Giáo án Ngữ văn 11 Nguyễn Ngọc Thể
TUẦN 05 – K11
TIẾT 17, 18 - Đọc Văn
LẼ GHÉT THƯƠNG
(Trích truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu được tình cảm, tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu
- Hiểu đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu: cảm xúc trữ tình -
đạo đức nồng đậm
II/ Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, GA, …
- HS: SGK, vở soạn, …
III/ Phương pháp: Đàm thoại, phân tích, thuyết giảng, vấn đáp, …
IV/ Tổ chức hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp: (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TG
O HS đọc SGK phần tiểu
dẫn, tìm ý chính
GV nhấn mạnh, bổ sung
“ NĐC như vì sao có ánh
sáng khác thường, càng
nhìn càng thấy sáng”
O HS đọc SGK tìm ý chính
GV nhấn mạnh, bổ sung
“LVT” được G.Ô-ba-rê
(người Pháp) dịch ra tiếng
Pháp năm 1864
“LVT” được lưu truyền
rộng rãi trong nhân dân
Nam kì lục tỉnh
O HS đọc và nêu thể loại,
xác định bố cục
GV nhận xét, bổ sung
? Em biết gì về ông Quán
và quan niệm của ông về
I/ Giới thiệu:
1/ Tác giả:
- Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ mù xứ Đồng
Nai vượt qua bất hạnh riêng → nhà giáo,
thầy thuốc, nhà thơ kình yêu trong lòng nhân
dân miền Nam
- Ông là ngọn cờ đầu của văn học yêu nước
Việt Nam thế kỉ XIX
2/ Tác phẩm:
- “Lục Vân Tiên” đậm đà sắc thái Nam bộ
- “Lục Vân Tiên” thuộc loại truyện Nôm bác
học nhưng lại mang nhiều tính chất dân gian
- Truyện thể hiện khát vọng; quan niệm đạo
đức truyền thống của người bình dân về lẽ
công bằng trong khuôn khổ xã hội phong
kiến
3/ Đoạn trích “Lẽ ghét thương”:
a/ Đọc
b/ Thể loại và thể thơ:
Truyện thơ Nôm, thể thơ lục bát, kết hợp kể chuyện
và bộc lộ cảm xúc, tình cảm qua hành động, lời nói
của nhân vật
c/ Bố cục: Chia làm 2 đoạn
- Đoạn 1: sáu câu đầu: Đối thoại giữa ông
Quán và Lục Vân Tiên
- Đoạn 2: còn lại: lời ông Quán về lẽ thương
(câu 7 – 16), lẽ ghét (17 – 30), lời kết (31 –
32)
5’
3’
6’
*1*
Giáo án Ngữ văn 11 Nguyễn Ngọc Thể
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TG
tình cảm thương ghét?
O HS thảo luận trả lời
GV nhận xét, bổ sung
GV hướng dẫn HS giải
thích “việc tầm phào”
? Nhận xét về quan niệm
ghét của ông Quán (ghét ai,
ghét cái gì vì sao? Điệp
ngữ “ghét đời”, “dân” nói
lên điều gì?
O HS thảo luận trả lời
GV nhận xét, bổ sung
? Sự tương đồng giữa lẽ
thương và lẽ ghét? Dụng ý
nghệ thuật?
O HS thảo luận trả lời
GV nhận xét, bổ sung
II/ Phân tích:
1/ Ông Quán bàn về lẽ ghét:
- Ông Quán có dáng dấp của một nhà nho ở
ẩn, làu thông kinh sử, trải mọi việc đời
nhưng tính tình bộc trực, yêu ghét phân
minh, thích người bất hạnh, ghét kẻ tiểu nhân
- Ông Quán tiêu biểu cho trí, tuệ, tình cảm, tư
tưởng của nhân dân miền Nam và của chính
nhà thơ. Thương là gốc, chính vì thương mà
ghét
- “Việc tầm phào” - việc chẳng đâu vào đâu,
chẳng có nghĩa lí gì, chẳng đáng nói → cố để
ông trình bày quan niệm về lẽ ghét thương
của mình
- Dẫn chứng rút ra từ lịch sử cổ trung đại
Trung Hoa → triết luận về đạo đức lấy
gương người để liên hệ, soi mình trên nhiều
phương diện
- Từ lòng thương sâu sắc → ghét bọn hại dân
→ yêu ghét đều hết sức mãnh liệt. Chính vì
yêu nên ghét, yêu là cơ sở để ghét
Quan niệm tình cảm - lẽ ghét của ông Quán
tức là của Nguyễn Đình Chiểu. Đó là tình
cảm nồng nàn, ghét kẻ xâm lược hại đến
nhân dân của cụ Đồ
2/ Lẽ thương của ông Quán:
- Đoạn nói về lẽ thương và đoạn nói về lẽ ghét
có sự đối lập tương phản về nội dung tình
cảm nhưng lại tương đồng về hình thức cấu
trúc biểu hiện
- Lẽ thương chính là sự đồng cảm xót thương
và kính yêu tận đáy lòng với những người
cùng cảnh ngộ → ghét/ thương của ông Quán
đậm tính sách vở nhưng cũng là chuyện cuộc
đời hiện thực trước mắt đương thời
=> Nguyễn Đình Chiểu vì đời, vì dân, thương và nhớ
tiếc cho những vĩ nhân, hiền tài không gặp thời vận
nên đành phui pha → tâm hồn cao đẹp của nhà thơ
15’
15’
TIẾT 18
*2*
Giáo án Ngữ văn 11 Nguyễn Ngọc Thể
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TG
GV hướng dẫn HS rút ra
kết luận về lẽ thương ghét
GV hướng dẫn HS rút ra
kết luận
? Đọc và tìm hiểu nội dung
bài thơ?
О HS trả lời, bổ sung
GV nhận xét chung
О HS phát biểu chủ đề
GV nhận xét chung
? Tìm và phân tích các chi
tiết miêu tả cảnh Hương
Sơn?
О HS trả lời
GV nhận xét chung
? Tác giả suy niệm về điều
gì?
О HS trả lời
GV nhận xét chung
GV hướng dẫn HS rút ra
chủ đề
3/ Kết luận về lẽ thương – ghét:
Thương là gốc. Vì thương nên ghét. Thương ghét
đều chân thành, sắc nhọn mà mộc mạc. Yêu thương
nhất mực, căm ghét đến điều → tình cảm của nhân
dân miền Nam anh hùng
III/ Kết luận: Bài thơ bàn luận đạo đức triết lí sách
vở mà dạt dào cảm xúc. Tình cảm đó xuất phát từ cái
tâm trong sáng, cao cả của nhà thơ, từ trái tim sâu
nặng tình đời, tình người
ĐỌC THÊM
1/ Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu
a/ Cảnh đất nước và nhân dân miền Nam khi giặc
Pháp đến xâm lược:
Cảnh tan nát, tan tác, đổ vỡ, thê thảm của người
dân chạy loạn, đặc biệt là trẻ em; cảnh nhà cửa, làng
xóm bị đốt phá, cướp bóc tan hoang, điêu tàn → thời
cuộc vỡ như bàn cờ thế phút sa tay, lỡ bước không
thể cứu vãn
b/ Tâm tình, tâm trạng của nhà thơ:
Đau xót, buồn thương, mong mỏi → thất vọng →
yêu dân, thương dân, yêu nước sâu nặng của tác giả
c/ Chủ đề: Bài thơ là bức tranh hiện thực về cảnh đất
nước bị xâm lược ẩn trong đó là tấm lòng yêu nước,
thương dân thiết tha của Đồ Chiểu
2/ Bài ca Phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong
cảnh ca) – Chu Mạnh Trinh
a/ Phong cảnh Hương Sơn
- Cảnh sơn thủy hữu tình
- Không khí thần tiên thoát tục
Là một quần thể kiến trúc tuyệt đẹp, con
người như cảm thấy gần gũi
b/ Suy niệm của tác giả:
Tác giả say mê trước cảnh đẹp → suy nghĩ về giang
sơn - chủ quyền của đất nước
→ Ẩn trong tâm hồn một tình yêu nước thiết tha,
mãnh liệt
c/ Chủ đề: Miêu tả vẻ đẹp Hương Sơn tuyệt vời →
thể hiện tình yêu thiên nhiên và ẩn bên trong tâm hồn
là tình yêu nước thầm kín
5’
5’
10’
5’
10’
5’
3’
4/ Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nắm nội dung bài học
- Soạn bài tiếp theo
V/ Rút kinh nghiệm:
TUẦN 05 – K11
TIẾT 19 – Làm Văn
*3*
Giáo án Ngữ văn 11 Nguyễn Ngọc Thể
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 01
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố những kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận
- Rèn luyện kĩ năng tự thẩm định, đánh giá, tự phát hiện và sửa những lỗi về dùng từ,
đặt câu, liên kết văn bản
II/ Chuẩn bị:
- GV: SGK. SGV, GA, …
- HS: SGK, vở soạn, …
III/ Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp, thuyết giảng, …
IV/ Tổ chức hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp: (1’)
2/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TG
GV yêu cầu HS nhắc lại đề
và yêu cầu về kiểu bài
GV hướng dẫn HS lập dàn
ý bài làm
GV trả bài cho HS, công bố
đáp án và thang điểm
GV gọi HS tự nêu những
hạn chế trong bài làm của
mình
GV khái quát lại những hạn
chế và đề xuất hướng khắc
phục
GV giải đáp thắc mắc (nếu
có)
I/ Yêu cầu về kiểu bài:
Nghị luận xã hội
II/ Phân tích đề:
1/ Đề: Hãy bàn về tính trung thực trong học tập và
trong thi cử của học sinh hiện nay
2/ Định hướng:
- Đề mở
- Nội dung đề mang tính gần gũi với các em
HS
- Bình luận kết hợp chứng minh để làm sáng tỏ
vấn đề
3/ Trả bài – đáp án – thang điểm:
III/ Nhận xét, đánh giá:
- Mức độ hiểu đề: đa số hiểu chưa sâu, còn
thiên về bàn về trách nhiệm của HS khi còn
đi học hoặc trách nhiệm của GV đối với việc
học tốt của HS
- Chưa dùng thao tác hợp lí để giải quyết đề
bài
- Một số bài chưa đủ hoặc chưa thể hiện rõ ba
phần (MB – TB – KB)
- Kĩ năng hành văn còn hạn chế: lủng củng, rời
rạc, sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi về câu,
…
IV/ Giải đáp thắc mắc (nếu có)
4’
3’
7’
15’
10’
3’
3/ Củng cố, dặn dò:(2’)
- Xem lại kiểu bài nghị luận xã hội
- Rèn luyện kĩ năng hành văn
V/ Rút kinh nghiệm:
TUẦN 05 – K11
TIẾT 20 – Làm Văn
*4*
Giáo án Ngữ văn 11 Nguyễn Ngọc Thể
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 02
( Nghị luận văn học – Bài làm ở nhà)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng nhất là về thao tác lập luận phân tích để viết được bài
văn nghị luận về một vấn đề văn học
- Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận kết hợp với năng lực cảm thụ tác phẩm văn
học. Bước đầu có sự nhận xét, đánh giá mang dấu ấn cá tính sáng tạo
II/ Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, GA, …
- HS: SGK, vở soạn, …
III/ Phương pháp: thuyết giảng, đàm thoại, vấn đáp, …
IV/ Tổ chức hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp: (1’)
2/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TG
GV gợi dẫn HS tìm hiểu
các đề bài trong SGK trang
53
HS phân tích đề, xác định
yêu cầu của bài viết
GV định hướng
HS trình bày cá nhân, bổ
sung
GV khái quát chung
GV hướng dẫn, gợi ý
HS về nhà lập dàn ý và viết
thành bài hoàn chỉnh
I/ Tìm hiểu các đề bài trong SGK:
1/ Định hướng:
a/ Đề 1:
- Vấn đề cần nghị luận là giá trị hiện thực sâu
sắc của đoạn trích
- Kiểu bài: nghị luận văn học
b/ Đề 2:
- Vấn đề cần nghị luận là hình ảnh người phụ
nữ Việt nam thời xưa qua bài thơ
- Kiểu bài: nghị luận văn học
c/ Đề 3:
- Vấn đề cần nghị luận là nhân cách nhà nho
chân chính thể hiện trong bài thơ “Bài ca
ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát hoặc
“Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ
- Kiểu bài: nghị luận văn học
II/ Lập dàn ý và viết bài:
HS chọn một trong hai đề sau:
ĐỀ 1: Anh ( chị) hiểu và suy ngẫm được những gì
sâu sắc qua đoạn trích “Lẽ ghét thương” của Nguyễn
Đình Chiểu?
ĐỀ 2: Anh (chị) có suy nghĩ gì về bi kịch duyên
phận và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của
Hồ Xuân Hương qua bài thơ “Tự tình” (bài 2)
20’
22’
3/ Củng cố, dặn dò: (2’)
- Về nhà làm bài
- Thời gian 3 ngày
V/ Rút kinh nghiệm:
ĐÁP ÁN:
ĐỀ 1: Bài làm của HS phải đạt được các yêu cầu sau đây:
*5*
Giáo án Ngữ văn 11 Nguyễn Ngọc Thể
- Nội dung khái quát của bài thơ “Lẽ ghét thương”
- Đi sâu phân tích ghét / thương ( ai ghét / thương? Ghét / thương ai? Ghét / thương
như thế nào? mối quan hệ giữa ghét và thương? …)
- Ý nghĩa của lẽ ghét / thương → vẻ đẹp nhân cách của con người tác giả
- Suy ngẫm, bài học rút ra cho bản thân về lẽ ghét / thương ở đời
ĐỀ 2: Bài viết của HS có thể khai thác theo nhiều cách nhưng phải đạt được các yêu cầu
sau:
- Về nội dung:
+ Bi kịch thân phận và khát vọng sống, hạnh phúc của Hồ Xuân Hương qua bài thơ
( dẫn chứng cụ thể bằng hình ảnh, từ ngữ, …)
+ Suy ngẫm, cảm nhận của bản thân về Hồ Xuân Hương (bi kịch, khát vọng sống, hạnh
phúc)
+ Mở rộng vấn đề: thân phận, khát vọng của những người phụ nữ trong xã hội phong
kiến (có thể liên hệ bài thơ “Bánh trôi nước”, “Tự tình I, III”, “Mời trầu” của Hồ Xuân
Hương)
- Về nghệ thuật:
+ Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc
+ Sử dụng từ ngữ trái nghĩa
+ Lặp từ ngữ
+ Phép tăng tiến
+ Đảo trật tự cú pháp
THANG ĐIỂM: GV căn cứ vào từng bài làm của HS để cho điểmhù hợp
- 9 – 10: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề, hành văn trôi chảy, cảm xúc, không
mắc lỗi hành văn
- 7 – 8: Đáp ứng tương đối yêu cầu của đề, văn viết trôi chảy, cảm xúc, không quá
05 lỗi hành văn
- 5 – 6: Đáp ứng phân nửa yêu cầu của đề, văn viết tương đối, không quá 10 lỗi hành
văn
- 3 – 4: Nội dung còn sơ lược, nặng diễn xuôi, còn thiếu một vài ý, không quá 15 lỗi
hành văn
- 1 – 2: Bài viết sơ sài, hành văn vụng về, quá 15 lỗi hành văn
- 0: Bài viết lạc đề hoặc bỏ giấy trắng
TUẦN 05 – K11
TỰ CHỌN 4
THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH (TT)
*6*
Giáo án Ngữ văn 11 Nguyễn Ngọc Thể
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được bản chất, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích
- Rèn luyện kĩ năng tiến hành các thao tác lập luận phân tích
II/ Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, GA, …
- HS: SGK, vở soạn, …
III/ Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thuyết giảng, …
IV/ Tổ chức hoạt động dạy học:
1/ Ổn định lớp: (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TG
HS nhắc lại phần lí thuyết
của thao tác lập luận phân
tích
GV nhận xét chung
HS thảo luận nhóm, trình
bày, bổ sung
Gv nhận xét cung và khái
quát lại
HS thảo luận nhóm, trình
bày, bổ sung
Gv nhận xét cung và khái
quát lại
GV chọn và đọc cho HS
tham khảo
I/ Lí thuyết:
1. Bản chất, yêu cầu
2. Cách lập luận phân tích
II/ Luyện tập:
BÀI TẬP 1: Hãy viết một đoạn văn nói về truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
- Gợi ý: truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu
học, đoàn kết, yêu nước, …
- Yêu cầu:
+ Đoạn văn phải có câu chủ đoạn, có kiên kết
chặt chẽ, thể hiện được chủ đề
+ Dung lượng không quá mười dòng
+ Có sử dụng thao tác lập luận phân tích
BÀI TẬP 2: Viết một đoạn văn nói về một đức tính
tốt đẹp của con người Việt Nam
- Gợi ý: Đức tính cần cù, siêng năng, trung
thực, thẳng thắn, nhân đạo, năng động, sáng
tạo, …
- Yêu cầu: Như bài tập 1
* Chọn đoạn văn hay, tiêu biểu cho lớp tham khảo
5’
20’
15’
3’
4/ Củng cố và dặn dò:(2’)
- Nắm nội dung bài giảng
- Rèn luyện kĩ năng viết văn
V/ Rút kinh nghiệm:
*7*
Kí duyệt (07/10/2007)