Tải bản đầy đủ (.docx) (153 trang)

ĐATN Chỉnh Trị Sông Trường đại học Xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.5 MB, 153 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

Phụ lục

LỜI NÓI ĐẦU
Sau 15 tuần tiến hành làm đồ án, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S
Nguyễn Thị Hải Lý và các thầy cô giáo trong ngành Cảng – Đường Thủy cùng sự giúp đỡ
của gia đình và bạn bè, em đã hoạn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu giải pháp
chỉnh trị đoạn cong Đò Trại trên sông Luộc “ theo đúng yêu cầu và kế hoạch được giao.
Đồ án gồm những nội dung sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
Chương 3: Quy hoạch tổng thể hệ thống công trình
Chương 4: Thiết kế công trình
Chương 5: Thiết kế giải pháp thi công công trình
Chương 6: Khai toán
Chương 7: Kết luận và kiến nghị
Đồ án này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho em củng cố lại kiến thức đã thu thập được
trong suốt quá trình học tập qua trong những năm qua, đây là một dịp rất tốt để làm quen với
công tác thiết kế tổ chức thi công cho một công trình cụ thể.
Trong quá trình làm đồ án, em đã cố gắng nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã học, tham
khảo các tài liệu liên quan,các quy trình, quy phạm hiện hành…. Học hỏi những kinh
nghiệm quý báu của thầy giáo hướng dẫn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên
do trình độ có hạn, kinh nghiệm bản thân còn ít nên việc vận dụng kiến thức tính toán một
công trình cụ thể còn hạn chế và không tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy cô
giáo chỉ bảo, giúp em bổ sung những kiến thức cần thiết.
SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056



Trang 1/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hải Lý – người đã trực tiếp hướng
dẫn em trong suốt quá trính làm đồ án và cùng toàn thể thầy cô giáo trong ngành Cảng –
Đường Thủy những người đã truyền đạt kiến thức chuyên môn và thực tế cho em. Đồng thời
em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè.
Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2016
Sinh viên
Đinh Văn Nhâm

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU, SỰ
CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
1.1 Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu

Việt Nam có mạn lưới sông kênh vô cùng phong phú và đầy tiềm
năng, với tổng chiều dài hơn 41.900 km bao gồm 2360km sông, 3.260km
đường biển, trên 100 cửa sông, nhiều hồ đầm, phá, vũng vịnh… tạo nên
mạng lưới giao thông đường thủy đến hầu hết các thành phố, thị xã, các
khu dân cư và vùng kinh tế tập trung. So với các phương thức vận tải
khác, vận tải thủy, có nhiều ưu điểm: giá thành hạ, vận tải được nhiều, ít
gây ô nhiễm môi trường. Vận tải thủy còn thỏa mãn được việc chuyên
chở với khối lượng lớn cho các khu công nghiệp, vận chuyển an toàn cho

những khối hàng lớn cho các khu công nghiệp, vận chuyển an toàn cho
những khối hàng siêu trường, siêu trọng. Hiện tại vận tải thủy nội địa
đang đảm nhận gần 30% tổng lượng hàng hóa lưu thông trong cả nước.
Khu vực phía Bắc có trên 4.500 km sông kênh đang khai thác vận tải,
trong đó Trung ương hiện quản lý 2663,9 km. Mạng lưới sông kênh có
mật độ lớn, chảy qua hầu hết các trung tâm kinh tế, đô thị, các khu công
nghiệp, nối liền các cảng sông, cảng biển, thông ra biển theo nhiều cửa
sông tạo thành hệ thống vận tải thuỷt huận lợi. Mạng lưới sông Bắc bộ
SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 2/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

được hình thành bởi hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Hồng và
hệ thống sông Thái Bình, hai hệ thống sông này được nối với nhau bởi
sông Đuống và sông Luộc. Ngoài ra còn có một số sông khác ở phía Đông
Bắc sông Thái Bình như sông Đá Bạch, sông Mạo Khê, sông Phi Liệt, sông
Bạch Đằng, sông Cấm, sông Chanh. Nối các sông này với nhau còn có
các sông Kinh Thầy, Kinh Môn, sông Hàn đổ ra biển theo cửa Cấm, Nam
Triệu, sông Lạch Tray đổ ra biển theo cửa Lạch Tray, sông Văn Úc đổ ra
biển theo cửa Văn Úc. Các hệ thống sông này đan xen, kết nối với hệ
thống đường sắt và đường bộ. Mạng lưới sông kênh Bắc Bộ có mật độ
tương đối cao, chảy qua hầu hết các thành phố, thị xã, đến tận thôn ấp,
làng, bản. Có nhiều cảng sông sát với hệ thống đường bộ và đường sắt

tạo thành hệ thống cảng trung chuyển. Hầu hết các sông chính đều có vị
trí tiếp cận hấp dẫn đối với những cảng biển quan trọng như cảng Hải
Phòng, cảng Cái Lân, cảng Cửa Ông, tạo nên các điểm nối giao lưu với
kinh tế đối ngoại, hợp thành một mạng lưới vận tải thống nhất.
Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất Việt Nam, diện tích lưu
vực khoảng 70.700km2. chiều dài 1.126km bắt nguồn từ vùng núi cao
thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Trong đó phầnchảy qua Việt Nam dài
529km, bắt đầu từ Lào Cai ra cửa Ba Lạt.
Hệ thống sông Hồng có rất nhiều phụ lưu, trong đó có 2 phụ lưu quan
trọng nhất là sông Đà và sông Lô cùng với các phụ lưu khác hợp thành
dòng chính của sông Hồng, tạo thành mạng lưới sông hình nan quạt và
hội tụ tại thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.
- Sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc, có chiều dài tổng cộng là
1.010km, đoạn chảy qua Việt Nam dài 572km (bắt nguồn từ huyện
Mường Tè – Lai Châu) - Sông Lô cũng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung
SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 3/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

Quốc), có chiều dài tổng cộng là 470km, đoạn chảy qua Việt Nam dài
274km.
Phía hạ lưu sông Hồng có các chi lưu là sông Đáy dài 237km chảy ra
Cửa Đáy (hiện nay đã xây đập Đáy tại thị trấn Phùng chỉ cho phân lũ khi

có lũ lớn), sông Đuống dài 68km đổ vào sông Thái Bình tại ngã ba Mỹ
Lộc, sông Luộc dài 72km đổ vào sông Thái Bình tại Quý Cao, sông Trà Lý
dài 70km nối với song Hồng tại ngã ba Phạm Lỗ chảy qua tỉnh Thái Bình
và đổ ra biển qua cửa Trà Lý, sông đào Nam Định dài 33,5km nối sông
Hồng với sông Đáy, sông Ninh Cơ dài 61km, nối với sông Hồng tại Ngã ba
Mom Rô chảy ra cửa Lạch Giang.
Hệ thống sông Thái Bình do 3 con sông hợp thành: sông Cầu, sông
Thương và sông Lục Nam.Sông Thái Bình bắt đầu từ Phả Lại, đổ ra biển
theo cửa Thái Bình, chiều dài sông 103km. Sông Thái Bình có chi lưu
chính là sông Kinh Thầy, sông Gùa, sông Mía và sông Kênh Khê. Sông
Kinh Thầy sau đó lại phân lưu sang sông Kinh Môn và sông Phi Liệt.
Sông Cầu được xem như dòng chính của hệ thống sông Thái Bình,
xuất phát từ vùng Sơn Na. Hiện đã có các hồ thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La,
Thác Bà, Tuyên Quang và đang tiếp tục xây dựng các công trình thuỷ
điện Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát (sông Đà), Na Hang trên sông Gâm
ở khu vực thượng nguồn hình thành các hồ chứa nước dài hàng trăm km,
tạo nên các tuyến vận tải thủy cho khu vực thượng nguồn rất thuận lợi.
Mạng sông Hồng ở Việt Nam có chiều dài khoảng 2.000 km. Toàn hệ
thống sông Hồng đạ thể có thể chia thành các khu vực bắc và nam Việt
trì, ở cách Hà nội 60 km về phía thượng lưu.
Khu vực bắc bao gồm 3 nhánh sông chạy tàu được, hợp lưu thành
sông

Hồng

SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056


Trang 4/110



TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

gần Việt trì. Đó là: i) Sông Thao lên đến Lao Cai; ii) sông Đà đến Nhà máy
thuỷ

điện

Hoà bình; và iii) sông Lô đến Đoan Hùng là nơi sông Chảy nhập vào với
sông Lô.
Khu vực nam, từ Việt Trì qua Hà nội và tiếp tục chảy ra biển, gồm các
tuyến

chạy

tàu chính sau đây: i) tuyến sông Hồng, ngang qua Hưng Yên, Nam Định
tới

cửa

Lạch Giang, hoặc tới Cửa Đáy; ii) tuyến sông Đuống – Kinh Thày xuống
Hải
phòng;iii) tuyến sông Hải phòng thông qua các sông Thái bình và Lạch
Tray

xuống


Hải phòng; và iv) tuyến sông Luộc – Văn Úc, từ phân nhánh sông Hồng tại
Hưng
Yên đi Ninh Giang và qua cửa sông Văn Úc xuống Hải Phòng.
Bảng 1-1: Các hành lang giao thông
Hành lang
1. Quảng Ninh – Hải Phòng – Phả Lại – Hà Nội –
Việt Trì
2. Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình
3. Hà Nội – Đáy / Lạch Giang

SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 5/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 6/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

Hình 1-1: Hệ thống sông và đường thủy
Các tuyến luồng kết nối vận tải với 3 hành lang
+ Tuyến Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai
+ Tuyến Việt Trì – Hòa Bình
+ Tuyến Việt Trì – Tuyên Quang
+ Tuyến Phả Lại – Đáp Cầu – Đa Phúc
+ Tuyến Phả Lại – Á Lữ
+ Tuyến Quảng Ninh – Phả Lại
+ Tuyến Hải Phòng – Hà Nội
1.2 - Yêu cầu của các ngành KT-XH đối với khu vực nghiên cứu

Vận tải đường thủy nội địa là một trong những thế mạnh của nước ta.
Với hệ thống sông kênh chằng chịt, nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất,
cơ sở chế biến lương thực, nuôi trồng, chế biến thủy sản, nhà hàng,
khách sạn, nhà ở của dân hoặc hệ thống giao thông đường bộ thường
nằm sát dọc bờ sông, kênh. Nhiều nhà dân hoặc cơ sở sử dụng ngay bờ
sông để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Những đặc điểm này tạo thế
mạnh cho hoạt động vận tải thủy nội địa nước ta trong những năm qua
và giữ vững thị phần vận tải nội địa; khu vực phía Bắc chiếm khoảng 20 –
25%, khu vực phía Nam chiếm tới 65 – 70%, ở khu vực miền Trung chỉ
chiếm khoảng 10 – 15%.
Trong thời gian chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhu cầu vận tải có
chiều hướng tăng, cơ sở hạ tầng được cải tạo nâng cấp, đội tàu sông
bước đầu được khôi phục, các hộ cá thể, tư nhân đã mạnh dạn vay vốn
ngân hàng, đóng mới bổ sung nhiều phương tiện tự hành có trọng tải và
công suất lớn, chuyển đổi công nghệ vận tải.


SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 7/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

Trước những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, việc đẩy mạnh đầu tư
mở rộng hạ tầng giao thông thủy là nhu cầu cấp thiết, tạo sự cân bằng
giữa đầu tư và công năng sử dụng, bảo đảm tính kết nối và phát huy hết
năng lực của các phương thức vận tải, đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững.
Tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội – Nam định – Ninh Bình qua
sông Luộc (hành lang 2&3): Phương tiện lớn nhất là đoàn sà lan 400 tấn x
2,

tàu

đẩy

135

-

150


CV,

tầu

tự

hành

400 tấn. Mật độ vận tải bình quân 12 - 15 triệu tấn/năm.
1.3 - Hiện trạng của khu vực nghiên cứu và sự cần thiết phải xây
dựng công trình
1.3.1- Đặc điểm chính của các đoạn luồng trên sông Luộc
+ Dài khoảng 72 km là ranh giới giữa các tỉnh Hải Dương và Hưng Yên
với

tỉnh

Thái

Bình.

+ Từ phà Quý Cao cũ (sông Thái Bình) đến ngã ba Phương Trà với sông
Hồng
+ Rộng: Chỗ hẹp nhất khoảng 120m; chỗ rộng nhất khoảng 290 m.
+ Độ sâu tự nhiên của luồng hiện tại phổ biến đạt từ -6,0m đến -8,0m
(do

hoạt

động


khai

thác cát), có một số vị trí bị đào sâu đến -14m ÷ -15m theo hệ cao độ
Quốc gia, chỉ một số đoạn có cao độ trên -5,0m như các đoạn hạ lưu cầu
Hiệp (-4,0 ÷ -4,5m); từ km42 đến km44 (-4,0 ÷ -5,0m); từ km51 đến
km51+400 (-3,5 ÷ 5,0m); từ km52+800 đến km53+400 (-4,0 ÷ -5,0m);
từ km58 đến km59 (-3,5 ÷ -4,0m); từ km66 đến km67 (-4,0 ÷ -4,5m);
đoạn ngay ngã ba Phương Trà chỉ đạt -3,0 ÷ -4,0m. Tuy vậy với mực nước
95% tại khu vực sông Luộc ở trạm Kênh Khê - 0,2m thì toàn tuyến sông
SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 8/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

Luộc gần như không phải nạo vét đối với các đội hình tàu vận tải thuỷ nội
địa.


Thống kê các đoạn cong trên các sông Luộc
Bảng: 1-2 Thống kê các đoạn cong trên sông Luộc
ST

Tên địa danh


T
1
2
3
4
5
6
7
8

Đoạn
Giáp (1)
Đoạn
(1)
Đoạn
Giáp (2)
Đoạn
(2)
Đoạn
(3)
Đoạn
(1)
Đoạn
(2)
Đoạn
(1)

9


cong

Nguyên

cong Dũng Tiến

Vị trí (lý
trình )
Km1+700

Bán kính cong
R = 1100

Km3+000

R = 300

Nguyên

Km4+600

R = 620

cong Dũng Tiến

Km5+450

R = 380

cong Dũng Tiến


Km6+100

R = 240

cong Hà Thanh

Km8+300

cong Hà Thanh

Km10+100

cong Thắng Thủy

Km12+000

R = 670
Chung)
R = 240
Chung)
R = 195
Chung)

Đoạn cong Hà Thanh

Km14+100

R = 280


Đoạn cong Thắng Thủy

Km17+300

R = 415

cong Ninh Giang
cong An Khê (1)
cong An Khê (2)
cong An Đồng
cong
Hồng

Km18+300
Km18+900
Km20+900
Km23+350
Km26+000

R = 230
R = 200
R= 1195
R = 2005
R = 960

cong Quỳnh Hoa

Km27+300

R = 570


cong Hưng Long
cong Trại Vàng
cong Văn Giang

Km28+300

R = 420
R = 335
R = 890

cong

(Hữu
(Hữu
(Hữu

(3)
10
(2)
11
12
13
14
15
16
17
18
19


Đoạn
Đoạn
Đoạn
Đoạn
Đoạn
Phong
Đoạn
(1)
Đoạn
Đoạn
Đoạn

20

Đoạn cong Quỳnh Lâm

R = 500

Đoạn cong Quỳnh Lâm

R = 420

(1)
21
(2)
SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 9/110



TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

22

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

Đoạn cong Quỳnh Lâm

R = 1610

Đoạn cong Tống Trân

R = 870

Đoạn cong Tống Trân

R = 870

Đoạn cong Điệp Nông
Đoạn cong Tống Trân

R = 205
R = 220

Đoạn cong Tống Trân

R = 1275


Đoạn
Đoạn
Đoạn
Đoạn
Đoạn

R
R
R
R
R

(3)
23
(1)
24
(1)
25
26
(2)
27
(3)
28
29
30
31
32

cong
cong

cong
cong
cong

Cộng Hòa
Đào Thành
Tân Lễ (1)
Tân Lễ (2)
Tân Lễ (3)

=
=
=
=
=

375
410
975
670
190

Hình 1-2 : Ảnh chụp vệ tinh khu vực nghiên cứu.
1.3.2 - Các đoạn cong trong khu vực nghiên cứu
Tại khu vực nghiên cứu gồm có 6 đoạn cong cần phải kiểm tra bán kính
cũng như độ cạn.

SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 10/110



TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

Hình 1-3 :Đoạn công N1

Hình 1-4 : Đoạn cong N2.

Hình 1-5 : Đoạn cong N3.

Hình 1-6 : Đoạn cong N4

SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 11/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

Hình 1-7 : Đoạn cong N5

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

Hình 1-8 : Đoạn cong N6


Bảng 1 -3 bảng thống kê các đoạn cong

SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 12/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

1.3.3 - Hiện trạng các Cảng, bến thủy nội địa chính trên sông
Luộc
Bảng1-4: Hiện trạng các Cảng, Bến thủy nội địa chính trên sông Luộc
TT Tên
bến
thủy

Tên chủ cảng, Từ
Bờ
bến
km
đến
km

Sôn
g


Số Giấy
phép

Thời
gian
bắt
đầu
hoạt
động

1

Bến
vật
liệu XD

Nguyễn
Tha

Văn 05,1 Trái
đến
05,4

Luộc

Không

1999


2

Bến
vật
liệu XD

Nguyễn
Đông

Văn

Trái

Luộc

Không

1996

3

ụ nổi sửa
chữa
P.T

Trái

Luộc

Không


2003

4

Bến
vật
liệu XD

Trần Văn Loan

Phải

Luộc

Không

1985

5

Bến Than

Hà Duy Điển

Phải

Luộc

Không


1999

6

Bến
vật
liệu XD

Phải

Luộc

Không

1999

Trần Văn Thạo

7

Bến
sửa
chữa
tàu thuỷ

Đỗ Thị Lý GĐ
Cty
TNHH
vận

tải
Đại
Dương

Trái

Luộc

Không

2008

8

Bến Triều
Dương

Đỗ Thị Lý GĐ
Cty
TNHH
vận
tải
Đại

Trái

Luộc

Không


1999

SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Thời
gian
hết
hạn
hoạt
động

Ghi chú (lý
do
chưa được
cấp
phép)
Trong phạm
vi
bảo vệ CT kè
ốp
bờ thuỷ lợi
Trong phạm
vi
bảo vệ CT kè
ốp
bờ thuỷ lợi
Trong phạm
vi
ảo vệ CT kè
ốp

bờ thuỷ lợi
Trong phạm
vi
bảo vệ CT kè
ốp
bờ thuỷ lợi
Trong phạm
vi
bảo vệ CT kè
ốp
bờ thuỷ lợi
Trong phạm
vi
bảo vệ CT kè
ốp
bờ thuỷ lợi
Chưa
làm
thủ
tục xin cấp
phép

12/31/
2008

Chưa
làm
thủ
tục xin cấp


Trang 13/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

Dương
9

Cụm bến
Hải
Triều

10 Cụm bến
cát
Hải Triều
11 Doanh
Nghiệp
TN An Hải
12 Bến
bốc
xếp
VLXD

Phạm
Tuấn


Minh

Đỗ Văn Cừ
Nguyễn
Phong

Văn

Trái

Luộc

Không

1998

Trái

Luộc

Không

1998

Trái

Luộc

Không


1999

5/3/20
10

Phải

Luộc

Không

2005

Chưa
chấp
hành
Luật
GTĐT

Trong phạm
vi
bảo vệ CT kè
ốp
bờ thuỷ lợi
Trong phạm
vi
bảo vệ CT kè
ốp
bờ thuỷ lợi
Trong phạm

vi
bảo vệ CT kè
ốp
bờ thuỷ lợi
5/
Không chấp
24/200 hành
Luật
6
GTĐTNĐ

13 Bến
Bốc
xếp
vật
liệu
chất đốt

Tạ Văn Vinh

Trái

Luộc

Không

1999

14 Bến
Bốc

xếp
vật
liệu
chất đốt

Vũ Huy Giao

Trái

Luộc

Không

2007

15 Bến
đen

Cát

Đỗ Văn Nền

Trái

Luộc

Không

2002


16 Bến
Bốc
xếp
vật
liệu
chất đốt
17 Bến
Bốc
xếp
vật
liệu
chất đốt
18 Bến
Bốc
xếp
vật
liệu
chất đốt

Vũ Huy Giao

Trái

Luộc

Không

1998

Đỗ Văn Nền


Trái

Luộc

Không

2000

Đoàn
Nhàng

Phải

Luộc

Không

2004

Trọng

7/5/20
08

gia
hạn
hoạt
động
hưa làm thủ

tục xin cấp
gia
hạn
hoạt
động
Không chấp
hành
LuậtGTĐT

10
/25/20
06

Không chấp
hành
Luật
GTĐTNĐ
Không chấp
hành
Luật
GTĐTNĐ

1.3.4 - Về phao tiêu báo hiệu chạy tàu
Hệ thống báo hiệu và tín hiệu là một trong những cơ sở hạ tầng chủ
yếu, là tai mắt của luồng tuyến, có tác dụng phục vụ cho công tác đảm
SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 14/110



TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

bảo giao thông. Trước đây hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa còn
nhiều loại báo hiệu tạm, sau năm 1993 được đầu tư dần qua các dự án,
cũng như qua sản xuất lắp đặt mới hàng năm, đặc biệt sau năm 2001 khi
chuyển đổi toàn bộ hệ thống quy tắc 1538 sang quy tắc 4009 (Quyết
định số 4009/2000/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2000 và hiện nay là
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam)
thì hệ thống báo hiệu đã được lắp đặt vĩnh cứu 100% và rất đầy đủ, đáp
ứng các tình huống dẫn giao thông cho tàu thuyền đi lại.
Năm 1993 chỉ mới triển khai được 3.268 báo hiệu trên 3.951,5km
đường thủy nội địa quốc gia, mật độ báo hiệu mới đạt 0,827BH/km. Năm
2012 có 16.987 báo hiệu trên 6.650,2km, mật độ báo hiệu 2,55BH/km.
So với các nước tiểu vùng Mekong thì hệ thống báo hiệu của nước ta
thuộc loại tốt nhất, đầy đủ và hiện đại nhất.
Về tín hiệu ban đêm, năm 1997 mới triển khai 1.690 báo hiệu thì năm
2012 số đèn đã lên đến 6.669 báo hiệu, sau 14 năm số báo hiệu tang lên
3,9 lần.
Hệ thống báo hiệu trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia khu vực
phía Bắc đã được lắp đặt rất đầy đủ, mật độ báo hiệu đạt bình quân
2,55BH/km, có lắp đèn đáp ứng các tình huống hướng dẫn giao thông cho
tàu thuyền đi lại cả ban ngày và ban đêm. Tại các khu vực cầu, các khu
vực trọng điểm, báo hiệu được lắp đảm bảo đúng, đủ về số lượng, màu
sắc, tín hiệu ban đêm đảm bảo cho phương tiện đi lại an toàn. Tổng số
báo hiệu trên các tuyến di 9 đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực
phía Bắc lắp đặt và quản lý đến năm 2012 là 7398 báo hiệu trong đó có

3642 báo hiệu có lắp đèn.

SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 15/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

1.5.5 - Về cảng, bến thủy nội địa
+ Cảng Sở Dầu (Hải Phòng)
Cảng Sở Dầu thuộc địa phận phường Sở Dầu, thành phố Hải Phòng.
Cảng nằm bên bờ hữu sông Cửa Cấm, ngay phía trên thượng lưu cầu
Bính. Cảng Sở Dầu nối trực tiếp với mạng quốc lộ và tỉnh lộ của toàn
vùng thông qua quốc lộ 5.
Cảng được xây dựng từ năm 2007, công suất bình quân 70.000
tấn/năm. Loại hàng phổ biến là hàng bao kiện. Cảng có 2 bến cầu tàu bê
tông cốt thép, tổng chiều dài 115m, đáp ứng tàu 3000T pha sông biển ra
vào làm hàng thuận tiện. Thiết bị bốc xếp trên bến chủ yếu là cẩu bánh
xích.
+ Cảng nhà máy xi măng Hải Phòng
Nhà máy Xi măng Hải Phòng, được người Pháp khởi công xây dựng
ngày 25/12/1899 trên vùng đất ngã ba Sông Cấm và Kênh đào Hạ Lý, là
nhà máy sản xuất xi măng đầu tiên tại Việt Nam và Đông Dương. Cảng
chuyên dùng của nhà máy chủ yếu phục vụ xuất xi măng cho các xà lan
và tàu sông nhập nguyên vật liệu xây dựng.

Hiện nay đang xây dựng nhà máy xi măng Hải Phòng mới với công
suất 1,4 triệu tấn/năm thuộc khu vực Tràng Kênh (nằm cạnh sông Bạch
Đằng), thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Các cảng này hiệu quả khai thác là khá thấp do những hoàn cảnh và
điều kiện khác nhau:
- Tàu thuyền không thể đến các cảng, và các bến thủy trong mùa lũ
do tĩnh không của nhiều cầu thấp hơn so với quy định, điều này gây ra
thời gian chờ đợi và ùn tắc.

SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 16/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

- Thiếu các điều kiện kết nối với đường sắt dẫn tới cản trở sự phát
triển vận tải đa phương thức.
- Tiềm năng cho trung chuyển container chưa thể được khai thác do
kết cấu các bến hiện tại được thiết kế với tải trọng thấp, thiếu các bến
chuyên dùng cho bốc xếp container, thiếu các thiết bị bốc xếp đặc
chủng, chưa có khu vực riêng dành cho hoạt động dịch vụ container, bế
tắc và gặp nhiều khó khan trong khâu tổ chức, trung chuyển container
(không có khu vực bốc xếp container chuyên dung).
- Tồn tại nhiều bãi cạn dẫn đến nhu cầu nạo vét mới đảm bảo điều
kiện chạy tàu.

- Các bến nhỏ phát triển một cách tự phát dọc bờ, xung quanh khu
vực cảng với các kết cấu đơn giản, kinh phí đầu tư thấp đã cản trở sự
phát triển của cảng vì chúng được xem là nơi bốc dỡ hàng hóa cạnh
tranh với cảng.
Các dịch vụ tại đây thường bị hạn chế bởi trang thiết bị bốc xếp hàng
hóa và dịch vụ kho bãi. Các cảng được quản lý bởi khu vực công nói
chung có quy mô hạn chế, có trang thiết bị bốc xếp lỗi thời và mức độ cơ
giới hóa thấp, bảo dưỡng kém, và có kết nối với hậu phương yếu.
Như đã đề cập ở trên, công tác kết nối hậu phương (đường bộ và
đường sắt) cần được phát triển tốt hơn tại các cảng và bến thủy chủ yếu
để thay đổi chức năng của cảng từ chỗ chỉ là điểm trung chuyển, lưu giữ
hàng hóa, bốc xếp và vận chuyển hàng hóa từ các tàu thuyền lên kho,
bãi hoặc bốc xếp hàng hóa sang tàu khác thành các trung tâm đầu mối
phục vụ cho các tỉnh và góp phần giảm ùn tắc quá tải cho các phương
thức vận tải khác.

SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 17/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

Kết nối vận tải đường thủy nội địa với đường sắt là loại hình vận tải
giá rẻ, phù hợp với chủng loại hàng hóa khối lượng lớn, tập trung và
tuyến vận tải đường dài.

Việc kết nối đường thủy với đường bộ là loại kết nối phổ biến của cảng
bến thủy nội địa. Hàng hóa có khối lượng lớn được vận chuyển bằng
đường thủy trung chuyển qua cảng bến, vận chuyển bằng oto đến các
nhà máy tiêu thụ, kho, đại lý bán hàng và ngược lại, hàng hóa từ nhà
máy sản xuất được vận chuyển bằng oto qua cảng xuống đường thủy để
vận chuyển đến các cơ sở chế biến hoặc xuất khẩu.

1.3.6- Về các công trình vượt sông
Các cầu qua các sông Đào Hạ Lý, sông Lạch Tray được xây dựng trước
đây nên có tĩnh không và chiều rộng khoang thông thuyền nhỏ hơn so với
quy định của tuyến đường thủy cấp II. Có cầu đường sắt bắc qua tuyến
nên sẽ rất khó cải tạo để đạt chuẩn tắc sông cấp II.
Bảng 1.5: Tĩnh không và chiều rộng thông thuyền các cầu bắc qua
sông
Sông
Đào Hạ

(Hải
Phòng)

Cầu

Lý trình

An Đồng

3+10

Tính không
Thực tế

7,0

Quy định
9,5

Chiều rộng khoang
thông thuyền
Thực tế
Quy định
37
>50

0
An Dương

2+40

6,13

9,5

24

>50

1+50

4,75

7,0


40

>40

1+50

4,75

7,0

40

>40

0+50

4,75

9,5

30

>50

15+0

3,6

9,5


24

>50

0
Xe hỏa
0
Tam Bạc
0
Lạch

Thượng

Niệm

0

SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 18/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

Tray

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC


0
Rào 1

11+0

3,2

9,5

50

>50

32+0

7,0

9,5

50

>50

23+0

7,0

9,5


50

>50

12+0

7,0

9,5

50

>50

19+1

7,0

9,5

50

>50

13+7

7,0

9,5


50

>50

0
Trạm Bạc
0
Kiến An
0
Rào 2
0
Đông Khê
00
Niệm 2
00

1.3.7– Hiện trạng tình hình vận tải
Tính đến hết tháng 6/2014, toàn quốc có gần 239.000 phương tiện
thủy (cả chở hàng và khách) đã đăng ký, với tổng trọng tải chỉ hơn 13,3
triệu tấn và gần 550 ngàn ghế hành khách. Riêng với phương tiện chở
hàng, tình trạng phương tiện không đăng ký, đăng kiểm kỹ thuật vẫn khá
phổ biến. Trên địa bàn 17 tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh trung du
phía Bắc có hoạt động vận tải thủy, theo số liệu đăng ký, đăng kiểm tính
đến tháng 02/2014 có tổng số 26.692 phương tiện; tổng công suất là
2.412.260 cv; tổng trọng tải 5.145.574 tấn phương tiện; độ tuổi bình
quân 15,06 năm (chi tiết số lượng phương tiện thủy nội địa xem phụ
lục

...).
- Đội hình phương tiện vận tải hiện nay chủ yếu là phương tiện tự


hành, hình thức lai dắt có số lượng không nhiều chủ yếu thuộc các doanh
nghiệp

nhà

nước



các

Hợp

tác

xã.

- Tàu tự hành chiếm khoảng 90-95%, trọng tải phổ biến từ (100-600)
tấn, những tuyến thuận lợitàu tự hành có trọng tải (600-800) tấn hoạt
động. Đoàn xà lan đẩy, kéo có trọng tải (600-1000) tấn công suất (150SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 19/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC


200)cv tỷ lệ chiếm khoảng <7% so với số lượt phương tiện thông qua
tuyến.
- Tàu sông pha biển hoạt động trên tuyến ven biển Quảng NinhQuảng Bình, trọng tải phổ biến từ (1500-2500) tấn;
- Phương tiện vận tải có trọng tải toàn phần dưới 15 tấn chủ yếu phục
vụ sinh hoạt gia đình.
a- Tàu hàng
+ Chủng loại phương tiện phong phú, nhiều tàu có công suất, trọng
tải lớn, có tính năng kỹ thuật cao, đa dạng về kích cỡ phù hợp tình hình
luồng

lạch

các

vùng.

+ Phương tiện thông dụng vận tải trên các tuyến chính là tàu tự
hành từ (200 – 600) tấn, đoàn sà lan đẩy 800 - 1.200 tấn. Một số ít đoàn
sà lan đẩy từ (1.600 - 2.000) tấn với tàu đẩy (185 – 350) CV và sà lan tự
hành (600 – 800) tấn hoạt động ở những tuyến thuận lợi.
+ Tàu sông biển: hoạt động trên các tuyến ven biển Bắc – Nam, trọng
tải phổ biến t (400 – 1.000)tấn.
b- Tàu khách:
- Tàu khách hiện chỉ hoạt động chủ yếu ở các tuyến Hải Phòng – Hạ
Long; Hạ Long – Móng Cái; Hải Phòng – Cát Bà; tuyến du lịch sông Hồng,
vùng

hồ


Hòa

Bình,

vùng

hồ

Thác

Bà.

- Tầu khách phổ biến là tàu vỏ gỗ từ 50 - 120 ghế. Các tàu khách
tuyến Hải Phòng – Cát Bà.

Bảng1.6: -Đội tàu đăng kiểm Việt Nam tính đến tháng 2/2014
TT

Loại tàu

Số lượng

Trọng tải

1

Tàu khách
Trong đó - Nhà
nước
-Tư nhân và tập


566,443
1671

5566,443 khách
555564 khách

46736

10879 khách

2

SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 20/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

2.

thể
Tàu hàng khô

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

199613


11521657 tấn

3193

820387 tấn

2.

Trong đó: - Nhà
nước
Tàu Container

493

483612 tấn

58

49080 tấn

435

434532 tấn

2.

Trong đó: - Nhà
nước
-Tư nhân và tập

thể
Tàu dầu

2764

600570 tấn

Trong đó: - Nhà
nước
Tư nhân và tập thể

274

74924 tấn

2490

525646 tấn

1

2

3

Bảng1.7 - Lượng hàng thông qua tuyến hành lang số 2
Sông

S.Đào



Trạm

hạ

Lạch Tray
Luộc
Hồng
S.ĐàoN.Đị
nh

Nội
Thàn
h
Kênh
Đồng
Triều
Dươn
g
Phú
Nha
Đò
Quan

Hàng hóa thông qua (tấn/năm)
Năm
Năm
Năm
Năm
2008

2009
2010
2011
19.420.
17.795.0 18.401.6 10.978.5
000
00
00
00

Năm
2012
17.068.0
00

Năm
2013
12.377.7
00

28.784.
080
14.933.
000

28.720.5
00
16.504.0
00


27.405.0
90
16.938.5
00

15.249.4
00
16.626.8
33

28.701.9
00
18.629.0
33

30.510.2
00
19.821.3
67

14.023.
000
9.515.8
60

18.794.0
00
11.407.5
80


19.344.1
00
12.783.8
00

18.756.7
00
13.363.9
50

18.677.4
33
4.234.52
0

20.469.8
6
12.389.8
50

 Sự cần thiết phải xây dựng công

Từ thực tế hiện trạng tại nơi nghiên cứu ta thấy sự cần thiết của giao
thông đường thủy tại nơi đây. Giao thông đường thủy là loại hình vận tải
SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 21/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

hàng hóa cồng kềnh rất hiệu quả. Quan trọng hơn nữa, đây là hệ thống
kinh tế mà không tác động bất lợi cho môi trường .
Sông Luộc có tiềm năng dồi dào về vận tải đường sông nhưng lại bị
cản trở bởi những hạn chế về luồng lạch, bán kính cong, cầu cống, nguy
cơ đối với sự an toàn và tính ổn định của bờ sông. Do vậy, cần thiết phải
cải tạo đường sông để khơi thông luồng lạch và tăng cường kết nối với
các sông và cảng biển khác., Chúng ta cần xem xét các vấn đề để cải
thiện đường sông đó là: xà lan bị chìm, sông uốn khúc, độ sâu của sông,
cấu trúc luồng lạch, đê bao bị phá hủy, cầu và xói mòn bờ sông.
Với những hạn chế hiện nay của giao thông đường sông, cần thiết
phải đẩy mạnh sự an toàn giao thông trong hệ thống sông Luộc. Cần lắp
đặt và cải tiến các phương tiện trợ giúp giao thông đường sông, đáp ứng
các tiêu chuẩn kỹ thuật đã nêu ra trong quyết định số 342/QD-KT4, số 22TCN269-2000 và QĐ4099/28-12-2000 OD-BGTVT của Cục đường sông.
Các phương tiện trợ giúp giao thông đường sông hiện có cần được nâng
cấp và hiện đại hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Các biến cố thuộc về tự nhiên như xói mòn bờ sông cũng cần được xử
lý. Mặc dù xói mòn bờ sông là hiện tượng tự nhiên trong các hệ thống
sông có phù sa, hiện tượng này thường trở nên xấu hơn do lũ quét, mưa
lớn và các họat động của con người như xâm lấn hay khai thác trầm tích.
Tàu thuyền qua lại cũng gây xói mòn do tác động của sóng vỗ. Đã có các
con đê được đắp ở những khu vực của châu thổ sông Hồng bị xói mòn
nhiều. Tuy nhiên, các con đê này cũng rất cần được nâng cấp và cần xây
thêm các công trình bảo vệ bờ sông.
1.4 -


Nhiệm vụ của đồ án

- Khảo sát thực địa một số đoạn tuyến có nhiều hạn chế hành thủy
SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 22/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

- Xác định vị trí đoạn cạn, luồng hẹp cần đầu tư nạo vét, các vị trí có
bán kính cong hạn chế cần bạt mom cải tạo, mở rộng hoặc đặt công trình
chỉnh trị (kè mỏ hàn, cắt cong).
- Nghiên cứu, xem xét những hạn chế hiện tại của các sông (chiều
rộng, độ sâu, bán kính cong, các bãi cạn, đoạn sông phân lạch, đoạn bờ
bị xói lở), các công trình qua sông (cầu, đường dây điện, cáp ngầm, các
chướng ngại vật khác) để đề xuất biện pháp cải tạo, bổ sung, thay thế
hợp lý.
- Từ các nghiên cứu về các mặt hạn chế hành thủy tiến hành quy
hoạch công trình theo tuyến chỉnh trị thiêt kế.
- Thiết kế kết cấu các hạng mục của công trình quy hoạch.
- Kiểm tra các điều kiện ổn định kết cấu thiết kế hạng mục công trình.
- Chọn ra một hạng mục trong quy hoạch công trình để tiến hành thiết
kế thi công công trình.
- Khai toán tổng mức đầu tư cho các phương án quy hoạch.


SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 23/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1.

Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu là đoạn sông Đò Trạm trên sông Luộc. Sông Luộc

một trong những con sông nối sông Hồng với sông Thái Bình. Điểm đầu
là ngã ba giao với sông Hồng tại Phương Trà - xã Tân Hưng, huyện Tiên
Lữ, tỉnh Hưng yên. Đoạn đầu của sông Luộc là ranh giới tự nhiên giữa hai
tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Điểm cuối là Quý Cao, xã Giang Biên,
huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, (gặp sông Thái Bình). Sông có
chiều dài 72 km.


Vị trí khu vực nghiên cứu nằm khu vực:
– Bờ bắc: Xã Tiền Phong – huyện Thanh Miện – tỉnh Hải
Dương.
– Bờ nam: Xã Quỳnh Lâm – huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái


Bình.
Tọa độ.
– 2041’ Bắc
– 10616’ Nam
• Giao thông.


Từ map google thấy khu vực nghiên cứu cách quốc lộ 38B khoảng
1km, cách về phía đầu sông Hồng khoảng 25km , cách thành phố
Hải Phòng khoảng 50km.
SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 24/110


TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
BỘ MÔN CẢNG - ĐƯỜNG THỦY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHỈNH TRỊ SÔNG ĐOẠN CONG ĐÒ TRẠI – SÔNG LUỘC

Hình 2.1: Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
2.2 - Địa hình
Địa hình vùng nghiên cứu tương đối thấp và bằng phẳng thuộc hệ thống đồng bằng Bắc Bộ. Độ
cao so với biển thường là thấp, khoảng 2-3 m từ Hưng Yên về phía nam và 1-2 m ở Thái Bình và
Ninh Bình

- Phía Tây Bắc là vùng núi cao nằm ở sườn phía Tây cánh cung sông
Gâm thuộc khối nâng trong hoạt động tân kiến tạo.
- Phía Bắc và Đông Bắc là vùng đồi núi thấp hơn thuộc cánh cung

sông Chảy đến vùng dục theo bờ biển Đông, được bao bọc bởi các đảo và
quần đảo lớn nhỏ (quần thể bao gồm 3.000 hòn đào)

SVTH: ĐINH VĂN NHÂM – LỚP 56CG1 - MSSV: 350056

Trang 25/110


×