I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
Lấ HNG NAM
TộI Tổ CHứC ĐáNH BạC THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng)
LUN VN THC S LUT HC
H NI - 2016
I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
Lấ HNG NAM
TộI Tổ CHứC ĐáNH BạC
THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04
LUN VN THC S LUT HC
Cỏn b hng dn khoa hc: TS. TRNH TIN VIT
H NI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Hồng Nam
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH
BẠC THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAMError! Bookmark not defined.
1.1.
Khái niệm tội tổ chức đánh bạc và sự cần thiết của việc quy
định tội phạm này trong luật hình sự Việt NamError! Bookmark not defined
1.1.1. Khái niệm tội tổ chức đánh bạc trong luật hình sự Việt NamError! Bookmark n
1.1.2. Sự cần thiết của việc quy định tội tổ chức đánh bạc trong luật
hình sự Việt Nam ................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.
Khái quát quá trình hình thành và phát triển của luật hình
sự Việt Nam quy định về tội tổ chức đánh bạcError! Bookmark not defined.
1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi
pháp điển hóa Bộ luật hình sự năm 1985Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến nayError! Bookmark n
1.3.
Quy định về tội tổ chức đánh bạc trong pháp luật hình sự
một số nước trên thế giới .................. Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Bộ luật hình sự Nhật Bản .................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy ĐiểnError! Bookmark not defined.
1.3.3. Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung HoaError! Bookmark not defined.
Chương 2: QUY ĐỊNH VỀ TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC TRONG
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNGError! Bookmark not defined.
2.1.
Quy định của luật hình sự Việt Nam về tội tổ chức đánh bạcError! Bookmar
2
2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự .............. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hình phạt ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.
Thực tiễn xét xử tội tổ chức đánh bạc trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Tình hình xét xử .................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Một số hạn chế và vướng mắc trong hoạt động xét xử đối với tội
tổ chức đánh bạc.................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và vướng mắc trong xét
xử tội tổ chức đánh bạc trên địa bàn thành phố Đà NẵngError! Bookmark not d
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠCError! Bookmark not d
3.1.
Sự cần thiết về việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng
các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội tổ chức
đánh bạc ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.
Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tội tổ
chức đánh bạc và các tội phạm khác có kiên quanError! Bookmark not defin
3.2.1. Nhận xét .............................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Nội dung hoàn thiện ............................ Error! Bookmark not defined.
3.3.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật
hình sự Việt Nam về tội tổ chức đánh bạc và các tội phạm khác
có liên quan ......................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy .............. Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Giải pháp kinh tế - xã hội .................... Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Giải pháp về văn hóa - giáo dục.......... Error! Bookmark not defined.
3.3.5. Một số giải pháp khác ......................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 12
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công
nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng hiện là một trong
15 đô thị loại 1, đồng thời là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở
Việt Nam. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã tích cực đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là
“Thành phố đáng sống” của Việt Nam.
Trong quá trình phát triển của thành phố, cùng với việc xây dựng các
khu công nghiệp, bệnh viện, trường học… đã kéo theo một lượng không nhỏ
dân cư từ các tỉnh thành khác đến sinh sống, làm việc và học tập làm cho tình
hình an ninh trật tự trên địa bàn ngày càng diễn biến phức tạp; việc giải tỏa
quy hoạch chỉnh trang đô thị được diễn ra ở nhiều nơi đã làm cho số lượng
người dân có đất bị thu hồi khá lớn, dẫn đến tình trạng mất công ăn việc làm
nhưng chính quyền thành phố chưa có những định hướng trong việc chuyển
đối ngành nghề, tạo công ăn việc làm để ổn định cuộc sống cho nhân dân.
Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình tội phạm gia tăng
trong những năm qua trên địa bàn thành phố.
Là một thành phố trẻ đang trên đà phát triển, bên cạnh việc tập trung
xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xây dựng con người Đà Nẵng có
nếp sống văn hóa - văn minh, Đà Nẵng cũng rất quan tâm đến công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm nói chung mà đặc biệt là các tội phạm liên quan
đến cờ bạc, tội tổ chức đánh bạc nói riêng. Qua nghiên cứu thực tiễn, tình
hình tội phạm về tổ chức đánh bạc trong những năm qua trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng tuy không gia tăng mạnh về số lượng, nhưng về phương thức tổ
chức, quy mộ hoạt động của tội phạm này thì diễn biến ngày một phức tạp,
4
thể hiện trên các phương diện như: phương thức tổ chức đánh bạc ngày một
tinh vi, đa dạng với một hệ thống chân rết rộng khắp; địa bàn hoạt động được
mở rộng và kể cả việc cấu kết với nước ngoài để tổ chức đánh bạc; lợi nhuận
bất chính của các đối tượng này thu về là khổng lồ. Những vấn đề này đã làm
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến tình hình chính trị,
văn hóa, trật tự an toàn xã hội của thành phố và là một trong những nguyên
nhân làm phát sinh nhiều loại tội phạm khác.
Theo số liệu thống kê của TAND thành phố Đà Nẵng trong thời gian
gần đây (tính từ năm 2011 đến năm 2015) TAND cấp quận, huyện của thành
phố Đà Nẵng đã xét xử sơ thẩm 2.759 vụ án hình sự với 4.793 bị cáo, trong
đó số vụ án về các tội liên quan đến cờ bạc là 125 vụ, với 514 bị cáo, số tiền
dùng để đánh bạc lên đến hàng trăm tỷ đồng. Riêng đối với tội tổ chức đánh
bạc, các cơ quan chức năng đã đưa ra xét xử 42 / 2.759 vụ chiếm 1,52%, với
129 / 4.793 bị cáo chiếm 4,77% trong tổng số các vụ án, bị cáo đưa ra xét xử
trong thời gian 05 năm qua.
Nguyên nhân của tình hình trên, một phần là do các yếu tố khách quan,
như tác động của những vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh trong cơ chế thị
trường và hội nhập quốc tế; sự xuống cấp về đạo đức xã hội, lối sống thực
dụng, chạy theo đồng tiền, làm ăn chụp giật,... nhưng chủ yếu vẫn là do những
hạn chế, yếu kém trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là
phòng ngừa xã hội. Cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ
chức ở một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo toàn diện
công tác phòng, chống tội phạm, vì vậy, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm
chưa được đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển theo yêu cầu của Đảng
và Nhà nước. Nhiều cấp, nhiều ngành còn đứng ngoài cuộc hoặc chỉ tham gia
một cách hình thức, chiếu lệ, đối phó. Tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp ở
các cơ quan bảo vệ pháp luật và chuyên trách còn bất cập, dẫn đến chồng
5
chéo, trùng lặp. Năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện cũng như
tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên quyết
tấn công tội phạm của một bộ phận cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật, chiến sĩ
lực lượng chuyên trách còn hạn chế, yếu kém, sa sút. Điều kiện hậu cần - kỹ
thuật bảo đảm cho công tác phòng, chống tội phạm còn nhiều khó khăn, hạn
chế. Chính sách đãi ngộ đối với lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội
phạm còn chưa phù hợp [39]
Trước những thực trạng đó, việc nghiên cứu các quy định của PLHS
hiện hành về tội tổ chức đánh bạc dưới góc độ thực tiễn tại một địa phương
nhất định, không những có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận mà còn cả về mặt
thực tiễn áp dụng pháp luật, để từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật,
nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật đối với loại tội phạm này. Nhận
thức được điều đó, tôi chọn đề tài: “Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự
Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng)” làm
luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình làm luận văn, tôi đã tham khảo, nghiên cứu một số tài
liệu là những giáo trình, sách chuyên khảo, những luận văn đã được công bố
và tập trung ở ba nhóm chủ yếu như sau:
a/ GS. TSKH. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những
vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội; GS. TSKH. Lê Cảm (2007), Giáo trình luật hình sự Việt
Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; GS.
TSKH. Lê Cảm, PGS. TS. Trịnh Quốc Toản (2011), Định tội danh: Lý luận,
lời giải mẫu và 500 bài tập thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội; PGS. TS. Trịnh Quốc Toản (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về
hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà
6
Nội, Hà Nội; Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình luật hình sự
Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội,
Hà Nội; Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Giáo trình Luật tố
tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; GS. TSKH.
Đào Trí Úc (1994), Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; TS. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và
trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội...
b/ Các luận văn: Vũ Thị Phương Lan (2014), Định tội danh tội đánh
bạc theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành
phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội; Trịnh Công Thương (2015), Các tội liên quan đến cờ bạc theo luật
hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội; Vũ Thị Len (2015), Tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tình hình, nguyên nhân và giải pháp
phòng ngừa, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội - Viện
hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
c/ GS. TS. Nguyễn Xuân Yêm, TS. Phan Đình Khánh, Nguyễn Thị
Kim Liên (2003), Mại dâm, ma túy, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội; ThS. Đinh Văn Quế (2000), Thực tiễn xét xử và pháp
luật hình sự, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng; ThS. Đinh Văn Quế, một số vần đề về
phạm tội có tổ chức - Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao; Dương
Thanh Hiền - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Thành lập Tòa án khu
vực: Nhìn từ thực tiễn; Trần Minh Tơn - Viện chiến lược và khoa học công
nghệ Bộ công an (2014), Quan điểm và giải pháp chiến lược phòng, chống tội
phạm thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Lê Văn Hưng - Tạp chí
7
Tòa án nhân dân (số 14/2005), Những vướng mắc khi áp dụng Điều 248, 249
Bộ luật hình sự 1999.
Ngoài ra, tôi cũng đã tham khảo một số bài viết được đăng trên các tạp
chí khoa học chuyên ngành, nhận thấy các tác giả thường nghiên cứu một
cách tổng quát các vấn đề pháp lý ở phạm vi rộng hoặc chỉ tập trung nghiên
cứu một vài khía cạnh có liên quan đến nhóm các tội về cờ bạc. Hầu hết chưa
nghiên cứu sâu về tội tổ chức đánh bạc một cách đầy đủ, toàn diện, có tính hệ
thống từ lý luận đến thực tiễn áp dụng pháp luật.
Đồng thời, qua nghiên cứu BLHS năm 2015 được Quốc hội khóa XIII
thông qua tại kỳ họp thứ 10, ngày 27 tháng 11 năm 2015 (có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 7 năm 2016) thay thế cho BLHS năm 1999, nhận thấy đã có
những sửa đổi, bổ sung quy định về tội tổ chức đánh bạc để khắc phục những
hạn chế của BLHS năm 1999, tuy nhiên vẫn còn những diểm quy định chưa
được chặt chẽ làm cho việc ĐTD, quyết định hình phạt, việc phân hóa TNHS
đối với tội phạm chưa cao, hình phạt chưa đủ sức răng đe, giáo dục đối với tội
phạm. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu để góp phần hoàn thiện các quy định
của BLHS hiện hành và BLHS năm 2015 quy định về tội phạm này vẫn có ý
nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống
về những vấn đề pháp lý, TNHS đối với người phạm tội. Phân tích, đánh giá
thực tiễn xét xử tội tổ chức đánh bạc của TAND các cấp trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, từ đó chỉ ra một số
hạn chế, vướng mắc và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao
hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS về tội tổ chức đánh bạc và các tội
phạm khác có liên quan.
8
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề chung về tội tổ chức đánh bạc theo luật
hình sự Việt Nam
- Quy định về tội tổ chức đánh bạc trong BLHS Việt Nam và thực tiễn
xét xử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy
định của BLHS Việt Nam về tội tổ chức đánh bạc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Tội tổ
chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa
bàn thành phố Đà Nẵng).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dưới góc độ pháp lý hình sự và thực tiễn xét xử
tội tổ chức đánh bạc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong thời gian 05 năm
từ 2011 đến 2015.
5. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách
hình sự. Quan điểm, đường lối xử lý tội phạm nói chung, các tội xâm phạm an
toàn công cộng, trật tự công cộng nói riêng và những luận điểm khoa học
trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, các bài viết trên các tạp
chí chuyên ngành.
9
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp đặc thù của khoa học luật hình sự
như: phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu dựa trên những bản
án, quyết định, số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của TAND các cấp trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng để phân tích và luận giải các vấn đề tương ứng được
nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện về mặt lý luận
đối với tội tổ chức đánh bạc trong khoa học luật hình sự Việt Nam, cụ thể:
- Đưa ra khái niệm về tội tổ chức đánh bạc.
- Phân tích khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự
Việt Nam quy định về tội tổ chức đánh bạc từ năm 1945 đến nay. So sánh với
quy định của luật hình sự một số nước trên thế giới quy định về tội phạm này.
- Nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý của tội tổ chức đánh bạc.
- Phân tích thực tiến xét xử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai
đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc và
nguyên nhân nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp
dụng các quy định của BLHS Việt Nam đối với tội tổ chức đánh bạc và các
tội phạm liên quan về đánh bạc.
6.2. Ý nghia thực tiễn
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng,
Tòa án các cấp trong việc ĐTD, giải quyết vụ án hình sự được khách quan,
có căn cứ pháp luật. Ngoài ra, luận văn còn là cơ sở để đưa ra các kiến nghị
hoàn thiện PLHS Việt Nam liên quan đến ĐTD đối với tội tổ chức đánh
bạc và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Đặc biệt,
luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học và
10
nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự tại các cơ sở
đào tạo luật trên cả nước.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm ba chương, cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề chung về tội tổ chức đánh bạc theo luật hình
sự Việt Nam
Chương 2: Quy định về tội tổ chức đánh bạc trong BLHS Việt Nam và
thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng quy định của BLHS Việt Nam về tội tổ chức đánh bạc.
11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1.
Bộ tư pháp (1957), Thông tư 301/VHH-HS ngày 14 tháng 01 năm 1957
về vấn đề bài trừ nạn cờ bạc, Hà Nội.
2.
Bộ tư pháp (1957), Thông tư 2098/VHH-HS ngày 31 tháng 5 năm 1957
bổ sung Thông tư 301/VHH-HS ngày 14 tháng 01 năm 1957 về việc bài
trừ tệ nạn cờ bạc, Hà Nội.
3.
Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản
trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
4.
Lê Cảm (2007), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm),
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5.
Lê Cảm, Trịnh Quốc Toản (2011), Định tội danh: Lý luận, lời giải mẫu
và 500 bài tập thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6.
Chính phủ (1948), Sắc lệnh số 168-SL/48 ngày 14 tháng 4 năm 1948
của Chủ tịch nước về ấn định cách trừng trị tội đánh bạc.
7.
Chính phủ (1976), Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15 tháng 3 năm 1976 quy
định các tội phạm và hình phạt.
8.
Chính phủ (2013), Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11năm
2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã
hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy, chống bạo
lực gia đình.
9.
Công an thành phố Đà Nẵng (2012), Báo cáo công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội năm 2012, Đà Nẵng.
10.
Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành
12
phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đà Nẵng.
11.
Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02
tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm
công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
12.
Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng
6 năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
13.
Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14.
Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
15.
Dương Thanh Hiền, Thành lập Tòa án khu vực: Nhìn từ thực tiễn,
www.qh-hdqna.gov.vn, (truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2015).
16.
Trần Thị Hiền (2011), Bộ luật hình sự Nhật Bản, Nxb Từ điển Bách
khoa, Hà Nội.
17.
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (1986), Nghị quyết
02/1986/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 01 năm 1986 hướng dẫn áp dụng
một số quy định của Bộ luật hình sự, Hà Nội.
18.
Hội đồng thẩm phán Tòa nán nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số
02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 hướng dẫn áp dụng một
số quy định của Bộ luật hình sự, Hà Nội.
19.
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số
01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một
số quy định của Bộ luật hình sự, Hà Nội.
20.
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2010), Nghị quyết số
01/2010/NQ-HĐTP ngày 22 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn áp dụng
một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật hình sự, Hà Nội.
21.
Vũ Thị Phương Lan (2014), Định tội danh tội đánh bạc theo luật hình
sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội,
13
Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
22.
Vũ Thị Len (2015), Tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng
ngừa, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội - Viện hàn
lâm khoa học xã hội Việt Nam.
23.
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
24.
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Giáo trình Luật tố tụng
hình sự Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
25.
Đinh Văn Quế (2000), Thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự, Nxb Đà
Nẵng, Đà Nẵng.
26.
Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Tập IX:
Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Nxb Tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
27.
Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
28.
Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
29.
Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
30.
Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
31.
Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.
32.
Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
33.
Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
34.
Trịnh Công Thương (2015), Các tội liên quan đến cờ bạc theo luật hình
sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
35.
Tòa án nhân dân tối cao (1968), Bản tổng kết số 09-NCPL ngày 08
tháng 01 năm 1968, Hà Nội.
36.
Tòa án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự
14
(Tập 1: 1945 - 1974), Hà Nội.
37.
Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011 - 2015), Báo cáo tổng kết
công tác ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến
năm 2015, Đà Nẵng.
38.
Trịnh Quốc Toản (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hình
phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà
Nội, Hà Nội.
39.
Trần Minh Tơn - Viện chiến lược và khoa học công nghệ Bộ công an
(2014), Quan điểm và giải pháp chiến lược phòng, chống tội phạm thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, www.tapchicongsan.org.vn, (truy
cập ngày 11 tháng 11 năm 2015).
40.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình luật hình sự Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
41.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Bộ luật hình sự Thụy Điển, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
42.
Đào Trí Úc (1994), Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43.
Đào Trí Úc (1994), Những vấn đề lý luận của việc đổi mới pháp luật
hình sự trong giai đoạn hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
44.
Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb Tư pháp Hà Nội.
45.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Công văn số 253/VKSTC-V8
ngày 04 tháng 02 năm 2008 về việc trao đổi ý kiến việc áp dụng Nghị
quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng
thẩm phán TAND tối cao liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình
sự đối với hành vi chơi lô, đề, Hà Nội.
46.
Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Nxb Chính
trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
47.
Trịnh Tiến Việt (2014), Kiểm soát xã hội đối với tội phạm, Nxb Chính
15
trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
48.
Trịnh Tiến Việt (2015), Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân bằng pháp
luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
49.
Nguyễn Xuân Yêm (1994), về sự điều chỉnh pháp luật việc đấu tranh
phòng chống tệ nạn xã hội, chính sách xã hội và vấn đề pháp lý, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
50.
Nguyễn Xuân Yêm, Phan Đình Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên (2003),
Mại dâm, ma túy, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
II. Tài liệu trang Web
51.
www.google.com.
52.
www.toaantoicao.edu.vn.
16