Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực từ thực tiễn trung tâm tư vấn và dịch vụ truyền thông thuộc cục bảo vệ chăm sóc trẻ em (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.92 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ DIỆU THÚY

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ BẠO LỰC TỪ THỰC TIỄN
TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG
THUỘC CỤC BẢO VỆ CHĂM SĨC TRẺ EM

Chun ngành: Cơng tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2017


Cơng trình được hồn thành tại
Học viện Khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HẢI HŨU

Phản biện 1: GS.TS Lê Thị Quý
Phản biện 2: TS. Trần Thị Minh Thi

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ họp tại: Học viện Khoa học Xã hội 16 giờ 30 ngày 12 tháng 5
năm 2017


Có thể tìm hiểu luận văn tại
Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bạo lực trẻ em là hiện tượng khá phổ biến ở nước ta, bạo lực
xảy ra ở khắp vùng miền trong cả nước, bạo lực xẩy ra trong mơi
trường gia đình, trường học và cộng đồng. Có những trẻ em bị chính
cha mẹ, người thân, thầy cơ giáo và những người có trách nhiệm bảo
vệ, chăm sóc có hành vi xâm hại, bạo lực. Nhiều vụ bạo lực học
đường được phát hiện, có những vụ thầy cô giáo sử dụng các biện
pháp giáo dục có tính chất bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng đối với
học sinh, có vụ học sinh đánh học sinh gây thương tích, thậm chí dẫn
đến tử vong. [5, tr 1]
Những hệ quả của bạo lực đối với trẻ em không chỉ ảnh
hưởng đến trẻ em hay các gia đình có TEBBL mà tồn xã hội cũng bị
ảnh hưởng, nó cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội do khuyết tật,
giảm năng suất lao động và giảm chất lượng cuộc sống, những hệ lụy
này còn truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về BLTE, song chưa có
nhiều cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về DVCTXH đối với
TEBBL. Với mong muốn góp phần phịng ngừa, giảm thiểu tình
trạng TEBBL, đồng thời trợ giúp cho trẻ em đã bị bạo lực được tiếp
cận và sử dụng DVCTXH ngày càng tốt hơn, học viên lựa chọn đề tài
nghiên cứu “Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực từ
thực tiễn Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thơng thuộc Cục Bảo
vệ chăm sóc trẻ em”, qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất
lượng DVCTXH đối với TEBBL.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
“Nghiên cứu quốc gia về các nguyên nhân bạo lực trẻ em” do
UNICEF phối hợp với Trường Đại học Edinburgh thực hiện tại bốn
nước là Ý, Peru, Việt Nam và Zimbabwe từ năm 2013-2015 đã đưa
1


ra các hình thức BLTE, mơi trường xảy ra bạo lực và khuyến cáo
những nguyên nhân BLTE và cách tốt nhất để phịng ngừa BLTE.
[31]
Liên hợp quốc cũng đã cơng bố báo cáo “Tình hình trẻ em
trên thế giới” (2014) cho biết tình trạng bạo lực đối với trẻ em đã ở
mức nghiêm trọng, 2/3 trẻ em trên thế giới trong độ tuổi từ 2-14 (gần
1 tỷ em) là đối tượng từng bị bạo lực ở các mức độ khác nhau. [30]
Nghiên cứu của UNICEF về BLTE (2013) đã thu thập số
liệu từ 190 quốc gia trên thế giới cho thấy tình trạng trẻ em bị bắt nạt
tại trường học đáng báo động với hơn 30% số học sinh trong độ tuổi
từ 13-15 là nạn nhân. [33]
David Beckham - Đại sứ thiện chí UNICEF cơng bố một
video (2016) đã nói lên một sự thật là bạo lực về thể chất và tinh thần
có thể để lại hậu quả vĩnh viễn trong suốt cuộc đời của trẻ em.
Cơng trình nghiên cứu “Bắt nạt trường học trong thanh thiếu
niên tại Hoa kỳ” của GS Wang.J (2009) đã chỉ ra có 4 dạng bạo lực:
(i) bạo lực thể chất, (ii) bạo lực tinh thần, (iii) xâm hại tình dục, (iv)
bóc lột kinh tế/vật chất).
Nghiên cứu “Tình trạng bạo lực trong các trường học châu
Á” của Plan International (2014) tại 5 nước (Indonesia, Việt Nam,
Camphuchia, Pakistan, Nepal) cho thấy: Trung bình cứ 10 học sinh
lứa tuổi 12-17 thì có 7 em từng trải nghiệm bạo lực học đường, trong
đó Việt Nam đứng thứ 2 (71%). [19]

2.2. Một số nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Plan (2014) trên 3.000 học sinh trung học cơ
sở ở 30 trường học cho biết có 73% TEBBL tinh thần ở các mức độ
khác nhau.
“Báo cáo phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam năm 2016”
(Sitan) của Bộ LĐTBXH- UNCEF đã tổng hợp tình hình bạo lực trẻ
em ở Việt Nam thông qua các cuộc điều tra quy mô lớn (MICS 20042


2014) cho thấy: 68,4% trẻ em độ tuổi từ 1-14 ở Việt Nam phải chịu ít
nhất một hình phạt thể chất hoặc tâm lý do các thành viên trong gia
đình thực hiện kết hợp một loạt các hình thức kỷ luật có bạo lực. Tuy
nhiên, tình trạng trừng phạt thể chất trẻ em giảm đáng kể từ 60,9%
năm 2004 xuống còn 42,7% vào năm 2014. [2]
“Nghiên cứu quốc gia về nguyên nhân bạo lực với trẻ em” UNICEF, Bộ LĐTBXH và Đại học Edinburgh (2015), chỉ ra rằng:
Đối với hầu hết trẻ em, việc các em bị bạo lực ở nhà có thể dẫn tới
hành vi bạo lực ở trường học và cộng đồng. Những học sinh gây ra
bạo lực ở trường học, cộng đồng thường là những trẻ bị cha, mẹ hoặc
anh, chị, em có hành vi bạo lực các em khi ở nhà. [31]
Nguyễn Hải Hữu và Nguyễn Thị Thái Lan (2016) - Báo cáo kết
quả khảo sát cơ sở trợ giúp xã hội, đã chỉ ra nhu cầu tiếp cận
DVCTXH của người dân, nhất là nhóm yếu thế là rất lớn, trong đó có
TEBBL. Tuy nhiên, việc cung cấp dịch vụ của các cơ sở trợ giúp xã
hội, Trung tâm CTXH còn nhiều hạn chế, nhiều người dân chưa biết
để tiếp cận sử dụng các DVCTXH. [10]
Nguyễn Hải Hữu (2016) nghiên cứu về “Công tác xã hội với
trẻ em - thực trạng và giải pháp” đã chỉ ra nhu cầu tiếp cận DVCTXH
của trẻ em, theo ước tính cứ 5 trẻ em Việt Nam thì có 1 em rơi vào
hồn cảnh đặc biệt hoặc có vấn đề về sức khỏe tâm thần, cần được
trợ giúp và cung cấp DVCTXH và nghiên cứu này cũng chỉ ra trên 20

loại DVCTXH với trẻ em. [11]
Bùi Thị Xuân Mai (2009) và các cộng sự đã nghiên cứu về
“Các giải pháp hạn chế bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em”, từ
kết quả nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp hạn chế bạo lực gia đình
đối với phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam. [17]
Hà Thị Thư (2014) nghiên cứu về “Sự chuyên nghiệp trong
DVCTXH đối với các nhóm đối tượng yếu thế” đã đưa ra khái niệm
về DVCTXH và DVCTXH cho nhóm yếu thế và sự chuyên nghiệp
3


trong cung cấp dịch vụ cho nhóm yếu thế. [24]
Nguyễn Thị Thái Lan và cộng sự (2014) cũng đã có nghiên
cứu về “Chuyên nghiệp hóa các DVCTXH ở Việt Nam: thực trạng và
nhu cầu”, nghiên cứu đi sâu phân tích thực trạng, nhu cầu chuyên
nghiệp hóa các DVCTXH ở Việt Nam, đưa ra những đề xuất xây
dựng và phát triển các dịch vụ này đáp ứng nhu cầu thực tiễn và bảo
đảm chất lượng của dịch vụ. [12]
Trên thế giới và Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu có
liên quan, song vẫn còn những khoảng trống nghiên cứu chuyên sâu
về DVCTXH đối với TEBBL; kết quả nghiên cứu của luận văn hy
vọng sẽ lấp đi một phần khoảng trống đó; đây cũng là điểm mới của
luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thao tác hóa một số vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội
đối với trẻ em bị bạo lực; đánh giá hoạt động cung cấp dịch vụ đối
với trẻ em bị bạo lực tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông;
đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với
trẻ em bị bạo lực cho Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về bạo lực trẻ em và lý luận cơ bản về dịch vụ
công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực;
- Tìm hiểu tình hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với
trẻ em bị bạo lực ở Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông; kết
quả cung cấp dịch vụ cơng tác xã hội;
- Tìm hiểu quy trình cung cấp dịch vụ cơng tác xã hội đối với
trẻ em bị bạo lực và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc
cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ
truyền thông đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng

4


dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực ở Trung tâm Tư vấn
và Dịch vụ truyền thông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các dịch vụ công tác xã hội
đối với trẻ em bị bạo lực từ thực tiễn Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ
truyền thông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu lý luận và thực trạng
dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực thể chất và bạo lực
tinh thần ở Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông qua các dịch
vụ cung cấp thông tin, tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý, quản lý
trường hợp và kết nối dịch vụ trợ giúp trẻ em,...
* Phạm vi về khách thể nghiên cứu gồm: trẻ em bị bạo lực và
cha mẹ trẻ em bị bạo lực được cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại
Trung tâm, chuyên gia đánh giá, nhân viên công tác xã hội, lãnh đạo

quản lý Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông, Tổng đài
18001567 và Văn phòng Tư vấn và Trị liệu tâm lý trẻ em.
5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và các lý
thuyết áp dụng trong luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê
nin, đặc biệt là phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp
luật của Nhà nước về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu; phương
pháp phỏng vấn sâu; phương pháp quan sát thực địa; phương pháp
công tác xã hội cá nhân.
5.3. Các lý thuyết áp dụng trong luận văn
5


Luận văn vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow, thuyết nhận
thức - hành vi, thuyết hệ thống, lý thuyết công tác xã hội cá nhân.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài sẽ cung cấp một số kiến thức chuyên sâu về dịch vụ
công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực, góp phần tích cực vào việc
bảo đảm quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền được bảo vệ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các cơ quan quản lý trong
quá trình hoạch định chính sách đối với trẻ em bị bạo lực và dịch vụ
cơng tác xã hội với trẻ em có thêm bằng chứng hồn thiện chính sách
phù hợp.
Đề tài cũng giúp cho Trung tâm TVDVTT và nhân viên công

tác xã hội hiểu rõ hơn về đánh giá của người sử dụng dịch vụ về chất
lượng dịch vụ của Trung tâm, qua đó có biện pháp nâng cao chất
lượng dịch vụ.
Đề tài giúp cho trẻ em bị bạo lực và gia đình của trẻ em bị
bạo lực hiểu rõ hơn về chính sách và dịch vụ công tác xã hội đối với
trẻ em bị bạo lực, giúp họ tiếp cận dịch vụ thuận lợi và tự tin hơn.
Đề tài giúp học viên mở rộng kiến thức về dịch vụ công tác
xã hội đối với trẻ em bị bạo lực, gắn lý luận với thực tiễn và cũng là
tài liệu tham khảo tốt cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, khuyến nghị, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội
đối với trẻ em bị bạo lực
Chương 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em
bị bạo lực của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông

6


Chương 3: Quy trình cung cấp dịch vụ cơng tác xã hội đối
với một trường hợp trẻ em bị bạo lực và đề xuất giải pháp nâng cao
chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực.
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ BẠO LỰC
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân, hậu quả và nhu
cầu của trẻ em bị bạo lực
1.1.1. Khái niệm: Trong phần này, học viên đề cập đến một
số khái niệm: Trẻ em; bạo lực; bạo lực trẻ em.
1.1.2. Các hình thức bạo lực trẻ em: Bạo lực thể chất; bạo

lực tinh thần; xâm hại tình dục; bóc lột kinh tế. Luận văn lựa chọn và
đi sâu phân tích hai hình thức là bạo lực thể chất; bạo lực tinh thần.
1.1.3. Đặc điểm của trẻ em bị bạo lực: Đặc điểm về thể chất;
đặc điểm về hành vi; đặc điểm về tâm lý, cảm xúc; đặc điểm về giao
tiếp.
1.1.4. Nguyên nhân của bạo lực trẻ em
- Nhận thức, năng lực phòng, chống bạo lực còn hạn chế;
- Đội ngũ nhân viên công tác xã hội thiếu về số lượng, yếu về
năng lực;
- Kinh phí phịng, chống bạo lực trẻ em cịn hạn hẹp;
- Nhiều gia đình có vấn đề xã hội dẫn đến bạo lực gia đình
mà trẻ em là người chứng kiến và là nạn nhân;
- Hệ lụy từ mặt trái của internet, mạng xã hội, những trò chơi
bạo lực trực tuyến, những trang web đen;
- Trẻ em có nhu cầu tự thể hiện mình bằng những hành động
tự phát, khơng có định hướng, thiếu kỹ năng sống, thiếu suy nghĩ
chín chắn;
- Hệ thống dịch vụ cơng tác xã hội bảo vệ trẻ em mới hình
thành nhưng chưa đồng bộ và hoạt động kém hiệu quả.
1.1.5. Hậu quả của bạo lực trẻ em
7


Đối với trẻ em bị bạo lực; đối với gia đình có trẻ em bị bạo
lực; đối với cộng đồng, xã hội
1.1.6. Nhu cầu của trẻ em bị bạo lực
Trẻ em bị bạo lực cũng có nhu cầu như mọi trẻ em khác,
đồng thời cũng có nhu cầu riêng như nhu cầu trị liệu tâm lý, chăm
sóc ý tế, khơng kỳ thị phân biệt đối xử…
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ công tác xã

hội đối với trè em bị bạo lực
1.2.1. Khái niệm về công tác xã hội
“Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp
nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực
đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy
mơi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm trợ giúp
cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề
xã hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội”. [18]
1.2.2 Khái niệm về dịch vụ
Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào
đó của con người. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản
phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hố nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu
cầu nhất định của xã hội.
1.2.3. Khái niệm dịch vụ xã hội
Dịch vụ xã hội là những hoạt động đáp ứng các nhu cầu cộng
đồng và cá nhân nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội, phát
triển xã hội, đảm bảo phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao giá trị đạo
lý, nhân văn, vì con người.
1.2.4. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội
Dịch vụ công tác xã hội là một dạng của dịch vụ xã hội, hoạt
động chuyên nghiệp trong lĩnh vực công tác xã hội mà ở đó nhân
viên cơng tác xã hội sử dụng những kiến thức, kỹ năng, phương pháp
chuyên môn nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao
8


năng lực thực hiện chức năng xã hội; thúc đẩy mơi trường xã hội về
chính sách, nguồn lực và dịch vụ trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng
đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, bảo đảm an sinh
xã hội cho con người.

1.2.5. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội với trẻ em bị bạo lực
“Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực là hoạt
động chuyên nghiệp trong lĩnh vực cơng tác xã hội mà ở đó nhân
viên cơng tác xã hội sử dụng những kiến thức, kỹ năng, phương pháp
chuyên môn nhằm trợ giúp trẻ em bị bạo lực, gia đình và cộng đồng
nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu thực hiện chức năng xã hội của
trẻ em bị bạo lực; thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn
lực và dịch vụ trợ giúp trẻ em bị bạo lực, gia đình và cộng đồng giải
quyết và phòng ngừa bạo lực trẻ em, thực hiện các quyền của trẻ em”.
1.2.6. Khái niệm về nhân viên công tác xã hội
“Nhân viên công tác xã hội là người được đào tạo và trang bị
các kiến thức, kỹ năng công tác xã hội, họ có nhiệm vụ trợ giúp các
đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong
cuộc sống, tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần
thiết, thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân với môi trường tạo ảnh
hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá
nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu
và thực tiễn”.
1.2.7. Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em bị bạo lực
Dịch vụ cơng tác xã hội nói chung và Dịch vụ công tác xã
hội đối với trẻ em bị bạo lực nói riêng rất phong phú và đa dạng, tùy
thuộc vào trình độ phát triển nghề cơng tác xã hội ở mỗi quốc gia mà
số lượng các Dịch vụ công tác xã hội cũng khác nhau và cách phân
loại cũng khác nhau, nhưng tựu chung gồm các dịch vụ sau: (1) Cung
cấp các dịch vụ ban đầu đối với trẻ em bị bạo lực cần sự bảo vệ khẩn
cấp (2) Đánh giá sức khỏe tâm thần (3) Tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm
9


lý (4) Kết nối dịch vụ trợ giúp liên tục, chuyển gửi (5) Tìm kiếm gia

đình hoặc cơ sở chăm sóc thay thế (6) Hỗ trợ hồi gia đồn tụ gia đình
(7) Trợ giúp tiếp các chính sách trợ giúp xã hội (8) Giáo dục kỹ năng
sống, kỹ năng tự bảo vệ (9) Vận động, kết nối nguồn lực trợ giúp trẻ
em bị bạo lực (10) Quản lý trường hợp.
1.2.8. Các nguyên tắc cung cấp dịch vụ công tác xã hội với
trẻ em bị bạo lực
Cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực
phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của dịch vụ công tác xã hội,
đồng thời cũng phải đáp ứng các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm các nhu cầu của trẻ em bị bạo lực;
- Vì lợi ích tốt nhất của trẻ em bị bạo lực;
- Bảo đảm thực hiện được các quyền của trẻ em;
- Bảo đảm sự tham gia của trẻ em bị bạo lực, cha mẹ, người
chăm sóc trẻ em bị bạo lực trong suốt tiến trình giải quyết vấn đề của
trẻ em;
- Không phân biệt đối xử với trẻ em.
1.3. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
Luận văn vận dụng các lý thuyết sau: Thuyết nhu cầu của
Maslow; lý thuyết nhận thức - hành vi; lý thuyết hệ thống; lý thuyết
cơng tác xã hội.
1.4. Chính sách pháp luật về dịch vụ công tác xã hội đối
với trẻ em bị bạo lực
- Hiến pháp năm 2013;
- Luật trẻ em năm 2016;
- Luật phịng, chống bạo lực gia đình;
- Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg;
- Các quyết định, chương trình về bảo vệ, chăm sóc và thúc
đẩy quyền tham gia của trẻ em giai đoạn 2016-2020.

10



1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công xã hội với trẻ
em bị bạo lực
- Các yếu tố khách quan: Chính sách, pháp luật của nhà
nước;
- Các yếu tố chủ quan thuộc về tổ chức cung cấp dịch vụ
công tác xã hội: Về đội ngũ cán bộ quản lý; về cơ sở vật chất phục vụ
việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội; yếu tố thuộc về nhân viên
công tác xã hội; yếu tố thuộc về trẻ em bị bạo lực.
Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ BẠO LỰC TẠI
TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG
2.1. Khái quát đặc điểm của Trung tâm Tư vấn và Dịch
vụ truyền thông
Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông là đơn vị sự
nghiệp công lập được thành lập từ năm 1994, Trung tâm có chức
năng: Tổ chức hoạt động truyền thông, tư vấn, tham vấn, dịch vụ và
sản xuất các sản phẩm truyền thơng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: Sản xuất chương
trình truyền hình về BVCSTE; tổ chức, quản lý hoạt động của Tổng
đài 18001567; mạng lưới tư vấn, tham vấn BVCSTE qua điện thoại,
internet và các kênh truyền thông quốc gia; Tổ chức, thực hiện các
hoạt động truyền thơng, sản xuất các chương trình phát thanh, truyền
hình, các sản phẩm truyền thông về BVCSTE và an sinh xã hội; thực
hiện các chương trình, dự án, các hoạt động dịch vụ truyền thông,
dịch vụ tư vấn, tham vấn và các dịch vụ khác.
Trung tâm có giám đốc, hai phó giám đốc; có 4 phịng chức
năng gồm: Phịng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Kế hoạch; Phòng
Dịch vụ - Tư vấn; Phịng Sản phẩm truyền thơng. Tổng đài 18001567

11


và Văn phòng TVTLTLTE thuộc cơ cấu, chức năng của Phịng Dịch
vụ - Tư vấn. Trung tâm có 37 cơng chức, viên chức và người lao
động, có 01 tiến sĩ, 05 viên chức có trình độ thạc sĩ, 07 viên chức
đang học cao học cịn lại viên chức có trình độ đại học; các nhân viên
được đào tạo chuyên ngành về CTXH, tâm lý, xã hội học chiếm
khoảng trên 50%. Cơ sở vật chất nhìn chung đáp ứng được nhiệm vụ
cung cấp DVCTXH của Trung tâm.
2.2. Kết quả cung cấp dịch vụ tại Trung tâm Tư vấn và
Dịch vụ truyền thông
Việc cung cấp các DVCTXH của Trung tâm chủ yếu thơng
qua Tổng đài 18001567 và Văn phịng TVTLTLTE, do vậy Luận văn
tập trung đánh giá và phân tích sâu đối với hai loại DVCTXH này.
2.2.1. Tại Tổng đài 18001567
Từ tháng 5 năm 2004 đến nay, Tổng đài 18001567 đã tiếp
nhận khoảng 3 triệu cuộc gọi của trẻ em và người dân trên cả nước,
trong đó gần 20% là các cuộc gọi tư vấn và trên 3.000 trường hợp trẻ
em bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán, bị bỏ rơi đã được can thiệp,
trợ giúp; trung bình mỗi năm có khoảng 300 nghìn cuộc gọi đến.

379647
400000
318601301660
350000
300000
246696
246507
250000

200000
135005
134394
150000
95954
90443
6476366890
100000
50000 6529
0
4
5
6
7
8
9
0
1
2
3
4
5
200 200 200 200 200 200 201 201 201 201 201 201

Hình 2.1. Tổng số cuộc gọi đến Tổng đài tính theo năm

12


Số trường hợp tư vấn, hỗ trợ, can thiệp cho TEBBL tăng

hàng năm, trong đó năm 2016 số trường hợp tư vấn tăng gấp 2 lần và
số trường hợp hỗ trợ, can thiệp tăng gấp 2,5 lần so với năm 2013.
Số trẻ em gọi đến Tổng đài chủ yếu là trẻ em; nhóm từ 15
tuổi đến dưới 18 tuổi có số cuộc gọi cao nhất (34,1%), tiếp đến là trẻ
em ở nhóm từ 11 tuổi đến 14 tuổi (với 20,5%). Trong ba năm gần đây
nhóm trẻ em dân tộc thiểu số gọi đến Tổng đài cũng tăng từ 1,7%
năm 2010 lên gần 6% năm 2016.
2.2.2. Tại Văn phòng Tư vấn và Trị liệu tâm lý trẻ em
Từ năm 2013-2016, Văn phòng TVTLTLTE đã hỗ trợ, can
thiệp cho 84 trường hợp TEBBL, trong đó thực hiện miễn phí 255 ca
đánh giá và 1.020 ca trị liệu. Cung cấp dịch vụ có thu phí với tổng số
ca đánh giá là 921, số ca trị liệu là 12.211. Đối tượng miễn phí hồn
tồn là trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, bị mua bán trở về. Trẻ
em thuộc các hộ nghèo cũng được miễn phí một phần.
Bảng 2.1. Số trường hợp hỗ trợ, can thiệp cho TEBBL 2013-2016

TT Nội dung

Năm
2013

1

Số ca
537
tư vấn
- Cung cấp
thông tin
330
- Tư vấn


2

Tổng
cộng

207

Số ca
can thiệp,
58
hỗ trợ

2014

2015

2016

853

793

986

3,169

556

548


635

2,069

297

245

351

1,100

174

122

144

498

13

%

36,56


2.2.3. Hồn cảnh gia đình của trẻ em bị bạo lực sử dụng
dịch vụ của Tổng đài 18001567 và Văn phòng Tư vấn và Trị liệu

tâm lý trẻ em, nguyên nhân các em bị bạo lực
Trẻ em sử dụng dịch vụ tại Văn phòng TVTLTLTE chủ yếu
ở Hà Nội (80%), còn lại 20% trẻ em đến từ các tỉnh khác như Sơn
La, Lạng Sơn, Nam Định, Bắc Ninh, Hà Giang, Quảng Ninh, Đăk
Lăk,…còn trẻ em sử dụng DVCTXH qua Tổng đài 18001567 thì ở
khắp nơi trên cả nước. Đa số TEBBL sống trong các gia đình có vấn
đề xã hội như: gia đình mâu thuẫn, bất hịa, bạo lực gia đình, vi phạm
pháp luật, nghiện rượu, ma túy; trẻ em làm thuê giúp việc gia đình và
bị chủ bạo hành; một số trẻ em do bố mẹ mải làm ăn thiếu quan tâm,
chăm sóc, trẻ bị bắt nạt dẫn đến bị bạo lực.
2.2.4. Các kênh thông tin chủ yếu để các gia đình, trẻ em
biết đến Tổng đài 18001567 và Văn phòng Tư vấn và Trị liệu tâm
lý trẻ em
Từ kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, trẻ em, cha mẹ và người
chăm sóc trẻ em biết đến Tổng đài 18001567 và Văn phịng
TVTLTLTE chủ yếu thơng qua các nguồn thơng tin sau: Ti vi;
Chương trình 1h đường dây nóng trên VOV giao thông; các tổ chức,
cá nhân, bạn bè, người thân giới thiệu.
2.3. Các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội với
trẻ em bị bạo lực tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông
Tổng đài 18001567 và Văn phòng TVTLTLTE hiện đang
cung cấp các loại DVCTXH như sau: Dịch vụ cung cấp thông tin;
Dịch vụ tiếp nhận thông tin, đánh giá nhu cầu và lập kế hoạch hỗ trợ,
can thiệp; Dịch vụ tư vấn, tham vấn; Dịch vụ trị liệu tâm lý; Dịch vụ
kết nối, vận động nguồn lực trợ giúp TEBBL; Dịch vụ truyền thông
nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cha mẹ, người chăm sóc, trẻ em và
cộng đồng xã hội về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em; tập huấn
14



chuyển giao kỹ thuật và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên tư
vấn thuộc Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH các tỉnh, thành phố.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với
trẻ em bị bạo lực tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông
- Yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách của nhà nước;
- Yếu tố thuộc về Tổng đài 18001567 và Văn phòng Tư vấn
và Trị liệu tâm lý trẻ em;
- Yếu tố về nhân viên công tác xã hội làm việc tại Tổng đài
18001567 và Văn phòng Tư vấn và Trị liệu tâm lý trẻ em;
- Yếu tố thuộc về TEBBL và gia đình TEBBL sử dụng dịch
vụ của Tổng đài 18001567 và Văn phòng Tư vấn và Trị liệu tâm lý
trẻ em;
- Yếu tố thuộc về nguồn lực và khả năng kết nối, vận động
nguồn lực của Tổng đài 18001567 và Văn phòng Tư vấn và Trị liệu
tâm lý trẻ em.
2.5. Đánh giá tổng quát dịch vụ công tác xã hội với trẻ em
bị bạo lực tại Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông
2.5.1. Những mặt được chủ yếu
Từ năm 2013 đến năm 2016, Tổng đài 18001567 và Văn
phòng Tư vấn và Trị liệu tâm lý trẻ em đã cung cấp DVCTXH qua
điện thoại, tư vấn, tham vấn cho hàng triệu trẻ em, cha mẹ trẻ em;
đánh giá, trị liệu tâm lý miễn phí cho 84 trường hợp trẻ em bị bạo
lực, bị xâm hại tình dục tại Văn phịng Tư vấn và Trị liệu tâm lý trẻ
em. Đến nay, cả 84/84 trẻ em đã hồi phục và tái hòa nhập hoặc chuẩn
bị tái hịa nhập với gia đình và cộng đồng.
Kết quả đánh giá từ công cụ thang đo Likekirt cho thấy
100% TEBBL và cha mẹ TEBBL đánh giá ở mức hài lòng và rất hài
lòng với các DVCTXH của Tổng đài 18001567 và Văn phòng Tư
vấn và Trị liệu tâm lý trẻ em. Các phụ huynh đánh giá tích cực về


15


hiệu quả trị liệu của Văn phòng, trẻ tiến bộ nhanh, hịa nhập được với
gia đình và mơi trường sống sau thời gian trị liệu.
Tổng đài 18001567 đã xây dựng được một hệ thống phần
mềm cơ sở dữ liệu được đầu tư hiện đại, có nhiều tính năng giúp cho
việc cung cấp dịch vụ khá chuyên nghiệp.
Đội ngũ NVCTXH tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, được
đào tạo cơ bản và thường xuyên được cập nhật, nâng cao năng lực.
Hệ thống các Trung tâm cung cấp DVCTXH được thành lập
ở các tỉnh, thành phố, một số Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền
thơng có đội ngũ NVCTXH chun mơn vững, phối hợp với Tổng
đài 18001567 hỗ trợ, can thiệp đối với TEBBL rất tốt. Việc kết nối
giữa Tổng đài 18001567 với hệ thống Trung tâm cung cấp DVCTXH
các tỉnh, thành phố, mạng lưới các tổ chức hoạt động vì trẻ em, đặc
biệt là Ngơi nhà Bình n và Hagar International Việt Nam rất dễ
dàng, thuận lợi.
2.5.2. Những khó khăn, hạn chế
Nhà nước chưa có khung khổ pháp luật đầy đủ cho việc hành
nghề CTXH, đặc biệt là chưa có các quy định cụ thể về quy trình,
tiêu chuẩn chất lượng, định mức chi phí đối với các DVCTXH.
Vị trí, vai trò, thẩm quyền của Tổng đài 18001567 chưa được
xác định đầy đủ và chưa rõ ràng, do vậy, việc hỗ trợ, can thiệp cịn
gặp nhiều khó khăn, nhất là trong quá trình kết nối chuyển tuyến hỗ
trợ TEBBL. Số điện thoại 18001567 rất dài, khó nhớ.
Đội ngũ NVCTXH được đào tạo cơ bản về CTXH hoặc
chuyên sâu về trị liệu tâm lý chưa nhiều. Trình độ, năng lực tư vấn,
trị liệu tâm lý của NVCTXH ở các Trung tâm cung cấp DVCTXH
cấp tỉnh, cấp huyện chưa cao.

2.6. Những bài học kinh nghiệm
Một là, trong bối cảnh khung khổ pháp luật về CTXH chưa
đầy đủ, hồn thiện, cịn nhiều khoảng trống, Trung tâm đã chủ động
16


nghiên cứu xây dựng quy trình cung cấp DVCTXH nói chung, trong
đó có DVCTXH với TEBBL.
Hai là, việc kết hợp hài hòa các DVCTXH do Trung tâm trực
tiếp cung cấp cũng như kết nối với các tổ chức khác hoặc các địa
phương để bảo đảm tính liên tục trong cung cấp DVCTXH cho
TEBBL, nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTXH cho TEBBL.
Ba là, trong quá trình làm việc, Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ
truyền thông thường xuyên mời các cố vấn, chuyên gia hàng đầu
trong lĩnh vực tư vấn và trị liệu tâm lý trẻ em để giám sát, trao đổi
chun mơn, tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn sâu cho đội
ngũ NVCTXH nhằm nâng cao chất lượng cung cấp DVCTXH của
Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông.
Bốn là, đa phần TEBBL thuộc các gia đình có hồn cảnh khó
khăn về kinh tế, gia đình có vấn đề xã hội, có gia đình lại ở xa Hà
Nội; do vậy, việc kết nối vận động nguồn lực trợ giúp từ cộng đồng
xã hội giúp trẻ em về chỗ ở, và các dịch vụ khác giúp trẻ em được
cung cấp dịch vụ CTXH một cách tốt nhất.
Năm là, Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông đã sử
dụng các cố vấn chun mơn có trình độ chun mơn cao để kiểm
sốt chất lượng dịch vụ.

17



Chương 3: QUY TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ CƠNG TÁC XÃ
HỘI ĐỐI VỚI MỘT TRƯỜNG HỢP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ BẠO LỰC CỦA
TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ TRUYỀN THƠNG
3.1. Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với
trường hợp cụ thể
Tên cháu là Bạch Nam P (sau đây gọi tắt là P)
Sinh năm 19/5/2004
Giới tính: Nam
Nơi sinh tại huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ; Thường trú tại Thị trấn
Kim Bài huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
Cháu P là học sinh lớp 7 trường Trung học cơ sở thị trấn K.
Bố cháu là người lao động tự do, không nghề nghiệp ổn định,
hay cờ bạc và nghiện rượu, ít quan tâm đến các con.Mẹ cháu P làm
nông nghiệp, hiền lành, chất phác, cam chịu và ln chăm sóc, quan
tâm tới các con.Cháu P thường xuyên bị bố đẻ đánh đập và cũng
thường xuyên phải chứng kiến cảnh mẹ cháu bị bố bạo hành. Cháu P
có biểu hiện rối loạn về tâm lý như sợ hãi, đái dầm, hay giật mình,
chán học, bỏ học thường xuyên và nhiều lần bỏ nhà đi.
Trung tâm đã thực hiện quy trình can thiệp, hỗ trợ cháu P
gồm 7 bước như sau: (1) Tiếp nhận cuộc gọi (2) Tiếp nhận thông tin
(3) Xác định vấn đề của cháu P (4) Đánh giá nhu cầu của cháu P và
lên kế hoạch can thiệp, hỗ trợ (5) Thực hiện kế hoạch trị liệu cháu P
(6) Lượng giá (7) Đóng ca, lưu hồ sơ.
3.2. Một số nhận xét về quy trình cung cấp dịch vụ cơng
tác xã hội của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông
3.2.1. Một số nhận xét chung
Đối chiếu, so sánh giữa quy trình can thiệp, trợ giúp TEBBL
của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thơng với quy trình can

18


thiệp, trợ giúp TEBBL quy định tại Thông tư số 23/2010/TTLĐTBXH (có 5 bước) cho thấy, về cơ bản quy trình can thiệp, trợ
giúp TEBBL của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông (7
bước) đã bảo đảm đầy đủ nội dung các bước của quy trình chuẩn quy
định tại Thông tư số 23/2010/TT-LĐTBXH.
Việc quản lý trường hợp TEBBL tại Trung tâm Tư vấn và
Dịch vụ truyền thông bước đầu có áp dụng theo phương pháp CTXH
cá nhân, tuy nhiên nội hàm của mỗi bước ứng dụng chưa đầy đủ. Hồ
sơ quản lý trường hợp TEBBL từ khi mở đến khi đóng ca được cập
nhật vào phần mềm của Tổng đài 18001567 cũng có các bước nhưng
cịn q đơn giản và giống như nhật ký tiến trình can thiệp, hỗ trợ,
chưa phải là CTXH chuyên nghiệp. Đây cũng là tình trạng chung của
các cơ sở cung cấp DVCTXH hiện nay.
3.2.2. Một số nhận xét cụ thể từng bước trong quy trình
cung cấp dịch vụ cơng tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực của
Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông
- Bước 1. Tiếp nhận cuộc gọi và bước 2. Tiếp nhận thông tin,
hai bước này nên gộp lại thành 1 bước “Tiếp nhận thông tin”, bên
cạnh đó, Trung tâm chưa có quy định hướng dẫn đối với những
trường hợp khẩn cấp mà chỉ quy định tiếp nhận thơng tin nói chung.
- Tại bước 4 “Đánh giá nhu cầu và lên kế hoạch can thiệp, hỗ
trợ”, NVCTXH đã tiến hành đánh giá nhu cầu của TEBBL thơng qua
người mẹ, nhưng chưa có sự tham gia của TEBBL mặc dù cháu bé đã
13 tuổi. Việc lên kế hoạch can thiệp, hỗ trợ được NVCTXH thực hiện
một cách đơn giản, chủ yếu dựa theo kinh nghiệm xử lý tình huống
mà chưa thực hiện việc đánh giá một cách bài bản; chưa có đầy đủ
các thơng tin như làm cái gì, ai làm, làm khi nào, trong bao lâu và
làm như thế nào.

- Việc phân tích hồn cảnh, điều kiện sống của cháu P thông
qua việc lập sơ đồ phả hệ, sơ đồ sinh thái của TEBBL là cần thiết đối
19


với trường hợp cháu P, nhưng NVCTXH chưa thực hiện điều này để
thấy mối liên kết, quan hệ lỏng lẻo giữa cháu P và bố cháu, cho nên
chưa thấy có hoạt động nào hỗ trợ, tác động đến bố cháu P, giúp bố
cháu thay đổi, cải thiện mối quan hệ với cháu tốt hơn, nếu có can
thiệp đó thì sẽ có tác động tích cực tới cháu P hơn và ngược lại.
3.3. Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội tại Trung tâm
Tư vấn và Dịch vụ truyền thông
- Vai trò tham vấn, tư vấn, trị liệu tâm lý
- Vai trị kết nối nguồn lực
- Vai trị truyền thơng, nâng cao nhận thức về phòng, chống
bạo lực trẻ em.
3.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công
tác xã hội đối với trẻ em bị bạo lực
- Mở rộng DVCTXH với TEBBL;
- Hồn thiện quy trình, tiêu chuẩn, định mức chi phí
DVCTXH cho TEBBL;
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ NVCTXH của Trung tâm
Tư vấn và Dịch vụ truyền thông và tuyến dưới;
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng DVCTXH;
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc cung
cấp DVCTXH;
- Truyền thơng nâng cao nhận thức về phịng, chống BLTE
và quảng bá DVCTXH của Trung tâm.
3.5. Khuyến nghị
3.5.1. Đối với nhà nước

- Hoàn thiện khung khổ luật pháp về CTXH; nghiên cứu, xây
dựng Luật hành nghề CTXH.
- Nâng cấp Tổng đài 18001567 thành Tổng đài điện thoại
quốc gia bảo vệ trẻ em với 3 số ngắn (ví dụ số 111 hoặc 116 chẳng
hạn) sử dụng chung trên phạm vi toàn quốc, khơng thu phí viễn thơng
20


và phí tư vấn đối với người gọi đến tổng đài; Văn phòng TVTLTLTE
trở thành một đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công về tư vấn và trị
liệu tâm lý trẻ em.
- Nghiên cứu, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy
định về phát triển hệ thống cơ sở cung cấp DVCTXH; quy trình cung
cấp DVCTXH, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng DVCTXH, định mức
chi phí DVCTXH;
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển nghề CTXH chuyên
nghiệp.
3.5.2. Đối với Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông
- Nâng cao chất lượng DVCTXH cho TEBBL, phát triển và
đa dạng hóa các loại hình DVCTXH đối với TEBBL tại Trung tâm;
- Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc cung
cấp DVCTXH cho TEBBL;
- Cải cách hành chính, ứng dụng cơng nghệ thơng tin và các
phương pháp quản lý hiện đại đối với hoạt động cung cấp DVCTXH
tại Trung tâm;
- Tăng cường hoạt động truyền thông, nhất là truyền thông
nâng cao nhận thức nhằm thay đổi thái độ, hành vi của đối tượng gây
bạo lực trẻ em. Đổi mới hình thức truyền thơng giới thiệu về Tổng
đài 18001567 và Văn phòng Tư vấn và Trị liệu tâm lý trẻ em để cha
mẹ và trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải

đảo biết, sử dụng các DVCTXH của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ
truyền thông.
3.5.3. Đối với nhân viên công tác xã hội
Luôn trau dồi kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp,
nắm chắc luật pháp, chính sách của Nhà nước về trẻ em, các văn bản
liên quan đến lĩnh vực CTXH; Nâng cao chất lượng cung cấp
DVCTXH cho trẻ em. Tích cực, chủ động giúp TEBBL tiếp cận các
chính sách hỗ trợ của nhà nước và biện hộ, kết nối nguồn lực trợ giúp
21


trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và gia đình trẻ em. Chủ động đề xuất
việc hồn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến DVCTXH cho trẻ
em dựa vào bằng chứng thơng qua thực tiễn hoạt động của mình.
3.5.4. Đối với cha mẹ trẻ em bị bạo lực và bản thân trẻ em
bị bạo lực
- Cha mẹ chủ động tìm hiểu thơng tin, kiến thức, kỹ năng
phịng, chống BLTE, đặc biệt chú trọng khâu phòng ngừa. giáo dục
trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo mơi
trường an tồn, phịng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh bị bạo lực,xâm
hại. Phối hợp chặt chẽ với cơ sở cung cấp DVCTXH để việc đáp ứng
nhu cầu của TEBBL được tốt hơn.
- Trẻ em cần học hỏi kỹ năng tự bảo vệ mình khi phát hiện
có nguy cơ bị bạo lực phải chia sẻ với cha mẹ, thầy cô giáo hoặc gọi
đến Tổng đài 18001567 để được can thiệp, hỗ trợ kịp thời.

22


KẾT LUẬN

Bạo lực trẻ em là một trong những vấn nạn đối với trẻ em
trên phạm vi toàn cầu, châu Á là một trong các khu vực có tỷ lệ bạo
lực trẻ em cao nhất trên thế giới. Ở Việt Nam hiện tượng BLTE
vẫncòn tồn tại, một số vụ bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng, tạo dư
luận bức xúc trong xã hội; Bạo lực trẻ em xảy ra trong gia đình,
trường học và cộng đồng với nhiều hình thức khác nhau như bạo lực
thể chất, bạo lực tinh thần, xâm hại tình dục, bóc lột kinh tế. Bạo lực
trẻ em để lại hậu quả tiêu cực tới sự phát triển của trẻ em và sự phát
triển của gia đình, xã hội. Hiện nay, quan niệm bất bình đẳng giới,
“thương cho roi cho vọt” ít nhiều vẫn cịn tồn tại trong xã hội Việt
Nam, đó là nguyên nhân khiến cho một bộ phận cha mẹ, thầy, cô
chấp nhận sử dụng bạo lực như một phương pháp dạy dỗ trẻ em,
chúng ta cần lên tiếng mạnh mẽ để loại bỏ quan niệm này.
Việc cung cấp DVCTXH đối với TEBBL để giúp các em
giảm thiểu tổn thương, ổn định về tâm lý, tình cảm, hịa nhập cộng
đồng là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Luận văn đã tổng quan được một số nghiên cứu quan trọng
có liên quan đến TEBBL và CTXH với trẻ em ở trong nước và quốc
tế, qua đó đã xác định được khoảng trống để luận văn tiếp tục nghiên
cứu làm sáng tỏ thêm, đặc biệt là nội dung về DVCTXH đối với
TEBBL.
Luận văn cũng đã hệ thống hóa được một số khái niệm, thuật
ngữ chủ yếu liên quan đến TEBBL, các hình thức bạo lực, nguyên
nhân, hậu quả của bạo lực trẻ em. Làm rõ một số vấn đề lý luận về
CTXH đối với TEBBL bao gồm: các khái niệm, nội hàm CTXH đối
với TEBBL, quy trình cung cấp DVCTXH, các yếu tố ảnh hưởng, tác
động đến việc cung cấp DVCTXH đối với TEBBL; các lý thuyết vận
dụng trong nghiên cứu luận văn như lý thuyết nhu cầu, lý thuyết hệ
thống, thuyết nhận thức - hành vi, thuyết CTXH cá nhân.
23



×