Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ HUYỆN ủy hòa BÌNH, TỈNH bạc LIÊU LÃNH đạo xây DỰNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.65 KB, 109 trang )

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

3

Chương 1. HUYỆN ỦY HÒA BÌNH TỈNH BẠC LIÊU LÃNH
ĐẠO XÂY DỰNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN –
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

11

1.1. Xây dựng giao thông nông thôn và những vấn đề cơ bản về
Huyện ủy Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo xây dựng giao
thông nông thôn
1.2. Thực trạng và một số kinh nghiệm Huyện ủy Hòa Bình tỉnh

11

Bạc Liêu lãnh đạo xây dựng giao thông nông thôn
Chương 2.
YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG

29

CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA HUYỆN ỦY HÒA
BÌNH TỈNH BẠC LIÊU ĐỐI VỚI VIỆC XÂY
DỰNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN HIỆN NAY
2.1. Những thuận lợi, khó khăn và yêu cầu tăng cường sự lãnh


57

đạo của Huyện ủy Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu đối với xây dựng
giao thông nông thôn hiện nay
2.2. Những giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy Hòa

57

Bình tỉnh Bạc Liêu đối với xây dựng giao thông nông thôn giai
đoạn hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

62
96
98
95


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc cũng như trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay ở nước ta, giao thông vận tải
luôn đóng vai trò quan trọng, là tiền đề góp phần mang lại chiến thắng, thúc
đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện
nay, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, phát triển giao thông vận tải là một nội dung cực kỳ quan
trọng không thể thiếu, giao thông vận tải vừa là điều kiện, vừa là nội dung cơ
bản trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn có công

nghiệp hóa, hiện đại hóa phải xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó giao thông vận
tải phải đi trước một bước, tạo tiền đề cho kinh tế phát triển.
Mạng lưới giao thông nông thôn đóng vai trò quan trọng như mạch
máu, là tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương,
nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Giao thông là điều kiện để
phát triển sản xuất, mở mang dân trí, bảo đảm dân sinh, chính vì thế, phát triển giao thông là một tiêu chí quan
trọng để đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới của các địa phương. Bạc Liêu là một tỉnh nằm ở cực Nam Tổ quốc với đặc thù nhiều
sông, ngòi, kênh rạch. Phát triển mạng lưới giao thông không chỉ là yếu tố trực tiếp góp phần phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của địa
phương, mà còn là điều kiện quan trọng trong bảo đảm quốc phòng – an ninh, kết nối khu tam giác kinh tế miền Tây Nam bộ của đất
nước.

Nhận thức rõ được vai trò quan trọng của xây dựng giao thông nông thôn, nhiều năm qua lãnh đạo,
chính quyền của huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu đã tập trung lãnh đạo, xây dựng quy hoạch, huy động các nguồn đầu tư nhằm cải tạo, nâng
cấp và mở rộng hệ thống giao thông trên địa bàn từ các tuyến huyết mạch đến hệ thống giao thông nông thôn, nhiều phong trào xã hội hóa
giao thông nông thôn (hiến đất làm đường, đóng góp công sức lao động…) đã được Huyện ủy Hòa Bình phát động và được quần chúng nhân
dân hưởng ứng rộng rãi. Sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy Hòa Bình đã khơi dậy sức dân, tạo lên sức mạnh đồng bộ xây dựng hệ thống
giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu phát triển nhanh chóng, thiết thực, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh
tế, văn hóa xã hội, củng cố quốc phòng an ninh của tỉnh Bạc Liêu.

Tuy nhiên, quá trình lãnh đạo xây dựng giao thông nông thôn của cấp ủy các cấp cũng còn không ít những
hạn chế khuyết điểm, cần phải tiếp tục giải quyết. Một số cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ sâu sắc vai trò nội dung, phương thức lãnh đạo xây
dựng giao thông nông thôn, có lúc, có nơi, có biểu hiện buông lỏng sự lãnh đạo, khoán trắng một số nội dung cho cơ quan chuyên môn, chưa
thường xuyên coi trọng sơ tổng kết rút kinh nghiệm. Thực trạng năng lực của mạng lưới giao thông nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa của nhân dân, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa của huyện Hòa Bình.Việc quy hoạch và phát triển
mạng lưới giao thông còn thiếu đồng bộ, đánh giá nhu càu vận tải trong tương lai của các tuyến đường, công trình giao thông thiếu chính
xác, dẫn tới sự đầu tư manh mún không đồng bộ, một số tuyến còn phải làm đi làm lại, dẫn tới sự mâu thuẩn về vốn và nhu cầu đầu tư, gây
lãng phí.Việc lãnh đạo phối hợp giữa các đơn vị, các bộ ngành Trung ương với các địa phương và giữa các địa phương trong địa bàn Tỉnh
còn thiếu đồng bộ, chưa có sự thống nhất cao trong chiến lược xây dựng mạng lưới giao thông của khu vực cũng như của địa bàn trong toàn

3



huyện Hòa Bình.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Huyện ủy Hòa Bình tỉnh Bạc
Liêu lãnh đạo xây dựng giao thông nông thôn giai đoạn hiện nay làm luận văn thạc sỹ xây dựng
"

Đảng và Chính quyền nhà nước.

2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực đời sống xã hội



nông thôn trong thời kỳ đổi mới là một nội dung rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Nghiên cứu, nâng cao chất
lượng, hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực đời sống xã hội ở nông thôn là một trong những yêu cầu có tính cấp thiết, đã có
nhiều công trình nghiên về nội dung, nguyên tắc cũng như đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực đời sống nông thôn,
trong đó có các công trình cụ thể như sau:

* Các đề tài nghiên cứu về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn:
- Đề tài cấp nhà nước: “Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã
hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã Việt Nam với văn minh hiện đại"
do PGS, TS Vũ Trọng Khải làm chủ nhiệm, đã nghiệm thu năm 2004. Đề tài đã
đề cập một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng mô hình phát triển kinh tế xã hội nông thôn mới, đưa ra khái niệm về kết hợp truyền thống làng xã Việt
Nam với văn minh hiện đại, rút ra những kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp
cơ bản nhằm nâng cao chất lượng phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mới theo
hướng kết hợp truyền thống làng xã Việt Nam với văn minh hiện đại. Tuy
nhiên, đề tài chưa nghiên cứu sâu về phát triển hệ thống giao thông nông thôn,
chưa đi sâu nghiên cứu về sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp trong xây dựng giao

thông nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
- Đề tài cấp bộ: "Tác động của Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá".
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chỉ Minh, 2000, do PGS, TS. Nguyễn Cúc làm
chủ nhiệm. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, luận giải rõ tác động của Nhà nước đối
với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đề cập một số vấn đề lý luận và thực tiễn, làm rõ
những khó khăn, bất cập của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và chỉ ra
những yêu cầu, biện pháp mà Nhà nước – với tư cách chủ thể quản lý và tổ
chức quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tiến hành nhằm đẩy mạnh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công
4


nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, đề tài chưa đi sâu
nghiên cứu sâu về phát triển hệ thống giao thông nông thôn, chưa luận giải rõ
tác động của giao thông nông thông đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước
ta hiện nay.
* Sách tham khảo về xây dựng nông thôn và đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng với các lĩnh vực đời sống nông thôn:
- Trần Đình Nghiêm (chủ biên) (2002), Đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng, Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã đi sâu luận giải vai trò lãnh
đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, làm rõ những đặc điểm
mới của quá trình xây dựng và phát triển đất nước, những yêu cầu mới đặt ra đòi
hỏi Đảng phải đổi mới phương thức lãnh đạo nhằm lãnh đạo thành công sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Đỗ Hoài Nam, Lê Cao Hoàn (2001), Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn
trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội. Các tác giả đã luận giải rõ vai trò của hệ thống hạ tầng cơ sở nông
thôn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Trên cơ sở
đánh giá thực trạng những thành tựu và chỉ rõ những bất cập của hệ thống hạ
tầng cơ sở nông thôn Việt Nam hiện nay, các tác giả đề tài đã đề xuất những
định hướng, giải pháp cơ bản nhằm tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở nông
thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta tròn giai đoạn
hiện nay
- “Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá
trình công nghiệp hóa", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, do Đặng Kim
Sơn -Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn biên
soạn. Cuốn sách tổng hợp những kinh nghiệm về xây dựng nông thôn, phát triển
nông nghiệp và tổ chức tập hợp lực lượng nông dân của các nước đã trải qua quá
trình công nghiệp hóa. Phân tích, đánh giá những thành công, chỉ ra những bất
5


cập và rút những bài học kinh nghiệm cho quá trình xây dựng nông thôn mới
cũng như tập hợp lực lượng nông dân ở Việt Nam hiện nay
- Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của nông nghiệp
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, do Nguyễn Từ chủ biên. Cuốn
sách đã tập trung làm rõ bản chất của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ rõ
tính tất yếu khách quan của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với mọi nền
kiến thức trong đó có Việt Nam; luận giải những thời cơ và thách thức do quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho quá trình phát triển kinh tế, trong đó
có quá trình phát triển nông nghiệp của Việt Nam, từ đó đề xuất những định
hướng cần chú ý thực hiện để khắc phục những tác động tiêu cực của quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của nông nghiệp Việt Nam.
- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, do
GS. TS Hoàng Ngọc Hoà biên soạn. Tác giả cuốn sách đã khái quát, phân tích

những đặc điểm cơ bản của nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam
trong lịch sử hình thành và phát triển, khẳng định vai trò của nông nghiệp, nông
dân và nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, chỉ rõ
những ưu điểm và bất cập của nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trên cơ sở đó, đề xuất
những giải pháp Đảng, Nhà nước cần quan tâm thực hiện để phát huy vai trò to
lớn của nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
- Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - kinh nghiệm việt nam, kinh
nghiệm Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, do Hội đồng lý
luận Trung ương phối hợp với Nxb Chính trị quốc gia xuất bản. Trên cơ sở phân
tích, khái quát những bài học thành công và chưa thành công của quá trình phát
triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn và tập hợp, tổ chức lực lượng nông dân
của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, tác giả cuốn sách đã luận giải rõ đặc
6


điểm, nguyên nhân thành công trong quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng
nông thôn và tập hợp nông dân ở Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời phân tích
sự phát triển và những yêu cầu mới đặt ra đối với việc phát triển nông nghiệp,
xây dựng nông thôn và tổ chức lực lượng nông dân trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của mỗi quốc gia hiện nay
- Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 1998, do Vũ
Oanh biên soạn. Tác giả cuốn sách đã tập trung luận giải về vai trò của nông
nghiệp và nông dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành và giữ độc lập
dân tộc, khái quát, phân tích những đặc điểm cơ bản của nông nghiệp và nông
thôn Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển, chỉ rõ những ưu điểm và
bất cập của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, từ đó, đề xuất những giải pháp góp phần phát triển

nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
* Các bài báo khoa học
- Đặng Thị Ngọc Thịnh (2012), Bạc Liêu tập trung phát triển kết cấu hạ tầng
kỹ thuật nhằm thúc đấy kinh tế phát triển bền vững, Tạp chí Cộng sản số 839
(tháng 9-2012).
- Nguyễn Hồng Sơn (2011), Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản số 830 (tháng 12-2011).
- Đặng Thị Ngọc Thịnh (2011), Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - Bước đột
phả của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu, Tạp chí Cộng sản số 819 (tháng 01 -2011).
- Bùi Minh Tuấn (2001), Hoàn thiện cơ chế quản lý đối với đầu tư xây dựng
giao thông nông thôn, Tạp chí Quản lý nhà nước số 07- 2001.
- Lê Ngọc Hoàn, Thành tựu và định hướng đầu tư xây dựng giao thông nông
thôn Việt Nam, Tạp chí Giao thông vận tải số 04-2002.
Các công trình nghiên cứu, các bài viết trên tiếp cận từ nhiều góc độ khác
7


nhau chủ yếu đề cập đến việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xây dựng và phát
triển cơ cấu hạ tầng giao thông, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế quản lý quá
trình đầu tư, phát triển xây dựng giao thông nông thôn….Các công trình nghiên
cứu nêu trên có giá trị tham khảo cho đề tài. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công
trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu toàn diện sự lãnh đạo của các huyện uỷ nói
chung và Huyện uỷ Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu nói riêng về phát triển hạ tầng giao
thông nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn Huyện ủy Hòa Bình
tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo xây dựng giao thông nông thôn; đề xuất những giải
pháp tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy Hòa Bình đối với xây dựng giao

thông nông thôn trên địa bàn huyện giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn Huyện ủy Hòa Bình tỉnh Bạc
Liêu lãnh đạo xây dựng giao thông nông thôn.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng Huyện ủy Hòa Bình lãnh đạo xây dựng giao
thông nông thôn, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra các kinh nghiệm
trong lãnh đạo xây dựng giao thông nông thôn của Huyện ủy Hòa Bình.
- Xác địnhyêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của
Huyện ủy Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu đối với xây dựng giao thông nông thôntrên
địa bàn huyện hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Huyện ủy Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo xây dựng giao thông nông thôn
hiện nay là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
*Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng sự lãnh đạo của Huyện ủy Hòa Bình tỉnh
8


Bạc Liêu đối với việc xây dựng giao thông nông thôn; các tư liệu, số liệu phục
vụ cho nghiên cứu đề tài được giới hạn từ năm 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lỷ luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế - xã
hội; phát triển cơ sở hạ tầng; về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn; về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về sự lãnh đạo của
Đảng đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội.
* Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn lãnh đạo xây dựng giao thông nông thôn của Huyện ủy Hòa

Bình tỉnh Bạc Liêu. Các báo cáo sơ kết, tổng kết về lãnh đạo xây dựng giao thông
nông thôn của Huyện ủy Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu; điều tra, khảo sát kết quả lãnh
đạo xây dựng giao thông nông thôn của Huyện ủy Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu. Luận
văn cũng kế thừa một số kết quả nghiên cứu của các công trình, đề tài khoa học có
liên quan đã được nghiệm thu, công bố.
* Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; đồng thời sử
dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: phân tích và tổng hợp,
thống kê, so sánh; phương pháp tổng kết thực tiễn; phương pháp điều tra;
phương pháp logic - lịch sử, phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho
các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng, nhất là các tổ chức lãnh đạo và chính quyền của
huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức xây dựng giao
thông nông thôn giai đoạn hiện nay.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy nghiên cứu môn Xây
dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước ở các trường chính trị.
7. Kết cấu của đề tài

9


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 2 chương (4 tiết).

10


Chương 1
HUYỆN ỦY HÒA BÌNH TỈNH BẠC LIÊU LÃNHĐẠO

XÂY DỰNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Xây dựng giao thông nông thôn và những vấn đề cơ bản về Huyện ủy
Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo xây dựng giao thông nông thôn
1.1.1. Xây dựng giao thông nông thôn của huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu
* Khái quát huyện Hòa Bình
Hòa Bình là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh bạc Liêu, với 8 đơn
vị hành chính trực thuộc là các xã Vĩnh Bình, Minh Diệu, Vĩnh Mỹ A, Vĩnh
Thịnh, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Mỹ B và thị trấn Hòa Bình. Địa giới
hành chính huyện. Phía Đông giáp thành phố Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi;
Phía Tây giáp huyện Đông Hải và huyện Giá Rai. Phía Nam giáp biển Đông.
Phía Bắc giáp huyện Phước Long.
Trung tâm huyện là thị trấn Hòa Bình nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, đây là
đầu mối giao thông giữa tỉnh Bạc Liêu với các tỉnh vùng Đồng bắng sông cửu
Long và các huyện khác trong tỉnh. Với dân số là 110.343 người, mật độ dân
số 323 người/km2, trong đó dân số khu vực nông thôn 88.491 người, chiếm
80,19% dân số toàn huyện, với lực lượng lao động lớn cộng với những thuận
lợi hiện có huyện đang là một trong những đầu mối kinh tế của tỉnh Bạc Liêu.
Huyện Hòa Bình thuộc miền đồng bắng ven biển. Phần lớn diện tích đất
của huyện có độ cao tuyệt đối với 1,0 m; nơi có độ cao tuyệt đối thấp nhất là
0,5 m; nơi cao nhất là 2,5 m. Với đặc điểm như vậy đã gây ra hiện tượng xâm
nhập mặn từ biển, làm cho phần lớn diện tích của huyện bị nhiễm mặn ở các
mức khác nhau, nếu không tiến hành lên líp hoặc áp dụng biện pháp kê đất thì
phần lớn diện tích đất của huyện chỉ có thể bố trí các loại cây chịu ngập như: lúa
nước, rừng ngập mặn hay thực hiện nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp nuôi trồng
thủy sản với các cây nói trên. Vùng bờ biển được bồi đắp ở các xã Vĩnh Hậu,
11


Vĩnh Hậu A, Vĩnh thịnh,..Theo kết quả cho thấy từ năm 1968 bờ biển huyện

Hòa Bình là 0,36 km đến năm 1998 thì bờ biển Huyện hòa Bình được bồi đắp là
0,73 km. Mức độ xâm nhập mặn cao là một trong những yếu tố tác động tới quá
trình xây dựng giao thông nông thôn ở huyện Hòa Bình, hệ thống đường bộ, cầu
cống nhanh bị xuống cấp; mức độ đầu tư để phát triển các tuyến đường quốc lộ,
tỉnh lộ trên địa bàn huyện Hòa Bình thường tăng cao.
Huyện Hòa Bình có hệ thống kênh rạch chằng chịt với kênh trục chính là
Bạc Liêu – Cà Mau. Chế độ thủy văn của hệ thống kênh rạch trên địa bàn
chịu ảnh hưởng giao thoa của thủy triều biển Đông, ngoài ra còn chịu ảnh
hưởng của chế độ thủy văn của các sông khá phức tạp.Thủy triều biển Đông
ảnh hưởng trực tiếp đến vùng nam Quốc lộ 1 A của huyện là chế độ bán nhật
triều không đều, biên độ triều và chêch lệch đỉnh triều lớn (30-40 cm). Trong
một tháng có 2 lần nước cường, tốc độ truyền triều khoảng 15km/h. Do kênh
rạch có hệ số nhám lớn nên khi truyền vào nội đồng biên độ giảm khoảng 2
cm/km. Đặc điểm này chi phối khá mạnh tới khả năng xây dựng và phát triển
giao thông thủy ở huyện Hòa Bình.
Hàng năm trên địa bàn huyện còn chịu ảnh hưởng của nước biển dâng
cao do tác động của biến đổi khí hậu. Mùa khô hiện tượng xâm nhập sâu hơn
tương ứng với sự tăng mực nước biển. Chế độ thủy văn ảnh hưởng khá rõ đến
chế độ nước của các kênh rạch thông qua hệ thống công trình dẫn ngọt.
Nguồn nước từ các kênh mang hàm lượng phù sa lớn, nhất là vào mùa lũ (đạt
1,4kg/m3 khi nước lên, 1,2kg/m3 khi nước xuống). Lượng phù sa của các
kênh đổ ra biển qua kênh Chùa phật... hàng năm bồi lấn ra biển khoảng 30-40
m. Tuy nhiên hàm lượng phù sa lớn cùng với các hiện tượng giáp nước, dâng
nước làm bồi lắng các kênh rạch đòi hỏi phải nạo vét thường xuyên.Trên bản
đồ đất tỉnh Bạc Liêu tỷ lệ 1/50.000, theo hệ thống phân loại phát sinh, tài
nguyên đất huyện Hòa Bình gồm các nhóm đất: nhóm đất cát; nhóm đất mặn
và nhóm đất phèn, đây là những nhóm đất có đặc thù tác động đến quá trình
12



xây dựng và phát triển giao thông thủy, bộ của tỉnh Bạc Liêu trong đó có
huyện Hòa Bình.
* Giao thông nông thôn của huyện Hòa Bình
Giao thông nông thôn là bộ phận giao thông địa phương nối tiếp với hệ
thống đường quốc gia nhằm phục vụ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và
phục vụ giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội của các xã, ấp, xóm. Mạng lưới
giao thông nông thôn nhằm đảm bảo các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ
và xe thô sơ qua lại. Đường giao thông nông thôn là đường cấp huyện trở
xuống, bao gồm đường huyện, đường liên xã, đường trục xã, đường liên ấp,
đường trong thôn xóm, đường nội đồng và đường hẻm ở các khu dân cư.
Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là một bộ phận của cơ sở hạ tầng nông
nghiệp, bao gồm cơ sở hạ tầng đường sông, đường mòn, đường đất phục vụ sự
đi lại trong nội bộ nông thôn, nhằm phát triển sản xuất và phục vụ giao lưu kinh
tế, văn hoá xã hội của các xã, thị trấn và các ấp. Quy mô của hệ thống cơ sở hạ
tầng nông thôn đáp ứng với các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe thô sơ.
Trong quá trình nghiên cứu cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cần phân biệt rõ
với hệ thống giao thông nông thôn. Hệ thống giao thông nông thôn bao gồm: cơ sở
hạ tầng giao thông nông thôn, phương tiện vận tải và người sử dụng. Như vậy, cơ sở
hạ tầng giao thông nông thôn chỉ là một bộ phận của hệ thống giao thông nông thôn.
Giao thông nông thôn không chỉ là: sự di chuyển của người dân nông thôn và hàng
hoá của họ, mà còn là các phương tiện để cung cấp đầu vào sản xuất và các dịch vụ hỗ trợ cho khu vực nông
thôn của các thành phần kinh tế quốc doanh và tư nhân. Đối tượng hưởng lợi ích
trực tiếp của hệ thống giao thông nông thôn sau khi xây dựng mới, nâng cấp là
người dân nông thôn, bao gồm các nhóm người có nhu cầu và ưu tiên đi lại khác
nhau như nông dân, doanh nhân, người không có ruộng đất, cán bộ công
nhânviên của các đơn vị phục vụ công cộng làm việc ở nông thôn...
Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn bao gồm: Mạng lưới đường giao
thông nông thôn: đường huyện, đường xã và đường xóm, ấp, cầu cống, phà
13



trên tuyến; đường sông và các công trình trên bờ; các cơ sở hạ tầng giao
thông ở mức độ thấp (các tuyến đường mòn, đường đất và các cầu cống
không cho xecơ giới đi lại mà chỉ cho phép nguời đi bộ, xe đạp, xe máy... đi
lại). Các đường mòn và đường nhỏ cho người đi bộ, xe đạp, xe thồ, xe súc vật
kéo, xe máy và đôi khi cho xe lớn hơn, có tốc độ thấp đi lại là một phần mạng
lưới giao thông, giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá đi lại
của người dân
* Xây dựng giao thông nông thôn của huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu
Từ điển tiếng Việt định nghĩa, xây dựng là: “làm cho hình thành một tổ
chức hay một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương
hướng nhất định”. Như vậy, khi nói đến hoạt động xây dựng là đề cập đến hoạt
động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể tác động vào đối tượng làm hình
thành, phát triển một sự vật, hiện tượng theo mục tiêu, yêu cầu đã xác
định.Theo đó,xây dựng giao thông nông thôn ở huyện Hòa Bình là quá trình
các chủ thể sử dụng tổng hợp các nội dung, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ
chức thực hiện nhằm huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn trí
lực, vật lực, tác động vào hệ thống giao thông nông thôn, làm cho hệ thống này
có sự chuyển biến theo hướng tích cực, ngày càng hoàn thiện, góp phần phát
triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh của huyện Hòa Bình.
Xây dựng giao thông nông thôn của huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu là
toàn bộ những hoạt động có mục đích của cấp ủy, chính quyền và nhân dân
trong huyện Hòa Bình nhằm huy động mọi tiềm năng của địa phương vào
đầu tư xây dựng hệ thống giao thông cũng như nâng cao năng lực quản lý
giao thông trên địa bàn phù hợp với các quy hoạch chung của quốc gia và
của địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ bảo đảm an
ninh – quốc phòng của địa phương và của đất nước.
Xây dựng giao thông nông thôn của huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu là
một nội dung trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
14



theo chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu và Đảng bộ huyện Hòa Bình, vì
thế quá trình này phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Huyện ủy
Hòa Bình, gắn với trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện
Hòa Bình và sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị trên địa bàn huyện.
Xây dựng giao thông nông thôn của huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu là
quá trình phối hợp đồng bộ và huy động tổng lực mọi khả năng từ mức độ đầu
tư của cấp trên đến sức đóng góp của nhân dân tại cơ sở.
Một là, xây dựng chủ trương, kế hoạch phát triển giao thông nông thôn ở
huyện Hòa Bình sát hợp và khả thi. Căn cứ vào chủ trương, kế hoạch của trên và
điều kiện, khả năng của địa phương, các cơ quan chức năng của huyện Hòa Bình
tham mưu cho cấp ủy, chính quyền huyện hình thành chủ trương, kế hoạch xây
dựng giao thông nông thôn tổng thể cả nhiệm kỳ cũng như cụ thể cho từng giai
đoạn, làm cơ sở để các cấp tổ chức điều hành thực hiện.
Hai là, xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn đầu tư cho xây
dựng giao thông nông thôn của huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu phù hợp và hiệu
quả. Căn cứ vào kế hoạch đầu tư của trên và khả năng cụ thể của địa phương,
các cơ quan chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xây dựng kế hoạch
huy động và sử dụng các nguồn đầu tư cho xây dựng giao thông nông thôn một
cách phù hợp và hiệu quả, đặc biệt chú trọng nguồn xã hội hóa, huy động khả
năng đóng góp của quần chúng nhân dân trong quá tŕnh xây dựng giao thông
nông thôn của huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu.
Ba là, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể phát triển giao thông
nông thôn trong từng giai đoạn, gắn với trách nhiệm của từng tổ chức, lực lượng
cụ thể. Căn cứ vào chủ trương, kế hoạch chung về xây dựng giao thông nông
thôn của huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu đã được xác định, các cơ quan chức
năng hình thành kế hoạch triển khai xây dựng giao thông nông thôn của huyện
Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu cụ thể trong từng giai đoạn, gắn với chức năng, nhiệm
vụ của từng cơ quan, lực lượng, nhằm huy động tối da nguồn nhân lực, vật lực

15


trong địa phương cho quá trình xây dựng giao thông nông thôn của huyện Hòa
Bình tỉnh Bạc Liêu đạt hiệu quả.
Bốn là, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát quá trình phát triển giao
thông nông thôn của huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu. Bảo đảm cho quá trình xây
dựng giao thông nông thôn của huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu thực hiện đúng
nguyên tắc quản lý, bảo đảm dân chủ và thực hiện đúng chủ trương “dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, phát huy vai trò trách nhiệm của toàn bộ hệ
thống chính trị trong tham gia xây dựng giao thông nông thôn theo cương vị,
chức trách được giao.
Quá trình xây dựng giao thông nông thôn của huyện Hòa Bình tỉnh Bạc
Liêu là một phần chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hòa
Bình và tỉnh Bạc Liêu, thể hiện quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng và
phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới, vì thế, phải kết hợp với
mạng lưới quy hoạch thuỷ nông, quy hoạch dân cư và các công trình xây dựng
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bạc Liêu và huyện Hòa Bình.
Quá trình xây dựng giao thông nông thôn của huyện Hòa Bình tỉnh Bạc
Liêu phải đảm bảo liên hệ thuận tiện với hệ thống đường huyện, đường tỉnh
tạo thành mạng lưới đường hoàn chỉnh, đồng thời, phải đảm bảo liên hệ trực
tiếp thuận lợi giữa khu trung tâm với khu dân cư, nối liền khu dân cư với khu
sản xuất và giữa các điểm dân cư với nhau.
Quá trình xây dựng giao thông nông thôn của huyện Hòa Bình tỉnh Bạc
Liêu phải kế thừa và phát triển mạng lưới giao thông hiện có và phù hợp với
các loại phương tiện vận chuyển giao thông vận tải trước mắt và tương lai.
Quá trình xây dựng giao thông nông thôn của huyện Hòa Bình tỉnh Bạc
Liêu phải tận dụng tối đa hệ thống sông ngòi, kênh rạch tổ chức mạng lưới
đường thủy phục vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách. Cùng với phát triển
hệ thống giao thông đường bộ, phải quan tâm, đầu tư và xây dựng hệ thống giao

thông đường thủy, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển bằng đường thủy của nhân
16


dân, cùng với việc tập trung đầu tư nạo vét, tu bổ các tuyến huyết mạch chính,
phải duy trì hoạt động của những tuyến kênh rạch vừa và nhỏ, đồng thời coi
trọng phát triển các bến tàu vừa và nhỏ trên các tuyến kênh đáp ứng được nhu
cầu vận chuyển hàng hóa và di chuyển của người dân trên địa bàn huyện.
Quá trình xây dựng giao thông nông thôn của huyện Hòa Bình tỉnh Bạc
Liêu phải tận dụng tối đa hiện trạng, phù hợp với địa hình, giảm thiểu đền bù giải
phóng mặt bằng, khối lượng đào đắp và các công trình phải xây dựng trên tuyến.
Phải xây dựng và thực hiện lộ trình phù hợp, khả thi với điều kiện cụ thể của
từng địa bàn và yêu cầu kỹ thuật đường nông thôn, đáp ứng nhu cầu trước mắt
cũng như yêu cầu phát triển trong tương lai.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về Huyện ủy Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu lãnh
đạo xây dựng giao thông nông thôn
* Quan niệm Huyện ủy Hòa Bình
Huyện ủy Hòa Bình là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hòa Bình giữa
hai kỳ đại hội do đại hội Đảng bộ bầu ra và được cấp trên trực tiếp chuẩn y.
Chức năng của Huyện ủy Hòa Bình là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Hòa Bình giữa hai kỳ đại hội; đại biểu cho năng lực trí tuệ, năng lực thực tiễn và
phẩm chất đạo đức của Đảng bộ huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu.
Nhiệm vụ của Huyện ủy Hòa Bình, căn cứ vào Điều Lệ Đảng, chức năng
của cấp ủy và hướng dẫn của trên, Huyện ủy Hòa Bình có các nhiệm vụ:
Lãnh đạo các mặt công tác của Đảng bộ huyện Hòa Bình giữa hai kỳ đại
hội do đại hội. Quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn
quốc, cấp trên và nghị quyết của cấp mình. Huyện ủy Hòa Bình là một thành
viên của hệ thống chính trị, đồng thời là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị.
Huyện ủy Hòa Bình trực tiếp lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo mọi mặt
đời sống chính trị, xã hội thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật

Nhà nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xây dựng hệ
thống chính trị vững mạnh.
17


Lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các tổ chức chính trị - xã hội khác
trong hệ thống chính trị huyện Hòa Bình bao gồm Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,
Công đoàn…. Huyện ủy Hòa Bình có nhiệm vụ lãnh đạo các tổ chức này thực
hiện đúng chức năng, nhiệm vụ chăm lo và bảo vệ lợi ích thiết thực và chính
đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.
Chăm lo xây dựng Đảng bộ huyện Hòa Bình vững mạnh về chính trị, tư
tưởng, tổ chức; bảo đảm vai trò lãnh đạo của huyện ủy và cấp ủy, tổ chức đảng
trong Đảng bộ huyện Hòa Bình; kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các
nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm
chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.
chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực
hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường sự đoàn kết thống
nhất trong Đảng bộ Hòa Bình; thường xuyên giáo dục, rèn luyện, quản lý cán
bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ kiến
thức, năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên.
Các mối quan hệ của Huyện ủy Hòa Bình
Các mối quan hệ của Huyện ủy Hòa Bình bao gồm: Quan hệ giữa
Huyện ủy Hòa Bình với Tỉnh ủy Bạc Liêu; Quan hệ giữa Huyện ủy Hòa Bình
với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Huyện; Quan hệ giữa Huyện ủy với
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huyện; Quan hệ giữa Huyện ủy Hòa Bình với các
đảng ủy xã thuộc Đảng bộ huyện. Căn cứ để xác định các mối quan hệ của
Huyện ủy Hòa Bình là chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức Đảng theo
quy định của Điều lệ Đảng và theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.

Quan hệ giữa Tỉnh ủy Bạc Liêu với Huyện ủy Hòa Bình là mối quan hệ
giữa lãnh đạo và phục tùng lãnh đạo. Huyện ủy Hòa Bình chịu sự lãnh đạo trực
tiếp của Tỉnh ủy Bạc Liêu; Huyện ủy Hòa Bình có nhiệm vụ tổ chức quán triệt,
18


vận dụng, cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ
trương, nghị quyết của Tỉnh ủy Bạc Liêu theo chức năng, nhiệm vụ.
Quan hệ giữa Huyện ủy Hòa Bình với chính quyền huyện là quan hệ
giữa lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Huyện ủy Hòa Bình đối với
chính quyền là một điều kiện bảo đảm cho chính quyền các cấp hoạt động đúng
Hiến pháp, pháp luật. Huyện ủy Hòa Bình có chức năng lãnh đạo phát huy tính
chủ động, sáng tạo của chính quyền trong quản lý Nhà nước theo Hiến pháp,
pháp luật. Chính quyền huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,
đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa
phương và cơ quan nhà nước cấp trên đối với các lĩnh vực của đời sống chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh… theo đường lối, quan điểm
của Đảng và luật pháp Nhà nước. Là người lãnh đạo, đồng thời là thành viên
của hệ thống chính trị, Huyện ủy Hòa Bình phải phục tùng pháp luật của Nhà
nước, tôn trọng Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
Quan hệ giữa Huyện ủy Hòa Bình với Mặt trận Tổ quốc và tổ chức
chính trị - xã hội khác là quan hệ giữa lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo. Huyện ủy
Hòa Bình lãnh đạo bằng nghị quyết, thông qua các hoạt động của ban chấp
hành, Ban thường vụ Huyện ủy Hòa Bình, bí thư, các huyện ủy viên, người
đứng đầu Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Thường vụ Huyện ủy
Hòa Bình thay mặt Ban chấp hành Đảng bộ lãnh đạo, chỉ đạo các mặt công
tác đảng và có nhiệm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các Nghị quyết, chỉ
thị của Trung ương, Tỉnh ủy và Nghị quyết, Chỉ thị của Huyện ủy, thay mặt

Huyện ủy lănh đạo kiểm tra toàn diện các mặt công mặt công tác của cấp
ủy đảng, chính quyền và đoàn thể trong huyện, báo cáo với Huyện ủy tại
hội nghị thường kỳ hoặc bất thường về những nội dung quan trọng mà
Thường vụ Huyện ủy giải quyết và chỉ đạo hoạt động của Ban chấp hành và

19


chịu trách nhiệm về các biện pháp, chủ trương của ban chấp hành các đoàn
thể nhân dân.
Quan hệ giữa Huyện ủy Hòa Bình với các đảng ủy xã thuộc huyện Hoà
Bình là quan hệ giữa lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo. Huyện ủy Hòa Bình lãnh
đạo các đảng ủy xã bằng Nghị quyết, thông qua các hoạt động của ban chấp
hành, Ban thường vụ Huyện ủy Hòa Bình, bí thư, các huyện ủy viên, cấp ủy
viên của các đảng ủy xã. Thường vụ Huyện ủy Hòa Bình chỉ đạo hoạt động
của ban chấp hành đảng bộ xã và chịu trách nhiệm về các biện pháp, chủ
trương chỉ đạo các ban chấp hành các đảng bộ xã triển khai thực hiện nhiệm
vụ chính trị của đảng bộ.
* Quan niệm về Huyện ủy Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo xây dựng giao
thông nông thôn
Theo Từ điển tiếng Việt: “lãnh đạo là đề ra chủ trương, đường lối và tổ
chức vận động thực hiện đường lối đó” [26, tr.524]. Đảng lãnh đạo các hoạt
động theo một quy trình thống nhất, chặt chẽ, liên hoàn, bao gồm tổng thể các
khâu, các bước của quy trình lãnh đạo theo phạm vi, quyền hạn nhằm đạt
được kết quả cao theo mục tiêu đã xác định.
Các cấp ủy, tổ chức đảng là bộ phận của Đảng, phải nghiên cứu, quán
triệt, nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định
của cấp trên; vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đơn vị
mình để đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, khả thi; tổ chức
thực hiện nghiêm túc; tăng cường kiểm tra, giám sát; định kỳ tổ chức sơ, tổng

kết, rút kinh nghiệm, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, tổ chức đảng. Cụ thể là:
Một là, nghiên cứu, quán triệt, nắm vững đường lối, quan điểm của
Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp trên; vận dụng sáng tạo và đề ra
các chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, khả thi.
Hai là, tổ chức thực hiện nghị quyết và kiểm tra, giám sát các tổ chức, các
lực lượng quán triệt thực hiện các nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng ở
các cơ quan, địa phương, các cấp, các ngành.
20


Ba là, tổng kết thực tiễn, rút ra những kinh nghiệm trong công tác xây dựng
đảng bộ và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; đổi mới phương thức
lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng.
Từ đó có thể quan niệm: Huyện uỷ Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo xây dựng
giao thông nông thôn là toàn bộ các hoạt động của huyện uỷ từ việc đề ra quyết
định (nghị quyết, kế hoạch...) lãnh đạo xây dựng giao thông nông thôn đến tổ
chức thể chế hóa, chỉ đạo thực hiện và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các quyết định đó, bảo đảm cho hạ tầng, mạng lưới giao thông nông thôn trên địa
bàn huyện phát trỉến nhanh, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
của huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu.
Mục đích lãnh đạo xây dựng giao thông nông thôn của Huyện ủy Hòa Bình
tỉnh Bạc Liêu là bảo đảm cho quá trình xây dựng giao thông nông thôn ở huyện
Hòa Bình đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh
Bạc Liêu, có tốc độ phát trỉến nhanh, đạt hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu.
Chủ thể lãnh đạo xây dựng giao thông nông thôn của huyện Hòa Bình tỉnh
Bạc Liêu là Huyện ủy Hòa Bình. Các tổ chức đảng trong huyện Hòa Bình và
đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp là chủ thể trực tiếp tổ chức lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn của huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc

Liêu theo chủ trương Huyện ủy Hòa Bình đã xác định.
Nội dung lãnh đạo xây dựng giao thông nông thôn của Huyện ủy Hòa Bình:
Thứ nhất, lãnh đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể xây dựng
giao thông nông thôn của Huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu. Trên cơ sở quán triệt
các chủ trương, định hướng của trên, căn cứ điều kiện, khả năng cũng như yêu
cầu và thực trạng phát triển, kinh tế - xã hội của địa phương, Huyện ủy Hòa Bình
lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng và triển khai quy hoạch
tổng thể xây dựng giao thông nông thôn trong từng giai đoạn một cách sát hợp
và khả thi.
21


Thứ hai, lãnh đạo đầu tư xây dựng giao thông nông thôn của huyện Hòa
Bình. Từ quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt, Huyện ủy Hòa Bình căn cứ vào
khả năng và điều kiện cụ thể hàng năm để lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư nhân lực và
vật lực cho quá trình xây dựng giao thông nông thôn một cách hiệu quả. Trong
quá trình đầu tư phải bảo đảm hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, thực hiện đúng
nguyên tắc quản lý tài chính, đồng thời thể hiện được chính sách quan tâm của
Đảng, Nhà nước đối với những vùng trọng điểm, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn
huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.
Thứ ba, lãnh đạo huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế, tranh
thủ các nguồn ngoại lực, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh để xây dựng giao
thông nông thôn. Cùng với việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng cơ chế vận
hành, quản lý phù hợp trong quá trình xây dựng giao thông nông thôn, Huyện ủy
Hòa Bình phải chú trọng tranh thủ được nhiều nguồn lực, đặc biệt coi trọng phát
huy tiềm năng của quần chúng nhân dân đóng góp, tham gia cùng xây dựng giao
thông nông thôn; phát huy vai trò giám sát và quản lý của quần chúng nhân dân
để bảo đảm các nguồn lực, tiềm năng được quản lý chặt chẽ, có hiệu quả trong
quá trình xây dựng giao thông nông thôn.
Phương thức lãnh đạo xây dựng giao thông nông thôn của Huyện ủy

Hòa Bình.
Phương thức lãnh đạo xây dựng giao thông nông thôn của Huyện ủy
Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu là hệ thống các hình thức, phương pháp, biện pháp,
quy trình mà Huyện ủy sử dụng để tác động vào lĩnh vực xây dựng giao thông
nông thôn, các tổ chức hoạt động trên lĩnh vực xây dựng hạ tầng, kết cấu giao
thông nông thôn nhằm thực hiện tốt những nội dung lãnh đạo xây dựng giao
thông nông thôn trên địa bàn huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu. Theo đó, Huyện
ủy Hòa Bình lãnh đạo xây dựng giao thông nông thôn bằng chủ trương, nghị
quyết; bằng công tác tư tưởng, công tác tổ chức nhằm tuyên truyền, giáo dục,
vận động thuyết phục và tổ chức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân
22


dân tích cực tham gia nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn; bằng công
tác kiểm tra, giám sát và bằng phát huy vai trò tiền phong của các tổ chức
đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tham gia xây dựng giao thông nông
thôn ở huyện Hòa Bình.
Quy trình lãnh đạo xây dựng giao thông nông thôn của Huyện ủy Hòa Bình
tỉnh Bạc Liêu bao gồm:
Một là, ra nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn.
Việc ra nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn của Huyện
ủy Hòa Bình có ý nghĩa vô cùng to lớn và tác động trực tiếp đến chất lượng của
quá trình xây dựng giao thông nông thôn trong toàn huyện. Đồng chí Bí thư
Đảng ủy được phân công xây dựng dự thảo Nghị quyết lãnh đạo Đảng bộ theo
quý. Có thể là nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ thường kỳ, trong đó có đề cập nội
dung lãnh đạo thực hiện nhiệmvụ xây dựng giao thông nông thôn; có thể là nghị
quyết chuyên đề về lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn. Dự thảo
nghị quyết sau đó được thông qua trong Ban chấp hành, Ban Thường vụ Huyện
ủy. Nghị quyết được thảo luận tại Hội nghị Huyện ủy nhằm phát huy tối đa sự
đoàn kết gắn bó, tâm huyết và trí tuệ của tập thể để thông qua nghị quyết. Sau đó,

Huyện ủy tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết tới các đảng bộ, chi bộ cơ sở
trong toàn huyện Hòa Bình. Các tổ chức đảng cơ sở có trách nhiệm tổ chức quán
triệt Nghị quyết của Huyện ủy, xây dựng nghị quyết lãnh đạo của Đảng bộ, chi
bộ mình sát hợp với yêu cầu, đặc điểm nhiệm vụ từng địa bàn, từng lĩnh vực;
phát huy tối đa trí tuệ của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ để thảo luận các nội dung, biện pháp thực hiện chủ
trương về xây dựng giao thông nông thônđã được xác định trên từng địa bàn.
Hai là, lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức, lực lượng trong huyện Hòa Bình thực
hiện nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn. Sau khi Huyện ủy ra nghị quyết,
việc lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức, lực lượng thực hiện nhiệm vụ xây dựng giao
thông nông thôncó ý nghĩa quyết định đến kết quả thực hiện Nghị quyết của
Huyện ủy và là minh chứng năng lực lãnh đạo của cấp ủy các cấp. Bí thư Huyện
23


ủy lập kế hoạch phân công trong thường vụ Huyện ủy và chỉ đạo các cơ quan,
đơn vị phổ biến, quán triệt cho mọi đối tượng hiễu rõ, nắm vững các chủ trương,
biện pháp lãnh đạo của Huyện ủy, cụ thể hóa vào cương vị chức trách, nhiệm vụ
của từng cơ quan, đơn vị và cá nhân trong toàn huyện Hòa Bình.
Ba là, kiểm tra, giám sát thực hiện nghị quyết của các tổ chức, lực lượng
trong huyện đối với nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn. Việc kiểm tra, giám
sát thực hiện Nghị quyết phải được tiến hành toàn diện, sâu sát, cụ thể. Kiểm tra
thông qua nhiều hình thức, biện pháp: như lập kế hoạch, phân công đảng ủy viên
kiểm tra các cơ quan, đơn vị theo chức trách. Thông qua các cơ quan tham mưu để
kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết, phát huy vai trò của cấp ủy và người chủ trì các
cấp trong việc chấp hành Nghị quyết của Huyện ủy.
Bốn là, chỉ đạo tiến hành sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm lãnh đạo nhiệm vụ xây
dựng giao thông nông thôn của Huyện ủy Hòa Bình. Đánh giá chất lượng lãnh đạo
nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn của Huyện ủy Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu
được thông qua việc sơ kết, tổng kết thực hiện nghị quyết. Việc sơ kết, tổng kết

được tiến hành theo thường kỳ hàng tháng, quý, năm học đối với nhiệm vụ xây
dựng giao thông nông thôn. Chất lượng sơ kết, tổng kết có ý nghĩa hết sức quan
trọng; sơ kết, tổng kết đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, kinh nghiệm
để kiểm nghiệm chất lượng nghị quyết được ban hành đồng thời đề xuất những vấn
đề cần điều chỉnh, bổ sung để Huyện ủy Hòa Bình tiếp tục xây dựng chủ trương,
biện pháp lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn sát, đúng, có hiệu quả
cao hơn.
* Vai trò sự lãnh đạo của Huyện ủy Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu đối với nhiệm
vụ xây dựng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Hòa Bình.
Một là, sự lãnh đạo của Huyện ủy Hòa Bình là nhân tố quyết định, bảo
đảm nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn đúng chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Huyện ủy Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu là
hạt nhân chính trị, lãnh đạo các lĩnh vực đời sống của huyện Hòa Bình, trong đó
có nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn. Vai trò của Huyện ủy Hòa Bình
24


trong lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn được thể hiện đầy đủ ở
các khâu, các bước của quy trình lãnh đạo, trên tất cả các nhiệm vụ, nội dung
lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn trên địa
bàn huyện Hòa Bình, bảo đảm cho quá trình xây dựng giao thông nông thôn của
huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu đúng theo chủ trương, đường lối của Đảng, nghị
quyết, chỉ thị của cấp trên về nhiệm vụ phát triển đời sống kinh tế - xã hội ở nông
thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Là đại
diện lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ huyện Hòa Bình, Huyện ủy Hòa Bình chịu
trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy Bạc Liêu về toàn bộ các hoạt động
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (trong đó có nhiệm vụ xây
dựng giao thông nông thôn); Huyện ủy Hòa Bình có trách nhiệm kịp thời định
hướng chính trị cho mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoà
Bình đi theo đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và cấp mình.
Huyện ủy Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu có vai trò quan trọng lãnh đạo thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm phát huy tối đa các nguồn lực, khả năng của
các tổ chức, các lực lượng cũng như điều kiện của huyện Hòa Bình vào thực hiện
nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Hòa Bình. Căn cứ
vào chức năng, nhiệm vụ, các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã xác
định và điều kiện, khả năng của huyện Hòa Bình, Huyện ủy Hòa Bình quyết định
những chủ trương, biện pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng giao
thông nông thôn phù hợp và hiệu quả. Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức,
hướng dẫn triển khai nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn trong từng giai
đoạn, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện Hòa Bình. Phát
huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong nhiệm vụ
xây dựng giao thông nông thôn, đồng thời huy động các tổ chức, các lực lượng
trên địa bàn huyện Hòa Bình tích cực tham gia nhiệm vụ xây dựng giao thông
nông thôn.
Hai là, sự lãnh đạo của Huyện ủy Hòa Bình là nhân tố bảo đảm cho sự
thống nhất, sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân
25


trong toàn huyện tập trung cho nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn. Huyện
ủy Hòa Bình có chức năng lãnh đạo đảng bộ và nhân dân trong toàn huyện thực
hiện nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn theo phạm vi, chức trách và mục tiêu,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất
của Huyện ủy, các tổ chức, lực lượng trong huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu có trách
nhiệm quán triệt và thực hiện nội dung, nhiệm vụ xây dựng giao thông nông
thôntheo chủ trương, Nghị quyết mà Huyện ủy Hòa Bình đã xác định. Huyện ủy
Hòa Bình lãnh đạo phối hợp thống nhất hành động của các tổ chức, các lực lượng
trong toàn huyện thực hiện chương trình, kế hoạch xây dựng giao thông nông thôn
trong từng giai đoạn. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức,

lực lượng thực hiện nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn theo chức năng,
nhiệm vụ, bảo đảm cho quá trình xây dựng giao thông nông thôn của huyện Hòa
Bình đi đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
sát hợp và khả thi với điều kiện, khả năng của địa phương.
Thông qua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Huyện ủy Hòa Bình huy
động và phát huy cao nhất khả năng của các tổ chức, các lực lượng trong huyện
để thực hiện nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôncó kết quả. Thông qua
công tác cán bộ, Huyện ủy Hòa Bình chăm lo xây dựng và sử dụng đội ngũ cấp
ủy và cán bộ các cấp ngày càng có chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả thực
hiện nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn ở huyện Hòa Bình.
Ba là, sự lãnh đạo của Huyện ủy Hòa Bình góp phần nghiên cứu, bổ sung,
hoàn thiện đường lối của Đảng, chủ trương của tỉnh Bạc Liêu về xây dựng giao
thông nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thông qua lãnh đạo nhiệm vụ xây dựng giao thông nông thôn, Huyện ủy Hòa
Bìnhtrực tiếp nghiên cứu, tập hợp, phát hiện những vấn đề nảy sinh, những
vướng mắc, bất cập về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và xây dựng giao
thông nông thôn nói riêng trên địa bàn huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu, báo cáo đề
xuất với Tỉnh ủy Bạc Liêu, với Đảng, Nhà nước bổ sung, hoàn thiện chủ trương,
chính sách chăm lo, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng giao thông
nông thôn trên địa bàn đồng bằng Sông Cửu Long. Bằng việc lãnh đạo, tổ chức,
26


×