BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
PHẠM THỊ HẠNH
PHỐI HỢP CÁC LỰC LƢỢNG XÃ HỘI
TRONG GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Thúy Giang
HÀ NỘI, 2017
1
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng nhất, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS. Trịnh Thúy Giang, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và
tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Khoa Tâm lý Giáo dục, Phòng
đào tạo Sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi
học tập, nghiên cứu trong suốt khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Phòng Giáo dục và đào tạo, các
trường tiểu học, các ban nghành đoàn thể, các lực lượng xã hội trên địa bàn
thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, các thầy giáo, cô giáo và cán bộ nhân
viên đã tham gia giảng dạy, các em học sinh đã giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè, các bạn học viên cao học
của lớp tâm lý giáo dục K25 đã thường xuyên động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu;
Mặc dù rất cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song đây là một
chuyên ngành mới mẻ, hấp dẫn nhưng còn nhiều bỡ ngõ, khả năng bản thân
còn có những hạn chế, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo và các anh/chị để luận văn được
hoàn thiện hơn
Một lần nữa tôi xin được trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 3 tháng 6 năm 2017
Tác giả
Phạm Thị Hạnh
2
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................
MỤC LỤC Error! Bookmark not defined......................................................................... 6
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN.......................................................... 7
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... 8.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................................. .9
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 9
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................10
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................14
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................14
3.1. Khách thể nghiên cứu: ....................................................................................14
3.2. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................14
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................14
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................15
6. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................15
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................16
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận .........................................................16
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ......................................................16
8. Cấu trúc luận văn................................................................................................17
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƢỢNG XÃ HỘI
TRONG GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC ................................................................................................................................. 19
1.1.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu ......................................................................19
1.1.1.
Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................19
1.1.2.
Các nghiên cứu ở Việt Nam .....................................................................20
1.2.
Vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm ...................................22
1.2.1.
Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm ......................................................22
1.2.2.
Nhận biết thực phẩm không an toàn .......................................................26
1.2.3.
Dấu hiệu ngộ độ thực phẩm .....................................................................38
1.2.4.
Yêu cầu của vệ sinh an toàn thực phẩm ...................................................40
1.3.
Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh tiểu học ......................40
1.3.1.
Khái niệm giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm .......................................40
3
1.3.2.
Đặc điểm tâm- sinh lý của học sinh tiểu học ...........................................40
1.3.3.
Mục tiêu giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh tiểu học ......42
1.3.4.
Nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh tiểu học ......42
1.3.5.
Con đường giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh tiểu học ...46
1.3.6.
Các lực lượng trong giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh tiểu
học
48
1.4.
Phối hợp các lực lƣợng xã hội trong giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm
cho học sinh tiểu học ...............................................................................................49
1.4.1.
Khái niệm phối hợp ..................................................................................49
1.4.2.
Mục tiêu phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục vệ sinh an toàn
thực phẩm cho học sinh tiểu học ...........................................................................49
Cơ chế và nội dung phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục vệ sinh
1.4.3.
an toàn thực phẩm cho học sinh tiểu học...............................................................50
KẾT LUẬN CHƢƠNG I ........................................................................................57
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN THỰC
PHẨM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH
QUẢNG NINH ......................................................................................................................... 59
2.1.
Đặc điểm các trƣờng tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ...59
2.1.1.
Đặc điểm học sinh tiểu học, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ...62
2.1.2.
Đặc điểm giáo viên tiểu học, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh..62
2.2.
Đặc điểm các lực lƣợng xã hội của thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng
Ninh 63
2.2.1.
Lực lượng Phụ nữ ....................................................................................63
2.2.2.
Lực lượng Đoàn viên- Thanh niên ...........................................................66
2.2.3.
Lực lượng Y tế .........................................................................................66
2.2.4.
Lực lượng gia đình phụ huynh học sinh .................................................67
2.2.5.
Các tổ chức chính trị xã hội .....................................................................68
2.2.6.
Lực lượng giáo dục trong nhà trường ......................................................68
2.3.
Khái quát quá trình khảo sát thực trạng....................................................69
2.3.1. Mục tiêu khảo sát........................................................................................69
2.3.2. Đối tượng khảo sát: .....................................................................................69
4
2.3.3. Nghiên cứu, khảo sát các nội dung cơ bản sau:...........................................70
2.4.
Phƣơng pháp khảo sát:.................................................................................70
2.5.
Địa bàn khảo sát ............................................................................................70
2.6.
Xử lý kết quả khảo sát ..................................................................................71
2.7.
Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong
các trƣờng Tiểu học tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. ......................71
2.7.1. Nhận thức về vai trò vai trò của việc GDVSATTP ..................................71
2.7.2. Nhận thức về mục tiêu giáo dục VSATTP cho học sinh tiểu học thành
phố Móng Cái .......................................................................................................76
2.7.3. Đánh giá về công tác phối hợp ..................................................................78
2.7.4. Thực trạng nội dung GD và phối hợp .......................................................83
2.7.5. Hiệu quả phối hợp .....................................................................................96
KẾT LUẬN CHƢƠNG II ....................................................................................105
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CÁC LỰC
LƢỢNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG
NINH .......................................................................................................................................... 108
3.1.
Cơ sở đề xuất biện pháp .............................................................................108
3.1.1. Căn cứ vào các văn bản pháp lý qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm của
Tỉnh Quảng Ninh. ................................................................................................108
3.1.2. Căn cứ vào thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm của thành phố Móng Cái,
tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................................110
3.2.
Các biện pháp nâng cao hiệu quả phối hợp các lực lƣợng xã hội trong
giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh tiểu học, thành phố Móng
Cái, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................111
3.2.1. Huy động các lực lượng xã hội của thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
tham gia vào giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh tiểu học của Thành
phố .......................................................................................................................111
3.2.2. Xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp một cách thống nhất giữa các
lực lượng xã hội của thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh về giáo dục VSATTP
cho học sinh tiểu học của Thành phố ..................................................................114
5
3.2.3. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giáo dục VSATTP cho các lực lượng xã hội
của thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh .........................................................117
3.2.4. Tổ chức phối hợp một cách đồng bộ và chặt chẽ giữa các lực lượng xã hội
của thành phố Móng cái, tỉnh Quảng Ninh trong giáo dục VSATTP cho học sinh
tiểu học của Thành phố ........................................................................................120
3.2.5. Thường xuyên tổng kết và đánh giá kết quả của sự phối hợp các lực lượng
xã hội trong giáo dục VSATTP cho học sinh tiểu học của thành phố Móng Cái,
tỉnh Quảng Ninh. .................................................................................................122
3.3.
Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phối hợp
giữa các lực lƣợng xã hội của thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh trong
giáo dục VSATTP cho học sinh tiểu học của Thành phố. .................................124
3.3.1. Khái quát chung về quá trình khảo nghiệm ...............................................125
3.3.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm ..................................................................126
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .....................................................................................131
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................. 131
1. KẾT LUẬN .....................................................................................................131
2. KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................133
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ..................................................................133
2.2. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo Tỉnh Quảng Ninh ......................................133
2.3. Đối với các Trường tiểu học .........................................................................134
2.4 .Đối với phụ huynh học sinh. ........................................................................134
2.5. Đối với các ban ngành, hội đoàn thể Thành phố Móng Cái ........................134
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 136
1. Tài liệu tiếng Việt ...........................................................................................136
2. Tiếng Anh ........................................................................................................139
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BGH: Ban giám hiệu
LLGD: Lực lượng giáo dục
CBQL: Cán bộ quản lý
NT: Nhà trường
LLXH: Lực lượng xã hội
PH: Phối hợp
CĐ: Cộng đồng
TH: Tiểu học
CMHS: Cha mẹ học sinh
QL: Quản lý
PHHS: Phụ huynh học sinh
SGK: Sách giáo khoa
ĐTB: Điểm trung bình
SGV: Sách giáo viên
GD: Giáo dục
VH: Văn hóa
GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo
XH: Xã hội
GDHS: Giáo dục học sinh
GĐ: Gia đình
CB: Cán bộ
GV: Giáo viên
NV: Nhân viên
HS: Học sinh
GVCN: Giáo viên chủ nhiệm
KH: Khoa học
VS: Vệ Sinh
ATTP: An toàn thực phẩn
VSATTP
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng
Ninh........................................................................................................ .......62
Bảng 2.2: Thống kê các đối tượng nghiên cứu............................................70
Bảng 2.3 Nhận thức CB,V,GV,NV các LLXH về vai trò của GD VSATTP cho
học sinh tiểu thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh................................. 72
Bảng 2.4: Nhận thức CB,V,GV,NV, các LLXH về vai trò của GD VSATTP
cho học sinh tiểu thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng
Ninh..................................................................................................... ....73
Bảng 2.5 Nhận thức CB,V,GV,NV, các LLXH về mức độ vai trò phối hợp
nhà trường và các lực lượng xã hội...................................................... ....75
Bảng 2.6 Nhận thức của học sinh về vai trò của VSATTP........................ ....76
Bảng 2.7 Nhận thức CB,V,GV,NV, các LLXH về mục tiêu GDVSATTP cho
học sinh tiểu học.77
Bảng 2.8 Nhận thức CB,V,GV,NV các LLXH chủ thể tham phối hợp GD
VSATTP cho học sinh tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
..................................................................................................................79
Bảng 2.9 Ý kiến học sinh về các lực lượng giáo dục................................. 80
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát thực trạng các lực lượng tham gia phối hợp với
nhà trường trong công tác giáo dục VSATTP cho học sinh Tiểu học
.........................................................................................................................82
Bảng 2.11. Nhận thức của học sinh về vai trò của VSATTP.......................... 83
Bảng 2.12: Nhận thức của học sinh về nội dung đảm bảo VSAT TP
.................................................................................................................. 84
Bảng 2.1.4: Đánh giá nhận thức CB,V,GV,NV, các LLXH về thực thực
trạng con đường thực hiện phối hợp..........................................................90
Bảng 2.15: Đánh giá nhận thức CB,V,GV,NV, các LLXH về thực thực trạng
biện pháp thực hiện phối hợp.........................................................................92
8
Bảng 2.16: Nhận thức CB,V,GV,NV các LLXH về thực trạng các biện pháp
phối hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm.............................................. 94
Bảng 2.17 Nhận thức CB,V,GV,NV, các LLXH về thực trạng mức độ phối
hợp các lực lượng giáo dục...................................................................... 96
Bảng 2.18 Nhận thức CB,V,GV,NV, các LLXH về thực trạng Kết quả mức
độ phối hợp các lực lượng giáo dục......................................................... 97
Bảng 2.19 Nhận thức của học sinh về dấu hiệu ngộ đọc thực phẩm ............
98
Bảng 2.20: Thực trạng phối hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học
sinh tiểu học tại địa phương nơi cư trú ........................................................100
Bảng 2.21. Nhận thức CB,V,GV,NV, các LLXH về thực trạng thực hiện
nguyên tắc phối hợp..................................................................................... 101
Bảng 2.2. Nhận thức CB,V,GV,NV, các LLXH yếu tố ảnh hưởng đến công tác
giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh tiểu học...........................103
Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm.................................................................. ..128
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 2.1 Nhận thức của học sinh về vai trò của VSATTP............................76
Biểu 2.2. Nhận thức của học sinh về vai trò của VSATTP........................... 84
Biểu đồ 2.3. Mức độ phối hợp .......................................................................91
Biểu đồ 2.4. Khả năng phân biệt TPAT .....................................................97
Biểu đồ 2.5 : Mức độ ngộ độc thực phẩm ở học sinh................................ ...98
Biểu đồ 2.6. Thực trạng nhận biết ngộ độc thực phẩm................................. 99
Biểu đồ 2.7 Về hiệu quả giáo dục VSATTP học sinh tiểu học hiện
nay...........................................................................................................103
9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề đang rất được xã hội
quan tâm trên phạm vi mỗi quốc gia, tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở
thành quyền cơ bản đối với mỗi con người [18]. Thực phẩm là nguồn cung
cấp năng lượng, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống,
hoạt động và phát triển. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải
thiện sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ và sự tồn
vong phát triển của giống nòi. Thế nhưng, thực phẩm cũng là nguồn truyền
bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh chóng nếu như không bảo đảm đúng cách từ
các khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, chế biến và sử dụng vệ sinh an toàn
thực phẩm đúng cách. An toàn thực phẩm có tác động trực tiếp đến kinh tế và
xã hội. Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực,
thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý
nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng
lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc
tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng
tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn hết sức khắt khe trong việc sản xuất,
sản phẩm không được chứa các chất hóa học tổng hợp, các chất kháng sinh,
các chất bảo quản hay thời hạn sử dụng tự nhiên vượt quá mức quy định cho
phép theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe
người tiêu dùng. An toàn thực phẩm còn giúp ta có vị thế vững vàng và xây
dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế, làm tăng trưởng phát triển
kinh tế trong nước. Vì lẽ đó, an toàn thực phẩm có ý nghĩa và giá trị to lớn
không những đối với sức khỏe của giống nòi mà còn đối với sự phát triển bền
vững của mỗi quốc gia.
1.2. Mất vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là một trong những
vấn đề xã hội cần được giải quyết. Trong những năm gần đây một phần do cơ
10
chế thị trường, nhiều người chạy theo lợi nhuận, lợi dụng tình hình công tác
kiểm tra còn lỏng lẻo hoặc cũng có thể do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết, do
thói quen làm bừa, làm ẩu nên nhiều người đã không chấp hành những quy
định về sử dụng hoá chất thuốc trừ sâu, sử dụng các chất kích thích tăng
trưởng, các hoá chất bảo quản thực phẩm, các phụ gia cho thêm vào thực
phẩm để tăng thêm mầu sắc, mùi vị hấp dẫn của các món ăn…đồng thời nền
kinh tế của nước ta đang dần chuyển sang cơ chế thị trường, hội nhập toàn
cầu. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập
vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại.… Nhiều loại thực phẩm không
qua kiểm tra, giám định chất lượng, không qua kiểm định thú y vẫn được lưu
hành rộng rãi, mua bán tràn lan trên thị trường. Tình hình sản xuất thức ăn,
đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần
nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý,
ngày một gia tăng. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra,
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe lâu dài của con người.
Thực phẩm không an toàn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hay còn
gọi là thực phẩm bẩn là con đường ngắn nhất, trước mắt dẫn đến ngộ độc cấp
tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa
là sự tích lũy lâu dần các chất độc hại ở trong cơ thể, sau một thời gian mới
phát bệnh, có thể gây căn bệnh ung thư quái ác, các dị tật, dị dạng cho thế hệ
mai sau. Vấn nạn được nhắc tới với cụm từ thực phẩm bẩn, dường như đã trở
thành mối đe dọa, ám ảnh thường nhật đối với đời sống của tất cả mọi người.
… Hàng loạt các thông tin liên quan đến vấn đề thực phẩm bẩn khiến cho
người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin, hoang mang, lo lắng không biết nên
lựa chọn, sử dụng sản phẩm gì mới thực sự an toàn cho gia đình. Ngộ độc
thực phẩm và các bệnh do thực phẩm bẩn gây ra, nó ảnh hưởng trực tiếp tới
sức khoẻ và cuộc sống của mỗi con người, nó gây thiệt hại lớn về kinh tế, là
11
gánh nặng chi phí của gia đình, cộng đồng và của mỗi quốc gia Hằng năm, ở
nước ta có từ 250 đến 500 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 7.000 nạn nhân và
hơn 100 ca tử vong mỗi năm. Chỉ tính đến 10/06/2014, toàn quốc ghi nhận 67
vụ ngộ độc thực phẩm với 2084 người mắc, 1528 người đi viện và 24 ca tử
vong [6]. Bên cạnh đó, hiện tỷ lệ ung thư của Việt Nam cũng được đánh giá
là cao nhất thế giới. Cả nước hiện có từ 240.000-250.000 người mắc bệnh ung
thư, mỗi năm có thêm khoảng 150.000 người mới mắc ung thư và số tử vong
do ung thư hằng năm lên đến 82.000 trường hợp, tỉ lệ tử vong/mắc lên đến
73,5% và vào loại cao hàng đầu thế giới (tỉ lệ tử vong/mắc ở bệnh nhân ung
thư chung toàn thế giới là 59,7%). Theo báo cáo của viện Nghiên cứu phòng
chống ung thư Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh ung thư là
do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày khiến cho Việt Nam
là nước có bệnh nhân ung thư nhiều nhất trên thế giớiViệt Nam có thể trở
thành một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất thế giới. Theo
giới chuyên gia nhận định, điều đó có nguyên nhân, nguồn gốc sâu xa bắt
nguồn từ thực phẩm bẩn gây ra [1]. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay việc
giáo dục an toàn thực phẩm cho mọi người là hết sức cần thiết, không chỉ là
trách nhiệm của mỗi gia đình hay các nhà trường, mà còn là trách nhiệm của
toàn xã hội.
1.3. Móng Cái là một thành phố nằm ở phía Đông bắc địa đầu tổ quốc,
là địa danh duy nhất có đường biên giới trên biển và trên bộ tiếp giáp với
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có nền kinh tế da dạng: Thương mại,
biên mậu, lâm, nông, ngư nghiệp, thủy hải sản, Tiểu thủ công nghiệp và Du
lịch, dịch vụ. Với lợi thế địa kinh tế, địa chính trị, Móng cái đã có bước phát
triển nhanh, toàn diện và trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của
Tỉnh và cả nước. Song song với sự phát triển mạnh mẽ đó thì Móng Cái cũng
phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức… trong đó có vấn đề về vệ
sinh an toàn thực phẩm. Là thành phố biên mậu nên nguồn thực phẩm rất đa
12
dạng về chủng loại, không rõ thời gian bảo quản,không rõ nguồn gốc xuất sứ,
hàng ngày, hàng giờ vẫn vượt qua biên giới Việt Trung xâm nhập bằng
nhiều con đường không chính nghạch vào Việt Nam [10], đặc biệt là thành
phố Móng Cái nói riêng, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của vấn đề an toàn thực
phẩm một vấn đề rất khó nắm bắt, khó kiểm soát vì sự tinh vi và tính phức
tạp của nó…Người dân Móng Cái đang đối mặt từng ngày, từng giờ với vấn
đề vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm
vẫn theo nhiều con đường có mặt trên thị trường và len lỏi vào từng bữa ăn
của mỗi gia đình với nhiều lý do khác nhau, do trình độ dân trí, do nhận thức
và tiếp cận thông tin, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, điều quan trọng là họ
không có kĩ năng để phân biệt được đâu là thực phẩm bẩn, đâu là thực phẩm
sạch và tinh vi hơn, những thực phẩm bẩn lại có hình thức, mùi vị, màu sắc
hấp dẫn hơn thực phẩm sạch, thời gian phân hủy lâu hơn, tính ngụy trang cao
hơn đễ đánh lừa người tiêu dùng và điều này đang từng ngày, từng giờ gặm
nhấm sức khỏe của người dân nơi đây. Hơn lúc nào hết vấn đề an toàn thực
phẩm và giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân nói chung và cho
học sinh nói riêng cần được các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng, các
nhà quản lý .. của thành phố Móng Cái quan tâm.
1.4. Một trong những đối tượng cần phải được ưu tiên bảo vệ hơn hết
nhất chính là các em học sinh lứa tuổi Tiểu học, các em chưa đủ lớn để khôn,
để có thể tự bảo vệ mình , mà cũng không phải còn nhỏ để bố mẹ bao bọc, vì
vậy các em học sinh Tiểu học chính là nhưng đối tượng đẽ bị đánh lừa nhất
bởi các em thích hương vị, màu sắc hay ăn quà vặt tại cổng trường, vỉa hè
những thức ăn không hợp vệ sinh, không rõ nguồn gốc và đặc biệt rất nhiều
em đang tham ra ăn bán trú tại bếp ăn tập thể, sinh hoạt bán trú cùng ăn, cùng
ngủ chung tại các nhà trường.. Đây chính là những con đường rất dễ nhiễm
khuẩn, dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các dịch bệnh lây lan, mặt khác lứa
tuổi này các em còn nhỏ, thể trạng còn non, sức đề kháng yếu vì vậy nếu bị
13
nhiễm độc thực phẩm là vô cung nguy hiểm …Bảo vệ các em chính là bảo
bảo vệ hạnh phúc gắn kết của mỗi gia đình, bảo vệ tương lai của đất nước,
bảo vệ sự phát triển của giống nòi. Một trong những con đường để bảo vệ
sức khỏe cho lứa tuổi này chính là cần giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm
cho các em, giúp các em có những kiến thức và kĩ năng nhận biết thực phẩm
an toàn để tự phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho bản thân. Đây không chỉ là
trách nhiệm của các trường Tiểu học mà cần có sự chung tay phối hợp của
các cơ quan, ban ngành của địa phương trong giáo dục vệ sinh an toàn thực
phẩm cho các em.
Từ những phân tích nêu trên, đề tài nghiên cứu được chọn là “Phối hợp
các lực lượng xã hội trong giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học
sinh tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục vệ sinh an toàn
thực phẩm cho học sinh tiểu học Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh, từ
đó đề xuất những biện pháp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh
tiểu học của Thành phố, góp phần hạn chế ngộ độc thực phẩm, nâng cao sức
khỏe và chất lượng cuộc sống cho lứa tuổi này.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh tiểu học thành
phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu:
Biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục vệ sinh an toàn thực
phẩm cho học sinh tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
14
- Hiện nay, công tác phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục vệ
sinh an toàn thực phẩm cho học sinh tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh còn bị coi nhẹ, chưa thực sự được quan tâm, còn gặp nhiều bất
cập và gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
- Nếu các lực lượng xã hội thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh phối
hợp với nhau một cách đồng bộ, đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn
hóa- xã hội của địa phương và khả năng nhận thức của học sinh tiểu học trong
giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho các em, sẽ giúp các em nhận biết,
phát hiện những thực phẩm có dấu hiệu không an toàn, phòng tránh được ngộ
độc thực phẩm cho bản thân.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục
vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh
- Đánh giá thực trạng giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm ở các trường
tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
- Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội
trong giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh tiểu học thành phố
Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
6. Phạm vi nghiên cứu.
- Đề tài chỉ nghiên cứu phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục vệ
sinh an toàn thực phẩm cho học sinh tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh trong 5 năm trở lại đây.
- Các lực lượng phối hợp, nhân viên y tế, phụ huynh học sinh, các cơ
quan chức năng, học sinh tiểu học , Ban Giám hiệu, các giáo viên, nhân viên
15
nhà bếp phụ trách nấu ăn của các trường tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh là đối tượng chính khi khảo sát thực trạng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp này được sử dụng trên cơ sở phân tích, so sánh, tổng hợp
các các nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp lý của Nhà nước và của
ngành giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm, về giáo dục vệ sinh an toàn
thực phẩm. Nghiên cứu các công trình nghiên cứu đã có trong và ngoài nước
liên quan đến giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm từ đó rút ra những kết luận
khái quát, làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát các hoạt động phối hợp, nhân viên y tế, phụ huynh học sinh,
các cơ quan chức năng, giáo viên chủ nhiệm.
Quan sát các hoạt động phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục vệ
sinh an toàn thực phẩm cho học sinh tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh nhằm thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến đề tài nghiên
cứu.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại
Tiến hành trò chuyện, phỏng vấn sâu các lực lượng phối hợp, nhân viên
y tế, phụ huynh học sinh, các cơ quan chức năng, Ban Giám hiệu các trường
tiểu học thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh; các giáo viên chủ nhiệm lớp,
của các trường Tiểu học để thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến đề
tài nghiên cứu.
7.2.3. Phương pháp điều tra giáo dục
16
Xây dựng phiếu hỏi bao gồm các câu hỏi đóng và mở về các vấn đề liên
quan đến công tác phối hợp với các lực lượng xã hội trong giáo dục vệ sinh an
toàn thực với Ban Giám hiệu các trường tiểu học thành phố Móng Cái, Tỉnh
Quảng Ninh; các giáo viên chủ nhiệm, các nhân viên nhà bếp, các cán bộ trong
các tổ chức xã hội để thu thập các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề
tài.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực Giáo dục học, Tâm lý học,
các cán bộ Trung tâm y tế về các vấn đề liên quan đến giáo dục vệ sinh an
toàn thực phẩm, liên quan đến dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
nhằm phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
Nghiên cứu những kinh nghiệm giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm của
các nhà trường, các tổ chức xã hội nhằm thu thập những thông tin cần thiết
cho nghiên cứu đề tài.
7.2.6. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán học để xử lý thông tin thu được về định
lượng và định tính thông qua phần mềm SPSS.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, luận văn dự kiến cấu trúc
thành 3 chương.
Chương 1: Lý luận về phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục vệ
sinh an toàn thực phẩm cho học sinh tiểu học
Chương 2: Thực trạng phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục vệ
sinh an toàn thực phẩm cho học sinh tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh
17
Chương 3: Các biện pháp phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục
vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh
18
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI
TRONG GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC
1.1.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục vệ sinh an toàn thực
phẩm cho học sinh tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh là một vấn
đề quan trọng và thời gian qua đã đươc quan tâm nghiên cứu ở trên thế giới
cũng như ở Việt Nam.
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Tác giả Deryck Damian Pattron” (2005), đã tiến hành tìm hiểu,nghiên
cứu các hộ gia đình sống tại Trinidad – phía Đông Ấn Độ “Nghiên cứu nhận
thức và thực hành an toàn thực phẩm trong các hộ gia đình ở Trinidad”
nhằm đánh giá nhận thức đúng về thực hành ATTP đảm bảo sức khoẻ gia
đình, hạn chế ngộ độc thực phẩm, nâng cao nhận thức an toàn thực phẩm cho
người dân thì việc mở các lớp giáo dục là rất cần thiết. [34].
Tác giả Shuchi Rai Bhatt (2010) nghiên cứu lĩnh vực nhằm nâng cao
nhận thức của người dân, chưa có thói quen tốt trong việc mua thực phẩm,
thực hành an toàn và chọn nguồn nước sạch [35].
Tháng 3/2011; Bộ Y tế nghiên cứu, ban hành chiến lược Quốc Gia An
toàn thực phẩm giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn 2030. Tại mục 3 phần thứ
nhất đã chỉ rõ tình hình “An toàn thực phẩm trên thế giới”. [25].
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính các bệnh tiêu chảy liên quan đến thực
phẩm và nước uống giết chết 2,2 triệu người mỗi năm, trong đó có 1,9 triệu
là trẻ em [36], [37],Tỷ lệ tử vong do ngộ độc thực phẩm, chiếm 1/3 đến
1/2 tổng số trường hợp tử vong Ở khu vực châu Phi mỗi năm có khoảng 800.000
trẻ em tử vong do Ngộ độc thực phẩm [38].
19
Các nghiên cứu trên đây là cơ sở cho việc nghiên cứu về vấn đề an toàn
thực phẩm và giáo dục an toàn thực phẩm tại Việt Nam.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về Phối hợp các lực
lượng xã hội trong giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh
Công trình đã nghiên cứu về sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong
giáo dục đạo đức của học sinh trường THCS – Luận văn thạc sĩ quản lý giáo
dục Đoàn Thị Hà [34].
Công trình đã nghiên cứu về Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường .- Trường cán bộ quản lý GDTP H ồ
Chí Minh tác giả GV-TS Trần Thanh Nguyện [34].
Các công trình đã nghiên cứu về vấn đề tập huấn kiến thức về ATTP Hà Nội 2013- Bộ Y tế cục An toàn Thực Phẩm, chủ biên: GS.TS Trần Quang
Trung Ban biên soạn TS. Nguyễn Thanh Phong TS. Nguyễn Hùng Long ThS.
Lê Văn Giang ThS. Trương Thị Thúy Thu ThS. Nguyễn Văn Nhiên ThS.
Đinh Quang Minh TS. Trần Thị Thu Liễu TS. Lâm Quốc Hùng BS. Nguyễn
Thị Minh Hải KS. Phạm Tuyết Mai CN. Nguyễn Thị Ngọc Hiền . Nghiên cứu
về vấn đề giáo dục truyền thông cung cấp kiến thức về an toàn thực phẩm cho
con người [22].
Tác giả Nguyễn Hữu Huyên đã phân tích kiến thức, thái độ thực hành
về vệ sinh ATTP của người tiêu dùng ở Đắc Lắc 5 năm(1998-2002 với Đề tài
“Đánh giá thực trạng công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm ở Đắc Lắc 5 năm)” [6].
Tác giả Cao Thị Hoa và cộng sự năm (2006),đã tiến hành nghiên
cứu“Kiến thức, thực hành về vệ sinh ATTP của người nội trợ chính trong gia
đình ở phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng – Hà Nội ) [7].
20
Tác giả Lê Công Minh, Lê Thị Thanh, Tạ Quốc Đạt, 2008, đã nghiên
cứu Kiến thức và thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân xã
Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long năm 2008, Tạp chí Y học Thành
phố Hồ Chí Minh, tập 12, phụ bản số 4
Tác giả Hà Thị Anh Đào, Nguyễn Ánh Tuyết và cộng sự (2007),nghiên
cứu "Thực trạng ATVSTP tại các cơ sở chế biến thực phẩm thức ăn đường
phố tại Huyện Gia Lâm, Hà Nội", Kỷ yếu Hội nghị khoa học ATVSTP lần thứ
IV, 2007, Cục An toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, tr. 108-113. ) [3].
Tác giả Hà Thị Anh Đào( năm 2001) Nghiên cứu cải thiện tình trạng
vệ sinh thực phẩm thông qua giáo dục kiến thức cho ngườii làm dịch vụ thức
ăn đường phố, Luận án Tiến sỹ Y học, tr. 87- 92 Trong công trình nghiên cứu
của mình, tác giả đã đề cập phân tích được lợi hại của thực hành VSTP không
đúng, cung cấp các thông tin cơ bản, thiết yếu dễ hiểu, dễ thực hiện đảm bảo
vê sinh an toàn thực phẩm [2].
Tác giả Lê Văn Giang (2006), Nghiên cứu “Đánh giá tình hình thực
hiện Vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể huyện Gia Lâm sau khi
áp dụng các biện pháp can thiệp truyền thông”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An
toàn thực phẩm lần thứ 4- 2007, Nhà xuất bản Y học, tr 91-97 ) [5].
Tác giả Đỗ Thị Hòa (2004), nghiên cứu “Bệnh do thực phẩm và ngộ
độc thực phẩm, Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm”, Nhà xuất bản Y học, tr
53 – 83. ) [8].
Tác giả Lê Thị Hợp (2010), nghiên cứu “Những tiếp cận mới về dinh
dướcỡng và sức khỏe”, Y học dự phòng và y tế công cộng, thực trạng và định
hướng ở Việt Nam, Trường ĐH Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học,tr 89- 97. )
[9].
Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (2007), nghiên cứu “Một số vấn đề liên
quan đến công tác nhập lậu thực phẩm qua biên giới”, Kỷ yếu hội nghị khoa
21
học An toàn thực phẩm lần thứ 4- 2007, Nhà xuất bản Y học, tr 31 – 38. )
[10].
Tác giả Đoàn Thị Hườnng và cộng sự (2008), nghiên cứu “Đánh giá
tình trạng ô nhiễm hóa học trong một số loại rau bán ở cửa hàng rau sạch và
thực phẩm khác trên địa bàn Hà Nội năm 2008”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An
toàn thực phẩm lần thứ 5-2009, Nhà xuất bản Hà Nội, tr 58 – 63 ) [11].
Tác giả Nguyễn Công Khẩn (2009), nghiên cứu “Đảm bảo an toàn thực
phẩm ở Việt Nam- Các thách thức và triển vọng”, Kỷ yếu hội nghị khoa học
An toàn thực phẩm lần thứ 5-2009, Nhà xuất bản Hà Nội,tr 11- 26 ) [15].
Tác giả Phan Thị Kim, Bùi Minh Đức, Hà Thị Anh Đào (2002) nghiên
cứu về An toàn thực phẩm-Sức khỏe, đời sống và kinh tế xã hội, Nhà xuất bản
Y học, Hà Nội, tr. 10-35. [13].
Tác giả Nguyễn Thanh Phong và cộng sự (2006), nghiên cứu “Điều tra
kiến thức, thái độ và thực hành về an toàn thực phẩm của bốn nhóm đối tượng
tại một số đô thị phía Bắc”, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần
thứ 5- 2009, Nhà xuất bản Hà Nội, , tr 80 – 93. ) [17].
Tác giả Trương Văn Dũng (2012), Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực
hành về vệ sinh ATTP của ngườii tiêu dùng thực phẩm tại huyện Châu Thành
năm 2012, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 17, phụ bản số 5 )
[4]..
Tác giả Hà Huy Khôi và cộng sự (2004) nghiên cứu, Dinh dưỡng và an
toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, tr. 353-355 ) [14].
Tìm hiểu các nghiên cứu tài liệu tập huấn, kiến thức thái độ đối với
An toàn thực phẩm ) [19]. ) [20]. ) [21].
Các nghiên cứu trên đây là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài này.
1.2. Vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm
1.2.1. Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm
22
Giải thích từ ngữ: các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến
sức khỏe, tính mạng con người.
2. Bệnh truyền qua thực phẩm là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm
tác nhân gây bệnh.
3. Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là chất được chủ định sử dụng trong
quá trình chế biến nguyên liệu thực phẩm hay các thành phần của thực phẩm
nhằm thực hiện mục đích công nghệ, có thể được tách ra hoặc còn lại trong
thực phẩm.
4. Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc
thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo
thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.
5. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao
gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng
ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
6. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật
và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối
với sức khoẻ, tính mạng con người.
7. Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động
thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương
ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,
chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.
23
8. Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các
hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán
thực phẩm.
9. Lô sản phẩm thực phẩm là một số lượng xác định của một loại sản
phẩm cùng tên, chất lượng, nguyên liệu, thời hạn sử dụng và cùng được sản
xuất tại một cơ sở.
10. Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô
nhiễm hoặc có chứa chất độc.
11. Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm là khả năng các tác nhân gây ô nhiễm
xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
12. Ô nhiễm thực phẩm là sự xuất hiện tác nhân làm ô nhiễm thực
phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
13. Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong
quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải
thiện đặc tính của thực phẩm.
14. Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các
hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến,
bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.
15. Sản xuất ban đầu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác. 16. Sơ chế thực phẩm
là việc xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nhằm
tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thực phẩm
hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm.
17. Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ độc thực
phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực
phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.
24
18. Tác nhân gây ô nhiễm là yếu tố không mong muốn, không được
chủ động cho thêm vào thực phẩm, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến an toàn
thực phẩm.
19. Thời hạn sử dụng thực phẩm là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ
được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được
ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
20. Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống
hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ
phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
21. Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt,
trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế
biến.
22. Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ
sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự
thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể
trong cộng đồng.
23. Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của
cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm
bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức
khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.
24. Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành
phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen.
25. Thực phẩm đã qua chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng
nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.
25