Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Dạy học một số chủ đề đại số trong chương trình toán lớp 11 theo hướng tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 65 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA TOÁN

===o0o===

TRẦN HẢI ANH

DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ ĐẠI SỐ
TRONG CHƢƠNG TRÌNH TỐN LỚP 11
THEO HƢỚNG TÍCH HỢP

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Toán

HÀ NỘI - 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA TOÁN

===o0o===

TRẦN HẢI ANH

DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ ĐẠI SỐ
TRONG CHƢƠNG TRÌNH TỐN LỚP 11
THEO HƢỚNG TÍCH HỢP

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Toán



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. Phạm Thị Diệu Thùy

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của mình tới cơ giáo
hƣớng dẫn - TS. Phạm Thị Diệu Thùy, ngƣời đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn
và chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Dạy học
một số chủ đề đại số trong chương trình Tốn lớp 11 theo hướng tích hợp”.
Ngồi ra, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo khoa Tốn
trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong các thầy, cơ cùng tồn thể các bạn sinh viên đóng góp ý kiến, sửa chữa
đề tài để đề tài ngày càng hoàn thiện và mang giá trị thực tiễn cao hơn.
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Trần Hải Anh


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những vấn đề và nội dung trình bày trong khóa luận
là kết quả của sự nghiên cứu và tìm tịi của bản thân em dƣới sự hƣớng dẫn
của cô giáo − TS. Phạm Thị Diệu Thùy, không trùng lặp với kết quả
nghiên cứu của tác giả nào khác. Nếu có em xin hồn tồn chịu trách

nhiệm.
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Trần Hải Anh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ GD − ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

GV

Giáo viên

SGK

Sách giáo khoa

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TS


Tiến sĩ


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 4
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
7. Cấu trúc khóa luận ................................................................................... 4
B. NỘI DUNG .............................................................................................. 6
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP
TRONG MƠN TỐN Ở TRƢỜNG THPT ............................................... 6
1.1 Tích hợp và một số quan điểm về dạy học tích hợp ............................ 6
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản ................................................................... 6
1.1.2 Mục tiêu của dạy học tích hợp ........................................................... 8
1.1.3 Các quan điểm về dạy học tích hợp .................................................. 9
1.2 Đề xuất quy trình tổ chức dạy học theo hƣớng tích hợp .................. 12
1.2.1 Quy trình xây dựng giáo án theo hƣớng tích hợp ........................... 15
1.2.2 Quy trình tổ chức dạy học theo hƣớng tích hợp ............................ 18
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................... 20
Chƣơng 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ ĐẠI SỐ TRONG
CHƢƠNG TRÌNH TỐN LỚP 11 THEO HƢỚNG TÍCH HỢP......... 21
2.1 Đặc điểm chƣơng trình đại số ở lớp 11 .............................................. 21
2.2 Cơ sơ để lựa chọn chủ đề tích hợp ...................................................... 21
2.3 Tổ chức dạy học một số chủ đề........................................................... 23
2.3.1 Chủ đề: Luyện tập “Xác suất và các quy tắc tính xác suất”.......... 23



2.3.1.1 Xây dựng giáo án ........................................................................... 23
2.3.1.2 Tổ chức dạy học ............................................................................. 26
2.3.1.3 Hồ sơ dạy học tích hợp .................................................................. 29
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................... 55
C. KẾT LUẬN ........................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 57


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với
việc cơng nghiệp hóa, hiện đại hố đất nƣớc ngày càng diễn ra sơi nổi và
mạnh mẽ. Điều đó đã làm thay đổi tất cả các lĩnh vực, trong đó đặc biệt là
khoa học và cơng nghệ, giáo dục và đào tạo,… dẫn tới sự chuyển biến nhanh
chóng về cơ cấu và chất lƣợng nguồn nhân lực của nhiều quốc gia. Điều này
đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải có những thay đổi một cách căn bản và tồn
diện, từ triết lí giáo dục, mục tiêu đến nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ
chức dạy học,... nhằm phát triển cho ngƣời học hệ thống năng lực cần thiết để
có thể tham gia hiệu quả vào thị trƣờng lao động trong và ngoài nƣớc. Xuất
phát từ yêu cầu đó địi hỏi giáo dục phải có những chuyển biến mới để đào tạo
ra lớp ngƣời lao động năng động, sáng tạo và phát triển tồn diện.Vì vậy nâng
cao chất lƣợng giáo dục đƣợc xem là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia.
Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm dạy học phù hợp với mục
tiêu đổi mới và đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của học sinh hiện nay. Dạy học
tích hợp là hành động liên kết một cách hữu cơ, có hệ thống các đối tƣợng
nghiên cứu, học tập của một vài lĩnh vực môn học khác nhau thành nội dung
thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn đƣợc đề cập
trong các mơn học đó nhằm hình thành ở học sinh các năng lực cần thiết. Dạy
học tích hợp theo chủ đề góp phần tạo tƣ duy lôgic cho học sinh, kiến thức

cung cấp cho học sinh mang tính hệ thống và có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau. Dạy học tích hợp là cách dạy học hiệu quả trong việc hƣớng dẫn học
sinh huy động những kiến thức đã học, rèn luyện các kĩ năng học tập. Vì vậy,
nếu áp dụng dạy học tích hợp để dạy và học các môn học ở trƣờng phổ thơng
sẽ phát huy tính tích cực, chủ động và gây hứng thú học tập cho học sinh.

1


Trong nhà trƣờng Tốn học là một mơn khoa học cơ sở, nó là tiền để cho
các mơn học khác. Hiện nay lý thuyết tốn học đã đƣợc tích hợp vào nhiều
mơn học nhằm nâng cao tính chính xác, khoa học, giúp học sinh dễ tiếp thu,
tăng khả năng tƣ duy lơgic. Việc sử dụng Tốn học trong dạy học các môn
học khác hiện nay đang trở thành xu thế phổ biến. Tuy nhiên thực tiễn cho
chúng ta thấy, việc dạy học Tốn ở nhà trƣờng phổ thơng cịn nặng nề về kiến
thức hàn lâm, chƣa cho học sinh thấy đƣợc ứng dụng rộng rãi của Tốn học
vào các mơn học khác, cũng nhƣ thực tiễn đời sống.
Nhiều nƣớc trên thế giới đã vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong
quá trình biên soạn sách giáo khoa. Ở mức độ cao, nhiều mơn học đƣợc tích
hợp thành các mơn chung (ví dụ nhƣ tích hợp các mơn Vật lý, Hóa học, Sinh
học thành mơn Khoa học tự nhiên…) và thành một môn mới. Ở mức độ vừa,
các môn học gần nhau đƣợc ghép thành một môn chung nhƣng vẫn giữ vị trí
độc lập, chỉ tích hợp ở các phần trùng nhau.
Ở Việt Nam trong nhiều cuốn sách, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến dạy
học tích hợp theo chủ đề và vai trò, ý nghĩa to lớn của dạy học tích hợp trong
q trình đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục hiện nay. “Xu thế tích hợp
môn học trong nhà trường phổ thông” đăng trên Tạp chí giáo dục 2/2002 của
TS. Nguyễn Minh Phƣơng và TS. Cao Thị Thặng đã nêu lên những quan
điểm chung về tích hợp, xu hƣớng tích hợp ở nƣớc ngồi và đề xuất xây dựng
mơn học theo quan điểm tích hợp ở Việt Nam. Theo đó, ta thấy đƣợc tích hợp

là một xu hƣớng mới đã và đang đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm thực
hiện với nhiều hiệu quả to lớn. Cuốn “Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở
trường THCS và THPT” (của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục,
chƣơng trình đảm bảo chất lƣợng giáo dục trƣờng học SEQAP) đã đƣa ra khái
niệm dạy học tích hợp và mục tiêu của dạy học tích hợp. Dựa trên chƣơng
trình giáo dục hiện nay tác giả đã đƣa ra những nguyên tắc lựa chọn nội dung

2


tích hợp ở trƣờng phổ thơng sao cho phù hợp và đảm bảo các yếu tố khoa học.
Cuốn sách cũng đã đề cập đến những năng lực chung cần hình thành cho học
sinh để từ đó xây dựng các chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực cho học
sinh, hơn nữa để có phƣơng pháp phù hợp trong quá trình giảng dạy. Trong
cuốn “Dạy học tích hợp phát triển năng lực của học sinh” (quyển 1)(2015)
do Đỗ Hƣơng Trà chủ biên đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc dạy
học tích hợp hiện nay, và đề cập rất cụ thể tới việc dạy học tích hợp theo chủ
đề theo hƣớng phát triển năng lực của học sinh. Các mức độ của dạy học tích
hợp theo chủ đề.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu ở trên đã trình bày những nội dung
cơ bản về dạy học tích hợp và nhấn mạnh vận dụng dạy học tích hợp trong
mơn Tốn, nhiệm vụ của giáo viên và học sinh cũng nhƣ những ƣu điểm của
dạy học tích hợp. Khẳng định tích hợp là một xu hƣớng chung của nhiều nƣớc
trên thế giới và là xu thế tất yếu trong quá trình đổi mới ở nƣớc ta. Tuy nhiên,
các tài liệu chƣa đi sâu vào việc xây dựng các chủ đề tích hợp trong mơn
Tốn, vận dụng các phƣơng pháp dạy học vào dạy các chủ đề Tốn.
Từ những lí do trên, với mong muốn đổi mới phƣơng pháp dạy học mơn
Tốn, em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Dạy học một số chủ đề đại
số trong chƣơng trình Tốn lớp 11 theo hƣớng tích hợp”
2. Mục đích nghiên cứu

- Đề xuất cách thức xây dựng một số chủ đề đại số trong chƣơng trình
Tốn lớp 11theo hƣớng tích hợp và phƣơng pháp dạy học phù hợp các chủ đề
đó, đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học tích hợp nói chung và dạy học
tích hợp theo chủ đề trong mơn Tốn nói riêng.

3


- Nghiên cứu chƣơng trình, SGK mơn Tốn ở trƣờng THPT.
- Đề xuất một số cách thức xây dựng các chủ đề đại số trong chƣơng trình
Tốn lớp 11 và phƣơng pháp dạy học phù hợp.
- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Cách thức xây dựng và tổ chức dạy học một số chủ đề đại số trong
chƣơng trình Tốn lớp 11 theo hƣớng tích hợp.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chƣơng trình đại số lớp 11
- Về đối tƣợng khảo sát: Học sinh lớp 11, trƣờng THPT Yên Dũng số 2,
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Sƣu tầm, tổng hợp, phân tích hệ thống,
khái quát hóa những tài liệu từ sách, báo, tạp chí về lý luận phƣơng pháp dạy
học, đổi mới phƣơng pháp dạy học, dạy học theo các chủ đề.
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi
và phƣơng pháp thực nghiệm.
- Phƣơng pháp thống kê tốn học.
7. Cấu trúc khóa luận

Ngồi các phần: Mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì khóa luận
gồm gồm hai chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề cơ bản về dạy học tích hợp trong mơn Tốn ở
trƣờng THPT
1.1 Tích hợp và một số quan điểm về dạy học tích hợp
1.2 Đề xuất quy trình dạy học theo hƣớng tích hợp
Chƣơng 2: Tổ chức dạy học một số chủ đề đại số trong chƣơng trình
Tốn lớp 11 theo hƣớng tích hợp

4


2.1 Đặc điểm chƣơng trình đại số ở lớp 11
2.2 Cơ sở để lựa chọn chủ đề tích hợp
2.3 Tổ chức dạy học một số chủ đề

5


B. NỘI DUNG
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP
TRONG MƠN TỐN Ở TRƢỜNG THPT
1.1 Tích hợp và một số quan điểm về dạy học tích hợp
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
* Tích hợp
Theo từ điển tiếng việt: “ Tích hợp có nghĩa là lắp ráp, nối kết các
thành phần của một hệ thống để tạo nên hệ thống đồng bộ.” [1, tr.121]
Theo từ điển giáo dục học: “ Tích hợp là hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực
khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy” [2, tr.383]

Trong tiếng Anh, tích hợp đƣợc viết là “integration” có nguồn gốc từ
tiếng La tinh, có nghĩa là xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất
trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Nên tích hợp có thể đƣợc hiểu là sự phối
hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để
bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
Vì thế, trong dạy học, tích hợp có thể định nghĩa là sự liên kết các đối
tƣợng giảng dạy, nội dung học tập khác nhau vào cùng một kế hoạch giảng
dạy mà vẫn bảo đảm sự đồng bộ, hài hòa, trọn vẹn của hệ thống dạy học
nhằm đạt mục tiêu giáo dục tốt hơn.
* Dạy học tích hợp
Theo quan điểm giáo dục nghề nghiệp, dạy học tích hợp là quá trình dạy
học mà các hoạt động dạy kiến thức, kĩ năng, thái độ đƣợc tích hợp với nhau
trong cùng một nội dung nhằm mục đích hình thành và phát triển năng lực
thực hiện hoạt động nghề nghiệp cho ngƣời học.[3]
Theo Xavier Roegiers, “Lý thuyết sƣ phạm tích hợp là một quan niệm về
quá trình học tập trong đó tồn thể các q trình học tập góp phần hình thành

6


ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trƣớc những điều cần thiết cho
học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tƣơng lai, hoặc nhằm hòa
nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Lý thuyết sƣ phạm tích hợp tìm cách
làm cho q trình học tập có ý nghĩa” [4]. Xavier Roegiers cịn cho rằng giáo
dục nhà trƣờng phải chuyển từ đơn thuần dạy kiến thức sang phát triển ở học
sinh các năng lực hành động, xem năng lực là khái niệm cơ sở của sƣ phạm
tích hợp.
Trong dự thảo chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể đƣợc Bộ GD –
ĐT ban hành tháng 08/2015, đã đề cập đến quan niệm dạy học tích hợp nhƣ
sau “dạy học tích hợp là định hƣớng dạy học giúp học sinh phát triển khả

năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, đƣợc
thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng; phát triển
đƣợc những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề”. Và quan
điểm xây dựng của chƣơng trình là “trên cơ sở giáo dục tồn diện và hài hịa
đức, trí, thể, mỹ; mục tiêu chƣơng trình giáo dục phổ thơng xác định những
u cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh ở từng cấp học; mục tiêu
chƣơng trình mơn học xác định những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ,
hƣớng đến hình thành những phẩm chất, năng lực đặc thù môn học và các
phẩm chất, năng lực khác ở từng lớp, từng cấp học, coi đó là cam kết bảo đảm
chất lƣợng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục, là căn cứ để chỉ đạo, giám
sát và đánh giá chất lƣợng giáo dục phổ thông”. Các định nghĩa trên cũng đã
nêu rõ mục tiêu chính của việc dạy học tích hợp là hình thành và phát triển
năng lực của ngƣời học.
Các định nghĩa trên cũng đã nêu rõ mục tiêu chính của việc dạy học tích
hợp là hình thành và phát triển năng lực của ngƣời học.

7


Nhƣ vậy: Dạy học tích hợp là một quan điểm sƣ phạm, ở đó ngƣời học
cần huy động (mọi) nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp - có vấn
đề nhằm phát triển các năng lực và phẩm chất cá nhân.
1.1.2 Mục tiêu của dạy học tích hợp
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế
trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trƣờng phổ thông và trong xây
dựng chƣơng trình mơn học ở nhiều nƣớc trên thế giới. Quan điểm tích hợp
đƣợc xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về q trình học tập và
q trình dạy học.
- Thực hiện mơn học tích hợp, các q trình học tập khơng bị cơ lập với cuộc

sống hàng ngày, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh và
đƣợc liên hệ với các tình huống cụ thể, có ý nghĩa đối với học sinh. Khi đó,
học sinh đƣợc dạy sử dụng các kiến thức trong những tình huống cụ thể và
việc giảng dạy các kiến thức khơng chỉ là lí thuyết mà cịn phục vụ thiết thực
cho cuộc sống con ngƣời, để làm ngƣời lao động, công dân tốt,... Mặt khác,
các kiến thức sẽ không lạc hậu do thƣờng xuyên cập nhật với cuộc sống.
Theo đó khi đánh giá học sinh, thì ngồi kiến thức còn đánh giá học sinh
về khả năng sử dụng kiến thức ở các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Đây cũng là mục tiêu của dạy học tích hợp.
- Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học trong
cùng một môn học và giũa mơn học khác nhau. Đồng thời, dạy học tích hợp
giúp tránh những kiến thức, kĩ năng, nội dung trùng lặp khi nghiên cứu riêng
rẽ từng môn học, nhƣng lại có những nội dung, kĩ năng mà nếu học theo mơn
riêng rẽ sẽ khơng có đƣợc. Do vậy vừa tiết kiệm thời gian, vừa có thể phát
triển kĩ năng, năng lực cho học sinh thông qua giải quyết các vấn đề phức
hợp.

8


- Thực hiện việc dạy học tích hợp giúp xác định rõ mục tiêu, phân biệt cái
cốt yếu và cái ít quan trọng hơn khi lựa chọn nội dung, cần tránh các nội dung
học tập ngang bằng, bởi có một số nội dung học tập quan trọng hơn vì chúng
thiết thực cho cuộc sống hàng ngày và vì chúng là cơ sở cho quá trình học tập
nghiên cứu tiếp theo. Từ đó có thể giành thời gian cho việc nâng cao kiến
thức cho học sinh, khi cần thiết.
- Thực tiễn ở nhiều nƣớc đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích
hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết
các vấn đề phức tạp và làm cho việc học trở lên ý nghĩa hơn đối với học sinh
so với việc học các môn học, các mặt giáo dục đƣợc thực hiện riêng rẽ.

Nhƣ vậy, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm
nâng cao năng lực ngƣời học, giúp đào tạo những ngƣời có đầy đủ phẩm chất
và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Dạy học theo
hƣớng tích hợp phát huy đƣợc tính tích cực của học sinh, góp phần đổi mới
nội dung và phƣơng pháp dạy học.
Có thể tóm tắt 3 mục tiêu cơ bản của dạy học tích hợp nhƣ sau:
- Tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau.
- Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn.
- Tạo cơ hội để hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực giải
quyết các vấn đề thực tiễn.
1.1.3 Các quan điểm về dạy học tích hợp
Dạy học các mơn học cần dạy cách tìm tịi sáng tạo và cách vận dụng kiến
thức vào các tình huống khác nhau. Tức là, dạy cho học sinh biết cách sử
dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết tình huống cụ thể, có ý
nghĩa nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực. Đồng thời xác lập mối
liên hệ giữa các kiến thức kĩ năng khác nhau của môn học này với các môn
học với các phân phối học khác để đảm bảo cho học sinh khả năng huy động

9


có hiểu quả các kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống
tích hợp. Do vậy, nói đến tích hợp việc hình thành, phát triển năng lực ngƣời
học đồng nghĩa với việc ngƣời học là trung tâm của hoạt động học. Quan
điểm tích hợp và dạy học tích hợp đã đƣợc giáo viên tiếp nhận ở mức độ thấp.
Các bài dạy theo hƣớng tích hợp sẽ làm cho nhà trƣờng gắn liền với thực tiễn
cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng. Học theo hƣớng tích hợp sẽ giúp
các em quan tâm đến con ngƣời và xã hội ở xung quanh mình, việc học gắn
liền với cuộc sống đời thƣờng sẽ là yếu tố để các em học tập. Khi nói đến dạy
học tích hợp, cần hiểu rõ các dạng tích hợp trong chƣơng trình học. Có thể tồn

tại nhiều quan điểm về tích hợp, nhiều cách phân mức độ tích hợp khác nhau.
* Theo D'Hainaut (1977) thì có 4 quan điểm sau:
- Quan điểm "đơn mơn": có thể xây dựng chƣơng trình học tập theo hệ thống
nội dung của một môn học riêng biệt. Các môn học đƣợc tiếp cận một cách
riêng rẽ.
- Quan điểm "đa môn": một chủ đề trong nội dung học tập có liên quan với
những kiến thức, kĩ năng thuộc một số môn học khác nhau. Các môn học tiếp
tục đƣợc tiếp cận riêng rẽ, chỉ phối hợp với nhau ở một số đề tài nội dung.
- Quan điểm "liên môn": nội dung học tập đƣợc thiết kế thành một chuỗi vấn
đề, tình huống địi hỏi muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức kĩ
năng của những môn học khác nhau.
- Quan điểm "xuyên môn": nội dung học tập hƣớng vào phát triển những kỹ
năng, năng lực cơ bản mà học sinh có thể sử dụng vào tất cả các mơn học,
trong việc giải quyết những tình huống khác nhau.
* Quan điểm của Xavier Roegiers
- Tích hợp là một quan điểm lí luận dạy học, tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất,
sự kết hợp, sự hòa nhập...

10


- Tích hợp có những mức độ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến
cao nhƣng tựu chung lại có 4 loại chính nhƣ sau:


Tích hợp trong “nội bộ môn học”: ƣu tiên các nội dung của mơn học,

tức duy trì các mơn học riêng rẽ.



Tích hợp “đa mơn”: Một đề tài có thể nghiên cứu theo nhiều mơn học

khác nhau.


Tích hợp “liên mơn”: Trong đó chúng ta phối hợp sự đóng góp của

nhiều mơn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống.


Tích hợp “xun mơn”: Trong đó chúng ta tìm cách phát triển ở học

sinh những kĩ năng xuyên môn, nghĩa là những kĩ năng có thể áp dụng ở mọi
nơi.
* Theo cuốn Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh của Đỗ Hƣơng Trà
chủ biên, thì có thể đƣa ra 3 mức độ tích hợp trong dạy học nhƣ sau:
- Lồng ghép/Liên hệ: Đó là đƣa các yếu tố nội dung gắn với thực tiễn, gắn với
xã hội, gắn với các mơn học khác vào dịng chảy chủ đạo của nội dung bài
học của một môn học. Ở mức độ lồng ghép, các môn học vẫn dạy riêng rẽ.
Tuy nhiên, giáo viên có thể tìm thấy mối quan hệ giữa kiến thức của mơn học
mình đảm nhận với nội dung của các môn học khác và thực hiện việc lồng
ghép các kiến thức đó ở những thời điểm thích hợp.
Dạy học tích hợp ở mức lồng ghép có thể thực hiện thuận lợi ở nhiều thời
điểm trong tiến trình dạy học. Các chủ đề gắn với thực tiễn, gắn với nhu cầu
của ngƣời học sẽ có nhiều cơ hội để dạy học lồng ghép.
- Vận dụng kiến thức liên môn ở mức độ này,hoạt động học diễn ra xung
quanh các chủ đề, ở đó ngƣời học cần vận dụng các kiến thức của nhiều môn
học để giải quyết vấn đề đặt ra. Các chủ đề khi đó đƣợc gọi là các chủ đề hội
tụ.


11


- Hòa trộn: Đây là mức độ cao nhất của dạy học tích hợp. Ở mức độ này, tiến
trình dạy học là tiến trình “khơng mơn học”, nghĩa là nội dung kiến thức trong
bài học không thuộc riêng về một môn học mà thuộc về nhiều môn học khác
nhau, do đó các nội dung thuộc chủ đề tích hợp sẽ không cần dạy ở các môn
học riêng rẽ. Mức độ tích hợp này dẫn đến sự hợp nhất kiến thức của hai hay
nhiều mơn học.
Trong khóa luận này em sử dụng quan điểm tích hợp trong cuốn Dạy học
tích hợp phát triển năng lực học sinh của Đỗ Hƣơng Trà chủ biên. Vì xu
hƣớng tích hợp khơng chỉ nhằm rút gọn thời lƣợng trình bày tri thức mơn học,
mà quan trọng hơn là tập dƣợt cho học sinh cách vận dụng tổng hợp các tri
thức vào thực tiễn, vì để để giải quyết một vấn đề thực tiễn thƣờng phải huy
động trí thức của nhiều mơn. Dạy riêng rẽ sẽ đem lại kiến thức hàn lâm có hệ
thống, nhƣng khó vận dụng vào thực tiễn. Hiện nay, vấn đề cần hay khơng
cần tích hợp các mơn học khác nhau khơng đặt ra nữa. Câu trả lời là cần phải
tích hợp các mơn học. Những nhu cầu của xã hội địi hỏi chúng ta phải hƣớng
tới quan điểm liên môn và xun mơn.
1.2 Đề xuất quy trình tổ chức dạy học theo hƣớng tích hợp
Hiện nay có rất nhiều quan điểm về quy trình tổ chức dạy học theo hƣớng
tích hợp nhƣ trong cuốn “Dạy học tích hợp phát triển năng lực của học sinh”
(quyển 1)(2015) do Đỗ Hƣơng Trà chủ biên đã trình bày thì quy trình tổ chức
dạy học tích hợp có thể qua 7 bƣớc nhƣ sau:
 Bước 1. Lựa chọn chủ đề tích hợp
Các chủ đề tích hợp thƣờng đƣợc đƣa ra hoặc gợi ý trong chƣơng trình.
Tuy nhiên giáo viên có thể tự xác định chủ đề tích hợp cho phù hợp với hồn
cảnh địa phƣơng, trình độ học sinh. Để xác định chủ đề tích hợp cần:

12



- Rà sốt mơn học thơng qua khung chƣơng trình hiện có, các chuẩn kiến thức
kĩ năng, chuẩn năng lực để tìm ra các nội dung dạy học gần nhau có liên quan
chặt chẽ với nhau trong các mơn học của chƣơng trình hiện hành.
- Tìm ra những nội dung giáo dục có liên quan đến các vấn đề thời sự của địa
phƣơng, đất nƣớc để xây dựng chủ đề/bài học tích hợp gắn với thực tiễn, có
tính phổ biến của học sinh và phù hợp với trình độ nhận thức.
 Bước 2. Xác định các vấn đề (câu hỏi) cần giải quyết trong chủ đề
Đây là bƣớc định hƣớng các nội dung cần đƣa vào trong chủ đề. Các vấn đề
này là những câu hỏi mà thông qua quá trình học tập chủ đề/bài học tích hợp
học sinh có thể trả lời đƣợc.
 Bước 3. Xác định các kiến thức cần để giải quyết vấn đề
Dựa trên ý tƣởng chung và việc giải quyết các vấn đề mà chủ đề đặt ra, giáo
viên sẽ xác định đƣợc kiến thức cần đƣa vào trong chủ đề/bài học. Các kiến
thức này có thể thuộc một mơn học hoặc nhiều mơn học khác nhau.
 Bước 4. Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề/bài học
Để xác định mục tiêu dạy học, cần rà soát xem kiến thức cần dạy, kĩ năng cần
rèn luyện thơng qua chủ đề/bài học tích hợp là những kiến thức kĩ năng nào.
Mục tiêu của chủ đề/bài học tích hợp sẽ quyết định xem chủ đề/bài học đó
tích hợp kĩ năng kiến thức của mơn nào.
 Bước 5. Xây dựng nội dung hoạt động dạy học của chủ đề/bài học tích hợp
Ở bƣớc này cần làm rõ: chủ đề có những hoạt động nào, mỗi hoạt động đó
thực hiện vai trị gì trong việc đạt đƣợc mục tiêu của bài học?
Có thể chia hoạt động theo vấn đề cần giải quyết hoặc theo cấu trúc nội dung
của chủ đề. Mỗi nội dung nhỏ, hoặc một vấn đề cần giải quyết của chủ đề/bài
học có thể đƣợc xây dựng thành một hoặc vài hoạt động khác nhau. ứng với
mỗi hoạt động giáo viên cần thực hiện các công việc sau:
- Xác định mục tiêu hoạt động


13


- Xác định nội dung học dƣới dạng các tƣ liệu học tập, phiếu học tập
- Chuẩn bị phƣơng tiện thiết bị dạy học cho các hoạt động.
- Dự kiến nguồn nhân lực vật lực để tổ chức dạy học.
- Lập kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học.
- Xây dựng công cụ đánh giá mục tiêu hoạt động.
- Dự kiến thời gian cho mỗi hoạt động.
 Bước 6. Lập kế hoạch dạy học
 Bước 7.Tổ chức dạy học và đánh giá
Trong cuốn sách “Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường THCS và
THPT” (của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, chƣơng trình
đảm bảo chất lƣợng giáo dục trƣờng học SEQAP) đã đƣa ra quy trình xây
dựng và tổ chức dạy học theo hƣớng tích hợp gồm 6 bƣớc:
 Bước 1: Rà sốt chƣơng trình sách giáo khoa để tìm ra các nội dung dạy
học gần giống nhau có liên quan chặt chẽ với nhau trong các mơn của chƣơng
trình, sách giáo khoa hiện hành; nội dung liên quan đến các vấn đề thời sự của
địa phƣơng, đất nƣớc để xây dựng bài học tích hợp.
 Bước 2: Xác định bài học tích hợp, bao gồm tên bài học, đóng góp của các
môn học vào bài học.
 Bước 3: Dự kiến thời gian (bao nhiêu tiết) cho bài học tích hợp.
 Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp bao gồm: kiến thức, kĩ
năng, thái độ, định hƣớng năng lực hình thành.
 Bước 5: Xây dựng nội dung của bài học tích hợp.
 Bước 6: Xây dựng kế hoạch của bài học tích hợp.
Những quy trình xây dựng và tổ chức dạy học theo hƣớng tích hợp đƣợc nêu
ở trên đã nêu đƣợc đầy đủ các bƣớc phải làm để tổ chức một bài học theo
hƣớng tích hợp. Tuy nhiên những các bƣớc ở những quy trình trên chƣa trình
bày rõ ràng là khi soạn giáo án phải làm những bƣớc nào, tổ chức dạy học


14


gồm những bƣớc nào. Dựa trên cơ sở đó, em xin đề xuất quy trình soạn giáo
án và tổ chức dạy học theo hƣớng tích hợp.
1.2.1 Quy trình xây dựng giáo án theo hướng tích hợp
 Bước 1: Xác định bài học mơn Tốn để xây dựng bài học tích hợp
Ở bƣớc này cần xác định: tên bài học, nội dung bài học đó gồm những gì,
kiến thức bao gồm những vấn đề gì, thời gian dạy bài học đó (trong bao nhiêu
tiết).
 Bước 2: Lựa chọn các vấn đề tích hợp với nội dung bài học mơn Tốn
đã xác định ở trên
- Rà sốt chƣơng trình, sách giáo khoa lớp 11 để tìm ra các nội dung dạy học
của mơn Tốn gần giống nhau có liên quan chặt chẽ với nhau trong các mơn
học khác của chƣơng trình, sách giáo khoa lớp 11 hiện hành.
- Tìm ra những những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự của địa phƣơng,
đất nƣớc để xây dựng bài học tích hợp gắn với thực tiễn, có tính phổ biến,
gắn với vốn kinh nghiệm của học sinh và phù hợp với trình độ nhận thức của
học sinh.
 Bước 3: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm: Kiến thức, kĩ
năng, thái độ, định hƣớng năng lực hình thành .
- Kiến thức: Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh sẽ học đƣợc thơng
qua bài học tích hợp.
- Kĩ năng: Trình bày về những kĩ năng của học sinh đƣợc hình thành thơng
qua việc thực hiện các hoạt động của bài học. Sử dụng động từ hành động để
ghi các loại kĩ năng và năng lực mà học sinh đƣợc phát triển qua thực hiện
các hoạt động của bài học.
- Thái độ: Trình bày về những tác động của các hoạt động trong bài học tích
hợp đối với nhận thức, giá trị sống và định hƣớng hành vi của học sinh.


15


- Các năng lực hƣớng tới: Học sinh đƣợc học thông qua thực hành, sáng tạo
và tạo ra sản phẩm có ý nghĩa cho bản thân. Có các năng lực đọc, viết, toán
học, khoa học...đƣợc phát triển trong việc tạo ra sản phẩm học tập.
 Bước 4: Xây dựng nội dung của bài học tích hợp
Căn cứ vào nội dung, mục tiêu, hoặc cả đặc điểm tâm sinh lí và yếu tố vùng
miền để xây dựng nội dung cho phù hợp.
 Bước 5: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp, chú ý tới các phương pháp
dạy học nhằm phát huy tính tích cực của người học
Từ những đặc điểm của dạy học tích hợp cùng với quy trình xây dựng một
giáo án tích hợp thì có tích hợp ở bƣớc 2 lựa chọn các vấn đề tích hợp với nội
dung mơn Tốn đã xác định ở trên và bƣớc 4 xây dựng nội dung của bài học
tích hợp.
Ví dụ: Dạy học tích hợp bài: Luyện tập cấp số nhân
 Bước 1: Xác định nội dung mơn Tốn là: Luyện tập cấp số nhân
- Tên bài học: “Luyện tập cấp số nhân”
- Nội dung của bài học: giúp học sinh nắm vững hai dạng bài là số hạng tổng
quát của cấp số nhân và tổng n số hạng đầu của cấp số nhân.
- Kiến thức trong bài học trên: định nghĩa cấp số nhân, số hạng tổng quát của
cấp số nhân, tống n số hạng đầu của cấp số nhân.
- Thời gian: 1 tiết học
 Bƣớc 2: Lựa chọn vấn đề tích hợp với nội dung mơn Tốn đã xác định ở
trên.
- Cấp số nhân có thể ứng dụng trong mơn Sinh học để tìm số vi khuẩn sau
một thời gian phân chia.
- Cấp số nhân có thể ứng dụng trong Vật lí để tìm chu kì bán rã của một tố
phóng xạ.


16


- Cấp số nhân có thể ứng dụng trong Địa lí để ƣớc tính số dân nhiều năm
sau của một địa phƣơng nào đó.
- Cấp số nhân cịn ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống nhƣ bài toán về
lãi suất ngân hàng...
 Bƣớc 3: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp.
- Kiến thức: Qua bài học tích hợp
+ Học sinh nắm đƣợc các dạng toán cơ bản của cấp số nhân
+ Nắm đƣợc các công thức của môn Vật lí, Sinh học có liên quan và một số
kiến thức có liên quan đến mơn Địa lí và hiểu biết xã hội
- Kĩ năng
+ Biết vận dụng kiến thức liên mơn để giải các bài tốn áp dụng cấp số nhân.
+ Biết vận dụng cấp số nhân để giải quyết một số bài tập trong các môn: Sinh
học, Vật lí.
+ Biết vận dụng và sáng tạo để giải quyết bài tốn có tính thực tiễn và hiểu
biết xã hội trong giai đoạn hiện nay.
- Thái độ: Giáo dục cho học sinh:
+ Ý thức tự giác và tích cực thơng qua hoạt động học.
+ Qua các bài toán thực tế nhƣ Sinh học, Vật lí... thấy đƣợc ứng dụng của
tốn học rất phong phú vào các môn học cũng nhƣ thực tiễn đời sống.
 Bƣớc 4: Xây dựng nội dung tích hợp: Từ nội dung mơn Tốn đã xác định
và các vấn đề đƣợc lựa chọn với nội dung đó thì ta đi tiến hành xây dựng các
hoạt động.
- Hoạt động 1: Củng cố lại các kiến thức trọng tâm của cấp số nhân nhƣ:
Định nghĩa, số hạng tổng quát, tổng n số hạng của cấp số nhân.
- Hoạt động 2: Luyện tập các bài tập tích hợp
 Bƣớc 5: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp


17


1.2.2 Quy trình tổ chức dạy học theo hướng tích hợp
Để tổ chức dạy học theo hƣớng tích hợp gồm 4 bƣớc:
 Bước 1: Xác định các vấn đề (câu hỏi) cần giải quyết trong bài học
Đây là bƣớc định hƣớng các nội dung cần đƣợc đƣa vào trong chủ đề. Các
vấn đề này là các câu hỏi mà thông qua q trình bài học mà học sinh có thể
trả lời đƣợc.
 Bước 2: Xác định kiến thức cần để giải quyết vấn đề
- Dựa trên ý tƣởng chung và việc giải quyết các vấn đề mà bài học đặt ra,
giáo viên sẽ xác định đƣợc kiến thức cần đƣa vào trong bài học. Các kiến thức
này có thể thuộc một môn học hoặc nhiều môn học khác. Các nội dung bài
học đƣa ra cần dựa trên mục tiêu bài học đã đề ra, tuy nhiên cần có tính gắn
kết với nhau.
- Để thực hiện tốt việc này, có thể phối hợp với các giáo viên của bộ mơn có
liên quan đến nội dung tích hợp để cùng xây dựng các nội dung nhằm đảm
bảo tính chính xác khoa học và sự phong phú của bài học.
 Bước 3: Xác định nội dung hoạt động dạy học
- Ở bƣớc này cần làm rõ: Bài học có những hoạt động nào, từng hoạt động
đó thực hiện vai trị gì trong việc đạt đƣợc mục tiêu tồn bài học.
- Có thể chia hoạt động theo vấn đề cần giải quyết hoặc theo cấu trúc nội
dung của bài học. Mỗi nội dung nhỏ, hoặc một vấn đề cần giải quyết của bài
học có thể đƣợc xây dựng thành một hoặc vài hoạt động khác nhau. Ứng với
mỗi hoạt động, giáo viên cần thực hiện công việc sau:
+ Xác định mục tiêu hoạt động .
+ Xây dựng nội dung học tập dƣới dạng các tƣ liệu học tập: Phiếu học tập...
+ Chuẩn bị phƣơng tiện, thiết bị dạy học cho hoạt động.
+ Lập kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học.

+ Dự kiến thời gian cho mỗi hoạt động.

18


×