Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ CÔNG tác GIÁO dục PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG bào dân tộc THIỂU số ở HUYỆN đầm dơi, TỈNH cà MAU HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.88 KB, 121 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

3

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN
CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN ĐẦM DƠI TỈNH CÀ MAU

10

1.1. Đồng bào dân tộc thiểu số và những vấn đề cơ bản về công tác
giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn
huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau

10

1.2. Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm công tác giáo
dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện
Đầm Dơi tỉnh Cà Mau

34

Chương 2. YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẦM
DƠI TỈNH CÀ MAU HIỆN NAY

55


2.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu tăng cường công tác giáo
dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện
Đầm Dơi tỉnh Cà Mau hiện nay

55

2.2. Những giải pháp tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà
Mau hiện nay

64

KẾT LUẬN

95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

97

PHỤ LỤC

101

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
GDPL là hoạt động thường xuyên, cơ bản, lâu dài của mọi Nhà nước; xã hội

càng phát triển hiện đại thì nhu cầu nắm pháp luật của người dân càng cao, do đo
càng đặt ra yêu cầu cao cho công tác tuyên truyền, phổ biến GDPL. Ở nước ta hiện
nay, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, nhất là yêu cầu xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, đòi hỏi công tác
GDPL noi chung, GDPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà
Mau noi riêng phải được đặc biệt coi trọng. Ý thức được điều đo, những năm gần
đây công tác này đã được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm lãnh, chỉ đạo đạt
được nhiều kết quả, gop phần thiết thực vào nâng cao nhận thức pháp luật của đồng
bào, nhờ đo mà đời sống của đồng bào không ngừng được cải thiện và nâng lên về
mọi mặt. Trình độ hiểu biết pháp luật, hiểu biết quyền và nghĩa vụ của công dân
từng bước được nâng lên; đồng bào luôn tin tưởng và tích cực thực hiện đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đo một số cán bộ trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng,
bộ máy chính quyền, ban ngành địa phương còn nhận thức chưa đầy đủ về công tác
này, chưa thấy rõ vai trò, sự cần thiết phải tuyên truyền, GDPL cho đồng bào, còn
đùn đẩy, dựa dẫm, ỉ lại lẫn nhau. Một bộ phận đồng bào DTTS co thoi quen sống và
làm việc theo lối duy tình, coi trọng phong tục tập quán hơn pháp luật, tình trạng
“phép vua thua lệ làng” còn khá phổ biến; mặt khác do trình độ dân trí của đồng bào
dân tộc nhìn chung thấp, điều kiện tiếp cận và khả năng nhận thức về pháp luật rất
hạn chế, ý thức tự giác chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, qui chế, qui định của địa phương còn chưa cao.
Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân, bảo đảm cho mọi quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; đồng thời để thực hiện quyền làm
chủ của Nhân dân và gop phần đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù
địch, chống cộng đang lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc,
sắc tộc để ráo riết triển khai chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ; kích

3



động tư tưởng li khai nhằm vào đồng bào DTTS ở địa phương, cơ sở, thì vấn đề
giáo dục nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào DTTS càng trở lên hết sức
quan trọng, thật sự trở thành vấn đề cấp bách đặt ra với các cấp ủy, chính quyền, các
cơ quan, ban ngành chức năng ở địa phương.
Mặt khác, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng bộ huyện Đầm Dơi đề
ra trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, đối với công tác phổ biến GDPL, đòi hỏi các chủ
thể của hoạt động này phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để đổi mới, nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác GDPL bảo đảm phù với từng đối tượng, đặc biệt là
với người đồng DTTS.
Xuất phát từ tất cả những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Công tác giáo
dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà
Mau hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Công tác GDPL noi chung và GDPL cho đồng bào DTTS noi riêng luôn là một
vấn đề hết sức quan trọng, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và
các cán bộ lãnh đạo của Đảng, cán bộ quản lý của Nhà nước. Đến nay đã nay co khá
nhiều công trình, đề tài, nghiên cứu về vấn đề này đã được nghiệm thu, công bố dưới
nhiều goc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau, tiêu biểu co các công trình sau:
* Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa pháp luật
- Lê Minh Tâm (1998), “Vấn đề văn hoa pháp luật ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay”, Tạp chí Luật học.
- Lê Thanh Thập (1999), “Mấy suy nghĩ về văn hoa và văn hoa pháp luật ở
nước ta”, Tạp chí Luật học.
- Hoàng Thị Kim Quế (2004), “Văn hoa pháp lý – dòng riêng giữa nguồn
chung của văn hoa dân tộc Việt nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật.
- Lê Đức Tiết (2005), Văn hoa pháp lý Việt nam, Nxb Tư pháp, Hà nội.
- Nguyễn Văn Động (2006), “Văn hoa pháp lý trong điều kiện phát huy dân
chủ ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật.
- Lê Vương Long (2006), “Văn hoa pháp lý Việt nam trong xu thế toàn cầu

hoa”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp.

4


- Dương Thế Bằng (2006) xây dựng môi trường văn hoa pháp luật của đơn vị
học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự hiện
nay, luận văn Thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự.
- Phạm Duy Nghĩa (2008), “Gop phần tìm hiểu văn hoa pháp luật”, Tạp chí
khoa học – Đại học Quốc gia Hà nội.
- Nguyễn Thị Hồi (2008), “Ý thức pháp luật và văn hoa pháp luật”, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật.
Sau khi các tác giả đi sâu luận giải môi trường văn hoa pháp luật, văn hoa
pháp lý, ý thức pháp luật, và những vấn đề co liên quan đến văn hoa pháp luật, nêu
lên được những thực trạng và kinh nghiệm xây dựng kiến thức pháp luật, đồng thời
các tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả về pháp luật, nhằm
nâng cao nhận thức cho các tổ chức, các lực lượng; xây dựng đồng bộ các thành tố
và phát huy tác dụng của văn hoa pháp luật; Duy trì nghiêm việc thực hiện pháp luật
Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội, các chế độ quy định của đơn vị; tích cực
đấu tranh ngăn chặn những hiện tượng, hành vi vi phạm pháp luật Nhà nước, các
chế độ quy định của đơn vị; tích cực đấu tranh ngăn chặn những hiện tượng, hành vi
vi phạm pháp luật Nhà nước. Tuy nhiên, do goc độ nghiên cứu, nên các công trình
trên chưa đi sâu nghiên cứu đến vấn đề phổ biến, GDPL cho Nhân dân, cho đồng
bào DTTS noi chung ở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau noi riêng.
* Nhóm các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến công tác giáo
dục, phổ biến pháp luật.
- Phùng Văn Tửu (4/1985), “GDPL để tăng cường pháp chế xã hôi chủ nghĩa
và xây dựng con người mới”, Tạp chí Giáo dục lý luận.
- Nguyễn Trọng Bích (4/1989), “Giáo dục ý thức pháp luật”, Tạp chí Xây
dựng Đảng.

- Viện Nhà nước và pháp luật – Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn, “Cơ
sở khoa học của việc xây dựng ý thức pháp luật và lối sống pháp luật”, Đề tài khoa
học cấp nhà nước, mã số KX,07-17 năm 1995.
- Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, “Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về GDPL trong thời kỳ đổi mới”, Đề tài khoa học cấp Bộ,mã số 92-98223-ĐT năm 1995.

5


- Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (1994), “Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về GDPL trong công cuộc đối mới”, Đề tài khoa học cấp Bộ.
- Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai (1995), Bàn về GDPL, Nxb CTQG, HN.
- Hồ Việt Hiệp (9/2000), “Xã hội hoa công tác PB GDPL trong tình hình
mới”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật.
- Lê Đức Tụ (2000), "Đổi mới công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay", Đề tài cấp Tổng cục, Nxb QĐND.
- Lê Đức Tụ (2/2004), "Tăng cường công tác PB và nâng cao chất lượng
GDPL trong quân đội thời kỳ mới", Tạp chí Quốc phòng toàn dân.
Các tác giả đã nghiên cứu thành công co nhiều đong gop quan trọng đối với
công tác GDPL cho các đối tượng cụ thể, đã làm rõ một số vấn đề cơ bản về
GDPL: phân tích làm rõ bản chất của quá trình GDPL; mối quan hệ giữa GDPL,
với giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức và các dạng giáo dục khác; chỉ
rõ mục đích, vai trò, chủ thể, nội dung, hình thức, phương tiện, phương pháp,
hiệu quả của GDPL.
Theo các tác giả, bản chất của quá trình GDPL là hoạt động co tổ chức, co
định hướng của các chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm mục
đích hình thành ở họ tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với đòi hỏi của
hệ thống pháp luật hiện hành. Mục đích của GDPL là hình thành, làm sâu sắc và
từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật cho công dân; hình thành lòng tin
pháp luật; hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật cho công dân.

Về hình thức GDPL, các tác giả đã đề cập các hình thức chủ yếu là: phổ biến, noi
chuyện về pháp luật, tổ chức các câu lạc bộ, các đội thông tin, PB, cổ động, các cuộc
thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền qua báo chí, phương tiện thông tin đại chúng; giáo
dục qua các hình thức văn học, nghệ thuật; dạy và học trong các nhà trường.
Về hiệu quả GDPL, theo các tác giả được biểu hiện ở tri thức trạng thái tình
cảm pháp luật, động cơ và hành vi tích cực pháp luật của đối tượng sau quá trình
giáo dục; phí tổn vật chất, thời gian, tinh thần trong GDPL. Tuy nhiên, những công
trình trên chưa đi sâu nghiên cứu làm rõ những vấn đề liên quan đến nâng cao chất
lượng GDPL để hình thành tính tự giác chấp hành pháp luật của học viên.

6


- Tổng cục chính trị (2000), Đổi mới công tác phổ biến GDPL trong Quân đội
nhân dân hiện nay, Nxb QĐND, Hà Nội. Công trình đã luận giải làm rõ khái niệm,
vai trò, mục đích, nhiệm vụ của phổ biến, GDPL. Phân tích, luận giải về các thành
tố của PB GDPL và làm rõ đặc điểm của phổ biến, GDPL trong quân đội. Các tác
giả đã đi sâu đánh giá thực trạng của công tác phổ biến GDPL trong quân đội những
năm qua, chỉ rõ những ưu, khuyết điểm, nguyên nhân của no và đưa ra những dự
báo về nhiệm vụ phổ biến GDPL trong quân đội trong thời gian sắp tới.
Về các giải pháp đổi mới công tác phổ biến GDPL trong quân đội giai đoạn
hiện nay, công trình đề cập tới các giải pháp lớn là: Đổi mới nội dung giáo dục; đổi
mới hình thức phương pháp giáo dục; tăng cường công tác tổ chức bảo đảm cho
giáo dục, nhưng chưa đề cập đến vấn đề nâng cao chất lượng GDPL.
- Nguyễn Xuân Quân (2009), Một số vấn đề về xây dựng, quản lý, khai thác tủ
sách pháp luật của đồn biên phòng, Tạp chí khoa học giáo dục Biên phòng, số
9/2009.
Tác giả khẳng định tủ sách pháp luật là công cụ để tuyên truyên, phổ biến,
GDPL, GDPL thông qua tủ sách pháp luật co những thuận lợi và ưu thế riêng. Để
nâng cao hiệu quả GDPL thông qua tủ sách pháp luật, theo tác giả cần: nhận thức

đúng vai trò, nhiệm vụ của tủ sách pháp luật; xác định rõ đối tượng phục vụ và nội
dung của tủ sách pháp luật; quản lý, khai thác co hiệu quả tủ sách pháp luật; thực hiện
tốt việc luân chuyển, trao đổi sách giữa các đồn.
* Nhóm những công tình nghiên cứu tiêu biểu liên quan
đến ý thức pháp luật.
- Nguyễn Quang Vinh (1997), Quá trình phát triển ý thức pháp luật của đội
ngũ sĩ quan cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, luận văn
Thạc sĩ KHXHNVQS, Học viện Chính trị quân sự.
- Đào Trí Úc (1995), "Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật", Đề tài khoa học
cấp Nhà nước KX 07-17 do Pho Giáo sư, Tiến sĩ Đào Trí Úc (Chủ nhiệm).
- Nguyễn Đình Lộc (1996), "Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa và vấn đề giáo
dục pháp luật cho nhân dân lao động" - Luận án Pho tiến sỹ Khoa học chính trị.

7


Các công trình trên đã đi sâu làm rõ bản chất, vai trò của ý thức pháp luật, tập
trung phân tích những vấn đề co tính quy luật của quá trình phát triển ý thức pháp
luật. Quá trình hình thành ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ
nhiệm vụ chính trị, do nhiệm vụ chính trị quy định, phục vụ nhiệm vụ chính trị, gắn
với yêu cầu chức trách của người cán bộ; phải bảo đảm quan hệ biện chứng, thống
nhất quy định và phụ thuộc lẫn nhau giữa giáo dục thuyết phục và cưỡng bức, giữa
kỷ luật nghiêm minh với tự giác tiếp nhận và kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư
tưởng với công tác tổ chức; là quá trình tác động toàn diện tới các bộ phận cấu
thành của ý thức cá nhân, bảo đảm sự phát triển hài hòa phẩm chất nhân cách người
cán bộ; phải trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Các tác giả đã đề xuất, luận giải được những giải pháp cơ bản về đổi mới công
tác GDPL, nâng cao trình độ tri thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ. Theo các tác giả,
để nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ phải đưa pháp luật vào giảng dạy
trong các nhà trường, pháp luật phải trở thành môn học bắt buộc trong các nhà

trường; công tác GDPL phải tiến hành thường xuyên; phát huy tinh thần tự nghiên
cứu, học tập pháp luật của đội cán bộ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn; đề xuất
những giải pháp tăng cường công tác GDPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện
Đầm Dơi tỉnh Cà Mau hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn làm rõ những vấn đề cơ bản về công tác GDPL cho đồng bào
DTTS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm
công tác GDPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.
- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường công tác GDPL cho
đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu

8


Công tác GDPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác GDPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn
huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau; các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát giới hạn từ năm
2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp luận nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên những quan điểm, nguyên lý, nguyên
tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường

lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam; các chính sách, luật, văn
bản dưới luật của Nhà nước về đồng bào dân tộc thiểu số; về pháp luật và tuyên
truyền phổ biến GDPL cho Nhân dân noi chung, cho đồng bào DTTS noi riêng.
* Cơ sở thực tiễn
Là toàn bộ hiện thực công tác GDPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện
Đầm Dơi tỉnh Cà Mau; các tư liệu, số liệu, nhận định, đánh giá, sơ kết, tổng kết
thực tiễn của các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng và kết quả điều tra,
khảo sát của tác giả; đồng thời luận văn kế thừa, tiếp thu co chọn lọc các kết quả
nghiên cứu của các công trình đề tài co liên quan đã nghiệm thu, công bố.
* Phương pháp luận nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, luận văn sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và khoa học chuyên
ngành, trong đo chú trọng các phương pháp phân tích – tổng hợp; logic - lịch sử; tổng kết
thực tiễn; thống kê; so sánh; điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn gop phần làm phong phú thêm lý luận về GDPL, làm sáng tỏ tính
đặc thù của công tác GDPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh
Cà Mau; gop phần cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp các cơ quan đảng, cơ quan
nhà nước, các ban ngành chức năng vận dụng vào lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức tiến
hành GDPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau. Đồng
thời, co thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các trường chính
trị của tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện và các học viện, nhà trường
trong và ngoài quân đội.

9


7. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm: Mở đầu, 2 chương ( 4 tiết ), kết luận, danh mục tham khảo và phụ lục


10


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CÔNG TÁC
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẦM DƠI TỈNH CÀ MAU
1.1. Đồng bào dân tộc thiểu số và những vấn đề cơ bản
về công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
1.1.1. Huyện Đầm Dơi và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đầm Dơi
* Khái quát về huyện Đầm Dơi
Huyện Đầm Dơi là một trong 9 huyện, thành phố của tỉnh Cà Mau, được tách
ra từ huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng). Địa danh Đầm Dơi gợi lên hình ảnh của vùng
đất chim trời cá nước, nơi co biển Đông rì rào song vỗ, rừng đước xanh thẩm bạt
ngàn, cánh đồng cò bay thẳng cánh. Nhờ chế độ thủy triều mang phù sa từ biển vào
bồi lắng, tích tụ tạo nên hệ sinh thái rừng ngặp mận, với nhiều lớp động thực vật
phong phú. Ngày xưa, Đầm Dơi là nơi co nhiều thú rừng, chim muông, cá đồng, cá
biển…Dân gian co câu: “Dưới sông sấu lội, trên bờ cọp đua”, “Heo rừng đào khoai
lang, khỉ đột cõng bí rợ”…
Đầu thế kỷ XIX, vùng đất này còn hoang dã. Mãi đến sau khi Pháp xâm lược
nước ta mới co dân từ miền trên đổ xuống tìm nơi ẩn náu tránh giặc và tìm kế sinh
nhai. Theo gia phả một số họ tộc dân cư trong vùng co người thuộc dòng dõi anh
hùng Nguyễn Trung Trực và pho soái Lâm Quang Ky. Năm 1868, một nhom nghĩa
quân chống Pháp bị thất trận phải rút về đầm chim lánh nạn. Về sau, cứ vào mùa
thu hàng năm, cháu chắt của các vị anh hùng dân tộc đến đền thờ ông tại Rạch Giá
để cúng bái, chiêm ngưỡng. Các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, con người Đầm
Dơi co tính khí hào hiệp, dũng cảm do co nguồn gốc từ anh hùng Nguyễn Trung
Trực và các nghĩa quân chống pháp khác.
Các thế hệ con người Đầm Dơi từ xưa đã đổ biết bao mồ hôi, nước mắt và

máu, để khai hoang lập ấp, tạo nên bờ cõi, ruộng vườn. Để co cái tên Ngã Ba Đầm
Chim, Xom Tắt, Xom Trại Trên, Xom Trại Dưới … phải đổi không ít mạng người

11


vì bị cây to ngã đè, vì bị rắn độc cắn chết… Chỉ đào con kênh Chệt Kịch cũng co
hàng chục dân phu ngã xuống bởi đoi khát, bệnh tật. Sau này những dòng sông lớn
nhỏ đi vào lịch sử như Mương Điều, Nhị Nguyệt, Bàu Sen, Cây Tàng, Gành Hào,
Lung Lắm, Chà Là … lại nhuộm đỏ xương máu của lớp lớp tiền nhân.
Đến thế kỷ XX, Cách mạng tháng Mười Nga 1917 và tổ chức Thanh niên
cách mạng đồng chí hội ra đời năm 1925, ảnh hưởng tới Cà Mau rồi lan dần đến
một số vùng nông thôn trong đo co huyện Đầm Dơi với địa thế sông ngòi chặng
chịt, rừng đước bạc ngàn bao la, đã tạo nên địa thế quốc phòng vững chắc trong đấu
tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm, cùng với sự sáng tạo của Đảng bộ và quân dân
huyện nhà; mang hào khí của những người con yêu nước, của những người con
bình dị nhưng kiên cường, bất khất, luôn đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm
trong suốt quá trình mở đất, dựng nước và giữ nước, từ đo đã xuất hiện nhiều tấm
gương tiêu biểu như: Quách Văn Phẩm, Trần Văn Phán, Trần Ngọc Huy, Nguyễn
Huân, Thành Vọng, Tạ An Khương, Dương Thị Cẩm Vân, Phan Thị Đẹt, Tô Thị Tẻ
và còn biết bao người con ưu tú của Đầm Dơi đã vĩnh viễn nằm xuống để tô điểm
cho quê hương huyện Đầm Dơi một trang sử hào hùng của Đảng bộ
Đi đôi với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, quá trình mở mang kinh
tế, văn hoa, dân số Đầm Dơi cũng tăng tự nhiên. Năm 1930 dân số chưa đến 10.000
người; đến năm 2015 co hơn 192.000 người, trong đo người Hoa và Khmer khoảng
trên 7.000 người. Đồng bào theo đạo Phật, Cao Đài, Thiên Chúa, Tin lành khoảng
3.500 người. Ngày xưa tuổi thọ bình quân chưa tới bốn mươi tuổi, nay nhiều ông
lão, bà lão sống đến bảy mươi, cá biệt co người thọ hơn trăm tuổi. Đo là dấu hiệu
tốt lành của môi trường và đời sống. Sự phát triển dân cư và các biến cố lịch sử dẫn
đến những thay đổi địa giới hành chính. Năm 1985, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam quyết định thành lập huyện Đầm Dơi. Sau nhiều lần chia tách địa
giới hành chính cấp xã, huyện Đầm Dơi hiện nay co 15 xã và 1 Thị trấn. Đầm Dơi
là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, co cả ba loại tài nguyên quý giá là ruộng, biển
và rừng. Đầm Dơi còn giữ được nghề nuôi co đồng truyền thống ở Thanh Tùng,
nghề dệt chiếu ở Tân Duyệt. Ngoài ra người dân ngày xưa co nghề săn thú, cá sấu,
gác kèo ong, đan lưới, dệt vải, đong đáy, xây lò,… Nơi đây còn giữ vẻ đẹp văn hoa

12


dân gian qua điệu hát câu hò. Nhờ sớm co phong trào văn nghệ nảy sinh nhiều tài
năng sáng tác, co nhạc sỹ, nghệ sỹ tầm cở quốc gia. Trải qua hơn một thế kỷ, kể từ
thời mới khai hoang, bằng lao động cần cù và sáng tạo, người Đầm Dơi biết giữ gìn,
kế thừa bản sắc văn hoa dân tộc, luôn sống co tình nghĩa, thủy chung, “nhường cơm
sẻ áo, giúp nhau khi tối lửa tắt đèn và hết lòng vì bạn lúc khuynh nguy”, đoàn kết,
thủy chung trở nên nếp sống của mọi người. Đầm Dơi là huyện thuộc vùng kinh tế
ven biển của tỉnh, cách trung tâm tỉnh lỵ Cà Mau 30 km về hướng Đông Nam; diện
tích tự nhiên gần 83.000 ha, co 15 xã, 1 thị trấn, với 139 ấp - khom; co 43.234 hộ,
với 192.860 khẩu; huyện co chiều dài bờ biển trên 25 km, hệ thống sông ngòi chằng
chịt, co 4 cửa sông lớn thông ra biển: Gành Hào, Giá Cao, Giá Lồng Đèn, Hố Gùi...;
nhân dân sống chủ yếu là nuôi trồng, khai thác thuỷ sản và thương mại, dịch vụ.
Về chính trị: Hệ thống chính trị của huyện gồm các cơ quan cấp huyện:
Huyện uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn
thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động và các tổ chức xã hội khác. Ở
15 xã và 01 thị trấn của huyện tương ứng co các tổ chức giống như huyện.
Về công tác xây dựng Đảng: Huyện Đầm Dơi co 67 tổ chức cơ sở đảng và
4.180 đảng viên, co tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn thực hiện nghiêm
túc Nghị quyết Trung ương 4 (Khoa XI) “Một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng
hiện nay”; luôn co ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, tính tiền phong
gương mẫu, hiệu quả trong lãnh, chỉ đạo; kịp thời cụ thể hoa và triển khai, quán triệt

các nghị quyết của Đảng đến mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Công tác giáo dục
chính trị tư tưởng được tăng cường, nhất là việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh trở thành phong trào sâu rộng trong xã hội; đã co 495 tập thể và
3.990 cá nhân tiêu biểu được cấp trên ghi nhận và biểu dương. Hệ thông chính trị từ
huyện đến cơ sở tiếp tục được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động,
công tác bảo vệ chính trị nội bộ luôn được tăng cường, kịp thời thẩm tra, xác minh.
Công tác Dân vận của Đảng luôn được tăng cường, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
tích cực tham gia đong gop xây dựng Đảng, lòng tin của nhân dân đối với Đảng
ngày càng được nâng cao.

13


Về cơ cấu chính quyền: Huyện Đầm Dơi co 15 phòng, ban trực thuộc UBND
huyện, 11 đơn vị thuộc khối kinh tế, 25 đơn vị khối văn hoa – xã hội, 5 đơn vị khối
pháp luật, 20 đơn vị khối đoàn thể và 15 xã, 1 thị trấn. Bộ máy chính quyền từ
huyện đến cơ sở được củng cố, kiện toàn theo hướng nâng cao năng lực, chất lượng
hoạt động; đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cơ bản được chuẩn hoa, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ gắn với chức danh vị trí việc làm, cơ bản đáp ứng với yêu
cầu nhiệm vụ.
Về kinh tế: thế mạnh kinh tế của huyện là nuôi trồng và khai thác thuỷ sản,
với diện tích sản xuất trên 62.000 ha trong đo co 3.200 ha diện tích nuôi tôm công
nghiệp; đất rừng 7.219 ha. Cơ cấu kinh tế của huyện: ngư, nông, lâm nghiệp 64,7%;
công nghiệp, xây dựng 21,5%; thương mại, dịch vụ 23,8%.
Về văn hóa: Huyện co Đền thờ Bác Hồ, khu di tích chiến thắng Đầm Dơi Cái Nước - Chà Là, tượng đài anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Dương Thị
Cẩm Vân, Trung tâm văn hoá, thể thao huyện. Co 2/15 xã co Trung tâm văn hoá, thể
thao; các ấp - khom đều co trụ sở sinh hoạt văn hoá. Hiện nay, toàn huyện co 65%
hộ gia đình, 35% ấp, khom và 02 xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới; co 4 trường
Trung học phổ thông, trên 30 trường Trung học cơ sở, cùng hệ thống trường Tiểu
học và trường Mẫu giáo bảo đảm nhu cầu học tập của con em, trong đo co 25 trường

đạt chuẩn Quốc gia. Huyện co 01 bệnh viện Đa khoa với 150 giường bệnh, 01 phòng
khám đa khoa khu vực và 15 trạm y tế xã, thị trấn. Đội ngũ cán bộ, thầy thuốc huyện
co trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và co y đức phục vụ nhân dân.
Về Quốc phòng, an ninh:
Với vị trí là huyện ven biển, co hệ thống kênh ngòi chằng chịt, nên huyện
Đầm Dơi không chỉ co giá trị trong phát triển kinh tế, mà còn co giá trị quan trọng
về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Thực tế những năm qua, tình hình an ninh
chính trị- trật tự an toàn xã hội của huyện luôn được giữ vững. Phong trào bảo vệ
an ninh Tổ quốc và giữ gìn trật tự xã hội, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoa”, xây dựng mô hình tự quản về an ninh trật tự ở những nơi công
cộng luôn được duy trì thực hiện tốt.

14


* Đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
Quan niệm:
Đồng bào DTTS ở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau là một bộ phận hợp thành đại
gia đình các dân tộc Việt Nam, bao gồm chủ yếu là các dân tộc: Hoa, Tày, Ê Đê,
Chăm, Mường, Thái, người Khmer, chiếm đại đa số trong cộng đồng dân cư, có
lịch sử truyền thống và sinh sống lâu đời ở huyện Đầm Dơi, là bộ phận dân cư có
nhiều sắc thái văn hóa đặc thù, là lực lượng giữ vị trí, vai trò hết sức quan trọng
trong công cuộc xây dựng và phát triển địa phương về mọi mặt, đồng thời góp phần
làm phong phú thêm văn hóa bản địa của đại phương.
Cơ cấu thành phần:
Dân tộc Khmer: là dân tộc đông nhất, chiếm tỷ lệ 92% dân số trong đồng bào
DTTS ở huyện Đầm Dơi, sống tập trung ở năm xã Tân Duyệt, Thanh Tùng, Quách
Phẩm Bắc, Ngọc Chánh và Trần Phán. Người Khmer co lịch sử truyền thống rất lâu
đời, họ sống ở đồng bằng sông Cửu Long, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây
Nam bộ và tụ cư trên 3 vùng môi sinh lớn: vùng đồng bằng nội địa, vùng phèn mặn

ven biển, vùng đồi núi Tây nam giáp biên giới Cam Pu Chia. Người
Khmer trước đây ở nhà sàn, nay sống trong các ngôi nhà đất. Người Khmer co 2 lễ
lớn trong năm: Tết Chuôn chnam Thmây tổ chức từ ngày 1 đến ngày 3 đầu tháng
Chét (theo Phật lịch) vào khoảng tháng 4 dương lịch và Lễ chào mặt trăng (ok ang
bok) tổ chức vào rằm tháng 10 âm lịch, trong lễ này co đua thuyền Ngo giữa các
phum - soc. Người Khmer co cả một kho tàng phong phú về truyện cổ như thần
thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, co một nền sân khấu truyền
thống như Dù kê, Dì kê, một nền âm nhạc vừa co nguồn gốc ấn Ðộ, vừa co nguồn
gốc Ðông Nam Á. Nghệ thuật và kiến trúc chùa tháp được coi là di sản đặc sắc nhất
của văn hoá Khmer. Trong các ngôi chùa Khmer của Phật giáo tiểu thừa
(Thérévada), ngoài tượng Ðức Phật Thích Ca được tôn thờ duy nhất, chiếm vị trí
trung tâm khu chính điện, vẫn tồn tại một hệ thống phong phú linh thần, linh thú những dấu vết tàn dư còn lại của Bà la môn giáo và tín ngưỡng dân gian.
Dân tộc Hoa: là dân tộc co dân số đông thứ hai sau dân tộc Khmer, chiếm
6,6% dân số trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đầm Dơi. Tập trung sống ở
hai xã Quách phẩm và Nguyễn Huân. Người Hoa di cư đến Việt Nam vào những

15


thời điểm khác nhau từ thế kỷ XVI, và sau này vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh,
kéo dài cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Với dân tộc Hoa, đời sống xã hội co sự phân
hoá giai cấp sâu sắc và mang tính phụ quyền cao. Mối quan hệ với những người
cùng họ được hết sức coi trọng. Mỗi một dòng họ co một từ đường để thờ cúng.
Hàng năm vào một ngày nhất định, những người cùng họ tụ tập tại từ đường để làm
lễ giỗ tộc họ. Những hoạt động kinh doanh, sản xuất thường co các hội nghề nghiệp
tương ứng. Những hội này đều co một vị tổ và một ngày giỗ tổ trong năm. Trong
một năm co nhiều ngày lễ tết, đặc biệt Lễ Nguyên tiêu là đặc trưng lễ tết của người
Hoa, mọi hoạt động tập trung nhất của tín ngưỡng và văn hoá truyền thống đều
được biểu hiện trong dịp này. Sinh hoạt văn hoá truyền thống của người Hoa co
nhiều thể loại như hát, múa, hài kịch... với nhiều loại nhạc cụ: tiêu, sáo, các loại đàn

(tỳ bà, nhị, nguyệt...), chập choã... Hát "sơn ca" (sán cố) là hình thức được nhiều
người ưa chuộng, nhất là tầng lớp thanh niên. Tổ chức văn nghệ dân gian truyền
thống mang tính nghiệp dư đã co từ lâu là các "nhạc xã". Múa lân, sư tử, rồng... là
những loại hình nghệ thuật mang tính quần chúng sâu rộng được trình diễn hàng
năm, vào những ngày lễ lớn, ngày lễ tết.
Dân tộc Tày: tỷ lệ dân số chiếm 0,3% trong đồng bào DTTS, sống rải rác
trên địa bàn huyện. Người Tày co mặt ở Việt Nam từ rất sớm, co thể từ nửa cuối
thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Người Tày cư trú ở vùng thung lũng các
tỉnh Ðông Bắc, từ Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái
Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang đến Lào Cai, Yên Bái. Sau này, do được xoa bỏ
nhiều tập tục cổ xưa, người Tày được ra khỏi làng, làm ăn xa, gặp gỡ giao lưu với
văn hoa bên ngoài, và do điều kiện kinh tế hoặc cưới hỏi nên cư trú và sống ổn định
tại địa phương khác trong đo co huyện Đầm Dơi. Hàng năm co nhiều ngày tết với
những ý nghĩa khác nhau. Tết Nguyên đán, mở đầu năm mới và tết rằm tháng 7,
cúng các vong hồn là những tết lớn được tổ chức linh đình hơn cả. Tết gọi hồn
trâu bò tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm lịch, sau vụ cấy và tết cơm mới, tổ chức
trước khi thu hoạch là những cái tết rất đặc trưng cho dân nông nghiệp trồng lúa
nước. Người Tày co nhiều làn điệu dân ca như lượn, phong slư, phuối pác, phuối
rọi, vén eng... Lượn gồm lượn cọi, lượn slương, lượn then, lượn nàng ới... là lối

16


hát giao duyên được phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng. Người ta thường lượn trong
hội lồng tồng, trong đám cưới, mừng nhà mới hay khi co khách đến bản. Ngoài
múa trong nghi lễ ở một số địa phương co múa rối với những con rối bằng gỗ khá
độc đáo. Trong ngày hội lồng tồng ở nhiều nơi tổ chức ném còn, đánh cầu lông,
kéo co, múa sư tử, đánh cờ tướng... Ngày thường trẻ em đánh quay, đánh khăng,
đánh chắt, chơi ô...
Dân tộc Mường: tỷ lệ dân số chiếm 0,05% trong đồng bào DTTS địa bàn

huyện. Người Mường cùng nguồn gốc với người Việt cư trú lâu đời ở vùng Hoà
Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ... . Người Mường co phong tục, trai gái tự do yêu đương
tìm hiểu, ưng ý nhau thì báo để gia đình chuẩn bị lễ cưới. Xuất phát từ nguyên nhân
đo, nên ngày nay Người Mường đã sống rải rác trên mọi miền đất nước, trong đo co
huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau. Nét đặc trưng độc đáo của người Mường là Hát Xéc
bùa (co nơi gọi Xắc bùa hay Khoá rác) được nhiều người ưa thích. Thường (co nơi
gọi Ràng thường hoặc Xường) là loại dân ca ca ngợi lao động, và các nét đẹp phong
tục dân tộc. Bọ mẹng là hình thức hát giao du tâm sự tình yêu. Ví đúm cũng là loại
dân ca phổ biến. Bên cạnh đo, người Mường còn co các thể loại hát khác như hát ru,
hát đồng dao... Ðặc biệt, ở người Mường phải kể đến lễ ca. Ðo là những áng mo, bài
khấn do thầy mo đọc và hát trong đám tang. Ngoài sáo, nhị, trống, kèn... thì cồng
chiêng là nhạc cụ đặc sắc. Trò chơi của người Mường gần gũi với mọi đối tượng.
Co những trò chơi được tổ chức chu đáo, công phu như: thi bắn nỏ, đánh đu, ném
còn... Các trò chơi của lứa tuổi thiếu niên nhi đồng được tổ chức linh hoạt ở mọi
nơi, mọi lúc với những điều kiện chơi đàn giản, tiện lợi như trò đánh cá cắt, trò cò
le, trò đánh cho hoặc buôn cho, trò đánh mảng, trò chăm chỉ, chằm chăn.
Dân tộc Thái: tỷ lệ dân số chiếm 0,05% trong đồng bào DTTS địa bàn huyện.
Người Thái co cội nguồn ở vùng Đông Nam Á lục địa, tổ tiên xa xưa của người
Thái co mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Người Thái co tục cúng tổ tiên ở người Thái
Ðen vào tháng 7, 8 âm lịch. Người Thái Trắng ăn tết theo âm lịch. Bản Mường co
cúng thần đất, núi, nước và linh hồn người làm trụ cột. Người Thái co các điệu xoè,
các loại sáo lam và tiêu, co hát thơ, đối đáp giao duyên phong phú. Trò chơi của

17


người Thái phổ biến là ném còn, kéo co, đua ngựa, dạo thuyền, bắn nỏ, múa xoè, chơi
quay và quả mák lẹ. Nhiều trò chơi cho trẻ em.
Dân tộc Ê Đê: tỷ lệ dân số chiếm 0,1% trong đồng bào DTTS địa bàn huyện.
Cư trú tại hai xã Quách Phẩm Bắc và Tân Thuận. Người Ê Đê là cưi dân co mặt lâu

đời ở miền trung Tây Nguyên. Dấu vết về nguồn gốc hảo đảo của dân tộc Ê Đê đã
phản ánh lên từ các sử thi và trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình dân
gian. Cho đến nay, cộng đồng Ê Đê vần còn là một xã hội đang tồn tại những truyền
thống đậm nét mẫu hệ ở nước ta. Ngày nay địa bàn cư trú ở tỉnh Đắc Lắc, phía nam
tỉnh Gia Lai và miền tây Phú Yên, Khánh Hòa. Sau này do gia nhập nền kinh tế
phát triển, người Ê Đê đến nơi khác sinh sống, làm ăn và cư trú ổn định. Người Ê
Đê ăn tết vào tháng chạp (tháng 12 lịch âm) khi mùa màng đã thu hoạch xong
(không vào một ngày nhất định, tùy theo từng buôn). Sau tế ăn mừng cơm mới
(hmạ ngắt) rồi mới đến tết (mnăm thun) ăn mừng vào mùa bội thu, đo là tết lớn
nhất, nhà giàu co khi mỗ trâu, bò để cúng tế thần lúa, nhà khác thì mổ lợn gà. Vị
thần lớn nhất là đấng sáng tạo Aê Điê và Aê Đu rồi đến thần đất (yang lăn), thần lúa
(yang mđêi) và các thần khác. Phổ biến quan niệm vạn vật hữu linh. Các vị thần
nông được coi là phúc thần. Sấm, xét, giông bão, lũ lụt và ma quái được coi là ác
thần. Nghi lễ theo đuỗi ca đời người và nghị lễ cầu phúc, lễ mừng sức khỏe cho
từng cá nhân. Ai tổ chức được nhiều nghi lễ lớn hiến sinh bằng nhiều trâu, bò, chè
quý (vò ử rược cần) thì người đo càng được dân làng kính nể. Người Ê Đê co hình
thức kể khan rất hấp dẫn. Về văn chương, khan là sử thi, trường ca cổ xưa; về hình
thức biểu diễn là loại ngâm kể kèm theo một số động tác để truyền cảm. Về dân ca
co hát đối đáp, hát đố, hát kể gia phả …Nền âm nhạc Ê Đê nổi tiếng là bộ cồng
chiêng, gồm sáu ciêng bằng, ba chiêng núm, một chiêng giữ nhịp và một trống cái
mặt da. Không co một lễ hội nào, một sinh hoạt văn hoa nào của cộng đồng, lại co
thể vắng mặt tiếng cồng chiêng. Bên cạnh cồng chiêng là các loại nhạc cụ bằng tre
nứa, vỏ bầu khô như các dân tộc khác ở Trường Sơn, Tây Nguyên, nhưng với ít
nhiều kỹ thuật riêng mang tính độc đáo.
Dân tộc Chăm: tỷ lệ dân số chiếm 0,1% trong đồng bào DTTS địa bàn huyện.
Cư trú tại hai xã Quách Phẩm Bắc và Tân Thuận.

18



Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã
từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn
Ðộ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc
Chăm pa. Hiện tại cư dân gồm co hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận
và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bà la môn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây
theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà ni). Bộ phận cư trú ở một số địa
phương thuộc các tỉnh Châu Ðốc,Tây Ninh, An Giang, Ðồng Nai và thành phố Hồ
Chí Minh theo đạo Islam (Hồi giáo) mới. Người ta thực hiện nhiều nghi lễ nông
nghiệp trong một chu kỳ năm như: lễ khai mương đắp đập, lễ hạ điền, lễ mừng lúa
con, lễ mừng lúa ra đòng. Nhưng lễ lớn nhất vẫn là lễ Bon katê được tổ chức linh
đình tại các đền tháp vào giữa tháng mười âm lịch. Nhạc cụ Chăm nổi bật co trống
mặt da Paranưng, trống vỗ, kèn xaranai. Nền dân ca - nhạc cổ Chăm đã để lại nhiều
ảnh hưởng đến dân ca - nhạc cổ của người Việt ở miền Trung như trống cơm, nhạc
nam ai, ca hò Huế... Dân vũ Chăm được thấy trong các ngày hội Bon katê diễn ra tại
các đền tháp.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về công tác GDPL cho đồng bào DTTS trên địa
bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
* Quan niệm công tác GDPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đầm Dơi
tỉnh Cà Mau
Cho đến nay co khá nhiều cách tiếp cận xoay quanh khái niệm công tác
GDPL. Mỗi cách tiếp cận đều co phạm vi, mục đích khác nhau. Tuy nhiên, đều
thống nhất với nhau về mục tiêu đạt đến của công tác GDPL. Để co quan niệm đầy
đủ về về công tác GDPL, cần phải tiếp cận trên cơ sở phương pháp luận của khoa
học giáo dục. Trên phương diện giáo dục, nhất là trong khoa học sư phạm, giáo dục
được hiểu theo hai nghĩa cơ bản là:
Hiểu theo nghĩa rộng: Giáo dục là sự ảnh hưởng, tác động của những điều kiện
khách quan (như chế độ xã hội, trình độ phát triển kinh tế, môi trường sống....) và
của cả những nhân tố chủ quan (tác động tự giác, co chủ định và định hướng của

19



nhân tố con người) nhằm hình thành những phẩm chất, kỹ năng nhất định của đối
tượng giáo dục.
Hiểu theo nghĩa hẹp: Giáo dục là quá trình tác động định hướng của nhân tố chủ
quan lên khách thể giáo dục, nhằm truyền bá những kinh nghiệm đấu tranh và sản
xuất, những tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, để họ co đầy đủ khả năng tham
gia vào lao động và đời sống xã hội.
Tuy nhiên, khái niệm GDPL co thể tiếp cận theo nghĩa hẹp, dựa trên hai yếu tố
cơ bản như sau: thứ nhất, GDPL là sự hình thành ý thức của con người là một quá
trình chịu ảnh hưởng và sự tác động của các điều kiện khách quan lẫn các nhân tố
chủ quan. Thứ hai: xây dựng khái niệm GDPL dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa "cái
chung" và "cái riêng", "cái đặc thù"; trong mối quan hệ này giáo dục noi chung là
"cái chung" "cái phổ biến" đồng thời cũng là "cái riêng" no vừa phải mang những
đặc điểm chung vừa phải mang tính thể hiện những nét đặc thù của hoạt động giáo
dục. GDPL là phạm trù thuộc về "cái riêng" cái đặc thù trong mối quan hệ với giáo
dục là "cái chung", "cái phổ biến".
Từ hướng tiếp cận như trên co thể quan niệm: Công tác GDPL là hoạt động có
định hướng, có tổ chức, có chủ định của các chủ thể GDPL để cung cấp tri thức
pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin và hành vi hành động tuân theo pháp luật
cho đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ ý thức, niềm tin pháp luật
đúng đắn và thói quen hành động phù hợp với các quy định pháp luật và đòi hỏi
của nền pháp chế XHCN.
Từ khái niệm GDPL noi chung, mặc dù tiếp cận từ goc độ rộng hay hẹp của
giáo dục, thì GDPL cho đồng bào DTTS cũng là hoạt động mang đầy đủ những
thuộc tính chung nhất của giáo dục, tuy nhiên đối với đồng bào DTTS thì hoạt động
này còn co những đặc điểm riêng biệt co tính đặc thù về cả mục đích, nội dung, hình
thức, phương pháp và chủ thể giáo dục.
Theo đo, co thể quan niệm: Công tác GDPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn
huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau là toàn bộ các hoạt động có mục đích, có chủ trương,

biện pháp và kế hoạch cụ thể của các chủ thể giáo dục, tác động toàn diện lên nhận

20


thức, hành vi của đối tượng giáo dục là người đồng bào DTTS nhằm trang bị cho họ
tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin pháp luật, đồng thời hình thành thói
quen chấp hành pháp luật, đảm bảo cho đồng bào DTTS có đầy đủ khả năng tham
gia pháp luật vào các quan hệ xã hội phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
Nội hàm quan niệm trên đây chỉ rõ:
Mục đích của công tác GDPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đầm
Dơi tỉnh Cà Mau: là nhằm trang bị kiến thức, từng bước nâng cao nhận thức về
pháp luật; qua đo bồi dưỡng và tạo dựng niềm tin, tình cảm pháp lý và niềm tin nội
tâm đối với pháp luật; hình thành động cơ, hành vi và thoi quen sống và làm việc
tuân theo hiến pháp, pháp luật.
Chủ thể công tác GDPL cho đồng bào DTTS trên đại bàn huyện Đầm Dơi tỉnh
Cà Mau: Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo: là hệ thống các cấp ủy ở địa phương, bao gồm
từ Huyện ủy, đến Ban chấp hành Đảng ủy xã, thị trấn, đến chi ủy, chi bộ ở các ấp,
xã, cơ quan, đơn vị chức năng ở địa phương. Chủ thể quản lý, điều hành và tổ chức
thực hiện công tác GDPL: là hệ thống các cấp chính quyền địa phương, từ HĐND,
UBND huyện, đến HĐND, UBND các các xã, thị trấn; các cơ quan, ban ngành chức
năng co chức năng, nhiệm vụ đảm trách việc tuyên truyền, giáo dục ở địa phương.
Lực lượng tham gia: bao gồm mọi cán bộ, đảng viên, các tổ chức Mặt trận,
các đoàn thể quần chúng, Hội cựu chiến binh và các tổ chức chính trị xã hội, các tổ
chức xã hội nghề nghiệp trên đại bàn địa phương.
Đối tượng GDPL
Là mọi công dân thuộc các DTTS sinh sống trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh
Cà Mau, không phân biệt trẻ, già, nam, nữ, xu hướng chính trị, tôn giáo, thành phần
dân tộc, trình độ văn hoa, chuyên môn nghề nghiệp đều là đối tượng của GDPL cho
đồng bào DTTS.

* Nội dung công tác GDPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn
huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
Pháp luật là một trong những phương tiện hàng đầu để Nhà nước quản lý xã
hội, là công cụ để công dân thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa

21


vụ của mình. Công tác GDPL là khâu đầu tiên trong hoạt động thực thi pháp luật, là
cầu nối truyền tải pháp luật vào cuộc sống. Đây là một hoạt động thường xuyên,
liên tục và lâu dài của chủ thể tác động lên đối tượng giáo dục. Trong những năm
qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, chú trọng công tác GDPL, nhiều Nghị
quyết quan trọng của Ban chấp hành Trương ương Đảng cộng sản Việt Nam, nhất là
các nghị quyết qua các kỳ Đại hội của Đảng như: Nghị quyết Đại hội V, VI, VII,
VIII, IX, X, XI, XII của Đảng điều xác định vai trò, tầm quan trọng của công tác
GDPL và trách nhiệm của cơ quan đảng, nhà nước và các đoàn thể, tổ chức xã hội
trong việc tuyên truyền, phổ biến, GDPL, tăng cường pháp chế xã hội.
Nội dung công tác GDPL cho đồng bào DTTS ở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
bao gồm tất cả các khâu, các mặt cụ thể như: từ xác định chủ trương, biện pháp lãnh
đạo, chỉ đạo của các cấp ủy; biện pháp quản lý điều hành của các cấp chính quyền;
quy trình, cách thức tổ chức tiến hành tuyên truyền, phổ biến GDPL của các cơ
quan chức năng, và đội ngũ cán bộ chuyên trách, báo cáo viên, tuyên truyền viên
phổ biến GDPL ở các cấp.
Trong đo, việc xác định, lựa chọn đúng nội dung GDPL; cụ thể hoa xây dựng
GDPL phù hợp với đặc điểm tâm lý, tập quán sinh hoạt và trình độ nhận thức của
Nhân dân đồng bào DTTS trên địa bàn là vấn đề trong tâm, bao trùm toàn bộ công
tác GDPL. Theo đo, nội dung GDPL cho đồng bào DTTS ở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà
Mau phải toàn diện, tuy nhiên từng đối tượng cụ thể cần lựa chọn những nội dung
cụ thể cho thích hợp, song hiện nay cần tập trung co trọng điểm vào tuyên truyền,
phổ biến GDPL cho đồng bào DTTS những nội dung chủ yếu sau:

Trước hết, cần tập trung giáo dục về quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp
luật, về vai trò của pháp luật, tầm quan trọng của tuyên truyền, phổ biến, GDPL.
Giáo dục hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhất
là: hiến pháp, các đạo luật, các văn bản dưới luật. Các quy chế, quy định của các cấp
chính quyền địa phương, nhất là các văn bản co liên quan trực tiếp đến việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. Trọng tâm là các quy định của pháp

22


luật về các quan hệ trong lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế, hôn nhân,
gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ tài nguyên, môi trường; y tế, lao
động, việc làm, giáo dục, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; các văn bản, quy phạm pháp
luật mới ban hành; ý nghĩa của việc chấp hành nghiêm hiến pháp, pháp luật trong
đời sống hàng ngày, trong mọi quan hệ trong hệ thống chính trị. Đồng thời, coi
trọng giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi
ích của việc sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật; bồi dưỡng tình cảm pháp
luật cho đồng bào DTTS. Củng cố, xây dựng niềm tin, pháp luật. Giáo dục thoi
quen, hành vi pháp luật; tuyên truyền các gương người tốt, việc tốt trong chấp hành
pháp luật; phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội và trên địa
bàn địa phương.
* Hình thức, biện pháp công tác GDPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện
Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
Để công tác GDPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đầm Dơi co hiệu
quả các chủ thể GDPL cần bám sát kế hoạch, nội dung chương trình, đặc điểm tâm
lý, trình độ nhận thức của từng đối tượng và vận dụng linh hoạt các hình thức, biện
pháp cụ thể sau:
Các cấp ủy, tổ chức đảng tổ chức nghiên cứu, quán triệt chỉ thị, nghị quyết,

nội dung chương trình GDPL do trên qui định, chủ động đề ra chủ trương, biện
pháp lãnh đạo chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, cụ thể hoa và
tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung, chương trình GDPL do trên quy
định bảo đảm phù hợp với tình hình mọi mặt của địa phương và đặc điểm đồng bào
DTTS; tích cực tuyên truyền giáo dục các chủ trương, chính sách của Đảng, hiến
pháp, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn địa phương, thông qua các hành động
chuẩn mực, mô phạm của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đoàn thể trong thực
tiễn để tác động đến nhận thức, niềm tin, hành vi chấp hành pháp luật của đồng bào.
Thông qua các hoạt động của các cơ quan chuyên trách, các báo cáo viên,
tuyên truyền viên và các phương tiện thông tin đại chúng, tích cực tiến hành tổ chức

23


tuyên truyền, phổ biến, GDPL của nhà nước, các quy chế, quy định của địa phương
cho đồng bào dân tộc thiểu số bằng nhiều hình thức, phương pháp phong phú, sinh
động, thiết thực phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức của từng đối tượng
đồng bào, sát với tình hình mọi mặt của địa phương, cơ sở.
Thông qua các hoạt động phong phú, sinh động theo chức năng, nhiệm vụ của
các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức xã hội nghề nghiệp để tuyên truyền GDPL cho đồng bào DTTS.
Tổ chức tốt các hoạt động văn hoa, văn nghệ, các hoạt động tập thể, sinh hoạt
cộng đồng, tôn giáo, lễ hội truyền thống, thông qua các hoạt động này để thu hút,
tập trung đồng bào, qua đo vừa thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt đời sống tinh thần, vừa
kết hợp tuyên truyền, phổ biến, GDPL cho đồng bào DTTS.
Thông qua pháp huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng
viên trong thực hiện cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao theo đúng hiến pháp
và pháp luật để tuyên truyền, phổ biến, GDPL cho đồng bào.
Thông qua các sinh hoạt cộng đồng của từng dân tộc và phát huy vai trò của
những người co uy tín trong cộng đồng các dân tộc, các vị chức sắc, chức việc trong
các tôn giáo để tuyên truyền, GDPL cho giáo dân là đồng bào DTTS.

Tổ chức tuyên truyền, biểu dương và học tập theo những gương “người tốt,
việc tốt”; gương chấp hành nghiêm pháp luật, đồng thời phê phán những hành vi,
việc làm trái pháp luật, coi thường pháp luật ở địa phương để tuyên truyền, GDPL
cho đồng bào DTTS.
Thông qua công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan
chức năng trong duy trì và thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, GDPL cho
đồng bào DTTS.
Thông qua thực hiện Ngày pháp luật theo quy định của Luật phổ biến DTTS;
thông qua tuyên truyền, phổ biến, thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng;
thông qua thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và phát huy quyền làm chủ của Nhân
dân; thông qua công tác giáo dục của các nhà trường; thông qua các hình thức sinh
hoạt của các tổ chức quần chúng; các cuộc thi tìm hiểu hiến pháp, pháp luật; thông

24


qua công tác quản lý hành chính của các cấp chính quyền; thông qua hệ thống phát
thanh, ba nô, áp phích tuyên truyền cổ động; thông qua tủ sách pháp luật (thư viện
điện tử); thông qua biên soạn, in ấn phát hành, cung cấp sách luật, tờ gấp pháp luật…
* Đặc điểm công tác GDPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn ở huyện Đầm
Dơi tỉnh Cà Mau
Một là, công tác GDPL cho đồng bào DTTS ở huyện Đầm Dơi luôn luôn đi đôi
với vận động đồng bào xoa bỏ tập tục lạc hậu, trái pháp luật, xây dựng đời sống văn
hoa mới, xây dựng nông thôn mới theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Do những tập quán của đồng bào DTTS khá phong phú, sinh động và đã tồn
tại khá lâu đời, ăn sâu bám rễ vào đời sống tinh thần, vào sinh hoạt cộng đồng của
từng tộc người khác nhau, trong đo nhiều tập tục thể hiện giá trị văn hoa truyền
thống rất đáng được giữ gìn phát huy, nhưng cũng co khá nhiều tập tục đã thể hiện
rõ tính lỗi thời lạc hậu, cổ hủ cần phải được xoa bỏ, cá biệt còn những tập tục tồn tại
trái với quy định của pháp luật. Bởi vậy, quá trình GDPL là quá trình đem văn hoa

mới, văn minh, tiến bộ đến với đồng bào, đưa pháp luật đi vào đời sống, sinh hoạt
của đồng bào. Đây là quá trình đấu tranh quyết liệt giữa những giá trị văn hoa mới,
văn minh, tiến bộ với những tập tục cổ hủ, lạc hậu đã ăn sâu, bám rễ vào đời sống
văn hoa, tinh thần của đồng bào. Quá trình đấu tranh này diễn ra hết sức quyết liệt,
phức tạp, không hề đơn giản, đòi hỏi các chủ thể GDPL cần phải kết hợp chặt chẽ
giữa tuyên truyền, phổ biến, GDPL với đấu tranh, phê phán, xoa bỏ những tập tục
lạc hậu, mê tí, dị đoan, những nề thoi không còn phù hợp với nền văn hoa mới, nhất
là những tập tục trái với các quy phạm pháp luật trong các tộc người. Đặc biệt,
trong giai đoạn hiện nay cần tăng cường giáo dục cho đồng bào DTTS nắm vững
Hiến pháp năm 2013 và những văn bản pháp luật mới ban hành, trọng tâm là pháp
luật về dân chủ ở cơ sở, về đời sống văn hoa mới, xây dựng nông thôn mới, đời
sống văn hoa mới; về quốc phòng, an ninh; về hội nhập, mở cửa; về trách nhiệm,
nghĩa vụ của công dân…, đồng thời phải đi đôi với đấu tranh bài trừ mê tín, dị
đoan, kiên quyết xoa bỏ những tập tục phản văn hoa, trái pháp luật để xây dựng lối
sống mới, đời sống văn hoa mới trong đồng bào.

25


Hai là, công tác GDPL cho đồng bào DTTS ở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau là
giáo dục cho đối tượng đặc thù, đòi hỏi nội dung giáo dục phải hết sức thiết thực, các
chủ thể giáo dục phải hết sức cụ thể, tỉ mỉ và tiến hành kiên trì, thường xuyên liên tục.
Đặc điểm chung của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đầm Dơi là trình độ
văn hoa hạn chế, đời sống kinh tế, chính trị, văn hoa tinh thần chậm phát triển so
với các dân tộc đông người. Trình độ kiến thức pháp luật của đồng bào nhìn chung
rất hạn chế, cuộc sống, sinh hoạt cộng đồng chịu sự chi phối trực tiếp, mạnh mẽ bởi
các tập tục đã tồn tại lâu đời; một bộ phận khá đông bào còn chưa am hiểu pháp
luật, chưa thấy rõ vai trò quan trọng của pháp luật trong cuộc sống; ý thức sống và
làm việc theo hiến pháp, pháp luật chưa cao; chưa nắm chắc được quyền, nghĩa vụ
của công dân nên quá trình tham gia vào các quan hệ pháp lý rất hạn chế, phần đông

bà con sống, sinh hoạt theo văn hoa truyền thống và tập tục, nề thoi lạc hậu được
lưu truyền lâu đời trong dân tộc mình. Bởi vậy, các chủ thể GDPL cho đồng bào
DTTS cần phải bám sát nội dung, chương trình giáo dục do trên qui định, đồng thời
nắm chắc đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức, nhu cầu tâm lý của từng đối tượng
đồng bào. Trên cơ sở đo, để lựa chọn, cụ thể hoa nội dung GDPL sao cho thật thiết
thực, cụ thể, sát với cuộc sống sinh hoạt của từng tộc người và nhiệm vụ phát triển
kinh tế, xây dựng địa phương, địa bàn nơi đồng bào sinh sống. Đồng thời phải kiên
trì, tiến hành thường xuyên, liên tục, phải lựa chọn, vận dụng được những hình
thức, phương pháp hết sức sinh động, phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng đối
tượng đồng bào. Chỉ như vậy, công tác GDPL cho đồng bào DTTS mới đem lại
hiệu quả thiết thực.
Ba là, công tác GDPL cho đồng bào DTTS ở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau co
sự tham gia của nhiều tổ chức, lực lượng, với nhiều chương trình nội dung, hình
thức, phương pháp cụ thể khác nhau, phù hợp với từng đối tượng.
Các chủ thể, lực lượng tham gia vào công tác GDPL cho đồng bào DTTS trên
địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau khá phong phú, sinh động, bao gồm hệ thống
các cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp chính quyền, Ban Chấp hành các cơ quan đoàn
thể quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội và các cơ quan chức năng, lực lượng

26


×