Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng xã phúc lộc, huyện ba bể, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

MẠC THỊ HUYỀN

NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CỘNG
ĐỒNG XÃ PHÚC LỘC, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

MẠC THỊ HUYỀN

NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CỘNG
ĐỒNG XÃ PHÚC LỘC, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Tuấn Anh

HÀ NỘI – 2016


MỤC LỤC


MỤC LỤC...................................................................................................................... i
Lời cam đoan............................................................................................................... iii
Lời cảm ơn ................................................................................................................... iv
Danh mục các ký hiệu viết tắt ....................................................................................... v
Danh mục các bảng ...................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 3
4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................ 3
5. Kết cấu luận văn ........................................................................................................ 3
Chương 1.Cơ sở lý luận của đề tài ................................................................................ 6
1.1.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu....................................................................................... 6

1.2. Các khái niệm làm việc ................................................................................................ 12
1.3.

Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu từ tiếp cận của khung sinh kế bền vững .. 16

Chương 2. Địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu .................................... 19
2.1.

Địa bàn nghiên cứu ......................................................................................................... 19

2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn ......................... 19
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn ........................ 20
2.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 23
2.2.1. Cách tiếp cận ..................................................................................................... 23

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 23
Chương 3.

Biểu hiện của biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đối

với cộng đồng xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn ........................................... 31
3.1.

Dẫn nhập ........................................................................................................... 31

3.2.

Diễn biễn của biến đổi khí hậu tại xã Phúc lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn ... 32
i


3.3.

Kịch bản Biến đổi khí hậu tỉnh Bắc Cạn .......................................................... 36

3.4.

Tác động của biến đổi khí hậu tới đời sống và sản xuất của cộng đồng xã Phúc

lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn ............................................................................... 38
3.4.1. Tác động của BĐKH tới sản xuât nông lâm nghiệp và an ninh lương thực ...... 40
3.4.2. Tác động của BĐKH tới giao thông đi lại................................................................ 48
3.4.3. Tác động của BĐKH tới môi trường, tài nguyên nước, đa dạng sinh học........ 49
3.4.4. Tác động của BĐKH tới y tế và sức khỏe cộng đồng............................................ 50
Chương 4.Năng lực thích ứng của cộng đồng xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc

Cạn đối với biến đổi khí hậu ....................................................................................... 50
4.1.

Dẫn nhập ........................................................................................................... 50

4.2.

Vốn con người .................................................................................................. 51

4.3.

Vốn tự nhiên ..................................................................................................... 58

4.4.

Vốn xã hội ......................................................................................................... 59

4.5.

Vốn tài chính ..................................................................................................... 64

4.6.

Vốn vật chất ...................................................................................................... 69

KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 76
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 81

ii



Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh không sao chép các công
trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được
công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đã được cho
phép, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2016
Tác giả

Mạc Thị Huyền

iii


Lời cảm ơn
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn khoa
học, Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh là người đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý,
chỉnh sửa và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Sau đại học - Đại
học Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hướng
dẫn hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ và người dân xã
Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc cạn– những người đã cung cấp thông tin giúp tôi
hoàn thiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người
luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2016
Tác giả

Mạc Thị Huyền

iv


Danh mục các ký hiệu viết tắt
BĐKH

: Biến đổi khí hậu

Bộ NN & PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CBA

: Community Based Adaptation

IPCC

: Intergovernmental Panel on Climate Change

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

MONRE

: Ministry of Natural Resources and Environment


PRA

: Participatory rural appraisal

PTBV

: Phát triển bền vững

UNFCCC

: United Nations Framework Convention on Climate change

WMO

: World Meteorological Organization

SAR

: Second Assessment Report

ADB

: Asian Development Bank

NTPRCC

:

National Target Programme to Respond to Climate Change


v


Danh mục các bảng
Bảng 2-1: Tổng số người tham gia phỏng vấn.............................................................26
Bảng 2-2: Đặc điểm kinh tế xã hội của thành phần tham gia thảo luận nhóm ............27
Bảng 2-3: Sinh kế chính của nhóm tham gia phỏng vấn .............................................29
Bảng 3-1: Xu hướng BĐKH ở tỉnh Bắc Cạn ...............................................................34
Bảng 3-2: Diễn biến thiên tai xã Phúc Lộc ..................................................................35
Bảng 3-3: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) theo kịch bản phát thải trung bình
(B2) ở khu vực Đông Bắc .....................................................................................36
Bảng 3-4: Kịch bản Biến đổi khí hậu ở khu vực Bắc Cạn theo Mức tăng nhiệt độ
trung bình năm (0C) ...............................................................................................36
Bảng 3-5: Kịch bản Biến đổi khí hậu ở khu vực Bắc Cạn theo Mức tăng nhiệt độ cao
nhất năm (0C) ........................................................................................................36
Bảng 3-6: Kịch bản Biến đổi khí hậu ở khu vực Bắc Cạn theo Mức tăng nhiệt độ thấp
nhất năm (0C) ........................................................................................................37
Bảng 3-7: Mức thay đổi lượng mưa theo kịch bản phát thải trung bình (B2) khu vực
Đông Bắc ...............................................................................................................37
Bảng 3-8: Kịch bản Biến đổi khí hậu ở khu vực Bắc Cạn theo Mức tăng lượng mưa
trung bình năm ......................................................................................................37
Bảng 3-9: Kịch bản Biến đổi khí hậu ở khu vực Bắc Cạn theo Mức tăng lượng mưa
cao nhất năm..........................................................................................................38
Bảng 3-10: Kịch bản Biến đổi khí hậu ở khu vực Bắc Cạn theo Mức tăng lượng mưa
thấp nhất năm ........................................................................................................38
Bảng 3-11: Tác động của Biến đổi khí hậu đối với xã Phúc Lộc ................................ 38
Bảng 3-12: Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra tại xã Phúc Lộc ....................................41
Bảng 3-13: Các loại rau địa phương trong năm ...........................................................48
Bảng 4-1: Năng lực ứng phó của các cơ quan đoàn thể xã Phúc Lộc 1 ......................61

Bảng 4-2: Năng lực ứng phó của các cơ quan đoàn thể xã Phúc Lộc .........................63

vi


Danh mục các hình
Hình 1-1: Khung sinh kế bền vững ............................................................................ 17
Hình 1-2: Khung lý thuyết vận dụng .......................................................................... 18
Hình 2-1: Bản đồ vị trí xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn ............................. 19
Hình 3-1 : Diễn biến nhiệt độ qua các năm tại trạm Chợ Rã ...................................... 32
Hình 3-2: Diễn biến lượng mưa qua các năm tại trạm Phủ Thông ............................. 33
Hình 3-3: Diễn biến mực nước quan trắc tại trạm Chợ Mới....................................... 33
Hình 3-4: Diễn biến độ ẩm quan trắc tại trạm Chợ Rã ............................................... 34
Hình 3-5: Sơ đồ hiểm họa thôn Thiêng Điểm, xã Phúc Lộc....................................... 43
Hình 3-6: Các loại thực phẩm được bày bán ở chợ .................................................... 45
Hình 3-7: Thức ăn của gia đình người H’mong xã Phúc Lộc, Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
Cạn ....................................................................................................................... 46
Hình 3-8: Đường giao thông liên thôn thôn Thiêng Điểm, xã Phúc Lộc ................... 49
Hình 4-1: Sử dụng vốn con người trong chăn nuôi 1 ................................................. 54
Hình 4-2: Sử dụng vốn con người trong chăn nuôi 2 ................................................. 55
Hình 4-3: Sơ đồ Venn thể hiện các mối quan hệ giữa cộng đồng với các cơ quan đoàn
thể trong xã ........................................................................................................... 61
Hình 4-4: Sơ đồ Venn thể hiện vai trò của các tổ chức xã hội trong quá trình hỗ trợ
Ban chấp hành phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn thực hiện nhiệm vụ ....... 63
Hình 4-5: Công trình vệ sinh và nước sạch tại thôn Vằng Quan, xã Phúc Lộc ......... 67
Hình 4-6: Nhà ở trong khu vực dễ sạt lở tại thôn Cốc Diển ....................................... 70
Hình 4-7: Nhà văn hóa thôn Vằng Quan và UBND xã Phúc Lộc ............................. 70

vii



MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã xảy ra trong quá khứ và đang tiếp diễn ở hiện

tại và tiềm năng diễn biến phức tạp trong tương lai. Trong quá khứ, BĐKH song
hành cùng với vòng quay vận động của hệ tự nhiên. Khối thiên thạch ngoài vũ trụ va
chạm với trái đất 65,51 triệu năm về trước được coi là thủ phạm chính dẫn đến sự
tuyệt chủng của khủng long và gần 70% các sinh vật khác trên Trái Đất. Khi vụ va
chạm xảy ra, khối thiên thạch này lập tức bị nổ tung, cuốn theo hàng triệu tấn đất đá,
tro bụi lên bầu khí quyển. Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển cùng tiến trình
hiện đại hóa, công nghiệp hóa, các hoạt động sản xuất của con người đóng vai trò
quan trọng trong việc gây ra BĐKH ([57], [3]). Nồng độ khí nhà kính tăng dẫn đến
sự nóng lên toàn cầu khiến BĐKH trở thành thách thức lớn dần của toàn nhân loại.
Trong đó, tác động của BĐKH đến hệ vật lý, sinh thái và kinh tế xã hội của vùng
núi được đánh giá là có tính bất ổn định cao [2]. Kể từ năm 1979, khởi đầu tại Hội
nghị khí hậu toàn cầu, các vấn đề liên quan đến BĐKH đã dần được quan tâm nhiều
hơn và được đưa lên các diễn đàn quốc tế để đánh giá diễn biến, mức độ ảnh hưởng
đến đời sống con người và năng lực ứng phó của các đối tượng bị tác động bởi biến
đổi khí hậu.
Khu vực Đông Nam Á có khả năng chịu ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu
nhiều hơn so với các khu vực khác với sự gia tăng về tần suất và cường độ của các
hiện tượng thời tiết cực đoan; sự giảm năng suất cây trồng; việc mất đi các rừng;
thảm họa xảy đến đối với tài nguyên vùng ven biển; sự gia tăng bùng phát các dịch
bệnh; và các liên minh kinh tế bị phá vỡ và sự chịu đựng của con người [41]. Theo
đó, Việt Nam nằm trong nhóm các nước đang phát triển dễ bị tổn thương nhất trước
các biểu hiện của BĐKH như tăng mực nước biển, hạn hán, bão lũ. Cộng đồng dân
tộc thiểu số ở vùng núi được xác định là có độ phơi nhiễm cao trước những thay đổi

của khí hậu và một trong những cộng đồng dễ bị tổn thương trước các biểu hiện của
BĐKH. Trước tình hình trên, Việt nam đã và đang đưa ra một số chiến lược nhằm
thích ứng với tác động của BĐKH và giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương của cộng đồng
trước BĐKH [2].
Xã Phúc Lộc, huyện Ba bể, tỉnh Bắc cạn thuộc vùng Đông Bắc Bộ được xác

1


định là một trong những vùng chịu nguy cơ tổn thương lớn nhất do Biến đổi khí hậu.
Trong đó, cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm người dân tộc thiểu số, người già
phụ nữ, trẻ em và người nghèo [2].Trong những năm gần đây, xã Phúc Lộc chịu ảnh
hưởng của 7 hình thái thiên tai chính gồm hạn hán, rét đậm rét hại, lũ quét, sạt lở
đất, nắng nóng và mưa đá.Trong đó, loại hình hạn hán và rét đậm rét hại có tần suất
thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế xã hội
của xã. Vì vậy, việc đánh giá năng lực thích ứng của cộng đồng dân cư tại xã Phúc
Lộc, huyện Ba Bể, Bắc cạn trước những biểu hiện rõ rệt của BĐKH là thực sự cần
thiết và tính đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá chi tiết cho địa bàn xã này.
Do những lý do trên, công trình nghiên cứu “Năng lực thích ứng với Biến
đổi khí hậu của cộng đồng xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn” đã được
học viên lựa chọn là đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu.
Về phạm vi nghiên cứu, xét theo phạm vi thời gian, nghiên cứu được tiến
hành từ tháng 03 năm 2014 đến tháng 3 năm 2016. Các số liệu về nhiệt độ, lượng
mưa và độ ẩm được hồi cứu trong giai đoạn 1990 đến năm 2010. Xét về mặt không
gian, nghiên cứu được thực hiện tại xã Phúc Lộc, huyện Ba bể, tỉnh Bắc Cạn. Các số
liệu về khí tượng gồm nhiệt độ và lượng mưa được thu thập tại trạm Khí tượng
Thủy văn gần nhất đó là Trạm khí tượng Chợ Rã, trạm khí tượng Phủ Thông và trạm
Chợ Mới. Ngoài ra, kịch bản BĐKH của tỉnh Bắc cạn và Việt nam cũng được sử
dụng làm cơ sở phân tích trong nghiên cứu này. Tiến trình thu thập số liệu tại thực
địa đã được thực hiện qua phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm mục tiêu gồm nhóm cán

bộ chính quyền địa phương cấp xã, cấp huyện, nhóm người dân thuộc ba thôn được
lựa chọn là thôn Vằng Quang (thôn địa hình vùng thấp) và thôn Thiêng Điểm (thôn
địa hình vùng thấp) và thôn Khuổi Luội (thôn địa hình vùng cao).
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối

với cộng đồng xã Phúc lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn, và xác định năng lực thích
ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng này. Từ đó, cung cấp cơ sở khoa học cho
các cấp quản lý, nhất là cán bộ lãnh đạo xã Phúc lộc và cán bộ lãnh đạo huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc cạn trong việc cải thiện năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của
cộng đồng và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Để đi đến mục tiêu tổng quát ở trên, đề tài triển khai các mục tiêu cụ thể sau:

2


-

Phân tích tác động của biến đổi khí hậu tới đời sống và sản xuất của cộng đồng
xã Phúc lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn

-

Đánh giá năng lực thích ứng của cộng đồng xã Phúc lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
cạn đối vối biến đổi khí hậu

-


Đề xuất giải pháp cải thiện năng lực thích ứng của cộng đồng dân cư xã Phúc
Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn
3.
-

Câu hỏi nghiên cứu
Các biểu hiện cụ thể của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng như thế nào tới đời sống
và sản xuất của cộng đồng xã Phúc lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn?

- Năng lực thích ứng của cộng đồng xã Phúc lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc cạn đối
với biến đổi khí hậu như thế nào?
- Cần những giải pháp nào để nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu
của cộng đồng và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại xã Phúc lộc,
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn?
4. Giả thuyết nghiên cứu
-

Các biểu hiện của Biến đổi khí hậu gia tăng về tần suất và cường độ, diễn

biến bất thường có tác động trực tiếp và gây thiệt hại đến đời sống sản xuất của
người dân;
-

Cộng đồng xã Phúc Lộc chịu tác động của biển đổi khí hậu

-

Năng lực thích ứng của cộng đồng xã Phúc Lộc còn hạn chế

5.


Kết cấu luận văn
Luận văn có cấu trúc theo quy định, gồm các phần chính sau:
Phần mở đầu là phần nêu lên lý do chọn đề tài này làm nghiên cứu, đưa ra

các mục tiêu nghiên cứu cũng như các câu hỏi nghiên cứu. Bên cạnh đó đưa ra giả
thuyết cho nghiên cứu này. Phần tóm tắt các nội dung chính của báo cáo cũng được
giới thiệu ở phần này.
Chương 1 trình bày cơ sở lý luận của đề tài. Chương này tập trung vào khái
quát tổng quan vấn đề nghiên cứu đã được trình bày trong các báo cáo của các
chuyên gia trên thế giới, trong khu vực và Việt Nam. Tổng quan các nghiên cứu
trước đây trên thế giới, trong nước và trên địa bàn nghiên cứu được tóm lược nhằm
tìm hiểu phương pháp, học hỏi và kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được công bố
để tránh thực hiện trùng lặp và thiếu chính xác. Đồng thời, các khái niệm làm việc

3


sử dụng để phân tích vấn đề và khung lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu cũng
được trình bày ở chương này. Các khái niệm làm việc sử dụng trong nghiên cứu
được đưa ra rõ ràng làm cơ sở để phân tích dữ liệu thu thập được. Khung lý thuyết
vận dụng trong nghiên cứu nhằm tóm tắt lại tiến trình thực hiện nghiên cứu và được
thể hiện bằng sơ đồ.
Chương 2 là chương giới thiệu địa bàn nghiên cứu, cách tiếp cận và phương
pháp nghiên cứu. Chương này cung cấp các thông tin về điều kiện địa lý tự nhiên và
đặc điểm kinh tế xã hội của xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn. Cách tiếp cận
liên ngành được vận dụng để thu thập thông tin cho phân tích đánh giá một cách
toàn diện. Các phương pháp nghiên cứu bao gồm phân tích tài liệu thứ cấp, phỏng
vấn sâu chuyên gia, quan sát tại hiện trường, phỏng vấn sâu người dân và cán bộ
chính quyền địa phương, thảo luận nhóm người dân và nhóm cán bộ chính quyền

địa phương. Trong quá trình thảo luận nhóm người dân và nhóm cán bộ chính quyền
địa phương, luận văn sử dụng các công cụ Đánh giá nông thôn có sự tham gia
(PRA) để thu thập thông tin. Các công cụ này gồm bản đồ lịch thời vụ, sơ đồ hiểm
họa, sơ đồ Venn, ma trận đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương. Ngoài ra, để thu thập
thông tin từ phía người dân và cán bộ chính quyền địa phương, tác giả đã thiết lập
bảng hỏi cho phỏng vấn sâu, bảng hỏi này có được điều chỉnh để lấy thông tin sao
cho phù hợp khi lấy thông tin từ các đối tượng khác nhau.
Chương 3 là chương về biểu hiện của Biến đổi khí hậu và các tác động của
Biến đổi khí hậu đối với cộng đồng xã Phúc Lộc. Chương này trình bày về các biểu
hiện của Biến đổi khí hậu tại địa phương thông qua các kịch bản biến đổi khí hậu
tỉnh Bắc Cạn, diễn biến của biến đổi khí hậu thông qua các báo cáo về nhiệt độ,
lượng mưa trong vùng và quan sát của người dân địa phương về các hiện tượng thời
tiết trong những năm gần đây. Căn cứ vào các biểu hiện trên, luận văn đánh giá tác
động của Biến đổi khí hậu đối với cộng đồng xã Phúc Lộc trên các lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp và an ninh lương thực, giao thông đi lại, môi trường, tài nguyên nước
và đa dạng sinh học, y tế và sức khỏe cộng đồng.
Chương 4 giới thiệu kết quả phân tích năng lực thích ứng của cộng đồng xã
Phúc Lộc. Chương này tập trung vào phân tích và đánh giá năng lực của cộng đồng
xã Phúc lộc trước các biểu hiện và tác động của Biến đổi khí hậu đã được trình bày
ở Chương 3. Dựa trên cơ sở các khái niệm làm việc đã được trình bày ở Chương 1,

4


luận văn sử dụng khái niệm về các loại vốn của cộng đồng để phân tích năng lực
thích ứng của họ đối với Biến đổi khí hậu. Các loại vốn đó là vốn con người, vốn tự
nhiên, vốn xã hội, vốn tài chính và vốn vật chất. Các loại vốn này thể hiện năng lực
nội tại của cộng đồng để thích ứng với các biểu hiện của Biến đổi khí hậu nhằm
giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu lên cộng đồng.
Kết luận, giải pháp và khuyến nghị là phần tóm tắt từ kết quả nghiên cứu.

Xem xét mục tiêu nghiên cứu có đạt hay không. Các câu hỏi nghiên cứu đã được trả
lời chưa. Giả thuyết nghiên cứu đã đáp ứng chưa. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn
đưa ra các kết luận, nhận định ngắn gọn của nghiên cứu. Dựa vào các thông tin về
năng lực hiện có của cộng đồng đã được đánh gia ở chương 4, luận văn đề xuất một
số các giải pháp giúp cộng đồng nâng cao năng lực thích ứng đối với Biến đổi khí
hậu. Từ đó, luận văn cũng đưa ra một vài khuyến nghị cho địa phương và các bên
liên quan trong nghiên cứu này.

5


Chƣơng 1.Cơ sở lý luận của đề tài
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
BĐKH ngày càng có những tác động trực tiếp lên hệ sinh thái và ảnh hưởng
đến cuộc sống của con người. Trước tình hình trên, thế giới liên tục kêu gọi các hành
động ứng phó với BĐKH nhằm khắc phục hậu quả do BĐKH gây ra và điều chỉnh
nhằm thích ứng với sự thay đổi này. Các trung tâm nghiên cứu về BĐKH đã được
thành lập với sự tham gia đóng góp của các chuyên gia đầu ngành. Tiêu biểu là Ủy
ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change
– IPCC). IPCC đã xuất bản hàng loạt các báo cáo kỹ thuật liên quan đến BĐKH, tiêu
biểu là 5 báo cáo đánh giá tổng hợp gồm : Báo cáo đánh giá IPCC thứ nhất năm 1990
(FAR); Báo cáo đánh giá IPCC thứ 2 năm 1995: Biến đổi khí hậu (SAR); Báo cáo
đánh giá IPCC thứ 3 năm 2001: Biến đổi khí hậu (TAR); Báo cáo đánh giá IPCC thứ
4 năm 2007: Biến đổi khí hậu (AR4); Báo cáo đánh giá IPCC thứ 5 năm 2014.
Về năng lực thích ứng đối với các tác động của BĐKH, nhiều công trình
nghiên cứu đã được các chuyên gia liên ngành quan tâm, nghiên cứu, đánh giá trên
phạm vi toàn thế giới. Tiêu biểu cho các kết quả nghiên cứu đã được công bố nhiều
năm qua như sau:
Kể từ năm 1997, trong báo cáo đặc biệt của Ủy ban liên chính phủ làm việc về
BĐKH về tác động của BĐKH đến khu vực – đánh giá tính dễ bị tổn thương, các đối

tượng hệ sinh thái, nguồn nước, sản xuất lương thực, hệ sinh thái ven biển và sức
khỏe con người được lựa chọn là đối tượng để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
trước sự thay đổi của khí hậu toàn cầu.
Đến năm 2001, một nghiên cứu mới được thực hiện từ Báo cáo đánh giá thứ 3
của IPCC chỉ ra rằng năng lực thích ứng bị ảnh hưởng không chỉ bởi sự phát triển
kinh tế và công nghệ mà cả các nhân tố xã hội như là nguồn vốn con người và cấu
trúc quản lý [27]. Hiện có rất nhiều ví dụ về các nguồn vốn xã hội, mạng lưới xã hội,
giá trị, quan điểm, văn hóa, truyền thống và mức độ nhận thức ảnh hưởng đến năng
lực của cộng đồng trong thích ứng với các rủi ro liên quan đến BĐKH. Cộng đồng ở
Samoa ở Nam Thái Bình Dương, ví dụ, sống dựa vào sự hỗ trợ phi tài chính không
chính thức và mạng lưới xã hội và đương đầu với các thảm họa bão lụt, cùng với sự

6


đa dạng sinh kế và hỗ trợ tài chính không chính thức của mạng lưới gia đình mở rộng
([27], [41]).
Vào năm 2003, tổ chức Lương thực thế giới (FAO) đã xuất bản báo cáo “Rủi
ro, tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng chống chịu trong bối cảnh BĐKH”. Báo
cáo nhận định trước khi cân nhắc đến yếu tố chống chịu, chúng ta làm rõ khái niệm
về tính dễ bị tổn thương trước. Khi xét đến các rủi ro và tác động của chúng lên các
hệ thống, chúng ta cần cân nhắc tính dễ bị tổn thương.
Tháng 8 năm 2003, nghiên cứu “Xây dựng năng lực cộng đồng thích ứng với
BĐKH dựa vào các nguồn của cộng đồng” của nhóm các nhà nghiên cứu Sharmalene
Mendis, Suzanne Mills và Jennifer Yantz đã được xuất bản. Nghiên cứu chứng tỏ
rằng, các yếu tố quan trọng quyết định năng lực thích ứng của cộng đồng với BĐKH
là các loại vốn gồm vốn kinh tế, vốn con người, vốn xã hội. Về vốn kinh tế, các chỉ số
dùng để đánh giá gồm chỉ số của cải kinh tế, sự đa đạng về kinh tế, cơ sở hạ tầng và
công nghệ. Chỉ số của cải kinh tế là các chỉ số thể hiện sự tiếp cận các tài sản vốn,
vốn tài chính, ngân sách sẵn có, sức lao động và tỉ lệ thất nghiệp, phân phối thu

nhập.Chỉ số đa dạng kinh tế là các chỉ số thể hiện sự đa dạng và quan điểm về các
ngành công nghiệp, sự phụ thuộc vào các nguồn, tiếp cận tài nguyên du lịch sẵn có,
cơ hội trong các lĩnh vực. Chỉ số cơ sở hạ tầng là các chỉ số thể thiện tỉ lệ đóng thuế
tại địa phương, nhà ở, tiếp cận và duy trì các dịch vụ đáp ứng nhu cầu sống cơ bản,
khả năng sử dụng các phương tiện vận chuyển sẵn có. Chỉ số công nghệ là các chỉ số
thể hiện đầu tư vào công nghệ, tiếp cận với công nghệ, nguồn sẵn có để phát triển
cộng nghệ, trình độ công nghệ hiện tại. Về vốn con người, các chỉ số đùng để đánh
giá là các chỉ số liên quan đến thông tin và kỹ năng, giáo dục. Trong đó, chỉ số về
thông tin và kỹ năng bao gồm mức độ tiếp cận các kiến thức truyền thống, sử dụng
các dịch vụ thông tin và thư viện, mù chữ, hạn chế về hiểu biết, sự hiểu biết khoa học
về các vấn đề, khả năng lãnh đạo, khả năng làm chủ doanh nghiệp. Chỉ số về giáo dục
là các chỉ số thể hiện sự tiếp cận nền giáo dục chính thức và không chính thức, trình
độ học vấn của người dân. Chỉ số về sức khỏe thể hiện ở việc sống trong nhà ở kiên
cố; chất lượng và trữ lượng nước uống; chi tiêu vào sức khỏe; sức khỏe tâm sinh lý
của từng cá nhân, sự thay đổi và tăng trưởng dân số; tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y
tế. Về vốn xã hội, các chỉ số dùng để đánh giá là các chỉ số liên quan đến văn hóa, kết
nối cộng đồng và thể chế, mối liên kết thể chế và sự công bằng. Chỉ số văn hóa gồm

7


mối quan hệ đất đai, bản sắc văn hóa, tiếp cận kiến thức bản địa, mối quan hệ với
chính quyền, nguồn sẵn có, sử dụng ngôn ngữ, bản sắc văn hóa và ý thức lãnh thổ.
Chỉ số về sự kết nối cộng đồng bao gồm việc lập kế hoạch có sự tham gia của cộng
đồng và các bên liên quan, trao đổi kiến thức, ra quyết định đối với những vấn đề liên
quan đến cả cộng đồng, khả năng tạo dựng lòng tin, thăm hỏi bạn bè, quan hệ xã hội,
thành viên của các tổ chức, tham gia vào chính trị. Chỉ số liên quan đến thể chế và
mối liên kết thể chế gồm sự tồn tài và mật độ các mạng lưới; tự do chính trị trong việc
tạo dựng thể chế; năng lực thể chế; truyền thông; mức độ cách ly và kết nối với cộng
đồng; lòng tin vào thể chế; kế hoạch chiến lược; phát triển quan hệ hợp tác và đối tác.

Chỉ số về sự công bằng thể hiện ở tỉ lệ mức thu nhập thấp (nghèo đói); hiện trạng
kinh tế xã hội; sự lãnh đạo của phụ nữ; tỉ lệ phần trăm lao động nữ; phân phối thu
nhập đối với nhóm thiểu số; tiếp cận các dịch vụ cơ bản và nhà ở [8].
Tiếp theo, vào năm 2007, Công ước khung của Liên hiệp quốc (UNFCCC)
cũng đã xuất bản báo cáo về BĐKH: Tác động, tính dễ bị tổn thương và khả năng
thích ứng ở các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển thuộc Châu Phi, Châu
Á, Mỹ Latinh và các đảo nhỏ là các tiểu bang đang phát triển được lựa chọn là đối
tượng để đánh giá tính dễ bị tổn thương. IPCC cũng xuất bản Báo cáo đánh giá thứ 4
vào năm này. Nhóm làm việc II thuộc IPCC đã tổng hợp các nghiên cứu báo cáo:
“Tác động, khả năng thích ứng và tính dễ bị tổn thương và đánh giá năng lực thích
ứng”. Báo cáo có cho rằng: “Về các nhân tố của năng lực thích ứng, năng lực thích
ứng là khả năng hoặc tiềm năng của một hệ thống ứng phó thành công với các dạng
và sự biến đổi của khí hậu, bao gồm cả sự điều chỉnh về hành vi, các nguồn và công
nghệ. Biểu hiện của năng lực thích ứng đã được thể hiện là điều kiện cần thiết để phát
triển và thực hiện chiến lược thích ứng hiệu quả nhằm giảm thiểu các hậu quả và tác
động của BĐKH. Khả năng thích ứng cũng giúp các lĩnh vực và tổ chức tận dụng cơ
hội hoặc lợi thế từ BĐKH, ví như mùa sinh trưởng kéo dài hơn hoặc phát triển tiềm
năng du lịch. Nhiều hiểu biết hiện tại về năng lực thích ứng xuất phát từ các đánh giá
tình trạng dễ bị tổn thương. Ngay cả khi các chỉ số về tính dễ bị tổn thương không rõ
ràng gồm các yếu tố quyết định năng lực thích ứng, các chỉ số được lựa chọn thường
đưa ra các kiến thức quan trọng về các yếu tố, các quá trình và cấu trúc thúc đẩy hoặc
hạn chế năng lực thích ứng (Eriksen and Kelly, 2007). Một kết quả rõ ràng từ nghiên
cứu về tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng chỉ ra rằng một số khía cạnh của

8


khả năng thích ứng rất chung chung, trong khi những thứ khác lại cụ thể liên quan
đến tác động của BĐKH. Chỉ số chung chung ở đây ví dụ như là các yếu tố giáo dục,
thu nhập và sức khỏe. Chỉ số cụ thể liên quan đến tác động chuyên biệt như là hạn

hán hoặc lũ lụt, có thể liên quan đến thể chế, hiểu biết và kỹ thuật. Ngoài ra, một số
bằng chứng cho thấy rằng các chỉ số về năng lực thích ứng và tính dễ bị tổn thương ở
cấp quốc gia được sử dụng bởi các chuyên gia thương lượng và làm việc về BĐKH,
các cấp ra quyết định trong việc lập sách và phân bổ nguồn vốn ưu tiên cho việc can
thiệp [42].
Ngay sau đó, năm 2009, tổ chức CARE international đã xuất bản cuốn sổ tay
về phân tích tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực ứng phó với BĐKH. Trong đó,
phương pháp sử dụng để thu thập số liệu phân tích là phương pháp đánh giá có sự
tham gia, đánh giá từ dưới lên kết hợp với một số khung làm việc về Giới và sự đa
dạng, Khung sinh kế, Tiếp cận dựa trên quyền và Khung thích ứng dựa vào cộng
đồng của CARE để tiến hành đánh giá [28].
Gần đây, vào năm 2014, IPCC xuất bản Báo cáo đánh giá lần thứ 5 và có tập
trung sâu hơn về đánh giá năng lực thích ứng. Điều này chứng tỏ rằng xu hướng
nghiên cứu của thế giới đang hướng đến việc tăng cường khả năng ứng phó của cộng
đồng trước diễn biến của BĐKH. Nhân loại đã và đang hành động để giảm nhẹ và
thích ứng với các nguy cơ trước mắt.
Việc đánh giá năng lực thích ứng với BĐKH của từng cộng đồng cụ thể cho
từng vùng cụ thể là cần thiết để có các kết quả chính xác và chi tiết cho từng vùng.
Theo Ellen Wall & Katia Marzall, 2006, nghiên cứu về “ Năng lực thích ứng với
BĐKh của cộng đồng khu vực nông thôn Canada đã được phân tích dựa trên Khung
năng lực thích ứng đưa ra bởi Medis và cộng sự năm 2003 như trên. Nghiên cứu có
cùng nhận định so với báo cáo trên của Mendis và cộng sự năm 2003 về việc Năng
lực thích ứng tồn tại ở các phạm vi khác nhau, từ phạm vì cá nhân đến gia đình, cộng
đồng, khu vực và quốc gia. Năng lực thích ứng cơ bản phụ thuộc vào việc tiếp cận
các nguồn; không chỉ tồn tại ở số lượng mà hệ thống yêu cầu các nguồn phải được
huy động một cách hiệu quả. Các nguồn được xét đến bao gồm: nguồn vốn xã hội,
vốn con người, thể chế, tự nhiên và kinh tế[46].
Các nguồn vốn của cộng đồng cũng đã được chọn làm chỉ số để Đánh giá Tính
dễ bị tổn thương và Năng lực thích ứng với các rủi ro khí hậu trong báo cáo cùng tên


9


về Phương pháp điều tra ở cấp địa phương đến quốc gia. Nghiên cứu đưa ra khái
niệm về sinh kế bền vững nhấn mạnh đến các thể khác nhau của các nguồn vốn và
điều kiện thể chế và chính sách, tiếp cận quyền lợi về môi trường và nhấn mạnh phạm
vi độc lập trong việc huy động sử dụng các nguồn (bao gồm nguồn lực con người).
Năng lực thích ứng, nghĩa là năng lực điều chỉnh trước các tác động thực tiễn hoặc dự
kiến của khí hậu, theo lý thuyết thì năng lực thích ứng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố bao gồm cơ sở hạ tầng và tài sản, hệ thống nước tưới, vốn xã hội và vốn con người,
và các kinh nghiệm trong việc tận dụng các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài như là các tổ
chức, cơ quan quản lý [29].
Việt nam nằm trong nhóm các nước đang phát triển chịu tác động nặng nề của
BĐKH và các đặc điểm về địa hình, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội góp phần tạo
ra tính dễ bị tổn thương cao trước các tác động của BĐKH. Vùng núi Đông bắc, Tây
Bắc và Bắc trung bộ, đồng bằng Bắc Bộ, dải ven biển nhất là những vùng bị ảnh
hưởng của bão, nước dâng, lũ lụt như đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng, ven
biển Trung Bộ, Hải đảo, Tây nguyên, vùng núi và Trung du Bắc Bộ được đánh giá là
có tính nhạy cảm và dễ bị tổn thương cao trước các biểu hiện của BĐKH. BĐKH có
ảnh hưởng tới tất cả các ngành và các lĩnh vực gồm nông nghiệp và an ninh lương
thực, thủy sản, các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, tài nguyên nước (nước mặt
và nước ngầm), năng lượng (sản xuất và tiêu thụ), sức khỏe cộng đồng, du lịch, hạ
tầng kỹ thuật, khu công nghiệp, nơi cư trú, giao thông vận tải. Cộng đồng dễ bị tổn
thương trước các biểu hiện của BĐKH gồm nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số,
người già, trẻ em, phụ nữ, dân cư ven biển nhất là nông dân nghèo, ngư dân, dân cư
miền núi nhất là dân tộc thiểu số [2].
Căn cứ vào nhận định về các vùng, các đối tượng, các cộng đồng dễ bị tổn
thương trước Biến đổi khí hậu ở trên, nhiều báo cáo nghiên cứu đánh giá tính dễ bị
tổn thương và năng lực thích ứng với BĐKH của cộng đồng đã được các các cơ quan
nhà nước, các tổ chức phi chính phủ thực hiện tại các vùng được xác định là có tính

phơi nhiễm cao và nhạy cảm trước các tác động của BĐKH gồm dải ven biển đồng
bằng sông Cửu Long, sông Hồng và ven biển trung bộ, vùng núi phía Bắc và Bắc
Trung Bộ.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Shaw (2006) về thích ứng với BĐKH dựa vào
cộng đồng ở miền Trung đã chỉ ra rằng, thay đổi khí hậu, thời tiết như sự sự biến đổi

10


lượng mưa, hay sự thay đổi đường đi của lốc xoáy đã ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp và chăn nuôi, những kiểu sinh kế chính của cộng đồng dân cư ở đây. Shaw
nhận xét rằng, sự liên kết giữa người dân và chính quyền là yếu tố quan trọng của
việc thích ứng đối với BĐKH dựa vào cộng đồng [54]. Một nhóm các tác giả khác
qua nghiên cứu “Living with Environmental change: social vulnerability, Adaptation
and Resilience in Vietnam” đã phân tích tương đối toàn diện các nhân tố liên quan
đến những tổn thương về mặt xã hội cũng như khả năng phục hồi sau các thay đổi
môi trường. Thêm nữa, ở Việt nam, trong quá trình ứng phó với BĐKH, cư dân
thường vận dụng những loại vốn mà họ có từ trước ([33],[43]). Trong nghiên cứu,
Nguyễn Tuấn Anh cùng các cộng sự tổng hợp các khái niệm vốn và các loại vốn và
sau quá trình phân tích, nhóm tác giả dựa vào lập luận của Halpern về các nguồn vốn
tài chính, vốn vật chất, vốn tự nhiên, vốn con người, vốn xã hội để làm cơ sở lý luận
cho nghiên cứu về cách mà người dân vận dụng một số loại vốn để ứng phó với
những hiện tượng thời tiết cực đoan thông qua việc điều chỉnh, thay đổi sinh kế của
họ, trong bối cảnh cụ thể của xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình [7].
Trong khuôn khổ dự án “Cải thiện sức chống chịu với tác động của Biến đổi
khí hậu vùng ven biển Đông Nam Á” được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và thực
hiện bởi sự hợp tác giữa Tổng cục Biển và hải đảo (VASI), Bộ Tài nguyên và Môi
trường, GIZ và Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), Đánh giá tính dễ bị tổn
thương và năng lực thích ứng với tác động cả BĐKH (VCA) tại ấp Vàm Rầy và Ấp
Thuận An, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang đã được thực hiện và có kết

quả vào tháng 10, 2012. Đánh giá sử dụng phương pháp và công cụ tổng hợp từ
CARE và UNDP gồm công cụ đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực thích
ứng của cộng đồng (VCA), công cụ đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA) và các
công cụ đánh giá tại thực địa khác. Khảo sát thực địa và phỏng vấn, thảo luận nhóm
mục tiêu, phỏng vấn sâu đã được tiến hành để thu thập thông tin qua việc áp dụng các
công cụ tại hiện trường. Khảo sát thực địa có sự tham gia của cộng đồng đã giúp đánh
giá đầy đủ mọi khía cạnh của tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng của địa
phương từ nhiều phía. Thông qua phương pháp tiếp cận có sự tham gia, kinh nghiệm
của cộng đồng trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên theo hướng có hiệu quả, các
mô hình thích ứng thân thiện với môi trường sẽ được khuyến khích phát triển vì họ là
những người biết rõ nhất đặc điểm của địa phương mình. Bên cạnh đó, phương pháp

11


này còn giúp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách theo cả 2 chiều từ trên xuống và từ
dưới lên cũng như tăng cường khả năng của cán bộ địa phương về kỹ năng và ý thức
phục vụ người dân cho công việc thực tiễn của họ. Từ đó bảo đảm tính bền vững của
các chính sách cả về kinh tế, xã hội và môi trường [4].
Về đánh giá tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với BĐKH ở vùng núi
phía Bắc, năm 2013, tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam đã xuất bản báo cáo về tình
trạng dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng của cộng đồng dân tộc thiểu số sinh
sống tại vùng núi phía Bắc Việt Nam. Báo cáo mang tính tổng quát và là thông tin
tổng hợp thu thập được từ cấp cộng đồng và có sự tham gia của người dân. Báo cáo
phân tích năng lực của cộng đồng bằng các phương pháp thu thập thông tin có sự
tham gia của cộng đồng. Cụ thể, đánh giá sử dụng Cẩm nang phân tích tình trạng dễ
bị tổn thương và năng lực ứng phó với BĐKH làm khung lý thuyết để phân tích. Cẩm
nang nhận định một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần hình thành năng
lực thích ứng của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng là khả năng tiếp cận và kiểm soát
của họ đối với các tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, nguồn lực xã hội, nguồn

lực vật lý và nguồn tài chính. Các nguồn lực quan trọng đối với năng lực thích ứng
gồm nguồn nhân lực, nguồn lực xã hội, cơ sở vật chất, tài nguyên thiên nhiên và tài
chính. Trong đó, nguồn nhân lực là các kiến thức về rủi ro khí hậu, việc bảo tồn các
kỹ năng sản xuất nông nghiệp, sức khỏe tốt để lao động, nguồn lực xã hội là các tổ tín
dụng và tiết kiệm của phụ nữ, tổ chức nông dân, cơ sở vật chất là cơ sở hạ tầng thủy
lợi, thiết bị bảo quản và lưu trữ hat và giống nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên là
nguồn nước an toàn, đất sản xuất, tài chính là các nguồn thu nhập đa dạng, các khoản
tín dụng vi mô [28]Việc tiếp cận và kiểm soát đối với các nguồn lực cần thiết cho sự
thích ứng có sự khác nhau giữa các quốc gia, giữa các cộng đồng và ngay cả hộ gia
đình. Điều này bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài như chính sách, thể chế và
cơ cấu quyền lực. Năng lực thích ứng có thể thay đổi theo thời gian, theo những điều
kiện thay đổi và có thể khác nhau theo những hiểm họa cụ thể.
Về địa bàn của nghiên cứu là xã Phúc Lộc huyện Ba Bể, hiện tại chưa được
đánh giá cụ thể và có báo cáo chi tiết về năng lực thích ứng của cộng đồng trước diễn
biến và tác động của các biểu hiện của Biến đổi khí hậu.
1.2. Các khái niệm làm việc
Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và

12


nước biển dâng là thách thức của toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. Thiên tai và các
hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt
độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là
mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Trong Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng
phó với Biến đổi khí hậu của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường xuất bản tháng 7/2008
đưa ra định nghĩa về BĐKH như sau: BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so
với trung bình và/ hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài,
thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên
trọng hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi

thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất [2].
Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) định nghĩa về Biến đổi khí hậu như
sau: Bất cứ sự biến đổi nào về khí hậu theo thời gian, do diễn biến tự nhiên hay là kết
quả của hoạt động con người[39].
Về cơ bản, các định nghĩa đưa ra đều có một số điểm đồng nhất về thời gian và
không gia diễn biến, tác nhân của BĐKH. Như vậy, nghiên cứu này dựa trên định
nghĩa do Bộ Tài Nguyên và Môi trường đưa ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia
về Ứng phó với BĐKH.
Biểu hiện của BĐKH: Theo kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho
Việt Nam, BĐKH với các biểu hiện chính là sự gia tăng nhiệt độ trung bình, nhịp
điệu và độ bất thường của khí hậu thời tiết và tính khốc liệt chủ yếu do các hoạt động
kinh tế - xã hội của con người gây phát thải quá mức vào khí quyển các khi gây hiệu
ứng nhà kính. Biểu hiện thứ nhất là hiện tượng băng tan làm nước biển dâng (xâm
nhập mặn). Mực nước biển toàn cầu đã tăng trong thế kỷ 20 với tốc độ ngày càng cao.
Hai nguyên nhân chính làm tăng mực nước biển là sự giãn nở nhiệt của đại dương và
sự tan băng. Số liệu quan trắc mực nước biển trong thời kỳ 1961 – 2003 cho thấy tốc
độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu khoảng 1,8 ± 0,5mm/năm, trong đó
đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng 0,42 ± 0,12mm/năm và tan băng khoảng 0,70 ±
0,50mm/năm. Thứ hai là lượng mưa thay đổi. Trong 100 năm qua, lượng mưa có xu
hướng tăng ở khu vực vĩ độ cao hơn 30⁰C. Tuy nhiên, lượng mưa lại có xu hướng
giảm ở khu vực nhiệt đới từ giữa những năm 1970. Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu
tăng ở nhiều khu vực trên thế giới .Thứ ba là các hiện tượng thiên tai (bão, lũ lụt, hạn
hán…) gia tăng về tần xuất, cường độ, và độ bất thường và tính khốc liệt.

13


Tác động của BĐKH: Biến đổi khí hậu có tác động tới tất cả các vùng trên
thế giới với mức độ khác nhau, tới tất cả các tài nguyên, môi trường và hoạt động
kinh tế, xã hội của con người. Phạm vi tác động của BĐKH là toàn diện, tác động tới

mọi người, mọi lĩnh vực, mọi khu vực ở hiện tại và tiếp tục trong tương lai. Đặc biệt,
BĐKH có tác động nghiêm trọng hơn ở các vùng có vĩ độ cao, mức độ tác động lớn
hơn ở các nước nhiệt đới, nhất là các nước đang phát triển công nghiệp nhanh ở Châu
Á. Những người nghèo là đối tượng chịu tác động trước hết và nặng nề nhất.
Tình trạng dễ bị tổn thƣơng là một loạt các điều kiện tác động bất lợi ảnh
hưởng đến khả năng của một cá nhân, hộ gia đình hoặc một cộng đồng trong việc
phòng ngừa và ứng phó với một hiểm họa và những ảnh hưởng của biển đổi khí hậu
dẫn đến những tổn thất và thiệt hại mà họ có thể gặp phải[28].
Thích ứng là sự điều chỉnh của các hệ thống tự nhiên hay xã hội để ứng phó
với các kích thích do biến đổi khí hậu đang hoặc được dự báo sẽ xảy ra hay với các
tác động của chúng, để từ đó, giảm nhẹ sự thiệt hại hoặc khai thác những cơ hội thuận
lợi mà nó mang lại. Sự thích ứng của các hệ thống xã hội – nhân văn là một quá trình
đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên có liên quan ở nhiều cấp và nhiều ngành khác nhau.
Điều này đòi hỏi phải tiến hành phân tích mức độ hứng chịu hiện tại đối với các cú
sốc và căng thẳng về khí hậu và phân tích dựa trên mô hình các tác động khí hậu
trong tương lai. Điều này cũng đòi hỏi phải có hiểu biết về tình trạng dễ bị tổn thương
hiện tại của các cá nhân, hộ gia đình và các cộng đồng. Các chiến lược ứng phó có thể
được thiết kế và thực hiện dựa trên những thông tin như vậy. Giám sát và đánh giá
hiệu quả của các hoạt động, cũng như chia sẻ kiến thức và bài học kinh nghiệm cũng
là những cấu phần quan trọng của quy trình này[28].
Năng lực thích ứng được nhiều cơ quan và tổ chức đưa ra định nghĩa như sau:
Năng lực thích ứng là năng lực tự điều chỉnh của một hệ thống trước hiện
tượng BĐKH (bao gồm cả những diễn biến thông thường và hiện tượng khí hậu cực
đoan) để giảm nhẹ những thiệt hại có thể có, để tận dụng những cơ hội mà nó mang
lại và để đối phó với hậu quả [28].
Năng lực thích ứng là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người đối
với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương và
tận dụng các cơ hội [2].
Năng lực thích ứng là năng lực của xã hội trong việc quản lý rủi ro từ BĐKH.


14


Định nghĩa của IPCC bao hàm đầy đủ các khía cạnh và có sự tương đồng với
định nghĩa mà MONRE và USAID đưa ra, vậy nghiên cứu này sử dụng định nghĩa về
năng lực thích ứng của IPCC làm cơ sở để phân tích.
Thích ứng với BĐKH
Trong Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu của Bộ
Tài Nguyên và Môi Trường xuất bản tháng 7/2008 đưa ra định nghĩa về BĐKH như sau:
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối
với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương
do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó
mang lại [2].
Để có thể giảm tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, chúng ta phải
tập trung xây dựng năng lực thích ứng, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn
thương nhất; và trong một số trường hợp, phải tập trung làm giảm sự hứng chịu hay
tính nhạy cảm đối với tác động khí hậu. Chúng ta phải đảm bảo rằng những sáng kiến
phát triển không vô tình làm tăng tình trạng dễ bị tổn thương. Chúng ta gọi quy trình
này là sự thích ứng.
Khả năng chống đỡ và phục hồi có thể được định nghĩa là khả năng của một
cộng đồng để chống lại, ứng xử và phục hồi từ những tác động của hiểm họa một
cách kịp thời và hiệu quả, bảo tồn và phục hồi cấu trúc, chức năng và đặc điểm cơ
bản, thiết yếu[15].
Hiểm họa trong bối cảnh giảm nhẹ rủi ro thiên tai, một hiểm họa được định
nghĩa là một hiên tượng, một thực thể, một hoạt động của con người hay một điều
kiện nguy hiểm có thể gây tử vong, thương tật hay các ảnh hưởng đến sức khỏe, thiệt
hại tài sản, mất nguồn sống và dịch vụ, mất ổn định về kinh tế, xã hội, hoặc tổn hại
đến môi trường. Thảm họa là khi hiểm họa xảy ra làm ảnh hưởng đến cộng đồng dân
cư dễ bị tổn thất và thiệt hại vì không đủ khả năng chống đỡ với những tác thương
của nó. Rủi ro thảm họa là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng có thể gặp nguy hiểm hay

chịu thiệt hại và mất mát được dự đoán nếu có hiểm họa xảy ra (số người có thể gặp
thương vong, số nhà có thể bị hư hại và những vùng dễ bị ảnh hưởng,…). Rủi ro thảm
họa cũng có thể hiểu là những tổn hại, mất mát hay thiệt hại về người, tài sản và ảnh
hưởng môi trường do thảm họa, thiên tai hay nhân tai và tác động của biến đổi khí
hậu gây ra[28].

15


Cộng đồng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo Mattessich and
Monsey, cộng đồng có thể là những người sống trong một khu vực địa lý xác định, có
mối liên hệ với nhau về mặt tâm lý, xã hội và với nơi họ sống. Nhóm người sống gần
nhau, và liên kết với nhau bời những lợi ích chung và sự hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra,
cộng đồng có thể là sự kết hợp các hệ thống và đơn vị xã hội nhằm thực hiện những
chức năng xã hội cơ bản, và tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội. Hoặc cộng đồng
được định nghĩa là tập hợp những người có những điểm chung về chính trị, kinh tế,
xã hội hoặc các lợi ích khác, bất kể yếu tố cư trú. Cộng đồng gồm các loại cộng đồng
có cùng huyết thống, cộng đồng có cùng nơi cư trú hoặc cộng đồng cùng có chung
một lợi ích. Theo định nghĩa về cộng đồng ở trên, các vấn đề con người, sự kết nối,
khu vực địa lý và đặc điểm kinh tế chính trị xã hội đều được đề cập tới. Cho đến nay,
khái niệm vốn và các loại vốn ( vốn tài chính, vốn vật chất, vốn tự nhiên, vốn con
người, vốn xã hội) được phân tích và giải thích dưới nhiều góc độ khác nhau ([32],
[34],[44],[45],[48]). Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả dựa vào lập luận của
Halpern về các loại vốn như sau: Vốn tài chính là Tiền và các loại giấy có mệnh giá
(Ví dụ: tiền trong ngân hàng). Vốn vật chất là các loại hàng hóa được tạo ra để góp
phần vào quá trình tạo ra hàng hóa và dịch vụ (Ví dụ: máy móc, nhà xưởng). Vốn tự
nhiên là những yếu tố góp phần vào quá trình sản xuất hàng hóa/tạo ra dịch vụ được
cung cấp bởi tự nhiên (Ví dụ: đất đai). Vốn con người được hiểu là sự thành thạo, sự
hiểu biết (được tích lũy) để làm việc gì đó (kinh nghiệm, kỹ năng, tri thức…). Vốn xã
hội được quan niệm là các mạng lưới, chuẩn mực và chế tài chi phối đặc điểm (giúp

duy trì) các mạng lưới và chuẩn mực đó [6].
Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất
và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống [35].
1.3.

Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu từ tiếp cận của khung sinh kế bền vững
Một cộng đồng có năng lực tốt cần có sinh kế bền vững. Một sinh kế được

gọi là bền vững khi có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc
đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không
làm xói mòn nền tảng của các ngu ồn lực tự nhiên. Khung sinh kế bền vững được
DFID xây dựng với các nhân tố: khung bối cảnh dễ bị tổn thương, tài sản sinh kế, cấu
trúc chuyển đổi và quá trình thực hiện, các chiến lược sinh kế và kết quả. Bối cảnh dễ
bị tổn thương gồm các xu hướng, các cú sốc hay là thời vụ. Tài sản sinh kế gồm 5 loại

16


×