Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

HIỆN TRẠNG XÓI MÒN, SẠT LỞ VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN Ở PHƯỜNG ĐỨC LONG, THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 27 trang )

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề :
Ngày nay khi xu thế phát triển kinh tế xã hội , đô thị hóa , công nghiệp hóa đang
diễn ra hết sức mạnh mẽ với nhịp độ cao đã làm nãy sinh nhiều vấn đề môi trường bức
xúc liên quan đến các hoạt động dân sinh , công nghiệp , dịch vụ …v.v
Bên cạnh đó , tình trạng thời tiết ngày càng có những thay đổi biến chuyển theo
chiều hướng xấu . Tình hình mưa bão ngày càng nhiều với cấp độ mạnh hơn gây ra
những thiên tai, hậu quả khôn lường . Mưa bão ngày càng nhiều dẫn đến nhiều nơi ngập
lụt , thay đổi chế độ dòng chảy lũ vào mùa mưa và dòng chảy kiệt vào mùa khô . Một
trong những hậu quả về thiên tai lụt lội thì hiện tượng đất bị sạt lở ở những vùng ven
sông , ven biển xảy ra ở nhiều nơi cũng đang là mối nguy hiểm cần được quan tâm .
Với chiều dài hơn 160km và 7 cửa sông , vùng bờ biển Bình Thuận giữ một vị trí
quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh và vùng duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế lớn về
cảng biển , thủy hải sản và đặc biệt là du lịch .Tuy nhiên , bờ biển nơi đây đã và đang bị
uy hiếp mạnh mẽ bởi sóng – gió – triều cường cộng với diễn biến phức tạp của các cửa
sông, sự xâm thực tự nhiên và cả sự thiếu thận trọng của con người . Nhiều khu dân cư ,
cảng cá , các khu du lịch đang đứng trước nguy cơ bị xói lỡ nghiêm trọng gây thiệt hại về
người và tài sản .
Trước thực trạng đó đã có nhiều dự án thử nghiệm bảo vệ bờ với những kết quả
đáng khích lệ nhưng vẫn chỉ mang tính cục bộ . Chưa có những công trình nghiên cứu
tổng thể về diễn biến phức tạp của hiện tượng xói bồi . Những mâu thuẫn nãy sinh giữa
bảo vệ bờ , nuôi bãi với khai thác vùng bờ , tôn tạo cảnh quan môi trường vẫn còn đang
là những vấn đề bức xức. Sóng , gió, thủy triều , dòng chảy từ các cửa sông là những tác
nhân chính gây ra quá trình xâm thực , bồi tụ bờ biển . Diễn biến xói mòn là tương tác
giữa biển và bờ .
Vì vậy các nghiên cứu đánh giá hiện trạng xói lở ở vùng biển để hiểu rõ nguyên
nhân và cơ chế sạt lở có ý nghĩa quan trọng trong việc cảnh báo , dự báo sạt lở và đề xuất
các giải pháp nhằm hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra . Đó là lí do để em chọn đề
tài về “HIỆN TRẠNG XÓI MÒN, SẠT LỞ VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN Ở PHƯỜNG
ĐỨC LONG, THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN”


1.2 Mục tiêu của đề tài :
-

Tìm hiểu hiện trạng môi trường , đời sống , xã hội của vùng sạt lở ở bờ biển Phan
Thiết, tỉnh Bình Thuận .


-

Đề cập một số giải pháp nhằm khắc phục , giảm thiểu và ngăn chặn tình hình sạt
lở nói chung và khu vực khảo sát nói riêng .

1.3 Phương pháp nghiên cứu :
-

Điều tra thực tế tại khu vực : khảo sát tình hình thực trạng , tình hình hoạt động
kinh tế , đời sống xã hội.
Thu thập ,nghiên cứu các tài liệu , tư liệu , hình ảnh về khu vực khảo sát.
Vận dụng kiến thức đã học tại trường vào chuyến đi thực tiễn.
Khả năng làm việc nhóm.

1.4 Nội dung nghiên cứu :
-

Giới thiệu tổng quan về thành phố Phan Thiết , tỉnh Bình Thuận : ví trí địa lí , điều
kiện tự nhiên , kinh tế xã hội…
Sơ lược về hiện tượng sạt lở: khái niệm , nguyên nhân , tình hình chung trên cả
nước.
Khảo sát thực trạng tại khu vực khảo sát : thực trạng sạt lở , nguyên nhân chủ yếu
gây sạt lở.

Đánh giá một số tác động , hậu quả , ảnh hưởng do sạt lở gây ra đối với môi
trường tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng . Từ đó đề cập một số biện pháp khắc
phục hay phương hướng giải quyết khó khăn.

1.5 Địa điểm thực tập :
-

Bờ biển ở phường Đức Long , thành phố Phan Thiết , tỉnh Bình Thuận.

1.6 Thời gian thực tập :
-

Thời gian bắt đầu : 18/7/2016
Thời gian kết thúc: 25/7/2016


CHƯƠNG II : GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHỐ PHAN THIẾT ,TỈNH BÌNH
THUẬN
2.1 Tổng quan về thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

-

Vị trí địa lí:
Phan Thiết là tỉnh lỵ , trung tâm chính trị , kinh tế , văn hóa và khoa học kĩ thuật
của tỉnh Bình Thuận . Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A cách thành phố Hồ Chí
Minh 198km về hướng Đông . Phan Thiết là đô thị của miền Trung , thuộc khu
vực Nam Trung Bộ , tuy nhiên , theo quy hoạch phát triển đến năm 2025, nó sẽ là
đô thị cấp vùng Đông Nam Bộ. Diện tích tự nhiên là 206,45 km2, bờ biển trải dài
57,40km.
Thành phố Phan Thiết hình cánh cung trải dài từ : 10°42'10" đến 11° vĩ độ bắc.




Phía đông giáp biển Đông.



Phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.



Phía nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.



Phía bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận.

2.1.1

-

Giữa trung tâm thành phố có sông Cà Ty chảy ngang, chia Phan Thiết thành 2
ngạn:


Phía nam sông: khu thương mại, điển hình là Chợ Phan Thiết.



Phía bắc sông: gồm các cơ quan hành chính và quân sự trung tâm mới của Phan

Thiết đang được xây dựng tại khu vực phường Phú Thủy và Xuân An trên một
diện tích 300 ha gồm các tòa cao ốc hành chính mới, liên hợp trung tâm thương
mại, nhà thi đấu mới Tỉnh Bình Thuận, khu dân cư mới sức chứa 50,000 người
cùng nhiều công viên, các khu dịch vụ và trường học.

Sau khi được chính phủ công nhận đô thì loại 2 cuối năm 2009 . Thành phố Phan Thiết
tiếp tục quy hoạch , định hướng phát triển không gian đô thị theo 6 hướng .
Hướng Tây phát triển theo quốc lộ 1A tiếp giáp với khu đô thị Ngã Hai và khu
công nghiệp Hàm Kiệm
• Hướng Đông Bắc phát triển rat rung tâm xã Hàm Thắng và thị trấn Phú Long.
• Hướng Bắc phát triển theo quốc lộ 28.



Hướng Tây Bắc phát triển theo tỉnh lộ 718.
• Hướng Đông phát triển theo tỉnh lộ 706B , tỉnh lộ 716 và khu vực Hàm Tiến – Mũi
Né.
• Hướng Tây Nam phát triển theo tỉnh lộ 719 hình thành khu đô thị du lịch Tiến
Thành.


Cơ bản đến năm 2020, sát nhập một số đơn vị hành chính của huyện Hàm Thuận
Bắc và huyện Hàm Thuận Nam vào thành phố, dân số đạt trên 412.000 người. Diện tích
tự nhiên tăng lên 276,260 km2, phấn đấu trở thành đô thị loại 1.

Hình 1 : Trung tâm thành phố Phan Thiết.
2.1.2 Địa hình :
Phan Thiết có địa hình tương đối bằng phẳng, có cồn cát, bãi cát ven biển, đồi cát
thấp, đồng bằng hẹp ven sông.
Có 3 dạng chính:

Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty.
• Vùng cồn cát, bãi cát ven biển. Có địa hình tương đối cao.
• Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm.



2.1.3 Khí tượng – thủy văn :
- Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều
gió, nhiều nắng, ít bão, không có sương muối, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ
26 °C đến 27 °C.
- Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 (nhiệt độ trung bình 25,5 °C) mát hơn so với các
tháng khác trong năm. Tháng 4 và tháng 5 là những tháng nóng nhất ở Phan Thiết,
nhiệt độ có khi lên đến 29 °C. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm từ 78 đến
80,7%.
- Phan Thiết có số giờ nắng mỗi năm từ 2500 đến trên 3000 giờ. Lưu lượng mưa
hàng năm dao động từ 890,6 mm đến trên 1335 mm.
- Các con sông chảy qua thành phố: Sông Cà Ty (7,2 km) ; Sông Cát hay Suối Cát
(3,3 km) ; Sông Cái (1,1 km) ; Sông Cầu Ké (5,4 km).
2.1.4 Dân cư :
-

-

Dân cư Phan Thiết chủ yếu là người Việt, có một bộ phận người gốc Hoa sinh
sống trong trung tâm thành phố, tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa và Lạc Đạo
Dân số của Phan Thiết theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2015
là 335.212 người. Mật độ dân số là 1627 người / km2 toàn thành phố, đặc biệt khu
vực trung tâm như Đức Nghĩa, Đức Thắng , Lạc Đạo , Hưng Long , Bình Hưng
mật độ dân số trên 30000 người / km2.
Nếu tính cả cư dân vãng lai đang tạm trú làm ăn sinh sống và học tập tại Phan

Thiết thì đông hơn, vào khoảng trên 400.000 dân .
Tỉ lệ dân thành thị rất cao đạt 93,12% . Dân số nông thôn đạt 6,88% . Tỉ lệ tăng
dân số theo địa phương là 1.8% .
Thành phố Phan Thiết có 18 phường , xã trực thuộc , bao gồm :


Hình 2 : Diện tích và dân số các đơn vị hành chính ở thành phố Phan Thiết.
2.1.5 Công - ngư nghiệp :
-

Khu công nghiệp phát triển nằm kề ngay trung tâm thành phố Phan Thiết, trên
giao lộ Quốc lộ 1A (xuyên Việt) và Quốc lộ 28 (Phan Thiết - Lâm Đồng), cách
Thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách Nha Trang 250 km, cách Vũng Tàu 150 km
và Đà Lạt 165 km. Ngoài ra, trong nội thành còn có các cơ sở công nghiệp thực
phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở thủ công mỹ nghệ.

-

Ngư nghiệp là ngành nghề lâu đời của người Phan Thiết. Cùng với La Gi và Phú
Quý, Phan Thiết là ngư trường lớn của tỉnh Bình Thuận. Song song đó, Phan Thiết
là nơi được thiên nhiên ưu đãi một khí hậu tự nhiên phù hợp với nghề sản xuất
nước mắm. Biến thiên nhiệt độ giữa các tháng không lớn, ít mưa, nhiều nắng và
gió là những điều kiện tự nhiên lý tưởng cho quá trình cá chín trong muối. Nhờ đó,
nước mắm Phan Thiết có hương vị đặc trưng mà nước mắm ở những nơi khác
không thể có.


Hình 3 : Khu công nghiệp Phan Thiết.
2.1.6 Kinh tế :
-


Khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, về mặt dân số cũng như kinh tế, Phan Thiết
đã là một đô thị lớn của vùng duyên hải Trung kỳ. Phố Hài, Mũi Né là những cửa
biển sầm uất với ghe thuyền từ Trung Kỳ, Nam Kỳ đến chở nước mắm, cá khô,
dầu rái, trầm hương... vào Sài Gòn, ra Đà Nẵng buôn bán. Thậm chí có cả tàu
thuyền Trung Quốc từ Quảng Đông, Hải Nam - qua đường biển từ Hội An - đến
giao thương.

-

Trong những năm đầu thế kỷ 21, nền kinh tế thành phố Phan Thiết tăng trưởng với
nhịp độ khá (tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 14.04%). Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ du lịch, ngư, nông lâm nghiệp, tiềm
năng kinh tế từng bước khai thác có hiệu quả, các thành phần kinh tế được khuyến
khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

2.1.7 Tài nguyên – Khoáng sản :
-

-

-

Phan Thiết với 57,4 km bờ biển có nhiều tiềm năng để phát triển nghề làm muối,
du lịch. Tài nguyên sinh vật biển rất phong phú và đa dạng có khả năng khai thác
60 nghìn tấn /năm; ngoài ra còn có nguồn lợi thủy sản có giá trị hàng năm có thể
khai thác 600-700 tấn tôm các loại, 3.200 - 3.500 tấn mực, 10.000-12.000 tấn sò
điệp, sò lông và các loại hải sản khác.
Phan Thiết có 260 hécta mặt nước có thể đưa vào nuôi tôm, làm ruộng muối, trong
đó diện tích có khả năng nuôi tôm là 140 ha.

Ven biển Phan Thiết có các bãi biển bờ thoải, cát trắng mịn, môi trường trong
sạch, bãi tắm tốt như Đồi Dương - Vĩnh Thủy, Rạng, Mũi Né... cùng với các
phong cảnh đẹp: tháp Po Sah Inư, Lầu Ông Hoàng, Suối Tiên (Hàm Tiến), rừng
dừa Rạng - Mũi Né, Tiến Thành và khu di tích Dục Thanh có điều kiện thu hút
khách du lịch.
Với diện tích 19.180 ha, Phan Thiết có 4 loại đất chính:


-

-

-

-

Cồn cát và đất cát biển, diện tích 15.300 ha (79,7% diện tích tự nhiên). Cồn cát
trắng 990 ha; cồn cát xám vàng 1450 ha; đất cồn cát đỏ 8.920 ha; đất cát biển 3940
ha. Trên loại đất này có thể khai thác để trồng dưa, đậu, điều, dừa.
Đất phù sa, diện tích 2.840 ha (14,8% diện tích tự nhiên). Gồm đất phù sa được
bồi 1.140 ha; đất phù sa không được bồi 1.400 ha; đất phù sa có tầng loang lổ đỏ
vàng 300 ha. Hầu hết diện tích đất này đã được khai thác trồng lúa nước, hoa màu,
cây ăn quả...
Đất vàng trên đá Mácmaxít-granít, diện tích 540 ha (2,82% diện tích tự nhiên). Đất
thung lũng do sản phẩm dốc tụ, diện tích 350 ha (1,82% diện tích tự nhiên). Trên
các loại đất này có thể sử dụng xây dựng cơ bản và các mục đích nông, lâm
nghiệp.
Khoáng sản: có mỏ Imenít-Zircon ven biển Hàm Tiến - Mũi Né có trữ lượng 523,5
ngàn tấn. Mỏ đá Mico-granít ở Lầu Ông Hoàng với trữ lượng 200.000 tấn có thể
sản xuất men sứ. Mỏ cát thủy tinh dọc theo các đồi cát ven biển Nam Phan Thiết

có trữ lượng khoảng 18 triệu tấn. Tại vùng biển ngoài khơi thành phố Phan Thiết
đã phát hiện ra mỏ dầu và đang được tiến hành khai thác thử nghiệm.

2.2 Tình hình bờ biển bị xói lở :
2.2.1 Ở Việt Nam:
- Với đường bờ biển dài khoảng 3260 km từ Bắc vào Nam, Việt Nam đứng trước
nguy cơ phải đối diện với hiện tượng bờ biển đang bị xói lở với cường độ mạnh,
mực nước biển ngày một dâng cao hơn khiến cho hiện tượng nước biển xâm thực
diễn ra mạnh, gây ảnh hưởng đến diện tích nông nghiệp và đời sống của người
dân.
- Tình trạng xói lở ở bờ biển Việt Nam rất khác nhau, tùy theo địa hình của mỗi khu
vực và mỗi vùng :
Bờ biển miền Bắc :
Xói sạt bờ biển là hiện tượng phổ biến ở ven biển Hải Phòng, kể cả ở bờ các đảo
và nhiều đoạn bờ nằm sâu phía trong các sông. Tổng số chiều dài đường bờ biển Hải
Phòng bị xói lở 16,1 km , tốc độ trung bình 5,4m/năm trên tổng số 125 km đường bờ
biển, chiếm tổng số 23 % (năm 2009).
Bờ biển miền Trung :
Với trên 70% đất có thành phần đặc biệt và là đất bờ ,đồng thời do các biến động
bất thường về khí tượng thủy văn , tác động con người …, bờ biển miền Trung sẽ xảy ra
sạt lở với quy mô và mức độ càng mạnh. Dự báo trên vừa được Viện Địa lý ( Trung tâm
Khoa học Xã hội và Nhân văn ) đưa ra sau khi tiến hành các nghiên cứu liên quan.
Xói lở bờ biển vùng Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế :
• Khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế vẫn là trọng điểm .


• Vùng từ cửa Thuận An đến Tư Hiền ( Thừa Thiên Huế) diễn biến sạt lở rất phức
tạp, phụ thuộc vào chu kì dịch chuyển của các cửa sông lên phía tây hay xuống
đông nam với chu kì 30 -60 năm
Xói sạt bờ biển Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận: có diễn biến sạt lở rất

phức tạp với xu thế tăng mạnh cả về quy mô lẫn cường độ, tăng dần từ Bắc vào Nam ( tại
Quảng Ngãi, sạt lở tại Sa Huỳnh sẽ tăng quy mô mở rộng về phía Nam).
Theo PGS –TS Nguyễn Văn Cư ( Phó Viện trưởng viện địa lý) có 3 vùng sạt lở
nghiêm trọng đó là:
• Thừa Thiên – Huế : từ cửa Thuận An đến Hòa Duân, xói sạt tăng quy mô về phía
Tây Bắc và Đông Nam của khu vực này.
• Quãng Ngãi : xói sạt lở trọng điểm Sa Huỳnh tiếp tục tăng quy mô về phía Tây
Nam.
• Phú Yên : xói sạt bờ biển tiếp tục tăng quy mô tại Phú Hạnh, Phú Sơn, Phú Quý,
Phú Hiệp, An Nhơn , thị xã Tuy Hòa. Riêng khu vực trọng điểm Xuân Hải , sạt lở
sẽ dịch chuyển mở rộng về phía Đông Nam với cường độ tăng dần them 11,5% ,
18% và 29% vào năm 2020, 2050, 2100.
Bờ biển miền Nam:
Bờ biển Cần Giờ bị xói lở nghiêm trọng khi có đập thủy điện Trị An. Khu vực mũi
Đông Hòa , mũi Cần Giờ Đông bị xói lở mạnh khoảng 10 – 20 năm.
Tại Bạc Liêu, do nước biển thường xuyên dâng cao nên nhiều khu vực ven biển
của tỉnh này như : Nhà Mát ( TP Bạc Liêu ) , Vĩnh Thịnh ( Huyện Hòa Bình ), Gành Hào
( Huyện Đông Hải ) … bị sạt lở sâu vào đất liền từ 3 -5m / năm.
Cà Mau là vùng xảy ra thường xuyên và chịu ảnh hưởng nhiều nhất cả nước. Theo
thống kê hàng năm, sạt lở ở Cà Mau mất đi khoảng 900 ha , trong đó hơn 120 ha là đất
ven biển, còn lại là đất ven sông.
Hiện tượng sạt lở các tuyến sông , ven biển cũng diễn ra thường xuyên và nghiêm
trọng hơn, đe dọa đến sản xuất và dân sinh. Tuy nhiên, hiện kè chống sạt lở tuyến biển
Đông chưa được xây dựng, mỗi năm đất rừng phòng hộ trên tuyến này sạt lở từ 5- 20m.

Hình 5 : Một đoạn đường ở đất mũi Cà Mau đang bị sạt lở nặng.


2.2.2


Ở Bình Thuận :

Đoạn bờ biển Bình Thuận nằm theo hướng Đông Bắc – Tây Nam , do vậy , chúng
chịu tác động mạnh của sóng trong cả hai mùa gió Đông Bắc và Tây Nam . Các con sông
ngắn và dốc đổ ra biển tại các cửa như : Liên Hương , Phan Ri ( Tuy Phong) ; Phú Hải ,
Cà Ty ( Phan Thiết ); La Gi (Hàm Tân).
Những năm gần đây, tại dãi bờ Bình Thuận, phần lớn các đoạn bờ bị xói lở nghiêm
trọng và các cửa sông đều đã được xây dựng các công trình bảo vệ, kè bảo vệ bờ Phước
Thể (Tuy Phong ) , kè bảo vệ bãi biển Đồi Dương (Phan Thiết ), kè bảo vệ các cửa sông
Liên Hương, Phan Rí ( Tuy Phong) ; Phú Hải , Cà Ty ( Phan Thiết ) , La Gi ( Hàm Tân).
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực của các công trình bảo vệ thì ngay khi công trình
được xây dựng xong đã xảy ra các quá trình tương tác giữa công trình với bãi, bờ cũng
như các quá trình thủy thạch động lực và các yếu tố môi trường xung quanh. Các công
trình đã chặn dòng bùn – cát dọc bờ do đó hình thành quá trình xói lở - bồi tụ mới .Hậu
quả là đường bờ tiếp giáp với các khu vực được xây kè bảo vệ bị xói lở nghiêm trọng.

Hình 6 : Bản đồ vị trí vùng xói lở, bồi tụ bờ biển Bình Thuận.


CHƯƠNG III : HIỆN TRẠNG XÓI LỞ BỜ BIỂN
3.1 Tổng quan về sạt lở :
3.1.1 Khái niệm :
Sạt lở là một hiện tượng thường xảy ra ở những khu vực ven sông , biển . Do cấu
trúc đất tại những khu vực này và do tác động của dòng chảy nên xảy ra hiện tượng đất
có những rãnh nứt , bở rời khi thủy triều lên và trượt lở khi thủy triều rút.
Bờ biển luôn bị thay đổi hình dạng do tác dụng của sóng vỗ,thủy triều,các dòng
chảy có hướng và dọc theo bờ cũng tác dụng vật lí,hóa học của nước,của sinh vật sống
trong nước lên đất đá bờ. Quá trình làm thay đổi hình dạng bờ biển chủ yếu do sống vỗ
gọi là hiện tượng mài mòn.
Đường tiếp xúc giữa đất (lục địa ) và vực nước (biển) gọi là đường bờ . Vị trí

đường bờ hoặc thay đổi do các chuyển động của vỏ Trái Đất,do các dao động đơn thuần
của mực nước đại dương,cũng như trong các khoảng thời gian ngắn (năm,mùa,tháng
ngày đêm …) liên quan với sóng,thủy triều. Đường bờ có thể dịch chuyển sâu vào lục địa
hoặc ra biển hàng chục ,hàng trăm mét thậm chí hàng km hoặc hàng chục km.

Dải lục địa tương đối hẹp,tiếp giáp với đường bờ,có dạng địa hình do biển tạo nên
với mực nước trung bình hiện tại của biển gọi là bờ . Ranh giới của bờ được đánh dấu
bằng chỗ có cát do sóng biển đem vào lục địa. Tác dụng qua lại giữa biển lục địa được
thể hiện trong sự tạo thành các dạng địa hình nhất định : vách bờ,đới các thềm biển


“nâng”,đới các bình nguyên vẹn biển dạng bậc thềm ,đới các vách bờ cổ hơn tạo thành
đới ven bờ.
Tùy thuộc vào các quá trình và hiện tượng địa chất chiếm ưu thế trong đới bờ, chia
ra thành bờ mài mòn và bờ tích tụ. Bờ mài mòn thường sâu,dốc cấu tạo chủ yếu là đá gốc
chịu tác dụng xói lở và phá hoại mạnh mẽ. Các yếu tố hình thái chủ yếu của loại bờ này
là : vách bờ (1),ngấn sóng vỗ (2),bãi bồi (3). Bờ tích tụ thường nông thoải gồm cát,sỏi
hiếm khi cuội nhỏ. Các yếu tố hình thái chủ yếu của bờ này là :thềm tích tụ nổi (1),đê bờ
(2),bãi bồi (3),thềm tích tụ ngầm (4) – các gờ bờ ngầm (5) hoặc đê bờ (6) lộ trên mặt
nước,đôi khi ngăn thành các vũng (7).

3.1.2 Một số nguyên nhân gây sạt lở:
Nhìn chung, những vụ sạt lở xảy ra đều do hai nguyên nhân chủ yếu là môi trường
tự nhiên và do con người gây nên.


Do tự nhiên :

Nguyên nhân gây sạt lở đầu tiên đề cập đến là yếu tố địa chất. Địa chất ở những
khu vực bị sạt lở hầu hết đều có dạng trần tích yếu, kết dính thấp. Với cấu tạo nền địa



chất mềm yếu của lòng dẫn kết hợp với động lực của dòng sông nên dẫn đến tình trạng bị
sạt lở.
Sóng biển là tác nhân quan trọng trong quá trình xâm thực của biển và đại dương,
là một trong những yếu tố hình thành các dạng địa hình của biển. Tốc độ phá hủy của
sóng phụ thuộc vào cường độ của sóng, độ dốc của bờ biển và đáy biển , các đặc điểm về
thế nằm, độ cứng, kiến trúc và cấu tạo của đất đá ở bờ biển. Sóng biển phá hủy bờ biển là
nhờ cường độ của sóng khi xô vào bờ.
Tốc độ các dòng không khí, đặc biệt là tốc độ cơn gió thường không đều ,có tính
chất của chuyển động rối và đãn đến áp suất không khí lên mặt nước phân bố không
đều,sóng sẽ có độ cao và chiều dài khác nhau, đồng thời các sóng nhỏ dần nhường chỗ
cho sóng lớn hơn vì các sóng lớn được năng lượng do gió truyền cho tốt hơn. Khi có bão,
từ những gợn nhỏ lăn tăn phát triển thành những sóng khổng lồ.
Ở đới sóng vỗ,sau khi đổ nhào, sóng trườn lên bờ,t hành từng ngọn đầy bọt, làm
cho nước tung tóe lên. Lúc đó tốc độ,chiều cao trườn lên của sóng phụ thuộc tốc độ lan
truyền và chiều cao sóng,độ dốc và độ gề của mái dốc bờ.Ở các bờ nông thoải đới sóng
vỡ có bề rộng thay đổi phụ thuộc khoảng cách từ bờ đến nơi sóng sập đổ.Ở các bờ dốc
khá sâu,đới sóng vỗ rất hẹp hoặc không có vì khi đáy nước sâu,sóng bị sập ở gần bờ và
như vậy đới sóng tung nước tiếp liền đới sóng sập.
Tuy nhiên,hướng và các đặc trưng của sóng đến cũng ảnh hường đến sự phát triển
của chúng ở dọc bờ.Một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất của dòng dọc bờ là sự di
chuyển cát dọc theo bờ.Sự trôi dạt dọc bờ này là sự di chuyển của cát ở vùng ven bờ bởi
các dòng dọc bờ.Sự vận chuyển thực tế diễn ra có dạng zích zắc. Vật liệu trầm tích do
sóng đến với góc nghiêng mang lên bờ,sau đó bị chuyển trở lại nước theo hướng vuong
góc với bờ trong dòng nước ngược.Vì thế có một thành phần chuyển động dọc theo bờ
biển. Sự tương tác giữa công trình ven bờ với dòng chảy ven bờ là một trong những vấn


đề quan trọng nhất trong xây dựng ven biển.


Ngoài ra , thủy triều là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nhiều quá trình. Có
khá nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thủy triều nhưng yếu tố chủ yếu là lực hấp
dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng . Nguyên nhân xuất hiện thủy triều chính là do sự khác
nhau giữa lực hấp dẫn tổng và lực hấp dẫn cục bộ. Mặt Trời dù có khối lượng lớn nhưng
ở cách xa Trái Đất nên không ảnh hưởng lớn đến thủy triều. Thủy triều lớn nhất khi Trái
Đất,Mặt trăng và Mặt Trời cùng đường thẳng,còn thủy triều nhỏ khi Mặt Trăng và Mặt
Trời vuông góc với Trái Đất.
Mặt khác, những thiên tai như mưa lũ cũng ảnh hưởng đến việc sạt lở. Mưa lũ làm
tăng tốc độ và lưu lượng dòng chảy đổ về từ thượng nguồn. Tốc độ dòng chảy lúc này
vượt qua tốc độ giới hạn xâm thực của bờ, gây ra sạt lở. Mưa nhiều lâu ngày còn làm cho
đất bị ngập, bão hòa nước, đất trở nen bở rời , hóa bùn và trượt lở.
Tác động con người :
Ngoài yếu tố thiên nhiên, con người là một nhân tố quan trọng có tác động , ảnh
hưởng rất lớn , gây ra việc sạt lở đất ngày một nghiêm trọng như hiện nay.


Hệ quả của một thời giao đất rừng phòng hộ cho người dân quản lí, trong đó
không ít người dân vì cuộc sống trước mắt đã đào bới đất rừng phòng hộ thành những
khoảng vuông nuôi tôm. Cây mắm được mệnh danh là loài cây tiên phong lấn biển , giữ
đất đã bị chặt phá, tạo ra những khoảng đất trống cho sóng biển tạt vào gây sạt lở vùng
ven biển.


Việc dịch chuyển cơ cấu sản xuất ngư – nông – lâm nghiệp triển khai thực hiện
nhiều dự án công trình thủy lợi làm tăng thêm rất lớn lưu lượng nước trên sông, rạch và
khi thủy triều lên, xuống chênh lệch khá cao.
Việc nạo vét và khai thác cát không hợp lí góp phần làm xói lở ở các bờ biển.
Việc lấn chiếm lòng sông, lòng kênh cũng là một nguyên nhân . Do nhà cửa, công
trình kiến trúc , cơ sở hạ tầng lấn chiếm quá nhiều trong khi kĩ thuật xây nhà , công trình

trên nền yếu chưa được đảm bảo, không đủ điều kiện ổn định lâu dài, theo thời gian nhà
bị lún dần, trọng tâm nhà bị lệch, khe nứt tại vị trí nhà và bờ xuất hiện lớn dần. Vào mùa
mưa, nước chảy vào khe nứt làm phá vỡ liên kết, đồng thời đất bờ sông bão hòa nước,
tăng trọng lượng , khi thủy triều rút, cung trượt xuất hiện kéo theo toàn bộ căn nhà và
vùng phụ cận sụp đổ.

Hoạt động kinh tế diễn ra hai bên bờ kéo theo việc thành lập các bến neo đậu quay
đầu của các phương tiện đường thủy diễn ra thường xuyên ở các vị trí như bến xà lan của
xi măng. Việc neo đậu tàu thuyền không đúng quy định , sự va đập tàu thuyền gây sóng
lớn vỗ bờ khiến đất bờ bị kéo ra, bào xói và cuối cùng là sụp đổ, tan rả.


3.2 Hiện trạng xói lỡ hiện nay ở Phan Thiết (khu vực phường Đức Long ):
Do tác động của gió mùa Đông Bắc kết hợp với triều cường nên khu dân cư thuộc
phường Đức Long , thành phố Phan Thiết ( Bình Thuận) đã xảy ra tình trạng biển xâm
thực mạnh.
Đoạn bờ khu vực phường Đức Long, Tp. Phan Thiết. Đoạn bờ này có chiều dài 1 1,5km vào mùa gió đông bắc quá trình xói lở rất mạnh, hình thái bãi rất hẹp và độ dốc rất
lớn, phía trong là khu dân cư, trong các năm 2007 - 2008 đã bị lở vào 3 - 4 lớp nhà (≈
100m) với hàng trăm nóc nhà bị phá hủy . Đặc biệt là đợt triều cường từ ngày 912/01/2009, có 69 nhà sập, trong đó 22 nhà bị nước biển cuốn trôi hoàn toàn. Nếu tính cả
đợt triều cường giữa tháng 12/2008, thì khu phố này đã mất 104 nhà. Đã có 23 ngàn bao
cát, hơn 10 ngàn cây cọc tràm cùng 339m bạt được thành phố cấp cho dân làm kè chắn
sóng.
Theo một số hộ dân cho biết, khoảng 5 -6 năm trở lại đây, mực nước ngày càng
dâng cao hơn, người dân đã phải di dời khoảng 40 m so với lúc ban đầu, một số hộ đã
phải chuyển lên các đồi cao.

Hình 6: Xói lở bờ biển tại phường Đức Long , Phan Thiết (11/2008)
Hiện nay các hộ dân bị mất nhà chính quyền địa phương đã cấp đất tái định cư,
những hộ còn lại phải tự mình xây dựng hệ thống kè rất đơn giản như đá học, cây, đóng
cừ tram , đấp bao cát,…để bảo vệ nơi ở của mình chắc chắn và nó chỉ có tính chất tạm

thời do vậy cần phải được xây kè bảo vệ kiên cố.



Hình 7,8,9,10 : Một số hình ảnh do quá trình xâm thực biển gây ra tại phường Đức Long,
thành phố Phan Thiết.


Theo Sở tài nguyên và Môi trường Bình Thuận, tình trạng xâm thực trên địa bàn
xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Một phần là do nước biển dâng cao và sóng biển vỗ trực
tiếp vào bờ, gây nên xói lở mạnh.
Nhìn chung trong những năm qua, hiện tượng sạt lở bờ có xu thế ngày một tăng
bởi sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực làm cho ngày càng có nhiều tác động của con
người đến lòng dẫn. Hiện tượng sạt lở có ảnh hưởng rất lớn , làm mất đi đáng kể diện tích
đất hàng năm, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhân dân.
Cấp độ sạt lở được đánh giá theo chiều rộng đường bờ bị sạt với sạt lở cấp độ 1 :
nhỏ hơn 5m/đợt, cấp độ 2: 5 – 10m/đợt , cấp độ 3: lớn hơn 10m /đợt. Như vậy , huyện
Đức Long, Thành phố Phan Thiết bị sạt lở từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 tùy vị trí khác nhau.
Trước tình hình sạt lở , người dân và chính quyền địa phương đã làm bờ kè, đê
chắn nhưng mức độ an toàn chưa cao.


Hình 11,12,13 : Đê, kè chắn sóng.


3.3 Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của vùng sạt lở:
Môi trường đất:
Do khai thác bừa bãi , lớp phủ thực vật bị phá hủy, kết cấu đất ven bờ cũng bị phá
vỡ. Đất mất ổn định và bị sạt lở làm thiệt hại , mất đi một lượng lớn diện tích đất , thiệt
hại về vật chất.

Môi trường nước:
-

-

Chế độ dòng chảy bị thay đổi do thay đổi lòng dẫn.
Tài sản, nhà cửa đổ nát bị trượt lở chìm xuống biển làm cản trở, thay đổi dòng
chảy.
Chất lượng nước có khả năng ô nhiễm dầu do hoạt động khai thác, lưu thông
đường thủy qua lại, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, quang hợp của thủy sinh,
đồng thời ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nước
Ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh do rác thải trong sinh hoạt hằng ngày của những hộ
ven bờ thải ra .


Hình 14 , 15 : Rác thải tại bờ biển huyện Đức Long, Phan Thiết gây ảnh hưởng đến
nguồn nước.
3.4 Ảnh hưởng đối với con người và môi trường sống:
3.4.1 Con người và đời sống:
Qua nhiều năm liên tục xảy ra nhiều đợt sạt lở đã làm mất mát bao nhiêu tài sản ,
nhà cửa của nhân dân. Những tổn thất đó còn ảnh hưởng tác động về mặt tinh thần của
người dân, khiến họ luôn hoang mang, lo sợ mỗi năm khi sạt lỡ đến.
Ven sông, biển là nơi cư trú của nhiều người xa xứ đã từ lâu bám trụ , sinh sống
nhờ vào sông nước đời sống còn nhiều khó khăn. Mỗi năm những đợt sạt lở này đã cướp
đi nơi cư trú của người dân ven biển, đẩy họ vào cảnh màn trời chiếu đất, mất đi kế sinh
nhai, đẩy họ vào tình trạng lo lắng , không biết tài sản mất lúc nào.
Tuy nhà nước đã có những chính sách di dời tái định cư nhưng quỹ nhà vẫn còn
thiếu hụt , chưa đáp ứng được hết cho tất cả được hết mọi trường hợp.



Một số ý kiến cho rằng , dù được di dời định cư nơi khác nhưng cuộc sống sau này
sẽ thế nào , làm gì để sinh sống ở môi trường mới. Có một số hộ dân tuy biết mình nằm
trong khu vực sạt lowc nhưng vẫn chưa thể di dời vì cuộc sống nhờ vào buôn bán tại khu
vực này, nếu di dời đi cùng tiền trợ cấp vẫn không đủ sống.
Việc sạt lở làm ảnh hưởng đến tinh thần và đời sống người dân, khiến cuộc sống
của họ trở nên bấp bênh, không ổn định. Khi người dân chưa an cư thì đời sống kinh tế
gia đình sẽ còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng chung đến sự phát triển của toàn xã hội.
3.4.2 Sức khỏe – Y tế:
Cứ vào mùa mưa lũ thì tình hình dịch bệnh lại tăng cao trên khắp cả nước. Tình
trạng ngập úng, sạt lở vào mùa mưa , không khí môi trường thường ẩm thấp, nước tù
đọng, là môi trường sinh sống tốt cho muỗi, các vi khuẩn gây bệnh… làm gia tăng các
dịch bệnh như sốt xuất huyết…
Mùa mưa nước lên cao, ngập úng kéo dài, các loại rác trôi nổi gây ô nhiễm nguồn
nước, nảy sinh các bệnh về đường ruột, dạ dày… và các bệnh ngoài da.
3.4.3 Giáo dục:
Đời sống người dân không ổn định làm việc giáo dục cũng bị ảnh hưởng, việc học
hành của các em nhỏ không được ổn định do không đủ khả năng tài chính.


CHƯƠNG IV : MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ GIẢM THIỂU SẠT LỞ
4.1 Phương hướng chung:
4.1.1 Mục tiêu :
Gia cố bờ, bảo vệ các khu dân cư và các công trình công cộng, tôn tạo cảnh quan môi
trường.
4.1.2 Đối tượng :
-

Đối với mục tiêu gia cố bờ là lòng dẫn.
Đối với vấn đề sạt lở thì trước mắt cần thực hiện các biện pháp phòng tránh đi đôi
với ổn định tuyến giao thông đường thủy. Tùy theo từng vị trí sạt lở cần có những

giải pháp kỹ thuật tương ứng.

4.1.3 Sơ bộ một số giải pháp :
-

-

Sơ tán , giải tỏa , đền bù và tái định cư cho các hộ dân có nguy cơ sạt lở ra khỏi
vùng có nguy cơ sạt lở khẩn cấp.
Tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân trong khu vực hiểu biết và đề phòng sạt lở ,
không chặt cây cối ven sông.
Quản lí nghiêm ngặt các doanh nghiệp khai thác cát và của các hộ dân sao cho khu
vực khai thác cát diễn ra đúng nơi, đúng chỗ và không vượt quá chiều sâu khai
thác cho phép.
Cần có những phương án quy hoạch hợp lí , phù hợp với địa chất tự nhiên của
vùng.
Trước mắt phải xây dựng các công trình bảo vệ bờ, đê bảo vệ .
Hiện nay, nhà nước đang bắt đầu thực hiện biện pháp di dời và xây dựng bờ kè ở
một số đoạn tại phường Đức Long, Thành phố Phan Thiết.

4.2 Những khó khăn:
Để thực hiện các giải pháp phòng chống và giảm thiểu sạt lở thì còn rất nhiều khó
khăn và khuyết điểm .
Việc đền bù và giải tỏa tái định cư, các bước thực hiện dự án đang tiến hành nhưng
đến khâu giải tỏa thì bế tắc , quỹ nhà tái định cư không đủ đáp ứng .
Trên thực tế cho thấy , muốn bảo vệ bờ một cách hiệu quả cần phải tiến hành một
tổ hợp nhiều biện pháp chống trượt. Do vậy để khắc phục và phòng chống các hậu quả dó
sạt lở gây ra cần có một giải pháp đồng bộ mang tính quốc gia, cần phải có luận chứng



mức độ hợp lí về kinh tế và kĩ thuật của nó trên cơ sở so sánh nhiều phương án để tìm ra
giải pháp tối ưu nhất.


×