Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực phẩm cho cộng đồng người khơme huyện kiên lương, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-----------------------

HỒ HOÀNG KHANH

ĐÀO TẠO NGHỀ TRỒNG CÂY LƯƠNG THỰC,
THỰC PHẨM CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER
HUYỆN KIÊN LƯƠNG, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HỒ HOÀNG KHANH

ĐÀO TẠO NGHỀ TRỒNG CÂY LƯƠNG THỰC,THỰC PHẨM
CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER HUYỆN KIÊN LƯƠNG,
TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Giáo dục và Phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học
GS.TS TRẦN QUỐC THÀNH

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Đào tạo nghề trồng cây lương thực,
thực phẩm cho cộng đồng người Khmer huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang”
dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trần Quốc Thànhlà công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các số liệu có trích dẫn nguồn chính xác, kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất
cứ một nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Hồ Hoàng Khanh


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến GS.TS. Trần Quốc Thành, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu
đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong Khoa Tâm lý
– Giáo dục học, trường Đại học sư phạm Hà Nội, các đồng chí cùng công tác
tại đơn vị…., gia đình, bè bạn đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em trong
suốt quá trình nghiên cứu.
Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức và cố gắng rất nhiều, nhưng do
khả năng của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa
nhiều nên luận văn tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy,
cô góp ý và chỉ bảo để em được tiến bộ và trưởng thành hơn về chuyên môn
cũng như về công tác nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Hồ Hoàng Khanh



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CB

: Cán bộ

CBQL

: Cán bộ quản lí

CSXH

: Chính sách xã hội

CSVC

: Cơ sở vật chất

CNH - HĐH

: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ĐT

: Đào tạo

ĐTN


: Đào tạo nghề

GD

: Giáo dục

GV

: Giáo viên

HV

: Học viên

KH

: Kế hoạch

KT – XH

: Kinh tế - Xã hội

LTTP

: Lương thực thực phẩm

NQ

: Nghị quyết


Nxb

: Nhà xuất bản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................................... 3
3.1. Khách thể nghiên cứu .................................................................................. 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu ..................................................................... 4
6.2. Giới hạn khách thể điều tra......................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận ......................................................... 5
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ..................................................... 5
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ...................................................... 5
7.2.2. Phương pháp quan sát .............................................................................. 5
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................... 5
7.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 5
8. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRỒNG CÂY LƯƠNG
THỰC, THỰC PHẨM CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER .................... 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................ 7
1.2. Nghề, đào tạo và đào tạo nghề .......................................................... 12
1.2.1. Nghề .................................................................................................. 12

1.2.2. Đào tạo và quá trình đào tạo ............................................................. 14
1.2.2.1. Đào tạo ................................................................................................... 14


1.2.2.2. Quá trình đào tạo. .................................................................................. 15
1.2.3. Đào tạo nghề ..................................................................................... 15
1.2.3.1. Quan niệm về đào tạo nghề .................................................................... 15
1.2.3.2. Trình độ đào tạo nghề ............................................................................ 15
1.2.3.3. Chất lượng đào tạo nghề ........................................................................ 25
1.2.4. Đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực phẩm ............................... 26
1.3. Trường trung cấp nghề .................................................................... 27
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường trung cấp nghề ....................... 27
1.3.2.1. Nhiệm vụ ................................................................................................. 27
1.3.2.2. Quyền hạn .............................................................................................. 28
1.3.3. Vai trò của các trường Trung cấp nghề đối với sự phát triển cộng
đồng……………………………………………………………………………. 28
1.4. Đặc trưng đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực phẩm ở trường
Trung cấp nghề ........................................................................................ 29
1.5. Một số đặc điểm của cộng đồng người Khmer ................................. 30
1.6. Tổ chức đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực phẩm cho cộng đồng người khmer .
................................................................................................................. 31
1.6.1. Xác định nhu cầu học nghề của cộng đồng ...................................... 31
1.6.2. Xác định mục tiêu đào tạo ................................................................. 32
1.6.3. Xây dựng chương trình đào tạo ........................................................ 32
1.6.4. Xác định các nguồn lực phục vụ công tác đào tạo ........................... 33
1.6.4.1. Nhiệm vụ ................................................................................................. 33
1.6.4.2. Quyền hạn .............................................................................................. 33
1.6.5 Triển khai đào tạo .............................................................................. 34
1.6.6. Đánh giá kết quả đào tạo .................................................................. 34
1.7. Các yêu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề trồng cây lương

thực, thực phẩm cho cộng đồng người Khmer ....................................... 35


1.7.1. Các yếu tố thuộc về nhà quản lý, lãnh đạo (Ban giám hiệu, Phòng
chức năng, Ban chủ nhiệm khoa) ............................................................... 35
1.7.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên và học viên ......................................... 36
1.7.3. Các yếu tố thuộc về môi trường đào tạo nghề ................................... 37
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 38
Chương 2.THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ TRỒNG CÂY LƯƠNG
THỰC, THỰC PHẨM CHO CỘNG ĐỒNGNGƯỜI KHMERHUYỆN
KIÊN LƯƠNG ................................................................................................... 40
2.1. Địa bàn và khách thể khảo sát ......................................................... 40
2.1.1. Vị trí địa lí và lịch sử phát triểncủa huyện Kiên Lương ................... 40
2.1.2. Tình hình kinh tế -văn hóa- xã hội trong năm vừa qua ................... 40
2.1.2.1. Về kinh tế ................................................................................................ 40
2.1.2.1. Về Văn hóa – xã hội ............................................................................... 42
2.2. Tổ chức và phương pháp khảo sát .................................................. 43
2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................. 43
2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................. 43
2.2.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................ 44
2.2.4. Phương pháp khảo sát ...................................................................... 44
2.2.5. Công cụ khảo sát .............................................................................. 44
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ............................................................... 44
2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề trồng cây
lương thực, thực phẩm cho cộng đồng người Khmer ................................. 44
2.3.2.Thực hiện công tác khảo sát nhu cầu học nghề trồng cây của cộng
đồng người Khmer huyện Kiên Lương ....................................................... 46
2.3.3. Mục tiêu đào tạo ................................................................................... 48
2.3.4. Chương trình đào tạo ....................................................................... 50
2.3.5. Địa điểm tổ chức đào tạo .................................................................. 53

2.3.6. Đội ngũ giáo viêntham gia đào tạo .................................................. 54


2.3.7. Học viên học nghề của cộng đồng người Khmer ............................. 56
2.3.8. Phương pháp dạy học trong quá trình đào tạo- ................................ 56
2.3.9. Hình thức tổ chức đào tạo ................................................................ 57
2.3.10. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo ................................ 58
2.3.11. Công tác huy động cộng đồng trong đào tạo nghề ......................... 60
2.3.12.Hiệu quả đào tạo .............................................................................. 61
2.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực
phẩm của cộng đồng người Khmer huyện Kiên Lương ........................... 62
2.5. Đánh giá chung về thực trạng .......................................................... 65
2.5.1. Những kết quả đạt được .................................................................... 65
2.5.2. Những vấn đề còn tồn tại .................................................................. 66
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 67
Chương 3.BIỆN PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ TRỒNG CÂY LƯƠNG
THỰC,THỰC PHẨM CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMERHUYỆN
KIÊN LƯƠNG, TỈNH KIÊN GIANG............................................................. 69
3.1. Định hướng đề xuất biện pháp ......................................................... 69
3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp............................................................. 76
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với thực tiễn địa phương ................... 76
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ...................................................... 77
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ................................................... 77
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ................................................... 78
3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ................................ 78
3.2.6. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ..................................................... 79
3.3. Một số biện pháp đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực phẩm
cho cộng đồng người Khmer huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang ....... 79
3.3.1.Tổ chức khảo sát để nắm vững nhu cầu học nghề của cộng đồng người Khmer
..................................................................................................................... 79

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp .......................................................................... 79


3.3.1.2. Nội dung của biện pháp ......................................................................... 79
3.3.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp .............................................................. 80
3.3.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ............................................................... 80
3.3.2. Xác định mục tiêu đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực phẩm phù hợp với
nhu cầu của cộng đồng người Khmer ........................................................ 80
3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp .......................................................................... 81
3.3.2.2. Nội dung của biện pháp ......................................................................... 81
3.3.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp .............................................................. 81
3.3.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ............................................................... 81
3.3.3. Xây dựng chương trình đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực phẩm phù
hợp ............................................................................................................... 81
3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp .......................................................................... 82
3.3.3.2. Nội dung của biện pháp ......................................................................... 82
3.3.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp .............................................................. 82
3.3.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ............................................................... 82
3.3.4. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực
phẩm ............................................................................................................ 83
3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp .......................................................................... 83
3.3.4.2. Nội dung của biện pháp ......................................................................... 83
3.3.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp .............................................................. 83
3.3.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ............................................................... 84
3.3.5. Huy động các nguồn lực cộng đồng trong hoạt động đào tạo nghề trồng cây
lương thực, thực phẩm ................................................................................... 84
3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp .......................................................................... 84
3.3.5.2. Nội dung của biện pháp ......................................................................... 84
3.3.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp .............................................................. 85
3.3.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ............................................................... 87



3.3.6. Tăng cường giám sát hoạt động đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực phẩm
..................................................................................................................... 87
3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp .......................................................................... 87
3.3.6.2. Nội dung của biện pháp ......................................................................... 87
3.3.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp .............................................................. 88
3.3.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ............................................................... 89
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................. 89
3.5. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ......... 90
3.5.1. Khái quát chung về khảo nghiệm ............................................................ 90
3.5.1.1. Mục đích khảo nghiệm ........................................................................... 90
3.5.1.2. Nội dung khảo nghiệm ........................................................................... 90
3.5.1.3. Đối tượng khảo nghiệm .......................................................................... 90
3.5.1.4. Phương pháp khảo nghiệm .................................................................... 90
3.5.1.5. Đánh giá kết quả khảo nghiệm .............................................................. 91
3.5.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm ............................................................... 91
3.5.2.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp đào tạo nghề trồng cây lương thực,
thực phẩm cho cộng đồng người Khmer huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang .. 91
3.5.2.2. Tính khả thi của các biện pháp đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực
phẩm cho cộng đồng người Khmer huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang .......... 93
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 101
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁCBẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, GV; CB và HV về tầm quan trọng của hoạt
động ĐTN trồng cây LTTP cho cộng đồng người Khmer................................... 45

Bảng 2.2. Thực trạng thực hiện việc khảo sát nhu cầu học nghề trồng cây LTTP
của cộng đồng người Khmer .............................................................................. 46
Bảng 2.3. Đánh giá về mục tiêu ĐTN cho cộng đồng người Khmer của trường
TCN …………………………………………………………………………………..48
Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV và HV trường TCNvề chương trình ĐTN
trồng cây LTTP cho cộng đồng người Khmer .................................................... 50
Bảng 2.5:Thực trạng địa điểm tổ chức đào tạo nghề ......................................... 53
Bảng 2.6.Đánh giá của CBQL, GV trường TCN vềĐNGV tham gia ĐTN trồng
cây LTTP cho cộng đồng người Khmer ............................................................. 54
Bảng 2.7. Đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu của hệ thống CSVC, trang thiết
bị phục vụ hoạt động đào tạo .............................................................................. 59
Bảng 2.8. Đánh giá về hiệu quả đào taọ nghề .................................................... 61
Bảng 2.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nghề trồng cây lương
thực,thực phẩm của cộng đồng người Khmer .................................................... 62
Bảng 3.1. Đánh giá về mức độcần thiết của các biện pháp ............................... 91
Bảng 3.2. Đánh giá của các chuyên gia, các CBQL và giáo viên các trường TCN
tỉnh Kiên Giang về tính khả thi của các biện pháp ............................................ 93


DANH MỤC CÁCSƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1. Cấp độ phát triển kĩ năng, kĩ xảo .......................................................... 20
Sơ đồ 2. Cấp độ phát triển kiến thức......................................................................... 20
Sơ đồ 3. Cấp độ tích hợp sự phát triển kĩ năng, kĩ xảo và kiến thức.............................. 21
Biểu đồ 2.1.Nhận thức của CBQL, GV; CB các Ban, Ngành, Đoàn thể và HV về tầm
quan trọng của công tác ĐTN trồng cây LTTP cho cộng đồng người Khmer ............... 45
Biều đồ 2.2. Thực trạng thực hiện công tác khảo sát nhu cầu học nghề trồng cây LTTP
của cộng đồng người Khmer .................................................................................. 47
Biểu đồ 2.3. Đánh giá về mục tiêu ĐTN trồng cây LTTP cho cộng đồng người Khmer của
trường TCN .......................................................................................................... 49
Biểu đồ 2.4. Đánh giá về chương trình ĐTN trồng cây LTTP cho cộng đồng người

Khmer của trường TCN ......................................................................................... 52
Biểu đồ 2.5. Thực trạng địa điểm tổ chức ĐTN trồng cây LTTP cho cộng đồng người
Khmer .................................................................................................................. 53
Biểu đồ 2.6.. Đánh giá của CBQL, GV trường TCN về ĐNGV tham gia ĐTN trồng cây
LTTP cho cộng đồng người Khmer ......................................................................... 55
Biểu đồ 3.1. Đánh giá về mức độcần thiết của các biện pháp ĐTN trồng cây LTTP cho
cộng đồng người Khmer ......................................................................................... 92
Biểu đồ 3.2. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp ĐTN trồng cây LTTP cho cộng
đồng người Khmer ................................................................................................. 95


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghề nghiệp là phương tiện đảm bảo chất lượng cuộc sống vật chất và
tinh thần của con người. Có nghề nghiệp con người mới có cuộc sống ổn
định, mới làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa.
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản
Việt Nam ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế tại Nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm dân
chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục,
đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng"[15] là một định thứ 5 mục III - đã nhấn
mạnh: "Đổi mới căn bản công tác quản lí giáo dục, đào tạo, hướng quan trọng trong
công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Thực hiện tốt vấn đề này sẽ đóng
góp một vai trò quan trọng trong việc phát triển giáo dục nước nhà. Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết
định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo
dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, đổi mới nội dung, chương
trình, phương pháp dạy và học, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung

nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng đạo đức, lối sống, năng lực sáng
tạo, kỹ năng thực hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển đất
nước [7]. Tại điều 7, Luật dạy nghề đã nêu “Đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy
nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề, góp phần đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần phân luồng
học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông, tạo điều kiện phổ cập
nghề cho thanh niên và đáp ứng nhu cầu của người lao động”[20].
1


Từ thực tiễn công tác đào tạo nói chung và đào tạo nghề trình độ trung cấp
nghề nói riêng hiện nay, chúng ta có thể nhận thấy, chất lượng đào đạo chưa đáp
ứng được nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực có tay nghề, cơ cấu ngành nghề
được đào tạo chưa đảm bảo sự cân đối. Việc phát triển đội ngũ nguồn nhân lực có
trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cần thiết.
Kiên Giang là một tỉnh đang có tiềm năng rất lớn về phát triển kinh tế
nông nghiệp. Quyết định số 1255/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển- xã hội tỉnh Kiên Giang thời kỳ đến năm
2020 đã nêu rõ “Phát triển ngành trồng trọt với cây lúa là cây trồng chủ lực,
ổn định diện tích canh tác lúa, hình thành vùng lúa quy mô tập trung, có chất
lượng cao; phấn đấu sản lượng lúa năm 2015 đạt 3,5 triệu tấn, năm 2020 đạt
3,7 triệu tấn. Quy hoạch ổn định các vùng trồng mía, khóm, tiêu, rau sạch,
hoa, cây cảnh. Phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc, nuôi lợn, gia cầm theo
hướng mở rộng chăn nuôi công nghiệp tập trung kết hợp với vệ sinh phòng
dịch nghiêm ngặt”[25]. Do vậy, các địa phương của tỉnh Kiên Giang có nhu
cầu rất lớn về nguồn nhân lực ngành trồng cây lương thực, thực phẩm được
đào tạo.
Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu phát triển nông
nghiệp của các địa phương tỉnh Kiên Giang, trong những năm qua, trong địa
bàn tỉnh đã thành lập được 4 trường Trung cấp nghề: Trường Trung cấp nghề

vùng Tứ Giác Long Xuyên, trường Trung cấp nghề Vùng U Minh Thượng,
trường Trung cấp nghề Tân Hiệp và trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, các trường đã có nhiều đổi mới
trong công tác đào tạo và đã đạt được những kết quả nhất định, nguồn nhân
lực được đào tạo đã tăng cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng
được nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề cung cấp cho các địa phương. Tuy
nhiên, công tác đào tạo còn tồn tại một số vấn đề như: Công tác tổ chức đào
2


tạo chưa được đồng bộ về mục tiêu, nội dung chương trình, đội ngũ GV, số
lượng tuyển sinh hằng năm chưa đạt kế hoạch được giao, điều kiện CSVC còn
bất cập, hạn chế nên chất lượng đào tạo còn chưa đáp được được yêu cầu về
nguồn lao động hiện nay.
Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nói
riêng số lượng, tỉ lệ người dân tộc Khmer so với các dân tộc khác chiếm tỉ lệ
rất lớn. Từ xa xưa, người Khmer sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp, tập trung vào trồng các loại cây lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên,
trình độ được đào tạo của nguồn lao động người Khmer còn hạn chế, do đó,
chất lượng và hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và
trồng cây lương thực, thực phẩm chưa cao, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng người Khmer nói riêng,
của tỉnh Kiên Giang nói chung. Việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng đào tạo
nghề trồng cây lương thực, thực phẩm cho người Khmer là vấn đề có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Đào
tạo nghề trồng cây lương thực, thực phẩm cho cộng đồng người Khmer
huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận, kết quả khảo sát thực trạng đào tạo nghề trồng cây lương

thực, thực phẩm cho cộng đồng người Khmer huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang,
đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu đào tạo nghề phục vụ cộng đồng người
Khmer của các trường nghề để từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp
của các địa phương tỉnh Kiên Giang.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động hỗ trợ cộng đồng người Khmer của trường Trung cấp nghề.
3


3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực phẩm cho cộng đồng người
Khmer huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
4. Giả thuyết khoa học
Công tácđào tạo nghề trồng cây lương thực, thực phẩm cho cộng đồng
người Khmer huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giangđã được các cấp, các đơn vị
quan tâm nhưng chưa thực sự đạt hiệu quả, chất lượng đào tạo nghề chưa cao. Nếu
nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng, trên cơ sở đó đề ra những
biện pháp tổ chức đào tạo hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng
đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực phẩm cho cộng đồng người Khmer
huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực
phẩm cho cộng đồng người Khmer
5.2. Đánh giá thực trạngđào tạo nghề trồng cây lương thực, thực phẩm
cho cộng đồng người Khmer huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
5.3. Đề xuất một số biện pháp tổ chứcđào tạo nghề trồng cây lương
thực, thực phẩm cho cộng đồng người Khmer huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên
Giang
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu về lí luận, thực trạng và đề xuất
cácbiện pháp đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực phẩm cho cộng đồng người
Khmer huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang và dừng lại ở việc khảo nghiệm các
biện pháp đã đề xuất.
6.2. Giới hạn khách thể điều tra

4


Đề tài khảo sát trên 10 chuyên gia thuộc lĩnh vực khoa học Giáo dục;
30 cán bộ quản lí, giáo viên và 50 học viên người Khmerhọc nghề trồng cây
LTTP; 30 cán bộ các Ban, Ngành, Đoàn thể tại các trường TCNtỉnh Kiên
Giang.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
Nhóm phương pháp này dùng để thu thập, xử lí các tài liệu có liên
quan, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu lí luận được sử dụng bao gồm: phương
pháp phân tích, tổng hợp lí luận; phương pháp giả thuyết, phương pháp chứng
minh.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập ý kiến của các cán
bộ quản lí, GV và HV về thực trạng đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực phẩm
cho cộng đồng người Khmer huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực phẩm cho
cộng đồng người Khmer huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Trò chuyện, phỏng vấn sâu để lấy ý kiến của học sinh, giáo viên, cán
bộ quản lí về hoạt động đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực phẩm cho
cộng đồng người Khmer huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý những số liệu thu được từ thực trạng đào tạo nghề trồng cây
lương thực, thực phẩm cho cộng đồng người Khmer huyện Kiên Lương, tỉnh
Kiên Giang bằng thống kê toán học. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét, đánh
5


giá, lí giải nguyên nhân, đồng thời đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng
và hiệu quả của hoạt động này.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực
phẩm cho cộng đồng người Khmer của trường Trung cấp nghề.
Chương 2. Thực trạng đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực phẩm
cho cộng đồng người Khmer của trường Trung cấp nghề huyện Kiên Lương, tỉnh
Kiên Giang.
Chương 3. Một số biện pháp đào tạo nghề trồng cây lương thực, thực
phẩm cho cộng đồng người Khmer huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRỒNG CÂY LƯƠNG THỰC,
THỰC PHẨM CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Từ ngàn xưa cha ông đã khẳng định “Ruộng bề bề không bằng nghề trong
tay”. Đây cũng là nguyện vọng thiết tha, chính đáng của người Việt trong quá trình
xây dựng đất nước. ĐTN là hoạt động gắn với lịch sử phát triển thăng trầm của dân
tộc, cho nên khó có thể tóm lược lịch sử vấn đề này một cách thật đầy đủ, chi tiết,
có hệ thống từ thời lập quốc cho đến nay. Vì vậy luận văn chỉ đề cập đến lịch sử
ĐTN ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến nay và chủ yếu là trong thời kì “Đổi mới” từ
1986-2000.
Trước cách mạng tháng 8-1945, dưới chế độ phong kiến và thực dân,
cùng với sự tồn tại và phát triển nền văn minh nông nghiệp lúa nước kéo dài
hàng ngàn năm, người Việt cổ tất yếu cũng phải truyền nghề cho các thế hệ
nối tiếp để duy trì hoạt động sản xuất, chiến đấu bảo vệ đất nước. Truyền
nghề được thực hiện dưới dạng bắt chước một cách tự nhiên thời tiền sử; thời
kỳ bắt chước có ý thức và truyền nghề theo phường hội (Craftsmen’s guildtrade).
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hình thức tổ chức đào tạo chính
qui bắt đầu hình thành và phát triển. Đầu tiên thực dân Pháp cho xây dựng
một số trường dạy nghề ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam như: trường kĩ nghệ
thực hành Hà Nội (1898), trường kĩ nghệ thực hành Huế (1899) và trường
Bá nghệ Sài Gòn (1898), trường kĩ nghệ thực hành Hải Phòng (1913). Sau
đó cho xây dựng tiếp 11 trường

cao đẳng kĩ thuật (Ecole Superieure

Technique), 12 trường dạy nghề (Ecole Professionelle) và 10 cơ sở đào tạo
ngắn hạn (Atelier- ecole và Ecole de Meties)” [1]. Đồng thời hàng loạt cơ
sở dạy nghề khác được thành lập với nhiều loại hình khác nhau như: lớp
7


dạy nghề tại xí nghiệp, trường nghề và trường kỹ nghệ thực hành… Trong
thời kì này số lượng học sinh trong các trường dạy nghề là rất ít ỏi, chỉ đủ

để đáp ứng nhu cầu cho những ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp tiêu
dùng, công nghiệp khai thác tài nguyên nhằm đem lại lợi nhuận cho quốc
mẫu, không có định hướng làm giàu cho dân tộc Việt Nam.
Từ sau cách mạng tháng 8-1945, sự nghiệp ĐTN đã chuyển sang một
giai đoạn lịch sử mới. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp vô cùng gian
khổ, ĐTN chưa có điều kiện phát triển mạnh mẽ, chưa có quy mô rộng lớn
nhưng đã có những chuyển biến kịp thời nhằm đào tạo đội ngũ công nhân, cán
bộ cho quốc phòng, y tế, nông nghiệp, sư phạm… theo phương châm trường
lớp nhỏ, ngắn hạn, phân tán trong chiến khu, vùng tự do, vừa làm vừa học, coi
trọng thực hành, gắn với thực tiễn, phù hợp với hoàn cảnh “Toàn dân kháng
chiến, toàn diện kháng chiến”.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 cho đến năm 1975, đất nước
tạm chia làm hai miền Nam, Bắc. Miền Bắc bước vào thời kì xây dựng
CNXH, đấu tranh thống nhất đất nước, Miền Nam bị thống trị bởi đế quốc
Mỹ – ngụy. Trong bối cảnh lịch sử đó, tại miền Bắc ngành dạy nghề đã phát
triển nhanh, đặc biệt là khi có sự hỗ trợ có hiệu quả của các nước xã hội chủ
nghĩa, nhất là Liên Xô cũ. Ngày 9-10-1969 Chính phủ đã ban hàng Nghị định
số 200/CP về việc thành lập Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật, có thể coi
đây là mốc lịch sử đánh dấu sự phát triển ĐTN theo hướng chính qui, tập
trung. Ở Miền Nam từ 1954 đến 1975, ĐTN cũng trải qua nhiều biến động và
xuất hiện sự du nhập tư bản vào các xí nghiệp ở các thành phố, các khu công
nghiệp như Biên Hòa, Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định.... đòi hỏi một lực
lượng lớn lao động kĩ thuật phục vụ cho bộ máy chiến tranh và đô thị hóa với
4 nhóm ngành lớn:
- Ngành kĩ công nghệ: kĩ nghệ sắt, đúc, luyện kim, cơ khí;
8


- Ngành tiểu công nghệ: sơn mài, chạm trổ, trang trí, ấn loát;
- Ngành nữ công gia chánh: thời trang, nấu ăn, thêu đan, mỹ viện;

- Ngành thương mại: đánh máy chữ, kế toán, tiếp thị...
Chiến thắng lịch sử của cách mạng Việt Nam ngày 30/04/1975 đã
thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, đưa đất nước tiến lên sản xuất lớn. Giai đoạn
này, ĐTN phát triển mạnh để góp phần đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội nhưng vẫn chịu ảnh hưởng, chi phối của nền kinh tế với cơ chế
kế hoạch hóa tập trung bao cấp.
Đến năm học 1985-1986, cả nước có tới 366 trường dạy nghề chính qui
với quy mô đào tạo lên đến 256.000 học sinh; 212 trung tâm dạy nghề quận,
huyện đào tạo nghề ngắn hạn, các ngành nghề truyền thống của địa phương
được phục hồi và phát triển. Đặc biệt từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
lần thứ VI (1986), với chủ trương “mở cửa”, thực hiện cơ chế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế có sự điều tiết của
Nhà nước, đã tạo ra một giai đoạn phát triển mới của ĐTN vươn lên đáp ứng
nhu cầu chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, mở cửa hội nhập khu vực và quốc tế.
Ngày 23 tháng 5 năm 1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
33/1998/NĐ-CP về việc tái thành lập Tổng cục dạy nghề (trực thuộc Bộ Lao
Động – thương binh và xã hội). Để đáp ứng mục tiêu đào tạo nhân lực cho sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập khu vực, quốc tế, trong những năm
qua, hệ thống ĐTN không ngừng phát triển quy mô, số lượng trường lớp, học
sinh và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, mặc dầu vậy vẫn còn rất
nhiều bất cập trước yêu cầu của thực tiễn.
ĐTN ở Việt Nam đã có một lịch sử phát triển lâu dài gắn bó với bao sự
thăng trầm, biến đổi của đất nước. Song để nghiên cứu ĐTN một cách toàn
diện, sâu sắc và có hệ thống thì chưa có một công trình nào thật sự hoàn
9


chỉnh. Tuy nhiên, trong những thập kỉ gần đây, do yêu cầu bức bách của thực
tiễn đã xuất hiện những công trình nghiên cứu có ý nghĩa ứng dụng, đúc kết

kinh nghiệm cho các cơ sở dạy nghề.
Một số công trình nghiên cứu về lịch sử ngành dạy nghề như: “100 năm
thành lập Trường trung học Công nghiệp I Hà Nội” của Đinh Văn Mộng
(1986); “80 năm Trường kỹ thuật Cao Thắng” của Phạm Quốc Tường (1994)
và “90 năm Trường kĩ nghệ Thực Hành Huế” của Chu Quang Trứ (2000);
- “Những nét cơ bản về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thành phố
Hồ chí Minh” của Hồ Bá Tiểu (1998);
- “Nghiên cứu sự phát triển sư phạm kỹ thuật trên thế giới và trong
nước để áp dụng vào trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí
Minh” của tập thể Nguyễn Thụy Ái, Đỗ Thành Long, Lê Đình Viện (1997).
Ngoài những công trình nghiên cứu ứng dụng cụ thể của một số tác giả
còn có một số công trình nghiên có ý nghĩa lí luận và định hướng như:
- “Nghiên cứu đổi mới đào tạo trung học chuyên nghiệp ở Việt nam tới
năm 2005” của Nguyễn Viết Sự;
- “Từ Bộ quốc gia giáo dục đến Bộ giáo dục và Đào tạo” của tác giả Lê
Văn Giạng, Nguyễn Đước, Nguyễn Tùy (1995);
- “Một số xu thế về đào tạo nghề trước ngưỡng của thế kỷ XXI” của
Nguyễn Minh Đường (2000)
Đối với Việt Nam, do điều kiện lịch sử, nền kinh tế nông nghiệp tự
cung, tự cấp lạc hậu kéo dài, không trải qua nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và
hàng thế kỉ phải đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc nên vấn đề
phát triển ĐTN cũng như các nghiên cứu khoa học về ĐTN chỉ mới xuất hiện
trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt là từ khi kinh tế tập trung bao cấp
chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

10


Từ năm 1978 đến 1986 đã có những công trình nghiên cứu ở Viện
nghiên cứu khoa học dạy nghề (Tổng cục dạy nghề) có liên quan đến đào tạo

nghề đáng lưu ý:
- “Nghiên cứu, tổ chức biên soạn kế hoạch giảng dạy và chương trình
môn học” của Nguyễn viết Sự;
- “Mục tiêu cơ cấu hệ thống dạy nghề” của Nguyễn Minh Đường;
- “Mô hình giáo viên dạy thực hành” của Nguyễn Hùng Sinh;
- “Nghiên cứu thực nghiệm phương pháp dạy học nên vấn đề” của
Đặng Danh Ánh;
- Dự án nghiên cứu tổng thể UNDP, UNESCO và Bộ giáo dục và Đào
tạo VIE/89/002;
- Dự án Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề TA 2761-VIE của Bộ giáo dục
và đào tạo và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
- Tổng kết 10 năm đổi mới ngành giáo dục chuyên nghiệp giai đoạn
1986-1995 của Viện nghiên cứu phát triển giáo dục;
- “Vấn đề bồi dưỡng và đào tạo lại các loại hình lao động nghề nghiệp
nhằm đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế trong điều kiện mới” (Đề tài
khoa học cấp nhà nước KX 07-14).
Nhìn chung những công trình nghiên cứu trên đã có những tác động
nhất định đối với lĩnh vực ĐTN ở các cấp độ, các bình diện khác nhau,
nhưng vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu, đề án đi sâu vào việc
nghiên cứu lí luật và thực tiễn ĐTN trồng cây lương thực, thực thẩm cho
cộng đồng người Khmer.
Vì vậy, luận văn tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
- Cơ sở lí luận về đào tạo nghề trồng cây lương thực thực phẩm cho
cộng đồng người Khmer.

11


- Đánh giá thực trạng đào tạo nghề trồng cây lương thực thực phẩm cho
cộng đồng người Khmer huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trồng cây
lương thực thực phẩm cho cộng đồng người Khmer huyện Kiên Lương, tỉnh
Kiên Giang.
Những vấn đề trên đây cũng chính là những vấn đề còn mới hoặc chưa
được đề cập đến một cách sâu sắc, cụ thể trong các công trình nghiên cứu
khoa học của các tác giả trước đây.
1.2. Nghề và đào tạo nghề
1.2.1. Nghề
Khái niệm nghề theo quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau
nhất định. Cho đến nay thuật ngữ “nghề” được hiểu và định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm về nghề.
Khái niệm nghề ở Nga được định nghĩa: "Là một loại hoạt động lao
động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn"
Khái niệm nghề ở Pháp: "Là một loại lao động có thói quen về kỹ năng,
kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống".
Khái niệm nghề ở Anh được định nghĩa: "Là công việc chuyên môn đòi
hỏi một sự đào tạo trong khoa học nghệ thuật".
Khái niệm nghề ở Đức được định nghĩa: "Là hoạt động cần thiết
cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở
trình độ nào đó".
Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Nghề là một hình thức phân
công lao động, đòi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để
hoàn thành những công việc nhất định. Nghề được hình thành trên cơ sở
phân công lao động xã hội, mỗi nghề có những yêu cầu về kiến thức lý
thuyết và kỹ năng thực hành tương ứng, như vậy cùng với sự phát triển
12


×