Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

HÀNH VI TỰ HUỶ HOẠI BẢN THÂN CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 127 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC

NGUYỄN THANH HUÂN

HÀNH VI TỰ HUỶ HOẠI BẢN THÂN CỦA
HỌC SINH CUỐI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ở NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC

NGUYỄN THANH HUÂN

HÀNH VI TỰ HUỶ HOẠI BẢN THÂN CỦA
HỌC SINH CUỐI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ở NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm lý học

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn khoa học
Ths. MAI MỸ HẠNH

TP. HỒ CHÍ MINH – 2017



LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thạc sĩ Mai Mỹ Hạnh, người đã dành nhiều
tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ
Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô đã tận tình dạy bảo tôi suốt thời gian học tập tại trường.
Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn khoa Tâm lý học trường Đại học Sư
Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình
học ở trường.
Dù đã rất cố gắng để hoàn thành luận văn bằng sự nhiệt tình của mình, song không
thể tránh khỏi những thiếu sót, do vậy, rất mong nhận được những đóng góp ý kiến quý
báu từ quý thầy cô.
Trân trọng!
Thành phố Hồ Chí Minh, 25 tháng 4 năm 2017
Nguyễn Thanh Huân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................................ 2
5. Giả thuyết khoa học .................................................................................................... 2
6. Giới hạn của đề tài ...................................................................................................... 2
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 3
8. Đóng góp của đề tài..................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI BẢN THÂN
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Lịch sử nghiên cứu về hành vi THHBT của học sinh THCS .................................. 5

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề hành vi THHBT của học sinh THCS ở nước
ngoài ................................................................................................................................ 5
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề hành vi THHBT của học sinh THCS ở trong
nước ............................................................................................................................... 11
1.2. Lý luận nghiên cứu vấn đề về hành vi THHBT ..................................................... 15
1.2.1. Các vấn đề lý luận về hành vi ............................................................................. 15
1.2.1.1. Định nghĩa về hành vi ...................................................................................... 15
1.2.1.1. Phân loại hành vi .............................................................................................. 17
1.2.2. Các vấn đề lý luận về hành vi lệch chuẩn ........................................................... 19
1.2.2.1. Định nghĩa hành vi lệch chuẩn ......................................................................... 19
1.2.2.2. Những cơ sở xét đoán hành vi lệch chuẩn ....................................................... 20
1.2.2.3. Các quan niệm khác nhau về nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch chuẩn ......... 23
1.2.2.4. Các tiêu chí để chẩn đoán hành vi lệch chuẩn ................................................. 27
1.2.2.5. Phân loại hành vi lệch chuẩn ............................................................................ 28
1.2.3. Lý luận về hành vi THHBT ................................................................................ 29
1.2.3.1. Định nghĩa về hành vi THHBT ........................................................................ 29
1.2.3.2. Các mức độ của hành vi THHBT ..................................................................... 31
1.2.3.3. Phân loại hành vi THHBT................................................................................ 32


1.2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi THHBT .................................................... 34
1.2.3.5. Biểu hiện hành vi THHBT của học sinh THCS ............................................... 36
1.2.4. Một số đặc điểm sinh lý và tâm lý của học sinh THCS ...................................... 39
1.2.4.1. Một số đặc điểm sinh lý của học sinh THCS ................................................... 39
1.2.4.2. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh THCS.................................................... 40
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 45
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI BẢN THÂN
CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng về hành vi THHBT của học sinh ở một số

trường THCS tại Tp. HCM ........................................................................................... 46
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi THHBT của học sinh ở một số trường
THCS tại Tp. HCM từ bảng hỏi sàng lọc...................................................................... 50
2.2.1. Thực trạng tự đánh giá hành vi THHBT của học sinh ở một số trường THCS
tại Tp. HCM .................................................................................................................. 50
2.2.2. Nhận thức về hành vi TTHBT của học sinh ở một số trường THCS tại Tp.
HCM .............................................................................................................................. 52
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng về hành vi THHBT của học sinh ở một số
trường THCS tại Tp. HCM ........................................................................................... 53
2.3.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu được sàng lọc .................................................. 53
2.3.2. Thực trạng về thời gian và mức độ thực hiện hành vi THHBT của học sinh ở
một số trường THCS tại Tp. HCM ............................................................................... 55
2.3.3. Thực trạng biểu hiện hành vi THHBT của học sinh ........................................... 62
2.3.4. Thực trạng mức độ hành vi THHBT của học sinh THCS .................................. 78
2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi THHBT của học sinh THCS ..................... 86
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Thứ

Viết đầy đủ

Viết tắt

1


Điểm trung bình

ĐTB

2

Phần trăm

%

3

Trung học cơ sở

THCS

4

Trung học phổ thông

THPT

5

Thành phố Hồ Chí Minh

Tp.HCM

6


Tự huỷ hoại bản thân

THHBT

tự


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cách quy điểm từng câu trong bảng hỏi chính thức .......................48
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp cách quy điểm từng câu .........................................49
Bảng 2.3. Cách tính điểm mức độ hành vi THHBT .......................................49
Bảng 2.4. Thực trạng tự đánh giá hành vi THHBT của học sinh THCS ........50
Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức của học sinh về hành vi THHBT .................52
Bảng 2.6. Vài nét về khách thể nghiên cứu ....................................................53
Bảng 2.7. Thời gian thực hiện hành vi THHBT của học sinh ........................56
Bảng 2.8. Tần số thực hiện hành vi THHBT của học sinh khi không có sự
căng thẳng hay buồn bã...................................................................................57
Bảng 2.9. Tần số thực hiện hành vi THHBT của học sinh khi có chuyện buồn
hay gặp áp lực .................................................................................................58
Bảng 2.10. Thực trạng tiết lộ về hành vi THHBT của học sinh THCS ..........60
Bảng 2.11. Thực trạng che dấu về hành vi THHBT của học sinh THCS .......60
Bảng 2.12. Địa điểm thực hiện hành vi THHBT của học sinh THCS ............60
Bảng 2.13. Biểu hiện hành vi THHBT trong nhận thức của học sinh ............62
Bảng 2.14. Biểu hiện hành vi THHBT trong thái độ của học sinh .................66
Bảng 2.15. Biểu hiện hành vi THHBT trên thân thể của học sinh .................69
Bảng 2.16. Biểu hiện hành vi THHBT trong thói quen sinh hoạt hằng ngày .72
Bảng 2.17. Biểu hiện hành vi THHBT trong mối quan hệ giao tiếp ..............76
Bảng 2.18. Điểm trung bình mức độ hành vi THHBT của học sinh THCS ...78
Bảng 2.19. Mức độ hành vi THHBT của học sinh THCS ..............................79
Bảng 2.20. So sánh mức độ hành vi THHBT của học sinh THCS trên phương

diện giới tính ...................................................................................................80
Bảng 2.21. Các mức độ hành vi THHBT của học sinh THCS trên phương
diện giới tính ...................................................................................................81
Bảng 2.22. So sánh mức độ hành vi THHBT của học sinh THCS trên phương
diện kết quả học tập ........................................................................................82
Bảng 2.23. Các mức độ hành THHBT của học sinh THCS trên phương diện
kết quả học tập ................................................................................................83


Bảng 2.24. So sánh mức độ hành vi THHBT của học sinh THCS trên phương
diện hạnh kiểm ................................................................................................84
Bảng 2.25. Các mức độ hành vi THHBT của học sinh THCS trên phương
diện hạnh kiểm ................................................................................................86
Bảng 2.26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi THHBT của học sinh THCS
.........................................................................................................................86


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Biểu đồ mô tả quá trình những tác nhân kích thích thúc đầy hành
vi xuất hiện và hậu quả khi hành vi xuất hiện .............................................26
Biểu đồ 2.1. Mức độ hành vi THHBT của học sinh THCS ........................80
Biểu đồ 2.2. Mức độ hành vi THHBT của học sinh trên phương diện giới
tính ...............................................................................................................81
Biểu đồ 2.3. Tổng điểm trung bình hành vi THHBT của học sinh trên
phương diện kết quả học tập ........................................................................83
Biểu đồ 2.4. Tổng điểm trung bình hành vi THHBT của học sinh trên
phương diện hạnh kiểm ...............................................................................85


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trước những thách thức của sự phát triển kinh tế xã hội, những rối
loạn tâm thần học đường có xu hướng ngày càng cao và là một vấn đề ngày càng
được quan tâm. Các bệnh lý về sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi học sinh THCS có
thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần và đặc biệt là các lệch lạc về
cảm xúc và hành vi. Ngày nay đã có các phương pháp điều trị có hiệu quả cho
những rối loạn tâm lý tâm thần, nhưng dựa trên những chứng cứ thực tế cho thấy
rằng chỉ có khoảng 20% trẻ em có các rối loạn này được tiếp xúc với các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe tâm lý, tâm thần, và những rối loạn tâm lý tâm thần cao hơn
hẳn so với tỉ lệ người mắc bệnh ở các lứa tuổi khác [64].
Sự phát triển tính cách tăng đậm (là các phương án cực hạn của chuẩn bình
thường và khi đó các nét của tính cách được tăng cường có phần tăng đậm thái
quá) thường bộc phát ở tuổi thiếu niên, vào giai đoạn hình thành tính cách và theo
bám tương đối chặt chẽ với các giai đoạn phát triển tiếp theo của trẻ [4]. Trong
tình trạng này, ở trẻ thiếu niên xuất hiện tính nhạy cảm tăng cường với một số các
tác động gây chấn thương tâm lý xác định, trong khi lại ổn định với các tác động
khác. Các nghiên cứu về sự phát triển tính cách tăng đậm đầu tiên là của K.
Lêôngarđô, A. E. Litrcô, A. A. Alêcxanđrôv và các tác giả khác. Tần suất hiện
diện của các nét tính cách này cũng khác nhau ở thiếu niên: từ 42% đến 62% học
sinh trong các nhà trường phổ thông bình thường; 66% trong số trẻ có hành vi
lệch chuẩn và 87% - trẻ phạm pháp. Tính cách phát triển tăng đậm không phải là
bệnh lý, mà là các phương án phát triển bình thường nhưng rất dễ dẫn đến các
hành vi lệch chuẩn và lâu dài. Trong đó có hành vi tự hủy hoại bản thân nếu
không được chỉnh trị hoặc uốn nắn sẽ dẫn đến các bệnh thái nhân cách [56].
Hành vi tự hủy hoại bản thân sẽ có nguy cơ cao hơn ở lứa tuổi thanh thiếu
niên không chỉ do những biến động về sự dậy thì và phát triển tâm lý ở lứa tuổi
này. Đặc biệt, trước những áp lực như vấn đề học hành, thể hiện bản thân, kỳ
vọng của gia đình – nhà trường và xã hội khiến cho những căng thẳng tâm lý của
các em tăng cao. Không ít trường hợp, thanh thiếu niên phải đối diện thêm với sự
khó khăn về gia đình như cha mẹ ly hôn, bị bỏ rơi, bị bạo lực hay đối xử thiếu


1


công bằng trong gia đình hay từng bị lạm dụng tình dục, bạo lực học đường… Tất
cả những yếu tố này đều chi phối một cách trực tiếp đến hành vi THHBT của
thanh thiếu niên như một hình thức giải tỏa những khó khăn trong chính cuộc
sống của các em.
Do đó việc xác định các loại hành vi tự hủy hoại bản thân và đánh giá mức độ,
biểu hiện của các loại hành vi THHBT của học sinh THCS là một việc làm cần thiết
hiện nay. Từ những cơ sở trên, đề tài “Hành vi tự hủy hoại của học sinh cuối cấp
THCS ở nội thành TP.HCM” được xác lập.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu biểu hiện và mức độ hành vi THHBT của học sinh THCS ở nội thành
TP.HCM.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đề tài như: hành vi dưới góc độ
Tâm lý học; tự hủy hoại, THHBT; hành vi THHBT; biểu hiện hành vi THHBT, đặc
điểm tâm lý của học sinh THCS.
- Khảo sát thực trạng biểu hiện và mức độ hành vi THHBT, xác định một số
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi THHBT của học sinh THCS ở nội thành Tp.HCM.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hành vi tự hủy hoại bản thân.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh tại một số trường THCS ở nội thành Tp. HCM.
5. Giả thuyết khoa học
Biểu hiện và mức độ hành vi THHBT của học sinh THCS ở nội thành Tp. HCM
chủ yếu ở mức trung bình.
6. Giới hạn của đề tài

6.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu xác định các loại hành vi THHBT của học
sinh THCS, mức độ, biểu hiện và tiêu chí đánh giá của từng loại hành vi trên cơ sở
nghiên cứu lý luận và thực trạng.

2


6.2. Khách thể nghiên cứu
Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu trên học sinh THCS ở nội thành TP.HCM.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như khái niệm
hành vi, phân loại hành vi, biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của hành vi tự hủy hoại
bản thân. Nghiên cứu đề tài (xây dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng) được tiến hành
trên cấu trúc đã được xác lập.
7.1.2. Quan điểm thực tiễn
Hành vi tự hủy hoại bản thân là mối quan tâm của toàn xã hội hiện nay. Báo chí
và các phương tiện thông tin đại chúng khác không ngừng đưa tin về một số thực
trạng, một số hậu quả nghiêm trọng xảy ra từ việc THHBT trên bình diện sức khỏe.
Vì vậy, việc tìm hiểu hành vi THHBT, phân tích các yếu tố dẫn đến những hành vi
THHBT của học sinh cuối cấp THCS đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đang đề ra.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2.1.1. Mục đích
Khái quát hóa, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản, trên cơ sở đó xây
dựng các bảng khảo sát.
7.2.1.2. Yêu cầu
Đọc các tài liệu, tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề

tài, tìm ra những cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài.
7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
a. Mục đích
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Chúng tôi xây dựng bảng hỏi
dành cho học sinh để tìm hiểu một số biểu hiện và mức độ hành vi THHBT ở học
sinh cuối cấp THCS.
b. Yêu cầu

3


Dựa trên cơ sở lý luận của để tài và các phương pháp luận để xây dựng bảng
hỏi phù hợp với mục đích nghiên cứu.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
a. Mục đích
Tiến hành phỏng vấn đối với các học sinh THCS để có thể làm rõ thêm thực
trạng biểu hiện hành vi THHBT ở học sinh.
b. Yêu cầu
Sau khi thu số liệu và xử lý thống kê toán học, người nghiên cứu tiến hành
phỏng vấn học sinh dựa theo bảng phỏng vấn đã soạn sẵn.
7.2.2.3. Phương pháp quan sát
a. Mục đích
Phương pháp này được thực hiện nhằm ghi nhận những biểu hiện hành vi
THHBT ở gia đình, nhà trường… cũng như biểu hiện về nhận thức của học sinh về
hành vi THHBT.
b. Yêu cầu
Người nghiên cứu thâm nhập thực tế để quan sát hành vi THHBT.
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lý thống kê như: tính tần số, tỷ

lệ phần trăm, trị số trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm nghiệm T - Test, kiểm nghiệm
ANOVA làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng
hỏi.
8. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú lý luận về Tâm
lý học thiếu niên đặc biệt là hành vi THHBT ở học sinh THCS.
Về thực tiễn, đề tài góp phần cho thấy một số khó khăn tâm lý mà học sinh
THCS đang đối diện và thực trạng về hành vi THHBT như một cách đối phó tiêu cực
mà học sinh THCS thực hiện. Đây là những dữ liệu tham khảo ý nghĩa trong hoạt
động chăm sóc tinh thần cho thiếu niên.

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI BẢN THÂN
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Lịch sử nghiên cứu về hành vi THHBT của học sinh THCS
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề hành vi THHBT của học sinh THCS ở
nước ngoài
Xã hội ngày càng phát triển, con người càng đóng vai trò trung tâm và trở
thành nguồn lực chính cho sự phát triển của xã hội thì các ngành khoa học nói
chung và Tâm lý học nói riêng càng tập trung vào nghiên cứu con người. Vấn đề
hành vi nói chung, hành vi lệch chuẩn nói riêng trong xã hội hiện đại thực sự trở
thành một vấn đề thời sự, được các nhà Tâm lý học, Giáo dục học, các bác sỹ tâm
thần quan tâm nghiên cứu.
Ban đầu, hành vi tự hủy hoại được nghiên cứu dưới góc độ hành vi lệch
chuẩn là chủ yếu. Trong những nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn xã hội, những
nghiên cứu về hành vi tự hủy hoại của con người bắt đầu được xác lập [18].
* Có thể đề cập đến một số công trình nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn

có liên quan gián tiếp đến hành vi THHBT như:
Giữa thế kỷ XV, ở Đức, thuật ngữ “người điên” (MAD) xuất hiện và những
người bị mắc chứng bệnh này được hiểu là những người bị quỷ thần lấy mất lý trí.
Mãi đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nhận thức vấn đề rối loạn tâm lý như
một chứng bệnh tâm thần mới xuất hiện ở Châu Âu [20].
Trên thực tế, vấn đề hành vi, hành vi lệch chuẩn cũng như vấn đề về trị liệu
thực sự được quan tâm nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX, gắn liền với tên tuổi các nhà
Tâm thần học, Tâm lý học, Giáo dục học nổi tiếng như S. Freud, V. N. Miaxishev,
M. J. Eysench, D. W. Winnicott, G. E. Xukhareva [7]…
Nghiên cứu về đặc điểm lứa tuổi với sự xuất hiện của những hành vi lệch
chuẩn được T. P. Xim xom, M. M. Model và L. I. Galperin vào năm 1935 chỉ ra sự
gia tăng theo độ tuổi những xung đột nội tâm do phát triển khả năng tự đánh giá yêu
cầu đối với bản thân và khả năng xử lý nội tâm. Trước đó, năm 1934, T. P. Ximxom
cũng như E. A. Blei vào năm 1940 nghiên cứu và rút ra nhận xét: chấn thương tâm

5


lý cấp tính dưới dạng sợ hãi, hoảng loạn được coi là quan trọng trong việc xuất hiện
hành vi lệch chuẩn. Cũng theo hướng nghiên cứu này, các tác giả G. E. Xukhareva
và L. X. Iuxevitre thấy rằng trẻ em dưới 3 tuổi thường có phản ứng mạnh đối với sự
thay đổi hoàn cảnh và những kích thích mới lạ, còn trẻ em trên 3 tuổi thì phản ứng
mạnh với những hoàn cảnh sống khó khăn [5].
Nghiên cứu về ảnh hưởng của mô hình sống, phim ảnh tới hành vi của trẻ thì
nhà tâm lý học Albert Bandura khẳng định rằng nhóm các em có quan sát hành vi
bạo lực trêm phim ảnh và trong đời thường đã thể hiện tính bạo lực nhiều hơn so
với nhóm trẻ đối chứng [32]. Cụ thể như, đứa trẻ sống trong gia đình với người cha
hung bạo, từ sự quan sát cách cư xử thô bạo với người khác, khi giao tiếp với bạn
bè, có thể đứa trẻ đó cũng có cách thể hiện hung hăng như vậy.
Trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi lệch chuẩn ở trẻ em phải kể đến tên tuổi

của V. N. Miaxishev. Ông và các cộng sự đã có rất nhiều đóng góp cho lĩnh vực
này. Ông chỉ ra rằng những mâu thuẫn tâm lý, mâu thuẫn nội tâm là nguyên nhân
gây ra những hành vi lệch chuẩn ở trẻ em [5].
Tác giả V. N. Miaxishev và B. D. Karvaxarki đã nghiên cứu và khẳng định
ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là các mối quan hệ xã hội trong gia
đình là rất lớn đối với việc gây ra những hành vi lệch chuẩn ở trẻ em. Theo kết quả
nghiên cứu của V. K. Miager vào năm 1973 thì có tới 80% hoàn cảnh gây chấn
thương tâm lý dẫn đến những hành vi lệch chuẩn ở trẻ em là những mối quan hệ
mâu thuẫn không giải quyết được và kéo dài giữa các thành viên trong gia đình [5].
Còn tác giả X. V. Lebeđer cũng đã nghiên cứu và đưa ra các yếu tố gây ra
những hành vi lệch chuẩn ở trẻ em bao gồm:
-

Hoàn cảnh gia đình gây chấn thương tâm lý kéo dài

-

Thiếu sót trong giáo dục

-

Xung đột ở trường học

-

Chấn thương tâm lý cấp

-

Cha mẹ nghiện rượu nặng [5].


Một số công trình nghiên cứu của các tác giả đã quan tâm đến vấn đề phát
sinh, phát triển hành vi lệch chuẩn ở trẻ em là con một trong gia đình. E. A. Blei và
L. G. Golubeva đã đưa ra nhận xét chung là những đứa trẻ là con một thường có

6


những rối loạn quá trình thích nghi và hay có những hành vi lệch chuẩn khi đến nhà trẻ
hay đi học [5].
Từ năm 1960 đến nay, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có cố gắng xây dựng
và hoàn thiện bảng phân loại các rối loạn tâm lý và thống nhất các thuật ngữ. Trước
tình hình các rối loạn tâm lý, hành vi lệch chuẩn ngày càng có chiều hướng gia tăng,
tổ chức Y tế thế giới đã liên tục đưa ra vấn đề này thành chương trình nghị sự của
nhiều cuộc hội thảo [55].
Các nhà Tâm lý giáo dục Pháp đặc biệt quan tâm đến vấn đề hành vi lệch
chuẩn ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể đề cập đến:
Guillain Andre - Giáo sư tâm lý trường Đại học Paul Valery - Montpeller

-

nghiên cứu “Cơ cấu năng lực nhận thức ở trẻ tự toả” [42].
-

Nhà Tâm lý học lâm sàng Pháp Dejean - D. Chantal nghiên cứu nhằm
thiết lập một mạng lưới phòng ngừa chứng trầm cảm và tự sát ở thanh
thiếu niên tỉnh Gers [5].

Bên cạnh đó, cần phải đề cập đến đóng góp mang tính toàn cầu đó là hai
công trình nghiên cứu lớn:

Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD 10) ra đời năm 1992. Đây là kết quả

-

sau hơn 30 năm làm việc không ngừng của hơn 915 nhà Tâm lý học có
uy tín trên 52 quốc gia. Bảng phân loại này mang tính quốc tế vì phản ánh
hầu hết các trường phái và truyền thống chủ yếu về Tâm bệnh học trên
thế giới. Trong công trình này đã tập trung nghiên cứu rất kỹ về hành vi
lệch chuẩn của trẻ em. Hành vi lệch chuẩn của trẻ em thuộc mục F91,
phân thành 3 mục sau:

-



F91 - 0: Hành vi lệch chuẩn khu trú trong môi trường gia đình.



F91 - 1: Hành vi lệch chuẩn ở những người kém thích ứng xã hội.



F91 - 2: Hành vi lệch chuẩn ở những người còn thích ứng xã hội [55].
Bảng phân loại bệnh học Hoa Kỳ DSM - IV ra đời năm 1994 được xây
dựng trên cơ sở kế thừa phát triển DSM - I (1952), DSM - II (1968),
DSM - III (1980). Trong bảng phân loại bệnh DSM - IV, hành vi lệch
chuẩn của trẻ thuộc mục 321 - 8, đã đưa ra 15 tiêu chuẩn chẩn đoán và
được chia thành bốn nhóm:


7


• Hung hãn với người và súc vật.
• Phá hoại tài sản.
• Gian lận hoặc ăn cắp.
• Vi phạm nặng nề các quy định [31].
Có thể nhận thấy lĩnh vực nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và thanh
thiếu niên rất được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Từ những năm 1990,
các nhà nghiên cứu bắt đầu đi sâu hơn và nghiên cứu tập trung vào một số hành vi
lệch chuẩn, trong đó hành vi THHBT là một lĩnh vực nghiên cứu được quan tâm.
* Có thể đề cập đến một số nghiên cứu về hành vi THHBT tiêu biểu như:
Các tác giả Kolk BA, Perry JC, Herman JL trong đề tài “Nguồn gốc thơ ấu của
hành vi tự hủy hoại” vào năm 1991 đã đưa ra kết luận rằng: Những tổn thương về
mặt tâm lý ở thời thơ ấu góp phần vào sự bắt đầu của hành vi THHBT, nhưng thiếu
sự gắn bó vững chắc để duy trì nó. Những bệnh nhân nhiều lần tự tử hoặc tham gia
vào hành vi tự cắt tay chân thường xuyên dễ bị phản ứng với căng thẳng hiện tại, đó
như là sự trở lại của những tổn thương, sự thờ ơ, bỏ rơi, ruồng bỏ ở thời thơ ấu.
Những kinh nghiệm gắn với sự an toàn cá nhân, sự giận dữ và những nhu cầu tình
cảm có thể thúc đẩy sự phân ly (dissociative episodes) và hành vi THHBT [47].
Tác giả Boudewyn. AC, Liem. JH khi thực hiện nghiên cứu “Lạm dụng tình
dục trẻ em như là sự dự báo của bệnh trầm cảm và hành vi THHBT ở tuổi trưởng
thành” vào năm 1995 đã tiến hành nghiên cứu trên mẫu khảo sát gồm 173 nam và
265 nữ. Trong số đó, có 16% nam và 24% nữ trong những người tham gia cho biết
họ đã bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ. Nghiên cứu cho rằng: Lạm dụng tình dục
trẻ em, từ việc hôn không mong muốn đến việc vuốt ve để quan hệ tình dục không
mong muốn, dự đoán bệnh trầm cảm, sự tự hủy hoại kinh niên, sự xuất hiện ý nghĩ
tự hại, hành vi tự hại, ý tưởng tự sát, và cố gắng tự tử ở cả nam giới và nữ giới.
Càng bị lạm dụng tình dục thường xuyên và trong một thời gian dài thì càng có khả
năng mắc bệnh trầm cảm và dễ có nguy cơ tự hủy hoại hơn ở tuổi trưởng thành.

Những căng thẳng khác kết hợp với việc bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ cũng góp
phần dẫn đến những hậu quả tiêu cực lâu dài. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định
những nghiên cứu trước đó về mối quan hệ giữa lạm dụng tình dục trẻ em với trầm
cảm và sự tự hủy hoại ở người trưởng thành [34].

8


Trong nghiên cứu “Tiền sử thời thơ ấu của hành vi tự hủy hoại của người mắc
chứng rối loạn nhân cách thể bất định” của nhóm tác giả Dubo ED, Zanarini
MC, Lewis RE, Williams AA. vào năm 1997 đã tiến hành nghiên cứu trên 42 bệnh
nhân nội trú được chẩn đoán bị mắc chứng rối loạn nhân cách bất định (borderline
persionality disorder) và 17 người mắc chứng rối loạn nhân cách khác cho rằng:
Việc lạm dụng tình dục của cha mẹ và việc bị bỏ bê tình cảm là một trong các
nguyên nhân của hành vi tự hủy hoại của người mắc chứng rối loạn nhân cách thể
bất định. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét ảnh hưởng
của lạm dụng tình dục trong bối cảnh, môi trường sống của họ và cho rằng nguyên
nhân của các triệu chứng bất định có thể do nhiều yếu tố [38].
Tác giả Gratz, Kim L, Conrad, Sheree Dukes, Roemer, Lizabeth vào năm 2002
đã tiến hành nghiên cứu hành vi THHBT trên 133 sinh viên. Kết quả nghiên cứu
cho thấy: sự gắn bó không an toàn, sự chia ly thời thơ ấu, sự bỏ mặc về tình cảm,
lạm dụng tình dục và sự phân ly là các yếu tố quan trọng dự báo các hành vi
THHBT [41].
Trong nghiên cứu của mình vào năm 2009, Herbert Fliege, Jeong-Ran
Lee, Anne Grimm, Burghard F. Klapp cho rằng: Cố tình THHBT có thể xảy ra ở
mọi lứa tuổi, nhưng thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi có nguy cơ cao
hơn. Những người THHBT ở độ tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành thường
xuyên trải qua các cảm xúc tiêu cực như lo âu, chán nản, gây hấn hơn những người
không THHBT [43].
Tác giả Gail Fernandez trong bài viết “Hành xác tuổi vị thành niên” vào năm

2010 cho rằng, tự gây thương tích xảy ra cả nam và nữ và hầu hết các tầng lớp xã
hội. Trong bài viết này, tác giả cũng cho rằng hành vi THHBT có thể bắt đầu từ lúc
trẻ 7 tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn là ở lứa tuổi 12 - 15. Hành vi THHBT có thể chỉ
diễn ra trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài liên tục trong vài năm. Có
khoảng 10% khách thể lặp đi lặp lại thường xuyên hành vi THHBT [40].
Nhóm tác giả Laye Gindhu, A; Schonert - Reichl; Kimberly vào năm 2005 cũng
đã có những nghiên cứu về bản chất, nguy cơ tiềm ẩn của hành vi THHBT ở trẻ vị
thành niên. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả trên 424 khách thể cho thấy, 15%
thừa nhận có hành vi THHBT [49].

9


Theo Boxer, Spirito và các đồng nghiệp vào năm 2010 đã nghiên cứu các nhân
tố có thể làm giảm hoặc gia tăng những yếu tố rủi ro cho những trẻ vị thành niên
thích nghi không tốt hoặc có khả năng thích nghi, đặc biệt là phải nhắc đến những
trẻ vị thành niên có suy nghĩ và hành vi THHBT (self-destructive thoughts and
behaviors - SDTB) - đó là liên tục suy nghĩ đến cái chết, có hành động tự tử và tự
làm hại bản thân [35].
Các tác giả Diana Cruz, Isabel Narciso, Cicero Roberto Pereira, Daniel Sampaio
với mục đích nghiên cứu nhằm để: (1) tiên đoán suy nghĩ và hành vi THHBT thông
qua việc xác định những chiều hướng của phong cách nuôi dạy con cái và sự gắn bó
với cha mẹ; (2) để xác định sự ảnh hưởng của phong cách nuôi dạy con cái và sự
gắn bó với cha mẹ đến suy nghĩ và hành vi THHBT của trẻ vị thành niên; (3) để
phân tích sự khác nhau về giới tính và độ tuổi trong hành vi THHBT [37]. Những
người tham gia nghiên cứu bao gồm 1,266 thanh thiếu niên Bồ Đào Nha với độ tuổi
trung bình là 15,9. Nghiên cứu đã chứng minh việc từ chối của cha mẹ và sự kiểm
soát từ cha mẹ là những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến suy nghĩ và hành vi
THHBT. Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu khá chuyên sâu về hành vi
tự hủy hoại trên nhóm mẫu lớn cũng như đóng góp khá đáng kể cho biểu hiện,

nguyên nhân và những đề xuất ban đầu về lý luận của hành vi tự hủy hoại trong đời
sống vị thành niên.
Nhìn chung, trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hành vi
THHBT ở các lứa tuổi nói chung và ở tuổi THCS nói riêng. Song song với việc tìm
hiểu nguyên nhân, thực trạng, đặc điểm của hành vi này thì cũng có nhiều tác giả
nghiên cứu về giải pháp để hạn chế hành vi THHBT ở lứa tuổi THCS. Đây là một
trong những điều kiện thuận lợi về mặt lý luận, lịch sử nghiên cứu để đề tài được
thực hiện. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa tập trung nhiều vào hành vi tự
hủy hoại ở học sinh cuối cấp THCS cũng như của học sinh Việt Nam. Vì thế, hướng
nghiên cứu của đề tài này khá thú vị nhưng không trùng lặp với những nghiên cứu
trên thế giới đã quan tâm, tìm hiểu về vấn đề này.

10


1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề hành vi THHBT của học sinh THCS ở
trong nước
Từ năm 1989, với sự ra đời của trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ và hàng loạt
các phòng khám và chữa trị bằng liệu pháp tâm lý ở các bệnh viện Nhi Trung ương,
bệnh viện Bạch Mai, có thể nói đó là sự khởi sắc cho việc nghiên cứu hành vi lệch
chuẩn và trị liệu tâm lý. Trên cơ sở này, những nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn xã
hội và hành vi THHBT nói chung và hành vi THHBT của học sinh bắt đầu được
quan tâm.
* Một số nghiên cứu về hành vi lệch chuẩn:
Tác giả Phạm Minh Hạc và các cộng tác viên đã tiến hành một nghiên cứu
“Tìm hiểu nguyên nhân trẻ em phạm pháp và việc nghiên cứu nhân cách” đối với
học sinh trường phổ thông công - nông nghiệp Thủy Nguyên ở Hải Phòng vào năm
1980 cho thấy, có nhiều cơ sở để giải thích rằng giao tiếp nhóm (trẻ có quan hệ
trong các nhóm bạn bè xấu) có thể là một trong những nguyên nhân cơ bản và trực
tiếp đưa trẻ tới hành vi phạm pháp, học sinh từ 12 đến 14 tuổi dễ bị sa vào con

đường phạm pháp [9].
Người có công lao lớn trong việc nghiên cứu, phổ biến thực trạng, nguyên
nhân và tác hại của các loại hành vi lệch chuẩn ở Việt Nam là cố bác sỹ Nguyễn
Khắc Viện. Năm 1996, trung tâm NT (nghiên cứu tâm lý trẻ em) đã sử dụng bảng
phân loại bệnh của Pháp nghiên cứu và phân loại các rối loạn tâm lý ở Việt Nam.
Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện đã làm chủ nhiệm đề tài cấp Quốc gia: “Bước đầu nhận
dạng và phân loại những biểu hiện tâm bệnh lý thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu
niên trong giai đoạn hiện nay” được Hội đồng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường đánh giá, xếp loại Xuất sắc và nghiệm thu ngày 12/1/1997 [5]. Đây không
phải là nghiên cứu chuyên biệt về hành vi lệch chuẩn hay hành vi tự hủy hoại nhưng
nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu làm cho mối quan tâm đến vấn đề
này trở nên phổ biến.
Dưới góc độ nghiên cứu, chẩn đoán và trị liệu, bác sỹ Phạm Văn Đoàn thuộc
trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em đã thống kê phân loại các rối loạn tâm lý của trẻ
em và thanh thiếu niên qua 352 hồ sơ tính từ 1/1989 đến 10/1995 đã đưa ra những
nhóm cơ bản: loạn tâm, nhiễu tâm, bệnh lý về nhân cách và các rối loạn tiến triển

11


ngoài loạn tâm và nhiễu tâm, các rối loạn phản ứng, các suy giảm tâm trí, các rối
loạn chức năng công cụ và luyện tập, các rối loạn có biểu hiện thực thể và rối loạn
ứng xử [5].
Nghiên cứu của ngành Tâm thần học Việt Nam trong phạm vi cả nước năm
1992 được tiến hành với trẻ em từ 10 - 17 tuổi, đã sử dụng theo chẩn đoán ở mục
F91 của bảng phân loại bệnh ICD - 10, kết quả cho thấy có 3,7% trẻ có hành vi lệch
chuẩn (21.960/124.194 em), trong đó nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ [5].
Cũng có thể kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Đặng Phương Kiệt từ
1997 - 1999 trên 1266 học sinh tuổi từ 15 - 18 thuộc bốn trường Trung học phổ
thông ở Hà Nội cũng thấy có 117 trẻ em có hành vi lệch chuẩn chiếm 9,24%, trong

đó hành vi lệch chuẩn chiếm tỷ lệ cao là nói dối, trốn học, bỏ tiết học [22].
Một nghiên cứu thử nghiệm của Hội Tâm lý - Giáo dục Hà Nội về hành vi
lệch chuẩn ở lứa tuổi THPT thuộc bốn trường khu vực Hà Nội phát hiện có khoảng
gần 10% học sinh có ít nhất một biểu hiện hành vi lệch chuẩn (theo hệ thống phân
loại của hội tâm thần học Mỹ DSM - IV) cũng đóng góp cụ thể cho những nghiên
cứu thuộc hướng đi này [16].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Khanh và cộng sự (T4/2000) về rối
nhiễu lo âu và kỹ năng thích ứng xã hội ở lứa tuổi THCS (503 học sinh) thuộc ba
trường THCS khu vực Hà Nội cho thấy có ít nhất 17,74 - 18,81% học sinh có biểu
hiện rối nhiễu lo âu và 17,65 - 19,21% học sinh thiếu hụt kỹ năng thích ứng với xã
hội (có biểu hiện và hành vi kém thích nghi) trên tổng số học sinh điều tra [20].
Hội thảo Việt - Pháp diễn ra tại Hà Nội (T4/2000) với chủ đề “Trẻ em - Văn
hoá - Giáo dục” trong đó có rất nhiều báo cáo về tình trạng rối loạn tâm lý, hành vi
của trẻ em Việt Nam như báo cáo của Bác sỹ Hoàng Thị Cẩm Tú và cộng sự mang
tên: “Các biểu hiện liên quan đến sức khoẻ tâm thần ở trẻ em và vị thành niên ở hai
phường dân cư thuộc Hà Nội”; Báo cáo của bác sỹ Đặng Phương Kiệt với nhan đề
“Hành vi lệch chuẩn trong thanh thiếu niên học sinh”… làm cho vấn đề nghiên cứu về
hành vi không “bình thường”, hành vi lệch chuẩn, hành vi có vấn đề trở nên được quan
tâm nhiều hơn với những đầu tư nghiên cứu hệ thống, bài bản và cụ thể trên các nhóm
đối tượng trong đó có trẻ em, học sinh [29], [23].

12


Theo kết quả nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu nhận thức về lối sống và hành vi
đạo đức của học sinh THCS tại Tp. HCM trong giai đoạn hiện nay” của thạc sỹ Đào
Thị Vân Anh và cộng sự Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM thì mức độ học sinh vi
phạm các quy định của nhà trường là không nhiều, mức độ vi phạm của học sinh
đối với một số hành vi đạo đức chủ yếu ở mức độ “không thường xuyên” [1].
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù vấn đề nghiên cứu, chẩn đoán và điều chỉnh

hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam thực sự còn rất mới
nhưng nó đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà Tâm lý học, Giáo dục học và bác sỹ
có tâm huyết với vấn đề này. Mặc dù, mới chỉ có điều kiện nghiên cứu chủ yếu ở
khu vực Hà Nội, Tp. HCM song các tác giả đều nhận thức được ảnh hưởng của rối
loạn tâm lý, hành vi đến sự phát triển của thế hệ tương lai. Tuy vậy, các hành vi hay
hướng hành vi nhóm chưa được quan tâm nhiều đến thời điểm đề cập, phân tích.
* Một số nghiên cứu liên quan đến hành vi THHBT:
Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Hồng Tung (ĐH Quốc Gia Hà Nội), bên
cạnh những đặc điểm và xu hướng lối sống tích cực, lành mạnh thì ở một bộ phận
không nhỏ thanh niên Việt Nam đang có lối sống tiêu cực, THHBT. Nghiên cứu đã
chỉ ra 4 đặc điểm và xu hướng tiêu cực trong lối sống của thanh niên hiện nay, đó
là: 1. sống buông thả bản thân, 2. hành xử hung bạo, bất chấp pháp luật, 3. sống ích
kỷ, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm và nhiệt tình, 4. sống hời hợt, a dua theo các
trào lưu “thời thượng”, tiếp thu xô bồ ảnh hưởng của văn minh, văn hóa bên ngoài
[30].
Có thể nhận thấy một trong những tác giả có quan tâm đến hành vi lệch chuẩn
trong đó bao gồm hành vi tự hủy hoại đó là tác giả Đặng Thanh Nga. Vào năm
2007, bà nghiên cứu về đặc điểm người chưa thành niên có hành vi phạm tội. Trong
nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến trạng thái cảm xúc, nhu cầu độc lập, nhận
thức, sự quản lý và hiểu biết con cái của cha mẹ, ảnh hưởng bạn bè đối với người
chưa thành niên. Thực chất đó chính là những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
THHBT của người chưa thành niên [25].
Trong quyển “Từ điển Tâm lý học” của tác giả Vũ Dũng vào năm 2008, ông đã
đề cập đến hành vi tự hủy hoại như là xu hướng thể hiện sự tức giận, thù hằn hoặc
xâm kích bằng cách hủy hoại bản thân và đây là một dạng hành vi lệch chuẩn. Đây

13


là một trong những thuật ngữ được quan tâm và lý giải khá khúc chiết, rõ ràng trong

một tài liệu Tâm lý học chính thống, được đầu tư, kiểm định bài bản tại Việt Nam
về hành vi tự hủy hoại [6].
Cũng trong những năm 2013 đến 2016, một số bài viết có liên quan cũng đề cập
đến hành vi tự hủy hoại của học sinh THCS từ lối sống emo, từ những xu hướng
hành vi của giới trẻ nói chung trong đó có học sinh Trung học và học sinh THCS.
Có thể đề cập đến một số bài viết sau từ góc độ Xã hội học, Nhân học và Tâm lý
học.
Đơn cử như Nguyễn Minh Ngọc cho biết, nhiều bạn trẻ cứ nghĩ rằng theo Emo
(trào lưu sống theo cảm xúc) là phải rạch tay rồi hành hạ bản thân, nhưng chính
những bạn đó cũng không hiểu bản chất của Emo. Họ đang nhầm lẫn giữa việc thể
hiện cảm xúc và việc không kiềm chế được bản thân rồi nổi loạn [59].
Emo là từ viết tắt của Emotional, nghĩa tiếng Anh là "cảm xúc" miêu tả một xu
hướng đang ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi trong giới trẻ nước Anh. Emo xuất
hiện ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây và có xu hướng ngày càng lan rộng
trong cộng đồng các bạn trẻ, đặc biệt là những bạn vừa bước vào độ tuổi vị thành
niên. Trào lưu này là sự tổng hòa của thời trang và cảm xúc [59].
Tác giả Lê Minh Công cho rằng thực chất của những người sống theo Emo, đơn
giản là vì họ muốn bộc lộ bản thân, muốn khẳng định hay là một cách lôi kéo cha
mẹ, người lớn quan tâm đến họ. Mặt trái của emo là việc sống theo cảm xúc sẽ
khiến cho các bạn trẻ hành động theo cảm tính, nên rất dễ dẫn đến sai lầm. Đơn cử
việc dùng dao lam, vật nhọn rạch lên tay, chân cho chảy máu… trước mắt là hệ quả
về thẩm mỹ, không những thế việc chung đụng những dụng cụ rạch sẽ có nguy cơ
nhiễm các căn bệnh qua đường máu rất cao” [65].
Theo Tim Kendall, áp lực và căng thẳng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho giới
trẻ bị mắc bệnh Self harm. Khi phải chịu những nỗi đau về mặt tinh thần, người trẻ
sẽ có xu hướng thay thế những nỗi đau đó bằng những nỗi đau về mặt thể chất. Họ
xem những cơn đau là cách để thể hiện họ ghét cơ thể họ như thế nào hoặc để trút
giận. Người bệnh luôn có khuynh hướng làm chính bản thân mình bị đau. Họ sẵn
sàng dùng dao cắt vào tay chân, bứt tóc, đốt da hoặc cào cấu cơ thể, đấm tay vào
tường… Đồng quan điểm, tác giả Kendall cho biết “Khi một người với nhiều vết


14


cắt, vết đốt trên cơ thể hay tóc của họ ngày một ít đi, rất có thể người đó đã bị mắc
bệnh Self harm”. Thật sự, việc làm cơ thể bị thương không hề là một trả lời đúng
cho những bế tắc hay đau khổ. Nó chỉ cho cơ thể một cảm xúc dễ chịu nhất thời
nhưng sau đó sẽ là một cảm giác tệ hơn, chưa kể đến việc người bệnh có thể chết
như chơi nếu như vết thương quá nặng [68].
Theo thống kê, có đến 1/10 thanh thiếu niên tự hành xác mình, người bệnh luôn
có khuynh hướng làm chính bản thân mình đau. Họ sẵn sàng dùng dao cắt vào tay,
chân; bứt tóc, đốt da hoặc cào cấu cơ thể, đấm vào tường, tự tát vào mặt…
[57].
Tóm lại, nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng, hành
vi THHBT của một cá nhân chính là một trong những hành vi lệch chuẩn. Có nhiều
công trình, nhiều nhà khoa học, Tâm lý học nước ngoài đã có những cảnh báo về
hành vi tự hủy hoại của học sinh cuối cấp THCS. Ở nước ta, có nhiều công trình
nghiên cứu tìm hiểu về hành vi lệch chuẩn ở học sinh THCS. Tuy nhiên, những
nghiên cứu này chỉ mới tập trung nghiên cứu về hành vi phạm pháp ở học sinh
THCS mà chưa có nhiều công trình nghiên cứu về hành vi tự hủy hoại ở lứa tuổi
này một cách cụ thể và chuyên sâu.
Nhìn chung, những nghiên cứu ban đầu về hành vi THHBT cho thấy việc
nghiên cứu bắt đầu được quan tâm. Tuy vậy, các nghiên cứu này cho thấy việc phân
loại và đề xuất giải pháp cho hành vi THHBT vẫn chưa thật sự hệ thống. Thế nhưng
ở một góc độ nhất định, hành vi tự hủy hoại cũng bắt đầu được nhìn nhận và lý giải
một cách hệ thống và khoa học. Điều này làm cho đề tài nghiên cứu về hành vi tự
hủy hoại của học sinh THCS tại Tp.HCM vừa có những cơ sở nhất định, vừa có
những điểm mới khá cụ thể để khai thác và tiến hành nghiên cứu.
1.2. Lý luận nghiên cứu vấn đề về hành vi THHBT
1.2.1. Các vấn đề lý luận về hành vi

1.2.1.1. Định nghĩa về hành vi
Theo X.L. Rubinstêin: “Hành vi là kết quả của hành động tích cực của chủ thể
đối với các đối tượng chủ thể gặp trong một hoàn cảnh nào đó”. Hành vi con người
không còn đơn thuần là hành vi phản ứng mà thành hành vi tích cực [10].

15


Theo A.N. Leonchiev, hành vi không phải là những phản ứng máy móc của một
cơ thể sinh vật, mà hành vi phải được hiểu là hoạt động. Còn theo tác giả Phạm
Minh Hạc, hành vi là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động và bao giờ cũng gắn
liền với động cơ, mục đích [11].
Theo Hersey và Hard, đơn vị cơ sở của hành vi là một hành động. Toàn bộ hành
vi là một chuỗi hành động [12].
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên thì “Hành vi là toàn bộ nói
chung những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một
hoàn cảnh cụ thể nhất định”. Ở đây đề cập đến hoàn cảnh của sự xuất hiện hành vi
(tức là những tác động bên ngoài chủ thể) và hành vi ở đây phải là những hành xử
người khác có thể quan sát được [26].
Trong Tâm lý học xã hội thì hành vi được quan niệm như “Hành động hay ý
định hành động mà cá nhân sẽ ứng xử với đối tượng”. Khi nói đến hành vi người,
chúng ta hiểu đó “là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động, được điều chỉnh bởi
cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể” [15].
Theo Vũ Dũng, hành vi là “Sự tác động qua lại giữa cơ thể sống với môi trường
xung quanh, do tính tích cực bên ngoài (kích thích) và bên trong (nhu cầu) thúc đẩy.
Sự độc đáo của hành vi cá nhân phụ thuộc vào tính chất của các mối quan hệ tương
hỗ trong nhóm, thái độ của cá nhân đối với những chuẩn mực, định hướng giá trị và
vị thế xã hội mà người đó đảm nhiệm [6].
Tác giả Dương Thiệu Tống thì lại cho rằng: “Hành vi là những biểu hiện bên
ngoài của hoạt động, được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể” [5].

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: nếu vận dụng cấu trúc vĩ mô của hoạt động
của A.N. Leonchiev vào nghiên cứu thế giới tâm lý người ở các cấp bậc: thao tác
(tương ứng với các điều kiện và phương tiện), hành động (tương ứng với mục đích
cụ thể) và hoạt động (tương ứng với mục đích chung, còn gọi là động cơ); hay nói
ngắn gọn hơn: một là cấp bậc tổ hợp các cử động của cơ thể, hai là cấp bậc hoạt
động với đơn vị là hành động, thì Tâm lý học hoạt động nghiên cứu thế giới tâm lý
ở cấp bậc thứ hai, tức là ở cấp hoạt động - hoạt động luôn đòi hỏi phải có phản ánh
tâm lý. Trong trường hợp này, hành vi như là tổ hợp các cử động, thao tác, chỉ là
mặt bề ngoài của hoạt động. Tuy nhiên, hành vi ở đây rất khác so với các cử động,

16


×