Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Lễ cấp sắc của người dao tiền ở huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.12 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÀN TUẤN NĂNG

LỄ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO TIỀN
Ở HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Nhân học
Mã số: 62 31 03 02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

HÀ NÔI - 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội, Viện
Hàn lâm KHXH Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. LÝ HÀNH SƠN
2. PGS.TS. HÀ ĐÌNH THÀNH

Phản biện 1: PGS.TS Lâm Bá Nam
Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Chí Bền
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Duy Bính

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp
tại: phòng

, Học viện Khoa học Xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh


Xuân, Hà Nội
vào hồi giờ

phút, ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia; Thư viện
Học viện Khoa học xã hội; Thư viện Viện Dân tộc học.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Căn cứ vào đặc điểm ngôn ngữ, người Dao ở Việt Nam có 2 phương
ngữ: phương ngữ Mùn có Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y, Dao Tuyển;
phương ngữ Miền có Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Lô Gang, Dao Quần Chẹt.
Cấp sắc là nghi lễ đặc trưng của người Dao, nhưng các nghiên cứu cơ
bản chỉ dừng lại ở lễ cấp sắc 3 đèn. Một vài tác giả có đề cập đến cấp sắc 7
đèn. Riêng lễ cấp sắc 12 đèn mới chỉ được đề cập qua tư liệu hồi cố của các
nghệ nhân bằng một vài mô tả sơ lược.
Đối với người Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, cấp sắc 3 đèn gần
giống như nhiều nhóm Dao: làm cho 1 người trong gia đình và do gia
chủ tổ chức, còn cấp sắc 12 đèn thì làm cho 12 hoặc 14 cặp vợ chồng, do
trưởng họ chủ trì với sự tham gia của toàn bộ dòng họ theo chu kỳ trung
bình là 30 năm một lần. Địa bàn thực hiện nghi lễ cấp sắc 12 đèn hiện
chỉ tồn tại ở nhóm Dao tiền cư trú tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn và
một phần ở địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Do đó, việc
nghiên cứu bảo tồn các giá trị văn hoá, tín ngưỡng trong tổ hợp các lễ nghi
cấp sắc của người Dao ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn là cấp thiết.
Với các lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: Lễ cấp sắc của người
Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn làm luận án tiến sĩ Nhân học
của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Bước đầu giới thiệu chi tiết theo hệ thống các lễ nghi trong cấp sắc 3
đèn, 12 đèn của người Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Làm rõ
những biến đổi của các lễ nghi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương hiện nay. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị để bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hoá tại lễ cấp sắc 3 đèn và 12 đèn của người Dao Tiền
trong bối cảnh mới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những đặc điểm văn hóa, quá trình và nguyên nhân biến đổi
trong lễ cấp sắc từ cấp độ 3 đèn đến 12 đèn của người Dao Tiền. Chỉ ra vai
trò của lễ cấp sắc trong đời sống xã hội và tín ngưỡng của người Dao nói
chung, người Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn nói riêng. Trên cơ sở đó đưa ra
một số kiến nghị nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa của lễ cấp sắc người
Dao Tiền tại địa bàn nghiên cứu trong bối cảnh giao lưu, hội nhập.
1


Do cấp sắc gắn với đặt pháp danh cho người thụ lễ, nên luận án cũng
làm rõ quan hệ tên dương và tên âm; lý giải mối quan hệ âm - dương ấy có
phải là ràng buộc để điều tiết trật tự xã hội trong đời sống người Dao?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống nghi lễ cấp sắc 3 đèn
và 12 đèn của người Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung
Luận án tập trung khảo sát, nghiên cứu về hệ thống nghi lễ cấp sắc
12 đèn của nhóm Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn. Bên cạnh đó cũng nghiên
cứu hệ thống nghi lễ liên quan đến việc đặt tên, lễ cấp sắc 3 đèn như một

tập hợp các nghi lễ khởi đầu cho lễ cấp 12 đèn. Luận án cũng đề cập tới
biến đổi của lễ cấp sắc hiện nay so với thời kỳ trước năm 1986, đặc biệt là
trước khi tái lập tỉnh Bắc Kạn năm 1997.
3.2.2. Phạm vi thời gian
Luận án đã tập trung nghiên cứu về lễ cấp sắc đang diễn ra tại
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Đồng thời, có so sánh sự biến đổi của lễ
cấp sắc hiện tại so với thời gian trước Đổi mới năm 1986, thông qua các
tư liệu phỏng vấn hồi cố.
3.2.3. Phạm vi không gian
Không gian nghiên cứu của luận án tập trung chủ yếu tại một số bản
thuộc các xã như: Trung Hòa, Thượng Ân, Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh
Bắc Kạn - nơi có nhiều người Dao Tiền sinh sống và vẫn còn gìn giữ được
lễ cấp sắc ở cấp độ 3 đèn và 12 đèn. Ngoài ra, chúng tôi cũng khảo sát tại
một số bản người Dao Tiền ở xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng để có cái nhìn toàn diện hơn về nghi lễ cấp sắc 12 đèn.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên quan điểm triết học của chủ nghĩa duy vật biện
chứng (bao gồm cả phép logic biện chứng) và chủ nghĩa duy vật lịch sử để
nhìn nhận các hiện tượng trong lễ cấp sắc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp cận từ góc nhìn Nhân học và liên ngành... luận án sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp điền dã Dân tộc học;
Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích tư liệu; Phương pháp giải
mã biểu tượng; Phương pháp chuyên gia.
2


Ngoài các phương pháp chính nêu trên, chúng tôi còn sử dụng những
phương pháp mang tính phổ thông như miêu tả, phân tích, tổng hợp... để

hoàn thành luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đi từ cách nhìn về vai trò, mối quan hệ giữa tên gọi và pháp
danh (hai mặt phản ánh của hai loại hình tên gọi) của người đệ tử thụ lễ.
Luận án là công trình chuyên khảo nhân học đầu tiên về hệ thống các
nghi lễ cấp sắc từ cấp độ thấp nhất là cấp sắc 3 đèn cho đến cấp độ cao
nhất là cấp sắc 12 đèn của người Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc
Kạn nói riêng cũng như ở Việt Nam nói chung. Đóng góp thêm tư liệu mới
cho ngành Nhân học về lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao Tiền trong bức
tranh văn hóa đa dạng của tộc người Dao ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án đã khẳng định thêm vị trí vai trò của gia đình, dòng họ và tổ
tiên của người Dao Tiền nói riêng, tộc người Dao nói chung đối với việc gìn
giữ các đặc trưng văn hóa dân tộc, trong đó có việc thực hành hệ thống các lễ
nghi liên quan từ việc đặt tên con cho tới quá trình thực hành lễ cấp sắc từ cấp
độ thấp nhất là cấp sắc 3 đèn cho đến cấp độ cao nhất là cấp sắc 12 đèn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Với người Dao, tất cả đàn ông được mời làm thầy trong lễ cấp sắc 12
đèn đều phải là người đã trực tiếp thụ lễ cấp sắc 12 đèn. Nếu các dòng họ
ít tổ chức, số lượng các thầy cúng của nghi lễ cũng sẽ ít dần, trong khi tần
số tổ chức tại các dòng họ khoảng vài chục năm mới có một lần nên số
người am hiểu quá trình hành lễ sẽ ngày một hiếm. Dưới tác động của xã
hội hiện đại, nếu không có những nghiên cứu chuyên sâu để kịp thời tư
liệu hoá và có các hoạt động bảo tồn thì việc nghi lễ cấp sắc 12 đèn biến
mất trong đời sống người Dao Tiền là điều không tránh khỏi.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung chính của luận án được chia ra làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan
tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về người Dao Tiền ở

huyện Ngân Sơn; Chương 2: Lễ cấp sắc 3 đèn trong gia đình người Dao
Tiền; Chương 3: Lễ cấp sắc 12 đèn của dòng họ người Dao Tiền; Chương
4: Biến đổi trong lễ cấp sắc của người Dao Tiền và những vấn đề đặt ra
đối với bảo tồn các giá trị
3


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO TIỀN Ở HUYỆN NGÂN SƠN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu của học giả nước ngoài về người Dao ở Việt
Nam
Từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, nhằm phục vụ cho việc
cai trị của thực dân Pháp, một số cha cố và sĩ quan Pháp đã có những cuộc
công cán, tìm hiểu, ghi chép về người Dao. Tuy nhiên, các khảo sát, nghiên
cứu về lễ cấp sắc chưa hề được các tác giả đề cập ở thời điểm này.
Trong thời kỳ Liên Xô cũ, một số học giả dân tộc học Xô Viết cũng
đã tìm hiểu, nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc khảo
sát, nghiên cứu tỉ mỉ và có hệ thống về nghi lễ cấp sắc - một nghi lễ rất đặc
trưng và tiêu biểu cho bản sắc văn hóa Dao ở trong công trình ấy dường
như vẫn hoàn toàn vắng bóng.
Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ VII về người Dao được tổ chức ở thành
phố Thái Nguyên vào năm 1995, có một số bài viết đề cập tới đặc điểm tín
ngưỡng tôn giáo của người Dao ở hai phương ngữ Miền và Mùn, nhưng
không có bài viết nào đề cập đến lễ cấp sắc của người Dao Tiền, đặc biệt là
lễ cấp sắc ở cấp bậc cao nhất là 12 đèn.
1.1.2. Nghiên cứu của một số học giả trong nước về người Dao ở
Việt Nam và về lễ cấp sắc của tộc người này
Nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam trong thời kỳ trước Cách mạng

tháng Tám năm 1945 chỉ thiên về mô tả khái lược các vấn đề như địa bàn
cư trú, trang phục, đề cập đến một số nét cơ bản trong đời sống xã hội và
phần nhỏ về tín ngưỡng, hầu như chưa đề cập đến lễ cấp sắc.
Sau năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, những vấn đề nghiên
cứu khoa học cụ thể về người Dao được giới khoa học đặt ra và tiến hành
nhiều đợt khảo sát. Song, với cấp sắc 12 đèn, những khảo tả còn khá sơ
lược. Sau công trình nghiên cứu cơ bản mở đầu: “Người Dao ở Việt Nam”
được xuất bản năm 1971, nhiều tác giả đã tiếp tục nghiên cứu trên các khía
cạnh như: nguồn gốc lịch sử tộc người, hệ thống nghi lễ vòng đời, tranh
thờ, trang phục… Việc nghiên cứu về lễ cấp sắc như một đặc trưng cơ bản
của văn hóa Dao đã được các nhà nghiên cứu chú ý đến nhiều hơn. Tuy
nhiên, các nghiên cứu hầu hết chỉ dừng ở cấp độ cấp sắc 3 đèn và 7 đèn
chứ chưa có các khảo sát, nghiên cứu về lễ cấp sắc 12 đèn. Điều này bị chi
phối bởi một số nguyên nhân như: sự thất truyền của nghi lễ trong một số
nhóm Dao ở Việt Nam; Người nghiên cứu chưa có điều kiện tiếp cận trực
4


tiếp với nghi lễ của nhóm Dao Tiền cư trú tại địa bàn huyện Ngân Sơn,
tỉnh Bắc Kạn và huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng do tần số tổ chức lễ
cấp sắc 12 đèn rất ít và thường chỉ khép kín trong nội bộ dòng họ, người
ngoài không được tham dự vào quá trình hành lễ.
Như vậy, dù được coi như một đặc trưng văn hóa trong bản sắc văn
hóa người Dao nhưng các tài liệu ở Việt Nam chủ yếu đề cập đến cấp sắc 3
đèn. Các nghiên cứu, giới thiệu về lễ cấp sắc 7 đèn thường tập trung tại
một số nhóm như Dao Lô Gang, Dao Lù Đạng, Dao Quần chẹt, Dao Họ,
Dao Tuyển... Việc tìm hiểu, nghiên cứu về lễ cấp sắc 12 đèn trong người
Dao ở Việt Nam nói chung và của nhóm Dao Tiền chưa được đề cập tới.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Một số khái niệm

Ở đây, chúng tôi đã làm rõ một số khái niệm liên quan đến nội dung
luận án như: Lễ, Nghi lễ, Kiêng kỵ, Lễ cấp sắc, Văn hóa tộc người...
1.2.2. Cơ sở lý thuyết
Đề tài luận án “Lễ cấp sắc của người Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn,
tỉnh Bắc Kạn” được trình bày dựa trên cơ sở một số lý thuyết nghiên cứu
như sau: Thuyết cấu trúc nghi lễ; Thuyết nghi lễ chuyển tiếp; Lý thuyết về
biến đổi văn hóa.
1.3. Khái quát về người Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn
1.3.1. Đôi nét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên huyện Ngân Sơn
Huyện Ngân Sơn có địa giới hành chính phía Bắc giáp tỉnh Cao
Bằng, phía Đông giáp hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, phía Nam giáp hai
huyện Bạch Thông và Na Rì, phía Tây giáp huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Huyện có 11 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn. Trung tâm của huyện
nằm trên địa bàn xã Vân Tùng, cách thị xã Bắc Kạn khoảng 65km về phía
Bắc theo Quốc lộ 3. Địa hình của huyện bị chia cắt mạnh, khiến quá trình
xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất và tổ chức đời sống của người
dân gặp nhiều khó khăn.
1.3.2. Địa bàn cư trú hiện nay và nguồn gốc lịch sử người Dao
Tiền ở huyện Ngân Sơn
Theo các tài liệu đã công bố, huyện Ngân Sơn chủ yếu có 2 nhóm
Dao Tiền và Dao Đỏ. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho
biết, tộc người Dao ở huyện có 7.444 nhân khẩu, đứng vào hàng thứ hai,
chỉ sau dân tộc Tày là 10.570 người. Trong tổng số người Dao ở huyện
Ngân Sơn có khoảng 4.000 là người Dao Tiền. Về lịch sử cư trú, quá trình
người Dao Tiền đến huyện Ngân Sơn như thế nào thì hiện nay đồng bào ở
đây không còn nhớ nữa, họ chỉ biết là đã cư trú tại đây từ rất lâu đời.
5


1.3.3. Đôi nét về đặc điểm kinh tế, xã hội người Dao Tiền ở Ngân

Sơn
Trước đây người Dao Tiền ở Ngân Sơn sống du canh, du cư. Sau
năm 1960, đồng bào đã hạ sơn sống định canh định cư và vào hợp tác xã
nông nghiệp. Từ sau năm 1986, người Dao Tiền ở đây đã và đang từng
bước đổi mới trong hoạt động sinh kế, vì vậy, đời sống kinh tế hiện nay
của người Dao nơi đây khá ổn định và nâng cao.
Hiện tại, hầu hết những đặc trưng văn hóa truyền thống vẫn đang
được đồng bào duy trì trên các phương diện như: ăn, mặc, ở… Đặc biệt, hệ
thống nghi lễ cấp sắc từ 3 đèn đến 12 đèn vẫn được đồng bào Dao Tiền tại
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn lưu giữ và thực hành.
Về tín ngưỡng tôn giáo, người Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn cũng như
ở địa phương khác cùng chịu ảnh hưởng từ một số tôn giáo như Đạo giáo,
Phật giáo, Vật linh giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên..., trong đó rõ nét nhất
là Đạo giáo và thờ cúng tổ tiên. Vì thế, nên hiện tại chưa có nơi nào thuộc
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn cũng như huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng có người Dao Tiền đi theo đạo Tin lành.
Tiểu kết chương 1
Người Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn là một bộ phận
của tộc người Dao ở Việt Nam. Trong lịch sử tộc người Dao Tiền ở huyện
Ngân Sơn, tín ngưỡng tôn giáo là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên
sự cố kết cộng đồng, giúp đồng bào tồn tại trước những biến cố gắn kèm
với lịch sử thiên di tộc người. Trong sinh hoạt tâm linh, thờ cúng tổ tiên,
Bàn Vương giữ vị trí quan trọng, thể hiện tính cố kết các thế hệ con cháu
và cộng đồng Dao Tiền khi nhớ về cội nguồn.
Chương 2
LỄ CẤP SẮC 3 ĐÈN TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI DAO TIỀN
2.1. Những nghi lễ liên quan tới tên gọi
2.1.1. Cúng báo tổ tiên và đặt tên không chính thức cho trẻ nhỏ
(búa phàm chiu)
2.1.1.1. Quá trình chuẩn bị và tiến hành nghi lễ

Việc chuẩn bị nghi lễ chỉ tiến hành khi gia đình có trẻ nhỏ mới
sinh. Đứa trẻ sẽ được bố làm lễ cúng báo cho tổ tiên biết rằng đã có
thêm một thành viên mới trong gia đình khi chúng được 3 ngày tuổi nếu
là con trai và 7 ngày tuổi nếu là con gái. Nghi lễ diễn ra vào buổi sáng và
kéo dài khoảng 1 tiếng tại gian chính, phía dưới bàn thờ của gia đình.
6


2.1.1.2. Quan niệm của người Dao Tiền về nghi lễ
Lễ búa phàm chiu được tổ chức với mục đích báo cho ma của tổ
tiên, dòng họ biết đã có thêm một cháu nhỏ, một thành viên chính thức
của dòng họ để các ma che chở, phù hộ. Tại lễ búa phàm chiu, tên đứa trẻ
khi cúng được sử dụng theo số thứ tự (tên không chính thức).
2.1.2. Nghi lễ khai sinh, đặt tên chính thức cho trẻ (pháo nin sành)
Thời gian làm lễ pháo nin sành tại nhà không phụ thuộc vào tuổi đứa
trẻ. Với trẻ em nam, gia đình buộc phải làm lễ này trước khi thực hiện lễ
cấp sắc ba đèn, tức đặt tên âm (pháp danh).
2.1.2.1. Quá trình chuẩn bị và tiến hành nghi lễ
Thông thường, người Dao Tiền tổ chức lễ pháo nin sành lồng ghép
trong các dịp Rằm tháng Giêng, tháng Bảy. Để làm lễ, gia chủ chuẩn bị
vài mâm cơm và mời người thân đến dự. Trong bữa cơm, người giỏi chữ
nghĩa được gia chủ nhờ đặt tên cho con sẽ đứng dậy rút trong túi ra một tờ
giấy hoặc cuốn sổ nhỏ đã chuẩn bị từ trước và đọc to cho mọi người cùng
nghe. Sau đó tờ giấy được trao lại cho bố mẹ đứa trẻ cất giữ. Kể từ đó, đứa
trẻ mới chính thức được nội tộc và cộng đồng thừa nhận thông qua một tên
gọi kép. Ví dụ: Kim Văn, Tuấn Năng...
2.1.2.2. Quan niệm của người Dao Tiền khi tiến hành lễ khai sinh,
đặt tên chính thức cho trẻ nhỏ (pháo nin sành)
Trong lễ này, đồng bào cũng tìm người giỏi chữ nghĩa, hiếu thuận với
nhiều đức tính, phẩm chất tốt để mời đến đặt tên cho con nhằm cầu mong

mọi điều tốt lành, giỏi giang sẽ đến với con trong quá trình khôn lớn, biết
phấn đấu trên con đường tu nghiệp, tôn trọng những người có học vấn.
Song, theo ông Triệu Nhân Sang - người Dao Tiền ở thôn Đẳm Noộc (xã
Bằng Vân, huyện Ngân Sơn), tên gọi này nhất thiết phải được thông báo
cho các bậc tổ tiên và ma trong nhà biết để phù trợ cho đứa trẻ. Kể từ đó,
đứa trẻ trong gia đình không được tự ý thay đổi tên một cách tùy tiện, bởi
đây là tên gọi được cả bên âm và bên dương cùng thừa nhận.
2.1.3. Nghi lễ đổi tên cho những đứa trẻ khó nuôi (trúi miến)
2.1.3.1. Nguyên nhân, quá trình chuẩn bị và tiến hành nghi lễ
Thông thường, theo tập tục truyền thống, những đứa trẻ sinh ra, lớn
lên nếu gặp ốm đau, bố mẹ của chúng sẽ mời thầy về làm lễ cúng. Trường
hợp cúng như vậy mà trẻ vẫn hay bị ốm đau thì phải làm lễ đổi tên. Để làm
lễ, gia chủ đến nhà thấy cúng, nhờ thầy tra sách cúng xem những xung
khắc của đứa trẻ với bố mẹ đẻ. Tình huống này có thể xảy ra theo hai
hướng. Thứ nhất, tên gọi của đứa trẻ phù hợp với một gia đình nào đó
trong dòng họ thì có thể đứa trẻ sẽ được nhận làm con nuôi. Khi này, đứa
trẻ vẫn được giữ nguyên họ và tên của mình. Trường hợp ông thầy xem
7


sách cúng thấy cần phải đổi tên cho trẻ chứ không thể gửi họ hàng, anh em
làm con nuôi thì trẻ phải được bố mẹ thực hiện nghi lễ đổi tên và được tiến
hành bằng một trong hai cách sau:
Cách thứ nhất
Bố mẹ đứa trẻ sẽ vào rừng, tìm một tảng đá lớn để nhận làm bố mẹ
nuôi cho trẻ và tiến hành lễ nhận bố mẹ nuôi cho trẻ (trúi phính). Tên của
đứa trẻ khi đó thường gọi là Thạch (nghĩa là đá) hoặc Lâm (nghĩa là
rừng). Để làm lễ, ông thầy cùng bố mẹ mang đứa trẻ và ít gạo, rượu, thịt,
tiền giấy, hương đến chỗ tảng đá đã chọn và bày lễ vật, cúng để tảng đá
phù hộ cho trẻ lớn lên mạnh khỏe. Khi thấy trẻ có biểu hiện khỏe mạnh trở

lại thì không gọi tên là Thạch hoặc Lâm nữa mà gọi là Bánh.
Cách thứ hai
Đổi hẳn tên gọi của trẻ bằng tên gọi một dòng họ nào đó của người
Dao Tiền. Cách này được gọi là trúi phính.
2.1.3.2. Quan niệm của người Dao Tiền về nghi lễ
Người Dao Tiền quan niệm rằng đứa trẻ sinh ra trước hết là do sự
linh nghiệm, bằng lòng của tổ tiên, thần thánh. Do đó, việc đặt tên cho trẻ
trước hết cũng là xuất phát từ ý nguyện của tổ tiên, thánh thần. Nếu tên gọi
của trẻ bị phạm vào sự kiêng kị nào đó thì thần thánh, tổ tiên sẽ quở trách,
quấy rầy khiến trẻ bị đau ốm.
Nhìn vào từng nghi lễ có thể thấy, dù là tên gọi cho mỗi cá thể, được
cộng đồng sử dụng trong đời sống thường nhật, từ khi trẻ sinh ra, được
định danh bằng số thứ tự, cho đến khi trẻ được đặt tên khai sinh chính
thức, hoặc là khi buộc phải đổi tên cho trẻ... tất cả các loại tên gọi này đều
phải được thần thánh, tổ tiên chứng giám. Đây cũng là nguyên nhân đầu
tiên dẫn đến việc tiến hành lễ cấp sắc ba đèn nhằm đặt tên âm (pháp
danh), cấp miếu đàn và binh mã cho người thụ lễ mà hiện nay vẫn được
thực hành phổ biến ở người Dao Tiền.
2.2. Cấp sắc 3 đèn của người Dao Tiền
Theo quy định của người Dao thuộc phương ngữ Miền, cấp sắc 3 đèn
thì người thụ lễ được cấp 3 miếu đèn, 36 binh mã; nếu cấp sắc 7 đèn,
người thụ lễ được cấp 7 miếu đèn và 72 binh mã; ở cấp độ cuối cùng là 12
đèn thì người thụ lễ được cấp 12 miếu đèn và 120 binh mã. Tuy nhiên, với
người Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn trước đây cũng như hiện nay, cấp sắc 7
đèn chỉ được tiến hành như một chi tiết chuyển tiếp nhỏ trong lễ cấp sắc 12
đèn, do đó luận án chỉ trình bày nghi lễ ở cấp 3 đèn và 12 đèn.
2.2.1. Công việc chuẩn bị
Khi người con trai đến tuổi trưởng thành, tùy thuộc điều kiện gia
đình, bố mẹ sẽ chuẩn bị gạo, rượu, tiền, thịt lợn, gà... để làm lễ cấp sắc ba
8



đèn (phàm thoi tăng), tức lễ cấp sắc ở bậc khởi đầu. Chuẩn bị đầy đủ các
điều kiện vật chất cần thiết như: nuôi lợn cúng, chuẩn bị tiền giấy bản, thịt,
gạo, rượu, tièn mặt, làm quần áo mới cho người đệ tự thụ lễ…, bố mẹ
chàng trai phải đi xem ngày. Xem được ngày tốt thì đi mời thầy cúng,
người làm bếp và người hát ví, hẹn đến ngày tới giúp gia chủ tổ chức lễ
cấp sắc 3 đèn.
2.2.2. Diễn trình tổ chức nghi lễ cấp sắc 3 đèn
2.2.2.1. Công việc chuẩn bị trước khi vào bước lễ
Trước ngày chính lễ, gia chủ phải đi mời 2 người đàn ông về giúp
làm trướng, phó bếp để làm tiền giấy, làm rượu, bánh cúng… cho lễ cấp
sắc 3 đèn.
2.2.2.2. Thủ tục và lễ nghi của các thầy cúng khi đến nơi làm lễ
Chiều hôm đầu của cấp sắc 3 đèn, 2 thầy và 3 cô gái về đến miếu thờ
được lập tạm để làm các thủ tục trước khi vào nhà của người thụ lễ. Khi tới
miếu, ông thầy cả và thầy hai phải làm thủ tục cúng nhập binh mã của
mình về miếu này và làm thủ tục dẫn vào nhà nhằm chuẩn bị cho quá trình
hành lễ.
2.2.2.3. Lễ cúng báo các thánh thần đến dự lễ
Mục đích của lễ này là thông báo với các thánh thần về nội dung
công việc mà các thầy sẽ tiến hành trong thời gian tổ chức lễ cấp sắc. Bên
cạnh đó, lễ này cũng được tiến hành nhằm mục đích kêu gọi sự hỗ trợ của
các phúc thần, ma tổ tiên… cùng phù trợ cho quá trình tổ chức nghi lễ,
không để các loại ma ác tới quấy phá, cản trở quá trình hành lễ…
2.2.2.4. Lễ cấp 3 đèn (quá tang)
Nghi lễ này do thầy cả trực tiếp đảm nhiệm. Trước khi cấp đèn, thầy
chính sẽ hỏi người đệ tử thụ lễ xem trong tâm mình còn những điều gì xấu
thì kể ra để thầy gột rửa. Mục đích của thủ tục này cũng là nhằm để thánh
thần biết rõ tên gọi của người đệ tử thụ lễ, qua đó thánh thần sẽ xem xét

xem anh ta có phải là người đức độ hay không? Sau đó, ông thầy sẽ tiến
hành thủ tục xin tên âm (pháp danh) cho đệ tử. Xin được tên âm, thầy cả,
thầy hai và bố đẻ của người thụ lễ sẽ tiến hành thủ tục cấp đèn và binh mã
cho người thụ lễ. Trước khi kết thúc, thầy cả sẽ cởi áo choàng của mình
khoác lên người đệ tử và dạy anh ta nhảy múa. Lễ này thường kéo dài từ
khoảng 11h đêm hôm trước cho tới khoảng 5h sáng thì kết thúc.
2.2.2.5. Múa tập binh mã
Lễ cúng và múa tập binh mã do thầy 3 (cô nhủn sai) đảm nhiệm.
Mục đích của lễ là ca cúng và múa cho các binh mã cùng chung vui, nhanh
nhẹn khỏe mạnh để phù trợ cho người đệ tử vừa được cấp tên âm cùng với
các miếu đèn.
9


2.2.2.6. Lễ cúng Bàn Vương (síp tồm miến)
Lễ này được diễn ra vào đêm hôm thứ hai của cấp sắc 3 đèn. Trước
khi tiến hành lễ này, hai con lợn cúng được hai ông bếp đem đến trước cửa
nhà để chọc tiết, sau đó đem đi làm thịt và mang về bày nguyên con cùng
với lục phủ ngũ tạng trước bàn cúng. Con bày quay đầu vào bàn thờ gia
chủ là để cúng tạ ơn thần thánh, pháp sư, tổ tiên đã phù hộ cho đám lễ tổ
chức thành công. Con bày quay ngang trước bàn thờ là để cúng tạ ơn ông
tổ Bàn Vương. Trước đây, chỉ sau khi hoàn thành lễ này, người ta mới
được đem hai con lợn cúng đi làm thịt để tổ chức ăn mặn trong đám lễ.
2.2.3. Quan niệm của người Dao Tiền về lễ cấp sắc 3 đèn
Người Dao ở đây coi cấp sắc là nghi lễ đặt tên âm (pháp danh), cấp
binh mã và miếu đèn cho người con trai đã đến tuổi trưởng thành (từ 12 18 tuổi, tùy điều kiện). Người đàn ông Dao Tiền đến tuổi trưởng thành
không được đặt tên âm, cấp binh mã và đèn thì khi chết hồn sẽ không về
đoàn tụ với tổ tiên ở Dương Châu hoặc Kinh Châu đại điện, chỉ được về
ký thác ở động Đào Hoa, Lâm Châu cùng với hồn trẻ con chết yểu; Nếu
chưa trải qua nghi lễ cấp sắc 3 đèn, anh ta sẽ không được tiến hành mở

đầu cho các kỳ tra hạt trên nương; không xách nước và mang lửa vào nhà
mới; không tham gia bàn bạc các công việc hệ trọng của gia đình, dòng
tộc, làm ông mối hoặc đại diện nhà trai (sân cha) để đón dâu và quan
trọng hơn cả là không được đụng đến ống cắm hương trên bàn thờ, kiêng
tham gia vào các nghi lễ cúng bái…
Tiểu kết chương 2
Thoạt đầu, nếu chỉ nhìn vào hệ thống nghi lễ đặt tên, đổi tên cho trẻ
nhỏ thì sẽ khó phát hiện mối quan hệ, ràng buộc giữa những nghi lễ này
với lễ cấp sắc 3 đèn của nhóm Dao Tiền cư trú tại địa bàn huyện Ngân
Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Song, nếu xem xét kỹ các vấn đề nội hàm đang cùng
tồn tại, sau khi người đàn ông Dao Tiền đã được cấp sắc, đặt tên âm, cấp
miếu đèn và binh mã... thì có thể thấy rõ sự thống nhất giữa hai mặt đối
lập. Nghĩa là, trong sự tồn tại của người đàn ông Dao trưởng thành luôn có
hai trạng thái: Tên gọi ở cõi dương và pháp danh ở cõi âm. Cả hai trạng
thái trên được tồn tại song hành trong một chủ thể. Bởi vậy, sẽ là rất hạn
chế nếu như chúng ta chỉ đề cập đến pháp danh của người thụ lễ cấp sắc
cùng với việc cấp miếu đèn, binh mã... mà quên rằng sở dĩ xác lập được
tên âm cho người thụ lễ là do sự chấp thuận của các thánh thần, tổ tiên, bắt
đầu từ tên gọi ở cõi dương cho đứa trẻ. Đây được cho là việc chi phối của
Đạo giáo ngay từ khi đứa trẻ người Dao vừa mới ra đời, ở phương diện và
khái niệm gần nhất trong sự tồn tại của mỗi cá thể: tên không chính thức
và tên chính thức.
10


Chương 3
LỄ CẤP SẮC 12 ĐÈN CỦA DÒNG HỌ NGƯỜI DAO TIỀN
Các học giả khi nghiên cứu về người Dao đều thừa nhận cấp sắc là
nghi lễ đặc trưng trong văn hóa Dao, với ba cấp độ: 3 đèn, 7 đèn, 12 đèn.
Tùy theo phát âm, mỗi nhóm Dao có những cách định danh khác nhau, có

thể gọi lễ cấp sắc 3 đèn là quá tăng, chấu đàng, phàm thoi...; gọi lễ cấp sắc
7 đèn là chấu say, chất phing tăng...; cấp sắc 12 đèn là tẩu sai, chiệp nhảy
phing tăng... Khảo sát trên diện rộng cho thấy, cấp sắc 12 đèn dường như
chỉ còn tồn tại trong ký ức của một số bậc cao niên. Riêng người Dao Tiền
ở huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) và huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), nhiều
dòng họ vẫn còn khả năng làm lễ cấp sắc ở cấp độ cao nhất là 12 đèn.
Đồng bào cho rằng thụ lễ cấp sắc 3 đèn mới có tên âm để được thắp
hương thờ cúng tổ tiên, khi chết được đoàn tụ với tổ tiên; còn việc thụ lễ
Tẩu sai (cấp sắc 12 đèn) là để linh hồn các cặp vợ chồng được trở thành
quan, tướng ở cõi âm. Tuy nhiên, để có thể thực hành được lễ cấp sắc 12
đèn (Tẩu sai), các dòng họ và cộng đồng phải đảm bảo các điều kiện tối
thiểu sau: Số thầy cúng đã được cấp 12 đèn và 120 binh mã là người ngoài
dòng họ phải có ít nhất 14 người; Các cá nhân, các hộ trong họ phải đoàn
kết, vì dòng họ sẽ chọn ít nhất 12 cặp vợ chồng đã trải qua cấp sắc 3 đèn
để thụ lễ; Trong thời gian dự kiến, các hộ của dòng họ phải không có tang.
Đây là điều kiện khó, nhất là với dòng họ lớn. Có khi đã chuẩn bị xong,
nhưng trong thời gian dự kiến làm lễ mà có tang thì phải dừng lễ Tẩu sai,
chờ dịp khác.
Trong khoảng chu kỳ 30 năm một lần, trưởng họ sẽ thông báo cho
dòng họ về việc làm Sìn pè đàng và Tẩu sai. Trong đó, chuẩn bị trang phục
cho vợ chồng người thụ lễ mặc khi thụ lễ có thể kéo dài 3 - 5 năm.
Cấp sắc 12 đèn của người Dao Tiền ở đây được chia thành hai nghi lễ
riêng biệt: - lễ sìn pè đàng - được dòng họ tổ chức nhằm thông báo tới các
thần thánh pháp sư về việc dòng họ đã chuẩn bị xong, bước vào quá trình trai
giới để chuẩn bị cho đại lễ. Kết thúc lễ sìn pè đàng, cả dòng họ sẽ cùng kiêng
cữ và chuẩn bị để tổ chức lễ tẩu sai theo thời gian đã định.
3.1. Diễn trình tổ chức lễ Sìn pè đàng
Lễ Sìn pè đàng được tổ chức nhằm mục đích để các thầy cúng (ở
ngoài dòng họ) thông báo tới Tam Thanh, Ngọc Hoàng, thần thánh, các
ma lành, tổ tiên rằng quá trình chuẩn bị vật phẩm, quần áo cho lễ Tẩu sai

của các hộ trong dòng họ đã hoàn tất, hứa sẽ kiêng cữ theo luật tục để
tránh điều xấu, điều không may. Tại nghi lễ này, cơ bản có các lễ như sau:
- Lễ mở tranh và treo tranh thờ (lạng miên).
11


- Lễ cúng mời tổ tiên về kiểm đếm và nhận lễ vật của dòng họ.
- Lễ cúng mở cửa trời (hỉu lùng):
Lễ này được tiến hành với mục đích xin phép Ngọc Hoàng mở cửa trời
để đón các thần thánh, tổ tiên, pháp sư... cùng về bàn thờ dòng họ để giúp các
thầy làm lễ và chứng kién việc dòng họ cùng khất nguyện, kiêng kị chờ đến
ngày tổ chức đại lễ Tẩu sai cho cả dòng họ.
- Lễ cúng hoàn nguyện (guỳn nhủn), xóa bỏ ăn chay (sao chay) và cúng
báo đã hoàn thành việc mời tổ tiên, thần thánh về tham dự lễ (shéng loỏng).
- Lễ cúng tạ ơn tổ tiên, thần thánh (shíp tồm miên).
- Lễ tiễn đưa thánh thần, tổ tiên về nơi ở cũ (phúng tồm miên) và
cúng thu hồi binh mã (hồi peng). Đây đồng thời cũng là lễ kết thúc nghi lễ
sìn pè đàng.
Kể từ đây cho đến khi làm Tẩu sai, những người trong họ phải kiêng
quan hệ vợ chồng, nam nữ để đảm bảo sự thanh sạch. Ngoài kiêng kị trên,
thời gian này các thành viên trong họ cũng kiêng đi xa, không được cãi
nhau…, tích cực chuẩn bị các nhu yếu phẩm cho quá trình tổ chức lễ tẩu
sai theo sự phân công của trưởng họ.
3.2. Sự chuẩn bị và các nghi lễ mở đầu cho cấp sắc 12 đèn
Như đã nói, khi làm lễ lên đèn người thụ lễ phải đội 7 đèn trước, đội
12 đèn sau. Hai mẹt đựng đèn tuần tự được đưa qua đầu các đệ tử chứ
không tổ chức thành một lễ riêng. Vì vậy, dưới đây chỉ trình bày lễ cấp sắc
12 đèn. Mặt khác, ở nước ta hiện nay không còn nhóm Dao nào khác ngoài
nhóm Dao Tiền còn làm lễ cấp sắc 12 đèn, nên ở đây cũng không thể tiến
hành so sánh với nghi lễ này với các nhóm Dao khác.

3.2.1. Công việc chuẩn bị và mời các thầy đến hành lễ
Sau lễ Sìn pè đàng khoảng 5 ngày, dòng họ đi mời thầy viết sớ (Sài
piu). Số sớ rất nhiều, nên Sài piu phải viết khoảng 25 ngày, đến khi tiến
hành lễ Tẩu sai mới cơ bản xong các loại. Song song với công việc trên,
các hộ gia đình phải cử thành viên đi lấy củi, lấy cây que, nấu rượu, làm
tiền giấy, chuẩn bị các nhu yếu phẩm… cho quá trình hành lễ.
3.2.2. Các nghi lễ mở đầu cho cấp sắc 12 đèn
3.2.2.1. Lễ dâng lợn cho tổ tiên và thần (lò mạ), cúng báo thổ công
giúp quản lý các đồ vật và tiếp đón pháp sư, binh mã (biêu kiềm chê miền)
Đây là lễ đầu tiên, để các thầy thông báo tới thổ công tại nhà trưởng
họ về các công việc mà đám lễ sẽ chuẩn bị tiến hành. Mong thổ công giúp
cai quản cho các công việc trong đám lễ được thuận lợi, không bị các loại
ma ác quấy phá.
3.2.2.2. Lễ cúng báo tổ tiên, thần thánh về việc dòng họ bắt đầu thực
hiện chay tịnh cho cấp sắc 12 đèn (puồng chê)
12


Sau lễ này, dòng họ phải tiến hành ăn chay. Tuy nhiên, ngày nay tục ăn
chay đã cơ bản bị bỏ, do đó khi cúng báo thánh thần, các ông thầy sẽ có thêm
thủ tục cúng báo với thánh thần, xin phép cho dòng họ được ăn mặn.
3.2.2.3. Lễ trình diện của vợ chồng người thụ lễ với thần thánh trong
5 ngày tiến hành đại lễ cấp sắc 12 đèn (hỉu lùng pua puồng chê piu)
Lễ trình diện được mở đầu bằng việc các cặp vợ chồng cùng ra mắt
các thầy cúng, để thầy và các binh mã, pháp sư… cùng nhận diện từng cặp
vợ chồng cụ thể, tránh bị nhầm lẫn trong quá trình hành lễ.
3.2.2.4. Lễ dẫn binh mã của Sài ton ra ngũ đài để nhảy múa (đồ
thây)
Lễ này được tiến hành với mục đích để binh mã, pháp sư của các đệ
tử thụ lễ biết về việc chuẩn bị và địa điểm được thăng cấp, thăng chức. Do

đó, các binh mã cần tập luyện để khỏe mạnh hơn để tham gia vào đám lễ
một cách tốt nhất.
3.2.2.5. Cúng báo thần thánh, pháp sư, binh mã về việc nội bất xuất,
ngoại bất nhập khi hướng dẫn binh mã của Sài ton nhảy múa (dịa chiếm)
Lễ này được tiến hành nhằm thông báo cho thần thánh, tổ tiên, pháp
sư đã về dự cấp sắc 12 đèn biết rõ về vị trí và nơi ở của mình. Trong quá
trình tổ chức, thần thánh, pháp sư, tổ tiên… không được tự ý đi lại, khiến
quá trình tổ chức cấp sắc 12 đèn bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các ông thầy còn
làm thủ tục trấn ở cửa nhà trưởng họ để các loại ma ác không thể xâm
nhập vào bên trong đám lễ. Chỉ khi các thầy hoàn thành thủ tục này, các
công việc quan trọng của đám lễ mới được phép tiến hành.
3.2.2.6. Cúng mời linh hồn chết yểu về đoàn tụ cùng tổ tiên (thinh tài
nhuệ trì) và lễ bói lớn tìm nơi ở của các linh hồn xấu số (tồm bâu)
Trong đời sống, có thể có những cá nhân do ốm đau, bệnh tật, tai nạn
nên khi chết đi chưa được làm lễ cấp sắc 3 đèn, dòng họ phải tiến hành lễ này
để chuộc các linh hồn về tại bàn thờ nhà trưởng họ (hùng lầu). Do đó, lễ này
còn được tiến hành với mục đích để cho các linh hồn chết yểu cùng về tham
gia, chứng kiến dòng họ tổ chức lễ tẩu sai nhằm có thêm sức mạnh, niềm vui
khi trở về đoàn tụ với tổ tiên bên cõi âm. Đảm nhiệm việc bói và chuộc các
linh hồn chết yểu là ông thầy Pạt chuôi. Ông Pạt chuôi sẽ tiến hành nằm ngủ
tại gian giữ của nhà trưởng họ, bói tìm hướng và nơi các linh hồn đang bị
giam giữ thông qua 2 chum nước (được coi là thuyền) đặt ở trên ngực mình.
3.2.2.7. Lễ cúng và nhảy múa chia vui với binh mã của các Sài ton và
các linh hồn xấu số đã được chuộc về đoàn tụ cùng tổ tiên (là chê)
Do các đệ tử thụ lễ tại đám lễ này đã có 36 binh mã và 3 miếu đèn. Để
thăng chức, các thầy cúng sẽ phải dẫn các đệ tử múa, nhằm làm cho binh mã
thêm khỏe mạnh để cùng chung vui và che chở cho các linh hồn xấu số của
13



dòng họ vừa được chuộc về. Từ đó, mới có thể cấp thêm phép thuật cho các
thầy và các đệ tử (sài ton) trong quá trình hành lễ.
3.3. Các nghi lễ tiếp theo của cấp sắc 12 đèn
3.3.1. Cúng trình thần thánh về mài dao, làm bậc thang lên Miếu đài
(mỏ dụ) và cúng giải hạn, đón điều tốt về cho những người thụ lễ (loàng
phinh)
Trong quá trình tổ chức cấp sắc 12 đèn, các đệ tử phải cùng với thầy
tẩu sai bước qua các bậc thang làm bằng lưỡi dao đặt ngược để lên đài cao
(tầu thây) thụ giáo. Do đó, họ phải phù phép cho các lưỡi dao trở nên sắc bén
và không làm đứt chân thầy tẩu sai cùng các đệ tử khi lên miếu đài. Việc làm
này được tiến hành đồng thời với việc giải hạn, xua đuổi các xấu, đón cái tốt
đẹp về cho những người tham gia hành lễ trong cấp sắc 12 đèn.
3.3.2. Lễ cấp 7 đèn và 12 đèn cho các Sài ton (quá tẩu sai tang) và
mở cửa trời cho các Sài ton (sài ton hỉu lùng)
Lễ này được tiến hành vào khoảng giữa đêm thứ ba của đám lễ. Mục
đích là để cấp đủ 12 miếu đèn và 120 binh mã cho từng đệ tử thụ lễ. Tâm
điểm của lễ là việc những người giúp việc dâng các mẹt/sàng đựng 7 và 11
ngọn nến qua đầu của các đệ tử đang ngồi trên những chiếc ghế 3 chân để
thụ lễ. Mẹt đựng 7 ngọn nến dâng trước, mẹt đựng 11 ngọn nến dâng sau,
trong cùng 1 lượt. Kết thúc quá trình cấp đèn để soi rạng cõi âm, các thầy
sẽ làm phép để mở cửa trời, để binh mã của các đệ tử được nhập vào các
miếu đàn trên thượng giới.
3.3.3. Lễ đưa các Sài ton qua sông (tẩu sùi dụ) và cúng cho các Sài
ton ấy hóa thân thành chim phượng bay lên ngũ đài (pến sin pháo Tầu
thây)
Chỉ khi tiến hành lễ này, các đệ tử (sài ton) mới có năng lực vượt
sông, suối, biển cả… ở bên âm và được làm thầy Pạt chuôi, bói chuộc các
linh hồn xấu số khi thực hiện lễ cúng, bói tại cấp sắc 12 đèn. Sau khi vượt
qua sông suối, biển cả… những người đệ tử mới đủ năng lực biến hóa
thành chim phượng để bay lên thụ giáo trên đài thụ lễ (tầu thây). Cần nói

thêm rằng, nếu như biểu tượng cá xuất hiện tại cấp sắc 12 đèn khá nhiều
thì biểu tượng chim chỉ xuất hiện một lần với nội dung, ý nghĩa như trên.
3.3.4. Lễ cấp ấn tín cho các Sài ton (bêu diến) và cúng đưa các bà
vợ của 14 Sài ton đi qua sông suối (tẩu là choòng)
Sau khi đã thụ giáo trên đài thụ lễ (tầu thây), các đệ tử sẽ trèo theo
cột (không được bước xuống bằng các bậc thang dao đã trèo lên khi
trước) xuống dưới đất ngồi xếp hàng trước thang dao. Ở trên đài cao, thầy
tẩu sai tiến hành cúng thông báo với thành thần về các công việc đang diễn
ra. Cúng xong, thầy Tẩu sai đứng trên Tầu thây ném từng cái ấn xuống để
14


các Sài ton chìa vạt váy ra hứng. Sài ton nào ngay lập tức đón được ấn thì
sau này sẽ là thầy cúng giỏi. Kết thúc lễ cúng ở Tầu thây, các thầy và 14
cặp vợ chồng Sài ton về nhà trưởng họ làm lễ đưa các bà vợ của 14 Sài ton
đi qua sông. Thủ tục này gọi là Tẩu là choòng. Tuy nhiên, cho dù là nghi
lễ dành cho các bà vợ, nhưng tất cả các ông chồng đều phải nằm thay. Ông
Lý Tiến Liều - thầy cúng ở Hang Sậu xã Thượng Ân (Ngân Sơn, Bắc Kạn)
giải thích: “Do xưa kia, có phụ nữ mang thai, các thầy đi qua làm cho họ
bị sảy thai, nên từ đó người chồng phải thực hiện thay cho vợ của mình”.
3.3.5. Lễ cấp bằng sắc cho các Sài ton (quá chế), cấp sớ âm dương
cho vợ chồng Sài ton (là cháo chầy), chỉnh đốn binh mã (là chái peng)
Sau lễ đội đèn và cấp ấn tín, đây cũng là một lễ quan trọng trong cấp
sắc 12 đèn. Các bằng sắc được cấp cho đệ tử nhằm mục đích chứng tỏ
năng lực của người đàn ông ở bên cõi âm đã đạt tới độ cao nhất. Sau lễ
này, các thầy tiếp tục tiến hành thủ tục cấp sớ âm (yêm sí só), sớ dương
(giàng sí só). Loại sớ bên âm sẽ được đốt ngay sau đó còn sớ dương thì
các cặp vợ chồng đệ tử giữ lại, khi chết mới được con cháu đốt để các linh
hồn căn cứ vào sớ mà nhận ra nhau, cùng đoàn tụ vợ chồng để làm quan
tướng ở bên cõi âm. Đây cũng được coi như thủ tục chứng nhận kết hôn

cho các cặp vợ chồng ở cõi âm. Sau khi hoàn thành việc cấp sớ, các thầy
tiếp tục cúng để chỉnh đốn binh mã cho các đệ tử. Mục đích là để binh mã
cùng mạnh khỏe, nghiêm túc thực hiện sứ mệnh của mình ở bên âm theo
sự điều khiển của các pháp sư.
3.3.6. Các lễ cúng đón điều tốt cho vợ chồng các Sài ton (phâu
nghình doàng tấu), giao binh mã từng Sài ton cho Ngọc Hoàng (puông
nghình peng piu), báo cáo trời đất về đám Tẩu sai đã hoàn thành (pua
mài sán piu)
Đây là lễ cúng nhằm mục đích đón điều tốt đẹp, loại bỏ hoàn toàn
các ác, cái xấu… cho binh mã, pháp sư của các đệ tử bên cõi âm. Từ đó,
thông báo cho Ngọc Hoàng và các thánh thần về binh mã của từng đệ tử
nhằm đảm bảo rõ trật tự, nguyên tắc thực hiện, phù trợ… của binh mã. Kết
thúc việc thông báo, các thầy sẽ phải báo cáo với toàn bộ cõi âm về những
công việc đã tiến hành trong đám cấp sắc 12 đèn.
3.3.7. Cúng tạ ơn tổ tiên, pháp sư, binh mã, thổ công... (séng
loỏng)
Trước khi kết thúc nghi lễ, các thầy sẽ phải cúng tạ ơn tất cả các vị
thần thánh, tổ tiên… bên cõi âm đã phù trợ cho đám lễ tổ chức thành công.
Đây đồng thời cũng là thủ tục cuối cùng để kết thúc quá trình tổ chức cấp
sắc 12 đèn tại nhà trưởng họ.
15


Tiểu kết chương 3
Trong chương này, do hệ biểu đạt của các nghi lễ là rất lớn, nên dù
đã rất cố gắng nhưng tác giả luận án chưa thể xử lý được một cách triệt để
và thấu đáo các vấn đề đã nêu ra. Đôi khi, chỉ nên coi là những gợi mở để
tiếp tục xử lý nó trong các công trình nghiên cứu tiếp theo.
Xâu chuỗi tất cả các nghi lễ liên quan đên việc đặt tên và cấp sắc của
người Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, chúng ta có thể thấy rõ:

sự ràng buộc từ niềm tin tổ tiên chi phổi rất lớn đến quá trình tồn tại của
hầu hết các nghi lễ. Nghĩa là, những giá trị cốt lõi của lễ cấp sắc đã và sẽ
tồn tại song hành cùng đời sống văn hoá dân tộc Dao, góp phần tạo nên
tiếng nói chung trong sự nghiệp “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trong hiện tại cũng như tương lai.
Chương 4
BIẾN ĐỔI TRONG LỄ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO TIỀN
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI BẢO TỒN
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI
4.1. Biến đổi trong lễ cấp sắc
4.1.1. Đôi nét về vai trò lễ cấp sắc đối với người Dao Tiền
4.1.1.1. Lễ cấp sắc thể hiện thế giới quan dân gian của người Dao
Tiền
Với thế giới tự nhiên, theo người Dao Tiền cũng quan niệm như các
nhóm Dao khác, vũ trụ có 3 tầng: tầng trên là nơi sống các vị thần và
người khổng lồ, tầng giữa là quê hương của người sống, tầng dưới là đất
nước những người lùn, người trên trời đeo dao ở cổ, người sống đeo dao ở
thắt lưng, người lùn thì đeo dao ở bắp chân. Ở trên trời có Ngọc Hoàng,
Tam Thanh, thần sấm, thần sét..., ở dưới nước có long vương..., ở thế giới
người sống có các thần thổ địa, thổ công, thần lúa gạo, thần chăn nuôi...
Ngoài các vị thần linh, còn có nhiều loại ma khác nhau, trong đó có tổ tiên
và cơ bản được chia thành 2 loại: ma lành và ma ác. Những ai muốn tiến
hành thờ cúng, muốn cầu nguyện các loại thần, ma lành phù hộ và phòng
trừ ma ác thì phải trải qua lễ cấp sắc.
4.1.1.2. Cấp sắc thể hiện rõ nét về đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng
Điểm mấu chốt nhận biết rõ nhất là hình ảnh những người đàn ông,
đệ tử của Đạo giáo, chịu sự chi phối trực tiếp của Đạo giáo ngay từ khi
sinh ra cho đến khi trưởng thành và cả sau khi đã chết.
Ngoài ra, những người thụ lễ và các thầy cúng còn chịu ảnh hưởng từ
thuyết luân hồi của Phật giáo, tục ăn chay, trai giới... Hình thái thờ cúng tổ

16


tiên xuất hiện khá đậm nét trong tiến trình lễ cấp sắc. Yếu tố Vật linh giáo
cũng biểu đạt rõ qua việc cầu khấn và cúng các thần chăn nuôi, thần lúa gạo,
thần thổ địa, thổ công... Ngoài ra, còn thấy xuất hiện yếu tố Nho giáo trong
mối quan hệ cha và con, thầy và trò... Như vậy, qua lễ cấp sắc có thể nhận
diện về đặc điểm tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của người Dao là có sự
ảnh hưởng từ nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng chủ yếu nhất là Đạo giáo.
4.1.1.3. Lễ cấp sắc góp phần duy trì văn hoá, nghệ thuật
Có thể tìm thấy nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc của người Dao Tiền
qua hệ thống tranh thờ, trang phục và vũ đạo của thầy cúng qua nhiều điệu
múa như: bắt ong, bắt rùa… Ngoài ra, hệ thống các bài ca cúng (ế khìa
đao) cũng mang trong nó nhiều giá trị nghệ thuật riêng biệt của tộc người.
4.1.1.4. Cấp sắc có vai trò duy trì tập quán người Dao Tiền
Thực tế cho thấy, lễ cấp sắc không thể thiếu được trong đời sống
hàng ngày của đồng bào Dao nói chung. Bởi người Dao Tiền cho rằng
những người có pháp danh thì mới có binh mã (âm binh) bảo vệ, có sự phù
hộ của các thần linh và tổ tiên. Đối với dòng họ, người đã được làm lễ cấp
sắc là niềm tự hào của cả dòng họ, được chọn làm người mở đầu cho việc
gieo nương đầu vụ, được đại diện dân làng thực hiện các nghi lễ liên quan
đến nông nghiệp và chăn nuôi... Người được thụ lễ cấp sắc 12 đèn mới
được phép thực hành tất cả các nghi lễ của người Dao Tiền. Như vậy, lễ
cấp sắc chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người
Dao, góp phần duy trì các phong tục tập quán của đồng bào.
4.1.1.5. Lễ cấp sắc có vai trò thắt chặt tình đoàn kết và duy trì tập
quán giáo dục trong cộng đồng người Dao Tiền
Từ lâu đời, đồng bào Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn quan niệm rằng,
những người đàn ông ở các thế hệ của dòng họ được cấp sắc 3 đèn thì cả
dòng họ mới có đủ điều kiện làm lễ cấp sắc 12 đèn. Riêng cấp sắc 12 đèn,

các gia đình trong dòng họ không chỉ bắt buộc phải trợ giúp nhau theo quy
định của dòng họ, mà còn có sự đoàn kết nhất trí thì mới đảm bảo cho sự
thành công của nghi lễ.
Tính giáo dục trong cấp sắc của người Dao Tiền thể hiện ở chỗ, các
điều giáo huấn của người thầy cúng và ghi trong đạo sắc để cấp cho người
thụ lễ đều hướng tới việc thiện, tuyệt đối kiêng kỵ người thụ lễ làm việc
ác. Hơn nữa, các điều giáo huấn này còn được thực hiện dưới sự giám sát
của các thánh thần và tổ tiên nên tính giáo dục càng có giá trị đối với
những người thụ lễ.
17


4.1.2. Thực trạng biến đổi trong lễ cấp sắc hiện nay
4.1.2.1. Biến đổi trong nhận thức, quan niệm và niềm tin
Trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Dao nói chung và
người Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn nói riêng, vật tổ - con long khuyển Bàn
Hồ là tô tem thống nhất. Điều này chi phối rất nhiều đến hệ thống nghi lễ,
phong tục của các nhóm Dao không chỉ ở Việt Nam. Chính điều này, cộng
với các cấm kị… đã khiến sự biến đổi trong nhận thức người Dao Tiền về
các nghi lễ gần như rất ít. Song, nếu khảo sát kỹ sẽ thấy, ngày nay, tính
trang nghiêm của người tham gia hành lễ và thụ lễ so với thời kỳ trước
năm 1986 dường như đã giảm đi ít nhiều bởi sự phát triển ồ ạt của đời
sống văn hóa đương đại.
Trong lễ cấp sắc 12 đèn, có một kiêng kị rất quan trọng mà cả dòng họ
đều phải thực hành. Đó là kiêng quan hệ nam nữ, vợ chồng... Theo lệ xưa,
những cặp vợ chồng nào đã “trót” quan hệ thì phải đan rỏ tiền “chây lò” để
báo với thần thánh. Hiện tại, đã có đám, những người vi phạm trực tiếp
“hối lộ” tiền mặt cho ông Chây dùn (thầy làm tiền giấy) để ông thầy làm
giúp. Đó cũng là một biến đổi quan trọng, khi cách ứng xử theo cơ chế thị
trường bắt đầu len lỏi vào nghi lễ.

4.1.2.2. Biến đổi trong quá trình chuẩn bị cho nghi lễ
Với lễ đặt tên cho trẻ ở bên dương, do chuẩn bị khá đơn giản... nên
chúng tôi nhận thấy nhiều gia đình người Dao Tiền vẫn tuân thủ cơ bản
theo lệ xưa, những gia đình có điều kiện còn tổ chức cỗ bàn mời thêm bạn
bè, dòng họ tới chung vui với gia đình. Đó là một nét văn hóa tích cực, làm
cho các mối quan hệ anh em trong và ngoài dòng họ gắn bó mật thiết hơn.
Riêng cấp sắc 3 đèn, sự biến đổi đầu tiên dễ nhận thấy là tục nuôi lợn
cúng. Nhiều hộ gia đình đã không thực hiện việc nuôi giấu hai con lợn để
làm lễ mà đi mua ở ngoài, đem về nuôi vài ngày trước khi tổ chức nghi lễ.
Đối với tổ hợp lễ Sìn pè đàng và Tẩu sai, có lẽ do tính thiêng của nó,
việc chuẩn bị cho nghi lễ hầu như chưa biến đổi nhiều so với các bài
hướng dẫn trong sách cúng. Biến đổi ở đây là số cặp vợ chồng thụ lễ, từ 12
cặp vợ chồng tham dự ban đầu, nay số lượng đã có tới 14, 15 cặp vợ chồng
cùng tham gia.
4.1.2.3. Biến đổi trong quá trình hành lễ
Như đã nói, với các nghi lễ đặt và đổi tên cho trẻ, những biến đổi là
rất ít do diễn trình làm lễ thường không cầu kỳ. Tuy nhiên, tần số tổ chức
nghi lễ đặt tên chính thức cho đứa trẻ dường như ít hơn trước do trẻ bắt
buộc phải có tên gọi ghi tại giấy khai sinh.
Biến đổi đáng chú ý nhất là tục ăn chay ở lễ cấp sắc. Nếu trước kia, sau
khi tiễn Bàn Vương đi về, mọi người mới được ăn mặn thì nay, tục này
18


không còn nữa. Vậy, việc phá lệ này đã được thực hiện từ khi nào? Qua khảo
sát mở rộng tại xã Hoa Thám (Nguyên Bình, Cao Bằng) nơi tiếp giáp với xã
Bằng Vân huyện Ngân Sơn, nhiều thầy cúng và người dân đều khẳng định,
việc ăn mặn trong các đám lễ có từ đám tang (chay) của ông Bàn Tiến
Nghiệp vào năm 1998, cán bộ lão thành cách mạng, nguyên Chánh án Tòa án
Nhân dân huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Do con cháu của người mất

hầu hết đều tham gia công tác xã hội, ít nhiều không còn quá nệ cổ. Vì vậy
tại đám lễ, họ đã cho dựng rạp và tiến hành ăn mặn ở ngoài nhà. Tác giả luận
án, vì là con cháu trong nhà nên cũng trực tiếp dự đám lễ này. Kết thúc đám,
thấy mọi việc vẫn yên lành, nhiều gia đình đã làm theo để con cháu đỡ vất
vả. Như vậy, có thể tục ăn mặn tại đám cấp sắc ở huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn)
cũng hình thành từ thời điểm này. Bởi ranh giới địa lý hai tỉnh với các dòng
họ người Dao Tiền ở đây chỉ là tương đối. Việc chay tịnh của các thầy cúng,
đệ tử thụ lễ, người giúp việc... ngày nay cũng ít được đề cập tới.
4.1.2.4. Biến đổi sau khi kết thúc nghi lễ
Sau khi kết thúc lễ đặt và đổi tên cho trẻ, người Dao Tiền ở Ngân
Sơn cơ bản không có kiêng cữ gì. Tại cấp sắc 3 dèn, một số kiêng cữ như:
kiêng đi chơi xa, trai giới… dường như đã không được đệ tử thực hiện,
hoặc nếu có thì chỉ thực hiện ngày đầu tiên, không kéo dài tới 7 ngày như
trước kia.
Tại Sìn pè đàng, sau nghi lễ, gia đình phải kê khai số lợn nuôi. Khảo
sát cho thấy, tại họ Triệu ở thôn Khuổi Vuồng (xã Trung Hòa, huyện Ngân
Sơn), tục này còn được các hộ gia đình chấp hành khá nghiêm ngặt.
Nhưng khi tiến hành khảo sát mở rộng tại nghi lễ Sìn pè đàng cũng của
dòng họ Triệu ở thôn Khuổi Hoa (xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình) thì
tục này dường như đã không được thực hiện.
Kết thúc lễ Tẩu sai, theo lệ xưa, các gia đình trong dòng họ phải kiêng
không được nuôi lợn trong 120 ngày. Cũng thời gian này, các cặp vợ chồng
vẫn kiêng quan hệ. Tục này hiện tại dường như đã bỏ.
4.1.3. Nguyên nhân biến đổi
4.1.3.1. Tác động từ sự biến đổi về đời sống kinh tế
Cùng với sự chăm lo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của Đảng bộ,
chính quyền và nỗ lực của người dân, đời sống của các dân tộc trong
huyện Ngân Sơn nay đã biến chuyển mạnh. Sự phát triển cơ chế thị trường
đã tác động đến đời sống các thôn bản vùng cao, trong đó có người Dao
Tiền ở huyện Ngân Sơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản

tạo nên sự biến đổi về các yếu tố liên quan tới vật chất của nghi lễ cấp sắc
như dùng phương tiện hiện đại để đưa đón và liên lạc với những người hành
lễ, tổ chức ăn uống khá linh đình trong quá trình hành lễ, lễ vật dâng cúng
19


tổ tiên và thần thánh thường được mua từ chợ, người thụ lễ đã ít kiêng kị...
do việc chuẩn bị không còn quá nặng nề và công phu như trước nữa.
4.1.3.2. Tác động từ sự biến đổi về môi trường và đời sống xã hội
Biến đổi về môi trường sinh thái trên địa bàn huyện Ngân Sơn thể
hiện rõ nhất từ rừng. Rừng dần biến mất thì các hình thức trồng trọt
truyền thống cùng các thói quen săn bắn, hái lượm... cũng thay đổi, làm
cho việc trao truyền các tri thức, giáo dục con cháu từ trong hoạt động
thiết thực... cũng không hoặc ít có điều kiện để thực hiện.
Ngoài ra, những đổi thay tích cực từ hệ thống cơ sở hạ tầng của
huyện, thay đổi lịch canh tác cũng tác động mạnh đến thói quen sinh hoạt
của người dân. Trước kia, người Dao Tiền cơ bản chỉ trồng một vụ ngô và
lúa, thì nay hầu hết đều trồng đến 3 vụ ngô, 2 vụ lúa. Sự căng thẳng, mệt
mỏi trong lao động, sự bó hẹp môi trường áp dụng tri thức địa phương
khiến cơ hội trao truyền, thực hành văn hóa cổ truyền gần như không còn.
Đó là mặt trái của sự phát triển kinh tế ở miền núi và ở huyện Ngân
Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Song, phát triển đó cũng đem lại hệ thống tư duy mở
cho đời sống sinh hoạt văn hóa của người dân. Ngay trong hôn nhân, nếu
trước năm 1986, kết hôn của người Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn cơ bản
bó hẹp trong phạm vi nhóm, hãn hữu mới có các trường hợp lấy người
khác nhóm thì từ khi kinh tế hộ phát triển, giao thông thuận tiện, hôn
nhân hỗn hợp tộc người đã khá nhiều.
4.2. Những vấn đề đặt ra đối với bảo tồn các giá trị văn hóa tộc
người của lễ cấp sắc
4.2.1. Những vấn đề đã được luận án làm rõ hơn

4.2.1.1. Làm rõ mối quan hệ giữa đặt tên cho trẻ với đặt tên âm
trong lễ cấp sắc của người Dao Tiền
Luận án đã cung cấp bức tranh tổng thể về quá trình thực hành các
nghi lễ liên quan đến đặt tên cho đàn ông Dao từ khi mới đẻ cho đến lúc
trưởng thành và có đủ các tiêu chí theo tập quán Dao để đảm nhiệm các
công việc hệ trọng trong gia đình, cộng đồng. Điều này ít nhiều đã tạo
thêm niềm tin và áp lực cho việc thực hành các nghi lễ từ đặt tên cho đến
cấp sắc. Đó cũng là một khía cạnh bổ trợ, giúp giải thích rõ hơn tại sao
ngày nay, cho dù đã có rất nhiều hiện tượng văn hóa truyền thống của
các dân tộc bị mai một, nhưng lễ cấp sắc 3 đèn về cơ bản vẫn tồn tại khá
phổ biến trong cộng đồng người Dao ở Việt Nam.
4.2.1.2. Nêu lên những tương đồng khác biệt giữa cấp sắc 3 đèn và
12 đèn, đồng thời làm rõ những biến đổi trong hệ thống lễ cấp sắc hiện
nay
20


Lễ cấp sắc 3 đèn của người Dao Tiền có điểm tương đồng với lễ cấp
sắc 3 đèn và 7 đèn của các nhóm Dao khác cùng phương ngữ Miền ở chỗ
là đều thực hiện trong phạm vi gia đình. Riêng lễ cấp sắc 12 đèn của người
Dao Tiền lại thuộc phạm vi dòng họ. Do đó, cấp sắc 12 đèn của người Dao
Tiền có rất nhiều nghi lễ khác biệt. Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm
rõ được trình tự và diễn biến các nghi lễ của cấp sắc từ 3 đèn đến 12 đèn
đang được người Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn thực hành.
Ngoài việc nêu lên rất chi tiết về giá trị và vai trò của cấp sắc đối với dân
tộc Dao và người Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, từ đó làm rõ những biến
đổi của cấp sắc ở các bậc thông qua nhận thức và quan niệm của người
dân, lễ vật, việc chuẩn bị, diễn trình của lễ cấp sắc 3 đèn, 12 đèn... kể từ
thời kỳ đổi mới đến nay.
4.2.1.3. Luận án đã đưa ra những nhận định ban đầu về lịch sử tộc

người Dao qua giải mã một số chi tiết trong hệ thống lễ cấp sắc của người
Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn
Áp dụng phương pháp giải mã biểu tượng trên cơ sở lý thuyết cấu
trúc nghi lễ, thông qua một số chi tiết trong các nghi lễ của người Dao
Tiền tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số nhận định ban đầu về
đặc điểm tộc người Dao nói chung, người Dao Tiền nói riêng. Cụ thể như:
Dấu tích của lối định danh con người tự nhiên được tìm thấy tại lễ đặt tên
không chính thức (búa phàm chiu) cho trẻ nhỏ. Dấu tích của con người xã
hội được tìm thấy tại lễ khai sinh, đặt tên chính thức (pháo nin sành).
Trong lịch sử phát triển tộc người, dù là tôn giáo chủ đạo, nhưng chắc chắn
Đạo giáo là tôn giáo đến với người Dao sau khi tộc người đã đạt đến một
trình độ phát triển nhất định. Nghệ thuật chấm hoa văn bằng sáp ong trên
vải của người Dao Tiền ngày nay là một “hóa thạch” văn hóa trong nghệ
thuật tạo ra trang phục phụ nữ người Dao xưa kia. Khởi thủy, địa bàn cư
trú của người Dao liên quan trực tiếp đến vùng sông nước, điều này được
xem xét khá kỹ qua việc tổ hợp biểu tượng cá trong nhiều trường đoạn của
cấp sắc, đặc biệt là cấp sắc 12 đèn. Truyền thuyết về Bàn Hồ của người
Dao có thể là truyền thuyết xuất hiện muộn, khi tộc người bắt đầu bước
vào thời kỳ ly tán. Dấu ấn của sự ly tán đó có thể được đánh dấu bằng việc
chuyển tiếp từ văn hóa vùng sông nước sang địa bàn của văn hóa kê mạch,
trước khi xảy ra quá trình thiên di của người Dao sau này…
4.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với bảo tồn
Lâu nay, chúng ta quen với quan niệm bảo tồn và phát huy là loại bỏ
cái tiêu cực, phát huy cái tích cực. Song, tính hai mặt của một vấn đề trong
mỗi hiện tượng là một biện chứng lôgic mà K. Mác đã chỉ rõ. Do vậy, cho
dù phải thừa nhận các yếu tố mê tín như tục đổi tên cho trẻ khó nuôi, đặt
21


tên âm khi cấp sắc... nhưng về bản chất giá trị truyền thống, chúng ta

không thể không thừa nhận chúng.
Các nghi lễ chứa đựng rất nhiều lớp văn hoá: Lớp văn hoá của Đạo
giáo, lớp văn hoá bản địa... Tính tích cực của giáo lý trong Đạo giáo có thể
thấy rõ như: người đàn ông Dao sau khi có tên âm sẽ phải kiêng phạm điều
ác, tích cực hướng thiện và hỗ trợ cho cái thiện có điều kiện sinh sôi, nảy
nở trong cộng đồng... Đó là những giá trị tích cực, giúp đời sống xã hội
Dao được thiết lập theo một tôn ti, trật tự nhằm đảm bảo ổn định và phát
triển theo tinh thần mọi người cần biết phân biệt phải trái, rạch ròi thiện ác,
trên dưới... để từ đó biết yêu thương, đùm bọc, gắn kết và phát triển.
4.3. Kiến nghị
4.3.1. Đối với hệ thống chính sách
Cần tiếp tục triển khai các chương trình biên dịch và nghiên cứu
chuyên sâu về hệ thống nghi lễ cấp sắc để xây dựng được bức tranh tổng
thể về hệ giá trị văn hóa đặc trưng của người Dao ở Việt Nam. Đồng thời
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con người Dao tăng cường
duy trì và thực hành nghiêm cẩn nghi lễ. Thông qua việc biết ơn tổ tiên để
giáo dục cá nhân, cộng đồng biết ơn với điều kiện phát triển hiện tại và
tương lai của đời sống xã hội.
Ở phương diện Nhà nước, các hồ sơ công nhận lễ cấp sắc là Di sản
Văn hóa phi vật thể tiêu biểu chỉ dừng ở cấp sắc 3 đèn và cấp sắc 7 đèn
của các nhóm Dao Đỏ, Dao Họ, Dao Tuyển.... Hiện chưa có hồ sơ về hệ
thống lễ cấp sắc của nhóm Dao Tiền, đặc biệt là lễ cấp sắc ở cấp 12 đèn.
Đây là một thiếu sót cần bổ sung trong thời gian tới, nhất là với hai tỉnh
Bắc Kạn và Cao Bằng, nơi mà người Dao Tiền vẫn duy trì và thực hành
đầy đủ hệ thống nghi lễ cấp sắc từ 3 đèn đến 12 đèn.
4.3.2. Đối với các lĩnh vực phát triển đời sống kinh tế - xã hội
Có một thực tế là các tộc người cư trú ở khu vực còn nhiều khó khăn
về điều kiện cơ sở vật chất... thì khả năng lưu giữ, thực hành các loại hình
di sản văn hóa phi vật thể của tộc người càng nhiều. Tuy nhiên, thực tế
cũng cho thấy, người dân sẽ không chấp nhận “tiếp tục lạc hậu” để bảo tồn

di sản văn hóa. Do vậy, trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, cần đặc
biệt chú ý nâng cao trình độ dân trí cho cộng đồng tộc người. Khi người
dân đã có cuộc sống kinh tế ổn định, có trình độ hiểu biết thì việc vận động
họ tích cực duy trì, bảo tồn và thực hành phát huy các giá trị văn hóa đặc
sắc tại lễ cấp sắc sẽ thuận lợi.
22


Tiểu kết chương 4
Qua quá trình nghiên cứu, các lễ nghi như: khất hẹn, cấp sắc, chuộc
linh hồn người chết yểu, đăng ký kết hôn ở bên âm... của nhóm Dao Tiền ở
huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn), thậm chí ở cả huyện Nguyên Bình (Cao
Bằng) vẫn được đồng bào thực hiện khá đầy đủ. Sự phát triển hệ thống
nghi lễ từ yếu tố tự nhiên (tên gọi bằng số từ) đến yếu tố xã hội, tôn giáo
(pháp danh, đạo sắc) đã khiến mỗi cá nhân người Dao Tiền luôn tìm thấy
ở đó giá trị khẳng định cá thể với cộng đồng, đặt trong niềm tin đối với tổ
tiên. Do đó, cùng với việc nghiên cứu, sưu tầm bảo tồn, cần có một chiến
lược nhằm vận động đồng bào thành lập các đội văn nghệ bán chuyên, xây
dựng các trích đoạn ngắn về lễ cấp sắc, có cả phần giới thiệu về nội dung
nghi lễ để giới thiệu, quảng bá nhằm từng bước phát triển hoạt động du
lịch. Chỉ khi di sản văn hóa trở thành tài sản tạo ra thu nhập cho cá nhân,
cộng đồng thì chúng mới có sức sống để phát triển mạnh mẽ, đúng bản
chất và những giá trị truyền thống vốn có của nó.

23


×