LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Công tác xã hội trong phòng
chống tệ nạn ma túy cho học sinh trường THPT Phương Nam, quận
Hoàng Mai, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong bài khóa luận là trung thực, đều phục vụ
cho mục đích nghiên cứu đề tài và xuất phát từ tình hình thực tế của địa
phương tại thời điểm khảo sát.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Quỳnh Anh
1
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo nhà trường và quý thầy cô
giáo khoa Công tác xã hội - trường Đại học Lao Động xã hội đã tận tình chỉ
bảo và truyền đạt những kiến thức có giá trị cho tôi trong suốt quá trình vừa
qua. Tất cả là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận và là hành trang
quý giá để tôi có thể bước tiếp trên con đường học tập và làm việc sau này.
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Công tác xã hội
trong phòng chống tệ nạn ma túy cho học sinh trường THPT Phương
Nam, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội”, tôi xin được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến cô giáo - TS. Nguyễn Thị Hương,
cô là người đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp hôm nay.
Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các cán bộ giáo viên
của trường THPT Phương Nam, đặc biệt là thầy Phó hiệu trưởng Trần Văn
Thái và cô giáo Trần Thị Mùi đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cũng như hỗ trợ
tôi trong quá trình cung cấp thông tin và điều tra thực tế. Bên cạnh đó, tôi
cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể các bạn học sinh
trường THPT Phương Nam đã hợp tác tích cực để tôi có thể hoàn thiện bài
nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
2
MỤC LỤC
3
DANH MỤC BẢNG
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
Tên bảng
Bảng 1.1. Phân loại các chất gây nghiện theo tác động chủ
yếu lên hệ thần kinh trung ương.
Trang
Bảng 2.1. Đặc điểm của học sinh tham gia điều tra bảng
hỏi.
Bảng 2.2. Nhận thức của học sinh về khái niệm ma túy.
43
Bảng 2.3. Nhận thức của học sinh về các chất ma túy.
Bảng 2.6. Các hoạt động công tác xã hội phòng chống tệ
nạn ma túy do nhà trường tổ chức mà học sinh đã tham gia.
Bảng 2.7. Tầm quan trọng của các nội dung phòng chống tệ
nạn ma túy đối với học sinh.
Bảng 2.8. Mức độ ảnh hưởng của các hình thức phòng
chống tệ nạn ma túy đối với học sinh.
Bảng 2.9. Mức độ hứng thú của học sinh về các hình thức
phòng chống tệ nạn ma túy.
22
49
51
59
62
64
66
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
1
2
3
4
Tên biểu đồ
Biểu đồ 2.4. Nhận thức của các em học sinh về nguyên
nhân dẫn đến nghiện ma túy.
Biểu đồ 2.5. Tầm quan trọng của công tác PCTNMT đối với
học sinh
Biểu đồ 2.10. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội trong
PCTNMT cho học sinh
Biểu đồ 2.11. Cảm nhận của học sinh khi tham gia công tác
Trang
54
57
69
72
4
xã hội PCTNMT
5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CGN
CTXH
PCTNMT
TDTT
THCS
THPT
TNXH
UBND
Chất gây nghiện
Công tác xã hội
Phòng chống tệ nạn ma túy
Thể dục thể thao
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tệ nạn xã hội
Ủy ban nhân dân
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài.
Ma túy gây tác hại nhiều về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và
đã trở thành hiểm họa chung của nhân loại, không một quốc gia, dân tộc
nào thoát ra ngoài vòng xoay khủng khiếp của nó. Ma túy đang làm gia
tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủy
diệt những tiềm năng quí báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho sự
phát triển kinh tế - xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người. Ma
túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia
đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội… nghiêm trọng hơn ma túy còn là
tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển… Theo số
liệu thống kê của Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và tệ nạn ma túy,
trong năm 2013, cả nước có gần 180.000 người nghiện ma túy có hồ sơ
quản lý, tăng 8.259 người, tương đương 4,8% so với năm 2012. Và một
điều chắc chắn, con số này không chỉ dừng lại ở đây mà vẫn tiếp tục gia
tăng hàng ngày, hàng giờ.
Từ những năm 2010 trở lại đây, tình hình sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán và sử dụng trái phép các chất ma túy ngày càng trở nên
nghiêm trọng. Tình hình lạm dụng ma túy và các loại tội phạm liên quan
đến ma túy đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, làm tổn hại đến đạo đức lối sống, thuần phong mỹ
tục, sức khỏe nòi giống, đặc biệt nó tác động xấu đến tình hình an ninh
quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Vấn đề đặc biệt quan tâm là từ năm 2015
đến nay, tệ nạn ma túy đã, đang xâm nhập vào học đường và đang có chiều
hướng gia tăng. Tệ nạn sử dụng ma túy trong học sinh, sinh viên đang là
một nguy cơ làm hủy hoại về thể lực và trí tuệ của thế hệ chủ nhân tương
7
lai của đất nước, gây ra nhiều vấn đề phức tạp cho công tác giáo dục, đào
tạo ở các trường học. Tình trạng ma túy học đường đã làm phức tạp tình
hình an ninh trật tự ở nhiều nơi, đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng cần
xóa bỏ tận gốc nạn ma túy học đường để thế hệ trẻ của chúng ta không bị
ma túy xâm hại.
Công tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề mới ở Việt Nam
mặc dù có nguồn gốc và lịch sử phát triển hơn một thế kỷ qua trên thế giới.
Với bản chất hướng tới sự trợ giúp con người trong cuộc sống, nhất là
những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bằng các mô hình can thiệp từ cá
nhân, đến nhóm và cộng đồng, công tác xã hội thể hiện được vai trò quan
trọng trong đời sống xã hội nhất là trong xã hội hiện đại, xã hội công
nghiệp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng ma túy ở học
sinh, sinh viên; tuy nhiên có thể khẳng định rằng, một trong số những
nguyên nhân hàng đầu, đó chính là do sự nhận thức của các em về ma túy
và tác hại của nó còn thấp và chưa đầy đủ. Vì vậy CTXH trong phòng
chống tệ nạn ma túy cho học sinh, sinh viên về ma túy hiện nay là rất quan
trọng. Công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức, từ đó tập trung bổ sung
những kiến thức còn thiếu cho các em học sinh cũng như những kỹ năng
cần thiết để các em có thể tự bảo vệ mình trước hiểm họa ma túy học
đường là điều vô cùng cần thiết.
Trên địa bàn quận Hoàng Mai hiện có gần 1.500 người nghiện ma túy,
trong đó có mặt tại cộng đồng là 889 người. Phân tích theo độ tuổi, số
người nghiện ma túy dưới 30 tuổi chiếm trên 30%. Quận Hoàng Mai là địa
bàn trọng điểm về tội phạm ma túy, với những diễn biến hết sức phức tạp,
phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh vi, manh
động, liều lĩnh. Từ thực tế đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho
học sinh THPT là điều hết sức quan trọng
8
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài
nghiên cứu “Công tác xã hội trong việc phòng chống tệ nạn ma túy cho
học sinh trường THPT Phương Nam, quận Hoàng Mai, thành phố Hà
Nội” để phần nào đánh giá được nhận thức của các em học sinh về ma túy
hiện nay cũng như mong muốn chỉ ra được những mặt tích cực và những
mặt còn hạn chế của các hoạt động truyền thông trong trường học. Từ đó có
được những hướng giải pháp mới nhằm bổ sung nâng cao hiểu biết, kỹ
năng liên quan đến ma túy cho các em học sinh cũng như có những đề xuất
giúp cho hoạt động truyền thông trong trường học đạt được hiệu quả cao
nhất.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
2.1.
Những nghiên cứu trên thế giới.
Nghiện ma túy là một hiện tượng xuất hiện từ lâu đời trong xã hội
loài người. Ngày nay, do tác hại của ma túy đối với xã hội, gia đình cũng
như tác nhân người sử dụng diễn ra ở mức độ nghiêm trọng và có tính chất
phổ biến nên hiện tượng này đã trở thành một tệ nạn xã hội trên khắp thế
giới, mang tính toàn cấu. Vì thế, phòng chống ma túy là một nhiệm vụ cấp
bách được đặt ra cho mọi châu lục và mọi quốc gia. Năm 1950, 150 quốc
gia trên thế giới tham gia Đại hội đặc biệt về cấm ma túy của Liên hợp
quốc và nhất trí thông qua Cương lĩnh hoạt động toàn cầu. Nhiều quốc gia
trên thế giới đã ban hành hệ thống những quy định mang tính luật pháp,
thành lập những tổ chức chuyên trách, tăng cường hoạt động phòng chống
ma túy và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2015, hiện có
khoảng 50 triệu người nghiện xì ke ma túy, (nhưng đó chỉ là con số có đăng
ký, theo số liệu Liên Hiệp Quốc phải có đến 4% dân số thường xuyên tiêu
thụ ma túy, tức khoảng 230 triệu người
(4,557)
. Trong đó 6 triệu người nghiện
9
cocaine, 5 triệu người nghiện hút thuốc phiện, 30 triệu người nghiện cần sa,
9 triệu người thường xuyên dùng thuốc ngủ và thuốc an thần.(5,15)
Ma túy được trồng hầu như khắp nơi trên thế giới, những vùng tập
trung lớn như: Tam giác vàng (Mianma, Thái lan, Lào, Trung quốc, Việt
nam), Lưỡi liềm vàng (Iran, Pakistan, Tazekistan) và ở các nước Châu mỹ
la tinh, Pêru, Colombia, Bôlivia … Ma túy từ đây được vận chuyển đi khắp
nơi, mà thị trường béo bở nhất hiện nay là Bắc mỹ và các nước Châu âu.
Trong khi Mỹ la tinh là nguồn cung cấp chủ yếu cocaine cho thị trường
rộng lớn ở Bắc mỹ và Tây âu – 70%, thì trong khi đó Tam giác vàng ở
Đông nam á là: “Trung tâm kinh tế thuốc phiện” lớn nhất thế giới. Sản xuất
2.000 tấn/năm 3.(5,16)
Theo báo cáo Tình hình ma túy Toàn cầu ngày 26/06/2015 của Cơ
quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), tỉ
lệ người sử dụng ma túy trên toàn thế giới vẫn không có nhiều xáo trộn.
Ước tính có khoảng 246 triệu người, tương đương với khoảng hơn 5% dân
số toàn thế giới trong độ tuổi từ 15 đến 64 đã từng sử dụng ma túy trái phép
trong năm 2013. Số người có vấn đề về sử dụng ma túy chiếm khoảng 27
triệu người, gần một nửa trong số họ là người tiêm chích ma túy (PWID).
Có khoảng 1,65 triệu người tiêm chích ma túy đang phải sống chung với
HIV trong năm 2013. Nam giới sử dụng cần sa, cocain và anphetamin
nhiều gấp ba lần nữ giới, trong khi nữ giới có xu hướng lạm dụng thuốc
giảm đau có chứa opiods và thuốc an thần.
2.2.
Những nghiên cứu ở trong nước.
Năm 1995, Trung ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã
chỉ đạo xây dựng: “Tổng luận phân tích về phòng chống lạm dụng ma túy
trong thanh niên và những giải pháp của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh tham gia phòng chống ma túy trong thanh niên”. Đây là một đề
10
tài rộng, trong đó tập trung điều tra, khảo sát tình hình lạm dụng ma tuý
của thanh niên cả nước, kết hợp nghiên cứu, phân tích các báo cáo số liệu
của các tỉnh Đoàn để xây dựng lên thực trạng sử dụng, lạm dụng ma tuý
trong thanh niên. Trên cơ sở đó đánh giá công tác phòng, chống ma tuý
của các cấp Đoàn thanh niên, những kết quả đạt được, những tồn tại hạn
chế và xây dựng các nhóm giải pháp nhằm hạn chế tình hình sử dụng ma
tuý trong thanh niên cả nước, trong đó nhấn mạnh vai trò của tổ chức
Đoàn. Tuy nhiên, đề tài mới đề xuất được những nhóm giải pháp cơ bản
trong công tác tuyên truyền phòng ngừa, chưa có nhóm giải pháp phối hợp
để khắc phục những hậu quả do thanh niên nghiện ma tuý gây ra như công
tác cai nghiện, công tác quản lý sau cai, phòng ngừa tái nghiện bền vững.
Năm 2007, Đề tài cấp Bộ: “Những giải pháp thực hiện việc ngăn
chặn tệ nạn mại dâm, ma túy trong thanh thiếu niên” do Thạc sỹ Đỗ Thị
Bích Điểm làm chủ nhiệm. Đề tài đánh giá được cơ bản thực trạng nghiện
ma tuý trong thanh thiếu niên Việt Nam và đề xuất các giải pháp phòng
ngừa cho thực trạng này. Tuy nhiên, đề tài chưa chia tách được thực trạng
nghiện ma tuý trong nhóm thiếu niên và nhóm thanh niên, do đó đề tài
cũng chỉ đề xuất được các giải pháp phòng ngừa chung cho cả thanh niên
và thiếu niên, trong khi đó ở mỗi độ tuổi cần phải có những nhóm giải
pháp phòng ngừa phù hợp. Bên cạnh đó, đề tài chưa đề xuất được nhóm
giải pháp để khắc phục những hậu quả của tình trạng nghiện ma tuý trong
thanh thiếu niên.
Năm 2008, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hà
Nội với Đề tài khoa học “Tình hình lạm dụng ma túy trong sinh viên các
trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp - Một số biện pháp
phòng ngừa, ngăn chặn”. Đề tài đã triển khai khảo sát tình trạng lạm dụng
ma tuý trong sinh viên ở một số trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên
địa bàn thành phố Hà Nội, kết quả đề tài đã nhận định thực trạng nghiện
11
hút ma tuý trong sinh viên có nhiều diễn biến phức tạp, tình trạng lạm dụng
các chất gây nghiện ngày càng gia tăng. Đề tài cũng đã đưa ra một số giải
pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhưng các giải pháp chủ yếu tập trung vào
vai trò của nhà trường và tổ chức Đoàn, chưa đề xuất được nhóm giải pháp
có tính chiều sâu như công tác quản lý sinh viên giữa nhà trường, gia đình
và nơi cư trú, tạm trú; chương trình sinh viên tham gia các hoạt động công
tác xã hội, tình nguyện, công tác hướng nghiệp cho sinh viên...
Cùng đối tượng như vậy, năm 2008, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội
với Đề tài khoa học: “Nghiên cứu các biện pháp giáo dục phòng chống ma
túy trong các trường học”. Đề tài đã chỉ ra được thực trạng của công tác
giáo dục trong các trường trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt với các nội dung
mang tính giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trong đó nhấn mạnh đến
cải cách chương trình học, đưa các nội dung về phòng, chống ma tuý và
chương trình học phổ thông. Đây là một giải pháp quan trọng nhằm nâng
cao nhận thức cho các nhà giáo dục và học sinh, góp phần phòng ngừa tệ
nạn ma tuý xảy ra trong các trường học.
Tháng 11 - 12/2015, Viện nghiên cứu Tâm lý người sử dụng ma túy
(PSD) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội thực hiện
chương trình truyền thông: “Vì một học đường không ma túy” cho hơn 5
nghìn học sinh, hàng nghìn đại diện phụ huynh học sinh và giáo viên tại
một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội (gồm các trường Phan Đình
Phùng (quận Ba Đình); Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng); Đại Mỗ
(quận Nam Từ Liêm), Trần Hưng Đạo (quận Thanh Xuân) và Lê Quý Đôn
(quận Hà Đông). Mục đích của chương trình truyền thông nhằm nâng cao
kiến thức và rèn luyện kỹ năng PCMT cho học sinh, phụ huynh và giáo
viên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sau hoạt động truyền thông, nhóm
nghiên cứu Viện PSD tiến hành phát phiếu khảo sát thu thập thông tin
12
nhằm tìm hiểu kiến thức, kỹ năng PCMT của các em học sinh, đồng thời
đánh giá nhu cầu, hiệu quả của hoạt động truyền thông trên. Với mỗi phần
truyền thông cũng như mỗi công cụ, nội dung của buổi truyền thông được
các em học sinh đánh giá và rút ra những ý nghĩa có sự khác nhau. PSD đã
thiết kế bộ câu hỏi phù hợp để đánh giá đúng yếu tố quyết định đến hiệu
quả của chương trình truyền thông. Trên cơ sở đó, PSD sẽ tiến hành điều
chỉnh, hoàn thiện phương pháp truyền thông phù hợp nhằm đạt được hiệu
quả cao trong công tác PCTNMT.
3.
Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài nhằm nghiên cứu về cơ sở lý luận, làm rõ các khái niệm, thực
trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội trong việc phòng chống
tệ nạn ma túy cho học sinh trường THPT Phương Nam.
Nghiên cứu trên tiếp tục được sinh viên phân tích dưới góc độ công
tác xã hội nhằm đưa ra những đề xuất, khuyến nghị và giải pháp thực hiện
đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn ma túy cho các em học
sinh trường THPT Phương Nam.
Góc nhìn công tác xã hội được vận dụng ở đây bao gồm: truyền thông
phòng chống tệ nạn ma túy học đường, cũng như nâng cao nhận thức cho
các em học sinh về tác hại của ma túy.
4.
-
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu về cơ sở lý luận của đề tài.
Phân tích về thực trạng công tác xã hội trong việc phòng chống tệ nạn
ma túy cho học sinh trường THPT Phương Nam, quận Hoàng Mai,
-
thành phố Hà Nội.
Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị về các hoạt động công tác xã hội
trong phòng chống tệ nạn ma túy cho học sinh trong thời gian tới.
13
5.
-
Khách thể nghiên cứu.
Điều tra bảng hỏi 34 em học sinh khối 10 và 34 em học sinh khối 12.
Phỏng vấn sâu 3 cán bộ phụ trách công tác phòng chống tệ nạn ma túy
tại trường THPT Phương Nam.
6.
Đối tượng nghiên cứu.
Công tác xã hội trong việc phòng chống tệ nạn ma túy cho học sinh
THPT.
7.
-
Phạm vi nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về công tác xã hội trong phòng chống
tệ nạn ma túy cho các em học sinh thông qua các hoạt động tuyên truyền
từ đó làm rõ nhận thức, thái độ của các em học sinh về tệ nạn ma túy.
-
Không gian nghiên cứu: trường THPT Dân Lập Phương Nam, Lô 18 Đô
-
Thị Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến năm 2017.
8. Phương pháp nghiên cứu.
8.1.
Phương pháp nghiên cứu
văn bản tài liệu.
Để triển khai nghiên cứu, một hệ thống tư liệu được sử dụng để tổng
hợp và nhìn nhận, đánh giá làm cơ sở và minh chứng cho các luận điểm
được trình bày. Những tài liệu được sử dụng gồm có tài liệu hàn lâm
(những tài liệu khoa học chính thống được sử dụng như giáo trình, từ điển
chuyên ngành...), các báo cáo liên quan đến đề tài (Báo cáo của Chi Cục
phòng chống tệ nạn xã hội thành phố Hà Nội, Sở Lao động Thương binh và
xã hội Hà Nội, Báo cáo của trường THPT Phương Nam và các phòng, ban
ngành, đoàn thể thuộc UBND phường Định Công...), một số kết quả nghiên
cứu và tài liệu có liên quan khác.
14
8.2.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Bảng hỏi được xây dựng nhằm thu thập thông tin về thực trạng công
tác phòng chống tệ nạn ma túy cho các em học sinh trường THPT Dân lập
Phương Nam và nhận thức, thái độ của các em về ma túy. Việc nghiên cứu
bảng hỏi giúp cho việc thu thập thông tin được đầy đủ hơn với nhiều chủ
thể cùng một thời điểm, đồng thời việc thu thập thông tin cũng dễ dàng
hơn.
8.3.
Phương pháp quan sát.
Quan sát việc tổ chức các hoạt động ở trường THPT Phương Nam và
Quan sát những biểu hiện hành vi của học sinh về thái độ đối với các vấn đề về tệ
nạn ma túy thông qua các giờ ra chơi, ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp trong và ngoài
trường.
8.4.
Phương pháp phỏng vấn sâu.
Phỏng vấn sâu 4 cán bộ phụ trách triển khai công tác tuyên truyền
phòng chống tệ nạn ma túy tại trường nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng
và các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, đưa ra được
những giải pháp, nguyện vọng và mong muốn của các cán bộ để cải thiện
công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn ma túy một cách hiệu quả hơn.
8.5.
Phương pháp xử lý số liệu.
Xử lý và phân tích số liệu hay dữ liệu nghiên cứu là một trong các
bước cơ bản của một nghiên cứu, bao gồm xác định vấn đề nghiên cứu; thu
thập số liệu; xử lý số liệu; phân tích số liệu và báo cáo kết quả. Xác định rõ
vấn đề nghiên cứu giúp việc thu thập số liệu được nhanh chóng và chính
xác hơn. Để có cơ sở phân tích số liệu tốt thì trong quá trình thu thập số
liệu phải xác định trước các yêu cầu của phân tích để có thể thu thập đủ và
đúng số liệu như mong muốn.
15
9.
Kết cấu khóa luận tốt nghiệp.
Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác xã hội trong phòng chống tệ nạn ma
túy cho học sinh tại trường THPT Phương Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Chương 2. Thực trạng về công tác xã hội trong phòng chống tệ nạn ma túy
cho học sinh tại trường THPT Phương Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Chương 3. Kết luận, giải pháp, khuyến nghị.
16
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.
1.1.1.
Một số khái niệm cơ bản.
Khái niệm công tác xã hội.
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt
động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng
cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội
và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ. CTXH tồn
tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá
nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải
thiện cuộc sống.
Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004):
Định nghĩa cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng . Nó không
phải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của
hệ thống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề
của mình.
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị
Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc
đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con
người, sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc
sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về
hành vi con người và các hệ thống xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm
tương tác giữa con người và môi trường của họ.
Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết
hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các
vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng
tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây
dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.
17
Tóm lại, CTXH là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá
nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng
cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính
sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp đỡ cá nhân, gia đình và cộng đồng
giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã
hội.
1.1.2.
Khái niệm công tác xã hội trong trường học.
Hiệp hội Công tác Xã hội trường học Mỹ đã định nghĩa: “Công tác xã
hội trường học là một trong những chuyên ngành quan trọng của công tác
xã hội. Với kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình, các nhân viên
công tác xã hội trường học tác động đến nhóm học sinh và cả hệ thống
trường học. Nhân viên công tác xã hội trường học được coi là công cụ để
thúc đẩy nhà trường đạt được các mục tiêu học tập và giảng dạy. Nhân viên
công tác xã hội trường học cũng giúp cho học sinh nâng cao khả năng đáp
ứng các nhiệm vụ học tập của mình thông qua sự phối kết hợp giữa gia
đình, nhà trường và cộng đồng”
Công tác xã hội trong trường học là một lĩnh vực được thực hành
thông qua việc Nhân viên công tác xã hội vận dụng kiến thức, kĩ năng,
nguyên tắc, phương pháp của chuyên biệt của ngành làm việc cụ thể với
các đối tượng trong trường học.
Như vậy, đối tượng được xác định cụ thể trong trường học là học sinh,
giáo viên, cán bộ quản lý trong nhà trường và phụ huynh học sinh. Có thể
thấy rằng các đối tượng trong trường học là khác nhau, mỗi thân chủ là một
cá thể riêng biệt với những vấn đề khác nhau. Chính vì vậy đòi hỏi Nhân
viên công tác xã hội cần mềm dẻo, linh hoạt trong việc áp dụng các kiến
thức, kĩ năng khi thực hiện hoạt động can thiệp và trợ giúp.
18
Mục đích chính của việc trợ giúp là tăng cường hoặc phục hồi chức
năng xã hội và tạo những điều kiện thích hợp trong việc dạy và học. Như
vậy, dù hoạt động trợ giúp của Nhân viên công tác xã hội đối với đối tượng
nào thì cũng đi đến đích cuối cùng là tạo môi trường giáo dục thuận lợi
nhất cho học sinh. Có thể thấy rằng dù hoạt động trợ giúp đó là gì nhân
viên công tác xã hội cũng cần kết nối các đối tượng kể trên để hỗ trợ nhau
giải quyết những vấn đề liên quan trong trường học.
Tóm lại, công tác xã hội trong trường học hay còn gọi là công tác xã
hội học đường là một lĩnh vực trong công tác xã hội được thực hành trong
trường học để giúp đỡ học sinh, giáo viên hay cán bộ quản lý nhà trường
tăng cường hoặc phục hồi năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và
tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu trong dạy
và học.
1.1.3.
Khái niệm học sinh trung học phổ thông.
Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể.
Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa,
cân đối. Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng
thành, nhưng sự phát triển của các em còn kém so với người lớn. Các em
có thể làm những công việc nặng của người lớn. Hoạt động trí tuệ của các
em có thể phát triển tới mức cao. Khả năng hưng phấn và ức chế ở vỏ não
tăng lên rõ rệt có thể hình thành mối liên hệ thần kinh tạm thời phức tạp
hơn. Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển
mạnh. Ở tuổi này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng
giống như ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích này không phải
chỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống
của cá nhân (như hút thuốc lá, không giữ điều độ trong học tập, lao động,
vui chơi…).
19
Từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi: giai đoạn đầu tuổi thanh niên (giai
đoạn học sinh Trung học phổ thông).
Từ 17, 18 tuổi đến 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (giai đoạn
thanh niên - sinh viên).
Khi xem xét nhiều yếu tố tác động hình thành các đặc điểm phát triển
ở lứa tuổi này, xuất phát từ những quan niệm, những trường phái khác
nhau, có nhiều lý luận khác nhau về lứa tuổi thanh niên.
Như vậy, “Học sinh Trung học phổ thông” là thuật ngữ để chỉ nhóm
học sinh đầu tuổi thanh niên (từ 15, 16 tuổi đến 17, 18 tuổi). Theo tâm lý
học lứa tuổi, tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và
kết thúc khi bước vào tuổi mới lớn.
1.1.4.
Khái niệm chất gây nghiện.
Không có một định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nào về chất gây
nghiện. Luật phòng chống ma túy, các văn bản pháp quy của nhà nước,
ngành y tế và trong quan niệm thường ngày của người dân đều đưa ra các
định nghĩa/khái niệm khác nhau về chất gây nghiện.
Tuy nhiên, chất gây nghiện (CGN) được tiếp cận từ các khía cạnh
khác nhau, đưa ra những khái niệm như sau:
Trong y tế, chất gây nghiện là một hóa chất được sử dụng trong điều
trị, chữa bệnh, ngăn ngừa, hoặc được sử dụng để nâng cao sức khỏe thể
chất và tinh thần. Chất gây nghiện có thể được kê vào đơn thuốc để người
bệnh dùng trong một thời gian nhất định, hoặc để dùng thường xuyên cho
những bệnh nhân mắc rối loạn kinh niên. Ví dụ: thuốc an thần kinh trong
điều trị rối loạn lo âu, mất ngủ kéo dài, thuốc giảm đau, như morphin trong
điều trị đau do ung thư.
Trong sinh học cũng thường thấy nhiều chất hóa nội sinh có cùng
công thức hóa học như chất gây nghiện. Cùng chất hóa học đó, nếu được
20
tổng hợp trong cơ thể sẽ được gọi là chất hóa nội sinh, song nếu được đưa
từ ngoài vào cơ thể sẽ được gọi là chất gây nghiện.
Một số chất gây nghiên được con người sử dụng với mục đích tiêu
khiển. Những chất hóa học này tác động tới hệ thần kinh trung ương, và
người ta sử dụng những chất này khi thấy chúng có lợi cho nhận thức, hành
vi hay nhân cách của họ.
Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới, chất gây nghiện là “chất hóa học sau
khi được hấp thu sẽ làm thay đổi chức năng thực thể và tâm lý của người
sử dụng”.
Theo Luật phòng, chống ma túy 23/2000/QH: Chất gây nghiện là chất
kích thích hoặc ức chế thần kinh dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử
dụng. (7,11)
Tóm lại, chất gây nghiện ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao hàm
cả chất gây nghiện được sử dụng hợp pháp như thuốc gây nghiện trong
điều trị, như rượu bia, thuốc lá, trà, cà phê, và bao gồm cả chất gây nghiện
bất hợp pháp hay còn gọi là ma túy. Chất gây nghiện khi được hấp thu vào
cơ thể ở một liều lượng đủ lớn sẽ làm thay đổi chức năng của cơ thể, làm
thay đổi hành vi, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng và nhận thức, suy nghĩ.
1.1.5.
Khái niệm ma túy.
Ma túy theo gốc Hán Việt có nghĩa là “Làm mê mẩn”, trước đây
thường để chỉ các chất có nguồn gốc từ cây thuốc phiện, giúp người sử
dụng giảm đau, an thần. Ngày nay, dùng để chỉ tất cả các hợp chất tự nhiên
và tổng hợp có khả năng gây nghiện.
Theo Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 của Liên hợp
quốc thì: “Ma túy” nghĩa là bất kỳ chất liệu nào được qui định tại Bảng I,
bảng II của Công ước quốc tế 1961, dù là các chất dưới dạng tự nhiên hay
dưới dạng tổng hợp.
21
Bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc
hội thông qua ngày 21/12/1999 đã quy định các tội phạm về ma túy. Theo
đó Ma túy bao gồm: Nhựa, lá, hoa, quả tươi và khô sấy thuốc phiện, cây
cần sa; Hêrôin, Côcain; Các chất ma túy tổng hợp ở thể lỏng, thể rắn…
Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 09/12/2000 quy định: “chất ma túy là các
chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do
Chính phủ ban hành” .
Như vậy, ma túy là những chất đã được xác định và có tên gọi riêng,
tổng hợp lại có thể hiểu: Ma túy là những chất có nguồn gốc tự nhiên hay
tổng hợp khi xâm nhập vào cơ thể con người dưới bất kỳ hình thức nào sẽ
làm thay đổi trạng thái ý thức, trí tuệ, tâm trạng của người đó. Nếu lạm
dụng sẽ bị lệ thuộc, gây tổn thương, nguy hại cho người sử dụng và cộng
đồng.
1.1.6.
Khái niệm tệ nạn ma túy.
Tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên toàn
thế giới; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm,
tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Những hậu quả do tệ nạn ma tuý
gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh
trật tự của đất nước.
Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức
khỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia
đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh
quốc gia.
Tính chất xã hội của tệ nạn ma túy ngày càng trở nên phức tạp, đã lôi
kéo nhiều người thuộc các thành phần xã hội tham gia trong việc mua bán,
22
vận chuyển, tàng trữ và sử dụng ma túy.... Đối tượng nghiện ma túy không
chỉ là con em các gia đình gặp khó khăn về cuộc sống, trẻ em lang thang cơ
nhỡ, mà ngay cả trong các gia đình giàu có do các bậc cha mẹ buông lỏng
việc quản lý, giáo dục con em, chiều chuộng, dung túng đã vô tình tạo điều
kiện cho con em ăn chơi dẫn đến nghiện ngập ma túy. Rất nhiều hậu quả
đau lòng do tệ nạn ma túy gây nên mà các gia đình có người nghiện, người
phạm tội ma túy phải gánh chịu.
Có thể nói, tệ nạn ma túy là tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma
túy và các hành vi trái phép khác về ma túy.Tệ nạn ma túy là hiểm họa gây
ra nhiều tác hại xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội, gây tổn hại lớn về
kinh tế, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức của
dân tộc.
•
Tình hình sử dụng ma túy hiện nay:
Tình hình sử dụng ma túy vẫn diễn biến phức tạp bất chấp các nỗ lực
kiểm soát ma túy. Theo Báo cáo về tình hình ma túy thế giới năm 2012 của
Chương trình kiểm soát tội phạm và ma túy của Liên hiệp quốc (UNODC),
ước tính năm 2010 trên toàn cầu có 230 triệu người sử dụng ma túy, trong
đó 27 triệu người có vấn đề nghiêm trọng do sử dụng ma túy; 200.000 người
tử vong hàng năm do sử dụng heroin, cocain và các loại ma túy khác. Trong
số người tiêm chích ma túy, khoảng 20% nhiễm HIV, 46,7% mắc viêm gan
C và 14,6% mắc viêm gan B, tạo thêm gánh nặng về bệnh tật cho toàn cầu;
khoảng 1/100 ca tử vong ở người lớn là do sử dụng ma túy bất hợp pháp.
Trong khu vực, tình trạng tái trồng cây thuốc phiện và sản xuất bất
hợp pháp các chất ma túy tổng hợp, đặc biệt là methamphetamine đang
gia tăng đe dọa nghiêm trọng trật tự an toàn xã hội và sức khỏe cộng
đồng ở khu vực Đông và Đông Nam Á hiện nay. Với diện tích gieo
trồng 43.600 ha năm 2011, Myanmar tiếp tục là nước có diện tích trồng
thuốc phiện lớn nhất ở Đông Nam Á và đứng thứ hai thế giới sau
23
Afghanistan. Buôn bán methamphetamine dạng viên được sản xuất tại
Myanmar và phần lớn trong số đó được vận chuyển sang thị trường các
nước thuộc tiểu vùng sông Mekong, hiện đã tăng lên gấp 4 lần từ 32
triệu viên năm 2008 lên 136 triệu viên năm 2011. Tình trạng buôn bán
và sử dụng ketamine, chất gây ảo giác thường được sử dụng trong
thuốc thú y, đang là vấn đề đáng quan tâm của một số nước trong khu
vực, năm 2011 báo cáo việc sử dụng ketamine gia tăng ở Trung Quốc,
Malaysia… (2,4)
Ở Việt Nam, theo số liệu từ Bộ Công An, tính tới cuối tháng 6 năm
2012, cả nước có 171.400 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lí. So với
cuối năm 1994, số người nghiện ma túy đã tăng gấp 3 lần (55.445 người
nghiện năm 1994) với mức tăng xấp xỉ 6.000 người nghiện mỗi năm.
Trước đây, số người nghiện ma túy chủ yếu là nam giới, nhưng những
năm gần đây tỷ lệ người nghiện ma túy là nữ đã gia tăng đáng kể. Trong
số 171.400 người nghiện, nam giới chiếm 96%, nữ giới chiếm 4%.
1.1.7.
Khái niệm công tác xã hội trong phòng chống tệ nạn ma túy.
Phòng, chống ma tuý là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ
nạn ma tuý và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý
Căn cứ vào chương trình quốc gia về phòng chống ma túy, chúng ta có
thể hiểu: Công tác phòng chống ma túy bao gồm những hoạt động được
tiến hành nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục những kiến thức về ma
túy, tác hại của ma túy; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời
các hành vi và hoạt động bất hợp pháp về ma túy và kiểm soát các hoạt
động hợp pháp liên quan nhằm phát huy tính chủ động của mỗi người dân,
tự nguyện cùng với cộng đồng tham gia phòng chống ma túy.
Tóm lại, công tác xã hội trong phòng chống tệ nạn ma túy bao gồm
tất cả các hoạt động công tác xã hội có liên quan của các cơ quan nhà
nước, của các tổ chức xã hội, của chính quyền địa phương và mọi người
24
dân… nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, tiến tới đẩy lùi ma túy ra khỏi cộng
đồng.
Các hoạt động trong phòng chống tệ nạn ma túy:
•
Tuyên truyền rộng rãi để toàn dân, trước hết là thanh niên thấy được
hậu quả tai hại của tệ nạn ma túy, âm mưu, thủ đoạn và phương thức hoạt
động của bọn buôn lậu, sản xuất, tổ chức hút hít, tiêm chích ma tuý. Giáo
dục ý thức cảnh giác đối với hoạt động của bọn phản động và buôn lậu
nhằm kích động, chia rẻ nói xấu xuyên tác các chủ trương của Đảng và Nhà
nước về cây anh túc. Đưa vấn đề phòng chống nghiện ma túy vào chương
trình giáo dục ở các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp và đại học.
Xã hội hoá công tác phòng chống ma tuý.
Vận động, thuyết phục người dân miền núi dứt khoát ngừng trồng cây
anh túc, chuyển sang trồng các cây thay thế thích hợp với điều kiện thổ
nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
ở từng vùng. Bảo đảm thu nhập của đồng bào xấp xỉ mức thu nhập như khi
trồng cây anh túc. Nếu trong những năm đầu chuyển sản xuất mà thu nhập
giảm sút thì Nhà nước sẽ trợ giúp để đảm bảo đời sống cho người dân, thực
hiện những chính sách cụ thể như cấp lương thực, cho vay vốn không lấy
lãi hoặc mua sản phẩm với giá có bù lỗ…để giúp người dân có điều kiện
chuyển hướng sản xuất.
Kiểm soát nghiêm ngặt việc vận chuyển, lưu thông các loại ma túy
trên toàn lảnh thổ, trước hết là ở các vùng trồng cây thuốc phiện, vùng biên
giới, các cửa khẩu, hải cảng, sân bay quốc tế, đẩy mạnh cuộc đấu tranh
chống mọi hành vi sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán các chất ma
túy. Tiêu hủy các sản phẩm là thuốc phiện và các chất ma túy khác thu
được.
25