Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Sử dụng đồ dùng trực quan nâng cao khả năng ghi nhớ truyện kể cho trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 109 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI : SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
NÂNG CAO KHẢ NĂNG GHI NHỚ TRUYỆN KỂ
CHO TRẺ 5-6 TUỔI

Sinh viên

: Nguyễn Thị Loan Em

Lớp

: Cao học giáo dục Mầm non K25

Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Nhƣ Mai

NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô PGS.TS Nguyễn Thị
Như Mai đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa giáo dục
mầm non - trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ
kiến thức, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu cùng các giáo viên dạy lớp
trường mẫu giáo Hướng Dương, – Thành Phố Long Xuyên, tỉnh An Giang đã


tạo điều kiện giúp em thực nghiệm và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.
Em xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động
viên để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
An Giang, 1tháng 5 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Loan Em


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 6
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2.Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tương nghiên cứu .................................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 2
5.Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2
6.Giới hạn nghiên cứu ........................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BIỆN PHÁPSỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC
QUAN NÂNG CAO KHẢ NĂNGGHI NHỚ TRUYỆN KỂ CHO TRẺ 5-6
TUỔI .......................................................................................................................... 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới...............................................................5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước.................................................................6
1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................ 8
1.2.1. Khả năng ghi nhớ truyện kể của trẻ 5 - 6 tuổi .....................................................8
1.2.2. Sử dụng ĐDTQ nâng cao khả năng ghi nhớ truyện kể cho trẻ 5-6 tuổi .............8
1.2.3. Biện pháp sử dụng ĐDTQ nâng cao khả năng ghi nhớ truyện kể cho trẻ5 - 6
tuổi ...................................................................................................................................9
1.3. Đặc điểm ghi nhớ của trẻ 5-6 tuổi .................................................................. 9

1.4. Hoạt động kể chuyện ở trường mầm non ..................................................... 12
1.4.1. Các thể loại truyện kể ở trường mầm non .........................................................12
1.4.2. Hoạt động kể cho trẻ nghe truyện ......................................................................15
1.4.3. Hoạt động dạy trẻ kể lại truyện ..........................................................................21
1.5. Biểu hiện của khả năng ghi nhớ truyện kể của trẻ5 - 6 tuổi ........................ 25
1.6. Ảnh hưởng của biện pháp sử dụng ĐDTQ đến khả năng ghi nhớtruyện kể
của trẻ5-6 tuổi...................................................................................................... 26
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐDTQ NÂNG CAO KHẢ NĂNG
GHI NHỚ TRUYỆN KỂ CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM
NON……………………………………………………………………………29
2.1. Tổ chức nghiên cứu………………………………………………………..30
2.2. Các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá khả năng ghi nhớ truyệnkể của trẻ
5-6 tuổi ................................................................................................................ 33


2.2.1. Tiêu chí đánh giá khả năng ghi nhớ truyện kể của trẻ 5-6 tuổi.........................33
2.2.2. Thang đánh giả khả năng ghi nhớ truyện kể của trẻ 5-6 tuổi ............................34
2.2.3. Đánh giá, xếp loại ...............................................................................................34
2.3Kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 35
2.3.1. Thực trạng biện pháp sử dụng ĐDTQ nâng cao khả năng ghi nhớ truyện kể
cho trẻ5-6 tuổi ở trường mầm non. ..............................................................................35
2.3.2. Thực trạng khả năng ghi nhớ truyện kể của trẻ5 - 6 tuổi ở trường mầm non ..40
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 45
CHƢƠNG 3 : ĐỀ XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ
DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN NÂNG CAO KHẢ NĂNG GHI NHỚ
TRUYỆN KỂ CHO TRẺ 5-6 TUỔI ................................................................ 47
3.1 Đề xuất một số biện pháp sử dụng ĐDTQ nâng cao khả năng ghi nhớ truyện
kể cho trẻ 5 - 6 tuổi.............................................................................................. 47
3.1.1 Căn cứ xây dựng biện pháp sử dụng ĐDTQ nâng cao khả năng ghi nhớ truyện

kể cho trẻ 5- 6 tuổi. .......................................................................................................47
3.1.2 Đề xuất biện pháp sử dụng ĐDTQ nâng cao khả năng ghi nhớ truyện kể cho
trẻ5-6 tuổi ......................................................................................................................50
3.2 Tổ chức thử nghiệm ...................................................................................... 53
3.2.1 Mục đích thử nghiệm ...........................................................................................53
3.2.2 Nội dung thử nghiệm ...........................................................................................53
3.2.3 Đối tượng thử nghiệm .........................................................................................54
3.2.4 Cách tiến hành thử nghiệm ..................................................................................54
3.2.5 Kết quả thử nghiệm .............................................................................................58
Kết luận chương 3 ............................................................................................... 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM....................................................... 68
1. Kết luận ........................................................................................................... 68
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 70
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐDTQ

Đồ dùng trực quan

ĐC

Đối chứng

TN

Thực nghiệm


GVMN

Giáo viên mầm non

TBC

Trung bình cộng


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
1/Bảng 1: cách đánh giá………………………………………………trang 33
2/Bảng 2: kết quả điều tra mức độ nhận thức của giáo viên về việc sử dụng
ĐDTQ trong hoạt động kể chuyện…………………………………...trang 34
3/Bảng 3: mức độ sử dụng ĐDTQ trong hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe..37
4/Bảng 4: biểu thị mức độ ghi nhớ truyện kể của của trẻ trước TN…………39
5/Bảng 5: Kết quả khảo sát trước TN…………………………………………58
6/Bảng 6: bảng tổng hợp mức độ ghi nhớ truyện kể của trẻ trước TN………60
7/Bảng 7: Kết quả khảo sát sau TN………………………………………….60
8/Bảng 8: so sánh kết quả trước TN và sau TN của trẻ…………………….62
9/Bảng 9: Kiểm định hiệu quả TN của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN (sau 7
ngày)…………………………………………………………………………..64
10/Biểu đồ 1: biểu thị mức độ nhận thức của giáo viên trong việc sự dụng
ĐDTQ trong hoạt động kể chuyện……………………………………………34

11/Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện khả năng ghi nhớ truyện kể của trẻ trước TN ở
hai nhóm TN và ĐC……………………………………………………………58
12/Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện khả năng ghi nhớ truyện kể của trẻ sau TN ở hai
nhóm TN và ĐC……………………………………………………………….61
PHỤ LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đồ dùng trực quan có vai trò quan trọng trong tổ chức hoạt động ở trường
mầm non. Đồ dùng trực quan tạo điều kiện cho trẻ huy động các giác quan, các
năng lực hoạt động nhận thức tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự tìm tòi,
kích thích khả năng khám phá, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành của trẻ.
Giáo viên chỉ đóng vai trò là người gợi mở, dẫn dắt và giải đáp những thắc mắc
những điều trẻ không thể trả lời. Sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả sẽ tạo
điều kiện giúp trẻ dễ tiếp nhận, ghi nhớ sâu hơn những biểu tượng, hình ảnh;
tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học thêm sinh động. Do đó, đồ dùng trực
quan cũng chính là phương tiện hữu hiệu giúp trẻ nhận thức và thể hiện cảm xúc
của mình.
Những đồ dùng trực quan như: nhạc cụ gõ, tranh ảnh …có liên quan đến nội
dung tác phẩm truyện kể thường được giáo viên sử dụng minh họa trong giờ học
nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Hay một trường hợp khác kết hợp nhiều đồ dùng
như là sử dụng các đạo cụ, hoá trang khi kể truyện kết hợp vận động theo nhạc
sẽ giúp trẻ thể hiện tự tin, sinh động và hấp dẫn hơn.
Ngược lại họat động kể truyện sẽ kém hiệu quả nếu không có các đồ dùng
trực quan như hình con vật, đồ hóa trang, băng, đĩa hình… Nếu kể chuyệnvề
động vật mà không có hình ảnh về động vật, giáo viên chỉ mô tả bằng lời thì sẽ
khó hấp dẫn trẻ và đặc biệt là trẻ khó hình dung được hình ảnh con vật.
Hiện nay, nhiều giáo viên mầm non sử dụng đồ dùng trực quan chưa đạt hiệu
quả cao. Đặc biệt, trong các giờ kể truyện, tình trạng ― dạy chay‖ còn phổ biến
nên thiếu sinh động, làm cho trẻ nhàm chán, hoặc do thường xuyên áp dụng
những biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan quá quen thuộc. Mặt khác, đồ dùng
trực quan trong nhiều trường mầm non còn hạn chế về nội dung, số lượng,
thường đồ dùng trực quan được sử dụng trong hoạt động kể chuyện của cô là
những đồ dùng trực quan đã cũ và được sử dụng nhiều lần, nên phần lớn trẻ
chưa hứng thú với câu chuyện của cô, nên việc tập trung của trẻ để ghi nhớ nội

1


dung truyện và có thể kể lại truyện còn hạn chế .Thực trạng này có thể do giáo
viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của ĐDTQ với khả năng ghi nhớ
truyện kể của trẻ, đồng thời lựa chọn ĐDTQ và thời điểm sử dụng ĐDTQ chưa
hiệu quả . Thực tế này cho thấy cần phải sử dụng hiệu quả hơn những đồ dùng
trực quan để giúp cho trẻ 5-6 tuổi nâng cao khả năng ghi nhớ truyện kể. Vì thế,
đề tài " Sử dụng đồ dùng trực quan nâng cao khả năng ghi nhớ truyện kể
cho trẻ 5-6 tuổi‖ được lựa chọn để nghiên cứu.
2.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp sử
dụng ĐDTQ nâng cao khả năng ghi nhớ cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động
LQVTPVH, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
3. Khách thể và đối tƣơng nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu
Quá trình nâng cao khả năng ghi nhớ truyện kể cho trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non.
3.2.Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp sử dụng ĐDTQ nâng cao khả năng ghi nhớ truyện kể cho trẻ 56 tuổi.
4. Giả thuyết khoa học
Khả năng ghi nhớ truyện kể của trẻ 5 - 6 tuổi được nghiên cứu còn chưa
tốt do biện pháp sử dụng ĐDTQ của giáo viên chưa phù hợp. Nếu nghiên cứu và
đề xuất được một số biện pháp sử dụng ĐDTQ trong hoạt động kể chuyện phù
hợp như biện pháp kể chuyện kết hợp quan sát ―con rối‖minh họa nội dung
truyện, biện pháp kể chuyện kết hợp xem tranh trên ―tivi thần kì‖, minh họa câu
truyện bằng video ...sẽ góp phần nâng cao khả năng ghi nhớ truyện kể cho trẻ.
5.Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.Nghiên cứu cơ sở lý luận của biện pháp sử dụng ĐDTQ nâng cao khả năng
ghi nhớ truyện kể cho trẻ 5 - 6 tuổi

5.2.Nghiên cứu thực trạng biện pháp sử dụng ĐDTQ nâng cao khả năng ghi nhớ
truyện kể cho trẻ 5 - 6 tuổi
2


5.3.Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp sử dụng ĐDTQ nâng cao khả năng
ghi nhớ truyện kể cho trẻ 5–6 tuổi
6.Giới hạn nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp sử dụng ĐDTQ nâng cao khả năng ghi
nhớ truyện kể cho trẻ 5-6 tuổi.
-Khách thể nghiên cứu: 80 trẻ và 30 giáo viên mầm non.
-Địa bàn nghiên cứu: Trường mẫu giáo Hướng Dươngvà trường mẫu giáo
Hoa Phượng –thành phố Long Xuyên, An Giang.
7.Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập tài liệu, nghiêu cứu, phân tích, tổng hợp những nguồn tài liệu có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lí luận, định hướng cho
việc nghiên cứu thực tiễn.
7.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1.Phương pháp quan sát
-Mục đích:
•Điều tra mức độ hứng thú và khả năng ghi nhớ truyện kể của trẻ 5–6 tuổi.
•Điều tra biện pháp sử dụng ĐDTQ của giáo viên trong hoạt động kể
chuyện.
-Cách sử dụng: Đối với phương pháp này, chúng tôi quan sát giáo viên và trẻ
trong hoạt động kể cho trẻ nghe truyện của giáo viên, sau đó ghi nhận lại kết quả.
7.2.2.Phương pháp đàm thoại
-Mục đích: Điều tra khả năng ghi nhớ truyện kể của trẻ.
-Cách sử dụng: Với phương pháp này, chúng tôi tiến hành đàm thoại với
trẻ qua hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị trước (áp dụng phương pháp cho cả

quá trình điều tra thực trạng và quá trình tiến hành TN) và ghi chép lại câu trả
lời.
7.2.3.Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
-Mục đích:
•Điều tra thực trạng biện pháp sử dụng ĐDTQ trong hoạt động kể chuyện
3


của giáo viên.
•Điều tra nhận thức của giáo viên về biện pháp sử dụng ĐDTQ trong hoạt
động kể chuyện.
•Điều tra khó khăn của giáo viên trong việc ứng dụng các biện pháp sử
dụng ĐDTQ trong hoạt động kể chuyện.
-Cách sử dụng: Chúng tôi tiến hành gửi phiếu hỏi đã chuẩn bị trước đến
40 giáo viên trong trường sau đó thu lại, tổng hợp và ghi nhận kết quả.
7.2.4.Phương pháp thực nghiệm
-Mục đích:
•Tìm hiểu thực trạng khả năng ghi nhớ truyện kể của trẻ 5 - 6 tuổi.
•Làm rõ tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp đề xuất.
-Cách sử dụng:
•Chúng tôi tiến hành ứng dụng các biện pháp sử dụng ĐDTQ trong hoạt
động kể chuyện đã đề xuất với nhóm TN.
•Sau đó sử dụng hệ thống câu hỏi liên quan đến câu chuyện trẻ vừa được
nghe để đàm thoại với trẻ, sau đó ghi nhận kết quả. Ba ngày sau và bảy ngày sau
kiểm tra lại kết quả.
7.3.Phương pháp xử lí số liệu
-Mục đích: Phân loại, đánh giá kết quả thực trạng và kết quả TN
-Cách sử dụng: Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu, thông tin (kết quả
trước và sau TN) và sử dụng một số công thức thống kê toán học để xử lý số
liệu.


4


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN BIỆN PHÁP
SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN NÂNG CAO KHẢ NĂNG
GHI NHỚ TRUYỆN KỂ CHO TRẺ 5-6 TUỔI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mục tiêu của bậc học mầm non là phát triển toàn diện cho trẻ cả về thể
chất tinh thần, trí tuệ cũng như đạo đức - thẩm mĩ. Một trong những yếu tố tác
động mạnh mẽ đến chất lượng giáo dục trẻ chính là phương pháp giáo dục. Các
nhà nghiên cứu về giáo dục mầm non đã và đang cố gắng tìm kiếm và xây dựng
hệ thống phương pháp giáo dục nhằm đáp ứng được mục tiêu trên, giúp trẻ
nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống xã hội và chuẩn bị vào học ở trường phổ
thông. Phương pháp trực quan là một trong những phương pháp được các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm.
1.1.1.Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Trẻ em tự nhiên tò mò và không ngừng học hỏi về thế giới xung quanh để tự
mình phát triển. Phát triển nhận thức là khả năng xử lý thông tin, lý trí, nhớ và
thể hiện cảm xúc mà có thể được thúc đẩy thông qua nhiều khía cạnh của trò
chơi-ăn mặc, trò chơi hội đồng và chơi tích cực.
Trên thế giới đang nghiên cứu về trẻ em của Torkel Klingberg đã viết về trí tuệ,
vai trò của trí nhớ của trẻ em trong cuốn sách ―The Learning Brain: Memory and
Brain Development in Children‖. Torkel Klingberg là một trong những nhà thần
kinh học nhận thức hàng đầu trên thế giới, ông đã trình bày những phương pháp
để trẻ em có cơ hội học hỏi và phát triển tốt nhất.
Chìa khóa để nâng cao chất lượng giáo dục là hiểu được hoạt động của bộ não:
đó là nơi mà việc học tập diễn ra. Ông tập trung đặc biệt vào "trí nhớ đang hoạt
động" - khả năng tập trung và giữ thông tin liên quan trong đầu của chúng ta
trong khi bỏ qua những phiền nhiễu (một chủ đề mà tác giả đã viết trong cuốn

The Overflowing Brain). Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt rất lớn trong trí nhớ
làm việc của trẻ em, với một số trẻ mười tuổi thực hiện ở mức độ của một đứa
trẻ mười bốn tuổi, những đứa khác ở độ tuổi sáu tuổi. Quan trọng hơn, trẻ em có
5


trí nhớ làm việc cao có kỹ năng đọc và đọc tốt hơn, trong khi trẻ em có trí nhớ
làm việc tồi tệ luôn hoạt động kém. Điều thú vị là giáo viên có xu hướng cảm
thấy trẻ em có bộ nhớ làm việc kém như mơ màng hoặc không tập trung, không
nhận ra rằng những đứa trẻ này có vấn đề về bộ nhớ.
Cuốn sách cũng cung cấp nhiều kỹ thuật khác nhau và những hiểu biết khoa học
có thể chỉ dạy cho chúng ta cách cải thiện trí nhớ làm việc của con em chúng ta.
Klingberg cũng thảo luận làm thế nào căng thẳng có thể làm suy giảm trí nhớ
làm việc và làm thế nào sử dụng trò chơi trực quan, vận động thực sự có thể sửa
đổi các tế bào thần kinh của não và cải thiện hiệu suất lớp học.
Một thực nghiệm mang tính kinh điển của nhóm các nhà tâm lí học nổi
tiếng Nga là Vưgốtxki, Luria, Lêônchiep thực hiện từ những năm 30 của thế kỉ
trước, mang tên ―phương pháp kích thích chức năng kép‖. Thực nghiệm cho
thấy trẻ 5-7 tuổi đã biết sử dụng các bức tranh làm phương tiện hay điểm tựa để
nhớ từ. Thực nghiệm đã khẳng định tầm quan trọng của đồ dùng trực quan đối
với khả năng ghi nhớ của trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo.
1.1.2.Các công trình nghiên cứu trong nước
Đặng Thị Hà, Khoa SP THMN với bài viết ―SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC
QUAN TRONG DẠY HÁT CHO TRẺ MẦM NON ― đã khái quát trình bày về
đồ dùng trực quan trong dạy học âm nhạc. Tác giả đã khái quát nội dung hoạt
động âm nhạc ở trường mầm non bao gồm ca hát, vận động, nghe nhạc và trò
chơi âm nhạc. Tác giả cho rằng cần kết hợp các phương pháp dạy học cơ bản:
Phương pháp trực quan thính giác, phương pháp dùng lời, phương pháp thực
hành nghệ thuật, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
Đặc biệt Ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, chủ yếu là tư duy trực quan hình ảnh và tưởng

tượng. Các hoạt động âm nhạc của trẻ đều gắn với đồ dùng trực quan. Vì thế,
phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan rất quan trọng, nó góp phầnlớn trong
việc giáo dục âm nhạc cho trẻ.Để quá trình dạy học ở mầm non đạt hiệu quả
chúng ta phải biết sử dụng hợp lí và có hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy
hát, dạy vận động - múa, nghe nhạc, tổ chức trò chơi âm nhạc.
Đó là về lĩnh vực âm nhạc, khi nhận thức thì trẻ mầm non còn được nhận
6


thức ở các lĩnh vực khác đặc biệt khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thì
sao? Ở đây chúng ta không thể không nhắc đến tác giả Nguyễn Kim Giang, bà
có nhiều nghiên cứu về tầm quan trọng của ĐDTQ trong hoạt động cho trẻ
LQVTPVH. Trong cuốn ―phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác
phẩm văn học‖ bà đã khẳng định rằng: ―việc sử dụng đồ dùng trực quan tốt sẽ
gây hứng thú, tạo tình huống, cũng cố những biểu tượng, khắc sâu ấn tượng
nghệ thuật‖ . Theo bà, ĐDTQ vô cùng hữu hiệu với trẻ trong quá trình lĩnh hội
tác phẩm văn học.
Trong sáng kiến kinh nghiệm của Nguyễn Thị Hồng trường mầm non Đông
Triều, Quảng Ninh đã có đề tài ―Biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan
hấp dẫn‖ để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất hình thành những biểu tượng toán
học sơ đẳng cho trể 5 -6 tuổi một cách chính xác và bền vững, khắc phục phần
lớn những khó khăn chung đồng thời phát huy cao nhất được tính tích cực của
trẻ.
Đề tài này thể hiện sự quan tâm thiết thực đến trẻ em tôn trọng quyền của trẻ
được sống và phát triển, quyền được học tập hình thành tiếp thư nền giáo dục
tiến bộ, được hưởng nền văn hoá của dân tộc mình. Trên cơ sở tiếp thu và vận
dụng những thành tựu niên ngành, thì đề tài này góp phần làm sáng tổ đúng đắn
các vấn đề lý luận và học tập vui chơi của trẻ với phương châm ― Học mà chơi,
chơi mà học‖ trong trường Mầm non làm phong phú hơn về cách hiểu và cách
nhìn trẻ em hiện nay trong giáo dục Mầm non.

Đề tài dựa vào quan điểm giáo dục trẻ em phát triển toàn diện việc đưa chương
trình chăm sóc giáo dục trẻ phải dựa trên tâm lý của trẻ để rút ra một số phương
pháp biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quên với toán giúp trẻ tìm tòi
khám phá mọi vấn đề xung quanh trẻ trong các hoạt động và học tập nhất là môn
làm quên với toán. Hoạt động của bộ môn toán và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
để xây dụng những trò chơi học tập nhằm phảm ánh nội dung cơ bản của tiết học
toán góp một phần nhỏ vào đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu
quả cho tiết học toán, giờ học sôi nổi say mê không mệt mỏi.
Có thể thấy, có nhiều công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới
7


bàn rất nhiều về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học cho trẻ
mầm non. Các tác giả đều khẳng định tầm quan trọng của đồ dùng trực quan đối
với sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung và khả năng ghi nhớ truyện kể của
trẻ nói riêng. Nghiên cứu sử dụng ĐDTQ nâng cao khả năng ghi nhớ truyện kể
cho trẻ sẽ kế thừa và phát huy những thành tựu của các công trình nghiên cứu
trước đó, đồng thời đưa ra những biện pháp giáo dục mới nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động cho trẻ LQTPVH.
1.2.Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.Khả năng ghi nhớ truyện kể của trẻ 5 - 6 tuổi
1.2.1.1.Khả năng ghi nhớ
Khả năng ghi nhớ được hiểu là năng lực tạo nên dấu vết của đối tượng
trên vỏ não, gắn đối tượng với những tri thức đã có trong quá trình nhớ.
1.2.1.2.Truyện kể
Truyện kể là một tác phẩm văn học thuộc loại tự sự. Các thể loại truyện
dân gian, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài đều là những thể loại rõ rệt nhất
thuộc loại hình tự sự.
1.2.1.3.Khả năng ghi nhớ truyện kể
Có thể hiểu khả năng ghi nhớ truyện kể là năng lực tạo dấu vết của câu

chuyện trên vỏ não, gắn câu chuyện với những tri thức đã có trong quá trình
nhớ.
1.2.1.4.Khả năng ghi nhớ truyện kể của trẻ 5 — 6 tuổi
Khả năng ghi nhớ truyện kể của trẻ 5 - 6 tuổi được hiểu là năng lực tạo
dấu vết của câu chuyện trên vỏ não, gắn câu chuyện với những tri thức đã có của
trẻ 5 - 6 tuổi trong quá trình nhớ.
1.2.2. Sử dụng ĐDTQ nâng cao khả năng ghi nhớ truyện kể cho trẻ 5-6 tuổi
1.2.2.1. Đồ dùng trực quan
ĐDTQ là tất cả những gì có thể được lĩnh hội (tri giác) nhờ có sự hỗ trợ
của hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai của con người. ĐDTQ được hiểu là
những vật (sự vật) hoặc sự biểu hiện của nó bằng hình tượng (biểu tượng) với
những mức độ quy ước khác nhau.
8


ĐDTQ là phương tiện hướng dẫn, cung cấp tri thức, rèn luyện cho trẻ
những kĩ năng cụ thể.
1.2.2.2.Sử dụng ĐDTQ nâng cao khả năng ghi nhớ truyện kể cho trẻ 5-6 tuổi
Sử dụng ĐDTQ nâng cao khả năng ghi nhớ truyện kể cho trẻ 5 - 6 tuổi là
cách sử dụng những vật hoặc những biểu tượng của sự vật nhằm củng cốcho trẻ
hình tượng về các nhân vật trong truyện thông qua sự tri giác trực tiếp bằng các
giác quan, giúp trẻ 5 - 6 tuổi ghi nhớ truyện tốt hơn.
1.2.3. Biện pháp sử dụng ĐDTQ nâng cao khả năng ghi nhớ truyện kể cho trẻ5 6 tuổi
Biện pháp sử dụng ĐDTQ nâng cao khả năng ghi nhớ truyện kể cho trẻ 56 tuổi được hiểu là cách sử dụng ĐDTQ cụ thể trong hoạt động kể chuyện giữa
giáo viên và trẻ nhằm nâng cao khả năng ghi nhớ truyện kể của trẻ.
1.3. Đặc điểm ghi nhớ của trẻ 5-6 tuổi
Các loại trí nhớ của bé phát triển rất mạnh: Trí nhớ hành động, trí nhớ hình ảnh,
trí nhớ xúc cảm, trí nhớ từ ngữ - logic…nhưng trí nhớ trực quan hình ảnh tốt
hơn trí nhớ từ ngữ logic. Theo một khảo sát tâm lý do trường Đại học Sư phạm
Đà nẵng tiến hành năm 2008 thì số bé khi xem tranh và nhớ tranh, miêu tả lại

được chiếm 80% số trẻ được khảo sát, trong khi đó số trẻ có khả năng nhớ từ chỉ
chiếm 60%.
Trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế nên trẻ dễ nhớ, dễ quên, ghi nhớ máy móc:
Các bé sẽ không thể nhớ được người bạn thân nhất của mình cho đến khi vào
mẫu giáo - tuy nhiên cũng có một số bé cũng có thể làm được điều này từ trước
3 tuổi, các nhà tâm lý học gọi đây là ―chứng hay quên của trẻ nhỏ‖. Nhiều người
cho rằng lý do chúng ta không thể nhớ được những điều xảy ra trong những năm
đầu đời của mình là mặc dù ký ức vẫn nằm trong não bộ chúng ta nhưng chúng
ta lại không thể đánh thức được nó. Nhưng trái vói quan niệm đó, các chuyên
gia cho rằng những trải nghiệm đầu đời không bao giờ được đưa vào kho dữ liệu
dài hạn bởi khả năng ghi nhớ của bộ não trong giai đoạn này chưa thật sự hoàn
thiện. Nhưng điều đó không có nghĩa là những trải nghiệm của con bạn từ trước
3 tuổi sẽ không ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của bémà còn ngược lại, chỉ
9


có điều chúng không thể gợi lại trong trí nhớ của các bé sau này.
Trí nhớ của trẻ gắn liền với cảm xúc và điều gì gây xúc động mạnh trẻ sẽ nhớ tốt
hơn: Bé biết quan sát các sự vật hiện tượng, so sánh, đặt câu hỏi, đôi khi bé tự
trả lời theo suy nghĩ của bé. Từ tuổi này trở đi, bé đặt nhiều câu hỏi tại sao? Thế
nào? làm ông bà, cha mẹ đôi khi "bí," đành phải trả lời qua chuyện. Chẳng hạn
khi được đi ngắm con vật trong vườn bách thú, nhìn thấy một con sâu bọ, bé đào
đất nghịch cát, sẽ làm bé cảm thấy thích thú và nhớ rất lâu. Có thể mấy tháng
sau bé vẫn còn nhắc về buổi đi chơi mà bé cảm thấy thích thú đó.
Nhiều công tình nghiên cứu cho thấy rằng trẻ càng tích cực hoạt động
thực tiễn, đặc biệt là tham gia vào hoạt động vui chơi bao nhiêu thì càng ghi nhớ
tốt những gì diễn ra trong đó bấy nhiêu. Trong một thí nghiệm, người ta cho hai
nhóm trẻ cùng xem tranh gồm nhiều bộ (bộ tranh vẽ hoa quả, bộ tranh vẽ vật
dụng nấu ăn, bộ tranh vẽ các công trình xây dựng). Đối với nhóm thứ nhất, các
cháu chỉ được xem tranh một cách tự nhiên; đối với nhóm thứ hai, người ta gợi ý

để trẻ sắp xếp các bức tranh thành bộ. Sau đó hỏi trẻ nhớ được gì ở các bức
tranh đó. Trẻ ở nhóm thứ nhất kể lại một cách không rõ ràng về những gì chúng
đã thấy trong bức tranh; còn trẻ ở nhóm thứ hai thì hầu hết nhớ đượckhá đầy đủ
và chính xác, vì khi chọn tranh để xếp theo bộ trẻ đã phải quan sát kĩ càng, phân
biệt được chỗ khác nhau và giống nhau giữa chúng.
Trí nhớ của trẻ được phát triển gắn liền với sự phát triển các hứng thú của
trẻ. Tùy theo hứng thú đối với các hiện tượng thiên nhiên và xã hội được hình
thành ở mức độ nào, vào lĩnh vực nào, trẻ sẽ tập trung quan sát những sự vật và
hiện tượng ở lĩnh vực ấy hơn, chú ý nghe những lời giải thích có liên quan đến
lĩnh vực ấy hơn, và do đó ghi nhớ về chúng tốt hơn.
Trẻ nhớ tốt những gì trong quá khứ nếu những sự vật và hiện tượng đó
mang tính trực quan hình tượng rõ nét. Những cái đó được trẻ nhớ lại một cách
sinh động và sáng tỏ như được tri giác sự vật và hiện tượng đó một lần nữa.
Thậm chí có những chi tiết nào đấy mà người lớn thì không để ý nhưng trẻ lại
nhớ rất rõ và rất lâu.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, tài liệu trực quan được ghi nhớ tốt hơn nhiều so với
10


tài liệu chỉ bằng ngôn ngữ. Trong một thực nghiệm có hai nhóm trẻ cùng được
nghe kể một câu chuyện. Nhóm thứ nhất chỉ được nghe qua lời cô giáo kể, còn
nhóm thứ hai được nghe kể qua tranh và có cả hình ảnh những con rối. Kết quả
là sau ba ngày, trẻ nhóm thứ hai nhớ gần như toàn bộ câu chuyện, kể cả những
chi tiết (trang phục, đồ dùng,...) còn trẻ nhóm thứ nhất thì nhớđại khái và quên
khá nhiều chi tiết. Sau một tuần thì độ chênh lệch còn rõ hơn. (xem bảng dưới
đây)

Nhóm 1
Nghe kể bằng lời
Nhóm 2

Nghe kể bằng tranh

Ngay sau đó

Sau 3 ngày

Sau 1 tuần

54%

36%

24%

91%

82%

75%

Đối với tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ, nếu giàu hình tượng, nhịp điệu,
vần điệu rõ ràng, lại được đọc bằng giọng truyền cảm, hấp dẫn thì trẻ vẫn có khả
năng nhớ nhanh và lâu bền.
Ở trẻ 5 - 6 tuổi ghi nhớ có chủ định bắt đầu được hình thành. Có những
thay đổi đó là vì điều kiện hoạt động phức tạp hơn, người lớn yêu cầu cao hơn,
buộc trẻ không những định hướng vàohiện tại mà cả quá khứ và tương lai nữa.
Chẳng hạn trong khi cho trẻ quan sát ngoài trời cùng cô, cô yêu cầu trẻ ghi nhớ
tên và đặc điểm các loại cây (cây ăn quả và cây xanh) thì trẻ có thể nhớ và kể lại
một cách đầy đủ cho ông bà, cha mẹ, anh chị mình nghe.
Lúc đầu ghi nhớ có chủ định chưa hoàn chỉnh, trẻ chưa nắm được những

biện pháp ghi nhớ, trẻ chưa biết phải làm gì để ghi nhớ tốt hơn. Do đó giáo viên
dần dần phải bồi dưỡng cho trẻ những biện pháp ghi nhớ có chủ định đơn giản.
Để ghi nhớ có chủ định, trước hết cần dạy trẻ nhận rõ nhiệm vụ đã đề ra là phải
ghi nhớ tốt một cái gì đó. Nhiệm vụ đó sẽ được nhận ra một các dễ dàng nếu khi
thực hiện trẻ đạt được kết quả tốt. Đặc biệt, nếu nhiệm vụ ghi nhớ được gắn liền
với các trò chơi hấp dẫn thì chắc chắn trẻ sẽ nhớ tốt hơn nhiều. Giáo viên dạy trẻ
ghi nhớ một tài liệu trực quan hay ngôn ngữ nào đó cần phải chú ý tìm hiểu tài
11


liệu đó, suy nghĩ về nội dung tài liệu đó, ôn luyện hành động và các từ ngữ được
ghi nhớ. Khi ghi nhớ một bài thơ, một câu chuyện trước tiên phải cho trẻ tri giác
bài thơ, câu chuyện một cách trọn vẹn bằng giọng đọc diễn cảm của cô kết hợp
với hình tượng trực quan. Từ đó, trẻ sẽ ghi nhớ bài thơ và câu chuyện ở một
mức độ nào đó.
Ghi nhớ có chủ định được phát triển tiếp ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, tuổi đi
học phổ thông và dần hoàn thiện. Tùy theo điều kiện sống và tính chất hoạt động
mà nó có thêm những đặc điểm mới.
Sự hoàn thiện trí nhớ ở trẻ em và người lớn phần lớn phụ thuộc vào sự
luyện tập của họ như thế nào, phát triển trí nhớ ra sao. Tìm hiểu những đặc điểm
của trí nhớ và nghiên cứu các quy luật của trí nhớ người ta có thể nắm được cách
thức ghi nhớ hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả ghi nhớ hơn.
1.4.Hoạt động kể chuyện ở trƣờng mầm non
1.4.1.Các thể loại truyện kể ở trường mầm non
Ở trong trường mầm non, việc cho trẻ LQVTPVH ngoài các bài thơ, vè,
ca dao, đồng dao, thì những câu truyện cũng được đưa vào cho trẻ làm quen
nhằm làm phong phú chương trình dạy, thay đổi thể loại giảng dạy cho trẻ,
ngoài ra tăng cường khả năng tư duy các thể loại khác. Các thể loại truyện
thường được sử dụng ở trường mầm non thường là: truyện truyền thuyết, truyện
thần thoại, truyện cổ tích. Ngoài văn học dân gian truyện đồng thoại cũng có thể

sử dụng để kể ở trường mầm non.
1.4.1.1.Truyện thần thoại
Thần thoại là một hình thức văn hóa tinh thần ra đời trong các xã hội
nguyên thủy.Thần thoại là những truyện kể về các vị thần, các nhân vật anh
hùng, nhânvật sáng tạo văn hóa. Phản ánh nhận thức và quan niệm của con
người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người. Thần thoại là loại
truyện ra đời sớm nhất.

12


Truyện hần thoại được chia thành các nhóm chính sau:
+ Thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần trụ
trời, Ông Trời, Nữ thần Mặt trăng, Mặt trời, Thần Mưa..Thần trụ trời.
+ Thần thoại về nguồn gốc các loài, bao gồm cả động vật và thực vật:
cuộc tu bổ các giống vật, Thần Lúa, cóc kiện trời…
+ Thần thoại về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt
Nam: Ông Trời, Mười hai bà mụ, Nữ Oa.
1.4.1.2. Truyện truyền thuyết
Truyền thuyết ra đời sau thần thoại. Nó là những câu chuyện dân gian kể
về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Chính vì thế
truyền thuyết có cơ cấu lịch sử, cốt lõi lịch sử.
Truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thực lịch sử mà nhân dân qua
nhiều thế hệ đã lí tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình tha thiết của con người.
Chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác
phẩm văn hoá mà đời đời con người ưa thích.
Đề tài truyền thuyết quan tâm nhiều nhất là những vấn đề có ảnh hưởng
đến số phận của toàn dân. Truyền thuyết giúp cho người đời sau hiểu biết về lịch
sử của dân tộc do nó phản ánh những sự kiện, những nhân vật có thật. Truyền
thuyết không chỉ ghi lại các sự kiện, nhân vật lịch sử mà con thể hiện thái độ của

nhân dân trước những sự kiện, nhận vật lịch sử đó. Thái độ công bằng của nhân
dân trong đánh giá lịch sử là nét quý trong giá trị nhận thức của truyền thuyết,
nó giúp cho đời sau hiểu đúng về lịch sử của dân tộc mình. Truyền thuyết còn ca
ngợi những nhân vật lịch sử có công xây dựng và bảo vệ giang sơn. Tên tuổi của
họ khắc sâu trong tâm khảm mỗi người dân. Nhiều nơi đã lập đền, miếu thờ
cúng những vị anh hùng dân tộc.
1.4.13. Truyện cổ tích
Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu
thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích
loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu,
như : tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay
13


thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.
Truyện cổ tích có thể được phân biệt với truyện dân gian thần thoại khác
như truyền thuyết (thường liên quan đến niềm tin vào tính xác thực của các sự
kiện được mô tả) cũng như các câu chuyện về bài học đạo đứcbao gồm truyện
ngụ ngôn về động vật.
Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại truyện khác ở phương diện
người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư
cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng.
Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể
loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua
những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, môtip, hình
tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các
quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn
vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn,
như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử,
công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến

thương nhân, tiền bạc và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác,
sự tương phản giàu nghèo v.v.
Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có
hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn
vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu.
Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự
dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những
điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có
những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự
nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích thường
mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo
những ý đồ nhất định.
1.4.1.4.Truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn là bài thơ hoặc truyện ngắn mượn chuyện loài vật để nói
14


về việc đời, nhằm dẫn đến những kết luận về đạo lí, về kinh nghiệm sống.
Truyện ngụ ngôn phản ánh trí tuệ nhân dân dưới hình thức khôn ngoan,
kín đáo: hình thức ẩn dụ. Sử dụng hình thức này, truyện ngụ ngôn đã tạo cho
mình hệ thống nhân vật phong phú: đó có thể là con người, nhưng chủ yếu là
loài vật, cây cối, sông núi,.... Những vật vô tri vô giác, loài thú, loài chim được
giữ những đặc tính của chúng và thêm tính cách nhân loại. Qua các nhân vật
này, những triết lí, những kinh nghiệm xử thế, những quy luật xã hội được
truyền tải tới người nghe.
1.4.1.5.Truyện đồng thoại
Đồng thoại là thể truyện cho trẻ em trong đó loài vật và các vật vô tri vô
giác được nhân hóa để tạo nên một thế giới thần kì, thích hợp với trí tưởng
tượng của các em. Đây là một thể loại đặc biệt của văn học, có sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa hiện thực và mơ tưởng, nhân vật chính thường là các vật vô tri vô

giác, được nhân hóa để tạo nên một thế giới vừa hư vừa thực. Qua cái thế giới
vừa hư vừa thực đó, truyện biểu hiện cuộc sống sinh hoạt của xã hội loài người,
nó làm giàu vốn sống cho trẻ.
1.4.2. Hoạt động cô kểcho trẻ nghe truyện
1.4.2.1.Khái niệm về hoạt động cô kể cho trẻ nghe truyện
Đó là giáo viên sử dụng mọi sắc thái của giọng mình và các phương tiện
đọc biểu cảm khác làm cho tác phẩm cất tiếng nói, tạo cho tác phẩm một bức
tranh âm thanh tương ứng. Công việc của giáo viên là một công việc có trách
nhiệm trước tác giả cũng như trước trẻ. Khi trình bày một tác phẩm nghệ thuật,
giáo viên truyền đạt những suy nghĩ và tình cảm của tác giả. Nhiệm vụ của giáo
viên là giúp cho trẻ nhìn thấy cái đã nghe được, làm cho những bức tranh và
những hình ảnh tương ứng nổ lên chân thực và đập vào mắt, gợi lên những tình
cảm và cảm xúc nhất định.
1.4.2.2.Mục đích, ý nghĩa của hoạt động kể cho trẻ nghe truyện
Mỗi một hoạt động mà giáo viên tổ chức cho trẻ đều có mục đích giáo dục nhất
định, hoạt động kể cho trẻ nghe truyện cũng có mục đích riêng củamình. Thông
qua việc kể truyện cho trẻ nghe nhằm giáo dục đức tin cho học sinh của mình.
15


Bên cạnh đó, giúp cho các cháu tiếp thu kiến thức cần truyền đạtmột cách dễ
dàng, kích thích sự hứng thú tham gia các hoạt động của trẻ vì kể chuyện là món
ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ em tuổi mầm non, phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí của trẻ. Hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe của cô còn giúp cho không khí
buổi học vui hơn, thu hút sự chú ý của các cháu nhiều hơn. Ngoài ra, các bài học
được rút ra từ câu chuyện sẽ làm cho trẻ ghi nhớ có chủ định, trẻ nhớ lâu hơn
một bài học thông thường.
Và hơn thế nữa, qua kể chuyện trẻ còn được làm quen với văn học nghệ
thuật, cảm nhận được những nét đẹp -về nội dung và hình thức nghệ thuật của
tác phẩm văn xuôi tựsự phong cách riêng của từng thể loại truyện, hình thành ở

trẻ sự cảm thụ văn học.
Như chúng ta đã biết, dù có nhiều phương tiện giải trí hiện đại đến đâu
cũng không thể ngay lập tức giúp trẻ định hướng cơ bản trong môi trường xung
quanh. Thế giới xuất hiện trước mắt trẻ với toàn bộ những phong phú và phức
tạp của nó. Trong tình hình như vậy, những bài ca, những truyện kể dân gian sẽ
là người bạn đường tin cậy của trẻ.
Truyện dân gian là một trong những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên
mà trẻ nghe và yêu thích ngay từ tuổi thơ ấu. Truyện dân gian đưa các em về với
quá khứ của dân tộc, giúp các em nhận thức về thế giới mang tính đặc trưng của
con người thời cổ với những khát vọng, những ước mơ cao đẹp.
Qua những truyện thần thoại, trẻ bước đầu những hiện tượng, quy luật của
tự nhiên, những mối liên hệ trong thế giới tự nhiên với những ước mơ giải thích,
chinh phục tự nhiên của người Việt cổ. Trong cách giải thích sự hình thành vũ
trụ, người xưa đã tạo nên hình tượng Thần trụ trời đồ sộ, lớn lao, mang sức
mạnh của thiên nhiên, vũ trụ. Hiện tượng: cóc nghiến răng thì trời đổ mưa trong
Cóc kiện trời, hiện tượng thủy triều như trong Thần biển,... đó là những hình
tượng nghệ thuật rất hấp dẫn trẻ em, nó kích thích sự ham muốn tìm kiếm, khám
phá các hiện tượng tự nhiên của các em.
Không khí hào hùng, giàu chất sử thi trong những cuộc đấu tranh giữ
nước anh dũng của dân tộc, với những vị anh hùng được thần hóa, mĩ lệ hóa,
16


gắn với những chiến công hiển hách, trẻ sẽ cảm nhận được với một niềm tự hào
qua những truyện truyền thuyết Thánh Gióng, Sự tích hồ Gươm,...
Đặc biệt truyện cổ tích xuất hiện từ xưa và sống đến nay, được mệnh danh
là ―Truyện kể trong nhà cho trẻ nhỏ‖, có sức hấp dẫn kì lạ với các em chính bởi
nội dung và hình thức nghệ thuật của nó. Truyện cổ tích dân gian giúp trẻ nhận
thức được phẩm chất của các nhân vật, mối quan hệ của con người trong xã hội,
cảm nhận được những quy luật, những triết lí dân gian như: ―ở hiền gặp lành‖,

―chính nghĩa thắng gian tà‖. Truyện cổ tích bao giờ cũng chứa đựng nội dung
giáo huấn rất sâu sắc. Qua những truyện kể, trẻ được làm quen với những quan
niệm đạo đức và nền văn hóa của dân tộc mình. Quanhững tấm gương, những
bài học từ truyện cổ tích, trẻ tiếp thu được những cơ sở đầu tiên của nền giáo
dục đạo đức nhân dân.
Truyện giáo dục cho trẻ những tính cách, những phẩm chất ưu tú của con
người giúp các em từ những năm đầu tiên của cuộc đời biết nhận thức, suy xét
những vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Thông qua mối quan hệ giữa con người
với con người trong những hoàn cảnh, tình huống, từ đó các em biết đánh giá
hành vi của họ, biết đứng về phía thiện, lên án cái ác. Truyện cổ tích giáo dục
các em về tình thương. Đó là cơ sở, là nền tảng bản chất của người lao động mà
trẻ em cần tiếp thu và phát triển.
Thế giới cổ tích mang vẻ đẹp của một thế giới con người lí tưởng, một thế
giới đầy hoa thơm cỏ lạ, chính nghĩa thắng gian tà, con người được các lực
lượng siêu nhiên giúp đỡ để có cuộc sống hạnh phúc trong tình yêu thương. Thế
giới ấy đầy ắp những điều kì diệu, khác thường do con người tưởng tượng ra để
thỏa mãn ước mơ, đem lại niềm tin và sự thích thú cho chính họ. Đó là thế giới
của tình người, của cái đẹp mà mỗi một con người trong chúng ta trong máu thịt
đều có một phần của cổ tích - một quả thị - cô Tấm, một Cây tre trăm đốt, một
Con chim thần đến đậu cây khế,... để tin tưởng, lớn lên.
Truyện cổ tích với đặc trưng chứa đựng yếu tố hoang đường, kì ảo, có ảnh
hưởng rất lớn đến sáng tạo thẩm mĩ của trẻ. Thế giới cổ tích vừa thực vừa mộng
ảo đó đầy ắp trí tưởng tượng và ước mơ, nó góp phần nuôi dưỡng những khát
17


vọng sáng tạo của trẻ.
Nhìn chung, truyện cổ dân gian dành cho trẻ rất phong phú về thể loại:
thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn. Điểm nổi bật trong nội dung những
truyện ấy là niềm lạc quan hi vọng, lối kết thúc có hậu. Vì vậy, giọng điệu chính

của truyện dân gian là trong sáng, yêu đời, sảng khoái có pha chút huyền bí, hài
hước, hóm hỉnh. Những điều này đặc biệt quan trọng với cô giáo mẫu giáo trong
việc đem truyện kể dân gian đến cho trẻ em.
Ngoài những truyện dân gian thường kể cho trẻ nghe, một trong những
thể loại tiêu biểu nữa được các em yêu thích là truyện đồng thoại.
Truyện đồng thoại có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp trẻ nhận thức thế
giới. Truyện nói về thế giới động vật gần gũi, nên cung cấp cho trẻ tri thức vềthế
giới tự nhiên. Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của vô vàn các loài vật trong nhà cũng
như loài động vật sống trên rừng, đến các loài vật bay trên trời, sống dưới nước,
như truyện ―Mực con tìm mẹ‖, ―Trong một hồ nước‖,...
Trong truyện đồng thoại, tất cả thế giới động vật, cỏ cây, hoa lá,... đều có
linh hồn Mỗi câu chuyện đều nhen nhóm lên ở trẻ tình yêu thiên nhiên, cuộc
sống, khiến trẻ có thể hòa mình vào những trang viết, hòa mình vào thế giới tự
nhiên. Điều này làm giàu thêm kiến thức, phong phú đời sống tâm hồn, thôi thúc
ở trẻ trí tò mò lòng ham hiểu biết, mong muốn khám phá thế giới tự nhiên quanh
trẻ.
Qua các hình tượng nhân vật trong truyện đồng thoại, trẻ nhận ra mối
quan hệ con người trong xã hội, tình cảm cao đẹp giữa con người với con người.
Đó là tình cảm gia đình như truyện ―Mắt giếc đỏ hoe‖, tình bạn bè thắm thiết
giúp đỡ nhau trong hoạn nạn: ―Đôi bạn tốt‖ và rất nhiều tình cảm cao quý khác
nữa.
Trong truyện đồng thoại, tính chất mơ tưởng hoặc khoa trương là yếu tố
không thể thiếu. Sự tung hoành của trí tưởng tượng cùng với lối viết ngắn gọn,
vui tươi, dí dỏm, với nhiều yếu tố bất ngờ thú vị khiến đồng thoại trở nên gần
gũi với trẻ nhỏ, làm phong phú trí tưởng tượng các em.
Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu tính tạo hình nhờ việc sử dụng từ ngữ
18


miêu tả âm thanh, màu sắc với những biện pháp so sánh đặc biệt, giúp trẻ dễ

dàng hình dung đặc điểm của sự vật hiện tượng. Nó cung cấp cho các em vốn từ
giàu đẹp với đầy đủ cơ cấu thể loại, nhận rõ tính chính xác của từ, sự hoàn hảo
của câu và văn phong trong sáng, giản dị. Qua ngôn ngữ đồng thoại, trẻ còn học
được lối diễn đạt ngôn ngữ hóm hỉnh, lối hội thoại sinh động, cụ thể, ví von, so
sánh.
Trong quá trình tổ chức hoạt động kể cho trẻ nghe truyện, ngoài việc hình
thành sự tập trung, chú ý có chủ định, cô giáo cần phát triển tính tích cực cá
nhân, các kĩ năng tư duy cho trẻ bằng việc trao đổi với các em về tác phẩm. Quá
trình trao đổi, trẻ sẽ cố gắng trả lời một cách rõ ràng, mạch lạc suy nghĩ của
mình. Đó cũng chính là ý nghĩa lớn của hoạt động kể cho trẻ nghe truyện ở
trường mầm non, nó sẽ góp phần giáo dục, đào tạo, phát triển trẻ em.
1.4.2.3.Cách tổ chức thực hiện hoạt động kể cho trẻ nghe truyện
Đọc, kể diễn cảm một tác phẩm truyện kể đòi hỏi phải có chuẩn bị kỹ lưỡng.
Việc chuẩn bị của giáo viên đối với truyện kể là một công việc sáng tạo. Trong
quá trình chuẩn bị, thầy cô phải nghiên cứu kỹ tác phẩm, cân nhắc nội dung của
nó, hiểu thấu chủ ý của người viết. Thầy cô phải truyền đạt nội dung một cách
say mê. Để chiếm đoạt được sức chú ý và lòng tin của trẻ, giọng đọc của giáo
viên phải diễn cảm và thuyết phục. Điều ấy chỉ có được khi đã chuẩn bị kỹ càng,
trong quá trình chuẩn bị, giáo viên phải thâm nhập vào tác phẩm tới mức độ có
thể truyền đạt cả thái độ của mình đối với những điều nói ra. Như thế những tình
mới truyền sang trẻ được.
Trí tưởng tượng nghệ thuật giúp đỡ giáo viên rất nhiều khi trình bày truyện kể
cho trẻ. Giáo viên cũng phải nhìn thấy được cái mình kể. Không có khả năng
nhìn ấy, thì người lớn không thể truyền đạt sinh động được cho trẻ.
Tất nhiên, thầy cô phải trình bày một cách nghệ thuật. Trong bức tranh âm thanh
đó phải tránh trình bày các hiện tượng theo lối tự nhiên chủ nghĩa. Khi miêu tả
sự kiện, hành vi nhân vật, cảm xúc của nhân vật... phải tránh những thủ pháp tự
nhiên chủ nghĩa (Ví dụ như khóc thật, kêu thật, vui cười, tay vung bừa bãi...).
Trong quá trình nghiên cứu truyện kể phải vạch ra những phương tiện truyền đạt
19



×