Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ CHẤT LƯỢNG LÃNH đạo THỰC HIỆN QUY CHẾ dân CHỦ ở cơ sở của các ĐẢNG bộ xã, ở TỈNH hải DƯƠNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.26 KB, 97 trang )

MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Dân chủ là hiện tượng lịch sử xã hội gắn liền với sự tồn tại và phát triển
của đời sống con người. Dân chủ XHCN là một hình thức thể hiện quyền tự
do bình đẳng của công dân, xác định nhân dân là chủ thể của quyền lực. Dân
chủ XHCN là bản chất của chế độ ta vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển đất nước. Nói về vị trí của vấn đề dân chủ và thực hiện dân chủ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh “Dân chủ là của quý báu nhất của
nhân dân” [45, tr.279] và “thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải
quyết các vấn đề kinh tế - xã hội” [46, tr.249].
Dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hoá
bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ
thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức
dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân
dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ chí thức, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
nền dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; mọi đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích
của nhân dân; cán bộ, công chức phải hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ
được giao, tôn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân. Nâng cao ý thức về
quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của
nhân dân. Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ
trực tiếp. Thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở và pháp lệnh thực hiện
dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Theo pháp luật quy định xã là cấp cuối cùng trong hệ thống chính
quyền bốn cấp ở nước ta, cấp thường xuyên trực tiếp với dân và gần dân nhất,
là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú sinh sống. Xã có vai trò, nhiệm vụ to
3



lớn trong việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện mọi đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Sức lan tỏa, độ “ngấm” của các
chủ chương, chính sách, quy chế dân chủ ở cơ sở được thực thi trong cuộc
sống như thế nào phụ thuộc rất lớn vào kết quả hoạt động của hệ thống chính
trị cơ sở, trong đó đảng bộ xã là hạt nhân lãnh đạo.
Nhận thức rõ vai trò của đảng bộ xã về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở, những năm qua. Đảng bộ, chính quyền Hải Dương rất quan tâm đến lãnh
đạo, chỉ đạo nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt là cấp xã.
Đảng bộ các xã, tỉnh Hải Dương đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều nội
dung, biện pháp lãnh đạo để chực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn.
Chất lượng lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở của các đảng bộ xã tỉnh Hải
Dương có những chuyển biến. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, MTTQ…
các xã và các lực lượng về thực hiện dân chủ có những tiến bộ; nội dung
QCDC ở cấp xã nhìn chung đầy đủ, đúng đắn và phù hợp với từng địa
phương; thực hiện khá tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”, tạo được sự đồng thuận trong xã hội …
Bên cạnh những thành tựu đạt được trên đây, chất lượng lãnh đạo thực
hiện QCDC ở cấp xã trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm.
Nhận thức của một số cấp uỷ còn chưa đúng đắn về tầm quan trọng của việc
thực hiện QCDC ở cơ sở; lãnh đạo điều hành chưa thống nhất, chỉ đạo thực
hiện chưa thường xuyên, có nơi còn nặng về hình thức, buông lỏng; sự phối
kết hợp thực hiện chưa hiệu quả; quy trình thực hiện chưa rõ, tình trạng nhũng
nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân vẫn còn xảy ra…
Trước yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng
- an ninh đảm bảo trật tự an toàn xã hội của tỉnh Hải Dương, xây dựng các xã
trên địa bàn tỉnh vững mạnh toàn diện, hơn lúc nào hết cần nâng cao chất
lượng lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ cở của các đảng bộ xã, phường, thị trấn
4



trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đây là vấn đề vừa cơ bản vừa cấp thiết, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn.
Với ý nghĩa đó, tác giả chọn vấn đề “Chất lượng lãnh đạo thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở của các đảng bộ xã, tỉnh Hải Dương hiện nay”
làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Thực hiện QCDC và việc lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở có vị trí
quan trọng đối với việc giữ vững niềm tin của nhân dân với Đảng, với chế độ,
tạo động lực to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy,
trong thời gian vừa qua,vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu
của nhiều nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Tiêu biểu có các nhóm
công trình sau:
*Nhóm các đề tài khoa học
Phạm Văn Thẩm, “Thực trạng và giải pháp thực hiện QCDC ở cấp xã”,
Hải Dương, 2002. Ban Dân vận tỉnh ủy Tiền Giang chủ trì thực hiện đề tài
khoa học: “Nhận thức và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc thực
hiện QCDC ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, 2005. Ban Thường trực Uỷ ban
MTTQ tỉnh Quảng Trị chủ trì đề tài khoa học "Thực hiện QCDC cơ sở trong
giám sát đầu tư của cộng đồng", 2009. Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Kạn chủ trì
đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực
hiện QCDC ở cơ sở xã, phường, thị trấn của tỉnh Bắc Kạn”, 2010. Đề tài đã
đánh giá việc thực hiện QCDC và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao hiệu quả lãnh đạo của cấp uỷ Đảng xã, phường, thị trấn trong việc
xây dựng và thực hiện QCDC cơ sở ở tỉnh Bắc Kạn. Rút ra bài học kinh
nghiệm sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày
18/02/1998 của Bộ Chính trị. Các đề tài trên đã trình bày hệ thống các cơ sở
lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng thực hiện QCDC ở cơ sở,
đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng thực hiện QCDC ở cơ sở của các địa phương cụ thể.
5



* Nhóm các luận văn, luận án
Nguyễn Thị Tâm, Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ với việc thực
hiện QCDC ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học,
Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 2000. Nguyễn Thị Xuân Mai, Thực hiện
QCDC cơ sở ở các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội hiện nay - thực
trạng và giải pháp, Luận án Tiến sĩ chính trị học, Học viện Chính trị quôc gia
Hồ Chí Minh, 2004. Bùi Thị Hạnh, Thực hiện dân chủ cơ sở tại tỉnh Bắc
Giang - Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành quản lý
hành chính công, mã số 603482, Học viện hành chính quốc gia, 2009. Vũ Thị
Nhung, Thực hiện dân chủ cơ sở tại tỉnh Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp,
Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành quản lý hành chính công, mã số 603482,
Học viện hành chính quốc gia, 2012. Nguyễn Văn Phương, Hoạt động của
MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
hiện nay, Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị, Bộ Quốc
phòng, 2014. Bùi Thanh Cao, Hoạt động của tổ chức cơ sở đảng trong thực
hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Hưng Yên hiện nay, Luận án Tiến sĩ
Khoa học chính trị, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, 2015.
Các luận văn, luận án nêu trên đã trình bày một cách hệ thống cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ và QCDC ở
cơ sở, xác định yêu cầu cụ thể và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng
cao chất lượng thực hiện dân chủ, QCDC ở cơ sở theo sát đặc điểm của từng
đối tượng và từng địa phương cụ thể.
*Nhóm các sách tham khảo, chuyên khảo
Nguyễn Thu Cúc, Thực hiện QCDC ở cơ sở trong tình hình hiện nay một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002. Hoàng Chí
Bảo, Dân chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn trong tiến trình đổi mới, Nxb
CTQG, Hà Nội, 2007. Đồng Văn Quân, Thực hiện dân chủ trong các trường
đại học ở nước ta hiện nay,Nxb CTQG – Sự thật, Hà Nội, 2011. Nguyên Văn
6



Nam, Luật tục và việc thực hiện QCDC ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh
Kon Tum, Nxb CTQG - Sự thật, Hà Nội, 2014.
Các cuốn sách đã trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa, đánh giá được
thực trạng thực hiện QCDC cơ sở, đặc biệt trên địa bàn nông thôn nước ta, từ
đó đề xuất các nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng thực hiện QCDC ở cơ
sở ở nước ta hiện nay.
*Nhóm các bài báo khoa học
Trịnh Ngọc Anh, "Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng hệ
thống chính trị ở cơ sở vững mạnh", Tạp chí Cộng sản, số 11, 4/2003. Trần
Bạch Đằng, "Dân chủ ở cơ sở một sức mạnh truyền thống của dân tộc Việt
Nam", Tạp chí Cộng sản, số 35, 12/2003. Phạm Ngọc Quang, “Thực hiện
dân chủ ở cơ sở trong quá trình đổi mới: thành tựu, vấn đề và giải pháp",
Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2004. Huỳnh Đảm, “Nhìn lại 10 năm thực
hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn”, Tạp chí Cộng sản online, 7/2008. Lại
Quốc Khánh, “Vấn đề chế độ dân chủ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh
từ góc nhìn triết học”, Tạp chí Cộng sản, số 23/2010.Lê Công Quyền, “Tiếp
tục thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”, Tạp chí Xây dựng Đảng
online, 10/2013. Từ góc độ lý luận và thực tiễn, các bài viết trên đã luận giải
lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò dân chủ và thực
hiện QCDC cơ sở ở Việt Nam, khái quát sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng,
Nhà nước về thực hiện QCDC ở cơ sở và đề xuất một số nội dung, biện pháp
để thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở .
Toàn bộ các sách, đề tài khoa học, luận văn, luận án, bài báo khoa học
về vấn đề dân chủ, thực hiện QCDC ở cơ sở và lãnh đạo thực hiện QCDC cơ
sở trên là nguồn tài liệu rất quý để tác giả nghiên cứu và kế thừa. Tuy nhiên
do giới hạn về đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cho đến nay vẫn chưa có
một công trình nào nghiên cứu về chất lượng lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ

sở của đảng bộ xã, Tỉnh Hải Dương. Do đó, vấn đề nghiên cứu của luận văn
không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
7


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất
những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ
sở của các đảng bộ xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lãnh đạo và chất lượng
lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở của các đảng bộ xã tỉnh Hải Dương.
- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng lãnh đạo, chỉ rõ nguyên nhân và
rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng lãnh đạo thực hiện QCDC ở
cơ sở của các đảng bộ xã, tỉnh Hải Dương.
- Đưa ra những yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao
chất lượng lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở của các đảng bộ xã trên địa bàn
tỉnh Hải Dương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở của các đảng bộ xã,
tỉnh Hải Dương.
*Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ
sở của các đảng bộ xã, tỉnh Hải Dương (gồm 229 đảng bộ xã). Các số liệu, tài
liệu nghiên cứu, tư liệu, điều tra khảo sát giới hạn từ năm 2011 đến nay. Đơn
vị tiến hành điều tra khảo sát gồm: Thành phố Hải Dương, các huyện Kinh
Môn, Kim Thành, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng với 56 xã.
Đối tượng điều tra khảo sát gồm đảng viên và nhân dân ở các xã trên địa

bàn nói trên.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở những quan điểm cơ bản của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của ĐCSVN
8


về vai trò của quần chúng nhân dân về nhà nước, về vai trò lãnh đạo của đảng
cộng sản về dân chủ, dân chủ XHCN và thực hiện QCDC ở cơ sở.
* Cơ sở thực tiễn
Toàn bộ thực tiễn lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở của đảng bộ xã,
tỉnh Hải Dương và xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh; Các báo cáo tổng
kết về lãnh đạo xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, về lãnh đạo thực hiện
QCDC ở cơ sở nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh Hải Dương; các tài liệu,
tư liệu, số liệu mà tác giả thu thập được trong quá trình nghiên cứu, điều tra
khảo sát được tại các địa phương.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học
liên ngành và chuyên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp hệ thống cấu trúc, logic - lịch sử phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội
học, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm lý luận
về chất lượng lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở;
- Cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho cấp ủy, chính quyền,
MTTQ các cấp ở tỉnh Hải Dương lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nâng
cao chất lượng lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở của các đảng bộ nói chung
và đảng bộ xã nói riêng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,

giảng dạy và học tập tại Trường Chính trị của tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng
chính trị của huyện trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo, phụ lục.

9


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ
Ở CƠ SỞ CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ, TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và những vấn đề cơ bản về
chất lượng lãnh đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của các đảng bộ
xã, tỉnh Hải Dương
1.1.1 Quy chế dân chủ và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh
Hải Dương
* Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
Hải Dương
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh
tế trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam. Tọa độ địa lý của tỉnh Hải Dương là: 20°43'
đến 21°14' độ vĩ Bắc; 106°03' đến 106°38' độ kinh Đông. Phía tây bắc giáp
tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng
Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và
phía tây giáp tỉnh Hưng Yên.Theo quy hoạch năm 2007, Hải Dương nằm
trong Vùng thủ đô với vai trò là một trung tâm công nghiệp của toàn vùng.
Diện tích toàn tỉnh là 1.662 km². Hải Dương được chia làm 2 vùng:
vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm

11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện
Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích
tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đặc thù của tỉnh, nên đa số nhân
dân của các địa phương sinh sống tập trung. Đây cũng là yếu tố thuận lợi để
tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân và triển khai các chương trình, đề án
phát triển KT-XH của địa phương.
10


Đặc điểm cơ cấu dân cư và các vấn đề kinh tế - xã hội, quốc phòng
an ninh
Năm 2011, Hải Dương có 1.718.895 người với 405.090 hộ với mật độ
dân số 1.039 người/km². Thành phần dân số nông thôn chiếm 78,1%; thành thị
chiếm 21,9%. Tỷ lệ trong độ tuổi lao động khoảng 50% dân số. Tuy nhiên về
chất lượng lao động, nghề nghiệp thì tỷ lệ lao động phổ thông còn cao (chiếm
85%), lực lượng cán bộ quản lý có trình độ khoa học kỹ thuật cao còn hạn chế,
phần lớn chưa có kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường. Số lao động
hàng năm tăng nhanh, trung bình khoảng trên 6.000người/1 năm.
Về đơn vị hành chính, tỉnh Hải Dương có 10 huyện, 1 thị xã và 1 thành
phố trực thuộc tỉnh Hải Dương (Thành phố Hải Dương; Thị xã Chí Linh;
Huyện Nam Sách; Huyện Kinh Môn; Huyện Kim Thành; Huyện Thanh Hà;
Huyện Cẩm Giàng; Huyện Bình Giang; Huyện Gia Lộc; Huyện Tứ Kỳ;
Huyện Ninh Giang; Huyện Thanh Miện), với 229 xã, 23 phường, 13 thị trấn.
Có 6 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh là: Kinh, Hoa, Sán Dìu, Sán Cháy, Hà
Nhì, Cà Tu trong đó đa số là người Kinh (chiếm 99,82). Đồng bào các dân tộc
thiểu số sống hoà thuận, đoàn kết và tập trung sinh sống ở các xã miền núi
thuộc thị xã Chí Linh, huyện Kinh Môn.
Hải Dương là khu vực tập trung nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. Mảnh

đất Hải Dương hiện đang lưu giữ khối lượng lớn văn hoá vật thể và phi vật
thể đa dạng, độc đáo với 1.098 di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng. Từ những
dấu ấn thời kỳ đồ đá cũ có niên đại trên 3 vạn năm ở hang Thánh Hoá, núi
Nhẫm Dương, đến những di chỉ, di vật có giá trị của thời đại đồ đồng tại Ðồi
Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà),... Văn hoá
Lý, Trần, Lê, Nguyễn là dòng chảy liên tục và rực sáng trên vùng đất này, đã
tạo nên một không gian văn hoá đặc biệt - nơi kết hợp hài hòa cảnh quan thiên
nhiên hùng vĩ với chiều sâu lịch sử và tâm linh với 133 di tích được xếp hạng
quốc gia mà tiêu biểu là Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phượng Hoàng (Chí Linh).
11


Trong những năm gần đây, kinh tế tỉnh Hải Dương liên tục phát triển
với tốc độ cao. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2015 tăng gấp 2,5 lần
năm 2006, GDP bình quân đầu người giá thực tế tăng từ 9 triệu đồng/người
năm 2006 lên 22,7 triệu đồng/người năm 2015.[60]. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch nhanh theo hướng công nghiệp hoá. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
- công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển dịch từ 26,8% , 43,7% , 29,5% năm
2006 sang 23,0% , 45,6% , 31,4% năm 2015. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn
phát triển tương đối toàn diện, đạt hiệu quả ngày càng cao. Công nghiệp phát
triển với tốc độ cao, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất và gắn với thị
trường, giá trị công nghiệp tăng bình quân 12,2%/năm [60]. Thương mại dịch vụ có chuyển biến tích cực từng bước đáp ứng được yêu cầu sản xuất và
đời sống của nhân dân, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân
13,6%/năm, thị trường đô thị và nông thôn đều phát triển tốt. Hoạt động tài
chính ngân hàng có nhiều tiến bộ. Thu ngân sách tăng từ 1.831 tỷ đồng năm
2006 lên 5.720 tỷ đồng năm 2015[60].
Cấp uỷ, chính quyền các cấp đã thường xuyên chăm lo công tác quốc
phòng - quân sự địa phương, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an
ninh nhân dân và xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc.
[60]. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động kích động,

biểu tình, bạo loạn. Đảm bảo vững chắc an ninh trên các lĩnh vực: văn hóa tư
tưởng, kinh tế, tôn giáo. Công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm
đạt kết quả tích cực. Triển khai thực hiện có kết quả Đề án “Làng an toàn, khu
dân cư an toàn; cơ quan, doanh nghiệp an toàn về an ninh trật tự” trên địa bàn
tỉnh. Giải quyết cơ bản một số "điểm nóng" phức tạp trên địa bàn tỉnh. [60].
* Khái quát về các xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Theo Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 quy định,
các đơn vị hành chính của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được phân định:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉnh chia thành
12


huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia
thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia
thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã;
quận chia thành phường [29]. Như vậy, xã là cấp cuối cùng trong hệ thống
chính quyền bốn cấp ở nước ta, là cấp thường xuyên tiếp xúc với dân và gần
dân nhất. Xã có vai trò rất quan trọng trong việc cụ thể hóa và tổ chức thực
hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
nhà nước ở địa phương. Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện như thế nào trên
địa bàn phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ
sở, trong đó sự lãnh đạo của đảng bộ xã có vai trò quan trọng hang đầu.
Các xã của tỉnh Hải Dương là nơi cộng đồng dân cư làm ăn sinh sống,
tập trung một lực lượng lớn lao động, sản xuất ra lương thực, thực phẩm,
cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, xí nghiệp và các sản phẩm xuất khẩu,
liên kết chặt chẽ với nhau trong các quan hệ dòng họ, làng xóm, nghề nghiệp
và quan hệ kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo…được hình thành từ các làng (thôn,
xóm), có các đặc điểm chung về cấu trúc văn hoá, phong tục, tập quán…
nhưng cũng có nhiều nét riêng biệt; là nơi phản ánh trực tiếp tâm tư, tình cảm,

nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân; nơi tổ chức thực hiện các chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ở nông thôn; nơi cung cấp các
kinh nghiệm thực tiễn để Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tỉnh Hải Dương điều
chỉnh bổ sung, hoàn chỉnh các đường lối, chủ trương phát triển nông nghiệp
nông thôn. Là nơi cư trú và hoạt động của người nông dân, nên mọi biến động
tích cực hay tiêu cực của các xã đều tác động trực tiếp đến sự phát triển chung
của toàn tỉnh Hải Dương nói riêng cũng như của cả nước nói chung như: các
vấn đề về dân số, dân cư, dân chủ… Đây là những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Các xã tỉnh Hải Dương ngoài những nét chung của đơn vị hành chính
cấp xã trên cả nước còn có những khác biệt do điều kiện tự nhiên, xã hội,
13


phong tục, tập quán, truyền thống…ở từng địa phương, tạo lên những nét
riêng của toàn tỉnh Hải Dương trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, quốc phòng, an ninh.
Các xã tỉnh Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có
vị trí địa lý thuận lợi, gần các khu công nghiệp và các thành phố lớn, có điều
kiện, cơ hội đón nhận và tận dụng sự phát triển chung của cả vùng, trước hết
về khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm để
phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hoá phục vụ
cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Các xã, tỉnh Hải Dương là nền tảng, hạt nhân cơ bản thực hiện QCDC cơ
sở, góp phần tạo ra động lực mới, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát
triển. Chính quyền và nhân dân các xã đã phát huy được quyền làm chủ của
nhân dân, xây dựng địa phương giàu đẹp, đảm bảo công bằng xã hội. Tuy vậy,
một số xã vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế bất cập trong thực hiện dân chủ cơ sở,
một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở các địa phương vẫn
chưa nêu cao ý thức làm chủ, còn mang nặng tư tưởng ỷ lại, ngại họp hành, đấu

tranh; phong cách lãnh đạo, quản lý, làm việc của một số cán bộ còn biểu hiện
quan liêu, nể nang, né tránh. Đó là những lực cản đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai
trò của chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong
thực hiện QCDC ở cơ sở của cấp xã, tỉnh Hải Dương hiện nay.
* QCDC ở cơ sở
Cơ sở ở đây, được hiểu là đơn vị ở cấp dưới cùng, nơi trực tiếp thực
hiện các hoạt động sản xuất, công tác… của một hệ thống tổ chức, trong quan
hệ với các bộ phận lãnh đạo cấp trên [50, tr. 27]. Đối với hệ thống tổ chức
hành chính 4 cấp: Trung ương, tỉnh (thành), huyện (quận) và xã (phường, thị
trấn) của Nhà nước ta; xã, phường, thị trấn là các đơn vị hành chính cơ sở
(thường được gọi tắt là cơ sở).
14


Cơ sở là nơi các tầng lớp nhân dân sinh sống hàng ngày, nơi sản xuất,
kinh doanh, lao động, học tập của nhân dân, nơi nảy sinh những nhu cầu đa
dạng, bức xúc hàng ngày trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội; nơi trực tiếp
thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đồng thời
cũng là nơi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tác động
trực tiếp đến đời sống của người dân; nơi có tổ chức cơ sở của Đảng và chính
quyền thay mặt cho Đảng và Nhà nước lãnh đạo nhân dân, quản lý xã hội.
Chính vì vậy, cơ sở là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một
cách trực tiếp và rộng rãi nhất.
Thực hiện dân chủ cơ sở là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để
mọi công dân được hưởng quyền dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhất.
Đây là động lực mạnh mẽ để đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trong tình hình đó, ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số
30/CT-TW về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, trong đó nhấn mạnh:
“Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân

dân ở cơ sở” [4. tr. 5]. Chỉ thị yêu cầu Nhà nước cần ban hành QCDC ở cơ sở
có tính pháp lý, mọi người, mọi tổ chức ở cơ sở đều phải nghiêm chỉnh thực
hiện. QCDC ở cơ sở cần được xây dựng cho phù hợp với đặc điểm của từng
loại cơ sở. Đây là bước đột phá về vấn đề dân chủ, thể hiện bước phát triển
mới về lý luận và thực tiễn xây dựng nền dân chủ XHCN của Đảng ta.
Như vậy, có thể hiểu rằng QCDC ở cơ sở là tổng thể những điều quy
định thành chế độ để mọi người ở cơ sở thực hiện nhằm bảo đảm quyền dân
chủ của nhân dân.
Nội dung QCDC ở cơ sở là những quy định để thực hiện quyền làm chủ
của các tầng lớp nhân dân ở cơ sở trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, nhằm bảo đảm cho mọi tổ chức và hoạt
động ở cơ sở thực sự là của dân, do dân, vì dân.
15


Dân chủ về chính trị: Dân chủ trong hoạch định các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước và ở địa phương liên quan
trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân ở xã.
Dân chủ về kinh tế: Thực hiện quyền của nhân dân trong “Dân biết,
bàn, làm, kiểm tra” các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về phát
triển kinh tế, nhất là các vấn đề liên quan đến lợi ích trực tiếp của nhân dân;
kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dự
toán, quyết toán ngân sách, dự án, công trình đầu tư, tiến độ thực hiện,
phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, kế hoạch sử dụng đất và
phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn xã. Thực hiện
quyền của nhân dân trong bàn và quyết định trực tiếp chủ trương mức đóng
góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp
xã, thôn do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc
khác trong nội bộ công đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.
Dân chủ về văn hoá, xã hội: Dân chủ trong công tác văn hóa, xã hội,

phòng, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội của xã; kết
quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ
xã, thôn; xây dựng hương ước, quy ước làng văn hóa, nếp sống văn minh, giữ
gìn an ninh trật tự, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội. Dân chủ
trong bình xét các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất và xây dựng nhà
tình thương; thực hiện chính sách đối với gia đình có công với cách mạng, gia
đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh được tặng nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm, thẻ
bảo hiểm y tế; giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn xã.
Dân chủ về quốc phòng, an ninh: Dân chủ trong trong bảo đảm chế độ
nghĩa vụ quân sự, xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ và quốc phòng toàn
dân; thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ; chính sách hậu phương quân đội và
chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương; bảo đảm
giữ gìn an ninh, trật tự nơi công cộng, an toàn xã hội trên địa bàn.
16


* Thực hiện QCDC ở cơ sở
Thực hiện QCDC ở cơ sở tỉnh Hải Dương là tổng thể các chủ trương,
biện pháp, cách thức do hệ thống chính trị và nhân dân các xã tiến hành trên
tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh…
bảo đảm cho nhân dân thực hiện đầy đủ, có hiệu quả quyền, lợi ích và nghĩa
vụ của mình theo đúng quy chế, phù hợp với mục tiêu xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - An ninh ở địa phương,phát huy quyền
làm chủ của nhân dân ở địa phương, xây dựng địa phương vững mạnh.
Mục đích thực hiện QCDC ở cơ sở là nhằm bảo đảm cho nhân dân thực
hiện đầy đủ, có hiệu quả quyền, lợi ích và nghĩa vụ của mình theo đúng quy
chế. Mục đích cao nhất của thực hiện QCDC ở cơ sở là để nhân dân phát huy
quyền làm chủ, khơi dậy sức sáng tạo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân trong xã, xây dựng các xã vững mạnh.
Chủ thể lãnh đạo thực hiện QCDC ở xã là đảng bộ, cấp ủy các cấp, chi

bộ trong đảng bộ xã. Đây là yếu tố quyết định nhất đến chất lượng thực hiện
QCDC ở cơ sở các xã.
Lực lượng thực hiện quy chế bao gồm cả hệ thống chính trị bao gồm
chính quyền, mặt trận, các đoàn thể chính trị xã hội, nhân dân… Lực lượng
đó đòi hỏi phải phát huy sức mạnh của tất cả các bộ phận, lực lượng trong
thực hiện QCDC ở cơ sở.
Nội dung thực hiện QCDC ở cơ sở:
Những nội dung công khai để nhân dân được biết. Chính quyền xã có
trách nhiệm thông tin kịp thời và công khai để nhân dân biết những công việc
chính sau: Chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp
đến quyền và lợi ích của nhân dân trong xã, bao gồm: Các nghị quyết của
HĐND, quyết định của UBND xã và của cấp trên liên quan đến địa phương;
các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc
liên quan đến dân; những quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương
17


về đối tượng, mức thu các loại thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ khác đối với
nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn và hàng năm của xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; dự
toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm; dự toán, quyết toán thu chi các
quỹ, chương trình, dự án, các khoản huy động nhân dân đóng góp xây dựng
cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng của xã, thôn và kết quả thực
hiện; các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài
trợ trực tiếp cho xã; chủ trương, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xoá
đói, giảm nghèo; điều chỉnh địa giới hành chính xã và các đơn vị hành chính
liên quan đến xã; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực,
tham nhũng của cán bộ xã, thôn; công tác văn hóa, xã hội, phòng, chống tệ
nạn xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội của xã; sơ kết, tổng kết hoạt
động của HĐND, UBND xã; phương án dồn điền, đổi thửa phục vụ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xã; bình

xét các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất và xây dựng nhà tình
thương; thực hiện chính sách đối với gia đình có công với cách mạng, gia
đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh được tặng nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm, thẻ
bảo hiểm y tế; kết quả lựa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các công
trình thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân
đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã.
Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những công việc sau: Chủ trương
và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công
cộng (điện, đường, trường học, trạm y tế, nghĩa trang, các công trình văn hóa,
thể thao); Xây dựng hương ước, quy ước làng văn hóa, nếp sống văn minh,
giữ gìn an ninh trật tự, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội; Các
công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư thôn, phù hợp với quy định của pháp
luật hiện hành; Thành lập Ban Giám sát các công trình xây dựng do dân đóng
góp; Tổ chức bảo vệ sản xuất, kinh doanh giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao
thông, vệ sinh môi trường và các hoạt động khác trên địa bàn xã, thôn.
18


Những việc chính quyền xã có trách nhiệm đưa ra nhân dân thảo luận
hoặc tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định (hoặc trình cấp có
thẩm quyền quyết định) gồm có: Dự thảo nghị quyết của HĐND xã; Dự thảo
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của xã,
phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất và phương án phát triển
ngành nghề; Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở địa phương và
việc quản lý, sử dụng có hiệu quả quỹ đất công ích của xã; Phương án quy
hoạch khu dân cư; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới; kế hoạch, dự
án huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng do xã quản lý; Dự thảo đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới
hành chính xã, đề án chia tách, thành lập thôn; Dự thảo kế hoạch triển khai
các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã; Chủ trương, phương án

đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng cơ sở, tái định cư; Giải quyết
việc làm cho người lao động trên địa bàn xã;
Những việc nhân dân ở xã giám sát gồm có: Hoạt động của chính
quyền xã, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức nghề nghiệp
ở xã; Kết quả thực hiện nghị quyết của HĐND và quyết định, chỉ thị của
UBND xã; Hoạt động và phẩm chất đạo đức của Chủ tịch HĐND và Chủ tịch
UBND, hoạt động của đại biểu HĐND xã, của cán bộ UBND xã và cán bộ,
công chức hoạt động tại địa phương; Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân tại địa phương; Dự toán và quyết toán ngân sách xã; Quá trình tổ chức
thực hiện công trình, kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình do nhân dân
đóng góp xây dựng và các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và
cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã; Các công trình của cấp trên triển khai
trên địa bàn xã có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, an ninh, trật tự, văn hoá xã hội, vệ sinh môi trường và đời sống của nhân dân địa phương; Quản lý và
sử dụng đất đai tại xã; Thu, chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của Nhà
nước, các khoản đóng góp của nhân dân; Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải
19


quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng liên quan đến cán bộ xã; Việc thực
hiện chế độ, chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia
đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước, chính sách bảo hiểm
xã hội, bảo trợ xã hội.
Phương thức thực hiện QCDC ở xã bao gồm hai hình thức: dân chủ đại
diện (dân chủ gián tiếp) và dân chủ trực tiếp.
Dân chủ trực tiếp là phương thức thể hiện ý chí trực tiếp của chủ thể
quyền lực đối với những vấn đề cơ bản, trọng yếu. Ở cơ sở, việc bầu đại biểu
HĐND (HĐND) xã; bầu trưởng thôn; góp ý xây dựng chính quyền; bàn và
quyết định mức đóng góp xây dựng công trình phúc lợi công cộng của thôn,
xây dựng hương ước, qui ước làng,… là các hình thức dân chủ trực tiếp.
Dân chủ đại diện là hình thức thể hiện ý chí không trực tiếp của chủ thể

quyền lực mà thông qua các đại diện do chủ thể đó ủy quyền thực hiện. Nhân
dân giữ quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của đại biểu, cơ quan đại diện. Ở
cơ sở, đại diện có thể là trưởng thôn, đại diện các đoàn thể và đại biểu HDND
ở cấp xã.
Dân chủ trực tiếp hay dân chủ đại diện, mỗi hình thức có mặt mạnh và
cũng có mặt hạn chế, mỗi hình thức thích hợp cho những nội dung dân chủ cụ
thể, đồng thời có quan hệ tác động, giao thoa lẫn nhau.
Dân chủ trực tiếp có đặc điểm là không qua trung gian, nhân dân có
quyền quyết định trực tiếp những vấn đề họ quan tâm. Nhưng chất lượng của
dân chủ trực tiếp phụ thuộc nhiều vào trình độ kinh tế và dân trí, nếu người
dân còn thiếu ý thức pháp luật thì sẽ làm giảm hiệu quả thực hiện dân chủ trực
tiếp. Dân chủ đại diện có ưu điểm xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tập trung
được thông tin, quyền lực và quyết định nhanh. Tuy nhiên, dân chủ đại diện
dễ dẫn đến độc đoán, quan liêu, xa rời nhân dân. Dân chủ đại diện đòi hỏi
phải có cơ chế kiểm tra, giám sát tốt. Do đó, trong quá trình thực hiện dân chủ
ở cơ sở, hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện có thể bổ khuyết
và hỗ trợ lẫn nhau.
20


Cơ chế lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện QCDC ở cấp xã được thực
hiện theo nguyên tắc: Đảng bộ lãnh đạo, chính quyền cấp xã quản lý, nhân
dân làm chủ. Cơ chế này là hệ thống chỉnh thể, phân định rõ ràng chức năng,
nhiệm vụ của từng bộ phận, từng lực lượng nhằm phát huy, sức mạnh tổng
hợp trong thực hiện QCDC ở cơ sở, đồng thời chỉ rõ mối quan hệ giữa các
thành tố trong quá trình thực hiện, tránh hiện tượng chồng chéo, lấn sân hoặc
thoái thác, đùn đẩy.
* Vai trò thực hiện QCDC ở cấp xã
Một là, thực hiện quy chế dân chủ ở xã góp phần nâng cao ý thức làm
chủ của người dân, đáp ứng lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân,

phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sự đồng thuận trong xã
hội. Bản chất của chế độ XHCN là dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân. Việc ban hành và thực hiên nghiêm túc QCDC ở cơ sở sẽ nâng cao ý
thức làm chủ của người dân. Nhân dân thấy được quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm của mình để từ đó phát huy sức sáng tạo, xây dựng và phát triển quê
hương, làng xã. Đồng thời, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ cũng sẽ
thấy rõ được chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình trong thực hiện dân chủ.
Không khí dân chủ được hình thành và phát huy, niềm tin của nhân dân với
Đảng, với chính quyền được củng cố và tăng cường sẽ góp phần nâng cao sự
đồng thuận trong xã hội, không để xảy các hiện tượng tiêu cực xã hội.
Hai là, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là nhân tố có ý nghĩa trực
tiếp quyết định thực hiện thắng lợi mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước ở cơ sở. Cơ sở là cầu nối quan trọng để
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp Nhà nước đi vào
cuộc sống. Do đó, thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, nhân dân sẽ được thông tin
đầy đủ về nội dung chủ trương, chính sách mới của Đảng đồng thời động viên
nhân dân phát huy tinh thần làm chủ của mình, góp sức thực hiện thắng lợi
mọi chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước.
21


Ba là, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng
trong xây dựng địa phương vững mạnh thực hiện QCDC ở cơ sở sẽ phát huy
cao độ quyền làm chủ của nhân dân theo đúng phương châm: dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra. Điều này sẽ tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội,
góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương vững mạnh giảm thiểu
tối đa những biểu hiện tiêu cực làm cho kinh tế - xã hội ở địa phương không
ngừng phát triển, quốc phòng - An ninh được củng cố, thực tế đã chỉ ra rằng,
ở đâu và khi nào QCDC ở cơ sở được thực hiện tốt thì khi ấy và ở đó cơ sở
chính trị - xã hội của địa phương vững mạnh và ngược lại. Ở đâu, khi nào

thực hiện QCDC ở cơ sở làm qua loa, đại khái thì ở đó và khi đó sẽ xảy ra
những hiện tượng mất ổn định, trật tự, xuất hiện tình trạng khiếu nại, tố cáo,
tụ tập đông người.
1.1.2 .Những vấn đề cơ bản về chất lượng lãnh đạo thực hiện Quy chế
dân chủ ở cơ sở của các đảng bộ xã, tỉnh Hải Dương
* Đảng bộ xã ở tỉnh Hải Dương:
Điều 10, Điều lệ Đảng (Khoá XI) quy định: Hệ thống tổ chức của Đảng
được tương ứng với hệ thống tổ chức chính trị của Nhà nước {25, tr19} theo
đó, đảng bộ xã ở tỉnh Hải Dương là tổ chức đảng cấp trên chi bộ được lập ở
xã theo quyết định của đảng uỷ cấp trên, là hạt nhân lãnh đạo chính trị, lãnh
đạo mọi mặt trong xã theo chức năng, nhiệm vụ, nội dung và quyền hạn quy
định, là trung tâm đoàn kết trong xã.
Đảng bộ xã, tỉnh Hải Dương không gồm các doanh nghiệp, đơn vị sự
nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở khác. Các
chi bộ cơ sở trực thuộc đảng ủy xã là các chi bộ thôn, chi bộ cơ quan, trường
học, trạm xá.
Trên cơ sở Điều lệ ĐCSVN (khóa XI) quy định về chức năng, nhiệm vụ
của TCCSĐ và Quy định 95 - QĐ/TW ngày 03/3/2004 của Ban Bí thư Trung
ương, đảng bộ xã, tỉnh Hải Dương có chức năng là hạt nhân chính trị, lãnh
22


đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước; lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở xã,
phường, thị trấn vững mạnh, giàu đẹp, văn minh; không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa
vụ đối với Nhà nước
Nhiệm vụ của đảng bộ xã tỉnh Hải Dương được thể hiện cụ thể ở những
nội dung sau:
Một là, lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, an ninh quốc phòng

Lãnh đạo chính quyền thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội theo nghị quyết đại hội của đảng bộ, chi bộ xã và của cấp trên;
phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo thêm việc làm
mới cho người lao động; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước; xây
dựng nông thôn giàu đẹp, văn minh; lãnh đạo nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
quản lý và sử dụng đất hợp lý; thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng
(điện, đường, trường, trạm...) ; quản lý và sử dụng tốt các nguồn vốn vay, vốn
nhân dân đóng góp và các nguồn vốn khác; phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo
dục, y tế, bảo vệ môi trường, thực hiện tốt các chính sách xã hội, xoá đói,
giảm nghèo.
Lãnh đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện tốt
phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; giám sát mọi hoạt
động ở cơ sở theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước; mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương; kịp thời giải
quyết những vướng mắc phát sinh trong cộng đồng dân cư ở cơ sở theo đúng
luật pháp, không để tích tụ mâu thuẫn trở thành những điểm nóng, không để
xảy ra tình trạng khiếu kiện tập thể, vượt cấp hoặc lợi dụng dân chủ để làm
mất ổn định chính trị ở nông thôn.
23


Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và chính sách hậu
phương quân đội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đề cao
tinh thần cảnh giác cách mạng, bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước,
của tập thể, tính mạng và tài sản của nhân dân; ngăn chặn và đẩy lùi các tệ
nạn xã hội, nhất là ma tuý, mại dâm.
Hai là, lãnh đạo công tác tư tưởng
Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo

đức, tác phong Hồ Chí Minh và phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên;
xây dựng tình đoàn kết, gắn bó tình làng, nghĩa xóm, đùm bọc, giúp đỡ lẫn
nhau; tuyên truyền, vận động làm cho nhân dân hiểu và chấp hành đúng
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các
nhiệm vụ của địa phương.
Ba là, lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ
Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị;
xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tích
cực tạo nguồn cán bộ tại chỗ; xây dựng quy chế về công tác tổ chức, cán bộ;
nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đãi ngộ đối
với cán bộ thuộc quyền; quản lý và kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với
cán bộ ở cơ sở theo phân cấp; giới thiệu người đủ tiêu chuẩn, có tín nhiệm
trong tổ chức đảng và nhân dân để bầu vào các chức danh chủ chốt của hội
đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân
theo luật định và điều lệ của mỗi tổ chức.
Bốn là, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
Lãnh đạo xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở xã
vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định và điều lệ của
mỗi đoàn thể. Thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, tôn giáo của Đảng và
Nhà nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của
24


nhân dân; lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia xây
dựng, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước và các nhiệm vụ của địa phương.
Năm là, xây dựng tổ chức đảng
Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong
sạch, vững mạnh, gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; nâng

cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên;
giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu,
phấn đấu trở thành người lao động giỏi, công dân mẫu mực; cấp uỷ xây dựng
kế hoạch, biện pháp quản lý, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện để đảng
viên hoàn thành nhiệm vụ được giao; làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển
đảng viên; xây dựng cấp uỷ và bí thư cấp uỷ bảo đảm tiêu chuẩn về phẩm
chất, năng lực, thực sự là trung tâm đoàn kết, hoạt động có hiệu quả, được
đảng viên và nhân dân tín nhiệm.
* Đặc điểm của đảng bộ xã, tỉnh Hải Dương
Đảng bộ xã, tỉnh Hải Dương là loại hình được thành lập theo đơn vị hành
chính cấp xã. Đảng bộ các xã, tỉnh Hải Dương có một số đặc điểm vừa thể
hiện nét chung với đảng bộ xã, phường, thị trấn trên cả nước, vừa có nét đặc
thù phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương:
Một là, đảng bộ, chi bộ xã, tỉnh Hải Dương chiếm số lượng lớn trong
tổng số tổ chức cơ sở đảng của tỉnh Hải Dương. Đội ngũ đảng viên phần
đông làm nghề nông, sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn.
Tính đến 31/12/2015, Đảng bộ tỉnh Hải Dương có 791 TCCSĐ, trong đó
265 đảng bộ xã, phường, thị trấn (229 đảng bộ xã). Đội ngũ đảng viên ở nông
thôn về cơ cấu và phân bố lực lượng giữa các vùng không đều, đa dạng về
tuổi đời và tuổi Đảng, số đông đảng viên phát triển từ cơ sở, chủ yếu làm
nghề nông. Với đặc điểm địa hình, dân cư và tâm lý thuần nông, số cán bộ
cấp xã có trình độ đại học, sau đại học chưa nhiều, tính bảo thủ trong đội ngũ
25


cán bộ còn nặng. Mặt khác, do đặc điểm cố kết cộng đồng, yếu tố dòng tộc,
làng, xóm chi phối lớn nên tình trạng vi phạm dân chủ hay dân chủ hình thức
của cán bộ cơ sở khu vực nông thôn còn xảy ra khá phổ biến.
Hai là, đảng bộ các xã, tỉnh Hải Dương chủ yếu hoạt động trong môi
trường nông thôn - nơi đang thực hiện chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp,

nông thôn và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Đây là vùng
còn nhiều khó khăn về giao thông, thông tin liên lạc, nhất là các xã xa trung
tâm thành phố, thị trấn; trình độ dân trí không cao, đời sống nhân dân còn
nhiều vất vả, thiếu thốn so với các tỉnh lân cận. Vì vậy, các đảng bộ xã lãnh
đạo chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội huy động tổng hợp
sức mạnh của toàn xã hội tham gia đóng góp sức người, sức của thực hiện
nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng các xã, thôn (làng, xóm) với
tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trên cơ sở các nội dung, quy định
của QCDC ở cơ sở, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”.
Ba là, đối tượng lãnh đạo của đảng bộ các xã, tỉnh Hải Dương chủ yếu
là nông dân, làm nông nghiệp với nhiều nét đặc trưng của cư dân trồng lúa
nước. . Nhân dân ở các xã chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, lợi nhuận thu
được từ hoạt động sản xuất không nhiều nên đời sống còn không ít khó khăn,
vất vả. Do đặc điểm làng, xã vùng đồng bằng sông Hồng, quan hệ của người
dân các xã, tỉnh Hải Dương có tính cộng đồng cao, gắn bó, cố kết chặt chẽ với
nhau qua nhiều đời, nhiều thế hệ. Người dân rất coi trọng tính tập thể, cộng
đồng. Tuy nhiên, mặt trái của quan hệ dòng họ, huyết thống, tình làng, nghĩa
xóm dễ dẫn đến biểu hiện cục bộ địa phương, co kéo cho gia tộc, dòng họ
theo quan niệm “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Mặt khác, lối sống
“trọng tình cảm” nên thường đẩy cái "lý" (luật pháp) xuống hàng thứ hai sau
cái “tình”, thậm chí còn có biểu hiện coi thường phép nước (pháp luật), "Phép
vua thua lệ làng". Với nghề nông làm chính nên vẫn còn tồn tại tâm lý tiểu
nông, manh mún, nhỏ lẻ, bảo thủ, cục bộ, nể nang, xuôi chiều, ngại va chạm,
26


ngại đấu tranh và những căn bệnh gia trưởng, quan liêu, hách dịch; còn tồn tại
những phong tục tập quán lạc hậu.
Bốn là, các đảng bộ xã, tỉnh Hải Dương hoạt động trong môi trường có
nhiều nét văn hóa đa dạng và riêng biệt; nhiều làng nghề và sản phẩm đã trở

thành “thương hiệu” Hải Dương.
Hải Dương là một trong những vùng đất "địa linh nhân kiệt", vùng văn
hoá và văn hiến tâm linh chính của cả nước. Theo dòng lịch sử đã để lại cho
Hải Dương 1.098 di tích lịch sử, trong đó có 133 di tích được xếp hạng cấp
quốc gia và nhiều di tích được xếp hạng đặc biệt như Côn Sơn, Kiếp Bạc,
Phượng Hoàng…, có nhiều đình chùa, miếu mạo. Hải Dương là quê hương
của vải thiều Thanh Hà nổi tiếng; quê hương của bánh đậu xanh (thành phố
Hải Dương), bánh gai (Ninh Giang); hành tỏi (Kinh Môn). Đây là những làng
nghề nổi tiếng, đã làm nên thương hiệu trong và ngoài nước. Đây là điều kiện
để đảng bộ xã lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát huy thế mạnh
của địa phương.
Những đặc điểm nêu trên đều có những thuận lợi và có những yếu tố khó
khăn, cản trở, tác động đến chất lượng lãnh đạo thực hiện thực hiện QCDC ở
cơ sở của các đảng bộ xã, tỉnh Hải Dương.
* Quan niệm lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở của các đảng bộ xã,
Tỉnh Hải Dương.
Lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở của các đảng bộ xã, Tỉnh Hải Dương
là toàn bộ những hoạt động của đảng bộ xã tác động đến việc tổ chức thực
hiện QCDC ở xã, nhằm làm cho QCDC được thực hiện đúng mục đích, yêu
cầu, nội dung, phương thức,cơ chế thật sự phát huy quyền làm chủ, sức sáng
tạo của nhân dân trong xã.
Chủ thể lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở của các đảng bộ xã, Tỉnh Hải
Dương là đảng bộ xã, trực tiếp là: đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy xã, các chi
ủy, các chi bộ trực thuộc và toàn thể đội ngũ đảng viên của đảng bộ.
27


×