Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tiểu luận mẫu Đề tài: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRỢ GIÚP NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ......HUYỆN .....TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.36 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÀI TẬP
ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CÔNG TÁC XÃ HỘI
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRỢ
GIÚP NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ ......HUYỆN .....TỈNH

Giáo viên hướng dẫn:
Học viên:
Lớp:
CTXH……………….
Hệ đào tạo:
Vừa học vừa làm
Tỉnh ………………..

…….., tháng…. năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian hơn bốn năm học lớp Đại học Sư phạm Hà Nội Khoa công tác xã
hội. Em là học viên ...........đã được sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Nguyễn Hiệp
Thương và các thầy các cô giáo trong Khoa công tác xã hội đã truyền tải những kiến
thức cho em và các bạn học viên trong lớp. Sau khi học xong học viên chúng em mang
những kiến thức đã học áp dụng vào thực tế tại địa phương, mang lại lợi ích cho gia đình
và quê hương, vì vậy lên em chọn làm bài tập điều kiện tốt nghiệp “cá nhân trợ giúp
nạn nhân bạo lực gia đình tại xã Vĩnh Hịa huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương’’ là
quê hương em đang tham gia công tác. Em xin chân thành cám ơn các thầy các cơ giáo.
Để có thể hồn thiện được chương trình học và làm bài tập điều kiện tốt nghiệp là cả một


quá trình học tập, nghiên cứu, làm việc nghiêm túc, thực sự trách nhiệm của các thầy các
cô giáo trong khoa Cơng tác xã hội, đó là cơng lao to lớn của các thầy các cô đã trang bị
cho em và các bạn học viên trong lớp về kiến thức, chuyên môn.
Em xin chân thành cám ơn các thầy các cô trường Trung Tâm giáo dục thường
xuyên tỉnh Hải Dương, và cô giáo chủ nhiệm lớp em Hồ Thị Hoa, đã tạo điệu kiện cho
em và các bạn học viên trong lớp trong thời gian học tập.
Xin chân thành cám ơn Đảng ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam,
các ban ngành, Đoàn thể của xã Vĩnh Hịa nơi em đang cơng tác đã tạo điều kiện cho em
để hoàn thành bài điều kiện tốt nghiệp.

Bài tập điều kiện tốt nghiệp

2

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là mơi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và
giáo dục nhân cách con người. Với các chức năng cơ bản của gia đình đó là chức năng
duy trì nịi giống, chức năng kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mỗi thành
viên, chức năng văn hố, giáo dục … Gia đình có ý nghĩa quyết định hàng đầu đến đời
sống tình cảm, nhận thức thái độ hành vi của mỗi con người, bảo tồn và phát huy văn hóa
truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tế bào gia đình khỏe mạnh, xã hội sẽ lành mạnh, mọi người đều có cơ hội phát
triển và hưởng hạnh phúc. Và ngược lại tế bào gia đình lỏng nẻo, khơng đảm đương tốt
các vai trị và chức năng của mình, xã hội có nguy cơ xáo động ảnh hưởng trực tiếp tới
đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.Vì vậy, để tế bào gia đình

khỏe mạnh cần giữ cho gia đình ấm no, hạnh phúc, hòa thuận, mọi người yêu thương
nhau. Tránh mâu thuẫn, bất hòa, xung đột giữa các thành viên trong gia đình dẫn tới đổ
vỡ hạnh phúc, kéo theo nhiều vấn đề tiêu cực vi phạm tới các chuẩn mực đạo đức xã hội
của con người Việt Nam, nền văn hóa, vấn đề an sinh xã hội, pháp luật và là nguy cơ suy
giảm nền kinh tế của đất nước.
Nhưng trên thực tế, khơng phải gia đình nào cũng là tổ ấm, là nơi thỏa mãn những
nhu cầu tình cảm và vật chất của các thành viên, bảo vệ họ trước những căng thẳng của
cuộc sống. Rất nhiều người không may đã phải sống trong sự bế tắc, khổ sở bởi chính
những người thân trong gia đình mình gây ra. Họ rất cần sự trợ giúp của xã hội để giải
thoát cho họ, họ khao khát được sống một cuộc sống có ý nghĩa và họ có quyền được
sống hạnh phúc. Hiện nay, nạn bạo lực gia đình đã và đang là một vấn nạn, ngày càng
nóng bỏng với những hình thức tinh vi hơn và hậu quả nghiêm trọng hơn như một báo
động của toàn cầu. Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con người và tồn xã hội.
Mỗi gia đình có một hồn cảnh khác nhau và nguyên nhân dẫn đến việc bạo hành
cũng không giống nhau. Bạo lực gia đình là vấn đề mà cả xã hội đang rất quan tâm, nó
Bài tập điều kiện tốt nghiệp

3

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


ảnh hưởng tới đời sống của rất nhiều người mà đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.Vì vậy, mỗi
cá nhân và cả cộng đồng hãy góp sức hạn chế, đẩy lùi nạn bạo lực gia đình đối với phụ
nữ nói riêng, bạo lực gia đình nói chung, góp phần xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp,
văn minh.
Trước tình hình ấy, Cơng tác xã hội có đóng vai trị quan trọng trong việc trợ giúp
cho những đối tượng bị bạo hành gia đình cũng như việc hạn chế nó. Trong đó, ứng dụng
phương pháp cơng tác xã hội cá nhân là thích hợp nhất nhằm góp phần hàn gắn những vết
thương, trợ giúp cho nạn nhân để họ có thể tự vượt lên hoàn cảnh, thay đổi cuộc sống của

mình.
Với cá nhân tơi - một sinh viên ngành cơng tác xã hội, tôi xin chia sẻ cảm thông
với nỗi bất hạnh của những nạn nhân phải chịu nỗi đau của bạo lực gia đình và với mong
muốn góp thêm tiếng nói của mình vào việc ngăn chặn những hành vi phi pháp xâm
phạm đến quyền con người để xây dựng hạnh phúc cho tồn nhân loại, tơi đã vận dụng
những kiến thức đươc học từ những bài giảng của các thầy, cô trường Đại Học Sư Phạm
Hà Nội cũng như những kinh nghiệm tích lũy của bản thân và quyết định chọn đề tài
“Công tác xã hội với việc hỗ trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình trên địa bàn xã
Vĩnh Hòa, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” làm bài tập điều kiện tốt nghiệp đại
học Công tác xã hội
2- Mục đích nhiệm vụ nguyên cứu đề tài
* Mục đích: Thơng qua sự trợ giúp của cơng tác xã hội những phụ nữ bị bạo lực
gia đình nói chung và phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương nói riêng sẽ tự giải quyết
được vấn đề khó khăn, có niềm tin vào khẳ năng và sức mạnh của bản thân để xây dựng
hạnh phúc gia đình, ổn định cuộc sống.
* Nhiệm vụ:
- Tổng quan về cơng tác xã hội và hệ thống hóa các khái niệm và vấn đề liên quan
về bạo lực gia đình.
- Tóm lược thực trạng bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay.
Bài tập điều kiện tốt nghiệp

4

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


- Khảo sát thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong gia đình tại xã Vĩnh
Hồ, huyện Ninh Giang
- Vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc giúp đỡ một trường
hợp nạn nhân cụ thể là phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Vĩnh Hoà, huyện Ninh Giang.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt cơng tác phịng chống bạo lực gia
đình với phụ nữ và trợ giúp nạn nhân bị bạo lực
3. Đối tượng và phạm vi thực hiện đề tài
- Đối tượng: tìm hiểu về tình trạng bạo lực gia đình và vận dụng phương pháp
CTXH cá nhân nhằm hỗ trợ giải quyết vấn đề của nạn nhân bị bạo lực gia đình trên địa
bà xã Vĩnh Hoà, huyện Ninh Giang
- Phạm vi thực hiện;
+ Về thời gian: từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2015
+ Về khơng gian: xã Vĩnh Hồ, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương

Bài tập điều kiện tốt nghiệp

5

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


I. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
1. Khái niệm công tác xã hội cá nhân
CTXH cá nhân là phương pháp can thiệp hỗ trợ đầu tiên của CTXH. Phương pháp
CTXH cá nhân xuất hiện sớm nhất trong lịch sử hình thành và phát triển CTXH cả trên
phương diện lý thuyết và hoạt động thực tế, điển hình là ở các nước Mỹ, Anh, Canada...
Cùng với thời gian, CTXH cá nhân ngày càng trở nên quan trọng, trở thành nền tảng và
là một trong những phương pháp cơ bản của CTXH.
CTXH cá nhân là một phương pháp tác động đến cá nhân có vấn đề xã hội, giúp
cá nhân tự nhận thức về vấn đề, thúc đẩy, phát huy tiềm năng, kết hợp với sự hỗ trợ bên
ngồi, tích cực tham gia vào q trình tương tác giải quyết vấn đề gặp phải, cải thiện
hoàn cảnh, vươn lên trong cuộc sống.
2. Đặc điểm và bối cảnh ứng dụng công tác xã hội cá nhân
+ CTXH cá nhân không dừng lại là một hoạt động, một tác động nhất thời mà phải

là một quá trình. Quá trình này bắt đầu từ việc tiếp cận đối tượng (thân chủ), nhận diện
vấn đề cho đến việc thu thập thông tin, chẩn đoán, lên kế hoạch trị liệu, triển khai trị liệu,
lượng giá và cuối cùng kết thúc khi đã đạt được mục đích, những mục tiêu cụ thể đặt ra.
+ CTXH cá nhân là một phương pháp CTXH bao gồm nhiều hình thức, biện pháp
tác động can thiệp, kỹ năng cụ thể, có sự kết hợp linh hoạt với các lĩnh vực hoạt động của
các tổ chức chính trị - xã hội, hội đồn, thiết chế xã hội, chính sách xã hội, kinh nghiệm
của người làm CTXH và nội lực, tiềm năng của đối tượng.
+ Khi tiến hành phương pháp, tiến trình can thiệp, trợ giúp, giải quyết vấn đề của
nhân, CTXH cá nhân đặt cá nhân trong mối quan hệ tương tác với các nhân khác, với
điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường xã hội mà cá nhân đang sinh sống. Phương pháp
tác động tập trung vào giải quyết các biểu hiện – hiện tượng - vấn đề của thân chủ nảy
sinh từ nguồn gốc, mối quan hệ, diễn biến tâm lý xã hội, bối cảnh xã hội mà ở đó vấn đề
của thân chủ diễn ra và bị ảnh hưởng, chi phối.
Bài tập điều kiện tốt nghiệp

6

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


+ Điều cốt lõi và là mục đích cao nhất của phương pháp CTXH cá nhân là giúp cá
nhân tự nhận ra, mong muốn và tự giải quyết được vấn đề của mình. Quan điểm hành
động trong CTXH cá nhân là "đối tượng là chuyên gia trong việc giải quyết vấn đề của
chính mình".
+ CTXH cá nhân là phương pháp mà người làm CTXH vận dụng lý thuyết, các
cách tiếp cận, các kỹ năng chuyên nghiệp tác nghiệp với đối tượng dựa trên mối quan hệ
trực tiếp, sự tương tác hai chiều nhằm hỗ trợ đối tượng nhận diện vấn đề của mình, đánh
giá tiềm năng, kết hợp những yếu tố trợ giúp từ bên ngoài để giải quyết vấn đề, vượt qua
khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
3. Đối tượng tác nghiệp, bối cảnh ứng dụng của công tác xã hội cá nhân.

Như vậy, đối tượng tác nghiệp của CTXH cá nhân là những cá nhân hoặc gia đình
có vấn đề xã hội, có nan đề cuộc sống.
Đây là những người có hồn cảnh khó khăn, gặp rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống,
bị yếu thế trước xã hội; những người nghèo đói, thất nghiệp; người bị khuyết tật; người
già, người cô đơn; trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, sống lang thang, bị ngược đãi, bị
lạm dụng tình dục, lạm dụng sức khoẻ, bóc lột sức lao động; phụ nữ bị bạo hành, bất bình
đẳng trong gia đình và xã hội; người bị nhiễm hoặc mang bệnh hiểm nghèo; những người
có hành vi lệch chuẩn, người nghiện ma tuý, hoạt động mại dâm, tội phạm xã hộI.
4. Nguyên tắc cơ bản của công tác xã hội cá nhân.
Những nguyên tắc chung cơ bản của CTXH được quán triệt thực hiện trong CTXH cá
nhân và trở thành các nguyên tắc cụ thể: Chấp nhận thân chủ; Cá biệt hóa thân chủ; Thân
chủ trọng tâm; Tơn trọng quyền tự quyết của thân chủ; Giữ bí mật thơng tin của thân chủ và
liên quan đến thân chủ; Thân chủ tham gia q trình giải quyết vấn đề.
Trong đó có hai nguyên tắc đặc thù, quan trọng là nguyên tắc cá biệt hóa và ngun
tắc giữ bí mật thơng tin của thân chủ.
5. Tiến trình CTXH cá nhân
Bài tập điều kiện tốt nghiệp

7

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


Tiến trình CTXH cá nhân là quá trình thể hiện sự tương tác giữa người làm CTXH
và thân chủ trong việc trợ giúp, giải quyết vấn đề của thân chủ từ khi bắt đầu tiếp nhận ca
cho đến khi kết thúc. Quá trình này bao gồm 7 bước: Tiếp cận thân chủ; Nhận diện vấn
đề; Thu thập và xử lý thông tin; Xác định vấn đề ưu tiên và trọng tâm vấn đề cần giải
quyết; Xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề; Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề;
Lượng giá và kết thúc.
6. hệ thống kỹ năng cơ bản của công tác xã hội cá nhân

Công dụng và tính hiệu quả của các cơng cụ trong CTXH cá nhân được thể ở ba
khía cạnh: Thu thập thơng tin trực tiếp và gián tiếp về thân chủ; Đánh giá nguồn lực,
thuận lợi, khó khăn đối với việc giải quyết vấn đề của thân chủ; Đem sự giúp đỡ (tự giúp
và trợ giúp) đến cho thân chủ.
Ngoài các kỹ năng sử dụng như trong tham vấn nhằm tiếp cận trường hợp, nhận
diện vấn đề, thu thập xử lý thông tin, xác định vấn đề trọng tâm, nhu cầu, vấn đề ưu tiên
cần giải quyết (thấu cảm, lắng nghe, quan sát, đặt câu hỏi), CTXH cịn có các cơng cụ –
kỹ năng khác như vãng gia, lập hồ sơ về thân chủ, xây dựng kế hoạch can thiệp, hỗ trợ
giải quyết vấn đề, phúc trình trường hợp.
II. KHÁI QUÁT TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ QUAN
ĐIỂM CHÍNH SÁCH VỀ PHỊNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA

1. Khái niệm bạo lực gia đình và nạn nhân bị bạo lực gia đình
- Bạo lực gia đình
Bạo lực (hay bạo hành) gia đình là một vấn đề mn thủa, có từ ngàn xưa, đến nay
vẫn tồn tại đa dạng, phức tạp, có những lúc, những nơi biểu hiện cơng khai, ngang nhiên
nhưng cũng có khi bị che đậy và sự chịu đựng âm thầm của nạn nhân bị bạo lực gia đình.
Vì vậy, ở trên thế giới và ở nước ta, trong nhiều năm qua đã có rất nhiều cơng trình, đề
tài, tài liệu, hội thảo, bài viết, phóng sự về bạo lực gia đình và do đó cũng có rất nhiều
quan điểm, quan niệm, định nghĩa về bạo lực gia đình, các hướng tiếp cận, nghiên cứu,
xác định nguyên nhân, hậu quả, đề xuất giải pháp, biện pháp giải quyết đa dạng, phong
Bài tập điều kiện tốt nghiệp

8

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


phú ở những mức độ khác nhau. Đề cập đến khái niệm bạo lực gia đình, cho đến nay có
định nghĩa của Liên hợp quốc thông qua năm 1993 được nhiều tổ chức, các nhà khoa

học, nhà hoạt động thực tiễn trên thế giới chấp nhận rộng rãi, tuy nhiên định nghĩa này
chỉ nhằm tới đối tượng nạn nhân bị bạo lực gia đình là phụ nữ. Theo đó, bạo lực gia đình
là: bất kỳ hành động bạo lực trên cơ sở giới nào dẫn đến hoặc có thể dẫn đến những tổn
thất về thân thể, tâm lý hay tình dục hay những đau khổ của phụ nữ; bao gồm cả sự đe
doạ có những hành động như vậy, việc cưỡng bức hay tước đoạt sự tự do, dù ở nơi cơng
cộng hay trong cuộc sống riêng tư.
Trong Luật phịng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam đã xác định: Bạo lực gia
đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về
thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình (Khoản 2, Điều 1,
Chương 1).
Như vậy, bạo lực gia đình là hiện tượng một hay nhiều thành viên trong gia đình
cố ý thực hiện hành vi gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần và
kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình ở những mức độ khác nhau. Về bản chất
bạo lực gia đình là một hình thức vi phạm pháp luật và đạo đức.
- Nạn nhân của bạo lực gia đình chủ yếu là những người phụ nữ, trẻ em và ngày
càng có thêm nạn nhân của bạo lực gia đình là người già, nam giới và bố mẹ. Điều này
đang chứng tỏ rằng, “bức tranh” bạo lực gia đình rất đa dạng, phức tạp.
- Nạn nhân bị bạo lực gia đình trầm trọng: là những nạn nhân thường xuyên hoặc
chỉ một lần bị đánh đập, ngược đãi, nhục mạ dẫn đến những hậu quả, sự tổn thương
nghiêm trọng về thể chất, tinh thần, gây trở ngại cho cuộc sống, sự phát triển của cá nhân
và thực hiện các chức năng xã hội. Người ngồi thường khơng khó khăn trong việc nhận
biết nạn nhân bị bạo lực gia đình trầm trọng. Qua quan sát bên ngồi hoặc qua giao tiếp,
tìm hiểu có thể dễ dàng nhận thấy những vết tích hay thương tích để lại là hậu quả của
bạo lực thể chất đối với nạn nhân cùng với những dấu hiệu khủng hoảng tâm lý, hoảng
loạn và biểu hiện thái độ, hành vi mất tự tin, che đậy suy nghĩ, cảm xúc thật... của người
bị bạo lực gia đình.
Bài tập điều kiện tốt nghiệp

9


Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


2. Các hình thức bạo lực gia đình
- Bạo lực về thể chất (Physical Violence) là hình thức thành viên trong gia đình sử
dụng sức mạnh cơ thể (đấm, đá, dẫm, đạp, tát, cào cấu, cắn...) hoặc thông qua các phương
tiện khác (gậy, địn gánh, gạch, đá, roi, dao, kìm, búa, bát đĩa, xoong nồi, nước sôi, nước
lạnh, dây điện...) để đánh đập, hành hạ cố ý gây thương tích, để lại vết tích, thương tổn,
tổn hại, đau đớn đối với thành viên khác trong gia đình.
- Bạo lực về tinh thần (Emotional Violence) là hình thức thành viên trong gia đình
sử dụng các biện pháp cả về thể chất và tinh thần thông qua các hành vi hoặc thái độ
(mắng chửi, miệt thị, kỳ thị, xao nhãng, ghẻ lạnh...) tạo áp lực, gây khủng hoảng, căng
thẳng, bất an về tâm lý, tình cảm dẫn đến những tổn thương về tinh thần đối với thành
viên khác trong gia đình.
- Bạo lực tình dục (Sex Violence) là hình thức người chồng hoặc người vợ (có
trường hợp khơng phải quan hệ vợ chồng trong gia đình) ép buộc, cưỡng bức, hành hạ,
miệt thị, sử dụng những kiểu quan hệ tình dục, cơng cụ tình dục gây cảm giác nhục nhã,
đau đớn hoặc cam chịu, không đồng thuận, không tôn trọng đối với người kia để lại
những tổn hại cả về thể chất và tinh thần ở những mức độ khác nhau.
Sự phân biệt các hình thức bạo lực gia đình chỉ mang ý nghĩa tương đối, khơng
biệt lập với nhau vì trên thực tế chúng đan xen vào nhau, chủ thể gây bạo lực có thể sử
dụng nhiều hình thức và nạn nhân bị bạo lực phải chịu đựng sự tổn hại cả về thể chất và
tinh thần.
- Bạo lực về kinh tế (Economic Violence) là hình thức bạo lực sử dụng sức mạnh
cơ thể, quyền lực của một hay một nhóm người này trong gia đình để đe dọa, áp đặt,
khống chế, dụ dỗ hoặc lừa mị nhằm bóc lột lao động, chiếm giữ, kiểm sốt tài chính, tiền
bạc, của cải đối với một hay một nhóm người khác trong gia đình.
3. Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình
- Nguyên nhân bạo lực gia đình
Bài tập điều kiện tốt nghiệp


10

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


Qua nhiều cơng trình khảo sát, nghiên cứu ở những thời điểm khác nhau, trên
những địa bàn khác nhau, chọn mẫu và được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức, nhà
nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra nguyên nhân của bạo lực gia đình rất đa dạng, song có thể
khái quát ở những nguyên nhân cơ bản: tư tưởng gia trưởng, bất bình đẳng giới; phong
tục tập quán lạc hậu, nhận thức văn hóa yếu kém, khơng đầy đủ; lạm dụng hoặc bị chi
phối, mất khả năng tự kiểm sốt, kiềm chế bởi các chất kích thích; sự cam chịu, bế tắc
hoặc phó mặc của nạn nhân bị bạo lực gia đình; nghèo đói, khơng đảm bảo đời sống vật
chất hoặc quá dư thừa về kinh tế; thiếu tinh thần trách nhiệm của cộng đồng, của môi
trường xã hội và thiếu cơ chế xử lý triệt để, nghiêm minh đủ sức thuyết phục, răn đe, giải
quyết vấn đề.
- Hậu quả của bạo lực gia đình
+ Hậu quả tác động ảnh hưởng đến tâm sinh lý, đời sống tinh thần, tình cảm của
nạn nhân bị bạo lực gia đình. Nạn nhân bị bạo lực gia đình, đặc biệt và chủ yếu là phụ nữ
và trẻ em sẽ có những tổn thương, khủng hoảng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần, tình
cảm, tâm sinh lý. Bạo lực thường xuyên, dù dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều tác động
gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của nạn nhân bị bạo lực.
+ Bạo lực gia đình gây hậu quả, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của nạn nhân bị
bạo lực. Hầu như các cuộc bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực về thể chất, ít nhiều đều
gây ra những thương tổn về thể chất đối với nạn nhân bị bạo lực. Mức độ thương tổn về
thể chất từ nhẹ đến nặng, có nhiều trường hợp để lại thương tật vĩnh viễn, suốt đời, thậm
chí dẫn đến tử vong.
+ Bạo lực gia đình cịn gây ra những hậu quả tổn thất về kinh tế, tác động xấu lên
đời sống gia đình và trật tự, văn hóa cộng đồng xã hội. Những cuộc cãi vã, đay nghiến,
miệt thị hay “chiến tranh lạnh” trong gia đình, những cuộc ẩu đả, đánh đập, hành hạ,

ngược đãi lẫn nhau trong gia đình trực tiếp gây hậu quả về thể chất, tinh thần lên mọi
thành viên trong gia đình, gây bầu khơng khí căng thẳng, đè nén, ngột ngạt trong gia
đình. Những điều đó tất yếu ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tình cảm trong gia đình,
đến sức lao động, sản xuất, kinh doanh của gia đình, đến việc chăm sóc, dạy bảo con cái,
Bài tập điều kiện tốt nghiệp

11

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


đến trách nhiệm của các thành viên với nhau, và do đó sẽ tác động xấu đến đời sống kinh
tế, văn hóa của cộng đồng, xã hội.
4. Thực trạng bạo lực gia đình ở nước ta
Bạo lực gia đình diễn ra rất đa dạng, không chỉ tập trung ở một nhóm đối tượng về
trình độ học vấn, điều kiện kinh tế – xã hội, địa bàn sinh sống, môi trường xã hội... mà
biểu hiện rộng rãi trên địa bàn, điều kiện gia đình ở cả thành thị và nơng thơn, miền xuôi
và miền ngược, đồng bằng và miền núi, ở hầu hết 54 dân tộc của nước ta, trong gia đình
trình độ học vấn thấp, học vấn cao, lứa tuổi, quan hệ, giới tính, các địa vị xã hội khác
nhau và đời sống kinh tế – vật chất khác nhau.
Theo một báo cáo của Viện Chiến lược và Chính sách Bộ Y tế năm 2007 được
trích dẫn trong Cơng trình nghiên cứu “Tìm hiểu về thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam
hiện nay” do các nhà nghiên cứu Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội thực hiện năm
2010 thì bạo lực gia đình là nguyên nhân xếp thứ 10 gây tử vong ở phụ nữ lứa tuổi 15 –
49 và ở nước ta có 15% phụ nữ bị bạo lực về thể chất (chủ yếu bị chồng đánh đập, hành
hạ), 80% bị bạo lực về tinh thần (bị chồng mắng chửi, lăng mạ, xỉ nhục), 70% bị bỏ mặc
trong mọi hồn cảnh, 10% bị cấm đốn tham gia các hoạt động xã hội và 20% bị bạo lực
về tình dục.
Theo một báo cáo khác của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em năm 2007, hàng
năm từ 2001 đến 2006, số vụ bạo lực gia đình được phát hiện, báo cáo, trình báo, xử lý

ngày một gia tăng, trong đó có tới 97% nạn nhân bạo lực gia đình là phụ nữ. Một cuộc
khảo sát ở Hà Nội, Phú Thọ và Thái Bình vào năm 2007 chỉ ra rằng có đến 40% số phụ
nữ được hỏi đã thừa nhận có bạo lực gia đình xảy ra trong gia đình họ và đương nhiên
nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Theo thống kê của Viện Xã hội học – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thì ở nước
ta có đến 66% các vụ li hơn liên quan đến bạo lực gia đình và việc hành hạ, ngược đãi là
một nguyên nhân chính dẫn đến các vụ li hơn. Thống kê của Tịa án nhân dân tối cao,
trong 5 năm (từ 2005 đến 2009) các tòa án địa phương đã tiếp nhận, thụ lý và giải quyết
Bài tập điều kiện tốt nghiệp

12

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


sơ thẩm 532.047 vụ việc về li hôn và gia đình, trong số này có 186.954 vụ có ngun
nhân từ bạo lực gia đình, chủ yếu là hành vi đánh đập, ngược đãi, gây tổn hại về thế chất
và tinh thần (riêng năm 2005 có tổng số 65.929 vụ án về hơn nhân và gia đình, trong đó
có 39.730 vụ li hơn bởi lý do chính là bạo lực gia đình).
Mặc dù những con số thống kê về thực trạng bạo lực gia đình ở nước ta là rất lớn,
nhưng như thế cũng chưa phản ánh đầy đủ tình trạng bạo lực gia đình đã và đang diễn ra
trong các gia đình ở khắp nơi trên đất nước ta. Bởi trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau,
với tâm lý và thái độ phổ biến là sự cam chịu, nhẫn nhịn của nạn nhân, cho đây là vấn đề
nội bộ, tế nhị, phần lớn bị che đậy hoặc giấu giếm, khơng muốn cho người ngồi biết –
“xấu chàng hổ ai”, không muốn “vạch áo cho người xem lưng”... cho nên chỉ đến khi
khơng cịn chịu được nữa, việc bạo lực gia đình bị vỡ lở hay phát hiện, hoặc có sự can
thiệp, động viên của đại diện chính quyền, đồn thể, những người trong gia đình, họ
hàng, làng xóm... thì nạn nhân mới đi báo cáo, tố cáo đến tổ chức, cơ quan có chức năng
giải quyết vấn đề. Do đó, số liệu thống kê về bạo lực gia đình cũng chỉ như “phần nổi của
tảng băng trơi” mà thơi.

5. Quan điểm, chính sách đối với việc phịng chống bạo lực gia đình ở nước ta
Ngăn chặn bạo lực gia đình, phịng chống, giải quyết các vấn đề về bạo lực gia
đình một cách bền vững phải bắt nguồn từ điều kiện bên trong gia đình, tức là việc xây
dựng, duy trì một nền tảng gia đình đầm ấm, văn hóa, tình cảm, trách nhiệm và hạnh
phúc kết hợp với những tác động bên ngoài, từ các yếu tố thuộc về môi trường cộng
đồng, xã hội. Xác định rõ gia đình là tế bào xã hội và nhận thức sâu sắc về vai trị quan
trọng hàng đầu của chính bản thân mỗi gia đình trong việc xây dựng gia đình ấm no,
hạnh phúc, phịng chống bạo lực gia đình nên trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách
mạng, phát triển đất nước, phát triển kinh tế – xã hội, Đảng ta ln trú trọng đến phát
triển tồn diện gia đình. Điều đó được thể hiện ở các quan điểm, chủ trương của Đảng và
chính sách, luật pháp của Nhà nước trong từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng. Trong
q trình thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, trước những chuyển biến mạnh
mẽ trên mọi phương diện, trong đó có những chuyển biến của gia đình – “tế bào, hạt
Bài tập điều kiện tốt nghiệp

13

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


nhân của xã hội”, bên cạnh những thay đổi tích cực cũng xuất hiện những mặt trái cần
quan tâm định hướng, giải quyết, việc chăm lo đến đời sống gia đình, thực hiện chức
năng của gia đình càng trở nên quan trọng. Vì vậy, trong nhiều văn kiện, nghị quyết, chỉ
thị của Đảng đều có nội dung thể hiện quan điểm, định hướng về xây dựng, phát triển gia
đình Việt Nam ổn định, lành mạnh, hạnh phúc.
Cùng với quá trình xác định định hướng chiến lược xây dựng, phát triển gia đình
Việt Nam, hệ thống chính sách, luật pháp về hơn nhân, hạnh phúc gia đình và phịng
chống gia đình cũng được khơng ngừng hồn thiện và ban hành. Các quy định trong Hiến
pháp, trong một số bộ luật ở nước ta như Luật Hình sự, Luật Hơn nhân và gia đình, Bộ
luật Dân sự, Luật Bình đẳng giới; Luật bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em… là cơ sở

pháp lý quan trọng cho việc đấu tranh, ngăn chặn, xử lý tình trạng bạo lực gia đình.
Trong các văn bản pháp luật này, những nội dung liên quan đến phịng chống bạo lực gia
đình được thể hiện ở các quy định về: Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện; Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng
ni dưỡng mình; Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng… và các quy định về nghĩa vụ
và quyền của bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng; Điều kiện đối với
người nhận con nuôi; Xử lý vi phạm pháp luật trong quan hệ hơn nhân và gia đình… Thể
hiện tập trung nhất về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phịng, chống
bạo lực gia đình và là cơ sở pháp lý quan trọng, thống nhất cho việc bảo vệ quyền và lợi
ích của các thành viên trong gia đình, thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn, giải quyết vấn đề
bạo lực gia đình là Luật Phịng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội nước Cộng hịa
XHCN Việt Nam thơng qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2008…
III. THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ VIỆC HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ
BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH HOÀ, HUYỆN NINH GIANG

1. Khái quát về địa bàn xã Vĩnh Hồ, huyện Ninh Giang
1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Hòa là một trong 28 xã trong huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương.
Bài tập điều kiện tốt nghiệp

14

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


- Phía bắc giáp xã Ninh Thành.
- Phía tây giáp trục đường 17A và xã Tân Hương
- Phía đơng giáp xã Minh Đức huyện Tứ Kỳ.
- Phí Nam giáp xã Đồng Tâm và thị Trấn Ninh Giang.

Nhìn chung xã Vĩnh hịa rất thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp theo lợi thế địa lý,
đường bộ và đường sông.
- Đảng bộ xã Vĩnh Hịa có 11 chi bộ và 428 đảng viên.
Năm 2014 Đảng bộ xã đã được huyện Ủy Ninh Giang và tỉnh Ủy Hải Dương tặng
bằng khen đạt Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
Về tài nguyên đất:
- Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là: 734,66 ha.
Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 538,65 ha chiếm 73,31%
- Đất chuyên dùng: 143,34 ha chiếm 19,57%
- Đất dân cư: 52,68 ha chiếm 7,17%
* Về dân số:
-Xã có 02 thơn (thơn Ngọc Hịa và thơn Vĩnh Xun) trên cơ sở đó xây dựng 12
xóm hành chính.
Tồn xã có 1748 hộ với 7356 nhân khẩu, trong đó số người trong độ tuổi lao động
từ 15 đến 59 tuổi là 3554 lao động: Nghề nghiệp chính của nhân dân là sản xuất nơng
nghiệp.
* Về sản xuất Nơng nghiệp
Từ những khó khăn trên, năm qua Đảng bộ, chính quyền địa phương đã xác định và
tập trung lãnh đạo, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện về mọi mặt để nhân dân
gieo cấy hết diện tích lúa nước là 459,37 ha, đạt 100% kế hoạch đặt ra bằng các giống
Bài tập điều kiện tốt nghiệp

15

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


lúa lai, lúa thuần cho năng xuất cao và ổn định như: Lúa lai tập giao 903, Bắc thơm
NX30; KD18; Q5, BC15; TBR 45 nếp hoa vàng...Năng xuất bình quân đạt 124,4 tạ/ha;

sản lượng đạt 2.956,07 tấn; giảm 12,93 tấn so với năm 2013.
Thu nhập bình quân dầu người 26,8 triệu đồng/năm.
Lương thực bình quân đầu người đạt 646 kg/ người/ năm, giảm 14 kg/ người so với
năm 2013. Thực phẩm đạt 307 tấn, bình quân thực phẩm đạt 57,6 kg/người/năm (giảm
8,1 kg so với năm 2013). Chỉ đạo HTX cung ứng bán phục vụ nhân dân được 6.450 kg
thóc giống các loại; cung ứng được 52 tấn phân các loại và 1.600 kg khoai tây giống Hà
Lan theo chính sách trợ giá 50%, dự thính dự báo sâu bệnh được 23 đợt, tổ chức được 9
lớp chuyển giao KHKT về phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân
bón hiệu quả kinh tế an tồn cho 1.146 lượt người tham dự.
* Về chăn nuôi
Ngay từ đầu năm, UBND xã chỉ đạo cho Ban thú y xã tăng cường phòng chống dịch
bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, tổ chức phun thuốc khử trùng cho các hộ chăn ni, tiêm
vacxin phịng chống dịch bệnh, thơng báo rộng rãi trên hệ thống loa truyền thanh của xã
để các hộ chăn ni nắm được cách thức phịng chống dịch bệnh, cụ thể: Đã phát thuốc
khử trùng tiêu độc và hướng dẫn cho nhân dân tự phun 6 lượt = 70 lít thuốc. Tổ chức
tiêm phịng cho đàn Trâu, bò đạt 100 %; đàn lợn đạt 100 %; tiêm phịng cho đàn chó đạt
94 %;
khuyến khích, động viên các hộ chăn nuôi khôi phục lại đàn gia súc, gia cầm nên
đến nay qua thống kê đàn lợn thịt có 2.842 con; đàn trâu, bị, bê, nghé có 26 con; Đàn gia
cầm có trên 12.600 con; đàn chó có 510 con.
* Công tác vay vốn phát triển sản xuất
UBND xã, ban xố đói giảm nghèo tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân được
vay các nguồn vốn phát triển sản xuất và sinh viên học tập các nguồn vốn vay đúng đối
tượng, trả gốc lãi đúng thời hạn. Trong đó nguồn vốn vay phát triển sản xuất có 258 hộ
vay với số tiền là 11.000.000.000đ
Nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH có 520 hộ vay, với số tiền= 9.446.000.000 đồng
Tổng số các nguồn vốn có 778 hộ vay số tiền 20.446.000.000 đồng.
Bài tập điều kiện tốt nghiệp

16


Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


* Cơng tác tài chính
Tổng thu ngân sách năm 2014 đạt 9.546.526.000 đồng, đạt 294,0% so với kế hoạch
năm; Tăng 186,4% so với năm 2013
Tổng chi ngân sách năm 2014 bằng 9.506.526 đồng, chủ yếu là chi lương, chi trả
công hợp đồng lao động, chi nâng cấp sửa chữa các cơng trình phục vụ cho văn hóa xã
hội và chi trả các cơng trình xây dựng cơ bản tại địa phương.
* Cơng tác địa chính, xây dựng
Thực hiện quản lý đất đai theo Luật, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2014 và lập quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2015 đã được UBND Huyện phê duyệt. Quản lý tốt đất đai
trên địa bàn. Hoàn thiện hồ sơ lập bản đồ địa chính, cấp và cấp đổi giấy chứng nhận
QSDĐ thổ cư đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt.
UBND xã lập kế hoạch đấu giá đất giãn dân trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Phối hợp với trung tâm quy hoạch tỉnh hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015.
Tổ chức rà soát thực hiện miễn giảm sản lượng khốn đối với diện tích Cơng điền,
đấu thầu ở các thôn,
Làm thủ tục chuyển nhượng, cho, tặng Quyền sử dụng đất cho 26 trường hợp đúng
quy định của pháp luật.
Thường xuyên tuyên truyền thực hiện bảo vệ môi trường.
* Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng:
Củng cố trang thiết bị 3 nhà trường, hồn thiện các cơng trình phụ trợ Nhà Văn hố
xã.
* Cơng tác giao thơng, thuỷ lợi và xây dựng Nông thôn mới
Tiếp tục vận động nhân dân làm đường giao thông nông thôn và giao thông nội
đồng duy tu sửa chữa đoạn đường đã bị xuống cấp, phối hợp với đơn vị tư vấn lập quy
hoạch xây dựng nông thôn mới, quản lý tốt các tuyến giao thơng đã được bê tơng hóa.

Trong năm 2014, UBND xã chỉ đạo kiện toàn các tổ dịch vụ thuỷ nơng, tiến hành
quy hoạch lại tồn bộ hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng chỉnh trang đồng ruộng và
Bài tập điều kiện tốt nghiệp

17

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


tiến hành dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn ( đã hoàn thành trong năm 2014) cùng với việc
hoàn thành các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới vào năm 2019.
* Cơng tác quốc phịng, qn sự địa phương
+ Công tác tuyển quân:
Trong năm Tổ chức đăng ký cho 46 nam công dân trong độ tuổi 17 sẵn sàng nhập
ngũ, phát lệnh khám sơ tuyển = 62 nam công dân bảo đảm đúng Luật; điều khám huyện
32 nam công dân; Hoàn thành chỉ tiêu giao quân = 12 thanh niên đạt 100% kế hoạch.
+ Công tác xây dựng lực lượng và huấn luyện DQTV:
Nhận và triển khai Chỉ thị của UBND huyện Ninh Giang, kế hoạch của Ban chỉ huy
qn sự huyện về cơng tác Quốc phịng, UBND xã đã ra 02 Chỉ thị để thực hiện Nghị
quyết chuyên đề của Đảng uỷ về cơng tác Quốc phịng an ninh trên địa bàn đạt kết quả cao.
Chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự xã Tham mưu cho UBND xã xây dựng kế hoạch huấn
luyện Dân quân tự vệ năm 2014, chuẩn bị tốt giáo án, mơ hình học cụ, tổ chức huấn luyện
Dân quân tự vệ cho 80 lượt người, đảm bảo thời gian và an toàn trong huấn luyện.
Xây dựng kế hoạch và quân số trang bị cho một đại đội phòng chống lụt bão gồm
100 - 120 đồng chí sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có tình huống, bão lũ, úng lụt, cháy rừng
xảy ra .
+ Chính sách hậu phương quân đội:
Hoàn thiện hồ sơ cho 42 đối tượng hưởng chính sách theo Quyết định 62/QĐ- TTg
của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2014 Ban chỉ huy quân sự xã được UBND huyện tặng
giấy khen.

* Công tác an ninh chính trị- trật tự an tồn xã hội
- Thực hiện Pháp lệnh công an xã của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xây dựng lực
lượng Công an xã đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng làm nòng cốt trong cơng tác phổ
biến giáo dục pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, bảo đảm trật tự giao thơng
cơng cộng, bảo vệ Đảng, chính quyền và tài sản của tập thể, tài sản nhân dân. Kiên quyết
đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội như: cờ bạc,
ma tuý... Phối hợp với các ban, ngành đoàn thể thực hiện tốt Nghị quyết liên tịch về an
ninh trật tự và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết chuyên đề của Đảng uỷ về an ninh chính
Bài tập điều kiện tốt nghiệp

18

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


trị-TTATXH trong địa phương . Phối hợp với lực lượng DQTV tuần tra canh gác mật
phục; bảo đảm ANTT trên địa bàn. Tính từ đầu năm đến nay ( tháng 12/2014 ) số vụ việc
xảy ra = 21 vụ. Công an xã đã điều tra xử lý = 08 vụ; chuyển công An huyện = 13 vụ.
Tăng cường công tác tuần tra. Phối hợp với trạm y tế và các đoàn thể tổ chức giáo dục
kiểm điểm đối tượng cai nghiện tại cộng đồng. Đề nghị UBND xã ra Quyết định áp dụng
biện pháp giáo dục tại cộng đồng 05 đối tượng; cai nghiện tập trung = 02 đối tượng.
VỀ VĂN HOÁ - XÃ HỘI
* Đài truyền thanh
Đài Truyền thanh xã thường xuyên tiếp âm đài Tỉnh, Huyện và viết tin bài phản ánh
kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương; trang trí khánh tiết phục vụ các Hội
nghị đảm bảo, quản lý tốt cơ sở vật chất trang thiết bị của đài.
* Cơng tác văn hố- xã hội
Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, 02 thơn
đăng ký xây dựng các tiêu chí làng văn hố sức khoẻ. Phát huy phong trào văn hoá, văn
nghệ, TDTT. Tổ chức tốt các buổi giao lưu văn hố. Duy trì và thực hiện tốt phong trào

xây dựng làng văn hố và gia đình văn hố, tính đến tháng 12 năm 2014 có 1460/1748 hộ
đạt gia đình văn hố (=83,52%)
Cơng tác chính sách xã hội
Chi trả kịp thời, đúng chế độ đối với các đối tượng chính sách và người có cơng
năm 2013 bằng 2.642.541.000 đ. Nhân dịp tết cổ truyền và ngày thương binh liệt sỹ 27/7,
chuyển quà của Chủ tịch nước, của Tỉnh, của Huyện và xã đến tận tay các đối tượng =
242.628.000 đồng.
Kịp thời làm thủ tục cấp thẻ BHYT cho các đối tượng,
Thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo theo tiêu chí mới. Rà sốt, bình xét hộ
nghèo năm 2014 là 146 hộ = 7,16 % (giảm 31 hộ so với năm 2013).
Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hồ sơ cho công dân đi lao động trong và ngoài
nước và tại các doanh nghiệp. UBND xã trích 4.350.000 đ tặng các cháu Mầm non nhân
dịp tết thiếu nhi 01/6 và 1.500.000 đ nhân dịp tết trung thu.
Bài tập điều kiện tốt nghiệp

19

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


Kết hợp tổ chức thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sỹ ngày 27/7 theo quy định của
Nhà nước.
- Công tác Tư pháp- Hộ tịch
* Công tác tư pháp
+ Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật:
Ngay từ đầu năm 2014 cán bộ Tư pháp Hộ tịch đã làm tốt công tác tham mưu và
giúp UBND xã xây dựng kế hoạch số 01 tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và
đăng ký quản lý hộ tịch, phối hợp với MTTQ xã, các ban, ngành, đoàn thể, các thôn chi
hội luật gia, các cơ quan hữu quan đóng trên địa bàn xã, các tổ hồ giải ở cơ sở; Cán bộ,
nhân viên đài truyền thanh xã và hai nhà trường, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục

pháp luật (miệng) trên các hội nghị họp lồng ghép giữa phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội
với phổ biến, giáo dục pháp luật và trên hệ thống truyền thanh của xã được 46 văn bản
pháp luật, + Công tác chứng thực, rà soát văn bản:
Từ đầu năm 2014 đến nay Cán bộ Tư pháp- Hộ tịch đã tiếp nhận được 1.667 hồ sơ
hợp lệ giải quyết xong và trả hồ sơ cho công dân, chứng thực và cấp10.303 bản sao, giấy
tờ các loại, chức thực di chúc 15 bản, chứng thực chữ ký 8 trường hợp - rà soát 81 văn
bản ban hành của HĐND và UBND bảo đảm đúng quy định.
* Công tác Hộ tịch
Về công tác Tư pháp- Hộ tịch đã:
- Đăng ký khai sinh được 174 trường hợp, trong đó: nam = 110; nữ = 64; đăng ký
khai sinh đúng hạn = 104; đăng ký quá hạn = 03; đăng ký lại = 67 trường hợp.
- Cải chính hộ tịch 01 trường hợp.
Việc đăng ký, quản lý hộ tịch đều được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật
và làm tốt công tác quản lý hồ sơ, sổ sách biểu mẫu có khoa học để sử dụng.
* Công tác y tế - dân số- KHHGĐ
Công tác Y tế: Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, khám
và điều trị cho đối tượng có thẻ BHYT. Thực hiện đầy đủ chương trình y tế cộng đồng và
tiêm chủng mở rộng. Tổng số lần khám bệnh tại trạm là 6254 lượt, trong đó khám bảo
Bài tập điều kiện tốt nghiệp

20

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


hiểm là 3.014 lượt; chuyển viện 674 lượt, điều trị nội trú 752 lượt, điều trị ngoại trú 814
lượt người.
Thực hiện tốt cơng tác dự phịng tiêm chủng mở rộng:
- Tiêm phòng lao = 109 cháu
- Tiêm Bạch hầu, ho gà, uốn ván = 102 cháu

- Uống thuốc Vi chất đợt 1 = 302 cháu, đợt 2 =297 cháu
- Tiêm phòng dịch Sởi và Ebola cho tất cả các cháu từ 6 đến 14 tuổi.
- Tiêm AT phụ nữ có thai = 92 người = 100%
Thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng và phòng chống bệnh xã hội,
công tác khám sức khoẻ cho học sinh 3 nhà trường được bảo đảm.
Công tác dân số KHHGĐ
Thực hiện công tác tuyên truyền thực hiện chính sách dân số KHHGĐ. Năm 2014
có 04 trường hợp sinh con thứ 3 (giảm 02 trường hợp so với cùng kỳ năm 2013); Tỷ lệ
phát triển dân số là 1,1 %.
Công tác giáo dục
Thực hiện có hiệu quả đề án đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo. Ba nhà
trường ln quan tâm đến chất lượng giảng dạy, đẩy mạnh bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ. Chú trọng giáo dục mũi nhọn, quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu,
chất lượng giảng dạy của thầy cô. Học tập, đạo đức của học sinh từng bước được nâng
lên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng. Quan tâm xây dựng khuôn viên cảnh quan nhà trường
“Xanh- sạch- đẹp”.
Đầu năm học 2014-2015, Hội khuyến học đã tổ chức phát thưởng cho các thầy cơ
có thành tích tiêu biểu trong giảng dạy của ba nhà trường và các em học sinh giỏi tỉnh,
giỏi huyện và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng.
Trường THCS tiếp nhận 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6, tổ chức cho
học sinh khối 9 thi học sinh giỏi huyện có 32 em dự thi ở 8 mơn, kết quả có 19 em đạt
giải; Trong đó ngữ văn 02 em, Toán 01 em, Địa lý 01 em, Vật lý 01, Tốn máy tính 01
em, Hố học 02 em, Sinh học 01 em, Lịch sử 02 em thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi
theo kế hoạch. Trường đạt tập thể lao động thể tiên tiến.
Bài tập điều kiện tốt nghiệp

21

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B



Trường tiểu học ln duy trì sĩ số trong học tập; đến tháng 11 sẽ tổ chức kiểm tra,
đánh giá chất lượng cuối kỳ 1 mơn tốn và tiếng việt; tổ chức thi vở sạch, chữ đẹp cho
học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Duy trì nề nếp hoạt động của trường và thực hiện tốt các
phong trào thi đua của ngành và của trường, chất lượng đội ngũ giáo viên có 2 2/22 thầy
cơ đạt trên chuẩn.
Trường Mầm non: huy động nhóm trẻ ra nhóm lớp = 345 cháu tăng 46 cháu so với
năm 2013. Trong đó: Nhóm trẻ 100 cháu = 43 %
Các cháu ra lớp được chia theo các nhóm quy định theo độ tuổi
- Nhà trẻ = 4 nhóm
- Mẫu giáo = 8 lớp
- Tăng 01 nhóm trẻ từ 25 – 36 tháng tuổi
- 100 % số cháu được theo dõi sức khoẻ trên biểu đồ phất triển.
- Duy trì số học sinh, bảo đảm an toàn về mọi mặt cho trẻ, đảm bảo đúng khẩu
phần ăn cho trẻ hàng ngày; đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm; thực hiện đúng giờ đón
và trả trẻ; thực hiện quy chế chuyên môn đối với giáo viên. Tổ chức hội giảng các giờ
dạy tốt nhất đối với giáo viên nhà trường và hoàn thiện hồ sơ phổ cập trẻ 5 tuổi.
2. Thực trạng vấn đề bạo lực gia đình trên địa bàn xã Vĩnh Hồ, huyện Ninh
Giang
Từ những điều kiện tự nhiên và xã hội của xã Vĩnh Hoà, huyện Ninh Giang tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Đời sống vật chất, tinh
thần và trình độ nhận thức của người dân được nâng cao. Tuy nhiên việc quản lý xã hội
về gia đình trên địa bàn xã cũng trở nên khó khăn, phức tạp. Ít nhiều cũng ảnh hưởng trực
tiếp đến việc thực hiện pháp luật nói chung và các thiết chế về gia đình nói riêng.
Trong thời kỳ đổi mới, các gia đình trên địa bàn xã cũng được các cấp uỷ Đảng,
chính quyền, đồn thể, các thơn, dịng họ quan tâm xây dựng với nhận thức đúng đắn là
muốn xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn thì việc xây dựng gia đình hạnh phúc, hoà
thuận và bền vững là điều kiện quan trọng và ngày càng trở nên cấp thiết. Từ đó thiết chế
gia đình được củng cố, phục hồi trở lại. Do gia đình là một thiết chế đặc thù mang nhiều
Bài tập điều kiện tốt nghiệp


22

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


dấu ấn tình cảm nên việc thực hiện các chức năng của gia đình vừa là thể hiện trách
nhiệm đối với xã hội và thoả mãn tình cảm mà thành viên trong gia đình dành cho nhau.
Xã Vĩnh Hồ, huyện Ninh Giang đã đạt được mức quy mơ gia đình nhỏ, tự do cá
nhân được khẳng định và được thể hiện rất rõ nét trong các quy ước làng văn hoá. Kinh tế
xã phát triển, đời sống vật chất tinh thần, văn hoá, giáo dục và sức khoẻ của các thành
viên trong gia đình được cải thiện. Đồng thời các gia đình đều được tiếp nhận những giá
trị văn hố mới, tiếp nhận sự bình đẳng giới được thể hiện ở sự thay đổi quan niệm, nhận
thức nhằm hướng tới cái mới.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn thấy sự xuất hiện của bạo hành gia đình, vẫn có
những người chồng, vẫn có tình trạng ngoại tình, mâu thuẫn, xung đột trong gia đình và
tình trạng ly hơn vẫn tái diễn trên địa bàn xã. Mỗi năm xã có khoảng 1 – 3 vụ ly hơn, mà
trong số đó hầu hết là do bạo hành gia đình, 90 % người đưa đơn là phụ nữ.
Số vụ việc bạo lực gia đình trên địa bàn xã: trung bình 8 vụ/năm (trường hợp phát
hiện được, con số thực tế có thể nhiều hơn), càng những năm gần đây, số vụ bạo lực ngày
càng gia tăng hơn những năm trước.
Các hình thức bạo lực gia đình và hậu quả của bạo lực gia đình trên địa bàn xã
Vĩnh Hồ, huyện Ninh Giang tập trung chủ yếu là bạo lực giữa vợ chồng và cha mẹ, con
cái, hình thức chủ yếu là bạo lực về thể chất.

Bài tập điều kiện tốt nghiệp

23

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B



3. Công tác giải quyết vấn đề ở địa phương: kết quả đạt được, tồn tại, nguyên
nhân, nhu cầu đặt ra phịng chống bạo lực gia đình và việc hỗ trợ nạn nhân bị bạo
lực gia đình trên địa bàn xã Vĩnh Hoà, huyện Ninh Giang
Bài tập điều kiện tốt nghiệp

24

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


Sự gia tăng về bạo lực gia đình ở nhiều nơi và ở các đối tượng đã trở thành vấn
nạn của tồn cầu chứ khơng riêng ở một quốc gia nào. Đó là điều kiện khơng bình thường
trong một xã hội vốn có truyền thống bảo vệ nhân quyền và đề cao bình đẳng.
Để giải quyết bạo hành gia đình, vấn đề đạo đức cần được đặt ra như một trọng
trách đối với các thành viên của mỗi gia đình. Đầu tiên là cha mẹ - những tấm gương,
những người phải có trách nhiệm đạo đức và dạy dỗ con cái sống theo trách nhiệm này.
Đạo đức và hạnh phúc luôn luôn song hành, ai cũng mong muốn hạnh phúc thì vấn đề
ni dưỡng đạo đức vơ cùng quan trọng.
Chính vì vậy Đảng uỷ, chính quyền xã và các tổ chức chính trị - xã hội, đồn thể
quần chúng xã Vĩnh Hồ, huyện Ninh Giang đã xây dựng Ban phịng chống bạo lực gia
đình của xã và thiết lập được 4 cơ sở tin cậy, nhà tạm lánh là Ban công an xã, trưởng đài
phát thanh, 2 chị là ban chấp hành phụ nữ xã, đó là những địa chỉ mà các chị em phụ nữ
trong xã bị ngược đãi có thể tìm lời khun, chia sẻ, góp ý giải quyết.
Đảng uỷ, chính quyền xã đã tuyên truyền cho người dân về pháp luật gia đình, ý
thức được gia đình là tổ ấm của chính mình, cần phải dành trọn thời gian cho sự họp mặt
gia đình. Thơng qua Ban chấp hành phụ nữ xã ở các thôn cũng đã thành lập và lồng ghép
các chương trình sinh hoạt vào các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, câu lạc bộ không sinh
con thứ 3 ở các thôn. Vận động nhân dân thực hiện nội dung của phong trào xây dựng gia

đình văn hố. Nêu cao vai trị gương mẫu, biểu dương, tơn vinh, nhân rộng những điển
hình tiêu biểu phong trào với nội dung và hình thức phù hợp.
4. Những khó khăn, trở ngại và vấn đề đặt ra đối với việc phịng chống bạo
lực gia đình trên địa bàn xã Vĩnh Hoà, huyện Ninh Giang
Để hạn chế bạo lực gia đình, người làm cơng tác xã hội cần phải khuyến khích sự
lên tiếng của nạn nhân. Tuy nhiên hầu hết trên địa bàn xã phụ nữ đều vì mặc cảm, vì con
cái, khơng muốn “Vạch áo cho người xem lưng” làm xấu hổ gia đình nên thường cố gắng
chịu đựng. Có những việc khơng giải quyết được trong nội bộ gia đình, nạn nhân cần
phải cơng bố cho cộng đồng, chính quyền đồn thể biết để bảo vệ giúp mình, hầu hết họ
vẫn cam chịu mà chưa dám nên tiếng nhờ đến những địa chỉ tin cậy để bảo vệ quyền lợi
giúp mình. Cũng như bao người phụ nữ khác của Việt Nam các chị em phụ nữ của xã
Bài tập điều kiện tốt nghiệp

25

Trương Thị Hằng Lớp Đại học CTXH - K6B


×