Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

KY SINH TRUNG MA DE THI CO CHINH SUA DAP AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.86 KB, 32 trang )

CÂU HỎI MINH HỌA MÔN KÝ SINH TRÙNG
(Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo)
Mã đề cương chi tiết: TCDY032
Câu 1: KST có thể rời ký chủ theo con đường
A. Chất ngoại tiết, phân tiết
B. Qua da và nhờ một trung gian truyền bệnh
C. Khi ký chủ chết
D. Tất cả A, B, C
Câu 2: Tác hại của KSTđối với ký chủ
A. Tác hại tại chỗ
B. Tác hại toàn thân
C. Cả A và B
D. Tất cả đều sai
Câu 3: Chu trình phát triển của KST đường ruột
A. Chu trình trực tiếp và ngắn
B. Chu trình trực tiếp và dài
C. Chu trình gián tiếp
D. Tất cả A, B, C
Câu 4: Tác hại toàn thân của KST đối với ký chủ
A. Gây biến đổi huyết học
B. Phóng thích các chất độc
C. Tước đoạt thức ăn
D. Tất cả A, B và C
Câu 5: Đặc điểm của bệnh KST
A. Bệnh KST có tính phổ biến theo vùng
B. Phần lớn bệnh KST biểu hiện rất thầm lặng
C. Cả A và B
D. Bệnh KST không có tính phổ biến theo vùng


Câu 6:



Xét nghiệm trực tiếp là

A. Tìm KST trong bệnh phẩm
B. Tìm KST bằng phương pháp miễn dịch
C. Tìm KST trong máu
D. Tất cả A, B và C
Câu 7:

KST y học có thể xâm nhập ký chủ qua con đường

A. Miệng, da, hô hấp
B. Sinh dục, lá nhau (vào thai nhi)
C. Cả A và B
D. Tất cả đều sai
Câu 8:
Đặc điểm dịch tễ học của bệnh KST
A. Phát tán nhanh nhưng mau tàn
B. Diễn ra từ từ và kéo dài
C. Diễn ra nhanh và kéo dài
D. Cả A, B và C
Câu 9:

Miễn dịch của ký chủ đối với KST

A. Miễn dịch tự nhiên
B. Miễn dịch thu được
C. Cả A và B
D. Không có miễn dịch
Câu 10: Xét nghiệm gián tiếp bệnh KST gồm các phương pháp sau, tr

A. Thử nghiệm bì
B. Phản ứng kết tủa
C. Tập trung KST bằng phương pháp thích hợp
D. Miễn dịch hấp phụ gắn men (ELISA)


Câu 11: KST nào sau đây thuộc nội KST
A. Giun kim
B. Muỗi
C. Chí
D. Rận
Câu 12: Khả năng nhiễm hoặc đề kháng với KST có thể thay đổi theo
A. Nhân chủng, giới tính, tuổi, nghề nghiệp
B. Dinh dưỡng, cơ địa mỗi người, bệnh tật bồi thêm
C. Hệ thống miễn dịch
D. Tất cả A, B, C
Câu 13: Đặc điểm chủ yếu trong dịch tễ học của bệnh ký sinh trùng là
A. Bệnh có thể phát thành dịch, dịch diễn ra t t và kéo dài
B. KST tồn tại hầu như vô tận song song với con người
C. KST chỉ tồn tại một thời gian ngắn
D. Cả A và B
Câu 14: Người là ký chủ duy nhất của
A. Enterobius vermicularis (giun kim)
B. Taenia saginata (Sán dải bò)
C. Taenia solium (Sán dải heo)
D. Tất cả đều sai
Câu 15: Theo danh pháp quốc tế, trong các cách viết tên Ký sinh trùng sau cách nào
đúng:
A. Anopheles dirus
B. Anopheles dirus

C. Anopheles Dirus
D. Tất cả đều đúng


Câu 16: Chu trình phát triển của Toenia solium thuộc loại:
A. Trực tiếp và ngắn
B. Trực tiếp và dài
C. Qua một ký chủ trung gian
D. Ký chủ vĩnh viển đồng thời là ký chủ trung gian
Câu 17: KST lạc chủ
A. KST đi lạc sang một cơ quan khác với cơ quan nó thường cư trú
B. KST thường sống ở một ký chủ nhất định nhưng có thể nhiễm qua ký chủ khác
C. KST không sống bên trong mà sống bên ngoài ký chủ
D. Tất cả đều sai
Câu 18: Con người có thể nhận KST bằng nhiều phương thức:
A. Nuốt qua miệng, đi chân đất
B. Tiếp xúc với nước, hít qua đường hô hấp
C. Côn trùng đốt, giao hợp
D. Tất cả A, B, C
Câu 19: Đơn bào dinh dưỡng bằng cách
A. Thẩm thấu thực phẩm lỏng
B. Nuốt thực phẩm rắn
C. Cả hai kiểu: thẩm thấu thực phẩm lỏng và nuốt thực phẩm rắn
D. Tất cả A, B và C
Câu 20: Đặc điểm bào nang của đơn bào
A. Bất hoạt
B. Tạo vách bào nàng dày
C. Đề kháng với môi trường và nhân cũng phân chia
D. Tất cả A, B và C



Câu 21: Đơn bào có không bào:
A. Không bào tiêu hóa và không bào co rút
B. Không bào sinh sản
C. Không bào thực quản
D. Tất cả A, B và C
Câu 22: Đơn bào nào chuyển động nhanh nhất
A. Trùng lông
B. Trùng roi
C. Trùng bào tử
D. Trùng chân giả (Amíp)
Câu 23: Người ta phân biệt được các loại đơn bào khác nhau dựa vào:
A. Cấu trúc của nhân
B. Cách xắp xếp của nhân thể
C. Cách xắp xếp của hạt nhiễm sắc
D. Tất cả A, B và C
Câu 24: Đơn bào được chia thành các lớp:
A. Lớp trùng chân giả Rhizopoda và trùng roi Mastigophora
B. Lớp trùng lông Ciliata và trùng bào tử Sporozoa
C. Cả A và B
D. Ba lớp: Rhizopoda, Sporozoa, Ciliata
Câu 25: Đơn bào có các thể sau:
A. Thể tư dưỡng
B. Thể bào nang
C. Thể tư dưỡng và bào nang
D. Thể tư dưỡng và hoạt động


Câu 26: Các kiểu sinh sản vô tính của đơn bào bao gồm
A. Chia đôi

B. Chia nhỏ
C. Nảy chồi
D. Tất cả A, B và C
Câu 27: Thể hoạt động của Entamoeba histolytica dễ chết khi
A. Sống trong lòng ruột
B. Ra khỏi ký chủ hay ra môi trường nuôi cấy
C. Ăn hồng cầu
D. Tất cả A, B và C
Câu 28: Người ta bị mắc bệnh do Entamoeba histolytica vì nuốt phải
A. Thể hoạt động
B. Thể hoạt động và bào nang
C. Thể bào nang
D. Thể hoạt động phối hợp với vi trùng
Câu 29: Entamoeba histolytica là đơn bào có khả năng
A. Làm mắc bệnh hàng loạt, thành dịch
B. Làm mắc bệnh lỵ lẻ tẻ, không thành dịch
C. Bệnh lỵ chỉ xuất hiện ở t ng vùng
D. Gây bệnh lỵ phổ biện ở trẻ em
Câu 30: Người chứa bào nang Entamoeba histolytica là người
A. Đang bị mắc bệnh
B. Không mắc bệnh
C. Sẽ mắc bệnh khi KST gặp điều kiện thuận lợi
D. Sẽ mắc bệnh khi số lượng bào nang có rất nhiều


Câu 31: Về hình thể Entamoeba histolytica ở dạng
A. Thể tư dưỡng, hoạt động và thể bào nang
B. Thể tư dưỡng không hoạt động
C. Thể bào nang không hoạt động
D. Cả B và C

Câu 32: Pneumocystis jiroveci có đặc điểm sau, tr
A. Có độc lực yếu
B. Lây truyền trực tiếp t người sang người
C. Không điều trị chắc chắn tử vong
D. Điều trị có kết quả tốt với kháng sinh
Câu 33: Các A míp không gây bệnh cũng cần được quan tâm vì
A. Chúng có hình dạng giống như A míp gây bệnh
B. Chúng sẽ tác động phối hợp với A míp gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi
C. Chúng nói lên tình hình môi sinh bị ô nhiễm
D. Cả A và C
Câu 34: Balantidium coli
A. Không gây biến chứng
B. Có thể gây biến chứng ở gan, phổi
C. Gây bệnh nhẹ
D. Gây bệnh nặng vì kích thước to
Câu 35: Balantidium coli sinh sản bằng cách
A. Trực phân
B. Gián phân
C. Tiếp hợp
D. Cả A và C


Câu 36: Balantidium coli là một KST
A. Đơn bào, lớn nhất trong ruột già
B. Đa bào
C. Bền vững khi ở môi trường bên ngoài
D. Không gây bệnh cho người
Câu 37: Balantidium coli gây sang thương ở ruột theo cơ chế
A. Tạo thành áp-xe giống hình cái bình
B. Gây viêm

C. Bào mòn bề mặt niêm mạc ruột
D. Tạo điều kiện cho vi khuẩn khác gây bệnh
Câu 38:

Khi bị nhiễm Balantidium coli thì

A. Luôn luôn có biểu hiện lâm sàng
B. Sẽ có biểu hiện lâm sàng khi KST gặp điều kiện thuật lợi
C. Chỉ là người lành mang mầm bệnh mãi mãi
D. Không đáng lo ngại
Câu 39:

Balantidium coli là một đơn bào:

A. Không gây bệnh
B. Gây bệnh ngứa ngoài da
C. Gây bệnh kiết lỵ
D. Gây sốt cách nhật
Câu 40:

Thực phẩm của Balantidium coli là

A. Hồng cầu
B. Vi khuẩn, tinh bột, cặn bã trong ruột, hồng cầu
C. Vi khuẩn trong ruột
D. Chất tiết trong ruột


Câu 41:


Balantidium coli có

A. Ký chủ thật sự là người
B. Ký chủ thật sự là heo, người tình cờ bị nhiễm
C. Ký chủ thật sự là mèo
D. Ký chủ thật sự là chó
Câu 42:

Trichomonas vaginalis là một KST truyền qua

A. Đường tiêu hóa
B. Đường sinh dục
C. Do côn trùng truyền
D. Đường hô hấp
Câu 43:

Trichomonas vaginalis có hình dạng

A. Hình bầu dục
B. Hình cầu hay quả lê
C. Hình tròn
D. Tất cả A, B, C
Câu 44:

Trichomonas vaginalis gây

A. Xuất huyết
B. Viêm bán cấp và mãn tính đường niệu và sinh dục
C. Vô sinh
D. Tất cả A, B, C

Câu 45:

Số lượng roi của Trichomonas vaginalis

A. 4 roi hướng ra trước và 1 roi dinh vào thân hướng về sau
B. 5 roi hướng ra trước và 2 roi dính vào thân hướng về sau
C. 3 roi hướng ra trước và 2 roi dính vào thân hướng về sau
D. 2 roi hướng ra trước và 2 roi dính vào thân hướng về sau


Câu 46:

Khi nhiễm Giardia lamblia, phân người bệnh

A. Luôn luôn lỏng như nước
B. Nhầy và máu
C. Nhão, sệt, mầu xám nâu hay lợt
D. Tiêu chảy xen kẻ với bón
Câu 47:

Trùng roi Giardia lamblia gây bệnh

A. Bệnh phổi
B. Bệnh tiêu chảy
C. Bệnh kiết lỵ
D. Không gây bệnh
Câu 48:

Giao bào của KST sốt rét có đặc điểm sau


A. Sống ngoài hồng cầu
B. Tác nhân gây nhiễm cho muỗi, gây dịch trong thiên nhiên
C. Xuất hiện trong máu ngoại vi cùng lúc với có cơn sốt
D. Cả A và C
Câu 49:

Trong cơn cấp tính, bệnh sốt rét được chẩn đoán bằng

A. Tìm kháng thể trong huyết thanh
B. Tìm KST sốt rét trong máu
C. Tìm kháng thể trong huyết tương
D. Cả A và B
Câu 50:

Chỉ định dùng thuốc chống sốt rét dạng tiêm khi

A. Nôn ói không cầm được
B. Tiêu chảy, thiếu máu nghiêm trọng
C. Sốt rét thể não
D. Cả A và C


Câu 51:

Véc tơ truyền bệnh sốt rét

A. Muỗi Anopheles
B. Muỗi Aedes
C. Muỗi Culex
D. Cả B và C


Trichomonas hominis (Pentatrichomonas intestinalis):
Câu 52: Pentatrichomonas intestinalis lây truyền t người này qua người khác bằng dạng
A.Hoạt động
B.Bào nang
C.Hoạt động và bào nang
D.Tiền bào nang
Câu 53: Pentatrichomonas intestinalis là một KST:
A.Luôn luôn gây bệnh kiết lỵ
B.Không gây bệnh nặng, nhiễm nhiều KST thì tiêu chảy
C.Gây áp xe ở gan
D.Gây viêm túi mật
Câu 54: Pentatrichomonas intestinalis không có thể bào nang
A.Nên khả năng lây lan khó
B.Nhưng vẫn lây lan được vì vách thể hoạt động tương đối dày
C.Nên khó sống được trong ruột già
D.Nên khó sống được trong ruột non
Câu 55: Pentatrichomonas intestinalis sống ở
A.Trong các tuyến và mô ruột
B.Tá tràng
C.Trong lòng đại tràng
D.Môi trường pH a xít


Câu 56: Chu trình phát triển của KST sốt rét ở muỗi tùy thuộc vào
A. Số lượng giao bào được muỗi hút vào dạ dày
B. Loài muỗi Anopheles
C. Nhiệt độ của môi trường bên ngoài
D. Cả B và C
Câu 57: P. Vivax có những đặc điểm sau

A. Một hồng cầu có thể bị nhiễm nhiều KST
B. Hồng cầu bị ký sinh to hơn hồng cầu bình thường
C. Có thể ngủ ở gan
D. Cả B và C
Câu 58: Kỹ thuật chẩn đoán bệnh sốt rét có nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi là
A. Miễn dịch huỳnh quang
B. PCR
C. Phết máu
D. Miễn dịch men ELISA
Câu 59: Tác dụng của Chloroquin gồm có
A. Diệt các thể vô tính của tất cả KST sốt rét của người
B. Chống viêm
C. Diệt thể giao bào của P. vivax
D. Tất cả A, B và C
Câu 60: Cơn sốt đầu tiên xuất hiện ngay sau khi (bệnh nhân nhiễm KST sốt rét)
A. Muỗi đốt, truyền thoa trùng vào người
B. Giai đoạn phát triển ở gan chấm dứt
C. Khi mật độ KST trong máu đạt tới ngưỡng gây sốt
D. Giai đoạn sinh sản trong hồng cầu bắt đầu


Câu 61: Tái phát trong sốt rét do
A. Loài P. vivax
B. Do sự tồn tại lâu dài của KST sốt rét trong máu giữa các cơn sốt
C. Do giao bào của KST sốt rét tồn tại trong máu
D. Tất cả A, B và C
Câu 62: Các dấu hiệu lâm sàng sau đây được thấy trong tất cả các thể sốt rét ở người
A. Rét run, nôn ói
B. Vàng da, thiếu máu
C. Dấu hiệu thần kinh khu trú

D. Cả A và B
Câu 63: Trong bệnh sốt rét mãn tính do bất kỳ loại KST sốt rét nào, bệnh nhân thường

A. Gan to
B. Lách to, sụt cân nhiều
C. Hạch to
D. Tất cả A, B và C
Câu 64: Trứng nang của Toxoplasma gondii chứa
A. 2 bào tử nang
B. 3 bào tử nang
C. 4 bào tử nang
D. 1 bào tử nang
Câu 65: Đơn bào Toxoplasma gondii bao gồm các thể
A. Thể hoạt động
B. Thể bào nang và trứng nang
C. Thể bào tử
D. Tất cả A và B


Câu 66: Thể hoạt động của Toxoplasma gondii có dạng
A. Hình liềm
B. Hình cầu
C. Hình bầu dục
D. Cả B và C
Câu 67: Chu trình phát triển của Toxoplasma gondii bao gồm
A. Chu trình đầy đủ
B. Chu trình không đầy đủ
C. Chu trình đầy đủ và không đầy đủ
D. Chu trình sinh sản vô tính
Câu 68: Bệnh do Toxoplasma gondii được quan tâm do

A. Rất phổ biến
B. Có thể phát thành dịch
C. Gây thể bệnh nặng cho phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ
D. Gây bệnh nặng cho thai nhi
Câu 69: Thể bào nang của Toxoplasma gondii có dạng
A. Hình liềm
B. Hình cầu
C. Hình bầu dục
D. Cả A, B và C
Câu 70: Nhiễm Toxoplasma gondii do
A. Nuốt phải trứng nang trong thực phẩm bị ô nhiễm
B. Ăn cá sống, nem chua nhiễm bào nang
C. Truyền máu
D. Tất cả A, B và C


Câu 71: Chu trình phát triển đầy đủ của Toxoplasma gondii chỉ xảy ra ở
A. Chó
B. Lợn
C. Mèo
D. Người
Câu 72: Sán dải không có
A. Cơ quan tiêu hóa
B. Cơ quan tuần hoàn
C. Cơ quan hô hấp
D. Tất cả A, B và C
Câu 73: Đường ra của giun sán chủ yếu
A. Tiêu hóa
B. Hô hấp
C. Tuần hoàn

D. Tất cả A, B và C
Câu 74: Chẩn đoán lâm sàng bệnh giun hình ống ký sinh thường
A. Rất dễ
B. Biểu hiện lâm sàng rõ ràng
C. Rất mơ hồ vì các triệu chứng lâm sàng rất giống nhau
D. Tất cả A, B và C
Câu 75: Ba hệ cơ quan không có trong cơ thể sán dải là
A. Hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa
B. Bài tiết, tuần hoàn, tiêu hóa
C. Tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh
D. Bài tiết, thần kinh, tiêu hóa


Câu 76: Giun lươn (Strongyloides stercoralis) đẻ trứng ở
A. Niêm mạc hậu môn
B. Niêm mạc ruột
C. Tá tràng
D. Tất cả A, B và C
Câu 77: Một trứng giun đũa (Ascaris lumbricoide) có mang tính gây nhiễm khi
A. Trứng giun phải còn lớp vỏ albumin bên ngoài
B. Trứng giun phải có ấu trùng đã phát triển hoàn chỉnh bên trong trứng
C. Trứng giun phải ở ngoại cảnh ít nhất trên 30 ngày
D. Tất cả A, B và C
Câu 78: Giun tóc (Trichuris trichiura) trưởng thành có hình dạng
A. Giống như sợi tóc, thon dài, mảnh
B. Giống như sợi chỉ rối
C. Giống như cái roi của người luyện vỏ, phần đuôi to, phần đầu nhỏ
D. Giống như cải roi, phần đầu to, phần đuôi nhỏ
Câu 79: Nghề nghiệp có nguy cơ nhiễm giun móc cao hơn
A. Công nhân cạo mũ cao su

B. Giáo viên
C. Công nhân
D. Đánh bắt cá
Câu 80: Chu trình tự nhiễm giun lươn (Strongyloides stercoralis) quan trọng vì
A. Gây thiếu máu
B. Suy tim
C. Người bệnh luôn luôn mang bệnh mặc dù đã cắt đứt nguồn nhiễm từ bên ngoài
D. Sa trực tràng


Câu 81: Phát hiện người nhiễm giun tóc (Trichuris trichiura) nhờ vào:
A. Người bệnh có biểu hiện hội chứng lỵ trên lâm sàng
B. Người bệnh có biểu hiện thiếu máu
C. Xét nghiệm phân thấy trứng trong phân
D. Tất cả A, B và C
Câu 82: Khi nhiễm nhiều giun tóc (Trichuris trichiura), triệu trứng lâm sàng thường thấy
A. Đau bụng và có cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị
B. Tiêu chảy giống lỵ
C. Sa trực tràng
D. Ói ra giun
Câu 83: Bệnh phẩm xét nghiệm xác định giun móc:
A. Phân
B. Máu
C. Đàm
D. Cả B và C
Câu 84: Điều kiện thuận lợi để ấu trùng giun móc tồn tại và phát triển ở ngoại cảnh
A. Môi trường nước như ao, hồ
B. Đất xốp, cát, nhiệt độ cao, ẩm
C. Nhiệt độ 22 – 330C, đất có đủ oxy
D. Vùng nhiều mưa

Câu 85: Yếu tố dịch tễ thuận lợi cho sự tăng tỉ lệ nhiễm giun móc
A. Vùng đất xốp
B. Thói quen đi chân đất của người dân
C. Sự phóng uế b a bãi
D. Cả A và C


Câu 86: Ở Việt Nam, vùng có tỉ lệ nhiễm giun móc cao thường là
A. Nơi có thói quen sử dụng cầu tiêu ao cá
B. Nông trường mía, cao su
C. Các thành phố, đô thị
D. Cư dân sống dọc bờ sồng
Câu 87: Giun lươn (Strongyloides stercoralis) sống ở:
A. Ký sinh trong cơ thê người
B. Sống tự do không ký sinh ở ngoại cảnh
C. Sống trong môi trường nước
D. Cả A và B
Câu 88: Ấu trùng giun lươn (Strongyloides stercoralis) có thể thực hiện chu trình phát
triển theo
A. Chu trình trực tiếp
B. Chu trình gián tiếp
C. Chu trình tự nhiễm
D. Tất cả A, B và C
Câu 89: Ấu trùng giun lươn (Strongyloides stercoralis)
A. Có thực quản phình
B. Có thực quản hình ống
C. Có dạng hình trụ
D. Cả A và B
Câu 90: Ký chủ vĩnh viễn của giun lươn (Strongyloides stercoralis) là
A. Chó

B. Chuột
C. Người
D. Heo


Câu 91: Giun xoắn (Trichinella spiralis) đẻ
A. Trứng, được thải ra theo môi trường phân
B. Ấu trùng được thải ra theo môi trường phân
C. Trứng, nở ra ấu trùng và được thải ra theo môi trường phân
D. Ấu trùng, ký sinh trong mô
Câu 92: Chẩn đoán xác định giun xoắn (Trichinella spiralis) bằng kỹ thuật
A. Soi phân tìm trứng
B. Sinh thiết mô tìm ấu trùng
C. Miễn dịch tìm kháng thể
D. Cả B và C
Câu 93: Ký chủ trung gian của giun chỉ
A. Người
B. Động vật hữu nhũ
C. Động vật chân khớp
D. Cả A và B
Câu 94: Ký chủ tình cờ, ngõ cụt của giun chỉ tổ chức (Dirofilaria spp.) là
A. Heo
B. Chó
C. Mèo
D. Con người
Câu 95: Ấu trùng giun đầu gai (Gnathostoma spp.) định vị ở mô dưới da của người gây
A. Phù và viêm
B. Sang thương dạng hồng ban, ngứa, cứng
C. Không biểu hiện
D. Cả A và B



Câu 96: Trong chu trình phát triển của giun lươn não (Angiostrongylus spp.) thì chuột là
vật chủ
A. Vật chủ chính
B. Vật chủ trung gian
C. Không phải là vật chủ của giun lươn não (Angiostrongylus spp.)
D. Cả A và B
Câu 97: Trichinella spiralis
A. Chỉ giai đoạn ấu trùng mới ký sinh ở người
B. Chỉ có giai đoạn trưởng thành mới ký sinh ở người
C. Cả ấu trùng và trưởng thành đều ký sinh ở người và ở heo
D. Giai đoạn ấu trùng được thải ra ngoài môi trường
Câu 98: Giun chỉ hệ bạch huyết ký sinh người có mặt ở Việt Nam:
A. Loa loa và Brugia malayi
B. Brugia malayi và Wuchereria bancrofti
C. Brugia malayi và Mansonella ozzardi
D. Tất cả A, B và C
Câu 99: Lấy máu tìm giun chỉ Wuchereria bancrofti vào thời điểm nào là thích hợp nhất:
A. Sáng sớm
B. Giữa trưa
C. Ban đêm
D. Bất kỳ lúc nào
Câu 100: Giun chỉ ký sinh hệ bạch huyết gây
A. Tiêu chảy, mất máu
B. Phù voi
C. Suy dinh dưỡng
D. Viêm phổi



Câu 101: Ký chủ vĩnh viễn của giun chỉ hệ bạch huyết
A. Muỗi, cái ghẻ
B. Chó, mèo
C. Người
D. Người và mèo
Câu 102: Bệnh giun chỉ trong giai đoạn mãn tính là biểu hiện của các mạch bạch huyết
bị nghẽn và có triệu chứng
A. Phù voi ở chân tay
B. Phù ở cơ quan sinh dục
C. Phù mí mắt
D. Cả A và B
Câu 103: Giun chỉ tổ chức (Dirofilaria spp.) ký sinh ở:
A. Tim, gan
B. Các tổ chức
C. Phủ tạng
D. Cả B và C
Câu 104: Người bị nhiễm giun chỉ tổ chức (Dirofilaria spp.) là do
A. Ăn thực phẩm nhiễm giun chỉ tổ chức (Dirofilaria spp.)
B. Muỗi mang ấu trùng giun chỉ tổ chức (Dirofilaria spp.) truyền
C. Chó nhiễm giun chỉ tổ chức (Dirofilaria spp) truyền
D. Tất cả A, B và C
Câu 105: Giun chỉ tổ chức (Dirofilaria spp.) thường ký sinh ở
A. Ruột non
B. Các tổ chức, phủ tạng
C. Ruột già
D. Tất cả A, B và C


Câu 106:Dirofilaria immitis phân bố
A. Châu Âu

B. Châu Phi
C. Châu Mỹ
D. Khắp thế giới
Câu 107: Giai đoạn nào của giun đầu gai (Gnathostoma spp.) không tìm thấy ở người:
A. Giai đoạn trưởng thành
B. Trứng
C. Ấu trùng giai đoạn 1
D. Ấu trùng giai đoạn 3
Câu 108: Chẩn đoán xác định người bị nhiễm giun đầu gai (Gnathostoma spp.):
A.Xét nghiệm phân
B. Huyết thanh chẩn đoán bằng kỹ thuật ELISA
C.Tìm được ấu trùng ký sinh ở người
D.Cả B và C
Câu 109: Bệnh giun đầu gai (Gnathostoma spp.) phát hiện ở một phụ nữ năm:
A. Năm 1889
B. Năm 2015
C. Năm 2000
D. Năm 2010
Câu 110: Tỷ lệ nhiễm giun kim (Enterobius vermicularis) cao thường gặp ở nơi
A. Điều kiện vệ sinh kém
B. Dân cư đông đúc
C. Có tập quán dùng phân tươi bón hoa màu
D. Cả A và B


Câu 111: Giun kim (Enterobius vermicularis) đẻ trứng ở
A. Trong ruột non
B. Trong ruột già
C. Niêm mạc hậu môn
D. Tất cả A, B và C

Câu 112: Giun kim (Enterobius vermicularis) dễ lan truyền từ người này sang người khác
và khó trị dứt do:
A. Trứng mới sinh đã có ấu trùng
B. Trứng có thể phát tán trong không khí
C. Do hiện tượng tự nhiễm
D. Cả A, B và C
Câu 113: Giun kim (Enterobius vermicularis) là loại giun
A. Có kích thước nhỏ, hình dạng giống cây kim may
B. Có kích thước lớn
C. Hình dạng giống chiếc đũa
D. Cả B và C
Câu 114: Sán lá phổi (Paragonimus westerman) thường ký sinh ở:
A. Chó, mèo
B. Trâu, bò
C. Heo
D. Cẩ B và C
Câu 115: Sán lá lớn ở gan (ký sinh ở người) gồm các loài sau:
A. Fasciola hepatica
B. Fasciola gigantica
C. Fasciolopis buski
D. Cả A và B


Câu 116: Sán lá lớn ở gan thường ký sinh ở:
A. Trâu, Bò
B. Chó, Mèo
C. Heo
D. Cả B và C
Câu 117: Sán lá phổi (ký sinh ở người) gồm các loài:
A.Paragonimus westermani, Paragonimus pulmonalis

B.Paragonimus kellicotti, Paragonimus heterotremus
C.Taenia solium, Taenia saginata
D.Cả A và B
Câu 118: Sán lá phổi thường ký sinh ở:
A. Trâu, Bò
B. Heo
C. Chó, Mèo
D. Cả A và B
Câu 119: Vị trí ký sinh của sán lá phổi (trưởng thành) ở người là:
A. Ruột non, ruột già
B. Ống Mật
C. Phổi
D. Cả A và B
Câu 120: Sán lá lớn ở ruột (ký sinh ở người) là loài:
A. Fasciolopis buski
B. Fasciola hepatica
C. Fasciola gigantica
D. Tất cả A, B, C


Câu 121: Sán lá lớn ở ruột thường ký sinh ở:
A. Trâu, Bò
B. Chó, mèo
C. Heo
D. Tất cả A, B, C
Câu 122: Vị trí ký sinh của sán lá lớn ở ruột (giai đoạn trưởng thành) ở người là:
A. Ống mật
B. Ruột
C. Phổi
D. Tất cả A, B, C

Câu 123: Sán lá lớn ở ruột thường ký sinh ở:
A. Trâu, Bò
B. Chó, mèo
C. Heo
D. Tất cả A, B, C
Câu 124: Chẩn đoán chính xác người bị nhiễm sán dải heo (Taenia solium) bằng cách
A. Dựa vào các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa
B. Các biểu hiện của rối loạn tuần hoàn
C. Xét nghiệm phân tìm thấy trứng hoặc đốt sán
D. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu ái toan trong máu tăng
Câu 125: Ký chủ trung gian của sán dải heo (Taenia solium) là
A. Người
B. Heo
C. Chó
D. Mèo


×