Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.95 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÙI VĂN SỸ

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG THỜI KỲ
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÙI VĂN SỸ

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG THỜI KỲ
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT
MÃ SỐ
: 6.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS. BÙI XUÂN ĐỨC



HÀ NỘI – NĂM 2005

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.

Lý do chọn đề tài
Tình hình nghiên cứu đề tài
Mục đích đề tài và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Kết cấu của luận văn

1
2
4
4
5

Chƣơng 1
Những vấn đề cơ bản quản lý nhà nƣớc
về hoạt động khoa học và công nghệ

Khái niệm quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khoa học và công 5

nghệ
1.1.1 Khái niệm về quản lý nhà nước
5
1.1.2. Động lực của khoa học và công nghệ đối với công nghiệp hoá, hiện
đại hoá
11
1.2.
Đặc điểm, nội dung quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ
14
1.2.1. Đặc điểm quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
14
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
18
1.3.
Quá trình phát triển quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ 23
1.3.1. Thời kỳ 1958 – 1986
23
1.3.2. Thời kỳ 1986 – nay
26
1.1.

Chƣơng 2
Thực trạng quản lý nhà nƣớc
về hoạt động khoa học và công nghệ

2.1.

Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động khoa học
và công nghệ


29
29

2.1.1. Bộ Khoa học và Công nghệ
2.1.2. Trách nhiệm của của các Bộ, ngành thực thiện
chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công ngh ệ
30
2.1.3. Cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước khoa học và công nghệ
31 ở địa ph
2.2.
Chính sách phát triển khoa học và công nghệ
31
2.2.1. Các yêu cầu quản lý hoạt động khoa học và công nghệ
31
2.2.2. Những vấn đề cơ bản của cơ chế quản lý hoạt động khoa học
và công nghệ trong giai đoạn hiện nay
33
2.3.
Xây dựng quy trình tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ
35

3


2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.
2.3.4.
2.3.5.
2.4.

2.4.1.

Các văn bản quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ
Xây dựng, lựa chọn và xét duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Nghiệm thu kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Công bố và ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ
Hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động khoa học và công nghệ
Thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và công
nghệ

35
36
39
42
44
47
48

2.4.2. Thanh tra, kiểm tra tài chính- kế toán đối với hoạt động khoa học và
công nghệ
48
2.5.
Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động khoa học và công nghệ
50
2.5.1. Về bộ máy quản lý hoạt động khoa học và công nghệ
50
2.5.2. Những hạn chế về cơ chế, chính sách hiện hành
55
2.5.3. Những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động khoa học và công

nghệ
58
Chƣơng 3
Phƣơng hƣớng giải pháp nhằm đẩy mạnh
quản lý nhà nƣớc về hoạt động khoa học
và công nghệ trong giai đoạn hiện nay

3.1.

Nhu cầu tăng cƣờng quản lý hoạt động khoa học và công nghệ
trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá

3.1.1. Những vấn đề cơ bản đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá
3.1.2. Hoạt động khoa học và công nghệ đặt ra đối với
công tác quản lý trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
3.2.
Phƣơng hƣớng giải pháp tăng cƣờng quản lý
hoạt động khoa học và công nghệ
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước
về khoa häc vµ c«ng nghÖ
3.2.2. Đổi mới với công tác qui hoạch, kế hoạch
về khoa học và công nghệ
3.2.3. Đổi mới quy trình thực hiện đối
với hoạt động nghiên cứu triển khai
3.2.4. Đổi mới cơ chế, chính sách đối với
hoạt động nghiên cứu - triển khai
3.2.5. Mở rộng hợp tác quốc tế
3.2.6. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra

4


62
62
65
66
6
6
70
72
73
75


đối với hoạt động khoa học và công nghệ
KẾT LUẬN
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

5

75


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lý luận quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có cơ sở học thuật
dựa trên những kết quả nghiên cứu về quy luật vận động của hoạt động khoa
học và công nghệ. Nhờ những hiểu biết ngày càng phong phú hơn về các quy
luật vận động đó mà người ta có những chính sách tương ứng hợp quy luật,
giảm bớt những việc làm duy ý chí không phù hợp với quy luật, để mục đích
cuối cùng là nâng cao hiệu quả của toàn bộ nhân, tài, vật lực đầu tư cho khoa

học và công nghệ.
Việc nghiên cứu những xu thế, hiện tượng trong các hoạt động khoa học
và công nghệ từ lâu đã thu hút chú ý của bản thân các nhà khoa học và các
chính trị gia. Tự nhận thức về hoạt động khoa học như một hiện tượng cần
nghiên cứu đã làm nẩy sinh sự tranh luận về một bộ môn mới của khoa học.
Đặc biệt phải kể đến sự ra đời của những phương pháp lượng hóa hoạt động
nghiên cứu, điều mà làm cho nghiên cứu có căn cứ khoa học đầy đủ của nó.
Chẳng hạn, Science Citation Index, các công cụ thông tin thư mục, hệ thống
thống kê khoa học của UNESCO và các quốc gia trên thế giới là những công
cụ không thể thiếu của những nghiên cứu khoa học luận nghiêm túc. Qua
hàng loạt nghiên cứu như vậy người ta hiểu rõ hơn về đặc thù của nghề
nghiệp khoa học, thái độ của các Chính phủ đối với khoa học, làm phong phú
thêm kho tàng tri thức của xã hội về hoạt động khoa học, giúp cho các
chuyên gia hoạch định chính sách khoa học và công nghệ, các chính trị vơí
những cơ sở có ích để đề ra quyết định quản lý một cách phù hợp. Chẳng hạn,
những quy luật nội tại của hoạt động khoa học như tính kế thừa, sự thâm nhập
lẫn nhau giữa phương pháp của các bộ môn khoa học, mối quan hệ giữa lý
thuyết và thực nghiệm, quy luật hình thành các cuộc cách mạng trong khoa
học giữa tích tụ và nhảy vọt-đột biến và vô số các quy luật riêng trong giao
tiếp của cộng đồng khoa học, quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa khoa học
và sản xuất vật chất, giữa khoa học và kỹ thuật, v..v đều cần phải được tính
đến trong quá trình ra các quyết định về tổ chức và quản lý hệ thống các cơ
quan khoa học, các chính sách của chính phủ đối với khoa học và công nghệ.
6


Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã
sớm xác định vai trò then chốt của cách mạng khoa học và kỹ thuật. Trong
thời gian qua, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, nhiều văn bản quan trọng về

định hướng chiến lược và cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ
đã được ban hành: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII (1996); Kết
luận Hội nghị trung ương 6 Khoá IX (2002); Luật khoa học và công nghệ
(2000); Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010
(2003) và nhiều chính sách cụ thể khác về xây dựng tiềm lực và đổi mới cơ
chế quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Qua nghiên cứu và quan sát,
tác giả thấy để đưa các chủ trương chính sách của Đảng, các quy định của
Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo cơ chế
thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả của quản lý nhà nước về khoa học
và công nghệ. Chính điều này khiến tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Quản
lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá” để làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay có rất nhiều đề tài đã nghiên cứu về cơ chế, chính sách, quản lý
nhà nước về khoa học và công nghệ, nhưng nhìn chung các đề tài đã tập
chung nghiên cứu sâu từng lĩnh vực cụ thể của hoạt động quản lý nhà nước về
khoa học và công nghệ như: Nghiên cứu chính sách khoa học và công nghệ
của Việt Nam phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực (đề tài cấp Bộ 2003
do TS. Nguyễn Danh Sơn làm chủ nhiệm đề tài); Nghiên cứu hoàn thiện chức
năng, nhiệm vụ quản lý khoa học và công nghệ của các Bộ trong tiến trình cải
cách hành chính (đề tài cấp bộ 2002 do TS. Ngô Tất Thắng làm chủ nhiệm đề
tài); Nghiên cứu quá trình tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ của các
Viện nghiên cứu – triển khai thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ Quốc gia (đề tài cấp Bộ 2000 doTS Nguyễn Thanh Thịnh làm chủ
nhiệm đề tài). 50 năm khoa học và công nghệ Việt Nam 1945-1995, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1995; GS, Viện sĩ Đặng Hữu (chủ biên) Khoa
học và Công nghệ với sự phát triển kinh tế – xã hội, NXB Sự thật, 1989;
Nghiên cứu khoa học phương pháp luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1999; GS Vũ Cao Đàm (chủ biên) Phương pháp luận nghiên

cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2000.
7


Dưới góc độ nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đã có một số công
trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước đối với nguồn nhân
lực hoạt động khoa học và công nghệ Chính sách phát triển nguồn nhân lực
khoa học và công nghệ trong hệ thống y tế ngành công nghiệp (Luận văn thạc
sĩ 2004 của tác giả Ninh Văn Thức); Luận cứ khoa học cho việc đổi mới một
số chính sách sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong cơ quan
nghiên cứu - triển khai (đề tài cấp bộ 1999 do Ths Trần Trí Đức làm chủ
nhiệm đề tài); TS. Hoàng Xuân Long: Đặc điểm quản lý nhân lực khoa học
trong tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước, tạp trí hoạt động khoa học
và công nghệ số 05/2000. Ths. Trần Quốc Tuấn: Chính sách thu hút nhân lực
khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh
(tỉnh Hưng Yên) Tạp trí khoa động khoa học và công nghệ số 6/2004. Nghiên
cứu những cơ sở khoa học để thực hiện chế độ hợp đồng làm việc đối với cán
bộ nghiên cứu khoa học (Luận văn thạc sĩ -2004 của tác giả Trần Văn Tùng)
Khai thác dưới góc độ tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ có
một số công trình nghiên: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xác
định mức thù lao lao động khoa học trong nhiệm vụ khoa học công nghệ của
nhà nước (đề tài cấp Bộ 2004 do TS Nguyễn Thị Anh Thu là chủ nhiệm đề
tài); Các giải pháp hoàn thiện việc phân bổ và quản lý ngân sách nhà nước
cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (Luận văn thạc sĩ-2004 của tác giả
Nguyễn Đức Thọ).
Các tài liệu tham khảo nước ngoài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ gồm có Hưng thịnh và
suy vong của các cường quốc của tác giả Paul Kenedy, NXB Thông tin lý
luận, 1992; Những nguồn lực tác giả E.F Schumacher, NXB Lao động, 1994;
Những vấn chủ yếu về khoa học và công nghệ Hàn Quốc, tủ sách Ban công

nghệ cao Hoà Lạc, Bộ KH&CN Hà Nội, 1997.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn của hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công
nghệ với cách tiếp cận ở các lĩnh vực khác nhau liên quan đến hoạt động khoa
học và công nghệ nhưng chủ yếu dưới góc độ pháp lý nhằm tăng cường hiệu
quả quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ. Phạm vi nghiên
cứu của đề tài chỉ nghiên cứu giới hạn trong phạm vi quản lý nhà nước về
8


hoạt động khoa học và công nghệ.
Để đạt được những mục tiêu nêu trên, tác giả cần phải làm rõ được
những vấn đề sau:
- Đưa ra được những cơ sở lý luận của hoạt động khoa học và công nghệ.
- Nghiên cứu, xác định được những đặc trưng cơ bản của hoạt động quản
lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công
nghệ.
- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động khoa
học và công nghệ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài luận văn được tác giả nghiên cứu với cách tiếp cận ở các lĩnh vực
khác nhau của hoạt động quản lý khoa học và công nghệ dựa trên cơ sở
phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương
chính sách của Đảng, các quy định của nhà nước. Ngoài ra tác giả còn sử các
phương pháp khác như: nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh, quy nạp,
diễn dịch một số lĩnh vực của hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và
công nghệ.
5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản quản lý nhà nước về hoạt động khoa
học và công nghệ.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công
nghệ.
Chương 3. Phương hướng giải pháp nhằm đẩy mạnh quản lý nhà nước
về hoạt động khoa học và công nghệ trong giai đoạn hiện nay.

9


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1.1.1. Khái niệm về quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ
Kể từ khi con người có nhu cầu lao động và sinh hoạt theo nhóm nhằm
thực hiện những mục tiêu mà con người không thể đạt được với tư cách là cá
nhân, riêng lẻ, thì quản lý đã là một yếu tố cần thiết để đảm bảo phối hợp với
những nỗ lực cá nhân. Ngày nay quản lý hiện diện trong tất cả các lĩnh vực
hoạt động và hơn thế nữa là nhân tố cần thiết tất yếu để duy trì sự tồn tại và
phát triển của các loại hình tổ chức của con người với mọi quy mô và phạm vi
khác nhau.
Trên thực tế có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải thích về khái
niệm, về bản chất, về lý luận và về các kỹ thuật làm cơ sở cho sự thực hành
quản lý: theo Học thuyết quản lý theo khoa học (Frederisk Winslow Talor,
1856-1915), quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và

sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ
nhất; Thuyết Quản lý hành chính (Henry Fayol, 1841-1925), quản lý hành
chính là sự dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp với kiểm
tra; Thuyết quản lý tổ chức (Chester Irwing Barnard, 1886-1961), quản lý bao
giờ cũng cũng là việc quản lý một hệ thống tổ chức nhất định, nó có tính hệ
thống và mục đích của nó là làm tăng sức mạnh hệ thống của một tổ chức.
Và như vậy để có thể trả lời được câu hỏi quản lý là gì? từ các điểm
chung nhất của các cách tìm hiểu khác nhau về quản lý như đã nêu ở trên, có
thể hiểu quản lý như sau: Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của
môi trường (xem hình 1.1).

10


DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1.

Nghị quyết 37-NQ/ TW ngày 20-04-1981 của Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (Khoá IV) về Chính sách Khoa học và Kỹ thuật.

2.

Nghị quyết 26-NQ/ TW ngày 30-03-1991 của Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (Khoá VI) về Khoa học và Công nghệ trong sự
nghiệp đổi mới.

3.


Nghị quyết 02-NQ/ HNTW ngày 24-12-1996 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (Khoá VIII) về Định hướng chiến lược phát triển khoa học
và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ
đến năm 2000.

4.

Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương, Khoá VIII, Hà
nội, 1997

5.

Kkết luận Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương Đảng ( Khoá
IX):" Kết luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương hai
(Khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010" NXB chính trị quốc
gia, Hà nội 8- 2002.

6.

Báo cáo tổng hợp "Chiến lược phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đến năm 2020", Viện Chiến lược và chính sách KH&CN, Hà
Nội , 10 - 1998.

7.

Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm2010.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31-122003.

8.


Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và môi trường của ASEAN,
Bộ KH&CN&MT, Trung tâm TTTL KH&CN Quốc gia, Hà Nội 1997.

9.

Dự án Kết hợp Nghiên cứu khoa học và Đào tạo sau đại học ở Việt Nam
(RAPOGE), NISTPASS, Bộ KH&CN, Hà Nội 2001.

10. Quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và môi trường, Trường
Nghiệp vụ quản lý, Bộ KHCNMT; Tập thể tác giả, chủ biên Nguyễn Sĩ
Lộc, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà nội, 2000.
11


11. 50 năm khoa học và công nghệ Việt Nam 1945-1995, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, Hà nội 1995.
12. Một thập kỷ cải cách: Chính sách khoa học và công nghệ của Trung
Quốc, Bộ KH&CN&MT, Văn phòng Công nghệ cao Hoà lạc, Hà Nội
1997.
13. Những vấn đề chủ yếu về khoa học và công nghệ Hàn Quốc, Bộ
KH&CN&MT, Văn phòng Công nghệ cao Hoà lạc, Hà Nội 1997.
14. Nghiên cứu khoa học phương pháp luận và thực tiễn, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.
15. Quản lý khoa học và công nghệ, Tủ sách Nghiệp vụ quản lý khoa học,
công nghệ và môi trường , NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1997
16. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Phát triển thị trường công
nghệ ở việt Nam: Tổng quan và những vấn đề cần giải quyết, Hội thảo
khoa học Dự án UNDP-VIE-01/025, Hà Nội 5-2003.
17. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia,

2001.
18. Đặng Hữu, Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế - xã hội,
NXB. Sự thật, 1989.
19. Đặng Ngọc Dinh, Chuyên đề về Hội nhập quốc tế trong Chiến lược Hợp
tác quốc tế về khoa học và công nghệ, Bộ KH&CN, Hà Nội 2003.
20. Đặng Ngọc Dinh, Kinh tế tri thức và công cuộc CNH, HĐH đất nước đến
năm 2020, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội 2000.
21. Hoàng Xuân Long, Những vấn đề kinh tế Thế giới, số 5/2001
22. Nguyễn Thiện Nhân, Báo cáo tại Hội đồng chính sách KH&CN quốc
gia, Hà Nội 15-16/8/2003.
23. Nguyễn Văn Thu và cộng tác viên, Phân tích và lựa chọn quy trình xây
24. Ngô Thế Tùng, Kinh tế tri thức- Xu thế mới của xã hội thế kỷ 21, NXB
Bắc Kinh, 1997
25. Nguyễn Xuân Thắng, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 6/2002.
26. Khoa học và công nghệ Việt Nam – 2001; Biên soạn và xuất bản Bộ
Khoa học và Công nghệ.
12


27. Khoa học và công nghệ Việt Nam – 2003; Biên soạn và xuất bản Bộ
Khoa học và Công nghệ.
28. Phạm Tất Dong, Mối liên hệ viện nghiên cứu - trường đại học - doanh
nghiệp trong quá trình phát triển thị trường công nghệ và đầu tư đổi mới
công nghệ ở Việt Nam, Hội thảo khoa học Dự án UNDP VIE/01/025, 52003.
29. Phạm Xuân Nam, Chủ động hội nhập quốc tế hướng tới tăng trưởng kinh
tế và tiến bộ xã hội, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số. 278, 10-2001.
30. Trần Xuân Hoài, Mong muốn một chính sách KH&CN hiệu quả, Tạp chí
Khoa học và tổ quốc, tháng 10/2003.
31. Vũ Dương Ninh, Việt Nam và sự thích ứng khu vực trong mối liên kết
ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam á.

32. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2000 (xuất bản lần thứ sáu, có sửa chữa
và bổ sung)
33. Vương Tất Đạt, Logic học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia,
Hà Nội, 1997 (In lần thứ hai).
34. Võ Đại Lược, Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá, Tạp chí
Những vấn đề kinh tế thế giới, số 4/2001.
35. Vũ Hy Chương, Tổ chức hoạt động nghiên cứu & triển khai, Tài liệu học
tập lớp bồi dưỡng kiến thức kinh tế – kỹ thuật, Trường Nghiệp vụ quản
lý KH&CN, 2004
36. Luật Khoa học và công nghệ, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2000
37. Nghị định số 19/2002/NĐ-CP ngày 19/2/2002 của Chính phủ quy định
về huy động tiềm lực khoa học và công nghệ của Nhà nước phục vụ quốc
phòng.
38. Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 của Chính phủ về thành
lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.
39. Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/ 1/2002 của Chính phủ quy định
chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.
40. Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ quy định
13


về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư vào hoạt động KH&CN.
41. Thông tư liên tịch số 63/TC-KHKT ngày 11/12/1990 Liên Bộ Tài Chính
- Uỷ ban khoa học nhà nước Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với
các hoạt động KH-CN ở các tỉnh, thành và đặc khu trực thuộc TƯ.
42. Thông tư liên tịch số 49/TC-KHCN ngày 1/7/1995 liên Bộ Tài chính –Bộ
KHCN&MT qui định chế độ chi tiêu đối với các hoạt động nghiên cứu

triển khai.
43. Thông tư số 01 TC/HCVX ngày 4/1/1994 của Bộ Tài chính qui định tạm
thời chế độ quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp, các đoàn thể, hội quần chúng tổ chức hoạt động có thu.
44. Thông tư số 73/1998/TT-BTC ngày 27/5/1998 của Bộ Tài chính hướng
dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước trong các cơ
sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu.
45. Thông tư liên tịch số 2341/TTLT/BKHCN&MT-BTC ngày 28/11/2000
của Bộ KHCN&MT và Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 119/NĐ-CP
về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư vào hoạt động KH&CN.
46. Thông tư liên tịch số 12/2001/TTLT/BTC-BKHCN&MT ngày 13/2/2001
của Bộ KHCN&MT và Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính đối với
nguồn kinh phí thu hồi từ các nhiệm vụ KHCN.
47. Thông tư liên tịch số 15/2003/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/7/2003 của
Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp uỷ ban
nhân quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở địa phương.
48. Thông tư liên tịch số 22/2003/TTLT/BTC-BKHCN-BNV ngày
24/3/2003 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ
hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức khoa học và công
nghệ công lập hoạt động có thu.
49. Quyết định số 07/2003/QĐ-BKHCN ngày 3/4/2003 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ về việc ban hành quy định về việc xác định các
đề tài khoa học và công nghệ và các dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà
nước.
14


50. Quyết định số 68/1998/QĐ-TTg ngày 27/3/1998 của Thủ tướng Chính

phủ quy định về việc cho phép thí điểm thành lập doanh nghiệp Nhà
nước trong các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu.
51. Quyết định số 19/2005/QĐ-BGDĐT ngày15/6/2005 của Bộ giáo dục và
Đào tạo ban hành quy chế về hoạt động khoa học và công nghệ trong các
trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ GD&ĐT.
52. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 149/2000/QĐ-TTg ngày 28-122000 về một số chính sách ưu đãi đối với đội viên các đội trí thức trẻ tình
nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi.
53. Quyết định 419/Ttg ngày 21/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ quy định
về cơ chế quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ.

Tiếng Anh
54. Paul Kenedy, Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, NXB Thông
tin lý luận, 1992.
55. E.F.Schumacher, Những nguồn lực, NXB Lao động, 1994.
56. Science and Technology Policy Development in Japan, in United States,
Germany, France, United Kingdom, Italy, Canada, Asian Newly
Industrialised Economics (NICs) and others. White paper on science and
technology, Tokyo, Japan 1990.
57. Technology Policies and planning, Bangalore, 1993.
58. A guide for technology Managerment infomation system, Jarkarta,
Indonesia 1993.
59. Gareth Morgan, Images de l’organisation, Les Presses de l’Universite’
laval el les Editions, ESKA, 1989.
60. Kaoru Isikaoa, Quản lý chất lượng theo phương pháp Nhật, NXB KHKT,
Hà Nội 1990.
61. R. Wayne Mondy Shane R. Premeaux, Management, Concepts, Practices

and Skills, Prentice Hall, Inc. Englewood Clifts, 1996


15



×