Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Vận dụng quan hệ nhân quả để hình thành và phát triển kiến thức quy luật trong dạy học phần Tiến hoá – Sinh học 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM THỊ THANH HƯỜNG
VẬN DỤNG QUAN HỆ NHÂN QUẢ ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC QUY LUẬT TRONG DẠY HỌC
PHẦN TIẾN HÓA – SINH HỌC 12 THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2017

i


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM THỊ THANH HƯỜNG
VẬN DỤNG QUAN HỆ NHÂN QUẢ ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC QUY LUẬT TRONG DẠY HỌC
PHẦN TIẾN HÓA – SINH HỌC 12 THPT

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đức Thành

HÀ NỘI, 2017



ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số
liệu trình bày trong luận vă là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Hà nội, 13 tháng 6 năm 2017
Tác giả

Phạm Thị Thanh Hường

iii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Bộ môn Phương pháp dạy học Sinh học, Khoa
Sinh học, trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận
được những sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thày giáo hướng dẫn khoa học: PGS.
TS Nguyễn Đức Thành đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên
cứu, thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể bộ môn Bộ môn Phương pháp dạy học
Sinh học, Khoa Sinh học, phòng Sau đâị học, Ban giám hiệu trường ĐH Sư phạm
Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thày cô giáo, các em học sinh
ở các trường THPT tham gia vào quá trình khảo sát và thực nghiệm sư phạm, các
giáo viên đã gửi ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích

tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, 13 tháng 6 năm 2017
Tác giả

Phạm Thị Thanh Hường

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. x
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................... xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 3
1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. .................................................. 3
1.4. Giả thuyết khoa học........................................................................... 3
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 3
1.6. Giới hạn nghiên cứu .......................................................................... 4
1.7. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................. 4
1.8. Đóng góp mới của luận văn ............................................................... 5
1.9. Cấu trúc luận văn............................................................................... 5
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 6
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................. 6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................ 6

1.1.1. Trên thế giới. ............................................................................... 6
1.1.1.1. Về tư duy biện chứng ............................................................. 6
1.1.1.2. Về quan hệ nhân quả. ............................................................. 7
1.1.2. Ở Việt Nam. ................................................................................. 8
1.1.2.1. Về tư duy biện chứng. ............................................................ 8
1.1.2.2. Về quan hệ nhân quả. ............................................................. 9
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................... 11

v


1.2.1. Mối quan hệ trong thực tại khách quan. ........................................ 11
1.2.1.1. Quan niệm về mối quan hệ ..................................................... 11
1.2.1.2. Tính chất của mối quan hệ ...................................................... 12
1.2.1.3. Các loại mối quan hệ. ............................................................ 13
1.2.2. Mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. ............................................ 15
1.2.2.1. Khái niệm nguyên nhân. ......................................................... 15
1.2.2.2. Khái niệm kết quả................................................................... 16
1.2.2.3. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân – kết quả. ........... 17
1.2.2.4. Tính chất của quan hệ nhân quả. ............................................. 21
1.2.3. Khái niệm về quy luật................................................................... 22
1.2.3.1. Định nghĩa. ............................................................................. 22
1.2.3.2. Đặc trưng cơ bản của quy luật ................................................ 24
1.2.4. Tự khám phá kiến thức ................................................................. 25
1.2.4.1. Thuyết hoạt động .................................................................... 25
1.2.4.1. Thuyết nhận thức…………………………………………… 27
1.2.4.3. Thuyết kiến tạo ....................................................................... 28
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................... 29
1.3.1. Mục đích khảo sát ........................................................................ 29
1.3.2. Đối tượng khảo sát ....................................................................... 29

1.3.3. Phương pháp tiến hành khảo sát ................................................... 29
1.3.4. Nội dung khảo sát ......................................................................... 29
1.3.5. Kết quả khảo sát ........................................................................... 29
Kết luận chương 1 ........................................................................................ 34
Chương 2. Xác định và sử dụng quan hệ nhân quả để hình thành và phát
triển kiến thức quy luật trong dạy học phần Tiến hóa – SH12 THPT. ... 35
2.1. Phân tích logic nội dung phần Tiến hóa – SH12 – THPT. .................. 35
2.1.1. Các chủ đề trong nội dung phần tiến hóa ...................................... 35

vi


2.1.2. Logic phát triển của nội dung phần tiến hóa ................................ 35
2.2. Quan hệ nhân quả trong phần tiến hóa. ............................................... 46
2.2.1. Quan hệ nhân quả trong sự hình thành đặc điểm thích nghi .......... 46
2.2.2. Quan hệ nhân quả trong sự hình thành quần thể thích nghi ........... 47
2.2.3. Quan hệ nhân quả trong quá trình hình thành loài mới ................. 48
2.2.4. Hệ thống quy luật tiến hóa trong SH12 – THPT. .......................... 48
2.2.4.1. Các quy luật tiến hóa về tổ chức và chức phận của cơ thể ...... 48
2.2.4.1. Các quy luật tiến hóa của sinh giới. ........................................ 50
2.2.4.2. Quy luật phát sinh, phát triển sự sống trên Trái Đất ................ 53
2.3. Con đường rèn luyện HS tự khám phá hệ thống quy luật tiến hóa trong
SH 12 – THPT. ......................................................................................... 54
2.3.1. Các con đường có thể sử dụng trong dạy học kiến thức tiến hóa SH 12.
............................................................................................................... 54
2.3.2. Con đường đi từ nguyên nhân đến kết quả trong dạy học kiến thức
tiến hóa SH 12. ....................................................................................... 55
2.4. Quy trình xác định quan hệ nhân quả trong dạy học tiến hóa. ............. 55
2.4.1. Nguyên tắc xác định quan hệ nhân quả trong dạy học tiến hóa. .... 55
2.4.2. Quy trình xác định quan hệ nhân quả trong dạy học tiến hóa. ....... 55

2.4.3. Giải thích quy trình....................................................................... 56
2.4.4. Ví dụ minh họa ............................................................................. 57
2.5. Quy trình sử dụng quan hệ nhân quả trong dạy học tiến hóa............... 58
2.5.1. Nguyên tắc sử dụng ...................................................................... 58
2.5.2. Quy trình sử dụng ......................................................................... 58
2.5.3. Giải thích quy trình sử dụng ......................................................... 59
2.5.4. Ví dụ minh họa ............................................................................. 60
2.6. Tổ chức các hoạt động học tập để hình thành và phát triển hệ thống quy
luật tiến hóa. .............................................................................................. 61

vii


2.8. Thiết kế bài giảng có thể sử dụng quan hệ nhân quả để hình thành và
phát triển kiến thức quy luật tiến hóa. (phụ lục 3)...................................... 65
Kết luận chương 2 ........................................................................................ 66
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................. 67
3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................ 67
3.2. Nội dung thực nghiệm ........................................................................ 67
3.2.1. Một số chủ đề dạy thực nghiệm .................................................... 67
3.2.2. Nội dung đánh giá ........................................................................ 67
3.3. Phương pháp thực nghiệm .................................................................. 69
3.3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm ........................................................ 69
3.3.2. Bố trí thí nghiệm .......................................................................... 69
3.3.3. Phương pháp xử lí số liệu thu được trong thực nghiệm. ................ 69
3.3.4. Thời gian thực nghiệm.................................................................. 69
3.4. Kết quả thực nghiệm .......................................................................... 69
3.4.1. Kết quả học tập............................................................................. 69
3.4.1.1. Phân tích đánh giá định lượng ................................................ 69
3.4.1.2. Phân tích đánh giá định tính ................................................... 77

3.4.2. Khả năng tự khám phá kiến thức .................................................. 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................. 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 84
1. Kết luận .............................................................................................. 84
2. Khuyến nghị ......................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Đọc là

1

CLTN

Chọn lọc tự nhiên

2

ĐC

Đối chứng


3

GV

Giáo viên

4

HS

Học sinh

5

KT

Kiểm tra

6

NST

Nhiễm sắc thể

7

NTTH

Nhân tố tiến hóa


8

NXB

Nhà xuất bản

9

PHT

Phiếu học tập

10

PPDH

Phương pháp dạy học

11

QT

Quần thể

12

SGK

Sách giáo khoa


13

SH

Sinh học

14

TBĐC

Trung bình đối chứng

15

TBTN

Trung bình thực nghiệm

16

THPT

Trung học phổ thông

17

TN

Thực nghiệm


ix


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Qua niệm của 28 GV về nguyên nhân và kết quả………………

29

Bảng 1.2. Kết quả tìm hiểu thực trạng GV sử dụng quan hệ nhân quả trong
dạy học Tiến hóa. ......................................................................................... 31
Bảng 1.3. Nhận định của 383 HS về mức độ khó của kiến thức Tiến hóa ..... 32
Bảng 1.4. Khả năng tự phát hiện kiến thức Tiến hóa của 383 học sinh......... 33
Bảng 2.1. Số lượng các loài sinh vật đã được mô tả và ước tính về số lượng
thực tế của một số bậc phân loại (đơn vị: nghìn loài) (theo Michael J.Jeffries,
1997) ............................................................................................................ 42
Bảng 3.1. Tiêu chí đánh giá khả năng tự khám phá hệ thống kiến thức quy
luật tiến hóa. ................................................................................................ 67
Bảng 3.2. Tần suất điểm đạt được của 3 lần kiểm tra ................................... 69
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả qua 3 lần kiểm tra ............................................ 73
Bảng 3.4. Kết quả kiểm định sự sai khác về điểm trung bình cộng giữa các bài
kiểm tra ở nhóm TN và ĐC (TBTN – TBĐC)……………………………………… 75
Bảng 3.5: Kết quả kiểm định sự sai khác về điểm trung bình cộng giữa các
bài kiểm tra của cùng một nhóm ĐC và TN…………………………………… 76
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá khả năng tự khám phá kiến thức theo các tiêu chí
thông qua các bài KT. .................................................................................. 78

x



DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Cơ chế hình thành loài mới.......................................................... 41
Sơ đồ 2.2. Các vấn đề chính của phần Tiến hóa ........................................... 44
Sơ đồ 2.3. Quá trình phát sinh, phát triển sự sống trên Trái Đất .................. 45
Sơ đồ 2.4. Quan hệ nhân quả trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.
..................................................................................................................... 46
Sơ đồ 2.5. Quan hệ nhân quả trong quá trình hình thành quần thể thích nghi.
..................................................................................................................... 47
Sơ đồ 2.6. Quy trình xác định quan hệ nhân quả trong dạy học tiến hóa ...... 57
Sơ đồ 2.7. Quy trình sử dụng quan hệ nhân quả trong dạy học tiến hóa ....... 59

xi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tần suất điểm của lớp ĐC và TN ở lần KT1 ............................. 70
Biểu đồ 3.2. Tần suất điểm của lớp ĐC và TN ở lần KT2 ............................. 71
Biểu đồ 3.3. Tần suất điểm của lớp ĐC và TN ở lần KT3 ............................. 71
Biểu đồ 3.4. Điểm trung bình cộng lớp ĐC và TN qua các bài kiểm tra ....... 74
Biểu đồ 3.5. Khả năng khám phá kiến thức của lớp ĐC ............................... 80
Biểu đồ 3.6. Khả năng khám phá kiến thức của lớp TN ................................ 80

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.

1.1.1. Do yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay.
Đảng và nhà nước ta luôn xác định: Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng
đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Điều này được thể hiện
trong các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về giáo dục và đào tạo, trong đó nhấn
mạnh đổi mới tòan diện và triệt để.Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 từ
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo
đã định hướng: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ
năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.
Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự
cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. [6]
Luật Giáo dục (năm 2005) của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ở điều 5, mục 2 ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học
năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. [33]
Cùng với đó, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, kiến thức nhân loại tăng
nhanh như vũ bão, trong khi kiến thức dạy học trong nhà trường thì có giới hạn, vì
vậy các nhà giáo dục phải quan tâm rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS, nghĩa là tổ
chức, đưa HS vào hoạt động trí lực, người học được tham gia “khám phá lại” kiến
thức của loài người đã tích lũy được chứ không phải ghi nhớ một cách máy móc,
rập khuôn những quy luật có sẵn. [1]
Để nắm vững nội dung tiến hóa nói chung và quy luật tiến hóa nói riêng phải
phát triển tư duy cho học sinh bằng xác định quan hệ nhân quả , nghĩa là từ kết
quả biểu hiện phải xác định được nguyên nhân nào gây ra.

1


1.1.2. Vai trò của mối quan hệ nhân quả trong dạy học.
Có thể thấy, mục tiêu của việc đổi mới PPDH là dạy cách học, cách nghĩ để

người học tự cập nhật kiến thức, kĩ năng, qua đó phát triển năng lực, phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo ở tất cả các cấp học. Trong quá trình đó, phải lấy học
sinh làm trung tâm, là người lĩnh hội khối lượng tri thức khổng lồ của nhân loại,
học sinh cũng chính là những người sẽ phát hiện ra những chân lý. Một trong
những biện pháp giúp học sinh làm được điều đó là có hiểu biết sâu sắc về các
mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng, mà quan trọng nhất là mối quan hệ nhân
quả. Việc tìm ra các mối liên hệ của kiến thức trong đó có các mối quan hệ nhân
quả sẽ giúp học sinh hiểu rõ bản chất của kiến thức, giúp các em hiểu được rõ bản
chất của vấn đề, khắc phục được tình trạng học vẹt. Đó chính là cơ sở quan trọng
để học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống và công
việc sau này. [15]
1.1.3. Đặc điểm của kiến thức tiến hóa.
Cũng như kiến thức quy luật của khoa học nói chung, quy luật tiến hóa có
hai thành phần cơ bản đó là: thứ nhất: xu thế như thế biểu hiện thế nào; thứ hai:
nguyên nhân dẫn đến kết quả như vậy. Do đó phải xác định được quan hệ nguyên
nhân và kết quả, để hiểu rõ bản chất của xu thế tiến lên của sinh vật.
Tiến hóa là tích hợp của các khoa học trong sinh học, là “sợi chỉ đỏ xuyên
suốt chương trình giáo dục phổ thông” từ lớp 6 đến lớp 12. Về cơ bản SH từ lớp 6
đến lớp 11 là những bằng chứng của tiến hóa, còn việc phân tích nhân tố, cơ chế
tiến hóa được nêu ra trong nội dung chương trình lớp 12. Kiến thức phần tiến hóa
đặc trưng bởi tính lý thuyết và khái quát cao. Để lĩnh hội kiến thức phần này, đặc
biệt là rút ra các quy luật chung trong nội dung kiến thức đòi hỏi HS phải có sự nỗ
lực cao về hoạt động trí tuệ, nhìn nhận được tính logic và quan hệ nhân quả trong
mỗi vấn đề.
Tuy nhiên, thực trạng dạy học SH hiện nay nói chung và dạy học phần tiến
hóa SH 12 nói riêng ở các trường THPT còn quá chú trọng vào ghi nhớ nội dung
kiến thức của bài học mà chưa chú ý đến việc dạy cho HS cách tư duy, cũng như

2



nguyên nhân của vấn đề để các em có thể tự cập nhật kiến thức. Do vậy nhiệm vụ
đặt ra là phải tăng cường phương pháp dạy học phần Tiến hóa theo hướng xác
định mối quan hệ nhân – quả, để học sinh tự khám phá kiến thức đặc biệt các quy
luật tiến hóa. Biết cách hoc, áp dụng để có khả năng học tập các môn học, các lĩnh
vực khác.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Vận dụng
quan hệ nhân quả để hình thành và phát triển kiến thức quy luật trong dạy học
phần tiến hóa – Sinh học 12 THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xác định mối quan hệ nhân quả trong phần tiến hóa, từ đó lựa chọn con
đường hướng dẫn học sinh tự khám phá kiến thức.
1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
1.3.1. Đối tượng nghiên cuus.
Con đường rèn luyện HS tự khám phá hệ thống kiến thức tiến hóa trong SH12
– THPT bằng sử dụng quan hệ nhân quả.
1.3.2. . Khách thể nghiên cứu.
Quá trình dạy học phần tiến hóa SH12 – THPT.
1.4. Giả thuyết khoa học
Nếu từ logic của nội dung phần tiến hóa, xác định được mối quan hệ nhân
quả sẽ tìm được con đường rèn luyện HS tự khám phá kiến thức quy luật, đồng
thời nắm kiến thức tiến hóa một cách có hệ thống.
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu
1.5.1. Xác định cơ sở lý luận của đề tài.
1.5.2. Xác định thực trạng dạy học phần tiến hóa SH 12 hiện nay.
1.5.3. Phân tích cấu trúc nội dung phần tiến hóa SH 12 để làm cơ sở xác định
nguyên nhân của sự biểu hiện các xu thế vận động và phát triển tất yếu của sinh
giới.
1.5.4. Xác định kiến thức là nguyên nhân, kiến thức là kết quả của các quy luật tiến
hóa.


3


1.5.5. Xác định con đường hướng dẫn HS tự khám phá kiến thức quy luật tiến hóa.
1.5.6. Xây dựng quy trình sử dụng quan hệ nhân quả để phát triển kiến thức quy
luật trong dạy học phần tiến hóa – Sinh học 12 THPT.
1.5.7. Thiết kế tiêu chí đánh giá khả năng tự khám phá kiến thức quy luật tiến hóa –
SH 12 THPT.
1.5.8. Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài.
1.6. Giới hạn nghiên cứu
Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu quan hệ nhân quả
trong chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.
1.7. Phương pháp nghiên cứu.
1.7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục đào
tạo hiện nay.
- Nghiên cứu các tài liệu, công trình khoa học, đề tài nghiên cứu đề cập đến
sử dụng quan hệ nhân quả trong dạy học.
1.7.2. Phương pháp chuyên gia.
Trao đổi, xin ý kiến của các chuyên gia về dạy quy luật tiến hóa bằng quan hệ
nhân quả, con đường hướng dẫn HS tự khám phá hệ thống kiến thức tiến hóa.
1.7.3. Phương pháp điều tra cơ bản.
- Sử dụng phiếu điều tra để xác định:
+ Nhận thức của GV về quan hệ nhân quả và sử dụng quan hệ nhân quả
trong dạy học kiến thức quy luật cho HS hiện nay ở các trường THPT.
+ Mức độ sử dụng quan hệ nhân quả trong dạy học phần tiến hóa trong
SH12 - THPT
- Điều tra nhận thức và mức độ sử dụng tư duy nhân quả của học sinh lớp 12
THPT trong môn SH.

1.7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học
đã đề ra.

4


1.7.5. Phương pháp xử lí số liệu.
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu thu được trong thực nghiệm sư
phạm.
1.8. Đóng góp mới của luận văn
- Xác định được logic sự vận động, phát triển của nội dung phần tiến hóa – Sinh
học 12 THPT.
- Đề xuất con đường có hiệu quả để hướng dẫn HS tự khám phá kiến thức.
- Đề xuất quy trình sử dụng quan hệ nhân quả để phát triển kiến thức quy luật
trong dạy học phần tiến hóa – Sinh học 12 THPT.
1.9. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần
- Phần I. Mở đầu
- Phần II. Nội dung nghiên cứu
Gồm 3 chương:
+ Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
+ Chương 2. Xác định và sử dụng quan hệ nhân quả để hình thành và phát
triển kiến thức quy luật trong dạy học phần Tiến hóa - SH 12 THPT.
+ Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
- Phần III. Kết luận và khuyến nghị.

5



PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1.

Trên thế giới.

Trên thế giới, vấn đề tư duy, tư duy logic và mối quan hệ nhân quả trong tư
duy logic đã và đang được nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học, triết học quan tâm.
1.1.1.1. Về tư duy biện chứng
Tư duy biện chứng là một hệ thống các nguyên tắc có quan hệ với nhau
điều phối hoạt động của chủ thể tư duy trong việc nhận thức và cải tạo thực tiễn
thế giới. Về nguồn gốc, tư duy biện chứng được xây dựng từ những nội dung
cơ bản của phép biện chứng tư duy, trước hết là từ nội dung của các nguyên lý,
quy luật cơ bản.
Các nhà khoa học duy vật biện chứng đều cho rằng thế giới là vật chất. V.I.
Lênin khẳng định vật chất không có ý nghĩa gì khác hơn là “thực tại khách quan
tồn tại độc lập với ý thức con người và được ý thức con người phản ánh”. V.I.
Lênin định nghĩa vật chất như sau: “vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực
tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác. Về
vấn đề vật chất và vận động Ph. Ăngghen cho rằng vận động “là thuộc tính cố hữu
của vật chất”, “là phương thức tồn tại của vật chất” [8]
Quan điểm biện chứng không chỉ nhìn thấy sự vật cá biệt mà còn thấy cả mối
liên hệ qua lại giữa chúng, không chỉ thấy trạng thái tĩnh mà còn thấy cả trạng thái
vận động, biến đổi của sự vật. Ph. Ăng -ghen cho rằng, tư duy biện chứng là sự
vật hiện tượng tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Tư duy biện chứng thừa nhận trong

những trường hợp cần thiết, bên cạnh cái “hoặc là … hoặc là…” còn có cái “vừa
là… vừa là…”.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự vật hiện tượng không tồn tại độc lập,
đơn lẻ mà luôn nằm trong mối liên hệ, tương tác với nhau. Không chỉ có sự tương
tác giữa các sự vật, hiện tượng, mà giữa các thành phần cấu trúc nên mỗi sự vật,

6


hiện tượng cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Các nhà triết học biện chứng
duy vật coi “thế giới như một chỉnh thể thống nhất. Các sự vật, hiện tượng và quá
trình cấu thành thế giới đó vừa cách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm
nhập và chuyển hóa lẫn nhau”.
Quán triệt quan điểm duy vật biện chứng vào việc phân tích toàn diện mối
quan hệ của sự vật giúp cho chúng ta nhận thức đúng đắn bản chất của sự vật, làm
cơ sở cho việc xác định con đường, nhận thức chân lý một cách đúng đắn. Nguyên
lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật gắn liền với nguyên lý về mối
quan hệ phổ biến. Nhiệm vụ chính của phép biện chứng duy vật chính là nghiên
cứu toàn diện sự vận động, phát triển khách quan của thế giới, tìm ra bản chất và
những quy luật phổ biến của quá trình phát triển của nó. Phép biện chứng duy vật
khẳng định rằng mọi sự vật hiện tượng đều vận động, biến đổi, chuyển hóa từ
trạng thái này sang trạng thái khác. [43, tr. 51]
1.1.1.2. Về quan hệ nhân quả.
Anghen khẳng định: “Nguyên nhân và kết quả là những biểu tượng có ý nghĩa
là nguyên nhân và kết quả khi nào được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt,
nhưng khi ta xét trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn
bộ thế giới, thì nguyên nhân hội tụ lại và quyện vào nhau trong biểu tượng về sự
tác động qua lại phổ biến trong đó nguyên nhân và kết quả luôn đổi chỗ cho nhau:
cái ở đây hay bây giờ là nguyên nhân, thì ở chỗ khác hay lúc khác lại trở thành kết
quả và ngược lại”. [4]

Ăng-ghen viết: Khoa học của tự nhiên xác nhận câu nói của Hegel cho rằng
sự tương tác là nguyên nhân thật sự của các sự vật. Không phải hai hiện tượng nào
nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân quả. (ví dụ: sau mùa Đông là
mùa Xuân, ta không thể nói mùa Đông là nguyên nhân của mùa Xuân. Nguyên
nhân của mùa Đông cũng như của mùa Xuân là do sự vận chuyển của quả đất
chung quanh mặt trời, nhưng không phải đêm là nguyên nhân của ngày, mùa xuân
là nguyên nhân của mùa hè v.v..) Cái phân biệt quan hệ nhân quả về mặt thời gian
là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh ra nhau” [8]. Đối với những

7


mối liên hệ nhân quả trong tự nhiên, con người càng nghiên cứu được càng nhiều
càng tốt. Nhờ biết được những kết quả do các tác động lẫn nhau giữa các hiện
tượng trong tự nhiên, con người ta có thể lợi dụng được những nguồn năng lượng
lớn để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người. [9, tr 15 -16]
Trong lĩnh vực phật giáo, hòa thượng Thích Thiện Hoa đặt ra những câu hỏi
lớn: "Ta từ đâu đến đây? Ta đến đây để làm gì? Đến đây rồi ta sẽ chấm dứt cuộc
hành trình sau hơi thở cuối cùng ở đây, hay còn tiếp tục đi nữa? Đi đâu? Đi hay
về? Đi theo một con đường thẳng hay đường cong? Đi xuống hay đi lên?" . “Nhân
là nguyên nhân, quả là kết quả. Nhân là cái hạt, quả là cái trái do hạt ấy phát sinh.
Nhân là năng lực phát động, quả là sự thành hình của năng lực phát động ấy. Nhân
quả là một định luật tất nhiên, có tương quan mật thiết với nhau và chi phối tất cả
mọi sự mọi vật” “biết ấy trở thành vô ích. Cho nên chúng ta đã hiểu rõ luật nhân
quả thì phải cố gắng thật hành cho được bài học ấy trong mọi trường hợp. Nếu
chúng ta biết đem luật nhân quả làm một phương châm hành động và suy luận, thì
chúng ta sẽ thu lượm được rất nhiều lợi ích”.[16] Hay tác phẩm An Open Heart
Practicing Compassion in Everyday Lifea của Dailai Lama đã phân tích sâu sắc
mối quan hệ nhân quả trong hành vi đạo đức của con người trong xã hội. [11]
N. N. Branxki có viết: “Thực chất của việc hình thành các mối quan hệ

nhân quả là tìm ra nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng. Việc vạch ra nguyên
nhân hình thành đối với các hiện tượng, đối tượng tự nhên và kinh tế - xã hội là
một trong những mặt quan trọng nhất trong dạy học của giáo viên. Vấn đề là mối
liên hệ của các hiện tượng là vấn đề quan trọng nhất”. (dẫn theo [13])
Có thể thấy vấn đề tư duy logic, tư duy biện chứng, mối quan hệ nhân quả
trong bản chất vấn đề đã được nhiều tác giả quan tâm đề cập và nghiên cứu.
1.1.2.

Ở Việt Nam.

Trong nước, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về tư duy logic và
mối quan hệ nhân quả cũng như sử dụng chúng trong dạy học.
1.1.2.1. Về tư duy biện chứng.
Trên cơ sở phân tích, so sánh sự đối lập phép biện chứng của Heghen để

8


làm sáng tỏ tính khách quan, khoa học cho sự ra đời và phát triển của phép biện
chứng duy vật. Nhiều công trình đã tập trung phân tích bản chất, đặc trưng của tư
duy biện chứng so với các hình thức tư duy khác trong lịch sử; đồng thời, khẳng
định bản chất khoa học, cách mạng của tư duy biện chứng trong nhận thức và cải
tạo thế giới khách quan. Một số công trình nghiên cứu về vấn đề này như: Các tác
giả Lê Hữu Nghĩa, Phạm Duy Hải trong cuốn “Tư duy khoa học trong giai đoạn
cách mạng khoa học - công nghệ” [30]; Các tác giả Nguyễn Trọng Chuần và Đỗ
Minh Hợp trong bài “Ý nghĩa của phép biện chứng Heghen” [10] hay trong “Vấn
đề tư duy trong triết ọc Heghen”; của ĐoànThế Hùng trong công trình nghiên cứu:
“Tìm hiểu sự hình thành tư duy biện chứng macxit” [21]. Bùi Thanh Quất, Bùi Trí
Tuệ, Nguyễn Ngọc Hà trong: “Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và đặc điểm
của logic biện chứng” [32] hay của Trần Đình Thỏa trong “Một số vấn đề tư duy

biện chứng macxit” [38].
Trong bộ môn phương pháp dạy học các môn khoa học cũng có thể kể đến
các công trình nghiên cứu như: “Phương pháp dạy học các mối quan hệ nhân quả
trong sách giáo khoa Địa lý 8 theo hướng dạy học tích cực” của Phạm Thị Thanh
trên tạp chí khoa học số 4, năm 2009 [36]; “Phát triển tư duy biện chứng của học
sinh trong dạy học ở trường trung học phổ thông” của Tiến sĩ Nguyễn Thanh
Hưng [23]; hay theo Nguyễn Công An “năng lực tư duy biện chứng là sức mạnh
không thể thiếu đợc của mỗi cong người trong nhận thức vầ hoạt động thực tiễn”
[2].
1.1.2.2. Về quan hệ nhân quả.
Theo Lê Thiếu Tráng trong “Sử dụng mối quan hệ nhân quả trong giảng
dạy để phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh THPT” [41] và Nguyễn
Thị Thu Huyền trong “Quy trình rèn luyện kỹ năng tư duy logic cho học sinh
trong dạy học phần Tiến hóa – sinh học 12 THPT: Nếu nghiên cứu sâu sắc cặp
phạm trù này, khai thác được trong quá trình giảng dạy thì đó là một cách rất hiệu
quả để phát triển năng lực học tập của học sinh [22].

9


Trong lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh cũng có những tác giả đề cập
đề mối quan hệ nhân quả như Huỳnh Thanh Siêng trong: “Mối quan hệ nhân quả
giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
[35]
Như vậy cả trên thế giới và trong nước, mối quan hệ biện chứng nói chung
và quan hệ nhân quả nói riêng đã và đang là vấn đề được quan tâm. Trong dạy học
ở trường phổ thông, đặc biệt là trong dạy học địa lý và toán học, mối qua hệ này
có giá trị to lớn trong đổi mới phương pháp dạy học [40].
Trong SGK sinh học các cấp, khi xác định kiến thức bản chất của các hiện
tượng Sinh học, đặc biệt trong các nội dung giải thích nguyên nhân của sự biểu

hiện các hiện tượng đã rất quan tâm đến mối quan hệ nhân quả, nghĩa là ssax quán
triệt quan điểm “nhân – quả”.
Về vận dụng quan hệ nhân quả trong dạy học Sinh học, thường được các
nhà Sinh học diễn đạt dưới dạng các yếu tố và cơ chế tác động của các yếu tố sản
sinh ra một sự vật hay một hiện tượng nào đó. Do đó, nhiều nội dung có nguyên
nhân gây ra, tạo thành kết quả, nhưng hiểu nó cũng còn có những mức độ khác
nhau.
Tiến sĩ Hà Thị Thành giảng dạy tại khoa Triết học, Học viện Báo chí và
tuyên truyền, năm 2010 đã nghiên cứu và xuất bản tài liệu “Một số vấn đề triết
học trong Sinh học”. Với những lý luận cơ bản về triết học duy vật biện chứng và
những phân tích về cấu trúc của tổ chức sống, về hoạt động sống, đã làm sáng tỏ
các luận điểm về cấu trúc vật chất của thế giới sống, giữa các thành phần cấu trúc
của thế giới sống, giữa các mặt khác nhau trong mỗi cấu trúc có mối liên hệ chặt
chẽ. Trong đó có mối quan hệ nhân quả, do có quan hệ, có tương tác nên thế giới
sống luôn phát triển theo các quy luật cơ bản của triết học duy vật biện chứng.
Trung Thị Thúy trong “Sử dụng mối quan hệ nhân quả trong dạy học
chương II: tính quy luật của hiện tượng di truyền – Sinh học 12, trung học phổ
thông” đã đề xuất quy trình xác định nguyên nhân và kết quả nhằm định hướng
cách tìm kết quả, cách tìm nguyên nhân bằng logic mỗi dung từ nguyên nhân dẫn

10


đến kết quả hoặc từ kết quả dẫn đến nguyên nhân. Theo tác giả, giáo viên phải là
người nằm vững mối quan hệ nhân quả, đăc biệt xác định được nguyên nhân của
hiện tượng để tìm con đường có hiệu quả giúp học sinh tự khám phá kiến thức
[39]
Việc quán triệt quan điểm triết học duy vật biện chứng để nghiên cứu Sinh
học là điều vô cùng cần thiết, trong đó xác định được nguyên nhân sản sinh ra các
hiện ra các hiện tượng Sinh học nói chung, đặc biệt xác định được nguyên nhân

sản sinh ra sự hình thành đặc điểm thích nghi, sự hình thành loài mới, chiều hướng
tiến hóa của sinh giới trong tự nhiên, chắc chắn sẽ nâng cao được chất lượng dạy
học Sinh học nói chung và phần Tiến hóa nói riêng.
1.2.

Cơ sở lý luận của đề tài

1.2.1. Mối quan hệ trong thực tại khách quan.
1.2.1.1. Quan niệm về mối quan hệ
Thế giới này là vật chất, được cấu tao từ những thành phần khác nhau, tổ
chức theo các cấp độ tổ chức khác nhau và giữa các thành phần của mỗi cấp độ
cũng tương tác với nhau. Chính sự tương tác ấy tạo nên sự vận động và biểu hiện
ra hiện tượng. Ví dụ: Trong tự nhiên giữa giữa sinh vật và môi trườg có quan hệ
tương tác với nhau nên kết quả là hình thành đặc điểm thích nghi ngày càng hợp
lý.
Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê thì: quan hệ là sự gắn liền về mặt nào
đó giữa hai hay nhiều sự vật khác nhau, khiến sự vật này có biến đổi thì có thể tác
động đến sự vật kia. [31]
Trong phép biện chứng duy vật, mối quan hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ
sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thực tại. Mọi sự
vật hiện tượng trong thực tại khách quan luôn có quan hệ với nhau, chúng không
tồn tại biệt lập. Trong thực tại mối quan hệ mang tính khách quan, tính phổ biến.

11


1.2.1.2. Tính chất của mối quan hệ
Mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thực tại có những tính chất sau:
Tính khách quan:

Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện
tượng của thế giới là có tính khách quan. Sự quy định, tác động và chuyển hóa lẫn
nhau của các sự vật, hiện tượng hoặc trong bản thân chúng là cái vốn có của nó,
tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý thức con người; con người chỉ có khả năng
nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình. [26]
Ví dụ: Sự phụ thuộc của cơ thể sinh vật vào môi trường, khi môi trường thay
đổi thì cơ thể sinh vật cũng thay đổi để thích ứng với môi trường. Mối quan hệ đó
không phải do ai sáng tạo ra mà là bản chất tự vận động thích nghi của sinh vật,
sinh vật luôn có xu hướng thích nghi với môi trường của nó, đó là chiều hướng
tiến hóa của sinh vật.
Tính phổ biến:
Bất cứ đối tượng nào cũng liên hệ với các đối tượng khác, không có đối tượng
nào nằm ngoài mối liên hệ. Mối liên hệ cũng có ở tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã
hội và tư duy. Mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức đặc biệt tùy thuộc vào
những điều kiện nhất định. Nhưng mọi hình thưc cũng đều chỉ là biểu hiện của
mối liên hệ phổ biến, chung nhất. Ngoài ra, tính phổ biến của các mối liên hệ của
đối tượng, còn gồm hai tầng nghĩa nữa. Một là, các yếu tố, các bộ phận khác nhau
bên trong một đối tượng cũng đều luôn tác động qua lại, tức là chúng có kết cấu
nội tại. Hai là, thế giới trong tính toàn bộ của nó là một chỉnh thể thống nhất của
các mối liên hệ tương tác lẫn nhau. Lê-nin nhấn mạnh “Những quan hệ của mỗi sự
vật (hiện tượng…) không những là muôn vẻ, mà còn là phổ biến, toàn diện. Mỗi
sự vật (hiện tượng, quá trình…) đều liên hệ với mỗi sự vật khác” [25, tr 202 - 203]
Ví dụ: Mọi cá thể trong một quần thể chim cánh cụt luôn có mối liên hệ mật
thiết với nhau trong tổ chức bầy đàn. Chúng quần tụ lại để hỗ trợ nhau trong việc
kiếm mồi, chống kẻ thù, bảo vệ nhau trước môi trường khắc nghiệt.

12


Tính đa dạng:

Vì có nhiều đối tượng cùng tồn tại, vận động, phát triển do chúng luôn tương
tác với nhau, mỗi đối tượng có nhiều mối quan hệ. Theo giáo trình triết học MácLênin thì quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng bao gồm: Mối liên hệ bên trong và
mối liên hệ bên ngoài; Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu; Mối liên hệ
chung và mối liên hệ riêng; Mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp…
Mối liên hệ giữa các sự vật đa dạng như trên là so tính đa dạng trong tồn tại,
vận động và phát triển của chính các sự vật trong thực tại khách quan quy định.
Các cặp mối quan hệ có quan hệ biện chứng với nhau, sự phân chia từng cặp đó
chỉ tương đối , vì nó chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt của mối liên hệ
phổ biến. Mỗi loại quan hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo
phạm vi bao quát của nó, hoặc do kết quả vận động và phát triển của chính các đối
tượng.
Ví dụ: Dù là sinh vật trên cạn hay dưới nước thì chúng đều có quan hệ với
nước, tuy nhiên, mối quan hệ của cá với nước khác của chim và thú.
1.2.1.3. Các loại mối quan hệ.
Dựa vào tính chất, phạm vi, trình độ, vai trò của các mối quan hệ mà chúng
được phân chia thành:
- Thứ nhất, mối quan hệ bên trong - mối quan hệ bên ngoài: Mối quan hệ bên
trong biểu hiện mỗi quan hệ giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng. Mối quan
hệ bên ngoài là quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Ví dụ: Xét trên một cánh đồng, mối quan hệ giữa các cá thể chuột đồng với
nhau trong một quần thể là mối quan hệ bên trong. Mối quan hệ giữa các quần thể
chuột đồng với nhau và với các quần thể loài khác (lúa, chim, rắn…) là mối quan
hệ bên ngoài.
- Thứ hai, mối quan hệ bản chất và không bản chất: Mối quan hệ bản chất là
mối quan hệ có tính chất quyết định sự vận động và phát triển của sự vật – hiện
tượng. Mối quan hệ không bản chất là mối quan hệ phụ thuộc thứ yếu, đôi lúc nó
đóng vai trò như là điều kiện quyết định đến sự chuyển hóa của sự vật, hiện tượng.

13



×