Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT môn học QUYỀN CON NGƯỜI – QUYỀN CÔNG dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.05 KB, 37 trang )

PHẦN 1: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

QUYỀN CON NGƯỜI – QUYỀN CÔNG DÂN

1. Tên môn học: QUYỀN CON NGƯỜI – QUYỀN CÔNG DÂN

2. Số đơn vị tín chỉ: 02.
3. Mục tiêu môn học
• Mục tiêu nhận thức: Giúp người học có kiến thức lý luận tổng quát về vấn đề

quyền con người, quyền công dân trong lịch sử phát triển khoa học pháp lý hiện
đại; hiểu đúng về bản chất của mối liên hệ cá nhân - nhà nước – xã hội; tư
tưởng vì con người, cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong xã
hội dân chủ;
• Mục tiêu hành động: Biết tìm hiểu, tiếp nhận thông tin, đánh giá khách quan về
thực tiễn của mối quan hệ cá nhân – nhà nước – xã hội với hướng tiếp cận đa
ngành, liên ngành luật học (cũng như các lĩnh vực khác) để giải quyết các vấn
đề thực tiễn trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong quá
trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.1

4. Phương pháp giảng dạy
• Giảng viên thuyết giảng một số nội dung nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức

có tính chất lý luận nền tảng và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu tài liệu theo
chủ đề cũng như giải quyết tình huống. Thời lượng giảng: 20 tiết.
• Sinh viên được yêu cầu làm việc theo nhóm, tăng cường khả năng tìm thông tin,
phân tích và tổng hợp, thuyết trình, thảo luận thông qua việc hệ thống hóa pháp
luật thực định, nghiên cứu so sánh pháp luật quốc tế với pháp luật quốc gia,
đóng vai và giải quyết tình huống... Thời lượng thuyết trình, thảo luận: 10 tiết.

5. Phương pháp đánh giá


• Sinh viên được đánh giá thông qua: thảo luận tại lớp, bài tập tình huống và bài

thi hết môn (được sử dụng tài liệu).
• Tỷ lệ đánh giá của điểm bộ phận: 30%.
• Tỷ lệ đánh giá của bài thi: 70%.

6. Nội dung môn học
Chuyên đề 1
1 Theo Liên hợp quốc, mục đích cuối cùng của bất cứ hoạt động giáo dục nào về quyền con người cũng nhằm xây
dựng một nền văn hóa quyền con người (human rights culture). Jose Ayala Lasso – Cao ủy đầu tiên của Liên hợp
quốc về quyền con người cho rằng: “Trong nền văn hóa này, các quyền con người không chỉ được nhìn nhận như là
công việc “của người nào khác” mà chính là nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả mọi người”.

1

1


KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI - QUYỀN CÔNG DÂN

1. Quyền con người, quyền công dân - sự hình thành và phát triển
1.1 Quan niệm về quyền con người, quyền công dân trong lịch sử loài người
Quyền con người, quyền công dân là hình thức pháp lý của mối liên hệ cá nhânnhà nước và xã hội, được xem xét và bàn luận từ các giác độ:
• Thứ nhất, là học thuyết chính trị-pháp lý, được hình thành từ các nhà triết học, tư
tưởng phương Đông và phương Tây;
• Thứ hai, là tư tưởng, khẩu hiệu của giai cấp tư sản trong cuộc cách mạng lật đổ chế
độ phong kiến;
• Thứ ba, là sự ghi nhận chính thức trong Hiến pháp thành văn của các quốc gia dân
chủ hiện đại;
• Thứ tư, là giá trị xã hội được khẳng định trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp

quyền2 và xã hội dân sự3.
Quyền con người là một phạm trù đa diện, do vậy, có rất nhiều định nghĩa về
quyền con người. Mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề từ một góc độ khác nhau, khó có thể
bao quát đầy đủ các thuộc tính của nó. Theo Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về
quyền con người: Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng
bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm
tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người.4
1.2 Sự phát triển tư tưởng về quyền con người, quyền công dân trong lịch sử xã hội
loài người
Ý thức về nhân quyền và việc thực hiện nhân quyền là một quá trình lịch sử lâu
dài gắn với lịch sử phát triển của loài người và giải phóng con người qua các hình thái

2 Nhà nước pháp quyền là Nhà nước thượng tôn pháp luật (đặc biệt là tính tối cao của Hiến pháp trong đời sống
xã hội) với một hệ thống pháp luật hoàn thiện, tiến bộ, vì con người; quyền lực nhà nước phải bị giới hạn để bảo vệ
quyền con người và được phân thành ba nhánh: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cơ sở của nó là sự bình đẳng của
công dân – nhà nước – xã hội trước pháp luật.
3 “Xã hội dân sự là tổng thể các quan hệ và các tổ chức, các mạng lưới xã hội được hình thành và hoạt động theo
nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải về kinh phí, trong khuôn khổ pháp lý và
đạo lý, phối hợp với nhà nước để kiểm soát và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế, từng
bước hoàn thiện và phát huy vai trò của xã hội dân chủ, nhằm duy trì, bảo đảm sự ổn định, cân bằng và phát triển
bền vững của nhà nước và của xã hội, hiện thực hóa quyền lợi của mỗi cá nhân và cộng đồng.” (Dương Xuân Ngọc
(cb), Xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội,
2009, tr. 66)
4 Dẫn theo: Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về Quyền con người,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 41.

2

2



kinh tế-xã hội và các giai đoạn đấu tranh giai cấp qua đó quyền con người trở thành giá
trị chung của nhân loại5.
• Thời kỳ cổ đại: Bộ luật Hammurabi (khoảng 1780 TCN) được xem là văn bản
pháp luật đầu tiên của nhân loại nói đến quyền con người 6. Ngoài ra, tư tưởng
quyền con người còn thể hiện trong các tác phẩm tôn giáo kinh điển như Kinh Vệ
đà của đạo Hinđu, Kinh Phật, Kinh Thánh, Kinh Kôran của đạo Hồi; trong học
thuyết chính trị của Nho giáo7; trong những cuộc đấu tranh của người nô lệ
(Spartacuse – La Mã); trong tư tưởng triết học8…
• Thời kỳ trung đại: Ngay trong thời kỳ Đêm trường trung cổ ở châu Âu (với sự
thống trị của tư tưởng thần quyền của nhà thờ Thiên chúa giáo), nhà vua John của
nước Anh đã ban hành Đại hiến chương Magna Carta năm 1215 thừa nhận một số
quyền cơ bản của con người như quyền sở hữu, thừa kế tài sản; quyền tự do buôn
bán và không bị đánh thuế quá mức; quyền tái hôn của phụ nữ góa chồng; quyền
được xét xử đúng đắn và bình đẳng trước pháp luật… Đặc biệt, Hiến chương này
được xem là văn bản pháp luật đầu tiên xác lập ý tưởng giới hạn quyền lực nhà
nước để bảo vệ quyền công dân thông qua quy phạm habeas corpus (luật bảo thân)
5 Khái niệm quyền con người có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ dưới dạng các quyền tự nhiên như quyền được
sống... Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, người nô lệ không được coi là con người và sống với tình trạng vô quyền. Chế
độ phong kiến so với chế độ nô lệ đã là một bước tiến trong việc giành lại quyền tự do và giải phóng con người. Giai
cấp tư sản là người đầu tiên nêu ngọn cờ nhân quyền với các tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, công lý, vốn là yêu
cầu bức thiết của nhân dân lao động, tuyệt đối hoá tự do cá nhân, nhấn mạnh yếu tố cá nhân trong khái niệm quyền
con người. Lần đầu tiên các quyền con người được chính thức ghi trong các văn kiện quan trọng như Tuyên ngôn
độc lập của Mỹ 1776, Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của Pháp 1789... Tuy vậy, giai cấp tư sản chỉ nhấn
mạnh quyền dân sự, chính trị, coi nhẹ quyền kinh tế, văn hoá, xã hội - cơ sở và điều kiện quan trọng để người lao
động thoát khỏi đói nghèo và bị bóc lột. CM tháng 10 Nga đã tạo nên một phạm trù mới về quyền con người: đó là
các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước XHCN đã đi đầu trong việc nêu bật các
quyền dân tộc cơ bản như bộ phận thiết yếu của các quyền tập thể, đưa ra cách đề cập toàn diện và biện chứng hơn
về nhân quyền. Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của loài người, nội dung các quyền con người tiếp tục phát
triển. Dựa vào lịch sử phát triển của tư tưởng và pháp luật về quyền con người ở châu Âu, nhà luật học người Sec –

Karel Vasak (1977) đã phân chia các quyền con người thành ba thế hệ (generations of human rights) sau:
• Thế hệ 1: Các quyền cá nhân trong lĩnh vực dân sự, chính trị, các quyền bình đẳng và tự do cá nhân.
• Thế hệ 2: Các quyền cá nhân trong lĩnh vực kinh tế-xã hội-văn hoá.
• Thế hệ 3: Các quyền tập thể như quyền dân tộc cơ bản, tự quyết, bình đẳng giữa các dân tộc và quốc gia;
quyền phát triển, quyền thông tin, quyền được sống trong hoà bình, trong môi trường lành mạnh...
6 Mục đích của Nhà vua Babilon khi lập ra đạo luật này là: “…ngăn ngừa kẻ mạnh áp bức kẻ yếu… làm cho người
cô quả có nơi nương tựa ở thành Babilon… đem lại hạnh phúc chân chính và đặt nền thống trị nhân từ cho mọi
thần dân trên vương quốc”.
7 Khổng Tử: “Thiên ý dân tâm”. Mạnh Tử: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Tuân Tử: “Vua với dân
như nước với thuyền, nước chở thuyền nhưng nước cũng làm đắm thuyền”.
8 Protagoras (490-420 TCN): “Thượng đế tạo ra mọi người đều là người tự do, không ai tự nhiên biến thành nô lệ
cả”.

3

3


và due process of law (luật tôn trọng các quyền hợp pháp của công dân)… Thời kỳ
Phục hưng nở rộ hàng loạt tư tưởng tiến bộ về quyền con người, đặc biệt là các
trường phái quyền tự nhiên và quyền pháp lý với những nhà triết học tiêu biểu như
Thomas Hobbes, John Locke, Thomas Paine, John Stuart Mill…
• Thời kỳ cận đại: Hai cuộc cách mạng nổ ra và cuối thế kỷ 18 ở Mỹ và Pháp đã có
nhưng đóng góp rất to lơn vào sự phát triển tư tưởng và quá trình lập pháp về
quyền con người trên toàn thế giới. Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ
khẳng định rằng: “…Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền đó có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Bản Tuyên ngôn này được coi là sự
xác nhận chính thức đầu tiên trên phương diện Nhà nước về quyền con người. Điều
1 Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp thì khẳng định:

“Người ta sinh ra và sống tự do và bình đẳng về các quyền”. Nó cũng xác định
một loạt các quyền cơ bản của con người như quyền tự do và bình đẳng, quyền sở
hữu, quyền được đảm bảo an ninh và chống áp bức, quyền bình đẳng trước pháp
luật, quyền không bị bắt giữ trái phép, quyền được suy đoán vô tội, quyền tự do tư
tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, quyền tham gia ý kiến đối với công việc
nhà nước… cũng như những biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện các quyền
này. Sau đó, một loạt Hiến pháp được ban hành ở châu Âu đã thể hiện những luận
điểm quan trọng của văn kiện này.9
• Thời kỳ hiện đại: Sau hai cuộc chiến tranh thế giới khốc liệt đầu thế kỷ 20, Liên
hợp quốc ra đời nhằm duy trì hòa bình cho nhân loại. Hiến chương LHQ đã dành
nhiều đoạn, mục khẳng định mục tiêu, quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của LHQ
trong việc bảo vệ và thúc đẩy tôn trọng các quyền và quyền tự do cơ bản của con
người. Hiến chương LHQ và Tuyên ngôn nhân quyền là hai văn kiện quốc tế quan
trọng đầu tiên về nhân quyền. Tuyên ngôn nhân quyền (1948) được LHQ đánh giá
là một trong những thành tựu lớn đạt được của LHQ và có ý nghĩa lịch sử vì đã đưa
ra được những chuẩn mực chung cho tất cả các nước và dân tộc về các quyền con
người. Ngày thông qua Tuyên ngôn nhân quyền (10/12/1948) được LHQ lấy làm
Ngày Nhân quyền và hàng năm đều kỷ niệm. Từ đó quyền con người được pháp
9 Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nêu rõ: ““Tất cả mọi người sinh ra đều
bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền đó có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc Lập năm 1776 của
nước Mỹ. suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng
có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp
năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng
về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”.

4

4



điển hoá trong một loạt Công ước quốc tế về nhân quyền. Bộ luật quốc tế về nhân
quyền ra đời và đến nay phát triển thành 24 Công ước quốc tế về nhân quyền trong
đó quan trọng nhất là 2 Công ước năm 1966 về các quyền dân sự, chính trị và về
các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội. Lần đầu tiên "quyền tự quyết của các dân tộc kể
cả quyền của họ được tự do sử dụng của cải và nguồn tài nguyên thiên nhiên của
mình" được đảm bảo trong 2 công ước nêu trên (điều này trước đây không được
nêu trong Tuyên ngôn nhân quyền). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho cuộc đấu
tranh vì quyền tự quyết của các dân tộc, kể cả quyền lựa chọn con đường phát triển
cho chính họ. Quá trình pháp điển hoá và xây dựng các Công ước về nhân quyền là
quá trình đấu tranh không khoan nhượng nhằm mục tiêu cao đẹp – Quyền con
người.
2. Bản chất của quyền con người, quyền công dân
2.1 Quyền con người, quyền công dân là những giá trị xã hội, thuộc về mỗi cá
nhân con người riêng lẻ
- Quyền con người: bao gồm cả những quyền tự nhiên không thể tước đoạt, phản
ánh nhu cầu thể chất và tinh thần mà ngay từ khi sinh ra mỗi cá nhân con người riêng lẻ
đã phải được hưởng.
- Sự thụ hưởng, chọn lọc quyền tùy thuộc vào mỗi cá nhân; không có những cá
nhân dập khuôn, giống nhau cho dù có thể trong những hoàn cảnh, điều kiện sống, những
tác động gần như nhau.
- Sự đa dạng, phong phú và không ngừng hoàn thiện và phát triển về quyền của cá
nhân trong xã hội.
2.2 Gắn với bản chất của nhà nước
Trong mỗi nhà nước, quan hệ nhà nước-cá nhân có những biểu hiện khác nhau phụ
thuộc vào kiểu nhà nước và tương quan lực lượng, giai cấp trong xã hội.
2.3 Phản ánh sự phát triển và mang đặc điểm xã hội
- Quyền chịu sự chi phối của điều kiện tồn tại xã hội.
- Mức độ thực hiện quyền tác động lại đến phát triển xã hội.
2.4 Thể hiện truyền thống và văn hóa dân tộc

Quyền phát triển dưới ảnh hưởng của những điều kiện về tư tưởng, văn hóa,
truyền thống, dân tộc, tôn giáo…
3. Quyền con người, quyền công dân và lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước trong nhà
nước pháp quyền và xã hội dân sự
- Vấn đề giới hạn quyền: không có quyền, tự do tuyệt đối vì quyền của mỗi người
phải đặt trong tổng thể các quan hệ xã hội sao cho các lợi ích phải được kết hợp và bảo vệ
một cách hài hòa …
5

5


- Phạm vi thực hiện quyền được xác định bằng pháp luật của nhà nước: trách nhiệm
của nhà nước bằng pháp luật tạo khuôn khổ pháp lý cho quyền bằng quy định về nội
dung cụ thể của mỗi quyền; trách nhiệm pháp lý của mỗi cá nhân, tổ chức khi cản trở
người khác thực hiện quyền, khi lợi dụng, lạm dụng quyền hoặc trốn tránh nghĩa vụ…
- Quyền con người, quyền công dân là nguyên tắc quyết định của nhà nước pháp
quyền, quyền và tự do của mỗi cá nhân là để đối trọng và ngăn cản, hạn chế quyền lực
nhà nước.
- Quyền con người, quyền công dân trong mối liên hệ với nguyên nhân và điều
kiện hình thành xã hội dân sự.
4. Pháp luật quốc tế về quyền con người
4.1. Bộ luật quốc tế về quyền con người10
• Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948;
• Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và hai Nghị định
thư bổ sung;
• Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966.
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được coi là “một thành tựu chung về
quyền con người của tất cả các quốc gia, dân tộc”. Chúng ta luôn ghi nhớ nôi dung của
bản Tuyên ngôn này và sử dụng như một công cụ trong giáo dục quyền con người, để

thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người và thông qua những biện
pháp tiến bộ, cả ở cấp độ quốc gia và quốc tế, để bảo đảm sự thừa nhận phổ biến và sự
tuân thủ có hiệu quả các quyền con người của các quốc gia thành viên như cơ sở triết lý
đã được vạch rõ ở điều 1: “Tất cả nhân loại sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và
các quyền. Họ được phú cho lý trí và lương tri để đối xử với nhau trên tình anh em” .
Điều này cũng khẳng định những tư tưởng cơ bản của Tuyên ngôn là: quyền được tự do
và bình đẳng là quyền cố hữu và không thể chuyển nhượng của con người; bởi con người
là một thực thể có lý trí và đạo đức, khác với các loài động vật trên trái đất nên vì vậy,
phải được hưởng thụ các quyền và tự do tất yếu mà các động vật khác không được
hưởng.
Lời nói đầu của hai Công ước đều đề cập đến nghĩa vụ của các quốc gia đã được
quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc, liên quan đến việc thúc đẩy các quyền con
người; nhắc nhở các các cá nhân về trách nhiệm phấn đấu cho việc thúc đẩy và tuân thủ
các quyền này và thừa nhận rằng, theo Tuyên ngôn, chỉ có thể đạt được những lý tưởng
10 Ủy ban soạn thảo Bộ luật quyền con người quyết định xây dựng hai văn kiện: một dưới dạng tuyên ngôn, trong
đó đưa ra những nguyên tắc và chuẩn mực chung về quyền con người; một dưới dạng công ước, trong đó đề cập tới
những quyền cụ thể và những giới hạn của các quyền đó. Tháng 12/1947, trong phiên họp thứ hai, Ủy ban quyền
con người đã quyết định sử dụng thuật ngữ “Bộ luật quốc tế về quyền con người” để gọi một tập hợp các văn kiện
đang được soạn thảo.

6

6


cáo cả của con người được tự do tận hưởng tự do về dân sự, chính trị, không bị sợ hãi và
thiếu thốn, nếu tạo được điều kiện để mỗi người có thể hưởng thụ các quyền dân sự,
chính trị cũng như các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của mình. Theo đó, hai Công ước
ghi nhận các quyền cụ thể cũng như vạch ra cơ chế thực thi và những điều kiện (hạn chế
và giới hạn) của chúng. Đây chính là xuất phát điểm của việc soạn thảo, tham gia ký kết

và thực thi các văn kiện quốc tế về quyền con người trên phạm vi toàn cầu.
Có thế khẳng định: Bộ luật quốc tế về quyền con người thực sự đánh dấu một giai
đoạn hết sức quan trong của nhân loại – giai đoạn mà nhân phẩm và giá trị của con người
được tôn trọng và bảo vệ.
4.2. Bộ máy quốc tế về nhân quyền
a. Bộ máy Liên hợp quốc: bao gồm hai hệ thống các cơ quan là hệ thống các cơ quan
LHQ được thành lập trên cơ sở các quy định của Hiến chương LHQ 11 và hệ thống các cơ
quan được thành lập trên cơ sở các Công ước quốc tế về nhân quyền.
*Hệ thống được thành lập theo Hiến chương gồm có các cơ quan chính là Đại hội đồng
, ECOSOC và các cơ quan trực thuộc, Ban thư ký, như sau :
• Đại Hội đồng LHQ
- Uỷ ban III Đại hội đồng LHQ chuyên trách về các vấn đề nhân quyền, nhân đạo,
xã hội.
- Các cơ quan khác trực thuộc : Uỷ ban đặc biệt về phi thực dân hoá; Uỷ ban đặc
biệt chống Apartheid; Uỷ ban đặc biệt điều tra vi phạm nhân quyền của Israel tại các
vùng chiếm đóng; Uỷ ban về thực hiện quyền của nhân dân Palestin; Cao uỷ LHQ về
nhân quyền; Cao uỷ LHQ về người tị nạn.
• Hội đồng kinh tế và xã hội (ECOSOC)
- ECOSOC đã lập Uỷ ban nhân quyền; Tiểu ban ngăn ngừa sự phân biệt đối xử và
bảo vệ người thiểu số; Uỷ ban về vị thế của phụ nữ (CSW)...
- Uỷ ban Nhân quyền chịu trách nhiệm đưa ra các khuyến nghị và báo cáo về các
vấn đề nhân quyền thông qua ECOSOC trình lên Đại hội đồng LHQ, Uỷ ban Nhân quyền
gồm 53 nước thành viên, nhiệm kỳ 3 năm. Hàng năm, Uỷ ban họp một lần kéo dài 6 tuần
(thường vào cuối tháng 3, đầu tháng 4) tại Geneva.
- Tiểu ban (gồm 26 chuyên gia) có chức năng giúp việc cho Uỷ ban nhân quyền, tư
vấn khuyến nghị về các vấn đề chuyên môn, dự thảo các văn bản pháp lý trong lĩnh vực

11 Điều 56 khẳng định: tất cả các thành viên của Liên hợp quốc cam kết hành động trên cơ sở phối hợp hoặc riêng
rẽ trong sự hợp tác với Liên hợp quốc nhằm mục đích thúc đẩy “sự tôn trọng và tuân thủ những giá trị quyền con
người toàn cầu và các quyền tự do cơ bản cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hợac tôn

giáo”.

7

7


liên quan. Ngoài ra để giúp việc cho mình Uỷ ban Nhân quyền còn lập ra các nhóm làm
việc, và báo cáo viên đặc biệt về các vấn đề và các nước cụ thể.
• Văn phòng Cao uỷ Liên hợp quốc về nhân quyền (trước đây là Trung tâm Nhân quyền
Liên hợp quốc), đóng tại Geneva, là Cơ quan trực thuộc Ban Thư ký Liên hợp quốc có
trách nhiệm giúp đỡ bộ máy LHQ thúc đẩy vấn đề nhân quyền, dưới sự điều hành của
Cao uỷ Nhân quyền, tương đương với chức vụ Phó Tổng thư ký LHQ (vị trí này được
thành lập từ năm 1993). Cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc đầu tiên được Tổng thư ký
Liên hợp quốc chính thức bổ nhiệm vào tháng 3/1994 là ông Jose Ayala-Lasso, người
Ecuador, với nhiệm kỳ 4 năm. Bà Marry Robinson, nguyên Tổng thống Ireland từ 1997 2002. Ông Sergio Vieira de Mello, người Braxin (2002 - 2003). Hiện nay là bà Lousia
Arbour, thẩm phán toà án tối cao Canađa.
*Hệ thống được thành lập trên cơ sở các công ước là các cơ quan được thành lập theo
các điều khoản của các công ước quốc tế về nhân quyền nhằm giúp theo dõi việc thực
hiện các công ước này và thường được gọi là các uỷ ban công ước như Ủy ban Công ước
về các quyền dân sự, chính trị (Ủy ban quyền con người), Ủy ban về các quyền kinh tế,
văn hoá và xã hội, Ủy ban loại trừ sự phân biệt đối xử về chủng tộc, Ủy ban xóa bỏ tệ
phân biệt đối xử với phụ nữ, Ủy ban quyền trẻ em, Ủy ban chống tra tấn... Thành viên
của các cơ quan công ước là các chuyên gia độc lập do các nước thành viên công ước bầu
ra, trên cơ sở các nước đề cử.
*Hội nghị thế giới về nhân quyền
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thông qua Tuyên ngôn nhân quyền, LHQ đã lấy 1968 là
Năm Quốc tế về nhân quyền. Sự kiện lớn trong năm 1968 là việc Liên hợp quốc tổ chức
Hội nghị quốc tế về nhân quyền tại Teheran trong đó thông qua một chương trình hành
động. Hai mươi năm sau Hội nghị Teheran, LHQ đã tổ chức Hội nghị thế giới lần thứ hai

về nhân quyền tại Vienna.
Hội nghị thế giới về quyền con người năm 1993 đánh dấu một bước ngoặt trong
những nỗ lực thúc đẩy các quyền con người trên thế giới sau thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Hội nghị đã khẳng định mối liên hệ không thể tách rời giữa dân chủ, phát triển và quyền
con người cũng như các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.
Hội nghị đã thiết lập một khuôn khổ mới cho việc đối thoại, hợp tác và phối hợp của
cộng đồng quốc tế trong lĩnh vục quyền con người; cho phép thúc đẩy một cách thực sự
hiệu quả các quyền con người ở tất cả các cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn
cầu. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Viên và một chương trình hành động, đánh dấu một
bước tiến có ý nghĩa của cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy bảo vệ quyền con người
trên thế giới.
b. Hệ thống các tổ chức nhân quyền khu vực
8

8


• Hội đồng châu Âu, Công ước nhân quyền châu Âu, Toà án châu Âu.
• Tổ chức thống nhất châu Phi (có uỷ ban chuyên trách các vấn đề nhân quyền, nhân

đạo) đã có hiến chương nhân quyền khu vực châu Phi.
• Tổ chức các nước châu Mỹ : Có Công ước nhân quyền châu Mỹ và toà án nhân
quyền các nước khu vực châu Mỹ.
• Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ban hành Quy chế hoạt động của
Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền trên cơ sở điều 14 Hiến chương
ASEAN năm 200712.
* Gợi ý tìm hiểu vấn đề:
1. Quyền con người – giá trị bất biến và đa biến;
2. Quyền con người – tính phổ biến và đặc thù;
3. Quyền con người – giá trị phát triển;

4. Mối liên hệ giữa Quyền con người – Quyền công dân.
Chuyên đề 2
QUYỀN CON NGƯỜI - QUYỀN CÔNG DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM

1. Khái niệm quyền và nghĩa vụ của công dân
Quyền của công dân là khả năng của công dân được thực hiện những hành vi nhất
định mà pháp luật không cấm theo ý chí, nhận thức và sự lựa chọn của mình. Hệ quả là:
đối với quyền, công dân có tự do ý chí và Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho việc
thụ hưởng quyền.
Nghĩa vụ của công dân là yêu cầu bắt buộc của nhà nước về việc công dân phải
thực hiện những hành vi (hành động hoặc không hành động) nhất định, nhằm đáp ứng lợi
ích của nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Hệ quả là: đối với nghĩa vụ, công
dân không có tự do ý chí và Nhà nước có quyền áp đặt các biện cưỡng chế thích hợp nếu
công dân không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ.
2. Khái niệm, đặc điểm của quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

12 Điều 14 – Hiến chương ASEAN năm 2007: Cơ quan nhân quyền ASEAN
1. Phù hợp với các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và
các quyền tự do cơ bản, ASEAN sẽ thành lập một cơ quan nhân quyền ASEAN.
2. Cơ quan nhân quyền ASEAN sẽ hoạt động theo Quy chế do Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN quyết
định.

9

9


Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những quyền và nghĩa vụ được quy
định trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước, xác định địa vị pháp lý cơ bản của

công dân trong mối quan hệ với nhà nước.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có những đặc điểm sau đây:
- Về nguồn gốc: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trên cơ sở
tôn trọng quyền con người đã được cộng đồng quốc tế và các quốc gia dân chủ hiện đại
trên thế giới thừa nhận.
- Về hình thức pháp lý: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định
trong Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nhà nước, văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý
cao nhất trong mỗi quốc gia. Hiến pháp là cơ sở đầu tiên và chủ yếu để xác định địa vị
pháp lý của công dân.
- Về hệ quả: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là cơ sở để quy định các
quyền và nghĩa vụ cụ thể khác, hay nói cách khác là các quyền, nghĩa vụ cụ thể xuất phát
từ quyền, nghĩa vụ cơ bản. Trên cơ sở Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật khác
quy định các quyền, nghĩa vụ cơ bản thành nội dung cụ thể: cách thực hiện quyền, nghĩa
vụ; cách bảo vệ quyền khi quyền bị xâm phạm, cũng như trách nhiệm pháp lý khi lợi
dụng, lạm dụng quyền hay trốn tránh nghĩa vụ.
- Về ý nghĩa: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân không chỉ phản ánh chất
lượng sống của các cá nhân, cộng đồng xã hội mà còn thể hiện tính chất nhân đạo và tiến
bộ của một nhà nước. Một nhà nước không thể được coi là dân chủ nếu không quy định
trong Hiến pháp thành văn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó mối
quan hệ giữa nhà nước với công dân phải được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng.
3. Các nguyên tắc Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân
Trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện đại, việc xác
lập mối quan hệ lành mạnh giữa nhà nước với cá nhân luôn được quan
tâm hàng đầu và được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Mối
quan hệ này phải được hình thành trên những nguyên tắc hiến định cơ
bản về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Chúng là những
tư tưởng chính trị - pháp lý có tính chất chủ đạo, tạo ra nền tảng để
quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân cũng như thực
hiện trong cuộc sống. Do vậy, nhận diện các nguyên tắc này một cách
khoa học là yêu cầu cấp thiết được đặt ra trong quá trình triển khai thi

hành bản Hiến pháp mới của đất nước.
10

10


Theo Hiến pháp năm 2013, quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân
được xác định dựa trên bốn nguyên tắc sau đây: nguyên tắc về trách nhiệm chung của
Nhà nước đối với quyền con người, quyền công dân; nguyên tắc giới hạn quyền con
người, quyền công dân; nguyên tắc quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân và
nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
3.1. Nguyên tắc về trách nhiệm chung của Nhà nước đối với quyền con người, quyền
công dân
Cơ sở hiến định:“Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con
người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn
trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm
2013)
3.1.1. Mối quan hệ giữa quyền con người với quyền công dân
Quyền con người là một phạm trù đa diện, do vậy, có rất nhiều định nghĩa về
quyền con người. Xét ở góc độ pháp lý, theo Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền
con người, Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các
cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến
nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người. Tuyên ngôn nhân quyền
quốc tế năm 1948 khẳng định rằng quyền con người là các quyền tự nhiên, vốn có và
không thể chuyển nhượng của các cá nhân. Quyền công dân là khả năng mà Nhà nước
thừa nhận cho công dân (cá nhân có quốc tịch của quốc gia sở tại) trong việc thực hiện
một hành vi nhất định. Khái niệm quyền công dân xuất hiện cùng với Cách mạng tư sản,
khi con người được chuyển đổi địa vị từ thần dân thành công dân. Như vậy, quyền con
người và quyền công dân là hai khái niệm đồng dạng song không đồng nhất. Xét về mặt
chủ thể quyền, quyền con người có nội hàm rộng hơn quyền công dân và không bị giới

hạn bởi tiêu chí quốc tịch của mỗi cá nhân. Xét về mặt nội dung quyền, quyền công dân
được xây dựng trên cơ sở tôn trọng quyền con người và quyền con người (của cá nhân là
công dân) chỉ có thể được đảm bảo bằng những quy định về quyền công dân trong pháp
luật của mỗi quốc gia. Xét về mặt giá trị, quyền con người vừa mang tính toàn cầu, vừa
mang tính địa phương, tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế, tình hình chính trị, xã hội, đặc
tính dân tộc, văn hóa, truyền thống… của mỗi nước.
Quy định này đã khắc phục được hạn chế về cách quy định của điều 50 Hiến pháp
năm 1992 khi đồng nhất quyền con người với quyền công dân như sau: “Ở nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội
và văn hóa được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến
pháp và luật”. Đồng thời, để làm rõ sự khác biệt giữa quyền con người với quyền công
dân, Hiến pháp năm 2013 đã sử dụng từ “mọi người”, “không ai” khi thể hiện quyền con
11

11


người và dùng từ “công dân” khi ghi nhận về quyền công dân.
3.1.2. Trách nhiệm hiến định của Nhà nước
Trong xã hội văn minh, quyền con người và quyền công dân là những giá trị thiêng
liêng. Đối với nhà nước pháp quyền, việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người,
quyền công dân vừa là phương tiện, vừa là cứu cánh. Việc thực hiện nguyên tắc này đòi
hỏi nhà nước ký kết, tham gia, nội luật hóa và thực hiện một cách có thiện chí các Điều
ước quốc tế về quyền con người, mà điển hình là Bộ luật quốc tế về Quyền con người
(bao gồm Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền
dân sự, chính trị năm 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội năm
1966 và những văn kiện khác). Khoản 1 điều 14 Hiến pháp 2013 tuyên bố: “Ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến
pháp và pháp luật”.

Nếu Hiến pháp năm 1992 chỉ đề cập đến nghĩa vụ tôn trọng (một cách chung
chung) ở điều 50, thì Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng ghi nhận cả ba nghĩa vụ của nhà
nước là nghĩa vụ tôn trọng, nghĩa vụ bảo vệ và nghĩa vụ bảo đảm thực hiện quyền con
người. Quy định này còn được thể hiện trong điều 3 Hiến pháp năm 2013. Điểm mới này
không chỉ bảo đảm sự tương thích với các quy định về nghĩa vụ quốc gia trong Luật nhân
quyền quốc tế mà còn tạo cơ sở hiến định ràng buộc trách nhiệm cụ thể các cơ quan nhà
nước đối với quyền con người, quyền công dân. Theo đó, nghĩa vụ tôn trọng đòi hỏi các
nhà nước phải kiềm chế không can thiệp vào việc thụ hưởng quyền con người, quyền
công dân; ví dụ nhà nước không ngăn cản việc cá nhân thực hiện các nghi lễ tôn giáo, bày
tỏ và thực hành đức tin tôn giáo của mình hoặc không bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật
thư tín, điện thoại, điện tín của cá cá nhân một cách trái luật. Nghiã vụ bảo vệ đòi hỏi nhà
nước phải ngăn chặn hay phòng chống sự vi phạm quyền con người, quyền công dân của
bên thứ ba; ví dụ nhà nước quy định tội phạm đối với hành vi giết người trong Bộ luật
Hình sự và áp dụng hình phạt thích đáng đối với các cá nhân thực hiện hành vi này.
Nghĩa vụ bảo đảm đòi hỏi các nhà nước phải tạo ra cơ sở vật chất nhằm hỗ trợ cá nhân
trong việc thực hiện quyền; ví dụ nhà nước xây dựng hệ thống trường học nhằm đảm bảo
quyền học tập của công dân hoặc tổ chức các dịch vụ y tế nhằm đảm bảo quyền được bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe của mọi người. Nếu nghĩa vụ tôn trọng mang tính bị động thì hai
nghĩa vụ bảo vệ và bảo đảm mang tính chủ động.
Điểm đáng chú ý trong khoản 1 điều 14 là việc các nhà lập hiến còn đặt ra nghĩa vụ
công nhận quyền con người, quyền công dân của nhà nước. Căn cứ vào trách nhiệm này,
quyền con người, quyền công dân không thể được hiến định theo kiểu Nhà nước ban
phát: Mọi người/ Công dân có quyền… theo quy định của luật/ pháp luật mà chuyển sang
12

12


việc Nhà nước thừa nhận: Mọi người/ Công dân có quyền… Việc thực hiện các quyền này
theo quy định của luật/ pháp luật. Thông qua hoạt động lập pháp, Nhà nước tạo điều kiện

thuận lợi để cá nhân hưởng quyền chứ không thể cản trở hay tước đoạt quyền. Công nhận
cần được hiểu là sự nhấn mạnh, minh định của Nhà nước về quyền cơ bản. Hệ quả của
việc thừa nhận trách nhiệm này, theo chúng tôi, là sự gián tiếp thừa nhận từ phía Nhà
nước hiệu lực hay cơ chế thực thi trực tiếp đối với các quyền hiến định. Nếu Hiến pháp
đã ghi nhận quyền thì cá nhân đương nhiên được hưởng. Việc Nhà nước chậm trễ hay trì
hoãn ban hành các văn bản pháp luật có liên quan không thể được xem là lý do xác đáng
ngăn cản việc cá nhân thực hiện quyền. Nhà nước có trách nhiệm tạo ra hành lang pháp
lý thuận lợi cho cá nhân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chi, tiếp cận thông
tin, lập hội, biểu tình, quyền về trưng cầu ý dân… Ngược lại, cá nhân có quyền căn cứ
vào các quy định của Hiến pháp để yêu cầu Nhà nước đảm bảo thực thi quyền của họ. Ở
một khía cạnh khác, trách nhiệm công nhận của Nhà nước không chỉ bó hẹp ở phạm vi
những quyền cơ bản được liệt kê trong Hiến pháp mà còn là sự thừa nhận chung đối với
những quyền chính đáng khác của mỗi cá nhân. Nhà nước không thể ban hành pháp luật
nhằm tước bỏ hay hạn chế quyền con người bất hợp pháp. Đây cũng chính là xu hướng
lập hiến hiện đại của các nhà nước văn minh.
3.2. Nguyên tắc giới hạn quyền con người, quyền công dân
Cơ sở hiến định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo
quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Khoản 2 Điều 14 Hiến
pháp năm 2013)
3.2.1. Cơ sở lý luận
Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định nguyên tắc giới hạn quyền. Đây cũng là
nguyên tắc đã được nêu trong Luật nhân quyền quốc tế, chẳng hạn tại Điều 29 Tuyên
ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948, Điều 4 Công ước quốc tế về các quyền kinh
tế, xã hội, văn hóa năm 1966 và một số điều trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự,
chính trị năm 1966 mà nước ta là thành viên. Bên cạnh đó, nguyên tắc này có ý nghĩa lớn
trong việc đảm bảo thực hiện chức năng quản lý xã hội của nhà nước một cách hiệu quả
và minh bạch, hài hòa hóa mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước – cá nhân – cộng đồng;
đồng thời, đảm bảo tính hiện thực của các quyền con người, quyền công dân trước nguy
cơ các nhà chức trách lạm dụng quyền lực nhà nước trong việc cắt xét chúng một cách

tùy tiện.
3.2.2. Điều kiện hạn chế quyền con người, quyền công dân
Quyền con người, quyền công dân chỉ bị hạn chế khi hội đủ các điều kiện sau:
13

13




Một là, chủ thể duy nhất có quyền hạn chế là Quốc hội - cơ quan dân cử tiêu biểu
nhất. Quốc hội là cơ quan duy nhất do nhân dân cả nước lựa chọn thông qua chế
độ phổ thông đầu phiếu; Quốc hội có thành phần hết sức đa dạng với sự góp mặt
của đại diện dân cư theo vùng miền, tầng lớp xã hội, giai cấp, dân tộc, tôn giáo,
giới tính... Quốc hội nói chung, đại biểu Quốc hội nói riêng có sự gắn mật thiết
nhất với nhân dân, cử tri trong hoạt động và chịu trách nhiệm cao nhất trước quốc
dân đồng bào. Do vậy, Quốc hội được xem là cơ quan có khả năng nhất trong việc
thể chế hóa ý nguyện của nhân dân một cách trung thực nhất, toàn diện nhất; đặc
biệt trong việc xác lập địa vị pháp lý của cá nhân. Như vậy, các cơ quan nhà nước
khác không thể ban hành văn bản quy phạm dưới luật để hạn chế quyền con người,
quyền công dân.
• Hai là, hình thức pháp lý của việc hạn chế quyền là các đạo luật (luật hoặc bộ luật)
do Quốc hội ban hành. Đây là loại văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý
thứ hai sau Hiến pháp. Như vậy, chính Quốc hội cũng không thể ban hành nghị
quyết để hạn chế quyền con người, quyền công dân.
• Ba là, lý do của việc hạn chế quyền nhằm đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Đây là những giá
trị đặc biệt duy trì sự tồn tại và phát triển lành mạnh của bất cứ quốc gia nào.
3.2.3. Một số vần đề liên quan
Đồng bộ với nguyên tắc này và nhằm đảm bảo tính khả thi của quyền, Hiến pháp

năm 2013 đã sử dụng cụm từ “trái luật”, “theo quy định của luật” hoặc “do luật định”
khi quy định về các quyền cụ thể; bao gồm: quyền sống (điều 19); quyền không bị bắt,
giam giữ trái luật; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác (điều 20); quyền bí
mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (điều
21); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (điều 22); quyền bầu cử và ứng cử (điều 27);
quyền được suy đoán vô tội, quyền được Tòa án xét xử trong thời hạn, được xét xử kín
của người bị buộc tội (điều 31); nghĩa vụ nộp thuế (điều 47). Tuy nhiên, điều đáng tiếc là
Hiến pháp năm 2013 đã không chỉ rõ những quyền không thể bị hạn chế hay quyền tuyệt
đối theo tinh thần của Luật nhân quyền quốc tế như quyền sống; quyền không bị tra tấn,
đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục; quyền không bị bắt giữ làm nô lệ hay nô dịch;
quyền không bị bỏ tù chỉ vì lý do không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng; quyền
không bị áp dụng hồi tố trong tố tụng hình sự; quyền được công nhận là thể nhân trước
pháp luật; quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo. Như vậy, điều khoản giới hạn
chung này được áp dụng cho mọi quyền hay cần được diễn giải cho phù hợp với từng
trường hợp hạn chế quyền cụ thể? Đồng thời, cũng cần thể chế hóa hệ tiêu chí của các lý
14

14


do hạn chế nếu chúng ta thực sự lường trước nguy cơ lạm quyền từ chính Quốc hội – cơ
quan cao nhất của quyền lực nhà nước.
3.3. Nguyên tắc quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân
Cơ sở hiến định:“1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. 2. Mọi
người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. 3. Công dân có trách nhiệm thực hiện
nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. 4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân
không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác” (Điều 15 Hiến pháp năm 2013)
3.3.1. Nền tảng của mối quan hệ giữa nhà nước với công dân
Nền tảng của mối quan hệ giữa nhà nước với công dân là tính bình đẳng. Theo đó,

cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau, quyền của bên này chính là hay được
đảm bảo bằng nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Nguyên tắc này thể hiện tính thống nhất
giữa quyền và nghĩa vụ công dân. Trong xã hội dân chủ, không thể có quyền công dân
tách rời nghĩa vụ công dân và ngược lại, công dân không thể chỉ có nghĩa vụ mà không
được hưởng quyền. Nhìn chung, nguyên tắc quyền công dân không tách rời nghĩa vụ
công dân là một nguyên tắc pháp lý văn minh, thể hiện bản chất dân chủ của xã hội văn
minh khác với xã hội chuyên chế, nơi mà quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân phụ thuộc
vào đẳng cấp của họ trong xã hội. Việc bảo đảm quyền công dân không tách rời nghĩa vụ
công dân là hướng tới một xã hội trong đó lợi ích của mỗi cá nhân đặt hài hòa trong lợi
ích của các cá nhân khác, của tập thể và cộng đồng xã hội.
Một mặt, nếu pháp luật chỉ ghi nhận quyền công dân mà không đặt ra nghĩa vụ
công dân, nhà nước sẽ rơi vào trạng thái “vô quyền”, chẳng hạn nhà nước không có
quyền thu thuế, không có quyền yêu cầu công dân gia nhập quân đội… Trạng thái này sẽ
dẫn đến hệ quả là nhà nước không thể tạo dựng cơ sở tồn tại của chính mình về tài chính,
quốc phòng… Do vậy, quyền công dân cũng không thể có khả năng được bảo đảm thực
hiện. Thực hiện nghĩa vụ là một trong các tiền đề để công dân thực hiện quyền trước hết
vì quyền của công dân chỉ có thể được đảm bảo trên cơ sở công dân góp phần tạo ra tiền
đề kinh tế, chính trị, tư tưởng nhất định của xã hội. Mặt khác, khi tham gia các quan hệ
pháp luật, mỗi cá nhân không chỉ được hưởng quyền mà còn phải thực hiện nghĩa vụ
pháp lý với đối tác. Mọi trường hợp công dân vi phạm nghĩa vụ đều dẫn đến khả năng
công dân bị nhà nước truy cứu trách nhiệm pháp lý hay hạn chế quyền.
3.3.2. Tính tương thích giữa việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân
Nguyên tắc quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân không thể được vận
dụng một cách tràn lan theo kiểu: quyền của công dân đồng thời là nghĩa vụ công dân
hoặc việc cá nhân hưởng một quyền bất kỳ phải kèm theo việc thi hành nghĩa vụ tương
ứng. Chương II Hiến pháp năm 2013 quy định quyền đồng thời là nghĩa vụ công dân ở ba
15

15



điều khoản sau: khoản 1 điều 38 (“Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe,
bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về
phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.”); điều 39 (“Công dân có quyền và nghĩa vụ học
tập.”) và điều 43 (“Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có
nghĩa vụ bảo vệ môi trường.”). Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp này, quyền và nghĩa vụ
công dân cũng cần được xác định cụ thể; chẳng hạn: nghĩa vụ học tập được hiểu là công
dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập đối với
giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục
trung học cơ sở; công dân có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình
trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Như vậy, cần khẳng
định rằng: nhìn chung, việc hưởng các quyền công dân không kèm theo bất cứ nghĩa vụ
nào; chẳng hạn: quyền không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức
đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nghi
can trong các vụ án hình sự không thể kèm theo nghĩa vụ khai báo của họ; quyền được
bảo đảm an sinh xã hội không thể kèm theo nghĩa vụ nộp thuế…
3.3.3. Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác khi thực hiện quyền con người, quyền công dân
Khoản 4 điều 15 quy định: “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân
không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác” nhằm làm rõ hơn mối tương quan giữa quyền của cá nhân với quyền của người
khác cũng như quyền của cộng đồng. Các nhà lập hiến muốn nhấn mạnh tinh thần trách
nhiệm cũng như phòng ngừa những hành xử cực đoan của mỗi cá nhân trong việc thụ
hưởng quyền, tự do. Việc quá đề cao lợi ích cá nhân trong nhiều trường hợp không chỉ
ảnh hưởng đến không gian tự do của người khác mà còn xâm hại (thậm chí nghiêm trọng)
an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng… Ví dụ: không
thể nhân danh quyền tự do ngôn luận để tiết lộ bí mật quốc gia, để vu khống người khác
hoặc nói đùa “có bom” trên máy bay. Nhiều quy phạm luật định đã thể chế nguyên tắc
này như điều 122 Bộ luật Hình sự về tội vu khống; điều 258 Bộ luật Hình sự về tội lợi
dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp

của tổ chức, công dân... Tuy nhiên, điều luật này khá phiến diện khi dường như nó được
hiến định chỉ nhằm “nhắc nhở” các cá nhân mà thôi. Hơn nữa, các khái niệm “lợi ích
quốc gia, dân tộc” mang tính khái quát và khá mơ hồ nên chúng có nguy cơ bị lợi dụng
để xâm phạm quyền hiến định.
3.4. Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật

16

16


Cơ sở hiến định: “1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 2. Không ai bị
phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.” (Điều 16
Hiến pháp năm 2013)
3.4.1. Bình đẳng là quyền cụ thể hay nguyên tắc của quyền con người?
Theo nhiều học giả, bình đẳng vừa là một quyền con người, vừa là một nguyên tắc
của quyền con người13. Chúng tôi cho rằng, với cơ cấu của Chương II Hiến pháp năm
201314, hiểu “mọi người bình đẳng trước pháp luật” là một nguyên tắc sẽ hợp lý hơn.
Hơn nữa, quy định này cũng mở đường cho việc ghi nhận quyền bình đẳng giữa các tôn
giáo (điều 24), quyền bình đẳng giới (điều 26), quyền được Tòa án xét xử công bằng của
người bị buộc tội (khoản 2 điều 31), quyền bình đẳng trong lĩnh vực lao động (điều 35),
quyền bình đẳng trong hôn nhân (điều 36), quyền bình đẳng trong việc sử dụng các dịch
vụ y tế (điều 38), các yếu tố đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc (điều 42). So với
Hiến pháp năm 1992, quyền bình đẳng trước pháp luật được mở rộng chủ thể từ công dân
thành mọi người. Cách tiếp cận này phù hợp với Luật nhân quyền quốc tế.
3.4.2. Lý luận về bình đẳng và bình đẳng trước pháp luật
Trong đời sống xã hội, bất bình đẳng là trạng thái tự nhiên từ khi con người sinh ra
trên nhiều phương diện: thể chất, tâm lý, xu hướng tình dục, nghề nghiệp, vị thế gia đình,
tài sản, tôn giáo, tuổi tác, chủng tộc... Do vậy, Hiến pháp các quốc gia không quy định:
“Mọi người đều bình đẳng” mà thay bằng: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”.

Trong khoa học pháp lý, bình đẳng là nguyên tắc tiến bộ của mối quan hệ con người - xã
hội - nhà nước và giữa con người với nhau. Điều này càng có cơ sở để nhấn mạnh trong
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ngày nay. Nhà nước đáp ứng quyền, tự do cho
công dân không phải là nhà nước “ban phát”. Việc công dân yêu cầu cơ quan nhà nước
thực hiện các thủ tục nhất định để đáp ứng quyền của mình không phải là việc họ đi
“xin”. Khi nguyên tắc này càng được coi trọng, cơ chế “xin - cho” sẽ sớm được loại bỏ,
phù hợp với bản chất của sự tồn tại của “nhà nước phục vụ” trong xã hội dân chủ.
Nguyên tắc hiến định này liên quan mật thiết với nguyên tắc quyền công dân không tách
13 Xem chi tiết: Nguyễn Văn Động (2005), Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 148 và Đinh Thế Hưng, Hiến pháp Việt Nam và quyền bình đẳng trước pháp luật
( truy cập ngày 01/8/2015).
14 Cơ cấu Chương II Hiến pháp năm 2013 như sau: Ba điều đầu tiên (14, 15, 16) quy định các nguyên tắc về quyền
con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Điều 17 xác định tư cách công dân Việt Nam và trách nhiệm bảo hộ công
dân của Nhà nước. Điều 18 ghi nhận vai trò của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và chính sách của Nhà nước
đối với họ. Các điều từ 19 đến 26 quy định các quyền cơ bản về dân sự. Các điều từ 27 đến 30 quy định các quyền
cơ bản về chính trị. Điều 31 quy định các quyền cơ bản trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Các điều từ 32 đến 43 quy
định các quyền cơ bản về kinh tế, văn hóa, xã hội. Các điều từ 44 đến 47 quy định một số nghĩa vụ cơ bản. Điều 48
và 49 quy định về địa vị pháp lý của người nước ngoài.

17

17


rời nghĩa vụ công dân. Bình đẳng không phải là sự cào bằng tuyệt đối. Theo chiều ngang,
trước pháp luật, mọi người trong những hoàn cảnh, điều kiện như nhau phải được nhà
nước đối xử ngang bằng nhau về quyền và nghĩa vụ mà không dựa trên sự phân biệt bất
hợp pháp, bất hợp lý về giới tính, tôn giáo, địa vị xã hội, tình trạng tài sản hay các quan
hệ cá nhân khác. Ví dụ: mọi người phụ nữ mang thai cần được hưởng chế độ thai sản như
nhau hay những người có cùng mức thu nhập phải chịu thuế như nhau. Theo chiều dọc,

trước pháp luật, mọi người có hoàn cảnh, điều kiện khác nhau phải được nhà nước đối xử
khác nhau về quyền và nghĩa vụ. Việc phân hóa các cá nhân cần thỏa mãn hai điều kiện
sau đây: một là, sự phân hóa này phải được thể hiện một cách công khai, minh bạch bằng
luật pháp; hai là, sự phân hóa này không nhằm phân biệt đối xử một cách bất công hay kỳ
thị mà cần tạo cơ hội ngang nhau để cá nhân hưởng quyền hay gánh vác nghĩa vụ vì khả
năng thể chất cũng như năng lực tinh thần của mỗi người là khác nhau. Ví dụ: pháp luật
quy định độ tuổi nghỉ hưu giữa nam giới và nữ giới là khác nhau hay những người thu
nhập khác nhau phải chịu thuế khác nhau. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật phải là
đại lượng của sự bình đẳng – nền tảng của sự công bằng trong xã hội văn minh.
3.4.3. Yêu cầu đặt ra đối với Nhà nước
Nguyên tắc này có một số biểu hiện chính về mặt pháp lý như sau: Một là, Nhà
nước phải thừa nhận tư cách con người (thể nhân) của tất cả mọi người hay thừa nhận sự
bình đẳng về tư cách con người. Hai là, Nhà nước không thực hiện sự phân biệt đối xử
bất hợp pháp, bất hợp lý (bất công) giữa các cá nhân trong việc hưởng quyền, gánh vác
nghĩa vụ cũng như chịu trách nhiệm pháp lý hay thừa nhận sự bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ pháp lý. Ví dụ: trong hoạt động tư pháp, mọi người phải được tòa án xét xử một
cách công bằng và chỉ tuân theo pháp luật. Toà án không bị chi phối bởi sự “đặc biệt”
của cá nhân trong việc bảo vệ quyền chính đáng hay truy cứu trách nhiệm pháp lý cho họ
nếu luật pháp về dân sự và tố tụng dân sự, hình sự và tố tụng hình sự, hành chính và tố
tụng hành chính… không quy định. Tòa án có trọng trách bảo vệ công lý chứ không chỉ
có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật như đã được hiến định tại điều 102. Ba là, Nhà nước cam
kết thực hiện cơ chế đồng bộ nhằm phòng ngừa có hiệu quả việc phân biệt đối xử giữa
các cá nhân trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nếu không tạo ra môi trường bình đẳng về cơ hội một cách toàn diện thì không thể có sự
bình đẳng trước pháp luật và ngược lại. Ví dụ: nếu Nhà nước không có quan điểm, chính
sách đúng đắn về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước thì không thể đảm bảo bình đẳng
trước pháp luật giữa các thành phần kinh tế; nếu Nhà nước không cải cách chế độ bầu cử
theo hướng mở rộng cơ hội tranh cử của mọi công dân thì không thể đảm bảo sự bình
đẳng về chính trị.
18


18


Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân xác định mối quan hệ
pháp lý giữa cá nhân, công dân với nhà nước, là nội dung quan trọng của Hiến pháp của
các nước trên thế giới. Tất cả các bản Hiến pháp Việt Nam đều giành một vị trí xứng
đáng cho việc ghi nhận về vấn đề này. Tuy nhiên, xây dựng chế định quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phải tuân theo những tư tưởng chỉ đạo mang tính
định hướng, nền tảng nhất định được gọi là những nguyên tắc của chế định này. Theo
Hiến pháp năm 2013, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được xác
định dựa trên các nguyên tắc hiến định sau đây:
3.4.3. Một số biểu hiện cụ thể của nguyên tắc
Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: Mọi người đều phải tuân theo, thực hiện pháp
luật nghĩa là pháp luật mang tính bắt buộc chung cho tất cả mọi người, không có sự phân
biệt đối xử. Ví dụ, trong hoạt động thực hiện pháp luật của tòa án, mọi người được đối xử
như nhau và tòa án chỉ tuân theo pháp luật. Toà án không bị chi phối bởi sự “đặc biệt”
của cá nhân trong việc bảo vệ quyền hay truy cứu trách nhiệm cho cá nhân nào đó nếu
điều này luật không quy định. Trên cơ sở hiến định, các văn bản pháp luật khác trong lĩnh
vực dân sự và tố tụng dân sự, hình sự và tố tụng hình sự, hành chính và tố tụng hành
chính… thể hiện nguyên tắc này bằng những nội dung cụ thể.
Bình đẳng trong việc sử dụng quyền, tự do: Đối với những quyền, tự do được
công nhận cho tất cả mọi người, Nhà nước có trách nhiệm tạo ra cơ chế, biện pháp thực
hiện như nhau, không chấp nhận phân biệt trong việc sử dụng quyền phụ thuộc vào địa vị
xã hội hay đặc điểm cá nhân.
Bình đẳng giữa các dân tộc: Điều 5 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh
sống trên đất nước Việt Nam. 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. 3. Ngôn ngữ
quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân

tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. 4. Nhà
nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số
phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”.
Bình đẳng giữa các tôn giáo: Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Mọi
người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các
tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín

19

19


ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
Bình đẳng giới: Đây là một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc bình
đẳng vì tiêu chí để đánh giá sự tiến bộ của một chế độ xã hội chính là mức độ giải phóng
phụ nữ, sự tạo điều kiện cho họ được phát triển toàn diện về mọi mặt, ngang bằng nam
giới. Luật pháp ghi nhận và bảo đảm cho quyền bình đẳng giới có nghĩa là Nhà nước và
xã hội tạo cơ hội ngang nhau để công dân thực hiện quyền, chứ không phải là bình đẳng
thực tế, vì khả năng thể chất cũng như năng lực tinh thần của con người cụ thể là khác
nhau. Điều 26 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi
mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. 2. Nhà nước, xã
hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình
trong xã hội. 3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”.
4. Các nhóm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến
pháp năm 2013
Chương II (Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) của Hiến
pháp năm 2013 được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V
(Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) của Hiến pháp năm 1992, chuyển các quy định
liên quan đến quyền con người, quyền công dân tại các chương khác về Chương này, làm

rõ nội dung của quyền con người, quyền công dân, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội
trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bổ
sung một số quyền mới; đồng thời sắp xếp lại các điều theo các nhóm quyền, nghĩa vụ để
bảo đảm tính thống nhất giữa quyền con người và quyền công dân. Trong số 36 điều của
chương này, Hiến pháp năm 2013 chỉ giữ nguyên năm điều của Hiến pháp năm 1992
gồm: điều 76 được chuyển thành điều 44, điều 77 được chuyển thành điều 45, điều 79
được chuyển thành điều 46, điều 81 được chuyển thành điều 48, điều 82 được chuyển
thành điều 49.
4.1. Nhóm quyền cơ bản về dân sự
Các quyền cơ bản về dân sự thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước và xã hội đối với
tự do cá nhân. Nhóm này bao gồm các quyền cụ thể sau: quyền không bị trục xuất, giao
nộp cho nhà nước khác (điều 17); quyền sống (điều 19); quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; quyền không bị tra tấn,
bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể,
sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến
20

20


xác (điều 20); quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia
đình; quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và
các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (điều 21); quyền bất khả xâm phạm về chỗ
ở (điều 22); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, quyền ra nước ngoài và từ nước
ngoài về nước (điều 23); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (điều 24); quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (điều 25); quyền bình
đẳng giới (điều 26); quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi
danh dự (điều 30); quyền được suy đoán vô tội, quyền được Tòa án xét xử trong thời hạn
luật định, được xét xử kín của người bị buộc tội; quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc
người khác bào chữa; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi

danh dự trong hoạt động tố tụng (điều 31); quyền kết hôn, ly hôn (điều 36); quyền xác
định dân tộc của mình (điều 42)…
4.2. Nhóm quyền cơ bản về chính trị
Các quyền cơ bản trong lĩnh vực chính trị là sự tham gia của công dân vào việc
thực hiện quyền lực nhà nước và cũng là sự thể hiện trách nhiệm của công dân đối với
hoạt động này. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực chính trị, công dân thể
hiện vai trò là chủ thể của quyền lực nhà nước trong xã hội, thể hiện sự đóng góp của
mình vào công việc chung của cộng đồng. Nhóm này bao gồm các quyền và nghĩa vụ cụ
thể sau đây: quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân (điều 27);
quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan
nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (điều 28); quyền biểu quyết khi
Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (điều 29); quyền khiếu nại, tố cáo (điều 30).
4.3. Nhóm quyền cơ bản về kinh tế, văn hóa và xã hội
Quyền cơ bản của công dân về kinh tế, văn hóa và xã hội thể hiện sự đảm bảo chất
lượng cuộc sống của mỗi con người trong xã hội. Nhóm này bao gồm các quyền và nghĩa
vụ cụ thể sau: quyền có nơi ở hợp pháp (điều 22); quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế
(điều 32); quyền tự do kinh doanh (điều 33); quyền được bảo đảm an sinh xã hội (điều
34); quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc; quyền của người
làm công ăn lương (điều 35); quyền của người mẹ và trẻ em trong hôn nhân và gia đình
(điều 36); quyền trẻ em, quyền thanh niên, quyền người cao tuổi (điều 37); quyền được
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và nghĩa vụ
thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh (điều 38); quyền và nghĩa
vụ học tập (điều 39); quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ
21

21


thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (điều 40); quyền hưởng thụ và tiếp cận các
giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (điều 41);

quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (điều 42); quyền được sống
trong môi trường trong lành và nghĩa vụ bảo vệ môi trường (điều 43)…
4.4. Nhóm nghĩa vụ cơ bản
Nhóm này bao gồm những nghĩa vụ cơ bản sau đây: nghĩa vụ
trung thành với Tổ quốc (điều 44); nghĩa vụ và quyền bảo vệ Tổ quốc;
nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân
(điều 45); nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp
hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (điều 46); nghĩa vụ nộp thuế (điều
47).
5. Quyền con người – Quyền công dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền
5.1. Nguyên tắc pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân
Quyền con người không phải là quà tặng của Thượng đế hay sự ban phát của nhà
nước mà là kết quả của lao động và đấu tranh của con người  trách nhiệm của nhà nước
là ghi nhận kịp thời và đầy đủ về mặt pháp lý cũng như không thể tùy tiện cắt xén quyền
tự nhiên15. Nhà nước pháp quyền phải quán triệt và hiện thực hóa hai nguyên tắc pháp
luật cơ bản về đảm bảo quyền con người:
• Cá nhân được làm tất cả trừ những điều pháp luật cấm;
• Cơ quan, cán bộ nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.
5.2. Xây dựng cơ sở pháp lý đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân
- Trong Nhà nước pháp quyền, các quy định pháp lý phải thực sự là “người mở
đường” cho sự củng cố, phát triển và thúc đẩy quyền con người.
- Hiến pháp cần vượt lên cách quy định truyền thống về quyền công dân để bao
quát tinh thần quyền con người. Quyền công dân chỉ là một cấp độ của quyền con người
trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước.
- Thể chế hóa quyền con người trong các đạo luật nhằm thể chế hóa những quy
phạm hiến định.
• Pháp luật kinh tế - dân sự: quyền sở hữu tài sản hợp pháp, quyền tự do kinh doanh,
tự do hợp đồng…
• Pháp luật về quyền chính trị: quy chế dân chủ ở cơ sở  luật về tự quản địa

phương, luật trưng cầu ý dân, luật dân nguyện…
15 Tu chính án thứ IX (1791) – Hiến pháp Hoa Kỳ: “Việc liệt kê một số quyền trong Hiến pháp không có nghĩa là
phủ nhận hay hạ thấp những quyền khác của con người.”

22

22


• Pháp luật hình sự và tố tụng: quyền của bị can, bị cáo; vai trò của các thiết chế bổ

trợ tư pháp trong tố tụng hình sự; chế độ tranh tụng trong tố tụng hình sự…
• Pháp luật thi hành án hình sự: quyền của người phạm tội, chế độ thì hành án…
• Pháp luật quốc tế: tham gia (ký kết, phê chuẩn…) và chuyển hóa (nội luật hóa,
công bố…) kịp thời và đầy đủ các văn kiện pháp lý quốc tề về quyền con người…
* Gợi ý tìm hiểu vấn đề:
1. Tính tối cao và chuẩn mực của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật và đời sống xã
hội – điều kiện tiên quyết đảm bảo quyền con người;
2. Quyền con người, quyền công dân trong tiến trình lịch sử lập hiến Việt Nam;
3. Tính tương thích giữa pháp luật quốc tế và Việt Nam về quyền con người;
4. Tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực pháp luật về quyền con người;
5. Thiết kế lại chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
trong Hiến pháp sửa đổi.
Chuyên đề 3
BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI - QUYỀN CÔNG DÂN

1. Khái niệm hệ thống bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân
Quyền con người, quyền công dân được thừa nhận mới chỉ là sự tồn tại quyền ở
dạng tiềm năng. Thực hiện quyền và bảo vệ quyền có thể gặp cản trở trong thực tế ở
nhiều dạng; phải có sự tác động từ nhiều yếu tố, điều kiện khách quan trong xã hội và chủ

quan của chủ thế quyền thì mới có thể hình thành môi trường để mỗi công dân có thể
phát huy năng lực làm chủ và sáng tạo của mình. Hệ thống bảo đảm quyền con người,
quyền công dân bao gồm:
• Bảo đảm kinh tế: Bảo đảm kinh tế cho việc thực hiện quyền con người, quyền
công dân là việc tạo ra tiền đề vật chất để quyền được thực hiện. Bản thân nhu
cầu tự do không xuất hiện, phát triển và các giá trị tự do không được đánh giá
đúng trong một xã hội đói nghèo, lạc hậu và thiếu thốn vật chất. quyền con người,
quyền công dân xuất hiện, phát triển và được bảo đảm từ các những yếu tố, điều
kiện kinh tế - xã hội, kết cấu tương quan giai cấp trong đó, xét cho cùng, quan
trọng nhất vẫn là yếu tố kinh tế, nghĩa là bảo đảm về vật chất mang ý nghĩa quyết
định.
• Bảo đảm chính trị: Mỗi cá nhân là thành viên của một chế độ chính trị - xã hội
nhất định, không thể đứng ngoài các mối quan hệ giai cấp, cộng đồng, dân tộc,
quốc gia. Bảo quyền con người, quyền công dân là tạo ra một môi trường chính
trị thuận lợi để quyền phát triển trong mối quan hệ với toàn bộ hệ thống chính trị
23

23


- hệ thống các thiết chế bảo vệ quyền: đảng phái chính trị, Nhà nước, các tổ chức
đoàn thể và nhân dân. Thể chế chính trị nào đề cao giá trị con người, đồng thời
coi con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội thì trong
thể chế đó cá nhân được bảo đảm quyền tự do của mình.
• Các bảo đảm xã hội khác: Bảo đảm về kinh tế và chính trị là điều kiện cần
nhưng chưa đủ để tạo ra một môi trường xã hội cho quyền con người, quyền công
dân được thực hiện. Ý nghĩa của những bảo đảm xã hội khác là ở chỗ cho dù có
một số nước có điều kiện kinh tế, chính trị gần như nhau nhưng bảo đảm quyền
con người lại có thể khác biệt. Môi trường bảo đảm quyền công dân còn hình
thành từ những yếu tố lịch sử - truyền thống, văn hóa, tư tưởng, sự phát triển

khoa học công nghệ trong mỗi quốc gia. Lịch sử - truyền thống, văn hóa, tư
tưởng, sự phát triển khoa học công nghệ là yếu tố có thể tác động tích cực hay
tiêu cực cho việc bảo đảm quyền quyền con người, quyền công dân.
2. Bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền con người, quyền công dân và những
đặc điểm của nó
Tóm lại, bảo đảm cho việc thực hiện quyền con người, quyền công dân phụ thuộc
vào những bảo đảm về kinh tế, chính trị, văn hóa và các điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân
công dân song bảo đảm về mặt pháp lý có ý nghĩa trực tiếp trong việc thực hiện trên thực
tế các quyền tự do trên. Sự phân định các thành tố trong hệ thống bảo đảm chỉ là tương
đối vì các bảo đảm đều thể hiện qua hình thức pháp lý và có những yếu tố trong hệ thống
bảo đảm pháp lý lại chỉ là một phần của bảo đảm khác (ví dụ: ý thức pháp luật trong các
hệ thống về văn hóa, tư tưởng, trình độ dân trí…). Bảo đảm pháp lý được xây dựng trên
cơ sở của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định và tác động trở lại cho sự phát triển
kinh tế - xã hội. Sự ổn định và phát triển kinh tế thúc đẩy hình thành một trật tự pháp lý.
Việc bảo đảm cho thực hiện quyền con người, quyền công dân không chỉ là những biện
pháp mang tính pháp lý mà trước hết là bằng những chính sách, cơ chế của nhà nước, tạo
điều kiện cho con người phát triển về mọi mặt, làm chủ xã hội và làm chủ chính mình.
2.1. Được ghi nhận bằng pháp luật và gắn với sự điều chỉnh pháp luật
Pháp luật là yếu tố tiên quyết, cơ bản cho bảo đảm quyền con người, quyền công
dân là vì:
- Thứ nhất, pháp luật hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của cá nhân, cho phép cá
nhân hoạt động trong phạm vi nhất định một cách tự giác, không sai lầm trên cơ sở nhận
biết về sự tồn tại của quyền chủ thể, từ đó mà sử dụng quyền theo nhu cầu và lợi ích cá
nhân của mình.
- Thứ hai, thông qua pháp luật, nội dung của quyền, phương thức thực hiện quyền,
phạm vi cụ thể của quyền mới được xác định.
24

24



- Thứ ba, cũng thông qua pháp luật nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyền con
người, quyền công dân và các chủ thể khác như Nhà nước, các tổ chức trong xã hội mới
được xác định.
- Thứ tư, qua pháp luật, những giới hạn về quyền mới được chấp nhận từ đó mà
xác định rõ trách nhiệm pháp lý của công dân khi lợi dụng, lạm dụng quyền cũng như xác
định các nghĩa vụ công dân mà việc thực hiện chúng là tiền đề để công dân thực hiện
quyền.
- Thứ năm, chỉ thông qua pháp luật, hành vi xâm hại quyền của công dân bị xử lý,
quyền công dân mới được khôi phục lại, tức là công dân mới có thể yêu cầu về việc bồi
thường thiệt hại do lỗi của các chủ thể khác.
Pháp luật càng phát triển, tự do của các chủ thể trong xã hội càng cao vì nó tạo
hành lang an toàn và rõ ràng cho công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội và để Nhà
nước nhận biết đúng về giới hạn của việc thực hiện quyền lực của mình.
2.2. Gắn với năng lực, nhận thức của mỗi cá nhân về quyền của mình
Mọi quyền cơ bản công dân là khả năng công dân thực hiện những hành vi theo ý
chí, sự lựa chọn và nhận thức của mình mà pháp luật không cấm. Mỗi cá nhân là một
thực thể riêng biệt mang những đặc điểm riêng về thể chất và tinh thần và nhu cầu riêng
phong phú, đa dạng. Hành vi của cá nhân con người tự do luôn luôn gắn với nhu cầu và
lợi ích của họ và phụ thuộc vào năng lực chủ thể và ý thức pháp luật của mỗi công dân.
Chỉ khi có khả năng thì trong điều kiện được tạo ra, công dân mới thực hiện được quyền.
Cho dù quyền tự do của công dân được Nhà nước ghi nhận và có cơ chế bảo đảm tốt,
song nếu mỗi công dân không nhận thức về quyền của mình thì quyền của công dân cũng
không được thực hiện.
2.3. Trách nhiệm của cộng đồng chính trị - trách nhiệm Nhà nước: lập pháp – hành
pháp – tư pháp
Quyền con người, quyền công dân liên quan trực tiếp đến quyền lực nhà nước, thể
hiện bằng pháp luật. Nhà nước tôn trọng, thừa nhận và bảo vệ quyền tự do của công dân
được thể hiện qua quy định của luật pháp chứ không chỉ mang tính chính trị hay thể hiện
đạo lý. Quyền công dân biểu hiện mối quan hệ pháp lý công dân - Nhà nước nên quyền

được bảo đảm trước hết bằng việc thực hiện nghĩa vụ của các cơ quan và cán bộ, công
chức nhà nước. Nhà nước có ưu thế và vai trò quyết định, chi phối, định hướng cho hoạt
động của mọi chủ thể trong xã hội nên bảo đảm quyền công dân là trách nhiệm của Nhà
nước, cụ thể là:
- Trong xây dựng pháp luật, đặc biệt là ban hành pháp luật cụ thể hóa quyền để tạo
ra hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và công bằng; hoạt động phổ biến, tuyên truyền,
25

25


×