Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực từ thực tiễn Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông thuộc Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 107 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ DIỆU THÚY

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ BẠO LỰC TỪ THỰC TIỄN
TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG
THUỘC CỤC BẢO VỆ CHĂM SĨC TRẺ EM

Chun ngành: Cơng tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HẢI HỮU

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Hải Hữu.
Đề tài này chưa được công bố ở đâu và không trùng lặp với đề tài nào
đã được công bố. Các nội dung, số liệu, trích dẫn đều được ghi rõ ở phần tài
liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này và xin chịu
trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Học viên thực hiện luận văn



Trần Thị Diệu Thúy


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTXH

Công tác xã hội

CRC

Công ước quốc tế về quyền trẻ em

DVCTXH

Dịch vụ công tác xã hội

MICS

Điều tra đánh giá các mục tiêu phụ nữ và trẻ em

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

LĐTBXH

Lao động - Thương binh và Xã hội


Trung tâm

Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông

Tổng đài 18001567

Đường dây điện thoại Tư vấn và Hỗ trợ trẻ em
18001567

TEBBL

Trẻ em bị bạo lực

TVTLTLTE

Tư vấn, trị liệu tâm lý trẻ em

Thông tư số

Thông

23/2010/TT-LĐTBXH

16/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương



số

23/2010/TT-LĐTBXH


ngày

binh và Xã hội quy định quy trình can thiệp, trợ
giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại
UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………… 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
TRẺ EM BỊ BẠO LỰC .......................................................................................................... 13
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nhu cầu của trẻ em bị bạo lực. ........................................................ 13
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ công tác xã hội đối với trè em bị bạo lực.. ……20
1.3. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu……………………………………………………..27

1.4. Các phương pháp công tác xã hội cá nhân ............................................................. 30
1.5. Chính sách, pháp luật về trẻ em bị bạo lực và dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em bị
bạo lực....................................................................................................................................... 31
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công xã hội với trẻ em bị bạo lực ............................... 32

Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM BỊ
BẠO LỰC CỦA TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG ..........36
2.1. Tổng quan về Trung tâm Tư vấn Dịch vụ truyền thông .................................................... 36
2.2. Kết quả cung cấp dịch vụ tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông ....................... .39
2.3. Các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực tại Trung
tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông……… ........................................................................... .44
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực tại Trung

tâm và Tư vấn Dịch vụ truyền thông ........................................................................................ 51
2.5. Đánh giá tổng quát dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực tại Trung tâm Tư
vấn và Dịch vụ truyền thông ..................................................................................................... 54
2.6. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối
với trẻ em bị bạo lực tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông ..................................... .57
Chương 3: QUY TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ CƠNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
MỘT TRƯỜNG HỢP VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ BẠO LỰC TẠI TRUNG
TÂM TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG .............................................................. 60
3.1. Quy trình cung cấp dịch vụ cơng tác xã hội đối với một trường hợp ................................ 60
3.2. Một số nhận xét về quy trình cung cấp dịch vụ cơng tác xã hội của Trung tâm Tư vấn
và Dịch vụ truyền thông.......................................................................................................... ..67
3.3. Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông ..... 69
3.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo
lực ........................................................................................................................................... ..71
3.5. Khuyến nghị ...................................................................................................................... 76
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. .79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. ..81


DANH MỤC HÌNH, HỘP BẢNG SỐ LIỆU

Hình 1.1. Hình minh họa một số hình thức bạo lực trẻ em

15

Hình 1.2. Tháp nhu cầu của Maslow

28


Hình 2.1. Logo của Tổng đài 18001567

39

Hình 2.2. Tổng số cuộc gọi đến Tổng đài tính theo năm

40

Hình 2.3. Đối tượng gọi đến Tổng đài 18001567

41

Hình 2.4. Độ tuổi của người gọi đến Tổng đài 18001567

41

Hộp 2.1. PVS NVCTXH của Văn phòng TVTLTLTE

38

Hộp 2.2. PVS trẻ em về nguyên nhân của TEBBL

43

Hộp 2.3. PVS cha mẹ về nguyên nhân của TEBBL

43

Hộp 2.4. PVS mẹ cháu Nguyễn Cơng T, ở Hồi Đức - Hà Nội


44

Hộp 2.5. PVS mẹ cháu Nguyễn Tiến D, ở Quế Võ - Bắc Ninh

44

Hộp 2.6. PVS NVCTXH của Tổng đài 18001567 về việc kết nối hỗ trợ
trẻ em cần chăm sóc, ni dưỡng tạm thời

48

Hộp 2.7. PVS trẻ em về điều kiện ăn, ở trong thời gian trị liệu

49

Hộp 2.8. PVS cha mẹ về kết nối nguồn lực hỗ trợ của Tổng đài

49

Hộp 2.9. PVS Lãnh đạo Trung tâm TVDVTT

54

Hộp 3.1. PVS cố vấn chuyên môn của Trung tâm TVDVTT

71

Hộp 3.2. PVS NVCTXH của Trung tâm TVDVTT

74


Hộp 3.3. PVS Lãnh đạo Trung tâm &Văn phòng TVTLTLTE

75

Bảng 2.1. Số trường hợp hỗ trợ, can thiệp cho TEBBL 2013-2016

40

Bảng 2.2. Số lượng trẻ em được cung cấp dịch vụ từ Văn phòng
TVTLTLTE (2013-2026)

42


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bạo lực gây ra không chỉ những tổn thương về thể chất mà còn để lại
sự tổn thương về tinh thần nặng nề đối với trẻ em. Nó ảnh hưởng đến sức
khỏe thể chất, tinh thần, làm ảnh hưởng đến khả năng học tập, giao tiếp và sự
phát triển toàn diện của trẻ em. Hành vi bạo lực trẻ em không chỉ diễn ra ở
những vùng sâu, vùng xa - những nơi điều kiện kinh tế và dân trí cịn thấp mà
ngay cả các thành phố lớn, các đô thị được xem là văn minh, vẫn tồn tại
những thực trạng đau lòng về bạo lực trẻ em.
Báo cáo kết quả Điều tra đánh giá các Mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2011
(MICS 4) của Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của
UNICEF cho thấy 74% trẻ em Việt Nam từ 2-14 tuổi từng trải nghiệm ít nhất
một hình thức bạo lực ở các mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Theo báo cáo hàng
năm của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, trung bình mỗi năm có khoảng 500 trẻ
em bị bạo lực được phát hiện và can thiệp, hỗ trợ. Tuy nhiên, đây là con số

báo cáo, trên thực tế số liệu này cịn có thể cao hơn nhiều, nguyên nhân là do
cán bộ thống kê chưa đầy đủ, do các gia đình khơng thơng báo hoặc hai bên
tự thỏa thuận giải quyết.
Bạo lực trẻ em xảy ra cả trong gia đình, trường học và cộng đồng. Tình
trạng bạo lực ở trong và ngồi trường học của học sinh là nỗi bức xúc của xã
hội và chưa làm an lịng các bậc phụ huynh. Có những trẻ em bị chính cha
mẹ, người thân, thầy cơ giáo và những người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc
có hành vi xâm hại, bạo lực. Nhiều vụ bạo lực học đường được phát hiện, có
những vụ thầy cơ giáo sử dụng các biện pháp giáo dục có tính chất bạo lực
gây hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh, nhưng ngược lại cũng có hiện
tượng học sinh hành hung thầy, cô giáo, đồng thời học sinh đánh học sinh gây
thương tích, thậm chí dẫn đến tử vong [5, tr 1]. Gần đây nổi lên một số vụ

1


giáo viên bạo lực với học sinh, điển hình như vụ hai cô giáo cơ sở mầm non
Sen Vàng chi nhánh Minh Khai, thành phố Hà Nội lấy dép tổ ong đập vào đầu
một trẻ nhỏ, lấy đầu gối thúc vào người và véo tai một bé trai đang sợ hãi kêu
khóc; vụ Quản Thị Kim Hoa người trơng trẻ đã đánh đập trẻ em tại nhóm trẻ
gia đình (Biên Hịa, Đồng Nai),…
Nhiều trẻ em bị chính cha mẹ, người thân hoặc những người có trách
nhiệm ni dưỡng chăm sóc trẻ em đánh đập như vụ cháu bé 3 tuổi ở thị trấn
Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bị chính mẹ ruột
đánh đến chấn thương sọ não, hôn mê và đã bị tử vong với nhiều vết bầm tím
trên người hay vụ một ơng bố ở tỉnh Thái Nguyên đánh con trai dã man bầm
mông túa máu phải nhập viện khiến cư dân mạng phẫn nộ;…
Những hệ quả của bạo lực đối với trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến trẻ
em hay các gia đình có TEBBL mà tồn xã hội cũng bị ảnh hưởng, nó cản trở
sự phát triển kinh tế - xã hội do khuyết tật, giảm năng suất lao động và giảm

chất lượng cuộc sống, những hệ lụy này còn truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2010/QĐTTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020;
tiếp đó năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 267/QĐTTg phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 và
Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020; ngày 15/9/2016, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 1791/QĐ-TTg về ngày cơng tác xã hội
Việt Nam, đó là những cơ sở pháp lý quan trọng để các tỉnh, thành phố thành
lập các Trung tâm CTXH trẻ em, Trung tâm cung cấp DVCTXH.
Báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội
(2014) của Bộ LĐTBXH đã đánh giá: Mạng lưới cơ sở cung cấp DVCTXH
còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng hoạt động chủ yếu mới tập trung vào
trợ giúp tiếp cận chính sách xã hội, chưa thật sự hoạt động đúng nghĩa là cung

2


cấp DVCTXH; tính xã hội hóa chưa cao, đội ngũ NVCTXH cịn mỏng và
chưa chun nghiệp, Trong khi đó nhu cầu sử dụng DVCTXH của người dân
rất cao (trên 20% dân số), trong đó có TEBBL.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về BLTE, song chưa có nhiều cơng
trình nghiên cứu về DVCTXH đối với TEBBL. Với mong muốn góp phần
phịng ngừa, giảm thiểu tình trạng TEBBL, đồng thời trợ giúp cho trẻ em đã
bị bạo lực được tiếp cận và sử dụng DVCTXH ngày càng tốt hơn, học viên
lựa chọn đề tài nghiên cứu “Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực
từ thực tiễn Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông thuộc Cục Bảo vệ
chăm sóc trẻ em”, qua đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng
dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực.
2. Tình hình nghiên cứu về đề tài
Bạo lực đối với trẻ em và dịch vụ công tác xã hội với trẻ em là chủ đề
đã được nhiều tác giả trên thế giới và trong nước nghiên cứu. Trong phạm vi

Luận văn này, học viên xin đề cập đến một số nghiên cứu, liên quan đến trẻ
em bị bạo lực và dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực trên thế
giới và ở Việt Nam như sau:
2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
“Nghiên cứu đa quốc gia về các nguyên nhân bạo lực trẻ em” do
UNICEF phối hợp với Trường Đại học Edinburgh thực hiện tại bốn nước là
Ý, Peru, Việt Nam và Zimbabwe từ năm 2013-2015. Nghiên cứu đã chỉ ra ba
hình thức bạo lực trẻ em đó là bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần và xâm hại
tình dục. Mơi trường xảy ra bạo lực chủ yếu xảy ra tại gia đình, nhà trường và
cộng đồng. 68% trẻ em dưới 14 tuổi phải chịu ít nhất một hình phạt tâm lý
hoặc thể xác bởi các thành viên trong gia đình, trẻ em trai bị kỷ luật bạo lực ở
mức độ cao hơn so với trẻ em gái. Nghiên cứu này cũng đưa ra các khuyến
cáo về những nguyên nhân BLTE và cách tốt nhất để phòng ngừa BLTE; Tuy
vậy, nghiên cứu này không đề cập đến việc cung cấp DVCTXH đối với

3


TEBBL. [32]
Liên hợp quốc cũng đã công bố báo cáo “Tình hình trẻ em trên thế
giới” (ngày 04/9/2014) cho biết 2/3 trẻ em trên thế giới trong độ tuổi từ 2-14
(gần 1 tỷ em) là đối tượng từng bị bạo lực ở các hình thức nặng, nhẹ khác
nhau. Số liệu này cho thấy tình trạng bạo lực đối với trẻ em đã ở mức nghiêm
trọng. [13]
Nghiên cứu của UNICEF về bạo lực trẻ em (2013) đã thu thập số liệu
từ 190 quốc gia trên thế giới cho biết chỉ riêng trong năm 2012, có khoảng
95.000 trẻ em là nạn nhân của các vụ giết người. Tình trạng trẻ em bị bắt nạt
tại trường học cũng đáng báo động với hơn 30% số học sinh trong độ tuổi từ
13-15 là nạn nhân. [33]
Nghiên cứu về “Những cuộc đời trẻ thơ” của Young Lives là một

chương trình nghiên cứu quốc tế dài hạn về sự thay đổi tình trạng nghèo của
trẻ em. Nghiên cứu này đã theo dõi 12.000 trẻ lớn lên tại bốn quốc gia đang
phát triển trong suốt 15 năm, từ năm 2002 đến năm 2017, bao gồm các nước
Ethiopia, Ấn Độ (bang Andhra Pradesh và Telangana), Peru và Việt Nam.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạo lực cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
đến đói nghèo. [34]
David Beckham - Đại sứ thiện chí UNICEF cơng bố một video (2016)
đã nói lên một sự thật là bạo lực về thể chất và tinh thần có thể để lại hậu quả
vĩnh viễn trong suốt cuộc đời của trẻ em. UNICEF đã hỗ trợ Beckham sử
dụng mơ hình U-report (bạn báo cáo) dùng tin nhắn để thanh thiếu niên báo
cáo về các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của các em. Hơn 190 nghìn
thanh, thiếu niên từ 22 quốc gia trên thế giới đã tham gia U- report trả lời các
câu hỏi về BLTE. 2/3 trong số các em đã nói rằng các em đã trực tiếp bị bạo
lực về thể xác và lời nói hoặc các em biết những trẻ em khác bị như vậy. Khi
các em được hỏi ai là người hay gây ra bạo lực nhất, 29% nói rằng là các bạn
đồng trang lứa, 28% nói rằng là cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em, khoảng

4


30% trả lời là công an hoặc những người thực thi pháp luật và 9% nói là giáo
viên.
Năm 2012, một cuộc khảo sát quy mô lớn mang tên “Hiểu biết về bạo
lực học đường” do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Mỹ đã
cho những con số: 7,8% học sinh trung học bị bạo lực ít nhất 1 lần trong vòng
12 tháng trước thời điểm điều tra, tỷ lệ này ở học sinh nam cao gấp 3 lần học
sinh nữ.
Cơng trình nghiên cứu “Bắt nạt, tâm lý xã hội và kết quả học tập ở
trường tiểu học” của GS. Glew Đại học Washington, Mỹ, tiến hành khảo sát
3.530 học sinh tiểu học năm 2005 cho thấy: 22% học sinh được khảo sát đã

từng là nạn nhân của bạo lực hoặc tham gia bạo lực. Bạo lực học đường có
mối liên quan đến kết quả học tập, chấp hành kỷ luật, tâm lý buồn chán, cảm
giác không an tồn của học sinh.
Cơng trình nghiên cứu “Bắt nạt trường học trong thanh thiếu niên tại
Hoa kỳ” của GS Wang.J năm 2009 đã chỉ ra có 4 dạng bạo lực: (i) bạo lực
thể chất, (ii) bạo lực tinh thần, (iii) xâm hại tình dục , (iv) bóc lột kinh tế/vật
chất).
Nghiên cứu “Tình trạng bạo lực trong các trường học châu Á” của Plan
International năm 2014, đã khảo sát 9.000 học sinh lứa tuổi 12-17 ở 5 nước
(Indonesia, Việt Nam, Camphuchia, Pakistan, Nepal) cho thấy: Trung bình cứ
10 học sinh lứa tuổi 12-17 thì có 7 em từng trải nghiệm bạo lực học đường;
Quốc gia có số học sinh bị bạo lực học đường cao nhất là Indonesia (84%);
Việt Nam đứng thứ 2 (71%), Pakistan thấp nhất là 43%. [19]
Theo nghiên cứu của Duladary Enkhtor và cộng sự (2007), Knodel, Vu,
Jayakody & Vu (2005), Cappa và Dam (2014): Tình trạng bạo lực thân thể
đối với trẻ em có quan hệ mật thiết với các đặc trưng nhân khẩu học.

5


Những nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến thực trạng BLTE, bạo lực
học đường, các hình thức bạo lực, nguyên nhân của BLTE và mối liên hệ giữa
bạo lực và nghèo đói.
2.2. Một số nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Plan năm 2014 trên 3.000 học sinh trung học cơ sở ở
30 trường học cho biết có 73% TEBBL tinh thần ở các mức độ khác nhau.
Báo cáo điều tra quốc gia vị thành niên và thanh niên Việt Nam (gọi tắt
là SAVY 2, năm 2009). 10.000 người trong độ tuổi 14-25 đã được chọn để
nghiên cứu. SAVY 2 có những câu hỏi liên quan đến bạo lực đã từng phải
chịu đựng và bạo lực đã từng được thanh thiếu niên sử dụng với người khác.

Kết quả điều tra cho thấy 5,8% thanh thiếu niên bị bạo lực gia đình. [25]
“Báo cáo phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam năm 2016” (Sitan) của
BLĐTBXH- UNCEF đã tổng hợp tình hình bạo lực trẻ em ở Việt Nam thơng
qua các cuộc điều tra quy mô lớn (MICS 2004-2014) cho biết: 68,4% trẻ em
độ tuổi từ 1-14 ở Việt Nam phải chịu ít nhất một hình phạt thể chất hoặc tâm
lý do các thành viên trong gia đình thực hiện kết hợp một loạt các hình thức
kỷ luật có bạo lực. Trong khi 58,2% trẻ em phải chịu các hình phạt về mặt
tinh thần, 42,7% các em bị trừng phạt về thân thể. Các hình phạt thân thể
nghiêm trọng chiếm khoảng 2,1% (chẳng hạn như bị đánh liên tiếp vào đầu,
mơng, tai, hay mặt) Trẻ em trai chịu các hình phạt thân thể nhiều hơn trẻ em
gái (48,5% so với 36,6%) nhưng khơng có sự chênh lệch nhiều giữa tỷ lệ trẻ
em trai và trẻ em gái phải chịu bạo lực tinh thần (59,6% so với 56,7%). Tình
trạng trừng phạt trẻ em giảm đáng kể trong giai đoạn tiến hành MICS từ 2004
- 2014. Tỷ lệ trẻ em là nạn nhân của các biện pháp kỷ luật bạo lực chiếm
93,3% vào năm 2004, tuy nhiên con số này giảm xuống còn 68,4% vào năm
2014. Tỷ lệ trẻ bị trừng phạt thể chất giảm đều từ 60,9% năm 2004 xuống còn
55% vào năm 2011 và còn 42,7% vào năm 2014. Tỷ lệ trẻ chịu trừng phạt thể
chất nghiêm trọng giảm đáng kể từ 9,4% năm 2004 xuống còn 3,5% năm

6


2011 và còn 2,1% năm 2014. Ngược lại, sự trừng phạt về tâm lý đối với trẻ
em không giảm mà tăng từ 55,4% vào năm 2011 lên 58,2% vào năm 2014. [2]
Báo cáo nghiên cứu đa quốc gia về nguyên nhân bạo lực với trẻ em UNICEF, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Đại học Edinburgh
(2015) đã chỉ ra rằng: Đối với hầu hết trẻ em, việc các em bị bạo lực ở nhà có
thể dẫn tới hành vi bạo lực ở trường học và cộng đồng. Những học sinh gây ra
bạo lực ở trường học, cộng đồng thường là những trẻ bị cha, mẹ hoặc anh,
chị, em có hành vi bạo lực các em khi ở nhà. [1]
Nguyễn Hải Hữu và Nguyễn Thị Thái Lan (2016) - Báo cáo kết quả khảo

sát cơ sở trợ giúp xã hội, đã chỉ ra nhu cầu tiếp cận DVCTXH của người dân,
nhất là nhóm yếu thế là rất lớn, trong đó có TEBBL, nghiên cứu này cũng đã
thống kê, phân tích về DVCTXH cho thấy việc cung cấp dịch vụ của các cơ
sở trợ giúp xã hội, Trung tâm CTXH còn nhiều hạn chế, vẫn nặng về cung cấp
dịch vụ chăm sóc, ni dưỡng, các dịch vụ có tính chất chun mơn chun
sâu về CTXH chưa nhiều và hiệu quả chưa cao, do thiếu đội ngũ NVCTXH
chuyên nghiệp và nhiều người dân chưa biết đến DVCTXH.[10]
Nguyễn Hải Hữu (2016) nghiên cứu về “Công tác xã hội với trẻ em thực trạng và giải pháp”, đã chỉ ra nhu cầu tiếp cận DVCTXH của trẻ em,
theo ước tính cứ 5 trẻ em Việt Nam thì có 1 em rơi vào hồn cảnh đặc biệt
hoặc có vấn đề về sức khỏe tâm thần, cần được trợ giúp và cung cấp
DVCTXH và nghiên cứu này cũng chỉ ra 21 loại DVCTXH với trẻ em. [11]
Bùi Thị Xuân Mai (2009) và các cộng sự đã nghiên cứu về “Các giải
pháp hạn chế bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em”, từ kết quả nghiên
cứu đã đề xuất các giải pháp hạn chế bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ
em ở Việt Nam. [17]
Hà Thị Thư (2014) nghiên cứu về “Sự chuyên nghiệp trong DVCTXH
đối với các nhóm đối tượng yếu thế” đã đưa ra khái niệm về DVCTXH và
DVCTXH cho nhóm yếu thế và sự chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ cho

7


nhóm yếu thế. [24]
Nguyễn Thị Thái Lan và cộng sự (2014) cũng đã có nghiên cứu về
“Chuyên nghiệp hóa các DVCTXH ở Việt Nam: thực trạng và nhu cầu”,
nghiên cứu đi sâu phân tích thực trạng, nhu cầu chuyên nghiệp hóa các
DVCTXH ở Việt Nam, đưa ra những đề xuất xây dựng và phát triển các dịch
vụ này đáp ứng nhu cầu thực tiễn và bảo đảm chất lượng của dịch vụ. [12]
Khoảng trống trong các nghiên cứu liên quan đến chủ đề của luận văn:
Như đã trình bày ở trên, tuy có nhiều nghiên cứu về BLTE ở trong

nước và trên thế giới, những vẫn chưa có sự thống nhất về cách sử dụng khái
niệm, thuật ngữ, cách phân loại các loại hình bạo lực; hậu quả của BLTE đến
thực hiện quyền trẻ em, đến phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của quốc gia;
các yếu tố tác động đến gia tăng hay giảm đi tình trạng bạo lực đối với trẻ em.
Các nghiên cứu về DVCTXH nói chung, DVCTXH với trẻ em đã có,
nhưng vẫn cịn khoảng trống nghiên cứu chuyên sâu về DVCTXH đối với
TEBBL. Trên phạm vi thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy chưa có một
nghiên cứu độc lập có tính chất chuyên sâu nào về DVCTXH đối với TEBBL.
Tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông thuộc Cục Bảo vệ chăm sóc
trẻ em cũng chưa có một đề tài hay một nghiên cứu nào về vấn đề cung cấp
DVCTXH đối với TEBBL, đây vẫn còn là vấn đề mới cần được tiếp tục
nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thao tác hóa một số vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với
trẻ em bị bạo lực; đánh giá hoạt động cung cấp dịch vụ đối với trẻ em bị bạo
lực tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông; đề xuất giải pháp nâng cao
chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực cho Trung tâm
Tư vấn và Dịch vụ truyền thông.

8


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về bạo lực trẻ em và lý luận cơ bản về dịch vụ công tác xã
hội đối với trẻ em bị bạo lực;
- Tìm hiểu tình hình cung cấp dịch vụ cơng tác xã hội đối với trẻ em bị
bạo lực ở Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông; kết quả cung cấp dịch
vụ cơng tác xã hội;
- Tìm hiểu quy trình cung cấp dịch vụ cơng tác xã hội đối với trẻ em bị

bạo lực và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc cung cấp dịch vụ
công tác xã hội ở Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông đề xuất một số
giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ
em bị bạo lực ở Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các dịch vụ công tác xã hội đối với
trẻ em bị bạo lực tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu lý luận và thực trạng dịch vụ công
tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần ở Trung tâm
Tư vấn và Dịch vụ truyền thông qua các dịch vụ cung cấp thông tin, tư vấn,
tham vấn, trị liệu tâm lý, quản lý trường hợp và kết nối dịch vụ trợ giúp trẻ
em.
* Phạm vi về khách thể nghiên cứu gồm: trẻ em bị bạo lực và cha mẹ
trẻ em bị bạo lực được cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm, cố vấn
chuyên môn, nhân viên công tác xã hội, lãnh đạo quản lý Trung tâm Tư vấn
và Dịch vụ truyền thơng, Tổng đài 18001567 và Văn phịng Tư vấn và Trị
liệu tâm lý trẻ em.

9


5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và các lý thuyết áp
dụng trong luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, đặc
biệt là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc,
giáo dục và bảo vệ trẻ em. Dựa vào phương pháp luận, đi sâu phân tích, đánh

giá hoạt động cung cấp DVCTXH đối với TEBBL của Trung tâm, qua đó rút
ra những bài học kinh nghiệm và khuyến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả
cung cấp DVCTXH cho TEBBL.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: Luận văn sử dụng
phương pháp này để tổng hợp, phân tích những quy định của pháp luật, chính
sách có liên quan đến cơng tác trẻ em, TEBBL, DVCTXH đối với TEBBL.
Luận văn cũng sử dụng phương pháp này để phân tích các tài liệu từ nguồn
thu thập được từ các báo cáo, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, mạng
Internet, sách, báo, tạp chí liên quan đến vấn đề trẻ em bị bạo lực và việc cung
cấp DVCTXH cho TEBBL.
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin xã hội học thông qua
việc tác động tâm lý học xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người
được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu. Mục tiêu của phỏng
vấn sâu khơng phải để có được một kết quả đại diện, tổng thể mà giúp người
nghiên cứu hiểu sâu, hiểu kỹ về vấn đề BLTE, DVCTXH đối với TEBBL. Việc
lựa chọn đối tượng có chủ đích, là những người có liên quan trực tiếp đến nội
dung nghiên cứu.
Mẫu và cơ cấu mẫu phỏng vấn sâu trong nghiên cứu gồm: 05 TEBBL,
05 cha mẹ TEBBL, 01 lãnh đạo quản lý Trung tâm TVDVTT, 01 lãnh đạo
quản lý Tổng đài 18001567, 01 lãnh đạo quản lý Văn phòng TLTLTE, 01
chuyên gia và 05 NVCTXH.

10


5.2.4. Phương pháp quan sát thực địa (đến thực tế địa bàn nghiên cứu)
Phương pháp quan sát thực tế được sử dụng trong suốt quá trình nghiên
cứu. Đây là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực

nghiệm thơng qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thập các thông tin từ thực
tế nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Học viên sử dụng phương pháp này nhằm thu thập, bổ sung những
thông tin còn thiếu và kiểm tra, đối chiếu, so sánh các thơng tin có được từ
việc quan sát để đánh giá độ tin cậy của các thơng tin sẵn có thu thập được.
Thông qua quan sát, ghi chép nhật ký để có được câu trả lời đầy đủ, những
thơng tin chính xác cho phỏng vấn sâu. Cụ thể đề tài tập trung quan sát các
hoạt động cung cấp DVCTXH, quan sát về môi trường, điều kiện trị liệu của
TEBBL tại Văn phòng TVTLTLTE. Quan sát về thể chất, thái độ giao tiếp và
trạng thái tâm lý của đối tượng khảo sát, nhằm xác định xem họ có gặp khó
khăn gì về tâm lý, sức khỏe hoặc những khó khăn khác hay không.
5.2.5. Phương pháp công tác xã hội cá nhân
Luận văn sử dụng các phương pháp CTXH cá nhân để nghiên cứu sâu
quy trình cung cấp dịch vụ cơng tác xã hội đối với một trường hợp TEBBL đã
sử dụng DVCTXH tại Trung tâm để hiểu rõ hơn về quy trình và hoạt động
cung cấp DVCTXH của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông.
5.3. Các lý thuyết áp dụng trong luận văn
Luận văn sử dụng các lý thuyết liên quan tới đề tài phục vụ cho việc
nghiên cứu như: Thuyết nhu cầu của Maslow, thuyết nhận thức - hành vi,
thuyết hệ thống, lý thuyết công tác xã hội cá nhân.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài sẽ cung cấp một số kiến thức chuyên sâu về DVCTXH đối với
TEBBL, qua đó góp phần tích cực vào việc bảo đảm các quyền của trẻ em,
đặc biệt là quyền được bảo vệ. Đồng thời, với những thông tin thu được từ
thực tiễn cũng sẽ làm phong phú thêm lý luận về DVCTXH đối với TEBBL.

11



6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các cơ quan quản lý trong quá trình
hoạch định chính sách đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt nói chung,
TEBBL nói riêng và DVCTXH với trẻ em có thêm bằng chứng hồn thiện
chính sách phù hợp.
Đề tài cũng giúp cho Trung tâm và NVCTXH hiểu rõ hơn về nhu cầu
tiếp cận DVCTXH đối với TEBBL và đánh giá của TEBBL và gia đình
TEBBL về hoạt động cung cấp DVCTXH của Trung tâm, qua đó có biện
pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho đối tượng này.
Đề tài giúp cho TEBBL và gia đình của TEBBL hiểu rõ hơn về chính
sách bảo vệ trẻ em, hỗ trợ TEBBL, DVCTXH đối với TEBBL, qua đó giúp
họ tiếp cận DVCTXH thuận lợi và tự tin hơn.
Đối với học viên, sau khi nghiên cứu đề tài giúp bản thân mở rộng kiến
thức về DVCTXH đối với TEBBL, đưa lý luận vào thực tiễn công việc và
mang thực tiễn soi rọi lại để hiểu rõ hơn lý luận về lĩnh vực này.
Đề tài cũng là tài liệu tham khảo tốt cho những ai quan tâm đến
DVCTXH cho trẻ em nói chung và TEBBL nói riêng.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 3 chương, gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ
em bị bạo lực
Chương 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực
của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thơng
Chương 3: Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với một
trường hợp trẻ em bị bạo lực và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực

12



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ BẠO LỰC
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nhu cầu của trẻ em bị bạo lực
1.1.1. Khái niệm trẻ em
Khái niệm trẻ em đã được đề cập đến trong nhiều tài liệu khác nhau,
tùy theo mục đích sử dụng, cụ thể như sau:
Trẻ em là người chưa đến tuổi trưởng thành và theo quy định của luật
pháp từng quốc gia có thể từ 0-15 tuổi hoặc từ 0-18 tuổi. [27, tr.88]
Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia
công nhận tuổi thành niên sớm hơn”. [6]
Trẻ em là người công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. [14]
Trẻ em là người dưới 16 tuổi” [16]
Khái niệm “trẻ em là người dưới 16 tuổi đã được Luật trẻ em quy định,
vì vậy luận văn lựa chọn và sử dụng thống nhất khái niệm này.
1.1.2. Khái niệm bạo lực
Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương
vong, tổn hại một ai đó. [26]
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh
thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm
người hay một cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra
tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra
sự mất mát.

13


1.1.3. Khái niệm bạo lực trẻ em
Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân

thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và
các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em. [13]
Bạo lực trẻ em theo CRC là “tất cả các hình thức bạo lực về thể chất
hoặc tinh thần, bị tổn thương hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc chăm sóc sao
nhãng, bị ngược đãi hoặc bóc lột, bao gồm cả xâm hại tình dục". [6]
Khái niệm bạo lực trẻ em theo CRC có nội hàm rộng hơn khái niệm
bạo lực trẻ em quy định trong Luật trẻ em năm 2016, mặc dù vậy, Luận văn
sử dụng khái niệm bạo lực trẻ em theo Luật trẻ em năm 2016.
1.1.4. Các hình thức bạo lực trẻ em
Theo UNICEF, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Đại học
Edinburgh (2015), trong “Báo cáo nghiên cứu quốc gia về nguyên nhân bạo
lực với trẻ em” [31] thì bạo lực trẻ em có thể chia thành bốn dạng chính như sau:
Bạo lực thể chất: Là hành vi cưỡng bức thân thể, đánh đập nhằm gây
thương tích cho trẻ em hay hạn chế nhu cầu thiết yếu như ăn, uống, ngủ hay
lột quần áo. Bạo lực thể chất không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nạn
nhân bị bạo lực mà còn ảnh hưởng đến cả những người chứng kiến bạo lực.
Bạo lực tinh thần: Là việc sử dụng lời nói, cử chỉ mang tính chất đe
dọa, mẳng mỏ, sỉ nhục, lăng mạ, nói xấu, bình luận ác ý, bơi nhọ danh dự, hạ
thấp nhân phẩm, chọc ghẹo quá trớn, hoặc cơ lập, chửi thề, uy hiếp bằng hình
ảnh, gây áp lức buộc các em phải làm những việc các em không muốn làm
…Bạo lực tinh thần gây ra những áp lực tâm lý căng thẳng, gây ra sự khó
chịu, mặc cảm, xấu hổ, thậm chí gây ra những rối loạn tâm lý, tình cảm của
nạn nhân và có thể dẫn đến những suy nghĩ, hành động tiêu cực, thậm chí có
thể dẫn đến tự tử.

14


Bạo lực thể chất/thân thể bao gồm những hành vi hành
hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe của

trẻ em.

Bạo lực tinh thần bao gồm những hành vi lăng mạ, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi trẻ em.

Xâm hại tình dục bao gồm: dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các
hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm,
cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô trẻ em và sử dụng trẻ em
vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Hình 1.1: Hình minh họa một số hình thức bạo lực trẻ em
Xâm hại tình dục: Là hành vi này diễn ra một cách khá phức tạp trong
môi trường sống hiện nay và có thể chia thành hai dạng chính là quấy rối tình
dục và xâm hại tình dục.
Quấy rối tình dục là việc sử dụng lời nói, hành động, cử chỉ có ý nghĩa
tình dục ngồi ý muốn, nhưng câu nói xúc phạm cố ý hay bất kỳ nhận xét về
tình dục của ai để xúc phạm người khác (nạn nhân) và làm cho nạn nhân cảm
thấy bị đe dọa, bị làm nhục, bị cản trở công việc, ngấm ngầm phá hoại sự an
toàn và gây ra nỗi lo sợ cho nạn nhân. Ví dụ: lời nói thiếu tế nhị, trêu trọc,
nhưng câu bình phẩm thiếu văn hóa đến những hành động cố ý như sờ mó,
xoa bóp ngực, đụng chạm vào nơi nhậy cảm của nạn nhân. Xâm hại tình dục
là những hành vi lợi dụng sự thiếu hiểu biết, kinh nghiệm, kỹ năng sống của

15


nạn nhân, lợi dụng quyền lực của mình hoặc người khác để đạt được mục đích
tình dục của mình, các hình thức biểu hiện của xâm hại tình dục phổ biến như:
hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô. Xâm hại tình dục rất khó kiểm sốt và
nó để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển thể chất, tâm lý, tình cảm

của trẻ em.
Bóc lột kinh tế: Là những hành vi gây thiệt hại về kinh tế, vật chất như
“bảo kê”, “trấn lột” phá họa đồ dùng, trang bị, phương tiện đi lại, chiếm đoạt
tài sản, vật dụng có giá trị kinh tế, bóc lột sức lao động, trả công rẻ mạt. Dạng
bạo lực này diễn ra khá phổ biến đối với nhóm trẻ em lao động, trẻ em lang
thang kiếm sống.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, học viên chỉ đề cập đến 2
loại bạo lực là bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần đối với trẻ em.
1.1.5. Đặc điểm của trẻ em bị bạo lực
Tổng hợp quá trình quan sát thực tế và kinh nghiệm công tác của bản
thân, học viên nhận thấy TEBBL thường có những đặc điểm biểu hiện như sau:
- Đặc điểm về thể chất: Những TEBBL thể chất thường xuất hiện
những tổn thương trên các bộ phận cơ thể như vết bầm tím, sẹo, gãy xương;
sức khỏe suy yếu.
- Đặc điểm về hành vi: TEBBL thường chậm chạp, không hoạt bát; hay
giận dữ, dễ nổi cáu, hung hăng, phá phách; đơi khi khơng nói thật do mất lòng tin.
- Đặc điểm về tâm lý, cảm xúc: Trẻ hay buồn bã, ít tập trung, khó tính,
hồi nghi, thiếu tin tưởng, hay có ác cảm và suy nghĩ tiêu cực; hay tự trách
bản thân cho rằng mình có lỗi nên mới bị bạo lực, bắt nạt; khó diễn tả cảm
xúc bằng lời.
- Đặc điểm về giao tiếp: Trẻ ngại tiếp xúc với người khác nhất là người
lạ, nếu phải gặp hoặc nói chuyện với người khác thì thường thụ động, nói rất
ít hoặc im lặng.

16


1.1.6. Nguyên nhân của bạo lực trẻ em
Bạo lực trẻ em xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể khái quát một số
nguyên nhân chính sau:

Một là: Nhận thức, kiến thức, năng lực phòng, chống bạo lực trẻ em
còn hạn chế: một số cán bộ, gia đình, cộng đồng và trẻ em chưa nhận thức
đầy đủ về bạo lực trẻ em; quan niệm “thương cho roi cho vọt” ít nhiều vẫn
cịn tồn tại trong xã hội Việt Nam, đó là nguyên nhân khiến cho một bộ phận
cha mẹ, thầy, cô giáo, bảo mẫu chấp nhận sử dụng bạo lực như một phương
pháp dạy dỗ trẻ em. Người dân chưa hình thành thói quen, trách nhiệm thơng
tin, thơng báo, tố giác hành vi bạo lực trẻ em đến các cơ quan có thẩm quyền,
một mặt vì họ ngại liên lụy, sợ bị trả thù hoặc coi đó là việc của nhà người khác.
Hai là: Nhiều gia đình cha mẹ ly hơn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn
xã hội, vi phạm pháp luật…cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em bỏ học,
lang thang kiếm sống và bị bạo lực. Sự nghèo đói, thiếu thốn về kinh tế, tình
trạng thiếu việc làm, thất nghiệp…là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, bạo lực
gia đình mà trẻ em là người chứng kiến bạo lực gia đình hoặc trực tiếp là nạn
nhân của bạo lực gia đình.
Ba là: Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ em, đây là giai đoạn phát
triển mạnh mẽ về thể chất và tâm lý của trẻ. Các em có nhu cầu tự thể hiện
mình rất cao bằng những hành động tự phát, khơng có định hướng, thiếu suy
nghĩ chín chắn; đây là lứa tuổi thích nổi loạn, thích phá vỡ các quy tắc, luật lệ.
Điều này xảy ra ở cả trường học, cộng đồng và gia đình. Trong trường học
hoặc ở cộng đồng, trẻ em dùng bạo lực để thể hiện sự oai phong hoặc vì muốn
bảo vệ bạn bè, “chiến hữu” của mình trong các cuộc ẩu đả; những trẻ em hiền
lành, yếu đuối thường hay bị bắt nạt hơn. Trong gia đình, nhiều em ngang
bướng, đòi hỏi quyền được tự quyết định những việc khơng hợp lý vào lúc
cha mẹ đang nóng giận nên cũng dễ dẫn đến bị cha mẹ bạo lực.

17


Bốn là: Do các em thiếu kỹ năng sống, nên nhiều em giải quyết mâu
thuẫn một cách tự phát, thiếu kiềm chế, sử dụng vũ lực để đạt được mục đích

của mình. Đa số trẻ em đã từng bị bạo lực hoặc chứng kiến bạo lực thường có
tâm lý mặc cảm, thù hận, coi bạo lực là giải pháp tốt nhất để khẳng định sức
mạnh, nhiều em đã có hành vi ứng xử bạo lực với bạn bè hoặc người khác.
Năm là: Trẻ em khuyết tật, trẻ biếng ăn, hay quấy khóc cũng dễ bị bạo
lực; trẻ em có hồn cảnh đặc biệt có nguy cơ bị bạo lực cao hơn những trẻ em
bình thường.
Sáu là: Thiếu đội cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em và đội ngũ
NVCTXH ở cấp xã cả về số lượng và năng lực chun mơn hạn chế. Kinh phí
dành cho phịng, chống bạo lực trẻ em còn hạn hẹp, chủ yếu là lồng ghép
trong các hoạt động bảo vệ trẻ em nói chung.
Bảy là: Hệ thống DVCTXH bảo vệ trẻ em mới hình thành nhưng chưa
đồng bộ và hoạt động kém hiệu quả; do vậy, việc phòng ngừa, phát hiện sớm,
can thiệp để giảm thiểu hoặc loại bỏ các nguy cơ và trợ giúp phục hồi tái hòa
nhập cộng đồng cho TEBBL chưa có tính liên tục và thơng suốt để đáp ứng
nhu cầu được bảo vệ toàn diện của trẻ em. Hoạt động DVCTXH bảo vệ trẻ
em chưa chú trọng phòng ngừa mà vẫn tập trung nhiều cho việc giải quyết
hậu quả.
Tám là: Hệ lụy từ mặt trái của internet, mạng xã hội, những trò chơi
bạo lực trực tuyến, những trang web đen là không thể lường trước được.
1.1.7. Hậu quả của bạo lực trẻ em
- Đối với TEBBL: Trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện
về mặt thể chất và tâm sinh lý. Chính vì vậy, hậu quả do bạo lực gây ra đối
với các em là rất nặng nề cả về thể xác cũng như tâm lý, tình cảm.
Về mặt thể chất: gây ra những tổn thương nặng nề các vùng trên cơ
thể, để lại những vết thương, di chứng cho trẻ em, có trường hợp đến hết đời
(khuyết tật).

18



Về mặt tinh thần: Trẻ thường sợ hãi, hoảng loạn, hoang mang, mất
lịng tin và tình thương đối với bản thân, gia đình, cộng đồng; có cảm giác
ghét bỏ, thù hận, tủi nhục, tự ti và có các hành vi tiêu cực. Nhiều em cịn cảm
thấy xấu hổ vì nghĩ mình là người khơng tốt nên mới bị như vậy. Tâm lý xấu
hổ và sợ hãi khiến các em lánh xa mọi người. Đối với một số em thì việc đánh
đập, bạo lực làm cho các em trở nên chai sạn và xem chuyện bị đánh đập là
chuyện bình thường. Khi lớn lên, những trẻ em này sẽ nhìn cuộc đời lệch lạc
qua lăng kính của bản thân, thù hận đời, lại trở thành những kẻ gây bạo lực
cho trẻ em và người khác.
Bạo lực tác động tiêu cực đến chất lượng học tập, hình thành nhân cách
đạo đức và sự phát triển toàn diện của trẻ em trong thời điểm bị bạo lực và
kéo dài trong tương lai.
- Đối với gia đình TEBBL: Những người thân trong gia đình, đặc biệt là
cha mẹ TEBBL có cảm giác đau đớn, u buồn, căng thẳng, bất an khi con em
mình bị bạo lực. Gia đình TEBBL có thể bị bị đàm tiếu, bình phẩm, xét nét từ
phía cộng đồng. Gia đình TEBBL phải chi trả nhiều các khoản phí để khám,
chữa trị cho trẻ, bị tổn hại về kinh tế, nhiều khi vượt khả năng của gia đình;
nhiều gia đình khơng thể có tiền chữa trị cho con cái, các em trở thành gánh
nặng suốt đời cho gia đình và xã hội. Nhiều gia đình phải chuyển nơi làm
việc, chuyển chỗ ở và sống trong tình cảnh ức chế, căng thẳng.
Đối với cộng đồng và xã hội: Bạo lực trẻ em cảnh báo sự xuống cấp
của đạo đức xã hội. Dư luận xã hội khơng chỉ bất bình, phẫn nộ mà còn hoang
mang, lo lắng, bất an, mất niềm tin nếu vụ việc không được xử lý công bằng,
nghiêm minh. Cộng đồng, xã hội phải chịu gánh nặng về vật chất và tinh thần
đối với việc phục hồi sức khỏe và tâm lý của nạn nhân trẻ em, cùng với những
chi phí điều tra, xử lý và đền bù do các vụ việc bạo lực trẻ em gây ra.
Những hệ quả của bạo lực trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến trẻ em hay
các gia đình có TEBBL mà tồn xã hội cũng bị ảnh hưởng, nó cản trở sự phát

19



triển kinh tế do mất năng suất lao động, khuyết tật và giảm chất lượng cuộc
sống, những hệ lụy này còn truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
1.1.8. Nhu cầu của trẻ em bị bạo lực
- Nhu cầu ăn, uống, ngủ, khơng khí để thở, chỗ ở, đây là những nhu cầu
cơ bản nhất của trẻ em.
- Nhu cầu về an tồn: Đối với TEBBL thì nhu cầu này càng trở nên
quan trọng, trẻ cần được an toàn, cần có một mái ấm gia đình an tồn cả về
thể chất và tinh thần, bảo vệ trẻ tránh khỏi nguy hiểm. Trong một số trường
hợp nghiêm trọng khẩn cấp và người gây ra bạo lực chính là cha mẹ, người
chăm sóc trẻ thì cần phải cách ly tạm thời đứa trẻ ra khỏi mơi gia đình để
tránh tái phạm bạo lực đối với trẻ em.
- Nhu cầu về xã hội: Đó là nhu cầu được kết bạn, được giao tiếp với xã
hội, được đến trường, tham gia các hoạt động của lớp học, được vui chơi giải
trí, nhu cầu được yêu thương, chia sẻ, được tham gia các câu lạc bộ, đội,
nhóm,…
- Nhu cầu được tơn trọng hay cịn gọi là nhu cầu tự trọng, được người
khác công nhận,tin tưởng. Nhu cầu này được đáp ứng sẽ giúp cho trẻ tự tin,
tăng thêm nghị lực cho trẻ.
- Nhu cầu tự khẳng định, được thể hiện mình, tự phát triển và thể hiện
tiềm năng của mình, đó là nhu cầu được làm những việc mà các em có khả
năng làm, sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình,
để học tập, làm việc và tự hào về những thành quả đạt được.
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ công tác xã hội đối với
trẻ em bị bạo lực
1.2.1. Khái niệm về công tác xã hội
Qua nghiên cứu các tài liệu liên quan cho thấy có khá nhiều khái niệm về
CTXH được đưa ra ở nhiều góc độ khác nhau.


20


×