Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG của BỆNH NHÂN NHIỄM HIV điều TRỊ KHÁNG VI rút tại hà nội và NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.69 KB, 88 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực phải gánh chịu đại dịch
HIV/AIDS lớn thứ hai trên thế giới, trong đó, Việt Nam là một trong số các
quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất [1]. Ước tính đến cuối năm 2013, Việt Nam
có trên 230,000 người sống chung với HIV/AIDS, tập trung ở các nhóm có
hành vi nguy cơ cao, bao gồm: nghiện chích ma tuý, gái mại dâm, và nam
quan hệ tình dục đồng giới [2].
Tại Việt Nam, trong những năm vừa, dịch vụ điều trị kháng vi rút (ART)
đã được mở rộng nhanh chóng. Tính đến năm 2013, toàn quốc đã có 299
phòng điều trị HIV/AIDS ngoại trú, đáp ứng đáng kể khoảng 50-60% nhu cầu
tư vấn, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS của các đối tượng nguy cơ cao [2].
Nhiều bằng chứng đã chỉ ra các hiệu quả tích cực về lâm sàng, miễn dịch
cũng như chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân được điều trị ART [3,
4]. Trong đó, CLCS là một chỉ số đầu ra quan trọng trong đánh giá hiệu quả
của các can thiệp và chương trình y tế. Đo lường sự thay đổi về CLCS của
người bệnh là những bằng chứng cần thiết trong quá trình đánh giá hiệu quả
can thiệp, và đóng góp đáng kể vào quy trình quản lý bệnh nhân và phân bổ
nguồn lực [5].
Trong nghiên cứu HIV, đo lường chất lượng cuộc sống đang được sử
dụng ngày càng nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt khi HIV/AIDS đang
dần được nhìn nhận như một căn bệnh mãn tính cần được điều trị lâu dài [6].
Đánh giá của chất lượng cuộc sống giúp bổ sung thêm cho các đo lường
truyền thống về bệnh tật và tử vong liên quan đến HIV. Chất lượng cuộc sống
được chứng minh là có liên quan tới các đặc điểm lâm sàng và miễn dịch của
bệnh nhân HIV/AIDS, bao gồm nhiễm trùng cơ hội, tình trạng miễn dịch và
tải lượng tải lượng vi rút [7, 8]. Hơn nữa, chất lượng cuộc sống còn bao gồm


2



các khía cạnh rộng lớn hơn của bệnh nhân sống chung với HIV/AIDS, như
tâm lý, quan hệ giữa các cá nhân, xã hội, và môi trường [9, 10]. Do đó, đo
lường chất lượng cuộc sống có thể phản ánh tốt hơn sự thay đổi và hiệu quả
điều trị ở bệnh nhân HIV/AIDS. Tuy nhiên, các đánh giá về CLCS của người
bệnh tham gia chương trình điều trị ART tại Việt Nam hiện vẫn còn hạn chế
như: kỹ thuật chọn mẫu không mang tính đại diện; thời gian theo dõi ngắn
(<12 tháng), và chưa bao gồm các yếu tố về hành vi và chức năng xã hội.
Đồng thời, trong các nghiên cứu trước chưa phân tích mối liên quan giữa hiệu
quả đầu ra về chất lượng cuộc sống của điều trị ART với các yếu tố liên quan
đến dịch vụ y tế hay cộng đồng như chất lượng khám chữa bệnh, sự kỳ thị,
phân biệt đối xử liên quan đến HIV. Việc đánh giá đúng ảnh hưởng của các
yếu tố dịch vụ và cộng đồng này là hết sức cần thiết trong giai đoạn mở rộng
nhanh chóng chương trình điều trị ART, góp phần xác định các yếu tố giúp
nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như can thiệp cộng đồng, giúp người bệnh
ổn định được chức năng và vai trò xã hội của mình, giảm thiểu tác động của
HIV/AIDS. Do đó, cần có thêm nhiều bằng chứng cập nhật hơn về ảnh hưởng
của ART tới CLCS của bệnh nhân tham gia vào chương trình tại Việt Nam.
Vì vậy, nghiên cứu được tiến hành với các mục tiêu chính sau đây:
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.

Mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị ARV tại một số cơ
sở điều trị ngoại trú ở Hà Nội và Nam Định.

2.

Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của các đối
tượng trên.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình HIV/AIDS tại Việt Nam và trên thế giới
1.1.1. Tình hình HIV/AIDS trên thế giới
Theo báo cáo cập nhật tình hình đại dịch AIDS toàn cầu năm 2013 do
UNAIDS thực hiện, đến cuối năm 2012, ước tính có khoảng 35,3 triệu người
nhiễm HIV trên thế giới, số lượng mới mắc là 2,3 triệu người. Tổng số tử
vong do AIDS là 1,6 triệu người. Tại khu vực Đông Nam Á, tổng số người
hiện đang sống chung với HIV/AIDS là 3,9 triệu, trong đó các nước có thu
nhập thấp chiếm tỉ lệ chủ yếu.
1.1.2. Tình hình HIV/AIDS tại Việt Nam
Theo báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS, tính đến hết
30/11/2013, số trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV là 216,254 trường hợp, số
bệnh nhân AIDS là 66,533 và đã có 68,977 trường hợp tử vong do AIDS. Tỷ
lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 248 người trên 100,000 dân [2].
Dịch vẫn tập trung chủ yếu ở các nhóm nguy cơ cao, bao gồm: nhóm nghiện
chích ma tuý; nhóm phụ nữ bán dâm và nhóm nam tình dục đồng giới.


4

Biểu đồ 1.1. Phân bố tỉ lệ nhiễm HIV theo đường lây qua các năm
(Nguồn: Cục phòng chống HIV/AIDS)
Qua biểu đồ 1.1, ta thấy tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện lây
truyền qua đường tình dục ngày càng gia tăng, lây truyền qua đường máu
có xu hướng giảm. Trong số người nhiễm HIV được phát hiện báo cáo trong

năm 2013, số người lây truyền qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất 45%;
tiếp đến số người nhiễm HIV lây truyền qua đường máu chiếm 42,4% giảm
khoảng 0,3% so với cùng kỳ năm 2012 [2].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Long cho thấy, từ năm 2000 đến
2006, gánh nặng bệnh tật do HIV/AIDS tăng lên một cách đáng kể trên cả
nước [11]. Đầu năm 2007, Luật phòng chống HIV/AIDS có hiệu lực, tạo điều
kiện thiết lập và mở rộng các chương trình phòng chống HIV/AIDS, bao gồm
các chương trình truyền thông, giảm hại và điều trị ARV. Điều này dẫn đến
gánh nặng bệnh tật do HIV/AIDS giảm đi nhanh chóng từ 2006-2009 [11].


5

Biểu đồ 1.2. Sự thay đổi gánh nặng bệnh tật do HIV/AIDS tại Việt Nam
giai đoạn 2000-2012
Kết quả từ nghiên cứu này cũng chỉ ra, phần lớn tổng DALY do
HIV/AIDS ở các tỉnh/thành phố có sự tập trung dịch ở mức độ cao. Đặc biệt,
những nơi là trọng điểm về các đối tượng NCMT và GMD có gánh nặng do
HIV/AIDS lớn gấp 5-7 lần so với các nơi khác. Theo báo cáo của Cục phòng
chống HIV/AIDS, đối tượng nhiễm HIV/AIDS tập trung chủ yếu vào nhóm
nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm, điều đáng quan tâm là các đối tượng
này tập trung vào nhóm tuổi từ 19 - 49 tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hóa
[2]. Do đó, cần thiết phải có sự tập trung các chương trình dự phòng giảm hại
đối với các đối tượng có nguy cơ cao như NCMT, GMD hơn là đầu tư dàn trải
ra các đối tượng nguy cơ thấp hơn, trong bối cảnh các nguồn lực đang ngày
càng khan hiếm.
Trong những năm vừa qua, chương trình phòng chống HIV/AIDS Quốc
gia đã mở rộng nhanh chóng với cam kết mạnh mẽ của chính phủ cùng với sự
hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn lực của các nhà tài trợ và tổ chức quốc tế. Các dịch
vụ chăm sóc, điều trị, và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS như MMT, ART, hay



6

dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PMTCT), có hiệu quả rõ rệt, làm
giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, cải thiện tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, các chương trình phòng chống HIV/AIDS có vai trò quan
trọng trong việc giảm tổng DALY. Khi so sánh tính chi phí – hiệu quả,
chương trình cung cấp BCS miễn phí có tính chi phí – hiệu quả cao hơn đáng
kể so với các hoạt động khác như điều trị ARV hay phát BKT [11]. Đây là
bằng chứng rất quan trọng khi tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình
dục đang ngày càng trở nên phổ biến, trong khi các đường lây nhiễm khác
đang có xu hướng giảm đi [2].
Đảm bảo đủ các nguồn lực là điều kiện tiên quyết cho sự thành công và
bền vững của các chương trình phòng chống HIV. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế
trên toàn cầu đã làm chính phủ khó khăn hơn trong việc phân bổ nguồn ngân
sách hạn chế cho nhiều vấn đề sức khỏe và xã hội khác nhau. Trong số các
nước có dịch HIV phát triển nhanh nhất tại châu Á, Việt Nam là một trường
hợp đặc biệt khi đang trải qua quá trình chuyển tiếp trên cả hai mặt kinh tế và
dịch tễ. Mặc dù dịch HIV ở Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn tập trung, khả
năng bùng phát dịch trên diện rộng vẫn có thể xảy ra, ghi nhận bởi tỉ lệ HIV
hiện mắc cao trong các nhóm có nguy cơ cao, đồng thời dịch tiềm tàng gia
tăng trong đối tượng phụ nữ. Hơn nữa, kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS
từ các nguồn tại trợ quốc tế đang suy giảm nhanh chóng kể từ khi Việt Nam
trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Trong gia đoạn tới, Việt Nam một
mặt cần tiến hành thông qua và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
trong đó lần đầu tiên coi chương trình phòng chống HIV là một chương trình
riêng rẽ và cam kết tăng nguồn lực cho HIV trong giai đoạn 2011- 2015. Mặt
khác, cần tập trung mở rộng các can thiệp có tính chi phí – hiệu quả cao nhằm

giảm chi phí, và nâng cao hiệu suất. Bên cạnh đó, huy động nguồn lực từ


7

nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả hình thức đồng chi trả từ phía người sử
dụng dịch vụ, và bảo hiểm y tế là những giải pháp hàng đầu nhằm chuẩn bị
cho sự thiếu hụt gần một nửa nguồn kinh phí cho HIV/AIDS trong giai đoạn
2013 – 2020. Để tiến hành xác định các can thiệp nào có tính chi phí – hiệu
quả cao cần thực hiện đánh giá kinh tế - y tế, trong đó, hiệu quả của tất cả các
can thiệp được quy đổi về đơn vị đo lường sức khỏe tổng quát, như số năm
sống được hiệu chỉnh theo chất lượng cuộc sống. Từ đó, cung cấp một hệ số
chi phí – hiệu quả có tính so sánh giữa các can thiệp khác nhau và giữa các
khu vực khác nhau.
1.2. Chất lượng cuộc sống
1.2.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống
CLCS có thể được định nghĩa là: “nhận thức của mỗi cá nhân về vị trí
của họ trong cuộc sống, trong bối cảnh về hệ thống văn hóa và giá trị mà họ
đang sống, có liên quan đến các mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và các mối
quan tâm của mỗi cá nhân. CLCS bị ảnh hưởng bởi tình trạng thể chất, tâm lý,
mức độ độc lập, mối quan hệ xã hội và mối quan hệ của họ với những đặc
trưng của môi trường theo một cách thức phức tạp”.
1.2.2. Phương pháp đo lường CLCS
Có hai loại công cụ đo lường CLCS: công cụ đo lường ứng dụng trong
các tình trạng sức khỏe cụ thể (specific) và công cụ đo lường chung cho nhiều
tình huống (generic). Có những công cụ được phát triển nhằm đo lường
CLCS cho người bệnh mắc một tình trạng sức khỏe cụ thể như: Quality of
Life Alzheimer Disease (QoL-AD) cho bệnh nhân Alzheimer, hay Asthma
Quality of Life Questionnaire (AQLQ) cho những bệnh nhân bị hen suyễn.
Các công cụ này được thiết kế để đo lường những khía cạnh được cho là có

tầm quan trọng trong cuộc sống đối với những người bị mắc một bệnh cụ thể.
Loại công cụ thứ hai là các công cụ đo lường chung cho nhiều tình


8

huống, được chia ra làm hai loại: các công cụ cung cấp một chỉ số CLCS khái
quát và các công cụ cung cấp nhiều chỉ số phản ánh các khía cạnhcủa CLCS.
Các công cụ đưa ra chỉ số tổng hợp có thể là EQ-5D-3L hoặc SF-6D,… đo
lường thỏa dụng sức khỏe (health utility), là cấu phần quan trọng trong việc
tính toán Số năm sống điều chỉnh theo chất lượng cuộc sống (Qualityadjusted life years - QALYs), là đầu ra đối với các đánh giá chi phí – hiệu quả
và chi phí – thỏa dụng (cost-utility). Trong khi đó, các công cụ khác như SF36, WHOQOL,… lại cung cấp các đo lường cho từng khía cạnh cụ thể như
sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, xã hội, môi trường,….; không trực tiếp
sử dụng để tính toán QALYs và dùng trực tiếp trong đánh giá kinh tế y tế.
Việc sử dụng công cụ nào phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu cũng như phạm
vi mà người nghiên cứu và đánh giá muốn đo lường đối với một bệnh, một
hiện tượng hay một can thiệp cụ thể.
1.2.3. Ứng dụng của đo lường CLCS trong lâm sàng và hoạch định chính sách
Đo lường CLCS được ứng dụng trong quá trình đưa ra các quyết định
lâm sàng và quá trình hoạch định chính sách.
Trong quá trình thực hành lâm sàng, các bác sĩ thường căn cứ vào các
đặc điểm cận lâm sàng và lâm sàng để đưa ra quyết định. Đơn giản nhất là đo
nhịp tim, huyết áp, xét nghiệm máu và nước tiểu,… rồi đến những phân tích
cận lâm sàng cấp cao hơn như điện tim, điện não, phân tích gene… Tuy nhiên
các nhà thực hành lâm sàng gần như chưa gắn người bệnh với bối cảnh xã hội
của họ, cũng như các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất của
người bệnh. Để đánh giá được các khía cạnh này, cần thiết phải đo lường
CLCS của người bệnh, khi đó các nhà thực hành lâm sàng mới có thể điều trị
theo hướng vì người bệnh chứ không phải chỉ điều trị hết căn bệnh.
Đo lường CLCS có thể giúp xác định vấn đề ưu tiên, sàng lọc các nguy

cơ, xác định sự ưa thích/lựa chọn, theo dõi các thay đổi trong việc đáp ứng


9

với điều trị. Ngoài ra, CLCS còn giúp đào tạo các nhân viên mới và trong
công tác quản trị bệnh viện.
Đối với các nhà hoạch định chính sách, các thông tin liên quan các đo
lường CLCS là rất cần thiết. Hiệu quả của các can thiệp thông qua các chỉ số
CLCS, cùng với chi phí của các can thiệp này là 2 cấu phần đầu vào quan
trọng nhằm đánh giá được tính chi phí – hiệu quả của can thiệp. Từ đó các
nhà hoạch định chính sách có thể cân nhắc giữa nhiều can thiệp khác nhau để
phân bổ nguồn lực hợp lý.
1.3. Chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân HIV
Ngày nay với, với liệu pháp kháng retrovi rút hoạt tính cao, HIV trở đã
trở thành một bệnh mạn tính đòi hỏi phải chăm sóc và điều trị lâu dài. Do đó,
tối đa hóa chất lượng cuộc sống là trọng tâm chính của chiến lược chăm sóc
và điều trị cho người sống chung với HIV / AIDS.
Nghiên cứu của Suniti Solomon năm 2009 thực hiện trên 356 bệnh
nhân HIV/AIDS tại Ấn Độ cho thấy chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
được cải thiện đáng kể sau 6 và 12 tháng điều trị ART [12]. Sử dụng công cụ
đo lường chất lượng cuộc sống trên người nhiễm HIV/AIDS do WHO phát
triển, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ở khía cạnh thể chất, điểm số chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân tăng từ 3,65 tại thời điểm ban đầu đến 4,09 sau 12
tháng (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê). Tương tự, khía cạnh tinh thần và xã
hội của bệnh nhân cũng có sự cải thiện từ 3,33 đến 3,95 và từ 3,85 đến 4,13.
Trong một nghiên cứu khác được hiện trên 60 bệnh nhân HIV/AIDS tại
Na Uy, tác giả Knut Stavem đã tiến hành so sánh chất lượng cuộc sống dựa
trên thỏa dụng từ 3 công cụ 15D, EQ-5D và SF-6D [13]. Kết quả cho thấy
thỏa dụng sức khỏe từ 15D có điểm số cao hơn so với EQ-5D và SF-6D. Cụ

thể, thỏa dụng sức khỏe từ 15D là 0,86, từ EQ-5D là 0,77 và thấp nhất là từ
SF-6D với 0,73.


10

Nghiên cứu thực hiện trên các bệnh nhân HIV/AIDS ở giai đoạn lâm
sang 3 hoặc 4 tại Nam Phi của tác giả Jelsma đã chỉ ra, chất lượng cuộc sống
đã có sự tăng lên sau 12 tháng điều trị [14]. Sử dụng công cụ EQ-5D, kết quả
nghiên cứu cho thấy, ở tất cả 5 khía cạnh vận động, tự chăm sóc, hoạt động
thường ngày, đau đớn, trầm cảm đều giảm có ý nghĩa từ thời điểm ban đầu
đến sau 12 tháng điều trị. Điểm thỏa dụng sức khỏe sử dụng thang điểm lượng
hóa có sự cải thiện đáng kể từ 61,7 tại thời điểm ban đầu, tăng lên 70,2 sau 1
tháng, 71,4 sau 3 tháng và lên đến 76,1 sau 12 tháng.
Stangl và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu theo theo dõi dọc và
xem xét các xu hướng cùng những yếu tố dự báo chất lượng cuộc sống trên
một thuần tập 947 người lớn bắt đầu điều trị HAART tại Uganda [15]. Kết
quả cho thấy điều trị HAART giúp cải thiện điểm số chất lượng cuộc sống cả
về thể chất và tinh thần. Trong một nghiên cứu tương tự, tác giả Liu đã xác
định các yếu tố tiên cho chất lượng cuộc sống thấp ở những bệnh nhân trên
HAART [16]. Nghiên cứu cho thấy rằng chất lượng của cuộc sống trước khi
bắt đầu HAART là một yếu tố dự báo về chất lượng cuộc sống tại những thời
điểm tiếp theo sau khi bắt đầu điều trị.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân
sống chung với HIV nói chung và các bệnh nhân điều trị ARV nỏi riêng tại
Việt Nam còn khá hạn chế. Qua quá trình tổng hợp y văn, chúng tôi chỉ xác
định được 5 nghiên cứu có đề cập đến vấn đề này. Trong đó có 3 nghiên cứu
sử dụng thang đo EQ-5D và 2 nghiên cứu sử dụng thang đo WHOQOL-BREF
HIV. Nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Bách thực hiện năm 2013 trên gần
500 bệnh nhân nghiện chích ma tuý nhiễm HIV tại Hải Phòng và thành phố

Hồ Chí Minh cho thấy, giá trị thoả dụng cuộc sống trung bình của bệnh nhân
là 0,68. Cũng trong một nghiên cứu khác cũng sử dụng công cụ EQ-5D trên
1016 bệnh nhân HIV hiện đang điều trị ARV, giá trị thoả dụng của bệnh nhân


11

là 0,65 [17]. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
bao gồm: giới tính, trình độ học vấn, tình trạng thất nghiệp, tình trạng sử dụng
rượu bia và ma tuý, giai đoạn lâm sàng và chỉ số CD4. Trong nghiên cứu thực
hiện năm 2011 trên 800 người nhiễm tại 6 tỉnh thành của Việt Nam, kết quả
thoả dụng cuộc sống cao hơn so với hai nghiên cứu trên (0,9) [3]. Bệnh nhân
ở giai đoạn AIDS có chất lượng cuộc sống thấp hơn so với bệnh nhân ở giai
đoạn sớm.
Nghiên cứu năm 2012 sử dụng thang đo WHOQOL-BREF HIV cho
thấy, bệnh nhân có chất lượng cuộc sống cao nhất ở khía cạnh môi trường
(13,8±2,8), và thấp nhất ở khía cạnh xã hội (11,2±3,3) [18]. Các bệnh nhân
điều trị tại cơ sở thuộc tuyến quận/huyện và tỉnh có chất lượng cuộc sống thấp
hơn so với các bệnh nhân điều trị tại cơ sở thuộc tuyến TW. Các yếu tố khác
liên quan đến chất lượng cuộc sống gồm có: giai đoạn lâm sàng và chỉ số
CD4. Trong một nghiên cứu khác so sánh chất lượng cuộc sống giữa nam và
nữ tại Quảng Ninh, kết quả chỉ ra rằng nam giới có chất lượng cuộc sống cao
hơn ở khía cạnh bệnh tật, môi trường và tâm lý [4]. Tình trạng việc làm có
liên quan chất lượng cuộc sống tốt hơn ở nam giới trong khía cạnh thể chất,
tuy nhiên lại kém hơn ở nữ giới trong khía cạnh môi trường.
Như vậy, có thể thấy các nghiên cứu về CLCS của bệnh nhân
HIV/AIDS ở Việt Nam trước đây còn ít sử dụng các thang đo thỏa dụng – cơ
sở của đánh giá kinh tế y tế. Đồng thời, các nghiên cứu đó mới chỉ phân tích
mối liên quan của CLCS với các yếu tố cá nhân như tình trạng sức khỏe và
hành vi nghiện chất mà chưa xem xét tác động của các yếu tố chất lượng dịch

vụ y tế hay yếu tố cộng đồng khác.
1.4. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân HIV/AIDS
1.4.1. Giới tính


12

Mrus và cộng sự đã thực hiện một thử nghiệm ngẫu nhiên lâm sàng
nhằm đánh giá sự khác biệt giới tính về khía cạnh chất lượng lượng cuộc sống
ở các bệnh nhân điều trị ARV [19]. Các tác giả đã sử dụng hệ số tương quan
Pearson, kiểm định khi bình phương, kiểm định thứ hạng Wilcoxon tổng và
mô hình GEE để xác định sự khác biệt giữa nam và nữ. Kết quả tại thời điểm
ban đầu cho thấy nữ giới có chất lượng cuộc sống thấp hơn nam giới ở tất cả
các khía cạnh, ngoại trừ chức năng xã hội. Tại các thời điểm đánh giá tiếp
theo, nữ giới vẫn tiếp tục có điểm số chất lượng cuộc sống thấp hơn nam giới,
ngoại trừ khía cạnh sức khỏe tổng quát.
Một nghiên cứu cắt ngang khác được thực hiện Uganda, tác giả Mast và
cộng sự đã đo lường chất lượng cuộc sống ở người nhiễm HIV/AIDS là nữ
giới [20]. Kết quả cho thấy, các phụ nữ nhiễm HIV có chất lượng cuộc sống
thấp hơn ở các yếu tố sức khỏe tổng quát, chức năng tâm thần và thể chất, đau
đớn, và chức năng xã hội so với phụ nữ có HIV âm tính. Trong một nghiên
cứu khác, Cederfjall và cộng sự đã tiến hành so sánh sự khác biệt giới tính
trong chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân HIV AIDS, sử dụng bốn thang
đo với tính nhất quán nội tại cao [21]. Kết quả cho thấy, nữ giới có sự thấp
hơn đáng kể về trạng thái hạnh phúc và hỗ trợ xã hội so với nam giới, mặc dù
họ có ít vấn đề sức khỏe hơn.
Một nghiên cứu khác đã tìm cách để hiểu rõ thêm về cách các yếu tố
lâm sàng và nhân khẩu học, xã hội và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
của người sống chung với HIV/AIDS. Nghiên cứu này sử dụng một công cụ
chuyên biệt nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống, được gọi là Functional

Assessment of Human Immunodeficiency Vi rút Infection (FAHI). Bốn cấu
phần của FAHI, bao gồm thể chất, tình cảm, xã hội, và chức năng/sức khỏe
chung được được phân tích như biến phụ thuộc. Nam giới cho thấy điểm số
cao hơn ở khía cạnh thể chất (p <0,001) và và chức năng/sức khỏe chung (p


13

<0,05). Phụ nữ đặc biệt dễ gặp các tác động tiêu ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống ở khía cạnh thể chất [22].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Bách thực hiện năm
2012 trên 155 bệnh nhân điều trị ARV tại bệnh viện Thụy Điển – Uông Bí,
Quảng Ninh đã so sánh sức khác biệt giới tính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân [4]. Sử dụng thang đo lường WHO-QOL BREF, kết quả
nghiên cứu chỉ ra bệnh nhân nam giới có chất lượng cuộc sống cao hơn ở các
khía cạnh thể chất, môi trường và xã hội so với nữ giới. Ngoài ra, phụ nữ đã
từng sinh con cũng được báo cáo là có chất lượng cuộc sống thấp hơn ở các
khía cạnh hỗ trợ xã hội, tâm lý và môi trường so với các nhóm còn lại.
1.4.2. Các yếu tố nhân khẩu học – kinh tế – xã hội
Một nghiên cứu cắt ngang đã được thực hiện bởi Eriksson và cộng sự
trên một nhóm các đối tượng HIV/AIDS MSM tại Thụy Sỹ nhằm đánh giá
chất lượng cuộc sống của họ so với nhóm dân số chuẩn, đồng thời xác định
các yếu tố nhân khẩu và xã hội liên quan đến chất lượng cuộc sống [23]. Bộ
công cụ chất lượng cuộc sống và thỏa dụng sức khỏe Thụy Sỹ được sử dụng
để đánh giá bệnh nhân. Kết quả cho thấy tình trạng sức khỏe và chất lượng
cuộc sống ở nhóm đối tượng HIV/AIDS thấp hơn so với quẩn thể nam giới
chuẩn. Các khía cạnh về sức khỏe bị ảnh hưởng lớn nhất. Khi thực hiện so
sánh theo các biến về y tế và nhân khẩu cho các phân nhóm khác nhau trong
mẫu bệnh nhân HIV, sự khác biệt về khía cạnh thể chất là nổi bật nhất. Có
triệu chứng của HIV, điều trị ARV, nghỉ việc hoặc mất khả năng lao động, thu

nhập thấp và giáo dục cơ bản được chứng minh là có sự liên quan chặt chẽ
với tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống thấp.
Nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả O'Keefe thực hiện tại Nam Phi
cũng cho kết quả tương tự [24]. Tác giả tiến hành một nghiên cứu cắt ngang
với mục tiêu là đánh giá chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV sử dụng


14

bộ công cụ SF-36, đồng thời xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố giới tính,
chủng tộc và giai đoạn lâm sàng đến chất lượng cuộc sống của họ. Nghiên
cứu chỉ ra đối tượng HIV có điểm số chất lượng cuộc sống ở tất cả các khía
cạnh thấp hơn đáng kể so với nhóm so sánh; phần lớn sự suy giảm các chức
năng xảy ra sớm đối với các bệnh nhân ở giia đoạn lâm sàng 1 và 2. Ngoài ra,
tác động của HIV đối với chất lượng cuộc sống độc lập với nguồn gốc chủng
tộc của người nhiễm.
Các yếu tố xã hội-nhân khẩu học và tâm lý có thể ảnh hưởng đến chất
lượng cuốc sống của bệnh nhân HIV. Việc chẩn đoán nhiễm HIV có thể gây ra
những tác động có hại. Trong đó, bao gồm tạm ngừng công việc, hạn chế
trong hoạt động xã hội, phụ thuộc vào người khác, hỗ trợ xã hội hạn chế và kỹ
năng ứng phó kém. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân [25].
Kết quả tương tự cũng được xác định trong nghiên cứu của tác giả
Hays, trong đó, các yếu tố nhân khẩu học-xã hội như tuổi già, nữ giới, thất
nghiệp và thu nhập thấp có ảnh sự liên quan đến chất lượng cuộc sống thấp ở
bệnh nhân [26]. Mục đích của nghiên cứu này nhằm so sánh chất lượng cuộc
sống của các bệnh nhân người lớn nhiễm HIV với dân số nói chung và với
những bệnh nhân có các bệnh mạn tính khác; đồng thời xác định mối liên
quan giữa các biến nhân khẩu học và mức độ nghiêm trọng bệnh đối với chất
lượng cuộc sống. Thang đo gồm 28 câu hỏi bao phủ tám lĩnh sức khỏe (chức

năng thể chất, cảm xúc hạnh phúc, vai trò chức năng, đau, nhận thức về sức
khỏe nói chung, hoạt động xã hội, năng lượng, và tàn tật) được sử dụng để đo
lường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tám khía cạnh được kết hợp
thành điểm tổng kết sức khỏe thể chất và tinh thần. Điểm số SF-36 về chức
năng thể chất và tinh thần được so sánh với nhóm dân số nói chung của Mỹ
và những bệnh nhân có các bệnh mãn tính khác trên một thang điểm từ 0 đến


15

100. Chức năng thể chất không có sự khác biệt ở người lớn có bệnh HIV
không có triệu chứng so với nhóm dân số tổng quát, nhưng tệ hơn nhiều đối
với những người có triệu chứng hoặc những người đủ tiêu chuẩn cho các hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Chức năng tinh thần không có sự khác
biệt giữa các bệnh nhân với các giai đoạn khác nhau, tuy nhiên lại thấp hơn so
với dân số nói chung và bệnh nhân có các bệnh mãn tính khác, ngoại trừ yêu
tố trầm cảm. Trong phân tích đa biến, các triệu chứng liên quan đến HIV đã
được chứng minh là có sự liên quan chặt chẽ với sức khỏe thể chất và tinh
thần, trong khi chủng tộc, giới tính, tình trạng bảo hiểm y tế, giai đoạn bệnh,
và CD4 có mức độ liên quan yếu hơn.
Một nghiên cứu khác được thực hiện ở miền Bắc Ấn Độ với mục đích
nhằm xác định tác động của HIV/AIDS đối với chất lượng cuộc sống cũng kết
luận rằng chất lượng cuộc sống có sự liên quan với giáo dục, thu nhập, nghề
nghiệp, hỗ trợ gia đình và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân [27]. Đây cũng
là một nghiên cứu cắt ngang, trong đó chất lượng cuộc sống được đánh giá
bằng cách sử dụng tgabg đo WHOQOL-BREF (Tiếng Hin-du). Kết quả cho
thấy có một sự khác biệt đáng kể chất lượng cuộc sống ở khía cạnh thể chất
giữa các bệnh nhân không có triệu chứng và bệnh nhân AIDS (p <0,001) và
bệnh nhân không có triệu chứng so với các bệnh nhân có triệu chứng (p =
0,014). Chất lượng cuộc sống ở khía cạnh tâm lý thấp hơn đáng kể ở các bệnh

nhân có triệu chứng (p <0,05) và bệnh nhân AIDS (p <0,006) so với cá nhân
không có triệu chứng. Một sự khác biệt đáng kể chất lượng cuộc sống ở khía
cạnh tâm lý đã được quan sát ở các đối tượng với tình trạng giáo dục
(p<0,037) và thu nhập khác nhau (p <0,048). Điểm chất lượng cuốc sống tốt
hơn đáng kể ở khía cạnh thể chất (p <0,040) và môi trường (p <0,017) với
những bệnh nhân hiện đang có việc làm. Bệnh nhân với sự hỗ trợ gia đình có
điểm số chất lượng cuộc sống tốt hơn trong khía cạnh môi trường.


16

Tác giả Meng và cộng sự cũng có kết quả tương tự liên quan đến tác
động của đặc điểm nhân khẩu học xã hội lên chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân HIV/AIDS [28]. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm kiểm tra độ tin cậy
và tính giá trị của công cụ SF-36 trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống
của người sống chung với HIV/AIDS ở Trung Quốc. Chất lượng cuộc sống
của 114 người sống chung với HIV đã được đánh giá dựa trên 1604 cư dân
nông thôn ở tỉnh Tứ Xuyên. Hệ số Cronbach’ alpha trong tám khía cạnh của
SF-36 dao động từ 0,75 đến 0,92. Các điểm số trung bình của những người
sống chung với HIV trong tám khía cạnh dao động từ 21,4 đến 61,0, thấp hơn
đáng kể so với mức độ thông thường của quần thể nói chung. Tuổi, giới tính,
và thời gian nhiễm là những yếu tố chính ảnh hưởng chất lượng cuộc sống
của người sống chung với HIV.
1.4.3. Các yếu tố lâm sàng và điều trị
Các yếu tố lâm sàng bao gồm giai đoạn lâm sàng, nhiễm trùng cơ hội,
số lượng tế bào CD4 hay cân nặng và chỉ số khối cơ thể (BMI) đã được chứng
minh là có sự liên quan chặt chẽ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
HIV/AIDS điều trị ART trên thế giới và Việt Nam.
Nghiên cứu của tác giả Ma Liping thực hiện năm 2014 trên 2479 bệnh
nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã tìm

hiểu sự liên quan giữa các yếu tố lâm sàng kể trên với từng khía cạnh chất
lượng cuộc sống sử dụng thang đo WHO-QOL BREF [29]. Kết quả cho thấy,
các yếu tố về tuổi, số lượng tế bào CD4, và tuân thủ điều trị có sự liên quan
đến khía cạnh chất lượng cuộc sống thể chất của bệnh nhân. Số lượng tế bào
CD4, tuân thủ điều trị và giai đoạn lâm sàng cũng là yếu tố dự báo các khía
cạnh chất lượng cuộc sống về tâm lý và xã hội.
Trong một mẫu nghiên cứu 139 bệnh nhân HIV hoặc đang ở giai đoạn
AIDS, Marieh Nojomi và cộng sự đã chỉ các yếu tố quan trọng nhất ảnh


17

hưởng đến sự suy giảm chất lượng cuộc sống ở người nhiễm HIV bao gồm
giới tính, hiện đang ly dị hoặc ở góa, số lượng tế bào CD4 thấp và ở các giai
đoạn lâm sàng cao có nhiều các nhiều các nhiễm trùng cơ hội [30]. Cũng có
kết quả tương tự, nghiên cứu của tác giả Michael L. Campsmith thực hiện trên
3778 bệnh nhân HIV/AIDs cho thấy các bệnh nhân có độ tuổi cao, nữ giới,
tiêm chích ma túy, trình độ học vấn và kinh tế thấp, không có bảo hiểm và có
số lượng tế bào CD4 thấp là các yếu tố dự báo chất lượng cuộc sống thấp ở
bệnh nhân [31]. Tìm hiểu các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống khac ở
bệnh nhân HIV/AIDS, tình trạng miễn dịch thể hiện qua số lượng tế bào CD4
là một trong các yếu tố thường gặp nhất.
Ngoài miễn dịch và giai đoạn lâm sàng, các nghiên cứu cũng chỉ ra
bệnh nhân có chất lượng cuộc sống thấp thường thường có xu hướng có tải
lượng vi rút ở ngưỡng cao. Nghiên cứu của tác giả S.A. Call báo cáo kết quả
nghiên cứu trên 158 bệnh nhân điều trị ARV với mục tiêu chính là tìm hiểu sự
liên quan giữa tải lượng vi rút và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [7]. Kết
quả đã chứng minh tải lượng vi rút có sự liên quan tiêu cực đến tất cả các khía
cạnh chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, bao gồm thể chất, đau đớn, và tâm
lý. Cũng trong nghiên cứu này, số lượng tế bào CD4 thấp cũng có sự liên

quan chặt chẽ đến chất lượng cuộc sống thấp ở bệnh nhân.
Việc điều trị thuốc kháng vi rút giúp cải thiện về mặt vi rút học, miễn
dịch học cũng như lâm sàng của bệnh nhân. Tuy nhiên, sự thành công của
việc điều trị thuốc ARV phụ thuộc không nhỏ vào sự tuân thủ điều trị. Các
nghiên cứu đã cho thấy bệnh nhân tuân thủ kém dẫn đến các đáp ứng không
tốt về điều trị, từ đó gây ảnh hưởng xấu lên chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân [3, 17]. Các yếu tố về hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, đồng đẳng và nhân viên
y tế cũng đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo tuân thủ điều trị và chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân.


18

Bên cạnh giai đoạn lâm sàng và miễn dịch, chỉ số khối cơ thể (BMI)
cũng là một trong yếu tố lâm sàng quan trọng dự báo chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra dinh dưỡng kém gây ra các
tác động xấu đến sức khỏe, đáp ứng điều trị cũng như chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân [32, 33]. HIV có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng suy
dinh dưỡng do tăng nhu cầu năng lượng cần thiết, trong khi làm giảm sự thèm
ăn, hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng. Trong khi đó, chế độ dinh dưỡng
hàng ngày của các bệnh nhân nhiễm HIV thường hay bị bỏ qua. Việc bỏ ăn
khiến sức khỏe họ ngày càng suy yếu. Thực phẩm không an toàn và tình trạng
dinh dưỡng kém có thể gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe của người
nhiễm HIV. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dinh dưỡng kém là nguyên nhân
đẩy nhanh tiến triển của HIV dẫn đến sự suy giảm miễn dịch ngày càng trầm
trọng trên bệnh nhân. Ngoài ra, tình trạng này diễn biến kéo dài còn làm suy
yếu sự tuân thủ cũng như đáp ứng với điều trị kháng vi rút, đồng thời làm
trầm trọng thêm tác động kinh tế xã hội do HIV (như giảm khả năng và năng
suất lao động, tăng chi phí và gánh nặng y tế...).
1.3.4. Các yếu tố về hành vi sử dụng chất gây nghiện

Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, sử dụng các chất gây nghiện bao
gồm ma túy dạng opioid, thuốc là và rượu bia rất phổ biến ở các đối tượng
sống chung với HIV/AIDS. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các tác động tiêu cực
của tình trạng lạm dụng chất gây nghiện đến đáp ứng điều trị ARV cũng như
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS.
Thuốc lá đã được chứng minh là có sự liên quan đến chất lượng cuộc
sống của người nhiễm HIV/AIDS. Hai nghiên cứu của tác giả John Kowal
thực hiện năm 2008 và Crothers K thực hiện năm 2005 cho thấy thuốc lá ảnh
hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [34, 35]. Trong nghiên
cứu của tác giả Kowal, các bệnh nhân HIV/AIDS hiện đang sử dụng thuốc lá


19

điểm số chất lượng cuộc sống thấp nhất, so với các bệnh nhân đã cai thuốc
hoặc chưa bao giờ hút thuốc[34]. Những người hút thuốc có nhiều nguy cơ mắc
các bệnh phổi và triệu chứng hô hấp, có thể ảnh hưởng sức khỏe thể chất của
họ [19]. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng cho thấy các tác động không tốt đến sức
khỏe tâm thần của bệnh nhân [35]. Bệnh lý tâm thần đồng nhiễm chiếm tỉ lệ
cao trong các bệnh nhân HIV/AIDS, trong đó, hút thuốc được giải thích như
một cách để họ đối phó đối với các triệu chứng trầm cảm và lo âu [36].
Lạm dụng rượu có liên quan nhiều đến các hậu quả nguy hại cho cá
nhân, gia đình và cộng đồng. Lạm dụng rượu rất phổ biến trong trong những
người nhiễm HIV. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu tác động của lạm dụng
rượu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS còn
khá hạn chế [37]. Nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Bách năm 2013 cho thấy,
mức độ lạm dụng rượu bia cao ở bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam, đồng
thời những người lạm dụng rượu bia có tuân thủ điều trị kém hơn so với
những người không uống rượu [38]. Tuân thủ điều trị kém có thể ảnh hưởng
đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, tuy nhiên chưa có các

bằng chứng nghiên cứu về tác động trực tiếp của rượu bia đến các yếu tố trên.
Các nghiên cứu đã cho thấy sử dụng ma túy có sự liên quan đến chất
lượng cuộc sống thấp ở các bệnh nhân HIV/AIDS. Nghiên cứu của tác gỉa
Aden B thực hiện trên 307 bệnh nhân tại 9 phòng khám điều trị HIV ở Hoa
Kỳ cho thấy, sử dụng ma túy bao gồm opioid và các chất khác có sự liên quan
chặt chẽ đến thỏa dụng sức khỏe của bệnh nhân. Tác giả P. Todd Korthuis
nghiên cứu tác động các lạm dụng chất gây nghiện đến chất lượng cuộc sống
của người nhiễm HIV/AIDS trên 951 bệnh nhân từ 14 phòng khám. Kết quả
cho thấy, lạm dụng chất gây nghiện được xác định ở 37% bệnh nhân. Qua mô
hình hồi quy tuyến tính đa biến, lạm dụng ma túy tác động tiêu cực đến cả
khía cạnh sức khỏe thể chất và tâm thần của đối tượng [39].


20

1.3.5. Các yếu tố kỳ thị và phân biệt đối xử
Nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra kỳ thị, lo sợ về tình trạng bệnh tật,
phân biệt đối xử từ gia đình và cộng đồng có sự liên quan đến tiếp cận điều trị
muộn, tuân thủ và đáp ứng điều trị kém và chất lượng cuộc sống thấp ở người
nhiễm HIV/AIDS.
Holzenmer và cộng sự đã phát triển một khung lý thuyết về kỳ thị liên
quan đến HIV/AIDS và tác động của nó đến người sống chung với HIV, trong
đó, xác định chất lượng cuộc sống như một đầu ra sức khỏe chính của kỳ thị
và phân biệt đối xử [40]. Sự sợ hãi các thành kiến và phán xét của người khác
ảnh hưởng đến người nhiễm về cảm nhận về của họ với HIV và cách họ
đương đầu chống lại căn bệnh này. Người nhiễm HIV/AIDS thường tự đổ lỗi,
tự trách bản thân và xấu hổ, điều này gây ra các tác động tiêu cực đến tiếp cận
điều trị, tuân thủ điều trị của họ. Bên cạnh đó, bệnh nhân HIV cũng thường
xuyên cảm thấy lo âu, buồn chán dẫn đến trầm cảm và các bệnh lý tâm thần
kéo dài khiến họ khó làm việc được bình thường và hòa nhập cộng đồng. Như

vậy, có thể nói sự kỳ thị tác động đến tất cả các khía cạnh chất lượng cuộc
sống ở bệnh nhân, bao gồm cả thể chất, tâm thần và xã hội.
Trong một nghiên cứu khác, tác giả Holzemer và cộng sự đã tiến hành
tìm hiệu sự liên quan của các yếu tố nhân khẩu học, tình trạng bệnh, sự kỳ thị
và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [41]. Nghiên cứu thực hiện trên 726
người nhiễm HIV/AIDS, trong đó, tìm ra sự kỳ thị đóng góp một cách độc lập
đáng kể đến chất lượng cuộc sống với 5,3% của phương sai được giải thích
trong tổng điểm chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu của tác giả Aaron G.
Buseh thực hiện tại Hoa Kỳ với 55 người nhiễm HIV/AIDS gốc Phi cũng cho
thấy các tác động tiêu cực của kỳ thị tới chất lượng cuộc sống [42]. Kết quả
trong nghiên cứu này cho thấy kỳ thị và phân biệt đối xử đóng góp tới 40,8%
phương sai được giải thích của chất lượng cuộc sống, yếu tố đóng góp lớn


21

nhất trong mô hình của tác giả.
Tác giả Xiaohua Wu đã thực hiện một nghiên cứu tại Trung Quốc nhằm
xác định mối liên quan giữa kỳ thị phân biệt đối xử, hỗ trợ xã hội và chất
lượng cuộc sống ở người nhiễm HIV/AIDS [43]. Thực hiện trên 190 bệnh
nhân, kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ kỳ thị, hỗ trợ xã hội và chất lượng
cuộc sống đều ở mức trung bình. Sử dụng mô hình hồi quy đa biến, tác giả đã
chỉ ra mức độ kỳ thị thấp và hỗ trợ từ gia đình và xã hội cao là các yếu tố dự
báo chất lượng cuộc sống tốt hơn ở những người nhiễm HIV.


22

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2015, số liệu
được thu thập từ tháng 3/2013-3/2014 tại thành phố Hà Nội và tỉnh Nam
Định. Đây là đều là hai địa bàn có dịch HIV phát triển mạnh tại miền Bắc, với
số người nhiễm lần lượt là hơn 20,000 người tại Hà Nội và xấp xỉ 4,000 tại
Nam Định.
Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, là thành phố lớn nhất Việt Nam
về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ hai về
dân số với 6,699,600 người. Hà Nội là địa bàn có số lượng người nhiễm HIV
đừng thứ hai trên cả nước chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí Minh. Ước tính
năm 2013, số người nhiễm HIV là 20,000 người, dịch tập trung chủ yếu ở
nhóm nghiện chích ma tuý (chiếm 24%) và phụ nữ bán dâm (chiếm 22%).
Ngoài ra, Hà Nội cũng đứng thứ hai cả nước về số lượng nam tình dục đồng
giới nhiễm HIV. Là một trong những địa phương triển khai điều trị ART cho
người nhiễm HIV đầu tiên trên cả nước, hiện tại, Hà Nội có 23 phòng khám
ngoại trú với số lượng bệnh nhân đang điều trị ART xấp xỉ khoảng 10,000
người, chiếm 50% tổng số người nhiễm.
Nam Định là tỉnh lớn với 2 triệu dân nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc
Bộ. Đây cũng là một trong những địa bàn có dịch HIV phát triển mạnh tại
miền Bắc, với xấp xỉ 4,000 người đang sống chung với HIV/AIDS, chủ yếu ở
nhóm nghiện chích ma tuý. Hiện tại, Nam Định đang triển khai điều trị ART
cho trên 1,000 bệnh nhân với 8 phòng khám ngoại trú.


23

2.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang đăng ký

khám và điều trị ART tại các cơ sở nghiên cứu.
Tiêu chuẩn lựa chọn như sau:
- Đối tượng là các bệnh nhân HIV/AIDS từ 18 tuổi trở lên, có đăng ký
điều trị và/ hoặc đang được điều trị ART tại các cơ sở y tế đã lựa chọn.
- Bệnh nhân đến cơ sở y tế trong thời gian tiến hành nghiên cứu để lấy
thuốc ARV, khám ngoại trú hoặc nằm điều trị nội trú tại Khoa truyền nhiễm
của Bệnh viện.
- Bệnh nhân không có các vấn đề về tâm thần, tri giác, và có thể trả lời
phỏng vấn.
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
2.4.1. Cách chọn mẫu
Nghiên cứu tiến hành chọn mẫu thuận tiện, tiếp cận đối tượng nghiên
cứu dựa vào cơ sở y tế, bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Chọn chủ đích 2 thành phố lớn là Hà Nội và Nam Định. Đây
là 2 địa bàn trung tâm của dịch HIV ở miền Bắc, với số người nhiễm lớn.
- Bước 2: Chọn chủ đích các cơ sở y tế tại 2 thành phố, với tiêu chí là
các nơi cung cấp dịch vụ điều trị ART, có số bệnh nhân lớn, và có đủ các
tuyến: Trung ương, tỉnh, và huyện, và có đủ cả khu vực thành thị và nông
thôn. Các địa bàn chọn bao gồm: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hà Đông,
Trung tâm y tế huyện Từ Liêm, Đông Anh, Hoàng Mai, Long Biên,(Thành
phố Hà Nội), TTYT huyện Xuân Trường, TTYT thành phố Nam Định và
bệnh viện Đa Khoa tỉnh Nam Định (Tỉnh Nam Định).
- Bước 3: Tại các cơ sở y tế, cán bộ điều tra sẽ tiếp cận các bệnh nhân
ngoại trú và nội trú (nếu có) một cách thuận tiện trong quá trình họ đến khám,
nhận thuốc ARV, hoặc đang nằm điều trị tại khoa Truyền nhiễm. Bệnh nhân


24

được giới thiệu đầy đủ thông tin về nghiên cứu, và được mời tham gia nghiên

cứu. Điều tra viên sẽ chọn phỏng vấn đến khi có đủ số đối tượng dự kiến cho
mỗi cơ sở. Thời gian thu thập số liệu kéo dài 1-2 tháng.
Việc chọn mẫu thuận tiện này làm giảm tính giá trị ngoại suy và khái
quát hóa của kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, do tính bí mật về thông tin của
bệnh nhân HIV/AIDS, việc lập khung mẫu và chọn mẫu theo các phương
pháp có tham số và đại diện cho quần thể là không thể thực hiện được. Vì vậy,
chiến lược chọn mẫu trình bầy trên đây đảm bảo tính khả thi cho việc tiến
hành nghiên cứu. Đồng thời, lựa chọn chủ đích các cơ sở y tế đa dạng, ở các
tuyến khác nhau, và ở các địa bàn khác nhau sẽ làm tăng tính biến thiên của
các giá trị đo lường, giúp mô tả tốt hơn các biến số nghiên cứu.
2.4.2. Cỡ mẫu
Cân nhắc các yếu tố như nguồn lực, thời gian, và quy mô của nghiên
cứu, cỡ mẫu được phân bổ cho các cơ sở y tế một cách chủ đích, theo tiêu chí:
1) Phỏng vấn ít nhất 200 đối tượng ở các cơ sở có số lượng bệnh nhân
lớn (>500 BN); ít nhất 30 đối tượng ở các cơ sở cố lượng bệnh nhân nhỏ
(100-150 BN).
2) Phân bố mẫu theo các tuyến cân đối, cụ thể là: 25% tuyến Trung Ương,
25% tuyến tỉnh, và 50% tuyến huyện. Sử dụng chọn mẫu thuận tiện, là các
khách hàng đến cơ sở y tế, và do tính bí mật, không thể xây dựng khung mẫu.
Trong 8 cơ sở lựa chọn tham gia nghiên cứu, có 4 cơ sở có số lượng
bệnh nhân >500 và 4 cơ sở có số lượng bệnh nhân từ 100-150 bệnh nhân.
Như vậy cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là: 920 bệnh nhân. Hiệu chỉnh tỉ lệ
đáp ứng và hoàn thành phỏng vấn ở mức 80%, chúng tôi thu được số mẫu cần
thu thập là: 920/0,8 = 1150 bệnh nhân. Sau khi tiến hành thu thập số liệu,
tổng cộng có 1132 bệnh nhân đồng ý tham gia. Danh sách các cơ sở và số
lượng bệnh nhân tham gia như sau:


25


STT

Cơ sở

n

%

1

Khoa Truyền nhiễm – Bạch Mai

277

24,47

2

BVĐK Hà Đông

201

17,76

3

BVĐK tỉnh Nam Định

71


6,27

4

TTYT huyện Đông Anh

226

19,96

5

TTYT quận Hoàng Mai

221

19,52

6

TTYT quận Long Biên

77

6,8

7

TYTT huyện Xuân Trường


32

2,83

8

TTYT thành phố Nam Định

27

2,39

1,132

100

Tổng
2.5. Công cụ đo lường

2.5.1. Thông tin nhân khẩu học, tình trạng kinh tế - xã hội
Qua phỏng vấn trực tiếp, nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin về đặc
điểm kinh tế xã hội của bệnh nhân. Các đặc điểm kinh tế xã hội bao gồm tuổi,
giới tính, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, trình độ học vấn, việc làm và thu nhập.
2.5.2. Thông tin về các hành vi nguy cơ
Hành vi tình dục được đo lường qua tham khải bộ chỉ số giám sát và
đánh giá Quốc gia về HIV/AIDS và IBBS - HIV/STI Integrated Biological
and Behavior Surveillance, bao gồm các câu hỏi sau:
- “Tỉ lệ sử dụng bao cao su trong những lần quan hệ trong một năm vừa qua”;
- “Sử dụng bao cao su trong lần quan hệ gần nhất với từng loại bạn tình”;
Hành vi tiêm chích ma tuý bao gồm 2 câu hỏi:

- “Hiện tại có sử dụng ma tuý không?”; “Loại ma tuý sử dụng là gì?”;
- “Tần suất sử dụng trong vòng 30 ngày qua”;
Hành vi sử dụng rượu/bia được đánh giá bằng công cụ AUDIT-C. Đây
là phiên bản rút gọn của công cụ AUDIT, bao gồm 3 câu hỏi: “Mức độ thường
xuyên sử dụng rượu/bia”; “Số chén rượu trong mỗi lần sử dụng thông


×