Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

bộ đề thi tuyển sinh 10 môn văn có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.14 KB, 25 trang )

PHÒNG GD&ĐT LẬP THẠCH
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI THỬ VÀO THPT NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm). Cho đoạn văn sau:
“ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà
như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đó kiệt sức bỗng
thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại
cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đó mang lại cho chúng cả sức sống ứ
đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa
thơm trái ngọt.”
a) Xác định các biện pháp tu từ từ được dùng trong đoạn văn trên.
b) Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn .
Câu 2: (3,0 điểm).
Bàn về vai trò của tri thức, Lê nin cho rằng: “Ai có tri thức thì người đó có được
sức mạnh”. Còn quan điểm của em về vấn đề này như thế nào? (Viết một bài văn
ngắn trình bày ý kiến của em về vấn đề này)
Câu 3 (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về hai khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng Ta
kéo xoăn tay chùm cá nặng Vẩy
bạc đuôi vàng lóe rạng đông Lưới
xếp buồm lên đón nắng hồng
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt
trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
…………………………… Hết ……………………………


(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm).
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

HUYỆN LẬP THẠCH

NĂM HỌC 2017-2018

Câu 1: (2,0 điểm)


a) - Phép nhân hóa :Làm cho các yếu tố thiên nhiên (mưa, đất trời, cây cỏ) trở
nên có sinh khí, có tâm hồn.( 0,25 điểm)
- Phép so sánh: “Những hạt mưa như nhảy nhót”.( 0,25 điểm)
b) Phép liên kết :
- Liên kết chủ đề: Các câu trong đoạn văn cùng phục vụ chủ đề chung là: miêu
tả mưa mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời. ( 0,25 điểm)
- Liên kết logic: Các câu trong đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. (
0,25 điểm)
- Liên kết hình thức:
+ Phép lặp: mưa mùa xuân, mưa, mặt đất.( 0,25 điểm)
+ Phép đồng nghĩa, liên tưởng: mưa, hạt mưa, giọt mưa; mặt đất, đất trời; cây
cỏ, cây, nhánh lá mầm non, hoa thơm trái ngọt.( 0,25 điểm)
+ Phép thế: cây cỏ - chúng.( 0,25 điểm)
+ Phép nối: và.( 0,25 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Yêu cầu :
- Học sinh phải xác định và làm đúng kiểu bài nghị luận xã hội . Diễn đạt mạch lạc,
không sai lỗi câu, lỗi chính tả.

- Về nội dung: Phần thân bài cần phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
+) Giải thích : Tri thức là kiến thức tích lũy được về các lĩnh vực khác nhau của mỗi
người nhờ học tập, rèn luyện và suy nghĩ => Như vậy, tri thức là nguồn sức mạnh trên
mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống con người, đồng thời cũng là sức mạnh thúc đẩy
sự phát triển của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.
+) Phân tích, bình luận đánh giá:
- Câu nói của Lê nin hoàn toàn đúng với mọi thời đại. Tri thức là những kiến thức ta
tích lũy được. Câu nói trên Lê nin muốn khẳng định một điều là: Con người có được
sức mạnh chính là nhờ có tri thức. Đây là một nhận định sâu sắc về vai trò quan trọng
của tri thức.
- Vậy vì sao tri thức lại có vai trò quan trọng như vậy? Ta thấy rằng câu nói của Lê nin
xuất phát từ thực tế cuộc sống văn minh nhân loại. Tri thức nhân loại là kho tàng vô cùng
phong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển. Nếu không học tập, chúng ta sẽ bị lạc
hậu, không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới. Người có tri thức sâu rộng có thể làm
được những công việc mà nhiều người khác không làm được, người có tri


thức có khả năng làm tốt công việc của mình và giúp ích nhiều cho xã hội. (Dẫn
chứng- phân tích )
- Nhưng muốn có tri thức, có sức mạnh thì con người phải có cả những
phẩm chất khác như tài, đức, nhân cách... (Dẫn chứng- phân tích )
- Có thể phê phán tư tưởng coi thường tri thức hoặc ỷ vào tài sản của bố
mẹ....mà không chịu học hỏi để có tri thức.
+ Tuổi trẻ của chúng ta cần phải có ý thức hơn nữa trước lời khuyên của Lê nin. Có ý
thức làm chủ tri thức để sau này xây dựng quê hương đất nước.
Câu 3: (5,0 điểm)
Yêu cầu: Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Về hình thức: Làm đúng kiểu bài nghị luận về đoạn thơ (bài thơ), bố cục rõ ràng,
lập luận chặt chẽ .
*Về nội dung: Đảm bảo bố cục sau

a) Mở bài: (0,5 điểm)
- Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam
- Giữa năm 1958, ông có chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh. Từ chuyến đi
thực tế này, ông viết Đoàn thuyền đánh cá .
- Hai khổ thơ cuối, tác giả khắc họa hình ảnh tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa
thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ
trước đất nước và cuộc sống.
b) Thân bài: (4,0 điểm)
+ Vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên tráng lệ và người lao động: (2,5 điểm)
Ra đi từ lúc hoàng hôn buông xuống, sóng cài then, đêm sập cửa, vũ trụ nghĩ ngơi,
nay trở về bình minh đang lên rạng rỡ. Trước hết, đó là cảnh khẩn trương, hối hả
chuẩn bị cho sự trở về:
”Sao mờ, kéo lưới trời sáng Ta
kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóc rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng
hồng”
Tất cả tinh thần khẩn trương , hối hả được diễn tả qua từ ”kịp” và hình ảnh ”kéo
xoăn tay” một hình ảnh thơ khỏe khoắn gợi tả một công việc lao động hăng say, vất vả
nhưng lấp lánh niềm vui bởi thành quả lao động mà họ đạt được ”chùm cá nặng”.
- Sự khoẻ mạnh của người lao động qua hình ảnh ẩn dụ ”ta kéo xoăn tay
chùm cá nặng”
- Niềm vui tươi trong lao động qua những câu thơ tả cảnh đẹp, đầy sáng tạo.
+ Cảnh đoàn thuyền buồm căng gió trở về bến: (1,5 điểm)
Công việc đánh cá kết thúc, khi mà: ” lưới xếp, buồm lên đón nắng hồng” đó là lúc
đoàn thuyền trở về :


”Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn
thuyền chạy đua cùng mặt trời. Mặt

trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
- Chi tiết ”đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” và ”mặt trời đội biển nhô màu
mới” là chi tiết giàu ý nghĩa. Hình ảnh ”mặt trời” là hình ảnh ẩn dụ cho một
tương lai xán lạn. Và con thuyền chạy đua về tương lai là con thuyền tự do làm
chủ cuộc sống đang trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội hứa hẹn thành
công.
C) kết bài: (0,5 điểm)
- Bài ”Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những bài thơ hay phản ánh không khí
lao động hăng say, náo nức của những người lao động đánh cá trên biển trong
không khí của những ngày đất nước miền bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng,
tưởng tượng độc đáo và vận dụng nhiều biện pháp tu từ thành công.
Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài,
cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐỒNG NAI

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2017-2018

ĐỀ CHÍNH THỨC

MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề gồm 01 trang,gồm 02 phần, 6 câu)

I.


ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kĩ hai khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã kèn then, đêm sập cửa,

(2) Câu hát căng buồm với gió
khơi

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

(Trích khổ đầu và khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1, trang
139-140)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của hai khổ thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra các phép tu tử và tác dụng của chúng trong hai đoạn thơ sau: (1,0 điểm)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
và: Mặt trời đội biển nhô màu mới
Câu 3. Khổ đầu và khổ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá có những hình ảnh, chi tiết nào
được lặp lại? Cách lặp lại như vậy cũng có trong bài thơ nào em đã học? ( 0,5 điểm)
Câu 4. Nêu nội dung chính của mỗi khổ thơ (1,0 điểm)
II.


LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)
Trong xã hội hiện nay, bên cạnh rất nhiều bạn bè sống tự lập, tự mình làm việc
và khẳng định chính mình, vẫn còn một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ sống ỉ lại, dựa
dẫm vào người khác. Viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ
của em về hiện tượng sống dựa.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:
[…] Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt
đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
[…] Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười


một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sang. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc
nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và bào về lúc một giờ sang.
Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết ấy. Nửa đêm đang nằm trong chắn, nghe chuông
đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào
vẫn thấy là không đù sang. Xách đèn ra vườn, giỏ tuyết và lặng im ở bên ngoài như
chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật sự dễ sợ: nó như bị
gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chồi lớn muốn quét đi tất cả, ném
vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc,
trở vào, không thể nào ngủ được.
(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn, tập I, trang 183-184)
---HẾT---


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TIỀN GIANG


KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10
Năm học :2017 – 2018
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao

đề)
Ngày thi: 04/6/2017
(Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi, từ câu 1 đến câu 3:
- (1) Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
(2) Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. (3) Anh
chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cáu làn. (4) Nhà họa sĩ tặc lưỡi
đứng dậy. (5) Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- (6) Ô! (7) Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
(8) Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. (9) Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy
chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. (10) Cô kĩ sư mặt đỏ
ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 1: (1,0 điểm)
Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu (1)
Câu 2: (1,0 điểm)
Trong các câu (7), (8), (9) câu nào là câu ghép? Chỉ ra kiểu quan hệ về nghĩa giữa các
vế trong câu ghép đó.
Câu 3: (1,0 điểm)
Nêu hàm ý trong câu (1) và cho biết vì sao anh thanh niên không nói thẳng điều đó
với họa sĩ và cô gái?
Câu 4: (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ :” Trăm hay không bằng tay
quen.”
Câu 5: (4,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau:
Mặt trời xuống biển nhue hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!


(Trích Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận –
dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo
dục, 2012, trang 139,140)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NGÃI

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LƠP 10 THPT
NĂM HỌC 2017- 2018

Ngày 06/06/2017
Môn thi: Ngữ văn (Hệ không chuyên)
Thời gian làm bài: 120 phút

Đọc đoạn thơ sau đây và tthực hiện các yêu cầu bên dưới:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu gối bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
Ruộng nương anh để vợ anh cày
Gian nhà tranh mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người trai làng ra lính
(Trích Đồng chí- Chính Hữu )
Ngữ văn 9, tập một, trang 128, NXB GDVN, 2005
Câu 1. (1.0 điểm)
Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ có đoạn trích trên. Đoạn trích trên
được viết theo thể thơ gì?
Câu 2. (1.0 điểm)
Xác định biện pháp tu từ có trong câu thơ: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
Câu 3. (1.0 điểm)
Câu thơ : “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” gợi cho em liên tưởng đến câu
thơ nào trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật? Vì sao?
Câu 4. (2.0 điểm)
Từ hình ảnh “đôi tri kỉ” trong đoạn thơ trên, hãy bàn về tình tri kỉ của con người
trong cuộc sống (trình bày một đoạn văn nghị luận xã hội từ 7 đến 10 câu)
Câu 5. (5.0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
…………………………. HẾT ………………………..
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên chữ ký của giám thị 1 ………………………………………………………..


Họ và tên chữ ký của giám thị 2 ………………………………………………………..



Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương
năm học 2017 - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10THPT
HẢI DƯƠNG
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn thi: Ngữ văn
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 01 trang)
Câu 1: (2.5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc
nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào
nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống nước xin làm cọ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa
chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cả tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin khắp mọi người
phỉ nhổ.”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác phẩm đó do nhà văn nào sáng tác?

b. Đây là lời thoại của ai? Lời thoại đó được nhân vật nói trong hoàn cảnh nào?
c. Qua lời thoại, nhân vật đã bộc lộ tâm trạng và phẩm chất gì?
Câu 2: (3.0 điểm)
Trong bài hát Bụi phấn của nhạc sĩ Vũ Hoàng (Ý thơ của Lê Văn Lộc) có đoạn ca từ sau:
"...Em yêu phút giây này
Thầy em tóc như bạc thêm
Bạc thêm vì bụi phấn
Để cho em bài học hay..."
(Theo 50 bài hát thiếu nhi hay nhất, NXB Văn hoá thông tin, 2005, trang 10)
Từ lời ca trên, em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về lòng biết ơn thầy cô.

Câu 3: (5,0 điểm)
Trình bày những cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên, hình ảnh đất nước và tấm lòng nhà thơ
thể hiện trong đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.


Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước..
(“Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải, Theo SGK Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
-----------HẾT------------


TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU
2
Họ và tên:……………………………….

ĐỀ THI THỬ VÀO 10 - ĐỀ SỐ

NĂM HỌC : 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)

Phần I: (4,0 điểm)
Cảm hứng vũ trụ là cảm hứng bao trùm trong hồn thơ Huy Cận. Khổ thơ đầu
bài “ Đoàn thuyền đánh cá” đã thể hiện điều đó.
Câu 1: Chép thuộc lòng khổ thơ đó.
Câu 2: Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của khổ thơ
vừa chép.
Câu 3: Trong chuyến thăm và làm việc tại Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
khẳng định chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, “ Nhất định không
chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển
vông, lệ thuộc nào đó” (theo Thanh Bình- VNE ngày 24/5/2014)
Qua câu nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng hình ảnh những người ngư
dân Việt Nam đang ngày đêm bám biển, bằng một đoạn văn ngắn khoảng nửa trang
giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về hòa bình thế giới.
Phần II: (6,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“... Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi támnăm đó ta chưa võ trang- trong một trận càn lớn của Mĩ-ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh
bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ
sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh
đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để
tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt
của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Ý nghĩa nhan đề của tác
phẩm?

Câu 2: Người kể chuyện ở đây là ai? Cách chọn vai kể ấy góp phần như thế nào để tạo
nên thành công của tác phẩm?
Câu 3: Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn: Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn
ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
Câu 4: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận quy nạp,
nêu suy nghĩ của em về tình cha con của nhân vật “anh Sáu” trong đoạn văn có sử
dụng một câu có khởi ngữ và một phép thế.


Câu 5: Kể tên hai tác phẩm viết về đề tài người lính cách mạng đã được học trong
chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ A

KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Ngày thi :01/06/2017
Đề có 01 trang, gồm 3 câu

Câu 1 ( 2.0 điểm)
a.Từ “chân”trong những câu thơ sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
- Miệng cười buốt giá
Chân không giày.
( Truyện Kiều , Nguyễn Du)
- Gìn vàng giữ ngọc cho hay.
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời
( Đồng Chí , Chính Hữu)

b.Tìm khởi ngữ trong câu sau :
Về công việc và đời sống ở rừng, tôi có thể kể cho đến sáng, có đêm bị biệt kích vây bắt đến
ba lần , có ngày không gạo ăn , ăn toàn là bắp, nhưng thôi, đó là chuyện khác.
( Chiếc Lược Ngà , Nguyễn Quang Sáng)
c.Tìm thành phần biệt lập và gọi tên thành phần biệt lập ấy trong các câu thơ sau
Ôi Tổ Quốc ! ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
(Sao chiến thắng, Chế Lan Viên )
Câu 2 ( 3.0 điểm)
Trong bức thư gửi thầy Hiệu Trưởng của con trai mình Tổng thống Mỹ Abraham
Lincolin đã viết : “ Xin hãy giúp cháu có được sự can đảm để không dung thứ sự sai
trái, và giúp cháu có đủ sức bền chí để trở thành người dũng cảm”.
Từ câu nói trên , anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 200 từ) trình bày suy
nghĩ của mình về lòng dũng cảm của con người trong cuộc sống.
Câu 3 (5.0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ dưới đây:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hang tre bát ngát
Ôi! Hang tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hang.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chin mùa xuân…
(Trích “Viếng lăng Bác”-VIỄN PHƯƠNG,Ngữ Văn 9, Tập 2)
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )
Họ và tên ………………………………..……….……. Số báo danh ………................


Giám thị 1 ………………………………………….……. Giám thị 2 ……………… ....


Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương
năm học 2017 - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10THPT
HẢI DƯƠNG
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn thi: Ngữ văn
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 01 trang)
Câu 1: (2.5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc
nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào
nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống nước xin làm cọ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa
chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cả tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin khắp mọi người
phỉ nhổ.”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác phẩm đó do nhà văn nào sáng tác?

b. Đây là lời thoại của ai? Lời thoại đó được nhân vật nói trong hoàn cảnh nào?
c. Qua lời thoại, nhân vật đã bộc lộ tâm trạng và phẩm chất gì?
Câu 2: (3.0 điểm)
Trong bài hát Bụi phấn của nhạc sĩ Vũ Hoàng (Ý thơ của Lê Văn Lộc) có đoạn ca từ sau:
"...Em yêu phút giây này
Thầy em tóc như bạc thêm
Bạc thêm vì bụi phấn
Để cho em bài học hay..."
(Theo 50 bài hát thiếu nhi hay nhất, NXB Văn hoá thông tin, 2005, trang 10)
Từ lời ca trên, em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về lòng biết ơn thầy cô.

Câu 3: (5,0 điểm)
Trình bày những cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên, hình ảnh đất nước và tấm lòng nhà thơ
thể hiện trong đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện


Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước..
(“Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải, Theo SGK Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
-----------HẾT------------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ A

KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Ngày thi :01/06/2017
Đề có 01 trang, gồm 3 câu

Câu 1 ( 2.0 điểm)
a.Từ “chân”trong những câu thơ sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
- Miệng cười buốt giá
Chân không giày.
( Truyện Kiều , Nguyễn Du)
- Gìn vàng giữ ngọc cho hay.
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời
( Đồng Chí , Chính Hữu)
b.Tìm khởi ngữ trong câu sau :
Về công việc và đời sống ở rừng, tôi có thể kể cho đến sáng, có đêm bị biệt kích vây bắt đến
ba lần , có ngày không gạo ăn , ăn toàn là bắp, nhưng thôi, đó là chuyện khác.
( Chiếc Lược Ngà , Nguyễn Quang Sáng)
c.Tìm thành phần biệt lập và gọi tên thành phần biệt lập ấy trong các câu thơ sau
Ôi Tổ Quốc ! ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
(Sao chiến thắng, Chế Lan Viên )
Câu 2 ( 3.0 điểm)
Trong bức thư gửi thầy Hiệu Trưởng của con trai mình Tổng thống Mỹ Abraham
Lincolin đã viết : “ Xin hãy giúp cháu có được sự can đảm để không dung thứ sự sai
trái, và giúp cháu có đủ sức bền chí để trở thành người dũng cảm”.
Từ câu nói trên , anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 200 từ) trình bày suy
nghĩ của mình về lòng dũng cảm của con người trong cuộc sống.
Câu 3 (5.0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ dưới đây:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hang tre bát ngát
Ôi! Hang tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hang.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chin mùa xuân…
(Trích “Viếng lăng Bác”-VIỄN PHƯƠNG,Ngữ Văn 9, Tập 2)


( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )
Họ và tên ………………………………..……….……. Số báo danh ………................
Giám thị 1 ………………………………………….……. Giám thị 2 ……………… ....

TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU
Họ và tên:……………………………….

ĐỀ THI THỬ VÀO 10
NĂM HỌC : 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN 9

Phần I: (4,0 điểm)
Câu 1: (1,0 đ) Chép chính xác khổ thơ đầu như sgk Ngữ văn 9
( Nếu HS không ghi tên bài thơ và tác giả hoặc sai 1 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm)
Câu 2: (1,0 đ)
* (0,5 đ)
- Nhân hóa “ mặt trời xuống” và so sánh “ như hòn lửa”. Tạo hình ảnh thơ mới lạ, độc
đáo. Mặt trời vốn cao xa vời vợi bỗng trở nên gần gũi, thân thuộc khi được so sánh như
hòn lửa. Hình ảnh thơ gợi một không gian buổi chiều hoàng hôn tráng lệ, rực rỡ. Mặt trời
như khối cầu lửa đỏ rực đang từ từ xuống biển nhuốm đỏ không gian mặt nước tạo nên

một hình ảnh đẹp lung linh, huyển ảo của biển chiều.
* (0,5 đ)
- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ “ sóng cài then”, “đêm sập cửa” đã biến cả vũ trụ bao la,
rộng lớn trở thành một ngôi nhà chung với màn đêm là tấm cửa khổng lồ, những con sóng
là then cài.
Câu 3: (2,0 đ) GV chấm linh hoạt cần đảm bảo hình thức và nội dung
- Suy nghĩ bản thân về hòa bình (1đ)
- Liên hệ bản thân (1đ)
Gợi ý:
- Khẳng định chủ quyền lãnh thổ, biển đảo


- Biểu hiện của bảo vệ hòa bình: giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương
lượng đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, xung đột...duy trì hòa bình
- Hành động bảo vệ hòa bình: tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa người với người,
quốc gia-quốc gia...không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, mù da
- Quan điểm Việt Nam là tôn trọng hòa bình...
- Liên hệ bản thân: ngắn gọn
Phần II: (6,0 điểm)
Câu 1: (1,5 đ)
* Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng
* Nhan đề:
- Chiếc lược ngà là kỉ vật cuối cùng của người cha dành cho con
- Cầu nối tình phụ tử thiêng liêng
- minh chứng tình cha con
Câu 2: (0,5 đ)
- Người kể chuyện ở đây là “Tôi”- Bác Ba- người bạn chiến đấu của ông Sáu, người
chứng kiến toàn bộ câu chuyện
- Cách chọn vai kể ấy tạo giọng thủ thỉ tâm tình, gợi cảm giác chân thực, gần gũi, bày
tỏ được cảm xúc trực tiếp...chuyện đáng tin, người kể hoàn toàn điều khiển nhịp kể.

Câu 3: (0,5đ)
Câu ghép:
Câu 4: (3đ)
- Hình thức -0,5đ
- Nội dung- 1,5đ
- Tiếng Việt- 1
Gợi ý: + Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật
+ Hoàn cảnh xa cách và cuộc gặp gỡ
+Trong 3 ngày nghỉ phép...
+ Ông Sáu làm cây lược ngà bằng tất cả tình yêu thương, nhớ mong, ân hận...đề
chữ “ Yêu nhớ- tặng Thu của ba”...trước khi hy sinh nhờ trao hộ con-Tình phụ tử da diết
+ Đánh giá tình cha con
Câu 5: (0,5đ)
- Đồng chí- Chính Hữu
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ B

KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Ngày thi :01/ 06/ 2017
Đề có 01 trang, gồm 3 câu

Câu 1 ( 2.0 điểm)
a.Từ “tay”trong những câu thơ sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?

- Cũng nhà hành viện xưa nay,
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người.
( Truyện Kiều , Nguyễn Du)
- Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
( Đồng Chí , Chính Hữu)
b.Tìm khởi ngữ trong đoạn trích sau :
Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm.Điều này ông tâm khổ
tâm hết sức.
( Làng , Kim Lân)
c.Tìm thành phần biệt lập trong câu thơ sau và gọi tên thành phần biệt lập ấy :
Hỡi ! Người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người
( Kính gửi cụ Nguyễn Du , Tố Hữu)
Câu 2 ( 3.0 điểm)
Trong bức thư gửi thầy Hiệu Trưởng của con trai mình Tổng thống Mỹ Abraham
Lincolin đã viết : “ Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin
tuyệt đối vào bản than, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại”.


Từ câu nói trên , anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 200 từ) trình bày suy
nghĩ của mình về đức tự tin của con người trong cuộc sống.
Câu 3 (5.0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ dưới đây:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Trích “Viếng lăng Bác”-VIỄN PHƯƠNG,Ngữ Văn 9, Tập 2)
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )
Họ và tên ………………………………..……….……. Số báo danh ……….......
Giám thị 1 ……………………………………….… Giám thị 2 ……………… ....
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÌNH ĐỊNH

Đề chính thức

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN THI: NGỮ VĂN
Ngày thi: 13/06/2017
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1: (4 điểm)
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh
không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải anh lại đỏ
ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía
trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run..."
(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
a. Tìm các từ láy có trong đoạn trích.
b. Tìm từ địa phương và cho biết từ đó thuộc phương ngữ nào.
c. Tìm khởi ngữ trong đoạn trích.
d. Câu cuối trong đoạn trích thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
Câu 2: (6 điểm)



Trong truyện ngắn Bến quê, Nguyễn Minh Châu đã để cho nhân vật Tuấn miễn
cưỡng làm theo lời yêu cầu khẩn khoản của Nhĩ - "... con sang bên kia sông hộ
bố..." nhưng sau đó Tuấn lại "sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố" và
có thể lỡ chuyền đò ngang duy nhất trong ngày.
Cảm nhận của em về ý nghĩa của sự việc trên.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2017-2018

ĐỀ CHÍNH THỨC

MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
Ngày thi: 09 tháng 6 năm 2017

Phần I (4 điểm)
Mở đầu bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương viết:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

1. Ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo những dòng thơ trên. ( 1 điểm)
2. Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói “ , “tới tiếng cười” có gì đặc biệt ? Qua
đó, tác giả đã thể hiện được điều gì? (1 điểm)

3. Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 12 câu) về quan niệm: Được sống trong tình
yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người. (2 điểm)
Phần II (6 điểm)
Cho đoạn trích:


Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái
làng của ông, lại nghĩ đến những ngày làm việc với an hem. Ô, sao mà độ ấy vui thế.
Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man
suốt ngày. Trong lòng ông lại cảm thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại
muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi
gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm.
Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2016)

1. Đoạn văn trên được trích trong truyện ngắn nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của
truyện ngắn này. (1 điểm)
2. Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các từ,
cụm từ nào trong đoạn trích? Trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy có những kĩ niệm nào
của ông với làng kháng chiến? (1 điểm)
3. Xét về mục đích nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong
chưa?” thuộc kiểu câu gì? Vì sao nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó lại là một
biểu hiện của tình cảm công dân? (1 điểm)
4. Với hiểu biết của em về truyện ngắn trên, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12
câu, có sử dụng câu ghép và ghép thế (gạch dưới câu ghép và từ ngữ được dung làm
phép thế) để khẳng định: Truyện đã được khắc họa thành công hình ảnh những người
nông dân trong kháng chiến. (3 điểm)
--- HẾT ---



PHÒNG GD&ĐT LẬP THẠCH
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI THỬ VÀO THPT NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm). Cho đoạn văn sau:
“ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà
như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đó kiệt sức bỗng
thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại
cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đó mang lại cho chúng cả sức sống ứ
đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa
thơm trái ngọt.”
c) Xác định các biện pháp tu từ từ được dùng trong đoạn văn trên.
d) Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn .
Câu 2: (3,0 điểm).
Bàn về vai trò của tri thức, Lê nin cho rằng: “Ai có tri thức thì người đó có được
sức mạnh”. Còn quan điểm của em về vấn đề này như thế nào? (Viết một bài văn
ngắn trình bày ý kiến của em về vấn đề này)
Câu 3 (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về hai khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng Ta
kéo xoăn tay chùm cá nặng Vẩy
bạc đuôi vàng lóe rạng đông Lưới
xếp buồm lên đón nắng hồng
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt
trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”

…………………………… Hết ……………………………


(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm).



×