Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO NĂNG lực LÃNH đạo của các ĐẢNG ủy xã ở ĐẢNG bộ HUYỆN hòa BÌNH, TỈNH bạc LIÊU HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.58 KB, 114 trang )

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở;
nơi triển khai và tổ chức thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng các cấp,
biến đường lối, nghị quyết của Đảng thành hiện thực; nơi trực tiếp tiến hành
mọi hoạt động xây dựng Đảng: giáo dục rèn luyện đảng viên, phân công công
tác cho đảng viên, quản lý, kiểm tra đảng viên, kết nạp đảng viên và tiến hành
sàng lọc đảng viên, nơi xuất phát cử ra cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng,
nơi đào tạo, bồi dưỡng trong thực tiễn đội ngũ cán bộ cho Đảng. Đảng ta đã
khẳng định: “Những thành tựu cách mạng đã đạt được, những tiềm năng được
khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu
của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức đảng”.
Ban chấp hành đảng bộ xã( gọi tắt là đảng ủy xã) là cơ quan lãnh đạo
của đảng bộ xã giữa hai kỳ đại hội và hội nghị, là hạt nhân chính trị, trung tâm
đoàn kết của đảng bộ và địa phương. Đảng ủy xã có trách nhiệm quán triệt
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, nghị
quyết, chỉ thị của cấp trên, nghị quyết của đại hội đảng bộ xã, lãnh đạo chính
quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân thực hiện thắng lợi mọi
nhiệm vụ, xây dựng địa phương vững mạnh, không ngừng nâng cao đời sống
các tầng lớp nhân dân. Thực tiễn đã khẳng định, sự lãnh đạo của các đảng bộ,
đảng ủy xã là một nhân tố có ý nghĩa quyết định thức đẩy và thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh ở
địa phương.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của các đảng ủy xã, phường, thị trấn,
trong những năm qua, Đảng ta đã tập trung xây dựng, củng cố đảng bộ xã,
phường, thị trấn và đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của đảng bộ, đảng ủy xã và chất lượng đội ngũ cán bộ,
đảng viên được nâng cao một bước đáng kể, làm tròn chức năng hạt nhân
chính trị lãnh đạo các mặt hoạt động ở cơ sở, thật sự trở thành cầu nối tin cậy


3


giữa Đảng với nhân dân lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, so với yêu cầu
nhiệm vụ chính trị cũng như yêu cầu xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thì năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ, đảng ủy xã còn nhiều yếu kém. Nhiều
đảng bộ, đảng ủy xã không đủ năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp nảy
sinh, ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo
an ninh - quốc phòng ở địa phương.
Bước vào thời kỳ mới, trước sự phát triển của nhiệm vụ xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, phát triển kinh tế
thị trường, mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng trong điều kiện tình hình thế
giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là sự
chống phá hết sức quyết liệt của các thế lực thù địch trong chiến lược “ diễn
biến hòa bình” nhằm thúc đẩy nhanh quá trình “ tự diễn biến”, “ tự chuyển
hóa” trong nội bộ. Đồng thời, trước những tác động từ mặt trái của cơ chế thị
trường, những tiêu cực và tệ nạn xã hội đang đặt ra những yêu cầu mới cao
hơn đối với năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng nói chung, các
đảng ủy xã ở huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Nâng cao năng lực
lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng phải được coi là nhiệm vụ trọng yếu
trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Vì vậy, việc chọn vấn đề: “Nâng cao năng lực lãnh đạo của các đảng
ủy xã ở Đảng bộ huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu hiện nay” làm đề tài luận
văn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng là vấn đề hệ
trọng, được nhiều cán bộ lãnh đạo, cơ quan chức năng, các nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình khoa học, đề tài luận văn, luận án
được công bố. Tiêu biểu là:
* Các sách, luận văn, luận án

- Nguyễn Văn Dũng(2000), Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của các tổ chức cơ sở đảng nông thôn tỉnh Long An hiện nay, Luận văn thạc
sỹ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
4


- Nguyễn Đức Ái(2001), Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng nông thôn vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận văn Tiến sỹ chuyên ngành Xây dựng
Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Lê Văn Lý(2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, NXB CTQG, H.
- GS,TS Nguyễn Phú Trọng; PGS,TS tô Huy Rứa; PGS,TS Trần Khắc
Việt( đồng chủ biên - 2004), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng trong thời kỳ mới, NXB CTQG, H.
- Nguyễn Ngọc Phương(2007), Những nhân tố bảo đảm sự lãnh đạo
của tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ khối cơ quan dân chính đảng ở Quảng
Bình, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh.
- Lê Hồng Tư(2015), Nâng cao chất lượng hoạt động của đảng ủy
quân sự cấp huyện ở tỉnh Bắc Giang hiện nay, Luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị.
- Nguyễn Bá Mai(2015), Xây dựng đảng bộ trung đoàn đủ quân trong
sạch, vững mạnh ở Qun đoàn 3 hiện nay, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Xây
dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị.
- Nguyễn Quang Chung(2015), Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ
đại đội học viên ở Đảng bộ Trường Sỹ quan Lục quân 1 hiện nay, Luận văn
thạc sỹ chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Học viện
Chính trị.
- Mai Trọng An Vinh(2015), Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ

thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đaklak giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị.
- Trần Văn Út(2015), Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
các tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà
nước, Học viện Chính trị.

5


Các công trình tiêu biểu trên đây đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ
bản sau:
Đã phân tích làm rõ vị trí vai trò của các tổ chức cơ sở đảng, các cấp ủy
là hạt nhân lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị; là nơi trực tiếp đưa đường
lối, chính sách của Đảng và nhà nước vào cuộc sống và tổ chức cho quần
chúng nhân dân thực hiện thắng lợi trong thực tiễn; là cầu nối giữa Đảng, cơ
quan lãnh đạo các cấp của Đảng với nhân dân ở cơ sở; nơi trực tiếp tiến hành
công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.
Các công trình đã tập trung làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ
và đặc điểm hoạt động của TCCSĐ ở các loại hình đơn vị trong phạm vi
nghiên cứu đã xác định. Đặc biệt các công trình đã chú trọng làm nổi bật
những nét riêng có trong hoạt động lãnh đạo đơn vị, hoạt động xây dựng nội
bộ…đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao.
Đã tập trung làm rõ quan niệm chất lượng, nâng cao chất lượng, năng
lực lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo của TCCSĐ. Trong từng nội dung
các công trình đã có sự phân tích khá thuyết phục những vấn đề cơ bản như:
yếu tố cấu thành, mục đích, chủ thể, lực lượng, nội dung, hình thức biện pháp
nâng cao, những vấn đề có tính nguyên tắc, tiêu chí đánh giá nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng trong phạm vi
nghiên cứu đã xác định.

Các công trình đã đánh giá khá toàn diện, đầy đủ những ưu điểm, hạn
chế, khuyết điểm trong xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của các cấp ủy, tổ chức đảng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh
nghiệm có giá trị trong vận dụng chỉ đạo thực tiễn xây dựng các cấp ủy, tổ
chức đảng ở các địa phương, cơ quan, đơn vị hiện nay.
Các công trình trên đã phân tích khá sâu sắc sự phát triển của tình hình,
nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ chính trị của đơn vị, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng,
chỉnh đốn Đảng trong thời kỳ mới và sự tác động, cả thuận lợi, cả khó khăn
và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động lãnh đạo, phẩm chất, năng lực của

6


cán bộ đảng viên, năng lực lãnh đạo,sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức
đảng và đề xuất hệ thống giải pháp xây dựng, nâng cao chất lượng, nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
* Các bài báo khoa học
- Vũ Cao Hội(2007), Biện pháp xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh,
Tạp chí Kiểm tra, số 2/2007.
- Trương Thị Mỹ Trang(2007), Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới,Tạp chí Xây dựng Đảng, số 2+3/2007.
- Lê Quốc Lý (2013), Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng,
Tạp chí Lý luận chính trị, số 11/2013.
- Lê Hồng Anh(2015), Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Báo điện tử Đảng cộng
sản Việt Nam.
- Nguyễn Ngọc Lâm(2015), Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng tổ
chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, Tạp chí Xây dựng Đảng, số
2+3/2015

Tác giả của các bài báo trên đã tập trung phân tích sự cần thiết phải
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đầu của chi bộ, tổ chức cơ sở đảng,
phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên; bước đầu khái quát một
số ưu điểm nổi bật và những hạn chế, khuyết điểm chủ yếu về năng lực lãnh
đạo của các chi bộ, tổ chức cơ sở đảng trong phạm vi nghiên cứu. Đặc biệt,
các bài báo đã dành một dung lượng khá lớn để đề xuất xuất các giải pháp
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ, các cấp ủy đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Trong từng giải pháp, các tác giả đã có
nhiều cố gắng trình bày những biện pháp thực hiện cụ thể nên có tính hướng
dẫn thực tiễn khá cao.
Nhìn một các tổng quát, các công trình, luận văn, luận án, bài báo đã
nghiên cứu với các góc độ khác nhau đã đề câp những vấn đề cơ bản về xây
dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng trong phạm vi

7


xác định. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống
vấn đề Nâng cao năng lực lãnh đạo của các đảng ủy xã ở Đảng bộ huyện Hòa
Bình, tỉnh Bạc Liêu hiện nay. Vì vậy, đề tài không trùng lắp với các công
trình, luận văn. Luận án đã nghiệm thu, bảo vệ.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất những
giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của các đảng ủy xã ở Đảng bộ huyện
Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về năng lực lãnh đạo và nâng
cao năng lực lãnh đạo của các đảng ủy xã ở Đảng bộ huyện Hòa Bình, tỉnh
Bạc Liêu

- Đánh giá đúng thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao năng
lực lãnh đạo của các đảng ủy xã ở Đảng bộ huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực lãnh
đạo của các đảng ủy xã ở Đảng bộ huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu hiện nay
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao năng lực lãnh đạo của các đảng ủy xã ở Đảng bộ huyện Hòa
Bình, tỉnh Bạc Liêu
* Phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động nâng cao năng lực lãnh đạo của các đảng ủy xã, thị trấn ở
Đảng bộ huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
- Các tư liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài giới hạn từ năm 2011 đến
nay; các giải pháp đề xuất có giá trị đến năm 2025.
- Phạm vi điều tra khảo sát, gồm các đảng ủy xã, thị trấn và các ban đảng
trực thuộc Huyện ủy huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng Đảng, nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng.
* Cơ sở thực tiễn
8


Hiện thực hoạt động nâng cao năng lực lãnh đạo của các đảng ủy xã ở
Đảng bộ huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; tham khảo báo cáo công tác xây
dựng Đảng của các đảng bộ xã, các cơ quan chức năng và kết quả điều tra,
khảo sát thực tiễn của người học.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng

tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành, liên
ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: kết hợp logic với lịch sử, tổng
kết thực tiễn, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, thống kê, so sánh; điều tra xã
hội học và phương pháp xin ý kiến chuyên gia
6. Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa
học để các cấp ủy, các cơ quan chức năng của Đảng bộ huyện Hòa Bình đề
xuất gỉai pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các đảng bộ,
đảng ủy xã, thị trấn đáp ứng nhiệm vụ lãnh đạo địa phương trong thời kỳ mới.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu trong giảng dạy và
học tập ở trường chính trị của tỉnh Bạc Liêu cũng như trên phạm vi cả nước.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 2 chương (4 tiết).

9


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁC ĐẢNG ỦY XÃ
Ở ĐẢNG BỘ HUYỆN HÒA BÌNH, TỈNH BẠC LIÊU

1.1. Năng lực lãnh đạo và những vấn đề cơ bản về nâng cao năng lực
lãnh đạo của các đảng ủy xã ở huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
1.1.1. Các đảng ủy xã và năng lực lãnh đạo của các đảng ủy xã ở Đảng
bộ huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
* Khái quát về Đảng bộ huyện Hòa Bình và các đảng bộ xã ở Đảng bộ
huyện Hòa Bình
Huyện Hoà Bình được chia tách từ huyện Vĩnh Lợi theo Nghị định số:

96/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ. Huyện Hoà Bình
có 102.063 nhân khẩu, chia thành 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã
Minh Diệu, Vĩnh Bình, Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Mỹ B, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu, Vĩnh
Hậu A và thị trấn Hoà Bình. Huyện có 03 dân tộc chính là Kinh, Khmer, Hoa
sống đan xen với nhau, trong đó dân tộc Kinh chiếm 87,08 %; Khmer chiếm
12,33 %; Hoa chiếm 0,54 % và một số dân tộc thiểu số khác.

Hòa bình là

huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu của huyện là sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thuỷ sản. Tổng diện tích tự nhiên trong toàn huyện là 41.133 ha, với bờ
biển dài gần 20 km và được chia làm 2 vùng sản xuất rõ rệt: vùng Bắc Quốc
lộ 1A là vùng ngọt ổn định của huyện, triển khai áp dụng mô hình sản xuất
như: Mô hình bồn bồn - cá; lúa - cá; lúa - màu; 3 vụ lúa và mô hình nuôi cá
nước ngọt…; vùng Nam Quốc lộ 1A là vùng triển khai áp dụng các mô hình
nuôi tôm công nghịêp - bán công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi
tôm quảng canh cải tiến kết hợp, mô hình nuôi cá kèo và sản xuất muối… Tốc
độ phát triển kinh tế hàng năm giai đoạn 2011-2015 đạt 10,5%; thu nhập bình
quân đầu người năm 2015 đạt 35 triệu đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội (5
năm 2011-2015) được 9.490 tỷ đồng; tổng thu ngân sách (5 năm) được 220 tỷ
đồng; giá trị sản xuất nông nghiệp (toàn diện) 2.825 tỷ đồng (giá năm 1994); giá
trị sản xuất công nghiệp – xây dựng là 1.400 tỷ đồng (giá năm 1994); giá trị dịch

10


vụ - thương mại là 752 tỷ đồng (giá năm 1994); tổng sản lượng lúa đạt hơn
190.000 tấn; tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản khoảng 41.300 tấn.
Tổng số hộ nghèo trong toàn huyện là 5.198 hộ, chiếm 21,02% so dân số huyện
trong đó hộ nghèo dân tộc Khmer là 1.465 hộ. Cơ cấu kinh tế của huyện tương

đối ổn định, tỷ lệ nông nghiệp – ngư nghiệp chiếm 48% ty lệ dịch vụ, thương
mại chiếm 28% và tỷ lệ công nghiệp chiếm 24%. Cơ sở hạ tầng như trường học,
y tế, đường, điện, chợ, trụ sở cơ quan hành chính, trung tâm văn hoá cơ bản đáp
ứng nhu cầu đời sống cộng đồng dân cư ở địa phương.
Huyện có 02 đơn vị xã được phong tặng xã Anh hùng lực lượng vũ trang
Nhân dân vì có thành tích xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Đây là cái nôi, là khu căn cứ quan trọng của tỉnh, huyện, nhân dân có truyền
thống cách mạng luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Trong
huyện còn 2 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 của
Chính phủ và 2 xã thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải
đảo. Nhìn chung đời sống người dân ở các xã thuộc huyện Hòa Bình còn gặp
nhiều khó khăn và do đó trách nhiệm của các đảng ủy xã là hết sức nặng nề
trong công tác lãnh đạo để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân, xây dựng và cũng cố niềm tin của dân với đảng, nâng cao chất
lượng công tác xây dựng Đảng ở địa phương.
Đảng bộ huyện Hòa Bình là đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Đảng bộ
tỉnh Bạc Liêu. Theo Điều lệ Đảng, giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của
Đảng bộ huyện Hòa Bình là Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hòa Bình (gọi tắt là
Huyện ủy Hòa Bình). Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hòa Bình là hạt nhân lãnh
đạo, trung tâm đoàn kết của Đảng bộ huyện Hòa Bình, đặt dưới sự lãnh đạo trực
tiếp về mọi mặt của Tỉnh ủy Bạc Liêu. Huyện ủy Hòa Bình thực hiện nguyên tắc
lãnh đạo tập thể, phân công cá nhân phụ trách, định kỳ báo cáo và chịu trách
nhiệm về hoạt động của mình trước Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hòa Bình,
11


trước Tỉnh ủy Bạc Liêu và cấp ủy đảng cấp dưới. Các đảng bộ, chi bộ và toàn
thể đảng viên trực thuộc Huyện ủy Hòa Bình phải chấp hành nghị quyết theo
nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục
tùng tổ chức, thực hiện tự phê bình và phê bình, định kỳ phải báo cáo với tổ chức

đảng cấp trên và thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng
trực thuộc. Hàng năm, các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện ủy Hòa Bình xây
dựng quy chế làm việc, xác định nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ, trách nhiệm
tập thể, cá nhân và người đứng đầu cấp ủy, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung
dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách...
Tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu được thành
lập theo đúng quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Ban chấp hành
Trung ương. Hiện nay, Đảng bộ huyện Hòa Bình có 28 tổ chức cơ sở đảng,
trong đó có 6 đảng bộ ngành, 14 chi bộ trực thuộc và 8 đảng bộ xã với 2.465
đảng viên. Trong 8 đảng bộ xã có 132 chi bộ ấp với 1.906 đảng viên, chiếm
77,32% trong tổng số đảng viên của Đảng bộ huyện. Đảng bộ xã ở huyện
Hòa Bình là tổ chức cơ sở đảng nằm trong hệ thống tổ chức của Đảng bao
gồm các chi bộ ấp, chi bộ cơ quan xã, trường học, trạm xá; là nền tảng của
Đảng, hạt nhân chính trị lãnh đạo mọi mặt công tác, mọi lĩnh vực và mọi
nhiệm vụ ở các xã, trọng tâm là lãnh đạo phát triển kinh tế và xây dựng đảng
bộ trong sạch vững mạnh, xây dựng và phát huy vai trò của chính quyền, các
tổ chức trong hệ thống chính trị, xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân xây dựng địa phương vững mạnh toàn diện, không ngừng
nâng cao dời sống của các tầng lớp nhân dân.
* Đảng ủy xã ở Đảng bộ huyện Hòa Bình
Ban chấp hành đảng bộ xã (đảng ủy xã) là cơ quan lãnh đạo của đảng
bộ xã giữa hai kỳ đại hội, do đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên
của đảng bộ xã bầu ra. Đảng ủy xã là một bộ phận hữu cơ của đảng bộ, nhưng
là bộ phận giữ vai trò là hạt nhân chính trị của đảng bộ, là người đại biểu cho
12


năng lực trí tuệ, năng lực thực tiễn và phẩm chất đạo đức của các đảng bộ xã
ở Đảng bộ huyện Hòa Bình.
- Chức năng của đảng ủy xã

Theo quy định của Điều lệ Đảng, Quy định số 95 - QĐ/TW ngày
3/3/2004 Ban chấp hành Trung ương, đảng ủy xã có chức năng là hạt nhân
chính trị lãnh đạo mọi mặt hoạt động của địa phương, cơ sở và xây dựng nội
bộ Đảng trong sạch vững mạnh. Nghiên cứu, đề xuất với cấp ủy cấp trên trực
tiếp những vấn đề có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị
và công tác của đảng bộ xã.
Đảng ủy xã có trách nhiệm kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của cơ
quan quản lý và đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Đảng ủy xã kiểm tra, giám
sát tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ được giao.
- Đảng ủy xã có các nhiệm vụ:
+ Lãnh đạo các mặt công tác, các nhiệm vụ, các lĩnh vực hoạt động của
đảng bộ giữa hai kỳ đại hội đảng bộ. Đảng ủy có nhiệm vụ quán triệt và tổ
chức thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc, nghị quyết cấp trên và
nghị quyết đại hội cùng cấp, vận dụng đường lối chính sách, quyết định
những chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ đúng đắn sáng tạo. Đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng muốn thâm nhập vào quần chúng và
được thực hiện phải thông qua nhiều khâu, nhiều bước, nhiều tổ chức, trong
đó trực tiếp nhất là thông qua hoạt động lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên, đảng ủy xã có
trách nhiệm cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành
nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị; tiến hành tuyên truyền, vận động
và tổ chức quần chúng chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng và
chính sách pháp luật của Nhà nước.
+ Đảng ủy xã thường xuyên chăm lo xây dựng đảng bộ vững mạnh về
chính trị, tư tưởng tổ chức, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong

13



sạch vững mạnh. Đảng ủy trực tiếp xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, giáo
dục, rèn luyện giới thiệu cán bộ cho Đảng, đề cử ra cơ quan lãnh đạo các cấp
của Đảng. Quản lý, giáo dục, rèn luyện, kết nạp và sàng lọc đảng viên, đào
tạo cán bộ cho Đảng là một nhiệm vụ thường xuyên quan trọng của toàn Đảng
và tổ chức các cấp. Đảng ủy xã lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng, giáo dục,
rèn luyện những quần chúng ưu tú, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, để bồi dưỡng,
giáo dục, rèn luyện, thử thách, kết nạp họ vào Đảng, tăng thêm nguồn sinh lực
cho Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Thông qua việc quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên, đảng ủy xã có trách
nhiệm phát hiện, bồi dưỡng và rèn luyện đội ngũ cán bộ cho Đảng; đề cử ra cơ
quan lãnh đạo các cấp của Đảng. Đảng viên dù đảm nhiệm cương vị, trọng trách
nào trong các cơ quan Đảng, Nhà nước đều phải tham gia sinh hoạt và chịu sự
quản lý của một tổ chức cơ sở đảng. Đảng ủy xã trực tiếp tác động đến từng
đảng viên và giáo dục, rèn luyện họ thành những đảng viên ưu tú. Thông qua các
nghị quyết lãnh đạo, thông qua công tác tư tưởng và tổ chức, bằng các biện pháp
quản lý, duy trì các chế độ nền nếp sinh hoạt đảng, phân công nhiệm vụ cho
đảng viên, tự phê bình và phê bình, công tác kiểm tra, giám sát đảng viên và
chấp hành kỷ luật Đảng để giáo dục, rèn luyện đảng viên.
+ Đảng ủy xã tham gia vào xây dựng và cụ thể hoá đường lối chính
sách của Đảng, chuẩn bị nội dung và kế hoạch tiến hành đại hội theo quy định
của Điều lệ Đảng và sự chỉ đạo của cấp trên. Thông qua quá trình quán triệt
và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, đảng ủy xã có trách nhiệm báo cáo với các cơ quan lãnh đạo
cấp trên của Đảng những kiến nghị, góp ý của quần chúng về đường lối, chính
sách đã ban hành để Đảng nghiên cứu, bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường
lối, chính sách cho phù hợp. Vì vậy, thắng lợi của đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng phụ thuộc rất lớn vào vai trò lãnh đạo và tổ chức thực
hiện của đảng ủy xã. Không có đảng ủy cơ sở và hoạt động lãnh đạo của nó
14



đối với quần chúng thì mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước chỉ dừng lại ở khâu ra văn bản nghị quyết, chỉ thị mà thôi.
+ Đảng ủy xã có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động
của cấp uỷ, bảo đảm vai trò lãnh đạo của đảng ủy trong hệ thống chính trị xã,
bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong cấp uỷ, trước hết là đoàn kết trong ban
thường vụ, thường trực cấp uỷ, chỉ đạo thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ
mà Đại hội Đảng đề ra. Thực hiện có nền nếp công tác tổ chức sơ kết, tổng
kết, rút kinh nghiệm góp phần bổ sung, hoàn thiện, phát triển đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
-Các mối quan hệ của đảng ủy xã ở Đảng bộ huyện Hòa Bình
+ Quan hệ giữa đảng ủy xã với chính quyền xã là quan hệ giữa lãnh đạo
và chịu sự lãnh đạo. Sự lãnh đạo của đảng ủy xã đối với chính quyền là một
điều kiện bảo đảm cho chính quyền hoạt động đúng Hiến pháp, pháp luật.
Đảng ủy lãnh đạo phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền trong
quản lý Nhà nước theo Hiến pháp, pháp luật.
Chính quyền xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa
phương và cơ quan nhà nước cấp trên đối với các lĩnh vực của đời sống chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh… theo đường lối, quan điểm
của Đảng và luật pháp nhà nước. Là người lãnh đạo, đồng thời là thành viên
của hệ thống chính trị, đảng ủy xã phải phục tùng pháp luật của Nhà nước, tôn
trọng Luật tổ chức chính quyền địa phương.
+ Quan hệ giữa đảng ủy xã với Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức
chính trị - xã hội khác là quan hệ giữa lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo. Đảng ủy
xã lãnh đạo bằng nghị quyết, thông qua các hoạt động của ban chấp hành,
thường vụ, bí thư đảng ủy xã và người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân. Thông qua các báo cáo của Mặt trận Tổ quốc và ban chấp
15



hành các đoàn thể, đảng ủy xã chỉ đạo hoạt động của ban chấp hành, hoặc tỏ
thái độ đồng tình hay không đồng tình với các biện pháp, chủ trương của ban
chấp hành các đoàn thể.
+ Quan hệ giữa đảng ủy xã với Huyện ủy Hòa Bình là quan hệ chấp
hành, phục tùng và lãnh đạo, chỉ đạo. Đảng ủy xã phải phục tùng sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Huyện ủy Hòa Bình. Huyện ủy Hòa Bình có trách nhiệm lãnh
đạo, chỉ đạo, hướng dẫn đảng ủy xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy
định của Điều lệ Đảng.
+ Quan hệ giữa đảng ủy xã với Ủy ban nhân dân huyện Hòa Bình là
quan hệ chấp hành, phục tùng và chỉ đạo. Đảng ủy xã phải chấp hành, phục
tùng sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Hòa Bình. Ủy ban nhân dân
huyện Hòa Bình có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn đảng ủy xã thực hiện
chức năng, nhiệm vụ theo phạm vi quyền hạn được xác định.
+ Quan hệ giữa đảng ủy xã với các cơ quan chức năng của Huyện ủy
và Ủy ban nhân huyện là mối quan hệ phối hợp công tác. Đảng ủy xã phải
tranh thủ sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cơ quan chức năng của Huyện ủy và
Ủy ban nhân huyện. Các cơ quan chức năng của Huyện ủy và Ủy ban nhân
huyện có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ đảng ủy xã thực hiện chức năng,
nhiệm vụ theo phạm vi quyền hạn được phân công.
- Đặc điểm các đảng ủy xã ở huyện Hòa Bình
Một là, các đảng ủy xã được củng cố, kiện toàn sau đại hội đảng bộ nhiệm
kỳ 2015 – 2020, nhưng cơ cấu và chất lượng chưa thật đồng đều, có mặt còn
khoảng cách so với yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo
Thực hiện quy định của Điều lệ Đảng, hướng dẫn của các cấp ủy, cơ quan
chức năng cấp trên, các đảng bộ xã đã tiến hành đại hội nhiệm kỳ 2015 – 2020
đúng kế hoạch. Đại hội các đảng bộ xã ở huyện Hòa Bình đã tiến hành bầu Ban
chấp hành đảng bộ xã đảm bảo đúng nguyên tắc, đủ về số lượng, nhiều cán bộ,
đảng viên ưu tú được bổ sung vào BCH đảng ủy xã. Đây là một yếu tố cơ bản nâng

16


cao năng lực lãnh đạo của các dảng ủy xã. Tuy nhiên, số cấp ủy viên mới còn chưa
được bồi dưỡng kiến thức xây dựng Đảng, còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn lãnh
đạo, triển khai tổ chức thực hiện nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả lãnh đạo
của các đảng ủy xã. Mặt khác, xuất phát từ điều kiện, đặc điểm của địa phương, từ
nguồn bổ sung vào cấp ủy, đội ngũ cán bộ, công chức địa phương nên đội ngũ đảng
ủy viên các đảng ủy xã có sự không đồng đều về kiến thức, trình độ và kinh nghiệm
hoạt động thực tiễn, nhất là các kiến thức lý luận, kiến thức quản lý kinh tế, quản lý
nhà nước và pháp luật, nhất là những kiến thức vè nông nghiệp, nông thôn, nông
dân trong điều kiện mới. Thực tiễn trên đây đòi hỏi các cấp ủy và cơ quan chức
năng cấp trên cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho các đảng ủy
viên các xã đáp ứng yêu cần nhiệm vụ trong tình hình mới.
Hai là, các đảng ủy xã có sự đa dạng về nhiệm vụ lãnh đạo và tính chất
hoạt động.
Đây là đặc điểm chi phối rất lớn đến hoạt động lãnh đạo và công tác xây dựng,
nâng cao năng lực lãnh đạo của các đảng ủy xã. Các đảng ủy xã gắn liền với nhiệm vụ
lãnh đạo các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là nông dân, phát triển nông nghiệp, nông thôn;
phát triển văn hóa, xã hội, công tác giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân....Sự
đa dạng về nhiệm vụ, tính chất lãnh đạo và hoạt động xây dựng nội bộ; yêu cầu về năng
lực lãnh đạo, phẩm chất, năng lực của đội ngũ cũng rất khác nhau...đặt ra những yêu cầu
mới trong công tác xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo của các đảng ủy xã hiện nay.
Các đảng ủy xã ở Đảng bộ huyện Hòa Bình chủ yếu hoạt động trên địa bàn
nông thôn đang trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng, còn nhiều khó khăn
về giao thông, thông tin liên lạc, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa; trình độ
dân trí không cao, đời sống nhân dân còn nhiều vất vả, thiếu thốn so với các
huyện lân cận. Các xã nông thôn huyện Hòa Bình đang trong giai đoạn xây
dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm…và các phong
trào cứng hóa kênh mương, nhựa hóa, bê tông hóa đường giao thông nông


17


thôn; phong trào dồn điền, đổi thửa, xây dựng nông thôn mới gắn với phong
trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa khu dân cư. Vì vậy, các đảng ủy xã
lãnh đạo chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội huy động tổng
hợp sức mạnh của toàn xã hội tham gia đóng góp sức người, sức của thực
hiện nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng các xã, thôn (làng, xóm)
với tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trên cơ sở các nội dung, quy
định DC ở cơ sở, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”,
tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; Quy chế dân chủ cơ sở và
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Mặc dù hoạt động trong môi trường nông thôn là chủ yếu, song hiện nay,
tốc độ phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị hóa tăng nhanh. Để khai thác hiệu
quả tiềm năng và lợi thế của huyện, Huyện ủy Hòa Bình đã thông qua chương
trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011-2015, định
hướng đến năm 2020, với chủ trương phát triển nhanh công nghiệp theo hướng
hiện đại, thích ứng và hội nhập quốc tế, ưu tiên các dự án lớn, công nghệ tiên
tiến, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, tạo nguồn thu
lớn cho ngân sách. Hiện nay trên địa bàn huyện đã hình thành cụm công nghiệp
của các doanh nghiệp trong và ngoài nước với hàng vạn công nhân đang lao
động sản xuất. Vì vậy, hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng nói chung, đảng ủy các
xã nói riêng, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, song còn không ít khó khăn trong
thực hiện dân chủ như: việc giải phóng mặt bằng, đền bù, giải quyết công ăn,
việc làm cho người dân bị thu hồi đất canh tác, bảo đảm cho đời sống của nhân
dân sau khi Nhà nước thu hồi ruộng đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu
đô thị. Thực tế những năm qua, một số địa phương ở huyện Hòa Bình chưa giải
quyết tốt vấn đề này nên đã xảy ra những “điểm nóng” gây bức xúc trong nhân
dân và làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước và chế độ xã hội

chủ nghĩa, cản trở sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội ở địa phương.
Ba là, đối tượng lãnh đạo của các đảng ủy xã ở Đảng bộ huyện Hòa Bình
chủ yếu là nông dân, làm nông nghiệp.
18


Đối tượng lãnh đạo của các đảng ủy xã ở Đảng bộ huyện Hòa Bình đa dạng
về thành phần, nghề nghiệp, khác nhau về trình độ nhận thức. Người dân các ở
xã ở huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu chủ yếu là dân tộc Kinh, hiền lành, chất
phác, cần cù, chịu khó lao động sản xuất. Nhân dân ở các xã chủ yếu sống bằng
nghề nông nghiệp, lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất không nhiều nên
đời sống còn không ít khó khăn, vất vả. Những người có tay nghề và trình độ
cao thường tìm cách “thoát ly” đồng ruộng để mong có cuộc sống an nhàn,
đầy đủ. Vì vậy, các gia đình, dòng tộc rất coi trọng “cái danh” “cái tiếng” và
sẵn sàng tạo điều kiện mọi mặt để con, cháu được học hành, đỗ đạt. Những
nông dân không có điều kiện “thoát ly” thì bằng lòng với nghề nông, gắn kết
với làng, xã, bám ruộng, bám đồng, trình độ dân trí thấp, trong một chừng
mực nhất định thì nhận thức và năng lực thực hành dân chủ thấp hơn so với
người dân sống ở thành thị.
Hoạt động nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu nên tính mùa vụ rất
cao. Mặt khác, các dự án, cụm công nghiệp, khu đô thị trong huyện phát triển
nhanh, quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp, lực lượng lao động ở nông thôn thiếu
việc làm, thất nghiệp và bán thất nghiệp đã xảy ra, không ít người dân phải
tìm kiếm việc làm “Phi nông nghiệp”. Những khi mùa vụ kết thúc, phần đông
thanh niên các xã rời quê hương đến các thành phố, địa phương khác …làm ăn,
tăng thêm thu nhập. Mặt trái và hệ lụy của vấn đề này là kéo theo sự du nhập của
lối sống nơi đô thị và tác động của mặt trái kinh tế thị trường, tệ nạn xã hội như:
nghiện hút, mại dâm, trộm cắp...đã “vượt qua lũy tre làng” len lỏi vào các ấp
(xóm, làng). Không ít xã, khi điều kiện “nông nhàn”, ấp (xóm, làng) chỉ còn lại
người gia, trẻ em nên rất khó khăn trong những công việc chung của xóm, ấp,

của xã và thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.
Do đặc điểm nông thôn vùng Nam bộ sông nước, quan hệ của người dân
các xã ở huyện Hòa Bình có tính cộng đồng cao, gắn bó, cố kết chặt chẽ với
nhau qua nhiều đời, nhiều thế hệ. Người dân rất coi trọng tính tập thể, cộng
19


đồng. Trong quan hệ ứng xử giữa con người với nhau từ gia đình đến làng
xóm thường mang tính chất dòng họ, huyết thống, tình làng, nghĩa xóm “tối
lửa tắt đèn có nhau”, theo nguyên tắc chung là trọng “chữ tình” “lấy tình
nghĩa làm đầu”, đùm bọc, thương yêu, cưu mang, hỗ trợ nhau về vật chất, tinh
thần, dìu dắt, làm chỗ dựa cho nhau cả trong cuộc sống đời thường cũng như
trong công việc chung. Tuy nhiên, mặt trái của quan hệ dòng họ, huyết thống,
tình làng, nghĩa xóm dễ dẫn đến biểu hiện cục bộ địa phương, co kéo cho gia
tộc, dòng họ theo quan niệm “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Mặt
khác, lối sống “trọng tình cảm” nên thường đẩy cái "lý" (luật pháp) xuống
hàng thứ hai sau cái “tình”, thậm chí còn có biểu hiện coi thường phép nước
(pháp luật), "Phép vua thua lệ làng". Với nghề nông là chính nên vẫn còn tồn
tại tâm lý tiểu nông, manh mún, nhỏ lẻ, bảo thủ, cục bộ, nể nang, xuôi chiều,
ngại va chạm, ngại đấu tranh và những căn bệnh gia trưởng, quan liêu, hách
dịch; còn tồn tại những phong tục tập quán lạc hậu. Mặc dù đời sống kinh tế
hiện nay của người nông dân xã ở huyện Hòa Bình vẫn còn khó khăn, nhưng
họ sẵn sàng tuân theo các thủ tục, nghi lễ nặng nề, tốn kém trong cưới xin, ma
chay, hội lễ…Những hủ tục này gây nên sự lãnh phí rất lớn cho cá nhân cũng
như cho cộng đồng, do vậy dẫn đến sự đói nghèo của nhiều gia đình nông dân
nhất là đối vơi đồng bào dân tộc thiểu số (Khmer) ở địa phương
Phần đông cư dân trong huyện làm nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải
sản, phần còn lại làm nhiều nghề khác nhau. Một bộ phận là cán bộ, công
chức nhà nước có cuộc sống khá ổn định, làm việc theo các chế độ quy
định của cơ quan, đoàn thể. Một lực lượng khá lớn hoạt động trong các lĩnh

vực sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán ở các mức độ, quy
mô khác nhau. Sự đa dạng, phong phú, phức tạp về đối tượng lãnh đạo đặt
ra những yêu cầu cao hơn về năng lực lãnh đạo của các đảng ủy xã ở Đảng
bộ huyện Hòa Bình hiện nay.
*Năng lực lãnh đạo của Đảng ủy xã ở huyện Hòa Bình
20


- Quan niệm
Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Lãnh đạo đt. Dẫn dắt tổ chức
phong trào theo đường lối cụ thể: lãnh đạo cuộc đấu tranh. 2. dt cơ quan lãnh
đạo, bao gồm những người có khả năng tổ chức dẫn dắt phong trào” [34,
tr.1179]. Theo Từ điển tiếng Việt quan niệm: “Lãnh đạo: đề ra chủ trương,
đường lối và tổ chức vận động thực hiện đường lối đó” [35, tr.1172].
Năng lực, theo Đại từ điển tiếng Việt: “Năng lực: một trong những điều kiện
đủ hoặc vốn có để làm một việc gì. 1: năng lực tư duy của con người. 2: khả năng
đủ để thực hiện tốt một công việc: có năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức” [34,
tr.1234]; Từ điển tiếng Việt định nghĩa “Năng lực 1: khả năng, điều kiện chủ quan
hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; 2: phẩm chất tâm lý, sinh
lý tạo cho con người hoàn thành một hoạt động nào đó” [35, tr.639].
Như vậy, có thể hiểu năng lực lãnh đạo là khả năng của một tập thể
hay một cá nhân có khả năng đề ra mục tiêu, chủ trương, đường lối và khả
năng tổ chức, dẫn dắt tập thể thực hiện thắng lợi mục tiêu, chủ trương, đường
lối đó. Năng lực lãnh đạo của Đảng là tổng hợp những khả năng, điều kiện
chủ quan của Đảng được tạo nên từ những yếu tố nội sinh, từ sự nỗ lực phấn
đấu của bản thân Đảng cũng như mỗi tổ chức đảng để thực hiện thắng lợi
chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng. Thực chất hoạt động lãnh đạo là
hoạt động nghiên cứu vận dụng lý luận, nguyên lý, quan điểm, nguyên tắc vào
thực tiễn, đề ra chủ trương, đường lối, tuyên truyền vận động, tổ chức thực
hiện và kiểm tra việc thực hiện đường lối đã đề ra. Hoạt động lãnh đạo của tổ

chức đảng diễn ra theo một quy trình thống nhất, chặt chẽ, liên hoàn. Năng lực
lãnh đạo của tổ chức đảng chính là khả năng, điều kiện của tổ chức đảng (trình
độ tri thức, kinh nghiệm, năng lực vận dụng, tổ chức hoạt động thực tiễn...)
trong việc thực hiện các khâu, các bước của quy trình lãnh đạo theo phạm vi
quyền hạn nhằm đạt được kết quả cao trong thực tiễn.

21


Theo đó, có thể quan niệm: Năng lực lãnh đạo của các đảng ủy xã ở
Đảng bộ huyện Hòa Bình là toàn bộ khả năng và điều kiện chủ quan của các
đảng ủy xã, của các đảng ủy viên trong nghiên cứu, quán triệt, vận dụng,
sáng tạo, đường lối, quan điểm của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của
cấp trên, đề ra các chủ trương, biện pháp đúng đắn, khả thi, lãnh đạo địa
phương, cơ sở hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
-Biểu hiện:
Năng lực lãnh đạo của Đảng ủy xã được biểu hiện ở khả năng huy
động sức mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; khả năng quy tụ, phát huy sức
mạnh của các tổ chức, các lực lượng tạo nên sức mạnh tổng hợp ở các khâu,
các bước trong quy trình lãnh đạo:
+ Một là, khả năng nhận thức, nghiên cứu, quán triệt, nắm vững đường
lối, quan điểm của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp trên; vận dụng sáng
tạo vào đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, khả thi.
Năng lực lãnh đạo của các đảng ủy xã ở Đảng bộ huyện Hòa Bình
được biểu hiện cụ thể ở khả năng nhận thức, nghiên cứu, quán triệt sâu sắc,
nắm vững quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nghị
quyết, chỉ thị của trên để vận dụng, cụ thể hoá đề ra nghị quyết lãnh đạo sát,
đúng với thực tiễn nhiệm vụ của từng cơ sở.
Quán triệt sâu sắc và nhất trí cao với đường lối, quan điểm của Đảng,

nghị quyết, chỉ thị của trên là tiền đề quan trọng để cấp uỷ nghiên cứu vận
dụng, cụ thể hoá thành mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng lãnh đạo, phù hợp
với thực tiễn nhiệm vụ và tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết đó. Nghị
quyết của các đảng ủy xã ở Đảng bộ huyện Hòa Bình được xây dựng trên cơ
sở cụ thể hoá, vận dụng sáng tạo quan điểm, đường lối của Đảng, nghị quyết,
chỉ thị của cấp trên, là sản phẩm kết tinh trí tuệ của tập thể cấp uỷ. Xây dựng
được nghị quyết lãnh đạo đúng đắn, kịp thời vừa là một biểu hiện cụ thể của

22


năng lực lãnh đạo của các đảng ủy ở Đảng bộ huyện Hòa Bình, vừa là cơ sở
để phát huy năng lực, hiệu lực lãnh đạo của các đảng ủy xã ở Đảng bộ huyện
Hòa Bình.
+ Hai là, năng lực phân tích, dự báo được sự phát triển của tình hình,
nhiệm vụ và những vấn đề đặt ra đối với NLLĐ của đảng bộ, đảng ủy
Trong mọi hoạt động của mình, năng lực lãnh đạo của đảng ủy xã còn
được thể hiện thông qua năng lực phân tích, dự báo tình hình phát triển của
địa phương trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ đó mới có cơ sở khoa học
đề ra các chủ trương, nghị quyết sát hợp với yêu cầu phát triển, có đủ điều
kiện để hoạch định chiến lược quy hoạch phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội
đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn. Đồng thời nếu phân tích chính xác,
dự báo đúng những vấn đề đặt ra đối với đảng bộ, đảng ủy thì sẽ có những
chính sách, những giải pháp phù hợp mang lại hiệu quả qua đó nâng cao năng
lực lãnh đạo của đảng ủy xã.
+ Ba là, năng lực xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn,
khả thi
Xây dựng nghị quyết, cụ thể hóa nghị quyết của cấp trên là một trong ba
nhiệm vụ cơ bản của cấp ủy đảng cơ sở. Đó chính là nền tảng, là một trong
những tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo của đảng ủy xã đối với quá trình

lãnh đạo mọi mặt hoạt động của địa phương. Nghị quyết, chủ trương, chính
sách khi được ban hành sẽ là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới mọi thành bại
trong quá trình lãnh đạo của đảng ủy, ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống xã hội
của địa phương. Điều đó cho thấy đảng ủy xã có năng lực lãnh đạo tốt phải
được thể hiện qua năng lực xây dựng nghị quyết, ban hành các chủ trương,
giải pháp lãnh đạo đúng đắn, khả thi. Một chủ trương đúng đắn không chỉ là
việc cụ thể hóa nghị quyết của cấp trên mà còn là biết vận dụng phù hợp, sáng
tạo vào thực tiễn địa phương mình, mang lại hiệu quả thiết thực, mang lại lợi
ích cho nhân dân. Chính vì vậy, đảng ủy xã có năng lực lãnh đạo tốt đòi hỏi

23


phải bao gồm những người lãnh đạo có tầm nhìn, có sự sáng tạo, không dập
khuôn, máy móc trong quá trình lãnh đạo, biết bám sát thực tiễn đời sống của
địa phương , nắm bắt được tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân để
từ đó xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo sát hợp với thực tiển và mang
lại hiệu quả tối ưu
+ Bốn là, năng lực triển khai tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát
thực hiện
Một trong những biểu hiện về năng lực lãnh đạo của các đảng ủy xã là
năng lực triển khai tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nói
cách khác công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là một bộ phận quan trọng
trong những hoạt động lãnh đạo của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát là một
phương thức hữu hiệu bảo đảm cho các chủ trương biện pháp lãnh đạo được
thực thi triệt để trong thực tiễn; là biện pháp để xây dựng và hình thành nhân
cách người cán bộ, đảng viên, hạn chế những sai lầm khuyết điểm. Chủ tịch
Hồ Chí Minh từng nói: “Chín phần mười khuyết điểm trong công việc của
chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra" . Đối với đảng ủy xã, tiến hành kiểm tra,
giám sát việc thực hiện Nghị quyết là một trong những hoạt động không thể

thiếu. Để biết được chủ trương, chính sách được đưa vào trong cuộc sống có
thực sự hiệu quả, đúng đắn hay không thì phải thông qua kiểm tra mới có thể
biết được. Thông qua kiểm tra, giám sát, Đảng ủy xã còn có thể nắm được
phản hồi từ nhân dân, để từ đó có sự điều chính cả về nội dung chủ trương,
chính sách lẫn phương thức lãnh đạo sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất.
Không kiểm tra, giám sát hoặc kiểm tra, giám sát không đến nơi, đến chốn,
đảng ủy xã rất dễ mắc mắc sai lầm mà không biết cách tháo gỡ, dần dần làm
mất đi lòng tin của nhân dân dành cho Đảng.
+ Năm là, năng lực tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận.
24


Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa IX "Về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình
mới" đã chỉ rõ: “Phải coi trọng tổng kết thực tiễn trong nghiên cứu lý luận và
cả trong hoạt động của các cấp ủy đảng, coi tổng kết thực tiễn là nhiệm vụ
thường xuyên của các cấp, các ngành, gắn nghiên cứu thực tiễn Việt Nam với
tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học của nhân loại” Đây là một nội
dung rất quan trọng, một nhiệm vụ trọng yếu của công tác lý luận nói chung,
hoạt động của các cấp ủy nói riêng. Lý luận, xét tới cùng, là từ thực tiễn mà
đúc kết, khái quát lên. Không có thực tiễn thì không có lý luận. Lý luận và
thực tiễn có mối quan hệ hữu cơ biện chứng, luôn luôn gắn bó với nhau và
thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau, trong đó thực tiễn đóng vai trò là cơ
sở. Qua việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của đảng cấp trên và cấp
mình, đảng ủy xã cần phải thường xuyên tiến hành sơ tổng kết đúc rút những
kinh nghiệm thực tế để bổ sung, phát triển và hoàn thiện các chủ trương, biện
pháp lãnh đạo một cách sáng tạo hơn, thiết thực hơn và tổ chức thực hiện hiệu
quả hơn. Đồng thời, góp ý kiến với các cấp ủy, cơ quan chức năng cấp trên
hoàn thiện, phát triển đường lối,trương, chính sách, phát triển lý luận về xây
dựng Đảng, về hoạt động lãnh đạo của Đảng. Đây là một trong những tiêu chí

để đánh giá năng lực lãnh đạo của đảng ủy xã.
+Sáu là, năng lực đấu tranh trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng; kiên kiên vạch
trần bản chất phản động, phản khoa học các quan điểm sai trái, thù địch, bảo về bản
chất cách mạnh, tính đúng đắn, sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng.
Hiện nay, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách
mạng nước ta trên tất cả các bình diện của đời sống xã hội, nhất là trên lĩnh
vực chính trị tư tưởng với những thủ đoạn hết sức thâm hiểm, phản động
nhằm xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành quả cách mạng; nguy hiểm hơn cả là
chúng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chủ trương thúc đẩy “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”, thực hiện diễn biến hòa bình chia rẽ đoàn kết nội bộ,
25


làm lung lay ý chí, tha hóa nhận thức của cán bộ, đảng viên. Các thế lực thù
địch lợi dụng, khoét sâu những thiếu sót, yếu kém trong công tác lãnh đạo của
Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước cũng như những suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng,
lãng phí của cán bộ, đảng viên để gây ra những dao động về tư tưởng, mất
lòng tin, thiếu đồng thuận trong nhân dân, kích động, chia rẽ nội bộ để chống
phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, lập các tổ chức phản động
trong nước. Chúng dùng mọi biện pháp để đánh vào nền tảng tư tưởng của
Đảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hòng gây hoang mang,
dao động về hệ tư tưởng, về lý tưởng xã hội chủ nghĩa…Trong bối cảnh đó,
vẫn còn không ít cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân
dân chưa nhận thức đúng tính chất nguy hiểm của âm mưu, hoạt động “diễn
biến hòa bình”, của những quan điểm sai trái, thù địch đi ngược lại đường lối
của Đảng, làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước,
đặc biệt chưa nhận thức rõ tác hại của “tự diễn biến” trong nội bộ đang có xu

hướng tăng lên, nguy cơ đối với sự tồn vong của Đảng, của chế độ ta. Nhiều
cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên không thấy rõ trách nhiệm
phải tham gia vào cuộc đấu tranh này, như người đứng ngoài cuộc, thậm chí
có người còn phụ họa theo những quan điểm sai trái. Chất lượng và hiệu quả
đấu tranh trong các tổ chức đảng, đảng viên còn thấp. Tính chiến đấu chưa
cao, tính khoa học, tính sắc bén, tính lôgíc chặt chẽ trong lập luận còn thiếu,
nhiều khi phê phán theo kiểu áp đặt hoặc “nói lấy được”, do đó tính thuyết
phục còn hạn chế. Chính vì vậy bản lĩnh đấu tranh trên lĩnh vực chính trị, tư
tưởng được xem là một tiêu chí để đánh giá năng lực lãnh đạo của các đảng
ủy xã hiện nay.
+ Bảy là, tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình, lên án, bác bỏ các
hành vi biểu hiện tiêu cực.
Một trong những biểu hiện năng lực lãnh đạo của đảng ủy xã là tính
chiến đấu trong tự phê bình và phê bình. Tự phê bình và phê bình được xem
như là một phương pháp tối ưu để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, loại
26


bỏ những thói hư tật xấu trong “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
hiện nay” . Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”, Bác cho rằng tự phê
bình và phê bình chính là vũ khí sắc bén nhất để làm cho Đảng ta trong sạch
vững mạnh và là quy luật phát triển của Đảng. Người nhận thức sâu sắc rằng,
tuy Đảng ta gồm những người có tài, có đức, phần đông là những người hăng
hái nhất, thông minh nhất, yêu nước nhất …, nhưng “không phải là người
người đều tốt, việc việc đều hay”. Người nói: “Đảng ta không phải ông thánh
và cũng không phải từ trên trời rơi xuống, nó ở trong xã hội mà ra”. Từ đó,
Người khẳng định: “Người đời ai cũng có khuyết điểm, có làm việc thì có sai
lầm”, do vậy trong Đảng phải luôn luôn tự phê bình và phê bình, mà phê bình
và tự phê bình “phải ráo riết”, “ triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm
bớt”. Cách phê bình cũng phải thành thật, giàu lòng nhân ái, khách quan. Thái

độ phê bình phải có văn hoá, mang tính chất xây dựng chứ không phải nói
xấu nhau. Những người bị phê bình thì phải vui vẻ nhìn nhận để sửa chữa.
Được như vậy thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ khoẻ mạnh vô
cùng. Bản chất của “tự phê bình và phê bình” là hoạt động đấu tranh trong nội
bộ Đảng để khắc phục sửa chữa những mặt, những khuynh hướng, những yếu
tố tiêu cực lạc hậu trong tổ chức đảng và đảng viên; tìm ra những ưu điểm,
những mặt tích cực để khuyến khích, biểu dương, phát triển.
Tự phê bình và phê bình phải tiến hành trong không khí thẳng thắn,
thật thà, trung thực trên tình đồng chí thương yêu nhau. Đồng thời cần phải
tránh việc lợi dụng phê bình để đả kích, vu cáo gây bè phái hay trù dập người
phê bình thẳng thắn. Phê bình là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người, là thực
hành dân chủ, do vậy người phê bình phải thành khẩn nghiêm trang đúng
mực, phê bình phải đúng với thực tiễn khách quan, không được đem ý chủ
quan của mình để áp đặt cho người khác.
+ Tám là, đội ngũ đảng ủy viên đảng ủy xã thật sự tiêu biểu về phẩm chất
chính trị, kiểu mẫu về đạo đức, lối sống, có năng lực toàn diện, luôn tiền phong
gương mẫu, nói đi đôi với làm; nội bộ đảng ủy, đảng bộ xã dân chủ, đoàn kết,

27


×