Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Tác động của nước biển dâng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn tại huyện tiên lãng, hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

PHAN HỒNG NGỌC

TÁC ĐỘNG CỦA NƢỚC BIỂN DÂNG ĐẾN
HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG,
HẢI PHÕNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội – 2/2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

PHAN HỒNG NGỌC

TÁC ĐỘNG CỦA NƢỚC BIỂN DÂNG ĐẾN
HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG,
HẢI PHÕNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Thắng

Hà Nội – 2/2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công
trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông tin, số
liệu thứ cấp được sử dụng trong luận án là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng,
đảm bảo tính chính xác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và
nguyên bản của luận án.

Tác giả

Phan Hồng Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới TS. Hoàng Văn Thắng – Giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES)-ĐHQGHN đã động
viên, hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận
án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ Khoa Sau Đại học – Đại học Quốc gia Hà Nội,
UBND thành phố, UBND Huyện Tiên Lãng, nhân dân các xã tại Tiên Lãng, Hải
Phòng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp Khoa Sau Đại học – Đại học Quốc gia
Hà Nội đã ủng hộ và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa vật chất
và tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành bản luận án của mình.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................... i

DANH MỤC BẢN ĐỒ ............................................................................................. ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
1.1.

1.2.

Hiện tƣợng nƣớc biển dâng trên thế giới .................................................. 4
1.1.1.

Những ghi nhận khoa học về xu thế thay đổi mực nước biển ........... 4

1.1.2.

Tác động của nước biển dâng trên thế giới ........................................ 7

1.1.3.

Tác động của nước biển dâng đối với Việt Nam ............................... 9

Tổng quan về hệ sinh thái rừng ngập mặn ............................................. 10
1.2.1.

Nam

Diện tích phân bố, thành phần loài cây ngập mặn thế giới & Việt
.......................................................................................................... 10


1.2.2.
Vai trò của rừng ngập mặn trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo
vệ môi trường .......................................................................................................... 11
1.2.3.

Các giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp của rừng ngập mặn ............. 13

1.3.

Tác động của nƣớc biển dâng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn ........... 18

1.4.

Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Tiên Lãng ....................... 22

1.5.

Tính cấp thiết ............................................................................................. 24

CHƢƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, PHẠM VI, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 26
2.1.

Địa điểm nghiên cứu: ................................................................................ 26

2.2.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 26

2.3.


Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 26
2.3.1.

Thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu ............................................... 26

2.3.2.
RRA)

Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA,
.......................................................................................................... 27

2.3.3.

Phương pháp chuyên gia .................................................................. 27

2.3.4.

Phương pháp xây dựng bản đồ chuyên đề bằng công nghệ GIS, viễn
.......................................................................................................... 27

thám


2.3.5.
Phương pháp mô phỏng nước biển dâng dựa trên số liệu thủy triều
dâng bằng công nghệ GIS, viễn thám ...................................................................... 27
2.3.6.
ngập mặn


Phương pháp ước tính giá trị hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái rừng
.......................................................................................................... 28

2.3.7.

Xử lý các số liệu khảo sát và thông tin thu thập .............................. 29

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 30
3.1.

Một số biểu hiện biến đổi khí hậu ở Tiên Lãng – Hải Phòng ............... 30

3.2.

Các yếu tố liên quan do nƣớc biển dâng ở Tiên Lãng Hải Phòng ........ 39

3.3.

3.2.1.

Độ mặn và khoảng cách xâm nhập mặn vào nội địa ....................... 39

3.2.2.

Diễn biến của mực nước biển qua một số mô hình quan trắc.......... 39

Hiện trạng rừng ngập mặn tại Tiên Lãng .............................................. 40

3.4.
Mô hình hóa nƣớc ngập theo triều dâng tác động đến rừng ngập mặn

tại Tiên Lãng........................................................................................................... 43

3.5.
mặn

3.4.1.

Mực nước triều dâng cao 25cm ....................................................... 44

3.4.2.

Mực nước triều dâng cao 50cm ....................................................... 45

3.4.3.

Mực nước triều dâng cao 75cm ....................................................... 46

3.4.4.

Mực nước triều dâng cao 100cm ..................................................... 47

3.4.5.

Mực nước triều dâng cao 150cm ..................................................... 48

3.4.6.

Mực nước triều dâng cao 200cm ..................................................... 49

Đánh giá tác động của nƣớc biển dâng đến sinh vật trong rừng ngập

..................................................................................................................... 51

3.6.
Đánh giá tác động của nƣớc biển dâng đến sinh kế (Hệ sinh thái xã
hội-nhân văn). ......................................................................................................... 53

3.7.

3.8.

3.6.1.

Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ............................................. 54

3.6.2.

Ảnh hưởng đến nuôi trồng, khai thác thủy hải sản .......................... 56

Ƣớc tính một số giá trị kinh tế từ rừng ngập mặn ................................. 57
3.7.1.

Ước tính một số giá trị về kinh tế dịch vụ ....................................... 57

3.7.2.

Ước tính một số giá trị kinh tế về thủy hải sản và thực phẩm ......... 59

Một số hoạt động thích ứng với nƣớc biển dâng tại Tiên Lãng ............ 60
3.8.1.


Sự thích ứng trong canh tác nông nghiệp ........................................ 60

3.8.2.

Sự thích ứng trong hoạt động chăn nuôi .......................................... 62

3.8.3.

Sự thích ứng trong hoạt động nuôi trồng thủy sản........................... 63


3.9.

Đề xuất giải pháp thích ứng trƣớc những tác động của nƣớc biển dâng64
3.9.1.

Các giải pháp về thể chế, chính sách ............................................... 64

3.9.2.

Các giải pháp về khoa học, kỹ thuật ................................................ 64

3.9.3.

Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực và nâng cao kỹ năng quản
.......................................................................................................... 65

3.9.4.

Các giải pháp tăng cường cơ sở hạ tầng giảm thiệt hại do nước biển

.......................................................................................................... 65


dâng

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 69
PHỤ LỤC 1: MÔ HÌNH NƢỚC BIỂN DÂNG TRONG ĐIỀU KIỆN KẾT
HỢP SÓNG, TRIỀU CƢỜNG, GIÓ MẠNH DO BÃO ..................................... 75
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ BẢN ĐỒ VỀ KỊCH BẢN NƢỚC BIỂN DÂNG.......... 78
PHỤ LUC 3: BẢNG PHỎNG VẤN ..................................................................... 80
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHẢO SÁT THỰC ĐỊA.......................... 94
PHỤ LỤC 5: MÔ HÌNH AO TÔM SINH THÁI ................................................ 96
PHỤ LỤC 6: HÌNH ẢNH & ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN 99


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

ATNĐ:

Áp thấp nhiệt đới

BĐKH:

Biến đổi khí hậu

BOD5:

Nhu cầu oxy sinh hóa


COD:

Nhu cầu oxy hóa học

ĐBTS:

Đánh bắt thủy sản

ĐBTS:

Đánh bắt thủy sản

ĐDSH:

Đa dạng sinh học

HST:

Hệ sinh thái

KTTS:

Khai thác thủy sản

NBD:

Nước biển dâng

NTTS:


Nuôi trồng thủy sản

RNM:

Rừng ngập mặn

STNV:

Sinh thái nhân văn

Tmax:

Nhiệt độ cao nhất

Tmin:

Nhiệt độ thấp nhất

Tmtb:

Nhiệt độ tối thấp trung bình năm

Txtb:

Nhiệt độ tối cao trung bình năm

I


DANH MỤC BẢN ĐỒ

Bản đồ 1.1. 20 quốc gia và bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, nước biển dâng 9
Bản đồ 1.2. Phân bố rừng ngập mặn thế giới năm 2000 .......................................... 10
Bản đồ 1.3. Bản đồ địa giới hành chính Hải Phòng và huyện Tiên Lãng................ 22

II


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Xu thế tăng của mực nước biển trong thế kỷ 20 ................................... 4
Biểu đồ 1. 2.Thay đổi mực nước biển từ cuối thời kỳ băng hà ................................. 4
Biểu đồ 1.3. Xếp hạng các quốc gia chịu tác động của BĐKH (1993-2014) ............ 6
Biểu đồ 1.4. Sự biến động nhiệt độ trung bình toàn cầu hàng năm giai đoạn 1890 2010 ............................................................................................................................ 8
Biểu đồ 1.5. Biểu đồ về độ cao của sóng (bão số 2, 31/7/2005) ở phía trước và sau
rừng Bần (Sonneratia caseolaris) trồng năm 1995 tại xã Vinh Quang .................. 16
Biểu đồ 3.1. Biến động về nhiệt độ qua nhiều năm ở Tiên Lãng ............................ 30
Biểu đồ 3.2.Xu thế nhiệt độ trung bình cao nhất và thấp nhất ở Hải Phòng (19612010) ........................................................................................................................ 31
Biểu đồ 3. 3. Số ngày có Tmin =< 13oC trong giai đoạn 1961 – 2010 .................... 31
Biểu đồ 3.4. Biến động về số giờ nắng trung bình hàng tháng qua nhiều năm ở Tiên
Lãng ......................................................................................................................... 32
Biểu đồ 3.5. Biến động về lượng mưa, độ ẩm và số giờ nắng qua nhiều năm ở Tiên
Lãng ......................................................................................................................... 33
Biểu đồ 3.6. Xu thế biến động về lượng mưa các năm ghi nhận tại trạm Phù Liễn,
Hải Phòng qua các thập kỷ (1961 -2010)................................................................. 33
Biểu đồ 3. 7.Xu thế biến động về lượng mưa trong mùa khô - mùa mưa tại trạm
Phù Liễn Hải Phòng (1961-2006) ............................................................................ 34
Biểu đồ 3.8. Xu thế biến động về lượng mưa trung bình hàng năm tại trạm Phù
Liễn Hải Phòng (1961-2006) ................................................................................... 34
Biểu đồ 3. 9. Tần suất bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới Việt Nam và Bắc Bộ
trung bình qua các tháng .......................................................................................... 35
Biểu đồ 3.10. Số lượng, tần suất bão và áp thấp nhiêt đới ảnh hưởng tới Việt Nam

và Bắc Bộ giai đoạn 1961 – 2015 ............................................................................ 36
Biểu đồ 3.11. Xu thế biến động, cường độ các cơn bão vào Việt Nam và Vịnh Bắc
bộ giai đoạn 1961-2015............................................................................................ 37
Biểu đồ 3.12. Mực nước triều ở Hòn Dáu qua nhiều năm ....................................... 38
Biểu đồ 3.13. Xu thế diễn biến của mực nước biển trong giai đoạn 1960-2005 ..... 39

III


Biểu đồ 3.14. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại Tiên Lãng, Hải Phòng & dự
kiến gia tăng trong 100 năm (384,4-110,9= 273,3cm) ............................................ 40
Biểu đồ 3.15. Biến động diện tích rừng ngập mặn (ha) Tiên Lãng 1989 -2015 ...... 42
Biểu đồ 3. 16. Biên độ dao động thủy triều nhiều năm theo tháng tại Hòn Dáu ..... 44
Biểu đồ 3.17. Diện tích bị ảnh hưởng với mức triều ngập 25cm ............................. 45
Biểu đồ 3.18. Diện tích bị ảnh hưởng với mức triều ngập 50cm ............................. 46
Biểu đồ 3. 19. Diện tích bị ảnh hưởng với mức triều ngập 75cm ............................ 47
Biểu đồ 3.20. Diện tích bị ảnh hưởng với mức triều ngập 100cm ........................... 48
Biểu đồ 3.21. Diện tích bị ảnh hưởng với mức triều ngập 150cm ........................... 49
Biểu đồ 3.22. Diện tích bị ảnh hưởng với mức triều ngập 200cm ........................... 50
Biểu đồ 3.23. Đánh giá định tính mức tác động nước biển dâng đối với một số đối
tượng sinh vật chính trong hệ sinh thái rừng ngập mặn........................................... 51
Biểu đồ 3.24. Tỷ lệ (%)các loài hải sản khai thác được ở rừng ngập mặn Tiên Lãng53
Biểu đồ 3.25. Đánh giá định tính mức thiệt hại do nước biển dâng đến các hoạt
động kinh tế - xã hội chính ...................................................................................... 53
Biểu đồ 3.26. Tác động của nước biển dâng, xâm nhập mặn đến nông nghiệp ...... 54
Biểu đồ 3.27. Tác động của xâm nhập mặn, nước biển dâng đến chăn nuôi........... 55
Biểu đồ 3.28. Tác động của mưa lớn, bão đến chăn nuôi ....................................... 55
Biểu đồ 3.29. Tác động của xâm nhập mặn, nước biển dâng đến NTTS ................ 56
Biểu đồ 3.30. Tác động của xâm nhập mặn tới hoạt động KTTS ở RNM .............. 57
Biểu đồ 3.31. Tỷ lệ % đánh giá vai trò của rừng ngập mặn trong việc phòng hộ đê

biển ........................................................................................................................... 58
Biểu đồ 3.32. Tỷ lệ % chuyển đổi trong sử dụng đất của người dân nhằm thích ứng
với nước biển dâng, thời tiết cực đoan ..................................................................... 61
Biểu đồ 3.33. Đánh giá các biện pháp thích ứng trong canh tác nông nghiệp với
nước biển dâng, xâm nhập mặn của người dân ....................................................... 62
Biểu đồ 3.34. Đánh giá các biện pháp thích ứng trong chăn nuôi với các hiện tượng62
Biểu đồ 3.35. Đánh giá một số hoạt động thích ứng trong NTTS với các hiện tượng
thời tiết cực đoan của người dân ............................................................................. 64

IV


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tóm tắt các giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn ................................. 12
Hình 1. 2. Các dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn .......................................... 12
Hình 1.3. Đời sống sinh vật liên quan đến Rừng ngập mặn .................................... 14
Hình 1.4. Mực nước biển cố định và thích ứng của rừng ngập mặn ....................... 20
Hình 1.5. Mực nước biển giảm tương đối và thích ứng của rừng ngập mặn ........... 20
Hình 1. 6. Mực nước biển tăng tương đối, không có trở ngại ven bờ và thích ứng
của rừng ngập mặn ................................................................................................... 21
Hình 1. 7. Mực nước biển tăng tương đối, ven bờ có nhiều công trình thủy lợi, đê…
và thích ứng của rừng ngập mặn .............................................................................. 21
Hình 2.1. Hải Phòng và huyện Tiên Lãng- khu vực nghiên cứu ............................. 26
Hình 3. 1. Sơ đồ 349 cơn bão trên có ảnh hưởng đến Việt Nam từ 1951 đến 2007 37
Hình 3. 2. Bản đồ, chú thích lớp phủ thực vật và hiện trạng sử dụng đất dải ven
biển huyện Tiên Lãng – Hải Phòng 2014 ................................................................ 42
Hình 3.3. Nguyên nhân biến động diện tích rừng ngập mặn ven biển Tiên Lãng (ha)
qua các giai đoạn 1989 -2015 .................................................................................. 43
Hình 3. 4. Mô phỏng nước triều dâng 25cm tác động đến rừng ngập mặn ............. 45
Hình 3.5. Mô phỏng nước triều dâng 50cm tác động đến rừng ngập mặn .............. 46

Hình 3.6. Mô phỏng nước triều dâng 75cm tác động đến rừng ngập mặn .............. 47
Hình 3.7. Mô phỏng nước triều dâng 100cm tác động đến rừng ngập mặn ............ 48
Hình 3.8. Mô phỏng nước triều dâng 150cm tác động đến rừng ngập mặn ............ 49
Hình 3.9. Mô phỏng nước triều dâng 200cm tác động đến rừng ngập mặn ............ 50
Hình 3.10. Thu mẫu chất hữu cơ để tính lượng cacbon của rừng ngập mặn Tiên
Lãng ......................................................................................................................... 59

V


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Xếp hạng các quốc gia chịu tác động của BĐKH (1993-2014) ................ 5
Bảng 1.2. Các tác động chính của nước biển dâng .................................................... 7
Bảng 1.3. Các nước bị ảnh hưởng mạnh nhất từ biến đổi khí hậu 2007 .................... 8
Bảng 2.1. Phương pháp đánh giá các giá trị của hệ sinh thái RNM ........................ 29
Bảng 3.1.Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (oC) ......................................... 30
Bảng 3.2. Số ngày có có Tmax > =35oC trong giai đoạn 1961 – 2010 ................... 31
Bảng 3.3. Lượng mưa trung bình tháng trong năm tại Tiên Lãng (mm) ................. 33
Bảng 3.4. Mực nước triều (cm) ghi nhận được tại Hòn Dấu trong nhiều năm ........ 38
Bảng 3.5. Khoảng cách xâm nhập mặn (km) vào nội địa ........................................ 39
Bảng 3.6.Phân loại sử dụng đất dải ven biển huyện Tiên Lãng .............................. 40
Bảng 3.7. Biến động giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn ............................ 58
Bảng 3.8. Giá trị khai thác thủy hải sản trong rừng ngập mặn qua phỏng vấn........ 60
Bảng 3. 9. Một số giá trị kinh tế ước tính cho rừng ngập mặn ................................ 60

VI


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, các tác động của biến đối khí hậu-nước biển dâng đến

kinh tế - xã hội và các hệ sinh thái ven biển ngày càng nghiêm trọng. Một trong những
tác động của biến đổi khí hậu làm mực nước biển toàn cầu dâng lên, gia tăng nguy cơ
ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước ngầm và chua phèn dải đất thấp ven bờ, làm suy
giảm tính đa dạng sinh học và thu hẹp những vùng đất tiếp giáp ven biển. Biến đổi khí
hậu nói chung, mực nước biển dâng nói riêng, không chỉ tác động đến phát triển kinh
tế - xã hội, mà còn làm suy thoái đa dạng sinh học và phá hủy các hệ sinh thái rừng
ngập mặn.
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới chịu tác động nặng nề nhất của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Dự báo, thiệt hại do biến đổi khí hậu tại Việt Nam
sẽ tiếp tục gia tăng và ngày càng trầm trọng trong thời gian tới [86,87].
Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các chuyên gia các Bộ Ngành trong và
ngoài nước, tiến hành xây dựng kịch bản về biến đổi khí hậu, bao gồm nước biển
dâng, biến động nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, xâm mặn...cho Việt Nam. Các kết quả đã
được công bố vào năm 2009, cập nhật năm 2012, bổ sung cập nhật kịch bản mới nhất
phiên bản 2015. Trong đó, các khu vực ven biển là những nơi chịu tác động mạnh của
hiện tượng nước biển dâng, dự báo đến cuối thế kỷ 21, sự gia tăng 1m của mực nước
biển có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của khoảng 20% dân số và
tổn thất có thể lên tới 10% GDP mỗi năm. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý
Trung ương phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Thế giới và Đại học
Copenhaghen (năm 2012) cho biết, nếu GDP vào năm 2050 của Việt Nam đạt trên 500
tỷ USD thì thiệt hại do BĐKH có thể lên đến khoảng 40 tỷ USD vào năm 2050 [75].
Theo kịch bản của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến cuối thập kỷ 21, nếu nước biển
dâng cao 1m và không có giải pháp ứng phó phù hợp, 40% diện tích ĐBSCL, 11%
diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển
sẽ bị ngập, tương đương với khoảng hơn 2 triệu ha đất trồng lúa (khoảng 50%) sẽ bị
mất đi, ảnh hưởng trực tiếp tới 55% dân số trong vùng.
Hải Phòng nằm ở ven biển chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu- nước biển dâng
trong những năm gần đây. Các hiện tượng, nắng nóng bất thường, rét đậm, rét hại,
triều cường, ngập lụt trong và ngoài địa bàn thành phố Hải Phòng với tần suất và
cường độ ngày càng cao. Từ năm 1990 đến năm 2014, bão và áp thấ p nhiê ̣t đới

(ATNĐ) ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ biển Đông đổ bộ vào Hải Phòng hàng
năm từ 2-3 đợt, đã gây ra những thiệt hại nặng nề đối với kinh tế - xã hội.
Theo một số nghiên cứu, Hải Phòng là một trong những thành phố bị ảnh hưởng do
ngập lụt rất mạnh trên thế giới. Kết quả quan trắc tại đảo Hòn Dấu trong một thập niên
qua của Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc cho thấy mực nước biển ở Hải
Phòng đã tăng cao hơn 20cm. Một số vùng cửa sông ven biển ở Hải Phòng có hiện
tượng bị nước biển xâm thực, đặc biệt ở khu vực Phù Long (Cát Hải), Đình Vũ (Hải
An), Tân Hưng, Tây Hưng, Đông Hưng,Vinh Quang, Hùng Thắng (Tiên Lãng) và
1


nhiều vùng ngoài đê biển quốc gia, đê cấp 1 và cấp 2. Qua thống kê cho thấy, các hiện
tượng ngập nước biển dâng, bão lụt, triều cường đã tác động tiêu cực đối với hệ sinh
thái rừng ngập mặn và sinh kế người dân ven biển Hải Phòng. Như vậy, biến đổi khí
hậu đã và đang là nguy cơ, là thách thức lớn, đe dọa nghiêm trọng đến quá trình phát
triển bền vững của các địa phương ven biển Hải Phòng.
Nhận thức được những tác động đó, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ ngành
liên quan và các UBND địa phương có biển, triển khai lồng ghép các hoạt động ứng
phó với BĐKH-nước biển dâng vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của vùng. Hải Phòng đã tiến hành nhiều biện pháp phòng chống đồng bộ, nhằm giảm
nhẹ thiên tai, như đắp đê ngăn mặn, trồng rừng, khai thông luồng lạch, sử dụng nguồn
nước ngọt, xây đập-làm cống ngăn mặn hợp lý….Kết quả thực tiễn cho thấy, rừng
ngập mặn có ý nghĩa to lớn trong việc giảm nhẹ tác động của BĐKH. Tuy nhiên,
695ha ở huyện Tiên Lãng trong tổng số 4.486,4ha rừng ngập mặn ven biển (2015) của
Hải Phòng đang bị suy giảm về độ phủ, diện tích, tính đa dạng sinh học, phân bố,
thành phần loài... cũng đang chịu những tác động không nhỏ của nước biển dâng.
Vì vậy, việc đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu-nước biển dâng, bảo vệ tài
nguyên môi trường biển và hải đảo đang là vấn đề thời sự, cấp bách hiện nay.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, rấ t cầ n các nghiên cứu , đánh giá tác đô ̣ng của biế n
đổ i khí hâ ̣u-nước biển dâng, góp phần cung cấp các cơ sở khoa học, giúp các cấp chính

quyền khu vực ven biển, xây dựng các chính sách, chiến lược, kế hoạch và giải pháp
thích ứng, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa phương trong thời gian tới.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện luận án: “Tác động của nước biển dâng đến hệ
sinh thái rừng ngập mặn tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng” .
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được một số đặc điểm chính của biến đổi khí hậu-nước biển dâng tác động
đến hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng ven biển huyện Tiên Lãng, Hải Phòng và đề
xuất một số giải pháp thích ứng với BĐKH-nước biển dâng phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững tại địa phương.
Mục tiêu cu ̣ thể :
 Có được một số cơ sở dữ liệu cập nhật liên quan đến biến đổi khí hậu-nước biển
dâng tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
 Đánh giá đươ ̣c một số biể u hiê ̣n biế n đổ i khí hâ ̣u ở huyện Tiên Lãng.
 Đánh giá m ột số tác động của nư ớc biển dâng đế n r ừng ngập mặn tại huyện Tiên
Lãng, so sánh đối chiếu với kich
̣ bản biế n đổ i khí hâ ̣u quốc gia đã đươ ̣c công bố .
 Đề xuất được một số giải pháp thích ứng với Biến đổi khí hậu- nước biển dâng
phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững tại Tiên Lãng, Hải Phòng.
Các nghiên cứu tập trung những nội dung cụ thể sau đây:
 Điều kiện tự nhiên (địa lý, địa chất, địa hình, địa mạo…) và kinh tế - xã hội của
huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

2


 Nghiên cứu m ột số biể u hiê ̣n của BĐKH - nước biển dâng ở H ải Phòng thông qua
viê ̣c phân tić h, đánh giá các số liê ̣u về m ực nước biển trung bình tại các trạm quan
trắc, hiện tượng triều cường, ngập lụt ven biển, các hiện tượng thời tiết cực đoan
khu vực nghiên cứu.
 Xây dựng bản đồ chuyên đề, dự báo một số tác động của nước biển dâng đến hệ
sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu

 So sánh đối chiếu với kich
̣ bản biế n đổ i khí hâ ̣u và nư ớc biển dâng đã đươ ̣c Bô ̣ Tài
nguyên và Môi trường công bố .
 Đánh giá tác động của nước biển dâng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, thảm thực
vật khu vực nghiên cứu.
 Đánh giá các tác động của nư ớc biển dâng đế n sinh k ế của cộng đồng dân cư tại
huyện Tiên Lãng, Hải Phòng
 Nghiên cứu đề xuấ t mô ̣t số đinh
̣ hướng về giải pháp lồ ng ghép thích ứng liên quan
đến nước biển dâng vào kế hoạch ứng phó giảm nhẹ tác động cực đoan của chúng
đến phát triển kinh tế – xã hội huyện Tiên Lãng nói riêng, thành phố Hải Phòng nói
chung.
Luận điểm bảo vệ:
- BĐKH- nước biển dâng, đang hiện hữu và có những tác động tiêu cực nhất định
lên các hệ sinh thái rừng ngập mặn đồng thời ảnh hưởng đối với sinh kế, đời
sống của người dân ở Tiên Lãng, Hải Phòng .
- Xem xét khả năng thích ứng với quá trình nước biển dâng trong phát triển kinh
tế-xã hội, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương vừa tạo sinh kế bền vững
vừa bảo vệ rừng ngập mặn.
Cấu trúc của luận văn:
Luận văn gồm 94 trang chia thành 5 phần: i)phần Mở đầu; ii) phần nội dung chính của
luận văn được chia làm 3 chương, Chương I: Tổng quan tài liệu – 20 trang; Chương II:
Địa điểm, phạm vi, phương pháp nghiên cứu – 4 trang; Chương III: Kết quả nghiên
cứu và đề xuất giải pháp 38 trang; phần Kết luận và khuyến nghị; iv) Tài liệu tham
khảo và v) Phụ lục.

3


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Hiện tƣợng nƣớc biển dâng trên thế giới
1.1.1. Những ghi nhận khoa học về xu thế thay đổi mực nước biển
Các quá trình biển tiến- biển lùi đã từng xảy ra trong lịch sử hình thành và phát
triển của trái đất. Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng, sự thay đổi
của mực nước biển tại thời điểm nào đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và mang tính toàn
cầu (Nicholls và Leatherman, 1996; Nicholl, 2002a)[53].
Nước biển trên thế giới hiện đang dâng lên với tốc độ trung bình là 1,8 mm/năm
trong hơn một thế kỷ qua [72,73], và gần đây, nhờ sử dụng các tiến bộ vượt bậc của
công nghệ vệ tinh, có thể đo và xác định chính xác biến động của mực nước biển, và
đã ghi nhận được mực nước biển dâng lên từ năm 1993 đến 2000, được ghi nhận và
thống kê từ 23 trạm đo thủy triều trong điều kiện môi trường ổn định [77] khoảng 2,93,4 ± 0,4-0,6 mm/năm (xem biểu đồ 1.1, 1.2) [66,67,68,70,83].

Biểu đồ 1.1. Xu thế tăng của mực nước biển trong thế kỷ 20
Nguồn: [72,73]

Biểu đồ 1. 2.Thay đổi mực nước biển từ cuối thời kỳ băng hà
Nguồn: [72,73]

4


Nước biển dâng có thể do hiện tượng gia tăng phát thải khí nhà kính gây ấm lên
toàn cầu - mà phần lớn là từ những hoạt động của con người [69,76]. Điều này sẽ làm
tăng mực nước biển trong tương lai [76,81]. Nhiệt độ gia tăng làm khối nước giãn nở,
đồng thời làm tan chảy các sông băng, núi băng và băng lục địa ở hai cực khiến lượng
nước bổ sung vào đại dương tăng lên. Dự kiến, nhiệt độ tăng sẽ tiếp tục là nhân tố
chính làm mực nước biển dâng trong thời gian tới [69,76].
Bảng 1.1. Xếp hạng các quốc gia chịu tác động của BĐKH (1993-2014)
Tỷ lệ
chết

trong
100
ngàn
dân

Thiệt
hại
(triệu
USD)
theo sức
mua
tƣơng
đƣơng

Thiệt
hại
GDP
(%)

Điểm
số về
CRI

Số
ngƣời
chết

Hoduras

11,33


302,75

4.41

570,35

2,23

Myanmar

14,17 7137,20

14,75

1.140,29

Haiti

17,83

252,65

2,76

Philippine

19,00

927,00


Nicaragua

19,00

Bangladesh

Quốc gia

Số lần
gặp
thiên
tai
(19952014)

Xếp hạng mức độ CRI

1995-2014

1994-2013

73

1

1

0,74

41


2

2

223,29

1,55

63

3

3

1,10

2757,30

0,68

337

4

5

162,30

2,97


227,18

1,23

51

4

4

22,67

725,75

0,52

2438,33

0,86

222

6

6

Viet Nam

27,17


361,30

0,44

2205,98

0,70

225

7

7

Pakistan

31,17

487,40

0,32

3931,40

0,70

143

8


10

Thailand

32,33

164,20

0,25

7480,76

1,05

217

9

11

Guantemala

32,50

83,35
0,66
407,76
0,50
88

10
9
Ghi chú: CRI= Climate Risk Index-Chỉ số rủi ro gây ra bởi khí hậu cực đoan
Nguồn: [65]

Căn cứ bảng 1.1. xếp loại Việt Nam ở trên cho nhận xét về điểm số về CRI
(Climate Risk Index - Chỉ số rủi ro gây ra bởi khí hậu cực đoan) là 27,67. Tổng số
người chết là 361,3 với tỷ lệ chết trên 100 ngàn dân là 0,44; Thiệt hại tính theo sức
mua tương đương (PPP) là 2.205,98 triệu USD; Thiệt hại so với tổng thu nhập nội địa
GDP là 0,7%; số lần đối mặt với thiên tai giai đoạn từ 1994 đến 2014 là 225 lần. Xếp
hạng mức độ CRI cho kết luận là Việt Nam nằm top 3 ASEAN và 7 thế giới về mức
độ hứng chịu tác động khốc liệt của BĐKH giai đoạn quan trắc từ 1993 đến 2014 (xem
bảng 1.1 và biểu đồ 1.3)[65].
Mực nước biển có thể thay đổi vì một số lý do: sự tăng lên về thể tích làm giãn nở
các đại dương bởi nhiệt độ (liên quan đến việc ấm nóng lên toàn cầu) ở các tầng nước
bên trên, lại được bổ sung từ các khối băng khổng lồ tan chảy do hiện tượng nóng lên
toàn cầu gây ra bởi con người (IPCC, 2007). Các tác động gián tiếp và trực tiếp của
con người làm đảo lộn chu trình luân chuyển tự nhiên của chu kỳ nước, làm biến động
5


dự trữ nước ở trên mặt đất (làm hồ thủy lợi, đập thủy điện...), khai thác nguồn nước
ngầm quá mức ...

Biểu đồ 1.3. Xếp hạng các quốc gia chịu tác động của BĐKH (1993-2014)
Nguồn [65]

Thêm vào đó mực nước biển có thể thay đổi vì có sự biến động theo chiều thẳng
đứng của vỏ trái đất-đất liền (sụt lún hay nâng lên) do các quá trình kiến tạo địa chất
phong hóa nội sinh và ngoại sinh, biến động tân kiến tạo và sự vận động của vỏ trái đất

(IPCC, 2007). Bên cạnh những thay đổi tự nhiên, việc khai thác nước mặt và ngầm
không hợp lý cũng làm gia tăng quá trình sụt lún, xói lở... (Nicholls, 1995) [53].
Mực nước biển dâng trong thế kỷ 20 tăng nhanh hơn so với thế kỷ 18 và 19 (Church
và cộng sự, IPCC, 2014). Căn cứ các dữ liệu tính toán của tác giả Douglas và Peltier,
2002 (IPCC 2007) thì mực nước biển toàn cầu được ước tính đã tăng hơn 20cm trong
thế kỷ 20.
Theo báo cáo IPCC 2014-kịch bản nước biển dâng lần 5, chỉ ra rằng, mực nước
dâng khoảng 1m được xem là ước tính cao nhất ở phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, ước
tính này còn chưa tính đến biến động của lượng khí phát thải trong tương lai, là yếu tố
hồi tiếp, gia tăng mực nước biển và gây nên sự bất thường của khí hậu. Hơn nữa, các
mô hình dự báo còn chưa xét toàn diện các yếu tố mang tính địa phương, như điều
kiện khí tượng, tiểu địa hình, kết cấu thổ nhưỡng nên các nhà khoa học cho rằng, đánh
giá như trên về tác động gây nước biển dâng còn chưa đầy đủ, chính xác. Ngay cả khi
nỗ lực giảm bớt phát thải khí nhà kính (tức là ổn định ở mức 400ppm như hiện nay),
thì kết quả nghiên cứu của Mitchell và cộng sự (2010, IPCC, 2014) dự kiến, sự tăng
lên của mực nước biển toàn cầu chỉ bị chậm lại khoảng một vài thập kỷ trong thế kỷ
21[55].
Qua các thông tin trên có thể thấy, sự dâng lên của mực nước biển là tất yếu và con
người đang nỗ lực thích ứng nhằm giảm nhẹ tác động của nước biển dâng trong khi
vẫn duy trì sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ các hệ sinh thái vừa là lựa chọn vừa
là những thách thức cho mỗi địa phương, vùng miền, quốc gia và toàn thể nhân loại.
6


1.1.2. Tác động của nước biển dâng trên thế giới
Những tác động của nước biển dâng gây ra một số ảnh hưởng đến hệ thống tự
nhiên và kinh tế-xã hội (Nicholls, 2002; McLean và cộng sự (2001), bao gồm:
 Xói lở, mất mát tài nguyên và gây xáo trộn môi trường sống ven biển;
 Gia tăng lũ lụt, sóng trào, nước cuốn
 Thiệt hại về con người, vật nuôi, gia súc

 Dịch bệnh, mất cân bằng an sinh và giảm tuổi thọ
 Phá hoại những công trình-cơ sở hạ tầng ven biển;
 Thất thoát đa dạng sinh học, tài nguyên, nguồn sinh kế của con người;
 Xói mòn cảnh quan sinh thái phục vụ giải trí và du lịch tham quan;
 Suy thoái ngành nghề truyền thống, mầm mống của việc di dân trên diện rộng
 Tác động xấu đến sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp và nuôi thủy sản nước ngọt.
Những tác động gián tiếp của nước biển dâng tiềm ẩn khó nhận biết ngay được
(McLean và cộng sự, 2001, Kennedy và cộng sự, 2002). Vì vậy các phân tích hiện nay
phần nhiều mới tập trung xem xét đánh giá các tác động trục tiếp.
Các tác động chính do nước biển dâng được tổng kết trong Bảng 1.2, bao gồm
những yếu tố tương tác liên quan. Một vài quá trình gây tổn thất cho các vùng đất
ngập nước liên quan nhiều tới tốc độ dâng của nước biển và gây ra một số tác động
gồm:
Bảng 1.2. Các tác động chính của nước biển dâng
Các tác động chính

Sóng
Thiệt hại
do ngập lụt
và bão Nước chảy ngược từ
biển vào các con sông
(dòng nghịch lưu)
Mất các vùng đất ngập nước (và
thay đổi)

Khí hậu

Các yếu tố liên quan khác

Sóng và bão, những thay Nguồn cung cấp trầm tích, sự úng

đối về mặt hình thái học, lụt, những thay đối về hình thái học,
nguồn cung cấp trầm tích
bồi tụ đất

Dòng chảy mặt
Hấp thụ CO2
Nguồn trầm tích

Quản lý dòng chảy, điều tiết nước và
sử dụng đất ven biển

Di dân, những tàn phá trực tiếp

Nguồn cung
cung câp
cấp trầm
trầm tích,
tích
Nguồn
sóng và bão

Nguồn cung cấp trầm tích

Nước bề mặt

Dòng chảy mặt

Quản lý dòng chảy và sử dụng đất

Nước ngầm


Lượng mưa

Sử dụng đất

Lượng mưa

Sử dụng đất

Xói mòn

Xâm nhập
mặn

Các nguồn tác động

Ngập úng

Nguồn Robert J.Nicholls, 2003

7


Theo nhóm chuyên gia thuộc Ngân hàng Thế giới (WBG) tại Hội nghị các bên tham
gia (COP) 13 tổ chức ở Bali, Inđônêxia, tháng 12 năm 2007, đã thông qua “Khung
hành động về Năng lượng Sạch cho Đầu tư Phát triển” (CEIF) trong việc phân loại
mức độ ảnh hưởng của một số tác nhân chính gây biến đổi khí hậu tới 10 quốc gia bị
thiệt hại nhiều nhất trong bảng 1.3 như sau:
Bảng 1.3. Các nước bị ảnh hưởng mạnh nhất từ biến đổi khí hậu 2007
Mực nƣớc

biển dâng 1m
Tất cả các
quốc đảo

Mực nƣớc
biển dâng 5m
Tất cả các
quốc đảo

Bănglađét

Việt Nam

Hà Lan

Sênêgan

Ấn Độ

Mađagasca

Ai Cập

Nhật Bản

Zimbabuê

Ấn Độ

Cămpuchia


Việt Nam

Tunisia

Bănglađét

Mali

Môzămbíc

Môzămbíc

Monđôva

Inđônêxia

Philipin

Zămbia

Nigiê

Lào

Môngôlia

Mauritania

Ai Cập


Môrôccô

Mauritania

Pakitxtan

Haiti

Trung Quốc

Brazin

Nigiê

Eritrêa

Srilanka

Samoa

Mêhicô

Vênêzuêla

Ấn Độ

Suđăng

Thái Lan


Tônga

Myanma

Sênêgan

Malawi

Chad

Việt Nam

Trung Quốc

Bănglađét

Hạn hán

Lũ lụt

Bão

Malawi

Bănglađét

Philipin

Êtiopia


Trung Quốc

Zimbabuê

Nông nghiệp
Suđăng

Fiji
Angiêri
Nguồn: Báo cáo CEIF, 2007

Hội nghị Khí hậu Paris 2015 (UN Climate Change Conference COP 21-CMP11)
kéo dài hơn một tuần cuối năm 2015 đã kết thúc với việc ký kết “Thỏa ước Khí hậu
Paris 2015” (Thỏa ước Paris) của 195 quốc gia tham dự hội nghị. Mục tiêu của Thỏa
ước Paris là giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng không quá 2 độ C và tìm kiếm
nỗ lực để hạn chế mức gia tăng không quá 1,5 độ C so với mức của thời kỳ tiền công
nghiệp (xem biểu đồ 1.4) [74,84].

Biểu đồ 1.4. Sự biến động nhiệt độ trung bình toàn cầu hàng năm giai đoạn 1890 - 2010
Nguồn: JMA_NASA_NOAA 2014 [74,84]

8


Để đạt đến mục tiêu đó, các quốc gia sẽ duy trì và cắt giảm mức phát thải khí nhà
kính nhanh chóng cho đến khi lượng phóng thích cân bằng với lượng khí hấp thu tự
nhiên. Thỏa ước Paris kêu gọi thiết lập cơ chế minh bạch, theo dõi và giám sát; hỗ trợ
kỹ thuật và tài trợ cho các quốc gia đang phát triển và các đảo quốc nhỏ để giảm thiểu
thiệt hại và thích nghi với sự thay đổi khí hậu mà Việt Nam là một trong 20 quốc gia

bị xem là nơi chịu nhiều tác động bất lợi (xem bản đồ 1.1). Thỏa ước Paris là một thỏa
ước lịch sử đánh dấu bước ngoặc của khí hậu toàn cầu, mang nhiều tham vọng nhất
trong lịch sử [71,78,79].

Bản đồ 1.1. 20 quốc gia và bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, nước biển dâng
Nguồn: AFP-COP-21[78]

Theo đánh giá tại Hội nghị Khí hậu Paris năm 2015, thì Việt Nam là một trong 20
quốc gia bị xem là các khu vực chịu nhiều tác động bất lợi, bị ảnh hưởng nặng nề nhất
của BĐKH –Nước biển dâng
1.1.3. Tác động của nước biển dâng đối với Việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km với diện tích đất liền là 331.212 km2 bao gồm
khoảng 327.480 km2 đất liền và hơn 4.200km2 đảo. Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi và
hai vùng đồng bằng lớn là đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc và đồng bằng sông Cửu
Long ở phía Nam. Thêm vào đó, có những vùng bãi bồi, đất thấp ven biển màu mỡ, là
nơi tập trung dân cư sinh sống, là cơ sở cho nhiều ngành kinh tế quốc gia phát triển.
Với đặc điểm địa hình gần biển như vậy nên Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của
nước biển dâng. Căn cứ các số liệu quan trắc tại các trạm quan trắc-thuộc mạng lưới
hải văn quốc gia, phân bố dọc bờ biển Việt Nam nhiều năm, đã thống kê, phân tích
tổng hợp và được trình bày trong các “Kịch bản biến đối khí hậu, nước biến dâng cho
Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, cho thấy tốc độ dâng thêm ở vùng
biển Việt Nam khoảng 2,8-2,9 mm/năm, thấp hơn chút ít so với tốc độ trung bình trên
thế giới (khoảng 3mm/năm).
Xu thế tăng mực nước biển trên toàn biển Đông giai đoạn 1993 -2010 là 4,7
mm/năm, phía Đông của biển Đông tăng nhanh hơn phía Tây. Dải ven biển Việt Nam
có xu thế tăng 2,9mm/năm. Các kịch bản nước biển dâng được xây dựng dựa trên mức
phát thải khí nhà kính với 3 cấp độ, dự báo đến năm 2100, bao gồm: kịch bản thấp B1,
9



kịch bản phát thải trung bình B2, kịch bản cao nhất A1FI [1] với dự tính mực nước
biển dâng trung bình cho toàn bộ ven bờ Việt Nam:
 Kịch bản B1 nước biển dâng khoảng 49-64cm
 Kịch bản B2 nước biển dâng khoảng 57-73cm
 Kịch bản A1FI, nước biển dâng khoảng 78-95 cm
1.2. Tổng quan về hệ sinh thái rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái quan trọng có năng suất sinh học cao ở vùng
cửa sông ven biển nhiệt đới- cận nhiệt đới và rất nhạy cảm với các tác động của con
người và thiên nhiên.[37]
Thực tế, trong nhiều năm qua, tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước đang
phát triển đã chặt phá rừng ngập mặn, chuyển đổi mục đích sử dụng để phát triển kinh
tế, công nghiệp hóa, đô thị hóa, cụ thể là làm cảng biển, khu chế xuất, vùng tái định
cư, đắp đầm nuôi thủy sản ven biển, nhất là nuôi tôm công nghiệp tại các quốc gia
đông nam Á như Thái Lan, Việt Nam.... Các nhà khoa học đã xác định được 3 nhóm
nguyên nhân chính gây suy giảm nhanh diện tích rừng ngập mặn chính, gồm: sự phá
hủy bởi con người; do ô nhiễm bởi hóa chất và do biến đổi khí hậu-nước biển dâng.
1.2.1. Diện tích phân bố, thành phần loài cây ngập mặn thế giới & Việt Nam
Cây ngập mặn có đặc điểm sinh học ưa môi trường ven biển, sống ở các vùng đất
thấp bị tác động bởi thủy triều. Các độ mặn khác nhau tạo ra nhiều loài thay đổi từ
nước lợ tới nước mặn (3-40‰), đến các môi trường có độ mặn lớn hơn gấp 2 lần độ
mặn nước biển (90‰), tại đây hàm lượng muối bị cô đặc bởi sự bốc hơi [80,82].Các
số liệu thống kê của Hiệp hội quốc tế về Hệ sinh thái cây chịu mặn (International
Society for Mangrove Ecosystems (ISME), cho thấy tổng diện tích rừng ngập mặn thế
giới khoảng 15.429.000 ha, trong đó có 6.246.000 ha tại châu Á và châu Đại dương,
5.781.000 ha ở Châu Mỹ và 3.402.000 ha ở Châu Phi (xem bản đồ 1.2) [77].

Bản đồ 1.2. Phân bố rừng ngập mặn thế giới năm 2000
Nguồn : ChandraGiri, 2010 [77]

Theo tác giả Wahsh (1974), Trên thế giới có khoảng 110 loài thực vật là đặc trưng

chịu mặn. Tất cả các loài cây ngập mặn của thế giới là cây lâu năm. Rừng ngập mặn có
thể được tìm thấy ở 118 quốc gia và vùng lãnh thổ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
10


Châu Á có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất (chiếm 42%) của thế giới, tiếp theo là
châu Phi (21%), Bắc và Trung Mỹ (15%), Châu Đại Dương (12%) và Nam Mỹ (11%).
Tại Việt Nam có khoảng 37 loài cây chịu mặn điển hình và hơn 30 loài cây gia nhập
khác, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng thành phần loài cây ngập mặn
đa dạng nhất.
Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
cho biết, diện tích rừng ngập mặn ven biển toàn quốc đã giảm từ 408.500 ha (năm
1943) xuống còn 156.608 ha (năm 1999), tương đương với khoảng 62% diện tích rừng
ngập mặn đã mất. Kết quả kiểm kê rừng toàn quốc (theo Quyết định số 3322/QĐBNN-TCLN ngày 28/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
công bố hiện trạng rừng toàn quốc thì diện tích rừng ngập mặn (RNM) Việt Nam tính
đến ngày 31/12/2013 còn lại 119.677ha. Trong đó diện tích RNM tự nhiên là 57.716ha
và diện tích RNM trồng mới là 61.961 ha [40].
1.2.2. Vai trò của rừng ngập mặn trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường
Các kết quả nghiên cứu (Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản, 1984, 1993) cho
nhận định là RNM có vai trò cung cấp các dịch vụ sinh thái và vô số các sản vật hữu
ích. Trước hết, rừng ngập mặn là nơi trú ẩn, nơi sinh sản của các loài động thực vật
thủy sinh với sự phong phú và đa dạng loài, mà ở đó mỗi loài sống phát triển vòng đời
của mình đều ảnh hưởng đến sự phát triển của các giống loài khác, từ đó tạo nên hệ
sinh thái cây ngập mặn ven biển đa dạng và phong phú, góp phần tạo ra và cung cấp
nguồn giống thủy sản dồi dào. Rừng ngập mặn có 6 công năng chính, gồm:
- Cung cấp sinh kế cho con người
- Có chức năng bảo vệ phòng ngừa giảm thiểu thiệt hại từ thiên tai
- Giúp giảm xói lở và bảo vệ đất
- Góp phần xử lý chất xả thải và giảm ô nhiễm

- Góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu
- Cung cấp thức ăn và môi trường sống cho nhiều loài động - thực vật
Cùng với đó, rừng ngập mặn còn có vô số các giá trị kinh tế khác. Theo tác giả
Adger (1996) tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn, được bổ sung và xác
định nhiều hơn, được thế hiện ở hình 1.1.
Rừng ngập mặn còn là nguồn tài nguyên tái tạo. Ngay cả lá và các bộ phận khác của
cây rụng xuống, phân hủy thành chất mùn bả hữu cơ chính là nguồn thức ăn dồi dào
cho các loài động thực vật thủy sinh. Nhờ có rừng, với nguồn thức ăn dồi dào và hệ
thống rễ cây chằng chịt là môi trường sống thuận lợi và là nơi sinh sản nuôi dưỡng có
giá trị cao hơn so với những nơi không có rừng. Việc RNM được phục hồi, sản lượng
thủy sản khai thác có thể gia tăng, góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu
kinh tế thủy sản, nông-lâm nghiệp tại các quốc gia, địa phương phát triển kinh tế, xoá
đói giảm nghèo, là điểm du lịch sinh thái thuận lợi để học tập, nghiên cứu về rừng
nhiệt đới và cải thiện mức sống của nhân dân.
11


Hình 1.1. Tóm tắt các giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Đồng thời, RNM có thể điều hòa tiểu khí hậu, hạn chế sóng lớn gây xói lở đê bao,
bờ biển, giảm thiểu tác hại lũ quét, sóng thần. RNM có khả năng hấp thụ khí độc hại
thải ra từ sản xuất, lọc nước thải làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường... Thực tế cho
thấy có sự thay đổi đáng kể về môi trường theo chiều hướng thuận lợi nơi có diện tích
che phủ cây ngập mặn cao. Căn cứ trên các nghiên cứu của các chuyên gia trong và
ngoài nước, có thể phân nhóm giá trị của rừng ngập mặn theo bốn loại dịch vụ hệ sinh
thái chính (xem hình 1.2) [11,36].

Hình 1. 2. Các dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn
Nguồn: [11,36].


12


×