Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em khuyết tật vận động từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ SÂM

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TRẺ
EM KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN
TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60. 90. 01. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI THỊ XUÂN MAI

HÀ NỘI, 2017


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chương 1. LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TRẺ EM
KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG ..................................................................................... 7
1.1. Một số lý luận về trẻ em khuyết tật vận động ......................................................7
1.2. Một số lý luận về công tác xă hội cá nhân đối với TEKTVĐ ..............................9
1.3. Cơ sở pháp lý về công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật vận động ...............19
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TRẺ EM
KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TỈNH THANH HÓA. ....................................... 22
2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa .............................22
2.2. Thực trạng người khuyết tật và trẻ khuyết tật vận động trên địa bàn tỉnh Thanh


Hóa. ...........................................................................................................................22
2.3. Thực trạng CTXH cá nhân với TEKTVĐ tại tỉnh Thanh Hóa ..........................29
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện công tác xã hội cá nhân với trẻ
em khuyết tật vận động và gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. ...........................54
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG ............... 64
3.1. Định hướng nâng cao tính chuyên nghiệp công tác xã hội cá nhân đối với trẻ
em KTVĐ và gia đình trẻ tại Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa. ....................................64
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em
khuyết tật vận động. ..................................................................................................66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 72


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

STT

Nội dung

1

CTXH

Công tác xã hội

2


CTXHCN

Công tác xã hội cá nhân

3

DVCTXH

Dịch vụ Công tác xã hội

4

KTVĐ

Khuyết tật vận động

5

LĐTBXH

Lao động, Thương binh và Xã hội

6

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

7


NCTXH

Nghề công tác xã hội

8

NKT

Người khuyết tật

9

NKTVĐ

Người khuyết tật vận động

10

TEKT

Trẻ em khuyết tật

11

TEKTVĐ

Trẻ em khuyết tật vận động

12


QLTH

Quản lí trường hợp


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kế thừa truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Thương người
như thể thương thân”, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến những NKT trong xã
hội, nhất là đối với trẻ em khuyết tật. Trong điều kiện đất nước gặp nhiều khó khăn,
kinh tế còn chậm phát triển, chúng ta đã từng bước xây dựng, thực hiện chính sách
và biện pháp nhằm giúp đỡ NKT nhất là giúp đỡ TEKT về vật chất và tinh thần,
vượt qua khó khăn riêng để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng. Minh chứng là Việt
Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước Liên hiệp quốc về quyền
trẻ em, luôn đề cao các nguyên tắc cơ bản của công ước, không phân biệt đối xử và
luôn nổ lực để hướng tới bảo đảm để TEKT hưởng một cách trọn vẹn, đầy đủ và
bình đẳng các quyền của mình. Hệ thống luật pháp, chính sách đối với NKT ngày
càng được hoàn thiện. Ngày 17/6/2010, Quốc hội đã thông qua Luật Người khuyết
tật và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011[23]. Luật trẻ em số 102/2016/QH13
ngày 05/4/2016 [24]; Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 về phê duyệt
Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020 [29]; Nghị định
136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 về quy định chính sách trợ giúp xã hội với đối
tượng bảo trợ xã hội [41]…Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tại địa
phương và đơn vị thường xuyên quan tâm, tạo thuận lợi để phát huy năng lực và hỗ
trợ trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi cùng với sự chung tay góp sức của toàn xã hội, sự
sẻ chia, giúp đỡ của bè bạn quốc tế.
Tuy nhiên, là một đất nước còn nghèo, trải qua nhiều năm chiến tranh, thiên
tai, dịch bệnh… NKT nói chung và NKTVĐ nói riêng, trong đó có TEKTVĐ ở
nước ta chiếm số lượng lớn. Theo báo cáo của Bộ Lao động – TBXH về thực trạng
người khuyết tật tại Việt Nam tính đến tháng 6/2015 cho thấy, trong 7 triệu NKT,

thì NKTVĐ chiếm đông nhất, khoảng 2 triệu người, số TEKTVĐ chiếm khoảng 1,2
triệu trẻ [17]. Tỉnh Thanh Hóa là tỉnh đất rộng người đông, số lượng NKT chiếm số
lượng lớn 139.980 NKT, trong đó TEKT là 33.040 trẻ và TEKTVĐ là 7.932 trẻ
[34;35]. TEKTVĐ thường phải sống trong sự kì thị, phân biệt đối xử của mọi
người xung quanh, kết hợp với mặc cảm tự ti về bản thân mình, khiến nhiều

1


trẻ em khuyết tật không đến các nơi công cộng vì sợ những ánh mắt để ý;
không dám đến trường vì sợ bạn bè trêu chọc… Bên cạnh đó, một thực tế chỉ
ra rằng, đa số TEKTVĐ đều sống trong nghèo khó và dễ bị bạo hành hoặc lạm
dụng; bị đối xử vô trách nhiệm, ngược đãi hay bóc lột; trong khi đó,
việc tiếp cận với sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp lại gặp nhiều trở ngại vì
những lý do khách quan và chủ quan. Có thể thấy, TEKTVĐ thực sự phải trải qua
nhiều khó khăn, phải đối mặt với nhiều rào cản để được hưởng trọn vẹn những
quyền vốn có của mình. Rào cản này không chỉ nằm ở bản thân của sự khuyết tật,
mà còn là tổng hợp những trở ngại về mặt xã hội, văn hóa, quan điểm và cả về vật
chất mà TEKT phải đối mặt trong đời sống hàng ngày.
Bên cạnh đó, hiện nay Nghề CTXH đang phát triển mạnh và sâu rộng tại
nước ta mà cụ thể là ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 32/2010/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án "phát triển nghề Công tác xã hội" giai
đoạn 2010-2020” [44] với mục tiêu của Đề án là nâng cao nhận thức của xã hội về
NCTXH; phát triển CTXH trở thành một nghề; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức,
nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn
với hình thành và phát triển hệ thống cơ sở cung cấp DVCTXH tại địa phương, góp
phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Điều đó khẳng định một chính sách
đúng đắn, hiệu quả của nhà nước ta trong việc đảm bảo an sinh xã hội, song công
tác triển khai các hoạt động CTXH cho các đối tượng yếu thế tại tỉnh Thanh Hóa
đang còn hạn chế và nhiều bất cập. Do đó để tìm hiểu những nhu cầu và khó khăn

của TEKTVĐ; chính sách, hoạt động trợ giúp CTXH cá nhân với TEKTVĐ để từ
đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động CTXH đối với TEKTVĐ nhằm
giúp cho đời sống của các em ngày một tốt hơn, phù hợp với quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Đó là lý do để tôi chọn đề tài: “Công tác xã hội cá
nhân đối với trẻ em khuyết tật vận động từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa” để nghiên
cứu làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục tiêu đề ra trong luận văn là nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về
CTXHCN với TEKTVĐ ở khía cạnh CTXH, đề tài được kế thừa có chọn lọc các

2


kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học khác nhau và tiếp tục nghiên cứu
sâu về các vấn đề lý luận và thực tiễn CTXHCN với TEKTVĐ trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa. Hiện nay, tại Việt Nam và nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên
cứu, nhiều ấn phẩm được đề cập trên các báo, luận án, luận văn thạc sĩ, khóa luận
tốt nghiệp đề cập đến vấn đề về TEKT:
Tác giả Đặng Thị Thu Trang (2016) nghiên cứu về: “Quyền trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện nay” đề tài làm rõ những quy định về quyền trẻ em
có HCĐBKK và thực tiễn pháp luật ghi nhận, bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em
có HCĐBKK ở Việt Nam [45]
Đỗ Thị Liên (2014) với nghiên cứu về “Công tác xã hội đối với Người
khuyết tật từ thực tiễn Thành phố Thanh Hóa”, tác giả đã đánh giá thực trạng hỗ trợ
NKT tại Thành phố Thanh Hóa và đưa những khuyến nghị DVCTXH phù hợp để
thực hiện quá trình trợ giúp cho NKT [10]
Nguyễn Thị Kim Hoa (2009) trong hội thảo khoa học Quốc tế về “Phát triển
CTXH tại Việt Nam” đã đưa ra những nhu cầu can thiệp dưới góc độ CTXH đối với
nhóm đối tượng yếu thế. Đồng thời tác giả đánh giá thực trạng năng lực của đội ngũ
cán bộ làm CTXH tại Việt Nam đang còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và

làm rõ nhu cầu trong hoạt động đào tạo CTXH cho đội ngũ nhân viên để nâng cao
trình độ đáp ứng với nhiệm vụ được tốt hơn [4]
Nghiên cứu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ nhi
đồng Liên hợp quốc (UNICEF) (2013) về tình hình TEKT tại Việt Nam đã cung cấp
số liệu về TEKT, tỷ lệ TEKT tại các vùng miền, thực trạng chính sách trợ giúp
TEKT [17], nghiên cứu trên đã cho chúng ta có cái nhìn khá cụ thể và đầy đủ về
tình hình TEKT tại Việt Nam.
Báo cáo kết quả thực hiện Pháp lệnh “Về người tàn tật và đề án trợ giúp
người khuyết tật giai đoạn 2006- 2010” của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
năm (2010) về việc ban hành các văn bản pháp luật, triển khai thực hiện các chính
sách, chế độ trợ giúp NKT, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, xã hội và gia
đình đối với NKT đã từng bước được nâng cao; quyền và nghĩa vụ của họ đã được

3


quy định tương đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trợ giúp, góp
phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của đa số NKT.
Những công trình nghiên cứu trên đều ít nhiều đề cập đến vấn đề hỗ trợ, giáo
dục cho NKT, trẻ em khuyết tật, trẻ em KTVĐ dưới các góc độ khác nhau cả về lý
luận và thực tiễn. Một số tác giả đã chỉ ra được thực trạng hoạt động CTXH trong
việc cung cấp một số dịch vụ hỗ trợ cho NKT, TEKT, TEKTVĐ. Tuy nhiên chưa
có nghiên cứu sâu nào về CTXHCN với TEKTVĐ từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa, do
đó nên tôi chọn nghiên cứu CTXHCN với TEKTVĐ tại tỉnh Thanh Hóa vì ngoài
việc kế thừa, chọn lọc từ các thành tựu đã có, đề tài đi sâu vào việc tìm hiểu các
DVCTXH đang trợ giúp cho TEKTVĐ để từ đó đánh giá tính chuyên nghiệp của
NCTXH, các hoạt động trợ giúp của CTXH, các yếu tố ảnh hưởng của quá trình trợ
giúp các DVCTXH và đưa ra được những định hướng giải pháp về trợ giúp các
DVCTXH cho TEKTVĐ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về CTXH, CTXHCN, NKT, TEKT và
TEKTVĐ đồng thời đánh giá thực trạng CTXHCN với TEKTVĐ trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao
CTXHCN đối với TEKTVĐ nói chung và TEKTVĐ tại tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về CTXHCN, TEKTVĐ, CTXHCN đối với
TEKTVĐ.
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến CTXHCN đối
với TEKTVĐ từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa.
- Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả CTXHCN đối với
TEKTVĐ trên cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
CTXHCN với TEKTVĐ từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa.

4


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn
CTXHCN với TEKTVĐ và gia đình trẻ.
Phạm vi về khách thể: nghiên cứu trên 50 TEKTVĐ từ 6 tuổi đến 16 tuổi; 50
gia đình trẻ và 30 cán bộ làm việc với TEKTVĐ.
Phạm vi về địa bàn: TEKTVĐ tại huyện Hoằng Hóa và Trung tâm cung cấp
DVCTXH tỉnh Thanh Hóa.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: Nghiên cứu lý luận từ thực tiễn và đánh giá thực
tiễn để làm sáng tổ thêm về lý luận. Nghiên cứu đối tượng là TEKTVĐ, gia đình trẻ
và môi trường của trẻ; Nghiên cứu các hoạt động CTXHCN; các yếu tố ảnh hưởng

đến hoạt động CTXHCN với TEKTVĐ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích tài liệu: Đọc, tìm hiểu, phân tích các kết quả
nghiên cứu của những công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo, các báo cáo,
giáo trình có liên quan đến vấn đề CTXH với NKT, CTXHCN với TEKT,
TEKTVĐ.
* Phương pháp điều tra bảng hỏi: Với phương pháp này, đề tài sẽ phát bảng
hỏi dành cho 50 TEKTVĐ và 50 gia đình trẻ tại huyện Hoằng Hóa và Trung tâm
cung cấp DVCTXH Thanh Hóa để tìm hiểu, thu thập thông tin chung về thực trạng
đời sống của TEKTVĐ như điều kiện về nhà ở, kinh tế gia đình, các nhu cầu của
TEKTVĐ…, tìm hiểu về thực trạng hoạt động CTXH đối với trên địa bàn
TEKTVĐ như các hoạt động hỗ trợ xã hội, hỗ trợ các nguồn lực, hoạt động tuyên
truyền, hỗ trợ phẫu thuật và phục hồi chức năng, hỗ trợ tư vấn - tham vấn… của
NVCTXH đối với TEKTVĐ.
* Phương pháp phỏng vấn sâu: Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phỏng vấn
sâu để tìm hiểu về đời sống, tâm tư nguyện vọng cũng như nhu cầu của TEKTVĐ
và thuận lợi, khó khăn gặp phải của đội ngũ cán bộ khi thực hiện chính sách trợ
giúp TEKTVĐ tại tỉnh Thanh Hóa cụ thể phỏng vấn 03 cán bộ làm việc với
TEKTVĐ, 02 cán bộ lãnh đạo ở địa phương, 01 lãnh đạo Trung tâm cung cấp dịch

5


vụ CTXH, 03 Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, 03 gia đình
TEKTVĐ.
* Phương pháp quan sát: Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương
pháp quan sát để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng môi trường sống của TEKTVĐ, các
hành vi ứng xử của TEKTVĐ cũng như cách quan tâm, chăm sóc của gia đình, cộng
đồng đối với TEKTVĐ.
* Phương pháp xử lý và thu thập thông tin: Dùng Execl để phân tích và xử lý

số liệu tại chương 2 của luận văn
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên ở tỉnh nghiên cứu có hệ thống hoạt động
công tác xã hội đối với TEKTVĐ và có những đóng góp mới sau đây:
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và những đặc điểm của hoạt động CTXHCN đối
với TEKTVĐ.
- Đánh giá có hệ thống và khái quát thực trạng hoạt động CTXHCN đối với
TEKTVĐ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện
CTXHCN đối với TEKTVĐ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung nhận thức lý luận về
thực hiện pháp luật và đề xuất những giải pháp phù hợp trong quá trình hoạch định
chính sách, triển khai chính sách, làm tài liệu tham khảo tham khảo cho các nghiên
cứu sau này về lĩnh vực TEKT, TEKTVĐ và chính sách chăm sóc sức khỏe cho
TEKT, TEKTVĐ ở Việt Nam nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung
của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về CTXHCN đối với TEKTVĐ.
Chương 2: Thực trạng CTXHCN đối với TEKTVĐ địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả CTXHCN đối với TEKTVĐ.

6


Chương 1
LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI
TRẺ EM KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG

1.1. Một số lý luận về trẻ em khuyết tật vận động
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm trẻ em
Theo pháp luật quốc tế: "Trẻ em là những người dưới 18 tuổi" (Điều 1 Công
ước Quốc tế về quyền trẻ em năm 2017) [7]. Công ước giải thích rõ thêm định nghĩa
này bằng cách nhắc lại điều đã nêu trong tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959
"Trẻ em do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần phải được bảo vệ chăm sóc đặc
biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời".
Theo pháp luật Việt Nam: "Trẻ em là người dưới 16 tuổi" (Điều 1, Luật trẻ
em 2016) [24].
Như vậy, trẻ em trước hết là một con người được hưởng mọi quyền tự do đã
được nêu ra trong các công ước quốc tế về quyền con người mà không bị bất cứ một
sự phân biệt đối xử nào. Nhưng trẻ em lại là những người chưa trưởng thành nên có
quyền được chăm sóc sự sống, phát triển, được bảo vệ và bày tỏ ý kiến. Đặc biệt là
đối với những trẻ em KTVĐ.
1.1.1.2. Khái niệm người khuyết tật:
Theo Công ước về Quyền của người khuyết tật của Liên hợp quốc (năm
2006), Điều 1 quy định: “Người khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm về thể
chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại
với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của
người khuyết tật vào xă hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác [2].
Ngày 17/6/2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật Người khuyết tật, có
hiệu lực từ 01/01/2011, chính thức sử dụng khái niệm “người khuyết tật” thay cho
khái niệm “người tàn tật”, phù hợp với khái niệm và xu hướng nhìn nhận của thế
giới về vấn đề khuyết tật. Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 của Luật này thì
“Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị

7



suy giảm ch c năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt,
h c tập gặp khó khăn”[23].
1.1.1.3. Khái niệm trẻ khuyết tật
Là những đứa trẻ bị tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn các chức năng nhất
định gây nên những khó khăn đặc thù trong các hoạt động học tập, vui chơi và lao
động. TKT có thể tham gia các hoạt động như mọi thành viên khác trong cộng
đồng.
Theo Luật người khuyết tật, người ta chia thành 6 dạng tật: Trẻ em khuyết tật
vận động; Trẻ em khuyết tật nghe, nói; Trẻ em khuyết tật nhìn; Trẻ em khuyết tật
thần kinh, tâm thần; Trẻ em khuyết tật trí tuệ; Trẻ em khuyết tật khác.
1.1.1.4. Khái niệm trẻ em khuyết tật vận động
Là những trẻ có sự tổn thất các chức năng làm cản trở đến việc di chuyển,
vận động của trẻ từ đó làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập của trẻ
Trẻ khuyết tật vận động có thể phân ra làm hai dạng dưới góc độ khác nhau:
- Những trẻ bị hội chứng não thường là trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong học
tập, sinh hoạt.
- Những trẻ do chấn thương nhẹ hay do bệnh bại liệt nhưng não bộ của trẻ
vẫn bình thường là trẻ gặp khó khăn trong di chuyển, vận động nhưng vẫn có khả
năng học tập tốt.
1.1.2. Đặc điểm nhu cầu của trẻ em khuyết tật vận động
Đối với TEKTVĐ do sự thiếu hụt về thể chất dẫn đến khả năng vận động bị
giảm sút nên trẻ gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt, lao động, học tập... khó khăn
trong giao tiếp với môi trường xung quanh. Bản thân trẻ thì dễ bị kích động do bị
phân biệt đối xử và thiếu tôn trọng, tâm lí mặc cảm tự ti luôn cho rằng số phận mình
không được may mắn, là gánh nặng cho người thân, gia đình. Do đó họ thường sống
khép kín, ngại giao tiếp với mọi người. Trong quá trình tương tác với người khác
trong gia đình, cộng đồng họ thường có cảm xúc buồn, thất vọng và hay tự ái. Nếu
sống trong những gia đình khó khăn trẻ có thể bị bỏ rơi.
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý đó mà mọi trẻ em sinh ra và lớn lên trong xã
hội loài người đều có những nhu cầu cơ bản về cơ thể, sự an toàn (Bậc thang nhu


8


cầu cơ bản của Maslow) và những khả năng nhất định (thuyết đa năng lực của
Gardner). TEKTVĐ cũng có nhu cầu cơ bản và khả năng nhất định tuy nhu cầu ở
những mức độ khác nhau so với trẻ em bình thường, đầu tiên có thể kể đến nhu cầu
về chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt; nhu cầu được khám chữa bệnh, phục hồi chức
năng; Nhu cầu được yêu thương, hòa nhập cộng đồng; Nhu cầu được tôn trọng,
đánh giá, được khuyến khích và động viên; Nhu cầu được giúp đỡ để phát triển và
hoàn thiện dần. Tuy nhiên để hiểu rõ nhu cầu của TEKTVĐ không phải là đơn giản,
bởi lẽ TEKTVĐ có những trẻ tự nhận thức, tự biểu đạt những nhu cầu của mình
thông qua giao tiếp, hành vi thói quen nhưng cũng có những TEKTVĐ không thể
hiện và không xuất hiện những nhu cầu nếu không được kích thích. Có thể nhận
thấy rằng, mỗi trẻ là một bức tranh điển hình hết sức đa dạng, phong phú về nhận
thức, tình cảm, hành vi trong nhân cách. Chúng có khả năng, nhu cầu và sở thích
riêng. Do đó để trợ giúp cho TEKTVĐ trước hết bản thân gia đình, cộng đồng phải
đánh giá được những nhu cầu cần thiết của TEKTVĐ để từ đó có thể giúp trẻ phát
triển và hòa nhập cộng đồng.
1.2. Một số lý luận về công tác xă hội cá nhân đối với TEKTVĐ
1.2.1. Khái quát chung về công tác xã hội
CTXH được xem như là một nghề mang tính chuyên nghiệp ở nhiều quốc gia
từ gần thế kỷ nay. CTXH tồn tại và hoạt động khi xuất hiện những vấn đề cần giải
quyết như tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng giới, và giúp đỡ những thành phần dễ
bị tổn thương như trẻ mồ côi, người tàn tật, trẻ đường phố, trẻ bị lạm dụng…
Tuy nhiên ở Việt Nam, CTXH thường được nghĩ như là một việc làm từ
thiện. Để cho thấy CTXH không phải là công việc đơn giản như công tác từ thiện,
cần có cái nhìn đầy đủ ý nghĩa về CTXH. Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về
CTXH, dưới đây là một số định nghĩa về CTXH.
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế

Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã
hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và
giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của h ngày càng thoải mái và

9


dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội. CTXH
can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của h
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2010): CTXH được xem là một nghề, một
hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng
cao năng lực đáp ng nhu cầu và tăng cường ch c năng xã hội, đồng thời thúc đẩy
môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình
và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an
sinh xã hội [tr.4;11]
CTXH được xem là một nghề bởi vì nó có nhiệm vụ, chức năng được xã hội
giao phó. CTXH là công cụ để triển khai các chính sách, chương trình và các dịch
vụ CTXH và CTXH là một khoa học…
Mục đích của CTXH là hướng đến nâng cao năng lực cho các nhóm đối
tượng như cá nhân, gia đình và cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời cải
thiện môi trường xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện các chức
năng, vai trò của họ có hiệu quả từ đó giúp họ giải quyết các vấn đề ngăn ngừa họ
không rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Công tác xã hội có 4 chức năng: chức năng chữa trị, chức năng phòng ngừa,
chức năng phục hồi và chức năng phát triển.
CTXH với các phương pháp như CTXH cá nhân; Phương pháp CTXH
nhóm; Phát triển cộng đồng; Quản trị công tác xã hội; Nghiên cứu trong công tác xã
hội. Như vậy CTXH cá nhân là một trong phương pháp thực hành của CTXH.
1.2.2. Một số lý luận về công tác xã hội cá nhân
CTXHCN trước hết được khẳng định như là một phương pháp chuyên

nghiệp được các nhân viên xã hội sử dụng để hỗ trợ cá nhân vượt qua khó khăn
trong việc thực hiện các chức năng xã hội của họ.
Theo tác giả Nguyễn Thị Thái Lan (2011) khái quát lại khái niệm
CTXHCN như sau: CTXHCN là phương pháp của CTXH thông qua tiến trình giúp
đỡ khoa h c và chuyên nghiệp, nhằm hỗ trợ cá nhân tăng cường năng lực tự giải
quyết vấn đề của mình. Trong tiến trình này NVCTXH cần biết vận dụng nền tảng
kiến th c khoa h c tâm lý h c, xã hội h c và các khoa h c xã hội liên quan khác,

10


đồng thời sử dụng kỹ năng, tuân thủ đạo đ c nghề nghiệp, sát cánh cùng đối tượng,
hỗ trợ h tự giải quyết vấn đề của bản thân và có khả năng vượt qua những vấn đề
khác có thể xảy ra trong tương lai[tr27;12]
Như vậy CTXHCN có một số đặc điểm sau:
- Là một phương pháp trợ giúp trong CTXH thông qua mối quan hệ tương tác
trực tiếp 1-1 mà ở đó NVCTXH sử dụng các kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề
CTXH để thực thi các hoạt động cụ thể như: tham vấn, quản lý trường hợp, hỗ trợ
xử lý stress, can thiệp khủng hoảng, biện hộ bảo vệ quyền lợi, hỗ trợ tiếp cận nguồn
lực…
- Mục đích của CTXHCN: Là giúp cho cá nhân giải quyết vấn đề của họ khi
gặp khó khăn về tâm lý, kinh tế, việc làm…và thúc đẩy các chính sách xã hội giúp
thân chủ được đảm bảo những quyền của họ.
- Đối tượng trợ giúp của CTXHCN: là những cá nhân, gia đình trong hoàn
cảnh khó khăn như: NKT, nghèo đói, người cao tuổi, trẻ em có HCĐBKK, đối
tượng bạo hành…
- CTXHCN được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc của CTXH như: Chấp nhận
thân chủ; Thái độ không kết án; Tôn trọng quyền tự quyết của bản thân; Khuyến
khích thân chủ tham gia giải quyết vấn đề; Cá nhân hóa; Giữ bí mật cho thân chủ và
Sự can dự có kiểm soát.

- CTXHCN được diễn ra theo một tiến trình các bước bao gồm: Tiếp cận và
xác định vấn đề ban đầu; Thu thập thông tin; chuẩn đoán; lập kế hoạch trị liệu và
thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch.
1.2.3. Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ khuyết tật vận động
1.2.3.1. Khái quát về công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật vận động
Trên cơ sở lý luận về CTXHCN được đề cập ở trên, xin đưa ra khái niệm về
CTXHCN với TEKTVĐ như sau:
CTXHCN với TEKTVĐ là hoạt động trợ giúp mà ở đó nhân viên công tác xã
hội áp dụng hệ thống giá trị đạo đức nghề CTXH, các kiến thức, kỹ năng của
CTXHCN vào trợ giúp TEKTVĐ và gia đình trẻ giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu
của TEKTVĐ đồng thời thúc đẩy chính sách trợ giúp TEKTVĐ.

11


Mục đích của CTXHCN với TEKTVĐ: Là nhằm hỗ trợ bản thân TEKTVĐ
được chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, hòa nhập cộng đồng, được tiếp cận với các
dịch vụ CTXH nhằm phát triển và hoàn thiện về nhân cách và thể lực cho trẻ.
Các hoạt động của CTXHCN với TEKTVĐ: trong rất nhiều các hoạt động trợ
giúp cho TEKTVĐ, tác giả luận văn chỉ tập trung vào các hoạt động cơ bản trong
trợ giúp cho TEKTVĐ như:
+ Hoạt động tham vấn trợ giúp TKTVĐ và gia đình trẻ
+ Hoạt động Quản lí trường hợp với những ca TKTVĐ
+ Hoạt động biện hộ nhằm trợ giúp, bảo vệ quyền lợi cho trẻ và gia đình trẻ
+ Hoạt động hỗ trợ trẻ và gia đình tiếp cận các chính sách và tiếp cận nguồn lực.
Các nguyên tắc công tắc xã hội cá nhân khi làm việc với TEKTVĐ
+ Tôn tr ng TEKTVĐ: TEKTVĐ thường rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương
trước hành vi, thái độ của người khác. Chính vì thế NVCTXH cần phải chia sẻ, thấu
hiểu nỗi đau khổ của TEKTVĐ, quan tâm đến nhu cầu, tâm tư , tôn trọng ý kiến của
các trẻ, không phán xét, không xem thường trẻ giúp TEKTVĐ tự tin, thấy rõ giá trị

bản thân, biết chấp nhận bản thân để khắc phục và vượt lên số phận.
+ Chấp nhận sự khác biệt của TEKTVĐ: NVCTXH không chê bai, xúc
phạm TEKTVĐ và gia đình trẻ khi thấy trẻ có những quan điểm sống, có sự lựa
chọn khác suy nghĩ của mình, không phải thuyết phục, ép buộc, lôi kéo họ nghĩ theo
mình, làm theo mình và cần luôn tin tưởng vào sự khác biệt của TEKTVĐ để từ đó
thấy được giá trị của mỗi chủ thể khác biệt.
+ Tin tưởng vào khả năng giải quyết vấn đề vấn đề của TEKTVĐ: NVCTXH
giúp TEKTVĐ nhận ra những điểm mạnh của mình, phân tích tìm ra các giải pháp
khác nhau để trẻ có thể tự mình quyết định giải pháp giải quyết vấn đề của mình.
+ Trung thực, chân thành với TEKTVĐ: Những thông tin đầy đủ, trung thực
sẽ giúp TEKTVĐ có thể lường hết được những khó khăn cũng như những điều bất
trắc xảy ra với trẻ để trẻ tăng cường giải pháp đề phòng. Nếu trẻ không được nhận
những thông tin trung thực, khi trẻ gặp khó khăn thì khó có thể thích nghi kịp, có
thể xuất hiện sự bất an, thậm chí sợ hãi khi khả năng “tự vệ” của mình hạn chế nhất

12


định do các dạng tật gây ra. Đây cũng là nguyên tắc vô cùng quan trọng với
NVCTXH trong việc trợ giúp TEKTVĐ.
1.2.3.2. Một số hoạt động cụ thể trong công tác xã hội cá nhân với trẻ em
khuyết tật vận động
Trong rất nhiều các hoạt động của CTXHCN với TEKTVĐ như hoạt động
tham vấn, hoạt động Quản lí trường hợp, hoạt động phục hồi chức năng, hoạt động
phát triển và can thiệp sớm, hoạt động xử lý khủng hoảng, hoạt động biện hộ, hoạt
động tiếp cận nguồn lực… thì tác giả luận văn tập trung đi sâu vào CTXHCN với
TEKTVĐ ở các hoạt động sau:
- Hoạt động tham vấn trẻ và gia đình trẻ KTVĐ
Khái niệm: Tham vấn cho TEKTVĐ và gia đình trẻ là một quá trình trợ giúp
tâm lý, trong đó NVCTXH thực hiện tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng để thiết

lập mối quan hệ tương tác tích cực với trẻ nhằm giúp đỡ trẻ nhận thức được bản
thân, vấn đề và nguồn lực, qua đó xác định giải pháp để giải quyết vấn đề một cách
có hiệu quả
Mục đích tham vấn cho trẻ em và gia đình trẻ KTVĐ: Giúp trẻ đối phó với
những cảm xúc tiêu cực mà trẻ đang phải đối mặt trong tình huống có vấn đề. Giúp
trẻ thay đổi cảm xúc, hành vi, suy nghĩ tiêu cực; Giúp trẻ tạo sự cân bằng giữa tình
cảm, lý trí và tư duy; Giúp trẻ có nhận thức tích cực về bản thân, nhận thức về hoàn
cảnh và môi trường xung quanh; Giúp trẻ có khả năng đưa ra Quyết định hợp lý và
thực hiện các Quyết định đó; Giúp trẻ tăng cường khả năng thích nghi và phát triển
nhân cách tích cực.
Các hình th c tham vấn: Tham vấn cá nhân bản thân TEKTVĐ: Hình thức
tham vấn này diễn ra trong mối quan hệ tương tác 1-1 giữa nhân viên công tác xã
hội với trẻ và Tham vấn gia đình của trẻ em KTVĐ: diễn ra qua các buổi làm việc
giữa các thành viên trong gia đình của trẻ với sự điều phối của nhân viên công tác
xã hội, các thành viên trong gia đình trẻ và cá nhân trẻ cùng thảo luận tìm kiếm
những giải pháp để giải quyết những vấn đề liên quan tới trẻ.

13


Các nguyên tắc cơ bản trong tham vấn với trẻ và gia đình trẻ KTVĐ: Nguyên
tắc chấp nhận và tôn trọng trẻ; nguyên tắc không phán xét trẻ; nguyên tắc giành
quyền tự quyết cho trẻ; nguyên tắc đảm bảo bí mật những thông tin liên quan tới trẻ.
Quy trình tham vấn với trẻ và gia đình trẻ KTVĐ:
Giai đoạn 1: Tạo mối quan hệ và xây dựng lòng tin đối với trẻ
Giai đoạn 2: Thu thập thông tin xác nhận vấn đề
Giai đoạn 3: Lựa chọn giải pháp tối ưu; Xác định mục tiêu, xây dựng kế
hoạch hành động.
Giai đoạn 4: Tổ chức thực hiện các giải pháp đưa ra để đi đến mục tiêu
Giai đoạn 5: Kết thúc và lượng giá

- Hoạt động Quản lí trường hợp TEKTVĐ
Khái niệm: Quản lý Trường hợp chính là một công cụ tiếp cận hỗ trợ cho
TEKTVĐ tiếp cận với các dịch vụ xã hội, kết nối với các nguồn lực bên trong và
bên ngoài, để đáp ứng tốt nhất cho TEKTVĐ các nhu cầu về vật chất, tinh thần, tâm
lý xã hội, giúp đảm bảo an sinh và thực hiện tốt các quyền cũng như chức năng xã
hội của họ. Đây cũng là một quá trình có sự tham gia của TEKTVĐ và gia đình của
họ vào việc xác ðịnh vấn ðề, lên kế hoạch giải quyết vấn ðề và hỗ trợ thực hiện các
kế hoạch ðã đề ra để đạt được mục tiêu mong muốn.
Mục đích của quản lý trường hợp đối với trẻ khuyết tật: Kết nối họ và gia
đình tới các nguồn lực của cá nhân, cộng đồng để họ có thể giải quyết được vấn đề
của mình; Tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề và đối phó với vấn đề của
TEKTVĐ và gia đình của trẻ; Thiết lập và thúc đẩy hệ thống cung cấp dịch vụ hoạt
động hiệu quả, huy động nguồn lực xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của TEKTVĐ,
tham gia nghiên cứu, hoạch định các chính sách xã hội cho TEKTVĐ.
Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý trường hợp:
Dịch vụ toàn diện: Đảm bảo cho TKT nhận được đầy đủ các dịch vụ để đáp
ứng nhu cầu của mình.
Dịch vụ liên tục: Nhấn mạnh đến việc không gián đoạn trong kế hoạch đáp
ứng nhu cầu cho TKT.

14


Đảm bảo công bằng: Mỗi TEKTVĐ đều có các quyền như nhau khi tiếp cận
các dịch vụ.
Dịch vụ chất lượng: Nhấn mạnh sự cam kết của nhân viên quản lý ca đối với
việc tôn trọng quyền của thân chủ và trách nhiệm của họ khi cung cấp dịch vụ.
Trao quyền: Là việc tôn trọng sự khác biệt của mỗi TKT, dành quyền tự
quyết cho TKT, xây dựng kế hoạch dựa trên tiềm năng và lợi ích của đối tượng, tạo
cơ hội tham gia và khả năng tự đáp ứng của TKT.

Quy trình quản lý trường hợp: Giai đoạn 1: Tiếp nhận và đánh giá; Giai đoạn
2: Xây dựng kế hoạch can thiệp; Giai đoạn 3: Triển khai kế hoạch can thiệp; Giai
đoạn 4: Giám sát và rà soát và Giai đoạn 5: Lượng giá và kết thúc.
- Hoạt động biện hộ cho TEKTVĐ và gia đình trẻ
Khái niệm: Là hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đặc biệt đối
với những người yếu thế nhằm thúc đẩy công bằng xã hội cho tất cả mọi người.
Mục đích của hoạt động biện hộ cho TEKTVĐ và gia đình trẻ: Đại diện bảo
vệ quyền lợi cho TEKTVĐ và gia đình trẻ.
Các hình th c biện hộ: Biện hộ cá nhân và biện hộ nhóm; Tự biện hộ và
Biện hộ đồng cảnh.
- Hoạt động tiếp cận nguồn lực cho trẻ và gia đình trẻ
Khái niệm: Là hoạt động trợ giúp cho TEKTVĐ và gia đình trẻ được tiếp cận
với các chính sách hỗ trợ của nhà nước đồng thời kết nối với các nguồn lực để giúp
cho trẻ và gia đình trẻ có cơ hội được tham gia học nghề, hỗ trợ việc làm, phục hồi
chức năng, giáo dục hòa nhập, chế độ bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe, trợ giúp
pháp lý.
Mục đích hoạt động tiếp cận nguồn lực
Trợ giúp TEKTVĐ làm các thủ tục để được hưởng các chính sách bảo trợ xã
hội đối với TEKTVĐ.
Theo dõi, kiểm soát các chính sách, chương trình thông qua hoạt động biện
hộ, hoạt động xã hội để tăng năng lực cho TEKTVĐ và thúc đẩy công bằng, bình
đẳng.

15


Cùng với các cơ quan, ban ngành có liên quan cùng nhau giải quyết những
bất cập trong chính sách đối vớiTEKTVĐ. Để từ đó bổ sung và tham mưu để đưa ra
những chính sách phù hợp hơn.
Hoạt động hỗ trợ tiếp cận chính sách, pháp luật đối với TEKTVĐ phải đảm

bảo cho pháp luật được thực hiện đồng bộ, song song với việc tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật, khuyến khích các hoạt động bổ trợ tư pháp, tư vấn pháp
luật cho TEKTVĐ.
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật
vận động
1.2.4.1. Trình độ chuyên môn của nhân viên công tác xã hội
Công tác trợ giúp TEKTVĐ là một lĩnh vực rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi
tính chuyên môn cao. Do vậy chất lượng và hiệu quả của hoạt động này bị chi phối
rất nhiều bởi trình độ chuyên môn, tay nghề của người tham gia đặc biệt là
NVCTXH. NVCTXH được đào tạo với các kiến thức, kỹ năng công tác xã hội và
thái độ nghề nghiệp sẽ giúp cho quá trình can thiệp không chỉ mang tính chuyên
nghiệp mà còn đảm bảo hiệu quả bền vững của quá trình giúp đỡ. Trên thế giới
tham gia vào can thiệp trợ giúp trẻ khuyết tật nói chung và TEKTVĐ nói riêng bao
gồm một đội ngũ chuyên gia như bác sỹ, nhà trị liệu vận động, điều dưỡng và
NVCTXH, giáo dục… Trong đó NVCTXH đóng vai trò là người điều phối, kết nối
các dịch vụ, các nhà chuyên môn cùng tham gia trợ giúp. Một số nước có nền
CTXH phát triển NVCTXH ngoài bằng cấp đào tạo CTXH còn có thể phải có bằng
hành nghề hay đào tạo về CTXH chuyên sâu ví dụ như CTXH lâm sàng.
1.2.4.2. Yếu tố định kiến xã hội
Những định kiến về TEKTVĐ vẫn đang còn tồn tại trong xã hội. Sự kỳ thị và
phân biệt đối xử với TEKTVĐ thể hiện rất đa dạng trong cuộc sống. Mọi người
thường có suy nghĩ, áp đặt chủ quan rằng tất cả TEKTVĐ đều là những đứa trẻ “tàn
phế” không thể có cuộc sống “bình thường” như những đứa trẻ khác như không có
khả năng học tập, không có khả năng vui chơi, không có nghị sống chỉ sống bám
vào người khác hay nhiều người còn duy tâm cho rằng TEKTVĐ phải trả giá cho
việc làm xấu xa của kiếp trước… Từ những nhận thức mang tính áp đặt chủ quan đó

16



nên nhiều người trong xã hội luôn có thái độ kinh thường và thiếu tôn trọng trẻ, xa
lánh, từ chối, ngược đãi, có thành kiến và hạn chế rất nhiều quyền của TEKTVĐ.
Sự định kiến của xã hội ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội sống, cơ hội vui chơi,
cơ hội học tập, cơ hội hòa nhập cộng đồng, cơ hội chăm sóc sức khỏe... của
TEKTVĐ.
1.2.4.3. Yếu tố bản thân trẻ em khuyết tật vận động và gia đình trẻ
TEKTVĐ thường mặc cảm, tự tin về bản thân, dễ bị tổn thương khi người
khác có hành vi và thái độ không tôn trọng. Đối với TEKTVĐ từ 6-16 tuổi thì bên
cạnh yếu tố đặc điểm tâm lí đó TEKTVĐ thì giai đoạn này TEKTVĐ có nhiều thay
đổi về tâm sinh lí, nhận thức. Nếu TEKTVĐ không đi học thì luôn có tâm trạng
buồn chán, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Nếu trẻ đang đi học thì trẻ gặp
khó khăn trong hòa nhập với bạn bè, thầy cô, dễ có tâm trạng chán nản khi bạn bè,
thầy cô đối xử không công bằng nhiều TEKTVĐ rơi vào trạng thái rụt rè, sợ sệt,
bẽn lẽn, nhiều trẻ thu mình lại, cảm thấy cô độc.
Bên cạnh đó nhiều gia đình có TEKTVĐ thường mặc cảm, xấu hổ với cộng
đồng vì đã sinh ra đứa con tật nguyền nên không cho trẻ ra ngoài tiếp xúc với bạn
bè, hàng xóm. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ở vùng xâu vùng xa cũng là một trong
những yếu tố dẫn đến việc gia đình có TEKTVĐ không chăm sóc chu đáo, nhiều
gia đình còn bỏ mặc trẻ. Chính sự mặc cảm về bản thân, gia đình TEKTVĐ đã làm
ảnh hưởng rất lớn đến sự hòa nhập cộng đồng của TEKTVĐ, các trẻ không đánh giá
được bản thân mình có khả năng làm được gì có ích cho mình, gia đình và xã hội.
Các gia đình trẻ đánh mất cơ hội giao tiếp, hòa nhập cộng đồng của con. Bên cạnh
đó không nhận được sự trợ giúp của NVCTXH, cộng đồng trong việc hỗ trợ
TEKTVĐ tiếp cận với các dịch vụ CTXH như Chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức
năng, tham vấn, kết nối nguồn lực…
1.2.4.4. Yếu tố cơ chế chính sách
Công việc hỗ trợ chăm sóc TEKTVĐ và gia đình trẻ gặp phải nhiều khó
khăn về mọi mặt. Những chính sách, chế độ cũng có tác động như yếu tố thúc đẩy
hay rào cản cho quá trình này tùy thuộc vào tính phù hợp của các chính sách, chế
độ, điều kiện cho hoạt động chăm sóc, trợ giúp trẻ em khuyết tật nói chung và


17


TEKTVĐ nói riêng. Nếu như có một chính sách phúc lợi tố sẽ giúp cho gia đình và
trẻ dễ dàng tiếp cận các dịch vụ, giúp tăng cường trách nhiệm và sự tham gia của
gia đình vào quá trình trị liệu. Ngược lại, việc không có chính sách phù hợp hoặc sự
thực thi nó không phù hợp sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự quan tâm, tham gia của
gia đình, nhất là đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khan. Tương tự như vậy
đối với chính sách cho cán bộ tham gia chăm sóc trợ giúp TEKTVĐ. Sự tâm huyết
sẽ càng được củng cố khi mà cán bộ có được sự quan tâm đúng mức về đời sống, về
nâng cao trình độ. Muốn có được sự chăm sóc đúng chuyên môn, thì họ cần phải
được đào tạo, cũng nghĩa là cần có chính sách đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho
người thực thi công việc. Tóm lại, hiệu quả và chất lượng của CTXHCN đối với
TEKTVĐ cũng phụ thuộc một phần vào hệ thống chính sách đối với TEKTVĐ và
cán bộ quản lý cũng như thực thi công việc này.
1.2.4.5. Yếu tố sự phối hợp của các bên hữu quan
Hoạt động chăm sóc trợ giúp TEKTVĐ đòi hỏi có sự tham gia của nhiều lĩnh
vực chuyên môn, sự phối hợp của các cơ quan chức năng như y tế, giáo dục, lao
động – xã hội và nhiều cơ quan tổ chức khác.
Trong công tác phục hồi chức năng cho TEKTVĐ, không thể không tính tới
vai trò của y bác sỹ, của nhà vật lý trị liệu. Họ là người giúp cho trẻ có được khám
chữa chuyên khoa y tế. Các nhà giáo dục lại tham gia vào giúp trẻ được học văn
hóa, đảm bảo cho sự phát triển về trí tuệ, nhận thức như những trẻ khác. NVCTXH
là người điều phối két nối chuyển gửi tới các dịch vụ trong cộng đồng. Tại Việt
Nam, vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị cũng rất được nhấn mạnh. Những tổ
chức như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ, tham gia với cương vị
truyền thông, vận động, tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội và hòa nhập trẻ cộng
đồng…
Vì vậy việc phối kết hợp hay sự không hợp tác của các cơ quan tổ chức, các

nhà chuyên môn sẽ đem lại kết quả can thiệp hiệu quả hay không hiệu quả đối với
hoạt động can thiệp CTXHCN đối với TEKTVĐ.

18


1.3. Cơ sở pháp lý về công tác xă hội đối với trẻ em khuyết tật vận động
1.3.1. Những văn bản Quốc tế liên quan đến người khuyết tật và trẻ em
khuyết tật vận động bao gồm:
Một số các luật pháp quốc tế cũng như những văn bản quốc tế có vai trò trong
thúc đẩy luật pháp, chính sách, chương trình dịch vụ quốc gia liên quan tới NKT
trong đó có TEKTVĐ như Tuyên ngôn về quyền của người tàn tật ngày 09 tháng 12
năm 1975 (The Declaration on the Rights of Disabled Persons) [47]; Chương trình
hành động thế giới về NKT 1982 (The World programme of Action for Disabled
Persons) [1]; Quy tắc tiêu chuẩn của Liên hợp quốc về bình đẳng hoá cơ hội cho
NKT ngày 26 tháng 12 năm 1993 (The United Nations Standard Rules on the
Equalization of Opportunities for Persons with disabilities) [21]; Tuyên bố
Salamanca và Cương lĩnh hành động về giáo dục nhu cầu đặc biệt 1994 (The
Salamanca Statement and Framwork for Action on Special Needs Education) [48];
Công ước quốc tế về quyền trẻ em – 2007 [7]; Công ước Quốc tế về quyền của
NKT ngày 13 tháng 12 năm 2006 [2]
Liên hợp quốc đã cụ thể hoá các văn bản này bằng những hành động cụ thể
như phát động năm quốc tế về NKT (1982). Sau khi phát động thì đã có 141 quốc
gia và vùng lãnh thổ thành lập Ủy ban quốc gia về NKT, lấy ngày 03 tháng 12 hàng
năm là Ngày Quốc tế NKT [1]
Về khía cạnh nghề CTXH, trên thế giới cũng rất chú ý phát triển nghề nghiệp
này ở nhiều quốc gia nhằm đem lại tính nhân văn, công bằng và bình đẳng xã hội
trong quá trình thực thi các luật pháp chính sách xã hội tại mỗi quốc gia.
1.3.2. Luật pháp, chính sách, dịch vụ liên quan tới trợ giúp người khuyết
tật nói chung và công tác xã hội cá nhân cho người khuyết tật ở Việt Nam

Tại Việt Nam, để tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ người khuyết tật, Nhà nước
đã ban hành và từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật tạo hành lang
pháp lý toàn diện thực hiện mục tiêu hỗ trợ NKT trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội. Hiện nay, các chính sách, pháp luật của Nhà nước từng bước đi vào đời sống
và đã đạt được những thành tựu. Tuy nhiên cần phải có những giải pháp và điều
chỉnh chính sách phù hợp hơn nữa để các chính sách, pháp luật đạt hiệu quả hơn,

19


giúp NKT hòa nhập cộng đồng. Cụ thể như sau:
Quyết định số 32/2010/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
phát triển NCTXH giai đoạn 2010 – 2020[44]; Thông tư 08/2010/TT-BNV về việc
ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức CTXH; Thông tư 07/2013/TTBLĐTBXH Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên CTXH xã, phường, thị
trấn [36]; Thông tư 09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV về Hướng dẫn chức năng
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cung cấp DVCTXH công
lập[38]; Thông tư số 01/2015/TT-BLĐTBXH ngày 06/1/2015 hướng dẫn về Quản lí
trường hợp với NKT[39]; Nghị định 26/2016/NĐ-CP ngày 6/4/2016 quy định chế
độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên chức và người lao động tại các cơ sở
quản lí người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội
[15]; Thông tư số 01/2017/TT-BLĐTBXH ngày 2/12/2017 quy định về tiêu chuẩn
đạo đức nghề nghiệp đối với người làm CTXH[40];Luật Người khuyết tật số
51/2010/QH12 ngày 17/6/2010[23]; Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NKT; Nghị định
136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối
tượng bảo trợ xã hội;Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm
2008 [8] và Luật giáo dục ban hành ngày 27 tháng 6 năm 2005[22];
Bên cạnh đó còn rất nhiều hệ thống các chính sách trợ giúp NKT như về dạy
nghề, việc làm, công trình công cộng dành cho NKT, trợ giúp pháp lí, vui chơi giải
trí…

Ngày 05/4/2016, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XIII, kỳ họp thứ 11 đã chính thức thông qua Luật Trẻ em (có hiệu lực từ ngày
01/6/2016). Nhiều quan điểm mới được đề cập trong Luật trẻ em (2016) mà từ trước
tới nay chưa được đề cập đến [24]
Như vậy, về cơ sở pháp lý của CTXHCN với TEKTVĐ hiện nay đã được thể
hiện thông qua Luật Trẻ em, hệ thống các văn bản quy định trợ giúp cho TEKTVĐ
ở nhiều lĩnh vực, hoạt động khác nhau và trách nhiệm phối hợp của hệ thống dịch
vụ bảo vệ trẻ em. Về lĩnh vực CTXH thì ngoài các Nghị định, thông tư đã được ban
hành, Bộ LĐ-TBXH đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy trình để trình Ủy

20


ban thường vụ Quốc Hội, Quốc hội về Luật công tác xã hội. Hi vọng trong thời gian
tới Luật NCTXH được Quốc Hội ban hành sẽ là khung pháp lí quan trọng để trợ
giúp cho các đối tượng yếu thế trong xã hội nói chung và TEKTVĐ nói riêng vươn
lên hòa nhập với cộng đồng.
Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1 Luận văn đã đề cập tới một số lý luận về hoạt động công tác
xã hội cá nhân đối với trẻ em KTVĐ đề tài cũng đã khái quát được các khái niệm
TE, NKT, TEKT, TEKTVD, CTXH, Đặc điểm CTXH, Phương pháp CTXH, chức
năng CTXH, CTXH cá nhân với trẻ KTVĐ, các hoạt động CTXH cá nhân với trẻ
KTVĐ để từ đó có thể hiểu CTXH cá nhân với trẻ KTVĐ là một hoạt động chuyên
nghiệp của công tác xã hội như hoạt động tham vấn tư vấn, hoạt động quản lí ca,
hoạt động phục hồi chức năng, hoạt động biện hộ, hoạt động tiếp cận các nguồn lực
và cơ chế chính sách nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản và quyền của các em để
góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Tác giả cũng đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng tới
CTXHCN với TEKTVĐ như trình độ của người thực thi, yếu tố chính sách hay yếu
tố bản thân trẻ và gia đình trẻ…


21


Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI
TRẺ EM KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TỈNH THANH HÓA
2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hoá là tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung bộ, có diện tích 11.168 km2,
chia thành 3 vùng rõ rệt là: trung du miền núi, đồng bằng và ven biển, với có 27 đơn
vị hành chính, gồm 24 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố… Tỉnh Thanh Hoá có
3.496.600 người, là tỉnh có số dân đông thứ ba trong cả nước (sau thành phố Hồ Chí
Minh và thủ đô Hà Nội) và là tỉnh đông dân nhất so với sáu tỉnh Bắc Trung Bộ.
Thanh Hoá là tỉnh có nhiều đơn vị hành chính nhất cả nước với 27 đơn vị hành
chính cấp huyện và tương đương, có 577 xã, 30 phường, 28 thị trấn và 6.031 thôn,
xóm, bản làng; trong đó có 184 xã miền núi và 12 thị trấn miền núi (số liệu năm
2016). Tỉnh có 6 huyện, thị xã thuộc vùng ven biển, 11 huyện thuộc vùng núi và 10
huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng đồng bằng. Tỉnh ta có mật độ dân số là 314
người/km2. Riêng thành phố Thanh Hoá có mật độ là 2.384 người/km2, các huyện
Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương có mật độ trên 1.100 người/km2. Trong khi đó
tại các huyện miền núi như Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá có mật độ thấp, chỉ từ
39 người đến 46 người/km2.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2016 theo giá so sánh năm 2010 tăng
8,39% so cùng kỳ (năm 2015 tăng 8,26% so với cùng kỳ); Tổng sản phẩm theo giá
hiện hành bình quân đầu người năm 2016 ước đạt 30,8 triệu đồng; nếu tính theo đô
la Mỹ đạt 1.425 USD [3]
2.2. Thực trạng người khuyết tật và trẻ khuyết tật vận động trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa
2.2.1. Quy mô, độ tuổi, giới tính trẻ khuyết tật vận động
* Quy mô trẻ KTVĐ
Theo Sở LĐ-TBXH tỉnh Thanh Hóa tính đến 31/12/2016 toàn tỉnh có

139.980 NKT trong đó NKT vận động là 51.108 người; nghe nói 12.802 người;
Khuyết tật nhìn 20.624 người, khuyết tật thần kinh, tâm thần 27.891 người, khuyết
tật trí tuệ 10.783 người và khuyết tật khác 16.772 người. Trong đó 21.871 NKT đặc
biệt nặng; 77.725 NKT nặng và 40.384 NKT nhẹ; NKT trong độ tuổi lao động là
63.342 người và NKT cao tuổi (trên 60 tuổi) là 76.638 NKT.

22


×