Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

DẠY HỌC CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS THEO HƯỚNG TÍCH HỢP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.67 MB, 62 trang )

Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ và nền kinh tế tri
thức đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với mọi quốc gia thì dạy học theo định
hướng phát triển năng lực người học là một trong những xu thế dạy học hiện đại,
đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế
giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Nghị quyết 29 (-NQ/TW ngày 4/11/2013 ) của Ban chấp hành Trung ương
Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nêu rõ: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và
đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển
phẩm chất, năng lực của người học”. Cách tiếp cận này đặt ra mục tiêu căn bản là
giúp cho học sinh có thể làm được gì sau khi học chứ không tập trung vào việc xác
định Học sinh cần học những gì.
Môn Ngữ Văn giúp HS phát triển năng lực, phẩm chất chung và đặc thù.
Năng lực tư duy, năng lực tưởng tượng và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự
học là những năng lực tổng quát, liên quan đến nhiều môn học. Năng lực sử dụng
ngôn ngữ và năng lực cảm thụ văn học là những năng lực đặc thù, trong đó năng lực
sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và tư duy đóng vai trò hết sức quan trọng trong học
tập của HS và công việc của các em trong tương lai, giúp các em nâng cao chất
lượng cuộc sống. Đồng thời môn Ngữ văn còn góp phần to lớn trong giáo dục tình
cảm và nhân cách cho người học.
Được phân công giảng dạy và bồi dưỡng môn Ngữ văn 9 nhiều năm, tôi
nhận thấy các tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong
chương trình. Nội dung văn bản hay, sâu sắc dễ dàng hình thành, phát triển năng lực
cảm thụ, phân tích, bình giá tác phẩm, hình thành kĩ năng giao tiếp (đọc, nói, viết)
và nhiều năng lực, phẩm chất khác. Đặc biệt nhiều năm, kì thi học sinh giỏi, kì thi
vào lớp 10 THPT chọn tuyển học sinh chất lượng cao chọn phần này làm đề thi.
Tuy nhiên, thời lượng bài học theo PPCT ngắn; nội dung văn bản dài, giáo


viên nặng về diễn giảng, khai thác văn bản còn chung chung, sơ lược, công thức,
chưa nắm được cách phân tích tác phẩm truyện theo đặc trưng thể loại. Việc lựa
chọn nội dung dạy học còn ở mức cơ bản, thiếu mở rộng nâng cao cho học sinh khá,
giỏi, sử dụng câu hỏi nêu vấn đề còn nhiều bất cập. Hình thức dạy học chưa phong
phú, ít chú trọng tới việc dạy học theo dự án, chủ đề. Xem nhẹ việc giúp học sinh
phát triển năng lực đặc thù trong dạy học Văn gắn với thực tiễn đời sống biến giờ
đọc - hiểu, làm văn trở thành bài diễn xuôi một cách khô khan, nhạt nhẽo nên các
tác phẩm truyện hiện lên trong mắt học trò ngày càng què quặt, xấu xí và kém lôi
cuốn.
1
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

Được phân công giảng dạy lớp 9 chất lượng cao của trường tôi nhận thấy:
- HS chỉ chú tâm vào học những môn có tính chất “ thời thượng” (Toán, Anh
văn..). Rất ít các em chú tâm và hứng thú bộ môn Văn. Đa số các em hiểu vấn đề,
có tiềm lực nhưng chưa có phương pháp học tập bộ môn hiệu quả và còn phụ thuộc
vào sách tham khảo.
- Năng lực tư duy suy luận, phản biện, đánh giá hợp lí về tác phẩm còn hạn
chế. Chưa biết tìm kiếm, xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Kĩ năng đọc, nói,
viết, nghe trong những ngữ cảnh đa dạng chưa hiệu quả, sáng tạo.
- Khi học về tác phẩm truyện cũng không chịu khó đọc toàn bộ tác phẩm,
không đọc kĩ đoạn trích, hoặc chưa đặt đoạn trích trong chỉnh thể của tác phẩm nên
khi bắt tay vào phân tích thường lệch lạc, hiểu chưa đúng hoặc thậm chí hiểu sai về
tác phẩm.

- Làm bài thiên về kể, liệt kê sự việc hơn là đưa ra ý kiến đánh giá, nhận xét
về tác phẩm nên bài làm khô cứng, máy móc, nghèo ý tưởng.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống trong thực tế thiếu
tính thuyết phục.
Như vậy với cách dạy và học như trên không còn phù hợp với xu thế của giáo
dục hiện đại và chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất trong bộ
môn Ngữ văn.
Nguyên nhân chính của thực trạng dạy và học trên là:
- Giáo viên chưa lựa chọn nội dung , phương pháp và hình thức dạy phù hợp
để phát triển năng lực học sinh.
- Học sinh còn thụ động, chưa có phương pháp học bộ môn hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế đã nêu. Tôi muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn để trang
bị cho mình phương pháp dạy các văn bản Truyện Hiện đại Việt Nam (NV9) theo
định hướng phát triển năng lực cho đối tượng học sinh khá giỏi có hiệu quả. Giúp
học sinh phát triển được những năng lực đặc thù của môn học, biết vận dụng, ôn tập
kiến thức đã học giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Chính vì vậy tôi chọn
đề tài: “ Dạy học phần truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9) theo định
hướng phát triển năng lực cho học sinh khá - giỏi lớp 9”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Về lí luận: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi góp phần tìm hiểu, nghiên cứu
sâu hơn và bổ sung thêm lí luận về phương pháp dạy học văn bản truyện Hiện đại
Việt Nam theo định hướng tiếp cận năng lực người học.
- Về thực tiễn:
2
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)

theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

+ Nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng
dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi trong phần Đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm
truyện Hiện đại trong trường THCS tại địa phương.
+ Đối tượng học sinh khá- giỏi THCS Nguyễn Tất Thành nâng cao kết quả
học tập và phát triển được năng lực khi học bộ môn Văn nói chung và phần Đọc hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích nói riêng. Và là một bước
chuẩn bị chu đáo, chủ động cho dạy học sau 2015.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu thực trạng dạy- học các văn bản truyện Hiện đại trong nhà trường.
- Sưu tầm, tập hợp, tham khảo tư liệu liên quan đến đề tài.
- Xác định và đưa giải pháp dạy học các tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam
(SGK NV9) theo định hướng tiếp cận năng lực người học.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng:
Các văn bản truyện Hiện đại Việt Nam – SGK Ngữ văn 9.
2. Phạm vi:
Áp dụng trong thực tế giảng dạy tại lớp 9E- Trường THCS Nguyễn Tất
Thành- Sa Thầy- Kon Tum
- Thời gian: Bắt đầu nghiên cứu, tác động tháng 9/2016 và hoàn thành tháng
3/2017.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Xử lí thông tin từ sách giáo khoa, tài
liệu tham khảo, tạp chí nghiên cứu văn học... để lựa chọn những vấn đề tiêu biểu
liên quan phục vụ cho đề tài.
- Phương pháp phân tích: Xem xét một cách có hệ thống mối quan hệ nhiều
mặt, chú ý đến các khía cạnh chuyên sâu để phân tích và tổng hợp các nội dung
phân tích đánh giá, nhận xét rút ra kết luận đưa vào đề tài.
- Phương pháp điều tra, thống kê: Sử dụng phiếu điều tra, thống kê các số
liệu ban đầu để tìm hiểu thực trạng và đánh giá kết quả sau thực nghiệm.

- Phương pháp so sánh - đối chiếu: So sánh đối chiếu các số liệu, thông tin
liên quan để rút ra kết luận.
3
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy học, tổ chức hoạt động Ngữ Văn
theo định hướng của đề tài.
(Ngoài ra tôi còn sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác như: thăm dò ý kiến
học sinh trao đổi kinh nghiệm của đồng nghiệp)

4
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Dạy học Văn theo định hướng tiếp cận năng lực người học.
Khái niệm “Năng lực” là một vấn đề rộng, với nhiều cách định nghĩa khác
nhau:

Theo GS.TS Đinh Quang Báo: “Năng lực là khả năng vận dụng những kiến
thức kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp
và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống. (Hội thảo đổi mới
chương trình SGK – Bộ Giáo dục tổ chức 10- 12/12/2012 tại Hà Nội)
Trong giáo dục theo định hướng năng lực học sinh, quan trọng là xác định rõ
những năng lực cần có và có thể phát triển trong dạy học của mỗi môn học/cấp học;
trong đó gồm “năng lực chung” có thể phát triển ở các môn học khác nhau và
“năng lực riêng” phát triển theo đặc trưng từng môn học.
Hệ thống năng lực cần phát triển ở học sinh có nhiều loại khác nhau và được
xây dựng khái quát bao gồm bốn thành phần như sau:
Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo
UNESCO:

(1)- Năng lực chuyên môn: gắn liền với khả năng nhận thức và tâm lý vận
động.
(2)- Năng lực phương pháp: khả năng về cách thức tiếp nhận, sử lý chuyển
hoá nhằm thực hiện, giải quyết vấn đề hiệu quả.
5
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

(3)- Năng lực xã hội: khả năng giao tiếp, tương tác trong cộng đồng, xã hội.
(4)- Năng lực cá thể: chủ động, tự chủ, tự tin, khẳng định bản thân trong quan
hệ ứng sử, giải quyết các vấn đề, thực hiện nhiệm vụ hành động hay trong tư duy
nhận thức.

Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là thông
qua môn học, học sinh có khả năng vận dụng hiệu quả những điều đã học trên lớp và
đã biết qua trải nghiệm vào quá trình học tập và trong đời sống. Phát triển năng lực
đặc thù của môn học gồm: năng lực giao tiếp tiếng Việt (nghe, nói, đọc) và năng lực
thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ. Ngoài ra, học sinh cũng cần được phát huy
các năng lực khác như: năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo, hợp tác, tự
quản bản thân...
Các năng lực cần phát triển trong môn Ngữ Văn :
Năng lực

1. Giải quyết
vấn đề

2. Năng lực
sáng tạo

3. Hợp tác

Đặc điểm

- Phát hiện vấn đề, đề
xuất giải pháp.
- Thực hiện

Thể hiện trong môn Ngữ văn
- Phát hiện và lí giải những vấn đề nhập
nhằng, mơ hồ, đa nghĩa, khó hiểu trong nội
dung và nghệ thuật.
- Phát hiện và lí giải những vấn đề trong
thực tiễn đời sống được gợi ra từ tác phẩm.


- Đánh giá

- Phát hiện và đánh giá những khó khăn,
thách thức đặt ra trong quá trình tạo lập văn
bản nói và viết

- Phát hiện những ý
tưởng mới nảy sinh
trong học tập và cuộc
sống.

- Có cách tiếp cận và cắt nghĩa độc đáo về
nội dung, giá trị của tác phẩm.
- Phát hiện những nét nghĩa mới, giá trị mới
của văn bản.

- Đề xuất các giải pháp
- Có cách nói và cách viết sáng tạo, độc đáo,
một cách thiết thực.
hiệu quả.
- Áp dụng vào tình
huống mới.
Phối hợp, tương tác hỗ - Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận cá
trợ nhau cùng thực hiện nhân.
nhiệm vụ để cùng đạt - Điều chỉnh thái độ, cách ứng xử
mục tiêu chung.
6

Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan


Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

- HS cần biết xác định các kế hoạch hành
- Làm chủ cảm xúc
động cho cá nhân và chủ động điều chỉnh kế
hoạch để đạt được mục tiêu đặt ra, nhận biết
4. Tự quản bản - Suy nghĩ và hành động
hướng vào mục tiêu phù những tác động của ngoại cảnh đến việc tiếp
thân (Thực
thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng của cá
chất là kĩ năng hợp với hoàn cảnh.
nhân để khai thác, phát huy những yếu tố
sống)
- Tự đánh giá, điều
tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực, từ
chỉnh hành động phù
đó xác định được các hành vi đúng đắn, cần
hợp với những tình
thiết trong những tình huống của cuộc sống.
huống mới.
- Năng lực giao tiếp trong các nội dung dạy
học tiếng Việt được thể hiện ở 4 kĩ năng cơ
Sử dụng tiếng Việt một bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng
5. Năng lực
cách phù hợp và hiệu dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các

giao tiếp Tiếng
quả trong tình huống
tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc
Việt
giao tiếp
sống.

6. Năng lực
thưởng thức
văn học/cảm
thụ thẩm mĩ

Biết nhận diện, thưởng
thức và đánh giá cái đẹp
trong văn học và cuộc - Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra
sống, biết làm chủ cuộc những giá trị thẩm mĩ trong văn học, biết
sống, biết làm chủ cảm rung cảm, hướng thiện
xúc của bản thân, biết
hành động hướng theo
cái đẹp, cái thiện.

2. Truyện ngắn và đặc điểm của truyện ngắn:
Theo các sách giáo khoa chính thống hiện nay, truyện ngắn được định nghĩa
là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung thể loại của truyện ngắn bao trùm hầu hết các
phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là
ngắn gọn.
Truyện ngắn xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học. Khác với tiểu
thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó,
truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét
bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế, trong

7
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Nếu mỗi nhân vật của tiểu
thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới
ấy. Có nghĩa truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắc họa những tính cách
điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh.
Nhân vật của truyện ngắn thường là một mảnh nhỏ của thế giới đời thường
và là hiện thân cho một trạng thái quan hệ hay ý thức xã hội. Cốt truyện của truyện
ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói
chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người.
Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường
được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp trần thuật
của truyện ngắn thường là chấm phá. Yếu tố quan trọng bậc nhất trong truyện ngắn
là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo
cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Chi tiết trong truyện ngắn phải tiêu
biểu, biểu trưng cho ý tưởng nghệ thuật của nhà văn. Thế giới nghệ thuật của truyện
còn có cả giọng điệu của tác phẩm: giọng tâm sự (Làng) hay giọng trầm lắng, buồn
(Chiếc lược ngà)… Tóm lại, truyện ngắn là thể loại gần gũi, có khả năng phản ánh
nhanh nhạy, thực tế đời sống.
3. Thống kê tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam trong chương trình NV9.
ST
T


01

Văn
bản

Làng

Tác giả

Năm
sáng
tác

Tình huống

Phương
thức

Nội dung

trần
thuật

1948

- Tin làng chợ
(Trong Dầu theo giặc
thời kì mà ông Hai
nghe được từ
kháng

miệng
của
chiến
những người
thực
tản cư.
dân
Pháp)

- Ngôi
thứ
ba
qua điểm
nhìn từ
nhân vật
ông Hai.

- Truyện thể hiện
tình yêu làng quê
sâu sắc thống nhất
với tinh thần yêu
nước,
ủng
hộ
kháng chiến của
người nông dân.

- Cuộc gặp gỡ
- Năm tình cờ giữa
anh

thanh
1970
niên làm công

- Ngôi
thứ
ba
qua điểm
nhìn từ

- Truyện ca ngợi
những người lao
động thầm lặng, có
cách sống đẹp,

Kim Lân

8
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

02

Lặng
lẽ Sa

Pa

trong
một
chuyến
đi thực
tế

Lào Cai

tác khí tượng nhân vật cống hiến sức mình
kiêm vật lí ông hoạ cho đất nước.
địa cầu trên sĩ.
đỉnh cao Yên
Sơn với ông
hoạ sĩ, cô kĩ
sĩ khi xe của
họ dừng lại
bên đường.

- Năm
1966
giữa
cuộc
kháng
chiến
chống

đang
diễn ra

ác liệt.

- Hai cha con
gặp nhau sau
8 năm xa
cách, nhưng
bé Thu đã
không nhận
cha, đến lúc
em nhận ra
cha thì ông
Sáu lại phải
ra đi.

Nguyễn Thành Long

Nguyễn Quang Sáng

03

Chiếc
lược
Ngà

- Ngôi
thứ nhất
qua điểm
nhìn từ
nhân vật
bác Ba.


- Qua câu truyên éo
le và cảm động về
hai cha con: ông
Sáu và bé Thu
truyện ca ngợi tình
cha con thắm thiết
trong hoàn cảnh éo
le của chiến tranh.

- Ở chiến khu
ông Sáu dành
tất cả tình yêu
thương vào
việc làm cho
con 1 chiếc lược ngà. Nhưng ông đã hi
sinh khi chưa
kịp trao cây
lược cho con.

9
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

Nguyễn Minh Châu


04

Bến
quê

Năm
1985

- Nhĩ làm
một công việc
cho anh có
thể đi khắp
trên thế giới
nhưng đến
cuối đời lại bị
cột chặt vào
với giường
Ngôi
bệnh.
ba
- Một buổi
điểm
sáng đầu thu
nhìn
anh bỗng
nhân
nhận ra vẻ
Nhĩ
đẹp lạ lùng

của cái bãi
bồi ngay bên
kia sông ngay
trước cửa sổ
và khao khát

- Những suy ngẫm,
trải nghiệm sâu sắc
của nhà văn về con
người và cuộc đời,
thức
tỉnh
mọi
người sự trân trọng
những vẻ đẹp và
giá trị bình dị, gần
gũi của gia đình
thứ quê hương.
qua
từ
vật

được một lần
đặt chân lên
đó.
- Nhĩ nhờ
cậu con trai
thực hiện
giúp mình
khao khát đó

nhưng cậu ta
lai ham chơi
và để lỡ
chuyến đò
ngang duy
nhất trong
ngày.
Nhữn
g ngôi
sao
xa xôi

Lê Minh Khuê

Năm
1971
kháng
chiến
chống


05

- Cuộc sống
chiến đấu của
ba cô gái
thanh niên
xung phong
( Phương
Định, Nho ,

Thao), tâm lý

- Ngôi
thứ nhất
qua điểm
nhìn của
nhân vật
Phương
Định

- Truyện ca ngợi vẻ
đẹp tâm hồn của ba
cô gái thanh niêm
xung phong trong
hoàn cảnh chiến
tranh ác liệt.

10
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

Phương Định
trong một lần
phá bom.


Thống kê theo giai đoạn:
Chống Pháp

Miền Bắc

Chống Mĩ

Hòa Bình

XDXHCN

1945
nay

1954

Làng

1966

Lặng lẽ Sa Pa

1975

- Chiếc lược ngà

đến

Bến quê


Bảng thống kê trên cho thấy các văn bản được phân phối dạy học đều qua các
giai đoạn từ 1945 đến sau 1975. Ý nghĩa nội dung các văn bản này đều phản ánh đất
nước và con người Việt Nam qua các giai đoạn gắn liền với cuộc đấu tranh chống
Pháp, Mĩ và xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Truyện ngắn giai đoạn này đã phát triển mạnh mẽ và độc đáo theo cách
riêng, với phẩm chất mới về nội dung và hình thức. Bằng những nghệ thuật xây
dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật sinh động, sắp xếp tình tiết, chọn lọc
ngôn ngữ truyện vừa thể hiện khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng vừa góp phần đắc
lực vào sự nghiệp chung; giáo dục tinh thần yêu nước, bồi đắp thêm niềm tin và
động viên ý chí chiến đấu, bảo vệ tổ quốc.
II. MÔ TẢ THỰC TRẠNG:
1. Chương trình SGK:
Văn bản hay nhưng dài. Thời lượng theo phân phối chương trình ngắn.
Nặng về cung cấp kiến thức, ít chú trọng bồi dưỡng năng lực cho học sinh.
2. Giáo viên
Đa số giáo viên đều có ý thức đổi mới phương pháp dạy học, bước đầu vận
dụng phương pháp, hình thức dạy học tích cực để phát triển năng lực của người học.
11
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

Tuy nhiên trong thực tế dự giờ đồng nghiệp và qua phiếu điều tra khảo sát
giáo viên (tham khảo phụ lục 3 ) tôi nhận thấy:
+ GV lựa chọn nội dung dạy học còn ở mức cơ bản, chưa có mở rộng nâng
cao cho học sinh khá, giỏi. Giáo viên chưa xác định rõ đâu là vấn đề cần khai thác,

khắc sâu?. Với tác phẩm đó cần có hệ thống câu hỏi như thế nào để kích thích học
sinh tham gia tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm? Hình thành và phát triển
năng lực nào cho học sinh?
+ Thường xuyên sử dụng phương pháp truyền thống, ít khi sử dụng phương
pháp dạy học tích cực (nêu vấn đề, đóng vai...)
+ Việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề còn nhiều bất cập: Giáo viên quá ham kiến
thức, đơn điệu trong cách nêu vấn đề, thiên về tái hiện, ít có câu hỏi rèn luyện trí
thông minh, tư duy sáng tạo của học sinh. Câu hỏi trong bài giảng chưa mang tính
hệ thống, chưa có tác dụng liên kết, thậm chí có những câu hỏi lạc ngoài quỹ đạo
của tác phẩm không có tác dụng phát triển năng lực bên trong của học sinh. Một số
câu hỏi yêu cầu nội dung giải đáp quá lớn mà không có gợi ý chi tiết.
+ Hình thức tổ chức dạy học chưa phong phú, đa dạng. Dè dặt tổ chức dạy
học theo chủ đề nâng cao, tích hợp Liên môn hay dạy học dạng đề án...
+ Coi nặng việc truyền thụ kiến thức Văn học, ít vận dụng kiến thức của các
bộ môn khác và kiến thức đời sống để giải quyết nội dung bài học
+ Xem nhẹ việc giúp học sinh phát triển năng lực đặc thù trong dạy học Văn
gắn với thực tiễn đời sống. Nói một cách khác đó là việc “thổi hơi thở” của cuộc
sống vào những kiến thức cổ điển, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các
bài học.
3. Học sinh:
Để làm rõ và cụ thể hơn thực trạng học các văn bản truyện hiện đại, tôi đã
xây dựng một phiếu điều tra về tình hình học tập của học sinh ( phụ lục 4 ) và căn
cứ vào bài kiểm tra về kiến thức, kỹ năng trong nội dung các truyện ở học kì I.
Tiến hành kiểm tra ở lớp 9A.
Tổng số học sinh các khối lớp là: 30 em. Dân tộc: 0. Nữ: 20.
Theo phiếu điều tra (phụ lục ) :
Ưu điểm:
- Học sinh hiểu kiến thức cơ bản của bài học.
Tồn tại:
12

Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

- Học sinh hiểu bài nhưng chưa hiểu sâu sắc vấn đề, kiến thức còn rời rạc,
thiếu sự mở rộng, minh họa, đặc biệt kĩ năng liên hệ, tự bộc lộ còn hạn chế.
- Năng lực chính trong bộ môn Ngữ Văn như của học sinh chỉ đạt ở mức
trung bình, khá.
- Hs còn thụ động, lười học dẫn chứng, phụ thuộc vào sách tham khảo. Ít
được trải nghiệm, ít vận dụng kiến thức liên quan của các môn học khác và cuộc
sống.
Theo kết quả bài kiểm tra phần Văn bản (Truyện) học kì I, tôi nhận thấy:

- Hs làm bài thiên về kể hoặc tóm tắt sự việc đơn thuần, ít nhận xét, đánh
giá. Ghi nhớ máy móc, dựa dẫm vào giáo viên và tài liệu tham khảo, chưa phát huy
được năng lực suy nghĩ độc lập, năng lực vận dụng kiến thức giải quyết tình huống
trong thực tế chưa hiệu quả.
- Lười học dẫn chứng, chưa biết chọn lọc dẫn chứng đắt (chi tiết nghệ thuật
quan trọng liên quan đến nhân vật), thường không chú ý đặt đoạn trích trong chỉnh
thể tác phẩm.
- Học sinh mắc lỗi về kĩ năng: Nắm chưa chắc đặc trưng thể loại truyện ngắn,
dạng văn nghị luận. Vận dụng vào đề cụ thể thường lúng túng. Diễn đạt tràn lan
không phù hợp, lạc phong cách. Trình bày bài không có luận điểm rõ ràng. Thao tác
phân tích, tổng hợp còn hạn chế.
* Nguyên nhân chính:
- GV còn lúng túng, dè dặt trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình

thức tổ chức dạy học.
13
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

- Học sinh chưa có phương pháp trong học tập phù hợp với đặc trưng kiểu
loại.
Từ việc tìm hiểu thực trạng dạy học Văn nói chung và thực trạng học các văn
bản truyện Hiện đại (NV9) nói riêng, tôi suy nghĩ cần thiết phải có một phương
pháp giúp các em khắc phục những mặt còn yếu trên, phát huy những điểm mạnh
mà các em vốn có, phát triển năng lực đặc thù của môn Văn và khả năng vận dụng
kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
Giải pháp 1: Lựa chọn nội dung dạy mở rộng, nâng cao phù hợp, đổi mới
từ cách dạy học truyền thống sang cách dạy đọc- hiểu.
Trong từng phần bài Đọc- hiểu, ngoài những kiến thức cơ bản sách giáo khoa,
giáo viên nên lựa chọn nội dung nâng cao, mở rộng để phát huy năng lực tiếp cận và
cảm thụ văn bản của học sinh.
Nội dung nâng cao thường là:
- Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sáng tác tác phẩm.
- Bối cảnh ra đời tác phẩm.
- Chỉ ra tình huống truyện và ý nghĩa của việc xây dựng tình huống truyện
của tác giả.
- Sáng tạo cốt truyện.
- Phân tích được các chi tiết quan trọng, nét chính về nhân vật và nghệ thuật

xây dựng nhân vật.
- Liên hệ nội dung của tác phẩm với hiểu biết và trải nghiệm của cá nhân, rút
ra bài học cho bản thân.
- Đánh giá được giá trị thẩm mỹ ( cái hay, cái đẹp) của tác phẩm, phong cách
của nhà văn.
- Nhận biết được các yếu tố văn hóa, lịch sử, xã hội, được thể hiện trong văn
bản.
- So sánh, đánh giá các văn bản cùng một chủ đề hay cùng một tác giả.
- Giải thích được nhan đề tác phẩm….
Qua đó HS cắt nghĩa độc đáo về nội dung, giá trị của tác phẩm, thể hiện
những suy nghĩ, cảm nhận cá nhân. Ngoài ra còn phát huy được những năng lực
khác như: năng lực tự học, tự nghiên cứu...
I. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả:
Giáo viên định hướng để học sinh tìm hiểu về quê quán, cuộc đời, phong
cách riêng, sự nghiệp sáng tác của từng tác giả để học sinh tự tìm ra kiến thức: Tác
giả đó có phong cách sáng tác riêng gì? Nhà văn có vai trò như thế nào trong nền
14
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

văn học Việt Nam? Hoặc Những yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến việc sáng
tác tác phẩm?. Mặc dù nội dung này các em không cần đưa nhiều vào bài viết song
giúp học sinh cảm nhận một cách đầy đủ; không nhận thức phiến diện, chủ quan,
méo mó về tác phẩm và có thể vận dụng trong phần so sánh, liên hệ. Hơn nữa khi

giao việc về nhà phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy tác phẩm Làng- Kim Lân :
- Khi tìm hiểu về nhà văn Kim Lân chú ý đến quê quán của nhà văn là huyện
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn ông chỉ được học hết bậc
tiểu học, rồi về làm thợ sơn cuốc, khắc tranh rồi viết văn,làm báo, diễn kịch, viết
kịch bản phim. Ông gắn bó với nông thôn và cuộc sống của người nông dân nên rất
am hiểu về cuộc sống của họ. Vì vậy, ông thường viết về cảnh ngộ, tâm lí của
những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. Ta thấy thấp thoáng
một làng quê Việt Nam nghèo khó, lam lũ mà vẫn có những con người yêu đời, thật
thà, chất phát, thông minh, hóm hỉnh, tài hoa. Những thú chơi, phong tục cổ truyền
của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ (như chơi lúa, thả chim, đánh vật, chọi
gà) cũng được ông thể hiện rất thành công.
- Kim Lân người ta thường xem là “con đẻ của đồng ruộng”, đậm “chất
quê”. Là cây bút xuất sắc, có tầm vóc, cẩn trọng, tỉ mẩn luôn cố gắng để đi đến tận
cùng nỗi niềm của từng con người, từng số phận riêng, góp một tiếng nói riêng,
phong cách riêng trong thể loại truyện ngắn Việt Nam.
Nguyên Hồng - bạn tri kỉ của Kim Lân nhận xét: “Ông là nhà văn một lòng
đi về với đất, với người với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn,
không ướt át một cách bợm bãi, trái lại có một cái gì đó chân chất của đời sống
con người” .
Ví dụ: Khi dạy tác phẩm Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng
- Nguyễn Quang Sáng có đóng góp to lớn trong nền văn học Nam Bộ nói
riêng và văn học hiện đại Việt Nam nói chung. Ông là con người từng trải, cuộc
sống chiến đấu với nhiều kỉ niệm sâu sắc đã thôi thúc nhà văn cầm bút. Nhà văn
tham gia kháng chiến chống Pháp- Mĩ tại chiến trường Nam Bộ.
+ Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận xét: “Văn chương của Nguyễn Quang Sáng là
một thứ văn chương hồn hậu mang được hơi thở, phong cách, khẩu khí, phong
độ của người dân Nam Bộ rất rõ và dường như tất cả cái không khí, cuộc sống của
người Nam Bộ, cái quang cảnh của vùng đất Nam Bộ thấm vào Nguyễn Quang
Sáng từ rất nhỏ. Do đó tôi cảm thấy anh làm văn không hề có cái cầu kì không hề

khó đọc. Đọc văn của anh, ta cảm thấy như là tiếp xúc với cuộc đời thật, với hơi thở
cuộc sống thật, với từng con người mà mình đã gặp ở đâu đó, theo tôi, đây là một
15
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

nét đặc sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng” (Nguyễn Quang Sáng – Nhà văn của
đồng bằng Nam Bộ, Diễn đàn văn học).
+ Nhà văn Trần Đăng Khoa kết luận: “Trong hơi văn của Nguyễn Quang
Sáng nó sục lên mùi vị của sông nước Tháp Mười, cả cái chất đậm đặc không thể
trộn lẫn”.
- Nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học khẳng định: “Nguyễn Quang
Sáng có biệt tài kể chuyện”. Nhờ biệt tài ấy mà ông đã dẫn dắt người đọc đi vào
câu chuyện của mình hết sức tự nhiên và hấp dẫn.
2. Tác phẩm:
- Chú ý đến hoàn cảnh chung và hoàn cảnh riêng sáng tác tác phẩm. Mỗi
tác phẩm văn chương luôn luôn ra đời trong những bối cảnh lịch sử xã hội văn hóa
cụ thể, những yếu tố đó thẩm thấu, chắt lọc thông qua lăng kính của nhà văn để đi
vào tác phẩm. Hoàn cảnh sáng tác tạo lên chất men xúc tác cho tác phẩm ra đời.
+ Hoàn cảnh chung (Hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh lớn)
+ Hoàn cảnh riêng (gia đình, bản thân,)
Phải hướng học sinh đặt chúng trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Phải
hiểu hoàn cảnh sáng tác mới có thể hiểu được tình cảm, tư tưởng mà tác giả gửi
gắm trong tác phẩm.
Ví dụ: Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng :

Hoàn cảnh chung: Sáng tác năm 1966, lúc này cuộc kháng chiến chống Mỹ
của dân tộc bước vào giai đoạn khó khăn và khốc liệt. Khi ấy tác giả đang hoạt
động ở chiến trường Nam Bộ.
Hoàn cảnh riêng: Về hoàn cảnh viết truyện ngắn này, Nguyễn Quang Sáng
từng tâm sự: “Năm 1966, tôi từ miền Bắc trở về miền Nam. Vùng Đồng Tháp Mười
mênh mông nước trắng. Tôi đi ghe vào sâu trong rừng và sống ở một nhà sàn treo
trên ngọn cây. Lúc đó, đoàn giao liên dẫn đường toàn là nữ. Tôi rất có ấn tượng với
câu chuyện của một cô gái giao liên có chiếc lược ngà trắng. Sau khi nghe cô kể
chuyện, tôi ngồi viết một ngày, một đêm là hoàn thành tác phẩm này”. (Trích Văn 9
không khó như bạn nghĩ)
Ví dụ: Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Làng- Kim Lân :
Hoàn cảnh chung: Sáng tác năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến
chống Pháp. Chính sách của chính phủ là kêu gọi nhân dân tản cư. Những người
dân ở vùng tạm chiếm đi lên vùng chiến khu để cùng kháng chiến lâu dài.
Hoàn cảnh riêng: Kim Lân kể lại “ Hồi ấy gia đình tôi cũng đi sơ tán. Trên
khu ở mới, có tin đồn làng tôi là làng việt gian. Mọi người đều nhìn những người
16
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

dân làng với con mắt chế giễu, khinh thường. Tôi yêu ngôi làng của tôi và không tin
dân làng tôi lại có thể đi theo giặc Pháp. Tôi viết truyện ngắn Làng như thể để
khẳng định niềm tin của mình và minh oan cho làng tôi”. (Trích Văn 9 không khó
như bạn nghĩ).
- Có thể liên hệ truyện ngắn trong xu hướng sự phát triển của văn học.

Ví dụ: Bến quê- Nguyễn Minh Châu trong xu hướng văn học thời kì đổi mới
(sau 1975) : hướng nội, khai thác sâu số phận cá nhân và thân phận con người đời
thường. Qua đó chứa đựng nhiều suy nghĩ, phát hiện của tác giả về đời sống, con
người và nghệ thuật.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc. Là khâu quan trọng trong quá trình cảm thụ và phân tích văn học. Khi
đọc tác phẩm truyện cần bắt đúng giọng của nhân vật, ngữ điệu để làm sáng rõ từng
ý nghĩa, tình cảm, thái độ, tâm trạng mà nhà văn muốn gởi tới người đọc, người
nghe. Để phát huy năng lực đọc diễn cảm GV cần hướng dẫn kĩ khâu này cả ở trên
lớp và ở nhà.
Cần đọc kĩ văn bản ở nhà, đánh dấu những từ ngữ, những chi tiết khó hoặc
không hiểu để hỏi GV. Đọc xong, cần tìm hiểu những chi tiết đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm. Nêu hướng đọc đối với từng điểm nhấn trong lời thoại.
Ở lớp:
- Giáo viên: Cần phải có sự chuẩn bị kĩ, phải đọc đúng, đọc hay, đọc thật
diễn cảm, bộc lộ được cảm xúc của nhà văn. Người giáo viên có thể có nhiều hình
thức hướng dẫn học sinh đọc: đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc, vừa đọc vừa bình
vừa tóm tắt tác phẩm, đọc phân vai.
- Học sinh: Yêu cầu học sinh phải đọc đúng, đọc diễn cảm ở nhà trước, khi
đến lớp thầy hướng dẫn học sinh cách đọc, khơi gợi cảm xúc của các em, khích lệ
các em đọc một cách hứng thú.
Ví dụ: Gọi 2 học sinh đọc tiếng Ba...a...a....ba! (Trong Chiếc lược ngà ).
Sau đó cho học sinh khác nhận xét và bình luận về tiếng kêu ấy của bé Thu.
- Nhận xét: Đó là tiếng ba ngân dài. Không tròn vành mà ngập ngừng, đứt
quãng.
- Bình luận: Một đứa trẻ khi mới tập nói thì tiếng nói đầu tiên của nó sẽ là
tiếng ba ( sau tiếng bà và tiếng mẹ). Nhưng đối với bé Thu phải mất 8 năm em mới
được gọi ba. Tiếng kêu ấy đã dồn nén trong nhiều năm giờ vỡ òa. Tiếng kêu ấy
không phải là biểu hiện của sự sợ hãi mà là tiếng kêu của tình yêu thương ruột thịt.
2. Tóm tắt:

17
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

Sau khi học sinh đã đọc và nắm được nội dung tác phẩm GV hướng dẫn học
sinh tóm tắt văn bản. Đây là một khâu không thể thiếu trong phần tiếp nhận văn bản,
nhất là đối với phần văn bản truyện.
Một số kĩ năng cần áp dụng trong tóm tắt văn bản:
- Xác định ý chính, nội dung của mỗi đoạn văn và văn bản.
- Diễn đạt lại các ý chính và nội dung đó bằng một vài câu thích hợp.
- Dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết các câu lại với nhau thành một văn
bản nhỏ.
Các thao tác tóm tắt:
- Học sinh gấp sách.
- GV định hướng: Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật nào là chính? Nhân vật
nào là phụ? Truyện nói về vấn đề gì? Mở đầu truyện là gì ? Diễn biến ra sao? Kết
thúc như thế nào?
- Học sinh vẽ sơ đồ (hoặc sơ đồ tư duy) theo trí nhớ.
(Nhớ lại đặc điểm từng nhân vật, thêm chi tiết, thêm lời thoại.)
Học sinh phải thuộc và nhớ được những câu văn, dẫn chứng đặc sắc.
Một số lưu ý khi tóm tắt văn bản:
- Diễn đạt càng ngắn gọn, càng súc tích càng tốt, loại bỏ những thông tin
không cần thiết đối với mục đích tóm tắt.
- Văn bản tóm tắt phải luôn phản ánh trung thực nội dung văn bản gốc,
không thêm thắt những nội dung không có trong văn bản gốc.

- Người tóm tắt cần diễn đạt theo cách riêng của mình, tránh đến mức tối đa
dùng lại các câu, đoạn trong văn bản gốc. Nên dùng câu đủ thành phần.
3.Thể loại:
- Đặc điểm thể loại truyện ngắn từng giai đoạn, có điểm gì khác so với giai
đoạn trước đó. Phân biệt truyện ngắn với tiểu thuyết.
Ví dụ: Biểu hiện truyện ngắn giai đoạn sau 1975 (Bến quê) có điểm khác
với giai đoạn trước đó là thường chú ý đến nội tâm hơn là vẻ bên ngoài, chú trọng
độc thoại nội tâm, tạo giọng điệu.
4. Tìm hiểu, phân tích văn bản:
- Sáng tạo tình huống truyện:
18
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

Nếu như cấu tứ, mạch cảm xúc là điểm tựa để người đọc khám phá và tìm
hiểu một bài thơ thì tình huống truyện chính là yếu tố tạo những bất ngờ và làm nên
nét độc đáo cho câu chuyện. Tình huống truyện là hoàn cảnh bất bình thường mà
con người buộc phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình. Trong tác phẩm truyện tình
huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện số phận và tính cách nhân
vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi khám phá tác phẩm. Tình
huống càng độc đáo, lạ thì tác dụng thuyết phục càng cao, càng hấp dẫn người đọc.
Vì vậy, khi phân tích truyện - nhất là ở những tác phẩm hay, đặc sắc mà GV không
thể bỏ qua việc phân tích tình huống truyện. Tuy nhiên, tùy vào từng tác phẩm cụ
thể mà giáo viên có những định hướng phân tích khác nhau.
Gợi ý các bước để xác định và phân tích tình huống truyện:

Bước 1: Học sinh nêu khái niệm và vai trò của tình huống truyện
Bước 2: Từ cách hiểu khái niệm tình huống truyện và căn cứ vào các tình tiết
trong truyện, hãy chỉ ra các chi tiết, tình tiết tạo nên tình huống? Hiệu quả nghệ
thuật của tình huống đó trong việc bộc lộ tính cách nhân vật, phát triển cốt truyện,
thể hiện chủ đề TP?
Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó
Tình huống 1:………Ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
Tình huống 2:………. Ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
Bước 3: Đánh giá, bình luận chung về ý nghĩa của tình huống truyện với sự
thành công của tác phẩm.
Bước 4: Có thể nêu cảm nhận của bản thân về tình huống đó.
Ví dụ: Tác phẩm Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng
Bước 1: Học sinh nêu khái niệm và vai trò của tình huống truyện
Bước 2: Giới thiệu tình huống truyện
+ Tình huống 1: Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng bé Thu
không nhận cha, đến lúc em nhận lại và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu phải
ra đi.->Bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt của bé Thu đối với cha.
+ Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dành tất cả tình thương và mong nhớ
đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp
trao món quà ấy cho con gái. ->Thể hiện tình cảm sâu sắc của cha đối với con.
Bước 3: Tình huống khá bất ngờ nhưng tự nhiên và hợp lý. Không chỉ tạo
nên sự cuốn hút, hấp dẫn người đọc mà còn thể hiện chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình
cảm cha con thắm thiết, sâu nặng nhưng gặp nhiều éo le trắc trở trong chiến tranh.
19
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)

theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

Bước 4: Gợi cho em nghĩ đến và thấm thía những đau thương và mất mát mà
chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu con người và bao nhiêu gia đình. Từ đó trân
trọng tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện đại.
- Phân tích nhân vật: Nhân vật trong tác phẩm là người chở nội dung, phản
ánh tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân
sinh của nhà văn. Bởi thế, phân tích nhân vật trở thành con đường quan trọng nhất
để đi đến giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm
mĩ của nhà văn.
Cách 1: Phân tích theo đoạn đời của nhân vật
Cách 2: Phân tích theo từng nét tính cách, phẩm chất của nhân vật.
Không phải bất cứ nhân vật nào cũng được nhà văn thể hiện đầy đủ các
phương diện (lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, cử chỉ, hành động, qua lời của
nhân vật khác). Tùy trường hợp mà có chỗ nhiều, chỗ ít, chỗ đậm, chỗ nhạt. Bởi thế,
không phải cứ máy móc tìm đủ, phân tích đủ mà cần biết tập trung, xoáy sâu vào các
phương diện thành công nhất của tác phẩm.
Ví dụ: Nếu nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” chỉ là
“một bức chân dung” (theo cách nói của tác giả) hiện lên chủ yếu qua cảm xúc và
suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ thì “Làng” đặc biệt thành
công ở nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật; Những nhân vật: bé Thu
trong (Chiếc lược ngà), Phương Định (trong Những ngôi sao xa xôi), lại là những
nhân vật được khắc họa khá rõ về tính cách và nội tâm; Còn Nhĩ (trong Bến quê) là
loại nhân vật tư tưởng để tác giả gửi gắm những chiêm nghiệm, triết lí về cuộc sống
và con người.
Gợi ý phân tích nhân vật:
- Cho dù ở cách nào khi phân tích nhân vật có thể chọn những nét tiêu biểu
nhất về lai lịch, số phận, cuộc đời, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, mối quan hệ với
các nhân vật khác, cử chỉ, hành động để làm rõ tính cách, phẩm chất, số phận của
nhân vật.

- Cần chú ý đến nghệ thuật xây dựng nhân vật và ý nghĩa của nó.
- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó.
Ví dụ: Lai lịch là thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình. Nhân vật ông
Hai, người nông dân làng chợ Dầu vốn gắn bó với mảnh đất “chôn nhau cắt rốn”,
từng yêu nó như máu thịt, người thân. Thế nên, khi chạm mặt với “thử thách”, thì
tình yêu ấy cháy bùng lên dữ dội hơn bao giờ hết…Rõ ràng, cái “lai lịch” của ông
20
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

Hai có ảnh hưởng rất quan trọng, logic đến tính cách của ông sau này. Có thể nói,
tính cách, số phận nhân vật được lí giải một phần bởi thành phần xuất thân, hoàn
cảnh gia đình.
Ví dụ: Trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp của nhà văn
nhằm hé mở tính cách nhân vật. Phần lớn trường hợp, đặc điểm tính cách, chiều sâu
nội tâm(cái bên trong) của nhân vật được thống nhất với ngoại hình ( vẻ bên ngoài).
- Nhân vật Phương Định (Những ngôi sao xa xôi) được miêu tả là cô gái khá,
với “hai bím tóc dày tương đối mềm một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa
kèn”, còn đôi mắt thì các anh lái xe bảo “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm?”. Vẻ đẹp
hình thức đó của Phương Định đã giúp người đọc cảm nhận được tâm hồn nhạy
cảm, mơ mộng của cô gái Hà Nội này.
- Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”( Nguyễn Thành Long)
chỉ được tác giả lướt qua với nét tả ngoại hình: nụ cười thường trực trên môi, cũng
đủ để giúp người đọc cảm nhận được một tâm hồn yêu sống, lạc quan, cởi mở chân

thành…
Ví dụ: Phẩm chất, tính cách của con người bộc lộ chân xác, đầy đủ nhất qua
cử chỉ, hành động. Cần chú ý các hành động, sự việc chính, các biến cố, tâm trạng
thái độ tiêu biểu của nhân vật.
Khi phân tích nhân vật ông Hai ( Làng- Kim Lân) ta nên chú ý đến chi tiết
ông Hai mắc tật hay khoe. Theo ông thì cái gì của làng Chợ Dầu quê ông cũng hơn
hẳn thiên hạ. Mỗi khi nói đến cái làng Chợ Dầu ông đều kể bằng giọng say mê náo
nức lạ thường. “ Nào là làng mình nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh; nào là
đường làng toàn lát đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối làng không hề lấm
gót… ” Ông Hai còn báo với mọi người cái tin làng ông bị giặc phá, khoe nhà ông
bị giặc đốt: “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn…”
=> Miêu tả những cử chỉ, hành động ấy của nhân vật nhà văn đã làm nổi bật niềm
tự hào, hãnh diện về làng mình của ông Hai.
Chú ý đến nghệ thuật xây dựng nhân vật và ý nghĩa của nó.
+ Độc thoại nội tâm: thế giới bên trong con người với những cảm giác, cảm
xúc, tình cảm, suy nghĩ…GV cần định hướng để học sinh tìm ra kiến thức : Hình
thức này trong đoạn trích có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ những
diễn biến tâm lí của nhân vật và thể hiện chủ đề tác phẩm ?
Ví dụ: Cái tin làng theo Tây đã khiến ông Hai từ bàng hoàng, sững sờ đến
xấu hổ, trở thành một nỗi ám ảnh day dứt trong lòng ông, khiến ông vô cùng đau
khổ. Để rồi trong tâm trí ông Hai đã diễn ra một cuộc xung đột dữ dội.

21
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9


- Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ trào ra. Chúng nó cũng là trẻ
con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn
nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm tay lại mà rít lên: Chúng bay ăn miếng cơm
hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!
- Có lúc ông ngồi lặng trên một góc giường mà suy nghĩ “Hay là quay về
làng?” và lập tức phản đối ngay: “ Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi
thì phải thù”. Khi mụ chủ nhà có ý muốn đuổi gia đình ông đi, rơi vào bế tắc tuyệt
vọng, không biết đi đâu, nhưng ông quyết không về làng vì ông nghĩ “ về làng tức
là chịu làm nô lệ cho thằng Tây”.
- Ý nghĩa : Cho thấy những biến chuyển tâm lí trong con người ông Hai, có
tác dụng lớn trong cho việc thể hiện chủ đề tác phẩm :tình yêu nước rộng lớn đã
bao trùm lên tình cảm làng quê.
+ Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm truyện thường được cá thể hóa cao
độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân. Qua đó ta có thể nhận ra tính cách
của nhân vật.
Ví dụ: Ngôn ngữ của Ông Hai trong truyện ngắn “Làng” thật mộc mạc giản
dị, giàu tính khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói của nông dân: “ Các ông, các bà ở đâu
ta lên đấy ạ?”, “ Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ?”. Đặc biệt là những lời độc
thoại, độc thoại nội tâm của ông Hai… Ngôn ngữ ấy đã góp phần khắc họa tính
cách thẳng thắn, bộc trực, chất phác của ông Hai.
+ Nhà văn để cho nhân vật tự nêu suy nghĩ hoặc mượn suy nghĩ, lời nói,
đánh giá của các nhân vật khác về nhân vật chính để nhân vật ấy không chỉ hiện ra
một cách tự nhiên mà còn được soi chiếu, đánh giá từ cái nhìn và cảm xúc khách
quan của những nhân vật khác.
Ví dụ: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã để
cho ông hoạ sĩ nghĩ về anh thanh niên như sau: Người con trai ấy đáng yêu thật,
nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và
về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét,cuồn
cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những

vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ
hay chưa được đúng.
Nêu rõ những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh
trong truyện ngắn. Từ đó gợi cho em những bài học gì về cách sống đẹp ?
Những điều anh suy nghĩ :
- Anh suy nghĩ về hoàn cảnh làm việc, công việc mình làm: (Khi ta làm việc,
ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được; công việc của cháu gian khổ thế
22
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất). Anh đã vượt lên hoàn cảnh bằng
những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống. Anh thấy
được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình.
- Anh thực sự cảm thấy hạnh phúc khi biết những việc mình làm đã góp một
phần nhỏ giúp cho không quân bắn rơi máy bay Mĩ (từ hôm ấy cháu sống thật hạnh
phúc). Điều này giúp anh hiểu được ý nghĩa lớn lao của cuộc cuộc sống.
- Anh suy nghĩ về những con người đang sống xung quanh anh: ông kĩ sư
nông nghiệp cần mẫn ngày này qua ngày khác thụ phấn cho hàng vạn cây su hào
với mong ước để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngọt
hơn trước; anh cán bộ nghiên cứu sét mười một năm không một ngày xa cơ quan để
quyết tâm hoàn thành cho được bản đồ sét.
- Đó là những con người làm cho anh thanh niên thấy cuộc đời đẹp quá. Và
anh mơ ước được làm việc trên trạm đỉnh Phan xi phăng, nơi lí tưởng để làm công
việc khí tượng.

-> Qua những suy nghĩ của anh thanh niên, nhà văn đã ca ngợi và khẳng
định vẻ đẹp của con người lao động, của lí tưởng sống dựng xây Tổ quốc.
Những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh :
- Với ông hoạ sĩ già: anh đã làm cho ông xúc động mạnh, khiến ông đi hết
ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và làm cho trái tim mệt mỏi của ông trở nên
khao khát, yêu thêm cuộc sống. Ông quyết định quay trở lại nơi này để hoàn thành
bức vẽ chân dung anh.
- Với cô kĩ sư trẻ: Anh đã làm cho cô cảm động và bị cuốn hút ngay từ giây
phút đầu tiên gặp, làm cho cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp
của anh, hiểu thêm cái thế giới những con người như anh. Anh đã giúp cô nhìn
nhận lại bản thân mình, giúp cô yên tâm hơn về quyết định của mình, và trên tất cả
là những háo hức và mơ mộng mà anh đã trao cho cô. Cô gái chia tay anh bằng
một ấn tượng hàm ơn khó tả.
-> Qua những suy nghĩ của các nhân vật ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, nhà văn nhấn
mạnh ý nghĩa lớn lao của những công việc thầm lặng. Đó là những suy nghĩ đẹp,
cách sống đẹp.
Mở rộng, nâng cao
- Những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh
chính là những suy tư trăn trở của nhà văn trước cuộc đời. Ý nghĩa ấy được gửi
gắm qua hình thức một câu chuyện nhẹ nhàng, giầu chất thơ. Từ những suy nghĩ ấy,
23
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

rút ra cho bản thân những bài học về cách sống cao đẹp. (Sống cống hiến, sống có

mục đích, lí tưởng…)
- Đặt đoạn trích trong chỉnh thể của tác phẩm:
Chúng ta không thể khen Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng ) hay khi đã đọc
được nửa truyện; không thể khen Kim Lân tài khi mới đọc đến đoạn ông Hai đi tản
cư. Chỉnh thể văn bản nghệ thuật không phải là một số cộng đơn thuần từ các yếu tố
mà thành. Nó là một chỉnh thể sống động, trong đó các yếu tố quy định, phối hợp
lẫn nhau và thổi sức sống vào cho nhau.
Do những hoàn cảnh đặc thù của trích giảng văn học, những người làm sách
phải in nhỏ toàn bộ văn bản ở những phần không được trích giảng. Vì vậy, trong khi
phân tích, bình giảng tác phẩm, phải chú ý đến mối quan hệ giữa từng yếu tố, bộ
phận với toàn thể cấu trúc. Không nên sa vào những yếu tố cô lập, tách chúng ra
khỏi những mối liên hệ với các yếu tố khác và với toàn thể chỉnh thể tác phẩm, từ đó
dễ đánh mất ý nghĩa khái quát của tác phẩm. Ngược lại, cũng không vì chú ý đến
toàn thể mà bỏ quên hoặc xem nhẹ các yếu tố, không nhìn thấy vai trò của chúng
trong việc tạo ra ý nghĩa chiều sâu của văn bản.
Ví dụ: Khi phân tích ý nghĩa của hình ảnh “Chiếc lược ngà” ngoài ý nghĩa:
- Là kỉ vật, là minh chứng cho lòng yêu thương vô bờ bến của ông Sáu đối với
con.
- Là biểu tượng của tình cha con thiêng liêng, bất diệt.
- Là nhân chứng, là nỗi đau của sự mất mát, đau thương trong chiến tranh.
- Là niềm hi vọng, tin tưởng của con người trong hoàn cảnh chiến tranh xa
cách, khốc liệt, éo le.
Thì còn một ý nghĩa nữa là cầu nối tình cảm giữa bác Ba và bé Thu-“ một
tình cảm giống như tình cha con đã nảy nở giữa họ” - khi bác Ba tình cờ gặp lại
bé Thu trong một trạm giao liên ở vùng Đồng Tháp Mười.
Như vậy khi tìm hiểu văn bản giáo viên phải chú ý đến phần cuối (chữ nhỏ
kết thúc truyện) trong sách giáo khoa. Nghĩa là không tách rời đoạn trích với phần
cuối của tác phẩm.

- Cần biết so sánh tương đồng và so sánh tương phản để làm sáng rõ tác

phẩm trong tương quan với tác phẩm khác.
Thông thường, lập luận so sánh trong bình luận văn học là đối chiếu hai hay
nhiều tác giả, văn bản, hình tượng, chi tiết nghệ thuật… để thấy được những điểm
giống và khác nhau; từ đó thấy rõ giá trị của các đối tượng được phân tích, đánh giá.
So sánh để làm nổi bật những nét giống nhau gọi là so sánh tương đồng, so sánh để
24
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


Dạy học phần đọc- hiểu và làm văn nghị luận về tác phẩm truyện Hiện đại Việt Nam (SGK Ngữ Văn 9)
theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh khá, giỏi lớp 9

chỉ ra sự khác biệt gọi là so sánh tương phản. So sánh giúp cho người học có những
đánh giá nổi bật, sáng rõ, cụ thể, sinh động và giàu sức thuyết phục.
Để có được những phân tích, cảm nhận sâu sắc từ việc so sánh, học sinh phải
có nền hiểu biết rộng về văn chương, về đời sống xã hội; nhưng quan trọng hơn vẫn
là khả năng của tầm liên tưởng và nhạy bén phát hiện.
Nội dung so sánh
+ Trong phạm vi tìm hiểu về tác giả: có thể so sánh tác giả này và tác giả
khác cùng thời để làm nổi bật phong cách nhà văn.
Ví dụ: So sánh Kim Lân với Nam Cao, Vũ Trọng Phụng.
+ So sánh giữa các giai đoạn sáng tác để thấy được sự vận động, thay đổi về
đề tài, chủ đề tư tưởng trong sự nghiệp sáng tác của một nhà văn.
Ví dụ: Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975. Nếu như trước 1975 khuynh
hướng viết sử thi, lãng mạn. Sau năm 1975 tập trung khai thác mảng đề tài đời tư,
nội tâm của con người, những suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống, con người và nghệ
thuật.
+ Trong phạm vi tìm hiểu về tác phẩm:

So sánh các tác phẩm ra đời cùng thời nhưng có điểm khác về đề tài.
Ví dụ: Trong bài thơ Đồng chí – Chính Hữu, bài thơ về Tiểu đội xe không
kính- Phạm Tiến Duật ta thấy được những gian khổ, khốc liệt của cuộc sống, chiến
đấu. Cũng viết về đề tài này nhưng Nguyễn Quang Sáng không viết về bom rơi, đạn
nổ trên chiến trường mà lại viết về chia li, xa cách trong đời sống tình cảm của con
người trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Các tác phẩm có điểm chung về đề tài nhưng khác biệt về thời gian và
không gian sáng tác để thấy được sự gặp gỡ kì lạ về tình cảm, tư tưởng của con
người trong văn chương.
Ví dụ: So sánh hình ảnh người nông dân qua hai tác phẩm “Lão Hạc” của
Nam Cao và “Làng” của Kim Lân?
5. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Học sinh tổng hợp đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó, cần
chốt lại một số nét về nghệ thuật chủ yếu và rút ra chủ đề của tác phẩm.
- Cần tôn trọng những phát hiện mới, hợp lí của học sinh khi phát hiện ra yếu
tố nghệ thuật trong tác phẩm.
Ví dụ: Trong phần tổng kết giảng dạy có học sinh hỏi tôi:
Tại sao các nhân vật trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa đều được đặt tên bằng
các danh từ chung như: anh thanh niên, cô kĩ sư, ông họa sĩ, bác lái xe, nhà nghiên
cứu khoa học, ông kĩ sư vườn rau…? Cách đặt tên như vậy có ý nghĩa gì? (Khẳng
định tính điển hình của các nhân vật, họ không phải chỉ là những con người cụ thể
25
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Loan

Trường THCS Nguyễn Tất Thành- Sa Thầy


×