Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.05 KB, 102 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người cao tuổi ở Việt Nam hiện chiếm trên 10% dân số và đang có xu hướng
gia tăng, là lớp người có công sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục các thế hệ con
cháu, bảo vệ thuần phong mỹ tục và truyền thống yêu nước của dân tộc. Chăm sóc
sức khoẻ, đời sống vật chất, tinh thần và tạo điều kiện để người cao tuổi phát huy trí
tuệ, kinh nghiệm sống, lao động của mình trong gia đình và trong xã hội là trách
nhiệm của Đảng, Nhà nước và xã hội.
Ngay sau khi Cách mạnh tháng 8/1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh với
vai trò là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong thư gửi các vị phụ lão,
đăng trên báo cứu quốc, số 48 ngày 21 tháng 9 năm 1945, trong thư Bác đã không
tán thành quan niệm người già tài hết, không làm được gì hết, Bác viết “Chúng ta là
bậc phụ lão, cần phải tinh thành đoàn kết trước để làm gương cho con cháu ta. Vậy
tôi mong các vị phụ lão ở Hà thành ra xung phong tổ chức “Phụ lão cứu quốc hội”
để cho các phụ lão cả nước bắt chước và để hùn giữ gìn nền độc lập của nước
nhà”. [36]
Ngày 10/5/1995 Hội NCT Việt Nam ra đời, đến ngày 27/9/1996 Ban chấp
hành Trung ương Đảng có Chỉ thị số 59-CT-TW về chăm sóc NCT, Chỉ thị nêu rõ
“Chăm sóc và phát huy tốt NCT là thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và đạo
đức người Việt Nam, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX, nêu rõ “Đối với các lão thành cách mạng, những người có công với nước, các
cán bộ nghỉ hưu, những NCT thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc sức
khoẻ, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất trong điều kiện mới; đáp ứng nhu cầu
thông tin, phát huy khả năng tham gia đời sống chính trị của đất nước và các hoạt
động xã hội; nêu gương tốt, giáo dục lí tưởng và truyền thống cách mạng cho thanh
niên, thiếu niên…”. Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định “Vận động toàn dân
tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với lão thành
cách mạng, những người có công với nước, người hưởng chính sách xã hội. Chăm
1



sóc đời sống vật chất và tinh thần của người già, nhất là những người già cô đơn,
không nơi nương tựa…”. Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ “Quan tâm
chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện để NCT hưởng thụ văn hoá, được tiếp cận thông
tin, sống vui, sống khoẻ, sống hạnh phúc. Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao
động, học tập của NCT trong xã hội và gia đình. Tiếp tục xây dựng gia đình “ông
bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”. Đại hội lần thứ XII tiếp tục khẳng định
“ Chăm lo bồi dưỡng, phát huy vai trò thế hệ trẻ, phụ nữ, cựu chiến binh, NCT”
[14].
Quan điểm của Bác Hồ và của Đảng về NCT đã được thể hiện trong quá trình
xây dựng và phát triển Luật pháp của Quốc gia. Hiến pháp năm 1946, Điều 14 quy
định: “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ”.
Điều 32 của Hiến pháp 1959 ghi rõ: “Giúp đỡ người già, người đau yếu và tàn tật.
Mở rộng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khoẻ và cứu trợ xã hội…”. Hiến pháp năm
1992, Điều 64 quy định: “…Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái. Con cái có
trách nhiệm kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ… ”; Điều 67 quy định “Người
già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được nhà nước và xã hội giúp
đỡ”. Hiến pháp năm 2013, Điều 37 quy định “ NCT được Nhà nước, gia đình và xã
hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”. Năm 2000, Pháp Lệnh NCT ra đời là bước đi thích hợp để chăm sóc và phát
huy vai trò của NCT. Luật Hôn nhân và gia đình, khoản 2 Điều 36 quy định:“Con
có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau,
già yếu, tàn tật”…Điều 47 quy định “Cháu có bổn phận… chăm sóc, phụng dưỡng
ông bà nội, ngoại”. Luật bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân năm 2004 đã dành
một chương riêng: Bảo vệ sức khoẻ NCT … trong đó, khoản 1 Điều 41 của Luật
này quy định:“NCT … được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh, được tạo điều kiện
thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khoẻ của mình”. Bộ Luật Lao
động tại Điều 124 quy định “Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm
chăm sóc sức khoẻ người lao động cao tuổi, không được sử dụng người lao động
cao tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm… ảnh hưởng sức khoẻ”. Bộ luật hình sự

2


Điều 151 quy định: “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu, người có công nuôi dưỡng mình” và Điều 152 quy định “Tội từ chối hoặc
trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng”. Bên cạnh đó, luật cũng quy định một số tình tiết
giảm nhẹ khi “người phạm tội là người già”. Luật người khuyết tật tại Khoản 3
Điều 44 quy định “người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, NCT
được hưởng mức trợ cấp cao hơn các đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật”.
Luật NCT, gồm 31 Điều quy định cụ thể trong 6 chương, trong đó có 02 chương
“Chương II quy định phụng dưỡng, chăm sóc NCT” và “Chương III quy định về
phát huy vai trò NCT”.
Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn “già hoá dân số” hay “dân số già”
từ năm 2012 (số NCT từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% tổng số dân). Già hoá dân số là
cơ hội và cũng là thách thức của các quốc gia. Cơ hội có một lực lượng lao động
giầu kinh nghiệm, có uy tín và có trách nhiệm cao; phần lớn NCT còn tham gia lao
động và tích cực lao động trong quãng đời còn lại, phần lớn NCT tham gia lao động
phi chính thức như chăm sóc trẻ em, công việc nội trợ trong gia đình. Tăng tuổi thọ
là một trong những thành tựu lớn nhất của loài người, nhưng cũng đang là thách
thức của xã hội ngày nay như; nhận thức của người dân chưa đáp ứng với xã hội già
hoá; không phát huy được lợi thế của NCT, coi NCT là gánh nặng xã hội; hệ thống
an sinh xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của NCT; hệ thống chăm sóc sức khoẻ
cho NCT còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tại cộng đồng; những thay đổi trong phân
bố tuổi sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua sự thay đổi đáng kể về quy mô và
cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động và cơ cấu tiêu dùng cá nhân; trong công tác lập
kế hoạch, hoạch định chính sách chưa lồng ghép đầy đủ vấn đề về NCT.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đã gợi mở cho tôi lựa chọn đề tài “Quản
lý công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên” để
nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

3


Trên thế giới từ những năm đầu của thế kỷ thứ XX, ở nước Anh, Mỹ, Canada,
Úc... nghề công tác xã hội đã phát triển và cho đến nay đã phát triển ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Đã có rất nhiều báo cáo, bài viết, công trình khoa học chia sẻ
kinh nghiệm công tác xã hội trên thế giới, trong đó có một số công trình khoa học
nghiên cứu về lĩnh vực NCT, tiêu biểu đó là;
Author Mary Marshall (1990) trong cuốn “Social work whith old people”,
Publisher Basinhstoke, angleterre: MacMilan. Nghiên cứu đã đề cập đến vai trò của
NCT trong xã hội, con người sống trong môi trường xã hội có ảnh hưởng đến môi
trường xã hội và tác động của môi trường xã hội đối với mỗi cá nhân. Con người
chịu tác động của môi trường sống – môi trường sinh thái, do vậy nhiệm vụ của
nhân viên xã hội chính là cải tạo môi trường, tạo ra những điều kiện thuận lợi để các
nhóm yếu thế trong xã hội dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ xã hội, cộng với sự nỗ
lực của cá nhân bên trong để có cuộc sống tốt hơn [17, tr.2].
Ann McDONAL (2010) trong cuốn sách “Social worrk with Older People”,
First published by polity press. Theo tác giả các khung lý thuyết có thể ứng dụng
trong thực hành công tác xã hội đối với NCT. Những khó khăn, những vấn đề phát
sinh trong làm việc với NCT, quá trình lão hóa của NCT và những vấn đề NCT phải
đối đầu khi về già. Theo tác giả thì cần chú trọng đến các quy trình can thiệp hỗ trợ
NCT ở góc độ can thiệp nhóm hay cá nhân. Tác giả cũng đưa ra được cách giải
quyết vấn đề thông qua các trường hợp điển cứu, cách tìm kiếm và lựa chọn các
nguồn lực để trợ giúp [17, tr 3].
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trong cuốn sách “Trong miền an sinh xã hội - những nghiên cứu về NCT”,
xuất bản năm 2005 của tác giả Bùi Thế Cường, nghiên cứu NCT trong xã hội ở Việt
Nam được bắt đầu từ những năm 1970 các nhà y khoa là những người đầu tiên khai

phá lĩnh vực nghiên cứu y học về NCT. Chương trình nghiên cứu y học Tuổi già
được thành lập năm 1970 và sau đó trở thành đơn vị nghiên cứu Y học Tuổi già của
Bộ Y tế [21, tr.2 ].

4


Trong chương trình nghiên cứu y học NCT do Phạm Khuê thực hiện năm
1977 đã tiến hành khảo sát đánh giá lớn đầu tiên để tìm hiểu về sức khoẻ của NCT
sống ở phía Bắc với 13.399 người từ 60 tuổi trở lên. Cuộc khảo sát đã cung cấp cho
các nhà nghiên cứu một bức tranh dịch tễ học về bệnh tật và sức khoẻ của NCT ở
Miền Bắc Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết số NCT có hoàn cảnh
kinh tế rất khó khăn, phải lao động để tăng thu nhập [21, tr2].
Theo yêu cầu của ESCAP (năm 1989) những nghiên cứu dân số và lao động
về tuổi già đã có một báo cáo quan trọng đầu tiên về tuổi già ở Việt Nam được giới
thiệu ra quốc tế. Những năm sau đó Bộ Lao động – TB&XH được Chính phủ giao
thực hiện quản lý nhà nước về công tác NCT đã tiến hành nhiều khảo sát để làm cơ
sở trong việc xây dựng các chính sách cho NCT. Những khảo sát, nghiên cứu đó
phải kể đến nghiên cứu của Trịnh Văn Lễ về “người nghỉ hưu” đã chỉ ra chế độ bảo
hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu hình thành từ năm 1950. Đến đầu năm 1991,
Viện Bảo vệ sức khoẻ NCT đã chủ trì một hội thảo lớn về lão khoa xã hội, các công
trình nghiên cứu đã được giới thiệu và xuất bản, đây là mốc quan trọng cho nghiên
cứu xã hội học đối với NCT. Một số khảo sát tiếp sau đó như: khảo sát về đời sống
NCT ở đồng bằng Sông Hồng (1996 RRDES, Bùi Thế Cường, 1996), khảo sát về
đời sống NCT vùng Đông Nam Bộ mở rộng (1997 ESEES, Trương Sĩ Ánh, 1977),
thực hiện với cỡ mẫu 840 người từ 60 tuổi trở lên tại 28 điểm nghiên cứu ở thành
phố Hồ Chí Minh và 6 tỉnh xung quanh [21, tr. 3 ].
Năm 2015, có đề tài “Công tác xã hội đối với NCT từ thực tiễn thành phố
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” của tác giả Lê Thị Mai Hương, tác giả đã tập trung
nghiên cứu thực trạng và nhu cầu công tác xã hội đối với NCT từ thực tiễn thành

phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, qua đó tác giả đã thực hiện phân tích các dịch vụ
công tác xã hội đối với NCT; nhận diện những vấn đề, nhu cầu mà NCT cần sự trợ
giúp từ công tác xã hội, từ đó đưa ra các dịch vụ hỗ trợ phù hợp và những yêu cầu
với nhân viên công tác xã hội hoạt động trong lĩnh vực này.
Qua thực tiễn cho thấy đã có một số công trình nghiên cứu về NCT nhưng chủ
yếu dừng lại ở các nghiên cứu mang tính chất của chuyên ngành xã hội học là chủ
5


yếu. Đề tài nghiên cứu về quản lý công tác xã hội đối với NCT còn rất ít. Cho đến
nay vẫn chưa có đề tài nào thuộc chuyên ngành công tác xã hội nghiên cứu về quản
lý công tác xã hội đối với NCT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, vì thế tác giả lựa
chọn Đề tài “Quản lý công tác xã hội đối với NCT từ thực tiễn tỉnh Thái
Nguyên” để nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý công tác xã hội đối với NCT tại tỉnh
Thái Nguyên. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm đẩy mạnh quản lý công tác
xã hội đối với NCT từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý, quản lý công tác xã hội đối với
NCT.
- Phân tích đánh giá về thực trạng quản lý công tác xã hội đối với NCT trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích và đánh giá các yếu tố tác động đến quản lý công tác xã hội đối với
NCT tại tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lý công
tác xã hội với NCT từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý công tác xã hội đối với NCT từ thực tiễn của tỉnh Thái Nguyên.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Cán bộ làm công tác quản lý từ cấp phòng Lao động – TB&XH trở lên; cán
bộ trực tiếp làm việc trong lĩnh vực NCT tại các cơ sở bảo trợ xã hội và tại các xã,
phường, thị trấn.
- NCT sống tại các Trung tâm bảo trợ xã hội và tại cộng đồng của 03 địa
phương Phú Lương, Phú Bình và thành phố Thái Nguyên của tỉnh Thái Nguyên.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
6


- Phạm vi về đối tượng: nghiên cứu hoạt động quản lý công tác xã hội đối với
NCT, cụ thể là nội dung quản lý về công tác xây dựng chính sách đối với NCT;
quản lý về nhân lực làm việc trong lĩnh vực NCT; quản lý về đối tượng là NCT; các
hoạt động tư vấn hỗ trợ NCT; nguồn lực thực thi các chính sách NCT.
Số lượng khách thể: nghiên cứu trên tổng số 150 khách thể, trong đó bao
gồm:
+ Cán bộ làm công tác quản lý cấp tỉnh, huyện: 20 người.
+ Cán bộ làm việc trực tiếp với NCT: Tại Trung tâm bảo trợ xã hội, Trung
tâm công tác xã hội 20 người và tại các xã, phường, thị trấn là 30 người.
+ NCT: Tại cộng đồng 60 người, tại Trung tâm bảo trợ xã hội 20 người.
- Phạm vi về thời gian: Tình hình và kết quả thực hiện công tác người cao tuổi
tại tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014 đến 12/2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Dựa trên cơ sở triết học duy vật biện chứng: từ thực trạng quản lý công tác xã
hội đối với NCT rút ra được những lý luận và đề xuất một số biện pháp để nâng cao
hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với NCT.
Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: hệ thống các yếu tố có liên quan
như công tác xã hội, quản lý công tác xã hội đối với NCT, hệ thống chính sách và

chương trình trợ giúp NCT…
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
Phân tích tổng hợp thông tin, số liệu từ các báo cáo, ấn phẩm, tài liệu liên
quan đến lĩnh vực trợ giúp NCT và hoạt động công tác xã hội trong phạm vi cả
nước và của tỉnh Thái Nguyên.
5.2.2. Phương pháp bảng hỏi
Phương pháp bảng hỏi là phương pháp chủ yếu của đề tài, dựa trên các khái
niệm đã được thao tác hóa bằng các bảng hỏi, bao gồm những câu hỏi được xây
dựng xoay quanh vấn đề thực hiện quản lý công tác xã hội đối với NCT. Thông qua
7


việc thu thập và phân tích các thông tin định lượng giúp đo lường một cách hệ
thống các vấn đề mà cuộc nghiên cứu đặt ra.
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp đối thoại giữa người nghiên cứu
và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng và những khó
khăn mà đối tượng nghiên cứu (cán bộ làm công tác lao động TBXH, cán bộ công
tác xã hội, người cao tuổi) mà khi trả lời theo bảng hỏi chưa đánh giá được hết.
5.2.4. Phương pháp quan sát
Là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm
thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội
nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng thêm các phương pháp như: thống kê toán học
(cộng, trừ, nhân, chia..), xã hội học, tâm lý học.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
Đề tài vận dụng những kiến thức chuyên ngành về công tác xã hội như hệ
thống các lý thuyết, các phương pháp, kỹ năng, để tìm hiểu, nghiên cứu một nhóm

đối tượng, một vấn đề cụ thể. Từ đó góp phần làm rõ thêm chức năng quản lý công
tác xã hội trong các lĩnh vực của đời sống xã hội khẳng định được tính khoa học,
chuyên môn cao của công tác xã hội.
Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác xã hội đối với NCT;
từ đó phân tích, đánh giá làm rõ hơn hệ thống quản lý nhà nước về công tác xã hội
đối với NCT để hoàn thiện thể chế: luật pháp, chính sách, cơ chế và các biện pháp
nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với NCT, nhằm trợ giúp NCT đáp
ứng các nhu cầu cơ bản, phát huy được vai trò trong giáo dục gia đình, dòng họ, con
cháu, là những tấm gương sáng về đạo đức và nhân văn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

8


Đề tài chỉ ra cách nhìn tổng quan về quản lý công tác xã hội đối với NCT,
những kết quả đã đạt được, những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, những
vấn đề xã hội quan tâm đến NCT.
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho quá
trình tham mưu, hoạch định, điều chỉnh, bổ sung các chính sách trợ giúp cho NCT
ngày một hiệu quả hơn.
Đối với người nghiên cứu: qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế có cơ
hội áp dụng những lý thuyết và phương pháp đã được học vào thực tiễn để thực
hành các phương pháp công tác xã hội. Từ đó giúp nhà nghiên cứu nắm vững kiến
thức, rèn luyện kỹ năng và có thêm nhiều kinh nghiệm trong những nghiên cứu tiếp
theo và quá trình công tác của bản thân.
Những nghiên cứu của Đề tài là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu,
các nhà quản lý công tác xã hội trong việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính
sách, chương trình về công tác NCT cũng như các chương trình, dự án trợ giúp cho
NCT.
7. Cơ cấu luận văn

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
Nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác xã hội đối với NCT
Chương 2: Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với NCT từ thực tiễn tỉnh
Thái Nguyên
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối
với NCT từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên

9


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
1.1. Người cao tuổi, khái niệm và đặc điểm
1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi

Có nhiều quan niệm và cách gọi khác nhau về NCT như: người già, người cao
niên, người lớn tuổi…ở các nước phát triển, NCT được quy định là người từ 65 tuổi
trở lên.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì cho rằng NCT là người phải từ 70 tuổi trở
lên.
Ở Việt Nam, theo Pháp Lệnh NCT năm 2000 “NCT là công dân nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”. Luật NCT năm 2009, có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 tại Điều 2 quy định “NCT được quy định
trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”.
NCT còn có cách gọi khác nhau là “người già”. Theo Từ điển tiếng Việt, già
tức là “ở vào tuổi có những hiện tượng sinh lý suy yếu dần trong giai đoạn cuối của
quá trình sống tự nhiên”.
Theo giáo sư, Phó tiến sĩ Dương Xuân Đạm thì người có tuổi là người ≥ 60

tuổi; người già là người ≥ 75 tuổi; người sống lâu là người > 90 tuổi. Nhìn chung
khái niệm tuổi già có sự thay đổi tương quan với tuổi thọ trung bình [16, tr.
206,207].
Như vậy thuật ngữ “người già” hay “người cao tuổi ” đều dùng để chỉ những
người đã có nhiều tuổi, thực chất là cách gọi khác nhau để chỉ chung cho nhóm
NCT. Tác giả thống nhất sử dụng thuật ngữ “người cao tuổi” ở Việt Nam hiện nay
để nêu lên các vấn đề có liên quan đến NCT trong công tác nghiên cứu. Nó phù hợp
với quan niệm dân gian và hơn hết thể hiện đúng với đạo lý truyền thống “kính lão
đắc thọ” của dân tộc, của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Quan điểm của công tác xã hội, với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội, công
tác xã hội nhìn nhận về NCT như sau: Người cao tuổi với những thay đổi về tâm
10


sinh lý, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội, do vậy trong cuộc sống họ sẽ gặp
nhiều khó khăn, nhiều vấn đề cần được trợ giúp của xã hội. Do vậy người cao tuổi
là một đối tượng yếu thế, đối tượng cần trợ giúp của công tác xã hội.
1.1.2. Đặc điểm, nhu cầu của người cao tuổi
1.1.2.1. Đặc điểm của người cao tuổi
* Đặc điểm về sinh lý
Quá trình lão hóa: Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống. Lão hóa có
thể đến sớm hay muộn tùy thuộc vào cơ thể của từng người. Khi tuổi già các đáp
ứng kém nhanh nhậy, khả năng tự điều chỉnh và thích nghi cũng giảm dần, sức khỏe
về thể chất và tinh thần có phần giảm sút. Về thể xác giai đoạn này có những thay
đổi theo chiều hướng đi xuống.
Diện mạo thay đổi, tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn; bộ răng yếu làm
cho NCT ngại ngùng các thức ăn cứng, dai, mặc dù là thức ăn giầu Vitamin; các cơ
quan cảm giác bắt đầu kém hiệu quả; các cơ quan nội tạng như Tim là một cơ bắp
có trình độ chuyên môn hóa cao cùng với tuổi tác cũng chịu những vấn đề tương tự
như cơ bắp khác; khả năng tình dục giảm do sự thay đổi nội tiết tố; xương khớp

giảm, vận động kém linh hoạt, hay bị mệt mỏi..
Các bệnh thường gặp: NCT thường mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, các
bệnh về xương khớp, các bệnh về hô hấp, các bệnh về răng miệng, tiêu hóa và dinh
dưỡng, ngoài ra còn các bệnh về ung bướu, bệnh thần kinh và sức khỏe tinh thần...
* Đặc điểm về tâm lý
Trạng thái tâm lý và sức khỏe của NCT không chỉ phụ thuộc vào nội lực của
bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi trường văn hóa –
tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình. Khi bước sang tuổi già, những
thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưng tựu chung lại những thay đổi
thường gặp:
Hướng về quá khứ: Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống
hiện tại, NCT thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia hội ái hữu,

11


Hội cựu chiến binh, Hội hưu trí... để họ có cơ hội ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái
hiện kinh nghiệm sống cũng như hướng về cội nguồn...
Chuyển từ trạng thái tích cực sang tiêu cực: Khi về già NCT phải đối mặt với
bước ngoặt lớn lao về nghề nghiệp. Đó là chuyển từ trạng thái lao động sang trạng
thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang trạng thái tiêu cực xả
hơi. Do vậy NCT sẽ phải tìm cách để thích nghi với cuộc sống mới.
Những biểu hiện về tâm lý của người cao tuổi:
Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn: Con cháu thường bận
rộn với công việc. Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn được
người khác coi mình không là người vô dụng. Họ rất muốn được nhiều người quan
tâm, lo lắng cho mình và ngược lại họ sợ cô đơn, sợ phải ở nhà một mình.
Cảm thấy bất lực và tủi thân: Đa số NCT nếu có sức khỏe vẫn còn có thể giúp
con cháu tăng gia lao động sản xuất, làm việc vặt trong nhà, tự phục vụ bản thân
hoặc có thể tham gia sinh hoạt giải trí cộng đồng. Nhưng cũng có một số NCT do

tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn phụ thuộc vào con cháu.
Do vậy dễ nảy sinh tâm trạng chán nản, buồn phiền hay tự dằn vặt bản thân..nên rất
dễ tự ái và tủi thân.
Nói nhiều hoặc trầm cảm: Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho con
cháu, muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức hệ nên họ hay bắt lỗi, nói
nhiều và có khi còn làm cho người khác khó chịu, dẫn đến bị trầm cảm.
Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh – tử là quy luật tự nhiên, dù vậy NCT vẫn
sợ phải đối mặt với cái chết. Cũng có những trường hợp các cụ bàn việc hậu sự cho
mình, viết di chúc cho con cháu... có những cụ lảng tránh, không chấp nhận và sợ
chết [12].
Việc nhận thức đầy đủ về những đặc điểm tâm sinh lý của NCT sẽ là cơ sở để
các cấp chính quyền xây dựng và ban hành các chính sách, phát triển các dịch vụ
nhằm đáp ứng đầy đủ những nhu cầu về tâm sinh lý của NCT. Nhân viên xã hội,
nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên CTXH nắm được những đặc điểm cơ bản

12


của NCT sẽ có những chương trình, hoạt động hỗ trợ can thiệp kịp thời cho NCT
đồng thời đề xuất xây dựng các chính sách cho phù hợp.
1.1.2.2. Nhu cầu của người cao tuổi
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý, NCT cao tuổi nhìn chung có những nhu
cầu cơ bản như sau:
Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe: Vấn đề sức khỏe là vấn đề quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người cao tuổi. Trong khi đó nhận thức
kỹ năng chăm sóc của NCT và gia đình NCT còn hạn chế. NCT thường có tư tưởng
giấu bệnh do vậy cần phải được quan tâm thăm khám thường xuyên của các cơ
quan y tế.
Những bệnh thường gặp ở NCT như: các bệnh về tim mạch và huyết áp (cao
huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn tim..); các bệnh về xương khớp (thoái hóa

khớp, loãng xương, bệnh gút..); các bệnh về hô hấp (cảm sốt, viêm họng – mũi,
viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi..); các bệnh về răng miệng (khô miệng, sâu
răng, viêm nha chu...); các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng (rối loạn tiêu hóa, suy
dinh dưỡng...); ngoài ra NCT còn hay mắc các bệnh về bệnh ung bướu, thần kinh và
các bệnh về sức khỏe tâm thần..
Nhu cầu về tâm lý: NCT có sức khỏe tâm lý ổn định sẽ tham gia nhiều hoạt
động hơn, vui vẻ hơn, khỏe khoắn hơn.
Nhu cầu về kinh tế: Đại đa số NCT sống tại vùng nông thôn do vậy hầu hết
NCT còn khó khăn về thu nhập, chưa có tích lũy cho tuổi già, trong khi đó nhu cầu
về khám chữa bệnh lại gia tăng, sự điều chỉnh về dinh dưỡng cũng có sự ảnh hưởng
đến thu nhập của NCT, ảnh hưởng đến tâm lý của người cao tuổi..[12]
1.2. Lý luận về quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1.Quản lý
Quản lý là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa – xã hội. Thực tiễn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quản lý:
Theo quan điểm của Các Mác “Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình,
13


còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”, Ông cho rằng tất cả mọi lao động
sản xuất trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít
nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực
hiện các chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất... và
Quản lý là loại lao động sẽ điều khiển mọi quá trình lao động phát triển xã hội. Các
nhà quản lý khác trên thế giới như: Fredderich William Taylor (1856-1915) Mỹ;
Henry Fayol (1841-1925) Pháp; Max Weber (1864-1920) Đức… cũng đã khẳng
định: “Quản lý là khoa học đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội”.
Theo Ferederick Winslow Taylor đại biểu nổi tiếng và là người khai sinh ra
thuyết quản lý theo khoa học cho rằng “Một công việc dù đơn giản đến đâu cũng

phải có một phương pháp làm việc khoa học và Quản lý là biết chính xác điều bạn
muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một
cách tốt nhất và rẻ nhất”. Với quan điểm đó của F.W.Taylor là một nhà quản lý,
người lãnh đạo phải xác định được nhu cầu của xã hội, cá nhân từ đó đề ra kế hoạch
để các cá nhân trong xã hội thực hiện và hoàn thành kế hoạch đã đề ra vừa đáp ứng
được nhu cầu của các cá nhân vừa đáp ứng với nhu cầu của xã hội [37]
Thuật ngữ “Quản lý” tiếng Việt gốc Hán: “Quản” là sự coi sóc, giữ gìn, duy
trì ở trạng thái “ổn định”; “Lý” là sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa hệ vào thế
“phát triển”. Như vậy “Quản lý” là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để
chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con
người nhằm đạt tới mục đích, đúng ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách
quan” [30].
Theo từ điển tiếng Việt, Quản lý được hiểu là: Tổ chức, điều khiển và theo dõi
thực hiện những đường lối của chính quyền quy định.
Theo tác giả Bùi Minh Hiền: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định
hướng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra’’ [28,
tr. 17].
Theo tác giả Trần Quốc Thành thì: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ
thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt
14


động của con người đạt tới mục đích đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy
luật khách quan” [28, tr. 17].
Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức,
có định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên khách thể
(đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế bằng một hệ thống
các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể,
nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng’’ [28, tr. 18].
Có tác giả lại quan niệm: “Quản lý là tác động vừa có tính khoa học, vừa có

tính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội,
quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức trên các thông tin về
tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng ổn
định và phát triển tới mục tiêu đã định”. [28, tr. 18].
Theo tác giả Phan Văn Kha: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm tra các quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để
chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng) vật chất và
tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống, các hoạt động để đạt
được các mục đích đã định’’ [28, tr.18].
Các khái niệm “Quản lý’’ tuy có khác nhau nhưng chúng có chung những
điểm chủ yếu sau đây: Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một
nhóm xã hội, chúng là những tác động có tính định hướng. Những tác động đó được
phối hợp nỗ lực của cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Tóm lại, theo tôi Quản lý có thể hiểu là một quá trình tác động của chủ thể
có tổ chức, có định hướng lên khách thể quản lý nhằm khai thác, sử dụng có hiệu
quả các tiềm năng của tổ chức để đạt được mục tiêu đã đề ra.
1.2.1.2. Công tác xã hội
Trên thế giới sự phát triển của nhân viên xã hội đã dần hình thành nghề công
tác xã hội, sự phát triển đó gắn với lịch sử của phúc lợi xã hội và nó được xuất hiện
từ những năm 1300 tại xã hội phong kiến Châu Âu với đạo Luật “Người lao động”,
năm 1349, nước Anh được vua Edward III ban hành; những năm 1500 với Martin
15


Luther người Đức (1520) kêu gọi giới quý tộc cấm các hình thức ăn xin và thay vào
đó là các “hòm từ thiện chung” tài trợ cho những người nghèo cần giúp đỡ; những
năm 1600, với Đạo luật cho người nghèo của Nữ hoàng Elizabeth (1601); những
năm 1700, được phát triển thêm ở Hoa Kỳ với việc Chính phủ bắt đầu điều trị sức
khỏe và Hiệp ước đầu tiên giữa Chính phủ liên bang và các bộ tộc Delaware năm
1778; năm 1898 tổ chức từ thiện đưa ra khóa đào tạo mùa hè cho người làm công

tác từ thiện, đào tạo công tác xã hội thực sự bắt đầu từ đây; những năm 1900, vào
cuối chiến tranh Thế giới thứ nhất, công tác xã hội bắt đầu được xem như là một
nghề nghiệp riêng biệt; năm 1991, thành lập trường đào tạo Chứng chỉ tú tài cho các
nhân viên xã hội (ACBSW). Với sự hình thành và phát triển của nghề công tác xã
hội thế giới nên đã có rất nhiều khái niệm về công tác xã hội đã được đưa ra. [18,
tr. 24,46)
Theo Zastrow (1996) công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá
nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để
giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các
mục tiêu của họ [18, tr. 7].
Theo IASSW VÀ IFSW (7/2011), công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào
giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi
xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất
lượng sống của con người. Công tác xã hội sử dụng các học thuyết về hành vi con
người và các hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với môi
trường sống [18, tr.7].
Ở Việt Nam lịch sử công tác xã hội cũng có các bước phát triển và sự phát
triển đó gắn với các giai đoạn phát triển của đất nước. Giai đoạn trước Cách mạng
tháng 8/1945; sau cách mạng tháng 8/1945 đến trước thời kỳ đổi mới 1986 và từ
năm 1986 đến nay. Điển hình là những hoạt động trợ giúp xã hội “lá lành đùm lá
rách”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”, “Hội giúp binh sĩ bị nạn”, phong trào “mùa
đông binh sĩ”, “cho cần câu chứ không cho xâu cá”...sự phát triển của các hoạt động
trợ giúp cũng là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của nghề công tác xã hội ở Việt
16


Nam. Ngày 3-4 tháng 11 năm 2009 Bản tuyên bố hợp tác phát triển nghề công tác
xã hội tại Việt Nam được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, đánh dấu sự phát triển
nghề công tác xã tại Việt Nam. Tháng 3/2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam đến năm 2020. Sự phát triển nghề

công tác xã hội ở Việt Nam, cũng đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu, nhà khoa học
với nhiều đề tài nghiên cứu khác nhau và có những khái niệm khác nhau về nghề
công tác xã hội, tuy nhiên về nội dung cơ bản giống nhau [18, tr. 24,46)
Tác giả Bùi Thị Xuân Mai “Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động
chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng
lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi
trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và
cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh
xã hội” [24.tr 63]
Theo Đề án 32 phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 của Thủ
tướng chính phủ thì “công tác xã hội góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa
con người với con người”[10].
*Mục đích của Công tác xã hội: Nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng
như cá nhân, gia đình và cộng đồng có hoàn cảnh gia đình khó khăn; Cải thiện môi
trường xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện các chức năng, vai
trò của họ có hiệu quả.
*Nhiệm vụ của Công tác xã hội: Nâng cao năng lực của con người trong giải
quyết vấn đề, đương đầu và hành động có hiệu quả; kết nối thân chủ với các nguồn
lực cần thiết; thúc đẩy mạng lưới cung cấp dịch vụ xã hội; thúc đẩy sự công bằng xã
hội thông qua phát triển chính sách xã hội [21, tr.10].
Qua các cách hiểu trên và mục đích, nhiệm vụ của Công tác xã hội, theo tác
giả thì công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp của chủ thể nhằm
tạo ra sự thay đổi tích cực cho từng cá nhân (thân chủ), làm cho mỗi cá nhân trong
xã hội được đáp ứng các nhu cầu cơ bản và thúc đẩy xã hội quan tâm tới các nhóm
người yếu thế trong xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển công bằng.
17


1.2.1.3. Nhân viên xã hội
Theo Zastrow (1996) Nhân viên xã hội là người được đào tạo về công tác xã

hội. Họ sử dụng kiến thức và kỹ năng để cung cấp các dịch vụ xã hội cho cá các
nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng, tổ chức, xã hội. Nhân viên xã hội giúp đỡ con
người tăng cường năng lực đối phó và giải quyết vấn đề, tìm kiếm nguồn lực cần
thiết, tạo điều kiện cho sự tương tác giữa các cá nhân và giữa con người với môi
trường, thúc đẩy trách nhiệm của xã hội với con người và tác động đến các chính
sách xã hội.
Từ nhân viên xã hội dịch từ tiếng Anh (Social worker), có trình độ từ cử nhân
trở lên. Ở Việt Nam nhân viên xã hội được quy định có bằng trung cấp về CTXH
trở lên hoặc các ngành có liên quan gần.
Nhiệm vụ của nhân viên xã hội bao gồm:
Một là, NVXH phải đánh giá được những cản trở đối với khả năng thực hiện
chức năng của thân chủ. NVXH cũng xác định các nguồn lực và những thế mạnh,
nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống, phát triển các kế hoạch để giải
quyết và ủng hộ các nỗ lực của thân chủ để tạo ra những thay đổi trong cuộc sống
và hoàn cảnh của họ.
Hai là, Giúp đỡ thân chủ sử dụng các nguồn lực mà họ cần thiết để thay đổi có
hiệu quả tình trạng của họ. NVXH ủng hộ các chính sách và dịch vụ cung cấp phúc
lợi tốt nhất, nâng cao giao tiếp giữa các nhà chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ, xác
định những lỗ hổng, những cản trở trong các dịch vụ xã hội cần phải giải quyết.
Ba là, NVXH cần đảm bảo rằng hệ thống cung cấp các dịch vụ xã hội mang
tính nhân đạo và cung cấp các nguồn lực và dịch vụ cho con người. NVXH tham
gia, ủng hộ các kế hoạch tập trung vào thân chủ, có hiệu lực và hiệu quả.
Bốn là, đối với việc phát triển các chính sách xã hội, nhân viên xã hội nghiên
cứu các vấn đề xã hội để thực thi chính sách. NVXH đưa ra những đề xuất các
chính sách mới và biện hộ để đừng áp dụng thực hiện các chính sách không hữu ích.

18


Ngoài ra NVXH còn phải cụ thể hóa các chính sách chung thành các chương trình

và các dịch vụ cụ thể nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người [18, tr. 85].
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này tập trung chủ yếu là nhóm đối tượng là
đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan hành chính Nhà nước từ cấp
tỉnh cho đến cấp xã, phường, thị trấn do vậy được gọi chung là đội ngũ nhân viên xã
hội.
1.2.1.4. Nhân viên công tác xã hội
Nhân viên công tác xã hội theo quy định của Thông tư liên tịch số
30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 19/8/2015 của Bộ LĐTB&XH, Bộ Nội vụ,
thì viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước cung cấp
dịch vụ trong lĩnh vực an sinh xã hội được chia làm 03 dạng chính đó là Công tác
xã hội viên chính, Công tác xã hội viên và Nhân viên công tác xã hội [4].
Nhân viên công tác xã hội có nhiệm vụ tham gia thực hiện và hỗ trợ các đối
tượng, đó là việc sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng; tham gia đánh giá tâm
sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu khác; đề xuất kế hoạch và
tiếp nhận thực hiện kế hoạch; tham gia cung cấp, thực hiện các dịch vụ công tác xã
hội; theo dõi, rà soát đối tượng, hỗ trợ đối tượng, dự báo sự tiến triển của đối tượng.
Như vậy đội ngũ NVCTXH đóng vai trò rất quan trọng trong các đơn vị sự
nghiệp công lập. Hoạt động của đội ngũ NVCTXH sẽ quyết định đến hiệu quả công
tác quản lý, nuôi dưỡng, hỗ trợ đối tượng của các cơ sở BTXH.
Theo quy định của Đề án số 32 về phát triển nghề công tác xã hội, còn có
mạng lượng cộng tác viên công tác xã hội và đã được cụ thể hóa bằng Thông tư số
07/2013/TT-BLĐTBXH ngày 24/5/2013 quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác
viên công tác xã hội tại cấp xã, phường, thị trấn được hưởng phụ cấp hàng tháng
bằng mức lương tối thiểu. Cộng tác viên CTXH sẽ giúp cho công chức văn hóa - xã
hội cấp xã để thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin, tổng hợp báo cáo, đề xuất can
thiệp trợ giúp hỗ trợ, thực hiện trợ giúp và công tác kiểm tra, đánh giá [5].

19



1.2.1.5. Quản lý công tác xã hội
Theo Rino J. Patti thuật ngữ “quản lý” và “quản trị” là như nhau. Do vậy với
nội dung nghiên cứu của đề tài tác giả lựa chọn thuật ngữ “quản lý công tác xã hội”
và “quản trị công tác xã hội” là như nhau để làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá. [28,
tr.19].
Theo Stein cho rằng định nghĩa về quản trị thì nhiều, nhưng tựu chung được
chấp nhận hiện nay là quan niệm coi “quản trị là một tiến trình xác định và đạt tới
những mục tiêu của một tổ chức thông qua một hệ thống phối hợp và hợp tác các nỗ
lực”.
Theo Trecker quản trị công tác xã hội đó là một tiến trình làm việc với con
người bằng cách phát huy và liên kết năng lực của để họ sử dụng mọi tài nguyên
sẵn có để thực hiện mục đích cung cấp những chương trình và dịch vụ cần đến.
Theo Walter Friedlander, quản trị công tác xã hội là một phương pháp của
công tác xã hội dựa vào các nguyên tắc và kỹ thuật của khoa học quản trị nói chung
nhưng đề cập đến những công việc đặc thù của công tác xã hội là nhận diện và giải
quyết các vấn đề của con người và thỏa mãn các nhu cầu con người [28, tr 7].
Theo tôi quản lý công tác xã hội là một phương pháp công tác xã hội nhằm
quản lý, định hướng, phát triển các dịch vụ xã hội để phục vụ mục đích, nhu cầu
của con người và phân phối các dịch vụ trong xã hội nhằm giúp đỡ, hỗ trợ mọi
người trong xã hội có nhu cầu được tiếp cận các dịch vụ, thông qua các dịch vụ để
họ được đảm bảo các quyền cơ bản của mình và phát huy được những khả năng,
tiềm năng sẵn có của bản thân.
1.2.1.6. Quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi
Hiện nay, các tài liệu nghiên cứu về người cao tuổi chưa đưa ra một khái
niệm chính thống về quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi. Qua quá trình
nghiên cứu và thực tiễn công tác, theo tôi quản lý công tác xã hội đối với người cao
tuổi là một quá trình cụ thể hóa chính sách xã hội chung để thành các chính sách,
dịch vụ xã hội để cung cấp cho người cao tuổi. Thông qua việc tổ chức và triển khai
thực hiện chính sách, dịch vụ xã hội sẽ giúp cho NCT giải quyết được các nhu cầu
20



cá nhân góp phần giải quyết nhu cầu của cộng đồng xã hội. Trong quá trình giải
quyết các nhu nhu cầu cần có sự quản lý, điều hành thống nhất từ các nhà quản lý
(các cấp) để khai thác và sử dụng mọi tài nguyên sẵn có trong xã hội nhằm thực
hiện mục đích cung cấp cho người cao tuổi những chương trình và dịch vụ thiết
thực nhất.
1.2.2. Nội dung quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi
1.2.2.1. Quản lý về xây dựng chính sách đối với người cao tuổi
Chính sách theo định nghĩa của một số nước: Là sự lựa chọn, sự phản ứng của
chính quyền trước các sự kiện, mối quan hệ xã hội.
Theo từ điển Tiếng Việt, chính sách là sách lược, chủ trương, biện pháp cụ thể
để thực hiện đường lối và nhiệm vụ trong một thời kỳ lịch sử nhất định [30].
Chính sách xã hội là chính sách nhằm để cải cách xã hội trong những thời
điểm xã hội nhất định, cho một dân tộc nhất định trước những vấn đề cấp bách.
Chính sách xã hội mục tiêu làm hạn chế, ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy
ra hoặc cải thiện thu nhập của các thành viên trong xã hội.
Quản lý về công tác xây dựng chính sách đối với người cao tuổi là xem xét
mức độ bao phủ của chính sách đó như thế nào. Chính sách chung của Nhà nước đã
được cụ thể hóa thành các chính sách cụ thể của địa phương như thế nào. Tiến độ
triển khai thực hiện chính sách của các cấp đã đảm bảo kịp thời chưa, hiệu quả như
thế nào. Mức độ hài lòng của người dân về các chính sách đó ra sao...
1.2.2.2. Quản lý về nhân lực làm việc trong lĩnh vực người cao tuổi
Quản lý “nhân lực” được hiểu là những tác động hợp quy luật của chủ thể
quản lý đến các khách thể quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Quản lý về nhân lực hay quản lý nguồn lực con người đóng vai trò rất quan
trọng trong hoạt động của các tổ chức. Để quản lý tốt nguồn lực con người đòi hỏi
sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh khác nhau bởi con người là trung tâm
của sự phát triển. Việc tạo điều kiện để con người phát triển và phát huy hết khả
năng sẽ làm giảm sự lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức.


21


Quản lý nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực NCT đó là nghiên cứu tìm
hiểu về số lượng, chất lượng công việc mà đội ngũ NVXH đã thực hiện. Công tác
đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn của các nhà lãnh đạo quản lý đối với nguồn nhân
lực như thế nào. Việc đảm bảo về các chế độ chính sách theo quy định như thế nào.
Các điều kiện đảm bảo cho công việc chuyên môn ra sao.
1.2.2.3. Quản lý về đối tượng là người cao tuổi

Quản lý NCT được thực hiện đồng thời trên phạm vi ngành và lãnh thổ. Quản
lý theo ngành là việc thực hiện quản lý NCT trên góc độ chuyên môn nghiệp vụ như
ngành lao động, thương binh và xã hội; ngành y tế; ngành nông nghiệp ...quản lý theo
ngành được thực hiện theo hình thức ngành dọc từ trung ương cho đến địa phương;
quản lý NCT theo lãnh thổ là việc quản lý NCT trên phạm vi cấp quốc gia, cấp tỉnh,
cấp huyện và cấp xã, phường thị trấn.
Công tác quản lý đối tượng NCT tập trung chủ yếu vào công tác quản lý người
cao tuổi đang sống tại cộng đồng và NCT đang được quản lý, nuôi dưỡng tại các cơ
sở bảo trợ xã hội; tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số; nhận thức của người cao tuổi
về các chính sách; nghề nghiệp của người cao tuổi; thu nhập của người cao tuổi; vai
trò của người cao tuổi trong gia đình, cộng đồng; đánh giá của NCT về thực thi chính
sách của các cơ quan chuyên môn.
1.2.2.4. Quản lý về các hoạt động trợ giúp người cao tuổi
Hoạt động trợ giúp đối với NCT là các hoạt động như trợ cấp xã hội, chăm sóc
sức khỏe cho NCT, phát huy vai trò của NCT, tư vấn hỗ trợ người cao tuổi.
Quản lý hoạt động trợ cấp xã hội đối với NCT, bao gồm các hoạt động như xác
định nhu cầu người cao tuổi, thực hiện bình xét, quyết định mức trợ cấp, thực thi trợ
cấp. Trợ cấp bao gồm trợ cấp xã hội đột xuất, trợ cấp xã hội thường xuyên. Giám sát
đánh giá việc thực hiện của các cơ quan chuyên môn trong thực thi chính sách trợ cấp

và đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các chính sách với các cấp có
thẩm quyền.
Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT đó là quản lý các hoạt động tư
vấn sức khỏe, chế độ bảo hiểm y tế, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

22


Quản lý hoạt động phát huy vai trò của NCT, đó là tìm hiểu, đánh giá vai trò
của tổ chức Hội người cao tuổi trong công tác quan tâm chăm sóc, phát huy vai trò
của hội viên.
Quản lý hoạt động tư vấn hỗ trợ NCT là các hoạt động được thực hiện tại Trung
tâm công tác xã hội, tại Phòng LĐ-TB&XH và tại UBND các xã, phường, thị trấn.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi
Quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
khác nhau như yếu tố thể chế chính sách; trình độ, năng lực cán bộ; nhận thức của
chính quyền, gia đình, cộng đồng; yếu tố nguồn lực… Mỗi yếu tố đều có những ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động quản lý công tác xã hội đối với NCT.
Trong phạm vi đề tài, tác giả nhận định có bốn yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến hoạt
động công tác xã hội đối với NCT.
1.3.1. Yếu tố về nhận thức
Chính quyền là tổ chức bộ máy điều hành, quản lý công việc của Nhà nước và xã
hội trong một quốc gia [40]
Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương (2015), tổ chức chính quyền địa
phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức ở các đơn vị hành chính tỉnh, huyện,
xã và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Chính quyền địa phương là một tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân được
hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu vực nằm
trong một quốc gia. Các cán bộ chính quyền địa phương là dân địa phương. [41]
Cộng đồng, là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong cùng một môi

trường thường là có cùng các mối quan tâm chung [42].
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối
quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng hoặc
quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển
lâu dài [43].
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác Hồ
khẳng định: Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội,
gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội
23


là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho
tốt.
Công tác quản lý NCT chịu sự tác động bởi rất nhiều yếu tố, tuy nhiên yếu tố
nhận thức đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc tổ chức triển khai thực hiện
chính sách. Nếu có sự nhận thức đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp,
các tổ chức chính trị xã hội, gia đình và xã hội thì không những chính sách NCT mà
các chính sách khác cũng sẽ thực sự phát huy được hiệu quả. Nhận thức đúng thì công
tác triển khai chính sách đồng bộ, kịp thời với phương pháp thực hiện đạt hiệu quả
nhất, nhiều đối tượng được quan tâm hỗ trợ nhất, tiết kiệm ngân sách nhất, còn nhận
thức không đầy đủ, đồng bộ sẽ làm hạn chế hiệu quả của các chính sách, dẫn đến ít đối
tượng được hưởng lợi hoặc được nhưng không kịp thời, đầy đủ.
1.3.2. Yếu tố về năng lực đội ngũ nhân viên xã hội
Theo từ điển tiếng Việt, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự
nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó.
Theo tác giả Lại Đức Vượng (Vụ đào tạo, Bộ nội vụ), năng lực của người lãnh
đạo, quản lý đó là khả năng dự báo, phán đoán, khả năng xử lí tình huống, khả năng
hành động của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của cơ quan quản lý hành chính. Như vậy việc nắm vững các quy luật tự nhiên,
hiện tượng xã hội sẽ làm cho nhà lãnh đạo, quản lý có tầm nhìn, dự báo về tương lai

và đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện đảm bảo đúng hướng, hiệu quả kinh tế
nhất.
Trên cơ sở khái niệm của các tác giả nêu ra, có thể nhận thấy rằng để đảm bảo tổ
chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà
nước nói chung và NCT nói riêng đòi hỏi nhân viên xã hội phải đảm bảo các yêu cầu
phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng cơ bản sau:
Về đạo đức: Trước hết nhân viên xã hội cần sự cảm thông và tình thương yêu con
người, sự sẵn sàng giúp đỡ người khác. Nếu không có yếu tố phẩm chất này họ sẽ dễ
dàng từ bỏ nghề nghiệp bởi tính chất công việc trợ giúp luôn khó khăn và phức tạp. Sự
tâm huyết nghề nghiệp giúp cho họ có niềm tin, ý chí để vượt qua những giai đoạn khó
24


khăn trong quá trình trợ giúp đối tượng; trung thực là một yếu tố đạo đức quan trọng
mà nhân viên xã hội cần có.
Về kiến thức: NVXH cần có phông kiến thức khá rộng, có kiến thức nghề nghiệp
ngoài ra cần phải có kiến thức về chính sách xã hội, tâm lý học, xã hội học và các kiến
thức bổ trợ khác như kinh tế, pháp luật ....
Về kỹ năng: NVXH có nhiệm vụ trợ giúp các đối tượng trong giải quyết các vấn
đề do vậy cần phải có những kỹ năng: kỹ năng lắng nghe, thu thập thông tin, phân tích
thông tin, nhận xét đánh giá, tư vấn, tham vấn, vận động chính sách, giao tiếp....
Đội ngũ nhân viên xã hội đảm bảo các yêu cầu nêu trên sẽ đóng góp hiệu quả vào
việc tổ chức và triển khai thực hiện các chính sách, đặc biệt là chính sách NCT. Ngược
lại nếu đội ngũ NVXH yếu kém về năng lực sẽ ảnh hưởng đến công tác tham mưu triển
khai và thực hiện các chính sách.
1.3.3. Yếu tố về tổ chức Hội của người cao tuổi
Trong cuốn “Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công tác tổ chức nhà nước” định nghĩa:
“Tổ chức là một đơn vị xã hội, được điều phối một cách có ý thức, có phạm vi tương
đối rõ ràng, hoạt động nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu chung. [2, tr.8]
Tổ chức của người cao tuổi là Hội người cao tuổi Việt Nam, được quy định tại

Điều 25 của Luật người cao tuổi “Hội người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội đại
diện cho nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi Việt Nam. Hội
người cao tuổi Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, hoạt động theo Hiến
Pháp, pháp luật và Điều lệ Hội” [29].
Như vậy tổ chức Hội người cao tuổi Việt Nam phát triển thì sẽ là cơ hội NCT
được tiếp cận, tiếp cận nhanh chóng, kịp thời các chính sách của Nhà nước đối với bản
thân NCT. Hội phát triển sẽ quan tâm đến Hội viên của mình và như vậy NCT càng
được quan tâm hơn, Hội không phát triển đồng nghĩa NCT tại cộng đồng sẽ ít được
quan tâm hơn. Thông qua tổ chức Hội NCT sẽ được giao lưu, học tập, văn hóa, văn
nghệ và thể dục thể thao..

25


×