Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

“Nghiên cứu nhu cầu và sự hài lòng của bệnh nhân về khám chữa bệnh tại các cơ sở điều trị ung thư ở việt nam năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 99 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG HOA

NGHIÊN CỨU NHU CẦU VÀ SỰ HÀI LÒNG
CỦA BỆNH NHÂN VỀ KHÁM CHỮA BỆNH
TẠI CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ UNG THƢ
Ở VIỆT NAM NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - 2014


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG HOA

NGHIÊN CỨU NHU CẦU VÀ SỰ HÀI LÒNG


CỦA BỆNH NHÂN VỀ KHÁM CHỮA BỆNH
TẠI CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ UNG THƢ
Ở VIỆT NAM NĂM 2014
CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 60 72 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN

PGS.TS. NGÔ VĂN TOÀN

HÀ NỘI – 2014


3

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Đảng
ủy, Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học - Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y
tế công cộng, Bộ môn Khoa học môi trường và các thầy cô đã tạo mọi điều kiện cho
tôi được học tập, rèn luyện và nghiên cứu trong hai năm vừa qua. Đặc biệt tôi xin
được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Ngô Văn Toàn, người
thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình từ khi bắt đầu triển
khai nghiên cứu đến khi hoàn thiện Luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học trong Hội đồng thông qua đề
cương, Hội đồng chấm luận văn đã đóng góp nhiều ý kiến để tôi hoàn thiện luận

văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu cung và cầu
trong khám và điều trị ung bướu tại các vùng sinh thái của Việt Nam” và các
anh/chị/em trong nhóm nghiên cứu đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu
nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn Dự án phòng, chống một số bệnh nguy hiểm đối
với cộng đồng (bệnh ung thư) thuộc Chương trình quốc gia, Ban giám đốc và các
bệnh nhân tại các cơ sở nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ và cung cấp số
liệu cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các anh/chị/em đồng nghiệp tại
Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Y Hà Nội và bạn bè đã quan
tâm động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập nâng cao kiến thức
và hoàn thành khóa học này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ và những người thân
trong gia đình đã luôn động viên tinh thần và vật chất, là chỗ dựa vững chắc để tôi
có được kết quả ngày hôm nay.

Hà nội, tháng 9 năm 2014
Học viên Nguyễn Thị Hồng Hoa


4

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Hồng Hoa, học viên cao học khóa 21 chuyên ngành Y tế
công cộng Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Ngô Văn Toàn.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.

3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toán chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Hồng Hoa


5

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm ung thư ............................................................................ 3
1.1.2. Nhu cầu và chăm sóc giảm nhẹ ........................................................ 3
1.1.3. Sự hài lòng và dịch vụ y tế ............................................................... 5
1.2. Nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân. .............................................. 6
1.3. Sự hài lòng của bệnh nhân về các cơ sở y tế. ....................................... 15
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 21
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nghiên cứu ............................ 21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: ........................................................................ 21
2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 21
2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 22
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 22
2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ............................................................. 23

2.4.3. Các chỉ số trong nghiên cứu ........................................................... 25
2.4.4. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin ......................................... 26
2.4.5. Phân tích và xử lý số liệu ............................................................... 27
2.4.6. Đạo đức trong nghiên cứu .............................................................. 27


6

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 29
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................ 29
3.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ và nhu cầu cung cấp thông tin về khám
chữa bệnh ung thư của bệnh nhân ............................................................... 34
3.2.1. Thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ .............................................. 34
3.2.2. Nhu cầu cung cấp thông tin ............................................................ 37
3.3. Sự hài lòng của bệnh nhân điều trị nội trú ung thư. ............................. 39
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 46
4.1. Thực trạng sử dụng dịch vụ và nhu cầu cung cấp thông tin về khám
chữa bệnh của bệnh nhân ở các cơ sở điều trị ung thư. ............................... 46
4.1.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu .......................................... 46
4.1.2 Thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ ............................................... 47
4.1.3. Nhu cầu cung cấp thông tin ............................................................ 50
4.2. Sự hài lòng của bệnh nhân nội trú điều trị ung thư. ............................. 53
KẾT LUẬN .................................................................................................... 58
1. Thực trạng sử dụng dịch vụ và nhu cầu cung cấp thông tin về khám chữa
bệnh của bệnh nhân ở các cơ sở điều trị ung thư. ....................................... 58
1.1. Thực trạng sử dụng dịch vụ............................................................... 58
1.2. Nhu cầu cung cấp thông tin ............................................................... 58
2. Sự hài lòng của bệnh nhân nội trú điều trị tại các Bệnh viện Ung bướu,
Trung tâm/Khoa Ung bướu.......................................................................... 58
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


7

DANH MỤC VIẾT TẮT
BN

: Bệnh nhân

BNUT

: Bệnh nhân ung thư

BV

: Bệnh viện

BYT

: Bộ Y tế

CBYT

: Cán bộ y tế

CSGN

: Chăm sóc giảm nhẹ


CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

CSYT

: Cơ sở y tế

ĐHYHN

: Đại học Y Hà Nội

KCB

: Khám chữa bệnh

PCUT

: Phòng chống ung thư

TTPCUT

: Truyền thông phòng chống ung thư

TTUB

: Trung tâm ung bướu

TYT


: Trạm Y tế

UT

: Ung thư

YHCT

: Y học cổ truyền

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

NGO

: Non – governmental organization (Tổ chức phi chính
phủ)

QOL

: Quality of life (Chất lượng cuộc sống)

RCP

: Royal College of Physicans (Trường Đại học Y hoàng
gia)



8

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới, dân tộc và tôn giáo ........ 30
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân ............... 31
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn ..................... 31
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp ........................... 32
Bảng 3.5. Cơ sở y tế bệnh nhân đến khám ung thư ........................................ 34
Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng dịch vụ chuyển tuyến ............................. 35
Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng dịch vụ CSGN tại các cơ sở y tế ............ 35
Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu sử dụng các cơ sở y tế ...................... 36
chăm sóc giai đoạn cuối .................................................................................. 36
Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu cung cấp thông tin ............................. 37
về bệnh ung thư ............................................................................................... 37
Bảng 3.10. Các loại phương tiện truyền thông sẵn có ở địa phương .............. 37
Bảng 3.11. Nội dung thông tin mà bệnh nhân mong muốn được cung cấp ... 38
Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh nhân nhận được các loại tờ rơi/sách nhỏ truyền thông
về bệnh ung thư ............................................................................................... 39
Bảng 3.13. Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng về thông tin giáo dục truyền thông
PCUT hiện nay ................................................................................................ 39
Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh nhân nhận sự hỗ trợ tâm lý/tinh thần từ cán bộ y tế ... 40
Bảng 3.15. Tỷ lệ bệnh nhân nhận sự tư vấn của cán bộ y tế ở bệnh viện ....... 40
Bảng 3.16 Mức độ hài lòng của bệnh nhân với hoạt động tư vấn .................. 41
Bảng 3.17. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về cơ sở vật chất,....................... 41
trang thiết bị của bệnh viện ............................................................................. 41
Bảng 3.18. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về sự chăm sóc .......................... 42
của điều dưỡng ................................................................................................ 42
Bảng 3.19 Mức độ hài lòng của bệnh nhân về tinh thần thái độ .................... 43
khám bệnh của bác sỹ ..................................................................................... 43



9

Bảng 3.20. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về trình độ chuyên môn của các
bác sỹ ............................................................................................................... 44
Bảng 3.21. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về mối quan hệ giữa các bệnh
nhân và người nhà bệnh nhân trong cùng một phòng bệnh ............................ 45
Bảng 4.1. Phương tiện truyền thông sẵn có tại địa phương. ........................... 51
Bảng 4.2. Thông tin bệnh nhân cần cung cấp ................................................. 52
Bảng 4.3. Thông tin giáo dục truyền thông PCUT ......................................... 53
Bảng 4.4. Tỷ lệ bệnh nhân nhận sự tư vấn của cán bộ y tế ở bệnh viện ......... 54
Bảng 4.4. Mức độ hài lòng của bệnh nhân với hoạt động tư vấn ................... 55


10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi .......................... 29
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi cư trú .......................... 33


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh ung thư và sức khoẻ cộng đồng là những vấn đề ngày càng được
quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Cũng như các nước trên thế
giới, số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một gia
tăng, đó thực sự là một gánh nặng đe dọa đến sự ổn định của một quốc gia.
Theo tổ chức Thế giới ước tính mỗi năm trên toàn cầu có hơn 12,7 triệu người
mới mắc và 7,6 triệu người chết do ung thư, trong đó 70% là ở các nước đang

phát triển [1]. Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư là cơ quan chuyên
môn của WHO về bệnh ung thư, đã công bố "Báo cáo ung thư Thế giới
2014". Báo cáo cho thấy gánh nặng ung thư đang phát triển với một tốc độ
đáng báo động và nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện khẩn cấp các chiến
lược phòng ngừa hiệu quả để kiềm chế căn bệnh này [2].
Theo thống kê mới nhất (ước tính từ số liệu thống kê từ 6 tỉnh là Hà
Nội, TPHCM, Hải Phòng, Thái Nguyên, Huế và Cần Thơ), tỉ lệ mới mắc
chung của mọi ung thư ở Việt Nam sau 10 năm đã tăng gần 30%, lên tới
134,9/100.000 (nữ) - 181,3/100.000 (nam). Như vậy, riêng năm 2010, Việt
Nam có tối thiểu 126.307 ca ung thư mới mắc ở cả 2 giới. Nếu cộng thêm với
số bệnh nhân đã mắc tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 240.000 250.000 bệnh nhân bị ung thư đang điều trị. Số người mắc bệnh ung thư ở
Việt Nam ngày càng gia tăng, năm 2000, tỷ lệ mắc chung của bệnh ung thư ở
nam giới là 104/100.00 dân, ở nữ giới là 101/100.000, thì đến năm 2010 tỷ lệ
này ở nam giới tăng đến 181/100.000 dân và ở nữ giới tăng đến 134/100.000
dân [3].
Theo nghiên cứu của Dự án phòng, chống một số bệnh nguy hiểm đối
với cộng đồng (bệnh ung thư) thuộc Chương trình phòng chống ung thư quốc
gia và Trường Đại học Y Hà Nội năm 2011-2012 cho thấy nhu cầu khám
chữa bệnh ung thư của người dân ngày càng tăng, bên cạnh đó nhu cầu về
phòng bệnh ung thư của người dân cũng ngày càng lớn [4].


2

Hiện nay ngành Y tế Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng nhu
cầu dịch vụ y tế ngày càng tăng nhưng nguồn lực y tế còn nhiều hạn chế. Đề
án "Giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020" với mục tiêu từng bước
giảm tình trạng quá tải bệnh viện ở hai khu vực khám bệnh và điều trị nội trú;
phấn đấu không để người bệnh phải nằm ghép trong bệnh viện; trước mắt tập
trung giải quyết giảm quá tải ở các chuyên khoa: ung bướu, ngoại - chấn

thương, tim mạch, sản và nhi thuộc một số bệnh viện tuyến trung ương, bệnh
viện tuyến cuối của hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh [5].
Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu tổng thể nào về sử dụng dịch vụ,
nhu cầu cung cấp thông tin và sự hài lòngvề khám chữa bệnh ung thư của
bệnh nhân. Để đáp ứng nhu cầu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu nhu cầu và sự hài lòng của bệnh nhân về khám chữa bệnh tại
các cơ sở điều trị ung thư ở Việt Nam năm 201 ” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ và nhu cầu cung cấp thông tin về
khám chữa bệnh của bệnh nhân ở 19 cơ sở điều trị ung thư tại Việt
Nam năm 2014.
2. Mô tả sự hài lòng của bệnh nhân trong khám chữa bệnh ở 19 cơ sở điều
trị ung thư tại Việt Nam năm 2014.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm ung thƣ
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, trong đó các tế bào bị biến đổi,
tăng sinh vô hạn không chịu sự kiểm soát của cơ thể. Nó có thể ảnh hưởng
đến hầu như bất kỳ phần nào của cơ thể. Các tăng trưởng thường xâm nhập
vào các mô xung quanh và có thể di căn đến các cơ quan khác [6].
Trong bệnh ung thư, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế
bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức, không tuân theo các cơ chế
kiểm soát về phát triển của cơ thể. Đa số người bệnh ung thư đều hình thành
các khối u. U ác tính hoàn toàn khác với khối u lành tính.
Đa số các bệnh ung thư thường có biểu hiện mạn tính, có quá trình phát
sinh và phát triển lâu dài qua nhiều giai đoạn trừ một số nhỏ ung thư ở trẻ em

tiến triển nhanh do đột biến gien từ lúc bào thai.
Các ung thư người lớn đều qua giai đoạn tiềm tàng có khi hàng chục
năm, đặc biệt là ung thư tuyến giáp, ung thư cổ tử cung, ung thư da...
Khi khối u lớn phát triển nhanh mới có các triệu chứng lâm sàng. Đau
thường là triệu chứng của bệnh ung thư ở giai đoạn cuối.
1.1.2. Nhu cầu và chăm sóc giảm nhẹ
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong
muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát
triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh
lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.Theo V. Henderson nhu cầu cơ
bản của người bệnh về chăm sóc gồm 14 yếu tố sau [7]:


4

1. Ðáp ứng các nhu cầu về hô hấp
2. Giúp đỡ bệnh nhân về ăn, uống và dinh dưỡng
3. Giúp đỡ bệnh nhân trong sự bài tiết
4. Giúp đỡ bệnh nhân về tư thế, vận động và tập luyện.
5. Ðáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi.
6. Giúp bệnh nhân mặc và thay quần áo.
7. Giúp bệnh nhân duy trì thân nhiệt.
8. Giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân hàng ngày.
9. Giúp bệnh nhân tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện.
10. Giúp bệnh nhân trong sự giao tiếp.
11. Giúp bệnh nhân thoái mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng.
12. Giúp bệnh nhân lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là
người vô dụng.
13. Giúp bệnh nhân trong các hoạt động vui chơi, giải trí.
14. Giúp bệnh nhân có kiến thức về y học.

Ung thư không phải là bệnh vô phương cứu chữa, 1/3 bệnh ung thư có
thể phòng ngừa, 1/3 có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm, cùng với việc
chăm sóc bổ trợ sẽ làm tăng chất lượng sống cho 1/3 bệnh nhân ung thư còn
lại. Tại một số nước phát triển, con người đã chữa khỏi được 70% bệnh ung
thư.
Chăm sóc giảm nhẹ là cách tiếp cận nhằm cải thiện chất lượng cuộc
sống của người bệnh và gia đình họ, những người đang phải đương đầu với
các vấn đề đe dọa tính mạng do bệnh tật gây ra, nhờ dự phòng và giảm nhẹ sự


5

đau đớn qua việc phát hiện sớm, đánh giá cẩn trọng tình hình, điều trị đau và
các vấn đề thuộc về thể chất, tinh thần và tâm linh [8].
Chăm sóc giảm nhẹ là cách chăm sóc cho những người mắc các bệnh
không thể chữa khỏi nhằm giúp họ bớt đau đớn và nâng đỡ họ trong những
thời điểm khó khăn.
Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ chưa bao giờ lớn như hiện nay. Tỷ lệ
người mắc bệnh ung thư đang gia tăng trên toàn thế giới và ở những nơi hạn
chế về nguồn lực thì chăm sóc giảm nhẹ vẫn là phương thức điều trị chính tại
các cơ sở y tế. Ở nhiều quốc gia, tỷ lệ người cao tuổi gia tăng đã làm tăng các
nhu cầu chăm sóc cho những người mắc các bệnh tiến triển và không chữa trị
được [9].
Chăm sóc giảm nhẹ là cho người đang sống và những ai sắp rời cuộc
sống “Thêm sức sống cho mỗi ngày, không phải chỉ thêm ngày cho việc
sống”. Chăm sóc giảm nhẹ tiến hành đồng thời và kết hợp với các chương
trình khác và chăm sóc giảm nhẹ không bao giờ nói “chúng tôi không thể làm
gì được nữa”.
1.1.3. Sự hài lòng và dịch vụ y tế
Sự hài lòng của khách hàng là sự phản hồi tình cảm/toàn bộ cảm nhận

của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ trên cơ sở so sánh sự khác biệt
giữa những gì họ nhận đuợc so với mong đợi trước đó (Oliver, 1999 và
Zineldin, 2000) [10], [11] .
Sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ y tế phụ thuộc rất
nhiều vào kết quả của công tác khám, chữa bệnh, vào các mối quan hệ phát
sinh trong quá trình khám chữa bệnh. Vì thế, đánh giá sự hài lòng của khách
hàng trong trường hợp này thực chất là đánh giá chất lượng của dịch vụ y tế.


6

Dịch vụ y tế là một dịch vụ khá đặc biệt. Về bản chất, dịch vụ y tế bao
gồm các hoạt động được thực hiện bởi các nhân viên y tế như khám bệnh,
chữa bệnh và phục vụ bệnh nhân. Dịch vụ y tế là kết quả mang lại nhờ các
hoạt động tương tác giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng để đáp ứng
nhu cầu về sức khỏe. Với tính chất đặc biệt như vậy, chất lượng dịch vụ y tế
được quyết định bởi 2 yếu tố cơ bản, đó là chất lượng kỹ thuật và chất lượng
chức năng. Chất lượng kỹ thuật là sự chính xác trong kỹ thuật chuẩn đoán và
điều trị bệnh. Chất lượng chức năng bao gồm các đặc tính như cơ sở vật chất
của bệnh viện, giao tiếp của nhân viên y tế với bệnh nhân, cách thức tổ chức
quy trình khám, chữa bệnh, cách thức bệnh viện chăm sóc người bệnh [12].
1.2. Nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân.
Tổ chức Liên hợp quốc vừa cho lưu hành Bản báo cáo đặc biệt của
Viện nghiên cứu quốc tế về ung thư, với nhận định bi quan rằng trong những
năm gần đây, căn bệnh quái ác này có tốc độ phát triển quá nhanh tại mọi khu
vực trên thế giới, và tiếp tục là nguyên nhân gây tỷ lệ tử vong cao nhất thế
giới. Báo cáo trên cho biết trong năm 2012, trên toàn thế giới có hơn 14 triệu
người bị chết vì các loại bệnh ung thư khác nhau [13]. Các chuyên gia của
Viện nghiên cứu quốc tế về ung thư cảnh báo nếu con người không sớm tìm
được biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tốc độ phát triển như hiện nay của căn

bệnh này, thì sau 20 năm nữa, mỗi năm nó sẽ cướp đi ít nhất 22 triệu người.
Cũng theo báo cáo trên, ung thư phổi là loại phổ biến nhất trong những năm
gần đây, trong đó riêng năm 2012 có 1,8 triệu ca, tiếp đến là ung thư vú với
1,7 triệu người bị mắc,... Tỷ lệ tử vong cao nhất vẫn ở các bệnh nhân ung thư
phổi, tiếp đến là ung thư gan và dạ dày. Về địa lý, nơi có số người tử vong lớn
nhất do ung thư là ở những quốc gia nghèo đói nhất ở châu Á, châu Phi và các
khu vực Trung Mỹ, Nam Mỹ. Các chuyên gia của Viện nghiên cứu quốc tế về
ung thư cho rằng để giảm tốc độ phát triển quá nhanh như hiện nay của bệnh


7

ung thư, trách nhiệm lớn lao đang thuộc về các nhà khoa học, sớm nghiên cứu
và tìm ra thuốc và phương thức điều trị mới, cảnh báo mọi người về sự nguy
hiểm của căn bệnh quái ác này. Ngoài ra, các biện pháp “tự cứu mình” của tất
cả mọi người cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, trong đó có việc thay đổi
lối sống, tự giác từ bỏ các thói quen có thể dẫn đến ung thư, như dùng rượu,
thuốc lá... Không chỉ có thế, để bệnh ung thư không thể thỏa sức hoành hành
như hiện nay, còn rất cần sự ra tay của tất cả các quốc gia trong việc bảo đảm
môi trường sống tốt nhất cho mọi người dân và thiết lập hệ thống y tế đầy đủ,
hiện đại để chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả căn bệnh ung thư [2], [13] .
Trong một nghiên cứu về nhu cầu của bệnh nhân ung thư trong thời
gian nằm viện của 224 bệnh nhân ung thư tại Istituto Nazionale Tumori Milan
(INT)của tác giả Marcello và cs cho thấy có 182/224 (chiếm 81%) bệnh nhân
ung thư đã trả lời bảng câu hỏi. Bốn trong số năm tốp đầu nhu cầu gồm các
thông tin liên quan nhiều đến chẩn đoán, điều kiện trong tương lai, trao đổi
với các bác sĩ, các giải pháp kinh tế-bảo hiểm liên quan đến bệnh tật. Chỉ có
một trong 5 nhu cầu đã nêu lên vấn đề cần quan tâm đó là dịch vụ phòng bệnh
theo tiêu chuẩn khách sạn (như phòng tắm, ăn uống, vệ sinh). Phân tích định
tính cho thấy nhu cầu cấp thiết nhất của bệnh nhân là họ muốn biết nhiều hơn

nữa thông tin về tương lai để có thể chuẩn bị trước tinh thần. Kết quả cho thấy
4 nhu cầu thường xuyên trong tốp 5 bệnh nhân mong muốn được cung cấp
gồm: liên quan đến chẩn đoán (40%), về điều kiện tương lai (61%), liên quan
đến một cuộc tư vấn tốt với bác sĩ (45%), và những thông tin kinh tế liên quan
đến bảo hiểm (40 %), trong khi chỉ có một nhu cầu coi sự cần thiết cho dịch
vụ phòng bệnh tốt hơn tại bệnh viện (phòng tắm, ăn uống, vệ sinh) (59%).
Hầu hết các sản phẩm hỗ trợ bệnh nhân ung thư vẫn còn dưới 30%. Nhu cầu
giúp đỡ cho bệnh nhân ăn uống, mặc quần áo, và vệ sinh phòng tắm không
thường xuyên (11%) [14].


8

Theo nghiên cứu của K Rainbird và cộng sự trên 246 bệnh nhân ở New
South Wales, Australiavề bảy lĩnh vực của câu hỏi: tâm lý, sinh hoạt hàng
ngày, truyền thông và thông tin y tế, triệu chứng có liên quan, xã hội, tinh
thần và nhu cầu tài chính đã cho kết quả như sau: bệnh nhân có nhu cầu liên
quan đến thông tin liên lạc các lĩnh vực/thông tin về tâm lý vày tế cụ thể là
việc đối phó với tình trạng thiếu năng lượng và mệt mỏi, đối phó với nỗi sợ
hãi về căn bệnh ung thư lan rộng, và đối phó với sự thất vọng vì không thể
làm những điều họ đã từng làm [15].
Với nghiên cứu của Elise R Posma và cộng sự về thông tin và hỗ trợ
cho nhu cầu cho bệnh nhân lớn tuổi đã cung cấp một cái nhìn toàn diện ở
những bệnh nhân, thân nhân và quan điểm chuyên gia về tư vấn bệnh cho
bệnh nhân ung thư lớn tuổi. Kết quả cho thấy tư vấn tăng hơn đối với bệnh
nhân lớn tuổi và phải phù hợp hơn với nhu cầu cụ thể của từng bệnh nhân ung
thư, bằng cách khám phá những nhu cầu và đáp ứng cho họ trong quá trình tư
vấn. Hiện sự đồng cảm và hỗ trợ là một khía cạnh quan trọng trong việc tư
vấn cho bệnh nhân ung thư lớn tuổi họ có những kỳ vọng sống khác nhau.
Trong một môi trường đáng tin cậy cả trong và sau khi trao đổi ý kiến giữa

bệnh nhân và bác sĩ, có nhiều khả năng được tạo ra để phản ánh trên kênh
thông tin được cung cấp và quyết định điều trị, điều này không phải là phổ
biến trong quá trình tư vấn cho bệnh nhân. Trong quá trình tư vấn, sử dụng
một tập sách chứa đựng thông tin hướng dẫn cơ bản và sự trợ giúp cho các
bệnh nhân ở nhà, nhưng các cuộc thảo luận trực tiếp để nắm bắt thông tin của
người bệnh để điều chỉnh để nếu cần thiết, mở rộng cho nhu cầu thông tin cụ
thể của bệnh nhân. Thông tin cần được cung cấp cấu trúc hơn và trải rộng trên
những khoảnh khắc khác nhau, để tăng cường thu hồi thông tin của các bệnh
nhân lớn tuổi. Để tham gia vào việc tư vấn cho bệnh nhân và có được cái nhìn
rõ nét hơn về nhu cầu thông tin cụ thể của họ, câu hỏi của bệnh nhân lớn tuổi
" khuyến khích hành vi tư vấn bệnh ung thư” [16], [17], [18].


9

Nhu cầu của bệnh nhân ung thư chưa dừng ở đây. Theo nghiên cứu của
Royal College of Physicians and Royal College of Radiologists, London nhu
cầu của những bệnh nhân không khỏe thường xuyên có để dựa vào cộng đồng
và các nhóm khác trong khi bệnh cấp tính. Có thể có các vấn đề liên quan đến
bệnh ung thư vẫn chưa xác định và chẩn đoán; biến chứng của điều trị ung
thư; hoặc các vấn đề liên quan đến một tình trạng bệnh cùng tồn tại trong
bệnh nhân, đặc biệt là gần cuối của cuộc đời, có thể phải trải qua khám và can
thiệp [18].
Ung thư là một nhóm rất không đồng nhất của các phác đồ điều trị. Các
chiến lược điều trị rất khác nhau giữa các loại ung thư khác nhau và trường
hợp mỗi bệnh nhân là điều trị theo một cách riêng. Đồng thời, những tiến bộ
trong ung thư đang ảnh hưởng đến sự chọn lựa và mang lại nhiều triển vọng
cho bệnh nhân. Do đó, không ngạc nhiên khi người không có chuyên môn
(liên quan đến ung thư) có thể gặp một số khó khăn liên quan đến việc ra
quyết định cho những bệnh nhân này, và những khó khăn có thể làm tăng khả

năng nhập viện và ảnh hưởng đến thời gian lưu trú. Khi cả hai phạm vi và
hiệu quả của tăng điều trị, ung thư đã trở thành một căn bệnh mãn tính đối với
nhiều bệnh nhân, với đợt điều trị liên tục trong nhiều năm, có xảy ra đợt cấp
tính. Các cơn cấp tính có thể liên quan đến các biến chứng của điều trị, các
triệu chứng của bệnh ác tính cơ bản hoặc một vấn đề không liên quan. Đợt
cấp tính có thể xảy ra nhiều lần cho một bệnh nhân đang trải qua điều trị ung
thư và kéo dài cho đến khi hạn chế được triệu chứng bệnh. Ở Anh, mặc dù
tổng số bệnh nhân nội trú ung thư ở bệnh viện đã giảm, nhưng trường hợp cấp
cứu liên quan đến ung thư tăng gấp đôi từ năm 2000 đến 2008. Có 300.000
bệnh nhân không có kế hoạch tiếp nhận mỗi năm; 140.000 bệnh nhân theo
báo cáo của các khoa cấp cứu có thời gian lưu lại bệnh viện trung bình là 9,6
ngày. Khuyến khích bệnh nhân và người nhà trong quá trình này. Đây là cơ sở
cho sự kết thúc của cuộc sống chăm sóc đã đăng ký, trong đó xác định bệnh


10

nhân có thể sẽ là trong 12 tháng cuối cùng của cuộc đời và mang đến vấn đề
chăm sóc giảm nhẹ cần được đặt ra cho người bệnh. Cần có kế hoạch trước
cho tất cả bệnh nhân từ chẩn đoán trở đi, trong suốt quá trình điều trị của họ
[19], [20], [21].
Chuyển đổi chăm sóc tại nhà đã thử nghiệm mô hình mới cho kế hoạch
và không có kế hoạch chủ động hơn và đánh giá tốt hơn của bệnh nhân cấp
cứu trước khi gửi họ đến bệnh viện. Một số ca nhập viện, đặc biệt là ở những
bệnh nhân đã đến gần cuối cuộc đời, có thể là tránh được [22], [19].
Bệnh nhân quyết định đến bệnh viện là đúng để cải thiện tình trạng
bệnh trong trường hợp thực hiện cấp cứu. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong điều
trị thích hợp có thể dẫn đến tỷ lệ mắc thêm bệnh (ví dụ như liệt hai chân, tiếp
đến là chèn ép tủy sống ác tính), tỷ lệ tử vong tăng lên (ví dụ như nhiễm trùng
huyết thứ phát do hóa trị gây ra giảm bạch cầu), và tăng chi phí dịch vụ y tế,

xã hội dịch vụ và cộng đồng rộng lớn hơn [23], [24].
Việc điều trị cho bệnh nhân trở nên không khả quan khi bệnh nhân mắc
bệnh khác. Bệnh nhân có biểu hiện tình trạng sức khỏe cấp tính, thường đòi
hỏi sự can thiệp ngay lập tức, có khi trước khi đến bệnh viện đã được chăm
sóc bởi nhân viên y tế. Vấn đề quan trọng khác liên quan đến lo lắng của
người chăm sóc, lo ngại về những biện pháp can thiệp và mong muốn có
phương pháp chăm sóc giảm nhẹ. Bệnh nhân thường được hội chẩn bởi nhiều
chuyên gia y tế và đôi khi nhiều chuyên ngành trong hội chẩn. Mặc dù ung
thư cấp tính chắc chắn sẽ được cải thiện khi phối hợp chăm sóc và được khám
từ đầu với một bác sĩ chuyên khoa, khám lâm sàng và đưa ra quyết định sẽ
tiếp tục điều trị cho phù hợp với bệnh nhân, một cách kịp thời. Với các vấn đề
nêu trên, một nhóm làm việc chung được thành lập bởi Royal College of
Physique of London (RCP) và Royal College đã viết một báo cáo về bệnh
nhân ung thư cần có các dịch vụ chăm sóc cấp tính [25], [26], [27], [28].


11

Tại Thái Lan, ung thư vẫn là một vấn đề sức khỏe quan trọng bởi vì nó
đã là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong từ hơn 10 năm năm nay [29], [30].
Đã có rất nhiều tiến bộ trong y học để điều trị ung thư, nhưng số lượng bệnh
nhân ung thư chết vì căn bệnh này gia tăng hàng năm. Hơn nữa, hiện tại có
những thay đổi đang diễn ra trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Thái [31].
Sự thay đổi này đã dẫn đến một sự thay đổi về chăm sóc bệnh ung thư từ bệnh
viện đến về nhà. Số lượng bệnh nhân ung thư ngoại trú tăng từ 846.062
trường hợp (14,78 / 1.000 người) trong năm 2007 lên 1.138.585 trường hợp
(19,72 / 1.000 người) trong năm 2009. Sự thay đổi này cho thấy sự tham gia
của gia đình trong việc chăm sóc cho những người bị bệnh ung thư đã tăng
lên và có thể phản ánh ảnh hưởng ngày càng tăng của bệnh ung thư lên các
thành viên gia đình [32], [33]. Các tài liệu cho thấy rằng bệnh nhân ung thư

có rất nhiều vấn đề và nhu cầu quản lý bao gồm cả triệu chứng, bệnh tật và
theo dõi điều trị, dùng thuốc, tình cảm tâm lý hỗ trợ, hỗ trợ các hoạt động của
cuộc sống hàng ngày, và công cụ hỗ trợ chăm sóc. Vấn đề và nhu cầu của
bệnh nhân có thể gây ra gánh nặng cho những người chăm sóc trong gia đình,
vì họ thường không được chuẩn bị để cung cấp dịch vụ chăm sóc cho các
bệnh nhân tại nhà. Họ cũng nhận được sự chú ý chỉ tối thiểu từ các nhà cung
cấp chăm sóc y tế, những người có xu hướng tập trung chủ yếu vào nhu cầu
của bệnh nhân. Bệnh nhân là đối tượng dễ bị tổn thương và có nguy bị bỏ
quên bởi hệ thống chăm sóc sức khỏe (Blum & Sherman, 2010) [30]. Do đó,
không ngạc nhiên khi kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu khác nhau mà
người chăm sóc của gia đình và vấn đề sức khỏe liên quan đến chăm sóc một
người bị ung thư được khám phá. Cụ thể, kiến thức và thông tin nhu cầu đã
được báo cáo là nhu cầu lớn nhất trong số những người chăm sóc ở gia đình.
Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu với những người chăm sóc bệnh ung thư
phát hiện ra rằng ung thư ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của những người
chăm sóc gia đình bao gồm cả thể chất, tâm lý, xã hội, tài chính và tinh thần


12

hạnh phúc. Người chăm sóc tại gia đình cần sự giúp đỡ từ những người khác
và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để duy trì hạnh phúc của cá
nhân và vai trò của họ đối với bệnh nhân tại nhà [34].
Từ quan điểm phương Tây, các nghiên cứu tập trung vào những người
chăm sóc bệnh nhân ung thư đã phát triển từ giai đoạn đầu, sau bốn năm
nghiên cứu (Lewis, 2006; Lewis, 2009). Các tài liệu bao gồm các nghiên cứu
xác định tầm quan trọng của tác động của bệnh ung thư về gia đình, bao gồm
cả nghiên cứu mô tả và giả thuyết thử nghiệm. Các nghiên cứu đã chuyển từ
mô hình chủ yếu là căng thẳng - thích ứng – đối phó với mô hình chăm sóc
sức khỏe tại gia đình. Hơn nữa, có nhiều nghiên cứu tập trung vào các tiêu chí

khắt khe can thiệp cho những người chăm sóc hoặc các thành viên gia đình.
Những nghiên cứu này là các nghiên cứu can thiệp của lý thuyết thông tin dựa
trên dữ liệu được phát triển với mục tiêu nâng cao điều chỉnh các thành viên
gia đình đến ung thư. Tuy nhiên, có rất ít thông tin về tình trạng kiến thức của
những người chăm sóc cho các bệnh nhân ung thư ở Thái Lan. Sẽ ít hiệu quả
trong việc lập kế hoạch chăm sóc nếu chúng ta không hiểu được nhu cầu của
những người chăm sóc gia đình cho bệnh nhân ung thư trong bối cảnh Thái
Lan hiện nay. Số lượng những người chăm sóc bệnh ung thư nên tăng liên tục
trong tương lai gần. Bằng chứng từ nhiều nghiên cứu xem xét cho thấy tình
trạng kiến thức liên quan đến những người chăm sóc bệnh ung thư trong bối
cảnh Thái Lan đang trong trạng thái phôi thai so với tình trạng kiến thức ở các
nước phương Tây [35], [33], [36], [37].
Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc cung cấp chăm sóc cho bệnh
nhân ung thư có tác động khác nhau trên người chăm sóc. Một số khái niệm
liên quan đến kết quả chăm sóc (ví dụ: gánh nặng người chăm sóc, chất lượng
cuộc sống - QOL, người chăm sóc trẻ, đối phó với bệnh tật, và hỗ trợ xã hội)
cần phải được kiểm tra chặt chẽ hơn. Hiện tại có một số hạn chế cần xem xét.


13

Có rất nhiều lý do cho nghiên cứu về người chăm sóc cho bệnh nhân ung thư
vì nhiều bất cập: như cơ sở dữ liệu ở Thái Lan và các nghiên cứu về vấn đề
này không được công bố trên tạp chí, các nghiên cứu được phát triển bởi các
nhà khoa học điều dưỡng, các nghiên cứu được phát triển bởi các nhà giáo
dục chứ không phải là cán bộ y tế trong một khung cảnh lâm sàng… Vì vậy,
tình trạng kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân ung thư có thể không
có quy mô lớn. Cho nên nghiên cứu có thể không phản ánh đầy đủ các hiện
tượng của việc chăm sóc từ quan điểm lâm sàng. Trong tương lai cần phải
tiếp tục khám phá các khái niệm liên quan đến kết quả tiêu cực và tích cực

của việc chăm sóc. Mở rộng sự hiểu biết về tác động của việc chăm sóc và
các yếu tố liên quan trong các quần thể người chăm sóc bệnh ung thư sẽ cho
phép cán bộ y tế phát triển các biện pháp can thiệp sáng tạo để giảm hậu quả
tiêu cực và nâng cao kết quả tích cực trong việc chăm sóc cho các bệnh nhân
ung thư [34], [38], [39], [40].
Tại Malaysia, chăm sóc giảm nhẹ đã được giới thiệu bởi các tổ chức
phi chính phủ (NGO – non governmental organization) tại Kuala Lumpur và
Penang vào năm 1991, do Bộ Y tế Malaysia ở Sabah vào năm 1995 [41].
Hiện nay, có 11 đơn vị giảm nhẹ chăm sóc và chăm sóc giảm nhẹ, 48 đội ở
các bệnh viện khác nhau trong Bộ Y tế, các tổ chức và 17 nhà tế bần thuộc tổ
chức bảo trợ Hội đồng Hospice quốc gia được thành lập vào tháng 6/1998, Bộ
Y tế Malaysia đã được thiết lập tại Bệnh viện Selayang từ năm 2002 như là
một cơ sở trung tâm giảm nhẹ và trung tâm khu vực để kiểm soát cơn đau để
đảm bảo sử dụng và cung cấp morphin dùng đường uống và điều trị thích hợp
khác đầy đủ.
Một trong những phương thức quan trọng trong chăm sóc giảm nhẹ là
quản lý đau. Lim (2008) báo cáo rằng có khoảng 45.000 bệnh nhân ung thư bị
đau ung thư ở Malaysia [42], [43]. Bộ Y tế Malaysia đã thực hiện nỗ lực để


14

khắc phục điều này với sự phát triển của thực hành lâm sàng Hướng dẫn Quản
lý đau ung thư để cung cấp hướng dẫn dựa trên bằng chứng để tối ưu hóa
kiểm soát cơn đau với tác dụng phụ tối thiểu và kết quả bất lợi, tăng cường
phúc lợi và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân bị đau do ung thư
[44], [45].
Tại Việt Nam, hiện cả nước có 6 bệnh viện chuyên khoa ung bướu
công lập (Bệnh viện K, Bệnh viện ung bướu Hà Nội, Bệnh viện ung bướu
Nghệ An, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí

Minh, Bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ) và 37 tỉnh thành có Khoa/TTUB.
Đa số các khoa này đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện, trang thiết
bị thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh. Chỉ riêng số
giường bệnh thực tế màng lưới hiện có chỉ đáp ứng chưa được 30% [46].
Tại bệnh viện K, bệnh nhân đến bệnh viện năm sau lại cao hơn năm
trước từ 20-30%. Cụ thể: năm 2007, bệnh nhân khám vú là 2.476 người, đến
năm 2011, con số này là 3011 người. Bệnh nhân khám phổi năm 2007 là
1.199 người, đến năm 2011, số này là 2.059 người [47].
Tại TP. Hồ Chí Minh, năm 2010 có 6.800 trường hợp ung thư mới với
ung thư phổi, gan là hai loại ung thư hàng đầu ở nam; ung thư vú, cổ tử cung
là 2 loại ung thư hàng đầu ở nữ. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Ung bướu TP.
Hồ Chí Minh, mỗi năm tiếp nhận số trường hợp đến điều trị ung thư tăng
khoảng 7-10%. Trong năm 2012, BV tiếp nhận khoảng 20.000 trường hợp,
trong đó 78% là bệnh nhân đến từ các địa phương khác [48].
Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, hiện trung bình mỗi năm
có hơn 132 triệu lượt người khám bệnh tại các bệnh viện, trung bình đạt 24,7
giường bệnh/10.000 dân.
Năm 2013, công suất sử dụng giường bệnh của BV tuyến trung ương là
112,5%. Con số này đã tăng thêm 11,3% so với mức 101,2% của năm 2012.


15

Ở những BV, khoa, phòng thuộc tuyến cuối về ung bướu, sản nhi, chấn
thương…, bệnh nhân vẫn phải nằm ghép 2 - 3 người/giường [49].
Tỉ lệ giường bệnh ở Việt Nam là 2,5 giường/10.000 dân, trong khi trên
thế giới là 39 giường/10.000 dân. Chính vì thế nhu cầu khám chữa bệnh của
người dân là rất lớn. Năm 2014, Bộ Y tế tiếp tục xây dựng, cải tạo nâng cấp
các BV cùng với việc sử dụng nguồn kinh phí 20.000 tỉ đồng đầu tư của
Chính phủ để xây dựng 5 BV tuyến trung ương và BV tuyến cuối ở Hà Nội,

TP HCM. Tuy nhiên, phải mất 3-5 năm nữa, tình trạng quá tải BV mới được
cải thiện đáng kể, chất lượng khám chữa bệnh sẽ được nâng lên [50].
Hiện tại Bệnh viện ung bướu TP HCM và Bệnh viện K là tuyến cuối
của bệnh nhân mắc ung thư nên tình trạng quá tải so với nhu cầu của bệnh
nhân là không thể tránh khỏi. Theo thống kê, số giường thực của Bệnh viện
ung bướu TP HCM là 631 giường, trung bình một ngày điều trị nội trú cho
gần 2000 bệnh nhân, ngoại trú gần 10000 bệnh nhân, còn tại khoa ung bướu
BV Bạch Mai, quá tải 200% [51].
Ngoài nhu cầu khám và điều trị bệnh, bệnh nhân ung thư còn có nhu
cầu chăm sóc giảm nhẹ. Nhu cầu được chăm sóc giảm nhẹ theo báo cáo của
Trần Hữu Vách, được tài trợ bởi Health Bridge Foundation of Canada, bao
gồm giảm đau, điều trị triệu chứng, hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân [51].
1.3. Sự hài lòng của bệnh nhân về các cơ sở y tế.
Theo Budden LM, nghiên cứu cắt ngang điều tra trên 104 phụ
nữ Úc đánh giá sự hài lòng điều trị ung thư cho bệnh ung thư vú giai đoạn
sớm cũng như tâm lý của họ sau 3-4 tháng phẫu thuật. Những phụ nữ sống
một mình, có chuyên môn không hài lòng với quá trình ra quyết định của các
bác sĩ, kết quả và quyết định điều trị tổng thể của họ. Sau khi điều trị, 26,0%
phụ nữ đau khổ; 18,3% lo lắng kinh nghiệm (nắm được thông tin chính xác về


×