Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu xây dựng phần mềm và cơ sở dữ liệu về hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TÓM TẮT

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHẦN MỀM VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Mã số: B2014-TN06-06NV

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Duy Minh

Thái Nguyên, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TÓM TẮT

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHẦN MỀM VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Mã số: B2014-TN06-06NV

Xác nhận của cơ quan chủ trì nhiệm vụ
(ký, họ tên, đóng dấu)



Chủ nhiệm nhiệm vụ

TS. Nguyễn Duy Minh

Thái Nguyên, năm 2017


i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

TT

1

Đơn vị công tác và

Họ và tên

Ghi chú

lĩnh vực chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường Đại học Công nghệ
thông tin và Truyền thông

TS. Nguyễn Duy Minh

Chuyên môn: CNTT

2

Đơn vị công tác: Trường Đại học Công nghệ
thông tin và Truyền thông

TS. Đặng Thị Oanh

Chuyên môn: CNTT
3

ThS. Bùi Thị Thanh Xuân

Đơn vị công tác: Trường Đại học Công nghệ
thông tin và Truyền thông
Chuyên môn: CNTT

4

Đơn vị công tác: Trường Đại học Công nghệ
thông tin và Truyền thông

KS. Trịnh Minh Đức

Chuyên môn: CNTT
5

ThS. Dương Thị Nhung

Đơn vị công tác: Trường Đại học Công nghệ
thông tin và Truyền thông

Chuyên môn: CNTT

6

ThS. Đinh Đức Hoàng

Đơn vị công tác: Trường Đại học Công nghệ
thông tin và Truyền thông
Chuyên môn: CNTT

7

8

Đơn vị công tác: Trường Đại học Công nghệ
KS. Lương Thị Hoàng Dung thông tin và Truyền thông
Chuyên môn: CNTT
KS. Lê Mạnh Linh

Đơn vị công tác: Trường Đại học Công nghệ
thông tin và Truyền thông
Chuyên môn: CNTT

9

TS. Vũ Thành Nam

Đơn vị công tác: Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội
Chuyên môn: CNTT

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

Tên đơn vị
trong và ngoài nƣớc
Vụ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường – Bộ GD&ĐT

Nội dung phối hợp nghiên cứu

Họ và tên ngƣời đại
diện đơn vị

Xác định yêu cầu bài toán, cung cấp số liệu, tài PGS.TS Tạ
Đức
liệu có liên quan, kiểm tra, đánh giá phần Thịnh, vụ trưởng Vụ
mềm.
KHCN&MT-Bộ Giáo
Tham gia xử lý số liệu đầu vào phục vụ việc dục và Đào tạo
xây dựng CSDL


ii
Trường Đại học Bách khoa
Kiểm tra, đánh giá và thử nghiệm phần mềm
Hà Nội

GS.TS. Đinh Văn
Phong, Trưởng Phòng
KHCN


Trường Đại học Mỏ - Địa
Kiểm tra, đánh giá và thử nghiệm phần mềm
chất

PGS.TS.
Nguyễn
Quang Luật, Trưởng
phòng KHCN

Viện Khoa học Giáo dục Việt
Kiểm tra, đánh giá và thử nghiệm phần mềm
Nam

PGS.TS. Đỗ Tiến Đạt,
Trưởng phòng KHCN

Trường Đại học Kinh tế Quốc
Kiểm tra, đánh giá và thử nghiệm phần mềm
dân

PGS.TS. Phạm Hồng
Chương,
Trưởng
phòng KHCN

Trường Đại học Sư phạm Hà
Kiểm tra, đánh giá và thử nghiệm phần mềm
Nội

PGS.TS. Nguyễn Thị

Minh Thủy, Trưởng
phòng KHCN

Trường Đại học Cần Thơ

Kiểm tra, đánh giá và thử nghiệm phần mềm

PGS.TS. Lê Văn
Khoa, Trưởng Phòng
KHCN

Trường Đại học Giao thông
Kiểm tra, đánh giá và thử nghiệm phần mềm
Vận tải

PGS.TS. Bùi Ngọc
Toàn, Trưởng phòng
KHCN


iii
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................... vi
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................1
Chƣơng 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KH&CN CỦA BỘ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO ...............................................................................................................................4

1.1. Hoạt động khoa học và công nghệ ................................................................................................4
1.2. Mô hình phân cấp quản lý hoạt động KH&CN ............................................................................4
1.3. Thực trạng công tác quản lý các nhiệm vụ KH&CN các cấp .......................................................4
1.4. Quy trình xét duyệt đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ ...........................................5
1.5. Sự cần thiết phải xây dựng công cụ CNTT phục vụ hoạt động quản lý KHCN ............................5
1.6. Yêu cầu về phạm vi quản lý thông tin KHCN trên phần mềm.......................................................5
1.7. Yêu cầu về phạm vi quản lý các danh mục từ điển khác ...............................................................5
1.8. Yêu cầu về khả năng tổng hợp báo cáo ........................................................................................5
1.9. Yêu cầu hỗ trợ tìm kiếm thông tin KHCN theo từ khoá ................................................................5
Chƣơng 2. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG PHẦN MỀM LƢU TRỮ CSDL VỀ THÔNG THI KHCN
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ...................................................................................................6
2.1. Giải pháp chung............................................................................................................................6
2.2. Giải pháp về phân cấp đối tượng sử dụng hệ thống .....................................................................6
2.3. Giải pháp về xây dựng chức năng phần mềm ...............................................................................7
2.4. Danh mục các Actor và Use-case .................................................................................................7
2.4.1. Danh mục các Actor ..............................................................................................................7
2.4.2. Danh mục các Use-case .........................................................................................................7
2.5. Biểu đồ lớp ....................................................................................................................................9
Chƣơng 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ PHƢƠNG ÁN TRIỂN KHAI .........................................10
3.1. Một số hình ảnh giao diện chính của phần mềm ........................................................................10
3.2. Phương án triển khai ..................................................................................................................14
KẾT LUẬN ...........................................................................................................................................15


iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Danh mục các tác nhân ...............................................................................................................7
Bảng 2. Danh mục các Use case ..............................................................................................................7



v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Mô hình vật lý của hệ thống .....................................................................................................6
Hình 2.2. Mô hình vật lý của hệ thống .....................................................................................................6
Hình 2.3. Biểu đồ lớp tổng quát hệ thống phần mềm...............................................................................9
Hình 3.1. Giao diện chức năng quản lý thông tin tài khoản người dùng................................................10
Hình 3.2. Giao diện chức năng quản lý thông tin nhà khoa học (danh sách nhà khoa học) ...................10
Hình 3.3. Giao diện form nhập thông tin nhà khoa học vào phần mềm .................................................11
Hình 3.4. Giao diện menu Quản lý thông tin khoa học công nghệ ........................................................11
Hình 3.5. Giao diện menu nhóm chức năng quản lý thông tin KHCN cấp quốc gia .............................11
Hình 3.6. Giao diện nhóm menu quản lý thông tin KHCN cấp Bộ ........................................................12
Hình 3.7. Giao diện nhóm menu Báo cáo - Thống kê ............................................................................12
Hình 3.8. Giao diện nhóm menu Thống kê thông tin đề tài, nhiệm vụ KHCN cấp Quốc gia ................13
Hình 3.9. Giao diện nhóm menu Thống kê thông tin đề tài, nhiệm vụ KHCN cấp bộ ..........................13
Hình 3.10. Giao diện form cập nhật thông tin đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ (Các giao diện cập
nhật đề tài, nhiệm vụ khác tương tự) ......................................................................................................13


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Mô tả ý nghĩa

Actor

Tác nhân

Admin


Quản trị hệ thống



Cao đẳng

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐH

Đại học

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KHCN&MT

Khoa học Công nghệ và Môi trường

Manager

Quản trị cấp Bộ


Member

Các thành viên

NV

Nhiệm vụ

NXB

Nhà xuất bản

STM-ICT2016

Ký hiệu viết tắt của phần mềm Quản lý và lưu trữ thông tin khoa học
công nghệ

Use Case hoặc UC

Trường hợp sử dụng


vii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng phần mềm và cơ sở dữ liệu về hoạt động khoa học và
công nghệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Mã số: B2014-TN06-06NV.

- Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Duy Minh.
- Cơ quan chủ trì: Đại học Thái Nguyên.
- Thời gian thực hiện: từ 1/2014 đến hết tháng 06/2017.
2. Mục tiêu
Xây dựng được hệ thống phần mềm quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ GD&ĐT
cho phép quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp (cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở).
Xây dựng được cơ sở dữ liệu về các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, các nhà khoa học
thuộc các đại học, học viện, trường đại học, viện và trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ GD&ĐT và
các nhà khoa học có cộng tác với Bộ GD&ĐT trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ.
Đề xuất được quy trình vận hành hệ thống phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý của Bộ GD&ĐT.
3. Tính mới và sáng tạo
Trong hoạt động quản lý thông tin khoa học công nghệ của Bộ GD&ĐT nói riêng và của các
đơn vị thành viên nói chung được thực hiện theo một quy trình khép kín, đồng bộ từ khi đăng ký đề
tài, tổ chức xét duyệt và quyết định tuyển chọn đề tài cho đến giai đoạn thực hiện và nghiệm thu...
Tuy nhiên mọi hoạt động quản lý và quy trình tác nghiệp cũng như lưu trữ phục vụ việc theo
dõi, tổng hợp, thống kê báo cáo này chưa tận dụng triệt để lợi thế sự phát triển của lĩnh vực công nghệ
thông tin hiện nay.
Sản phẩm của nhiệm vụ giúp cơ quan Bộ GD&ĐT và các đơn vị thành viên ứng dụng CNTT
trong việc thực hiện quy trình đăng ký đề tài cấp bộ và cơ quan Bộ có thể thực hiện quy trình tiếp nhận
đăng ký và tổ chức thẩm định xét duyệt, phản hồi kết quả cho đơn vị thành viên.
Hỗ trợ lưu trữ và dễ dàng theo dõi, cập nhật tiến độ thực hiện các đề tài, nhiệm vụ KH&CN các
cấp do Bộ quản lý, đảm bảo tính liên thông, đồng bộ giữa các đối tượng dữ liệu có liên quan và giữa
Bộ GD&ĐT với các đơn vị thành viên, giúp thực hiện các công việc tổng hợp thống kê, báo cáo một
cách nhanh chóng và chính xác tại bất kỳ thời điểm nào.
4. Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được phần mềm đáp ứng dược các yêu cầu quản lý và lưu trữ
các dữ liệu về thông tin khoa học và các nhà khoa học của các các đơn vị thành viên, đồng thời cho
phép thực hiện việc đăng ký, cập nhật kết quả thẩm định và xét duyệt đề tài cấp Bộ một cách thuận
tiện và dễ dàng thông qua việc qua sử dụng các tính năng của phần mềm.
Hỗ trợ tổng hợp và xuất ra các báo cáo theo yêu cầu của người quản lý.

Xây dựng được quy trình đăng ký và xét duyệt đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ thông qua
phần mềm.
Xây dựng được quy trình thu thập dữ liệu về đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ đã thực hiện
trước đây và đưa vào lưu trữ trên phần mềm phục vụ tra cứu và thống kê.
5. Sản phẩm
- Sản phẩm ứng dụng:
+ Phần mềm Quản lý và lưu trữ thông tin khoa học công nghệ KHCN2014;


viii
+ Báo cáo đánh giá thực trạng về công tác quản lý hoạt động Khoa học và Công nghệ của Bộ
Giáo dục và Đào tạo;
+ Báo cáo đề xuất giải pháp ứng dụng Công nghệ Thông tin hỗ trợ công tác quản lý hoạt động Khoa
học và Công nghệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Tài liệu mô tả yêu cầu;
+ Tài liệu thiết kế phần mềm hỗ trợ công tác quản lý hoạt động Khoa học và Công nghệ của Bộ
Giáo dục và Đào tạo;
+ Tài liệu hướng dẫn cài đặt và cấu hình phần mềm;
+ Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm;
+ Cơ sở dữ liệu về hoạt động Khoa học và Công nghệ cấp Bộ;
+ Tài liệu về quy trình vận hành và tác nghiệp dựa trên phần mềm KHCN2014
- Sản phẩm khoa học: 01 bài báo đăng trên tạp chí KH&CN Đại học Thái Nguyên: Dương Thị
Nhung, Nguyễn Văn Sự, Đinh Đức Hoàng (2016), "Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt
động KH&CN", Tạp chí KH&CN Đại học Thái Nguyên, 147(02), tr. 107-114.
6. Phƣơng thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
Chuyển giao công nghệ và đào tạo, bao gồm:
- Chuyển giao các phân hệ phần mềm, hướng dẫn cài đặt, sử dụng.
- Tập huấn các cán bộ của Vụ KH&CN Bộ GD&ĐT sử dụng phần mềm, hỗ trợ và bảo trì hệ
thống 01 năm sau khi nghiệm thu.
Địa chỉ ứng dụng

Hệ thống được xây dựng theo mô hình trực tuyến và phân cấp, do vậy có thể triển khai đồng
thời tới các đơn vị trên toàn quốc.
Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
- Phần mềm sẽ giúp đơn giản hoá công tác lưu trữ và quản lý thông tin hồ sơ về các đề tài,
nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình khoa học, dự án... các cấp do Bộ quản lý.
- Phần mềm có các chức năng cho phép cập nhật trạng thái tiến độ thực hiện giúp cán bộ quản lý
theo dõi các đề tài, nhiệm vụ, chương trình, dự án một cách liên tục và chính xác nhất.
- Dễ dàng xử lý, tổng hợp các báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo.
- Quá trình sử dụng sẽ dần hình thành kho dữ liệu về thông tin khoa học và công nghệ từ cấp cơ
sở đến cấp Quốc gia do Bộ GD&ĐT quản lý.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Cơ quan chủ trì

Chủ nhiệm nhiệm vụ

(ký, họ và tên, đóng dấu)

(ký, họ và tên)


ix
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
THAI NGUYEN UNIVERSITY
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information
- Task title: Researching and developing a software and database of science and technology of
Ministry of Education and Training
- Code: B2014-TN06-06NV
- Author: TS. Nguyen Duy Minh
- Host institution: Thai Nguyen University

- Implementation duration: From 01/2014 to the end 6/2017
2. Objectives
To develop software system for managing science and technology of MOET for managing
scientific and technological tasks at all levels (state, ministerial and local levels).
To built up a database of scientific and technological tasks of all levels, scientists from the
universities, academies, universities, institutes and research centers under the Ministry of Education
and Training and the scientists which has collaborated with the Ministry of Education and Training in
the implementation of scientific and technological tasks at ministerial levels.
To propose a procedure for operating the software system to meet the management requirements
of MOET.
3. Creativeness and innovativeness
The management of scientific and technological information of Ministry of Education and
Training in particular and of the member units in general is carried out in a closed and synchronous
process from the project title registration and organizations reviewing and decision on selecting the
title until the implementation and acceptance stage.
However all management activities and operational processes as well as archives serving
monitoring, synthesis and statistical reports have not fully utilized the advantages of the development
of the current field of information technology.
Products of the task is to assist Ministry of Education and Training and the member units to
apply IT in the implementation of the project title registration process at the Ministry and ministerial
equivalent units to carry out the process of receiving registration and evaluation, approval and
feedback on the results to the unit members.
Supporting archives and easy to monitor, update progress of implementation of the scientific
and technological projects and tasks managed by the Ministry to ensure the continuity and
synchronization between the related data and between Ministry of Education and Training with the
unit members to help carry out the work of statistics and reports quickly and accurately at any given
time.
4. Research results
Research results have developed software that meets the requirements for the management and
archives of data on scientific information and the scientists of the member units, while allowing the

registration, update evaluation results and approval of ministerial level projects at a convenient and
easy way by using the features of the software.
Supporting synthesis and extracting reports requested by the manager.
Having built the registration process and approval of scientific and technological projects at
ministerial level via software.


x
Having built a process of gathering data on the scientific and technological projects at the
ministerial level which have made previously and put into storage on software for searching and
statistics.
5. Product
- Application Product:
+ A Software For Managing And Archiving Scientific and Technological Information
KHCN2014;
+ A report on the current status of management of science and technology activities of the
Ministry of Education and Training;
+ A report on proposing solutions for the application of information technology to support the
management of scientific and technology activities of the Ministry of Education and Training;
+ Required descriptive document;
+ Guideline document to design software to support the management of science and technology
activities of the Ministry of Education and Training;
+ Software installation and configuration guide;
+ Software manual;
+ Database of Ministerial-level Science and Technology activities;
+ Documents about operating and implementing procedures based on software KHCN2014
- Scientific product: A scientific paper: Duong Thi Nhung, Nguyen Van Su, Dinh Dức Hoang
(2016), "Applying Information Technology In Science And Technology Management ", Journal of
Science and Technology, 147(02), pp. 107-114.
6. Transferring alternatives, applicability Institutions, impacts and bennefits of Reseach Results

Technological transfer and training includes:
- Transferring software modules, installation and use instructions.
- Training the staff of the Department of Science and Technology under Ministry of Education
and Training to use the software, support and maintain the system 01 year after commissioning.
Applicability Institutions
The system was built on the online and decentralized model, thus can be deployed
simultaneously to the units nationwide.
Impacts and Bennefits of Reseach Results
- The software will simplify the work of archives and management of information on scientific
and technological projects and tasks, scientific programs and projects at all levels managed by the
Ministry.
- The software has the feature to allow status updates on implementation progress to help
managers keep track on projects, tasks, programs and projects continuously and accurately.
- Easy to handle and make synthesis reports at the request of leaders.
- The process used will gradually form a data warehouse of information on science and
technology from the grassroots to the national level managed by the Ministry of Education and
Training.


1
MỞ ĐẦU
Công nghệ thông tin đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, an
ninh, quốc phòng và đặc biệt là hoạt động quản lý nhà nước. Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong các cơ quan nhà nước, ngày 31/3/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 48/2009/QĐ-TTg về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai
đoạn 2009 – 2010. Bên cạnh những mục tiêu từ nay đến hết năm 2010, trong Kế hoạch này, Chính phủ
cũng đã đưa ra một số định hướng ứng dụng công nghệ thông tin đối với các cơ quan quản lý nhà nước
đến năm 2015, trong đó tập trung vào ba nội dung cơ bản sau:
- Ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương thức cung cấp thông tin và dịch vụ công
cho người dân và doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015 cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản

trực tuyến mức độ 3 và hoặc 4, người dân và doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ,
thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương thức quản lý tài nguyên thông tin trong các
cơ quan nhà nước; phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia về con người, đất đai, tài chính, kinh tế, công
nghiệp và thương mại tạo nền tảng triển khai Chính phủ điện tử; từng bước tích hợp các hệ thống
thông tin, tiếp tục xây dựng và mở rộng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động
quản lý, điều hành chung của các cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước nhằm xây dựng môi trường làm việc
điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên phạm vi toàn quốc, tạo thói quen làm việc của cán bộ, công
chức trên môi trường mạng và hệ thống thông tin trợ giúp, thay thế văn bản giấy.
Ngày 30/9/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT về Tăng
cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 –
2012. Trong chỉ thị có nhấn mạnh đến việc tin học hóa công tác quản lý ở các cấp quản lý giáo dục
(Bộ, sở, phòng) và ở các cơ sở giáo dục. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục và thống kê
giáo dục thông qua việc tích hợp cơ sở dữ liệu từ các cơ sở giáo dục đến các cấp quản lý giáo dục.
Hiện tại các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ GD&ĐT, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Bộ
Xây dựng, Bộ GTVT,… đều đã triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ
trợ công tác quản lý hoạt động KH&CN.
Việc xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác quản lý nhằm góp phần tích cực vào công cuộc đổi
mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được thông qua tại Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW). Với việc
triển khai phần mềm và xây dựng CSDL về hoạt động KH&CN, Bộ GD&ĐT sẽ có đầy đủ thông tin để
trợ giúp việc ra các quyết định về đầu tư, đánh giá được hiệu quả hoạt động nghiên cứu KH&CN của
các trường đại học, phát hiện các trường hợp trùng lặp về nội dung nghiên cứu, giảm thiểu thời gian và
chi phí quản lý hoạt động KH&CN.
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý (là cơ quan chủ quản) 3 đại học vùng (20
trường thành viên), các trường đại học, học viện, trường cao đẳng, viện nghiên cứu, trung tâm,… chưa
tính các trường đại học ngoài công lập mà Bộ GD&ĐT là Cơ quan chủ quản. Các đơn vị này tập trung

ở các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Tây Bắc, Vinh, Đà Nẵng, Huế, Đắc Lắk, Đà
Lạt, Quy Nhơn, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Cần Thơ,…
Nội dung hoạt động KH&CN trong các cơ sở giáo dục đại học bao gồm: Xây dựng định hướng
phát triển khoa học và công nghệ cho từng giai đoạn và kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm, hằng
năm; Đề xuất, tham gia tuyển chọn, triển khai thực hiện và tổ chức quản lý nhiệm vụ khoa học và công
nghệ các cấp, các lĩnh vực nghiên cứu; Hỗ trợ xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thương mại và
chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định hiện hành; Ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng các vườn


2
ươm công nghệ, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, gắn phát triển
công nghệ với tạo sản phẩm mới có khả năng thương mại cao; thực hiện dịch vụ khoa học và công
nghệ; Xây dựng và triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển, dự án tăng cường năng lực nghiên
cứu, các phòng thí nghiệm trọng điểm, liên ngành và chuyên ngành; Tổ chức hoạt động nghiên cứu
khoa học cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh; Tiến hành các hoạt động hợp tác trong
và ngoài nước về khoa học và công nghệ; Xây dựng hệ thống thông tin về hoạt động khoa học và công
nghệ của nhà trường; Xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, vệ sinh an
toàn thực phẩm, bảo hộ lao động, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm.
Có thể thấy rằng khối lượng thông tin về các nhiệm vụ KH&CN do Bộ GD&ĐT quản lý là rất
lớn, việc xử lý thủ công gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt với sự ra đời của Thông tư 12/2010/TTBGD&ĐT và gần đây nhất là thông tư số 11/2016/TT-BGDĐT ký ngày 11/4/2016 cùng một loạt các
thông tư mới về quản lý chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ, nhiệm vụ HTQT song phương,
Quy chế về giải thưởng tài năng khoa học trẻ Việt Nam,... thì công tác quản lý hoạt động KH&CN của
Bộ GD&ĐT đã có những sự thay đổi đáng kể, có sự khác biệt rất lớn so với công tác quản lý trước
đây. Chính vì phần mềm quản lý cũ đã trở lên lỗi thời, không còn phù hợp với yêu cầu quản lý hiện
tại, khả năng nâng cấp để đáp ứng yêu cầu quản lý mới là rất khó khăn. Do đó việc nghiên cứu, xây
dựng phần mềm và cơ sở dữ liệu về hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ GD&ĐT đáp ứng yêu
cầu đổi mới là rất cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xây dựng được hệ thống phần mềm quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ GD&ĐT

cho phép quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp (cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở).
Đối tƣợng nghiên cứu
- Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước (Đề tài độc lập; Đề tài thuộc chương trình
KHCN trọng điểm; Dự án sản xuất thử nghiệm; Nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo nghị định thư; Nhiệm
vụ KHCN (thuộc chương trình KHCN giao cho các bộ ngành); Nhiệm vụ KHCN khác.
- Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ (Đề tài Khoa học công nghệ; Đề tài Khoa học
công nghệ giao trực tiếp; Đề tài KHCN ngoài ngân sách nhà nước; Nhiệm vụ lưu giữ quỹ; Nhiệm vụ
hợp tác song ; Dự án sản xuất thử ; Dự án tăng cường năng lực nghiên cứu; Dự án nâng cao chất lượng
tạp chí; Chương trình Khoa học công nghệ; Nhiệm vụ chuyển giao công nghệ).
- Đề tài, nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở: Chỉ quản lý thông tin các đề tài nhiệm vụ đã được nghiệm
thu đạt trở lên.
- Các nhà khoa học của các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, viện và trung
tâm nghiên cứu trên phạm vi cả nước.
Các công cụ CNTT phục vụ phát triển phần mềm (hệ quản trị cơ sở dữ liệu, công cụ phát triển
phần mềm, công cụ phân tích thiết kế phần mềm, công cụ quản lý phát triển phần mềm,…).
Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát đánh giá thực trạng, phân tích, xác định yêu cầu hệ thống phần mềm, xây dựng quy
trình quản lý, phát triển phần mềm.
Các Đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ
GD&ĐT.
Cách tiếp cận
Khảo sát thực tế về công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ GD&ĐT tại Vụ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Xác định các yêu cầu cụ thể về công tác quản lý của Vụ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường – Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật, các thông tu hướng dẫn về quản lý hoạt động
KH&CN.


3
Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: phân tích tư liệu, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt
động KH&CN.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn: khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động KH&CN và
thông tin về các nhà khoa học tại Vụ KHCN&MT và tại một số đại học, trường đại học trực thuộc Bộ
GD&ĐT.
- Phương pháp xây dựng phần mềm: theo quy trình phát triển phần mềm.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia về quản lý hoạt động KHCN,
chuyên gia về CNTT.
- Phương pháp thử nghiệm: tiến hành thử nghiệm phần mềm dự trên bộ dữ liệu thật và thử
nghiệm thực tế.
Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động KHCN của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng phần mềm lưu trữ CSDL về thông tin KHCN của Bộ
GD&ĐT.
Những kết quả nghiên cứu của đề tài
- Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được phần mềm đáp ứng dược các yêu cầu quản lý và lưu trữ
các dữ liệu về thông tin khoa học và các nhà khoa học của các các đơn vị thành viên, đồng thời cho
phép thực hiện việc đăng ký, cập nhật kết quả thẩm định và xét duyệt đề tài cấp Bộ một cách thuận
tiện và dễ dàng thông qua việc qua sử dụng các tính năng của phần mềm.
- Sản phẩm khoa học: 01 bài báo đăng trên tạp chí KH&CN Đại học Thái Nguyên: Dương Thị
Nhung, Nguyễn Văn Sự, Đinh Đức Hoàng (2016), "Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt
động KH&CN", Tạp chí KH&CN Đại học Thái Nguyên, 147(02), tr. 107-114.
- Sản phẩm ứng dụng: Phần mềm Quản lý và lưu trữ thông tin khoa học công nghệ
KHCN2014.
Kết luận và kiến nghị
Phần mềm sẽ giúp đơn giản hoá công tác lưu trữ và quản lý thông tin hồ sơ về các đề tài, nhiệm
vụ khoa học và công nghệ, chương trình khoa học, dự án... các cấp do Bộ quản lý.
Để sản phẩm được sử dụng vào thực tế, ngay sau khi nghiệm thu, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần
tiếp tục quan tâm dành nguồn kinh phí tổ chức triển khai tập huấn, hướng dẫn sử dụng tới các đơn vị
thành viên.

Trong quá trình sử dụng, để hệ thống đáp ứng được các yêu cầu mới trong công tác quản lý
thông tin KHCN, Bộ cần dành nguồn kinh phí để duy trì, bảo trì, nâng cấp các chức năng nhằm đáp
ứng được công tác quản lý hiện tại cũng như trong tương lai.
Đây là hệ thống hoạt động trên môi trường mạng Internet, do vậy để có thể sử dụng được phần
mềm, các đơn vị cần có máy tính kết nối với Internet.


4
Chƣơng 1.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KH&CN
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1.1. Hoạt động khoa học và công nghệ
Hoạt động khoa học và công nghệ của các trường đại học và cao đẳng trực thuộc Bộ Giáo dục
và Đào tạo bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tham gia tuyển chọn và thực hiện các đề tài, dự án thuộc các chương trình khoa học và công
nghệ và các chương trình khoa học xã hội và nhân văn cấp Nhà nước, các đề tài, dự án sản xuất thử
nghiệm độc lập cấp Nhà nước, các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên,
nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu theo nghị định thư với nước ngoài.
- Thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp cơ sở về nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ, tăng cường tiềm lực nghiên cứu.
- Gắn kết NCKH với đào tạo, sản xuất kinh doanh, liên kết giữa các trường ĐH, các viện nghiên
cứu và các doanh nghiệp. Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu KH&CN phục vụ phát triển giáo dục đào tạo, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
1.2. Mô hình phân cấp quản lý hoạt động KH&CN
Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị giúp Bộ trưởng
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường của ngành
Giáo dục và Đào tạo.
Tại các Đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng, Viện và trung tâm nghiên cứu có bộ
phận quản lý KH&CN (phòng/ban Khoa học - Công nghệ) chịu trách nhiệm giúp thủ trưởng các đơn
vị quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của đơn vị.
1.3. Thực trạng công tác quản lý các nhiệm vụ KH&CN các cấp

Tại vụ KHCNMT công tác quản lý các nhiệm vụ KH&CN được chia theo đơn vị, các nhiệm vụ
của một đơn vị sẽ do một chuyên viên phụ trách trường quản lý. Một chuyên viên có thể quản lý nhiều
trường và tùy theo đặc thù của từng trường mà chuyên viên đó có thể theo dõi, quản lý các loại nhiệm
vụ khác nhau. Ví dụ đối với các trường lớn sẽ có đủ các loại nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, nhiệm vụ
KH&CN cấp nhà nước nhưng đối với các trường nhỏ thì chỉ có đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ.
Tại các đơn vị việc quản lý nhiệm vụ KH&CN các cấp đa phần được phân theo mảng việc
(chiều dọc), có thể có 01 người quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, 01 quản lý các
nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, 01 quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước, và đôi khi chỉ cần 01
người quản lý toàn bộ các nhiệm vụ cấp Bộ, cấp Nhà nước, cấp cơ sở.
Hiện tại công tác quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp của Bộ Giáo dục và Đào
tạo cũng như của các đơn vị đều thực hiện thủ công, thông tin các nhiệm vụ được quản lý trong file
word hoặc excel (lưu theo từng năm, từng đơn vị hoặc có thể từng loại nhiệm vụ), do đó khi có yêu
cầu báo cáo thống kê về tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN thì thường mất khá nhiều thời gian
để rà soát, tập hợp số liệu.
Ngoài ra, trong công tác lưu trữ, thông tin về các sản phẩm khoa học đạt được từ các đề tài,
nhiệm vụ không được đầy đủ, dẫn đến việc tổng hợp, báo cáo, thống kê gặp nhiều khó khăn.
Với thực trạng về công tác quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ như trên thì sẽ có những
bất cập sau:
- Công tác tổng hợp số liệu về tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN gặp rất nhiều khó
khăn, tốn thời gian và khó đảm bảo tính chính xác, do nguồn thông tin phân tán ở nhiều chuyên viên,
không được cập nhật thường xuyên, cách thức lưu trữ của mỗi chuyên viên không nhất quán.
- Việc kiểm tra sự trùng lặp đề tài, dự án, kiểm tra sự hợp lệ của chủ nhiệm đề tài khi tham gia
tuyển chọn, thực hiện đề tài, dự án,... sẽ khó thực hiện do cơ quan quản lý không có một cơ sở dữ liệu
tập trung về các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp và công cụ để khai thác nguồn dữ liệu này.


5
1.4. Quy trình xét duyệt đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
Quy trình xét duyệt đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp bộ được quy định chi tiết trong
Thông tư số 11/2016/BGDĐT ngày 11 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.5. Sự cần thiết phải xây dựng công cụ CNTT phục vụ hoạt động quản lý KHCN
Với những tồn tại trên, cần thiết phải có một phần mềm hỗ trợ quản lý hoạt động KH&CN của
Bộ GD&ĐT hay cụ thể hơn cần phải có một phần mềm cho phép cập nhật, lưu trữ và hỗ trợ tra cứu
thông tin, tổng hợp các báo cáo, thống kê về các đề tài, nhiệm vụ KH&CN do Bộ quản lý và phải đáp
ứng được các yêu cầu cụ thể sau:[3]
- Phản ánh được đầy đủ và kịp thời thông tin về tình trạng của các nhiệm vụ KH&CN của Bộ
GD&ĐT tại mọi thời điểm.
- Hỗ trợ việc đề xuất đề tài nhiệm vụ KHCN của các trường thành viên lên Bộ GD&ĐT, cho
phép cập nhật trạng thái kết quả tuyển chọn đề tài, nhiệm vụ KHCN do các trường đề xuất lên.
1.6. Yêu cầu về phạm vi quản lý thông tin KHCN trên phần mềm
- Quản lý được thông tin về các đề tài nhiệm vụ KHCN cấp Bộ, cấp nhà nước đã được duyệt do
Bộ quản lý gồm:
+ Các đề tài, nhiệm vụ cấp Quốc gia
1) Đề tài độc lập; 2) Đề tài thuộc chương trình KHCN trọng điểm; 3) Dự án sản xuất thử
nghiệm; 4) Nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo nghị định thư; 5) Nhiệm vụ KHCN (thuộc chương trình
KHCN giao cho các bộ ngành); 6) Nhiệm vụ KHCN khác.
+ Các đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ: 1) Đề tài Khoa học công nghệ; 2) Đề tài Khoa học công nghệ
giao trực tiếp; 3) Đề tài KHCN ngoài ngân sách nhà nước; 4) Nhiệm vụ lưu giữ quỹ Gen; 5) Nhiệm vụ
hợp tác song phương; 6) Dự án sản xuất thử nghiệm; 7) Dự án tăng cường năng lực nghiên cứu; 8) Dự
án nâng cao chất lượng tạp chí; 9) Chương trình Khoa học công nghệ; 10) Nhiệm vụ chuyển giao công
nghệ.
+ Đề tài, nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở: Chỉ quản lý thông tin các đề tài nhiệm vụ đã được nghiệm
thu đạt trở lên.
- Quản lý được các thay đổi trong quá trình thực hiện đề tài, nhiệm vụ (gia hạn, thanh lý,
nghiệm thu, thay đổi chủ nhiệm, thay đổi nội dung thuyết minh);
- Quản lý được thông tin của các nhà Khoa học tham gia thực hiện các đề tài, nhiệm vụ, dự án
sản xuất thử nghiệm;
- Theo dõi được trạng thái tiến độ thực hiện của các đề tài, nhiệm vụ (đang thực hiện, quá hạn);
- Hỗ trợ cho phép nhiều người tham gia quản lý theo phân cấp (giữa Bộ GD&ĐT và các cơ sở
đào tạo, nghiên cứu khoa học do Bộ GD&ĐT quản lý).

- Hỗ trợ các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học có thể cập nhật dữ liệu về các đề tài, nhiệm vụ,
dự án sau khi đã được duyệt vào phần mềm.
- Cho phép các đơn vị có thể thực hiện các báo cáo thống kê trên phần mềm.
1.7. Yêu cầu về phạm vi quản lý các danh mục từ điển khác
Quản lý các danh mục từ điển làm dữ liệu đầu vào cho các chức năng quản lý thông tin khoa
học khác, phục vụ việc phân loại dữ liệu, hỗ trợ thống kê một cách chính xác và hiệu quả nhất.
1.8. Yêu cầu về khả năng tổng hợp báo cáo
Phần mềm phải có khả năng tổng hợp và kết xuất các báo cáo một cách tự động, giúp người
quản lý cấp bộ cũng như các đơn vị có thể theo dõi một cách dễ dàng, các mẫu báo cáo đề xuất.
1.9. Yêu cầu hỗ trợ tìm kiếm thông tin KHCN theo từ khoá
- Tìm kiếm các đề tài, nhiệm vụ, dự án KH&CN theo các từ khoá do người dùng nhập vào.
- Tìm kiếm thông tin nhà khoa học theo tên, số điện thoại hoặc email.
- Tìm kiếm các công trình khoa học, bài báo, sách,… theo từ khoá.


6
Chƣơng 2.
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG PHẦN MỀM LƢU TRỮ CSDL
VỀ THÔNG THI KHCN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
2.1. Giải pháp chung
Căn cứ vào các yêu cầu trên, hệ thống phải được xây dựng dựa trên các nền tảng công nghệ sau:
- Mô hình triển khai: mô hình Client/Server, cơ sở dữ liệu được quản lý tập trung.
- Giao diện: Phần mềm được xây dựng trên giao diện web để dễ triển khai, dễ sử dụng và quản trị.
- Ngôn ngữ lập trình: PHP, Jquery, Javascript
- Cơ sở dữ liệu: hệ quản trị cơ sở dữ liệu là MySQL
Hệ thống được xây dựng dựa trên công nghệ nền tảng nguồn mở với ngôn ngữ lập trình PHP và
hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Nguyên tắc thiết kế hệ thống là: 1) Dữ liệu tập trung; 2) Giao dịch
phân tán.

Hình 2.1. Mô hình vật lý của hệ thống

Hệ thống được bảo vệ thông qua 2 tầng Firewall và các chuẩn bảo vệ phần ứng dụng được cài
đặt trong bản thân ứng dụng.
Hệ thống được xây dựng theo nguyên tắc phân tầng được thể hiện trong hình bên dưới.

Hình 2.2. Mô hình vật lý của hệ thống
2.2. Giải pháp về phân cấp đối tƣợng sử dụng hệ thống
- Quản trị hệ thống (Admin)
- Chuyên viên Vụ KHCN (Manager)
- Chuyên viên các đơn vị thành viên (Member)


7
2.3. Giải pháp về xây dựng chức năng phần mềm
1) Khối chức năng hệ thống; 2) Khối chức năng quản lý danh mục ; 3) Khối chức năng quản lý
nhà khoa học ; 4) Khối chức năng quản lý thông tin KHCN ; 5) Khối chức năng thống kê báo cáo.
2.4. Danh mục các Actor và Use-case
2.4.1. Danh mục các Actor
Bảng 1. Danh mục các tác nhân
TT

Tên Actor

Vai trò

1

Admin

Quản trị hệ thống


2

Manager

Chuyên viên cấp Bộ

3

Member

Chuyên viên cấp đơn vị thành viên

2.4.2. Danh mục các Use-case
Bảng 2. Danh mục các Use case
STT
1

Use Case

Actor

Quản trị hệ thống

1.1

Quản lý nhóm người sử dụng

Admin

1.2


Phân quyền sử dụng

Admin

1.3

Quản lý người sử dụng

1.4

Đăng nhập

2

Ghi chú

Quản lý danh mục

2.1

Danh mục lĩnh vực nghiên cứu

2.2

Danh mục Loại hình nghiên cứu

2.3

Dan mục loại sản phẩm khoa học


2.4

Danh mục loại nhiệm vụ KHCN

2.5

Danh mục chức danh khoa học

2.6

Danh mục quốc gia

2.7

Danh mục đơn vị thành viên

Manager

Quan trọng

Admin, Manager,
Member
Manager

Quan trọng

3

Quản lý thông tin nhà khoa học


Manager, Member

Quan trọng

4

Quản lý thông tin KHCN

Manager, Member

Quan
trọng

4.1

1. Quản lý thông tin KHCN cấp Quốc Gia

4.1.1

- 101. QLTT đề tài độc lập

4.1.2

- 102. QLTT đề tài thuộc chương trình
KHCN trọng điểm

4.1.3

- 103. QLTT dự án sản xuất thử nghiệm


4.1.4

- 104. QLTT nhiệm vụ HTQT theo nghị
định thư

4.1.5

- 105. QLTT nhiệm vụ KHCN
(giao cho bộ, ngành)

4.1.6

- 106. QLTT nhiệm vụ KHCN khác

4.2

2. Quản lý thông tin KHCN cấp Bộ


8
STT

Use Case

4.2.1

201. QLTT đề tài KHCN

4.2.2


202. QLTT đề tài KHCN giao trực tiếp

4.2.3

203. QLTT đề tài KHCN ngoài ngân sách

4.2.4

204. QLTT nhiệm vụ lưu giữ quỹ Gen

4.2.5

205. QLTT dự án hợp tác song phương

4.2.6

206. QLTT dự án sản xuất thử nghiệm

4.2.7

207. QLTT dự án tăng cường năng lực
nghiên cứu

4.2.8

208. QLTT dự án nâng cao chất lượng Tạp
chí khoa học

4.2.9


209. QLTT chương trình KHCN

4.2.10

210. QLTT nhiệm vụ chyển giao công nghệ

4.3

3. Quản lý thông tin KHCN cấp cơ sở

4.4

4. Đăng ký đề tài KHCN cấp Bộ

4.5

5. Thành lập hội đồng xét duyệt đăng ký
đề tài KHCN cấp Bộ

4.6

6. Cập nhật kết quả duyệt đăng ký đề tài
KHCN cấp bộ của hội đồng xét duyệt

5
5.1

Báo cáo thống kê
Báo cáo thông tin KHCN cấp quốc gia


5.1.1

- TK số lượng nhiệm vụ KHCN

5.1.2

- TK tình hình thực hiện NV KHCN

5.1.3

- TK tình trạng chậm muộn NV KHCN

5.1.4

- TK theo danh mục NV KHCN

5.2

Báo cáo thông tin KHCN cấp Bộ

5.2.1

- TK số lượng nhiệm vụ KHCN

5.2.2

- TK tình hình thực hiện NV KHCN

5.2.3


- TK tình trạng chậm muộn NVKHCN

5.2.4

- TK theo danh mục NV KHCN

5.2.5

Báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ
theo đơn vị

5.2.6

Báo cáo số liệu nhà khoa học theo học hàm,
học vị

5.2.7

Báo cáo số liệu nhà khoa học theo lĩnh vực
nghiên cứu

5.2.8

Thống kê đề tài theo lĩnh vực nghiên cứu

5.2.9

Thống kê sản phẩm khoa học đạt được theo
thời gian


5.2.10

Tổng hợp số lượng các sản phẩm khoa học
công nghệ

Actor

Ghi chú


9
2.5. Biểu đồ lớp

Hình 2.3. Biểu đồ lớp tổng quát hệ thống phần mềm


10

Chƣơng 3.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ PHƢƠNG ÁN TRIỂN KHAI
3.1. Một số hình ảnh giao diện chính của phần mềm
- Giao diện đăng nhập vào phần mềm.

Hình 3.1. Giao diện chức năng quản lý thông tin tài khoản ngƣời dùng

Hình 3.2. Giao diện chức năng quản lý thông tin nhà khoa học (danh sách nhà khoa học)


11


Hình 3.3. Giao diện form nhập thông tin nhà khoa học vào phần mềm

Hình 3.4. Giao diện menu Quản lý thông tin khoa học công nghệ

Hình 3.5. Giao diện menu nhóm chức năng quản lý thông tin KHCN cấp quốc gia


12

Hình 3.6. Giao diện nhóm menu quản lý thông tin KHCN cấp Bộ

Hình 3.7. Giao diện nhóm menu Báo cáo - Thống kê


13

Hình 3.8. Giao diện nhóm menu Thống kê thông tin đề tài, nhiệm vụ KHCN cấp Quốc gia

Hình 3.9. Giao diện nhóm menu Thống kê thông tin đề tài, nhiệm vụ KHCN cấp bộ

Hình 3.10. Giao diện form cập nhật thông tin đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ
(Các giao diện cập nhật đề tài, nhiệm vụ khác tƣơng tự)


×