do, có những giới hạn riêng của nó. Đó không phải là
một quyền tuyệt đối. Quyết định mà thân chủ đưa ra phải nằm trong phạm vi quy định
của xã hội, kết quả của quyết định đó không gây tổn hại đến bản thân và người khác. Hơn
nữa, hành vi tự quyết định phải thuộc những chuẩn mực hành vi mà xã hội có thể chấp
nhận được. Điều này cũng có ý nghĩa thân chủ phải tự chịu trách nhiệm thực hiện quyết
định cũng như những hậu quả của việc thực hiện quyết định đó.
Giá trị của nguyên tắc này thừa nhận thân chủ như họ vốn có. Chấp nhận hay từ
chối một dịch vụ nào đó là do thân chủ quyets định. Trong tiến trình CTXH cá nhân,
NVXH thảo luận và xem xét các phương án, thảo luận kỹ lưởng giúp cân nhắc những khó
khăn và thuận lợi. Quyền tự quyết được xác nhận, được giải thích ở giai đoạn đầu, vào
giai đoạn giữa, và giai đoạn cuối của tiến trình.
NVXH ứng dụng kiến thức, sự hiểu biết và kĩ năng với giả định cơ bản là cá nhân
co nhu cầu, quyền lựa chọn và quyền ra quyết định.
- Nguyên tắc cùng tham gia giải quyết vấn đề
Tiến trình giúp đỡ và được giúp đỡ không dừng lại ở thời điểm thân chủ ra quyết
định mà nó còn tiến xa hơn hơn nữa nhờ những kế hoạch được theo đuổi và những hành
động được thực hiện. Vì vậy theo nguyên tắc này, thân chủ trở thành diễn viên chính
trong việc theo đuổi kế hoạch và thực hiện hành động, NVXH là người tạo thuận lợi.
- Giữ bí mật
NVXH phải có nhiệm vụ giữ bí mật những thông tin thu nhận được từ thân chủ, chỉ
trong những trường hợp thân chủ cho phép thì NVXH mới tiết lộ thông tin với người thứ
ba (thành viên trong gia đình hoặc chuyên gia khác…)
- Sự can dự có kiểm soát
NVXH khởi đầu mối quan hệ với thân chủ, biểu thị bằng sự chấp nhận và sự khẳng
định, mối quan hệ được xây dựng thông qua xúc cảm của nhân viên xã hội. Sự xúc cảm
được cần đến mức mà NVXH cảm nhận được mức độ xúc cảm của thân chủ và nhìn tình
thế như người ấy nhìn nó. Tuy nhiên, NVXH phải có cái nhìn khách quan để khỏi mù
quáng bởi cảm xúc quá độ về tình huống của thân chủ. NVXH có thể giúp thân chủ nhìn
vấn đề của người ấy một cách khách quan, tích cực và vạch kế hoạch một cách thực tế.
1.4. Tiến trình CTXH cá nhân
*Khái niệm tiến trình CTXH cá nhân
Tiến trình là những bước công việc cần làm trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi giúp đỡ một cá nhân, NVXHthực hiện những bước đi trong một tiến trình gọi là tiến
trình giải quyết vấn đề hay tiến trình giúp đỡ.. *Các giai đoạn của tiến trình CTXH cá
nhân
Gồm có 7 giai đoạn:
(1) Tiếp nhận thân chủ
5
(2) Nhận diện vấn đề
(3) Thu thập thông tin
(4) Đánh giá chuẩn đoán
(5) Lên kế hoạch giải quyết vấn đề
(6) Thực hiện kế hoạch
(7) Lượng giá
Giai đoạn 1: Tiếp nhận thân chủ
Đây là bước đầu tiên, quan trọng, tạo tiền đề và có ý nghĩa rất lớn đến sự thành
công của CTXH với cá nhân đối với từng trường hợp cụ thể. Ngay từ bước thứ nhất - tiếp
cận thân chủ, NVXH phải cố gắng thiết lập được mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng và
hợp tác với thân chủ.
Giai đoạn 2: Nhận diện vấn đề
Việc nhận diện vấn đề của thân chủ là một việc không hề đơn giản. Việc nhận diện
vấn đề đúng vấn đề gặp phải của thân chủ, xác định chính xác nguồn gốc làm nảy sinh
vấn đề là cơ sở để NVXH thực hiện các bước tiếp theo, nó liên quan đến khả năng đáp
ứng nhu cầu cũng như huy động sự tham gia của thân chủ vào giải quyết vấn đề. Nhận
diện vấn đề cần trả lời hai câu hỏi:1. Vấn đề hiện tại của thân chủ là gì?2. Ai là thân chủ
trọng tâm?
Giai đoạn 3: Thu thập thông tin
Thu thập thông tin và xử lý số liệu là một tập hợp các thao tác kỹ thuật mà NVXH
thực hiện nhằm kiểm chứng tính chính xác rình trạng hiện tại, nguyên nhân, các yếu tố
yếu tố tác động đến thân chủ và vấn đề của thân chủ, từ đó đưa ra sự đánh giá toàn diện
về thân chủ làm cơ sở trực tiếp cho bước tiếp theo trong tiến trình CTXH cá nhân.
Giai đoạn 4: Đánh giá chuẩn đoán
Về cơ bản, việc xác định vấn đề ưu tiên và trọng tâm giải quyết vấn đề là một bước
được thực hiện sau các bước tiếp cận thân chủ, nhận diện vấn đề, thu thập và xử lý thông
tin. Nó là điểm mấu chốt kiểm định lại tính phù hợp, đúng đắn của các bước đồng thời là
cơ sở quyết định đến bước tiếp theo - xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề. Nó cũng chỉ
ra cho cả NVXH và thân chủ thấy rõ được kết quả của sự tương tác, trong việc đánh giá
nhu cầu, nguồn lực, thuận lợi, khó khăn khi giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, trong những
trường hợp cụ thể, bước này có thể được thực hiện sớm hơn, thậm chí là bước đầu tiên,
khi gặp và quyết định giải quyết tình trạng khẩn cấp.
Giai đoạn 5: Lên kế hoạch giải quyết vấn đề
Kế hoạch chính là những công việc cụ thể cần thực hiện nhằm đạt các mục tiêu
trong tương lai nhờ việc sử dụng các nguồn lực hiện có và sẵn có một cách hợp lý, hiệu
quả.
Giai đoạn 6: Thực hiện kế hoạch
6
Đây là bước thực hiện hoá các hoạt động cụ thể theo các mục tiêu, giải pháp nhằm
được hỗ trợ cá nhân giải quyết vấn đề dựa trên kế hoạch đã xây dựng. Trong quá trình
này, khi cần thiết NVXH có thể cung cấp một số dịch vụ cụ thể, tham vấn, hỗ trợ, biện
hộ… giúp thân chủ để việc giải quyết vấn đề có hiệu quả cao hơn, kịp thời hơn. NVXH là
ngườ định hướng, trợ giúp cho thân chủ về huy động nguồn lực, cải thiện mối quan hệ xã
hội, giúp thân chủ thay đổi tâm trạng thái độ, hành vi và năng lực giải quyết vấn đề.
Giai đoạn 7: Lượng giá
Đây là sự đo lường, thẩm định đánh giá toàn bộ các quá trình đã thực hiện trong
tiến trình trợ giúp, giải quyết vấn đề đối với thân chủ. Sự lượng giá cuối cùng phải dựa
trên sự lượng giá của từng quá trình đã triển khai những mục tiêu cụ thể. Lượng giá cần
có sự tham gia của cả NVXH và thân chủ nhằm đo lường và thẩm định một cách trung
thực, khách quan các tiến bộ của thân chủ, kết quả của sự tác động, đối chiếu giữa cái đạt
được với mục tiêu đề ra.
1.5. Hệ thống kỹ năng tác nghiệp cơ bản của CTXH cá nhân gồm:
Kỹ năng quan sát, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng tư duy suy
đoán......
II. TỔNG QUAN VỀ NCT NEO ĐƠN KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA VÀ
QUAN ĐIỂM CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NCT NEO ĐƠN Ở NƯỚC TA.
1. Khái niệm về NCT, NCT neo đơn không nơi nương tựa
1.1.Khái niệm về NCT
Khái niệm về NCT hay người già ở mỗi nước có sự khác nhau do sự khác biệt trong
văn hóa của mỗi quốc gia. Một số quốc gia coi những người từ 60 tuổi trở lên là NCT,
trong khi ở một ở một số nước khác NCT là những người từ 65 tuổi hoặc hơn.
Ở Việt Nam, theo định nghĩa của những nhà Dân số học, những người trên 60 tuổi
không phân biệt nam, nữ được gọi là NCT.
NCT hay người cao niên hay NCT là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi từ 60
uổi trở lên. Pháp lệnh NCT ở Việt Nam (số 23/2000/PL-UBTVQH, ra ngày 28/4/2000)
nhận định: “NCT có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai
trò quan trọng trong gia đình và xã hội”
Về mặt Pháp luật, theo Luật NCT quy định NCT là: “Công dân nước CHXHCN
Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”. Tuy nhiên, quy định này không thống nhất với Bộ lao động
TB&XH hiện hành. Quy định về tuổi về hưu của Luật Lao động Việt Nam có sự phân
biệt giới với 60 tuổi đối với nhóm nam và 55 tuổi đối với nhóm nữ. Như vậy, phụ nữ đã
nghỉ hưu nhưng lạ chưa được xác định là nhóm NCT và chưa phải hội viên Hội NCT.
Khái niệm NCT được sử dụng thay cho khái niệm NCT vì thực tế nhiều người từ 60 tuổi
trở lên vẫn còn hoạt động. Vì cụm từ “NCT” bao hàm tính kính trọng hơn cụm từ
“NCN”. Tuy nhiên, về khoa học thì cả hai cụm từ này đều được sử dụng như nhau.
7
Mặc dù còn khá nhiều quan điểm khác nhau về độ tuổi của NCT, nhưng thực tế cho
thấy việc phân chia nhóm tuổi để quy định về nhóm NCT còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác như: điều kiện kinh tế - xã hội, tình trạng sức khỏe, môi trường,…
Như vậy, ta có thể hiểu NCT hay NCN (người cao niên) là công dân Việt Nam từ
đủ 60 tuổi trở lên.
1.2. Khái niệm về NCTNĐ không nơi nương tựa
NCT là những người từ 60 tuổi trở lên sống độc thân, còn vợ hoặc chồng nhưng già
yếu, không có con cháu, người thân thích, ruột thịt để nương tựa và không có nguồn thu
nhập để đảm bảo cuộc sống, đảm bảo nhu cầu thiết yếu. Ngoài ra, những NCT có con
cháu, nhưng bị con cháu đối xử ngược đãi, bỏ rơi, không quan tâm chăm sóc và không có
nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập cũng được coi là NCT neo đơn không nơi
nương tựa.
2. Đặc điểm của NCTNĐ không nơi nương tựa
- Tâm lý mặc cảm, cô đơn. Không chỉ những người già sống một mình (con cháu ở
riêng, không có con cháu, hoặc con cháu làm ăn, công tác ở xa) mà ngay cả những người
sống chung cùng con cháu vẫn có thể rơi vào tâm trạng mặc cảm, cô đơn. Những người
già ở nông thôn, cuộc sống sinh hoạt theo nếp truyền thống đang từng bước bị thay đổi,
khả năng con cháu ra ở riêng hoặc đi xa hoặc ở chung nhưng kinh tế độc lập – gia đình
trong gia đình sẽ khiến cho người già có cảm giác mình là người vô dụng, thừa thãi,
không còn được tôn trọng, không được kính trọng và bị bỏ rơi. Những người thoát ly
nông nghiệp, làm cán bộ, công chức, viên chức, công nhân... đến tuổi về hưu, từ chỗ bận
mải với công việc nay về nghỉ cảm thấy bị hụt hẫng, mất vai trò, vị trí, quyền lực trong
xã hội có thể nảy sinh cú sốc, sang chấn, khủng hoảng tâm lý. Các tình trạng trên sẽ làm
cho người cao tuổi có cảm tưởng bị bỏ rơi, không còn hữu ích nên mặc cảm, cô đơn, tủi
phận, buồn bã, trống trải.
+ Tâm lý hoài cổ, nhớ rất sâu đậm về quá khứ xa xưa, nhưng có khi lại quên những
gì hiện tại hoặc mới diễn ra. Đại đa số người già thường lưu luyến về quá khứ, nhớ về
thời tuổi trẻ, xa xưa, tiếc nuối thời trẻ, thích nhắc lại hoặc kể lại những gì đã qua từ rất
lâu. Những sự kiện, trải nghiệm từ quá khứ được nhắc đến nhiều hơn những gì diễn ra
hiện tại và họ thường tự hào về kinh nghiệm sống đã qua của mình. Người già nhạy bén
với cái mới, cái hiện đại, với những biến động của cộng đồng, xã hội nhưng hầu như
muốn so sánh với “thời ngày xưa của mình”, đề cao giá trị ngày xưa và ít chấp nhận cái
hiện tại (dù cái đó là tiến bộ, phát triển). Đối với những người già về hưu thì tâm lý tiếc
nuối quá khứ càng rõ nét.
+ Tâm lý bận tâm. Người già thường quan tâm đến rất nhiều vấn đề diễn ra trong
gia đình, dòng họ, hàng xóm láng giềng, cộng đồng và xã hội. Đặc biệt, người già luôn
canh cánh trong lòng, lo toan về con cháu, mặc dù con cháu trẻ khỏe, trưởng thành.
8
Những quan tâm, lo lắng của người già nhiều khi được coi là “rỗi hơi”, chẳng đâu vào
đâu nhưng người già vẫn bận tâm đến mọi thứ.
+ Tâm lý bi quan, phiền muộn. Người già càng ngày càng đi đến giới hạn cuối cùng
của cuộc đời, có cảm giác như “ngọn đèn trước gió”, “gần đất xa trời” nên sinh ra tâm lý
bi quan. Quy luật sinh học tất yếu, sự già hóa các cơ quan cơ thể và suy giảm chức năng,
nhất là đối với những người già mắc bệnh tật thì tâm lý bi quan, phiền muộn càng rõ rệt.
Sức khỏe yếu, lao động giảm sút, thu nhập ít đi, vị trí xã hội thay đổi đều là những
nguyên nhân cơ bản có thể gây ra tâm lý bi quan, phiền muộn của người già. Bên cạnh
đó, người già cũng dễ mủi lòng, tủi thân khi những nhu cầu hay yêu cầu, ý kiến của mình
không được con cháu, người khác lưu tâm, đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng. Đặc biệt là
những người đã giành phần lớn tâm sức, thời gian của cuộc đời mình cho việc chăm sóc,
nuôi dạy, lo lắng, dựng nghiệp cho con cháu với mong muốn được con cháu đền đáp, báo
hiếu lúc tuổi già.
+ Tâm lý đa nghi. Đa số người già cho rằng sự trải nghiệm, kinh nghiệm trường đời
của mình nên hiểu hơn, biết hơn, đúng đắn hơn, chuẩn mực hơn, “khôn hơn” người trẻ
tuổi, hơn con cháu. Cùng với việc thính lực, thị lực người già suy giảm, quan sát hành vi,
cử chỉ, nghe người khác nói có khi không trọn vẹn, không đầy đủ, không rõ ràng nên dễ
dẫn đến nghe sai lệch nội dung, hiểu sai ý người nói và lại hay suy đoán động cơ, mục
đích của người khác. Sự chậm chạp, có thể suy giảm hoặc mất đi chức năng này, chức
năng khác, phải lệ thuộc hay nhờ vả người khác nên người già lo lắng quá mức, dẫn đến
việc lặp đi lặp lại một câu nói, một ý nghĩ, một yêu cầu khiến cho người khác hiểu sai
lệch là các cụ bị lẩm cẩm, thậm chí bực dọc, cáu giận với các cụ. Vì vậy, người già nảy
sinh tính đa nghi, khó tin tưởng người khác, nếu có thì sự tin tưởng phải rất thận trọng.
Tính đa nghi của người cao tuổi sẽ tăng lên và trầm trọng hơn khi tuổi tác ngày một cao.
Quá mẫn cảm với cảm giác của cơ thể cộng với những thông điệp không rõ ràng hoặc
không được tiếp nhận rõ ràng là nguồn gốc chủ yếu sinh ra tính đa nghi của người già.
+ Tâm lý nóng nảy, giận giữ và không ổn định. Có rất nhiều lý do, thậm chí có
những lý do rất vô lý dẫn đến tâm lý nóng nảy, dễ cáu gắt, giận giữ, giận hờn của người
già. Tinh thần không ổn định, diễn biến phức tạp, các cảm giác tự ti, mất vai trò, vị trí, là
“người thừa – vô tích sự”, cùng những tác động từ bên ngoài, từ môi trường sống, nhất là
thái độ của người trong gia đình, họ hàng, cộng đồng, đồng nghiệp cũ... khiến cho người
già có thể nóng giận, cáu gắt, thậm chí tình trạng nóng nảy đến từ những nguyên nhân rất
nhỏ nhặt
Sự khủng hoảng tâm lý của người già không phải diễn ra một cách đồng đều và
không thay đổi mà nó có những sự biểu hiện khác nhau ở những lứa tuổi khác nhau. Lứa
tuổi 60 – 70 sẽ có khác biệt nhất định so với lứa tuổi 70 – 80 và trên 80 tuổi sẽ có những
thay đổi nhiều hơn. Đặc biệt, đối với những người già nghỉ hưu, do những biến động về
công việc, cuộc sống, sinh hoạt, thu nhập dễ tạo ra những biến động tâm lý khiến họ khó
9
khăn hơn trong việc thích nghi với cuộc sống mới, hoàn cảnh mới, được gọi là “hội
chứng về hưu”. Biểu hiện rõ rệt của hội chứng này là buồn chán, trống trải, hẫng hụt, dễ
cáu gắt, dễ nổi giận hoặc rơi vào trầm cảm.. Cá biệt có những người rơi vào tình trạng
sốc về tâm lý, sa sút rõ rệt về tinh thần, sức khỏe sinh ra ốm đau, bệnh tật.
3. Nhu cầu của người cao tuổi neo đơn không nơi nương tựa
Cũng như mọi nhóm lứa tuổi khác, NCT - NCTNĐ có những nhu cầu cơ bản, thiết
yếu trong cuộc sống. Đó là các nhu cầu về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, được
đảm bảo chế độ dinh dưỡng, ăn uống, đi lại, nhà ở, được tôn trọng, được nâng cao, được
giao tiếp, quan hệ cộng đồng, xã hội, được tìm hiểu thông tin và tham gia các hoạt động
cộng đồng. Tuy nhiên, do đặc thù về tuổi tác với những đặc điểm về thể chất, tâm sinh lý
cho nên ở người già có những nhu cầu đặc trưng cần được quan tâm và thỏa mãn, như
nhu cầu được chăm sóc, yêu quí, kính trọng; nhu cầu sức khỏe, được khám chữa bệnh khi
đau ốm; nhu cầu được tôn vinh, được thừa nhận, được thấy mình còn có ích cho gia đình,
cộng đồng, xã hội; nhu cầu được vui hưởng tuổi già, được sự quan tâm, chia sẻ, nương
tựa về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, nhất là với con cháu, gia đình, dòng họ, bà
con lối xóm.
Người già vẫn mong muốn được tiếp tục cống hiến cho gia đình và xã hội. Tuỳ theo
sức khỏe, khả năng, người già muốn được đóng góp sức lực của mình vào công việc gia
đình (trông nom nhà cửa, chăm sóc, vui đùa cùng con cháu, lao động phù hợp) và những
công việc cộng đồng xã hội để một mặt chứng tỏ vị trí, sự hữu ích của mình, mặt khác
cũng là nhu cầu thiết thân, gia đình và xã hội cần quan tâm, hiểu đúng và đáp ứng.
Người già cần được giao lưu, quan hệ, giao tiếp và tham gia các hoạt động cộng
đồng, xã hội như các hoạt động của làng xóm, bạn bè, đồng môn, đồng đội, đồng niên...
Họ mong được hội họp, trao đổi, chuyện trò với những người trong xã hội, với những
người tâm giao, những người trong tổ chức, đoàn thể để được tiếp tục khẳng định vai trò,
giá trị và hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng, xã hội, họ không muốn bị đứng ngoài, bị
lạc lõng, bị bỏ lại nhất là trong bối cảnh xã hội đầy tính thời sự, biến động, nóng bỏng,
vận động không ngừng...
Người già cũng rất muốn tham gia, thể hiện và thực hiện các việc làm từ thiện,
nhân ái, giúp đỡ những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong cộng đồng xã hội. Những việc
làm từ thiện đó là thăm hỏi, động viên, đóng góp tiền bạc và tổ chức các hoạt động giúp
đỡ người thiệt thòi, bất hạnh. Chính trong các hoạt động đó, người già sẽ tìm thấy thêm
niềm vui sống, giá trị sống, vai trò hữu ích của bản thân, mặc dù tuổi cao.
Người già quan tâm, chú trọng đến đời sống tâm linh, vì vậy có nhu cầu tham gia
các hoạt động tâm linh như tích cực đến với các lễ hội, đền thờ, chùa chiền, nhà thờ để
vừa cầu phúc, may cho bản thân, cho gia đình, cộng đồng vừa tìm sự thanh thản về tinh
thần.
10
Tuy nhiên, tuổi càng cao, sức khỏe càng yếu, cùng với những tác động bên ngoài,
nhất là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội có những diễn biến phức tạp, suy thoái sẽ
khiến cho người già gặp phải những trở ngại, những nguy cơ trong cuộc sống, trong đó
đặc biệt là những nguy cơ về bệnh tật, bởi nhiều chức năng sinh lý của người già bị suy
giảm rõ rệt. Theo các nghiên cứu, thống kê thì người già có rất nhiều nguy cơ về sức
khỏe thể chất, tinh thần, trong đó điển hình là các nguy cơ: suy dinh dưỡng; bệnh về tim
mạch, huyết áp; bệnh về hệ hô hấp; bệnh về đường tiêu hóa; bệnh về hệ tiết niệu - sinh
dục; bệnh về hệ vận động – cơ, xương, khớp; bệnh về hệ thần kinh, nhất là thần kinh
trung ương; các bệnh khác như ung thư, bệnh về gan, thận, mật...
4. Thực trạng Người cao tuổi neo đơn không nơi nương tựa ở nước ta
NCT neo đơn không nơi nương tựa là những người từ 60 tuổi trở lên sống độc thân,
còn vợ hoặc còn chồng nhưng già yếu, không có con cháu, người thân thích, ruột thịt để
nương tựa và không có nguồn thu nhập để đảm bảo cuộc sống, đảm bảo nhu cầu thiết
yếu. Ngoài ra, những người già có con cháu, nhưng bị con cháu đối xử ngược đãi, bỏ rơi,
không quan tâm chăm sóc và không có nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập cũng
được gọi là người già neo đơn không nơi nương tựa.
Ở nước ta, theo đánh giá của UNFPA, dân số Việt Nam đang có tốc độ già hóa
nhanh nhất thế giới. Năm 2007, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số vàng (theo tỷ lệ cứ có
2 người trong độ tuổi lao động mới có 1 người trong độ tuổi phụ thuộc), theo các dự báo
thì đến năm 2015 dân số nước ta mới bước vào giai đoạn già hóa (người từ 60 tuổi trở lên
chiếm 10% dân số) và vào khoảng năm 2025 – 2030 trở thành nước có dân số già (20%
dân số có độ tuổi từ 60 trở lên, trong đó có trên 7% trên 65 tuổi). Nhưng trên thực tế, do
tuổi thọ bình quân ngày một tăng, trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất tử vong giảm nên tốc
độ già hóa dân số rất nhanh. Nếu như trong 50 năm qua, tuổi thọ bình quân của người
dân trên thế giới tăng 20 tuổi (từ 48 lên 68) thì tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đã
tăng 32 tuổi (từ 40 lên 72). Năm 2010 dân số nước ta chính thức bước vào giai đoạn già
hóa. Để chuyển từ dân số vàng sang dân số già ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các
nước phát triển cần trải qua một thời gian dài (Pháp là 115 năm, Thụy Điển khoảng 80
năm, Nhật Bản trên 30 năm), còn Việt Nam sẽ chỉ mất 15 – 20 năm1.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 01/4/2008, cả nước có 8,05
triệu người cao tuổi, chiếm 9,45% dân số. Trong đó: người từ 60 – 69 tuổi là 3,29 triệu,
chiếm 4,61% dân số; người từ 70 – 79 tuổi là 2,9 triệu, chiếm 3,41% dân số; người từ 80
tuổi trở lên là 1,17 triệu, trong đó có 9.830 người từ 100 tuổi trở lên. Các số liệu thống kê
các năm 2009, 2010 cho thấy số lượng, tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số ngày càng
tăng, dự báo năm 2011, người cao tuổi ở nước ta có khoảng trên 9,2 triệu người (trên
10% dân số).
1
11
Với thực tế dân số già hóa, số lượng người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân
số, cùng những sự biến động của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở cửa hội
nhập kinh tế, sự di chuyển, cơ động trong lao động, sản xuất kinh doanh, tìm kiếm việc
làm thu nhập, sự tăng cường mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước,
bên cạnh đó một phần có những sự chuyển biến, thay đổi đáng kể các giá trị truyền
thống, lối sống, nếp sống, nhất là quan niệm về đời sống gia đình (từng bước phá bỏ trật
tự, thói quen về gia đình nhiều thế hệ sống cùng nhau trong cùng một mái nhà)... dẫn đến
tình trạng sẽ có không ít những người già phải sống riêng, không ở cùng con cháu và
trong số đó sẽ có những người già rơi vào tình trạng neo đơn. Ngoài ra, do nhiều nguyên
nhân khác nhau, do bệnh tật, ốm đau, do không có con cháu, không còn người ruột thịt
nên trong cộng đồng, xã hội tất yếu có một bộ phận không nhỏ những người già neo đơn
không nơi nương tựa có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Phần lớn người cao tuổi sống ở nông thôn (chiếm 72,9% tổng số người cao tuổi).
Những người cao tuổi sống ở nông thôn chủ yếu là những người lao động nông nghiệp,
thủ công, nghề tự do và do vậy rất ít người có lương hưu hay các trợ cấp xã hội khác. Chỉ
có một bộ phận những người cao tuổi ở nông thôn có lương hưu (đi làm việc ở nơi khác
về nghỉ hưu ở nông thôn hoặc tham gia công việc tại địa phương rồi nghỉ hưu tại địa
phương, khoảng 9 – 30% người cao tuổi có lương hưu. Theo PGS.TS Nguyễn Đình Cử –
Viện trưởng Viện Dân số và các Vấn đề xã hội thì có khoảng 16 – 17% người cao tuổi có
lương hưu hoặc mất sức, 10% hưởng trợ cấp người có công với đất nước. Theo kết quả
khảo sát của Uỷ ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam (VNCA) cho thấy, trong tổng
số người cao tuổi sống ở nông thôn có khoảng 75% sống cùng con cháu, 25% sống riêng,
trong đó có 8,3% sống cô đơn, đa phần là phụ nữ đơn thân do chồng mất trước, góa
chồng, không có con. Ở thành thị, tồn tại tình trạng người già neo đơn (sống một mình
hoặc sống riêng với con cái) chiếm tỷ lệ cao hơn nông thôn nhưng đa số có thu nhập từ
các nguồn tích luỹ, hoặc lao động làm thêm, hoặc lương hưu, hoặc trợ cấp, phụ cấp cùng
với mặt bằng an sinh xã hội tốt hơn nên cuộc sống của người già ở thành thị nói chung,
người già neo đơn nói riêng ít khó khăn hơn so với người già neo đơn ở nông thôn. Bên
cạnh đó, tại thành thị thường có các nhà dưỡng lão hoặc các trung tâm bảo trợ xã hội
chăm sóc, nuôi dưỡng những người già có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và cả những
người có con cháu nhưng vì nhiều lý do khác nhau, có nhu cầu tự nguyện nên đến sống
trong các cơ sở, trung tâm đó. Ngoài ra ở thành thị tồn tại tình trạng có nhiều người già
neo đơn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ nhiều địa phương khác đến sinh sống bằng
cách lang thang kiếm sống. Đây là một trong những thực tế quan ngại về cuộc sống của
người già neo đơn, không nơi nương tựa ở nước ta.
5. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ đối với NCT neo
đơn, không nơi nương tựa ở nước ta.
12
Người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và
giữ vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. Việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh
thần đối với người cao tuổi đăc biệt là những người già neo đơn, không nơi nương tựa là
trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội. Điều này thể hiện đạo lý “uống nước
nhớ nguồn” truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trong những năm qua, Đảng và Nhà
nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, những mô hình chăm sóc người cao tuổi như:
trợ cấp xã hội và các khoản ưu đãi khác cho người già không nơi nương tựa, người già
không có lương hưu, xây dựng nhà dưỡng lão để chăm sóc người có công, lập các trung
tâm bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng người già cô đơn, không nơi nương tựa.
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ người già neo đơn không
nơi nương tựa, được thể hiện trong các Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc các kỳ Đại
hội VIII, IX và trong một số chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần
thứ X, Đảng ta khẳng định: “Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người già, nhất là
những người già cô đơn, không nơi nương tựa”. Quan điểm của Đảng về hỗ trợ người già
neo đơn không nơi nương tựa được tiếp tục đề cập trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (Bổ sung, phát triển năm 2011): Hoàn thiện hệ
thống an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách đối với người cao tuổi có công với nước...
Chăm lo đời sống những người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động... Đổi mới và
hoàn thiện đồng bộ các chính sách bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh và viện phí phù hợp...
chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.
Quan điểm và chủ trương của Đảng về quan tâm, chăm sóc, trợ giúp người cao tuổi,
đặc biệt là người cao tuổi neo đơn, không nơi nương tựa được từng bước hiện thực hóa trong
chính sách, pháp luật của Nhà nước: Pháp lệnh người cao tuổi (Số 23/2000/PL –
UBTVQH ngày 28/4/2000), quy định; “Luật Người cao tuổi” năm 2009; Nghị định
67/2007/NĐ - CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội quy định đối tượng
cần được bảo trợ xã hội, trong đó có người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình ngheo;
người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích
để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo; Thông tư số 09/2007/TT - BLĐTBXH về Hướng
dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ - CP về chính sách trợ giúp các đối tượng
bảo trợ xã hội; Nghị định 13/2010/NĐ - CP ngày 27/02/2010, Nghị định số 06/2011/NĐ CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều
luật của Người cao tuổi, trong đó đặc biệt quan tâm đến đối tượng người già cô đơn...
Ngoài ra, Nhà nước khuyến khích các tổ thức cá nhân thành lập các cơ sở cung ứng
dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại các huyện, thành phố; khuyến khích các huyện xây
dựng mô hình nhà xã hội cho người cao tuổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người cao
tuổi lang thang, người cao tuổi cô đơn tại các địa phương có chỗ nương tựa và tham gia
sinh hoạt vui chơi, giải trí, điều trị bệnh.
13
Như vậy, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn thể hiện sự quan tâm
đến người già nói chung, người già neo đơn không nơi nương tựa nói riêng. Điều đó được
thể hiện ở việc Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách phù hợp, tạo cơ chế
nền tảng cho việc xây dựng, thực hiện các mô hình chăm sóc người già cô đơn không nơi
nương tựa, xây dựng nhà dưỡng lão chăm sóc những người có công, lập các trung tâm
bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng người già cô đơn, không nơi nương tựa... Bên cạnh đó, các
đoàn thể và tổ chức xã hội như Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội
Người cao tuổi, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm cũng tổ chức nhiều hoạt
động như xây dựng trung tâm chăm sóc người già nội trú, nhận chu cấp kinh phí để
phụng dưỡng trọn đời, hỗ trợ xoá nhà tạm, chăm sóc, chữa bệnh cho người già neo đơn
không nơi nương tựa để giúp họ sống vui khoẻ, có ích trong quãng đời còn lại. Chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và các chương trình hành động thiết thực đã
mang lại những kết quả tích cực cho việc chăm sóc, hỗ trợ người già neo đơn, không nơi
nương tựa. Tuy nhiên mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu và thực hiện hỗ trợ can
thiệp, chăm sóc, giải quyết vấn đề được một số lượng ít những người già neo đơn, không
nơi nương tựa trong cộng đồng, xã hội.
III. THỰC TRẠNG NGƯỜI CAO TUỔI NEO ĐƠN VÀ VIỆC HỖ TRỢ GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ GẶP PHẢI CỦA NGƯỜI CAO TUỔI NEO ĐƠN TẠI XÃ
……….
1. Khái quát về địa bàn xã………………
2. Tình trạng người cao tuổi neo đơn không nơi nương tựa trên địa bàn xã
……….
2.1. Khái quát số lượng NCT neo đơn không nơi nương tựa trên địa bàn xã.
Hiện tại, Hội NCT có 4 chi hội tương ứng với 4 thôn trên địa bàn xã với số lượng
hội viên đủ 60 tuổi trở lên là 642 (trong đó nam là 290, và nữ là 352). Có 208 cụ được
hưởng chế độ 180.000đ đến 270.000đ/tháng (trong đó có 195 cụ được hưởng chế độ 80
tuổi trở lên); 15 cụ hưởng chế độ tàn tật và thương binh. Với những NCT thuộc hộ nghèo,
khó khăn, tàn tật, neo đơn không nơi nương tựa gồm 7 trường hợp được nhận trợ cấp xã
hội hàng tháng và được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí với mệnh giá bằng mệnh
giá mua thẻ BHYT cho người nghèo hoặc được khám, chữa bệnh không phải trả tiền tại
các cơ sở y tế công lập.
2.2. Đặc điểm hoàn cảnh người cao tuổi neo đơn không nơi nương tựa.
+ Về điều kiện nhà ở
NCT cô đơn chủ yếu sống ở những ngôi nhà cấp bốn đã xây dựng từ nhiều năm,
không có các đồ dùng tối thiểu để đáp ứng nhu cầu của NCT như tivi, quạt máy, bếp
nấu,... Điều kiện sử dụng điện sinh hoạt, nước sạch... và đặc biệt là các tài sản có giá trị
sinh hoạt văn hoá, đi lại và đời sống hàng ngày khác còn nhiều hạn chế.
14
+ Điều kiện kinh tế
Kinh tế là một trong những vấn đề hết sức quan tâm của NCT nói chung và NCT
neo đơn nói riêng, họ không có người thân. Nếu có thì người thân cũng có hoàn cảnh khó
khăn, không thể hỗ trợ, cộng thêm với điều kiện sức khỏe ốm yếu, không thể làm được
công việc gì tạo ra thu nhập. Do đó, đời sống kinh tế của NCT neo đơn gặp rất nhiều khó
khăn. Vì thế, NCT neo đơn phải hoàn toàn dựa vào sự trợ cấp xã hội, sự giúp đỡ của
chính quyền địa phương, tổ chức xã hội, gia đình và những người xung quanh chỉ chiếm
một phần nhỏ, sự trợ giúp không mang tính lâu dài, chủ yếu là sự động viên tinh thần cho
họ.
+ Về tình trạng sức khoẻ
NCT neo đơn tuổi càng cao, sức khỏe càng yếu, cùng với những tác động bên
ngoài, nhất là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội có những diễn biến phức tạp, sẽ
khiến cho NCT NĐ gặp phải những trở ngại, những nguy cơ bệnh tật trong cuộc sống.
2.3. Nhu cầu của NCT neo đơn.
Người cao tuổi neo đơn cần hỗ trợ về nhà ở, kinh tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe,
nhu cầu hoạt động văn hóa thể dục thể thao hòa nhập cộng đồng.
2.4. Một số trường hợp NCT neo đơn trên địa bàn.
- Trường hợp bà: Nguyễn Thị Thanh ở thôn ........, chồng mất sớm bà không có
con. Hiện nay bà 71 tuổi đang sống một mình, có người cháu họ đến chăm nom thường
xuyên.
- Trường hợp ông: Nguyễn Văn Nam 75 tuổi ở thôn ..........., vợ mất sớm, con trai
ông bị bệnh tâm thần, kinh tế khó khăn. Cuộc sống của ông chủ yếu nhờ sự trợ giúp của
xã hội.
- Trường hợp bà: Ngô Thị Hoa 81 tuổi ở thôn .........., hiện đang sống một mình thi
thoảng được người cháu họ đến chăm sóc. Mọi chi tiêu và sinh hoạt hàng ngày của bà
phụ thuộc vào trợ cấp của xã hội và xóm làng.
3. Các hoạt động can thiệp, hỗ trợ, giải quyết vấn đề gặp phải của NCT neo đơn
trên địa bàn xã Hồng Đức.
Đối với việc hỗ trợ NCT trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn về nguồn kinh phí
để tổ chức thực hiện các hoạt động đó. Với đặc thù là một xã thuần nông, nguồn thu nhập
chủ yếu của người dân là từ nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi nên đời sống của họ còn
rất vất vả và nghèo khó. Vì thế, nguồn tài chính hạn hẹp là yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh
hưởng đến chất lượng và mức độ hỗ trợ của chính quyền xã đối với NCT. Ngoài ra, cơ
cấu tổ chức của các cơ quan của địa phương còn thiếu tính phối hợp, chưa chặt chẽ, chưa
15
phát huy mạnh mẽ vai trò, chức năng, trách nhiệm của các tổ chức đối với các vấn đề xã
hội và với các đối tượng chính sách, đặc biệt là NCT. Thậm chí cơ cấu tổ chức của từng
cơ quan này còn nhiều tồn tại cần giải quyết. Ví dụ như Hội NCT xã số lượng hội viên
tham gia các hoạt động chưa đều đặn, hội viên sức khỏe không được đảm bảo, nhà xa,
NCT chưa thật sự tích cực với phong trào Hội,… Ngoài những hạn chế về tài chính,
trong quá trình hỗ trợ NCT, chính quyền địa phương còn gặp phải những yếu tố khách
quan khác
3.1. Vấn đề về công tác chăm sóc sức khỏe NCT ở xã …………
Hiện nay, trên địa bàn xã công tác tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe, duy trì
cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ cho NCT tại cộng đồng còn chưa phong phú, chưa
chuyên sâu, chủ yếu mang tính đơn lẻ, phạm vi hoạt động nhỏ và chưa trở thành một
phong trào tích cực cho NCT nói chung và NCTNĐ nói riêng. Việc tổ chức các câu lạc
bộ NCT, câu lạc bộ thơ ca, dưỡng sinh,… sẽ rất có ích cho sức khỏe của họ, song hình
thức này còn nhiều hạn chế và bị chi phối bởi kinh phí hoạt động hạn hẹp và đối tượng tổ
chức. Hơn nữa, công tác khám, chữa bệnh cho NCT vẫn chưa được quan tâm đúng mức,
chưa đáp ứng được nhu cầu chữa trị bệnh của NCT. Kéo theo tình trạng các cụ phải bỏ
tiền để đến khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế tư nhân vẫn còn phổ biến, do vậy chi phí
khám chữa bệnh đã, đang là một gánh nặng cho NCT và gia đình, đặc biệt là NCT. Chính
vì vậy, việc thành lập các trung tâm chăm sóc sức khỏe NCT, các nhóm y bác sĩ nòng
cốt, cộng tác viên y tế tại cơ sở,… để phục vụ nhu cầu được chăm sóc sức khỏe toàn diện,
rèn luyện nâng cao sức khỏe về thể chất và tinh thần, khám, phát hiện và điều trị bệnh kịp
thời của NCT, NCTNĐ là rất cần thiết.
Nhưng hiện nay, tình trạng thiếu hụt nhân lực cũng như chất lượng của đội ngũ cán
bộ để chăm sóc NCT đang gây khó khăn cho các cơ sở y tế, trung tâm CSSKNCT. Vì
thế, chính quyền xã cần tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ tham gia các
khóa học, tập huấn nâng cao nghiệp vụ để khắc phục những vấn đề còn tồn tại.
Mặc dù Luật NCT đã chú trọng rất nhiều đến những quyền lợi mà NCT được
hưởng, như chính sách phụng dưỡng, chăm sóc sức khỏe NCT, chính sách bảo trợ xã
hội… nhưng kết quả thực hiện trên thực tế chưa cao. Sau những cống hiến hy sinh cho
con cháu, quê hương, đất nước NCT, nhất là những NCT, hoặc có hoàn cảnh đặc biệt,
cần được sống cho chính bản thân mình, ở những nơi dành riêng cho họ để được chăm
sóc, trân trọng và yêu thương. Trong những năm tới, số NCT của Việt Nam sẽ gia tăng
nhanh chóng. Vì vậy, chăm sóc NCT cụ thể là NCT, bên cạnh sự chăm sóc của những
người thân trong gia đình, đang rất cần sự chung tay chăm sóc của toàn xã hội để giảm
thiểu nỗi lo cho NCT nước ta.
3.2. Hoạt động hỗ trợ tâm lý, đời sống tâm lý tình cảm cho NCT trên địa bàn
Người già có những hẫng hụt lớn về mặt tâm lý do sự dời bỏ hoạt động nghề
nghiệp, thói quen công việc đã gắn bó trong nhiều năm. Sự thay đổi địa vị xã hội, thay
đổi lối sống, sinh hoạt, thay đổi chức năng vai trò của cá nhân đối với con cái, gia đình,
16
tỷ lệ tăng người thân, bạn bè qua đời nhanh cùng với sự thoái hóa của hệ thần kinh, giảm
sút trí nhớ… làm cho bệnh lý tâm thần người già tăng cao và trầm trọng. Do đó, những
hoạt động về hỗ trợ tâm lý, đời sống tâm lý tình cảm cho NCT có ý nghĩa quan trọng, vô
cùng cần thiết trong việc giải quyết những vấn đề gặp phải ở NCT. Tuy nhiên, chính
quyền địa phương xã chưa thực sự đánh giá đúng tầm quan trọng cũng như những ảnh
hưởng của yếu tố này đến cuộc sống của NCT. Chính quyền xã chưa có những chương
trình, hành động cụ thể và hiệu quả để tác động đến vấn đề này, chỉ có một số những hoạt
động thăm, khám sức khỏe về thể chất. Ngoài ra, gia đình cũng chưa có nhận thức cũng
như hành vi đầy đủ về vấn đề này; hàng xóm láng giềng, các tổ chức xã hội khác trên địa
bàn chưa có sự hỗ trợ, giúp cải thiện về những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của NCT.
Vì vậy, để khắc phục vấn đề này, chính quyền xã cũng như gia đình, những người
làm công tác có liên quan cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề tâm lý của NCT, giúp họ
sống vui – khỏe – có ích.
IV. Vận dụng tiến trình CTXH cá nhân vào trợ giúp giải quyết vấn đề gặp
phải của 1 trường hợp NCT neo đơn không nơi nương tựa tại xã ………
1. Khái quát chung về thân chủ Ba
Thân chủ Ba sinh ra và lớn lên trong gia đình có 5 người con, có 2 người con trai
và 3 người con gái. Hiện tại, cha mẹ thân sinh ra NCT và người anh trai cả đã mất.
Những người anh, chị em của thân chủ đều lập gia đình và có rất đông con cháu, tự chủ
về kinh tế, chỉ có duy nhất thân chủ là không lấy chồng, NCT sống một mình đến bây
giờ. Nghề nghiệp chủ yếu của họ là sản xuất nông nghiệp, quanh năm gắn bó với ruộng
đồng, khi nhàn rỗi thì đi làm thuê để cải thiện cuộc sống song vẫn còn rất khó khăn, chỉ
đủ để chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản trong gia đình mà không thể hỗ trợ về mặt vật
chất đối với thân chủ, chủ yếu là sự quan tâm, hỏi han về mặt tinh thần. Hơn nữa, do điều
kiện địa lý, những người anh chị em không ở gần thân chủ nên sự động viên ấy cũng hạn
chế, không được thường xuyên. Chỉ có gia đình người em trai thứ 5 ở gần với thân chủ
đã giúp NCT vơi đi phần nào những vất vả của cuộc sống cô đơn tuổi già, những người
con cháu của gia đình người em trai cũng giúp NCT cảm thấy ấm áp hơn, cho NCT cảm
nhận được không khí gia đình và là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với thân chủ.
Do những hạn chế về trình độ nhận thức và giao tiếp xã hội nên thân chủ thường ít
giao tiếp với mọi người xung quanh, những người hàng xóm, láng giềng, đặc biệt là với
người lạ. Vì thế, các mối quan hệ xã hội của thân chủ chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình,
với gia đình người em trai và những đứa cháu. Thân chủ không thường xuyên chủ động
tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa – thể thao của địa phương cũng như không
tham gia vào hoạt động lao động đã được 10 năm nay. Một phần vì sức khỏe yếu, một
phần vì thân chủ không có kĩ năng để tham gia vào hoạt động tạo thu nhập. Vì thế, thân
chủ hoàn toàn phụ thuộc vào mức trợ cấp xã hội ít ỏi hàng tháng (180.000đ) và sự hỗ trợ
thêm của gia đình người em trai (thức ăn, thuốc men,…) nhưng cũng rất hạn chế. Từ đó,
có thể dễ dàng hình dung những khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống của thân chủ. Vì
17
vậy, sức khỏe thể chất và tinh thần của thân chủ không được đảm bảo, NCT thường hay
bị chóng mặt, đau khớp, khó ngủ và thường hay lo lắng cho những ngày tuổi già sắp tới
của mình.
Mặc dù tuổi cao sức yếu, nhưng thân chủ cũng chủ động làm những công việc gia
đình nhẹ nhàng như: trông cháu, quét sân, chăm con lợn, con gà, nấu cơm,… Bình
thường, thân chủ vui vẻ, hòa đồng với mọi người trong gia đình người em trai, NCT
mong muốn có người nói chuyện, tâm sự hỏi han và có thể làm những công việc phù hợp
với sức khỏe để giảm bớt gánh nặng cho người em trai và con cháu. Tuy nhiên, với tâm
lý bất ổn của NCT, vui buồn lẫn lộn, trí nhớ kém nên đôi khi họ không đáp ứng kịp
những thay đổi trong nhu cầu của thân chủ. Do vậy, NVXH cần nắm bắt được tâm lý của
NCT để cung cấp thông tin đến những thành viên trong gia đình người em trai để có sự
nhìn nhận, hành vi phù hợp, tránh những mâu thuẫn và giúp NCT cảm thấy được hiểu,
tôn trọng, có giá trị.
2. Tiến trình trợ giúp
Tiếp cận thân chủ
Trong quá trình gặp gỡ với cán bộ chính quyền địa phương xã ........., tìm hiểu
về cuộc sống của NCT trên địa bàn, tôi đã có dịp tiếp xúc với thân chủ Ba. Qua việc tìm
hiểu thông tin từ hồ sơ cá nhân của thân chủ, qua ban cán bộ chính quyền xã, đã giúp tôi
có những thông tin làm cơ sở ban đầu về thân chủ Ba. NVXH được Anh Hanh là cán bộ
phụ trách các vấn đề về an sinh xã hội và TBXH xã dẫn tới nơi thân chủ đang sống, được
sự giới thiệu của Anh nên việc tiếp cận thân chủ cũng dễ dàng hơn. Lần đầu tiếp xúc với
thân chủ, NCT khá dè dặt, ít nói và giữ khoảng cách với NVXH. Ngược lại, người em
dâu của thân chủ lại cới mở, trò chyện và cung cấp thông tin về NCT với NVXH. Buổi
gặp gỡ ban đầu diễn ra thuận lợi, gây dựng được niềm tin đối với thân chủ và những
người thân trong gia đình người em trai.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc tiếp cận thân chủ
+ Thuận lợi: Trong quá trình tìm hiểu cuộc sống và những vấn đề của thân chủ Ba,
NVXH đã nhận được giúp đỡ rất nhiệt tình của các cán bộ xã, người thân của thân chủ;
NVXH đã có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thân chủ, có quá trình tìm hiểu về thân chủ từ
nhiều nguồn thông tin khác nhau. Từ đó, có sự so sánh, đối chiếu và xác thực nguồn
thông tin thu được để có đánh giá, nhận xét đúng đắn nhất về những vấn đề gặp phải của
thân chủ và có giải pháp phù hợp cho những vấn đề đó.
+ Khó khăn: Thân chủ không chỉ là NCT mà còn là NCTNĐ. Do đó, thân chủ
không chỉ mang những nét tâm lý chung, phổ biến của NCT (cô đơn, buồn tủi, hoài nghi,
lo lắng, cáu giận,…) mà còn có những vấn đề riêng về súc khỏe, kinh tế, khó khăn trong
tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của địa phương, tâm lý mặc cảm, tự ti hoàn
cảnh, số phận,… Vì vậy, thân chủ sống khéo kín, ít giao tiếp với mọi người xung quanh,
và trong quá trình tiếp xúc với NVXH, thân chủ thường ngại trả lời các câu hỏi hoặc trả
lời một cách miễn cưỡng, giao tiếp một cách thụ động làm cho quá tình thu thập, trợ giúp
18
của NVXH gặp khó khăn. Hơn nữa, do nhận thức của thân chủ còn hạn chế nên trong
tiến trình trợ giúp, NVXH phải tiến hành tiếp cận từ nhiều người khác nhau : em trai, em
dâu, các cháu cán bộ xã, hàng xóm láng giềng.
Nhận diện vấn đề
Yếu tố bảo vệ:
+ Gia đình: Gia đình người em trai thứ 5 là những người ở bên cạnh và có những
sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với thân chủ. Những anh, chị em khác trong gia
đình vì ở xa và điều kiện kinh tế cũng rất hạn chế nên chủ yếu có những sự động viên, an
ủi về mặt tinh thần.
+ Có hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước ta về NCT, hệ thống pháp luật,
trong đó có Luật NCT quy định về công tác chăm sóc và hỗ trợ NCT và đẩy mạnh phong
trào “Toàn dân chăm sóc sức khỏe NCT và NGND”
+ Sự trợ giúp của tổ chức của các cấp chính quyền huyện, xã,…
+ Bản thân: Thân chủ là người khá vui vẻ, yêu thương, quan tâm tới các cháu của
mình, có sức chịu đựng, có khát vọng vươn lên trong cuộc sống.
Những yếu tố này có vai trò quan trọng và tích cực trong quá trình giải
quyết những vấn đề gặp phải của thân chủ. NVXH xác định được điều này để kết
nối và huy động các nguồn lực trợ giúp thân chủ vượt qua khó khăn và sống cuộc
sống tốt đẹp hơn.
Yếu tố nguy cơ:
+ Việc kinh tế gia đình người em trai không đảm bảo, bản thân NCT chỉ có sự trợ
cấp hàng tháng (180.000đ) nên việc đảm bảo các bữa cơm hàng ngày có đủ chất dinh
dưỡng là một điều khó khăn đối với những người thân của NCT và đối với riêng thân
chủ. Vì vậy, sức khỏe của thân chủ không được đảm bảo, các nguy cơ về bệnh tật có
nguy cơ gia tăng và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của thân chủ nói riêng và của
những người thân nói chung.
+ Việc hạn chế trong nhận thức, không tham gia vào hoạt động lao động tạo thu
nhập sẽ hạn chế các mối quan hệ xã hội của thân chủ cũng như hạn chế trong khả năng
làm việc, chân tay theo đó cũng không được linh hoạt và quan trọng đó là thân chủ phải
phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp xã hội.
+ Môi trường xã hội ở nơi NCT sinh sống có bộ phận người dân nhận thức chưa
đầy đủ, thái độ chưa đúng đắn về NCT, những vấn đề của họ, và việc giúp đỡ họ vượt
qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
+ Bản thân thân chủ hạn chế trong nhận thức và hành vi. Do đó, sống khép kín, ít
giao tiếp xã hội, các kỹ năng tự phục vụ còn kém, không tham gia vào các tổ chức, nhóm,
đời sống tinh thần đơn điệu, quẩn quanh.
Những yếu tố này rất dễ làm thân chủ rơi vào trạng thái lo lắng, tự ti, sợ
hãi, tổn thương về mặt tâm lý và sức khỏe thể chất yếu.
Yếu tố rào cản:
19
+ Bản thân thân chủ không hiểu được chính những vấn đề của mình, không có sự tự
quyết định.
+ Gia đình: mỗi người anh, chị em trong gia đình của thân chủ đều có cuộc sống gia
đình riêng. Do vậy họ phải lo toan cho tổ ấm riêng của mình. Hơn nữa, kinh tế hạn hẹp
và vất vả, quanh năm gắn bó với ruộng đồng nên cản trở họ có những sự giúp đỡ hiệu
quả đối với thân chủ.
+ Chính quyền xã và các tổ chức xã hội chưa thực sự quan tâm và có những chương
trình, hoạt động phù hợp với nhu cầu của NCT, chưa thu hút được sự tham gia của NCT
trong các phong trào và hoạt động đó.
NVXH cần nắm được những yếu tố rào cản này để xác định những nguồn
lực trợ giúp, cũng như có kế hoạch để khắc phục những yếu tố này, giảm tác động
của những yếu tố này đến thân chủ và có giải pháp phù hợp cho những vấn đề của
thân chủ.
Phản ứng của thân chủ:
+ Âm thầm chịu đựng, khép kín, ít giao tiếp với mọi người.
+ Không chủ động tìm kiếm việc làm tạo thu nhập do hạn chế về sức khỏe; không
chủ động tham gia khám sức khỏe do ngại đi lại, giao tiếp; không chủ động tham gia các
hoạt động do địa phương tổ chức do hạn chế về trình độ và kỹ năng.
NVXH cần nắm được những suy nghĩ, cảm xúc của thân chủ tước những
vấn đề của NCT trong cuộc sống để từ đó có những giải pháp phù hợp để nâng cao
những cảm xúc và suy nghĩ tích cực cho thân chủ.
Như vậy, qua việc phân tích 3 yếu tố: yếu tố bảo vệ (thuận lợi/điểm mạnh);
yếu tố nguy cơ; yếu tố rào cản; phản ứng của thân chủ, có thể xác định những vấn
đề gặp phải của thân chủ C hiện nay là sự khó khăn về yếu tố kinh tế; sự thay đổi
trong yếu tố tâm lý; hạn chế và không chủ động tham gia vào các hoạt động văn hóa
– thể thao của địa phương; các nhận thức và kỹ năng xã hội còn yếu; cơ chế phòng
vệ và khép kín của thân chủ là những điều cần được trợ giúp.
Thu thập thông tin
Trong quá trình tiếp xúc với thân chủ, được sự giúp đỡ của cán bộ chính quyền xã,
cùng với các thành viên trong gia đình của người em trai, NVXH đã có những thông tin
sau:
Thông tin thân chủ:
Thân chủ Ba được sinh ra trong một gia đình có 5 người con, trong đó có 2 người
con trai và 3 người con gái. Hiện tại, Người thân sinh ra thân chủ và người anh cả đã qua
đời. Thân chủ là người con thứ 4 trong gia đình, trên có hai người chị gái và bên dưới có
1 người em trai. Trong 6 anh, chị em thân chủ là người duy nhất không lập gia đình
nhưng hiện tại NCT sống cùng gia đình người em trai út. Năm nay thân chủ Ba đã 68
tuổi, tuy tuổi chưa phải đã cao nhưng NCT đã mắc phải nhiều căn bệnh của tuổi già, sức
khỏe thể chất và tâm thân của thân chủ kém. Thân chủ thường hay cảm thấy choáng
20
váng, đau đầu, đau mỏi chân tay, cùng với trí nhớ kém, tinh thần bất ổn, hay lo lắng, cáu
giận, vui buồn thất thường nên NCT không làm được việc gì. Điều này đã ảnh hưởng xấu
đến việc thân chủ có một công việc tạo thu nhập, gia tăng gánh nặng cho gia đình và
những người thân của thân chủ Ba. Bên cạnh đó, NCT còn gặp những vấn đề khác trog
cuộc sống: Gặp khó khăn trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội, mối quan
hệ với những người thân trong gia đình; các kỹ năng tự phục vụ đôi khi còn yếu; tính
cách thất thường của NCT làm cho thân chủ trở nên khó tính, khiến con cháu không thể
đáp ứng kịp những thay đổi trong mong muốn và nhu cầu của thân chủ. Hiện tại thân chủ
gặp một số vấn đề về kinh tế, sức khỏe, về các mối quan hệ trong xã hội và gia đình. Do
đó, NVXH cần nhận diện vấn đề và đưa ra giải pháp để khắc phục một trong những giải
pháp đó.
- Thông tin về gia đình, về những người anh, chị ruột và về các thành viên trong
gia đình người em trai út – những người gần gũi nhất với thân chủ:
Thân chủ Ba là trường hợp NCT duy nhất trên địa bàn xã. Thân chủ không có
chồng và không có con. Những người anh, chị em của thân chủ đều lấy chồng, lấy vợ và
sinh con. Người nào cũng đều có tới 3 đến 6 người con và họ cũng lập gia đình. Vì thế,
những người thân của thân chủ rất đông con cháu. Tuy nhiên, nghề nghiệp chủ yếu của
họ là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với tăng gia trồng trọt và chăn nuôi ở phạm vi gia
đình, nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn, chỉ đủ để trang trải cho những nhu cầu hàng
ngày. Hiện NCT đang sống cùng với người em trai út, đây được coi như sự trợ giúp duy
nhất đối với NCT. Song, gia đình người em trai thuộc diện hộ nghèo, lại đông con cháu
(5 người con) nên những sự trợ giúp đó cũng rất hạn chế. Gia đình người em trai út có 2
người con trai và 3 người con gái. Họ đã đều lập gia đình và có con, riêng người con trai
út mới có một đứa con gái, còn lại đều đã có hai đứa. Do đó, nhà người em trai rất đông
con cháu. Họ đều sống quây quần bên bố mẹ, chỉ có chị con gái thứ 3 là lấy chồng xa
nhà. Từ thế hệ ông bà, bố mẹ đến thế hệ các con đều là làm nông nghiệp, quanh năm gắn
bó với ruộng vườn, những lúc mùa màng nhàn rỗi thì tranh thủ đi làm thuê, nhưng thu
nhập cũng hạn chế và không ổn định. Không chỉ gia đình của người em trai gần kề thân
chủ mà tất cả những người anh, chị, em của thân chủ đều làm nông nghiệp, không có của
ăn của để. Vì thế, từ sớm con cái của họ đã phải tự lực kiếm sống, không có điều kiện để
hỗ trợ, báo hiếu cho bố mẹ và bố mẹ cũng không thể hỗ trợ gì cho con cái.
Do đó, khoảng cách về địa lý, hạn chế về điều kiện kinh tế, đã làm cho những
người thân của thân chủ không có nhiều sự trợ giúp về vật chất mà chủ yếu chỉ là những
sự động viên, an ủi về mặt tinh thần, giúp thân chủ đỡ cảm giác cô đơn, buồn tủi khi về
già.
- Thông tin về chính quyền địa phương, cộng đồng, những người xung quanh:
+ Chính quyền địa phương đã có những chính sách dành cho NCT, tuy nhiên sự
quan tâm mới chỉ dừng lại ở mức độ chủ trương, chính sách. Trên thực tế NCT trên địa
bàn có cuộc sống còn rất khó khăn và chưa nhận được sự hỗ trợ nào đáng kể từ chính
21
quyền xã, các sự hỗ trợ còn mang tính hình thức, chưa thật sự tìm hiểu nhu cầu và
nguyện vọng của NCT; sự liên kết giữa các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội chưa
được bền chặt và linh hoạt trong công tác trợ giúp những đối tượng yếu thế trong xã hội,
đặc biệt là NCT nên chưa đáp ứng và có những chương trình, hành động huy động được
sự tham gia tích cực của cộng đồng để trợ giúp NCT sống vui – sống khỏe – sống có ích.
+ Nhận thức của một bộ phận của người dân trong cộng đồng còn chưa đầy đủ và
đúng đắn về NCT, có thái độ phân biệt, coi thường NCT, có những hành vi xúc phạm
NCT; cho rằng việc trợ giúp NCT là không cần thiết, làm cho họ càng ngày càng phụ
thuộc và trông chờ vào sự giúp đỡ, của cộng đồng; nghĩ rằng những hành động trợ giúp,
từ thiện, giúp đỡ của cộng đồng dành cho NCT là sự ban phát, bố thí của những người có
điều kiện cho những người bất hạnh, không chồng, không con, giở hơi trong xã hội.
+ Những người xung quanh, hàng xóm láng giềng: Thân chủ là người khép kín, ít
giao tiếp với mọi người nên không có quan hệ thân thiết với hàng xóm láng giềng. Vì
thế, những người hàng xóm đôi khi cũng e ngại, không nói chuyện với NCT. Từ đó, mối
quan hệ ngày càng nới lỏng ra. Một số người hàng xóm vì bận công việc gia đình, công
việc đồng áng nên ít khi hỏi thăm thân chủ. Nhưng bên cạnh đó, cũng có một số người
hàng xóm cho rằng việc chăm sóc là của những người thân trong gia đình, không phải
việc của họ, họ không có trách nhiệm với người vừa già vừa lẩm cẩm như thân chủ.
Quá trình tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau đó
đã giúp cho NVXH có cái nhìn khách quan, khái quát và sâu sắc về những vấn
đề gặp phải của thân chủ. Từ đó, thông qua những thông tin thu thập được từ các
đối tượng đó, NVXH căn cứ để làm cơ sở xây dựng kế hoạch tác nghiệp, huy
động các nguồn lực, tìm cách phát huy những điểm mạnh, thuận lợi, cũng như
hạn chế những điểm yếu, tiêu cực của thân chủ, của các yếu tố khác tác động
đến thân chủ.
Đánh giá, chuẩn đoán
Từ quá trình phân tích và tìm hiểu vấn đề của thân chủ, tôi nhận thấy để trợ giúp
cho thân chủ cần phải có sự tác động từ nhiều phía: (1) các cấp chính quyền xã; (2) gia
đình người em trai; (3) bản thân thân chủ; (4) các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn;
(5) những người dân trong cộng đồng, hàng xóm láng giềng của thân chủ. Các nguồn lực
này sẽ phối hợp hoạt động, có những chương trình cụ thể để có những biện pháp khắc
phục những vấn đề gặp phải của thân chủ một cách hiệu quả.
Lập kế hoạch trợ giúp
Trong quá trình xây dựng kế hoạch, NVXH cùng thân chủ xác định các mục đích,
nhiệm vụ và nội dung của bản kế hoạch, các yếu tố, vấn đề cần khắc phục và tìm biện
pháp giải quyết.
BẢNG KẾ HOẠCH CỤ THỂ
Đối
tượng tác
Hành động
của
Hiệu quả mong muốn
22
động
NVXH
- Gây dựng niềm tin và hiểu được
- Nói chuyện
mong muốn của thân chủ
với thân chủ
- Giúp thân chủ cảm thấy vui vẻ,
- Tham vấn
thoải mái thông qua trò chuyện, hỏi han, kể
cho thân chủ
chuyện, hướng thân chủ vào các hoạt động
Thâ
- Hướng thân
sinh hoạt văn hóa – thể thao của Hội NCT
n chủ
chủ đến những hoạt xã, của chi hội NCT thôn.
động bổ ích
- Thân chủ có thêm nhiều điều kiện
- Tăng cường
để vươn lên (VD: sự hỗ trợ của chính
sự hỗ trợ của các yếu quyền địa phương, các tổ chức, nhóm, các
tố bên ngoài cho TC chương trình, hàng xóm,…)
- Thu thập thêm thông tin về tính
cách của thân chủ, biểu hiện của thân chủ
trong sinh hoạt hàng ngày.
- Gia đình thân chủ có cái nhìn toàn
Gia
- Trò chuyện
diện về vấn đề của thân chủ, đề xuất những
đình
giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề của
- Tham vấn
thân chủ.
- NVXH và gia đình có sự nhất quán
cao và sự phối hợp tốt trong kế hoạch trị
- Thỏa thuận
liệu cho thân chủ.
- Hỗ trợ, cung
- Tham mưu với các cấp chính quyền
Chính
cấp, thỏa thuận.
địa phương, tổ chức xã hội các phương án
quyền địa
hỗ trợ cho NCT về đời sống tinh thần và
phương
vật chất (tạo việc làm: trông trẻ, làm nghề
- Tổ
thủ công,…; khuyến khích NCT tham gia
chức xã
vào câu lạc bộ, nhóm để sinh hoạt,…)
hội
- Cung cấp cho chính quyền, tổ chức
xã hội các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ các
Người dân
đối tượng yếu thế tại địa bàn, trong đó có
trong cộng
NCT (VD: phương pháp CTXH cá nhân,
đồng
phương pháp CTXH nhóm, phát triển cộng
đồng, quản trị CTXH,…)
- Chính quyền tạo điều kiện thuận lợi
để giúp thân chủ tham gia vào các hoạt
động, phong trào tại địa phương. Tổ chức
các hoạt động sinh hoạt văn hóa, giao lưu
văn nghệ, giáo dục kĩ năng sống để giúp
23
NCT bớt mặc cảm, tự ti, hòa đồng và cởi
mở hơn.
- Chính quyền địa phương, các tổ
chức xã hội tham gia đóng góp tích cực
trong công tác CSSKNCT và NCT trên địa
NCT.
- Xây dựng các chương trình truyền
thông nhằm nâng cao nhận thức cho người
dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, đẩy mạnh phong
trào tình nguyện giúp đỡ NCT và NCT.
Thực hiện kế hoạch trợ giúp thân chủ
Trợ giúp là hoạt động nhằm mang tới cho người được trợ giúp những cơ sở để khắc
phục những vấn đề họ đang gặp phải.
Trong CTXH cá nhân: trợ giúp là một thuật ngữ chỉ sự tương tác giữa NVXH với
thân chủ của mình, thông qua sự tương tác ấy NVXH sẽ trợ giúp thân chủ vượt qua
những vấn đề mà họ đang phải đối mặt bằng những kĩ năng của CTXH. NVXH với vai
trò là trung gian kết nối giữa thân chủ với chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội,
các dịch vụ xã hội, người thân trong gia đình và những người xung quanh.
BẢNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Đối
tượng
thực hiện
Thân
chủ
Hoạt động
Đánh giá kết quả
- Anh Hanh – chính
- Biết được thông tin tổng quát về
quyền xã dẫn đến nhà giới thân chủ và vấn đề của thân chủ (đã
thiệu. NVXH trò chuyện trình NCT ở phần trên)
với thân chủ và bước đầu
- Hiểu và đánh giá đúng hoàn
làm quen.
cảnh gia đình, hoàn cảnh của thân chủ.
- Bước đầu được thân chủ chấp
- Thu thập thông tin nhận nhưng thân chủ vấn tỏ ra rụt rè, e
về thân chủ từ nhiều ngại với sự có mặt của NVXH.
nguồn thông tin khác
- NVXH đã thiết lập được mối
nhau.
quan hệ tốt và tạo được niềm tin với
- Trò chuyện với thân chủ.
thân chủ: lắng nghe
- Được thân chủ cung cấp nhiều
những mong muốn, suy thông tin:
nghĩ của thân chủ. Phân
+ Sức khỏe hiện tại của thân chủ
tích, đánh giá những nhu không được tốt. NCT hay cảm thấy
cầu đó, xác định nhu cầu choáng váng, đau đầu và nhức mỏi tay
24
cấp thiết nhất.
- Hướng dẫn thân
chủ tham gia một số hoạt
động xã hội, tăng cường
sức khỏe, mối quan hệ xã
hội ở địa phương
- Cung cấp những
thông tin thú vị về những
điều xảy ra trong cuộc
sống nhằm giúp thân chủ
cảm thấy vui vẻ và tăng
cường mối quan hệ gắn
bó giữa NVXH và thân
chủ.
- Giới thiệu thân chủ
tới tham gia sinh hoạt tại
chi hội NCT thôn
chân. NCT thường khó ngủ và ngủ ít,
đêm ngủ trằn trọc. NCT không làm
ruộng được 10 năm rồi, bây giờ NCT
chỉ làm một số công việc nhẹ nhàng
như: quét sân, trông cháu, nấu bữa cơm,
chăm con gà, con lợn,… NCT cũng
thường hay quên, trí nhớ không còn
được minh mẫn nữa. (Bà vẫn hay gọi
tôi là Hà)
+ Đôi khi thân chủ cảm thấy lo
lắng, suy nghĩ về cuộc đời của mình,
không có chồng con trông cậy lúc ốm
đau, phải nhờ cậy vào gia đình người
em trai làm NCT cũng không khỏi
phiền lòng.
+ Thân chủ mong muốn NCT có
sức khỏe tốt để làm việc tạo thu nhập,
không phải phụ thuộc vào số trợ cấp
hàng tháng, và gia đình người em trai.
+ Nhiều lúc thân chủ cảm thấy tự
ti, mặc cảm về bản thân, nên hạn chế và
không đủ tự tin tham gia vào các hoạt
động của địa phương.
+ TC thích được ở bên các cháu,
được trò chuyện, hỏi han.
Bước đầu tâm lý
của thân chủ được cải thiện
thông qua các phương pháp mà
NVXH sử dụng: khuyến khích
gia đình, các cháu, hàng xóm
thường xuyên hỏi han chuyện
trò, chính quyền địa phương
tăng cường sự quan tâm,…
Bên cạnh thân chủ vẫn
còn rất nhiều người thân và họ rất
yêu quý thân chủ. Vì vậy, xóa bỏ
được suy nghĩ cô đơn của thân chủ.
Những người thân trong gia đình
được nâng cao những hiểu biết về
25