Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TM dự án sản xuất nấm kết hợp rau mầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.37 KB, 14 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ PHÚ THỌ

BÁO CÁO ĐIỀU TRA DỰ ÁN
“NÔNG NGHIỆP CẬN ĐÔ THỊ GẮN VỚI SẢN XUẤT NẤM
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ THỌ”



Thị xã Phú Thọ, tháng 6 năm 2015
1


THUYẾT MINH DỰ ÁN
Tên dự án: “Dự án nông nghiệp cận đô thị gắn với sản xuất Nấm
trên địa bàn thị xã Phú Thọ”

PHẦN 1
GIỚI THIÊU CHUNG
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1. Tên dự án: Dự án nông nghiệp cận đô thị gắn với sản xuất Nấm trên địa
bàn thị xã Phú Thọ.
2. Địa điểm triển khai dự án:
Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Trường - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.
3. Quy mô: 0,5ha.
4. Chủ đầu tư: UBND thị xã Phú Thọ
5. Thời gian thực hiện: Từ tháng 6 – tháng 12 năm 2015.
6. Nội dung lập báo cáo nghiên cứu khả thi:
6.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống trang thiết bị:
- Nâng cấp hệ thống nhà xưởng.
- Cải tạo và xây dựng hệ thống tưới.


- Cải tạo, xây dựng hệ thống thu gom và xử lý bã nấm.
6.2. Xây dựng mô hình sản xuất Nấm ứng dụng công nghệ tiên tiến.
( Hệ thống nhà lưới, nhà sơ chế, trang thiết bị máy móc,…).
7. Kinh phí thực hiện dự án:
Tổng mức đầu tư dự án là:
739.200.000 đồng
(Bảy trăm ba mươi chín triệu hai trăm nghìn đồng chẵn)
Trong đó: - Ngân sách tỉnh:
362.950.000 đồng
- Ngân sách thị xã:
112.500.000 đồng
- Đối ứng của người dân tham gia dự án: 263.750.000 đồng
II. SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN

1. Sự cần thiết phải xây dựng dự án:
- Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách phát
triển sản xuất nông nghiêp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, nhằm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, tạo
thêm nhiều việc làm mới, nâng cao đời sống lao động, tăng nguồn thu cho ngân
sách Nhà nước.
- Hiện nay nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng đa dạng về chủng loại
cũng như chất lượng sản phẩm, nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh sẵn có của điạ
phương chúng tôi đã xây dựng nhà ươm và nhà kho để nuôi trồng nấm cung cấp
thực phẩm cho thị trường chủ yếu trên địa bàn thị xã.
- Phát triển sản xuất nấm thu hút được một bộ phận không nhỏ lực lượng lao
động nông nhàn, góp phần tăng thu nhập cho người lao động, tạo ra nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước và có hiệu quả kinh tế cao. Đây cũng là điều kiện cho phát
2



triển kinh tế xã hội của địa phương đang trú trọng đầu tư, góp phần thúc đẩy kinh
tế phát triển.
- Trước nhu cầu CNH và Đô thị hóa, thị xã Phú Thọ cũng như một số địa
phương trong tỉnh đang phải đứng trước vấn đề hóc búa là tìm ra hướng giải quyết
việc làm cho hàng trăm lao động thiếu công ăn việc làm. Sau khi nghiên cứu thị
trường về sử dụng nấm trong các bữa ăn tại các nhà hàng, khách sạn thì đây chính
là mặt hàng hiện đang được nhiều người sử dụng. Trong khi đó trên địa bàn thị xã
Phú Thọ hiện nay, nấm chủ yếu nhập từ các huyện lân cận: Cẩm Khê, Lâm Thao,
Thanh Ba…. và một phần nhỏ từ thị trường nội thị.
- Việc nâng cao hiệu quả và mở rộng nghề sản xuất nấm tại địa phương để
đáp ứng nhu cầu thị trường cần có sự đầu tư về giống mới, hạ tầng, nhà xưởng,
máy móc thiết bị sản xuất và bảo quản sau thu hoạch, khoa học kỹ thuật…từ đó sẽ
thu hút được nhiều hộ gia đình tham gia trồng nấm góp phần giải quyết việc làm,
tăng thu nhập cho người dân. Sản phẩm sau khi được chế biến và bảo quản sẽ có
chất lượng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người dân
nói chung và người dân khu vực đô thị nói riêng vì các sản phẩm nấm không chỉ là
thực phẩm mà nó còn tốt cho sức khỏe con người.
- Để từng bước giải quyết các vấn đề trên, đồng thời thực hiện có hiệu quả
Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011, của UBND tỉnh Phú Thọ về
việc hỗ trợ các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm giai đoạn 20122015, UBND thị xã Phú Thọ lập dự án “Nông nghiệp cận đô thị gắn với sản xuất
Nấm trên địa bàn thị xã Phú Thọ” với quy mô: 6.000 m2; nhằm từng bước xây
dựng được thương hiệu các sản phẩm Nấm sản xuất tại địa phương và nâng cao
giá trị và thu nhập cho người sản xuất, góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển
kinh tế, xã hội của địa phương, giúp xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người
dân.
2. Căn cứ để xây dựng dự án:
- Căn cứ Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND
tỉnh Phú Thọ về việc hỗ trợ các chương trình nông nghiệp trọng điểm giai đoạn
2012-2015;
- Căn cứ Hướng dẫn 444 HD/NN-TC ngày 17/5/2012 của liên Sở: Tài

chính, Nông nghiệp và PTNT, về việc hướng dẫn lập hồ sơ thanh quyết toán kinh
phí hỗ trợ theo Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND
tỉnh Phú Thọ về việc hỗ trợ các chương trình nông nghiệp trọng điểm giai đoạn
2012-2015;
- Căn cứ văn bản số 2260/UBND-KT ngày 16/6/2015 của UBND tỉnh Phú
Thọ về việc lập dự án nông nghiệp cận đô thị gắn với sản xuất Nấm trên địa bàn
thị xã Phú Thọ;
- Căn cứ tình hình thực tế và nhu cầu sản xuất của địa phương.
III. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HIỆN TRẠNG VÙNG DỰ ÁN:
1. Đặc điểm tự nhiên
1.1. Địa hình:
Địa hình của thị xã Phú Thọ mang tính trung du điển hình, đất đồi gò dạng
bát úp xen kẽ đồng ruộng trũng. Điều kiện thổ nhưỡng rất đa dạng, trong đó loại đất
có thể trồng được chè: đất pheralit vàng và nâu vàng chiếm 64,8%. Đất có hàm
3


lượng mùn 1,3 – 1,7%; đạm tổng số: 0,22%; lân tổng số: 0,08 – 0,09%. Hàm lượng
lân dễ tiêu và đạm dễ tiêu ở mức từ nghèo đến trung bình. Thành phần cơ giới thịt
nặng xuống sâu là sét nhẹ trên đa số diện tích đồi, pH KCl = 4,5 – 4,9.
1.2. Đất đai:
Theo số liệu thổ nhưỡng và kết quả điều tra bổ sung những năm gần đây thị
xã có 11 loại đất (gộp thành 4 nhóm đất chính), cụ thể như sau:
- Nhóm đất Feralít vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch sét và biến chất:
Đất có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, tầng đất dày, thấm nước tốt, lượng
mùn trung bình, lân dễ tiêu nghèo. Độ PH của đất thay đổi từ trung tính đến chua
ở các mức độ khác nhau.
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Đất này được hình thành do sản
phẩm dốc tụ. Thành phần cơ giới của đất chủ yếu là thịt trung bình đến thịt nặng.
Hàm lượng mùn và đạm tổng số khá, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, đất có độ

PH chua và rất chua. Nhóm đất này phù hợp cho sản xuất, thâm canh lúa nước và
các loại cây màu.
- Nhóm đất Feralít phát triển trên tầng đá mẹ sa thạch, phiến thạch, đất nghèo
dinh dưỡng, có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình. Độ PH của đất chua,
hàm lượng mùn và đạm tổng số nghèo, lân tổng số và lân dễ tiêu trung bình, kali
nghèo.
- Nhóm đất phù sa sông suối, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt
nặng. Đất có phản ứng trung tính, hàm lượng mùn và đạm tổng số khá, lân tổng số
giàu và dễ tiêu, ka li tổng số và trao đổi nghèo. Nhóm đất này thích hợp với một số
cây ngắn ngày như: Ngô, Đậu tương...
(Nguồn: Thổ nhưỡng tỉnh Phú Thọ)
* Bảng 01: Hiện trạng đất đai của vùng dự án:
TT

Đơn vị: Ha
Đất
làm
dự
án/vụ
Đất
lâm
nghiệp

Đơn vị

Đất nông nghiệp
Tổng số
Trong đó
Đất
Mặt

cây
nước
Đất
Đất
lâu
+
lúa
màu năm +
Thủy
vườn
sản
tạp
1 Trường Thịnh
273,95 125,02 34,01
53,18 61,74
0,6
(Nguồn số liệu Niên giám thống kê thị xã Phú Thọ năm 2012)
1.3. Khí hậu, thủy văn:
1.3.1. Khí hậu:
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Phú Thọ cho thấy, thị xã Phú Thọ
mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa
đông khô lạnh kéo dài, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.
- Nhiệt độ trung bình năm 230C.
4


- Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng
12. Nhiệt độ thường dao động trong khoảng 14-18 0C, nhiệt độ xuống thấp nhất
khoảng 3-40C.
- Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, tháng nóng nhất vào tháng 7, nhiệt độ

trung bình 280C, nhiệt độ cao nhất 390C.
- Lượng mưa trung bình năm từ 1.650 - 1.850 mm, mưa tập trung nhiều nhất vào
các tháng 7, 8, 9; tháng cao nhất là tháng 8 (322 mm), tháng thấp nhất là tháng 1 (31
mm).
- Độ ẩm không khí trung bình năm 84%, cao nhất tháng 3 (92%), thấp nhất
tháng 12 (77%).
- Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió thổi
mạnh thường gây mưa phùn.
- Gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9, gió thổi mạnh và
mang theo nhiều hơi nước nên mưa nhiều.
Nhìn chung, khí hậu thời tiết thuận lợi với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên,
do đặc điểm địa hình và chế độ mưa hàng năm, trong vùng Dự án thường xuất
hiện mưa lớn, ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và đời sống sinh hoạt của nhân
dân trong thị.
1.3.2. Thủy văn:
Thị xã Phú Thọ có hệ thống nước mặt khá phong phú, nguồn nước đó là từ
các con sông, hồ, đầm, ao... Đây là nguồn tài nguyên tự nhiên quý giá cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Trong đó
nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu là hệ thống sông suối trên địa bàn như sông
Hồng có chiều dài chảy qua 10,2 km và hàng chục km chiều dài các ngòi tiêu
khác. Đây là điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá và thúc đẩy sự phát triển
nền kinh tế.
2. Đặc điểm kinh tế xã hội:
2.1. Dân số:
- Tổng dân số thị xã là 71.959 người, trong đó nữ chiếm 51,7% (37.214
người), nam chiếm 48,3% (34.745 người).
- Mật độ dân số trung bình 1.114 người/km2. Dân số phân bố không đều, tập
trung ở các phường, xã trung tâm; nơi đông dân số nhất là 7.276 người/km2; thấp
nhất là xã 608 người/km2.
2.2. Lao động:
Tổng số lao động có 36.437 lao động, chiếm 50,6% tổng dân số. Trong đó

lao động khu vực nông nghiệp (khoảng 16.922 lao động), chiếm 46,4% tổng số
lao động, lao động khu vực Công nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ chiếm khoảng
53,6% tổng số lao động (19.515 người).
Thị xã Phú Thọ có đường Quốc lộ 2 chạy qua có tổng chiều dài 6,5 km, nối
giữa TP Hà Nội và tỉnh Yên Bái, rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế, hàng hóa trong
đó sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao sẽ được lưu thông thuận tiện; 10/10
xã, phường trên địa bàn thị xã có điện lưới quốc gia, đây là điều kiện thuận lợi để
phát triển sản xuất cũng như tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản
phẩm.
5


Qua đây cho thấy, nguồn nhân lực khá dồi dào, các điều kiện về hạ tầng
tương đối thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ các sản phẩm nông
sản, mặc dù chất lượng lao động chưa cao, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo,
tuy nhiên, đây là tiềm năng lao động lớn, đủ điều kiện thực hiện xây dựng các dự
án phát triển nông nghiệp, nông thôn.
* Bảng 2: Lực lượng lao động vùng dự án
TT

Đơn vị

Tổng số dân

1

Tổng số lao
động

TĐ: Lao động

NN

Trường Thịnh
6.655
3.927
1.251
(Nguồn số liệu Niên giám thống kê Thị xã Phú Thọ hàng năm)
Theo bảng 2: Vùng dự án có tổng số dân 24.610 người, trong đó số lao
động: 14.175 người (chiếm 57,6%). Lực lượng lao động phần lớn là sản xuất nông
nghiệp chiếm 53 % số lao động.
4. Tình hình sản xuất Nấm và tiêu thụ hiện nay:
4.1. Tình hình trong nước:
- Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam hiện nay
đạt khoảng trên 150.000 tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệuUSD/năm.
Hiện nay, Việt Nam đang nuôi trồng 6 loại nấm phổ biến, phân bố ở các địa
phương như sau:
+ Nấm rơm trồng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp,
SócTrăng, Trà Vinh, Cần Thơ…) chiếm 90% sản lượng nấm rơm cả nước.
+ Mộc nhĩ trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ chiếm 50% sản
lượng mộc nhĩ trong toàn quốc.
+ Nấm mỡ, nấm sò, nấm hương chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền Bắc,
sản lượng mỗi năm đạt khoảng 30.000 tấn.
+ Nấm dược liệu: Linh chi, Vân chi, Đầu khỉ… mới được nuôi trồng ở một
số tỉnh, thành phố, sản lượng mõi năm đạt khoảng 150 tấn.
- Một số loại nấm khác như: Trân châu, Kim châm… đang nghiên cứu và sản
xuất thử nghiệm, sản lượng chưa đáng kể. Nghề trồng nấm ở Việt Nam đang phát
triển nhưng còn ở quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình, trang trại, mỗi năm sử dụng vài tấn
nguyên liệu có sẵn tới vài trăm tấn ở mỗi cơ sở để sản xuất nấm. Tiềm năng và
những điều kiện thuận lợi của nghề trồng nấm ăn và nấm dược liệu rất phù hợp
với người nông dân nước ta vì:

- Nguyên liệu trồng nấm rất sẵn có như rơm rạ, mùn cưa, thân cây gỗ, thân
lõi ngô, bông phế loại ở các nhà máy dệt, bã mía ở các nhà máy đường ước tính cả
nước có trên 40 triệu tấn nguyên liệu, chỉ cần sử dụng khoảng 10 – 15% lượng
nguyên liệu này để nuôi trồng nấm đã tạo ra trên 1 triệu tấn/năm và hàng trăm
ngàn tấn phân hữu cơ.
- Trong những năm gần đây, nhiều đơn vị nghiên cứu ở các viện, trường,
trung tâm đã chọn được một số loại giống nấm ăn, nấm dược liệu có khả năng
6


thích ứng với điều kiện môi trường ở Việt Nam cho năng suất khá cao. Các tiến bộ
kỹ thuật về nuôi trồng, chăm sóc, bảo quản và chế biến nấm ngày càng đượchoàn
thiện. Trình độ và kinh nghiệm của người nông dân được nâng cao. Năng suất
trung bình các loại nấm đang nuôi trồng hiện nay cao gấp 1,5 – 3 lần so với 10
năm về trước.
- Vồn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn vì đầu
vào chủ yếu là công lao động. Nếu tính trung bình để giải quyết việc làm cho 1
người lao động chuyên trồng nấm ở nông thôn hiện nay có mức thu nhập 800-900
đ/tháng, chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầu khoảng 10 triệu đồng và 100m2 diện
tích để làm lán trại.
- Thị trường tiêu thụ nấm trong nước và xuất khẩu ngày càng được mở rộng.
Giá bán nấm tươi ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn…. khá
cao. Nhu cầu ăn nấm của nhân dân trong nước ngày càng tăng. Thị trường xuất
khẩu nấm mỡ, nấm rơm: muối, sấy khô, đóng hộp của Việt Nam còn chưa đáp ứng
đủ.
- Phát triển nghề sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu còn có ý nghĩa góp phần
giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Phần lớn rơm rạ sau khi thu hoạch lúa ở
một số địa phương đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc ném xuống kênh rạch,
sông ngòi gây tắc nghẽn dòng chảy. Đây là nguồn tài nguyên rất lớn nhưng chưa
được sử dụng, nếu đem trồng nấm không những tạo ra loại thực phẩm có giá trị

cao mà phế liệu sau khi thu hoạch nấm được chuyển sang làm phân bón hữu cơ,
tạo thêm độ phì cho đất.
4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Nấm trên địa bàn thị xã trong nhưng
năm qua:
4.2.1. Những kết quả chung
- Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu trên địa bàn thị xã đã được hình thành và
phát triển khoảng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên việc sản xuất nấm vẫn chủ yếu do
tự phát của người dân tự tìm tòi học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nơi về trồng, mang
tính chất thủ công, nhỏ lẻ, nên năng suất chưa cao chưa đáp ứng được nhiều so với
nhu cầu của thị trường.
- HTX Tân Trường Thịnh những năm gần đây nổi lên như một điển hình đã
mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, máy móc (thủ công, thô sơ) phục vụ sản xuất Nấm ăn
và nấm dược liệu bước đầu có những bước phát triển, gớp phần nâng cao năng
suất và sản lượng nấm của thị xã. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn về nguồn
vốn, chưa dám mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản
xuất.
- Nhu cầu tiêu thu nấm của thị xã cũng như các huyện, thành phố khác trong
tỉnh hiện nay là rất lớn trong khi đó sản lượng nấm sản xuất ra chỉ đáp ứng được
một phần rất nhỏ thị trường.

7


4.2.2. Cơ cấu, năng suất, sản lượng nấm:
Hiện nay trên địa bàn toàn thị có khoảng trên 40 hộ sản xuất nấm chủ yếu
tập trung vào các giống nấm Sò, mộc nhĩ, rơm đối với nấm dược liệu còn rất hạn
chế
Diện tích, năng suất, nấm tại sản xuất tại HTX
T
T


Nội dung
Diện tích (ha)

Nấm
mỡ

Mọc
nhĩ

0,3

1

Trong đó: Riêng HTX Tân
Trường Thịnh
2 Năng suất (tạ/ha)

625

Nấm sò

Nấm
rơm

0,05

1,5

0,5


0,01

0,2

0,01

250

1.250

375

Nấm dược
liệu
Mới trồng
thử nghiệm

3. Sơ chế, bảo quản, chế biến.
Tình hình sơ chế, bảo quản, chế biến nấm
TT Chủng loại

1

Nấm Mỡ

2

Nấm sò


3

Nấm rơm

5

Mọc nhĩ

Tình hình sơ chế, bảo quản, chế biến
Phương
Phương thức sơ chế, bảo
Cơ sở hạ tầng và
thức
quản
tổ chức thực hiện
chế biến
- Cách thức: thủ công
- Hình thức:
Tại HTX và hộ gia
+ Rửa qua nước
Chưa có
đình
+ Loại bỏ cây hỏng.
+ Đóng túi tại xưởng
- Cách thức: thủ công; phơi
khô
- Hình thức sơ chế, bảo
Tại HTX và hộ gia
quản:
Chưa có

đình
+ Rửa qua nước
+ Loại bỏ cây hỏng.
+ Đóng túi tại xưởng
- Cách thức: thủ công
- Hình thức sơ chế, bảo
quản:
Tại HTX và hộ gia
Chưa có
+ Rửa qua nước
đình
+ Loại bỏ cây hỏng.
+ Đóng túi tại xưởng
- Cách thức: thủ công
- Hình thức sơ chế, bảo
quản:
Tại HTX và hộ gia
Chưa có
+ Loại bỏ cây hỏng
đình
+ sấy khô
+ Đóng túi đem xưởng

8


4. Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Việc sản xuất nấm chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sẵn có của người dân,
chưa áp dụng được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, do vậy năng
suất, sản lượng nấm chưa cao.

Hiện nay, các sản phẩm nấm của hợp tác sản xuất một phần được tiêu thụ
tại thị trường trong nội thị phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân.
PHẦN 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
Phát triển dự án nông nghiệp cận độ thị trên địa bàn thị xã Phú Thọ gắn với
việc phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất các loại nấm ăn, nhằm tăng về số
lượng, chất lượng, mức độ an toàn và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, góp phần
tăng thu nhập và việc làm; đảm bảo sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng
đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao hiệu quả sản xuất các loại nấm tại hợp tác xã Tân Trường Thịnh
thị xã Phú Thọ trở thành mô hình tiêu biểu để nhân rộng trên địa bàn thị xã cho
các hộ dân và các trang trại; giống nấm được đưa vào sản xuất có nguồn gốc rõ
ràng, đảm bảo cơ cấu chủng loại, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Hàng năm cung cấp sản phẩm nấm cho nhân dân trên địa bàn và các địa
phương trong tỉnh đặc biệt là trung tâm đô thị của tỉnh là Thành phố Việt Trì, tiến
tới mở rộng ra thị trường các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Yên Bái nhờ có tuyến
đường Quốc lộ 32C chạy qua địa bàn thị xã.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới nhằm đạt được những
sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
- Mở các lớp tập huấn cho khoảng 600 lượt người dân về quy trình sản xuất
các loại nấm, nhằm nâng cao trình độ trong sản xuất, bảo quản nhằm đáp ứng nhu
cầu sử dụng thực phẩm an toàn của nhân dân, nâng cao khả năng cạnh tranh của
hàng hóa.
II. NỘI DUNG
1. Điều tra, khảo sát và quy hoạch dự án
- Khảo sát hiện trạng địa bàn triển khai dự án; hiện trạng cơ sở hạ tầng, tình
hình sản xuất nấm của HTX.

- Khảo sát nhu cầu sử dụng các loại nấm ăn của người dân địa phương và
một số thị trường lân cận.
- Điều tra thực trạng sản xuất nấm ăn tại các hộ gia đình, phương pháp sản xuất
và áp dùng khoa học kỹ thuật mà người dân đang sử dụng.
9


- Vùng dự án: Hệ thống nhà xưởng của hợp tác xã Tân Trường Thịnh và các
hộ xã viên sản xuất nấm thuộc hợp tác xã.
2. Nguồn giống
- Căn cứ vào nhu cầu thị trường và cơ cấu giống của tỉnh xác định, lựa chọn
những giống nấm có chất lượng cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, khả
năng chống chịu tốt, có chất lượng ngon đạt tiêu chuẩn để lựa chọn thực hiện dự
án.
- Tổng hợp nhu cầu giống, theo định mức kỹ thuật quy định, chủ động liên
hệ, ký kết hợp đồng với các đơn vị có uy tín, đảm bảo cung cấp đúng, đủ lượng
giống theo nhu cầu để sản xuất.
3. Triển khai xây dựng dự án.
3.1. Quy mô thực hiện dự án: 0,6 ha.
3.2. Thời gian, tiến độ triển khai.
Bắt đầu từ tháng 7/2015 đến hết tháng 12/2015.
3.3. Địa điểm triển khai: Hợp tác xã Tân Trường Thịnh – thị xã Phú Thọ.
- Sản xuất trong nhà, trại hợp tác xã và tại các hộ gia đình xã viên thuộc
hợp tác xã.
- Kỹ thuật trồng và biện pháp chăm sóc nấm, sử dụng bộ quy trình kỹ thuật
của Trung tâm công nghệ sinh học thực vật, Bộ Khoa học công nghệ.
- Tổ chức các hội nghị tham quan, học tập mô hình, mở các lớp tập huấn
đào tạo kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và bảo quản, sơ chế sau khi
thu hoạch cho xã viên HTX và người nông dân.
4. Thông tin, tuyên truyền, in ấn tài liệu.

- In ấn các tờ rơi hướng dẫn kỹ thuật phát cho nông dân.
- Tuyên truyền hệ thống đài truyền thanh của thị và xã.
5. Tổng kết, nghiệm thu dự án.
- Tổng kết, nghiệm thu, đánh giá toàn diện dự án trên các mặt: Mục tiêu, nội
dung, quy trình sản xuất, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, tổ chức quản lý,
chỉ đạo thực hiện dự án.
- Đề xuất một số chính sách để phát triển sản xuất nghề trồng nấm trên địa
bàn thị xã về các mặt: giống, quy hoạch đất đai, tổ chức quản lý...
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giải pháp
1.1. Quy hoạch vùng dự án:
Căn cứ vào diện tích, nhu cầu của người dân để phân vùng dự án đảm bảo
có quy mô tập trung, liền vùng liền thửa, thuận lợi về sản xuất, giao thương hàng
hóa.
1.2. Nguồn vốn đầu tư:
Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí mua giống, vật tư, chuyển giao kỹ thuật;
người dân hưởng lợi phải đối ứng phần kinh phí còn lại để nhằm nâng cao trách
nhiệm trong việc thực hiện và mở rộng quy mô dự án, cụ thể:

10


TT
I
II
III
II
IV
V
VI


Nội dung đầu tư
Điều tra, khảo sát lựa chọn vùng
dự án
Hỗ trợ giống, nguyên vật liệu,
máy móc
Xây dựng cơ sở vật chất, trang
thiết bị
Chi phí tập huấn, quản lý, tuyên
truyền
Hỗ trợ xây dựng thương hiệu,
xúc tiến thương mại
Chi hội nghị tổng kết dự án
Hỗ trợ xây dựng mô hình điểm
Cộng

Tổng tiền
(Đồng)

NS tỉnh

Trong đó
NS thị xã

15.000.000

10.000.000

269.825.000


142.950.000

0 126.875.000

268.600.000

0

0 268.600.000

137.500.000

80.000.000

57.500.000

100.000.000

70.000.000

30.000.000

10.000.000
80.000.000

10.000.000
50.000.000

739.200.000


362.950.000

Đối ứng

5.000.000

0

20.000.000 10.000.000
112.500.00
0 263.750.000

Tổng mức đầu tư dự án là:
739.200.000 đồng
(Bằng chữ: Bảy trăm ba mươi chín triệu hai trăm nghìn đồng chẵn)
Trong đó: - Ngân sách tỉnh:
362.950.000 đồng
- Ngân sách thị xã:
112.500.000 đồng
- Đối ứng của người dân tham gia dự án:
263.750.000 đồng
1.3. Tập huấn kỹ thuật:
- Đối tượng tập huấn kỹ thuật cho khoảng 500 lượt người.
- Nội dung tập huấn: Kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho
nấm.
- Hình thức tập huấn: Mở lớp tập huấn tại trung tâm xã.
1.4. Về giống:
- Căn cứ vào cơ cấu giống của tỉnh xác định, lựa chọn những giống nấm
chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của địa phương, dễ dàng tiêu thụ tại các
thành phố lớn trong và ngoài tỉnh.

- Quản lý nguồn giống: Tổng hợp nhu cầu giống của người nông dân,
UBND thị xã giao phòng Kinh Tế chủ động liên hệ, ký kết hợp đồng với các đơn
vị có uy tín, bảo đảm chất lượng hạt giống, đảm bảo cung cấp đúng, đủ lượng
giống theo nhu cầu để sản xuất; hoàn tất các thủ tục, hồ sơ theo quy định để được
hưởng chính sách hỗ trợ.
1.5. Về kỹ thuật:
Thực hiện theo quy trình kỹ thuật theo phương pháp truyền thống, kết hợp
với phương pháp mới và sự hướng dẫn của cán bộ các cơ quan chuyên môn cấp
tỉnh.
1.6. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm:

11


- Ký kết hợp đồng với các đơn vị kinh doanh nấm ăn trên địa bàn thị xã và
các địa phương lân cận, đặc biệt các đô thị: Việt Trì, Hà Nội.. để cung cấp sản
phẩm nấm với khối lượng lớn.
- Tạo điệu kiện để HTX và các hộ nông dân có điều kiện tham gia hội chợ,
giới thiệu, quảng cáo chào hàng ở thị trường trong và ngoài tỉnh.
2. Tổ chức thực hiện
UBND thị xã chỉ đạo, tổ chức thực hiện dự án: Giao cho Phòng Kinh tế chủ
trì phối hợp với phòng Tài chính - KH, Trạm bảo vệ thực vật, Đài truyền thanh và
Trưởng các Đoàn thể nhân dân, BCĐ sản xuất các chương trình nông nghiệp trọng
điểm thực hiện dự án, cụ thể:
2.1. Phòng Kinh tế: Chủ trì phối hợp với Trạm BVTV, Ban chỉ đạo sản xuất
các chương trình nông nghiệp trọng điểm, căn cứ vào tình hình thực, tham mưu,
xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các nội dung của dự án theo từng vụ, từng năm và
các cơ chế, chính sách hỗ trợ. Có trách nhiệm ký kết hợp đồng với các đơn vị kịp
thời cung ứng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật sản xuất nấm đạt hiệu quả cao....
Hàng vụ, hàng năm có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện dự án, đề xuất các giải

pháp thực hiện và mở rộng diện tích thực hiện đến các địa phương khác. Kiểm tra,
giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện dự án. Quản lý nhà nước về giống, vật tư
phục vụ cho dự án và hướng dẫn tiêu thụ sản phẩm, đề xuất tổ chức sắp xếp và
phương pháp trao đổi sản phẩm trên thị trường,
2.2. Phòng Tài chính KH: Căn cứ vào dự án đã được duyệt cân đối, bố trí
nguồn ngân sách thị xã để đảm bảo thực thi có hiệu quả; quản lý chặt chẽ nguồn
kinh phí hỗ trợ, hướng dẫn việc thanh quyết toán vốn hỗ trợ theo quy định.
2.3. Trạm BVTV: Làm tốt chức năng kiểm tra, dự tính dự báo tình hình sâu
bệnh hại nấm, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn phòng trừ sâu bệnh.
2.4. Thành viên BCĐ các chương trình nông nghiệp trọng điểm: Phối hợp
với Phòng Kinh tế, Trạm BVTV, UBND các xã, thị trấn căn cứ vào các Văn bản,
Kế hoạch của thị xã chỉ đạo, triển khai thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, tuyên
truyền cơ sở và bà con thực hiện dự án đạt hiệu quả.
2.6. UBND P. Trường Thịnh: Chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thực
hiện các nội dung của dự án, lồng ghép với các chương trình khác như chương
trình xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ người dân thực hiện dự án đạt hiệu quả;
phối hợp với các ngành trong thị xã tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT
cho bà con nông dân. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Ủy đảng, sự chỉ đạo của
chính quyền các cấp quán triệt sâu sắc nhiệm vụ tới cán bộ và nhân dân trong thị
phấn đấu thực hiện thắng lợi của dự án.
2.7. Đề nghị UBMTTQ thị xã và các đoàn thể nhân dân: Phối hợp chặt trẽ
trong công tác tuyên truyền vận động và chỉ đạo các đoàn viên, hội viên tích cực
tham gia thực hiện dự án.
2.8. Hộ nông dân: Tích cực tham gia thực hiện dự án, đầu tư nguyên vật
liệu, năng lượng và công lao động thực hiện dự án. Thực hiện đầy đủ các quy trình
12


kỹ thuật về thâm canh, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của cơ
quan chuyên môn. Sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả.

IV. KẾT QUẢ DỰ ÁN.
- Nâng cao được hiệu quả sản xuất, tạo ra các loại nấm ăn chất lượng, có
năng suất, chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường.
- Đào tạo, tập huấn cho khoảng 500 lượt người nông dân, nắm chắc quy
trình, kỹ thuật sản xuất, chăm sóc các loại nấm.
- Báo cáo tổng kết toàn diện kết quả thực hiện dự án kèm theo các tài liệu
có liên quan.
- Dự án được tổng kết, đánh giá bởi các chuyên gia, các nhà quản lý, chỉ đạo
sản xuất. Các hộ thực hiện tốt sẽ được nhân rộng dựa trên những kinh nghiệm, bài
học được tổng kết, đúc rút ra từ dự án.
V. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Hiệu quả kinh tế.
* Hạch toán kinh tế cho 100 m2 nhà trại, hoặc ngoài trời
1.1. Chi phí:
- Vôi bột (kể cả vệ sinh luống nấm): 15kg x 2.000đ/kg = 30.000đ
- Giống nấm, (bình quân): 800.000đ
- Khấu hao nhà xưởng, dụng cụ, nilon đậy = 100.000đ
- Công lao động: 1.500.000 đồng.
- Nguyên liệu: 500.000 đồng
- Cộng chi phí: 2.930.000 đồng
1.2 Thu nhập:
- Năng suất thu hoạch được khoảng 150kg nấm tươi/100 m2; thì tổng thu
của người trồng nấm (tạm tính giá mua nấm tươi của nông dân là 40.000đ/kg).
- Lãi: 6.000.000 đồng - 2.930.000 đồng = 3.070.000 đồng.
2. Hiệu quả xã hội
- Thực hiện dự án nông nghiệp cận đô thị gắn với nâng cao hiệu quả sản
xuất nấm trên địa bàn thị xã Phú Thọ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong
sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đáp ứng nhu cầu
của thị trường, gắn với phát triển đô thị, công nghiệp nông thôn và xây dựng nông
thôn mới, nhằm đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH nông thôn, nâng cao hiệu quả

sử dụng trên đơn vị sản xuất.
- Thay đổi tập quán canh tác cũ còn lạc hậu bằng các phương pháp áp dụng
khoa học kỹ thuật mới, sử dụng có hiệu quả quỹ đất, bảo vệ môi trường sinh thái.
PHẦN 4
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Để đáp ứng yêu cầu của thị trường đòi hỏi phải có sản phẩm nông nghiệp
chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng. Xét về tiềm năng lao động, đất đai thổ
nhưỡng, điều kiện về thời tiết khí hậu, vị trí địa lý, thị xã Phú Thọ sẽ thực hiện tốt
13


công tác tổ chức sản xuất, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an
toàn, bảo quản sau thu hoạch, do đó việc xây dựng và tổ chức thực hiện dự án nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất nấm là cần thiết, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị
trường đặc biệt là những thị trường lớn tại các đô thị trong tỉnh như: Thị xã Phú
Thọ, Việt Trì và hướng tới các đô thị lớn như: Hà Nội, Yên Bái, Lào Cai....
Dự án phát triển nông nghiệp cận đô thị gắn với nâng cao hiệu quả sản xuất
nấm là dự án lớn có tính tập trung, thiết thực đem lại thu nhập cao hơn và ổn định
cho người dân. Dự án được thực hiện tập trung tại 01 hợp tác xã, người dân có kinh
nghiệm trồng nấm lâu năm, sẽ tạo vùng sản xuất hàng hoá mang tính tập trung, từng
bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, góp phần thực hiện thành
công Chương trình nông thôn mới trên địa bàn thị xã.
II. KIẾN NGHỊ:
1. Đối với UBND tỉnh.
Ngoài những nội dung hỗ trợ theo chính sách đã được UBND tỉnh ban hành;
đề nghị bổ sung thêm nguồn kinh phí hỗ trợ để việc triển khai các nội dự án được
hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người dân.
2. Đối với các sở, ngành cấp tỉnh.
- Đề nghị các sở Nông nghiệp & PTNT; sở Tài chính; sở Kế hoạch & Đầu

tư sớm thẩm định dự án, tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt để thị xã triển khai
dự án đảm bảo thời vụ.
- Thường xuyên có các văn bản hướng hẫn, chỉ đạo để thị xã triển khai dự
án thành công và có hiệu quả.
Trên đây là Thuyết minh Dự án nông nghiệp cận đô thị gắn với sản xuất nấm
trên địa bàn thị xã Phú Thọ./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nơi nhận:
- UBND tỉnh;
- Sở NN&PTNT;
- Sở Tài chính;
- Sở Kế hoạch & ĐT;
- TT Th.U, HĐND;
- CT, PCT UBND thị xã ;
- Lưu: VT.

Nguyễn Tiến Lâm

14



×