Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề và đáp án kiểm tra Ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.08 KB, 2 trang )

Tỉnh Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Môn: VĂN
Khối 10
Tên giáo viên biên soạn: Nguyễn Thò Hồng
Số mật mã Phần này là phách
Số mật mã
ĐỀ:
Nhận xét về văn học thời Trần, sách giáo khoa Văn 10, tập I, tr. 80 viết:
“Điều đáng quý trong văn học viết thời này là sự phản ánh “Hào khí Đông A”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Dựa vào các tác phẩm đã học (và đọc thêm)
hãy làm sáng tỏ.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG:
1. Học sinh biết cách làm một bài văn nghò luận chứng minh một vấn đề văn
học sử.
2. Hiểu và giải thích được luận đề, biết chọn dẫn chứng tiêu biểu để phân
tích và nêu cảm nhận của mình.
3. Có thể đối chiếu phiên âm với dòch thơ để giải nghóa một số từ hay. Nắm
chắc thi pháp văn học trung đại: điển cố, hình ảnh ước lệ tượng trưng ngôn ngữ
hàm súc.
II. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:
1. Giải thích sơ lược luận đề:
- Thế nào là “Hào khí Đông A” ? Đông A là chiết tự của chữ Trần, gồm có
bộ A và chữ Đông hợp lại mà thành. Hào khí Đông A là khí thế hào hùng của đời
Trần dựa trên sức mạnh tinh thần của dân tộc ta: ý thức tự lập, tự cường, yêu nước,
lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Vì sao “Hào khí Đông A” lại là cảm hứng nổi bật nhất trong văn học thời
Trần ? Do hoàn cảnh lòch sử thế kỷ XIII dân tộc Việt Nam phải đương đầu với giặc
Mông Nguyên – kẻ thù hung bạo nhất thời bấy giờ. Song cả ba lần chúng sang
xâm lược nước ta (1285, 1287, 1288 đều bò thất bại thảm hại.Bởi kẻ thù đã gặp khí


thế “Sát thát”; Hội nghò Diên Hồng; Hội nghò Bình than…vv. của tướng só nhà Trần
và dân tộc Việt Nam.
PHẦN NÀY LÀ PHÁCH
2. Phân tích, chứng minh:
Học sinh có thể chọn nhiều dẫn chứng khác nhau trong các tác phẩm đã học
và đọc thêm. Song cần phân tích theo ý đã giải thích.
+ Hòch tướng só văn (Trần Hưng Đạo) - vang dậy núi sông một lời kêu gọi.
+ Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão) - tầm vóc của người trai đời Trần.
+ Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) – Khúc khải hoàn ca đại thắng.
+ Bạch đằng giang phú (Trương Hán Siêu)- Dòng sông cuồn cuộn sóng.
+ Thuật hoài (Đặng Dung) – Cảm hứng bi tráng của người anh hùng, v.v…
- Học sinh phải biết tinh lọc dẫn chứng và có lời văn phân tích, minh hoạ
sâu sắc.
III. YÊU CẦU VỀ DIỄN ĐẠT:
- Bố cục rõ ràng.
- Hành văn lưu loát, trong sáng, giàu cảm xúc và có hình ảnh.
- Biết dùng từ, đặt câu, dựng đoạn.
IV. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 9, 10: Đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu trên. Trình bày sạch đẹp.
Khuyến khích những bài viết giàu cảm xúc, cảm nhận sâu sắc có sáng tạo.
- Điểm 7, 8: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên. Diễn đạt khá tốt. Văn
mạch lạc, trong sáng. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 5, 6: Hiểu và nắm vững yêu cầu của đề, làm rõ được trọng tâm.
Song chưa thể hiện đầy đủ các ý, còn có những hạn chế về kiến thức và kỹ năng
diễn đạt.
- Điểm 3- 4: Tỏ ra hiểu đề nhưng còn lúng túng trong việc tạo ý và đặt lời.
Bài còn mắc lỗi diễn đạt và mắc lỗi làm ảnh hưởng đến giá trò bài viết.
- Điểm 1-2: Hiểu sai lạc, diễn đạt kém.
-----------------------==================-------------------

×