Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

luận án NGHIÊN cứu, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC vụ ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN các VÙNG CHUYÊN CANH cây lâu năm tại TỈNH sơn LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------------

PHẠM ANH TUÂN

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN
PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN
CÁC VÙNG CHUYÊN CANH CÂY LÂU NĂM TẠI TỈNH SƠN LA

DỰ THÁO LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------------

PHẠM ANH TUÂN

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN
PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN
CÁC VÙNG CHUYÊN CANH CÂY LÂU NĂM TẠI TỈNH SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
MÃ SỐ: 62 44 02 17

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH. PHẠM HOÀNG HẢI

HÀ NỘI - 2017




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận án là trung thực, khách quan và được trích dẫn đúng quy định.
Những kết quả nghiên cứu của đề tài luận án chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án

Phạm Anh Tuân


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải. Tác giả xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy - Người đã luôn tận tâm dạy bảo, đồng hành và
động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận án.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến
quý báu của các thầy cô, các nhà khoa học trong khoa Địa lí, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội và các cơ quan khoa học như: Viện Địa lí - Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam; Khoa Địa lí - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội; Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên;
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc Phòng; Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi
toàn cầu, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Trung
tâm Thông tin và Thư viện, Bộ môn Địa lí Tự nhiên, Ban Chủ nhiệm Khoa Địa lí,

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả thực hiện
và hoàn thành luận án.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài khoa học, mã số B-201225-54. Đề tài có nội dung liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cung cấp tài liệu, dữ liệu phục vụ
nghiên cứu. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến người dân trong tỉnh đã hợp
tác, giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực địa.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Sử - Địa
Trường Đại học Tây Bắc, đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã động viên rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận án

Phạm Anh Tuân


iii

MỤC LỤC

TRANG

MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


6

1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

6

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cảnh quan và sinh thái cảnh quan

6

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về cảnh quan phục vụ tổ chức lãnh thổ

12

1.1.3. Các công trình nghiên cứu cảnh quan liên quan đến vùng chuyên canh

15

1.1.4. Các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án tại tỉnh Sơn La

20

1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN

23

1.2.1. Khái niệm cảnh quan

23


1.2.2. Nhân tố thành tạo cảnh quan

24

1.2.3. Hệ thống phân loại cảnh quan

25

1.2.4. Hệ thống phân vùng cảnh quan

26

1.2.5. Cấu trúc, động lực cảnh quan

27

1.2.6. Chức năng cảnh quan

28

1.2.7. Đánh giá cảnh quan

29

1.3. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP VÀ CÁC BƢỚC NGHIÊN CỨU

31

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu


31

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

34

1.3.3. Các bước nghiên cứu

39

CHƢƠNG 2. NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN TỈNH SƠN LA

42

2.1. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÕ CỦA CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN

42

2.1.1. Vị thế lãnh thổ trong quá trình hình thành và phát triển cảnh quan

42

2.1.2. Lịch sử phát triển lãnh thổ trong hình thành và phát triển cảnh quan

44

2.1.3. Địa chất

45


2.1.4. Địa hình

50


iv

2.1.5. Khí hậu

54

2.1.6. Thủy văn

60

2.1.7. Thổ nhưỡng

65

2.1.8. Thảm thực vật

70

2.1.9. Hoạt động nhân sinh

74

2.2. PHÂN LOẠI CẢNH QUAN TỈNH SƠN LA

75


2.2.1. Chỉ tiêu chẩn đoán các cấp phân vị trong phân loại cảnh quan

75

2.2.2. Bản đồ cảnh quan tỉnh Sơn La

77

2.3. ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐƠN VỊ PHÂN LOẠI CẢNH QUAN TỈNH SƠN LA

79

2.3.1. Lớp cảnh quan

79

2.3.2. Phụ lớp cảnh quan

81

2.3.3. Kiểu cảnh quan

87

2.3.4. Phụ kiểu cảnh quan

88

2.3.5. Loại cảnh quan


88

2.3.6. Dạng cảnh quan

89

2.4. PHÂN VÙNG CẢNH QUAN TỈNH SƠN LA

91

2.4.1. Những nguyên tắc và phương pháp phân vùng cảnh quan

91

2.4.2. Chỉ tiêu chẩn đoán các cấp phân vị trong phân vùng cảnh quan

91

2.5. ĐẶC ĐIỂM CÁC TIỂU VÙNG CẢNH QUAN TỈNH SƠN LA

94

2.5.1. Tiểu vùng cảnh quan núi cao và núi trung bình Tà Xùa (A1)

94

2.5.2. Tiểu vùng cảnh quan núi thấp Phu Sung (A2)

95


2.5.3. Tiểu vùng cảnh quan núi thấp Tặng Phửng (A3)

96

2.5.4. Tiểu vùng cảnh quan thung lũng Sông Đà (B1)

97

2.5.5. Tiểu vùng cảnh quan cao nguyên Mộc Châu - Vân Hồ (C1)

98

2.5.6. Tiểu vùng cảnh quan cao nguyên Sơn La - Nà Sản (C2)

100

2.5.7. Tiểu vùng cảnh quan núi trung bình Chiềng Khừa (D1)

101


v

2.5.8. Tiểu vùng cảnh quan núi thấp và thung lũng Sông Mã (D2)

103

2.5.9. Tiểu vùng cảnh quan núi trung bình Sốp Cộp (D3)


104

2.6. PHÂN LOẠI CHỨC NĂNG CÁC TIỂU VÙNG CẢNH QUAN TỈNH SƠN LA

105

2.7. ĐỘNG LỰC CẢNH QUAN TỈNH SƠN LA

106

2.7.1. Nhịp điệu mùa cảnh quan tỉnh Sơn La

106

2.7.2. Biến đổi cảnh quan tỉnh Sơn La

108

CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG CHUYÊN CANH …

113

3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN ĐỐI VỚI CÂY LÂU NĂM

113

3.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng và đơn vị đánh giá

113


3.1.2. Nguyên tắc, quy trình và phương pháp đánh giá

113

3.2. ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI ĐỐI VỚI CÂY LÂU NĂM TẠI SƠN LA

116

3.2.1. Đối với cây nhãn

116

3.2.2. Đối với cây xoài

119

3.2.3. Đối với cây mận hậu

122

3.2.4. Đối với cây cà phê chè

125

3.2.5. Đối với cây chè

128

3.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP THÍCH NGHI SINH THÁI ĐỐI VỚI CÂY LÂU NĂM


131

3.3.1. Nguyên tắc lựa chọn loài cây ưu thế cho mỗi dạng cảnh quan

131

3.3.2. Đánh giá tổng hợp cảnh quan đối với cây lâu năm tại Sơn La

131

3.4. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG CHUYÊN CANH CÂY LÂU NĂM

136

3.4.1. Cơ sở định hướng phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm

136

3.4.2. Tiêu chí xác định vùng chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La

139

3.4.3. Định hướng phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm

139

3.4.3.1. Định hướng tổ chức không gian phát triển các vùng lõi

141


3.4.3.2. Định hướng tổ chức không gian phát triển các vùng mở rộng

143

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

147


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

:

Viết đầy đủ

CQ

:

Cảnh quan

DT

:

Diện tích


DTPL

:

Diện tích phụ lớp

DTĐG

:

Diện tích đánh giá

DTTN

:

Diện tích tự nhiên

DTTV

:

Diện tích tiểu vùng

ĐHSPHN

:

Đại học Sư phạm Hà Nội


ĐHKHTN

:

Đại học Khoa học Tự nhiên

HA

:

Héc ta

KT - XH

:

Kinh tế - xã hội

KBT

:

Khu bảo tồn

KH&CN

:

Khoa học và Công nghệ


KHKT

:

Khoa học Kĩ thuật

NCS

:

Nghiên cứu sinh

NXB

:

Nhà xuất bản

PTBV

:

Phát triển bền vững

SKH

:

Sinh khí hậu


STCQ

:

Sinh thái cảnh quan

TV

:

Tiểu vùng

TNTN

:

Tài nguyên thiên nhiên


vii

DANH MỤC BẢNG
Thứ tự

:

Tên bảng

Trang


Bảng 2.1

: Tọa độ địa lí, độ cao các trạm khí tượng

54

Bảng 2.2

: Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại các trạm

55

Bảng 2.3

: Tổng lượng mưa tháng và năm tại các trạm

56

Bảng 2.4

: Hệ chỉ tiêu tổng hợp phân loại sinh khí hậu tỉnh Sơn La

58

Bảng 2.5

: Các đơn vị sinh khí hậu tỉnh Sơn La

59


Bảng 2.6

: Các hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Sơn La

63

Bảng 2.7

: Các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Sơn La

63

Bảng 2.8

: Các loại đất chính ở tỉnh Sơn La

69

Bảng 2.9

: Số họ, loài thực vật ở một số khu bảo tồn tại tỉnh Sơn La

71

Bảng 2.10 : Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Sơn La

76

Bảng 2.11 : Diện tích các lớp cảnh quan tỉnh Sơn La


79

Bảng 2.12 : Diện tích các phụ lớp cảnh quan tỉnh Sơn La

81

Bảng 2.13 : Diện tích các phụ kiểu cảnh quan tỉnh Sơn La

88

Bảng 2.14 : Diện tích các cấp độ dốc tỉnh Sơn La

90

Bảng 2.15 : Diện tích các cấp độ dày tầng đất tỉnh Sơn La

90

Bảng 2.16 : Hệ thống phân vùng cảnh quan tỉnh Sơn La

92

Bảng 2.17 : Phân loại chức năng chính của các tiểu vùng cảnh quan

106

Bảng 2.18 : Một số điểm trượt lở đất đá điển hình tại Sơn La

109


Bảng 2.19 : Một số vị trí ghi nhận lũ quét xảy ra thường xuyên tại Sơn La 109
Bảng 2.20 : Các điểm cháy rừng phát hiện được ở Sơn La

110

Bảng 2.21 : Phân cấp xói mòn đất ở tỉnh Sơn La

111

Bảng 3.1

: Kết quả đánh giá TNST đối với cây nhãn

117

Bảng 3.2

: Kết quả đánh giá TNST đối với cây nhãn theo TVCQ

119


viii

Bảng 3.3

: Kết quả đánh giá TNST đối với cây nhãn theo huyện

119


Bảng 3.4

: Kết quả đánh giá TNST đối với cây xoài

120

Bảng 3.5

: Kết quả đánh giá TNST đối với cây xoài theo TVCQ

121

Bảng 3.6

: Kết quả đánh giá TNST đối với cây xoài theo huyện

122

Bảng 3.7

: Kết quả đánh giá TNST đối với cây mận hậu

123

Bảng 3.8

: Kết quả đánh giá TNST đối với cây mận hậu theo TVCQ

124


Bảng 3.9

: Kết quả đánh giá TNST đối với cây mận hậu theo huyện

125

Bảng 3.10 : Kết quả đánh giá TNST đối với cây cà phê chè

126

Bảng 3.11 : Kết quả đánh giá TNST đối với cây cà phê chè theo TVCQ

127

Bảng 3.12 : Kết quả đánh giá TNST đối với cây cà phê chè theo huyện

128

Bảng 3.13 : Kết quả đánh giá TNST đối với cây chè

129

Bảng 3.14 : Kết quả đánh giá TNST đối với cây chè theo TVCQ

130

Bảng 3.15 : Kết quả đánh giá TNST đối với cây chè theo huyện

130


Bảng 3.16 : Tổng hợp đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây lâu năm

134

Bảng 3.17 :

Định hướng tổ chức không gian phát triển các vùng chuyên
canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La

140

Bảng 3.18 : Định hướng phát triển vùng lõi chuyên canh cây lâu năm

141

Bảng 3.19 : Định hướng phát triển vùng mở rộng chuyên canh cây lâu năm

143


ix

DANH MỤC HÌNH
Thứ tự

:

Hình 1.1

:


Quy trình nghiên cứu

Trang 40

Hình 2.1

:

Bản đồ vị trí tỉnh Sơn La

Trang 42

Hình 2.2

:

Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La

Sau trang 42

Hình 2.3

:

Bản đồ địa chất tỉnh Sơn La

Sau trang 48

Hình 2.4


:

Bản đồ địa hình tỉnh Sơn La

Sau trang 53

Hình 2.5

:

Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Sơn La

Sau trang 59

Hình 2.6

:

Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La

Sau trang 69

Hình 2.7

:

Bản đồ hiện trạng thảm thực vật tỉnh Sơn La

Sau trang 73


Hình 2.8

:

Bản đồ cảnh quan tỉnh Sơn La

Sau trang 78

Hình 2.9

:

Sơ đồ phân vùng cảnh quan tỉnh Sơn La

Trang 93

Hình 3.1

:

Quy trình đánh giá cảnh quan

Trang 114

Hình 3.2

:

Bản đồ đánh giá TNST đối với cây nhãn


Sau trang 119

Hình 3.3

:

Bản đồ đánh giá TNST đối với cây xoài

Sau trang 122

Hình 3.4

:

Bản đồ đánh giá TNST đối với cây mận hậu

Sau trang 124

Hình 3.5

:

Bản đồ đánh giá TNST đối với cây cà phê chè

Sau trang 128

Hình 3.6

:


Bản đồ đánh giá TNST đối với cây chè

Sau trang 130

Hình 3.7

:

Bản đồ đánh giá THTNST đối với cây lâu năm

Sau trang 133

Hình 3.8

:

Bản đồ định hướng PT các vùng chuyên canh

Sau trang 145

Tên hình

Vị trí


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


Cảnh quan học ra đời, phát triển do sự đòi hỏi của thực tiễn trong nghiên cứu,
khám phá tự nhiên, quản lí lãnh thổ và sử dụng tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã
hội (KT - XH). Bộ môn khoa học này được xác lập từ khá sớm và được nghiên cứu,
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Cảnh quan học với hệ thống phân loại và phân vùng có khả năng áp dụng vào
mọi lãnh thổ với quy mô khác nhau, bảo đảm tính logic theo trình tự từ lớn đến nhỏ.
Mỗi cấp phân vị đều có chỉ tiêu chẩn đoán rõ ràng, thể hiện được các quy luật phân
hóa, động lực và chức năng của các thể tổng hợp địa lí. Nghiên cứu cảnh quan (CQ)
là hướng tiếp cận toàn diện trong phân tích đặc trưng và đánh giá tiềm năng của
lãnh thổ. Những kết quả nghiên cứu CQ là cơ sở khoa học đầy đủ và tin cậy, phục
vụ định hướng không gian sử dụng hợp lí và bền vững cho từng lãnh thổ cụ thể.
Tỉnh Sơn La có diện tích lớn thứ 3 cả nước, nằm ở trung tâm vùng Tây Bắc.
Tỉnh có vị trí địa lí quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH, bảo đảm quốc
phòng an ninh cấp Vùng và Quốc gia. Đồng thời, với vị trí đầu nguồn của Sông Đà
và Sông Mã, đây là địa bàn phòng hộ xung yếu cho Vùng Đồng bằng Bắc Bộ và 2
công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam. Với địa hình núi thấp, cao nguyên và thung
lũng chiếm ưu thế, tài nguyên đất, khí hậu phong phú cùng với tri thức bản địa đặc
sắc trong sản xuất của người dân, làm cho Sơn La có nhiều triển vọng để trở thành
tỉnh có vị thế cao hơn trong nền kinh tế nông, lâm nghiệp công nghệ cao theo hướng
chuyên canh bền vững, có hiệu quả về KT - XH và môi trường.
Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng tài nguyên ở Sơn La còn hạn chế, chưa tương
xứng với tiềm năng hiện có, không những gây lãng phí mà còn ảnh hưởng xấu đến
các địa phương khác thuộc hạ du Sông Đà và Sông Mã. Trong 10 năm qua, biến đổi
sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Sơn La diễn ra mạnh mẽ. Năm 2015,
tỉnh Sơn La có khoảng 200.000 héc ta (ha) đất trống [78], chủ yếu do diện tích trồng
ngô giảm, có khoảng 45.000 ha đã quy hoạch trồng cao su cần nghiên cứu chuyển
đổi mục đích. Trên địa bàn tỉnh, thoái hóa đất ngày càng trầm trọng, tài nguyên



2

nước suy giảm, ô nhiễm do mất rừng và sử dụng hóa chất nông nghiệp, tai biến
thiên nhiên xảy ra nhiều hơn, gây thiệt hại ngày càng nặng nề.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nói trên, song nguyên nhân cơ
bản là thiếu những dẫn liệu, luận cứ khoa học, nguồn lực cho tổ chức sử dụng hợp lí
lãnh thổ ở các cấp hành chính. Tỉnh còn lúng túng trong xác định không gian lãnh
thổ để phát triển các mô hình kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng chuyên canh
công nghệ cao, sản xuất hàng hóa tập trung, phân phối theo chuỗi giá trị.
Xuất phát từ những lí do trên, nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn và thực hiện
đề tài luận án “Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hƣớng không gian
phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La”. Với mong muốn
góp phần bổ sung và làm phong phú thêm cơ sở lí luận nghiên cứu cảnh quan ứng
dụng. Đồng thời, xác lập được căn cứ khoa học cho định hướng tổ chức không gian
phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Xác định được các quy luật phát sinh, đặc điểm phân hóa, cấu trúc, chức năng
của cảnh quan và xác lập căn cứ khoa học cho định hướng tổ chức không gian phát
triển vùng chuyên canh cho 5 loài cây lâu năm điển hình, có ưu thế tại tỉnh Sơn La.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các nhiệm vụ chủ yếu được đặt ra:
(i) Xây dựng cơ sở lí luận và các phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh quan
phục vụ định hướng tổ chức không gian phát triển các vùng chuyên canh cây lâu
năm tại tỉnh Sơn La.
(ii) Nghiên cứu đặc trưng, vai trò các nhân tố thành tạo, xây dựng hệ thống
phân loại và thành lập Bản đồ cảnh quan tỉnh Sơn La.
(iii) Phân tích đặc điểm đơn vị phân loại, phân vùng cảnh quan tỉnh Sơn La.
(iv) Đánh giá thích nghi sinh thái đối với cây lâu năm tại tỉnh Sơn La.

(v) Xác lập không gian phát triển vùng chuyên canh cây lâu năm tại Sơn La.


3

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

4.1. Lãnh thổ nghiên cứu
Ranh giới lãnh thổ nghiên cứu được xác định trên cơ sở Bản đồ địa hình tỉ lệ
1:50.000 và Bản đồ hành chính năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tỉnh Sơn La có tọa độ địa lí từ 20o39’ đến 22o02’ vĩ độ Bắc; từ 103o01’ đến
105o02’ kinh độ Đông, kinh tuyến trục, múi chiếu 6o là 104o00’. Tổng diện tích tự
nhiên của tỉnh là 14.123,5 km2. Tính đến năm 2015, tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành
chính cấp huyện và 204 đơn vị hành chính cấp xã [12].
4.2. Nội dung nghiên cứu
Với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, luận án giới hạn những nội dung chủ yếu sau:
(i) Nghiên cứu cảnh quan tỉnh Sơn La ở tỉ lệ 1:50.000.
(ii) Nghiên cứu, đặc điểm, cấu trúc, chức năng của cấp phân vị: lớp, phụ lớp,
tiểu vùng (TV) cảnh quan.
(iii) Phân loại, định hướng chức năng tự nhiên của các tiểu vùng cảnh quan.
(iv) Đánh giá thích nghi sinh thái cho 5 cây lâu năm, đơn vị cơ sở là dạng CQ.
(v) Định hướng phát triển vùng chuyên canh theo dạng cảnh quan, theo đơn vị
hành chính cấp huyện, cấp xã và tiểu vùng cảnh quan.
5. CƠ SỞ TÀI LIỆU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Nghiên cứu sinh đã thu thập, tập hợp, hệ thống hóa và xử lí tài liệu, dữ liệu có
liên quan đến đề tài luận án, bao gồm:
Các nghiên cứu về CQ và sinh thái CQ; các nghiên cứu phục vụ tổ chức lãnh
thổ; các nghiên cứu phục vụ trồng cây lâu năm và phát triển vùng chuyên canh; các
nghiên cứu về tỉnh Sơn La, số liệu thống kê ở tỉnh Sơn La giai đoạn 2005 - 2015.

Một đề tài cấp cơ sở, 1 đề tài cấp tỉnh, 1 đề tài cấp bộ và 20 bài báo liên quan
được nghiên cứu sinh thực hiện trong quá trình công tác và thực hiện đề tài luận án.
Các bản đồ: Bản đồ hành chính, Bản đồ địa hình, Bản đồ hiện trạng và quy
hoạch sử dụng đất từ Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Sơn La. Bản đồ địa chất từ
Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Bản đồ thổ nhưỡng từ Viện Quy hoạch và
Thiết kế nông nghiệp. Bản đồ hiện trạng rừng, Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng từ
Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.


4

6. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ CỦA LUẬN ÁN

Luận điểm 1: Tỉnh Sơn La nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Bắc Việt
Nam. Tỉnh có điều kiện tự nhiên phân hóa đa dạng, quy luật đai cao và kiến tạo địa
mạo hướng tây bắc - đông nam đóng vai trò chủ đạo, quyết định quy luật phân hóa,
vận chuyển vật chất và năng lượng trong tự nhiên.
Luận điểm 2: Ở tỉ lệ nghiên cứu 1:50.000, tỉnh Sơn La phân hóa thành 3 lớp,
6 phụ lớp, 2 kiểu, 6 phụ kiểu, 187 loại, 639 dạng thuộc 4 vùng và 9 tiểu vùng cảnh
quan. Các quy luật phát sinh, phân hóa lãnh thổ ở tỉnh Sơn La thể hiện qua đặc
điểm, cấu trúc, chức năng các đơn vị cảnh quan.
Luận điểm 3: Tích hợp kết quả đánh giá tổng hợp thích nghi sinh thái với 6
tiêu chí nhận diện vùng chuyên canh theo hướng định lượng là cơ sở khoa học tin
cậy cho định hướng tổ chức không gian ưu tiên phát triển (vùng lõi và mở rộng)
chuyên canh đối với 5 loài cây lâu năm điển hình, có ưu thế tại tỉnh Sơn La.
7. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

(i) Phân tích quy luật, đặc điểm, vai trò của các nhân tố thành tạo CQ. Với mỗi
nhân tố, lí giải sự hình thành đặc điểm chung nổi bật, sự phân hóa không gian và vai
trò của chúng đối với đặc điểm, sự phân hóa các đơn vị cảnh quan tỉnh Sơn La.

(ii) Thiết lập hệ thống phân loại 6 cấp trên Bản đồ cảnh quan tỉnh Sơn La tỉ lệ
1:50.000, gồm 639 dạng cảnh quan, 187 loại cảnh quan, 6 phụ kiểu, 2 kiểu thuộc 3
lớp, 6 phụ lớp cảnh quan. Các quy luật phát sinh, phân hóa lãnh thổ ở tỉnh Sơn La
thể hiện qua đặc điểm, cấu trúc, chức năng của các đơn vị phân loại cảnh quan.
(iii) Thành lập Bản đồ phân vùng cảnh quan tỉnh Sơn La, phân chia 4 vùng với
9 tiểu vùng. Cơ sở phân chia các tiểu vùng, đặc điểm, cấu trúc cảnh quan mỗi vùng,
tiểu vùng được phân tích đầy đủ, rõ ràng và định lượng. Luận án đã xác định được 3
tiểu vùng với 165 dạng cảnh quan có chức năng phòng hộ, bảo tồn và phục hồi
rừng. Có 6 tiểu vùng với 474 dạng cảnh quan có chức năng phục hồi rừng và sản
xuất nông, lâm nghiệp.
(iv) Đánh giá thích nghi sinh thái của 474 dạng cảnh quan cho phát triển 5
loài cây lâu năm điển hình, có ưu thế ở tỉnh Sơn La, lí giải sự phân cấp của 8 chỉ
tiêu dựa trên đặc điểm sinh thái của mỗi loài cây. Xác định trọng số cho mỗi chỉ tiêu


5

bằng phương pháp Ma trận tam giác. Thành lập Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái
đối với từng cây lâu năm. Xây dựng tiêu chí lựa chọn loài cây ưu thế cho mỗi dạng
cảnh quan, thành lập Bản đồ đánh giá tổng hợp thích nghi sinh thái đối với 5 loài
cây lâu năm tại tỉnh Sơn La.
(v) Xác lập 6 tiêu chí nhận diện vùng chuyên canh cây lâu năm ở tỉnh Sơn La.
Thành lập Bản đồ ưu tiên (vùng lõi và vùng mở rộng) phát triển vùng chuyên canh
cho 5 loài cây lâu năm tại tỉnh Sơn La gồm: cây nhãn, cây xoài, cây mận hậu, cây cà
phê chè, cây chè. Đồng thời, thống kê diện tích ưu tiên phát triển vùng chuyên canh
theo tiểu vùng cảnh quan, theo dạng CQ, theo đơn vị hành chính cấp huyện và xã.
Luận án cung cấp luận cứ khoa học cho các nhà quản lí ở tỉnh Sơn La tham khảo để
lập quy hoạch, kế hoạch phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm.
8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


8.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần dần làm sáng tỏ lí luận, nội dung nghiên cứu cảnh quan,
cảnh quan ứng dụng trong nông, lâm nghiệp và vùng chuyên canh cây trồng.
Luận án đã làm sáng tỏ các quy luật phát sinh, phân hóa lãnh thổ ở tỉnh Sơn
La thể hiện qua đặc điểm, cấu trúc, chức năng các đơn vị cảnh quan.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án cung cấp luận cứ khoa học cho các nhà quản lí ở tỉnh Sơn La tham
khảo để lập quy hoạch, kế hoạch phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo tin cậy trong nghiên cứu, giảng dạy và
học tập phần địa lí địa phương ở tỉnh Sơn La.
9. CẤU TRÖC CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Luận án bao gồm phần mở đầu, kết luận, 4 phụ lục, 85 tài liệu tham khảo bằng
tiếng Việt và 44 tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh. Nội dung chính luận án được
trình bày trong 3 chương với 150 trang đánh máy cùng 40 bảng số liệu in khổ giấy
A4 và 16 bản đồ chuyên đề in khổ giấy A3.
Chƣơng 1. Cơ sở khoa học và các phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng 2. Nghiên cứu cảnh quan tỉnh Sơn La.
Chƣơng 3. Định hướng phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La.


6

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cảnh quan và sinh thái cảnh quan
1.1.1.1. Giai đoạn trước chiến tranh thế giới lần thứ 2
Đến đầu thế kỉ XX, các công trình nghiên cứu về tổng hợp thể địa lí tự nhiên

không còn mang tính quan sát, mô tả mà đã khái quát thành những quy luật. Khái
niệm về tổng hợp thể địa lí tự nhiên được hình thành nhờ tiến bộ trong phương pháp
nghiên cứu, từ phân tích đến tổng hợp của khoa học tự nhiên. Các nhà Sinh vật học
và Thổ nhưỡng học là những người đầu tiên đề cập đến mối quan hệ tương hỗ, phức
tạp giữa giới vô sinh và giới hữu sinh. Điều đó, là tiền đề làm cho các khoa học bộ
phận tiến dần đến khoa học địa lí tự nhiên tổng hợp, hay cảnh quan học.
Trên cơ sở của nghiên cứu của Docutraev, học thuyết về đất của Ông là nhân
tố khởi đầu về Tổng hợp thể địa lí tự nhiên [97]. Berg (1913), đã kế thừa và phát
triển học thuyết về đới tự nhiên của Docutraev để đưa ra khái niệm cảnh quan, Ông
coi CQ như một miền. Trong đó, đặc điểm địa chất, địa hình, khí hậu, thực vật và
lớp phủ thổ nhưỡng hợp nhất với nhau thành một tổng hợp thể toàn vẹn, cân đối và
lặp lại điển hình trong phạm vi đới ấy trên Trái Đất. Đây là cơ sở nền tảng cho
những nghiên cứu về cơ sở lí luận và hình thái học của cảnh quan [89].
Ngoài ra, một số hướng nghiên cứu cơ bản của cảnh quan học cũng được đề
cập tới: các nguyên tắc về phát sinh trong nghiên cứu CQ học; xây dựng các chỉ số
hình thái cơ bản của CQ, Larin (1937) [115]; phát triển các cách tiếp cận về vùng
hoặc địa hình của CQ, Ramensky (1938) [120]. Trong giai đoạn này, cơ sở lí luận
về CQ chưa thống nhất do sự ra đời, phát triển của các trường phái khác nhau.
1.1.1.2. Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 đến năm 1991
Thời kì này, chứng kiến sự ra đời của các Bản đồ CQ tỉ lệ lớn trên cơ sở dữ
liệu ảnh hàng không tại khu vực đồng bằng trung tâm của nước Nga, Xontxev
(1948). Các kết quả nghiên cứu đã xác định khái niệm “cảnh quan” chính xác hơn
trên cơ sở những đơn vị hình thái học và thuộc tính được giải đoán của chúng. Hình
thái học của CQ được xác định trực tiếp thông qua quá trình khảo sát ngoài thực
địa, tạo điều kiện nền tảng cho sự hình thành các nghiên cứu ứng dụng của CQ.


7

Các hướng nghiên cứu chính như: những nguyên lí cơ bản về động lực biến

đổi của CQ, Xontxev (1948); địa hóa CQ, Perelman (1961); động lực biến đổi của
CQ, Sochava (1978) [124]. Các nghiên cứu này trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ
cho sản xuất nông, lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng hợp lí lãnh thổ ở một số vùng
của nước Nga, thiết kế các địa điểm giải trí hay phục vụ các ngành khoa học khác.
Trong giai đoạn này, Ixatsenko trở thành người đầu tiên xác lập cơ sở lí luận trong
nghiên cứu, thành lập Bản đồ CQ và phân vùng địa lí tự nhiên [106], [107], [108].
Giai đoạn này cũng ưu tiên hướng nghiên cứu cấu trúc, động lực và biến đổi
của CQ. Đồng thời, nghiên cứu các tác động nhân sinh và giải quyết các vấn đề
quản lí tài nguyên thiên nhiên (TNTN). Sư phân hóa lãnh thổ được xác lập dựa trên
các hệ thống phân loại và phân vùng CQ. Tuy nhiên, cách thức xác định được thực
hiện khác nhau: phương pháp sắp đặt có hệ thống, Sochava (1978) [124]; Krauklis
(1979) [113]; phương pháp xác định các địa khối, Beruchashvili (1986) [90];
phương pháp toán học, Viktorov (1986), phương pháp địa vật lí, Armand (1975)
[86]; phương pháp CQ tổng hợp, Mamay (2005) [116]. Đây là tiền đề cho các
nghiên cứu các tác động của con người tới sự hình thành CQ nhân sinh.
Trên cơ sở hệ thống phân loại CQ của Ixatsenko (1985) và học thuyết CQ học
của Armand (1975) [86]; Xontxev (1981) [dẫn theo 108]. Bản đồ CQ Liên bang Xô
Viết và thế giới, tỉ lệ 1:4.000.000 được thành lập trên cơ sở giải đoán dữ liệu ảnh
viễn thám. Ngoài ra, các hướng nghiên cứu mới được ứng dụng như đánh giá đất
nông nghiệp, định hướng quản lí TNTN cho một số khu vực cụ thể.
Ở Việt Nam, đầu tiên là công trình “Việt Nam” của Seglova (1957). Tác giả
đã sử dụng hệ thống phân vị gồm có 2 cấp là Vùng và Á vùng để phân chia các khu
vực địa lí tự nhiên Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả không nêu chỉ tiêu chẩn đoán cho
từng cấp phân vị, nên người khác không thể áp dụng được. Sau công trình này,
“Thiên nhiên Miền Bắc Việt Nam” của Fridlan (1961) được xuất bản [dẫn theo 40].
Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập (1970), trong công trình “Về sự cần thiết
nghiên cứu tổng hợp đất nước bằng phương pháp cảnh quan”. Kết quả nghiên cứu
đã khẳng định sự cần thiết phải phát triển ứng dụng của khoa học cảnh quan vào sự
nghiệp phát triển đất nước. Cũng trong năm này, 2 tác giả tiếp tục cho ra đời công
trình “Địa lí Tự nhiên Việt Nam”. Trong đó, đề cập đến hệ thống phân vị gồm 6



8

cấp: Đới - Xứ - Miền - Khu - Vùng - Cảnh. Đây là hệ thống phân vị được xây dựng
trên quan điểm kết hợp cả quy luật địa đới và phi địa đới, cơ bản đã phản ánh được
sự phân hóa của thiên nhiên Việt Nam.
Tổ Phân vùng Địa lí tự nhiên thuộc Uỷ ban Khoa học Nhà Nước (1970), đã
biên soạn cuốn sách “Phân vùng địa lí tự nhiên lãnh thổ Việt Nam - Tập 1”. Trong
tác phẩm này, các tác giả sử dụng hệ thống phân vị gồm 7 cấp: Á lục địa - Xứ - Đới
- Á đới - Miền - Á miền - Vùng. Hệ thống phân vị này có đầy đủ cơ sở khoa học,
ngắn gọn, có các chỉ tiêu chẩn đoán cụ thể cho từng cấp. Kết quả phân vùng cũng
đã cơ bản phản ánh được sự phân hóa tự nhiên Việt Nam [40], [51].
Vũ Tự Lập (1976), với công trình “Cảnh quan Địa lí Miền Bắc Việt Nam”.
Kết quả nghiên cứu đã xác lập những cơ sở khoa học quan trọng trong nghiên cứu,
thành lập Bản đồ cảnh quan. Tác giả đã xây dựng hệ thống phân loại CQ, gồm 16
cấp phân vị, mỗi cấp có chỉ tiêu chẩn đoán rõ ràng. Bên cạnh đó, tác giả xây dựng
Bản đồ cảnh quan Miền Bắc Việt Nam theo quan niệm cá thể và đề cao quan điểm
tổng hợp trong nghiên cứu các đơn vị địa lí tự nhiên [40].
Lê Bá Thảo (1977), hoàn tất công trình “Thiên nhiên Việt Nam”. Sự phân hóa
tự nhiên Việt Nam trong công trình này được trình bày khác với những công trình
trước đó. Mỗi vùng đều được phân tích những đặc trưng, tiềm năng tự nhiên, nguồn
tài nguyên và đặc trưng văn hóa quan trọng nhất. Đồng thời, tác giả nêu định hướng
sử dụng từng vùng, miền dựa trên các đặc trưng tự nhiên và nhân văn [58], [59].
1.1.1.3. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2016
Giai đoạn này, thông tin về cấu trúc không gian và thời gian của lãnh thổ đã
tạo điều kiện cho sự hình thành các chủ đề nghiên cứu mới của cảnh quan học ứng
dụng gồm: nghiên cứu các trạng thái của CQ, Dyakonov và cộng sự (2004) [98],
[99]; các vấn đề liên quan tới biến đổi, tiến hóa CQ, Mamay (2005) [116], [117];
phân tích đa biến và hình học của CQ trên cơ sở dữ liệu viễn thám, Puzachenko và

Aleshchenko (2004) [119]; nghiên cứu tiến hóa CQ dựa trên dữ liệu định tuổi bằng
Carbon phóng xạ và mẫu thực vật Cổ sinh, Dyakonov (2004) [98], [99].
Vì vậy, nghiên cứu cảnh quan học chuyển dần sang tiếp thu những thành tựu
theo định hướng sinh thái học hay sinh thái CQ, tạo tiền đề để sinh thái CQ thành
lĩnh vực nghiên cứu mới. Ngoài ra, hướng đi này đã tạo điều kiện phát triển các
phương pháp mới phục vụ khảo sát, xác định các biến động và xây dựng các hệ


9

thống thông tin phục vụ cho nghiên cứu cảnh quan, Mamay (2005) [116]. Đồng
thời, các nghiên cứu về sinh thái học và sinh thái CQ đã tạo điều kiện xây dựng các
dự án quan trắc những thay đổi về mối tương quan giữa đa dạng sinh học và động
lực CQ, Dovers và Bunce (1998). Điều này, tạo cơ hội cho sự hình thành những
đánh giá CQ trên cơ sở phân loại đất đai, phục vụ định hướng phục hồi điều kiện
sinh thái của lãnh thổ, sử dụng hợp lí TNTN và tái tạo cảnh quan.
Cũng trong giai đoạn này, lí thuyết về Sinh thái cảnh quan của Forman và
Gordon đã trở thành nền tảng của sinh thái CQ hiện đại, phục vụ đắc lực cho quá
trình khôi phục các CQ bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học [102]. Ngoài ra, xu
hướng ứng dụng các phương pháp định lượng trong đánh giá CQ, giúp đạt được các
giá trị chính xác về dữ liệu địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thảm thực vật được ứng
dụng, Olaf Bastian (2002) [88]; Turner và cộng sự, (2001); Wu (2008).
Trên cơ sở này, nghiên cứu CQ tiếp tục phát triển với những phân tích về chức
năng của CQ, Groot (1992) [96]; phân tích mối liên hệ trong cấu trúc và chức năng
CQ, Troy và Wilson (2006); phân tích tính đa dạng và đánh giá giá trị sử dụng của
các đơn vị CQ, Meyer và Grabaum (2008); Sanderson và Harris (2000) [118].
Trong khi đó, quá trình phát triển về lí thuyết sinh thái CQ hiện nay đều nhấn mạnh
mối quan hệ giữa mô hình hóa không gian và sự biến đổi của CQ. Đây là căn cứ để
xác định mối quan hệ giữa CQ và các ngành sản xuất cho mục tiêu bảo tồn CQ, bảo
vệ môi trường, Ryszkowski (2002); Sheppard và Harshaw (2001) [121].

Jeffrey Sayer và cộng sự (2013), nghiên cứu về các khái niệm, công cụ trong
phân bổ tài nguyên và quản lí đất đai. Dựa trên cách tiếp cận CQ, nghiên cứu không
chỉ xác định được phương thức quản lí đất đai bền vững mà còn giải quyết các mâu
thuẫn trong quá trình khai thác tài nguyên. Đồng thời, nghiên cứu đã xây dựng 10
nguyên tắc tiếp cận CQ trên cơ sở kết quả tham vấn cộng đồng nhằm điều chỉnh
mục tiêu bảo tồn sang mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Với việc áp dụng các nguyên
tắc này trong quá trình quản lí CQ, nghiên cứu cho thấy các thách thức của CQ
được giải quyết hiệu quả hơn phương thức tiếp cận truyền thống [111].
Zausko và Lubica (2014), đã tiến hành nghiên cứu sức chứa sinh thái CQ phục
vụ đánh giá sử dụng đất tối ưu cho hệ sinh thái rừng và nông nghiệp. Kết quả điều
tra ngoài thực địa cung cấp các đánh giá quan trọng về khả năng sử dụng phù hợp
với tiềm năng của CQ, tôn trọng các giới hạn CQ trong quy hoạch sử dụng đất rừng


10

và nông nghiệp. Nghiên cứu đã tận dụng ưu điểm tiếp cận đa ngành, thời gian triển
khai ngắn, sử dụng thường xuyên các kết quả điều tra nhằm đề xuất giải pháp sử
dụng đất tối ưu cho từng lưu vực. Cách tiếp cận toàn diện này trở thành tiền đề quan
trọng cho nhà quản lí giải quyết các mâu thuẫn về sử dụng tài nguyên (nguồn nước rừng - nông nghiệp) trong lưu vực [129].
Belen Martin và cộng sự (2016), đã tiến hành đánh giá các đặc trưng của cảnh
quan trên cơ sở kết hợp phân tích dữ liệu Hệ thống thông tin địa lí (GIS) về giao
thông và các chỉ số cảnh quan. Nghiên cứu đã hướng tới mục tiêu đề xuất phương
pháp đánh giá đặc trưng và chất lượng hình ảnh của cảnh quan dưới tác động của
đường giao thông tại Madrid, Tây Ban Nha. Kết quả đánh giá chất lượng phong
cảnh giúp hỗ trợ công tác quy hoạch và giám sát cảnh quan nhằm đảm bảo những
thay đổi về tài nguyên và môi trường của lãnh thổ do đường giao thông không ảnh
hưởng tới hiệu quả sử dụng cảnh quan [91].
Cũng trong năm này, Jian Xu và cộng sự (2016), đã đưa ra mô hình biến động
có tính hệ thống về quá trình công nghiệp hóa và đặc trưng sinh thái cảnh quan tại

hành lang công nghiệp Trung Quốc trong giai đoạn 2005 - 2009. Dựa trên 5 tiêu chí
(công nghiệp, dân số, kinh tế đô thị, môi trường và cảnh quan sinh thái), một hệ
thống được hình thành nhằm kết nối các yếu tố này thành chuỗi các dự báo theo
kịch bản phát triển khác nhau. Từ đây, các chỉ số cảnh quan được tính toán trên cơ
sở dữ liệu GIS không chỉ đánh giá được sự thay đổi của 4 kịch bản mà còn xác định
được tiến trình phát triển tối ưu cho mục tiêu bảo vệ sinh thái CQ thông qua kết quả
dự báo mô phỏng trong giai đoạn 2015 - 2020 [112].
Corrado Diamantini (2016), đã đưa ra những cơ sở quy hoạch nông nghiệp
ven đô, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững tại thành phố Alpine. Nghiên cứu đã
cung cấp những lí luận trong xác định chức năng của CQ đô thị cũng như các yếu tố
làm suy yếu mối quan hệ đô thị - tự nhiên. Điều này không chỉ đe dọa mục tiêu phát
triển bền vững của thành phố mà còn đe dọa tới bản sắc truyền thống của khu vực.
Dựa trên cách tiếp cận hiệu quả trong quy hoạch CQ, một lãnh thổ ưu tiên phát triển
nông nghiệp được hình thành nhằm duy trì các đặc trưng của cộng đồng sản xuất
nông nghiệp truyền thống trước sự bành trướng của quá trình đô thị hóa [93].
Young (2016), đưa ra khung lí thuyết về quy hoạch CQ trên cơ sở đánh giá
tiềm năng trí tuệ về sinh thái. Những phê bình dựa trên kiến thức và lịch sử đối với


11

tính thích ứng của sinh thái cho phép kết nối các giá trị đương đại của Trung Quốc
với triết lí phương Đông, cộng hưởng với tư tưởng hiện đại của phương Tây nhằm
đưa ra cái nhìn phổ quát nhất về hệ thống sinh thái - xã hội. Kết quả của nghiên cứu
giúp con người can thiệp khôn ngoan vào tự nhiên thông qua các quy hoạch CQ có
tính đối xứng cao, giữa một bên là ảnh hưởng chi phối và bên kia là cách mạng tiến
bộ của hệ thống sinh thái - xã hội. Thông qua quá trình đánh giá những hiểu biết về
sinh thái, mô hình lí thuyết này hứa hẹn trở thành hướng nghiên cứu có giá trị nhằm
phát huy sự gắn kết của con người và sinh thái trong cảnh quan [122].
Tại Việt Nam, Trung tâm Địa lí tài nguyên - Viện Khoa học và Công nghệ

Việt Nam (1992), đã xây dựng hệ thống phân vùng cảnh quan Việt Nam gồm: Đới Á đới - Miền - Á miền - Vùng. Nguyễn Ngọc Khánh và cộng sự (1996) đã “Nghiên
cứu các đơn vị phân loại cảnh quan Việt Nam tỉ lệ 1:1.000.000”. Phạm Hoàng Hải
và cộng sự (1997), đã xuất bản cuốn sách “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng
hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam” [20] và
công trình “Nghiên cứu các nguyên tắc và hệ thống phân vị cảnh quan Việt Nam”,
để tiến đến “Phân vùng cảnh quan Việt Nam” thành 2 Á đới, 8 Miền và 66 Vùng
cảnh quan trên bản đồ tỉ lệ 1:1000.000. Nguyễn Cao Huần (2005), với công trình
“Đánh giá cảnh quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái” [32]. Phạm Quang Tuấn
(2006), đã “Đánh giá kinh tế sinh thái của cảnh quan đối với các loại hình sử dụng
đất trồng cây ăn quả huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” [71].
Cũng theo hướng này, Nguyễn An Thịnh (2007), đã hoàn thành luận án “Phân
tích cấu trúc Sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và
du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” [60]. Bùi Thị Mai (2010), hoàn thành luận án
“Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ sử dụng hợp lí lãnh
thổ lưu vực sông Ba”. Trương Quang Hải (2010), có nghiên cứu “Đánh giá cảnh
quan cho mục đích phát triển nông lâm nghiệp và du lịch tại khu vực có núi đá vôi
tỉnh Ninh Bình”. Đỗ Văn Thanh (2011), hoàn thành luận án “Đánh giá tổng hợp
môi trường sinh thái phục vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững
tỉnh Bắc Giang”. Trương Thị Tư (2011), hoàn thành luận án “Nghiên cứu cảnh quan
phục vụ sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng
Bình”. Trần Anh Tuấn (2013), hoàn thành luận án “Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lí
phục vụ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lí tài nguyên huyện Quảng Ninh, tỉnh


12

Quảng Bình”. Dương Thị Nguyên Hà (2013), hoàn thành luận án “Nghiên cứu đánh
giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh
Quảng Ngãi”. Nguyễn Minh Nguyệt (2014), hoàn thành luận án “Cơ sở cảnh quan
học cho việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường trong phát triển nông

lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh”. Nguyễn Ánh Hoàng (2016), hoàn thành luận án “Phân
tích cấu trúc, chức năng cảnh quan phục vụ mục đích tổ chức lãnh thổ sản xuất
nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Yên Bái”.
Mặt khác, xu hướng nghiên cứu về cấu trúc, chức năng, động lực của cảnh
quan trong giải quyết các vấn đề sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên, bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững KT - XH ngày càng được quan tâm. Đồng thời, với
cách tiếp cận của cảnh quan học và sinh thái cảnh quan, khả năng ứng dụng trong
thực tiễn không chỉ phát huy điểm mạnh “liên ngành” trong giải quyết mâu thuẫn
nội tại mà còn cho phép kết nối các giá trị trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong hệ
thống tự nhiên và nhân văn.
Tóm lại, CQ học được hình thành và phát triển ở Nga và Đông Âu từ cuối thế
kỉ XIX với các nghiên cứu phân vùng địa lí tự nhiên, nghiên cứu các nhân tố thành
tạo, thành lập Bản đồ cảnh quan. Từ đây, sự phát triển của CQ học tại Châu Âu và
Bắc Mĩ với xu hướng sinh thái hóa đã hình thành trường phái nghiên cứu mới phù
hợp với đặc thù của các quần xã sinh vật phổ biến tại khu vực này. Cho đến nay,
CQ học và sinh thái CQ đã phát triển nhanh chóng không chỉ về lí luận, phương
pháp nghiên cứu mà còn có những đóng góp to lớn trong việc sử dụng hợp lí và bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về cảnh quan phục vụ tổ chức lãnh thổ
Veerle và Antrop (2000), đã đưa ra những phân tích về sự thay đổi đối với CQ
truyền thống tại Miền Nam nước Pháp. Dựa trên những tính toán về chỉ số hình
dạng và cấu trúc của CQ. Nghiên cứu đã đánh giá được những thay đổi trong động
lực biến đổi của khu vực (đô thị hóa, thay đổi diện tích đất nông nghiệp...). Từ đây,
nghiên cứu đã chứng minh sự thay đổi về hình thái và cấu trúc là tiền đề cho sự thay
đổi về chức năng của CQ. Điều này, thực sự có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động
điều chỉnh và đề xuất quy hoạch của vùng [127]. Cũng trong năm này, Bastian Olaf
đưa ra hệ thống phân loại CQ phục vụ quy hoạch tổng thể lãnh thổ tại Đức [87].


13


Bastian (2000), đã đánh giá về sự phù hợp của đơn vị CQ đối với hoạt động
của con người về chức năng cân bằng của tự nhiên cũng như sức chứa của chúng.
Đây là tiền đề cho việc xây dựng các mục tiêu quản lí CQ theo từng khu vực. Dựa
trên những đánh giá về chức năng, sự chuyển đổi qua lại giữa tự nhiên và con người
và các mục tiêu môi trường. Nghiên cứu trở thành cách tiếp cận toàn diện trong
đánh giá sinh thái CQ phục vụ quy hoạch phát triển tổng thể lãnh thổ [88].
Schlaepfer và cộng sự (2002), cung cấp cách tiếp cận mới dựa vào hệ sinh thái
trong đánh giá đa mục đích sử dụng tài nguyên rừng, dựa vào đánh giá tầm quan
trọng của cảnh quan. Nghiên cứu đã tiến hành xác định mức độ duy trì chất lượng
và tiềm năng sản xuất của tài nguyên rừng. Đồng thời, nghiên cứu đã tích hợp các
mục tiêu sinh thái, KT - XH trong các đánh giá đa chỉ tiêu mục đích sử dụng và
phát triển bền vững tài nguyên rừng [123].
Fujihara và Kikuchi (2005), quan tâm đến sự thay đổi cấu trúc CQ của lưu vực
sông Nagara, Miền Trung Nhật Bản. Trên cơ sở xây dựng lại cấu trúc cũ kết hợp
với việc phân tích các bản đồ thành phần, nghiên cứu xác định những thay đổi CQ ở
lưu vực sông theo những thay đổi trong mô hình sử dụng đất. Đây là cơ sở để quy
hoạch bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học cho quản lí các lưu vực sông [103].
Cũng dựa trên những phân tích sự thay đổi về cấu trúc cảnh quan, Matsushita
và cộng sự (2006), đưa ra những nhận định dựa trên dữ liệu GIS tại lưu vực hồ
Kusumigaura [dẫn theo 107]. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, xu hướng phân mảnh
và bất đồng nhất của cảnh quan xuất phát từ sự suy giảm diện tích che phủ rừng, đất
nông, lâm nghiệp và gia tăng tỉ lệ đất đô thị.
Ngoài ra, hướng nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng các loại tài nguyên:
tài nguyên đất, Su Shiliang và cộng sự (2011), rừng Katsue và cộng sự (2000), nông
nghiệp, Xi và cộng sự (2009),... Thông qua sự phát triển qua các hệ thống sinh thái
xã hội. Quá trình đánh giá dựa trên mô tả (i) các giai đoạn sử dụng TNTN; (ii) phân
chia không gian và các áp lực của CQ; (iii) phân tích hậu quả đối với nguồn vốn tự
nhiên và xã hội, Angelstam và cộng sự (2013).
Fuseini và Kemp (2015), đã đánh giá quy hoạch không gian tới chiến lược

phát triển KT - XH tại Ghana theo các nguyên tắc của phát triển bền vững. Các quy
hoạch không gian theo thời gian đã bị lu mờ vai trò đối với hoạt động KT - XH. Do
đó, các mục tiêu phát triển bền vững được thực hiện tại các khu vực đô thị thông


14

qua chính sách sử dụng đất đai và dự luật quy hoạch không gian. Điều này đã khắc
phục được những hạn chế trước đây của quá trình sử dụng đất không theo quy
hoạch, đối mặt với hàng loạt vấn đề KT - XH nảy sinh. Khi đó, hệ thống phân cấp
quản trị sử dụng đất không thể đảm bảo quy hoạch được thực hiện thành công. Do
vậy, những nỗ lực tái cấu trúc không gian sẽ hỗ trợ chính phủ đạt được mục tiêu
phát triển bền vững trong tương lai [109].
Carolin Gallera và cộng sự (2016), đã đưa ra kiến nghị giải quyết những thách
thức khi thực hiện vấn đề quy hoạch môi trường dựa trên quá trình tích hợp các dịch
vụ hệ sinh thái ở quy mô khu vực. Quá trình áp dụng khái niệm dịch vụ hệ sinh thái
đã cho phép cân nhắc vấn đề đánh đổi chức năng và đa chức năng của hệ sinh thái
trong ra quyết định. Những tác động tiềm năng cho phép quy hoạch và quản lí các
đối tượng có tính tương tác liên ngành dựa trên những tác động mang tính cá nhân
hay xã hội hoặc có sự tham gia của cộng đồng. Đồng thời, quá trình đánh giá tích
hợp này cho phép hình thành khung tham chiếu đánh giá và giám sát môi trường
thông qua sự phân biệt lợi ích kinh tế của cộng đồng, cá nhân với những rủi ro có
thể mang lại. Kết quả nghiên cứu cho phép đánh giá các đối tượng trong quá trình
quy hoạch theo phương thức định giá kinh tế [92].
Ở Việt Nam, các Chương trình Khoa học cấp Nhà nước phục vụ định hướng
sử dụng hợp lí lãnh thổ bao gồm:
Chương trình Tây Nguyên I, đã tập trung điều tra cơ bản các yếu tố tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên và KT - XH đồng thời tiến hành công tác phân vùng địa lí tự
nhiên vùng Tây Nguyên.
Chương trình Tây Nguyên II, tập trung nghiên cứu các giải pháp phát triển bền

vững toàn vùng Tây Nguyên nói chung và một số khu vực trọng điểm nói riêng.
Đồng thời, đánh giá thực trạng tài nguyên môi trường tự nhiên và kinh tế, văn hóa,
xã hội của Tây Nguyên sau hơn 20 năm khai thác nhằm đề xuất và xây dựng luận
cứ phát triển bền vững Tây Nguyên.
Chương trình Tây Nguyên III, tập trung cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ quy
hoạch phát triển KT - XH Tây Nguyên; Đề xuất chuyển giao công nghệ tạo ra các
sản phẩm hàng hóa và công nghệ xử lí môi trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế,
bảo vệ môi trường, phát triển tiềm lực KHCN Tây Nguyên; Cảnh báo thiên tai nguy


×